Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Pháp Luật Về Việc Bãi Nhiệm Đại Biểu Dân Cử Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Kiến Nghị Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.92 KB, 71 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>THẾ GIỚI VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM</b>

<b>THUỘC NHÓM NGÀNH : LUẬT HIẾN PHÁP</b>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ:1. Trần Văn Tiến 2153801090102 3

2. Phạm Thị Minh Hân 2153801090030 33. Nguyễn Thy Thảo 2153801011201 3Trưởng nhóm: Trần Văn Tiến

<i>Lớp: TMQT46.2</i> Khoá: 46 Khoa: Luật Quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>GIỚI VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM</b>

<b>THUỘC NHÓM NGÀNH : LUẬT HIẾN PHÁP</b>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Nam/Nữ : Mã số SV: Năm thứ:1. Trần Văn Tiến Nam 2153801090102 3

2. Phạm Thị Minh Hân Nữ 2153801090030 33. Nguyễn Thy Thảo Nữ 2153801011201 3Trưởng nhóm: Trần Văn Tiến

<i>Lớp: TMQT46.2</i> Khoá: 46 Khoa: Luật Quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...1</b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU... 2</b>

1. Tính cấp thiết của đề tài...2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu... 3

3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài... 6

3.1 Mục tiêu nghiên cứu...6

3.2 Phạm vi nghiên cứu...6

4. Phương pháp nghiên cứu...7

5. Bố cục cơng trình nghiên cứu...7

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài... 7

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ VIỆCBÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU DÂN CỬ...9</b>

1. 1 Khái quát về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử... 9

1.1.1 Lịch sử hình thành bãi nhiệm đại biểu dân cử...9

1.1.2 Khái niệm bãi nhiệm đại biểu dân cử...11

1.1.3 Đặc điểm của bãi nhiệm đại biểu dân cử...12

1.1.4 Ý nghĩa của việc bãi nhiệm đại biểu dân cử...15

1.2 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của một số quốc gia trên thế giới... 16

1.2.1 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Vương quốc Anh... 16

1.2.2 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Pháp... 20

1.2.3 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Hoa Kỳ...25

1.2.4 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Nhật Bản... 29

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU DÂN CỬ Ở VIỆT NAMVÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ... 35</b>

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở ViệtNam...35

2.2 Một số bất cập và kiến nghị về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam...50

2.2.1 Một số bất cập về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam... 50

2.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cửcủa cử tri... 56

<b>KẾT LUẬN...63</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, tình hình chính trị ởkhu vực và trên thế giới hiện nay có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Trước tìnhhình đó, hoạt động của bộ máy nhà nước phải tiếp tục không ngừng nghiên cứu đổimới, cải tiến từ tổ chức bộ máy, con người đến phương thức hoạt động. Việc lựa chọnđược những đại biểu xứng đáng, trong đó lấy chất lượng đại biểu là nịng cốt chính làyếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước bởi vìcon người là trung tâm, là những chủ thể chính làm nên tổ chức bộ máy.

Đại biểu dân cử có vị trí, vai trị rất lớn, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhândân. Đại biểu dân cử là những người do nhân dân trực tiếp bầu ra, vì thế nhân dân cóquyền giám sát hoạt động của họ với tư cách là những người đại diện cho ý chí, lợi ích,nguyện vọng của cử tri; giám sát năng lực, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đại biểucũng như thực hiện các chức vụ được giao; giám sát phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống của các đại biểu. Một đại biểu dân cử không thể hiện được ý chí, lợi ích, nguyệnvọng của cử tri, thiếu năng lực và trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụchuyên môn được giao, hay vi phạm về phẩm chất, đạo đức, lối sống thì có thể bị cửtri bãi nhiệm một cách trực tiếp hay gián tiếp.<small>1</small> Những người đại diện không phải lucnào cũng thực thi dựa trên ý chí của nhân dân. Chính vì thế, quyền cử tri bãi nhiệm đạibiểu dân cử ngày càng được ghi nhận và áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thếgiới.

Quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử là một quyền dân chủ trực tiếp được Hiếnpháp quy định, phản ánh bản chất của quyền lực nhà nước, đảm bảo quyền tham giaquản lý nhà nước của nhân dân. Ở nước ta, sớm nhận thức được vai trò quan trọng củahình thức dân chủ này, nên ngay trong Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên

<i>đã có quy định về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri với nội dung: “Nhân dâncó quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra” (Điều 20). Kể từ khi bắt đầu tiến hành</i>

công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng việc phát huy dânchủ. Theo Hiến pháp hiện hành, các nội dung về bãi nhiệm đại biểu dân cử được quy

<i>định như sau: “Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội,</i>

<small>1Nguyễn Phi Hùng, “Pháp luật về dân chủ trực tiếp trong Hiến pháp năm 2013”, dan-chu-truc-tiep-trong-hien-phap-nam-20131654787131.html, truy cập ngày 16/02/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i> đồng nhân dân bãi nhiệm khi không cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhândân” (khoản 2 Điều 7).</i>

Mặc dù là một nội dung được tuyên bố từ bản Hiến pháp đầu tiên nhưng từ đó đếnnay nước ta vẫn chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào cử tri trực tiếp bãi nhiệm đạibiểu dân cử do mình bầu ra. Điều này đồng nghĩa với việc thực tiễn xây dựng và ápdụng cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử còn nhiều hạn chế, bất cập. Cử tri hiện vẫnchưa thể hiện rõ vai trò trong việc đề nghị bãi nhiệm và bãi nhiệm đại biểu dân cử ởbất kỳ cấp nào. Nói cách khác, quyền hiến định của cử tri trong việc bãi nhiệm đạibiểu dân cử ở nước ta mới chỉ mang tính lý thuyết, chưa được thực hiện trên thực tế.Những quy định pháp luật hiện nay về bãi nhiệm đại biểu dân cử là chưa tương xứngvới tầm quan trọng của hình thức dân chủ này. Cịn q ít quy phạm pháp luật đượcxây dựng để triển khai áp dụng dẫn đến thiếu cơ chế đảm bảo cho cử tri thực hiệnquyền dân chủ trực tiếp của mình. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào quyđịnh chi tiết về trình tự tiến hành bãi nhiệm đại biểu dân cử với cử tri. Sự thiếu vắngnhững quy định về việc bãi nhiệm là một trong những rào cản về mặt pháp lý cho việcthực thi quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri trên thực tế. Điều đó đặt ra mộtnhiệm vụ cần thiết phải bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể về cơ chế cử tri bãi nhiệmđại biểu dân cử ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh việc phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của đại biểu dân cử, nâng cao hiệuquả hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước thì bãi nhiệm đại biểu dân cử cũnggóp phần phát huy tính dân chủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm chính trị của người dân;hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân.

<i>Từ những cơ sở lý luận thực tiễn nêu trên chung tôi chọn đề tài: “Pháp luật về việcbãi nhiệm đại biểu dân cử: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và kiến nghịcho Việt Nam.” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng thực hiện các quy định</i>

về cơ chế bãi nhiệm đại biểu ở Việt Nam.

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu</b>

Trong lịch sử pháp luật Việt Nam, bãi nhiệm đại biểu dân cử được quy định từ rấtsớm, tuy nhiên vẫn chưa được cụ thể và rõ ràng mà chỉ tồn tại những quy định đi kèmvới chế độ bầu cử được ra đời trong bản Hiến pháp năm 1946 của nước ta. Mặc dùviệc bãi nhiệm đại biểu dân cử còn tồn tại nhiều vấn đề và bất cập chưa được làm rõ cả

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

về mặt pháp lý và thực tiễn, số lượng học giả quan tâm và cơng trình nghiên cứu vềchủ đề này vẫn cịn rất ít so với những chủ đề về chế độ bầu cử.

Về tình hình nghiên cứu ở nước ngồi có các cơng trình tiêu biểu sau đây:

<i>Yanina Welp, Laurence Whitehead (2020), “The Politics of Recall Elections”:</i>

Tác phẩm đã phân tích sâu những mặt chính trị, lịch sử của chế định bãi nhiệm, đồngthời phân tích quy định, thực tiễn về vấn đề này ở các quốc gia như Pháp, Mỹ, NhậtBản, Đức và một số khu vực khác. Qua đó cho thấy cái nhìn tồn cảnh hơn về chế độbãi nhiệm trong pháp luật toàn thế giới.

<i>V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 33, “Nhà nước và cách mạng”, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva,</i>

1978: Tác phẩm này đã đưa ra những vấn đề nhằm chứng tỏ rằng chỉ có chủ nghĩaMác - Lênin mới có thể cho thấy được định nghĩa, nguồn gốc, hình thức và vai trị củaNhà nước. Qua đó giup cho nhóm tác giả nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về nhữngđiểm cơ sở khi bắt đầu thực hiện nghiên cứu đề tài này.

<i>Anne Twomey (2011), “The Recall of Members of Parliament and Citizens’Initiated Elections”, The University of New South Wales Law Journal, Thematic:</i>

forum 17(1): religion and australian law: Tác phẩm thảo luận về lý do quyền bãi nhiệmđại biểu dân cử xuất hiện ở Úc và lợi ích của quyền này mang đến cho nước Úc. Ngoàira, tác phẩm còn so sánh cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Hoa Kỳ và Canada, vàxem xét các đề xuất áp dụng cơ chế bãi nhiệm Nghị sĩ ở Vương Quốc Anh. Đồng thời,tác phẩm còn mở rộng việc xem xét quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri ở cácquốc gia như Thụy Sĩ, Đức và Nhật Bản.

Virginia Beramendi, Andrew Ellis, Bruno Kaufmann, Miriam Kornblith, Larry

<i>LeDuc, Paddy McGuire, Theo Shiller, Palle Svensson (2008), “International IDEADirect Democracy: The International IDEA Handbook”: Sổ tay này xem xét bốn cơ</i>

chế dân chủ trực tiếp cung cấp cho các cử tri nhiều cơ hội hơn khi tham gia vào cáchoạt động của chính phủ của họ, đó là trưng cầu dân ý, sáng kiến của công dân, sángkiến chương trình nghị sự và bãi miễn. Các nghiên cứu trong cuốn sổ tay đưa ra sự sosánh độc đáo giữa các cơ chế khác nhau của dân chủ trực tiếp và làm thế nào các cơchế này đáp ứng được nhu cầu của mỗi quốc gia trong những bối cảnh cụ thể. Cácnghiên cứu điển hình này cho phép thảo luận sâu về các vấn đề cụ thể, bao gồm thuthập chữ ký và sự tham gia của cử tri, tài trợ cho chiến dịch, đưa tin trên phương tiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

truyền thông, những điểm khác biệt giữa các quốc gia trong việc sử dụng các thủ tụcdân chủ trực tiếp và các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia.

Về tình hình nghiên cứu ở trong nước có các cơng trình tiêu biểu sau đây:

Cơng trình dự thi nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí

<i>Minh “Pháp luật về bãi nhiệm đại biểu Quốc hội ở Việt Nam” của tác giả Lâm Ngọc</i>

Thùy Minh (2018): Cơng trình đã nêu rõ những vấn đề lý luận về quyền bãi nhiệm đạibiểu Quốc hội ở Việt Nam, bên cạnh đó chỉ ra những bất cập về mặt pháp lý, đồng thờiđưa ra những đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bãi nhiệm đại biểu Quốc hộiở nước ta.

<i>Nguyễn Văn Mạnh (2014), “Quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử và sự phát triển cácquy định về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử qua các bản Hiến pháp Việt Nam”, Tạp</i>

chí Dân chủ và Pháp luật: Tác giả nghiên cứu sâu về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cửthông qua các bản Hiến pháp của Việt Nam, từ lịch sử phát triển cho đến những bấtcập của quy định hiện hành, giup nhóm tác giả có cái nhìn tồn diện hơn về cơ chế nàytheo quy định của pháp luật Việt Nam.

<i>Trần Thị Thùy Linh (2021), “Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Việt Nam”,</i>

Luận văn thạc sĩ: Công trình đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu chuyên sâu về bãinhiệm đại biểu dân cử khi nghiên cứu dưới tính chất tổng hợp những luận cứ, luậnđiểm của các nhà tư tưởng, cùng với những đề xuất, nhận xét của tác giả đã nêu rađược những giá trị nền tảng và giá trị tham khảo trong quá trình xác định phươnghướng và các giải pháp hoàn thiện về chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam.

