Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tố Cáo Hành Vi Tham Nhũng Trong Khu Vực Nhà Nước Do Người Có Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Cơ Quan, Tổ Chức, Đơn Vị Khu Vực Nhà Nước Thực Hiện Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 101 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i>( Phần này do Phịng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </i>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ:

2. Huỳnh Trương Ngọc Ánh 2053801014017 3

Trưởng nhóm: Nguyễn Văn Đẳng

Lớp : HC45A.1 Khoá : 2020-2024 Khoa: Luật Hành chính – Nhà nước

<b>Mã số cơng trình :……… </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : (chun ngành đang triển khai NC) </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Nam/Nữ : Mã số SV: Năm thứ: 1.

2. 3.

Trưởng nhóm:

<i>Lớp : (ghi rõ tên lớp A hoặc B) </i> Khoá : Khoa:

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Nam/Nữ : Mã số SV: Năm thứ: 1. Nguyễn Văn Đẳng Nam 2053801014032 3 2. Huỳnh Trương Ngọc Ánh Nữ 2053801014017 3 3. Nguyễn Hồ Mỹ Hạnh Nữ 2053801014075 3

Trưởng nhóm: Nguyễn Văn Đẳng

Lớp : HC45A.1 Khoá : 2020-2024 Khoa: Luật Hành chính – Nhà nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

1 Luật Tố cáo năm 2018 <sup>Luật Tố cáo năm 2018 được </sup>sửa đổi, bổ sung năm 2020

2 <sup>Luật Phòng, chống tham nhũng </sup>năm 2018

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được sửa đổi, bổ sung năm 2020

4 Nghị định 120/2006/ NĐ-CP

Nghị định 120/2006/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống tham nhũng

5 Thông tư 05/2021/TT-TTCP

Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh

6 Thông tư 06/2013/TT-TTCP <sup>Thơng tư 06/2013/TT-TTCP </sup>quy định quy trình giải quyết tố cáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC DO NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ KHU VỰC NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN ... 10 1.1 Những vấn đề lý luận về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện ... 10 </b>

<i>1.1.1 Khái niệm tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện . 10 1.1.2 Đặc điểm của tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện</i>

<i>1.2.1 Người tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện ... 23 1.2.2 Đối tượng của tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện</i>

... 25

<i>1.2.3 Người bị tố cáo ... 33 1.2.4 Trình tự, thủ tục tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện</i>

... 39

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 46 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC DO NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG CƠ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ KHU VỰC NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN THEO QUY </b>

<b>ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ... 48 </b>

<b>2.1 Thực trạng tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện</b> ... 48

<i>2.1.1 Tình hình tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện . 48 2.1.2 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện ... 53 </i>

<b>2.2 Giải pháp hoàn thiện tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện ... 66 </b>

<i>2.2.1 Hoàn thiện pháp luật về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện ... 66 </i>

<i>2.2.2 Các giải pháp khác ... 80 </i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 85 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b>PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Nhà nước Việt Nam đang trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội, một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong lịch sử dựng nước, cha ông ta đã đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc, gìn giữ sự bình yên của xã hội vậy nên nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân là tiếp tục giữ gìn nền độc lập ấy, đồng thời xây dựng, phát triển đất nước sánh vai với các cường quốc lớn mạnh trên thế giới. Trong xu thế hội nhập và phát triển, “một Nhà nước lạc hậu chính là nhà nước khơng chứng minh được mình dân chủ, một Nhà nước bị chê bai chính là Nhà nước không chống được tham nhũng<small>1</small>.

Tại Kết luận Hội nghị lần năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI số

<i>21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 khẳng định: “Công tác phòng, chống tham </i>

<i>nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là trong các lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách; thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp…, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.”. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII kết </i>

luận tại Hội nghị lần tư về Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” số 21-KL/TW

<i>ngày 25 tháng 10 năm 2021: “Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cấp ủy, tổ chức đảng, </i>

<i>cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đối với cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung vào phịng, chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực tại địa phương, cơ sở. Tăng cường thanh tra, </i>

<small>1 Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Thị Nhàn (Thành viên), Nguyễn Thị Thiện Trí (Thành viên) </small>

<i><small>(2012), Chính sách phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, </small></i>

<small>Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, trang 1. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>kiểm tra, giám sát người đứng đầu thực hiện trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.”. </i>

Dưới góc độ pháp lý, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng như: Luật phòng, chống tham nhũng ở nước ta lần đầu được pháp điển hóa vào năm 2005 và tiếp đó là 2007, 2012 và Luật phịng, chống tham nhũng 2018 được sửa đổi, bổ sung 2020 phù hợp với từng thời kỳ và các văn bản hướng dẫn liên quan. Từ đó đưa ra những pháp chế cụ thể để nhận biết hành vi và các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

Từ năm 2012 đến nay, đã có nhiều vụ đại án tham nhũng được phát hiện, đấu tranh, điều tra, truy tố và xét xử, hàng loạt cán bộ chủ chốt, nguyên là lãnh đạo cấp cao vi phạm bị xử lý hình sự như: Đinh La Thăng và đại án tại tập đoàn dầu khí Việt Nam; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai tại Bộ Công thương và Sabeco; Đại án AVG, hai cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thơng hầu tịa,… Qua thực trạng cho thấy, việc phịng, chống tham nhũng đặc biệt là hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị Nhà nước thực hiện là một vấn đề rất cấp thiết trong tồn xã hội. Trong đó, biện pháp tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam là một biện pháp thiết thực, hiệu quả của mọi cá nhân, từ đó góp sức vào cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tố cáo là một quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là một trong những công cụ để công dân đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực và là nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhằm giúp cho cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân<sup>2</sup>. Tại bản Hiến pháp 1959, 1980, 1998, 2013 đều quy định về quyền tố cáo của công dân. Cụ thể tại bản Hiến pháp 2013

<i>quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm </i>

<i>quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”. Nhằm giúp </i>

nhân dân thực hiện tốt quyền tố cáo của mình, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là: Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005; Luật

<small>2</small><i><small> Trương Thị Thanh Thuý (2020), Tố cáo nặc danh, tố cáo mạo danh, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Luận </small></i>

<small>văn thạc sĩ. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

khiếu nại 2011, Luật tố cáo 2011; và luật tố cáo hiện hành 2018 và các văn bản hướng dẫn khác,…

Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, việc thực hiện tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quyền của người tố cáo trong việc tố cáo người thực hiện hành vi trái quy định pháp luật, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của Nhà nước. Các quy định trong Luật tố cáo 2018 còn nhiều vướng mắc trên thực tiễn áp dụng, xuất hiện nhiều vấn đề bất cập nhất định. Cụ thể là: Về hình thức tố cáo, luật tố cáo 2018 chỉ quy định hai hình thức tố cáo là đơn và trình bày trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Việc quy định chỉ có hai hình thức tố cáo trên là chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho người dân trong việc tố cáo người vi phạm pháp luật. Về tố cáo nặc danh, là việc tố cáo không xác định được người tố cáo; tố cáo nặc danh có thể bao gồm: đơn khơng có tên người tố cáo, đơn có tên nhưng tên giả, khơng có thật; đơn mang tên người khác (mạo danh). Luật tố cáo 2018 chưa thật sự thừa

<i>nhận “tố cáo nặc danh”, mà mới chỉ có hướng thừa nhận hình thức tố cáo này</i><small>3</small>. Về quy định bảo mật thông tin người tố cáo, thực tiễn cho thấy, công tác bảo mật thông tin người tố cáo chưa phát huy hiệu quả. Thơng tin người tố cáo có thể bị truyền ra bên ngoài bằng những cách “trực tiếp” và “gián tiếp”, từ đó đã gây nên những bất lợi đối với người tố cáo. Trên thực tiễn, khơng ít các trường hợp người tố cáo bị đe doạ, trả thù, trù dập, đánh đập từ đó gây ra những tổn thương về mặt thể chất lẫn tinh thần cho chính người tố cáo và tạo nên cảm giác e ngại, lo sợ cho công dân khác khi muốn thực hiện quyền tố cáo của mình, họ sẽ im lặng, khơng quan tâm thay vì tiến hành tố cáo. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm hiểu những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện và đưa ra những kiến nghị, giải pháp hiệu quả để hoàn thiện các quy định pháp luật là rất cần thiết.

Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện. Các tác giả hầu như nghiên cứu sâu về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hoặc các vấn đề liên quan đến phòng, chống tham nhũng.

<small>3</small><i><small> Trương Thị Thanh Thuý (2020), Tố cáo nặc danh, tố cáo mạo danh, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Luận </small></i>

<small>văn thạc sĩ. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>Xuất phát từ lý do trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Tố cáo hành vi tham nhũng </b></i>

<b>trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, </b>

<i><b>đơn vị khu vực nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam” để thực </b></i>

hiện cơng trình nghiên cứu khoa học.

