Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.75 KB, 80 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu... 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 4

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ... 4

4.1. Mục đích nghiên cứu ... 4

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ... 5

5. Phương pháp nghiên cứu ... 5

1.1.2. Người dưới 18 tuổi ... 7

1.1.3. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 9

1.1.4. Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 11

1.2. Đặc điểm của chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 11

1.3. Ý nghĩa việc quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 14

1.4. Lược sử về quy định chế độ thi hành giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi của pháp luật Việt Nam ... 18

1.4.1. Quy định của pháp luật giai đoạn 1945 đến 1975 ... 19

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.4.2. Quy định của pháp luật giai đoạn 1975 đến nay ... 19

Kết luận Chương 1 ... 22

<b>CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI ... 23</b>

2.1. Pháp luật quốc tế về việc quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 23

2.1.1. Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1989) (CRC) ... 23

2.1.2. Các Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990 (Quy tắc Havana) ... 25

2.1.3. Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người chưa thành niên năm 1985 (Quy tắc Bắc Kinh) ... 29

2.1.4. Bình luận chung số 24 (2019) về quyền trẻ em trong hệ thống tư pháp trẻ em ... 32

2.1.5. Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955 ... 32

2.2. Pháp luật một số quốc gia trong quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 33

2.2.1. Pháp luật nước Áo về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 34

2.2.2. Pháp luật nước Ba Lan về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi 352.2.3. Pháp luật nước Nhật Bản về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 37

2.3. Pháp luật Thi hành án hình sự Việt Nam quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 40

2.4. Quy định về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 của pháp luật Việt Nam với Pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước trên thế giới ... 45

2.4.1. So sánh với các chuẩn mực quốc tế. ... 45

2.4.2. Đánh giá so sánh với pháp luật của các nước ... 47

Kết luận Chương 2 ... 49

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI.</b>

<b> ... 50</b>

3.1. Thực trạng áp dụng thi hành giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 50

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Hình sự về vấn đề thi hành giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi. ... 53

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi ... 53

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>BẢNG GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT </b>

1 BLHS 2015 Bộ luật Hình sự (Số 100/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH14 (Số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017).

2 BLTTHS 2015 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (Luật số 101/2015/QH13).

3 LTHAHS 2019 Luật Thi hành án Hình sự 2019 ngày 14 tháng 6 năm 2019 (Luật số 41/2019/QH14).

4 Pháp lệnh số 10/L/CTN

Pháp lệnh số 10/L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh Thi hành án phạt tù ngày 20/03/1993. 5 Lệnh 11/2010/L-

7 Thông tư liên bộ Số: 73-TT/LB

Thông tư liên bộ Số: 73-TT/LB quy định Về việc quy định điều kiện và thủ tục xử tha tù trước kỳ hạn ngày 11 tháng 8 năm 1959.

8 Chỉ thị số BNV/C24

123-Chỉ thị số 123-BNV/C24 ngày 27/4/1989 về tăng cường công tác cải tạo phạm nhân, trong đó cho phép các địa phương, đơn vị thực hiện chế độ hợp đồng với trại giam

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

sử dụng phạm nhân để sản xuất xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết </b>

“Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” câu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng nói, Người dặn trẻ em là thế chủ nhân tương lai của đất nước cần phải được phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, rất dễ bị tổn thương cần được chăm sóc bảo vệ. Thế nhưng hiện nay tình trạng xâm phạm trẻ em đang diễn ra hàng ngày hàng giờ gia tăng về cả số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên Hợp

<i>Quốc về quyền trẻ em. Trong những năm gần đây công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm </i>

được Đảng và Nhà nước quan tâm xác định là một trong những công tác hết sức quan trọng có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống chính trị xã hội. Trong cuộc đấu tranh đó Nhà nước đã đưa ra nhiều cách thức, biện pháp, một trong những biện pháp được áp dụng hiện nay đó là các biện pháp ngăn chặn. Trong các biện pháp xử phạt giam giữ được xem là biện pháp hết sức nghiêm khắc vì đã hạn chế các quyền tự do cơ bản của công dân đã được Hiến pháp, pháp luật quy định và bảo vệ. Đặc biệt vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn người dưới 18 tuổi là một việc làm khơng chỉ có ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặc biệt quan tâm, nghiên cứu và thực hiện. Bởi thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì một tương lai tươi sáng “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

Trong khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng trở nên dư dả dẫn đến cuộc sống dư thừa của các vật chất sẽ rất phát sinh các tệ nạn xã hội. Mà những đối tượng phạm tội chủ yếu phát sinh nhiều ở giai đoạn này là những người chưa đủ tuổi thành niên hay còn được biết đến là những người chưa đủ 18 tuổi. Đối với những đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự sẽ bị giam giữ theo quyết định thi hành án và được quy định trong một thời gian nhất định của pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành. Tuy nhiên, theo như quy định của pháp luật này thì đối với những đối tượng phạm tội khác nhau như phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người dưới 18 tuổi,… thì sẽ có các chế độ giam giữ khác nhau.

Biện pháp giam giữ được quy định trong Luật Thi hành án Hình sự năm 2019. Đây là kết quả của sự kế thừa, bổ sung và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử kể từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công cho đến nay. Trải qua thực tiễn áp dụng, biện pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

giam giữ đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thể hiện được những mặt tích cực, góp phần khơng nhỏ trong việc phịng ngừa và ngăn chặn tội phạm, buộc người vi phạm phải chấp hành sự phán quyết từ hành vi vi phạm do mình gây ra. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, biện pháp giam giữ nói chung và biện pháp giam giữ đối với người dưới 18 tuổi nói riêng vẫn còn tồn tại hạn chế nhất định về căn cứ, trình tự thủ tục, thẩm quyền hay chế độ đối với người bị giam giữ là người dưới 18 tuổi. Một trong những nguyên nhân hiện nay dẫn đến sự bất cập hạn chế do quy định của pháp luật vẫn cịn chồng chéo, chưa hồn chỉnh, gây cho cơ quan người có thẩm quyền tố tụng trong q trình áp dụng gặp khó khăn. Với những tồn tại và hạn chế nêu trên đã gây khơng ít khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng các biện pháp giam giữ đối với người dưới 18 tuổi. Mặc khác trong quá trình áp dụng các biện pháp giam giữ một số cán bộ của cơ quan tố tụng vẫn còn chủ quan, chưa thật sự nêu cao tinh thần, trách nhiệm, cịn sai sót khơng nhỏ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị giam giữ, làm giảm hiệu quả của q trình thi hành án hình sự. Để cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt được kết quả và yêu cầu đặt ra, Nhà nước đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, chiến lược quốc gia phịng chống tội phạm nhằm thúc đẩy việc phòng ngừa, xử lý đối với người phạm tội dưới 18 tuổi.

Vì vậy việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định đó về giam giữ người dưới 18 tuổi có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần làm sáng tỏa về

<b>mặt khoa học cũng như thực tiễn. Vì vậy nhóm tác giả chọn đề tài: “Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” </b>

với mục đích học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, từ đó kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Vấn đề về người dưới 18 tuổi là một vấn đề nhức nhối và luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ Nhà nước và xã hội, tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, bài viết khoa học pháp lý và nhiều cuộc hội thảo luận bàn về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Do đó, đề tài sử dụng, tham khảo vận dụng, kế thừa và phát huy một số lý luận làm cơ

<i>sở trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu: “Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi: Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm cho Việt Nam”. Những cơng trình </i>

<b>nghiên cứu trên cụ thể bao gồm: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>- Trần Thị Thanh Nhàn (2019), “Quản lý, giam giữ phạm nhân theo luật thi hành án hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. </i>

Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát công tác quản lý, giam giữ phạm nhân tại 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm trong thời gian 5 năm (từ năm 2014 đến năm 2018)

<i>- Nguyễn Thị Ngọc Hân, “Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi - So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế”, </i>

Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận đi vào những vấn đề lý luận, tập trung chủ yếu vào các vấn đề của pháp luật quốc tế và pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi, đồng thời nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định nói trên trong thực tế. Tuy nhiên đề tài này chủ yếu tập trung vào các văn bản pháp luật quốc tế, chưa đi vào pháp luật của các quốc gia trên thế giới như đề tài nhóm tác giả đang thực hiện nghiên cứu.

<i>- Nguyễn Quang Vũ (2018), “Cơ sở khoa học của việc thành lập trại giam dành riêng cho phạm nhân chưa thành niên”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 01(113)/2018. Trong </i>

bài viết này tác giả đề xuất việc thành lập trại giam dành riêng cho phạm nhân là người chưa thành niên và khẳng định đây là điều kiện cần thiết, lý tưởng nhất cho việc đảm bảo yêu cầu đặc thù của hoạt động thi hành án hình sự đối với phạm nhân là người chưa thành niên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>2.2. Nước ngoài </b>

- Liên minh châu Âu (2013), Những hướng dẫn pháp lý về thủ tục TTHS và quyền bào chữa ở Đức (Legal guidance notes about Criminal proceedings and defence rights in Germany).

<i>- Walden University (2020), Walden Dissertations and Doctoral Studies, “Factors Associated With Incarceration of Adolescents With Learning Disabilities”, [dịch: Đại học Walden (2020), Luận án Walden và nghiên cứu tiến sĩ, “Các yếu tố liên quan đến việc giam giữ thanh thiếu niên với khuyết tật học tập”]. </i>

<i>- Rachelle Marie Giguere, Master of Arts, (2005) “How incarceration affects juveniles: A focus on the changes in frequency and frequency and prevalence ò criminal activity”, [dịch: Rachelle Marie Giguere, Thạc sĩ Nghệ thuật, (2005), “Việc tạm giam ảnh hưởng đến vị thành niên như thế nào: Tập trung vào những thay đổi về tần suất và sự phổ biến của hoạt động hình sự”.]. </i>

<i>- Kristy N. Matsuda (2009) “The Impact of Incarceration on Young Offenders”, [dich: Kristy N. Matsuda (2009), “Tác động của việc giam giữ đối với người phạm tội trẻ tuổi”.]. </i>

<b>3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Căn cứ mục tiêu nhiệm vụ nêu trên đối tượng mà đề tài nghiên cứu là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn dưới góc độ khoa học pháp lý nhằm hoàn thiện việc giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

<b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

Đề tài tập trung nghiên cứu về giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi trong pháp luật Tố tụng hình sự, luật Thi hành án hình sự ở Việt Nam và trên thế giới cũng như các quy định liên quan. Về thời gian nghiên cứu từ năm 2020 - 2023.

<b>4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu </b>

<i>Đề tài “Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi: Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm cho Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu chính đó là nghiên cứu lý luận và thực </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>tiễn về vấn đề giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi. Phát hiện ưu, nhược điểm của </b>

pháp luật các quốc gia và Việt Nam từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho Việt Nam.