<i>Nguyễn Thị Vân (2017), “Bãi miễn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cáccấp theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ: Cơng trình đã đi sâu vào nguồn gốc</i>

của vấn đề bầu cử, đồng thời cho thấy tính thực tiễn chưa rõ ràng của thuật ngữ “bãimiễn” tại các quy định của luật pháp Việt Nam, thêm vào đó là chỉ ra những nguyênnhân, đưa ra những kiến nghị để khắc phục những vấn đề này.

<i>Tạp chí khoa học pháp lý: “Pháp luật về bãi nhiệm nghị sĩ tại Vương quốc Anh vàmột số kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Vũ Lê Hải Giang (2021): cơng trình đã</i>

nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản và đồng thời chỉ ra những bất cập của cơchế bãi nhiệm đại biểu dân cử tại Việt Nam, và đưa ra những kinh nghiệm cho ViệtNam dựa trên cơ chế bãi nhiệm nghị sĩ tại Vương quốc Anh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Trong thực tiễn, các công trình khoa học nghiên cứu về bãi nhiệm đại biểu dân cửvẫn cịn rất ít so với cơ chế bầu cử được quy định tại hệ thống pháp luật Việt Nam mặcdù bãi nhiệm đại biểu dân cử và chế độ cử tri bầu cử ra người đại biểu của mình đều cóý nghĩa quan trọng cả về mặt chính trị và pháp lý. Do đó, trong cơng trình nghiên cứuđề tài khoa học pháp lý này, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu toàn diện hơn về pháp luật bãinhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam, đồng thời tham khảo những điểm nổi bật, tiêu biểutrong quy định về bãi nhiệm đại biểu dân cử tại hệ thống pháp luật ở một số quốc giatrên thế giới và đề xuất những giải pháp phù hợp với Việt Nam.

<b>3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài</b>

<i><b>3.1 Mục tiêu nghiên cứu</b></i>

Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận của cơ chế cử tri bãinhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Làm rõ vai trò của cơ chế cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử đối với việc nâng caohiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử.

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng cũng như tồn tại hạn chế trong việc xây dựng cơchế cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử tại Việt Nam hiện nay.

Đưa ra một số đề xuất mang tính gợi mở nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế cử tribãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam hiện nay.

Về thời gian: Nghiên cứu hệ thống pháp luật về cơ chế bãi nhiệm từ những giaiđoạn đầu tiên mà cơ chế này này được quy định cho đến nay. Đối với pháp luật ViệtNam, phạm vi thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 9/11/1946 - ngày bản Hiến phápViệt Nam năm 1946 được thông qua, đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quyđịnh về cơ chế bãi nhiệm bằng thuật ngữ “bãi miễn”, tuy nhiên vẫn còn sơ khai vàchưa cụ thể, chi tiết. Đối với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, bởi lẽ thờigian xuất hiện những quy định này của mỗi quốc gia là khác nhau, do đó phạm vi thờigian nghiên cứu bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ XVIII, lần đầu khái niệm này được đề

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cập đến bởi nhà cách mạng Pháp Maximilien De Robespierre (1758 - 1794) nêu lêntrong quá trình soạn thảo Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1793.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Ngoài phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề tài nàyđược nhóm nghiên cứu vận dụng nhiều phương pháp khác nhau theo từng vấn đề đượcnghiên cứu như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phươngpháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp quy nạp và diễn dịch,… cụ thể:

Phương pháp so sánh được nhóm sử dụng để so sánh các nội dung của cơ chế cửtri bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới với pháp luậtViệt Nam.

Phương pháp nghiên cứu lịch sử được nhóm sử dụng để nghiên cứu và tìm hiểuq trình hình thành và phát triển của cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam vàmột số quốc gia khác trên thế giới.

Phương pháp phân tích luật viết được nhóm sử dụng để phân tích các đặc điểmcủa cơ chế cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp, cácvăn bản quy phạm pháp luật khác quy định về cơ chế này.

Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch được nhóm nghiên cứu sử dụngxuyên suốt trong đề tài nhằm diễn đạt nội dung của vấn đề được nghiên cứu.

<b>5. Bố cục cơng trình nghiên cứu</b>

Ngồi Phần mở đầu, Danh mục các từ viết tắt, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tàiliệu tham khảo, đề tài có nội dung gồm hai chương sau:

Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về việc bãi nhiệm đại biểu dâncử.

Chương 2. Thực trạng về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam và một sốkiến nghị.

<b>6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài</b>

Ý nghĩa khoa học

Nhóm nghiên cứu về cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật một số quốcgia trên thế giới nhằm xem xét những mặt tích cực để đưa ra kiến nghị cho Việt Namhiện nay. Việc hoàn thiện cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử sẽ góp phần làm tăngcường mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri, góp phần củng cố niềm tin của người dânvới đại biểu dân cử. Ngoài ra, những kinh nghiệm rut ra từ pháp luật một số quốc gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

trên thế giới sẽ được xem xét, chọn lọc để phù hợp với tình hình thực tế và chế độchính trị ở Việt Nam.

Giá trị ứng dụng

Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu về cơ chế bãinhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀVIỆC BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU DÂN CỬ</b>

<b>1. 1 Khái quát về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử1.1.1 Lịch sử hình thành bãi nhiệm đại biểu dân cử</b>

Trên phương diện xây dựng một nền dân chủ văn minh, hiện đại cơ chế bãi nhiệmhình thành, gắn với ý tưởng cho rằng các đại diện cần phải tiếp tục có trách nhiệm vớingười dân đã bầu cho họ. Tư tưởng về việc áp dụng hình thức này lần đầu tiên đượcnhà cách mạng Pháp Maximilien De Robespierre (1758 - 1794) nêu lên trong quá trìnhsoạn thảo Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1793. Sau này, trong quá trình tồn tại củaCơng xã Paris thì quyền của nhân dân bãi miễn các đại biểu đã được xác định là mộtnguyên tắc chủ yếu về tổ chức và chính trị đối với các cơ quan của Công xã. Tuy nhiên,do thời gian tồn tại của Công xã quá ngắn ngủi nên ý tưởng quan trọng này đã khôngđược thực hiện.

Các quốc gia tiên phong trong quan niệm và thực hiện bãi miễn ở cấp địa phươngvà cấp bang là Thụy Sĩ vào cuối thế kỷ XIX và Hoa Kỳ khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầuthế kỷ XX. Trong suốt những năm 1990, Mỹ La-tinh đã trở thành khu vực gia tăng sựhiện diện của hình thức bãi miễn trong Hiến pháp mới được ban hành, theo xu hướngngày càng tăng kết hợp dân chủ đại diện với dân chủ có sự tham gia của người dân.Trong lịch sử, cơ chế cho phép người dân bãi nhiệm đại biểu của mình ở cơ quan đạidiện của quốc gia lần đầu tiên được quy định tại Điều V Các Điều khoản hợp bang củaLiên hiệp 13 bang Bắc Mỹ (tiền thân của Hợp chung quốc Hoa Kỳ hiện nay) quy địnhvề việc cơng dân của các vùng lãnh thổ có quyền bỏ phiếu để “triệu hồi” các đại biểucủa mình ở Quốc hội về và bầu chọn người khác lên thay. Việc thông qua thủ tục bãi

<i>nhiệm ở một số tiểu bang Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ XX gắn liền với tên gọi "kỷ nguyêntiến bộ”. Tuy nhiên sau đó Hiến pháp Liên bang của Hoa kỳ lại khơng giữ lại quy định</i>

này. Bởi lẽ các nghị sĩ không chỉ hành động như đại diện của một bang hay một đơn vịbầu cử mà cịn phải hành động vì tồn thể nước Mỹ, vì vậy mà khơng đơn vị bầu cửnào có quyền triệu hồi họ về và cử người khác làm thay. Quan điểm này còn đượccủng cố bởi Tối cao Pháp viện Liên bang trong vụ U.S. Term Limits, Inc. v. Thornton,514 U.S. 779 vào năm 1995<small>2</small> <i>khi Tòa án tuyên bố rằng: “Khi ho đươc bầu, ho trởthành công bộc của Hơp chung quốc Hoa Ky. Ho không phải là đại diện đươc bônhiệm bởi các quốc gia riêng le và có chủ quyền, mà ho giư nhưng vị trí là các thành</i>

<small>2Vũ Lê Hải Giang (2021), “Pháp luật về bãi nhiệm nghị sĩ tại Vương quốc Anh và một số kinh nghiệm cho ViệtNam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu pháp lý, tập 37, số 3, tr.12.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>tố cần thiết cấu thành nên một chính quyền của một quốc gia duy nhất”. Vì vậy hiện</i>

nay Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ không cho phép cử tri bãi nhiệm nghị sĩ Liên bang,bất kể luật của tiểu bang quy định như thế nào, chỉ cho phép Nghị viện Liên bang tựbãi nhiệm thành viên của mình.

Trong số các thủ tục của dân chủ trực tiếp, thủ tục bãi miễn ít được quy định phổbiến nhất, và do đó ít được áp dụng nhất. Bởi lẽ việc cử tri được quyền trực tiếp bãinhiệm đại biểu của mình ở cơ quan đại diện của quốc gia có những mặt tích cực và hạnchế nhất định. Một mặt, bãi nhiệm có vai trị làm tăng quyền làm chủ của người dân,giup nâng cao trách nhiệm của đại biểu dân cử, thiết lập một mối liên hệ chặt chẽ giữađại biểu dân cử và cử tri. Mặt khác, nếu cho phép cử tri bãi nhiệm nghị sĩ thì có thểnghị sĩ sẽ không thực hiện một quyết định đung đắn nhưng ít được cơng chung ủng hộ,từ đó sẽ dễ dẫn đến một nghị viện dân tuy; hoặc có nguy cơ dẫn đến sự thiếu thốngnhất trong nghị viện khi các nghị viện chỉ hành động cho lợi ích cục bộ của địaphương<small>3</small>. Từ quan điểm của các nhà phê bình, chế độ bãi miễn được xem như một cơchế mang tính phân cực cao độ, gây nên sự đối đầu nghiêm trọng và phá vơ cơng việcbình thường của các quan chức dân cử trong chức năng nhiệm vụ của họ. Nó cũngđược xem là một cơ chế tạo động lực cho các nhóm đối lập trong nỗ lực thế chỗ cácquan chức dân cử<small>4</small>. Việc bãi nhiệm đại biểu dân cử tiềm ẩn nhiều rủi ro và có ảnhhưởng nhất định đối với sự ổn định của quốc gia. Đây là một trong những nhữngnguyên nhân cho việc bãi nhiệm vẫn cịn là hình thức dân chủ trực tiếp được áp dụnghạn chế, chủ yếu là cho chính quyền địa phương và khu vực và thường là ít hơn đốivới quan chức được bầu cử ở cấp quốc gia.

Thủ tục bãi nhiệm hình thành, gắn với ý tưởng cho rằng các đại diện cần phải tiếptục có trách nhiệm với người dân đã bầu cho họ. Hiện nay, Hiến pháp của nhiều nướcđã sử dụng hình thức bãi nhiệm đại biểu như một chế định chính trị - pháp lý quantrọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và đại biểu nhân dân. Có thểthấy, cơ chế bãi nhiệm là một cơng cụ chính trị mà cử tri có thể sử dụng trực tiếp hoặcgián tiếp để bày tỏ sự khơng hài lịng của họ đối với một quan chức cụ thể mà họ đãlựa chọn thông qua bầu cử, chẳng hạn như quan chức đó đã tham nhũng hay phạm tội,khơng đủ năng lực,...

<small>3Vũ Lê Hải Giang, tlđd (2), tr.12.</small>

<small>4</small><i><small>Đào Trí Úc, Vũ Cơng Giao (2014), Dân chủ trực tiếp - Sô tay IDEA quốc tế, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội,</small></i>

<small>tr.122.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.1.2 Khái niệm bãi nhiệm đại biểu dân cử</b>

Đa số các học giả, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng có hai hình thức cơ bảnđể nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước là dân chủ đại diện (representativedemocracy) và dân chủ trực tiếp (direct democracy). Hình thức chủ yếu thực hiệnquyền lực nhân dân ở nước ta là hình thức dân chủ đại diện. Đây là phương thức đểnhân dân lựa chọn người đại diện và ủy thác quyền lực cho người đại diện là thơng quacác cuộc bầu cử.

