Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh Giá Tính Nguyên Gốc Và Khả Năng Được Bảo Hộ Của Tác Phẩm Tạo Ra Bởi Trí Tuệ Nhân Tạo Theo Pháp Luật Của Anh, Liên Minh Châu Âu Và Hoa Kỳ, Kinh Nghiệm Cho Pháp Luật Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.58 KB, 64 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

Công ước Berne <sup>Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ </sup>thuật năm 1886

Nghị định số 17/2023/NĐ-CP

Nghị định số 17/2023 NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 4 năm 2023 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH NGUYÊN GỐC, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ TÁC PHẨM ĐƯỢC TẠO RA BỞI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ... 5 </b>

<i><b>1.1. Khái niệm tính nguyên gốc ... 5 </b></i>

<i><b>1.2. Tổng quan về trí tuệ nhân tạo ... 9 </b></i>

<i>1.2.1. Khái niệm trí tuệ nhân tạo... 9 </i>

<i>1.2.2. Phân loại trí tuệ nhân tạo ... 13 </i>

<i><b>1.3. Phân loại tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo ... 16 </b></i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 21 </b>

<b>CHƯƠNG 2: TÍNH NGUYÊN GỐC VÀ KHẢ NĂNG ĐƯỢC BẢO HỘ CỦA TÁC PHẨM ĐƯỢC TẠO RA BỞI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO THEO PHÁP LUẬT CỦA CÁC QUỐC GIA ... 22 </b>

<i><b>2.1. Theo pháp luật của Anh ... 22 </b></i>

<i>2.1.1. Tiêu chí xác định tính nguyên gốc theo pháp luật của Anh ... 22 </i>

<i>2.1.2. Bảo hộ tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo theo quy định của Luật Bản quyền Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988 ... 24 </i>

<i>2.1.3. Vấn đề liên quan đến dữ liệu dùng để đào tạo trí tuệ nhân tạo ... 30 </i>

<i><b>2.2. Theo pháp luật của Liên minh châu Âu ... 34 </b></i>

<i>2.2.1. Tiêu chí xác định tính nguyên gốc ... 34 </i>

<i>2.2.2. Khả năng được bảo hộ ... 37 </i>

<i><b>2.3. Pháp luật Hoa Kỳ ... 44 </b></i>

<i>2.3.1. Tiêu chí xác định tính nguyên gốc ... 44 </i>

<i>2.3.2. Khả năng được bảo hộ ... 48 </i>

<i><b>2.4. Kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam ... 49 </b></i>

<i>2.4.1. Khái niệm tính nguyên gốc theo pháp luật Việt Nam ... 49 </i>

<i>2.4.2. Kiến nghị về việc bảo hộ tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo theo pháp luật Việt Nam ... 52 </i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 57 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 58 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Biểu hiện qua việc nó được sử dụng trong một số lượng lớn các ngành công nghiệp và tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Hiện nay, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) đang bùng nổ với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ, trong đó, trí tuệ nhân tạo là một trong ba yếu tố cốt lõi, bên cạnh Vạn vật kết nối (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data), góp phần thay đổi diện mạo tồn cầu. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo có sự phát triển nhanh chóng về mặt cơng nghệ. Kể từ năm 2018, trí tuệ nhân tạo đã có khả năng viết một bài thơ, soạn nhạc, thiết kế và thực hiện cuộc trò chuyện tự nhiên với con người. Tại Châu Âu, một trí tuệ nhân tạo robot hình người đã được cấp quyền công dân là Saudi Arabia, công ty sản xuất robot Engineer Arts của Anh Quốc đã sớm hoàn thành và cho ra mắt Ai-Da, robot “nghệ sĩ” hình người siêu thực đầu tiên trên thế giới có khả năng sáng tạo nghệ thuật. Từ đó, cho thấy bằng chứng trí tuệ nhân tạo có khả năng vượt qua sự thừa nhận thơng thường, khơng cịn đơn giản là một dạng máy móc chỉ có thể làm những gì được lập trình sẵn. Nhưng cũng từ đó một vấn đề được đặt ra là tác phẩm do trí tuệ nhân tạo sáng tạo ra có đủ điều kiện để được bảo hộ hay khơng, hay nói cách khác tác phẩm ấy có tính ngun gốc (sáng tạo) để được bảo hộ hay không.

Hiện nay, pháp luật ở các quốc gia nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn cịn bỏ ngỏ khả năng được bảo hộ đối với sản phẩm sáng tạo bởi trí tuệ nhân tạo với lý do chỉ có những sản phẩm do con người trực tiếp sáng tạo ra mới có thể có tính ngun gốc. Bỏ qua quy định của pháp luật về việc tác phẩm phải do con người sáng tạo ra, câu hỏi được đặt ra là một tác phẩm do trí tuệ nhân tạo sáng tạo ra bằng những dữ liệu do con người cung cấp có thể đáp ứng u cầu về tính ngun gốc hay khơng để từ đó được pháp luật bảo hộ. Nhằm nghiên cứu các quy định liên quan đến tính ngun gốc của tác phẩm được hình thành bởi trí tuệ nhân tạo và khả năng để tác phẩm ấy nhận

<b>được sự bảo hộ, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tính nguyên gốc và khả </b>

<b>năng được bảo hộ của tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo theo pháp luật của Anh, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam” để </b>

nghiên cứu trong phạm vi bài nghiên cứu khoa học này.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

<b>Giáo trình, sách chuyên khảo: </b>

<i>Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình đã có nghiên cứu về tính </i>

nguyên gốc trong một tác phẩm nói chung. Tuy nhiên, đây là tài liệu nghiên cứu tổng

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

qt về sở hữu trí tuệ, vì vậy tính nguyên gốc chỉ được đề cập một cách ngắn gọn nhất mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về tính nguyên gốc.

<i>Nguyễn Vân Nam (Chủ biên) (2017), Quyền tác giả - Đường hội nhập không trải hoa hồng, Bình luận khoa học và áp dụng thực tiễn, NXB Trẻ. Tác giả đã có sự nghiên </i>

cứu sâu sắc các vấn đề liên quan đến quyền tác giả trong đó có nghiên cứu thế nào là tính ngun gốc. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về tính nguyên gốc của một tác phẩm do con người tạo ra chứ chưa có sự nghiên cứu đối với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo.

<b>Khóa luận, Luận văn: </b>

<i>Nguyễn Lê Minh Hạnh (2022), Quyền tác giả và trí tuệ nhân tạo trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí </i>

Minh. Khóa luận đã phân tích, tìm hiểu quy định của pháp luật trong nước và nước ngoài, các quan điểm và kinh nghiệm của nước ngoài về bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và hướng xử lý khi trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài, tác giả đã đưa ra các kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, góc độ nghiên cứu là quyền tác giả bao gồm điều kiện để được bảo hộ và chủ thể được trao quyền tác giả, hướng xử lý khi trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả vì vậy vấn đề tính ngun gốc chưa được nghiên cứu sâu.

<b>Bài viết tạp chí: </b>

Vũ Thị Hải Yến (2020), “Bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra

<i>bởi trí tuệ nhân tạo”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 03/2020. Bài viết đã giải thích </i>

thế nào là một tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Trong bài viết tác giả cũng đã đưa ra các lý do vì sao một tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo cần được bảo vệ. Bên cạnh đó tác giả cịn kiến nghị về việc ghi nhận và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu phân tích về tính nguyên gốc và chưa thực sự lý giải được liệu rằng tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có đảm bảo về tính ngun gốc hay khơng. Do đó, nội dung này sẽ được nhóm tác giả phân tích tại đề tài nghiên cứu.

Nguyễn Ngọc Hồng Dương (2022), “Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của

<i>trí tuệ nhân tạo”, Tạp chí Cơng thương, số 17. Bài viết đã nghiên cứu pháp luật Hoa </i>

Kỳ, Úc, Liên minh châu Âu từ đó nêu lên thực tiễn từ chối bảo hộ tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo của các hệ thống pháp luật trên. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những điểm cần lưu ý khi xây dựng khung pháp lý về bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của trí tuệ nhân tạo.

<i>Andres Guadamuz (2017), “Artificial intelligence and copyright”, WIPO Magazine, số 10. Bài viết nêu lên vai trò của máy tính và robot trong quá trình sáng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

tạo, các thiệt hại xảy ra khi tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo bị từ chối bảo hộ quyền tác giả. Thông qua nghiên cứu pháp luật của các quốc gia và khu vực như Anh, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Australia, tác giả đã đưa ra hai xu hướng đó là bảo hộ quyền tác giả và từ chối bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Từ các phân tích của mình, tác giả cho rằng việc cấp quyền sở hữu trí tuệ cho người vận hành các hoạt động của trí tuệ nhân tạo là cách tiếp cận hợp lý nhất. Ngoài ra, tác giả gợi ý vấn đề tiếp theo cần thảo luận trong tương lai là quan hệ pháp lý và quyền lợi cho máy tính.

P.Bernt Hugenholtz, Joao Pedro Quintais (2021), “Copyright and Artificial

<i>Creation” Does EU Copyright Law Protect AI-Assisted Output?”, International Review of Intellectual Property and Competition Law, Vol.22. Bài viết giải đáp câu </i>

hỏi tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có được bảo vệ theo các tiêu chuẩn bản quyền của Châu Âu hay không và ở mức độ nào. Bài viết phân tích các khái niệm về “tác phẩm”, “tính nguyên gốc” và “tự do sáng tạo”, cũng như khái niệm về quyền tác giả được quy định trong Luật Bản quyền của Liên minh châu Âu và được phát triển trong Án lệ của Tịa án Cơng lý. Trên cơ sở này, bài viết đã phân tích bài thử nghiệm gồm bốn bước do Ủy ban châu Âu đề ra nhằm đánh giá tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Việc đánh giá này sẽ xem xét tác phẩm ấy có đủ điều kiện là tác phẩm theo luật của Liên minh châu Âu không và cách áp dụng các quy tắc hiện hành về quyền tác giả. Từ đó đưa ra kết luận là các quy tắc bản quyền hiện tại của Liên minh châu Âu là phù hợp.

Han Wang (2023), “Authorship of Artificial Intelligence-Generated Works and

<i>Possible System Improvement in China”, Beijing Law Review, Vol.14 No.2. Tại bài </i>

viết, tác giả đưa ra các lý giải cho quan điểm tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có tình ngun gốc và cần nhận được sự bảo hộ của pháp luật. Bên cạnh đó, bài viết chỉ ra những đặc điểm của loại tác phẩm này. Thông qua những đặc điểm trên tác giả phân tích về quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Cuối cùng tác giả đưa ra những kiến nghị hoàn thiện Luật Bản quyền của Trung Quốc.