<b>4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: </b>

Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ sau:

<i>Một là: Tập trung làm rõ lý luận cơ bản và quy định của pháp luật về chế độ giam giữ </i>

trong tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi.

<i>Hai là: Nghiên cứu pháp pháp luật thế giới, trên cơ sở đó khảo sát đánh giá thực trạng </i>

các biện pháp giam giữ người được quy định trong Luật Thi hành án Hình sự Việt Nam cũng như trong các văn bản pháp luật có liên quan.

<i>Ba là: So sánh quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam với các quy tắc, </i>

tiêu chuẩn của Quốc tế và pháp luật các quốc gia về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi;

<i>Bốn là: Rút ra kết quả đã đạt được, bài học, thiếu sót, vướng mắc và đề xuất các giải </i>

pháp áp dụng đúng nhằm nâng cao các hiệu quả trong hoạt động thi hành chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Phương pháp nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân là người dưới 18 tuổi cũng như thủ tục giam giữ trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu cụ thể làm rõ các vấn đề khoa học nghiên cứu. Các phương pháp cụ thể để sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm diễn giải, quy nạp, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, thống kê, đối chiếu so sánh giữa lý

<b>luận và thực tiễn nhằm xác định rõ các quy định về giam giữ người dưới 18 tuổi. 6. Kết cấu đề tài </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt và các phụ lục, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương I. Những vấn đề lý luận về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi. Chương II. Quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và pháp luật Thi hành án Hình sự về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi.

Chương III. Thực trạng áp dụng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1.1. Khái niệm về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi. 1.1.1. Phạm nhân </b>

Phạt tù là tước quyền tự do của người bị kết án, buộc họ phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định (tù có thời hạn) hoặc khơng có thời hạn (tù chung thân). Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam trong thời gian từ ba tháng đến hai mươi năm. Tịa án chỉ được tun hình phạt tù trong giới hạn tối thiểu và tối đa mà điều luật về tội phạm quy định. Nhưng khi xét thấy có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Tù chung thân là hình phạt không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Tù chung thân không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Về nguyên tắc, tù chung thân là tù suốt đời, nhưng theo Điều 49 - Bộ luật hình sự nếu người bị kết án tù chung thân, trong quá trình thụ hình đã chứng tỏ được quyết tâm cải tạo thì có thể được xét để giảm thời hạn chấp hành án và có thể được giảm nhiều lần, lần đầu được giảm xuống 20 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời gian thực sự chấp hành hình phạt là 15 năm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Thuật ngữ phạm nhân lần đầu xuất hiện ở Luật Thi hành án hình sự 2010, Luật Thi hành án hình sự 2019 đã kế thừa quy định về phạm nhân cụ thể, phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

Thi hành án hình sự là việc đưa quyết định, bản án đã có hiệu lực của tịa án vào áp dụng trên thực tế thơng qua các hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật và các cá nhân , tổ chức có liên quan, còn thi hành án phạt tù là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người bị kết án hình phạt tù chấp hành theo quyết định của bản án hoặc quyết định của Tịa án đã có hiệu lực. Người chấp hành hình phạt tù là người chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc là phạt tù chung thân hay cịn có một tên gọi khác là phạm nhân.

<i>Theo đó, phạm nhân là: “Phạm nhân là người đã bị Tịa án tun án có tội phải chịu hình phạt tù và đang chấp hành bản án đó” </i>

<b>1.1.2. Người dưới 18 tuổi </b>

Theo các giai đoạn phát triển và theo lứa tuổi của con người được hiểu dưới góc độ thuật ngữ pháp lý thì chia thành người chưa thành niên (trong đó có trẻ em) và người đã thành niên. Người thành niên có thể hiểu là người thuộc về lứa tuổi trưởng thành cả về thể chất và tinh thần, về tâm lý lẫn sinh lý. Theo từ điển tiếng Việt khái niệm người chưa thành niên là: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân”.

Công ước về quyền trẻ em (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 1989); Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với trẻ em (gọi là Quy tắc Bắc Kinh ngày 29-11-1985); Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở trẻ em (Hướng dẫn Ri-át ngày 14-12-1990). ... thì trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi. Còn các văn kiện của một số tổ chức thuộc Liên hợp quốc như: Quỹ dân số thế giới (UNFPA). Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quy định trẻ em là người dưới 15 tuổi Như vậy, theo pháp luật quốc tế người dưới 18 tuổi được coi là trẻ em.

20-11-Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên. Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày

<i>20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Cơng ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. </i>

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến người chưa thành niên như: Công ước về Quyền trẻ em (United Nations Convention on the Rights of the Child) được

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules) ngày 29/11/1985; Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14/12/1990. Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên<small>1</small>.

Nhận thấy rằng cụm từ “người chưa thành niên” là để phân biệt với cụm từ “người thành niên”; cụm từ “người lớn” phân biệt với “trẻ em”, “người dưới 18 tuổi” phân biệt với “người trên 18 tuổi”. Như vậy, để phân biệt người chưa thành niên và người thành niên cần lấy một ranh giới độ tuổi để xác định và độ tuổi đó là 18 tuổi.

“Người dưới 18 tuổi” xuất hiện lần đầu tiên tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với vai trò thay thế cho “Người chưa thành niên phạm tội” của Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999.Theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật dân sự 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám.

Pháp luật Việt Nam quy định chưa có sự thống nhất với nhau một cách cụ thể để xác định lứa tuổi nào là trẻ em, lứa tuổi nào là người chưa thành niên, cũng như phân biệt một cách rõ ràng khái niệm trẻ em, trẻ vị thành niên và Người chưa thành niên. Cụ thể, Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.

Ở độ tuổi này họ chưa phát triển đầy đủ về nhân cách, về tâm sinh lí, mức độ nhận thức cũng như kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế, thiếu những điều kiện về bản lĩnh và tính tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao nên thường dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm.

Hiện nay, theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, tại Việt Nam, đã có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Đặc biệt, số lượng học sinh, sinh viên nói riêng và người trẻ nói chung rơi vào tình trạng

<small>1Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Quyền của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” [ (truy cập ngày 07/04/20230). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

trầm cảm chiếm đại đa số. Lứa tuổi học sinh thường gặp những áp lực mang tính đặc trưng cho giai đoạn lứa tuổi đó như học tập, quan hệ bạn bè, tình yêu nam nữ, khẳng định giá trị bản thân hoặc định hướng nghề nghiệp… Đa phần, cá nhân nào khi trải qua giai đoạn tuổi này cũng đều gặp những vấn đề liên quan (có thể tạo áp lực) và có cách giải quyết khác nhau. Một số em dễ dàng vượt qua, một số em khó vượt qua, thậm chí một số em không thể vượt qua nên dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như chúng ta từng chứng kiến<small>2</small>.

Đặc biệt hơn, đối với học sinh, nhiều lúc các em lại chưa có kinh nghiệm hoặc chưa được chuẩn bị để vượt qua các áp lực cuộc sống đó, dẫn tới có cách giải quyết khơng phù hợp, sai hoặc có thể dẫn tới hệ quả tiêu cực. Sự phát triển của học sinh đều có sự đồng hành từ tuổi thơ đến khi trưởng thành của cha mẹ, người lớn. Vậy nên, để có thể tự giải quyết được các bài tốn, áp lực của cuộc đời mình, các em một mặt phải tự trang bị và mặt khác cần được người lớn trang bị những kiến thức, năng lực để giải quyết các áp lực.

<b>Nhận thấy rằng, chưa có quy định về rõ thế nào là người dưới 18 tuổi, nhưng thông </b>

<i>qua pháp luật hiện tại, ta có thể hiểu rằng: “Người dưới 18 tuổi là định danh chung cho những người có độ tuổi từ dưới 18 tuổi trở xuống đến 0 tuổi”. </i>

<b>1.1.3. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi </b>

Dưới góc độ của pháp luật Tố tụng Hình sự theo Điều 61 BLTTHS 2015 quy định bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử tại phiên tòa, Căn cứ vào quy định này và quy định tại Điều 12 của BLHS về tuổi chịu TNHS, thì bị cáo dưới 18 tuổi là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi ở thời điểm phạm tội, đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Có thể nhận thấy sự khác biệt trong việc xác định thời điểm tính tuổi của người phạm tội trong lĩnh vực hình sự với cách tính tuổi của bị cáo trong TTHS.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về người phạm tội dưới 18 tuổi như sau: Dưới góc độ TTHS, người phạm tội dưới 18 tuổi là người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

Từ hai khái niệm trên, ta rút ra được phạm nhân là người dưới 18 tuổi là những người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có thời hạn tại cơ sở giam giữ phạm nhân.

<small>2Hoàng Biên – Thùy Linh (2021). “Bệnh tâm thần liên quan đến stress, trầm cảm đáng báo động”, </small>

<small>[ (truy cập ngày 20/05/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Điều 98 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội bao gồm:

Trước hết, từ điển tiếng Việt đã giải thích phạm nhân là người có tội đã bị kết ăn và đang ở tù, trong lĩnh vực pháp lý Từ điển Luật học giải thích khái niệm phạm nhân như sau: “Theo nghĩa rộng là người bị tòa án hình sự tuyên xử là đã phạm tội và bị hình phạt, bản án đã có hiệu lực pháp luật. Theo nghĩa hẹp là người đã bị tòa án phạt tù và đang bị giam giữ hoặc bị án tử hình”. Luật THAHS 2019 đưa ra khái niệm phạm nhân tại khoản 2 Điều 3, theo đó: “Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân”. So với từ điển luật học thì khái niệm về phạm nhân được xây dựng trong Luật THAHS 2019 có phạm vi hẹp hơn, giới hạn phạm nhân là người chấp hành hình phạt tù có thời hạn và chung thân trong khi từ điển Luật học thì phạm nhân được hiểu là người phạm tội, bị Tòa án tuyên xử. Mặt khác, khái niệm phạm nhân tại từ điển luật học tương đồng với khái niệm về người chấp hành án được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Luật THAHS 2019: “Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành”. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi bao gồm trong khái niệm phạm nhân nói chung, tuy nhiên ngồi những đặc điểm chung thì đối tượng này tồn tại nhiều điểm riêng biệt.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm phạm nhân là người dưới 18 tuổi

<i>như sau: “Phạm nhân là người dưới 18 tuổi là phạm nhân trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến </i>

<i><b>dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có thời hạn tại các cơ sở giam giữ". </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>1.1.4. Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi </b>

Chế độ giam giữ phạm nhân có thể được khái quát là chế độ giam giữ người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân tại cơ sở giam giữ phạm nhân.

Phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là nhà tù, trại giam hình sự. Tại đây giam giữ, quản lý phạm nhân sau khi bị tòa án tuyên án và bản án có hiệu lực pháp luật. Thơng thường trại giam chia thành nhà tù hình sự thường và trại giam, nhà tù giam giữ phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Các nhà tù này thường do cơ quan cảnh sát trại giam quản lý.

Phạm nhân dưới 18 tuổi thường nằm trong độ tuổi đang được giáo dục phổ thông, giáo dục cơ bản về nhận thức, ý thức, đạo đức trong đó có ý thức chấp hành pháp luật mặt khắc theo nghiên cứu, thống kê về người dưới 18 tuổi phạm tội cho thấy phần lớn những đứa trẻ phạm tội đều sống trong những gia đình khơng có hạnh phúc, thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ, bị nuông chiều quá mức lại thêm sống trong mơi trường bạo lực, chứng kiến bạo lực gia đình hoặc bạo lực trên khơng gian mạng, các trị chơi game nên đã dẫn đến lầm lỗi.

<i>Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi là những quy định của pháp luật thi hành án hình sự nhằm phân hoá về mức độ quản chế giam giữ đối với các phạm nhân trong các trại giam trên cơ sở tính chất tội phạm và mức án của người chấp hành hình phạt cũng như thái độ chấp hành hình phạt của phạm nhân trong các trại giam mà phạm nhân </i>

<i><b>đó có độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi. </b></i>

<b>1.2. Đặc điểm của chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi </b>

Vì phạm nhân dưới 18 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương, nên cần có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của gia đình và xã hội. Vì vậy, chính sách thi hành án hình sự đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để hoàn lương nên chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi có các đặc điểm như sau:

<i>Thứ nhất, việc quản lý, giam giữ người dưới 18 trong quá trình thi hành án phải thỏa mãn các điều kiện về việc quản lý, giam giữ phạm nhân nói chung. </i>

Việc quản lý giam giữ phạm nhân là hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện mục đích của hoạt động thi hành án. Làm sao để phạm nhân khơng có hành động chống phá, trốn trại,

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

phạm tội mới, vi phạm nội quy, quy chế cơ sở giam giữ; đồng thời đảm bảo cho việc giáo dục, cải tạo phạm nhân được thực hiện dễ dàng.

Để đảm bảo thực hiện mục đích đó, có khá nhiều các quy định quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này, Cụ thể Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử tù nhân năm 1955 được thông qua tại Cuộc họp lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa Tội phạm và Đối xử với Người phạm tội, tổ chức tại Geneva năm 1955<small>3</small>, và được Hội đồng Kinh tế - Xã hội phê chuẩn bằng các Nghị quyết 663C (XXIV) ngày 31/7/1957 và 2076 (LXII) ngày 13/5/1977 đã đặt ra những vấn đề đã được chấp nhận chung là nguyên tắc và thực tiễn tốt trong việc đối xử với tù nhân và quản lý các nhà tù.

Phạm nhân là người dưới 18 tuổi cũng là phạm nhân, là những người cần được quản lý, cải tạo để đảm bảo những mục tiêu của thi hành án hình sự. Do đó chế độ giam giữ dành cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi cũng cần phải đảm bảo những yêu cầu cũng như quy định dành cho phạm nhân nói chung.

<i>Thứ hai, việc quản lý, giam giữ người dưới 18 có những đặc điểm riêng so với phạm nhân nói chung. </i>

Người dưới 18 tuổi là những đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý và trình độ nhận thức cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm sống, do vậy hay xốc nổi, thiếu kiềm chế, dễ bị dụ dỗ, kích động bằng tư duy của người dưới 18 tuổi chưa phát triển hồn thiện, vì thế họ chưa hiểu biết đầy đủ những hiện tượng diễn ra trong đời sống thường nhật, tính làm chủ bản thân và khả năng tự kiềm chế hành vi cịn có sự hạn chế. Phần lớn những người bị kết án là người dưới 18 thường sống phụ thuộc vào gia đình và ở độ tuổi đi học, vì nhiều hồn cảnh khác nhau mà dẫn đến phạm tội. Do vậy những phạm nhân dưới 18 tuổi sẽ càng nhạy cảm hơn so với những phạm nhân khác.

Khác biệt giữa phạm nhân dưới 18 tuổi và phạm nhân khác thể hiện rất rõ ràng trong các khía cạnh cụ thể như: giam giữ riêng biệt, điều kiện vật chất, công tác quản lý trong sinh hoạt học tập và lao động. Cùng mang tư cách phạm nhân nhưng phạm nhân là người dưới 18 tuổi phải được thực hiện giam giữ riêng biệt so với phạm nhân trưởng thành.

Mục đích của hình phạt trong pháp luật hình sự không chỉ để trừng trị, răn đe, ngăn ngừa tội phạm, mà cịn có tác dụng giáo dục đến họ có ý thức tuân thủ pháp luật và các giá trị đạo đức tốt đẹp. Chính sách của Đảng và Nhà nước giúp họ nhận thức của họ về tính

<small>3</small><i><small> Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử tù nhân năm 1955. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Luật THAHS năm 2019 đã cụ thể hóa các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn công tác thi hành án. Đặc biệt, Luật THAHS năm 2019 đã cụ thể hóa chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội và ngày càng tương thích với pháp luật quốc tế về quyền con người, trong đó có phạm nhân là người dưới 18 tuổi.

<i>Thứ ba, cán bộ thực hiện việc giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi cần thoả mãn một số yêu cầu đặc biệt. Trong quá trình thi hành án chúng ta khơng thể phủ nhận vai </i>

trị cực kỳ quan trọng của cán bộ quản lý, đặc biệt đối với việc quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi luôn đặt ra các yêu cầu cao hơn, khó khăn hơn. Cơng tác thi hành án khơng chỉ đơn giản là việc để người bị kết án chấp hành bản án, mà quan trọng hơn thông qua hoạt động thi hành án có tác động để thay đổi nhận thức, thái độ, định hướng giá trị tích cực cho người bị kết án, tạo tiền đề nhận thức, tâm lý, điều chỉnh, hoàn thiện, phục hồi nhân cách để họ trở thành người tốt khi tái hòa nhập cộng đồng. Thi hành án không chỉ nhằm trừng trị mà cao hơn đó là q trình “giáo dục, cải tạo” người bị kết án để họ trở thành những cơng dân có ích cho xã hội. Do đó có thể khẳng định, chất lượng, hiệu quả của công tác thi hành án hình sự sẽ quyết định để người phạm tội sau khi có bản án hình sự phải thi hành sẽ có hay khơng sự “ăn năn hối cải”, thay đổi, điều chỉnh để hồn lương. Từ đó, đã đặt ra một số yêu cầu đối với cán bộ quản lý người chưa thành niên là phải có những am hiểu nhất định về tâm lý của người dưới 18 tuổi và trình độ chun mơn và nghiệp vụ tốt.

Đầu tiên, cán bộ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi cần có sự thấu cảm với lứa tuổi này. Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh phịng, chống tội phạm, thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác cải tạo, giáo dục những người lầm lỗi. Do đó, cơng việc của người quản giáo không chỉ đơn thuần là trông giữ phạm nhân mà cịn có nhiệm vụ giáo dục, cảm hóa làm thức tỉnh lương tâm trong con người của họ vì lứa tuổi này cực kỳ khó lường vì tâm lý đang nhiều xáo trộn, có những vấn đề của bản thân họ nếu không được giải quyết ổn thỏa có thể ảnh hưởng đến tâm lý dẫn tới suy nghĩ và hành động sau này dễ dẫn tới lầm lỗi.

Ngồi sự thấu cảm thì cán bộ quản lý phạm nhân là người dưới 18 tuổi cũng cần phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ tốt. Quy định về thi hành án phạt tù đối với người chưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thành niên không nằm trong cơ sở giam giữ với người đã thành niên và thiếu cơ chế thân thiện mà mới chỉ quy định bố trí khu vực giam giữ riêng. Thế nên đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì nhận thức của họ cịn nhiều hạn chế, dễ bị tác động, ảnh hưởng và cũng dễ có những hành động quá khích, gây rối, nếu cán bộ quản lý trình độ chun mơn thấp thì khó có thể ứng phó được với những tình huống bất ngờ. Vậy nên, cán bộ quản lý phải có chun mơn cao để khắc phục, giải quyết được những tình huống bất ngờ, đồng

<i>thời biết ứng xử phù hợp và luôn đề cao tinh thần cảnh giác. </i>

<b>1.3. Ý nghĩa việc quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi </b>

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà”, non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở cơng học tập của các em. Chính vì vậy tồn Đảng, tồn dân và tất cả mọi lực lượng cần phải quan tâm, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Người viết; “chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân. Cơng tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”. Ý nghĩa việc quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi được thể hiện như sau:

<i><b>- Thứ nhất, quy định về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi là sự </b></i>

<i><b>đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế và xu hướng chung của nhân loại về việc thi hành án phạt tù đối với người dưới 18 tuổi. </b></i>

Ngày nay, vấn đề đảm bảo quyền lợi của trẻ em nói chung và người dưới 18 tuổi nói riêng đều được các nước quan tâm. Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì “trẻ em là những người dưới 18 tuổi”. Trẻ em cũng là một con người, là công dân của một quốc gia nên có đầy đủ các quyền cơ bản của con người, nhưng“là còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời”. Pháp luật quốc tế hiện nay có khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế (Công ước, tuyên ngôn, chương trình…) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em. Việc giải quyết các vấn đề tư pháp có liên quan đến trẻ em được hướng dẫn trong nhiều văn bản pháp luật mang tính quốc tế, cụ thể ở các văn bản về người chưa thành niên như: Công ước về Quyền trẻ em (United Nations Convention on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules)

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

ngày 29/11/1985; Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14/12/1990.

Nhận rõ tầm quan trọng của điều này nên Việt Nam là quốc gia đi đầu về thực hiện quyền trẻ em trong 25 năm qua. Không chỉ cơ quan tư pháp, tất cả các hành động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em nói chung và người dưới 18 tuổi nói riêng. Việc thơng qua và thực hiện Luật Trẻ em trong thời gian vừa qua là một bước tiến quan trọng. Luật Trẻ em tăng cường quyền trẻ em thông qua việc tập trung vào những lợi ích tốt nhất và bảo vệ trẻ em. Việc xây dựng các quy định trong tư pháp hình sự nói chung và pháp luật THAHS Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất của trẻ em theo đúng hướng dẫn của quốc tế.