Ngồi hình thức dân chủ đại diện, nhân dân cịn thực hiện quyền lực của mìnhdưới hình thức dân chủ trực tiếp. Bãi miễn (tiếng Anh: Recall, hay còn gọi là “thu hồi”,“bãi nhiệm") là một hình thức của dân chủ trực tiếp. Nguyên tắc quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân luôn là một nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt tổ chức, hoạt động củabộ máy nhà nước, luôn được ghi nhận trang trọng ở những trang đầu của tất cả các bảnHiến pháp. Xuất phát từ quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cơ chế cửtri trực tiếp bãi nhiệm đại biểu dân cử phải được khuyến khích để nâng cao sự giám sátchặt chẽ của chính bản thân những người chủ quyền lực. Các cử tri cần phải đượcquyền lựa chọn chấm dứt hoạt động của các đại diện của mình trước khi kết thucnhiệm kỳ, nếu các đại diện đó khơng đáp ứng được nguyện vọng của họ.

Trải qua chiều dài lịch sử lập hiến của Việt Nam, chế định bãi nhiệm đại biểu dâncử luôn được chu trọng, đề cao mặc dù câu chữ, thuật ngữ, kỹ thuật lập hiến có thểkhác nhau. Cách diễn đạt chế định này có sự khác biệt đáng kể thơng qua cách sử dụngcác thuật ngữ. Trong các bản Hiến pháp của Việt Nam qua nhiều thời kỳ cũng đã có sựghi nhận và sử dụng lần lượt hai thuật ngữ: bãi miễn và bãi nhiệm. Thuật ngữ “bãimiễn” được sử dụng trong Hiến pháp năm 1946 (Điều 20), Hiến pháp 1959 (Điều 5)và Hiến pháp năm 1980 (Điều 7). Tuy nhiên đến Hiến pháp năm 1992 (Điều 7) vàHiến pháp năm 2013 (Điều 7), thuật ngữ “bãi miễn” đã được thay thế bởi thuật ngữ“bãi nhiệm”.

<i>Theo Từ điển Luật học, bãi nhiệm là “một chế tài kỷ luật buộc thôi giư chức vụ dobầu cử trước khi hết nhiệm ky đối với người đươc giao giư chức vụ có hành vi vi phạmpháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, khơng cịn xứng đáng giư chức vụ đươcgiao ở các cơ quan nhà nước”</i><small>5</small>. Tuy khơng có sự giải nghĩa về thuật ngữ “bãi miễn”nhưng Từ điển Luật học đã nêu rằng, các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm

<small>5</small><i><small>Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật hoc, Nxb. Tư pháp, tr.20.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

1959 và Hiến pháp năm 1980 chưa có sự phân biệt giữa “bãi nhiệm” với “miễn nhiệm”mà chỉ sử dụng thuật ngữ “bãi miễn”.

<i>Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học thì bãi miễn được hiểu là “hủybỏ tư cách đại biểu nào đó trước khi hết nhiệm ky theo biểu quyết đa số của cử trihoặc cơ quan dân cử”</i><small>6</small><i>; bãi nhiệm là “bãi bỏ chức vụ đối với đại biểu dân cử trước khihết nhiệm ky theo quyết nghị của cơ quan dân cử" hoặc “bãi bỏ chức vụ nào đó(thường là quan trong) trong bộ máy nhà nước”</i><small>7</small>.

Theo IDEA quốc tế<small>8</small><i>: “Bãi miễn là một thủ tục dân chủ trực tiếp cho phép cơ quancó thẩm quyền và/hoặc một số lương cơng dân nhất định theo quy định yêu cầu mộtcuộc bỏ phiếu cho cử tri về việc liệu có nên cách chức một quan chức trước khi ngườiđó kết thuc nhiệm ky hay không”</i><small>9</small>.

Về bản chất, thuật ngữ “bãi miễn” và “bãi nhiệm” được sử dụng trong các bảnHiến pháp và văn bản pháp luật ở nước ta có nội dung tương đồng với nhau và tươngđồng với khái niệm “bãi miễn” trong các văn bản pháp luật quốc tế. Theo quan điểmcủa chung tơi thì bãi nhiệm là hình thức dân chủ trực tiếp, theo đó bãi nhiệm là việcđại biểu Quốc hội (hay đại biểu Hội đồng nhân dân) bị hủy bỏ tư cách đại biểu trướckhi kết thuc nhiệm kỳ theo biểu quyết của đa số cử tri hoặc theo nghị quyết của Quốchội (hay nghị quyết của Hội đồng nhân dân) khi đại biểu đó khơng cịn xứng đáng vớisự tín nhiệm của nhân dân, từ phía đại biểu có những sự vi phạm nhất định. Một đạibiểu dân cử khi bị cử tri hoặc cơ quan dân cử bãi nhiệm thì đồng nghĩa họ đã đánh mấtđi hồn tồn tư cách đại biểu mà trước đó họ đã được trao cho.

<b>1.1.3 Đặc điểm của bãi nhiệm đại biểu dân cử</b>

<i>Thứ nhất, về văn bản ghi nhận, căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Hiến pháp năm 2013Việt Nam, “đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội,Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhândân.”, Ngồi ra, Hiến pháp Hoa Kỳ cũng có quy định về hình thức bãi nhiệm tại khoản5 Điều 1, “Mỗi Viện có quyền quy định nhưng quy chế của Viện mình, thi hành kỷ luậtnhưng thành viên có hành vi sai phạm và khai trừ thành viên với sự nhất trí của 2/3 sốthành viên.” Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của Vương quốc Anh cũng tồn tại Luật</i>

Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015 quy định về quy trình, thủ tục, cách thức để

<small>6</small><i><small>Viện Ngơn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học - Nxb. Đà Nẵng, tr.27.</small></i>

<small>7Viện Ngôn ngữ học, tlđd(5), tr.27.</small>

<small>8Viện Quốc tế về Dân chủ và Trợ giup bầu cử - International Institute for Democracy and Electoral Assistance.</small>

<small>9Đào Trí Úc, Vũ Cơng Giao, tlđd(3), tr.117.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

cử tri bãi nhiệm trực tiếp thành viên của Nghị viện. Qua đó, cơ chế bãi nhiệm vẫnđược quy định, đề cập đến về mặt pháp lý tại nhiều quốc gia với văn bản chủ đạo quyđịnh về vấn đề bãi nhiệm này chủ yếu là dưới hình thức là Hiến pháp và bằng các Đạoluật, ngoài ra ở một số quốc gia, địa phương còn tồn tại các văn bản hướng dẫn chi tiếtvề thực hiện chế định này.

<i>Thứ hai, về đối tương bị bãi nhiệm, cử tri sau khi lựa chọn một quan chức cụ thể</i>

thông qua bầu cử nhưng lại khơng hài lịng về lựa chọn của mình, hoặc vì đại biểuđược bầu cử đó vi phạm một số quy chuẩn cụ thể, hoặc là vì chưa hồn thành đungtrọng trách của mình. Xét về mặt lý thuyết, bãi nhiệm là cơng cụ chính trị giup các cửtri thể hiện sự khơng hài lịng đó. Qua đó, những đối tượng mà bãi nhiệm có thể ápdụng bao gồm những đại biểu được bầu ra thông qua các lá phiếu của cử tri, có thể làquan chức dân cử, thành viên của Hội đồng thành phố, thành viên của Nghị viện, Thủtướng hoặc các thành viên Nội các.

<i>Thứ ba, về chủ thể có quyền yêu cầu bãi nhiệm, tuy tồn tại các cách quy định khác</i>

nhau về chế định bãi nhiệm tại các quốc gia, nhưng nhìn chung, những chủ thể cóquyền yêu cầu bãi nhiệm về mặt pháp lý, những chủ thể có thẩm quyền này là nhữngcử tri, đại diện cử tri đã bầu cử, hoặc có thể là các cơ quan có quyền lực được quy địnhbởi pháp luật của mỗi nước. Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định mỗi Viện sẽ có quyền xửlý kỷ luật và khai trừ thành viên nếu như đủ sự nhất trí của ⅔ thành viên. Tại ViệtNam, theo Hiến pháp 2013, cử tri hoặc Quốc hội có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểudân cử, đại biểu Quốc hội. Theo đó, có thể thấy rằng về mặt pháp lý, mặc dù hầu nhưmột số nước chỉ quy định về chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức xử lý bãi nhiệm,các cử tri thường là những chủ thể có thẩm quyền yêu cầu bãi nhiệm.

<i>Thứ tư, về phân định đặc điểm giưa chế độ bãi nhiệm và các chế độ khác có sựtương đồng với bãi nhiệm, đơn cử như một hình thức xử lý tại Hoa Kỳ: “Luận tội” hay</i>

“Đàn hạch”, được dùng đến để chính thức truy tố một viên chức dân sự của chính phủvì những hành động phạm pháp thực hiện trong khi đang tại chức, việc xét xử này saucùng sẽ dẫn đến truất phế một viên chức bị kết án. Qua đó, hình thức “luận tội” nhưtrên được áp dụng dành riêng cho những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trongkhi đang tại chức, trong khi đó, hình thức bãi nhiệm thông thường sẽ được yêu cầu ápdụng khi các cử tri hay các cơ quan có thẩm quyền có đầy đủ chứng cứ cho rằng đạibiểu mà mình muốn bãi nhiệm đã vi phạm những quy chuẩn được quy định đối với

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trường hợp bãi nhiệm. Ví dụ như tại Việt Nam, theo quy định tại Hiến pháp 2013, cácđại biểu sẽ bị bãi nhiệm khi khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.Hoặc cụ thể hơn tại Vương quốc Anh, theo Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm2015, nghị sĩ tại Hạ viện sẽ bị yêu cầu bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợpđược quy định tại Điều 1 Luật này. Theo đó, về điều kiện áp dụng ở hai hình thức nàytuy có nét tương đồng nhưng nếu bên “luận tội” chỉ áp dụng trong trường hợp chủ thểđó vi phạm pháp luật thì hình thức bãi nhiệm có thể được áp dụng nếu như đủ điềukiện được xác định theo pháp luật mỗi nước.

<i>Thứ năm, về tính chất của bãi nhiệm, bãi nhiệm vừa là trách nhiệm pháp lý, vừa là</i>

trách nhiệm chính trị. Bởi lẽ việc bầu cử một đại biểu dân cử là để đại diện cho ý chí,nguyện vọng của các cử tri, và khi khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm đó, chế tàinày được thực hiện để vừa đảm bảo trách nhiệm đối với pháp luật căn cứ theo mức độtrái với pháp luật của những hành vi, vi phạm; vừa đảm bảo trách nhiệm đối với sự tínnhiệm của những cử tri đã bầu cử mình. Theo đó, những đại biểu dân cử không đápứng được những trách nhiệm trên đều đủ điều kiện bị bãi nhiệm. Tóm lại bãi nhiệm đạibiểu là một phần của dân chủ nhân dân, thể hiện bản chất nhà nước, và cũng là chế tàimang tính chính trị nghiêm khắc nhất đối với đại biểu. Tuy nhiên, khơng phải quốc gianào cũng có cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử, và nếu có thì cách thức thực hiện củamỗi nước cũng khác nhau. Trên một số hệ tư tưởng chính trị - pháp lý, các quốc giaxây dựng nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước riêng cho mình, điều này đã ảnhhưởng đến quy định về bãi nhiệm đại biểu dân cử của từng nước. Bên cạnh những mặt

<i>tích cực của cơ chế này, có một số độc giả cho rằng “thủ tục này có tác động tiêu cựcvì gây nên sự đối đầu nghiêm trong, phá vỡ cơng việc bình thường của các cơ quandân cử và thường bị các nhóm đối lập lơi dụng để thay đơi cơ cấu tơ chức chínhquyền”. Nhìn chung, cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử đã góp phần củng cố vấn đề dân</i>

quyền và nâng cao chất lượng của bộ máy nhà nước.

Bên cạnh đó, bãi nhiệm đại biểu dân cử cịn là một chế tài nghiêm khắc nhất đốivới đại biểu dân cử. Về mặt lý luận, bãi nhiệm đại biểu dân cử có ý nghĩa chính trị vàpháp lý quan trọng như chế định bầu cử đại biểu dân cử. Và cũng như chế định bầu cử,bãi nhiệm đại biểu dân cử là một chế định quan trọng của nền dân chủ. Bầu cử khôngchỉ là con đường kiến thiết cơ quan đại diện mà nó cũng cần phải được sử dụng nhưphương thức để nhân dân giám sát, hạn chế sự tha hóa, lạm quyền của quyền lực nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

nước có hiệu quả nhất, thì đồng thời với quyền bầu ra các đại biểu dân cử, nhân dânphải có quyền phế truất các đại biểu dân cử<small>10</small>- quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử.