Salvatore Rocco (2021), “Originality and Authorship in AI - generated works:

<i>The Australian Copyright Law perspective”, Law and Media Working Paper, Series No. 6. Bài viết đưa ra khái niệm về trí tuệ nhân tạo và khả năng được bảo hộ ở thời </i>

điểm hiện tại của các tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo theo Luật Bản quyền Australia thơng qua những phân tích về vấn đề quyền tác giả và tính nguyên gốc của tác phẩm. Bên cạnh đó, thơng qua sự so sánh pháp luật của Liên minh châu Âu, tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật bản quyền của Australia.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Mục tiêu tổng quan: Góp phần hồn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về tính nguyên gốc và khả năng được bảo hộ đối với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo.

Mục tiêu cụ thể: (i) Phân tích những kiến thức chung, tổng quan về điều kiện tính nguyên gốc đối với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo; (ii) trên cơ sở so sánh với pháp luật nước ngoài, đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi để hồn thiện, tăng cường tính hiệu quả quy định về khả năng bảo hộ và điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu </b>

- Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sau:

Thứ nhất, phương pháp phân tích được sử dụng nhằm nghiên cứu từ khái quát đến cụ thể từng khía cạnh của vấn đề;

Thứ hai, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm tổng kết, xâu chuỗi các vấn đề với nhau;

Thứ ba, phương pháp so sánh để đối chiếu quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật các quốc gia và khu vực nhằm học hỏi kinh nghiệm;

- Phạm vi nghiên cứu: Nhóm tác giả tập trung phân tích tính nguyên gốc theo quan điểm của pháp luật các quốc gia, đánh giá tính nguyên gốc và khả năng được bảo hộ của tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo theo quy định của pháp luật các quốc gia. Thơng qua đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện đối với pháp luật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH NGUYÊN GỐC, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ TÁC PHẨM ĐƯỢC TẠO RA BỞI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO </b>

<i><b>1.1. Khái niệm tính nguyên gốc </b></i>

Quyền tác giả, quyền liên quan là một trong ba cột trụ của quyền sở hữu trí tuệ<small>1</small>. Những sáng tạo tinh thần đã sớm xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người. Từ những buổi đầu bình minh của nhân loại, các tác phẩm nghệ thuật độc đáo đã được ra đời do trí tưởng tượng và sức sáng tạo phong phú của loài người, những tác phẩm sớm nhất được tìm thấy có niên đại khoảng 3,5 vạn năm<small>2</small>. Ngay từ thời kỳ đồ đá cũ đã tồn tại những sáng tạo tinh thần, chẳng hạn như bức tượng Venus of Willendorf, làm từ đá vôi được tìm thấy ở Dordogne, Áo hay “Đầu tượng phụ nữ" tìm thấy ở Brassempouy, Pháp<small>3</small>. Có thể thấy, những sáng tạo tinh thần đã ra đời từ rất sớm và trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, ở thời kỳ này, con người chưa quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dành cho những sáng tạo tinh thần mà chỉ quan tâm đến việc bảo hộ vật chứa đựng sáng tạo tinh thần. Chẳng hạn, pháp luật chỉ bảo vệ quyền sở hữu đối với một quyển sách, người nào ăn trộm cuốn sách này chính là tội phạm, nhưng nếu người này chỉ sao chép nội dung trong cuốn sách thì hành vi trên không được pháp luật điều chỉnh. Những tác giả để bảo vệ sản phẩm sáng tạo của mình chỉ có thể dùng cách thức “gắn lời nguyền” lên sản phẩm sáng tạo đó.

Mãi đến thế kỷ XV, hệ thống pháp luật mới bắt đầu ghi nhận việc bảo hộ một sản phẩm sáng tạo. Việc ghi nhận sự bảo hộ này gắn với sự xuất hiện của máy in vào năm 1440 và việc sáng tạo ra ký tự La Mã vào khoảng năm 1469. Hai phát kiến trên là hai cội nguồn cho việc ra đời công nghệ in ấn ngày nay, đồng thời tạo cơ sở cho việc ra đời các hình thức bảo hộ quyền tác giả<small>4</small>. Sự xuất hiện của sáng chế máy in khiến cho tác phẩm đối mặt với việc bị sao chép ngày càng nhiều. Một nhà xuất bản trả tiền nhuận bút cho tác giả để có thể in tác phẩm của tác giả, tuy nhiên một nhà xuất bản khác không trả tiền nhuận bút vẫn có thể tiếp cận và in lại tác phẩm trên. Những sản phẩm in đó lại khơng được in một cách kỹ lưỡng, bị sửa đổi về nội dung, điều này đã gây ảnh hưởng đến uy tín của tác giả đồng thời gây tổn thất về mặt kinh tế cho nhà xuất bản đã trả tiền nhuận bút. Từ đây các nhà xuất bản đã tác động đến những người đứng đầu để “xin đặc quyền” đối với tác phẩm do mình in. Người đứng đầu chính quyền đã ra một lệnh cấm in lại một tác phẩm trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, quy định này chỉ mới hướng đến bảo vệ lợi ích về kinh tế cho nhà xuất bản. Đến

<small> </small>

<small>1</small><i><small> Trần Văn Nam (chủ biên) (2014), Quyền tác giả ở Việt Nam, pháp luật và thực thi, NXB Tư pháp, tr.10. </small></i>

<small>2</small><i><small> Trường Đại học Xây dựng (2013), Giáo trình Lịch sử nghệ thuật (tập 1), NXB Xây dựng, tr.77. </small></i>

<small>3 Trường Đại học Xây dựng (2013), tlđd (2), tr.78. </small>

<small>4</small><i><small> Học viện báo chí và tuyên truyền (2019), Giáo trình quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động xuất bản, </small></i>

<small>NXB Thông tin và truyền thông, tr.25. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

giữa thế kỷ 16, phong trào phục hưng phát triển, lúc này các nhà cầm quyền đã có những quy định nhằm “ban phát” “đặc quyền tác giả” để thưởng cho những người sáng tạo ra tác phẩm. Việc bảo vệ quyền tác giả đã được đặt ra dù chỉ mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền nhân thân của tác giả<small>5</small>.

Do sự tồn tại của hệ thống thông luật và luật lục địa nên tồn tại hai xu hướng bảo hộ tác phẩm<small>6</small>. Những quốc gia theo hệ thống luật lục địa sẽ hướng đến bảo hộ quyền nhân thân của tác giả, lấy tác giả là trung tâm của các quy định. Trường phái bảo hộ thứ hai do sự ảnh hưởng của thông luật, các quốc gia tập trung bảo vệ lợi ích kinh tế, tập trung bảo vệ các nhà đầu tư, nhà xuất bản với quyền độc quyền sao chép.

Một sản phẩm sáng tạo khi thỏa mãn những điều kiện nhất định sẽ được bảo hộ và được gọi là tác phẩm, trong đó một điều kiện quan trọng là tính nguyên gốc. Khi một sản phẩm sáng tạo có tính ngun gốc sẽ có khả năng được bảo hộ.

Tính ngun gốc có thể hiểu là việc tác giả bằng lao động trí tuệ của mình để sáng tạo ra sản phẩm và không sao chép từ tác phẩm khác. Có thể xem tính ngun gốc là “dấu ấn cá nhân” của tác giả “đóng lên” tác phẩm của mình.

Sáng tạo, có thể hiểu là việc làm ra một cái gì đó mới. Sự mới thể hiện ở chỗ: (i) cách thức tư duy mới; (ii) làm nên một kết quả mới hoặc cả (i) và (ii). Kết quả của hoạt động sáng tạo có thể là những sản phẩm vật chất hoặc các sản phẩm tinh thần hay còn gọi là sáng tạo vật chất và sáng tạo tinh thần<small>7</small>. Và một tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần.

Để một sản phẩm tinh thần được xem là một tác phẩm và được bảo hộ thì sản phẩm ấy phải thể hiện được những đặc điểm của cá nhân tác giả hay cịn gọi là dấu ấn cá nhân của chính tác giả. Dấu ấn cá nhân có nguồn gốc từ người thực hiện sản phẩm tinh thần đó. Dấu ấn cá nhân được hình thành thơng qua q trình lao động trí tuệ của tác giả.

Có hai nguồn “nguyên liệu” mà tác giả sẽ sử dụng để xây dựng nên một tác phẩm của mình. Nguồn nguyên liệu thứ nhất là nguồn tự do, hay còn gọi là nguồn tồn tại ngoài thế giới khách quan như thiên nhiên, đời sống xã hội, văn hóa, kinh tế,…Nguồn cịn lại là nguồn riêng, hình thành trong bản thân tác giả. Nguồn riêng này có thể là các cảm xúc, suy nghĩ, khả năng, lối sống,...của tác giả, do chính tác giả sản xuất ra trong suốt quá trình tác giả sống, tương tác với thế giới khách quan. Chính vì mỗi người sẽ có một mơi trường sống khác nhau, nhận thức khác nhau, lối sống khác nhau nên nguồn riêng này của mỗi người là không giống nhau. Và chính nguồn riêng này đã tạo <small> </small>

<small>5</small><i><small> Trần Văn Nam (2014), tlđd (1), tr.13. </small></i>

<small>6</small><i><small> Trần Văn Nam (2014), tlđd (1), tr.13. </small></i>

<small>7</small><i><small> Nguyễn Vân Nam (2017), Quyền tác giả - Đường hội nhập không trải hoa hồng, Bình luận khoa học và áp </small></i>

<i><small>dụng thực tiễn, NXB Trẻ, tr.75. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nên dấu ấn cá nhân của tác giả trong mỗi tác phẩm, giúp phân biệt các tác phẩm với nhau. Do sự hình thành tác phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát triển nguồn thứ hai nên chỉ có tác giả mới có quyền lợi đối với tác phẩm<small>8</small>.

Để hình thành nguồn chất liệu riêng thì tác giả cần tiếp thu từ nguồn tự do. Những nguồn chất liệu tự do sẽ nuôi dưỡng sự sáng tạo, tạo ra nhận thức, tình cảm bên trong tác giả. Tác giả sẽ sử dụng những chất liệu từ nguồn riêng, kết hợp với nguồn chung, từ đó tạo nên một tác phẩm mang đặc điểm của mình, thể hiện những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, kinh nghiệm của chính tác giả. Việc thể hiện chất liệu riêng này có thể xuất hiện từ thời điểm tiếp thu, chọn lọc những nguồn tự do. Bởi lẽ, ngay cả việc tiếp thu, chọn lọc các sự vật, sự kiện hay khai thác các sự vật, sự kiện như thế nào cũng tùy thuộc vào năng lực, nhu cầu, kỹ năng của bản thân mỗi người.