<i><b>- Thứ hai, quy định các chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi </b></i>

<i><b>đã thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ các quyền con người của người dưới 18 tuổi. </b></i>

Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định trong Luật Thi hành án hình được quy định là nguyên tắc đặc thù trong việc thi hành hình phạt và biện pháp tư pháp. Việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo tiền đề về bảo vệ các quyền con người của người dưới 18 tuổi trong thi hành án hình sự.

Người dưới 18 tuổi do đặc trưng về tâm sinh lý lứa tuổi nên nhận thức cịn hạn chế, trình độ học vấn chưa hồn thiện, vốn kinh nghiệm, hiểu biết xã hội cịn ít, sự thông hiểu và chấp hành các chuẩn mực hành vi, chuẩn mực xã hội và pháp luật chưa cao, năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ, dễ bị kích động, dễ phạm sai lầm, dễ bị thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục thành người có ích cho xã hội.Từ nguyên tắc “việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành cơng dân có ích cho xã hội” của Luật THAHS 2019, cùng với các quy định pháp luật khác có liên quan, từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị cụ thể để bảo đảm quyền trẻ em cũng như quyền tiếp cận các vấn đề pháp lý của đối tượng này được nâng cao.

Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại,

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Khơng chỉ có những định chế bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ lao động, quan hệ hơn nhân - gia đình, Hiến pháp 2013 còn xác lập cơ chế bảo hộ và bảo đảm hầu hết các quan hệ xã hội là các quyền của trẻ em phải được toàn thể xã hội chăm lo, bảo vệ; được sống trong môi trường phù hợp để phát triển, được học tập, rèn luyện. Có thể thấy rằng Việt Nam đã tích cực nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia, tạo hành lang pháp lý và định hướng cho cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đảm bảo thực thi các quyền của trẻ em, giúp trẻ phát triển tồn diện. Trẻ em ln là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết quốc gia trên thế giới. Làm thế nào để trẻ em được phát triển trong điều kiện phù hợp nhất, được khuyến khích phát triển thể lực, trí lực, năng khiếu, tài năng một cách tự do, đầy đủ nhất; thậm chí, kể cả khi họ đã vi phạm pháp luật và vi phạm nghiêm trọng ở mức nào chăng nữa thì họ vẫn cần được hưởng chế độ thi hành án phù hợp với đặc điểm riêng có của họ.

<i><b>- Thứ ba, việc đặt ra các quy định về chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người </b></i>

<i><b>dưới 18 tuổi góp phần đảm bảo nguyên tắc của THAHS : nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc cá thể hóa. </b></i>

Ngun tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa khơng chỉ là nguyên tắc trọng tâm, chỉ có trong THAHS mà là nguyên tắc nòng cốt của pháp luật nước ta, thể hiện bản chất của một nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân.Mục đích hoạt động thi hành án hình sự là việc thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cho mọi người trong xã hội trước quy định của pháp luật và bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. Chính vì vậy ngun tắc nhân đạo địi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hịa các lợi ích khác nhau, tơn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhân đạo dần trở thành xu hướng chung của thế giới và Việt Nam cũng không thể trở nên “lỗi thời”, pháp luật Việt Nam luôn xây dựng các quy định riêng biệt trong lĩnh vực tư pháp hình sự, từ luật Hình sự - Tố tụng Hình sự và Thi hành án Hình sự.

<i>Bác từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác. Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”</i><small>4</small>. Có thể thấy, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng rất đỗi chân phương, bình dị ai cũng có thể học tập và có thể làm theo để hồn thiện

<i>mình và trở thành người tốt, hướng tới “chân, thiện, mỹ”. Mà người dưới 18 tuổi phát triển </i>

chưa toàn diện, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cịn hạn chế. Do đó, để giúp người chưa thành niên sớm được giáo dục, hiểu ra sai lầm của bản thân, nên pháp luật cũng đã có những quy định chuyên biệt, nhân đạo quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi. Bên cạnh nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa thì việc đặt ra các quy định về quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi còn thể hiện trực tiếp nguyên tắc cá thể hóa trong Luật THAHS 2019. Cụ thể khoản 4 Điều 4 Luật THAHS 2019 quy định: “áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người thi chấp hành án”. Trong quá trình THA PT thì việc đối xử với các phạm nhân phải trên cơ sở công bằng, bình đẳng nhưng cơng bằng ở đây khơng có nghĩa là cào bằng. Cơng bằng trong q trình thi hành án là tùy từng đối tượng cụ thể sẽ có những quy định, chế định riêng biệt phù hợp với đặc điểm nhân thân của họ, thực hiện tốt điều này sẽ đảm bảo được hiệu quả của THA PT nói riêng và THAHS nói chung.

<i><b>- Thứ tư, các quy định về chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 </b></i>

<i><b>tuổi đã góp phần đảm bảo hiệu quả của quá trình thi hành án hình sự. </b></i>

Thực tế, có những đối tượng chỉ có 12-13 tuổi nhưng đã thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội như giết người, cướp tài sản, mua bán trái phép chất ma tuý... nhưng không thể xử lý tội phạm vì theo độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì các đối tượng này chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Nhiều đối tượng trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) nhưng hành vi phạm tội có tính chất của hành vi rất cơn đồ, có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tính chất manh động,...Lý do vi phạm chủ yếu vì nhận thức còn hạn chế của thanh thiếu niên về các quy định pháp luật, một phần do định hướng của gia đình, nhà trường, xã hội đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên chưa đạt được hiệu quả. Nên pháp luật thi hành án phạt tù nói chung và thi hành án phạt tù đối với phạm nhân dưới 18 tuổi cần cải tạo, giáo dục họ trở

<small>4 Mai Khôi (2019), “ Học Bác về lòng vị tha đối với những người “lầm đường lạc lối”” </small>

<small>[ (truy cập 20/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thành người có ích cho xã hội. Nhiệm vụ này được đảm bảo thông qua các chế độ về quản lý, giam giữ, giáo dục, sinh hoạt... dành cho phạm nhân.

Trong quá trình xét xử vụ án thì tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án mà Tòa án ra bản án, quyết định tố tụng. Bản án, quyết định của Tịa án khi đã có hiệu lực của pháp luật thì phải được nghiêm chỉnh chấp hành. Việc chấp hành nghiêm chỉnh trong nguyên tắc này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm cũng như giáo dục xã hội. Trong quá trình thi hành án phạt tù, phạm nhân bị tước tự do, cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để nhìn nhận lại hành vi, hành động của bản thân. Điều này không đồng nghĩa với việc phạm nhân bị xã hội hoàn toàn bỏ mặc mà đây cũng có thể được xem là một cơ hội để họ được cải tạo, giáo dục và sau quá trình chấp hành án, khi được tái hịa nhập cộng đồng sẽ trở thành những công dân tốt cho xã hội. Xây dựng các quy định về quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi sẽ góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo hiệu quả của quá trình THAHS.

Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi là sự kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo người dưới 18 tuổi, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ An ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân.

Trong quá trình giam giữ, phạm nhân dưới 18 tuổi được chú trọng trang bị kiến thức văn hóa, nhận thức pháp luật, tâm lý, kỹ năng nghề nghiệp được bắt đầu từ khi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cho đến khi họ đã thật sự trở về với cuộc sống xã hội nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập với gia đình, cộng đồng và phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội dưới sự tác động, giúp đỡ tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân người đã phạm tội.

<b>1.4. Lược sử về quy định chế độ thi hành giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi của pháp luật Việt Nam </b>

Nhìn chung, pháp luật ở giai đoạn trước năm 1975 vẫn chưa có quy định gì về giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi. Từ 1975 trở về sau, cùng với sự phát triển của pháp luật quốc tế về trẻ em, chế độ giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên cũng như quy định về bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên ngày càng phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>1.4.1. Quy định của pháp luật giai đoạn 1945 đến 1975 </b>

Trong giai đoạn này, do đặc điểm của tình hình chính trị - xã hội mà các biện pháp giáo dục, cảm hóa trong cơng tác thi hành án cũng chưa thực sự được đề cao (giai đoạn 1945 - 1960) nhưng từ phương diện nhận thức thì hoạt động thi hành án dưới chế độ mới ln mang mục đích cơ bản là giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm đến công tác trại giam, quan tâm đến công tác giáo dục người lầm lỗi. Ngày 07/11/1950, Người đã ký Sắc lệnh số 150/SL quy định về “Tổ chức các trại giam”, đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta về công tác trại giam. Trên cơ sở thi hành, hướng dẫn Sắc lệnh, Liên bộ Nội vụ - Tư pháp đã ban hành Nghị định số 181/NĐ/06 quy định về sự thiết lập, tổ chức và kiểm soát trại giam, tại thời điểm này với sự quan tâm về đối tượng là người chưa thành niên của Đảng và Nhà nước thì Điều 9 Nghị định này hướng dẫn việc phân loại phạm nhân trong quá trình thi hành án phạt tù thì phạm nhân là người chưa thành niên nên được phân loại và giam riêng. Như vậy, có thể thấy rằng tư tưởng về quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới l8 tuổi không phải một vấn đề mới được nhắc đến trong những năm gần đây mà đã có bề dày lịch sử lâu dài, từ những tháng ngày Việt Nam mới giành được độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này có nhiều hạn chế do bối cảnh lịch sử nên các văn bản chưa đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên như Thông tư liên bộ Số: 73-TT/LB<small>5 quy định về điều kiện và thủ tục tha tù trước kỳ hạn chỉ có phụ nữ, người già, </small>người bệnh cịn người chưa thành niên không được quy định.

<b>1.4.2. Quy định của pháp luật giai đoạn 1975 đến nay </b>

<i><b> Từ năm 1975 đến 2010 </b></i>

Ngày 27/4/1989 Bộ Nội vụ đã ra Chỉ thị số 123- BNV/C24 về việc tăng cường cơng tác cải tạo phạm nhân trong tình hình mới, chấn chỉnh tất cả các mặt công tác trại giam. Việc đổi mới công tác quản lý, giáo dục phạm nhân có chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Đối với vấn đề thi hành án phạt tù có phạm nhân là người dưới 18 tuổi cũng được ghi nhận một cách rõ ràng, cụ thể “người chấp hành hình phạt tù là người chưa thành niên hoặc là

<small>5 Thông tư Liên bộ số 73/TT-LB ngày 11 tháng 8 năm 1959 Về việc quy định điều kiện và thủ tục xử tha tù trước kỳ hạn, [ (truy cập ngày 01/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nữ được giam giữ ở khu vực riêng trong trại giam theo chế độ quản lý, giáo dục, lao động, học tập và sinh hoạt phù hợp với giới tính, lứa tuổi<small>6</small> Pháp lệnh Số: 10-L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thi hành án phạt tù năm 1993 quy định về phạm nhân là người chưa thành niên có trại giam riêng ở Điều 10.