Bầu cử và bãi nhiệm là hai cơ chế mang tính chất đối lập nhau, nhưng nếu chỉquan tâm đến chế độ bầu cử mà lãng quên việc hoàn thiện cơ chế bãi nhiệm thì hiệucủa chế độ bầu cử khơng được phát huy tối đa. Nếu đại biểu dân cử không thực hiệnhoặc thực hiện không đung uỷ nhiệm thư tức là đại biểu đó khơng hồn thành vai trị làngười đại diện của nhân dân, khơng xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân và dovậy, nhân dân có quyền tước đi tư cách đại biểu của đại biểu đó. Như vậy, quyền bãimiễn đối với những đại biểu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân là quyềncó ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho chế độ dân chủ được thực hiện một cáchhoàn toàn và triệt để. Thực hiện đung vấn đề có tính nguyên tắc này không chỉ làmtăng trách nhiệm của đại biểu dân cử, mà còn bảo đảm sự phục tùng thực sự của ngườiđược bầu đối với cử tri và xã hội.

<b>1.1.4 Ý nghĩa của việc bãi nhiệm đại biểu dân cử</b>

Bãi miễn đại biểu dân cử là một trong những hình thức thực hiện quyền làm chủtrực tiếp của nhân dân. Thơng qua hình thức này, nhân dân thể hiện sự bất tín nhiệmcủa mình đối với những đại biểu dân cử khơng hồn thành sứ mệnh là người đại diệncho ý chí và nguyện vọng của họ. Quyền bãi miễn xuất phát từ nguyên tắc quyền lựcnhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực của nhân dân là tối thượng, là quyền lực gốc.Nhân dân có thể trực tiếp thực hiện quyền lực của mình hoặc gián tiếp thông quanhững đại biểu dân cử. Việc các đại biểu dân cử thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình thực chất là thực hiện quyền lực do nhân dân giao cho, uỷ thác cho<small>11</small>. Quyền lựccủa nhân dân sau khi trao cho các chủ thể này cũng khơng vì thế mà mất đi, bằngnhiều hình thức khác nhau, nhân dân có thể tham gia, đóng góp ý kiến về các hoạtđộng của các cơ quan dân cử. Đồng thời, do tính độc quyền cương chế tạo cho nhànước một sức mạnh to lớn nên việc nhân dân phải giám sát, kiểm soát người đại diệntrong suốt nhiệm kỳ của họ để hạn chế sự tha hóa quyền lực nhà nước là cần thiết. Nếuđại biểu dân cử chính là người được nhân dân đặt niềm tin và trao quyền để thực hiệnquyền lực nhà nước, thì tất yếu khi họ khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân

<small>10</small><i><small>Nguyễn Thị Vân (2017), Bãi miễn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp</small></i>

<i><small>luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học Viện khoa học xã hội Việt Nam, tr.22.</small></i>

<small>11Tào Thị Quyên, “Quyền bãi miễn đại biểu dân cử theo pháp luật Việt Nam”, truy cậpngày 01/8/2008.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

dân, quyền lực sẽ bị nhân dân thu lại bằng việc lựa chọn và trao lại cho người khácxứng đáng.

Suy cho cùng, khả năng của con người là hữu hạn, cho nên một người dù có lý tríđến đâu thì khả năng sai lầm vẫn có thể xảy ra. Việc nhân dân có quyền giám sát hoạtđộng của các đại biểu do mình bầu ra là điều tất yếu; khi đó nhân dân giám sát nănglực, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của các đại diện của mình cũng như thực hiệncác chức vụ được giao, giám sát phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của các đạidiện. Khi người đại biểu khơng cịn đại diện cho ý chí của nhân dân mà chỉ đại diệncho ý chí của bản thân họ trong quá trình quản lý xã hội thì nhân dân có có quyền bãinhiệm người đại biểu đó và thay thế bằng một người khác, đảm bảo rằng ý chí củangười đại biểu ln là ý chí của nhân dân, và nhân dân mới là người người thực sựquản lý xã hội thông qua các đại biểu.

Có thể nói, bãi nhiệm đại biểu dân cử là một trong những biện pháp để nhân dânthực hiện quyền giám sát, khắc phục tính hình thức của các cơ quan dân cử. Bởi vì,một đại biểu dân cử khi đã bị cơ quan dân cử hoặc cử tri đưa ra bãi nhiệm thì có thểkhẳng định uy tín, vị thế của người đại biểu đó trong đơn vị bầu cử của mình mìnhcũng như trong xã hội sẽ khơng còn được như trước nữa<small>12</small>. Việc này sẽ thuc đẩy tinhthần trách nhiệm của các đại biểu, cơ quan dân cử và là động lực để họ lắng nghe,quan tâm đến nguyện vọng, ý chí của người dân. Qua các nghiên cứu có thể nhận thấy,các đại biểu dân cử dường như đáp ứng tốt hơn các lợi ích và áp lực của các nhómkinh tế hơn là của cử tri. Việc bãi nhiệm được xem như một cơ chế khiến cho các đạidiện của người dân trở nên nhạy cảm hơn trước những yêu cầu của cử tri<small>13</small>. Vì vậy, cơchế bãi nhiệm đại biểu dân cử giup hạn chế tình trạng làm việc bị động của các đạibiểu, nếu họ khơng hoạt động tích cực, chủ động, thì quyền lực của họ sẽ được traocho người xứng đáng hơn. Từ đó, góp phần bảo đảm các đại biểu dân cử thực hiện tốtcác nhiệm vụ của mình vì nhu cầu, lợi ích của nhân dân.

<b>1.2 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của một số quốc gia trên thếgiới</b>

<b>1.2.1 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Vương quốc Anh</b>

<i><b>1.2.1.1 Căn cứ, điều kiện bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Vương quốcAnh</b></i>

<small>12</small><i><small>Trần Thị Thùy Linh (2021), Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại</small></i>

<small>học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.22.</small>

<small>13Nguyễn Thị Vân, tlđd (9), tr.30.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>“Recall of MPs Act” được hiểu là “Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện”. Luật Bãi</i>

nhiệm thành viên Nghị viện vào năm 2015 (sau đây gọi tắt là Đạo luật) quy định vềquy trình, thủ tục, cách thức để cử tri bãi nhiệm trực tiếp thành viên của Nghị viện.Đạo luật này được hướng dẫn bởi Quy định hướng dẫn thi hành Luật Bãi nhiệm thànhviên Nghị viện 2015 được ban hành vào năm 2016 (sau đây gọi tắt là Quy định).

<i>“Thành viên của Nghị viện” được hiểu là thành viên của Hạ viện. Như vậy, Đạo luật</i>

này chỉ áp dụng cho các nghị sĩ Hạ viện chứ không áp dụng cho nghị sĩ của Thượngviện. Điều này cũng là hợp lý bởi Thượng viện Vương quốc Anh hay còn được biếtđến với tên gọi Viện Quý tộc (House of Lords) tập hợp các thành viên bao gồm cácchức sắc Anh giáo, các quý tộc thế tập và những nghị sĩ được bổ nhiệm, các thành viênnày đều không thông qua bầu cử.

Trước năm 2015, nghị sĩ tại Hạ viện do cử tri bầu ra và chỉ có thể bị Hạ viện bãinhiệm. Họ khơng phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì với cử tri, khơng phụ thuộc vào tínnhiệm của cử tri. Dù nước Anh khơng có hiến pháp thành văn, nhưng quyền lực nàycủa Hạ viện được xem như một nguyên tắc hiến pháp và là một trong những đặc điểmthể hiện quyền lực tối cao của Nghị viện. Tuy nhiên theo quy định hiện nay, các nghịsĩ buộc phải có sự liên hệ chặt chẽ với cử tri, lắng nghe ý kiến của cử tri, được cử tritín nhiệm.

Theo Điều 1 của Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện vào năm 2015, nghị sĩ tạiHạ viện sẽ bị yêu cầu bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Sau khi trở thành nghị sĩ của Hạ viện, nghị sĩ này đã bị kếttội vì vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt tù từ bản án hoặc quyết định của tòa án(nếu nghị sĩ bị kết án và nhận bản án giam giữ từ 12 tháng trở xuống vì nghị sĩ nhậnbản án giam giữ trên 12 tháng sẽ đương nhiên mất tư cách nghị sĩ theo Luật Đại biểuNhân dân (Representation of the People Act) năm 1981). Trừ trường hợp nghị sĩ đangbị tạm giam hoặc tạm giữ theo quy định của các đạo luật về sức khỏe tinh thần.

Trường hợp thứ hai: Căn cứ vào báo cáo của Ủy ban Tiêu chuẩn về vi phạm liênquan đến Bộ Quy tắc đối với nghị sĩ, Hạ viện đã ra nghị quyết đình chỉ hoạt động củanghị viên đó ít nhất là từ 10 đến 14 ngày làm việc.

Trường hợp thứ ba: Sau khi trở thành nghị sĩ của Hạ viện, nghị sĩ này đã vi phạmĐiều 10 Luật về các Tiêu chuẩn của Nghị viện năm 2009 về việc kê khai thông tin saisự thật nhằm hưởng trợ cấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Có thể thấy nghị sĩ rơi vào các trường hợp bị yêu cầu bãi nhiệm là do có vi phạmcụ thể mà nhà làm luật cho rằng với vi phạm ấy, nghị sĩ có thể sẽ bị mất tín nhiệm haykhơng cịn xứng đáng với tín nhiệm của cử tri ở đầu nhiệm kỳ. Cử tri khơng có quyềnchủ động yêu cầu bãi nhiệm bất kỳ nghị sĩ nào khi họ không rơi vào các trường hợpluật định. Cử tri không được trao quyền lực trực tiếp yêu cầu bãi nhiệm nghị sĩ. Điềunày có thể làm giảm bớt đơi chut quyền lực của cử tri (bởi vấn đề tín nhiệm suy chocùng thì vẫn chỉ là niềm tin nội tâm, có thể có trường hợp cử tri muốn thay đổi ngườiđại diện bởi họ cảm thấy người khác xứng đáng làm đại biểu cho họ hơn nghị sĩ đươngchức dù nghị sĩ này chẳng vi phạm điều gì chẳng hạn), song quy định này giup tránhđược nguy cơ về một Nghị viện dân tuy và cũng tránh được việc các đảng chính trị lợidụng cơ chế này để hạ bệ nghị sĩ của đảng đối lập. Mặt khác, điều này cũng cho thấyngay cả khi nghị sĩ ở Anh vi phạm pháp luật và bị kết án thì cũng không đương nhiênmất tư cách đại biểu mà phải trải qua thủ tục cho cử tri bỏ phiếu quyết định việc bãinhiệm.

<i><b>1.2.1.2 Thủ tục bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Vương quốc Anh</b></i>

Sau khi nhận thấy một trong ba trường hợp nghị sĩ bị yêu cầu bãi nhiệm xảy ra,Chủ tịch Hạ viện phải thông báo ngay cho người tiến hành yêu cầu bãi nhiệm. Khingười tiến hành yêu cầu bãi nhiệm nhận được thông báo của Chủ tịch Hạ viện thì trongthời gian sớm nhất có thể, người này phải thiết lập và niêm yết thời gian và địa điểmđể người dân bỏ phiếu. Địa điểm bỏ phiếu phải có đủ điều kiện, phương tiện thuận lợivà hợp lý (kể cả phải tính đến trường hợp người khuyết tật đến tham gia), có thể thiếtlập nhiều địa điểm để thuận tiện cho người dân (nhưng không quá 10 địa điểm). Thờigian bắt đầu cho phép bỏ phiếu là ngày làm việc thứ 10 kể từ khi người tiến hành yêucầu bãi nhiệm nhận được thông báo của Chủ tịch Hạ viện<small>14</small>.

Cử tri bãi nhiệm nghị sĩ bằng phương thức ký tên vào một phiếu ký tên đượcchuẩn bị sẵn và bỏ vào thùng phiếu. Phiếu ký tên và thông báo đến cử tri được quyđịnh là phải có đầy đủ thơng tin về tên nghị sĩ bị bãi nhiệm, tên đơn vị bầu cử, lý domà nghị sĩ bị bãi nhiệm, tỷ lệ cần thiết để bãi nhiệm thành cơng nghị sĩ đó, hệ quảpháp lý nếu như nghị sĩ bị bãi nhiệm và nơi ký tên.