<b>2. Tình hình nghiên cứu của đề tài </b>

Hướng đến vấn đề thực hiện có hiệu quả quyền và lợi ích của nhân dân trong tố cáo, đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu khái quát, làm rõ trên nhiều khía cạnh, góc độ tiếp cận của Luật Tố cáo. Trong đó để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập thì đối với vấn đề tố cáo; tố cáo hành vi tham nhũng; hành vi tham nhũng đã có một số bài sau:

<i><b>2.1 Tình hình nghiên cứu trong trường </b></i>

<i>* Giáo trình </i>

<i>Để phục vụ cho mục đích học tập có tập bài giảng “Pháp luật thanh tra, khiếu nại </i>

<i>và tố cáo”. Tập bài giảng đã khái quát được các vấn đề cơ bản trong pháp luật về thanh </i>

tra, pháp luật về khiếu nại, và pháp luật về tố cáo. Tuy nhiên, tập bài giảng mang tính chất giới thiệu các vấn đề cơ bản nên không thể chuyên sâu, đặc biệt không thể nghiên cứu sâu vào quyền tố cáo.

<i>* Khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ </i>

<i>Thứ nhất, khóa luận “Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương – Thực tiễn giải pháp” của Vương Tịnh Mạch. Bài luận tốt nghiệp được viết từ năm 2000, đã </i>

hơn hai chục năm, các quy định được tác giả dẫn ra đã cũ nhưng các lý luận vẫn cịn giá trị và đặc biệt hữu ích cho việc nghiên cứu quyền tố cáo từ năm 2000 trở về trước. Bên cạnh đó, bài luận tốt nghiệp cịn tìm hiểu thực tiễn công tác tố cáo ở địa phương, giúp người nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc về bối cảnh và thực tế của các quy định pháp luật khi áp dụng vào đời sống.

<i>Thứ hai, khóa luận tốt nghiệp “Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hồ Ngọc Liêm. Bên cạnh các đơn thư tố cáo chính </i>

danh thì tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh là phương thức được đa số người tố cáo lựa chọn để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Cơng trình của tác giả khai thác chuyên sâu về khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả của phương thức tố cáo này. Đồng thời, cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Thứ ba, luận văn thạc sĩ “Các biện pháp bảo vệ người tố cáo” của Phạm Thị Thanh </i>

Phương, bảo vệ người tố cáo là một khía cạnh trong pháp luật về tố cáo, việc nghiên cứu biện pháp bảo vệ người tố cáo là rất cần thiết. Trong luận văn, tác giả đã đưa ra các khái niệm, phân tích pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm từ nước ngoài, đánh giá thực tiễn việc áp dụng và kiến nghị giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật Việt Nam.

<i>Và một số các khoá luận và luận văn sau: khố luận tốt nghiệp “Bảo mật thơng tin </i>

<i>người tố cáo ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Mỹ Duyên năm 2018, khoá luận tốt nghiệp </i>

<i>“Pháp luật về phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới và bài học </i>

<i>cho Việt Nam” của Thái Minh Sơn năm 2016,… * Cơng trình nghiên cứu khoa học </i>

<i>Thứ nhất, cơng trình tham dự “Hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên” năm </i>

<i>2000 “Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân” của Nguyễn Thiện Nhân. Cơng trình </i>

trình bày các khái niệm, lịch sử hình thành, phân tích các quy định trong luật lúc bấy giờ, thực tiễn áp dụng pháp luật và các quyền khiếu nại, tố cáo được sử dụng.

<i>Thứ hai, đề tài tham dự “Hội nghị NCKH của sinh viên – Lần thứ II năm 1998” </i>

<i>“Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân: Lý luận và thực tiễn” của Lê Văn Thánh. Cơng </i>

trình đã trình bày các khái niệm, đặc điểm một cách sơ lược, tiến hành phân tích pháp luật hiện hành, thực trạng và giải pháp để bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. Tuy bài viết đã lâu nhưng các vấn đề lý luận và thực tiễn được phân tích cho thấy một cách khái quát bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, cũng là kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật sau này.

<i>Thứ ba, đề tài nghiên cứu “Chống tham nhũng” của Trần Đức Hùng. Cơng trình </i>

nhằm tìm ra những biện pháp chống tham nhũng một cách có hiệu quả và nghiên cứu những vấn đề cấp bách nhất trong công cuộc chống tham nhũng năm 2006.

<i>Thứ tư, cơng trình tham dự “Hội thảo phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam – </i>

<i>Những vấn đề pháp lý” năm 2022 “Nhận diện tham nhũng vặt và một số biện pháp </i>

<i>phòng ngừa tham nhũng vặt” của ThS. Phạm Thị Phương Thảo. Cơng trình đã khái </i>

quát, nhận diện hành vi tham nhũng vặt và đề ra một số biện pháp phòng ngừa tham

<i>nhũng vặt. “Biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong quản lý Nhà nước” của ThS. </i>

Nguyễn Việt Anh Lân, cơng trình chủ yếu đưa ra những biện pháp phòng ngừa tham

<i>nhũng trong hoạt động quản lý Nhà nước. “Kinh nghiệm của Singapore về phòng, chống </i>

<i>tham nhũng – giá trị gợi mở cho Việt Nam” của ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên, chủ yếu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đề cập đến nội dung, kinh nghiệm của Luật phòng, chống tham nhũng Singapore và gợi mở cho Việt Nam.

<i><b>2.2 Tình hình nghiên cứu ngồi trường </b></i>

<i>* Giáo trình </i>

<i>Giáo trình “Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo” của trường Đại học Luật Hà </i>

Nội. Giáo trình là nguồn học tập bổ ích cho mục đích học tập và nghiên cứu. Các vấn đề được đưa ra mang tính giới thiệu nhằm cho người đọc có cái nhìn tổng qt pháp luật về tố cáo của Việt Nam.

<i>* Sách chuyên khảo, các bài đăng trên tạp chí khoa học </i>

<i>Thứ nhất, bài viết “Pháp luật về bảo vệ người tố cáo, thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp của Nguyễn Đức Quang năm 2017. Tác giả đã </i>

nghiên cứu những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về bảo vệ người tố cáo, từ đó đưa ra những hạn chế của quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo và kiến nghị hoàn thiện các quy định trên.

<i>Thứ hai, sách chuyên khảo “Chính sách phịng chống tham nhũng ở Việt Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân” của PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp. </i>

Cuốn sách trình bày các vấn đề lý luận – pháp lý về chính sách phịng, chống tham nhũng và ý nghĩa của nó đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân; một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách phịng, chống tham nhũng và ý nghĩa của nó đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

<i>Thứ ba, sách “Bảo vệ người tố cáo trong các đơn vị sự nghiệp công lập” của </i>

Nguyễn Thanh Quyên. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của cuốn sách thu hẹp trong một nhóm chủ thể nhất định. Đó là người tố cáo và tố cáo trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

<i>Thứ tư, tài liệu hội thảo “Góc nhìn về phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong tình hình mới” của TS Lưu Hồi Bảo năm 2000. Tác giả trình bày một số vấn đề tham </i>

nhũng, tham ô về tơm nhập khẩu.

Có thể thấy tố cáo, tố cáo hành vi tham nhũng là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, bao gồm cả lý luận và thực tiễn. Phân tích cụ thể những vế đề liên quan đến tố cáo, tố cáo hành vị tham nhũng, đánh giá thực trạng pháp luật cũng và thực tiễn thực hiện. Mặc dù nội dung của các đề tài đều đưa đến những hiệu quả về lý luận, áp dụng pháp luật, đánh giá chính xác về tố cáo, tố cáo hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

vi tham nhũng. Tuy nhiên, các cơng trình này chỉ nói riêng một là tố cáo, hoặc tố cáo hành vi tham nhũng chung, mà chưa có bài viết cụ thể nào nhắc đến tố cáo người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, khu vực nhà nước thực hiện.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Trên cơ sở quy định của Luật Tố cáo năm 2018 và Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018, mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đánh giá thực trạng tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện. Từ đó, nhóm tác giả nghiên cứu tìm ra những ngun nhân chủ quan, khách quan của vấn đề nhằm đưa ra những giải pháp.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

(i) Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và pháp lý về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa; phân tích làm rõ người tố cáo, đối tượng của tố cáo, người bị tố cáo, trình tự thủ tục tố cáo.

(ii) Phân tích, đánh giá thực trạng tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện. Từ đó đưa ra nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của thực trạng trên.

(iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

Đề tài có đối tượng nghiên cứu bao gồm cơ sở lý luận và pháp lý về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện; Thực tiễn, hạn chế trong thực hiện pháp luật về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện; Các giải pháp hoàn thiện về pháp luật tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện ở nước ta hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Về phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiếp cận đề tài dưới góc độ pháp luật và góc độ của người nghiên cứu thơng qua việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện. Làm rõ các nội dung về tố cáo hành vi tham nhũng, các hành vi tham nhũng bị tố cáo, người bị tố cáo và người tố cáo, các trình tự thủ tục tố cáo, …Tác giả cũng tiếp tục dựa trên các báo cáo, thống kê (từ 2020-2023) và khảo sát (khảo sát được thực hiện từ ngày 21/07/2023-1/08/2023) để nghiên cứu về thực tiễn áp dụng để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tố cáo đối với hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Bài nghiên cứu khoa học được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật. Cơ sở phương pháp luận của bài nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong q trình nghiên cứu, nhóm đã sử dụng những phương pháp dùng để nghiên cứu lý thuyết như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống, phương pháp chứng minh - bình luận, phương pháp quy nạp và diễn giải. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: phương pháp khảo sát, phương sát so sánh, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong đề tài.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong đánh giá các quy định của pháp luật về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ để thấy được sự thay đổi của pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, so sánh quy định của các văn bản pháp luật có liên quan cùng điều chỉnh vấn đề trên nhằm chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt cũng như lý giải cho những điểm tương đồng, khác biệt đó và đề xuất kiến nghị nhằm bảo đảm sự thống nhất trong các quy định pháp luật về vấn đề này.

Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng để phân tích các vấn đề lý luận cũng như quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam; tổng hợp, phân tích các vấn đề pháp lý có liên quan từ thực tiễn áp dụng pháp luật. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm tắt nội dung của mỗi chương và đưa ra kết luận chung cho toàn đề tài.

Phương pháp điều tra xã hội học thực hiện thu thập thông tin từ quần chúng nhân dân thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá về những vấn đề nghiên cứu trong đề tài.

<b>6. Kết cấu của đề tài </b>

Công trình nghiên cứu bao gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận, với bố cục hai chương:

<i><b>Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về tố cáo hành vi tham nhũng trong </b></i>

khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện.

<i><b>Chương 2: Thực trạng tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do </b></i>

người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và giải pháp hoàn thiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC DO NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ KHU VỰC </b>

<b>NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN </b>

<b>1.1 Những vấn đề lý luận về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện </b>

<i><b>1.1.1 Khái niệm tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện </b></i>

<i>* Khái niệm tố cáo </i>

Tố cáo xuất hiện khi xã hội có phân chia giai cấp và đặc biệt được thừa nhận khi Nhà nước ra đời. Trong mội thời đại, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, khi có hành vi xâm phạm lợi ích của tập thể, của cá nhân thì mọi người đều có quyền đưa vụ việc đó đến cơ quan đại diện cho giai cấp thống trị để yêu cầu giải quyết<small>4</small>. Bắt đầu từ thời kỳ phong kiến ở nước ta, đã tạo điều kiện để người dân có thể dễ dàng bày tỏ ý kiến của mình đối với các quan lại, triều đình. Các nhà nước phong kiến đã ban hành luật lệ và nhiều bản quy định việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người dân, trong đó phải kể đến bốn bộ luật có quy mơ tương đối lớn có nội dung phong phú và đa dạng là: Bộ luật Hình thư ban hành năm 1024; Bộ Quốc triều Hình luật của thời Trần năm 1341; Bộ luật Hồng Đức thời Lê năm 1483 và Bộ Gia long của thời Nguyễn năm 1815<small>5</small>. Cụ thể trong Bộ luật Hồng Đức, thuật ngữ tố cáo đã được ghi nhận trong nhiều điều luật khác nhau.

<i>Điều 612 Bộ luật Hồng Đức quy định rằng: “Các quan ty vơ cớ mà đi riêng ra những </i>

<i>trang ngồi Vân Đồn các trấn của quan ải thì xử tội đồ hay tội lưu; thưởng cho người tố cáo, tước một tư”<sup>6</sup>. Đồng thời Điều 614 Bộ luật Hồng Đức còn quy định rõ: “Những </i>

<i>trang trại ven bờ bể, mà tiếp đón thuyền bn, ngầm dở hộ hàng hóa lên bờ, thì xử biếm ba tư, phạt phải gấp ba tang vật để sung công, lấy một phần thưởng cho nguồi tố giác. Người chủ trang trại ấy mất chức giám trang”<small>7</small></i>.

<small>4</small><i><small> Quách Hữu Vinh (2020), Xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh – từ thực </small></i>

<i><small>tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.8. </small></i>

<small>5 Hồ Thị Thu An (2009), Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.7. </small>

<small>6</small><i><small> Nguyễn Ngọc Thuận - Nguyễn Tá Nhí (2003), Quốc triểu hình luật, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.221. </small></i>

<small>7 Nguyễn Ngọc Thuận - Nguyễn Tá Nhí (2003), tlđd (3), tr.222. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Như vậy, tố cáo đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử dân tộc ta dưới nhiều tên gọi, danh xưng khác nhau theo từng thời kỳ như bên mạn, vạch trần,… Nghiên cứu thực tế công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy, tố cáo phát sinh khi một người cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức đã bị xâm hại hoặc có thể bị xâm hại và thơng báo với cơ quan nhà nước. Ngày nay, thuật ngữ tố cáo thường xuyên được sử dụng trong các sách, báo, bài viết mang tính thơng tin đại chúng, góp phần phổ biến thuật ngữ này đến đơng đảo người dân. Từ đó, tạo nên một cách hiểu thống nhất, bao quát về nội hàm của thuật ngữ tố cáo trên phạm vi rộng khắp.

<i>Về khái niệm, theo từ điển tiếng Việt tố cáo là “Báo cho mọi người hoặc cơ quan </i>

<i>có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó”; “Vạch trần hành động xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn”</i><small>8</small>. Theo Đại từ điển tiếng

<i>Việt tố cáo được cho là “Vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp luật hoặc trước </i>

<i>dư luận”</i><small>9</small>. Nhìn chung, các khái niệm trên đã làm rõ được bản chất của hành vi tố cáo ở mức đơn giản hóa, song lại chưa thể hiện một cách đầy đủ được hết thuật ngữ tố cáo với sự phức tạp và đa dạng để phù hợp với thời kỳ Việt Nam hiện nay. Nhưng đến cuối cùng, mục tiêu của hành vi tố cáo vẫn nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi hành vi gây bất lợi đến Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân, cơ quan, tổ chức.

Trên khía cạnh pháp lý, quyền tố cáo của người dân đã được quy định cụ thể tại Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018. Tố

<i>cáo được xem là “việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ </i>

<i>chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”<small>10</small></i>. Trải qua quá trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, Luật Tố cáo nói riêng khái niệm về tố cáo đã có sự chuyển biến theo xu hướng toàn diện hơn so với Luật Tố cáo trước đây. Tố cáo được hiểu là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo năm 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: (i) Tố cáo

<small>8</small><i><small> Hoàng Phê (Chủ biên) và các tác giả khác (2003), Từ Điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, </small></i>

<small>tr.1008. </small>

<small>9</small><i><small> Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thơng tin, tr.1163. </small></i>

<small>10 Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; (ii) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Như vậy, tố cáo là việc công dân báo tin về mọi hành vi vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết, những tin báo này sẽ được thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo theo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Dưới góc độ so sánh, khái niệm Tố cáo tại Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung thêm hai loại tố cáo gắn vào nội dung khái niệm là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, chính sự bổ sung này đã hồn thiện, làm rõ khái niệm tố cáo tránh mơ hồ, thiếu thống nhất khi áp dụng pháp luật.

<i>* Khái niệm tham nhũng </i>

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, ln gắn bó chặt chẽ hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước<small>11</small>. Tham nhũng tồn tại ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là mối hiểm hoạ tiềm tàng của tất cả các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội và lợi ích của nhân dân. Hiện nay, thuật ngữ tham nhũng vẫn chưa có một quan niệm thống nhất. Có nhiều khái niệm tham nhũng được đưa ra như:

Tham nhũng, tiếng Anh gọi là corruption, xuất phát từ tiếng La-tinh corrumpere, có nghĩa là hư hỏng, bại hoại, tiêu huỷ.

Trong tiếng Pháp từ Corruption có 2 nghĩa: nghĩa đen là sự thối rữa, sự tự phá huỷ, sự đồi bại, sự mục nát từ trong bản thể; cịn nghĩa bóng là một loại tội phạm diễn ra trong việc sử dụng công vụ và quyền lực nhà nước một cách bịp bợm, tàn bạo, cực đoan nhằm thu hút cho bản thân, gây thiệt hại cho nhà nước và công dân<small>12</small>.

<i>Từ điển Black Law đã định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi cố ý làm trái, lợi dụng </i>

<i>công vụ nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó mà trái với quyền lợi của những người khác”</i><small>13</small>.

<small>11</small><i><small> Bùi Minh Phúc (2017), Pháp luật về phòng, chống tham nhũng – từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, luận văn thạc sĩ, tr. </small></i>

<small>14. </small>

<small>12</small><i><small> Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài) và các tác giả khác (2012), Chính sách phịng, chống tham nhũng ở Việt </small></i>

<i><small>Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tr. 30 </small></i>

<small>13</small><i><small> Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài) và các tác giả khác (2012), Chính sách phịng, chống tham nhũng ở Việt </small></i>

<i><small>Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tr. 30. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Theo Đại Từ điển Tiếng Việt giải thích, “tham nhũng là hành động lợi dụng quyền </i>

<i>hành để tham ô và hạch sách, nhũng nhiễu dân”</i><small>14</small>.

<i>Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, “tham nhũng được hiểu là (hành vi) </i>

<i>lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức”.</i><small>15</small>

Công ước quốc tế về chống tham nhũng của Liên hiệp quốc (2003) đã quan niệm:

<i>tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi cho mục đích cá nhân<small>16</small>. </i>

<i>Ban Nghiên cứu thuộc Hội đồng châu Âu thì cho rằng “tham nhũng bao gồm hành </i>

<i>vi hối lộ và bất kỳ hành vi nào khác của những người được giao thực hiện một trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc khu vực tư nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi bất hợp pháp nào cho cá nhân hoặc cho người khác”. Còn Tổ chức minh bạch quốc tế quan niệm rằng “tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”</i><small>17</small>.