Thấy rằng, quy định “cùm một chân” là phù hợp và không trái với Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên. Dù phạm nhân hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, có biểu hiện tự sát, gây thương tích cho bản thân hoặc xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì việc cùm một chân để ngăn ngừa là cần thiết. Tuy nhiên, lại có nhiều chưa cho rằng việc cùm chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý mà người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ về nhân cách và đạo đức nên dễ bị khủng hoảng tâm lý nên việc quy định không cùm chân đối với người dưới 18 tuổi là hợp lý.

<i><b> Từ năm 2010 đến 2020 </b></i>

Luật thi hành án hình sự (Luật số 53/2010/QH12) được Quốc hội khóa XII thơng qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Ngày 29/6/2010, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 11/2010/L-CTN công bố Luật thi hành án hình sự. Luật thi hành án hình sự được ban hành đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, trong lĩnh vực thi hành án hình sự nói riêng, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta đối với người chấp hành án, góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính cũng như bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân.

Đối với giam giữ phạm nhân thì Luật thi hành án hình sự 2010 quy định khá cụ thể, riêng với phạm nhân là người dưới 18 tuổi Điều 27 Luật Thi hành án Hình sự 2010 quy định người chưa thành niên là một trong những đối tượng được bố trí giam giữ riêng. Tuy nhiên, Luật thi hành án hình sự 2010 chỉ đặt ra một số quy định riêng để bảo vệ phạm nhân là người dưới 18 tuổi mà không đặt ra quy chế riêng cho đối tượng này, theo đó các chế độ, quy chế áp dụng đối với phạm nhân trưởng thành vẫn có thể được áp dụng đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi miễn là không trái với quy định riêng. Bất cập cụ thể của Luật

<small>6 Thu Trang (2020), “Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng” [ (truy cập ngày 20/04/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

thi hành án hình sự 2010 là chưa quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân nói chung và phạm nhân dưới 18 tuổi nói riêng, gây lúng túng trong công tác áp dụng như quyền được hưởng các chế độ, chính sách đối với những phạm nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc những quyền khác có liên quan.

<i><b> Từ năm 2020 đến nay </b></i>

Luật Thi hành án hình sự năm 2010 được Quốc hội Khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Qua hơn 08 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2010, cơng tác thi hành án hình sự đã được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Bên cạnh kết quả đạt được, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định đã khơng cịn phù hợp với tình hình thực tiễn; đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới và nhiều bộ luật, luật có nội dung liên quan đến thi hành án hình sự nên các quy định của Luật Thi hành án hình sự hiện hành khơng đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan<small>7</small>. Trước thực trạng trên:

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua với tỷ lệ 91,53% số Đại biểu Quốc hội tán thành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Cùng với đó, những vấn đề về quản lý, giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên cũng được quy định cụ thể, giải thích, hướng dẫn rõ ràng hơn so với Luật thi hành án hình sự năm 2010 nói riêng và những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về vấn đề này từ trước tới nay. Điều này đã và đang thể hiện bước phát triển của nền tư pháp Việt Nam cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên ngày càng lớn, phù hợp với xu hướng của thế giới, các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời phần nào thể hiện được tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong thi hành án phạt tù đối với người chấp hành án là người dưới 18 tuổi nói riêng và chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung.

<small>7 Tài liệu giới thiệu luật Thi hành án (2020), bien-huong-dan-phap-luat-499/tai-lieu-gioi-thieu-luat-thi-hanh-an--aadfdd5173ff4b17.aspx], (truy cập ngày 20/04/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b> </b>

<b>Kết luận Chương 1 </b>

<i>Chương I. Những vấn đề lý luận về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi, </i>

nhóm tác giả đã thực hiện làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi. Phạm nhân là người chưa thành niên phạm tội là người có độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi, hay nói cách khác, là một dạng chủ thể thực hiện phạm tội đặc biệt. Các quốc gia trên thế giới và ngay cả hệ thống pháp luật Việt Nam cũng chưa có khái niệm thống nhất. Do vậy, việc xác định khái niệm người chưa thành niên và vị thành niên là hai khái niệm với cách gọi khác nhưng cũng thống nhất xác định là người có độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi. Trên tinh thần đó để thống nhất cách gọi, dễ dàng trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế và xử lý các chủ thể đặc biệt này BLTTHS năm 2015 đã đối cách gọi "người chưa thành niên” thành “người dưới 18 tuổi". Việc thay đổi này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động áp dụng chế độ giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Những nội dung quy định của pháp luật thế giới và Việt Nam về vấn

<b>đề này sẽ phân tích làm rõ ở Chương II. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI </b>

Trong bối cảnh đó hội nhập quốc tế, để đảm bảo quyền, lợi tối đa cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì việc tiếp thu có chọn lọc các hướng dẫn của quốc tế và pháp luật các quốc gia trên thế giới về thi hành án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Vậy nên, trên cơ sở những vấn đề lý luận ở Chương I, Chương II tác giả thực hiện nghiên cứu các hướng dẫn của quốc tế về thi hành án phạt tù có phạm nhân là người dưới 18 tuổi thể hiện trong các công ước quốc tế, pháp luật một số quốc gia cùng với đó là các quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi. Từ những nghiên cứu, phân tích các quy định, tác giả thực hiện so sánh, tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt của giữa tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, các quốc gia trên thế giới và quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong vấn đề nghiên cứu.

<b>2.1. Pháp luật quốc tế về việc quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi </b>

<b>2.1.1. Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1989) (CRC) </b>

Một trong những nguyên tắc chung của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được quy định tại Điều 3 là: “trong tất cả mọi hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã hội cơng cộng hay tư nhân, tịa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”.

<i>Mặc dù, Cơng ước khơng đưa ra khái niệm chính xác như thế nào là “lợi ích tốt nhất của trẻ em” cũng như khơng đưa ra cách thức mà các Chính phủ và các cơ quan nhà nước </i>

nên áp dụng quy định này song từ thực tiễn và tại Đoạn 12 Bình luận chung số 24 về Các quyền của trẻ em trong tư pháp người chưa thành niên của Ủy ban Liên hợp quốc về Quyền

<i>Trẻ em có nêu như sau:“Trong tất cả các quyết định được đưa ra khi áp dụng tư pháp với người chưa thành niên, lợi ích tốt nhất của trẻ em cần được quan tâm hàng đầu. Trẻ em khác với người trưởng thành về mức độ phát triển thể chất và tâm lý cũng như những nhu cầu cảm xúc và giáo dục. Những sự khác biệt đó là lý do khiến trẻ em có năng lực pháp luật hình sự thấp hơn. Những điều này và những sự khác biệt khác là lý do vì sao cần có một hệ thống tư pháp riêng cho người chưa thành niên và cần xử lý trẻ em theo cách thức </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>khác với người lớn. Chẳng hạn, bảo vệ những lợi ích tốt nhất của trẻ em đồng nghĩa với việc phải thay thế những mục tiêu truyền thống của tư pháp hình sự, như trấn áp trừng phạt, bằng các mục tiêu phục hồi và tư pháp phục hồi khi xử lý trẻ em vi phạm pháp luật. Điều này có thể thực hiện trên cơ sở kết hợp với việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng một cách có hiệu quả.” </i>

Theo đó, một trong những cách thức chủ yếu mà hệ thống tư pháp người chưa thành niên có thể đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ sẽ luôn là mối quan tâm hàng đầu là việc quy định rõ nguyên tắc này trong các văn bản pháp lý liên quan. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ

<i>có một vài quốc gia đề cập đến thuật ngữ “lợi ích tốt nhất của trẻ em” trong các văn bản </i>

pháp lý của mình<small>8</small>.

Các chuẩn mực quốc tế và Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em khuyến nghị việc xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế được phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện trong các quy định về hệ thống tư pháp người chưa thành niên, đồng thời đảm bảo rằng các trình tự, thủ tục, các quy định liên quan đến người chưa thành niên được xây dựng dựa trên nguyên tắc phù hợp với các nhu cầu và lợi ích cụ thể của người chưa thành niên.

<i><b>Cũng theo đó tại Điều 37 của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Khơng trẻ </b></i>

<i>em nào bị tra tấn, xử tử hình hoặc bị đối xử hay trừng phạt một cách tàn tệ, vô nhân đạo. Việc giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em chỉ được áp dụng như một biện pháp cuối cùng trong thời hạn ngắn nhất có thể. Trẻ em bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo và tơn trọng, và được duy trì liên hệ với gia đình. Trẻ em bị vào tù phải được cách ly với người lớn.” </i>

Theo như quy định của Cơng ước thì khi phạm nhân là người dưới 18 tuổi vi phạm hình sự thì biện pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ưu tiên các biện pháp nhằm giáo dục, tư pháp tạo điều kiện cho người dưới 18 tuổi phạm tuổi có cơ hội tái hòa nhập với cộng đồng cũng như có cuộc sống lành mạnh hơn. Và việc giam giữ trẻ em là phạm nhân dưới 18 tuổi chỉ được áp dụng như một biện pháp cuối cùng trong thời hạn ngắn nhất có thể. Sở dỉ, trẻ em là những đối tượng chưa có đủ nhận thức, hành động thiếu chín chắn cũng như chưa phát triển tồn diện về thể chất lẫn tinh thần.

<small>8 Đạo luật Tư pháp Vị thành niên (Ghana) 2003, Phần 2. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Như vậy, dù là một văn bản pháp lý điều chỉnh thi hành án hình sự đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi và đặc biệt yêu cầu đặt ra cần phải có sự tách biệt giữa phạm nhân là người dưới 18 tuổi với phạm nhân là người trưởng thành.

<b>2.1.2. Các Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990 (Quy tắc Havana) </b>

Công ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990, là một những văn kiện chuyên biệt để bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi là những phạm nhân đặc biệt, họ chưa là người trưởng thành, chưa nhận thức đầy đủ về mặt tâm sinh lý, thể chất; do đó, để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người dưới 18 tuổi thì Liên hợp quốc đã xây dựng hệ thống các quy tắc, đồng thời ghi nhận các nguyên tắc về việc đối xử cũng như các điều kiện cần thiết, tốt nhất cần phải làm khi giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi.

