Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Bảo Quản, Xử Lý Vật Chứng Là Gỗ Trong Quá Trình Giải Quyết Vụ Án Hình Sự Về Tội Vi Phạm Quy Định Về Khai Thác, Bảo Vệ Rừng Và Lâm Sản.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 71 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài </b>

Việc khai thác rừng trái phép, hủy hoại rừng hay những tội phạm khác về rừng đã có từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù các Cơ quan chức năng vẫn đang ra sức ngăn chặn nhưng tội phạm này vẫn còn tồn tại và tiếp tục diễn biến phức tạp; theo đó, số vụ việc phát hiện và xử lý vi phạm ngày càng tăng. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong năm 2018, lực lượng chức năng đã phát hiện trên 12.900 vi phạm pháp luật về rừng. Điều đáng nói là số vụ phá rừng giảm nhưng số vụ bị xử lý, khởi tố hình sự lại tăng mạnh với 363 vụ, tăng 51 vụ (tăng 16%) so với năm 2017, trên 16.027 m<small>3</small> gỗ các loại bị tịch thu (giảm 7% so với năm 2017). Cũng trong năm 2018, có 4.967 vụ vận chuyển, mua bán trái pháp luật gỗ, lâm sản (giảm 25% so với năm 2017) bị phát hiện và xử lý, tịch thu 16.027 m<small>3</small> gỗ<small>1</small>.

Không chỉ dừng lại ở đó, khoảng thời gian đại dịch Covid 19 kéo dài khiến tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, đây cũng là “thời cơ” cho sự bùng nổ của tội phạm, đặc biệt là tội phạm liên quan đến xâm phạm rừng. Cụ thể, chỉ riêng trong năm 2022, cơ quan CSĐT Công an huyện Kông Chro đã khởi tố 3 vụ/17 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” và 3 vụ/3 bị can về tội “Hủy hoại rừng”<small>2</small>. Bên cạnh đó, chỉ trong năm 2022 ở huyện Hướng Hóa đã có 10 vụ “Hủy hoại rừng”, 2 vụ “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng”<small>3</small>. Từ những thực tiễn đó, có thể thấy rằng các tội phạm về rừng chưa bao giờ hết là nỗi lo ngại của cả Cơ quan chức năng và người dân. Rừng luôn là một tài sản quý giá hàng đầu của một quốc gia, nó khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn về mặt quốc phịng, an ninh. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo vệ rừng cũng như các sản vật của rừng, trong đó có gỗ. Vì mục đích chủ yếu của các tội xâm phạm rừng là vì vụ lợi, mong muốn chiếm đoạt số gỗ trái phép. Phải biết rằng gỗ là một loại sản vật quý giá. Tuy nhiên, đây cũng là loại sản vật dễ hư hỏng và cần sự bảo quản trong một môi trường phù hợp. Trong khi việc xử lý một vụ án hình sự thường kéo dài do nhiều nguyên nhân

<small>1</small> <i><small>Kim Yến (2020), Góc nhìn Đại biểu: Giải pháp nào cho vấn nạn phá rừng?, </small></i>

<small>quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=44130, truy cập ngày 08/8/2023 </small>

<small>2</small><i><small> Xuân Nha (2023), Quyết liệt đấu tranh tội phạm vi phạm pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng, </small></i>

<small>cong-tac-quan-ly-bao-ve-rung-140790.html, truy cập ngày 08/8/2023 </small>

<small> Hoài Nam (2023), Trăn trở xung quanh những phiên tòa xét xử tội “Hủy hoại rừng”, </small></i>

<small>rung/175905.htm, truy cập ngày 08/8/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

nhau. Điều này cũng làm suy giảm chất lượng và giá trị của gỗ. Từ đó cũng đặt ra nhiều thách thức và đòi hỏi hơn đối với các chủ thể có thẩm quyền.

Mặt khác, hiện nay các quy định của pháp luật chưa có sự rõ ràng trong việc quy định các cách thức bảo quản, xử lý các sản vật là gỗ nói chung trong các vụ án hình sự trong các tội phạm liên quan đến rừng và vật chứng là gỗ trong tội vi phạm các quy định về bảo vệ, khai thác rừng và lâm sản nói riêng. Do đó, một yêu cầu cấp thiết là cần có những quy định hay hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn trong nhằm phục vụ các công tác bảo quản, xử lý với số gỗ này. Đồng thời, hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu về việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án vi phạm quy định về bảo vệ, khai thác rừng và lâm sản, việc lựa chọn đề tài này để nghiên cứu để nhằm hướng tới việc tìm ra những khó khăn vướng mắc và hoàn thiện pháp luật.

Với định hướng xây dựng một xã hội phát triển, ngày càng đặt mục tiêu cao hơn trong cuộc sống, giảm thiểu sự phát triển của tội phạm nói chung và tội phạm kinh tế nói riêng, đưa đất nước phát triển bền vững cũng chính là một mục tiêu lớn và là lý do mà nhóm tác giả chọn nghiên cứu về đề tài này.

<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài a. Tình hình nghiên cứu trong nước </b>

Sau khi thu thập và tổng hợp những tài liệu những công trình nghiên cứu khoa học trong nước, nhóm tác giả nhận thấy có những tài liệu liên quan. Cụ thể như sau:

<i>Thứ nhất, cơng trình trong trường: </i>

<i>- Trần Thị Hoài Vũ (2013), Vật chứng trong tố tụng hình sự lý luận và thực </i>

<i>tiễn, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật TP HCM; </i>

<i>- Trần Thị Huyền (2009), Vật chứng trong tố tụng hình sự, Khóa luận tốt </i>

nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật TP HCM;

<i>- Võ Hồng Phong (2013), Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP HCM. </i>

<i>Thứ hai, cơng trình ngồi trường: </i>

<i>- Nguyễn Tất Trình (2021), “Vướng mắc trong xử lý một số loại vật chứng”, </i>

<i>Tạp chí Kiểm sát, số 11/2021, tr.45; </i>

- Ngô Văn Vịnh, Nguyễn Duy Quang (2015), “Sửa đổi, bổ sung các quy định về vật chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”, số 6/2015, tr.57,58.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

- Hồ Quân, “Bàn về nội hàm khái niệm vật chứng theo quy định tại Điều 89 BLTTHS 2015”. truy cập ngày 10/10/2022;

- “Vấn đề xử lý vật chứng lâm sản là gỗ thuộc sở hữu Nhà nước trong các vụ án hình sự vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, truy cập ngày 10/102022;

- Mai Bộ, “Vật chứng và việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự”, truy cập ngày 10/10/2022.

<b>b. Tình nghiên cứu ngồi nước </b>

Qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm tác giả đã tổng hợp lại những tài liệu có liên quan đến việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Cụ thể:

- Wiedenhoeft (2006), “Wood evidence: Proper collection, documentation, and

<i>storage of wood evidence from a crime scene”, Evidence technology magazine,Vol. 4, </i>

No. 3 (May/June 2006), pages 30-32, 36-37;

- VA U.S. Department of Justice Federal Bureau of Investigation (1994), “Proceedings of the international symposium on the forensic aspects of trace evidence”, June 24-28, pages 91-111;

- National Institute of Standards and Technology (2013), “The Biological Evidence Preservation Handbook: Best Practice for Evidence Handler”, truy cập ngày 10/10/2022;

- U.S. Department of Justice - National Institute of Justice (2000), Crime Scene

truy cập ngày 11/10/2022;

- Salisbury University Police Department (2012), “Chapter 83 - Collection and Preservation of Evidence”, truy cập vào ngày 10/10/2022;

- Evidence Collection Guidelines, investigator.net/collect.html#7, truy cập ngày 12/10/2022;

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

me-scene-- Guideme-scene--forme-scene--Conductingme-scene--Marineme-scene--Fireme-scene--Investigations, content/uploads/2017/08/Guide-for-Conducting-Marine-Fire-Investigations-Chapter-5.pdf, truy cập 13/10/2022.

<b> Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i>- Mục tiêu nghiên cứu: </i>

Làm cơ sở lý luận về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản theo quan điểm khoa học.

Tìm hiểu, nghiên cứu, lý giải các quy định của pháp luật và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Từ đó, phát hiện ra những ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng pháp luật tại Việt Nam.

Rút ra những kinh nghiệm lập pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thống nhất việc áp dụng pháp luật về xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trên phạm vi cả nước.

<i>- Đối tượng nghiên cứu: </i>

Đối tượng nghiên cứu là vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản tại Việt Nam.