Theo World Bank, tham nhũng có thể được xác định là những hành vi liên quan đến việc chào mời, cho, hoặc nhận gạ gẫm một thứ gì đó có giá trị nhằm tác động tới hành động của một cơng chức nhà nước trong q trình mua sắm hoặc soạn thảo hợp đồng, hoạt động mua sắm sai nguyên tắc<small>18</small>…

Trong nhiều nghiên cứu về tham nhũng cũng đã đưa ra các quan điểm khác nhau về khái niệm tham nhũng: Tham nhũng là do tập trung cao quyền lực tới mức độc quyền khơng có sự kiểm soát cộng với sự yếu kém về trách nhiệm và đạo đức của những người có chức, có quyền; Tham nhũng là hiện tượng những người có chức vụ quyền hạn cố tình làm trái với những quy định chung nhằm vơ vét tài sản của công cho bản thân mình

<small>14</small><i><small> Bùi Minh Phúc (2017), Pháp luật về phòng, chống tham nhũng – từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ, tr. </small></i>

<small>12. </small>

<small>15</small><i><small> Nguyễn Thị Kim Nhung (2014), Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, </small></i>

<i><small>công chức bộ máy hành chính nhà nước, Luận văn thạc sĩ, tr.13. </small></i>

<small>16</small><i><small> Nguyễn Hữu Hồi Bảo (2017), Các biện pháp hành chính phòng, chống tham nhũng từ thực tiễn tỉnh Quảng </small></i>

<i><small>Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, tr.6. </small></i>

<small>17</small><i><small> Nguyễn Hữu Hoài Bảo (2017), Các biện pháp hành chính phịng, chống tham nhũng từ thực tiễn tỉnh Quảng </small></i>

<i><small>Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, tr.6. </small></i>

<small>18</small><i><small> Nguyễn Hữu Hồi Bảo (2017), Các biện pháp hành chính phịng, chống tham nhũng từ thực tiễn tỉnh Quảng </small></i>

<i><small>Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, tr.6. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hoặc cho người khác; hoặc tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền lực để nhũng nhiễu, lấy tiền của nhà nước và nhân dân phục vụ cho lợi ích cá nhân<sup>19</sup>; Tham nhũng là hiện tượng những người có chức vụ, quyền hạn cố tình làm trái với những qui định chung nhằm vơ vét tài sản của cơng cho bản thân mình hoặc cho người khác; Tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền lực để nhũng nhiễu, lấy tiền của nhà nước và nhân dân phục vụ cho lợi ích cá nhân<small>20</small>; Tham nhũng được định nghĩa là hành vi gạ gẫm hối lộ hoặc nhận hối lộ nhằm xúi giục một công chức nhà nước hành động hoặc kiềm chế hành động liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc vị trí, chức năng của mình<small>21</small>.

Theo pháp luật Việt Nam, theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng

<i>2018, “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, </i>

<i>quyền hạn đó vì vụ lợi”. </i>

<i>* Khái niệm khu vực nhà nước </i>

Hiện nay, thuật ngữ khu vực cơng (hay cịn gọi là khu vực nhà nước) vẫn chưa có một quan niệm thống nhất, một số quan điểm sau đây:

<i>Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2008) đã định nghĩa: “Khu vực công </i>

<i>bao gồm khu vực nhà nước nói chung cộng với các công ty quốc doanh, kể cả ngân hàng trung ương”</i><small>22</small>.

<i>Theo Liên Hiệp Quốc (2008), khu vực công bao gồm “Chính phủ nói chung và các </i>

<i>cơng ty quốc doanh”</i><sup>23</sup>.

<i>Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (2001) đã định nghĩa: “Khu vực cơng bao gồm chính phủ </i>

<i>nói chung (Cơ quan trung ương, cơ quan nhà nước, cơ quan địa phương) và các công ty quốc doanh (cơng ty quốc doanh tài chính do chính phủ quản lý, các công ty phi tài </i>

<small>19</small><i><small> Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài) và các tác giả khác (2012), Chính sách phịng, chống tham nhũng ở Việt </small></i>

<i><small>Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tr. 35 </small></i>

<small>20</small><i><small> Nguyễn Thị Kim Nhung (2014), Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, </small></i>

<i><small>công chức bộ máy hành chính nhà nước, luận văn thạc sĩ, tr. 12. </small></i>

<small>21 Dương Nguyễn (2019), “Luật Sapin II và cuộc chiến chống tham nhũng tại Cộng hoà Pháp”, tạp chí thanh tra số 10/2019, tr. 46 </small>

<small>22</small><i><small> Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Hồn thiện Báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, tr. </small></i>

<small>34 </small>

<small>23</small><i><small> Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Hoàn thiện Báo cáo tài chính khu vực cơng Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, tr. </small></i>

<small>34 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>chính quốc doanh và cơng ty quản lý tiền tệ quốc doanh như ngân hàng trung ương và các cơng ty tài chính phi tiền tệ quốc doanh”</i><sup>24</sup>.

Tổ chức Broadbent and Guthrie đã định nghĩa khu vực công bao gồm các tổ chức do nhà nước tài trợ, làm chủ và điều hành nhằm cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng<small>25</small>. Theo các cơng trình nghiên cứu khác: Khu vực cơng bao gồm các cơ quan trung ương, cơ quan địa phương và các đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ công chịu sự kiểm sốt của nhà nước hoặc do cơng quỹ tài trợ hoặc do nhà nước chỉ đạo và điều hành<sup>26</sup>; Khu vực công hay khu vực nhà nước là khu vực hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội mà Nhà nước là người quyết định<small>27</small>.

Dưới góc độ pháp luật, khái niệm khu vực nhà nước đã được quy định tại Luật

<i>thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, “Khu vực nhà nước bao gồm các cơ </i>

<i>quan, tổ chức do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội”</i><small>28</small>.

<i><b>Qua các phân tích trên, có thể rút ra một khái niệm chung, tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện là việc cá nhân theo thủ tục quy định của pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát tồn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội. </b></i>

<i><b>1.1.2 Đặc điểm của tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện </b></i>

<small>27</small><i><small> Nguyễn Nhật Quỳnh (2022), Phịng ngừa tham nhũng trong khu vực cơng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, </small></i>

<small>Luận văn tốt nghiệp, tr. 05 </small>

<small>28 Điều 3 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><b>Thứ nhất, chủ thể có quyền tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do </b></i>

<i>người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện là cá nhân thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước </i>

<i>Chủ thể có quyền tố cáo là “cá nhân thực hiện việc tố cáo” được quy định tại khoản </i>

4 Điều 2 Luật Tố cáo 2018. Tương tự, đối với tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện, chủ thể tố cáo chính là cá nhân. Việc quy định cá nhân có quyền tố cáo là hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp và chính sách hình sự của nước ta - cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Theo quy định của Luật Tố cáo, người tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Bên cạnh đó, người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Đồng thời cũng đảm bảo cách thức xác định thông tin người tố cáo, tính bí mật và xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp tố cáo sai được khách quan và rõ ràng hơn.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, cá nhân có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, trên tinh thần mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, cá nhân có quyền tố cáo bất cứ hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện. Tố cáo hướng tới mục đích là để xử lý những người có hành vi vi phạm pháp luật; ngăn ngừa những hậu quả có thể xảy ra gây thiệt hại cho cá nhân, cho xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chung hợp pháp.

<i>Thứ hai, đối tượng tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện là hành vi tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện </i>

Theo khái niệm tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện đã được tác giả phân tích, có thể thấy đối tượng của tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nhà nước là các hành vi tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định về 12 hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước, cụ thể: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản cơng vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Khơng thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi<small>29</small>.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, đối tượng của tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Có thể thấy đối tượng của tố cáo nói chung và tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước nói riêng đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đối tượng của tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước lại được quy định cụ thể là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tham nhũng, và các hành vi tham nhũng trên được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện. Điều đó cho thấy nếu người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhưng không thuộc vào 12 hành vi tham nhũng trên thì khơng được xem là hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng và nếu bị tố cáo thì sẽ được xếp vào loại tố cáo thông thường, và ngược lại.

Bên cạnh đó, khác với tố cáo hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước, đối tượng của tố cáo hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước chỉ gồm 3 hành vi sau: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết cơng việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi<small>30</small>. Điều đó thể hiện các hành vi tham nhũng còn lại chỉ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

<small>29 Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. 30 Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

khu vực nhà nước, các chủ thể khác sẽ không thực hiện được các hành vi trên. Đây được xem là đặc trưng riêng của các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước so với hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước.

Như vậy, đối tượng của tố cáo thông thường, tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và tố cáo hành vi tham nhũng ngồi khu vực nhà nước đều có những điểm khác biệt nhất định. Việc phân biệt rõ ràng giữa các đối tượng tố cáo với nhau sẽ giúp cho người dân dễ dàng trong việc viết đơn tố cáo, đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ nhanh chóng trong việc phân loại các vụ việc tố cáo, từ đó việc giải quyết tố cáo được nhanh gọn và chính xác hơn.