<i>Người chưa thành niên là người 18 tuổi. Giam giữ là một trong những biện pháp tước đi tự do của người đó. Mặc khác, tước tự do nghĩa là bất kỳ hình thức giam giữ hoặc cầm tù nào, hay đưa một người vào nơi giam giữ chung hoặc riêng, mà người đó khơng được tự ý rời bỏ nơi giam giữ trừ khi có quyết định của cơ quan tư pháp, hành chính hoặc cơ quan cơng quyền khác<small>9.</small> Theo công ước Havana hay Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo </i>

vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990 thì việc tước tự do này nhằm đảm bảo tôn trọng quyền con người trong điều kiện và hoàn cảnh phù hợp và mang tính nhân đạo. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi bị giam giữ trong những cơ sở giam giữ cần được bảo đảm hưởng những quyền lợi của các hoạt động và các hoạt động, chương trình này nhằm phục vụ cho việc giúp họ tái hòa nhập cộng động, làm mới cuộc đời, cũng như rèn luyện cho họ tinh thần trách nhiệm, thái độ và những kỹ năng để họ có thể quay trở lại với cộng động và cống hiến hết những tiềm năng của mình với tư cách là thành viên của xã hội.

Công ước Havana quy định người chưa thành niên bị giam giữ khi bị bắt hoặc chờ xét xử phải được coi là vô tội và được đối xử như vậy. Tuy nhiên, vì đây là một biện pháp trừng phạt mang tính pháp lý cao cũng như mức xử lý nặng đối với phạm tội là người dưới 18 tuổi, một người còn quá trẻ, phát triển về thể chất lẫn tinh thần chưa hoàn thiện. Do vậy, cần phải nỗ lực áp dụng các biện pháp thay thế. Tuy nhiên, khi Tịa án giải quyết các vụ việc hình sự liên quan đến trẻ em thì Tịa án thường dành cho người chưa thành niên biện

<small>9 Quy tắc số 11, Các Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

pháp giam giữ phòng ngừa và cơ quan điều tra dành sự ưu tiên tuyệt đối cho việc giải quyết nhanh nhất các vụ án này, để bảo đảm rằng thời gian giam giữ ở mức thấp nhất có thể. Những người bị tạm giam chưa xét xử cần được tách biệt ra khỏi những người chưa thành niên đã bị kết án.

Công ước đã dành một mục lớn để nói về quản lý các cơ sở giam giữ người chưa thành

<i>niên. Liên quan đến hồ sơ tài liệu thì mọi báo cáo, kể cả lý lịch tư pháp, hồ sơ sức khỏe, hồ sơ kỷ luật và mọi tài liệu liên quan tới hình thức, nội dung và chi tiết cụ thể của việc xử lý cần được lưu giữ thành tập hồ sơ cá nhân bảo mật, được cập nhật thường xuyên, chỉ những người có thẩm quyền mới được xem, và được phân loại sao cho dễ hiểu. Nếu có thể, mọi người chưa thành niên cần có quyền phủ nhận những sự kiện hay ý kiến ghi trong hồ sơ của mình để cho phép đính chính những tun bố khơng chính xác, khơng có cơ sở hoặc khơng cơng bằng. Để thực hiện quyền này, cần phải có các thủ tục cho phép bên thứ ba thích hợp được tiếp cận và tra cứu các hồ sơ đó theo yêu cầu. Khi người chưa thành niên được trả tự do thì những hồ sơ tài liệu liên quan tới người đó phải được niêm phong và hủy bỏ vào một thời điểm thích hợp<small>10</small>. Bên cạnh đó, khơng được giam giữ những người chưa </i>

thành niên vào cơ sở giam giữ khi chưa có lệnh giam giữ của cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính hoặc cơ quan cơng quyền khác khi lệnh đó chưa có hiệu lực.

Khi người chưa thành niên bị tạm giam tại cơ sở giam giữ thì ba mẹ hay người giám hộ phải được biết nội dung chi tiết về thông báo về việc tiếp nhận, chuyển giao hoặc trả tự do của người chưa thành niên dưới sự chăm sóc của họ tại thời điểm người chưa thành niên được đưa vào cơ sở giam giữ. Tạm giam tại cơ sở tạm giam thì những người chưa thành niên cần được giúp đỡ về mọi mặt, những mục tiêu và phương pháp chăm sóc đối với họ, những yêu cầu và thủ tục về kỷ luật, các biện pháp được phép để tìm kiếm thông tin và khiếu nại và mọi vấn đề khác cần thiết để họ có thể hiểu một cách đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian bị giam giữ<small>11</small>.

Người chưa thành niên được tạm giam riêng tách ra khỏi người thành niên, trừ khi họ là thành viên trong cùng một gia đình. Vì người chưa thành niên là đối tượng đặc biệt nên cần thiết phải thành lập cơ sở giam giữ riêng. Các cơ sở giam giữ người chưa thành niên cần phi tập trung hóa và có quy mơ phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi một nhất để tạo môi trường gặp gỡ thuận lợi giữ người chưa thành niên và gia đình họ. Vì tạm giam riêng một

<small>10 Quy tắc số 19, Các Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990. </small>

<small>11 Quy tắc số 27, Các Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

mình, tách biệt ra khỏi người thành niên nên được thiết lập và hịa nhập vào mơi trường xã hội, kinh tế và văn hóa của cộng đồng.

Về tiếp nhận, đăng ký, di chuyển và chuyển giao người chưa thành niên tạm giam được quy định chi tiết tại Quy tắc Havana<small>12. Theo đó, thì mọi nơi giam giữ người chưa thành </small>niên phải lưu giữ toàn bộ hồ sơ đầy đủ và an toàn về người chưa thành niên được tiếp nhận vào cơ sở giam giữ, bao gồm những thông tin về nhân dạng, sự việc và lý do đưa vào cơ sở giam giữ và cơ quan có thẩm quyền ra lệnh giam giữ, ngày và giờ tiếp nhận, chuyển giao và trả tự do, nội dung chi tiết các thông báo cho cha mẹ hay người giám hộ về việc tiếp nhận, chuyển giao hoặc trả tự do của người chưa thành niên dưới sự chăm sóc của họ tại thời điểm người chưa thành niên được đưa vào cơ sở giam giữ và chi tiết về tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần, kể cả việc lạm dụng rượu hoặc ma túy. Ngay sau khi người chưa thành niên bị tạm giam tại cơ sở tạm giam thì các thơng tin tạm giam phải thông báo ngay lập tức cho cha mẹ hay người giám hộ, hoặc thân nhân gần nhất của người chưa thành niên đó.

Khi được tiếp nhận vào trại, thì tất cả người chưa thành niên phải được cung cấp một bản nội quy của cơ sở giam giữ và một văn bản ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của họ bằng một ngôn ngữ mà họ hiểu được. Trong trường hợp họ không biết chữ và không hiểu ngơn ngữ dùng trong văn bản thì thơng tin nói trên cần được truyền đạt bằng cách nào đó để những họ có thể hiểu một cách đầy đủ. Mục đích của những việc làm này nhằm tạo điều kiện về thông tin dữ liệu, quy định, quy chế tổ chức nội bộ của cơ sở giam giữ, giúp họ tn thủ nội quy cũng như có những chính sách có lợi cho họ trong q trình tạm giam. Mặc

<i>khác, việc chuyên chở người chưa thành niên cần được tiến hành với chi phí của cơ quan quản lý cơ sở giam giữ bằng những phương tiện có thơng hơi và ánh sáng, với điều kiện không để người chưa thành niên phải chịu gian khổ và bị sỉ nhục. Người chưa thành niên không nên bị chuyển giao từ cơ sở này sang cơ sở khác một cách tùy tiện. </i>

Khi người chưa thành niên bị tạm giam sau khi được tiếp nhận vào cơ sở giam giữ thì mỗi người chưa thành niên cần được phỏng vấn và sẽ có một báo cáo về tình trạng sức khỏe, tâm lý và xã hội trong đó xác định bất kỳ nhân tố nào liên quan tới loại hình và mức độ chăm sóc và chương trình cho người chưa thành niên cần được chuẩn bị. Việc phân loại cũng như sắp đặt phòng giam đối với người chưa thành niên phải thật sự cân nhắc về nhu

<small>12 Quy tắc số 21 đến số 26, Các Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

cầu cụ thể, địa vị và những yêu cầu đặc biệt theo lứa tuổi, tính cách, giới tính, và thể loại tội phạm cũng như tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của họ và nhằm bảo đảm bảo vệ họ tránh khỏi những ảnh hưởng có hại và các tình thế rủi ro. Cơng ước cịn quy định tách người chưa thành niên ra khỏi người thành niên, trừ khi họ là thành viên trong cùng một gia đình. Tuy nhiên, thì người chưa thành niên vẫn có thể được tạm giam chung với người trưởng thành theo những điều kiện kiểm soát sau khi đã được chọn lựa kỹ lưỡng, như một phần của chương trình đặc biệt đã được chứng minh là có lợi cho người chưa thành niên liên quan. Và đặc biệt, cần thiết lập những cơ sở giam giữ mở cho người chưa thành niên, số lượng người càng ít càng tốt, tạo điều kiện cho họ được gần gũi với gia đình, người thân và hịa nhập với mơi trường xã hội, kinh tế và văn hóa của cộng đồng.

Việt thiết kế các cơ sở giam giữ người chưa thành niên và cơ sở vật chất phải phù hợp với mục đích phục hồi của việc điều trị nội trú, có quan tâm thích đáng tới nhu cầu của người chưa thành niên về sự riêng tư, kích thích giác quan, cơ hội kết giao với những người cùng lứa tuổi và tham gia các hoạt động thể thao, thể dục và những hoạt động giải trí. Thiết kế và cấu trúc của những cơ sở giam giữ người chưa thành niên cần hạn chế tối thiểu nguy cơ hỏa hoạn và đảm bảo việc sơ tán an toàn ra khỏi cơ sở giam giữ. Cần có hệ thống báo động hiệu quả trong trường hợp xảy ra hoả hoạn, cũng như phải có những quy trình chính thức và được luyện tập để bảo đảm an tồn cho người chưa thành niên. Khơng nên đặt các cơ sở giam giữ ở những khu vực được biết là có hại cho sức khỏe hoặc các mối nguy hiểm hay rủi ro khác. Nơi ngủ thơng thường gồm những phịng ngủ cho nhóm nhỏ hoặc cho cá nhân, có lưu ý tới các tiêu chuẩn địa phương. Trong giờ ngủ, cần có sự giám sát thường xuyên, kín đáo đối với mọi khu vực, kể cả những phòng ngủ cá nhân và phòng ngủ tập thể, để bảo đảm việc bảo vệ cho từng người chưa thành niên. Theo tiêu chuẩn quốc gia và địa phương, mỗi người chưa thành niên cần được cung cấp bộ đồ giường ngủ riêng và đầy đủ, sạch sẽ, được giữ ngăn nắp, và được thay đổi thường xuyên để bảo đảm vệ sinh. Trong chừng mực có thể, người chưa thành niên có quyền được sử dụng quần áo riêng của mình. Các cơ sở giam giữ cần bảo đảm rằng người chưa thành niên đều có quần áo riêng thích hợp với khí hậu và đủ để bảo đảm sức khỏe tốt cũng như không được mang tính chất hạ thấp nhân phẩm hoặc nhục mạ. Người chưa thành niên bị chuyển đi hoặc rời khỏi cơ sở giam giữ vì bất cứ lý do gì đều được phép mặc quần áo riêng của mình. Mọi cơ sở giam giữ phải bảo đảm rằng mọi người chưa thành niên đều được nhận thức ăn đã được chuẩn bị phù hợp và phục vụ vào giờ ăn bình thường, có chất lượng cũng như số lượng đáp ứng được

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

các tiêu chuẩn về chế độ ăn uống, vệ sinh và sức khỏe, và các u cầu về tơn giáo và văn hóa nếu có thể. Phải ln ln có đủ nước uống sạch cho mọi người chưa thành niên.<small>13</small>

Theo mục đích của Các Quy tắc, những định nghĩa sau phải được các Quốc gia thành viên áp dụng một cách tương ứng với hệ thống và quan niệm pháp luật riêng của quốc gia mình, trong đó người chưa thành niên là trẻ em hay thanh thiếu niên mà tùy theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xử lý khi phạm tội, theo phương thức khác với người lớn. Người chưa thành niên phạm tội là trẻ em hay thanh thiếu niên bị cáo buộc, hay bị kết luận là đã phạm tội.