<i>- Phạm vi nghiên cứu: </i>

Về nội dung: Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ở các quốc gia và Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Về không gian và thời gian: Nhóm tác giả nghiên cứu vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến quá trình bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trong giai đoạn từ năm 2018 đến nay. Số liệu và các vụ án điển hình trong đề tài này được khảo sát trong phạm vi cả nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><b>4. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng 04 phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:

- Phương pháp luận, theo đó nhóm tác giả sẽ sử dụng hệ thống những luận điểm, lý luận làm cơ sở, có chức năng làm nền tảng cho bài nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích, nghiên cứu, tổng hợp để mô tả khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn quy định pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

- Phương pháp thu thập số liệu để tìm kiếm và tổng hợp thông tin, kiến thức, lý thuyết từ các nguồn có sẵn trước đó. Từ đó, xây dựng quan điểm của bài nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra xã hội học, phát phiếu khảo sát nhằm nghiên cứu và nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc tồn đọng trên thực tế khi thực hiện hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

- Phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình. Đây là phương pháp mà nhóm tác giả sẽ sử dụng trong quá trình nghiên cứu thực tiễn qua các bản án, quyết định của tòa án trong khi xét xử vụ án hình sự liên quan đến vấn đề của bài nghiên cứu.

Chương II: Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Chương III: Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Chương IV: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MỤC LỤC

<b>CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN .. 1</b>

<b>Giới thiệu chương I ... 11.1 Khái niệm về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 1</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm về bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 11.1.2 Khái niệm về xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 3</b></i>

<b>1.2 Đặc điểm của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 41.2 Cơ sở, nguyên tắc và ý nghĩa của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 6</b>

<i><b>1.2.1 Cơ sở bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 61.2.2 Nguyên tắc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 101.2.3 Ý nghĩa của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 12</b></i>

<b>Kết luận Chương I ... 14CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN ... 15</b>

<b>Giới thiệu chương II ... 15</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2.1 Quy định của pháp luật về bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 15</b>

<i><b>2.1.1 Chủ thể có thẩm quyền đối với bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 152.1.2 Cách thức bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 17</b></i>

<b>2.2 Quy định của pháp luật về xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản .... 18</b>

<i><b>2.2.1 Chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 192.2.2 Cách thức xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 21</b></i>

<b>Kết luận chương II ... 22CHƯƠNG III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN ... 24</b>

<b>Giới thiệu Chương III ... 243.1 Kết quả đạt được trong việc áp dụng pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ... 243.2 Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. ... 26</b>

<i><b>3.2.1 Khó khăn trong quá trình bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.</b></i>

<i> ... 26</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>3.2.2 Khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng </b></i>

<i><b>và lâm sản. ... 29</b></i>

<b>3.3 Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản... 36</b>

<i><b>3.3.1 Nguyên nhân xuất phát đến từ yếu tố con người ... 36</b></i>

<i><b>3.3.2 Nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố tự nhiên bên ngoài ... 38</b></i>

<i><b>3.3.3 Nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật những quy định về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ ... 38</b></i>

<i><b>Kết luận chương III ... 39</b></i>

<b>CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN ... 40</b>

<b>Giới thiệu chương IV ... 40</b>

<b>4.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật ... 40</b>

<b>4.2 Các giải pháp khác ... 47</b>

<i><b>Kết luận chương IV ... 48</b></i>

<b>KẾT LUẬN ... 50DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI</b>

<b>PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM </b>

<b>QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN Giới thiệu chương I </b>

Trong chương đầu tiên của đề tài bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, khái quát về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ. Đây được xem là những nội dung quan trọng, mang tính cốt lõi, là nền tảng vững chắc phục vụ cho quá trình nghiên cứu . Thơng qua việc phân tích và làm rõ một số khái niệm cơ bản, đặc điểm , cơ sở, nguyên tắc và ý nghĩa của hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản sẽ giúp bài viết có tính hệ thống, nhất qn ngay từ đầu. Những nội dung ở Chương I sẽ cung cấp những kiến thức, thông tin nền tảng, tạo tiền đề nhằm nghiên cứu tốt những chương tiếp theo của đề tài này.

<b>1.1 Khái niệm về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm về bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b></i>

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự. Trong từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, xuất bản năm 1997 có giải thích: “Vật chứng là cái có hình khối, tồn tại trong khơng gian, có thể nhận biết được”<small>4</small>. Từ khái niệm này ta có thể thấy rằng vật chứng chính là một dạng thể có hình khối cụ thể, có thể nhận biết được bằng các giác quan hoặc bằng các phương tiện khoa học kỹ thuật và tồn tại trong không gian.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 89 BLTTHS 2015, vật chứng được xác định là “vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản,

<i>vật chứng là gỗ có thể được xác định thuộc nhóm vật mang dấu vết tội phạm hoặc nhóm </i>

<i>vật là đối tượng của tội phạm. So với những loại vật chứng khác, vật chứng là gỗ trong </i>

vụ án hình sự này có những điểm đặc biệt. Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Lâm nghiệp 2017, lâm sản được xác định là “sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực </i>

<i>vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến”. Như vậy, gỗ chính là sản phẩm khai thác từ </i>

rừng và được xem là lâm sản.

Ở các vụ án này, vật chứng là gỗ là nguồn chứng cứ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình giải quyết vụ án. Không chỉ ẩn chứa những thông tin về dấu vết tội phạm, loại vật chứng là gỗ cịn có tác động đến phán quyết của tòa án, ảnh hưởng đến hình phạt đối với tội phạm và xác định mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người phạm tội.

Từ những lý luận và phân tích trên, chúng ta đã phần nào hiểu được khái niệm được vật chứng theo quy định của Luật TTHS và vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản để từ đó đi vào nghiên cứu chi tiết thế nào là bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự này.

Bảo quản trong từ điển tiếng Việt được định nghĩa là “giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt” cho nên bảo quản vật chứng được hiểu là việc cất giữ bảo vệ đối với vật chứng đã được thu thập nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của vật chứng, tránh cho vật chứng biến đổi về hình tượng, nội dung nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự.

Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa, diễn giải về khái niệm bảo quản vật chứng. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái qt thì bảo quản vật chứng là một chuỗi các hoạt động nhằm giữ cho vật chứng nguyên vẹn cả về mặt giá trị thực tế và giá trị chứng minh. Dựa trên tinh thần tại Điều 90 BLTTHS 2015, nhóm tác giả tiếp cận khái niệm bảo quản vật chứng là gỗ với nội hàm như sau: “Bảo quản vật chứng là gỗ là hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm giữ nguyên giá trị sử dụng và giá trị chứng minh của chúng trong q trình giải quyết vụ án”.

Có thể thấy, q trình giải quyết vụ án hình sự thường trải qua nhiều giai đoạn, thời gian giải quyết vụ án hình sự thường kéo dài có khi vài tháng nhưng cũng có khi lên đến vài năm. Vì lẽ đó, việc bảo quản vật chứng là yêu cầu cần thiết trong q trình giải quyết vụ án. Mục đích của hoạt động này là nhằm giữ nguyên giá trị sử dụng và giá trị chứng minh của vật chứng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, tránh những thiệt hại khơng đáng có.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>1.1.2 Khái niệm về xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b></i>

Tương tự như bảo quản vật chứng, hiện nay pháp luật thực định vẫn chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm xử lý vật chứng. Trong từ điển tiếng Việt, “xử lý” được biết đến là một động từ với những cách hiểu là: “Tạo ra những tác động vật lý, tác động hóa học nhất định để biến đổi phù hợp với mục đích; áp dụng vào cái gì đó những thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng; xem xét và giải quyết về mặt tổ chức một vụ việc nào đó”<small>5</small>. Với nội hàm nhằm chỉ rõ một hoạt động nào đó phải giải quyết và hồn thành, dưới góc độ pháp lý, từ điển Luật học giải thích “xử lý vật chứng là xem xét, giải quyết những vật chứng đã thu thập được”<small>6</small>. Trên thực tế, có quan điểm cho rằng: “Xử lý vật chứng được hiểu là việc cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng những hình thức xử lý phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng loại vật chứng nhằm xóa bỏ hay khơi phục quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của người quản lý hợp pháp đối với vật chứng của vụ án”<small>7</small>.

Cùng đồng nhất với quan điểm trên, tác giả Thái Chí Bình cũng cho rằng: “Xử lý vật chứng được hiểu là việc cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng những hình thức xử lý phù hợp tính chất, đặc điểm của người quản lý hợp pháp đối với vật chứng của vụ án”<small>8</small>. Như vậy, từ những cách hiểu về khái niệm xử lý vật chứng nói trên, có thể thấy các tác giả đều có điểm chung nhất định là khẳng định bản chất của xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự là hoạt động tiếp theo của quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá vật chứng nên yêu cầu không được làm mất đi giá trị chứng minh của chúng. Người tiến hành tố tụng có trách nhiệm đưa ra hình thức xử lý phù hợp với đặc điểm của từng loại vật chứng, nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan, bảo đảm giải quyết vụ án một cách trung thực, đúng đắn, khách quan.