<i>Thứ ba, người bị tố cáo là người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước - các cá nhân, tổ chức mang quyền lực nhà nước hoặc từng mang quyền lực nhà nước có những hành vi tham nhũng trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. </i>

Theo quy định của pháp luật tại khoản 5 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định

<i>người bị tố cáo “là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo”, như vậy có thể hiểu </i>

người bị tố cáo là những người có hành vi mà người tố cáo cho rằng vi phạm pháp luật và làm đơn tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, theo quy định của khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về người bị tố cáo là người có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Tuy nhiên, điển hình người bị tố cáo có hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước là người có nhiệm vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước theo luật định lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện các hành vi tham ơ, nhận hối lộ, cố ý làm trái chính sách pháp luật, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước một cách không đúng đắn… Theo quy định pháp luật tố cáo, khoản 2 Điều 2 có đề cập đến người bị tố cáo và người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó, bao gồm các đối tượng được quy định trong khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Những cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cụ thể là hành vi tham nhũng trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc thực hiện hành vi vi tham nhũng về quản lý nhà nước trong khu vực nhà nước được quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 khác với cơ quan, tổ chức,

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng.

<i>Thứ tư, tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo và pháp luật về phòng, chống tham nhũng </i>

Tố cáo là hoạt động mang tính pháp lý rất cao. Vì vậy, trình tự, thủ tục tố cáo là bước đầu, nền tảng cũng như cơ sở cho việc thực hiện tố cáo hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước nói riêng.

Trong q trình thụ lý tố cáo cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Tố cáo phải đảm báo tính hợp pháp và được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo năm 2018, ví dụ trong trường hợp thực hiện bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý tố cáo. Hơn nữa, phải đảm bảo người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp khơng có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật. Xác định vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo. Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm hành vi tham nhũng<small>31</small>. Kế tiếp, người giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh nội dung tố cáo<small>32</small>. Cuối cùng, người giải quyết tố cáo đưa ra kết luận tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo theo các nội dung mà pháp luật về tố cáo đã quy định<small>33</small>. Về cơ bản, việc thực hiện tố cáo hành vi vi phạm pháp luật và tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước khá giống nhau và quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 42, 43 và một số điều khác của Luật Tố cáo năm 2018. Đồng thời, tại Điều 65 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được tố cáo về hành vi tham nhũng phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo. Ngoài ra, việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo thực hiện theo pháp luật tố cáo và người tố cáo hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định của Luật Tố cáo<small>34</small>.

<small>31 Điều 29 Luật Tố cáo năm 2018 32 Điều 31 Luật Tố cáo năm 2018 33 Điều 36 Luật Tố cáo năm 2018 </small>

<small>34 Khoản 2 Điều 69 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><b>1.1.3 Ý nghĩa của tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện </b></i>

<i>Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, </i>

<i>của bộ đội và của chính phủ vì nó khơng mang gươm mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng ta là cần - kiệm - liêm - chính”, nó gây ra </i>

những tác hại, hậu quả khơng thể lường trước được cho một nền kinh tế hay một hệ thống chính trị. Do đó, việc tố cáo hành vi tham nhũng, đặc biệt là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện có ý nghĩa quan trọng, trong đó được thể hiện:

<i>Thứ nhất, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân cơ quan, tổ chức </i>

Tham nhũng được xem là một hành vi nguy hiểm, mang đến những hiểm họa khôn lường làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Nó khơng cịn là “nguy cơ” mà

<i>đã trở thành “quốc nạn”, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “nếu khơng </i>

<i>phịng, chống tham nhũng hiệu quả thì vấn đề này đe dọa sự sống còn của chế độ. Bất kỳ người dân nào cũng đang phải “sống chung với nạn tham nhũng”<small>35</small></i>. Điều này có thể thấy tham nhũng khơng chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức mà nó cịn ảnh hưởng sâu rộng đến lợi ích quốc gia và toàn xã hội. Việc tố cáo hành vi tham nhũng không chỉ là việc mà cá nhân, tổ chức tự đứng lên bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình mà nó cịn góp phần rất lớn vào cơng tác phịng chống tham nhũng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

<i>Thứ hai, là hình thức phát hiện hành vi tham nhũng, là công cụ hữu hiệu trong cuộc chiến chống tham nhũng </i>

Việc tố cáo hành vi tham nhũng khơng chỉ đơn thuần là hình thức phản ánh của người dân đối với các hành vi này lên cơ qua nhà nước có thẩm quyền mà còn là tấm gương phản ánh thực tế xã hội trong giai đoạn nước ta đang đấu tranh trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng. Trên thực tế, hành vi tham nhũng rất đa dạng, phức tạp, trong đó phần lớn được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn bằng những thủ

<small>35 Lê Duy Chương, “Phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng”, [ (truy cập ngày 15/8/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đoạn tinh vi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình câu kết với nhau nhằm để vụ lợi nên rất khó kiểm soát và phát hiện<sup>36</sup>. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng hiện nay nhờ sự chung tay vào q trình phịng, chống tham nhũng của người dân đã giúp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện xử lý hàng nghìn vụ việc tham nhũng góp phần ngăn chặn, hạn chế, từng bước đẩy lùi tình trạng tham nhũng đang diễn ra<sup>37</sup>. Từ đây có thể thấy nếu khơng có sự tố cáo của nhân dân thì cơ quan nhà nước rất khó để kịp thời phát hiện và đấu tranh xử lý, đồng thời cũng có thể nói việc tham gia vào tố cáo hành vi tham nhũng, đặc biệt là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện chính là hình thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, kiểm sốt và kịp thời giải quyết, là cơng cụ hữu hiệu trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng.

<i>Thứ ba, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. </i>

Việc quy định cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng theo quy định của Luật thể hiện tính dân chủ, tạo niềm tin của người dân vào Đảng, nhà nước ta. Nâng cao và phát huy quyền làm chủ của người dân với tư cách chủ thể của xã hội

<i>trong quá trình cụ thể hóa quyền cơng dân, quyền dân chủ thơng qua các quy định “dân </i>

<i>bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát”<small>38</small>. Đặc biệt khi chủ thể của tố cáo hành vi </i>

tham nhũng hướng đến là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, những chủ thể mang trong mình trách nhiệm và niềm tin của nhân dân, đất nước, nếu có hành vi sai phạm đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước dễ gây ra những sai lệch trong cách nhìn của nhân dân đối với sự lãnh đạo và đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước. Niềm tin của dân đối với Đảng và nhà nước bị giảm sút cũng là lúc tạo điều kiện cho những thế lực phản động nỗi dậy, gây nhũng nhiễu hịng lật đổ chính quyền. Một hệ

<small>36 Phạm Lê Xuất, “Phát huy vai trò của Nhân dân trong phịng chống tham nhũng thơng qua việc thực hiện quyền tố cáo”, [ (truy cập ngày 7/8/2023) </small>

<small>37 Phạm Lê Xuất, “Phát huy vai trò của Nhân dân trong phịng chống tham nhũng thơng qua việc thực hiện quyền tố cáo”, [ (truy cập ngày 7/8/2023) </small>

<small>38 Lê Thanh Bình, “Phát huy vai trị của Nhân dân trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng”, Tạp chí Quản lý </small>

<b><small>Nhà nước, tháng 9/2021 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

thống chính trị khơng ổn định sẽ khơng thể dẫn dắt và phát triển đất nước thịnh vượng, phồn vinh, vì vậy tố cáo hành vi tham nhũng, đặc biệt là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện không chỉ nhằm khẳng định quyền lợi hợp pháp của nhân dân mà nó cịn là cơ sở để loại bỏ những thành phần xấu, làm trái với trách nhiệm, đi ngược với lợi ích của nhân dân, đất nước ra khỏi hệ thống chính trị nước ta, củng cố niềm tin của dân đối với đường lối của Đảng, đề cao trách nhiệm của Đảng và nhà nước đối với nhân dân.