Dấu ấn cá nhân có thể thể hiện ở hình thức của sản phẩm tinh thần, cũng có thể nằm ở nội dung hoặc thậm chí là cả hai. Chỉ cần tác phẩm thể hiện được suy nghĩ, khả năng riêng của tác giả qua việc lựa chọn, qua cách thức sử dụng chất liệu thì đã có dấu ấn cá nhân.

Có thể nói dấu ấn cá nhân là cách một tác giả nhìn nhận, phản ánh thế giới khách quan thơng qua lăng kính chủ quan của chính tác giả. Tính nguyên gốc thể hiện thông qua những lựa chọn của tác giả. Chẳng hạn trong một tác phẩm văn học, tác giả sẽ lựa chọn phong cách văn học, lựa chọn cách thức sắp xếp từ ngữ, cách xây dựng nhân vật, xây dựng nội dung câu chuyện. Những lựa chọn phụ thuộc vào chính bản thân tác giả. Thơng qua những lựa chọn này sẽ thể hiện được kỹ năng, tình cảm, suy nghĩ của tác giả, đây chính là “dấu ấn cá nhân” của tác giả thể hiện trong tác phẩm và điều này sẽ tạo nên tính nguyên gốc cho tác phẩm. Dù tác giả có lựa chọn những tình tiết, nội dung từ chất liệu chung thì bằng chính kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức của mình tác giả vẫn có thể xây dựng nên “dấu ấn cá nhân” cho tác phẩm. Ngay từ giai đoạn chuẩn bị tạo ra tác phẩm ở khâu lựa chọn “nguyên liệu” cũng đã thể hiện tính ngun gốc thơng qua các lựa chọn để khai thác các nguồn tự do này. Vì vậy, mỗi người sẽ có cách nhìn nhận khác nhau, những trải nghiệm, suy nghĩ khác nhau, nên có thể tạo nên những dấu ấn khác nhau trong tác phẩm.

Việc kết hợp các nguồn tự do với nguồn riêng chính là lao động trí tuệ. Lao động trí tuệ được hiểu rằng thơng qua q trình hoạt động của trí não, kết hợp với những kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức, tâm tư, tình cảm tạo ra thành quả chính là sáng tạo tinh thần. Việc sử dụng yếu tố “lao động trí tuệ” để nhấn mạnh rằng những tác phẩm này phải được tạo ra bởi sự kiểm soát, sự mong muốn của con người. Nếu một sản phẩm được tạo ra một cách ngẫu nhiên không nằm trong sự mong muốn, không chứa <small> </small>

<small>8</small><i><small> Nguyễn Vân Nam (2017), tlđd (7), tr.78. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đựng “một hàm lượng chất xám nhất định”<small>9</small> sẽ không thể được xem là lao động trí tuệ và khơng đủ điều kiện để được bảo hộ với tư cách là một tác phẩm. Tác phẩm chính là lăng kính phản chiếu thế giới chủ quan của tác giả<small>10</small>. Những tư tưởng, tình cảm, kiến thức này khơng phải là những yếu tố mới. Tuy nhiên, thơng qua mỗi lăng kính khác nhau của các tác giả, những yếu tố này sẽ được phản chiếu một cách khác nhau.

Sản phẩm được tạo ra phải là thành quả của sự lao động trí óc của chính tác giả mà khơng phải là kết quả của sự sao chép từ một sản phẩm khác. Việc sao chép một tác phẩm khác sẽ không thể thể hiện được dấu ấn cá nhân của tác giả- yếu tố được bảo hộ trong một tác phẩm sáng tạo tinh thần.

Tính nguyên gốc địi hỏi cơng sức, kỹ năng, sự lựa chọn của tác giả thể hiện trong hình thức của sản phẩm sáng tạo. Việc đánh giá một sản phẩm sáng tạo có tính ngun gốc hay không không phụ thuộc vào chất lượng, giá trị hoặc có tính văn học, nghệ thuật hay khơng. Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ đối với cách thức thể hiện các ý tưởng, khái niệm, phương pháp,... trong một tác phẩm còn bản thân ý tưởng, khái niệm, phương pháp ấy không được bảo hộ. Tuy nhiên, khi các ý tưởng, khái niệm, phương pháp không phải là một đối tượng của quyền tác giả thì những tài liệu giải thích, diễn giải ý tưởng, khái niệm, phương pháp lại là đối tượng của quyền tác giả. Chẳng hạn, ý tưởng về tình yêu quê hương đất nước sẽ không phải là đối tượng của quyền tác giả và không được bảo hộ. Tuy nhiên, một nhà thơ khai thác ý tưởng về tình yêu quê hương đất nước, biến nó trở thành một bài thơ thì cách thức thể hiện của ý tưởng (tức bài thơ) sẽ được bảo hộ. Hay một phương pháp kinh doanh cũng không phải là một đối tượng được bảo hộ. Nhưng khi phương pháp kinh doanh ấy được viết ra thì lúc này bản viết đó sẽ trở thành đối tượng của quyền tác giả.

Chủ sở hữu của bản viết có thể ngăn cản một chủ thể khác sao chép cách thức thể hiện của bản viết đó như những ví dụ, những đoạn nội dung trong bản viết nhưng không thể ngăn cản chủ thể ấy sử dụng và áp dụng các phương thức kinh doanh đã được mô tả trong bản viết. Thêm một ví dụ khác chẳng hạn sách về các sự kiện lịch sử, một người dùng thời gian cơng sức và trí tuệ của mình để tìm hiểu, thu thập thơng tin về lịch sử và sắp xếp nó tạo thành một cuốn sách. Pháp luật sẽ chỉ bảo hộ cách những sự kiện lịch sử này được sắp xếp, thể hiện mà không bảo hộ nội dung của những sự kiện này.

Điều đó có nghĩa là một người khác có thể tiếp cận, dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân để tạo nên một cuốn sách thể hiện toàn bộ những thông tin được đề cập trong cuốn sách kia nhưng theo một cách hoàn toàn khác và việc này là được phép. <small> </small>

<small>9</small><i><small> Trần Văn Nam (2014), tlđd (1), tr.22. </small></i>

<small>10</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức – Hội </small></i>

<small>luật gia Việt Nam, tr.69. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Tương tự, đối với công thức nấu ăn, pháp luật chỉ bảo hộ đối với cách thức thể hiện của công thức nấu ăn ấy, không bảo hộ nội dung của cơng thức. Vì vậy, chủ sở hữu của công thức không thể ngăn cản người khác nấu theo công thức và cũng không thể ngăn cản người khác viết lại nội dung của công thức ấy theo kinh nghiệm của riêng người này.

Tính nguyên gốc khơng đồng nghĩa với tính mới. Một sản phẩm có thể là tác phẩm và được bảo hộ dù cho nó giống hệt với một tác phẩm đã có từ trước, miễn sản phẩm ấy khơng có sự sao chép từ tác phẩm trước, bắt nguồn hoàn toàn từ tác giả là được.

<i><b>1.2. Tổng quan về trí tuệ nhân tạo </b></i>

<i>1.2.1. Khái niệm trí tuệ nhân tạo </i>

Trí tuệ nhân tạo hiện nay xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực y tế, một trong những cơng nghệ chăm sóc sức khỏe nổi tiếng nhất là IBM Watson. Nó có thể hiểu ngơn ngữ tự nhiên và có thể trả lời các câu hỏi. Hệ thống sẽ khai thác dữ liệu bệnh nhân và các nguồn dữ liệu có sẵn khác để hình thành một giả thuyết, sau đó nó trình bày một phác đồ điều trị được đánh giá là có tính tin cậy cao. Hoặc các ứng dụng AI khác như sử dụng trợ lý sức khỏe ảo trực tuyến và chatbot để giúp bệnh nhân và khách hàng chăm sóc sức khỏe, tìm kiếm thơng tin y tế, lên lịch hẹn, hiểu quy trình thanh tốn và hồn thành các thủ tục khác.

Nhận dạng giọng nói cũng là một công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Nó sử dụng các thuật tốn của mình để nhận dạng giọng nói của con người sau đó tự động chuyển thành dạng văn bản. Hiện nay, nhiều điện thoại di động đã kết hợp tính năng này để thơng qua giọng nói của con người có thể tiến hành tìm kiếm thơng tin, một ví dụ điển hình là Siri hoặc tìm kiếm bằng giọng nói của Google.

Một ứng dụng khác của trí tuệ nhân tạo có thể kể đến đó là công cụ đề xuất. Thông qua việc sử dụng dữ liệu hành vi tiêu dùng trong q khứ, thuật tốn AI có thể giúp đề xuất các xu hướng dữ liệu có thể được sử dụng để phát triển các chiến lược bán kèm hiệu quả hơn. Điều này được sử dụng để đưa ra các đề xuất tiện ích bổ sung có liên quan cho khách hàng trong quá trình thanh tốn cho các nhà bán lẻ trực tuyến<small>11</small>. Khi sử dụng trí tuệ nhân tạo, có thể giúp con người giảm rất nhiều thời gian khi thực hiện những công việc liên quan đến phân tích dữ liệu. Có thể thấy, trí tuệ nhân tạo đã có mặt trong rất nhiều hoạt động hằng ngày của con người, thậm chí là thay thế một số cơng việc của con người có tính chất lặp đi lặp lại, định hướng chi tiết. Thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” xuất hiện vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ trước bởi Alan Turing- một nhà khoa học trẻ người Anh. Ông là người tiên phong đặt ra <small> </small>

<small>11 “What is artificial intelligence?”, [ (Truy cập ngày 04/5/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

những ý niệm đầu tiên đối với vấn đề này<small>12</small>, ông đã tạo ra một phép thử gọi là phép thử Turing, phép thử Turing là một cách để trả lời câu hỏi “máy tính có biết nghĩ khơng?”. Năm 1956, thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” chính thức được đưa ra bởi bởi John McCarthy của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)<small>13</small>.

Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất để hiểu thế nào là trí tuệ nhân tạo. Bellman (1978) định nghĩa: trí tuệ nhân tạo là tự động hoá các hoạt động phù hợp với suy nghĩ con người, chẳng hạn các hoạt động ra quyết định, giải bài toán,… Rich, Knight (1991) thì cho rằng: Trí tuệ nhân tạo là khoa học nghiên cứu xem làm thế nào để máy tính có thể thực hiện những công việc mà hiện con người cịn làm tốt hơn máy tính<small>14</small>. John McCarthy đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “trí tuệ nhân tạo là gì” như sau: Đó là khoa học và kỹ thuật nhằm tạo ra những cỗ máy thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thơng minh. Nó liên quan đến nhiệm vụ tương tự là sử dụng máy tính để hiểu trí thông minh của con người, nhưng AI không phải tự giới hạn mình trong các phương pháp có thể quan sát được về mặt sinh học”.