Từ những quan điểm này, nhóm tác giả tiếp cận thuật ngữ “xử lý vật chứng” với nội hàm như sau: “Xử lý vật chứng là hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, các chủ thể có thẩm quyền sẽ đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp với từng loại vật chứng thu được trong

<small>5</small><i><small> Huỳnh Thị Mộng Tuyền (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹLuật </small></i>

<small>học. </small>

<small>6</small><i><small> Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp. </small></i>

<small>7“Bàn về xử lý vật chứng trong một số trường hợp pháp luật chưa có quy định”, truy cập ngày 06/06/2023. </small>

<small>8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

quá trình giải quyết vụ án nhằm xóa bỏ điều kiện hỗ trợ cho hành vi phạm tội, khôi phục quyền lợi của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp”.

<b>1.2 Đặc điểm của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b>

Với những khái niệm về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ được phân tích ở trên, có thể hiểu đây là chuỗi hoạt động tiếp nối sau hoạt động tìm kiếm, thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Quá trình bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ hướng đến mục tiêu chung là phục vụ công tác điều tra, rút ngắn thời gian giải quyết vụ án nhưng vẫn đảm bảo khách quan, cơng bằng, mang lại kết quả chính xác trong khâu giám định thiệt hại, giám định các tình tiết chứng minh hành vi vi phạm của người phạm tội, xác định “số phận” vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án.

Hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản có những đặc điểm cơ bản sau:

<i>Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền bảo quản, xử lý vật chứng là các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này được quy định chi tiết tại Điều 90, Điều 106 BLTTHS 2015. </i>

Mà cơ quan tiến hành tố tụng theo khoản 1 Điều 34 BLTTHS 2015 bao gồm: Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Điều này xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan này. Do đó, trong q trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, chủ thể có trách nhiệm phải bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ là Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án. Các cơ quan có trách nhiệm bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ mà làm mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, hủy hoại vật chứng… thì tùy theo mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những cá nhân bảo quản vật chứng nhưng cố tình thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự, và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.

<i>Thứ hai, đối tượng của hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản là gỗ. So với những </i>

loại vật chứng khác, vật chứng là gỗ có những đặc điểm riêng biệt. Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017, gỗ chính là sản phẩm khai thác từ rừng và được xem là lâm sản. Vật chứng này thường có kích thước lớn, cồng kềnh nên việc vận chuyển ra khỏi rừng và bảo quản gặp nhiều khó khăn, phát sinh thêm chi phí th kho bãi để bảo quản vật chứng. Chưa dừng lại ở đó, gỗ dễ bị mục nát, mối mọt, cong vênh. Vì vậy, nếu quá trình điều tra diễn ra lâu dài thì việc thu thập vật chứng là gỗ sẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

bất cập hơn, việc định giá cũng gặp nhiều trở ngại bởi giá trị của vật chứng sẽ bị giảm sút, khó định giá chính xác giá trị của chúng, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình điều tra.

<i>Thứ ba, bảo quản, xử lý chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản không chỉ được tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án mà cịn được thực hiện ngay cả khi vụ án đã kết thúc (có thể là vụ án </i>

bị đình chỉ trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử hoặc được xét xử xong và bản án có hiệu lực pháp luật)<small>9</small>. Đối với công tác bảo quản vật chứng, vật chứng là gỗ có thể được bảo quản ngay tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cũng có thể tiến hành bảo quản tại hiện trường vụ án, giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản. Đối với cơng tác xử lý vật chứng, hiện nay có các biện pháp xử lý vật chứng là gỗ như: tịch thu sung công quỹ, trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, xử lý bằng hình thức bán…. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của vụ án mà chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý cũng khác nhau. Nếu vụ án bị đình chỉ trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng là chủ thể có thẩm quyền quyết định hình thức, biện pháp xử lý vật chứng. Việc xử lý này sẽ được lập thành văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án<small>10</small>. Trong trường hợp vụ án vi phạm quy định về tội khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản được xét xử, nội dung xử lý vật chứng là gỗ sẽ là một phần quan trọng trong Quyết định của bản án. Tại đây, hình thức xử lý vật chứng sẽ do HĐXX quyết định và cơ quan thi hành án sẽ có nhiệm vụ thực thi quyết định xử lý vật chứng này khi bản án có hiệu lực pháp luật.

<i>Thứ tư, hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ phải dựa trên quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Mọi quyết định liên quan đến bảo quản, xử lý vật chứng là </i>

gỗ đều có ảnh hưởng đến q trình giải quyết vụ án, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức có liên quan. Do đó, để đảm bảo vụ án được giải quyết một cách khách quan, chính xác, nhanh chóng; bảo vệ quyền lợi của những người có liên quan, pháp luật tố tụng hình sự đã quy định hình thức, thủ tục chặt chẽ, công khai, minh bạch<small>11</small>. Các chủ thể khi tiến hành bảo quản, xử lý vật chứng bắt buộc phải tuân thủ theo những quy định này.

<i>Thứ năm, bảo quản và xử lý vật chứng là gỗ có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau. “Nếu như vật chứng được thu thập, bảo quản và dùng làm căn </i>

<small>9</small><i><small>Thái Chí Bình (2010), Vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học. </small></i>

<small>10</small><i><small>Thái Chí Bình (2010), Vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học. </small></i>

<small>11</small><i><small>Huỳnh Thị Mộng Tuyền (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩluật </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

cứ để chứng minh tội phạm, người phạm tội thì xử lý vật chứng có vai trò ảnh hưởng tới việc củng cố, làm tăng giá trị chứng minh của vật chứng và những ý nghĩa về pháp lý, kinh tế, xã hội”<small>12</small>. Mối quan hệ biện chứng, ràng buộc giữa khâu bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ được thể hiện ở phương diện: tính chất, đặc điểm của vật chứng được thu thập, bảo quản trong vụ án hình sự có ảnh hưởng đến hình thức xử lý vật chứng. Tương ứng với từng đặc điểm riêng biệt của loại vật chứng, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đưa ra hình thức xử lý phù hợp. Vì gỗ có đặc điểm là dễ bị mối mọt xâm hại, dễ bị biến đổi tính chất vật lý dưới sự tác động của nhiệt độ, độ ẩm…nên sau khi hồn thành vai trị làm căn cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật, vật chứng này được xử lý bằng hình thức: bán đấu giá, tịch thu sung công quỹ nhà nước, trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp…

Bên cạnh đó, thu thập, bảo quản vật chứng là gỗ là giai đoạn tiền đề cho hoạt động xử lý vật chứng. Nếu khơng tiến hành tìm kiếm, thu thập, bảo quản vật chứng là gỗ hiệu quả thì có thể sẽ khơng có giai đoạn xử lý vật chứng. Mặc dù xử lý vật chứng là gỗ có vị trí phụ thuộc vào hoạt động bảo quản vật chứng nhưng nó có vai trị ảnh hưởng đến việc củng cố và làm gia tăng giá trị chứng minh, đảm bảo mục đích thu thập, bảo quản vật chứng.

<i><b>Thứ sáu, quá trình bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ hướng đến mục tiêu chung </b></i>

là phục vụ công tác điều tra, rút ngắn thời gian giải quyết vụ án nhưng vẫn đảm bảo khách quan, công bằng, mang lại kết quả chính xác trong khâu giám định thiệt hại, giám định các tình tiết chứng minh hành vi vi phạm của người phạm tội, xác định “số phận” vật chứng sau khi vụ án được xét xử. Nếu bảo quản vật chứng là gỗ nhằm giữ nguyên giá trị sử dụng và giá trị chứng minh thì xử lý vật chứng hướng đến mục đích bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan, bảo đảm tính đúng đắn, khách quan trong

<b>quá trình giải quyết vụ án. </b>

<b>1.2 Cơ sở, nguyên tắc và ý nghĩa của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b>

<i><b>1.2.1 Cơ sở bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b></i>

<i>1.2.1.1 Cơ sở lý luận </i>

Gỗ là đối tượng tác động chính trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Vốn là một nguồn chứng cứ quan trọng, vật chứng

<small>12</small><i><small> Huỳnh Thị Mộng Tuyền (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹluật </small></i>

<small>học. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

là gỗ ngồi mang trên mình những thơng tin, dấu vết của tội phạm, có giá trị chứng minh trong vụ án, nó cịn là tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý hợp pháp của Nhà nước, cá nhân, tổ chức có liên quan.

Chính vì vậy, để đảm bảo và nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời bảo đảm một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan trong vụ án, việc quy định chi tiết nội dung của hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong các vụ án hình sự nói chung và những vụ án liên quan về vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản nói riêng là hết sức cần thiết, đảm bảo duy trì tính khách quan, cơng lý, cơng bằng trong xã hội.

Việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường tính nghiêm khắc của chế tài hình sự đối với người phạm tội. Do đó để giải quyết đúng đắn trách nhiệm hình sự của những chủ thể phạm tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản cũng như bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức, cơng dân, cần phải quy định nội dung chi tiết hướng bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ một cách đầy đủ, toàn diện trong BLTTHS và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Đây chính là cơ sở pháp lý chính xác nhất để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuân theo, nhanh chóng giải quyết vụ án một cách đúng đắn, khách quan.

Bên cạnh đó, vật chứng là gỗ nói riêng và vật chứng khác nói chung khi được khai thác, phục vụ cho quá trình chứng minh, vụ án đã được làm sáng tỏ cần có những giải pháp thích hợp để “giải phóng chúng”, giảm bớt gánh nặng, áp lực cho công tác lưu giữ, bảo quản, kịp thời đáp ứng nhu cầu nhận lại tài sản, giá trị tài sản bị thiệt hại cho chủ sở hữu hợp pháp. Những quy định chi tiết, cụ thể về vấn đề này trong BLTTHS sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật một cách thống nhất về hướng bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

<i>1.2.1.2 Cơ sở pháp lý </i>

Về bản chất, vật chứng nói chung và vật chứng là gỗ nói riêng là nơi chứa đựng thông tin về những vấn đề cần làm rõ, chứng minh trong vụ án hình sự nhằm giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan. Trong hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt là hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng, mọi hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đây là nguyên tắc đảm bảo pháp chế được quy định tại Điều 7 BLTTHS 2015. Theo đó, vật chứng được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, khi bảo quản, xử lý vật chứng, người có thẩm quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

phải dựa vào quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, đặc biệt nhất là những quy định về thẩm quyền, cách thức bảo quản, xử lý, trình tự, thủ tục bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ.

Trong quá trình bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ, vật chứng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng về mặt giá trị. Nếu thời gian giải quyết vụ án hình sự kéo dài, việc bảo quản, xử lý vật chứng sẽ gặp nhiều khó khăn, cơng tác giám định, định giá loại tài sản này sẽ khiến cơ quan tiến hành tố tụng phải tốn nhiều thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc để có thể bảo quản chúng ở mơi trường thích hợp.

Đồng thời nếu vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản là tài sản thuộc quản lý hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì sau khi kết thúc vụ án, tài sản có thể được trả lại cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc bị giảm sút giá trị của gỗ trong giai đoạn tiến hành tố tụng sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho chính cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu tài sản. Điều này được xem là vi phạm nguyên tắc “tôn trọng và bảo con người, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân, tổ chức” tại Điều 8 BLTTHS 2015.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào có quy định cụ thể, chi tiết về việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là những vụ án về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Tại Điều 90 BLTTHS 2015 có ghi nhận những quy định chung về bảo quản vật chứng. Theo đó về mặt nguyên tắc, vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Đồng thời, tùy thuộc vào đặc điểm của vật chứng mà việc bảo quản vật chứng có thể được thực hiện bằng các cách thức khác nhau. Nếu vật chứng cần phải niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập; nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí qn dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác, nếu vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật…

Tương tự, tại Điều 106 BLTTHS 2015 cũng ghi nhận những quy định chung về xử lý vật chứng. Cụ thể tùy thuộc vào từng giai đoạn giải quyết vụ án mà chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng cũng khác nhau. Ở giai đoạn điều tra, chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra. Ở giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng. Nếu vụ án đang ở giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Chánh án Tịa án quyết định

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

hoạt động xử lý vật chứng. Trong trường hợp vụ án đã đưa ra xét xử, Hội đồng xét xử sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Cũng theo quy định tại Điều này, vật chứng có thể được xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm, chủng loại, tính chất của chúng. Nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy. Nếu vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Trường hợpvật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

Có thể thấy, trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, gỗ là một loại vật chứng quan trọng. Mặc dù chưa có quy định cụ thể về hướng bảo quản, xử lý vật chứng đối với trường hợp vật chứng là gỗ trong những vụ án hình sự kể trên nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét, áp dụng những điều luật có tính chất quy định khái quát tại Điều 90, Điều 106 BLTTHS 2015 để đảm bảo giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, tồn diện, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích giữa các bên.

Tuy nhiên với những điểm khác biệt giữa vật chứng là gỗ và các loại vật chứng khác, để đảm bảo thực thi đúng tinh thần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, những người tham gia tố tụng, đòi hỏi nhà làm luật cần đặt ra những chế định riêng cho công tác bảo quản, xử lý vật chứng này; những chủ thể tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ; nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tránh thờ ơ, quan liêu, dễ xảy ra tình trạng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, gây ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của người dân.

<i>1.2.1.3 Cơ sở thực tiễn </i>

Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, ngoài việc quyết định hình phạt, thu thập, xem xét, đánh giá các chứng cứ thì hoạt động quan trọng, khơng thể thiếu trong các giai đoạn tố tụng chính là bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ.

Gỗ là nhóm vật chứng mau hỏng, dễ bị biến đổi tính chất khi chịu tác động từ nhiệt độ. Do đó chúng cần được bảo quản, lưu giữ ở điều kiện môi trường thích hợp, nếu khơng sẽ làm giảm sút hoặc mất giá trị sử dụng, gây thiệt hại cho người tham gia tố tụng.

Ngồi ra, vì đối tượng tác động trong những vụ án hình sự về vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản khá đặc biệt, ln có kích thước lớn, khó di

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

chuyển về cơ quan tiến hành tố tụng nếu địa điểm xảy ra hành vi vi phạm là những địa hình rừng núi hiểm trở, khó đi lại. Điều này dẫn đến tình trạng chung là phát sinh chi phí thuê kho bãi, tìm người trơng giữ, bảo quản vật chứng ngay tại hiện trường để phục vụ cho công tác điều tra.

Bên cạnh đó, vì BLTTHS chưa có điều luật quy định cụ thể hướng bảo quản, xử lý với nhóm vật chứng là gỗ nên trong q trình giải quyết vụ án, người tiến hành tố tụng có phần lúng túng trong việc xác định trách nhiệm bảo quản, xử lý vật chứng thuộc về cơ quan nào, hướng xử lý, khắc phục phù hợp sau khi vụ án được giải quyết.

Từ những vướng mắc của thực tiễn, có thể thấy việc đặt ra các hành lang pháp lý trong việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự nói chung và những vụ án liên quan đến vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cơ sở để cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định bảo quản, xử lý vật chứng đúng đắn, khắc phục kịp thời hậu quả do tội phạm gây ra, hạn chế thấp nhất tình trạng tài sản bị thất thoát, gây thiệt hại cho nhà nước, đảm bảo quyền sở hữu tài sản của công dân, đảm bảo tính thống nhất trong q trình giải quyết vụ án, nâng cao chất lượng, công tác bảo quản, xử lý vật chứng trong vụ án hình sự.

<i><b>1.2.2 Nguyên tắc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b></i>

Nhằm đảm bảo quá trình giải quyết vụ án hình diễn ra khách quan, minh bạch, bảo vệ tốt quyền lợi của công dân; công tác bảo quản, xử lý vật chứng trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

<b>Nguyên tắc tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa </b>

Đây là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự. Hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là tổ hợp những hành vi tố tụng của các chủ thể có liên quan, thể hiện thơng qua việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với hoạt động này. Sau khi thu thập, tiến hành thu giữ vật chứng là gỗ, các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm bảo quản, xử lý chúng dựa trên quy định của pháp luật. Đây không chỉ là yêu cầu, đòi hỏi của bản thân pháp luật nhằm tạo ra một trật tự nhất định trong xã hội mà cịn đảm bảo tính cơng bằng, bình đẳng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân<small>13</small>.

<small>13</small><i><small> Huỳnh Thị Mộng Tuyền (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩluật </small></i>

<small>học. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân </b>

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ thực hiện những hoạt động tố tụng và ra quyết định đối với việc bảo quản, xử lý vật chứng. Những hoạt động và quyết định này sẽ có phần nào gây ảnh hưởng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp được Hiến pháp nước ta ghi nhận. Trong vụ án hình sự, hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng diễn ra xuyên suốt ở mọi giai đoạn tố tụng, từ quá trình khởi tố, điều tra đến truy tố, xét xử. Mục đích của việc bảo quản, xử lý vật chứng là nhằm một mặt bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những chủ thể có liên quan, đảm bảo lợi ích về kinh tế, xã hội, một mặt tước đoạt quyền sở hữu bất hợp pháp của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, xóa bỏ điều kiện phạm tội của các đối tượng.