Trong những trường hợp bắt giam người chưa thành niên, cha mẹ hay người giám hộ người chưa thành niên đó phải được thơng báo ngày về sự bắt giữ đó. Trong những trường hợp khơng thể thơng báo ngày thì cha mẹ hay người giám hộ người chưa thành niên đó phải được thơng báo trong thời gian sớm nhất có thể sau khi bắt giữ.

Sự tiếp xúc giữa những cơ quan thực hiện pháp luật và người chưa thành niên phạm tội phải được thực hiện theo cách tôn trọng địa vị pháp lý của người chưa thành niên, tăng cường phúc lợi cho người chưa thành niên và tránh làm tổn hại đến các em, trên cơ sở có xem xét thỏa đáng đến cảnh vụ án.

<b>2.1.3. Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người chưa thành niên năm 1985 (Quy tắc Bắc Kinh) </b>

Quy tắc Bắc Kinh cũng quy định hình thức tạm giam chờ xét xử được sử dụng như một phương kế cuối cùng và chỉ trong thời gian ngắn nhất có thể. Bất cứ khi nào có thể, hình thức tạm giam chờ xét xử cần được thay thế bằng những phương pháp khác như giám sát chặt chẽ, chăm sóc đặc biệt hoặc đưa về sống với gia đình hay tại một trung tâm giáo dục hoặc tại nhà. Mặc khác, người chưa thành niên bị tạm giam chờ xét xử phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn, giam giữ trong một trại giam riêng biệt hay một khu riêng của một trại giam cả người lớn. Bên cạnh đó, người chưa thành niên trong khi bị giam giữ phải được bảo vệ, chăm sóc và được nhận tất cả những sự giúp đỡ riêng cần thiết về mặt xã hội, giáo dục dạy nghề, tâm lý, y tế và thể chất mà các em có thể cần tùy theo tuổi tác, giới tính và cá tính.

<small>13 Quy tắc sô 31 đến số 37, Các Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân bao gồm một số điều cơ bản nhằm bảo vệ người chưa thành niên phạm tội trong các cơ sở giam giữ (phòng ở, cấu trúc nơi ở, giường chiếu, quần áo, khiếu nại và kiến nghị, liên hệ với thế giới bên ngoài, thức ăn, chăm sóc sức khỏe, lễ nghi tơn giáo, phân chia theo lứa tuổi, bố trí đội ngũ cán bộ nhân viên, việc làm…) và bao gồm cả những quy định về hình phạt, mức kỷ luật với những tội phạm nguy hiểm. Việc sửa đổi Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu này theo các đặc điểm riêng của những cơ sở giam giữ người chưa thành niên phạm tội trong phạm vi của Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về áp dụng tư pháp đối với người chưa thành niên là khơng thích hợp. Cần cố gắng cung cấp các phương tiện bán giam giữ như “nhà mở”, cơ sở giáo dục, những trung tâm đào tạo ban ngày và các cơ sở phù hợp khác có thể giúp đỡ người chưa thành niên trong q trình hịa nhập thích hợp vào xã hội. Quy tắc này cũng nhấn mạnh nhu cầu cần nhiều cơ sở, tiện nghi và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của những phạm nhân ít tuổi, để các em hòa nhập trở lại vào cộng đồng, và nhằm hướng dẫn, đem đến sự giúp đỡ mang tính xây dựng, như là một bước quan trọng trong quá trình các em tái hịa nhập thành cơng vào xã hội<small>14</small>.

Cán bộ, nhân viên quản lý là những người tiếp xúc và giao tiếp hằng ngày với phạm nhân là người dưới 18 tuổi. Do đó, phần nào họ cũng sẽ có những tác động to lớn đến tâm lý, hành vi của phạm nhân là người dưới 18 tuổi. Quy tắc Havana cũng đã đề cập, chỉ rõ việc cần thiết một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao phù hợp với nhu cầu phát triển tâm lý, nhận thức phát triển của phạm nhân là người dưới 18 tuổi, bao gồm một số các chuyên gia như nhà giáo dục, hướng dẫn viên dạy nghề, luật sư tư vấn, nhân viên công tác xã hội, chuyên gia tâm thần và tâm lý. Điều này được cụ thể hóa ở Quy tắc 81 của Havana:

<i>“Cần có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, bao gồm một số các chuyên gia như nhà giáo dục, hướng dẫn viên dạy nghề, luật sư tư vấn, nhân viên công tác xã hội, chuyên gia tâm thần và tâm lý. Những người này và các chuyên gia khác thông thường phải được tuyển dụng lâu dài. Điều này không loại trừ sự tham gia của những người làm việc bán thời gian hoặc tình nguyện viên nếu như mức độ hỗ trợ và đào tạo mà họ có thể cung cấp phù hợp và có lợi. Các cơ sở giam giữ cần sử dụng mọi nguồn lực khắc phục, giáo dục, đạo đức, tinh thần và các nguồn lực khác cũng như hình thức giúp đỡ phù hợp và sẵn có trong cộng </i>

<small>14 Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên, 1985 (Các quy tắc Bắc Kinh). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>đồng, tùy theo các nhu cầu cá nhân và vấn đề của người chưa thành niên bị giam giữ.”</i><small>15. </small>Các phạm nhân là người dưới 18 tuổi cịn là trẻ chưa thành niên, vì vậy việc quản lý cơ sở giam giữ tốt, tính tự giác, chính trực cao phụ thuộc vào trình độ, chun mơn, học vấn của cán bộ, nhân viên giam giữ tại cơ sở giam giữ. Do vậy, cơ quan quản lý cần phải có sự rà sốt chặt chẽ, tuyển dụng gắt gao để chọn ra những cá nhân xuất sắc cho vị trí này. Một mặt, vì tính chất cơng việc địi hỏi tính chun mơn địi hỏi họ phải đáp ứng khả năng của họ đối với công việc. Mặc khác, cần có những chính sách thù lao dành riêng cho họ, khuyến khích họ hồn thành tốt cơng việc, làm việc có trách nhiệm, hiệu quả, nhân văn và tận tâm, chun nghiệp, cơng bằng để họ có thể lấy được lịng tin, sự kính trọng của người chưa thành niên và mang lại năng lượng tích cực cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi, để họ thấy được đạo lý làm người, sự nhân văn trong cuộc sống. Cơ quan quản lý cần tăng cường tính tương tác lẫn nhau giữa các cán bộ, nhân viên trong từng cơ sở giam giữ. Khi cán bộ, nhân viên được tuyển dụng vào vị trí này họ phải đảm nhiệm một chức trách trong việc đào tạo cũng như là một phần tác động đến trẻ em. Bên cạnh đó, họ cần phải trau dồi cho bản thân mình ngày càng hồn thiện hơn, trách nhiệm hơn và khả năng chuyên môn, nghiệp của vụ, tham gia các khóa đào tạo chun mơn để bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn trước. Khi tiếp xúc với phạm nhân là người dưới 18 tuổi, vì là những đối tượng nhạy cảm, dễ bị tác động bởi những yếu tố xung quanh, do đó họ khơng được dùng lời lẽ cay nghiệt, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người chưa thành niên. Mặc khác, họ cần kiên quyết phản đối và đấu tranh chống những hành vi tham nhũng và phải thông báo không chậm trễ cho các cơ quan có thẩm quyền về hành vi đó. Bên cạnh đó, các cán bộ, nhân viên cần tôn trọng Các quy tắc của công ước này. Bất cứ ai nếu có lý do tin rằng hành động mà mình chứng kiến có thể vi phạm nghiêm trọng Các quy tắc này hoặc có khả năng dẫn tới việc vi phạm thì cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét hoặc thẩm quyền khắc phục. Hơn thế, mọi nhân viên cần bảo đảm bảo vệ đầy đủ sức khỏe thể chất và tinh thần của người chưa thành niên, kể cả việc bảo vệ họ khỏi sự bóc lột hay lạm dụng về thể xác, tình cảm và tình dục và phải hành động ngay để bảo đảm sự chăm sóc y tế khi cần thiết<small>16</small>.

<small>15 Quy tắc số 81, Các Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990 (Quy tắc Havana). </small>

<small>16</small><i><small> Nguyễn Thị Ngọc Hân (2022), Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi - So sánh quy định của </small></i>

<i><small>pháp luật Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, tr. 39. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>2.1.4. Bình luận chung số 24 (2019) về quyền trẻ em trong hệ thống tư pháp trẻ em </b>

Tương tự với các quy định chuẩn mực, hướng dẫn của quốc tế về giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi, họ những người chưa thành niên cần phải có sự tách biệt họ với cơ sở giam giữ người phạm tội là người trưởng thành. Do đó, tại Điều 85 của Công ước này quy định không được giam giữ chung trẻ em với người lớn, trừ trường hợp có lợi cho chúng<small>17</small>. Trẻ em là những đối tượng dễ bị tác động bởi mơi trường bên ngồi, dễ bị lợi dụng vì mục đích xấu, do vậy việc tạo mơi trường riêng biệt dành cho họ đảm bảo được môi trường giam giữ, tạo điều kiện về cơ sở giam giữ tốt nhất về cơ sở vật chất và chỗ ở tạo cơ sở thuận lợi cho việc họ tái hịa nhập cộng đồng, trở thành cơng dân có ích cho xã hội, đồng thời tạo ra sân chơi bổ sung, lành mạnh để họ có thể vui chơi, giải trí và học tập.