Tuy nhiên, AI có thực sự thơng minh hay khơng vẫn cịn tồn tại các quan điểm khác nhau mà lý do cho sự tồn tại các quan điểm này là sự khác nhau về cách tiếp cận, một hướng đến kết quả, quan điểm cịn lại hướng đến q trình<small>15</small>. Alan Turing đã xây dựng quan niệm về trí thông minh hướng đến kết quả vào năm 1950. Theo Alan Turing, một cỗ máy trí tuệ nhân tạo được xem là thông minh nếu có thể bắt chước được hành vi của con người, đến mức kết quả do trí tuệ nhân tạo tạo ra không thể phân biệt được với kết quả do con người tạo ra thì sẽ được xem là thơng minh. Một quan điểm ngược lại dựa trên việc xem xét quá trình được đưa ra bởi John Searle với “Giả thuyết căn phịng Trung Quốc”<small>16</small>. Khơng giống như Turing, Searle nhấn mạnh yêu cầu về tính chủ ý như một điều kiện tiên quyết để thể có trí thơng minh thực sự. Theo ông, một cỗ máy AI không thể được xem là có trí thơng minh chỉ vì nó vượt qua bài kiểm tra Turing. Lý do ông đưa ra là bởi kết quả ấy có thể là kết quả của việc tuân thủ các quy tắc một cách máy móc và thiếu ý thức thực sự. Ví dụ của Searle mơ tả một người trong phịng khơng hiểu hoặc khơng nói tiếng Trung Quốc nhưng bằng cách sử dụng một cuốn sách quy tắc được đặt bên trong phòng nên có thể trả lời chính xác các câu <small> </small>

<small>12</small><i><small> Nguyễn Lương Sỹ (2018), “Quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo”, Tạp chí Pháp luật </small></i>

<i><small>và Thực tiễn, (01), tr.72. </small></i>

<small>13</small><i><small> Nguyễn Lê Minh Hạnh (2022), Quyền tác giả và trí tuệ nhân tạo trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, Khóa </small></i>

<small>luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.19. </small>

<small>14 Trần Thị Ngọc Hồi, “Trí tuệ nhân tạo là gì? Nguồn gốc và một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong thực tiễn”, [ (truy cập ngày 31/7/2023). </small>

<small>15 </small><i><small>Tim W. Dornis (2020), “Artificial creativity: emergent works and the Void in current copyright doctrine”, Yale </small></i>

<i><small>Journal of Law & Technology, (01), p.13. </small></i>

<small>16</small><i><small> Tim W. Dornis (2020), tlđd (15), p.13. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hỏi về tiếng Trung Quốc và tạo ấn tượng rằng người đó thơng thạo tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên, người này chỉ đang tuân thủ các quy tắc mà khơng có chủ ý và do đó khơng có hoạt động thơng minh thực sự.

Tuy nhiên, hiện nay đa số các quan điểm về trí tuệ nhân tạo vẫn dựa vào kết quả- khả năng mơ phỏng các hành vi con người của trí tuệ nhân tạo. Có thể hiểu quan điểm này một cách đơn giản rằng “trí tuệ nhân tạo” là mọi kỹ thuật cho phép máy tính bắt chước hành vi của con người, thay vì các phép tính ngày càng phức tạp, công việc trong lĩnh vực AI tập trung vào việc bắt chước các quy trình ra quyết định của con người và thực hiện các nhiệm vụ theo cách con người thực hiện<small>17</small>.

AI là sự kết hợp giữa khoa học máy tính và một lượng dữ liệu đầu vào. Hệ thống này sẽ hoạt động bằng cách nhập một lượng lớn dữ liệu, từ việc phân tích dữ liệu về các mối tương quan và mẫu, AI sẽ sử dụng các mẫu này để đưa ra dự đoán về các trạng thái trong tương lai. AI gắn liền với một quy trình nhận thức gồm ba kỹ năng: học tập, suy luận và tự điều chỉnh. Quá trình học tập là quá trình AI nhận dữ liệu đầu vào, thơng qua các thuật tốn đã được lập trình từ trước, hình thành nên các quy tắc để có thể biến dữ liệu đầu vào thành thơng tin có thể thực hiện được. Các thuật tốn sẽ hướng dẫn thiết bị máy tính từng bước một làm sao để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Quá trình suy luận là quá trình AI tập trung vào việc chọn thuật toán phù hợp để đạt được kết quả mong muốn. Quá trình tự điều chỉnh của AI được thiết kế để liên tục tinh chỉnh các thuật tốn và đảm bảo chúng mang lại kết quả chính xác nhất có thể<small>18</small>.

Ở trí tuệ nhân tạo cịn chứa đựng hai quá trình là “học máy” (machine learning) và “học sâu” (deep learning) hay nói cách khác đây là các lĩnh vực phụ của trí tuệ nhân tạo. Học máy được đặt ra bởi Arthur Samuel vào năm 1959. Ông đã đưa ra một nhận thức rằng thay vì dạy máy tính mọi thứ chúng cần biết về thế giới và cách thực hiện các nhiệm vụ thì có thể dạy chúng tự học<small>19</small>.

Học máy là việc các chuyên gia sẽ đào tạo cho AI để nó có khả năng tự cải thiện kết quả của hoạt động dựa trên việc phân tích các dữ liệu là kinh nghiệm đã có từ trước đó. Học máy địi hỏi có nhiều sự can thiệp đến từ con người để có thể học, dữ liệu cung cấp cho học máy cũng cần có cấu trúc rõ ràng và phải gắn nhãn cho nó. Có 3 loại học máy chung: học có giám sát (Supervised Learning), học không giám sát <small> </small>

<small>17“What is the difference between artificial intelligence and machine learning?”, [ (truy cập ngày 31/7/2023). </small>

<small>18 “What is artificial intelligence (AI)?”, [ Intelligence], (truy cập ngày 31/7/2023). </small>

<small>-Artificial-19What Is The Difference Between Artificial Intelligence And Machine Learning?, [ (truy cập lần cuối ngày 31/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

(Unsupervised Learning) và học tăng cường (Reinforcement Learning). Học có giám sát là các tập dữ liệu được sử dụng cho việc học được gắn nhãn với câu trả lời cho câu hỏi được mơ hình hóa; học khơng giám sát là tập dữ liệu không được gắn nhãn với mục tiêu xác định các mẫu và cấu trúc để nhóm các dữ liệu giống nhau lại với nhau; học tăng cường, tập dữ liệu là một tập hợp các tính năng động (tạo thành “trạng thái” của một vật) và thuật toán sẽ phản hồi tuần tự trạng thái đó để tiến tới một mục tiêu. Hầu hết các mơ hình học máy được sử dụng để dự đoán kết quả dựa trên việc sử dụng dữ liệu cá nhân học có giám sát<small>20</small>.

Học sâu là một phần của học máy nhưng có sự khác biệt. Về cơ bản học sâu là đưa vào hệ thống máy tính một số lượng lớn dữ liệu để chúng có thể sử dụng và đưa ra quyết định liên quan đến những dữ liệu khác. Học sâu có thể tận dụng những dữ liệu đã gắn nhãn nhưng nó không yêu cầu tập dữ liệu phải được gắn nhãn. Học sâu có thể phân loại, phân cấp dữ liệu từ những dữ liệu thô như âm thanh, văn bản,...Lấy cảm hứng từ bộ não con người với mạng lưới những nơron thần kinh phức tạp, kết nối với nhau để truyền thông tin, học sâu cũng có một mạng lưới nơ-ron như vậy. Mạng nơ-ron này là một hệ thống được thiết kế để hoạt động bằng cách phân loại thông tin giống như cách bộ não con người thực hiện với cấu trúc ba lớp - lớp đầu vào, lớp ẩn và lớp đầu ra. Lớp đầu vào là nơi tiếp nhận thông tin, xử lý và chuyển thông tin vào lớp ẩn. Các lớp ẩn này xử lý thông tin ở các cấp độ khác nhau, thích ứng với hành vi của mình khi nhận được thơng tin mới. Các mạng học sâu có hàng trăm lớp ẩn có thể được dùng để phân tích một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Quy trình của học sâu sẽ được diễn ra theo các bước sau, trước tiên cần cung cấp cho hệ thống một cơ sở dữ liệu khổng lồ về một vấn đề cụ thể. Sau khi tiếp nhận số dữ liệu khổng lồ này lớp đầu sẽ xử lý và chuyển thông tin vào sâu hơn. Các lớp ẩn sẽ tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và cố gắng phân loại những dữ liệu ấy. Dựa trên những dữ liệu được đưa vào hệ thống sẽ đưa ra kết quả với một mức độ chính xác nhất định. Một vịng phản hồi được bổ sung, lúc này hệ thống bắt đầu biết tích lũy kinh nghiệm, tăng khả năng phân loại với những dữ liệu mới được nhận, phát hiện ra sai lầm, điều chỉnh lại cách tiếp cận và cải thiện độ chính xác trong lần phân loại tiếp theo trong tương lai. So với học máy, học sâu có thể đem lại lợi ích là xử lý dữ liệu phi cấu trúc một cách hiệu quả vì nó có khả năng phân loại cả những dữ liệu phi cấu trúc. Một lợi ích khác của học sâu đó là có thể khám phá những mối quan hệ và mẫu ẩn. Việc phân tích dữ liệu và so sánh dữ liệu giúp cho học sâu làm được việc này. Bên cạnh đó học sâu có thể học <small> </small>

<small>20 Jake van der Laan, “Explainability of artificial intelligence models: Technical foundation and legal principles”. </small>

<i><small>Kỷ yếu Hội thảo về Trách nhiệm pháp lý trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.22. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

không giám sát dựa trên việc học hỏi và rút kinh nghiệm từ đó đưa ra các phán đốn chính xác hơn theo thời gian.