Có thể thấy, những hình thức bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có hiệu lực thi hành, và mang tính cưỡng chế, bắt buộc nhất định với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ án về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Điều này đòi hỏi cần xác định rõ trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khi giải quyết vụ án. Theo đó, khi thực hiện hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng, bảo vệ quyền con người, xem xét toàn diện, kỹ lưỡng, khách quan để đưa ra những hình thức bảo quản, xử lý vật chứng phù hợp với đặc điểm, tính chất của vật chứng là gỗ, đảm bảo việc xử lý vật chứng là khách quan, đúng quy định của pháp luật.

<b>Nguyên tắc vơ tư, khách quan, tồn diện, đầy đủ </b>

Vật chứng là gỗ là nơi chứa đựng các dấu vết của tội phạm vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản nên nó đóng vai trị quan trọng để tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Dưới góc độ pháp lý, pháp luật tố tụng hình sự đã có những quy định sơ khai về quá trình phát hiện, thu thập, đánh giá, bảo quản và xử lý vật chứng với những yêu cầu, đòi hỏi hợp lý để đảm bảo tính khách quan, cơng bằng trong quá trình chứng minh.

Xét thấy rằng, năng lực tư duy chủ quan của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là yếu tố giúp quá trình điều tra, chứng minh, giải quyết vụ án triệt để, nhanh chóng. Năng lực này cũng phải phù hợp với thực tế diễn biến vụ án, người có thẩm quyền khơng được áp đặt ý chí chủ quan, suy diễn, duy ý chí trong q trình chứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

minh vụ án hình sự. Hay nói cách khác, khi bảo quản, xử lý vật chứng, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân phải đưa ra những phán quyết vô tư, khách quan, xem xét việc bảo quản, xử lý vật chứng phù hợp với thực tế của vụ án, làm cách nào đó có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại, bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của chủ thể đang có tài sản là gỗ bị người phạm tội xâm hại. Những yêu cầu trên chỉ có thể thực hiện được khi và chỉ khi pháp luật tố tụng hình sự có những quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá, bảo quản, xử lý vật chứng vào quá trình chứng minh, giải quyết vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

<i><b>1.2.3 Ý nghĩa của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b></i>

<i>1.2.3.1 Ý nghĩa chính trị </i>

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra chủ trương, nhiệm vụ rõ ràng trong chiến lược cải cách tư pháp, cụ thể là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN”. Cũng từ đây, Đảng đặt nhiệm vụ cải cách tòa án và hoạt động xét xử là trung tâm của chiến lược cải cách tư pháp với khâu đột phá mở rộng là hoạt động tranh tụng dân chủ trong quá trình xét xử.

Nhìn chung, trong quá trình tiến hành tố tụng thì hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa là những hoạt động có vai trò chủ đạo. Để hoạt động của những cơ quan này chấp hành đúng pháp luật, đảm bảo yếu tố khách quan, cơng bằng thì u cầu tất yếu được đặt ra là phải đảm bảo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như các nguyên tắc chủ đạo, chi phối Bộ luật.

Khi biết được thông tin về tội phạm xảy ra, nhất là tội phạm vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thực hiện tất cả những hoạt động tố tụng cần thiết theo quy định để xử lý, phịng ngừa tội phạm.

Q trình này cần được thực hiện dựa trên tinh thần khách quan, không áp đặt tư duy chủ quan duy ý chí để giải quyết vụ án, hạn chế tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm. Với mong muốn giảm thiểu tính chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng, pháp luật hiện hành có quy định: “Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của BLHS để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Như vậy, việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, tn thủ đúng trình tự thủ tục sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của nguyên tắc tranh tụng. Từ đây những kết quả, phán quyết trong các giai đoạn của quy trình tố tụng sẽ được nâng cao giá trị và hiệu lực thi hành.

<i>1.2.3.2 Ý nghĩa xã hội </i>

Ở các vụ án hình sự vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, vật chứng là gỗ được bảo quản nghiêm ngặt để chứng minh tội phạm. Sau đó, theo quy định của BLTTHS, vật chứng này sẽ được xử lý theo hình thức nhất định, tùy thuộc vào việc xác định ai là chủ sở hữu của số vật chứng là gỗ trên. Trong đó, hình thức xử lý sung vào ngân sách nhà nước với những tài sản là gỗ do phạm tội mà có đã góp phần tăng trách nhiệm pháp lý cho người phạm tội, cho cho họ có điều kiện tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật, hưởng lợi trực tiếp từ vật chứng là gỗ do hành vi phạm tội mà có.

Xét những trường hợp cá nhân, tổ chức có lỗi trong việc quản lý, chăm sóc bảo vệ rừng, lâm sản khiến cho người phạm tội có cơ hội thực hiện hành vi vi phạm của mình thì thơng qua hình thức xử lý tịch thu tài sản, pháp luật buộc những chủ thể trên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc nâng cao ý thức, đấu tranh phịng chống tội phạm, khơng tạo cơ hội cho người khác phạm tội. Đây cũng là việc làm có ý nghĩa giáo dục cao, góp phần phịng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ người phạm tội cho khu vực.

<i>1.2.3.3 Ý nghĩa pháp lý </i>

Bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản mang ý nghĩa quan trọng, góp phần giải quyết toàn diện, triệt để vụ án, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng. Phán quyết bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý để bảo quản vật chứng, và có đường lối xử lý vật chứng phù hợp với quy định chung của BLTTHS.

Bên cạnh đó, việc tn thủ luật định cịn giúp bảo quản, xử lý vật chứng một cách chính xác, khách quan, đảm bảo thực thi các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS, điển hình như nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân…Từ đó q trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả, cam kết xét xử đúng người đúng tội, khơng có oan sai hay bỏ lọt tội phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Kết luận Chương I </b>

Vấn đề lý luận về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ là một trong những nội dung quan trọng, làm cơ sở vững chắc giúp định hướng đúng đắn các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Có thể nói, trong tố tụng hình sự nói chung và trong vụ án về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản nói riêng, để có cơ sở giải quyết chính xác vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội, bảo vệ tốt quyền lợi của những người có liên quan, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải thực hiện tốt công tác bảo quản, xử lý vật chứng một cách toàn diện, khách quan, hợp pháp.

Nhận thức được tầm quan trọng này, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Đây chính là cơ sở để nghiên cứu thực tiễn, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ và đưa ra kiến nghị, đề xuất ở những chương sau.

Trong chương này, nhóm đã hệ thống, khái quát những khái niệm cơ bản nhất có liên quan đến vấn đề bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ nhằm cung cấp thông tin cần thiết, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể và chính xác đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cùng với đó, nhóm tác giả cũng phân tích các đặc điểm cơ bản, cơ sở, nguyên tắc và ý nghĩa của hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Tóm lại, bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ là những hoạt động quan trọng khi giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Nếu khơng bảo quản, xử lý thích hợp loại vật chứng này, công tác điều tra sẽ gặp nhiều khó khăn, vụ án sẽ cịn tồn đọng, khó giải quyết triệt để hành vi vi phạm của người phạm tội. Công tác bảo quản, xử lý vật chứng được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của guồng quay tố tụng hình sự, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tiễn giải quyết vụ án toàn diện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN </b>

<b>HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN </b>

<b>Giới thiệu chương II </b>

Hiện nay các tội phạm về kinh tế ngày càng nhiều và có nguy cơ ảnh hưởng đến trật tự trị an xã hội. Trong khi đó, Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc”. Điều này vơ hình trung đã làm cho tỷ lệ tội phạm về kinh tế nói chung và tội phạm vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản nói riêng có nguy cơ tăng vọt. Trong những năm gần đây, có khá nhiều bản án về tội phạm được quy định tại Điều 232 BLHS 2015, đây là một hồi chuông cảnh báo đối với cơ quan chức năng về tội phạm trong lĩnh vực trên.

Tại chương này, nhóm tác giả sẽ đi vào phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Từ những quy định của pháp luật, nhóm tác giả sẽ đưa ra những nhận định khách quan về những ưu điểm và hạn chế của pháp luật hiện nay. Từ đó, tạo cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

<b>2.1 Quy định của pháp luật về bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b>

Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói chung và BLTTHS 2015 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành nói riêng hiện nay khơng có các quy định cụ thể về các biện pháp bảo quản vật chứng là gỗ, đặc biệt là vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Do đó, trong nội dung nghiên cứu của phần này chỉ tập trung vào các quy định của pháp luật về bảo quản vật chứng nói chung.