Có thể thấy Luật Bãi nhiệm thành viên nghị viện của Vương quốc Anh có quyđịnh cụ thể những người được tham gia yêu cầu bãi nhiệm nghị sĩ là những cử tri cóquyền bầu cử tính đến thời điểm bãi nhiệm, tức là phải hội tụ đủ 3 điều kiện sau :

<small>14Điều 7 Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>Thứ nhất, người đó đã đăng ky và đã có tên trong sơ đăng ky cử tri bầu nghị sĩ Hạviện tại đơn vị bầu cử đó. Mọi sự thay đổi về sổ đăng ký cử tri sẽ khơng có hiệu lực kể</i>

từ sau ngày Chủ tịch Hạ viện gửi thông báo, trừ trường hợp đã gửi đăng ký trước đó vàsự thay đổi diễn ra trước ngày làm việc thứ 3 trước ngày bỏ phiếu đầu tiên;

<i>Thứ hai, người đó đã đủ 18 tuôi trở lên (ngày sinh nhật tuôi 18 phải trước ngày bỏphiếu cuối cung);</i>

<i>Thứ ba, người đó hồn tồn đủ điều kiện để tham gia bầu nghị sĩ Hạ viện tại đơnvị bầu cử đó.</i>

Theo Quy định, các cử tri nói trên sẽ nhận được thơng báo về việc bỏ phiếu, kèmtheo thời gian và địa điểm tiến hành bỏ phiếu. Mỗi cử tri có mặt sẽ được gọi tên, nhậnphiếu và vào phịng kín để quyết định có ký tên ủng hộ u cầu bãi nhiệm hay khơng.Sau đó phiếu ký tên sẽ được gấp lại và bỏ vào thùng phiếu<small>15</small>. Ngoài ký tên và bỏ phiếutrực tiếp, cử tri có thể bỏ phiếu qua đường bưu điện hoặc ủy quyền, nhưng phải đăngký trước<small>16</small>. Mỗi người chỉ được ký tên một lần và không được thay đổi ý định sau khiđã bỏ phiếu vào thùng<small>17</small>.

Đạo luật cịn tính đến các trường hợp gian lận khi:- Một người ký tên 2 lần;

- Một người ký tên trực tiếp khi đã biết rằng người nhận ủy quyền đã ký cho mình;- Người nhận ủy quyền ký tên hai lần cho một người;

- Người nhận ủy quyền ký tên khi đã biết rằng người ủy quyền đã trực tiếp ký;Thời gian bỏ phiếu kéo dài 6 tuần kể từ ngày bắt đầu. Tuy nhiên việc bỏ phiếu cóthể kết thuc sớm nếu chỉ còn 6 tháng là đến ngày bầu cử Hạ viện; hoặc nghị sĩ đó đãđương nhiên bị mất tư cách là thành viên của Hạ viện (do bị mất tích, chết hoặc các lýdo khác); hoặc bản án phuc thẩm hủy bỏ các cáo buộc đối với nghị sĩ đó<small>18</small>. Khi nhậnđược một trong số những thơng tin nói trên, Chủ tịch Hạ viện phải tuyên bố trước Hạviện, đồng thời phải thông báo ngay cho người tiến hành yêu cầu bãi nhiệm lý do đểkết thuc sớm thời gian bỏ phiếu. Người tiến hành yêu cầu bãi nhiệm phải thực hiệnnhững công việc cần thiết để kết thuc thời gian bỏ phiếu, đồng thời công bố với côngchung về việc kết thuc sớm này.

<small>15Điều 27 Quy định hướng dẫn thi hành Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015, ban hành vào năm2016.</small>

<small>16Điều 11(1) Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015.</small>

<small>17Điều 11(2), (3) Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015.</small>

<small>18Điều 13 Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Khi thời gian bỏ phiếu kết thuc, người tiến hành yêu cầu bãi nhiệm phải tiến hànhkiểm phiếu. Theo Điều 38(1) Quy định, việc kiểm phiếu chỉ được thực hiện bởi ngườitiến hành yêu cầu bãi nhiệm và những trợ lý.

Căn cứ theo Điều 14(3) Đạo luật, yêu cầu bãi nhiệm được xem là thành công khisố chữ ký hợp lệ đạt tỷ lệ ít nhất 10% tính trên tổng số những cử tri có quyền bỏ phiếu.Có thể thấy yêu cầu bãi nhiệm tại Vương quốc Anh được xem là thành công với tỷ lệkhá thấp: chỉ 10% chữ ký hợp lệ tính trên tổng số cử tri được quyền ký tên (kể cảnhững người không đi ký tên). Điều này có nghĩa là để khơng bị cử tri bãi nhiệm, đạibiểu cần được ủng hộ bởi trên 90% tổng số cử tri tại đơn vị bầu cử của đại biểu.

Người tiến hành yêu cầu bãi nhiệm phải thông báo kết quả cho Chủ tịch Hạ viện,và sau đó là cơng bố kết quả cho cơng chung. Chủ tịch Hạ viện cũng phải thông báokết quả trước Hạ viện.

<i><b>1.2.1.3 Hệ quả của việc bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật của Vươngquốc Anh</b></i>

Sau khi Chủ tịch Hạ viện thông báo kết quả trước Hạ viện, nghị sĩ đương nhiênxem như đã bị cử tri bãi nhiệm mà không cần bất kỳ hành động nào từ Nghị viện<small>19</small>.Một cuộc bầu cử bổ sung (by election) sẽ được tổ chức tại đơn vị bầu cử tương ứng đểbầu nghị sĩ mới thay thế. Nghị sĩ bị bãi nhiệm vẫn có thể tham gia và tái đắc cử trongcuộc bầu cử bổ sung sau đó<small>20</small>. Quy trình bầu cử bổ sung được tổ chức tương tự nhưmột cuộc bầu cử thơng thường.

Cho đến nay, đã có 03 nghị sĩ tại Anh bị yêu cầu bãi nhiệm theo Đạo luật là IanPaisley Jr (năm 2018), Fiona Onasanya và Christopher Davies (năm 2019). Trong đóyêu cầu bãi nhiệm đối với nghị sĩ Ian Paisley Jr không thành công (tỷ lệ thông qua là9,4%), còn yêu cầu bãi nhiệm đối với các nghị sĩ Fiona Onasanya và ChristopherDavies đều thành công với tỷ lệ thông qua tương ứng lần lượt là 27,6% và 18,9%.Fiona Onasanya và Christopher Davies đều tiếp tục ứng cử trong các cuộc bầu cử bổsung nhưng đều không tái đắc cử<small>21</small>.

<b>1.2.2. Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Pháp</b>

<i><b>1.2.2.1 Căn cứ, điều kiện bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Pháp</b></i>

Pháp là nước thiết lập bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, mơhình “lương đầu chế” (Chính phủ do Tổng thống và Thủ tướng cùng đứng đầu). Trong

<small>19Điều 15 Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015.</small>

<small>20Điều 1(11) Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015.</small>

<small>21Vũ Lê Hải Giang, tlđd (2), tr.16.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

đó, quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống. Là nguyên thủ quốc gia, đứng đầucơ quan hành pháp, chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang, Tổng thống chi phối mọihoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi liên minh đảng củaTổng thống chiếm đa số trong Hạ viện, Tổng thống Pháp có quyền lực gần như tuyệtđối. Khi phe đối lập chiếm đa số trong Hạ viện, quyền lực của Tổng thống bị hạn chếbởi yếu tố đại nghị. Hạ viện là cơ quan bầu ra Thủ tướng và Chính phủ, kiểm tra, giámsát hoạt động của Chính phủ, thơng qua các đạo luật và các quyết định quan trọng củađất nước. Thượng viện đại diện cho lợi ích của các đơn vị hành chính lãnh thổ, chủyếu là vùng nơng thơn, thị trấn<small>22</small>. Hiến pháp Cộng hịa Pháp 1958 quy định: Tổngthống được bầu cho nhiệm kỳ 5 năm theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp (Điều 6);Nghị viện bao gồm Hạ viện và Thượng viện. Trong đó, chỉ có các hạ nghị sĩ là đượcbầu theo hình thức trực tiếp (Điều 24).

Ở Pháp, những yêu cầu thường xuyên về việc bãi nhiệm các quan chức dân cửđã được lên tiếng gây ra những tranh cãi gay gắt. Mặc dù khả năng rut ngắn nhiệm kỳcủa các quan chức được bầu vẫn tồn tại nhưng Hiến pháp dành rất ít chỗ cho công dânquyền được yêu cầu trách nhiệm giải trình từ những người được bầu chọn nắm quyềnvà hiện nay cũng khơng có bất kỳ đạo luật nào quy định về cơ chế bãi nhiệm của côngdân ở Cộng hịa Pháp. Cơng dân khơng thể đưa ra u cầu “thu hồi” quyền lực của mộtquan chức dân cử (cấp quốc gia hoặc địa phương) khỏi chức vụ. Thay vào đó, Hiếnpháp Cộng hịa Pháp năm 1958 trao quyền bãi nhiệm các quan chức dân cử cho hai cơquan dân cử: Tổng thống Cộng hịa Pháp có thể giải tán Hạ viện, và Nghị viện có thểbãi nhiệm Tổng thống nhưng chỉ trong trường hợp ngoại lệ và đòi hỏi một thủ tục khắtkhe. Các quy định này có thể được coi là các hình thức bãi nhiệm gián tiếp vì từ đóngười dân có thể gây áp lực lên các cơ quan dân cử để có được sự thay đổi.

<i>Thứ nhất, về quyền giải tán Hạ viện của Tông thống. Nghị viện Pháp bao gồm Hạ</i>

viện và Thượng viện. Trong đó, Hạ nghị sĩ được bầu theo hình thức trực tiếp, Thượngnghị sĩ được bầu theo hình thức gián tiếp. Như trường hợp của các chế độ bán tổngthống khác ở Châu Âu như Áo, Iceland hay Bồ Đào Nha - Tổng thống Pháp có quyền

<i>giải tán Hạ viện. Điều 12 Hiến pháp năm 1958 quy định: “Tông thống Cộng hịa có thể,sau khi tham khảo y kiến của Thủ tướng và Chủ tịch của hai viện, tuyên bố giải tán Hạ</i>

<small>22Lưu Văn An, Phạm Thị Bích Hà, “Báo chí và chính trị ở Cộng hịa Pháp”,</small>

<small> truy cậpngày 16/03/2017.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>viện”. Việc “tham khảo ý kiến” của Thủ tướng và Chủ tịch Hạ viện không liên quan</i>

đến bất kỳ quyền phủ quyết hoặc yêu cầu đồng thuận nào. “Tham khảo” chỉ có nghĩalà thơng báo trong trường hợp này. Tuy nhiên, Tổng thống không được giải tán Hạviện một lần nữa trong năm tiếp sau Tổng Tuyển cử và trong thời gian Tổng thốngthực hiện các quyền hạn đặc biệt<small>23</small>. Tuy nhiên có 2 trường hợp có thể ngăn Tổng thốngPháp khơng thể sử dụng quyền này: Tổng thống không được giải tán Hạ viện một lầnnữa trong năm tiếp sau tổng tuyển cử (Điều 12 Hiến pháp Pháp) và Hạ viện không thểbị giải tán trong thời gian Tổng thống thực hiện các quyền hạn đặc biệt (Điều 16 Hiếnpháp Pháp). Trên thực tế thì những trường hợp này hiếm khi xảy ra dẫn đến quyền lựccủa Tổng thống trong việc giải tán Hạ viện gần như mang tính chất tuyệt đối. Kể từnăm 1958, quyền giải tán Hạ viện của Tổng thống đã được sử dụng năm lần. Trongnhững năm 1960, quyền này được sử dụng để giải quyết các cuộc khủng hoảng chínhtrị. Thực tiễn giải tán Hạ viện sau đó là khác nhau và chủ yếu nhằm tránh các cơ quannhà nước bị chia rẽ. Điểm khác biệt chính là, khi Tổng thống sử dụng quyền này, nó sẽchỉ được sử dụng để tránh sự chia rẽ của các cơ quan dân cử, trong khi quyền này khiđược mở rộng cho cử tri thì có thể được sử dụng để thuc đẩy tinh thần cống hiến củacác quan chức dân cử.