Nhìn chung, trí tuệ nhân tạo được tạo ra mang tư duy và thực hiện hành vi tương tự như con người. Không những vậy, trí tuệ nhân tạo cịn có khả năng hành động một cách hợp lý nhờ vào quá trình tập hợp, phân tích dữ liệu do con người cung cấp. Mỗi hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ được tạo ra và sử dụng với mục đích khác nhau như hệ thống chẩn đoán y tế chuyên phục vụ trong lĩnh vực y tế, hệ thống tư vấn pháp lý chuyên phục vụ trong lĩnh vực pháp luật. Một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể tích hợp nhiều chức năng trong cùng một bộ máy, cũng có thể các chức năng được phân tán ở nhiều hệ thống khác nhau theo hướng đơn lẻ tức chỉ thực hiện một phần nhỏ các hoạt động như: nhận dạng mẫu (ví dụ: nhận dạng hình ảnh thực vật, động vật, đồ vật, khn mặt người), xử lý ngơn ngữ (ví dụ: hiểu ngơn ngữ nói, dịch giữa các ngơn ngữ hoặc trả lời các truy vấn), các đề xuất thực tế (ví dụ: đề xuất mua hàng, lọc thông tin, thực hiện lập kế hoạch hậu cần hoặc tối ưu hóa các quy trình cơng nghiệp),… Mặt khác, một số hệ thống có thể kết hợp nhiều khả năng như xe tự lái hoặc robot quân sự, robot chăm sóc y tế<small>21</small>.

Như vậy, trí tuệ nhân tạo chính là sự hiểu biết, sự thơng minh của các phần mềm hoặc chương trình được sử dụng cho máy tính, robot hay máy móc có thành phần tính tốn điện tử. Trí tuệ nhân tạo có khả năng thực hiện hành vi, suy nghĩ giống con người và đưa ra các quyết định, giải pháp như con người.

<i>1.2.2. Phân loại trí tuệ nhân tạo </i>

Trí tuệ nhân tạo, như tên gọi của nó, là khả năng mô phỏng lại những hành động của con người. Hiện nay, có hai cách phân loại phổ biến. Nếu dựa vào tiêu chí sự phát triển, thành thạo của trí tuệ nhân tạo có thể chia trí tuệ nhân tạo thành hai nhóm: Trí tuệ nhân tạo yếu (trí tuệ nhân tạo hẹp- Artificial Narrow Intelligence, gọi tắt là ANI) và trí tuệ nhân tạo mạnh (Artificial General Intelligence, viết tắt là AGI). Nếu dựa vào sự tương đồng của trí tuệ nhân tạo so với con người, có thể chia trí tuệ nhân tạo thành bốn loại: máy phản ứng, trí nhớ giới hạn, lý thuyết về tâm trí, tự nhận thức. Thơng qua những cách phân loại này có thể nhận biết một cách khái quát sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và đánh giá được tính tự chủ trong việc tạo ra một tác phẩm để từ đó tạo nên tính ngun gốc cho tác phẩm.

<i>1.2.2.1. Dựa vào sự phát triển của trí tuệ nhân tạo </i>

Dựa vào tiêu chí này, trí tuệ nhân tạo sẽ gồm hai loại: trí tuệ nhân tạo yếu và trí tuệ nhân tạo mạnh.

<small> </small>

<small>21</small><i><small> Claudio Novelli (2021), “A conceptual framework for legal personality and its application to AI”, An </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 31/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Trí tuệ nhân tạo yếu được thiết lập để thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể, nó chỉ giỏi về một khía cạnh nào đó. Loại AI này vì chỉ được lập trình để thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể nên nó khơng thể tự mình thực hiện những cơng việc nằm ngồi sự “huấn luyện” của con người. Ví dụ, một trí tuệ nhân tạo có thể đánh bại nhà vơ địch cờ vua thế giới, nhưng nó chỉ có thể chơi cờ vua, nếu đưa cho loại trí tuệ nhân tạo này một nhiệm vụ khác thì nó sẽ khơng thể thực hiện. Việc học sâu về thực chất cũng chỉ là rút kinh nghiệm để thực hiện những nhiệm vụ được thiết lập một cách tốt hơn chứ khơng thể tự mình thực hiện các nhiệm vụ một cách độc lập ngoài những thiết lập. Theo hệ thống phân loại này, hệ thống trí tuệ nhân tạo hẹp sẽ tương ứng với tất cả AI bộ nhớ phản ứng và bộ nhớ giới hạn. Trí tuệ nhân tạo yếu được hiểu theo nghĩa là sự thành thạo giống con người không cao. Sử dụng thuật ngữ trí tuệ nhân tạo hẹp sẽ đúng hơn về mặt định nghĩa vì bản thân nó khơng yếu, nó cho phép một số ứng dụng rất mạnh mẽ, chẳng hạn như Siri của Apple, Alexa của Amazon, Watson của IBM và các phương tiện tự vận hành<small>22</small>.

Trí tuệ nhân tạo mạnh bao gồm trí tuệ nhân tạo chung và siêu trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo chung là một lý thuyết về trí tuệ nhân tạo mà ở đó cỗ máy này sẽ có trí tuệ ngang bằng với trí tuệ con người. Nó sẽ có ý thức tự nhận thức, có khả năng giải quyết vấn đề, học hỏi và lập kế hoạch cho tương lai hay nói cách khác nó có khả năng tự hành động mà khơng cần sự lập trình trước của con người. Yếu tố cịn lại tạo nên trí tuệ nhân tạo mạnh là siêu trí tuệ. Ngay từ tên gọi có thể hình dung được đây là một cỗ máy sẽ vượt qua trí thơng minh và khả năng của bộ não con người. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo mạnh hiện nay vẫn chỉ tồn tại trên lý thuyết nhưng có lẽ những nhà nghiên cứu AI sẽ khám phá sự phát triển của nó.

<i>1.2.2.2. Dựa trên sự tương đồng với con người </i>

Dựa trên tiêu chí này, trí tuệ nhân tạo có thể chia thành 04 loại.

Loại thứ nhất là máy phản ứng. Đây là dạng cơ bản và lâu đời nhất của trí tuệ nhân tạo. Dạng trí tuệ nhân tạo này được mơ phỏng giống với khả năng phản ứng của con người với các kích thích đối với mơi trường xung quanh. Dạng trí tuệ nhân tạo này khơng có khả năng ghi nhớ, chỉ có khả năng phản ứng với hiện tại. Điều này có nghĩa là những máy như vậy khơng thể học từ những kinh nghiệm trước kia để cải thiện kết quả cho các hành động hiện tại của chúng, tức là những máy này khơng có khả năng “học hỏi”, khơng có khả năng tự cải thiện qua thời gian. Những máy này chỉ có thể được sử dụng để tự động phản hồi với một số đầu vào hoặc sự kết hợp hạn chế. Một ví dụ điển hình cho loại trí tuệ nhân tạo này chính là Deep Blue, một chiếc máy tính có khả năng chơi cờ vua được phát triển bởi IBM vào những năm 1990. Kiện tướng cờ <small> </small>

<small>22 “What is artificial intelligence?”, [ (Truy cập ngày </small>

<i><small>04/5/2023). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

vua Garry Kasparov đã bị chính chiếc máy này đánh bại. Tuy chiếc máy khơng thể ghi nhớ những nó có khả năng phản ứng với những nước cờ, quân cờ trong một trận đấu, từ đó có thể tính tốn ra nước cờ của riêng mình.

Loại trí tuệ nhân tạo thứ hai có sự phát triển hơn, AI với trí nhớ giới hạn. Loại trí tuệ nhân tạo này ngồi khả năng phản ứng thì có thể học hỏi những dữ liệu trong quá khứ hoặc được tích hợp sẵn để đưa ra quyết định. Loại AI này sẽ phân tích các tình huống từ việc sử dụng dữ liệu được lưu trữ và các dự đoán đã được dự đốn từ trước sau đó đưa ra các quyết định. Gần như tất cả các ứng dụng hiện có mà chúng ta biết đều thuộc thể loại AI này. Tất cả các hệ thống AI ngày nay, chẳng hạn như những hệ thống sử dụng học sâu, đều được đào tạo bằng khối lượng lớn dữ liệu đào tạo mà chúng lưu trữ trong bộ nhớ để tạo thành mơ hình tham chiếu để giải quyết các vấn đề trong tương lai. Xe tự lái là một ví dụ điển hình cho dạng AI này. Nhà sản xuất sẽ đưa vào AI những dữ liệu, dự đốn như biển báo giao thơng, đèn tín hiệu, cách xử lý khi có người đi bộ…từ đó thơng qua các bộ phận được trang bị trên xe, AI sẽ thu được các thông tin, đối chiếu với dữ liệu đầu vào sau đó đưa ra các phán đoán phù hợp như gặp đèn đỏ sẽ dừng lại.

Dạng trí tuệ nhân tạo tiếp theo là lý thuyết về tâm trí. Một con người có trí tuệ khơng đơn thuần là khả năng xử lý tình huống, đưa ra các quyết định mà cịn ở việc có cảm xúc, cảm nhận của riêng từng người. Tương ứng với đó, trí tuệ nhân tạo dạng này là sự ghi nhớ và hiểu được xúc cảm của con người, từ đó tương tác với con người thông qua việc thấu hiểu các cảm xúc, niềm tin và quá trình suy nghĩ của họ. Lý thuyết này có thể tìm thấy ở robot Sophia<small>23</small>. Sophia là một Robot mang hình dạng giống con người được thiết kế và phát triển bởi cơng ty cơng nghệ Mỹ Hanson Robotics. Ngồi cơng nghệ tiên tiến cho phép Sophia giao tiếp với con người, Robot này cịn có thể thể hiện 62 nét mặt sắc thái biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt. Tuy nhiên, mặc dù được thiết kế khá cầu kỳ cũng như trang bị nhiều công nghệ tiên tiến, nhưng Sophia vẫn bị giới công nghệ đánh giá chỉ đơn thuần là một hệ thống chatbot với những thơng tin giới hạn, sẵn có trong bộ nhớ.

Dạng trí tuệ nhân tạo cuối cùng và cũng là dạng trí tuệ tiên tiến và phát triển cao nhất, trí tuệ nhân tạo tự nhận thức. Nếu AI tâm trí là loại có thể hiểu được cảm xúc của con người thì với dạng AI này, nó có khả năng tự phát triển cảm xúc của bản thân. Nó sẽ có nhu cầu, niềm tin, cảm xúc, phát triển ý thức, hiểu về sự tồn tại của chính nó trên thế giới này. Loại AI này giống với bộ não con người đến mức nó đã phát triển khả năng tự nhận thức hay nói cách khác nó sẽ có nhu cầu như một con người thực thụ.

<small> </small>

<small>23</small><i><small> Nguyễn Lê Minh Hạnh (2022), tlđd (13), tr.21. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Tuy nhiên, dạng trí tuệ nhân tạo này mới chỉ tồn tại trong lý thuyết, để đạt được dạng trí tuệ nhân tạo này có lẽ đòi hỏi thêm một khoảng thời gian dài nữa.