<i><b>2.1.1 Chủ thể có thẩm quyền đối với bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b></i>

Bảo quản vật chứng là một quá trình dài và thường là xuyên suốt trong khoảng thời gian giải quyết vụ án. Trong một số trường hợp, việc bảo quản vật chứng còn được kéo dài sau khi việc giải quyết vụ án được chấm dứt. Do đó, pháp luật cũng quy định các chủ thể có thẩm quyền bảo quản vật chứng rộng hơn so với chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng. Hiện nay, theo quy định tại Điều 90 BLTTHS 2015 thì chủ thể bảo quản vật chứng được quy định khá chung chung. Đồng thời, cũng khơng có các quy định riêng biệt và cụ thể về chủ thể có thẩm quyền bảo quản vật chứng là gỗ nói

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

chung và vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác rừng và lâm sản nói riêng. Do đó, sau q trình nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan thì nhóm tác giả đã rút ra được chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là gỗ trong trường hợp này bao gồm như sau:

<i>Thứ nhất, chủ thể bảo quản vật chứng là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp </i>

pháp. Đây được xem là chủ thể tương đối đặc biệt so với các chủ thể khác có thẩm quyền bảo quản vật chứng. Bởi lẽ, chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của vật chứng thông thường là những cá nhân, đơn vị, tổ chức mà khơng phải là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong khi đó, việc bảo quản vật chứng là một biện pháp của quá trình tố tụng. Đây cũng là chủ thể được mở rộng hơn so với các chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng. Có thể dễ dàng giải thích cho quy định này của pháp luật, bởi lẽ như đã đề cập ở trên thì vật chứng, đặc biệt là vật chứng là gỗ cần được bảo quản trong điều kiện thích hợp nhất nhằm bảo vệ được giá trị chứng minh và giữ nguyên giá trị sử dụng của nó. Do đó, trong nhiều trường hợp, người có khả năng bảo quản tốt nhất cho vật chứng là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của vật chứng. Cũng vì vậy mà pháp luật hiện nay quy định theo hướng mở rộng cho các chủ thể này có thẩm quyền bảo quản vật chứng.

<i>Thứ hai, chủ thể bảo quản vật chứng là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố </i>

tụng hoặc một số cơ quan đặc biệt khác như: cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án. Đây là nhóm chủ thể đặc trưng cho pháp luật về tố tụng hình sự. Nhóm chủ thể này được quy định theo hướng khơng chỉ có thẩm quyền mà cịn có trách nhiệm bảo quản vật chứng. Họ là những chủ thể đại diện cho quyền lực Nhà nước, là người đại diện Nhà nước thực hiện việc giải quyết vụ án hình sự. Do đó, họ có thẩm quyền và trách nhiệm bảo quản vật chứng để phục vụ cho các hoạt động tố tụng của mình. Các vật chứng là gỗ cũng nằm trong phạm vi này. Tùy từng trường hợp cụ thể mà vật chứng là gỗ đó được xác định là giao cho cơ quan nào bảo quản. Chẳng hạn, đối với vật chứng là gỗ thuộc loại khó bảo quản và dễ hư hỏng thì được giao cho cơ quan có thẩm quyền, sau đó cơ quan này trong phạm vi quyền hạn của mình sẽ quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý.

Đồng thời, căn cứ tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 18/2002/NĐ-CP về Quy chế

<i>quản lý kho vật chứng thì: “Người nào vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất, </i>

<i>mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Đây là </i>

quy định về trách nhiệm của những chủ thể bảo quản vật chứng nói chung và vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản nói riêng. Theo đó, khi các chủ thể bảo quản vật chứng mà để cho vật chứng bị mất mất mát, hư hỏng hay bị phá hủy niêm phong, tiêu dùng, đánh tráo, cất giấu hoặc bị hủy hoại thì tùy theo tính chất, mức độ, vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

<i><b>2.1.2 Cách thức bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b></i>

Vật chứng, đặc biệt đối với vật chứng là gỗ thường đa dạng, phong phú về chủng loại, kích thước, hình dáng, màu sắc và kích thước. Do đó, cần có sự linh hoạt trong việc bảo quản vật chứng, cần áp dụng những cách thức phù hợp để việc bảo quản vật chứng đạt được mục tiêu cao nhất về giữ được giá trị chứng minh và giá trị kinh tế của vật chứng. Theo như các quy định tại Điều 90 BLTTHS 2015, có những cách thức để bảo quản vật chứng như sau:

+ Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản. Cách bảo quản này có thể áp dụng với các vật chứng là gỗ trong các tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng, lâm sản và số gỗ vẫn cịn đang ở trong rừng; đồng thời kích thước, khối lượng gỗ quá lớn không thể vận chuyển được. Hoặc cũng có thể áp dụng trong trường hợp số gỗ đó đã được sử dụng để xây dựng các cơng trình gắn liền với đất như: xây nhà,...

+ Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý. Hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về việc xác định thế nào là vật chứng mau hỏng, khó bảo quản. Nói riêng về gỗ thì đây là một loại vật chứng rất có giá trị. Tuy nhiên, để xác định gỗ có phải là vật chứng mau hỏng hoặc khó bảo quản hay khơng cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường bảo quản,... Mặt khác, đối với các loại “gỗ thuộc nhóm 6, 7 nếu khơng bảo quản tốt, để ngồi trời một thời gian ngắn giá trị chỉ còn tương đương với củi khô”<small>14</small>. Cho nên, cách xử lý

<small>14 Trần Nguyễn, Xử lý tang vật vi phạm lâm luật: Lúng túng giữa rừng văn bản, nghiep/xu-ly-tang-vat-vi-pham-lam-luat-lung-tung-giua-rung-van-ban-53009.html, truy cập ngày 29/01/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

rất khó áp dụng trong thực tế. Trong một số trường hợp, có những chủ thể có thẩm quyền vì mục đích vụ lợi hoặc lý do cá nhân khác mà lấy căn cứ rằng gỗ là vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản để đem bán số gỗ đó, làm ảnh hưởng đến cơng tác giải quyết vụ án của các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, quy định này vẫn cần được xem xét kỹ càng hơn khi áp dụng trên thực tế.

+ Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án. Đây là quy định về chủ thể có trách nhiệm bảo quản vật chứng là gỗ. Hiện nay, về thời điểm chuyển giao vật chứng nói chung và vật chứng là gỗ nói riêng đã được hướng dẫn

<i>cụ thể tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2016/TT-BTP: “Cơ quan thi hành án dân sự có </i>

<i>trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài sản do cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra trong quân đội chuyển giao kể từ khi Viện kiểm sát có quyết định chuyển vật chứng”. Đây là một sự tiến bộ trong quá trình lập pháp. Bởi lẽ, trong tiểu mục 1 mục II </i>

<i>Thông tư 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 quy định rằng: “Cơ quan thi hành án chịu </i>

<i>trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài sản do cơ quan Công an hoặc Cơ quan điều tra chuyển giao kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của BLTTHS”, quy định như vậy là khơng hợp lý. Bởi vì thực chất “giai đoạn xét </i>

xử bắt đầu xác định từ khi Tòa án tiếp nhận, thụ lý hồ sơ vụ án hình sự Viện Kiểm sát chuyển đến. Do vậy, vật chứng của vụ án phải được cơ quan thi hành án tiếp nhận và bảo quản từ thời điểm này, không phải từ thời điểm có quyết định đưa vụ án ra xét xử vì chuẩn bị xét xử là một phần của giai đoạn xét xử”<small>15</small>. Do đó, quy định theo hướng của Thơng tư 01/2016/TT-BTP là hồn tồn hợp lý.

Có thể thấy, việc bảo quản vật chứng là gỗ hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về cách thức bảo quản. Chính vì thế, cần phải xem xét áp dụng các quy định chung trong bảo quản vật chứng để tiến hành việc bảo quản các vật chứng đặc biệt như gỗ.

<b>2.2 Quy định của pháp luật về xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản</b>

Các quy định về việc xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản khá tương đồng với việc bảo quản loại vật chứng này. Theo đó, các hoạt động xử lý vật chứng là gỗ hiện nay không được hướng dẫn cụ thể bởi một quy định nào. Do đó, nội dung về xử lý vật chứng là gỗ

<small>15 Hồ Quân - Đình Thắng, Một số vấn đề về bảo quản vật chứng, vat-chung1641912533.html, truy cập ngày 30/01/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đây cũng được nghiên cứu, xem xét và rút ra từ quy định chung về xử lý vật chứng được quy định tại Điều 106 BLTTHS 2015.

<i><b>2.2.1 Chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b></i>

Việc xử lý vật chứng được quy định theo hướng khác hơn so với việc bảo quản vật chứng. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn mà vụ án được đình chỉ. Cụ thể như sau:

<i>Thứ nhất, khi vụ án được đình chỉ trong giai đoạn điều tra thì chủ thể có thẩm </i>

quyền xử lý vật chứng là Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

<i>Thứ hai, khi vụ án được đình chỉ trong giai đoạn truy tố thì chủ thể có thẩm </i>

quyền xử lý vật chứng là Viện kiểm sát.