Mặc khác, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương về mặt tâm lý, tinh thần, do đó Cơng ước quy định nghiêm cấm sử dụng vũ lực đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi, theo đó thì việc sử dụng bạo lực là biện pháp cuối cùng và chủ được sử dụng nhằm bảo vệ phạm nhân khi họ có nguy cơ gây thương tích cho bản thân. Bên cạnh đó, Điều 95 của Công ước cũng quy định việc kỷ luật đối với người dưới 18 tuổi cần phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự của trẻ em, nghiêm cấm các biện pháp đảm kỷ luật: trừng phạt thân thể, đưa vào phịng giam tối, biệt giam, bất kỳ hình thức nào khác có thể tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của người chưa thành niên<small>18</small>.

Công ước đã có quy định cụ thể về việc giam giữ phạm nhân là người 18 tuổi, đó cũng là cơ sở tiếp nối, học hỏi, tiếp thu và là nguồn cơ sở to lớn mà các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải nội luật hóa chúng để mà xây dựng thành hệ thống văn bản pháp luật hồn chỉnh cho mình.

<b>2.1.5. Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955 </b>

Được thông qua tại Cuộc họp lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa Tội phạm và Đối xử với Người phạm tội, tổ chức tại Geneva năm 1955, và được Hội đồng Kinh tế - Xã hội phê chuẩn bằng các Nghị quyết 663C (XXIV) ngày 31/7/1957 và 2076 (LXII) ngày 13/5/1977<small>19</small>. Đây không phải là một công ước chuyên biệt, chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phạm nhân là người dưới 18 tuổi, tuy nhiên như đã phân tích thì phạm nhân

<small>17 Điều 85, Bình luận chung số 24 (2019) về quyền trẻ em trong hệ thống tư pháp trẻ em. </small>

<small>18 Điều 95, Bình luận chung số 24 (2019) về quyền trẻ em trong hệ thống tư pháp trẻ em. </small>

<small>19 Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

là người dưới 18 tuổi cũng mang tư cách phạm nhân nên cơng ước này cũng có nhiều hướng dẫn đối với cơng tác THAHS với phạm nhân nói chung, phạm nhân là người dưới 18 tuổi nói riêng.

Ở quy tắc tắc này, liên quan đến giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi, quy tắc số 8 đặt ra việc cần phải cách lý các loại tù nhân, theo đó “tù nhân thanh thiếu niên phải được giam tách riêng với tù nhân là người trưởng thành”<small>20. Bên cạnh đó, tù nhân thanh thiếu </small>niên chưa thành án phải được giam giữ riêng với những người lớn và về nguyên tắc phải được giam giữ trong nhà tù riêng được quy định tại quy tắc số 85<small>21</small>. Ngoài các quy định riêng biệt ở hai quy tắc kể trên thì phạm nhân là người dưới 18 tuổi phải được đảm bảo các điều kiện tối thiểu đối với tù nhân nói chung.

Qua đó có thể thấy được quốc tế có sự quan tâm sâu sắc đến với người chưa thành niên nói chung và phạm nhân là người dưới 18 tuổi nói riêng, tuy nhiên tất cả các quy định trên khơng mang tính ràng buộc mà là cơ sở, lý luận chung cho các quốc gia trên thế giới làm tiền đề nội luật hóa các quy định quốc gia mình.

<b>2.2. Pháp luật một số quốc gia trong quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi </b>

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người trên thế giới, trẻ em là một trong những đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc, ni dưỡng trong độ tuổi phát triển; mặc khác, chúng ta cũng có những biện pháp áp dụng đối với trẻ em khi chúng vi phạm liên quan đến pháp luật. Chính vì vậy, một số nước đã ban hành cho mình một số đạo luật phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và hoàn cảnh quốc gia nhằm điều chỉnh phạm nhân là người dưới 18 tuổi. Qua đó, xuất hiện một số quốc gia bên cạnh sẽ có những điểm tương đồng về quy định đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi, đồng thời sẽ có những điểm khác biệt ở các quốc gia, điểm hình là các nước Áo, Ba Lan và Nhật Bản. Ở các quốc gia này, có quy định khá tương đồng với pháp luật quốc tế về giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi và quy định của pháp luật Việt Nam, tuy nhiên ở họ cũng sẽ có những quy định khác để phù hợp với hoàn cảnh quy định của đất nước mình, và đâu đó ở họ cũng có những điểm mới chúng ta cần học hỏi thêm ở hoàn thiện pháp luật quốc gia. Truyền thống,

<small>20 Quy tắc số 8, Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955. </small>

<small>21 Quy tắc số 85, Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

bản sắc dân tộc là điều tất yếu, do vậy trên tinh thần là học hỏi nhưng phải phù hợp với thuần phong mỹ tục với Việt Nam, không trái với chuẩn mực đạo đức xã hội.

<b>2.2.1. Pháp luật nước Áo về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi </b>

Áo là một trong những quốc gia có quy định chung về thi hành án tù đối với người chưa thành niên sẽ được áp dụng cho việc thi hành án tù đối với người chưa thành niên. Điều đó được xây dựng nên thành một Đạo luật Tòa án Vị thành niên 1988 - JGG.

Theo đó, trong trại giam vị thành niên, tù nhân cần được giáo dục để cư xử phù hợp với pháp luật và yêu cầu của đời sống cộng đồng. Nếu thời hạn của bản án cho phép, họ nên được đào tạo trong một nghề tương ứng với kiến thức, kỹ năng của họ và, nếu có thể, với hoạt động và khuynh hướng trước đây của họ<small>22</small><i>. </i>

Tù nhân vị thành niên phải được tách ra khỏi tù nhân đã trưởng thành không bị giam giữ ở người chưa thành niên. Tuy nhiên, việc tách biệt có được miễn trừ nếu, trong hồn cảnh, khơng có lý do gì để sợ rằng các tù nhân vị thành niên sẽ bị ảnh hưởng có hại hoặc

<i>thiệt thịi. </i>

Việc xử tử tù nhân vị thành niên trong các cơ sở đặc biệt được chỉ định cho mục đích này hoặc các bộ phận đặc biệt của các cơ sở khác để thi hành án giam giữ có thể, trong chừng mực khơng có lý do gì để sợ rằng điều này sẽ có ảnh hưởng có hại hoặc bất lợi nào khác đối với tù nhân vị thành niên: 1. Tù nhân trưởng thành dưới hai mươi tuổi, và; 2. Các tù nhân sẽ bị giam giữ trong trại giam vị thành niên là cấp dưới cho đến khi họ đến hai mươi bốn. Nếu, tại thời điểm đến hai mươi bốn tuổi, có khả năng chỉ cịn lại một bản án không quá một năm sẽ được thi hành, hoặc nếu việc chuyển đến một tổ chức dành cho việc thi hành án giam giữ cho người lớn sẽ liên quan đến những bất lợi đặc biệt cho tù nhân, tù nhân có thể vẫn thuộc hệ thống hình sự vị thành niên để thi hành phần còn lại của bản án. Trong mọi trường hợp, một tù nhân đã đến hai mươi bảy tuổi sẽ không bị giam giữ ở tuổi vị thành niên<small>23</small>.

Trong trường hợp khơng có cơ sở đặc biệt hoặc bộ phận đặc biệt dành cho tù nhân vị thành niên thuộc giới tính nữ, các bản án giam giữ sẽ được thực hiện đối với những người chưa thành niên đó trong các cơ sở hình sự và nhà tù tư pháp nói chung. Việc phóng thích

<small>22 Điều 53, Đạo luật Tòa án Vị thành niên 1988 - JGG </small>

<small>23 Điều 55, Đạo luật Tòa án Vị thành niên 1988 - JGG </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

người chưa thành niên và tù nhân đã thành niên bị giam giữ vị thành niên cũng có thể diễn ra trong các nhà tù tư pháp.

Việc thi hành các biện pháp phòng ngừa đối với người chưa thành niên liên quan đến tước quyền tự do phải được thực hiện trong các cơ sở được chỉ định để thực hiện các biện pháp này đối với người thành niên theo Điều 58 và Điều 59 của Đạo Luật Nhà tù hoặc trong các cơ sở hoặc bộ phận dành cho việc xử tử người chưa thành niên trong tù. Bộ Tư pháp Liên bang chịu trách nhiệm xác định tổ chức sẽ áp dụng những sửa đổi thích đáng liên quan đến việc tách người chưa thành niên được cung cấp để thi hành một biện pháp phòng ngừa khỏi người lớn và tù nhân vị thành niên<small>24</small>.

Mặc khác, trong trường hợp hành quyết và chuyển giao, phải cẩn thận để đảm bảo rằng tù nhân không tiếp xúc với cơng chúng càng nhiều càng tốt. Nếu khơng có mối quan tâm nào trong trường hợp cá nhân, việc hành quyết và chuyển giao sẽ được thực hiện bởi các quan chức mặc thường phục. Các tù nhân nữ phải đi cùng với các sĩ quan nữ nếu có thể.

<b>2.2.2. Pháp luật nước Ba Lan về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi </b>

Theo quy định của pháp luật Ba Lan thì “vị thành niên là một người chưa được coi là người lớn trong luật hình sự (trước khi bước sang tuổi 17); trẻ vị thành niên là một người trước khi tròn 21 tuổi (trong bản án sơ thẩm trước khi tròn 24 tuổi)”. Nếu như phạm nhân trẻ tuổi chưa thành niên phạm tội hình sự thì sẽ có các cơ sở giam giữ (tạm thời) khác dành cho chưa thành niên: nhà tạm trú cho người chưa thành niên, nhà trọ, sở cảnh sát cơ sở dành cho trẻ em, trung tâm giáo dục vị thành niên, cơ sở tâm thần (khu dành cho vị thành niên) hoặc cơ sở nhà chăm sóc xã hội chuyên biệt - đây là những trung tâm tạm trú dành cho họ, có cơ sở, đơn vị hoặc buồng giam riêng dành cho phạm nhân chưa thành niên.

Theo quy định, những tù nhân trẻ tuổi như vậy được giữ riêng biệt với những người lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, nếu có lý do giáo dục, Bộ luật Hình sự hành pháp cho phép sắp xếp một thanh niên tù nhân với một người lớn. Phạm nhân trẻ tuổi không thể bị giam giữ trong các phòng giam riêng lẻ.

Phạm nhân chưa thành niên được giáo dục ở hầu hết các cơ sở. Theo điều 66 của Đạo luật Tư pháp Vị thành niên, việc đào tạo chung và dạy nghề phải được cung cấp cho tất cả

<small>24 Điều 57, Đạo luật Tòa án Vị thành niên 1988 - JGG </small>

</div>

×