<i>Thứ tư, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước </i>

Trong cơng tác phịng, chống tham nhũng thì tố cáo hành vi tham nhũng, đặc biệt là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện tạo ra nhiều thay đổi lớn trong quá trình đổi mới đất nước. Là sự lắng nghe, tiếp nhận ý kiến từ nhân dân, thơng qua đó đánh giá, xem xét, điều tra tiến đến việc xác nhận, sàng lọc, kỷ luật một bộ phận cán bộ, Đảng viên, từ đó lập lại kỷ cương, trật tự mới trong tồn xã hội. Đây chính là mục tiêu mà Đảng ta ln hướng đến, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã dựa vào những đánh giá, phản ảnh, đóng góp ý kiến của người dân hướng đến chấn chỉnh lại lề lối, tác phong làm việc và thái độ ứng xử với cơng dân của các cấp ủy, chính quyền<small>39</small>. Đồng thời việc tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng lại bộ máy cán bộ mới trong sạch, loại bỏ những cán bộ không giữ được phẩm chất đạo đức tốt, không thể phục vụ nhân dân, đi ngược lại với tư tưởng của lãnh tựu Hồ Chí Minh. Tăng cường cơng khai minh bạch, làm rõ các kiến nghị của các Ban tha tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng về việc quản lý quỹ, đầu tư cơng trình, triển khai dự án<small>40</small>, … từ đó tiến đến giải quyết các vấn đề về ngân sách, nguồn chi và q trình thực hiện các cơng trình an sinh xã hội. Hạn chế các tình trạng, tham nhũng làm thiếu hụt rất dễ dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước, không đủ điều kiện để đầu tư vào các cơ quan doanh nghiệp hay có thể giảm hiệu quả làm việc

<small>39 Hạnh Nguyên, “Nâng cao nhận thức về cơng tác phịng, chống tham nhũng, tiêu cực”, </small>

<b><small>[ (truy cập ngày 16/8/2023). </small></b>

<small>40 Hạnh Nguyên, “Nâng cao nhận thức về cơng tác phịng, chống tham nhũng, tiêu cực”, cao-nhan-thuc-ve-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-post703234.html] (truy cập ngày 16/8/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

[ các cơ quan, tổ chức các sản phẩm tạo ra không đạt chỉ tiêu về chất lượng. Từ đó nâng cao đời sống nhân dân, củng cố an sinh xã hội, tạo động lực, bước tiến mới trong công cuộc phát triển đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

<b>1.2 Tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam </b>

<i><b>1.2.1 Người tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện </b></i>

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, người tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

<i>Thứ nhất, người tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện là cá nhân </i>

Việc pháp luật quy định người tố cáo là cá nhân có thể xuất phát từ nhiều nguyên

<i>nhân. Trên phương diện lập pháp, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền </i>

<i>khiếu nại, tố cáo…” có nghĩa là khiếu nại, tố cáo là quyền con người, quyền của tất cả </i>

các thành viên trong xã hội, của mỗi con người… Luật Tố cáo 2018 quy định chủ thể có quyền tố cáo là “công dân”, như vậy chẳng những giữa các luật có sự khơng đồng bộ về quy định chủ thể khiếu nại, tố cáo mà còn chưa đồng bộ với Hiến pháp<small>41</small>. Cách tiếp cận này không kém phần hợp lý, vì Hiến pháp Việt Nam ghi nhận “mọi người” có quyền tố cáo nên pháp luật về tố cáo quy định “cá nhân” có quyền tố cáo, khác với trước kia chỉ có “cơng dân” có quyền tố cáo.

Dưới góc độ phịng, chống tham nhũng, thay đổi này mặc dù có thể vơ tình nhưng gây ra hiệu ứng tính cực đối với cơng cuộc đấu tranh phòng, chống hành vi tham nhũng và tội phạm tham nhũng. Mở rộng phạm vi chủ thể người tố cáo tạo cơ hội cho nhiều chủ thể tham gia vào công cuộc đấu tranh chống lại hành vi tham nhũng. Từ đó, tăng khả năng phát hiện và xử lý các hành vi này. Có một lý thuyết được gọi là lý thuyết những tấm cửa sổ vỡ, theo lý này, nếu một việc làm sai trái mà không được quan tâm

<small>41 Chu Hồng Thanh, “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo phù hợp cách tiếp cận dựa trên quyền con người”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Số 8 (29)/ 2016, tr. 6-9. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

đúng mức thì nó sẽ lan ra những khu vực khác, tương tự như nếu một tấm cửa sổ vỡ mà khơng được để tâm thì những tấm cửa sổ khác cũng bị phá cho vỡ theo vậy<small>42</small>. Đối với tham nhũng, việc bng lỏng quản lý cịn thể làm cho hành vi này lan rộng ra khắp bộ máy nhà nước và tàn phá dữ dội. Vậy phải ngăn chặn nó bằng cách tăng khả năng phát hiện và xử lý nó.

Lý giải khác cho việc cá nhân là chủ thể duy nhất được thực hiện việc tố cáo đó là để tăng cường trách nhiệm người tố cáo và hạn chế tình trạng vu khống, xun tạc, bơi nhọ người khác. Hậu quả của việc tố cáo là rất lớn, không những ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác mà cịn có thể phát sinh trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm. Việc tố cáo người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước phải được xem xét và thực hiện cẩn trọng vì việc tố cáo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người bị tố cáo hướng đến. Danh tiếng, uy tín là một điều kiện quan trọng để những người này có thể hoạt động và làm việc. Do đó, người tố cáo cần phải được xác định. Vì vậy, Luật Tố cáo 2018 quy định nghĩa vụ của người tố cáo tại Điều 23 phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo để thuận tiện cho việc xác định người tố cáo, trừ trường hợp khoản 2 Điều 25.

<i>Thứ hai, là cá nhân này thực hiện “việc tố cáo” </i>

Thực hiện việc tố cáo chính là việc cá nhân sử dụng quyền tố cáo được Hiến pháp 2013 ghi nhận. Khi một cá nhân thực hiện việc tố cáo là lúc mà một quan hệ pháp luật phát sinh mà hành vi “thực hiện việc tố cáo” là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ này.

<i>* Năng lực người tố cáo </i>

Năng lực người tố cáo được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Luật tố cáo 2018,

<i>theo đó “Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp khơng có đủ năng lực </i>

<i>hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật” Người tố cáo phải có đủ năng lực hành vi dân sự </i>

Luật tố cáo 2018 và Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tố cáo năm 2018 lại khơng có quy định thế nào là có đủ năng lực hành vi dân sự, do đó, vận dụng Bộ luật dân sự 2015 để hiểu quy định này. Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực

<small>42</small><i><small> PGS. TS Vũ Công Giao, TS Nguyễn Tuấn Khanh, TS Đỗ Thu Huyền (2020), Quản trị tốt và Phịng, chống tham </small></i>

<i><small>nhũng, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, tr. 69. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

hành vi dân sự của cá nhân được hiểu là “khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Ngoài ra, các trường hợp mà Bộ luật dân sự quy định là không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là mất năng lực hành vi dân sự<small>43</small>; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi<small>44</small>; hạn chế năng lực hành vi dân sự<small>45</small>. Như vậy, khi một người thực hiện việc tố cáo thì người đó khơng được rơi vào các trường hợp này.

<i>Trường hợp không đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại điện </i>

Quy định này của pháp luật tố cáo cho thấy kể cả cá nhân khơng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự vẫn có thể thực hiện quyền tố cáo của mình, tuy nhiên việc thực hiện này phải thơng qua người đại diện. Có thể nói đây là quy định mang tính cởi mở, vì một trong các yêu cầu của tố cáo chính là người tố cáo phải chịu trách nhiệm cho việc tố cáo của bản thân, nhưng người không đủ năng lực hành vi dân sự thì khơng chịu trách nhiệm pháp lý dân sự mà người đại diện của họ phải chịu. Như vậy, quy định này vừa không tước đi quyền hiến định của con người, vừa đảm bảo về trách nhiệm pháp lý của người tố cáo.

<i><b>1.2.2 Đối tượng của tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện </b></i>

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 luật PCTN năm 2018, các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước bao gồm:

<i>1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: </i>

<i>a) Tham ô tài sản; b) Nhận hối lộ; </i>

<i>c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; </i>

<i>d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; </i>

<i>e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; g) Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi; </i>

<small>43 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015. 44 Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015. 45 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; </i>

<i>i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản cơng vì vụ lợi; k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi </i>

<i>l) Khơng thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; </i>

<i>m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. </i>

Theo quy định trên, đối tượng của tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm 12 hành vi tham nhũng, cụ thể như sau:

<i>Thứ nhất, hành vi “Tham ô tài sản” </i>

Là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc công dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình<small>46</small>. Đặc trưng của hành vi này là việc chiếm đoạt tài sản của người có chức vụ, quyền hạn được thực hiện thơng qua việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có trách nhiệm quản lý, nếu người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà việc thực hiện hành vi này không liên quan đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn cũng khơng bị coi là hành vi tham ơ tài sản<small>47</small>. Ví dụ: Nguyễn Văn A là thủ quỹ của công ty X. Do chơi hụi nên A nợ nhiều người và mất khả năng thanh toán. A đã bàn với vợ là Đào Thị T dùng giấy tờ nhà thế chấp cho công ty để vay 800.000.000 đồngvới mục đích đầu tư ni tôm. Sau khi vay được tiền, vợ chồng A đã trả cho các chủ nợ. Đến hạn không thấy vợ chồng A trả tiền, công ty mới phát hiện bộ hồ sơ do vợ chồng A thế chấp cho công ty là giả. Mặc dù A là người có chức vụ, quyền hạn và cũng có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng A đã không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình trực tiếp quản lý mà chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giám đốc công ty tin và cho vợ chồng A vay tiền. Chức vụ, quyền hạn của A chỉ là phương tiện để thực

<small>46</small><i><small> Nguyễn Thanh Quyên (2022), “Hành vi tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng”, Kỷ yếu hội </small></i>

<i><small>thảo cấp khoa “Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam – Những vấn đề pháp lý”, do khoa Luật Hành chính – Nhà </small></i>

<small>nước Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, tr.04. </small>

<small>47</small><i><small> Vương Văn Thuộc (2021), Tội tham ơ tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam, tr. 08. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

hiện thủ đoạn gian dối khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty<small>48</small>. Hành vi tham ô tài sản được xem là hành vi điển hình của tham nhũng, gây ra những thiệt hại vô cùng lớn cho xã hội, làm phai nhòa niềm tin của người dân vào nhà nước, bộ máy chính trị. Vì vậy, Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018 đưa hành vi tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng là hoàn toàn phù hợp.