<i>Thứ ba, khi vụ án được đình chỉ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì chủ thể có </i>

Việc quy định chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng theo hướng chia tách từng giai đoạn tố tụng như cách mà BLTTHS hiện hành đang quy định là xuất phát từ ý nghĩa của việc xử lý vật chứng. Theo đó, việc xử lý vật chứng là cách thức mà các cơ quan có thẩm quyền “quyết định số phận” của vật chứng, có thể bị tiêu hủy, đem bán sung cơng quỹ hoặc một hình thức xử lý nào khác. Tuy nhiên, việc xử lý các vật chứng, đặc biệt là đối với các vật chứng có giá trị như gỗ luôn là vấn đề mà nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

người quan tâm. Bởi lẽ, trong khá nhiều các tình huống, những chủ thể có thẩm quyền sẽ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong xử lý vật chứng để nhằm bán khống, bán rẻ hay bán dưới giá trị nhằm tư lợi cá nhân. Đồng thời, trong mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau, các vật chứng sẽ được quản lý bởi các chủ thể khác nhau nhằm phục vụ cho q trình giải quyết vụ án. Chính vì lý do đó, các nhà làm luật đã quy định khi vụ án chấm dứt vào giai đoạn nào thì chủ thể có thẩm quyền trong giai đoạn đó sẽ ra quyết định xử lý vật chứng. Chẳng hạn, vụ án chấm dứt trong trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì chủ thể xử lý vật chứng là Chánh án Tòa án, cịn chấm dứt trong sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì chủ thể xử lý là Hội đồng xét xử.

Bên cạnh đó, cũng có xử lý vật chứng trong trường hợp đặc biệt như việc xử lý vật chứng khi vật chứng đó được xác định khơng cịn là vật chứng trong vụ án đang giải quyết. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015 thì việc xử lý vật chứng vẫn đi theo nguyên tắc chung là vật chứng được xử lý ở giai đoạn nào thì cơ quan có thẩm quyền chính trong giai đoạn đó có thẩm quyền. Nguyên tắc này được áp dụng cho xử lý vật chứng nói chung và vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản nói riêng. Chẳng hạn, trong một vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản có vật chứng là gỗ nhưng trong giai đoạn điều tra, sau khi đã thu giữ số vật chứng đó mà Cơ quan điều tra nhận thấy việc xử lý vật chứng không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Lúc này, Cơ quan điều tra sẽ là chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là gỗ. Hoặc, nếu vụ án đó đang được tiến hành ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát sẽ là chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng. Và tương tự với các giai đoạn sau.

Từ các quy định trên có thể thấy rằng, thẩm quyền xử lý vật chứng sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của vụ án. Trong trường hợp xử lý vật chứng khi vụ án kết thúc hay xử lý vật chứng khơng ảnh hưởng đến q trình giải quyết vụ án đều được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn đó. Cụ thể: (i) Trong giai đoạn điều tra chủ thể có thẩm quyền là Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; (ii) Trong giai đoạn truy tố chủ thể có thẩm quyền là Viện kiểm sát; (iii) Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm chủ thể có thẩm quyền là Chánh án Tịa án; (iv) Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thẩm quyền thuộc về Hội đồng xét xử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>2.2.2 Cách thức xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b></i>

Về vấn đề xử lý vật chứng là gỗ, hiện nay, việc xử lý vật chứng nói chung và vật chứng là gỗ nói riêng được quy định tại Điều 106 BLTTHS 2015. Bên cạnh đó, nếu vật chứng là gỗ là tài sản do phạm tội mà có (như khai thác trái phép gỗ) hoặc là vật liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội (như vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép gỗ) thì được áp dụng các biện pháp tư pháp theo quy định tại Điều 46 BLHS 2015. Từ những quy định trên, việc xử lý vật chứng là gỗ trong tội vi phạm về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản bao gồm như sau:

+ Tịch thu: Đối với vật chứng là gỗ sau khi bị tịch thu có thể bị tiêu hủy hoặc tịch thu để sung vào ngân sách của Nhà nước. Vật chứng bị tịch thu và tiêu hủy là những vật khơng có giá trị hoặc bị cấm lưu hành. Tuy nhiên, vật chứng là gỗ thường là những vật chứng có giá trị, cho nên trên thực tế khá ít những trường hợp áp dụng biện pháp tịch thu tiêu hủy là không khả thi và hiếm khi xảy ra hoặc chỉ áp dụng đối với những thanh gỗ nhỏ, khơng có giá trị kinh tế. Cịn đối với biện pháp tịch thu để sung vào ngân sách Nhà nước đối với vật chứng là gỗ thì sẽ bắt gặp khá thường xuyên. Đây là một cách hay để giáo dục, răn đe người phạm tội, vừa dùng để bù đắp lại các chi phí thiệt hại do tội phạm gây ra đối với nhà nước.

+ Trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp: Vật chứng là gỗ trong tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản có thể thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc cũng có thể là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Việc trả lại vật chứng là gỗ sẽ được áp dụng trong trường hợp hành vi trả lại vật chứng đó không làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án và thi hành án. Đồng thời, để xác định số vật chứng là gỗ đó được trả cho chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền là xác định nguồn gốc của số gỗ này. Nếu số vật chứng là gỗ này thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sẽ áp dụng hình thức trả lại cho chủ sở hữu. Còn nếu số vật chứng là gỗ này thuộc sở hữu Nhà nước thì sẽ áp dụng hình thức trả lại cho cơ quan quản lý hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp đặc biệt khác: Trong một số vụ án vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản thì vật chứng là gỗ thuộc loại gỗ quý hiếm, được xếp vào danh mục gỗ thuộc nhóm IA, IIA theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, việc xử lý vật chứng là gỗ sẽ được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm sau tịch

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>thu: “Mẫu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không thuộc các đối tượng </i>

<i>quy định tại khoản 1 Điều này xử lý như sau: </i>

<i>“a) Mẫu vật các lồi Nhóm IA, IB thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công; </i>

<i>b) Mẫu vật các lồi Nhóm IIA, IIB chuyển giao cho tổ chức khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn; bán đấu giá cho tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh theo quy định của pháp luật; hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể thực hiện các biện pháp xử lý khác”. </i>

Hiện nay, BLTTHS quy định về việc xử lý vật chứng vẫn còn nhiều những điểm thiếu sót, hạn chế. Cụ thể, đối với những trường hợp trả lại tài sản cho chủ sở hữu nhưng không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu khơng nhận lại đồ vật thì chưa có hướng giải quyết cho vấn đề này. Do đó, Việt Nam có thể xem xét, bổ sung cách xử lý này nhằm giải quyết vướng mắc trong các trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp không nhận lại tài sản, hoặc trả lại tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp mà họ không nhận lại. Dựa trên quy định này, nếu gỗ là vật chứng của vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, và trong thời hạn luật định không xác định được chủ sở thì sẽ tiến hành chuyển giao cho cơ quan Nhà nước hoặc tiến hành tiêu hủy nếu số gỗ đã hao mịn, khơng cịn giá trị.

<b>Kết luận chương II </b>

Từ việc phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, nhóm tác giả có thể thấy rằng nước ta hiện nay có mặc dù có những quy định về việc bảo quản, xử lý vật chứng nhưng vẫn cịn nhiều điểm cịn hạn chế. Trong đó, đối với vật chứng là gỗ - một loại vật chứng có giá trị kinh tế cao và dễ bị hư hỏng nếu khơng bảo quản đúng cách thì sẽ làm sụt giảm giá trị của chúng. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho quá trình bảo quản, xử lý loại vật chứng này. Do đó, việc bảo quản, xử lý vật chứng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trên thực tiễn.

Mặt khác, bảo quản và xử lý vật chứng, đặc biệt đối với vật chứng là gỗ có một mối liên quan mật thiết đến nhau. Bảo quản vật chứng được thực hiện xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án và xử lý vật chứng có thể xảy ra trong q trình giải quyết vụ án đó. Trong một số trường hợp, để bảo quản vật chứng, các chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành xử lý vật chứng. Tuy nhiên, trong các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các quy định về bảo quản và xử lý vật chứng dường như đang khá tách biệt làm cho các hoạt động này không được thực hiện theo đúng quy cách mà nó cần có. Vì vậy, vấn đề

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

cần đặt ra đó là phải làm sao để tạo một “mối liên hệ” giữa hai hoạt động này trong hệ thống pháp luật nước ta.

Bên cạnh đó, sự thiếu thống nhất trong các quy định của pháp luật cũng là một hạn chế lớn trong việc áp dụng pháp luật hiện nay. Sự chồng chéo, mâu thuẫn từ nội hàm các điều luật sẽ dẫn đến sự áp dụng pháp luật một cách tùy tiện và khơng bảo đảm được mục đích ban đầu của việc bảo quản, xử lý vật chứng. Do đó, các nhà làm luật cần chú trọng hơn trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tránh việc vừa ra một văn bản thì khơng lâu sau đó lại ra một văn bản khác sửa đổi, bổ sung.