<i>Thứ hai, về việc Nghị viện có quyền phế truất Tơng thống. Tổng thống được bầu</i>

cho nhiệm kỳ 5 năm theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp. Cho đến khi sửa đổi Hiếnpháp năm 2007, Tổng thống Pháp gần như không thể bị thay đổi. Cách duy nhất đểphế truất Tổng thống trước khi kết thuc nhiệm kỳ là khi Tổng thống bị kết án tội phảnquốc (Điều 68 Hiến pháp Cộng hòa Pháp 1958), do đa số nghị sĩ khởi sưởng và đượcphân xử bởi Tòa án tối cao, do 5 Thẩm phán chỉ đạo và gồm 12 nghị sĩ do Nghị việnbổ nhiệm tham gia. Tuy nhiên, sau khi một số vụ án tham nhũng được tiết lộ có liênquan đến Tổng thống Chirac vào cuối những năm 1990, một Ủy ban đã được thành lậpđể sửa đổi Hiến pháp, nhằm hiện đại hóa Điều 68. Đề xuất của Ủy ban đã được xácnhận vào tháng 2 năm 2007, ngay trước cuộc bầu cử Tổng thống mới. Ở Hiến pháp

<i>mới, Điều 68 đã được sửa đổi, bổ sung: “Tông thống Cộng hịa sẽ khơng bị cách chứctrong nhiệm ky của mình vì bất ky ly do nào khác ngồi việc vi phạm các nhiệm vụ rõràng không phu hơp với việc tiếp tục giư chức vụ. Việc bãi nhiệm như vậy sẽ đươctuyên bố bởi Nghị viện ngồi với tư cách là Tòa án tối cao. Đề xuất triệu tập Tòa án tối</i>

<small>23</small><i><small>Yanina Welp, Laurence Whitehead (2020), The Politics of Recall Elections,</small></i><small>Publisher: Palgrave Macmillan,pp. 52.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>cao đươc thông qua bởi một hoặc các viện khác của Nghị viện sẽ đươc chuyển ngayđến Viện kia để đưa ra quyết định của mình trong mười lăm ngày kể từ ngày nhậnđươc.” Có thể thấy, Nghị viện (đóng vai trị là Tịa án tối cao) hiện kiểm sốt hồn</i>

tồn quy trình bãi nhiệm Tổng thống. Thủ tục này cần chứng minh sự tồn tại của một“vi phạm” trong “các nhiệm vụ rõ ràng không phù hợp với việc tiếp tục giữ chức vụ”.Điều này làm hạn chế quyền quyết định của Nghị viện, nhưng mở rộng các lý do cóthể khởi xướng thủ tục, bao gồm cả tham nhũng hoặc đơn thuần là khơng có khả nănggiảm tranh chấp xã hội khiến nhà nước gặp rủi ro, thay vì chỉ có một lý do “chịu tộiphản quốc” như ở quy định trước. Điều này dẫn đến nghịch lý, giờ đây các Tổng thốngPháp - trong thời gian trong nhiệm kỳ, hồn tồn khơng chịu trách nhiệm trước cơquan tư pháp (bao gồm cả Tư pháp dân sự) và chỉ có thể bị Nghị viện bãi nhiệm<small>24</small>.Những năm gần đây, cả quyền giải tán Hạ viện của Tổng thống lẫn quyền bãi nhiệmTổng thống của Nghị viện đều không được thực hiện. Lời giải thích cho sự kiềm chếchính trị này nằm trong cuộc cải cách bầu cử năm 2001<small>25</small>. Sau cuộc trưng cầu dân ý vềHiến pháp được tổ chức vào ngày 24 tháng 9 năm 2000, thời hạn nhiệm kỳ của Tổngthống đã giảm từ 7 năm xuống còn 5 năm, do đó phù hợp với nhiệm kỳ của Hội đồngLập pháp. Hơn nữa, bầu cử Lập pháp đã được lên kế hoạch ngay sau cuộc bầu cử Tổngthống. Điều này cho phép các Tổng thống lựa chọn ứng cử viên của Đảng mình trongcác cuộc bầu cử Lập pháp. Khi đó, Tổng thống và phần lớn các Nghị sĩ sẽ hiếm khixảy xung đột với nhau, các thủ tục để loại bỏ nhau cũng trở nên vô hiệu. Vì vậy, Hiếnpháp trao nhiều quyền lực hơn cho Nghị viện trong việc phế truất Tổng thống nhưngcũng tước đi các ưu đãi của Nghị viện để làm như vậy.

<i><b>1.2.2.2 Thủ tục bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Pháp.</b></i>

<i>Thứ nhất, về quyền giải tán Hạ viện của Tông thống</i>

Sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng và Chủ tịch của hai Viện, Tổng thống cóquyền tuyên bố giải tán Hạ viện. Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong thời hạn sớmnhất là 20 ngày, muộn nhất là 40 ngày kể từ ngày giải tán Hạ viện. Hạ viện họp phiênđầu tiên vào thứ năm tuần thứ hai tiếp sau ngày bầu cử. Phiên họp này sẽ kéo dài 15ngày nếu họp vào ngoài thời kỳ quy định cho các khoá họp thường kỳ của Hạ viện(Điều 12 Hiến pháp Cộng hòa Pháp).

<i>Thứ hai, về việc Nghị viện có quyền phế truất Tơng thống</i>

<small>24Yanina Welp, Laurence Whitehead,tlđd (20), tr.59.</small>

<small>25Yanina Welp, Laurence Whitehead,tlđd (20), tr.62.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Quá trình này yêu cầu 1/10 Nghị viện ký vào một bản kiến nghị có động cơ để đưara một nghị quyết, sau đó nghị quyết này phải được Hội đồng Hiến pháp phê chuẩn.Nếu cả hai viện - Hạ viện và Thượng viện đều thông qua nghị quyết, Tòa án Tối caođược thành lập và phải quyết định trong khoảng thời gian là một tháng. Sau đó, yêucầu phải có ít nhất 2/3 tổng số các nghị sĩ yêu cầu phế truất Tổng thống.

<i><b>1.2.2.3 Hệ quả của việc bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật của Cộng hoàPháp</b></i>

Đối với thủ tục phế truất Tổng thống của Nghị viện, thủ tục này chắc chắn đòi hỏikhắt khe hơn nhiều so với thủ tục giải tán Hạ viện của Tổng thống. Nó khơng chỉ địihỏi phải chỉ ra một “vi phạm” cụ thể mà còn dựa trên sự đồng thuận giữa các nghị sĩ.Ngồi ra, trong q trình này, Tổng thống có thể sẽ khơng bị bãi nhiệm và có thể thựchiện quyền giải tán Hạ viện. Bên cạnh đó, một số cải cách gần đây cũng làm tăng tínhchất khó khăn để quyền bãi nhiệm được sử dụng, đó là việc sửa đổi thời điểm bầu cửvà quyết định điều chỉnh thời hạn nhiệm kỳ của Tổng thống và Nghị viện, khiến cả haikhơng cịn cạnh tranh nhau nữa. Suy cho cùng, quyền bãi nhiệm ở đây xảy ra chỉ đểđàn áp những xung đột xảy ra giữa Tổng thống và Nghị viện, chứ không đạt đến mụcđích dân chủ của nó.

Những năm gần đây, cả quyền giải tán Hạ viện và quyền bãi nhiệm Tổng thốngđều không được sử dụng. Sau cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp được tổ chức vàongày 24 tháng 9 năm 2000, thời hạn nhiệm kỳ của Tổng thống đã giảm từ bảy nămxuống cịn năm năm và do đó phù hợp với nhiệm kỳ của Nghị viện. Hơn nữa, các cuộcbầu cử cơ quan lập pháp đã được lên kế hoạch sau cuộc bầu cử Tổng thống. Điều nàytạo ra việc bất khả thi trên thực tế về việc các cơ quan nhà nước bị chia rẽ và có sựtổng thống hóa các đảng phái chính trị của Pháp. Do các cuộc bầu cử Tổng thống diễnra trước bầu cử cơ quan lập pháp, cho nên việc đảng chiếm đa số là đảng của Tổngthống là điều hiển nhiên. Điều này cho phép các Tổng thống ảnh hưởng lớn đến việclựa chọn ứng cử viên của mình trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp. Khi Tổng thốngvà Nghị viện khơng xung đột với nhau, thì thủ tục bãi nhiệm trở nên vơ hiệu. Do đó,nói Hiến pháp trao nhiều quyền lực cho Nghị viện trong việc bãi nhiệm Tổng thốngnhưng cũng làm hạn chế quyền này của họ là hợp lý.

Thay vì quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử thuộc về cơng dân, thì ở Pháp, quyền nàyđược trao cho các quan chức quốc gia: Tổng thống Cộng hịa Pháp có quyền giải tánHạ viện và kể từ năm 2007, Nghị viện có thể bãi nhiệm Tổng thống. Tuy nhiên, cuộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

cải cách lịch sử bầu cử năm 2001 đã loại bỏ khuyến khích sử dụng quyền này bằngcách giảm đáng kể khả năng xung đột giữa Tổng thống và Nghị viện. Điều này cũngtạo ra sự bất mãn ở mức độ cao, phần nào tạo điều kiện cho sự ra đời của phong trào“Áo khoác vàng” ở Pháp vào ngày 17 tháng 11 năm 2018. Nhanh chóng, nhu cầu vềdân chủ trực tiếp đã gia tăng, bao gồm nhưng không giới hạn về quyền bãi nhiệm cácquan chức dân cử của cử tri.

Rất khó để dự đoán trong tương lai, quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Pháp cóhay khơng thuộc về nhân dân. Quyền bãi nhiệm của cử tri là cách phổ biến nhất đểkiểm duyệt sự tập trung quyền lực này vào tay một số ít người. Tuy nhiên, hầu hết cácchính trị gia ở Pháp phản đối mạnh mẽ quyền này của cử tri và thích sửa đổi hệ thốngbầu cử để mang lại tính cân xứng hơn. Đồng thời, các vấn đề cụ thể cần thiết để cảicách cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử ít được nghiên cứu ở Pháp, ngay cả bởi cácchuyên gia tại quốc gia này. Vì vậy, tương lai của quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử ởPháp có thuộc về nhân dân khơng thì vẫn chưa được khẳng định.

<b>1.2.3 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Hợp chúng quốc HoaKỳ</b>

<i><b>1.2.3.1 Căn cứ, điều kiện bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Hợp chúngquốc Hoa Kỳ</b></i>

Vì là một đất nước liên bang thực hiện theo phương thức ủy quyền tự do, gồm 50tiểu bang lớn nhỏ (một số tài liệu đơi khi liệt kê có 52 tiểu bang, thêm Washington,D.C và Puerto Rico), Hoa Kỳ không tồn tại nhiều quy định cụ thể chung về chế địnhbãi nhiệm. Hiện vấn đề này được quy định tại khoản 5 Điều 1 Hiến pháp Hợp chungquốc Hoa Kỳ, theo đó, Hạ viện và Thượng viện có quyền quyết định những vấn đề liênquan đến bầu cử và bãi nhiệm đại biểu của mình, và tại Điều này cũng quy định vềviệc không cho phép cử tri bãi nhiệm nghị sĩ Liên bang, chỉ cho phép nghị viện Liênbang tự bãi nhiệm thành viên của mình. Cụ thể, để đảm bảo rằng các nghị sĩ sẽ khôngbị truất quyền đại diện bởi chế định bãi nhiệm mà chỉ có thể bị ảnh hưởng bởi chế tàinày dưới thẩm quyền của Nghị viện khi phạm phải trọng tội, Hiến pháp Hợp chung

<i>quốc Hoa Kỳ quy định rằng: “Về bất cứ bài phát biểu hay tranh luật nào trong cảThương viện và Hạ viện thì các nghị sĩ cũng sẽ khơng bị chất vấn ở bất cứ nơi nàokhác”</i><small>26</small>.