Việc phân loại trí tuệ nhân tạo như trên nhằm mục đích xem xét sự phát triển của trí tuệ nhân tạo cho đến thời điểm hiện tại và từ đó đánh giá khả năng trí tuệ nhân tạo có thể tự tạo ra tác phẩm một cách độc lập được hay khơng.

Có thể thấy trí tuệ nhân tạo hiện nay vẫn cần có sự can thiệp của con người vào quá trình sáng tạo ra một sản phẩm. Con người sẽ luôn xuất hiện trong giai đoạn đầu tiên, giai đoạn đưa dữ liệu đầu vào cho trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo sẽ sử dụng những dữ liệu này, phân tích và cho ra đời sản phẩm sáng tạo. Cách để một trí tuệ nhân tạo tạo ra một sản phẩm chính là cắt ghép từ các sản phẩm dữ liệu đầu vào sau đó bằng thuật tốn của mình, trộn các phần đã cắt ghép lại với nhau và tạo ra một sản phẩm mới. Vì vậy, trí tuệ nhân tạo hiện nay chưa có khả năng tự tạo ra một sản phẩm độc lập mà sản phẩm ấy dựa trên sự “cắt ghép” của rất nhiều sản phẩm, dữ liệu đầu vào khác. Do đó, tính ngun gốc của một tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra chỉ có thể xuất phát từ sự can thiệp của con người. Hay nói cách khác, tính ngun gốc của tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo ra thực chất được tạo ra bởi con người.

Có thể thấy chỉ có những sản phẩm có sự can thiệp của con người mới có thể có tính nguyên gốc, vậy mức độ can thiệp đến mức nào thì mới đủ để tạo nên tính ngun gốc cho một sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và pháp luật của các quốc gia quy định, đánh giá mức độ tham gia của con người đến mức độ nào để tạo ra tính nguyên gốc, điều này sẽ được nghiên cứu ở Chương 2.

<i><b>1.3. Phân loại tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo </b></i>

Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phát triển và nó đã có mặt trong những lĩnh vực mà thậm chí trước đến nay chỉ dành cho con người như lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Trí tuệ nhân tạo đã có thể tự mình viết ra một cuốn sách, vẽ tranh, soạn nhạc. Vào năm 2016, tại Nhật Bản đã có một cuốn tiểu thuyết với tựa là “The Day A Computer Writes A Novel” đã gây kinh ngạc cho nhiều người khi biết “tác giả”của cuốn sách không phải là một con người mà là một trí tuệ nhân tạo. Cuốn sách thậm chí đã lọt vào vịng hai của giải thưởng văn học quốc gia. Để trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra quyển sách, nhà nghiên cứu Hitoshi Matsubara và nhóm của mình tại Đại học Hakodate đã lựa chọn sẵn các từ và câu, sau đó lập trình cho AI cách để viết chúng thành những đoạn văn hồn chỉnh và một câu chuyện có ý nghĩa. Cũng vào năm này, tại Hà Lan, trí tuệ nhân tạo một lần nữa khiến cho thế giới kinh ngạc vì khả năng của mình khi có thể vẽ một bức chân dung theo phong cách của danh họa Rembrandt. Bức chân dung được đặt tên là “The next Rembrandt”, là kết quả của một dự án kéo dài 18 tháng, thực hiện bởi một nhóm các nhà lịch sử nghệ thuật cùng với các kỹ sư, chuyên viên phát triển phần mềm, nhà khoa học và các chuyên gia phân tích số liệu. Các thành viên dự án đã phân tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

những tác phẩm nổi tiếng của Rembrandt với khoảng hơn 300 bức tranh. Sau đó, họ sử dụng cơng nghệ qt 3D với độ phân giải cao nhằm lưu giữ tất cả chi tiết và tạo ra một thuật toán mà có thể sao chép chính xác phong cách của ông. Tác phẩm được hoàn thành với hơn 148 triệu pixel và hơn 160,000 mảnh ghép từ công việc của nhóm nghệ sĩ. Đây là hai trong số rất nhiều ví dụ về tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo.

Thực chất của việc phân loại tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo là nhằm mục đích xem xét mức độ can thiệp của con người vào việc tạo ra tác phẩm đến đâu. Lý do phải xem xét mức độ can thiệp của con người vào việc tạo ra tác phẩm bởi lẽ theo quan điểm pháp luật hiện hành, quyền tác giả luôn gắn với một con người. Không một quy định cụ thể nào yêu cầu chủ thể được bảo hộ phải là con người. Tuy nhiên, các quy tắc để bảo hộ quyền tác giả đã giả định trước rằng tác giả là con người, vì vậy các từ ngữ trong Luật và Án lệ trong pháp luật của các quốc gia đã đưa ra các quy tắc gắn với thuộc tính của con người. Theo Luật và Án lệ, để có được sự bảo hộ thì tác phẩm phải có tính ngun gốc. Tính ngun gốc được hiểu là lao động trí óc, sự sáng tạo, lao động trí tuệ của tác giả. Hiện nay con người được xem là chủ thể duy nhất có khả năng tư duy, có trí tuệ, có khả năng sáng tạo và vì vậy chỉ có con người mới có thể là tác giả của tác phẩm.

Như các ví dụ được đề cập trong phần giới thiệu cho thấy, AI có khả năng tạo ra các tác phẩm có vẻ mang tính sáng tạo nhưng tại sao lại cho rằng chỉ có con người mới có khả năng này. Trong nghiên cứu tính sáng tạo trên máy tính, để được coi là sáng tạo, AI cần hướng đến việc tạo ra các giải pháp không phải là sự sao chép của các giải pháp trước đó mà AI đã biết; và nó cũng cần nhắm đến việc tạo ra các giải pháp có thể chấp nhận được đối với nhiệm vụ mà nó đề xuất. Người ta đã chỉ ra rằng, để sáng tạo thì phải ln có khả năng tự phê bình. Vấn đề ở đây là AI chỉ có thể có được điều này ở một mức độ nhất định. AI sẽ tạo ra các bức tranh khác nhau, nhưng nó sẽ khơng thể thay đổi phong cách trừ khi nó được lập trình để làm như vậy. Khơng có khả năng thay đổi thơng qua tự phê bình và phán xét cũng có nghĩa là AI bị hạn chế đối với tính sáng tạo của nó. Khơng giống như một tác giả con người, AI không thể tưởng tượng ra những thứ mà nó chưa từng thấy. Chính sự thiếu trí tưởng tượng này có thể là điểm khác biệt chính giữa con người và AI<small>24</small>. Và vì sự thiếu sáng tạo này mà vấn đề bảo hộ tác phẩm do AI tạo ra còn nhiều tranh cãi.

Đối với các lựa chọn tự do và sáng tạo, mặc dù trên thực tế, bản thân con người phải chịu những hạn chế về xã hội, kỹ thuật, thể chế chính trị, nhưng ít nhất một số trong số đó là do nội tại hoặc tự áp đặt, trong chừng mực nào đó con người vẫn có thể tự vượt qua những hạn chế này. Ngược lại, những hạn chế của AI (hiện tại) là không <small> </small>

<small>24 Ana Ramalho (2017) ,Will robots rule the (artistic) world? A proposed model for the legal status of creations </small>

<i><small>by artificial intelligence systems, Journal of Internet Law, July 2017, p.3,4. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thể vượt qua và không cho phép chúng đưa ra những lựa chọn tự do bên ngồi khn khổ đã được lập trình của chúng<small>25</small>.

Một quy định khác của luật để khẳng định chủ thể được bảo vệ quyền tác giả chỉ là con người đó là quy định về thời hạn bảo hộ. Chẳng hạn, theo pháp luật Việt Nam, thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với một số loại hình tác phẩm là “suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết”<small>26</small>. Luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988 của Vương quốc Anh quy định về thời hạn bảo hộ của tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hoặc nghệ thuật tại khoản 2 Điều 12 là bảy mươi năm kể từ khi tác giả chết. Chỉ có con người mới có tồn tại khái niệm suốt cuộc đời và chết. Từ đó cũng gián tiếp khẳng định chỉ có con người mới là chủ thể được bảo vệ quyền tác giả.

Một vụ việc nổi tiếng mà đưa ra quan điểm rằng chỉ có con người mới là chủ thể của quyền tác giả đó là vụ Monkey Selfies thể hiện trong vụ kiện Naruto v. Slater. Theo đó, Naruto là một con khỉ mào, bảy tuổi, sống trong một khu bảo tồn trên đảo Sulawesi, Indonesia. Naruto đã chụp một số bức ảnh của mình bằng máy ảnh của Slater. Slater đã xuất bản tấm ảnh chú khỉ tự chụp trong một cuốn sách. Vào năm 2015 Tổ chức Đối xử có Đạo đức với Động vật ("PETA") và Tiến sĩ Antje Engelhardt đã đệ đơn khiếu nại vi phạm quyền tác giả đối với Slater. Tòa án Quận đã bác bỏ các yêu cầu của ngun đơn. Tịa án kết luận rằng Naruto khơng phải là pháp nhân theo Đạo luật Bản quyền. Theo Tòa án, Naruto, cùng với tất cả các loài động vật khơng phải là con người, khơng có tư cách pháp nhân theo Đạo luật Bản quyền. Đạo luật Bản quyền không cho phép động vật nộp đơn kiện về vi phạm quyền tác giả và do đó, Naruto khơng có tư cách pháp lý để khởi kiện theo Đạo luật Bản quyền. Như vậy, thông qua vụ việc trên, pháp luật Hoa Kỳ chỉ công nhận con người là chủ thể của quyền tác giả<small>27</small>. Bên cạnh đó, tại Bản tóm tắt do Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ thực hiện, tại chương 300, phần 306, Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Văn phòng chỉ đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm được tạo ra bởi con người và Luật Bản quyền chỉ bảo vệ “thành quả lao động trí óc” “được hình thành từ năng lực sáng tạo của trí óc”<small>28</small>. Cũng trong Bản tóm tắt, Văn phịng Bản quyền tuyên bố sẽ không đăng ký các tác phẩm được tạo ra bởi động vật, thực vật tự nhiên và cũng không đăng ký các sản phẩm tạo ra bởi “máy móc hoặc các quy trình cơ học đơn thuần hoạt động ngẫu nhiên hoặc <small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

tự động mà khơng có bất kỳ sự can thiệp hoặc đầu vào sáng tạo nào từ tác giả con người”<small>29</small>.