Dựa theo các nội dung tại Chương này, đồng thời kết hợp với các nghiên cứu và phân tích thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật tại Chương tiếp theo, nhóm tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị khơng chỉ hướng đến hồn thiện pháp luật mà cịn là những giải pháp có thể áp dụng trên thực tiễn đời sống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>CHƯƠNG III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM </b>

<b>SẢN Giới thiệu Chương III </b>

Đặt trong trường so sánh cùng những quy định pháp luật vốn vẫn cịn khá chung và chưa có nhiều văn bản cụ thể hướng dẫn, việc áp dụng những quy định vào trong thực tiễn bảo quản, xử lý vật chứng lại phát sinh rất nhiều những khó khăn, vướng mắc đầy nhức nhối, khó có thể khắc phục triệt để trong tương lai. Tại chương này, nhóm tác giả sẽ phân tích, đào sâu vào hai mặt của thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật kể trên vào trong đời sống, bao gồm: Kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả mong muốn khái quát những nguyên nhân trọng yếu nhất để dẫn đến những khó khăn, vướng mắc cịn tồn đọng.

<b>3.1 Kết quả đạt được trong việc áp dụng pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản </b>

Việc bảo quản, xử lý vật chứng từ khi phát hiện, thu giữ, xử lý phải trải qua một thời gian khá dài, trong đó khâu bảo quản là cực kỳ quan trọng.<small>16</small> Công cuộc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình kết quả trong việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản hiện nay của Việt Nam đã được một số kết quả nhất định sau đây.

<i>Đối với cơ sở vật chất trong quá trình xử lý, bảo quản vật chứng là gỗ: Các cơ </i>

quan điều tra, Tòa án các cấp, Viện kiểm sát hiện nay đã được trang bị nhiều trang thiết bị để phục vụ tốt hơn cho công tác khám nghiệm hiện trường, công tác thu nhập và bảo quản vật chứng. Các kho bảo quản quản vật chứng không ngừng được xây mới, rộng rãi, thoáng mát để ngày càng đáp ứng được các nhu cầu bảo quản vật chứng là gỗ và đồng thời nhằm phục vụ công tác ngăn chặn, xử lý người phạm tội một cách tốt nhất.

<i>Đối với đội ngũ tiến hành thu thập, xử lý, bảo quản vật chứng là gỗ: Đội ngũ </i>

điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên cũng như đội ngũ làm công tác bảo quản tại kho bảo quản vật chứng ngày càng được nâng cao chất lượng lẫn số lượng thông qua công cuộc tuyển chọn nghiêm ngặt cùng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ,

<small>16Vũ Hồng Phong, “Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Đại học Luật TP.HCM, tr.48 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

chuyên nghiệp. Điều đó đã góp phần làm công cuộc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ ngày càng trở nên chất lượng hơn.

<i>Đối với thẩm quyền bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ: Nhờ vào những quy định </i>

xử lý vật chứng của BLTTHS 2015 mà công cuộc xử lý vật chứng được chia nhỏ, phân giao cho nhiều cơ quan tố tụng tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng. Bên cạnh đó, BLTTHS 2015 cũng bổ sung thêm một số thẩm quyền một số cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra so với BLTTHS 2003. Thơng qua đó, các cơ quan này sẽ tiến hành thu thập những chứng cứ cũng như vật chứng trong hoạt động điều tra ban đầu theo lĩnh vực riêng mà họ được giao nhiệm vụ. Chính vì thế, việc xử lý và bảo quản vật chứng là gỗ cũng được diễn ra ngày càng thuận tiện, đầy đủ quy trình so với quy định trước đây của Luật. Chính vì thế, việc xử lý và bảo quản vật chứng là gỗ cũng được diễn ra ngày càng thuận tiện, đầy đủ quy trình so với quy định trước đây của Luật.

Trong việc bảo quản, xử lý vật chứng nói chung, có thể thấy trước đây rất nhiều trường hợp cơ quan điều tra đã thu giữ vật chứng thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc của người khác nhưng lại không thuộc đối tượng điều chỉnh của Khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003.<small>17</small> Việc áp dụng pháp luật bảo quản, xử lý vật chứng theo BLTTHS 2015 đã giúp công cuộc bảo quản, xử lý vật chứng đạt được những thành tựu nhất định.

Kết quả khả quan này được minh chứng thông qua số liệu trong công tác kiểm sát xử lý vật chứng tại các Chi cục thi hành án, Tòa án các cấp. Theo đó, tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi trong khoảng thời gian từ 01/12/2016 đến ngày 30/5/2017. Tổng số vật chứng còn tồn động từ 2004 đến cuối năm 2015 là 48 vật chứng, thụ lý mới trong năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017 là 25 vật chứng, tổng cộng là 73 vật chứng. Thế nhưng, chỉ trong năm 2016, Viện kiểm sát nhân dân huyện đã kiểm sát tổng cộng 16 vụ xử lý vật chứng. Trong đó tham gia kiểm sát tiêu hủy 11 vật chứng, kiểm sát hồ sơ 01 vật chứng sung công quỹ nhà nước, 04 vật chứng trả lại cho đương sự. Đối với 06 tháng đầu năm 2017, Viện kiểm sát nhân dân huyện kiểm sát tổng cộng 26 vụ xử lý vật chứng. Trong đó, tham gia tiêu hủy 22 vật chứng, sung công quỹ 03 vật chứng, 01 vật chứng trả lại cho đương sự. Bên cạnh đó, đối với việc xử lý vật chứng còn tồn tại Chi cục THADS, Cơ quan Thi hành án dân sự đã phối hợp cùng Tòa án nhân dân huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tư Nghĩa tổ

<small>17</small><i><small> Nguyễn Thanh Hằng (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam,Luận văn Thạc sĩ Luật học, </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

chức cuộc họp bàn hướng giải quyết số vật chứng còn tồn tại Chi cục Thi hành án dân sự. Qua đó, Chi cục THADS đã tiến hành tiêu hủy được 22 vật chứng<small>18</small>.

Việc xử lý, bảo quản vật chứng là gỗ nói riêng cũng đạt được những tín hiệu khả quan. Theo thống kê của Công an tỉnh Kon Tum trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2023, cơ quan điều tra các cấp ở Kon Tum đã thụ lý, điều tra 132 vụ án liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp. Số gỗ thiệt hại trong các vụ án là trên 6.700 m3 gỗ các loại. Trên thực tiễn, các cơ quan chức năng đã thu gom, bán đấu giá trên 3.100 m3 gỗ. Số gỗ chưa được xử lý, bán đấu giá hiện còn trên 3.500 m3 , trong đó cịn trên 1.500 m3 đang cịn nằm lại tại hiện trường. Trong số 132 vụ án, có 44 vụ án đã được đưa ra xét xử, với tổng khối lượng tang vật 1.400 m3 gỗ các loại. Số tang vật đã bán đấu giá là 487 m3, số tang vật chưa bán đấu giá là hơn 900 m3 , trong đó số gỗ tang vật cịn lại tại hiện trường là trên 650 m3.<small>19</small>

Mặc dù hệ thống Cơ quan Nhà nước đạt được những kết quả ngày càng khả quan trong công tác xử lý, bảo quản vật là gỗ, thế nhưng thực trạng phản ánh rằng, vấn đề vẫn tồn đọng rất nhiều khó khăn, thử thách cũng như những “nút thắt” pháp lý chưa được giải quyết. Dưới đây, nhóm tác giả sẽ phân tích phạm trù trên hai khía cạnh cơ bản: Khó khăn trong q trình bảo quản vật chứng là gỗ và khó khăn trong q trình bảo quản vật chứng là gỗ.

<b>3.2 Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. </b>

<i><b>3.2.1 Khó khăn trong q trình bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. </b></i>

Xuất phát từ đặc điểm của gỗ là vật chất có kích thước lớn, cồng kềnh, khó mang vác, vận chuyển nên khi phát hiện hành vi vi phạm của các đối tượng tội phạm, chính vì thế khó khăn đầu tiên có thể kể đến là cơ quan điều tra cũng gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận và đưa vật chứng về cơ quan để tiến hành giám định, bảo quản. Một minh chứng cho thấy rõ vấn đề này là tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, việc bảo vệ vật chứng là hàng trăm mét khối gỗ giữa vùng núi rừng hiểm trở đang gặp nhiều bất cập. Các phương án thu gom, vận chuyển gỗ về nơi tập kết để

<small>18 Chuyên đề “Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát việc xử lý vật chứng tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tư Nghĩa”, truy cập ngày 13/08/2023 </small>

<small>19 Tồn đọng hàng ngàn khối gỗ tang vật trong các vụ án phá rừng, khoi-go-tang-vat-trong-cac-vu-an-pha-rung-185230711225851697.htm, truy cập ngày 13/08/2023. </small>

</div>

×