<small>26</small><i><small>Nguyễn Mạnh Tuấn, “Bàn về các hình thức dân chủ và việc mở rộng dân chủ ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo</small></i>

<i><small>Một số vấn đề ly luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ ở sở trên thế giới và ở Việt Nam, NXB. Đại học</small></i>

<small>Quốc gia Hà Nội, 2014, tr.129.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Tại Hoa Kỳ, các cấp bãi miễn được quy định khác nhau ở các tiểu bang. Tại mộtsố tiểu bang có quy định về bãi miễn ở cấp tiểu bang và một số tiểu bang khác có quyđịnh bãi miễn các quan chức địa phương, đối với các bang này thì khơng thể bãi miễncác thành viên Quốc hội bất kể quy định của luật của tiểu bang. Bãi miễn ở cấp địaphương được sử dụng nhiều hơn ở cấp tiểu bang, đơn cử như Luật tiểu bang Californiavẫn cho phép tổ chức cuộc bãi nhiệm với điều kiện cần phải thu thập đủ số chữ ký ítnhất là 12% số lượng những người bỏ phiếu trong cuộc bầu cử trước đó thì mới đủđiều kiện để tổ chức một cuộc bãi miễn<small>27</small>. Theo đó, việc giới hạn quyền hạn của cử trichỉ đối với cấp quốc gia khi muốn bãi nhiệm một Nghị sĩ, còn ở các tiểu bang khi bãimiễn các quan chức địa phương vẫn có thể thực hiện quyền bãi nhiệm của mình bằngcách đáp ứng đủ điều kiện mà Luật của mỗi tiểu bang đưa ra. Đối với điều kiện bãinhiệm, ở một số tiểu bang, một quan chức dân cử có thể bị bãi nhiệm dựa trên cơ sở làlà cho phép người dân loại bỏ một đại diện vì hành vi sai trái, ví dụ như tham nhũnghoặc năng lực kém thì những yêu cầu áp dụng bãi nhiệm này phải đi kèm với nhữngchứng cứ đầy đủ, cụ thể và chính xác để chứng minh các hành vi của những đại diệnđó là vi phạm. Đơn cử như cuộc bãi nhiệm đầu tiên thành công tại tiểu bang Californiavào năm 2003 đối với Thống đốc Gray Davis, sau khi tái đắc cử vào năm 2002, ôngthừa hưởng thặng dư ngân sách 9 tỷ đôla, và trong 5 năm đã biến thành thâm hụt 38 tỷđôla<small>28</small>. Điều này dẫn đến quyết định tăng học phí các trường đại học, lệ phí cấp giấyphép lái xe cùng rất nhiều hệ lụy khác cho tiểu bang này. Nghị sĩ Đảng Cộng hòaDarrell Issa, một triệu phu xe hơi, đóng góp 1,6 triệu đôla tiền tui riêng để trả tiền chonhững người thu thập chữ ký, cụ thể là những cử tri đang bất mãn về kiến nghị bãimiễn Thống đốc Davis, và họ đã thu thập được tổng cộng hơn 900.000 chữ ký cầnthiết để buộc phải tổ chức một cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm. Theo Luật California, cầnphải thu thập đủ số chữ ký ít nhất là 12% số lượng những người bỏ phiếu trong cuộcbầu cử trước đó thì mới đủ điều kiện để tổ chức một cuộc bãi miễn.

<i><b>1.2.3.2 Thủ tục bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Hợp chúng quốc HoaKỳ</b></i>

Ở một số tiểu bang, giai đoạn bắt đầu một cuộc bãi nhiệm hoàn toàn thuộc thẩmquyền của cử tri: nếu một tỷ lệ nhất định của cử tri ký tên vào bản kiến nghị, có thể

<small>27Đào Trí Úc, Vũ Cơng Giao, tlđd(4), tr.121.</small>

<small>28PBS NewsHour, “California Recall: Governor Gray Davis”, recall-governor-gray-davis, truy cập ngày 24/7/2003.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

khởi xướng bởi bất kỳ cử tri nào, thì một cuộc bầu cử bãi nhiệm sẽ kíchhoạt. Ngương cho số lượng chữ ký được yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, khơng phải cửtri nào cũng có thể tham gia vào việc kiến nghị bãi nhiệm, theo bản “Hướng dẫn thihành Bãi nhiệm” của tiểu bang Los Angeles, Hoa Kỳ đã quy định rằng chỉ những cửtri đã đăng ký tại thời điểm ký tên vào bản kiến nghị bãi nhiệm, đủ tư cách bỏ phiếucho viên chức bị yêu cầu bãi nhiệm, mới có thể ký tên vào bản kiến nghị bãi nhiệm.Ngoài ra, bản Hướng dẫn trên cịn có quy định về quyền rut lại đơn ký tên của cử tri,theo đó, bất kỳ cử tri nào đã ký tên vào bản kiến nghị bãi nhiệm muốn rut lại chữ kýcủa mình trong bản kiến nghị đều có thể gửi yêu cầu bằng văn bản cho viên chức bầucử quận không muộn hơn ngày trước khi bản kiến nghị được nộp<small>29</small>.

Ở một số nơi, một bản kiến nghị có thể được bắt đầu vì bất kỳ lý do gì, trong khiở những nơi khác, các trường hợp cụ thể là bắt buộc. Ở các tiểu bang khác, các chínhtrị gia có quyền quyết định có nên tổ chức một cuộc bầu cử bãi nhiệm hay khơng. Chỉcó 8 trong số 19 tiểu bang của Hoa Kỳ cho phép bãi nhiệm đối với các chính trị giacấp tiểu bang yêu cầu các căn cứ cụ thể cho đơn yêu cầu bãi nhiệm. Các yêu cầu đó cóthể bao gồm các vấn đề khác như: khơng đủ năng lực (Alaska), thiếu sức khỏe về thểchất hoặc tinh thần để đảm nhiệm chức vụ (Montana); cố ý lạm dụng, chuyển đổi hoặcbiển thủ tài sản công hoặc công quỹ (Georgia); vi phạm lời tuyên thệ nhậm chức(Georgia), vi phạm quy tắc đạo đức (Rhode Island) và bị kết án về tội liên quan đếnma tuy hoặc 'tội ác do căm thù' (Virginia). Ở 11 bang còn lại, cử tri có thể khởi xướngkiến nghị bãi nhiệm vì bất kỳ lý do gì. Nếu đơn kiến nghị đạt đến ngương chữ ký nhấtđịnh hoặc các chính trị gia quyết định bắt đầu thủ tục bãi nhiệm, thì giai đoạn thứ hai,cuộc bầu cử bãi nhiệm sẽ diễn ra.

Ví dụ nổi bật nhất về việc sử dụng bãi nhiệm trong thời gian gần đây là việc bãinhiệm Thống đốc Grey Davis ở California vào năm 2003<small>30</small>và cuộc bãi nhiệm Thốngđốc Gavin Newsom vào năm 2021<small>31</small>. California chỉ yêu cầu chữ ký của 12% nhữngngười đã bỏ phiếu tại cuộc bầu cử thống đốc gần đây nhất để bắt đầu bãi nhiệm Thốngđốc. Trong trường hợp khơng có bỏ phiếu bắt buộc, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp trong

<small>29Hướng dẫn bãi nhiệm tiểu bang Los Angeles, Hợp chung quốc Hoa Kỳ, tr.13.</small>

<small>30NPR, “Gray Davis Reflects On His Recall, As Californians Decide Gov. Newsom's Fate”,</small>

<small>newsoms-fate,truy cập ngày 12/9/2021.</small>

<small> Times (2021) California Recall Updates: California Recall Updates: Gavin Newsom Wins, in aRelief for DemocratsNewYork Times, “California Recall Updates: California Recall Updates: Gavin NewsomWins, in a Relief for Democrats”, truy cập ngày 14/9/2021.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

cuộc bầu cử thống đốc bang trước đó đã làm giảm đáng kể số lượng chữ ký cần thiếtđể bắt đầu bãi nhiệm. Tuy nhiên, những người đề xuất bãi nhiệm thường vẫn khôngthu thập đủ số chữ ký có liên quan trong thời hạn luật định để bắt đầu bỏ phiếu bãinhiệm. Sự khác biệt trong trường hợp này là sự can thiệp của một người cộng hịa giàucó và đầy tham vọng, Darrell Issa, người đã quyết định rằng mình muốn tranh cử chứcThống đốc và trả 1.6 triệu đô la cho những người phát hành kiến nghị chuyên nghiệpđể thu thập chữ ký<small>32</small>. Ở California, các cơ quan thu thập chữ ký chuyên nghiệp đưa rabảo đảm hoàn lại tiền cho việc thu thập chữ ký. Họ sẽ đảm bảo số lượng chữ ký cầnthiết nếu số tiền được thanh toán đầy đủ.

Có thể thấy về mặt pháp lý hay lý luận, việc tổ chức bãi nhiệm tại Hoa Kỳ hiệnnay nhằm mục đích trao quyền cho cử tri, thơng qua lá phiếu của họ, đồng thời đảmbảo rằng lợi ích của họ được phát huy nhất có thể. Nhưng theo thực tiễn, những ý địnhnày lại bị đạp đổ khi cuộc bãi nhiệm có thể bị thao tung bởi những người giàu có, hoặcnhững mối quan hệ quyền lực khác.

<i><b>1.2.3.3 Hệ quả của việc bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật của Hợpchúng quốc Hoa Kỳ</b></i>

Việc bãi nhiệm tại Hoa Kỳ để lại một vấn đề quan trọng là phương pháp chọn lựangười thay thế cho quan chức bị bãi miễn. Ở hầu hết các tiểu bang, một cuộc bầu cửđặc biệt phải được tổ chức tiếp theo cuộc bỏ phiếu bãi miễn để chọn người thay thếcho vị trí vừa trống, mặc dù các quy tắc và thủ tục cho các cuộc bầu cử như vậy làkhác nhau. Tương tự như vụ bãi nhiệm Thống đốc Gray Davis, theo một quy địnhriêng của pháp luật California, chỉ có một cuộc bỏ phiếu khi công dân thu hồi các quanchức đã được bầu để quyết định có bãi miễn thống đốc hay khơng và đồng thời có nênbầu ln người thay thế trong trường hợp cử tri bãi miễn Thống đốc đương nhiệm.Trong cả chiến dịch ngắn (theo tiêu chuẩn Mỹ), hai ứng cử viên nổi lên làSchwarzenegger của đảng Cộng hịa và Phó Thống đốc của Thống đốc đương nhiệmDavis Cruz Bustamante, Đảng viên Đảng Dân chủ. Schwarzenegger nhận được 49%số phiếu bầu, so với 32% cho Bustamante<small>33</small>.

Theo đó, dựa vào quy định và thực tiễn về những giải pháp khắc phục hệ quả saukhi tổ chức một cuộc bãi nhiệm của tiểu bang California, có thể thấy việc bãi nhiệm

<small>32Ken Stone, “Times of San Diego, “Darrell Issa Broke ‘Soft Money’ Rules of Federal Campaign Law, D.C.Group Says”, truy cập ngày 8/10/2020.</small>

<small>33Đào Trí Úc, Vũ Cơng Giao, tlđd(5), tr.121.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

các đại biểu dân cử không để lại nhiều hệ quả ảnh hưởng xấu đến tiểu bang nói riêngvà cả nước Hoa Kỳ nói chung.

<b>1.2.4 Pháp luật về bãi nhiệm đại biểu dân cử của Nhật Bản</b>

<i><b>1.2.4.1 Căn cứ, điều kiện bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Nhật Bản</b></i>

Theo Hiến pháp Nhật Bản năm 1947, Nhật Bản là quốc gia theo thể chế quân chủlập hiến, Nhà Vua là Nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại. Nhà nước được tổchức theo chế độ tam quyền phân lập. Trong đó, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao,là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đấtnước như thông qua ngân sách quốc gia hàng năm, phê chuẩn các điều ước quốc tế,kiến nghị sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội Nhật Bản gồm 2 viện Hạ viện và Thượng viện,Hạ viện đại diện cho ý kiến và nguyện vọng của nhân dân còn Thượng viện giám sátquyền lực và sự phán quyết của Hạ viện. Nghị sĩ của cả 2 viện đều do dân bầu ra.Nhiệm kỳ hạ nghị sĩ là 4 năm. Nhưng nhiệm kỳ sẽ chấm dứt trước thời hạn nếu Hạviện bị giải tán. Nhiệm kỳ của thượng nghị sĩ là 6 năm, cứ 3 năm lại bầu lại một nửa<small>34</small>.