Pháp luật EU cũng đã nhấn mạnh đến yêu cầu rằng tác giả phải là một con người thông qua việc đề cập đến “dấu ấn cá nhân” của tác giả.

Một vấn đề nữa khi phân loại tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo là nhằm mục đích đánh giá tính ngun gốc theo nghĩa đen của nó, tức là mức độ sao chép của sản phẩm được tạo ra so với dữ liệu đầu vào. AI chỉ có thể hoạt động khi được cung cấp dữ liệu đầu vào là các tác phẩm. Vì vậy, ngồi câu hỏi về khả năng có tính ngun gốc và được bảo hộ, các câu hỏi khác liên quan đến AI cần được xem xét bao gồm: (1) mức độ sáng tạo từ hành vi can thiệp của con người để một sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo có đủ tính ngun gốc và được cơng nhận là tác phẩm; và (2) các tác phẩm do AI tạo ra bắt nguồn từ việc phân tích các tác phẩm hiện có (chẳng hạn như các tác phẩm được sử dụng cho dữ liệu đào tạo) hoặc các phong cách có cần phải có sự cho phép từ tác giả gốc để tránh tranh chấp về vi phạm quyền tác giả hay không và các nguyên tắc công bằng ở mức độ nào sử dụng áp dụng.

Có hai cách để phân loại tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Nếu dựa vào mức độ phụ thuộc vào máy móc có thể phân loại thành tác phẩm do trí tuệ nhân tạo hỗ trợ và tác phẩm do trí tuệ nhân tạo thực hiện.

Đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo hỗ trợ, trí tuệ nhân tạo đóng vai trị như một loại cơng cụ hỗ trợ, phần lớn cơng việc vẫn do chính tác giả thực hiện. Có thể hiểu đơn giản trường hợp này giống việc tác giả sáng tác ra một cuốn tiểu thuyết mà sử dụng phần mềm Microsoft Word hay chụp một tấm hình có cơng cụ hỗ trợ là chiếc máy ảnh. Đối với tác phẩm này thì sẽ có tính ngun gốc một cách đương nhiên nếu tác giả sáng tạo ra tác phẩm ấy bằng trí tuệ của mình mà khơng có sự sao chép từ bất kỳ tác phẩm nào khác. Có thể nói loại tác phẩm này khơng gặp các khó khăn trong việc được pháp luật bảo hộ.

Ngược lại với loại tác phẩm do trí tuệ nhân tạo hỗ trợ là tác phẩm do trí tuệ nhân tạo thực hiện. Với loại tác phẩm này, trí tuệ nhân tạo chịu trách nhiệm phần lớn trong quá trình hình thành tác phẩm<small>30</small>. Đối với loại tác phẩm này, vai trò của con người là rất thấp, chỉ đóng vai trị trong việc cung cấp dữ liệu và dự đoán đầu ra. Cuốn tiểu thuyết “The Day A Computer Writes A Novel” là một ví dụ. Các nhà nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu đầu vào là các từ và câu, trí tuệ nhân tạo sẽ lựa chọn các từ và câu đó để viết ra một câu chuyện có ý nghĩa. Bức tranh “The next Rembrandt” là một ví dụ khác. Ở bức tranh này, thậm chí mức độ cung cấp thông tin là rất thấp, họ chỉ cung cấp những bức tranh và máy tính phải tự mình xử lý thơng tin. Thậm chí trí tuệ nhân tạo Facebook <small> </small>

<small>29</small><i><small> U.S. Copyright Office (2021), tlđd (28), p.07. </small></i>

<small>30</small><i><small> Nguyễn Lương Sỹ (2018), tlđd (12), tr.73. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

(FAIR) gần như khơng có sự can thiệp của con người và kết quả nằm ngồi dự đốn của con người, nó đã tự phát triển hệ thống mã hóa mới và bắt đầu giao tiếp bằng ngôn ngữ mà chúng cho là hiệu quả<small>31</small>.

Nếu dựa vào tiêu chí này có thể khẳng định tác phẩm do trí tuệ nhân tạo hỗ trợ sẽ ln có tính ngun gốc và được bảo hộ (khơng sao chép từ tác phẩm khác). Tác phẩm do trí tuệ nhân tạo thực hiện sẽ khó đánh giá được vì tùy từng loại trí tuệ nhân tạo mà vai trò của con người là khác nhau.

Theo cách phân loại thứ hai, được chia thành tác phẩm đầu ra hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo và đầu ra do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Cần phân biệt thế nào là tác phẩm đầu ra hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo và đầu ra do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Sự khác biệt này được hình thành bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (“WIPO”), Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu<small>32</small>.

Đầu ra do AI tạo ra đề cập đến việc tạo ra đầu ra bằng AI mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Trong trường hợp này, AI có thể thay đổi hành vi của nó trong q trình hoạt động để phản ứng với thông tin hoặc sự kiện không lường trước được. Theo Ủy ban Châu Âu (“EC”), khơng có ví dụ nào về tác phẩm do AI tạo ra tại thời điểm này.

Đầu ra do AI hỗ trợ được tạo ra với sự can thiệp và/hoặc chỉ đạo quan trọng của con người. Đầu ra do AI hỗ trợ có thể được định nghĩa là đầu ra, ứng dụng hoặc sản phẩm được tạo bởi hoặc với sự hỗ trợ của các hệ thống, công cụ hoặc kỹ thuật AI<small>33</small>. Theo cách phân loại này, tất cả tác phẩm do trí tuệ nhân tạo thực hiện vẫn được xem là tác phẩm đầu ra hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo.

Từ cách phân loại này, cần xem xét mức độ hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo trong việc tạo ra sản phẩm sáng tạo, từ đó mới có thể đánh giá được mức độ nguyên gốc và khả năng được bảo hộ của những sản phẩm này. Bên cạnh đó, đối chiếu với pháp luật của các quốc gia, hiện tại sản phẩm đầu ra do trí tuệ nhân tạo tạo ra sẽ khơng được bảo hộ. Nhóm tác giả sẽ đánh giá mức độ can thiệp của con người trong việc tạo ra sản phẩm sáng tạo hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo để vẫn đảm bảo được tính nguyên gốc từ đó đảm bảo những sản phẩm này vẫn được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

<small> </small>

<small>31</small><i><small> Nguyễn Lương Sỹ (2018), tlđd (12), tr.73. </small></i>

<small>32 “Artificial intelligence (AI): The qualification of AI creations as “works” under EU copyright law”, [ (truy cập ngày 20/7/2023). </small>

<small>33 “Artificial intelligence (AI): The qualification of AI creations as “works” under EU copyright law”, [ (truy cập ngày 20/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Trong những năm gần đây thế giới đã chứng kiện sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ và sự phát triển vượt bậc của ngành cơng nghiệp trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo hiện nay đã có mặt trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, dần thốt khỏi vị thế là một cơng cụ phụ trợ và có được khả năng tạo ra nội dung một cách độc lập. Trí tuệ nhân tạo ngày càng tinh vi, công nghệ học máy, học sâu trợ giúp con người thậm chí là có khả năng độc lập tạo ra các sản phẩm sáng tạo ngày càng có chất lượng. Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra nội dung văn học, khoa học và nghệ thuật không chỉ đặt ra thách thức lớn đối với lý thuyết về bản quyền trong sở hữu trí tuệ mà cịn đặt ra những vấn đề mới đối với thực tiễn tư pháp về bản quyền. Khi việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để sáng tạo ra các sản phẩm sáng tạo đã trở nên phổ biến hơn, thì vấn đề về bản quyền sẽ được đưa ra để xem xét và thảo luận một cách kỹ lưỡng và phổ biến.

Điều kiện để có thể bảo hộ quyền tác giả là tính nguyên gốc, chỉ khi thỏa mãn điều kiện này thì một sản phẩm sáng tạo mới được bảo hộ. Với một sản phẩm được thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo liệu có đủ tính ngun gốc để được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành của các quốc gia? Để làm rõ hơn vấn đề này, tại Chương I, nhóm tác giả đã nghiên cứu sâu về khái niệm của tính nguyên gốc, theo đó, tính ngun gốc được hiểu là tác phẩm được sáng tạo ra từ lao động trí tuệ của con người một cách độc lập và không sao chép từ bất kỳ một tác phẩm nào khác. Một tác phẩm có tính ngun gốc là tác phẩm mang dấu ấn cá nhân của tác giả. Tiếp theo, nhóm tác giả làm rõ khái niệm, phân loại trí tuệ nhân tạo và phân loại tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Có thể hiểu, trí tuệ nhân tạo là trí thơng minh của các phần mềm hoặc chương trình, nó khơng phải là con người nhưng có khả năng đưa ra các phán đoán và thực hiện hành vi tương tự như con người. Tùy vào tiêu chí được sử dụng để phân loại, trí tuệ nhân tạo có thể được phân thành nhiều nhóm khác nhau. Dựa trên những cách phân loại này có thể nhận biết một cách khái quát sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, đánh giá khả năng tự chủ tạo ra một sản phẩm để từ đó tạo nên tính nguyên gốc và biến sản phẩm sáng tạo thành một tác phẩm được bảo hộ. Ngồi ra, nhóm tác giả thực hiện phân loại tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo để xem xét mức độ can thiệp của con người vào việc tạo ra tác phẩm. Thông qua những phân tích trên sẽ là cơ sở để nghiên cứu về khả năng được bảo hộ của tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Chương 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>CHƯƠNG 2: TÍNH NGUYÊN GỐC VÀ KHẢ NĂNG ĐƯỢC BẢO HỘ CỦA TÁC PHẨM ĐƯỢC TẠO RA BỞI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO THEO PHÁP LUẬT CỦA CÁC QUỐC GIA </b>

<i><b>2.1. Theo pháp luật của Anh </b></i>

<i>2.1.1. Tiêu chí xác định tính nguyên gốc theo pháp luật của Anh </i>

Hiện nay, tồn tại phổ biến một vài thuyết về tính nguyên gốc, thứ nhất là thuyết “đổ mồ hôi trán”, điển hình cho thuyết này là Luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988 của Vương quốc Anh. Một điều đặc biệt ở Luật này là u cầu về tính ngun gốc khơng được đặt ra cho mọi tác phẩm. Theo điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988 thì chỉ những tác phẩm trong lĩnh vực văn học, sân khấu, âm nhạc hoặc nghệ thuật mới đặt ra yêu cầu về tính nguyên gốc<small>34</small>. Tuy nhiên thế nào là một tác phẩm nguyên gốc lại bị luật bỏ ngỏ. Điều này đã tạo ra khoảng trống gây khó khăn cho việc bảo hộ tác phẩm. Tuy nhiên, thông qua phán quyết trong vụ Walter v Lane, một nguyên tắc để kiểm tra tính nguyên gốc của tác phẩm theo pháp luật Anh được đặt ra.