<i>Thứ hai, hành vi “Nhận hối lộ” </i>

Là hành vi của người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện, không thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một việc vì lợi ích hoặc theo u cầu của người đưa hối lộ<small>49</small>. Đặc trưng của hành vi này bao gồm:

- Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận hoặc những “lợi ích” từ người đưa hối lộ, lợi ích đó có thể là lợi ích vật chất: tiền, vàng,.. hoặc lợi ích về tình cảm, chức vụ, danh vọng,… Nghĩa là hành vi nhận hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn phải liên quan đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu hành vi nhận hoặc sẽ nhận lợi ích của người đưa hối lộ do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện khơng liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng khơng bị coi là nhận hối lộ<small>50</small>.

- Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện những việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, cụ thể:

Để làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ là hành vi của người nhận hối lộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó, mà việc đó có lợi cho chính người đưa hối lộ như: Thủ trưởng nhận hối lộ của cán bộ cấp dưới để tăng lương, bổ nhiệm, đề bạt họ; Cán bộ của Sở Tài nguyên & Môi trường nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Điều tra viên nhận hối lộ của bị can đang bị tạm giam để đề xuất thay đổi biện pháp tạm giam thành biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; Kiểm sát viên nhận hối lộ của bị can để ra quyết định đình chỉ điều tra; Thẩm phán nhận hối lộ của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo<small>51</small>;...

<small>48</small><i><small> Vương Văn Thuộc (2021), Tội tham ơ tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam, tr. 08. </small></i>

<small>49</small><i><small> Nguyễn Thanh Quyên (2022), “Hành vi tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng”, Kỷ yếu hội </small></i>

<i><small>thảo cấp khoa “Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam – Những vấn đề pháp lý”, do khoa Luật Hành chính – Nhà </small></i>

<i><small>nước Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, tr.04. </small></i>

<small>50</small><i><small> Nguyễn Ngọc Điền (2019), Tội nhận hối lộ theo Luật Hình sự Việt Nam, tr. 28. </small></i>

<small>51</small><i><small> Nguyễn Ngọc Điền (2019), Tội nhận hối lộ theo Luật Hình sự Việt Nam, tr. 29. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Để làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó, mà việc đó đem lại lợi ích cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm như: Bố mẹ đưa hối lộ để xin học cho con; con đưa hối lộ chạy tội cho bố mẹ; vợ hoặc chồng đưa hối lộ để chạy tội cho chồng hoặc vợ; anh chị em đưa hối lộ để chạy tội cho nhau<small>52</small>... Trên thực tiễn hiện nay, hành vi nhận hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn xảy ra rất phổ biến. Hành vi trên đã trực tiếp xâm phạm đến uy tín và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, xâm hại đến quyền và lợi ích của cơng dân, là một trở ngại lớn đối với quá trình phát triển đất nước và làm xói mịn lịng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018 đã đưa hành vi nhận hối lộ là một trong các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước là hoàn toàn phù hợp.

<i>Thứ ba, hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” </i>

Pháp luật Hình sự đã đưa ra khái niệm về lạm dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện<small>53</small>. Như vậy, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn lạm dụng chức vụ, quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn được thực hiện dưới hình thức người có chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ, quyền hạn như công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: người có chức vụ, quyền hạn đã lừa dối, lừa đảo người khác để họ tự nguyện đưa tài sản của mình, hoặc uy hiếp uy hiếp tinh thần đối với chủ tài sản khiến họ hoang mang, lo lắng, thậm chí rơi vào trạng thái không thể kháng cự được để buộc phải miễn cưỡng giao tài sản cho người phạm tội. Hành vi trên gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nước và xã hội, do đó, Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018 quy định hành vi trên là hành vi tham nhũng là hợp lí.

<small>52</small><i><small> Nguyễn Ngọc Điền (2019), Tội nhận hối lộ theo Luật Hình sự Việt Nam, tr. 29. </small></i>

<small>53 Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2019 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>Thứ tư, hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi” </i>

Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, cơng vụ và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn, cơng vụ đó một cách trái phép nhằm mục đích vụ lợi. Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất khơng chính đáng (Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018). Lợi ích vật chất là những lợi ích các chủ thể có thể nhận được dưới dạng vật chất, có thể là tiền, nhà, xe,… lợi ích phi vật chất là những lợi ích mà các chủ thể khơng thể nhận được dưới dạng vật chất, có thể là địa vị, chức vụ, tình cảm,… Như vậy, trong khi thi hành cơng vụ, thay vì thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, người có chức vụ, quyền hạn lại thực hiện trái nhiệm vụ đó để vụ lợi. Ví dụ: A giữ chức vụ Trưởng khoa tâm thần bệnh viện công X. Trong quá trình khám chữa bệnh, A đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong việc kê đơn thuốc cho các bệnh nhân nên đã kê sai số lượng để cắt xén bớt đơn thuốc và vật tư của các bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại bệnh viện. Hành vi trên đã gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.

<i>Thứ năm, hành vi “Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi” </i>

Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã vượt q quyền hạn được giao làm trái cơng vụ vì vụ lợi. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ được thực hiện dưới các hình thức sau đây: Làm một việc thuộc chức trách, quyền hạn của cấp trên trái pháp luật, trái công vụ; Làm một việc thuộc chức trách, quyền hạn của người có chức năng, nhiệm vụ ở ngành khác; Làm một việc thuộc chức năng, thẩm quyền của tập thể; Làm một việc trong khi thiếu những điều kiện bắt buộc; Làm việc trái pháp luật khác<small>54</small>.

<i>Thứ sáu, hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” </i>

Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn dùng ảnh hưởng của mình gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi, nghĩa là người có chức vụ, quyền hạn dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn khác làm hoặc không làm một việc

<small>54 Hoàng Hải Yến, Nguyễn Quý Khuyến (2021), “Phân biệt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành </small>

<i><small>công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành cơng vụ”, Tạp chí kiểm sát số 04/2021, tr. 51. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm.

<i>Thứ bảy, hành vi “Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi” </i>

Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn khác vì vụ lợi.

<i>Thứ tám, hành vi “đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi” </i>

Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện việc đưa hối lộ, môi giới đưa hối lộ với mục đích giải quyết cơng việc của cơ quan, đơn vị, địa phương để trục lợi. Quy định này xuất phát từ thực tiễn là trong thời gian qua, khơng ít cán bộ, cơng chức có chức vụ, quyền hạn đã vì lợi ích của cơ quan, địa phương, và đương nhiên trong đó có lợi ích của chính họ, đã thực hiện hành vi hối lộ, môi giới hối lộ cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết các vấn đề nhạy cảm như phê duyệt kinh phí, cấp ngân sách<small>55</small>. Do vậy, Luật xác định đây là hành vi tham nhũng là phù hợp.

<i>Thứ chín, hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản cơng vì vụ lợi” </i>

Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để sử dụng trái phép tài sản cơng nhưng khơng phải mục đích chiếm đoạt mà vì mục đích vụ lợi, nghĩa là người có chức vụ, quyền hạn được giao quản lý tài sản của nhà nước: xe công, nhà đất,…nhưng lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để sử dụng tài sản đó ngược lại với quy định của pháp luật, nhằm phục vụ lợi ích của mình. Trong thời gian qua, trên thực tiễn ghi nhận nhiều trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng trái phép tài sản công nhằm động cơ vụ lợi như sử dụng xe cơng vào mục đích cá nhân, sử dụng trái phép tài sản công để vụ lợi cho gia đình, người thân. Thậm chí có những trường hợp người có chức vụ, quyền hạn khi hết đảm nhiệm chức vụ được giao hoặc khi về hưu nhưng không hoàn trả tài sản đã được giao mà tiếp tục sử dụng trái phép

<small>55</small><i><small> Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài) và các tác giả khác (2012), Chính sách phịng, chống tham nhũng ở Việt </small></i>

<i><small>Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

tài sản đó vì động cơ vụ lợi<small>56</small>. Do vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định hành vi trên là hành vi tham nhũng là hợp lý, phù hợp với thực tiễn hiện nay.