Theo Hiến pháp, Hoàng đế Nhật Bản, nếu được sự tư vấn và đồng ý của Nội các,thì Hồng đế có quyền giải tán Hạ viện (Điều 7). Ngồi ra, Điều 55 Hiến pháp Nhật

<i>Bản quy định: “Mỗi Viện đều có thẩm quyền riêng trong việc xét xử nhưng vụ kiện liênquan đến tư cách đại biểu của Viện mình. Tuy nhiên, việc quyết định cách chức mộtđại biểu phải thơng qua một nghị quyết với sự nhất trí của từ ⅔ tơng số nghị sĩ cómặt”. Như vậy, các Viện có thể trực tiếp bãi nhiệm các đại biểu của Viện mình. Bêncạnh đó, Hiến pháp Nhật Bản cịn quy định: “Cơng dân có quyền bất khả xâm phạmtrong việc lựa chon hay bãi nhiệm các quan chức” (Điều 15). Điều đó chứng tỏ, cơng</i>

dân Nhật Bản có quyền bãi nhiệm các nghị sĩ lẫn các quan chức dân cử khác cấp địaphương. Tuy nhiên, Hiến pháp không quy định về thủ tục bãi nhiệm đại biểu dân cửcủa cử tri.

Khi Chính phủ cải cách các thể chế chính trị địa phương vào năm 1946, hệ thốngyêu cầu trực tiếp xuất hiện. Yêu cầu trực tiếp là một cơ chế để người dân tham gia,trong một số trường hợp có thể bỏ phiếu trưng cầu dân ý, một số trường hợp thì khơng.Nó cho phép thu thập chữ ký của cơng dân để họ có thể tham gia ý kiến các thủ tụcban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ các sắc lệnh ở địa phương. Ngồi ra, cơng dân cịn có

<small>34Đinh Giang, “Nghị viện thế giới: Tìm hiểu về Quốc hội - Cơ quan quyền lực tối cao tại Nhật Bản”,</small>

<small> truycập ngày 5/6/2022.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

thể thực hiện kiểm sốt các hoạt động của Chính phủ, giải tán hội đồng hoặc bãi nhiệmcác thành viên của hội đồng ở một khu vực dân cử.

Tuy nhiên, ở Nhật Bản khơng có luật tồn quốc điều chỉnh các cuộc bãi nhiệm đạibiểu dân cử. Nếu một đô thị có ý định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để bãi nhiệmmột đại biểu dân cử ở địa phương (do thị trưởng và các thành viên hội đồng đề xuấthoặc do người dân khởi xướng), thì trước tiên, đơ thị đó cần thơng qua Sắc lệnh trưngcầu dân ý địa phương. Cơ sở cho một sắc lệnh như vậy được quy định tại Luật Tự trịĐịa phương. Điều 13 LAL (Luật Tự trị Đại phương) quy định cư dân của chính quyềnđịa phương thơng thường với tư cách là cơng dân Nhật Bản, có quyền u cầu giải tánnghị viện của chính quyền địa phương<small>35</small>.

Tham khảo lý do của 106 phiếu bãi nhiệm từ tháng 1 năm 1989 đến tháng 3 năm2018<small>36</small>, các lý do để bãi nhiệm một đại biểu dân cử ở Nhật Bản thường liên quan đếncác vụ tham nhũng, bê bối; xung đột với Nghị viện; những vấn đề liên quan đến nhâncách hoặc vấn đề tài chính, và một số vấn đề khác.

<i><b>1.2.4.2 Thủ tục bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Nhật Bản</b></i>

<i>Hiến pháp Nhật Bản quy định: “Mỗi Viện phải tự thiết lập các nguyên tắc, luật lệliên quan đến phiên hop và có hình phạt thích đáng cho nhưng người làm trái trái quyđịnh. Tuy nhiên, để trục xuất một đại biểu ra khỏi Viện, cần phải thông qua một nghịquyết với sự nhất trí của từ ⅔ tơng số đại biểu có mặt”.</i>

Như vậy, Hiến pháp Nhật Bản quy định về tỷ lệ thông qua một nghị quyết để mỗiViện được quyền trục xuất một đại biểu ra khỏi Viện mình là phải có sự nhất trí của từ⅔ tổng số đại biểu có mặt. Đối với cử tri, cử tri có quyền kiến nghị bãi miễn đại biểu,theo đó, muốn bãi miễn đại biểu phải có kiến nghị bằng văn bản có chữ ký của 10.000cử tri tại đơn vị bầu cử nơi đại biểu trung cử.<small>37</small>

LAL (Luật Tự trị Địa phương) quy định, đề nghị bãi nhiệm một đại biểu dân cử,giống như tất cả các kiến nghị quần chung, u cầu phải có ít nhất một phần năm mươicử tri. Tuy nhiên, điều này có được thơng qua hay khơng là do Hội đồng địa phươngquyết định (mặc dù thị trưởng có thể đưa ra khuyến nghị)<small>38</small>. Nếu cơ quan lập pháp địaphương từ chối yêu cầu như vậy, cuộc bãi nhiệm đại biểu dân cử sẽ không thể được tổchức.

<small>35Yanina Welp, Laurence Whitehead,tlđd (20),tr.96.</small>

<small>36Yanina Welp, Laurence Whitehead,tlđd (20), tr.97.</small>

<small>37Nguyễn Thị Vân, tlđd (9), tr.28.</small>

<small>38Yanina Welp, Laurence Whitehead,tlđd (20), tr.112.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Thông thường, để tổ chức một cuộc bãi nhiệm ở địa phương, một phần ba cử triphải khởi xướng lời kêu gọi bãi nhiệm. Sau khi thu thập và xác minh đủ số lượng chữký cần thiết, lời kêu gọi bãi nhiệm sau đó phải được thơng qua bằng một cuộc bỏ phiếuphổ thông. Nếu đa số cử tri tán thành việc giải tán thì Hội đồng địa phương bị giải tán.Quy trình này cũng có thể được sử dụng để bãi nhiệm từng thành viên của hội đồng<small>39</small>.

Trong số hàng trăm cuộc bầu cử bãi nhiệm ở địa phương ở Nhật Bản, chung tôimuốn xem xét chi tiết một trường hợp ở Thành phố Akune (2010). Akune ở tỉnhKagoshima của khu vực Kyushu ở phía nam Nhật Bản là một thành phố nhỏ đang chịuáp lực tài chính. Trong một cuộc đua bầu cử thị trưởng vào năm 2008, thị trưởng mớiđắc cử đề xuất giảm số lượng thành viên của hội đồng từ 16 xuống cịn 6. Ngồi ra,ơng cịn cơng khai tiền lương của cơng chức trên blog của mình để chứng minh rằngtiền lương của họ chiếm một phần rất lớn thu nhập từ thuế. Ơng cịn bị chỉ trích vì đãlợi dụng một điều khoản trong LAL (Luật tự trị địa phương) cho phép thị trưởng hànhđộng về các vấn đề quan trọng mà không cần triệu tập một phiên họp. Điều khoảnkhẩn cấp này chỉ áp dụng nếu khơng có đủ thời gian để hội đồng thảo luận và thôngqua đề xuất của người điều hành. Trước hành vi đó, hội đồng đã thơng qua kiến nghịbất tín nhiệm vào đầu tháng 2 năm 2009. Thị trưởng sau đó phải lựa chọn giữa từ chứcvà giải tán hội đồng. Thị trưởng quyết định giải tán hội đồng. Hội đồng mới một lầnnữa quyết định thông qua kiến nghị bất tín nhiệm đối với thị trưởng vào tháng 4 năm2009. Theo LAL, một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lặp đi lặp lại chống lại thị trưởngbuộc thị trưởng tự động kết thuc nhiệm kỳ và các cuộc bầu cử mới phải được tổ chức.Tuy nhiên, sau đó thị trưởng này lại tiếp tục được tái cử. Trong tình huống này, mộtnhóm cơng dân chống lại thị trưởng này đã thu thập chữ ký để bắt đầu bỏ phiếu bãinhiệm vào tháng 10 năm 2010. Cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm diễn ra khiến thị trưởng ấy bịphế truất với 400 phiếu bãi nhiệm<small>40</small>.

Nhìn chung, những cuộc trưng cầu dân ý như vậy, ngay cả khi dựa trên sắc lệnhtrưng cầu dân ý địa phương dũng không có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Sắc lệnhtrưng cầu dân ý ở địa phương thường quy định rằng thị trưởng phải tôn trọng kết quảtrưng cầu dân ý. Một số trường hợp tôn trọng và tuân thủ kết quả, trong khi những thịtrưởng khác chỉ thực hiện như một cử chỉ tượng trưng nhưng sau đó vẫn tiếp tục giữ

<small>39</small><i><small>Anne Twomey (2011), “The Recall of Members of Parliament and Citizens’ Initiated Elections”, The</small></i>

<i><small>University of New South Wales Law Journal, Thematic: forum 17(1): religion and australian law, pp.27.</small></i>

<small>40Yanina Welp, Laurence Whitehead,tlđd (20), tr.114.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

chức vụ sau khi bị bãi nhiệm. Sự khác biệt rõ rệt giữa về mặt chính sách và các cuộcbãi nhiệm thực tế khiến cho một số tác giả cho rằng cơ chế bãi nhiệm ở Nhật Bản làmột trong những trường hợp trách nhiệm giải trình theo chiều dọc khơng cân bằng<small>41</small>.

<i><b>1.2.4.3 Hệ quả của việc bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật của Nhật Bản</b></i>

<i>Điều 123 Luật Tổ chức Quốc hội Nhật Bản quy định: “Không một Viện nào đươcquyền từ chối nghị sĩ đã bị bãi nhiệm khi nghị sĩ đó đươc tái cử.”</i>

Như vậy, ở Nhật Bản, một nghị sĩ đã bị bãi nhiệm vẫn có thể trở thành một trongnhững ứng cử viên trong một cuộc bầu cử nghị sĩ và nếu được tái cử thì không mộtViện nào được quyền từ chối nghị sĩ này. Điều đó thể hiện bãi nhiệm khơng phải làmột biện pháp kỷ luật quá nghiêm khắc đối với nghị sĩ Nhật Bản, bởi vì tuy họ đã bịbuộc thơi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ nhưng họ vẫn có thể tiếp tục được tái cửvà giữ chức vụ trong một Viện ở nhiệm kỳ mới của mình.

Luật tự trị Địa phương (LAL) cũng không quy định việc một đại biểu dân cử đã bịbãi nhiệm thì khơng thể có quyền tái cử. Có thể thấy thơng qua trường hợp bãi nhiệmthị trưởng ở Thành phố Akune (2010) nêu trên thì thị trưởng này sau khi bị bãi nhiệmđã được tái cử. Điều đó chứng minh, ở Nhật Bản, việc một đại biểu dân cử đã bị bãinhiệm được tái cử là một điều khơng vi phạm pháp luật.

Tóm lại, cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử tương đối khó tìm thấy trên tồn thếgiới và đặc biệt là ở mức độ cấp quốc gia. Bãi nhiệm đại biểu dân cử thường được xácđịnh là một cơ chế dân chủ trực tiếp, phân biệt nó với phương pháp cách chức các đạibiểu dân cử khác như luận tội - cử tri khơng tham gia vào q trình này. Tuy nhiên,khơng phải tất cả các hình thức bãi nhiệm ở các quốc gia trên thế giới đều như nhau,IDEA Quốc tế tun bố rằng có hai mơ hình bãi nhiệm chính<small>42</small>. Mơ hình thứ nhất là“mixed recall” (bãi nhiệm hỗn hợp): có sự tham gia của cơng dân trong việc yêu cầu,khởi xướng quyền bãi nhiệm, sau đó được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặcđưa ra quyết định bằng cách bỏ phiếu về nghị quyết do cơ quan có thẩm quyền đưa ra.Mơ hình thứ hai, “full recall” (tồn quyền bãi nhiệm): có sự tham gia đầy đủ của cử tritrong việc đề nghị bãi nhiệm đại biểu dân cử lẫn việc ra quyết định bãi nhiệm đại biểudân cử. Một số quốc gia quy định việc bãi nhiệm hỗn hợp cho các vị trí điều hành caonhất và toàn quyền bãi nhiệm cho thành viên của các cơ quan lập pháp quốc gia.

<small>41Yanina Welp, Laurence Whitehead,tlđd (20), tr.116.</small>

<small>42Virginia Beramendi, Andrew Ellis, Bruno Kaufmann, Miriam Kornblith, Larry LeDuc, Paddy McGuire, Theo</small>

<i><small>Shiller, Palle Svensson (2008), International IDEA Direct Democracy: The International IDEA Handbook,</small></i>

<small>pp.114.</small>

</div>

×