<i>Thứ mười, hành vi “nhũng nhiễu vì vụ lợi” </i>

Là hành vi cửa quyền, hạch dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ nhằm địi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người có hành vi nhũng nhiễu<small>57</small>. Trên thực tiễn hiện nay, hành vi nhũng nhiễu của những người có chức vụ, quyền hạn diễn ra rất phổ biến, hằng ngày trong đời sống người dân. Ví dụ: Người dân khi thực hiện việc yêu cầu cấp các loại giấy tờ hành chính: giấy khai sinh, giấy khai tử,… thì bị những cán bộ gây khó khăn, yêu cầu nhiều thứ hoặc không tiếp, chỉ khi người dân “gửi quà” thì việc cấp những loại giấy tờ trên mới trở nên nhanh chóng. Việc người dân đánh giá bản chất của một chế độ có ưu việt, có tận tâm hay không, trước hết là đánh giá thông qua thái độ, và sau đó là hiệu quả phục vụ dân của đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức. Đó trước hết phải là những người có văn hố giao tiếp nơi cơng sở, khơng được gây khó khăn, phiền hà cho người dân khi thi hành công vụ<small>58</small>. Hành vi nhũng nhiễu gây sự mệt mỏi, chán nản, bất bình, bng xi, là ngun nhân dẫn đến hành vi tiêu cực (hối lộ, cậy cục nhờ vả để nhanh được việc) của người dân. Do vậy, nếu hành vi nhũng nhiễu của những người chức vụ, quyền hạn vẫn tiếp diễn, văn hóa quản lý với ngun tắc “Vì nhân dân phục vụ”, chủ trương xây dựng một chính quyền phục vụ, tất cả vì lợi ích của nhân dân rất tốt đẹp sẽ bị phá hỏng<small>59</small>. Vì thế, việc Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định đây là hành vi tham nhũng là phù hợp để tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phát hiện, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh dạng hành vi này.

<small>56 Nguyễn Thị Ánh Hồng (2022), “Một số vấn đề về truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi tham nhũng </small>

<i><small>theo Luật Hình sự Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo cấp khoa “Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam – Những vấn đề </small></i>

<i><small>pháp lý”, do khoa Luật Hành chính – Nhà nước Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, tr.173. </small></i>

<small>57 Nguyễn Thị Ánh Hồng (2022), “Một số vấn đề về truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi tham nhũng </small>

<i><small>theo Luật Hình sự Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo cấp khoa “Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam – Những vấn đề </small></i>

<i><small>pháp lý”, do khoa Luật Hành chính – Nhà nước Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, tr.174. </small></i>

<small>58</small><i><small> Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài) và các tác giả khác (2012), Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt </small></i>

<i><small>Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tr. 36. </small></i>

<small>59</small><i><small> Phaly, “Nhũng nhiễu - biến tướng của văn hóa quản lý?”, Báo pháp luật – Cơ quan của Bộ Tư Pháp Việt Nam, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 28/3/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Tiếp theo, hành vi “Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi” </i>

Là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện công vụ nhưng không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc khơng đầy đủ nhiệm vụ, cơng vụ vì mục đích vụ lợi. Ví dụ: Hiệu trưởng trường tiểu học không tiến hành tổ chức việc phát hồ sơ nhập học lớp 1 cho trẻ em có hộ khẩu thường trú trên địa bàn phường mà trường toạ lạc vì đó là trường điểm, muốn dành chỗ để đưa người gửi con em vào đó học và có phong bì “bồi dưỡng” cho hiệu trưởng<small>60</small>. Hành vi trên khá phổ biến trên thực tế do ý thức kỷ luật, ý thức thực thi công vụ không cao, và của cả yếu tố lòng tham của một bộ phận cán bộ, cơng chức<sup>61</sup>. Tại Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2005 quy

<i>định “Khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi”</i><small>62</small>. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 chỉ quy định hành vi “Không thực hiện”, quy định trên mang nghĩa hẹp, không bao quát về hành vi vi phạm. Những người có chức vụ, quyền hạn có thể thực hiện khơng đầy đủ, thực hiện không đúng nhiệm vụ, công vụ, từ đó gây ra những thiệt hại cho nhà nước và xã hội. Do đó, Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018 đã sửa chữa

<i>khuyết điểm này bằng quy định thêm các hành vi “thực hiện không đúng hoặc khơng </i>

<i>đầy đủ nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi”. Quy định trên đã mở rộng phạm vi của hành vi </i>

tham nhũng trên, phù hợp với thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay.

<i>Cuối cùng, hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi” </i>

Trong đó, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cố ý bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của người khác vì vụ lợi. Cịn cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi

<small>60</small><i><small> Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài) và các tác giả khác (2012), Chính sách phịng, chống tham nhũng ở Việt </small></i>

<i><small>Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tr. 36-37. </small></i>

<small>61</small><i><small> Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài) và các tác giả khác (2012), Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt </small></i>

<i><small>Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tr. 36-37. </small></i>

<small>62 Khoản 11 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

dụng chức vụ, quyền hạn của mình cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Thực tiễn cho thấy việc người có chức vụ, quyền hạn bao che cho người vi phạm pháp luật, cản trở hoạt động của cơ quan công quyền đã gây rất nhiều khó khăn cho việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân. Trong nhiều trường hợp, thông tin về các vụ vi phạm có yếu tố bao che, cản trở bị nhiễu, bị sai lệch, dẫn đến việc xử lý vi phạm không được triệt để, đối tượng vi phạm pháp luật có thái độ, tâm lý coi thường pháp luật vì có người bao che<small>63</small>. Do vậy, quy định này cũng phù hợp với pháp luật hiện hành.

Từ quy định trên của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước bao gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau: Tham nhũng được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước; Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao. Sự lợi dụng, lạm dụng thơng qua chức năng chính quyền hoặc là chức năng tổ chức, lãnh đạo hoặc là chức năng hành chính, kinh tế theo cơng vụ, nhiệm vụ được giao hoặc theo thẩm quyền chuyên mơn mà người đó đảm nhận<small>64</small>; Người thực hiện hành vi tham nhũng nhằm động cơ vụ lợi. Đây được xem là đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.

<i><b>1.2.3 Người bị tố cáo </b></i>

<i>Tại khoản 5 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định người bị tố cáo “là cơ quan, </i>

<i>tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo”, trong khi đó đối tượng thực hiện hành vi tham </i>

nhũng là người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi

<i>thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó. Như vậy, người bị tố cáo do có hành vi tham nhũng </i>

<i>trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước chỉ có thể là cá nhân có hành vi bị tố cáo. </i>

<small>63</small><i><small> Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài) và các tác giả khác (2012), Chính sách phịng, chống tham nhũng ở Việt </small></i>

<i><small>Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tr. 37. </small></i>

<small>64 Nguyễn Thị Ánh Hồng (2022), “Một số vấn đề về truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi tham nhũng </small>

<i><small>theo Luật Hình sự Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo cấp khoa “Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam – Những vấn đề </small></i>

<i><small>pháp lý”, do khoa Luật Hành chính – Nhà nước Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, tr.172. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>Thứ nhất, là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước </i>

Việc tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước phải gắn với cá nhân là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc khu vực nhà nước. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định:

<i><b>Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do </b></i>

<i>hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó, bao gồm: </i>

<i>a) Cán bộ, công chức, viên chức; </i>

<i>b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; </i>

<i>c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; </i>

<i>d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; </i>

<i>đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó<small>65</small>. </i>

Trong khi đó, Luật Tố cáo năm 2018 quy định hành vi vi phạm pháp luật trong việc

<i>thực hiện nhiệm vụ, công vụ chỉ có thể thực hiện bởi các đối tượng sau đây: Cán bộ, </i>

<i>công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ; Người khơng cịn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, cơng chức, viên chức; người khơng cịn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ<small>66</small></i>. So sánh với Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng đã có sự tiếp cận tồn diện hơn đối với các cá nhân được xem là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc khu vực nhà nước. Ngồi chủ yếu là cán bộ, cơng chức, viên chức còn xuất hiện thêm các đối tượng thuộc lần lượt tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Trong đó, sĩ quan trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà

<small>65 Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. 66 Khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng được điều chỉnh bởi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Do sĩ quan trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân được định nghĩa là cán bộ nên khi thực hiện hành vi tham nhũng có thể bị tố cáo theo trường hợp hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do cán bộ thực hiện. Còn quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp<small>67</small>. Như vậy, khi quân nhân chuyên nghiệp có hành vi tham nhũng đồng nghĩa với trường hợp người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ thực hiện theo quy định Luật Tố cáo. Dựa vào phân tích sơ lược trên dễ thấy quy định về đối tượng bị tố cáo trong Luật Phòng, chống tham nhũng nhiều, rõ ràng về số lượng nhưng được cơ đọng, tóm gọn thông qua quy định Luật Tố cáo.

<i>Thứ hai, là người có hành vi tham nhũng bị tố cáo </i>

Những cá nhân khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được xem là người bị tố cáo theo pháp luật về tố cáo. Khi gắn hành vi vi phạm pháp luật là hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực Nhà nước, lúc này nội dung tố cáo chủ yếu là về một số cán bộ đảng viên lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ơ, nhận hối lộ, cố ý làm trái chính sách pháp luật trong quá trình quản lý, sử dụng đất; bao che, không xử lý vi phạm của cấp dưới; ngoài ra là các tố cáo về mất dân chủ, không công bằng trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhất là trong công tác cán bộ, về lối sống sa đọa, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức<sup>68</sup>. Theo pháp luật tố cáo các cá nhân này thuộc trường hợp đối tượng bị tố cáo khi có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ bị tố cáo. Khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ bao gồm các cá nhân sau:

<i>“Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; </i>

<i>Người không cịn là cán bộ, cơng chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm </i>

<small>67 Khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chun nghiệp, cơng nhân và viên chức Quốc phịng năm 2015. </small>

<small>68</small><i><small> Hồ Thị Thu An (2009), Áp dụng pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo - thực trạng và hướng dẫn hồn thiện, </small></i>

<small>Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18(155). </small>

</div>

×