Walter v Lane [1900] AC 539, là phán quyết của House of Lords về vấn đề Quyền tác giả theo Đạo luật Bản quyền 1842. Nó đã được cơng nhận là một trường hợp tiêu biểu về khái niệm tính nguyên gốc trong luật bản quyền và đã được coi là một ví dụ ban đầu về học thuyết “đổ mồ hơi trán”. Trong vụ việc trên, phóng viên của một tờ báo đã ghi tốc ký bài phát biểu của Bá tước Rosebery, một chính trị gia nổi tiếng. Sau đó người này đã sao chép, thêm dấu câu, sửa chữa, sửa đổi để đúng nguyên văn các bài phát biểu. Những bài phát biểu này sau khi được chỉnh sửa đã được xuất bản trên tờ The Times, dưới quyền sở hữu của Arthur Fraser Walter. Bị đơn trong vụ án, John Lane, đã xuất bản một cuốn sách bao gồm các bài phát biểu này, nhưng những bài phát biểu về cơ bản được lấy từ các bài báo đăng trên tờ The Times. Vấn đề là những phóng viên của tờ The Times chỉ thực hiện việc ghi chép lại bài phát biểu còn nội dung bài phát biểu thuộc về Bá tước.

Câu hỏi đặt ra cho Tòa án là liệu các phóng viên thực hiện việc ghi chép này có thể là tác giả của bài phát biểu theo các điều khoản của Đạo luật Bản quyền hay khơng, hay chính Bá tước Rosebery mới là tác giả. House of Lords cho rằng các phóng <small> </small>

<small>34 Copyright, Designs and Patents Act 1988, [ (truy cập ngày 25/7/2023). </small>

<small>1. Copyright and copyright works. </small>

<small>(1) Copyright is a property right which subsists in accordance with this Part in the following descriptions of work— </small>

<small>(a) original literary, dramatic, musical or artistic works (b) sound recordings, films, and </small>

<small>(c) the typographical arrangement of published editions. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

viên là tác giả theo Đạo luật Bản quyền 1842. Chính nỗ lực, kỹ năng và thời gian đã bỏ ra là đủ để khiến chúng có tính ngun gốc và việc tác phẩm đó hay hoặc khơng hay, chính xác hay khơng chính xác, có giá trị về mặt nghệ thuật hay khơng khơng phải là yếu tố để xác định rằng nó có tính ngun gốc để được bảo hộ.

Một vụ việc khác mà học thuyết “đổ mồ hôi trán” được áp dụng để xác định quyền tác giả cho một tác phẩm đó là vụ Cummins v Bond. Trong Cummins v Bond (1927), một nhà ngoại cảm nói rằng cơ ấy đã viết ra những gì linh hồn nói với cơ khi cơ trong trạng thái thôi miên. Việc cô viết ra những điều ấy là hồn tồn tự động. Tại tịa, cô chấp nhận rằng cô không phải là tác giả sáng tạo của bài viết. Ý tưởng, nội dung là xuất phát từ những linh hồn, cô chỉ là người ghi lại những gì linh hồn nói. Tuy nhiên, Tịa án cho rằng cô ấy đã sử dụng đủ lao động và kỹ năng trong việc dịch và chép lại những gì các linh hồn nói với cơ, vì vậy cơ sẽ là tác giả đối với tác phẩm văn học ấy.

Trong hơn một trăm năm, các Tòa án Anh đã cho rằng chỉ cần tiêu tốn một lượng lao động đáng kể là đủ để tạo thành tính nguyên gốc cho một tác phẩm. Hệ quả của việc sử dụng thuyết “đổ mồ hôi trán” này là nếu một sản phẩm được tạo ra và được bảo hộ với tư cách là một tác phẩm, sau đó có một người khác bổ sung kỹ năng, óc phán đốn và sức lao động của mình, làm thay đổi hình thức tác phẩm trước đó, thì người này vẫn sẽ có khả năng có được bảo hộ đối với tác phẩm mà người này tạo ra. Điều này cho thấy rằng bản quyền không phải là để bảo vệ các ý tưởng, bởi vì một người có thể có được bản quyền bằng cách sử dụng kỹ năng, sức lao động và khả năng phán đoán, nhưng khơng có tính sáng tạo.

Khi sử dụng học thuyết này, ưu điểm của nó là có một tiêu chí rõ ràng để có thể đo lường được thế nào là nguyên gốc (chỉ cần tiêu tốn một lượng lao động sẽ có tính ngun gốc). Điều này sẽ cụ thể hơn rất nhiều so với thuật ngữ “nguyên bản”. Tuy nhiên, hạn chế của cách tiếp cận này là chưa xác định được liệu tính nguyên gốc có cần được tạo nên bởi một kỹ năng, khả năng phán đoán cụ thể nào hay không hay bất kỳ sự phán đốn nào cũng đều có thể tạo nên tính nguyên gốc. Bên cạnh đó, cũng khơng xác định được có mức độ tiêu tốn sức lao động đến đâu để được công nhận là công sức lao động<small>35</small>. Thêm vào đó, như đã đề cập, để có được tính ngun gốc chỉ cần bỏ cơng sức lao động, điều này đồng nghĩa với việc quyền tác giả của tác giả khác sẽ dễ dàng bị xâm phạm.

Bên cạnh phán quyết tại vụ Walter v Lane thì có một quyết định quan trọng khác là Interlego v Tyco [1989] AC 217. Quyết định này đã đặt ra một nguyên tắc có thể <small> </small>

<small>35 Mina Jovanović (2020), “The originality requirement in EU and U.S., different approaches and </small>

<small>[ (truy cập ngày 25/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

được coi là mâu thuẫn trực tiếp với các nguyên tắc được thiết lập bởi vụ Walter v Lane. Thông qua quyết định trên, tiêu chuẩn để xác định tính nguyên gốc được bổ sung thêm, tạo ra sự hoàn thiện hơn cho việc xác định tính nguyên gốc. Quyết định này thể hiện quan điểm rằng “kỹ năng, óc phán đốn hoặc sức lao động đơn thuần trong q trình sao chép khơng thể mang lại tính ngun bản”<small>36</small>.

Theo nguyên tắc đã được thiết lập từ trước thì yếu tố khơng sao chép khơng được đặt ra, chỉ cần có một lượng lao động là đã có thể có tính ngun gốc. Nếu một sản phẩm được tạo ra đủ tính nguyên gốc và được bảo hộ với tư cách là một tác phẩm, sau đó một cá nhân thêm sức lao động vào tác phẩm đó thì quyền tác giả cũng dành cho người này. Tuy nhiên, với Quyết định Interlego v Tyco [1989] AC 217 vấn đề như trên sẽ được loại bỏ. Bởi lẽ, nếu tiêu tốn một lượng sức lao động nhưng tác phẩm bắt nguồn từ sự sao chép thì nó sẽ khơng thỏa mãn điều kiện để có tính ngun gốc.

Với các phân tích ở trên, có thể kết luận rằng nguyên tắc xem xét tính nguyên gốc trong pháp luật của Anh được thiết lập bởi các Án lệ. Như vậy, theo pháp luật của Anh, để được xem là có tính ngun gốc cần đáp ứng là có “kỹ năng, sức lao động và khả năng phán đoán”, thêm vào đó là “khơng được sao chép”<small>37</small>.

<i>2.1.2. Bảo hộ tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo theo quy định của Luật Bản quyền Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988 </i>

Có rất nhiều quan điểm xoay quanh việc có nên bảo hộ sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo hay không. Một số quan điểm lập luận cho việc từ chối bảo hộ sản phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo như sau:

<i>Thứ nhất, từ góc độ pháp lý, một sản phẩm do máy tính tạo ra phải có tính </i>

ngun gốc nếu muốn nhận được sự bảo hộ. Nhưng khái niệm pháp lý về tính ngun gốc lại được xác định có liên quan đến các tác giả là con người và các đặc điểm như tính cách, khả năng phán đốn và kỹ năng của trí tuệ nhân tạo bị hạn chế<small>38</small> bởi chính chương trình được lập trình của mình.

<i>Thứ hai, từ góc độ kinh tế, một số người cho rằng không cần bảo hộ quyền tác </i>

giả đối với những sản phẩm này vì trí tuệ nhân tạo khơng địi hỏi lợi ích kinh tế. Việc một sản phẩm được bảo hộ sẽ đem đến nguồn lợi kinh tế rất lớn từ việc chuyển nhượng các quyền tài sản của tác phẩm, cho phép người khác khai thác các quyền liên quan và trí tuệ nhân tạo thì khơng cần những lợi ích kinh tế này. Những người này cho rằng chỉ nên có những quy định nhằm bù đắp các chi phí do nhà đầu tư bỏ ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>[ ba, từ góc độ triết học, một số người cho rằng quy định về quyền tác giả </i>

nhằm bảo vệ những nỗ lực sáng tạo của con người vậy nên chỉ nên áp dụng sự bảo vệ này cho những sáng tạo của con người. Họ cho rằng việc bảo vệ các sản phẩm do máy tính tạo ra có thể làm giảm giá trị sự sáng tạo của con người<small>39</small>.

<i>Thêm một lý do khác để từ chối bảo hộ tác phẩm tạo thành bởi trí tuệ nhân tạo đó </i>

là pháp luật chỉ bảo vệ các cách biểu đạt (về ý tưởng), chứ không bảo vệ các ý tưởng. Như vậy, một sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo sẽ khơng biết được về một “ý tưởng” đang được thể hiện ở mức độ nào<small>40</small>. Tuy nhiên, Anh là một trong số ít quốc gia bảo hộ tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo.

Để được bảo vệ theo Luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988 của Vương quốc Anh, một tác phẩm phải có nguồn gốc là kết quả của kỹ năng, lao động, phán đốn của tác giả và khơng được sao chép từ tác phẩm khác. Theo quan điểm này, yêu cầu về sáng tạo không được đặt ra. Anh đã áp dụng quan điểm này trong một thời gian rất dài. Nếu tiếp tục áp dụng quy định này một tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo sẽ có tính ngun gốc vì nó là kết quả của kỹ năng, lao động mà khơng địi hỏi sự sáng tạo- một khả năng bị hạn chế của trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2012, trong vụ kiện Football DataCo, Tịa án Cơng lý châu Âu đã đưa ra nhận định rằng lao động và kỹ năng là chưa đủ để bảo vệ một tác phẩm. Sau đó, trong một thơng báo bản quyền về “hình ảnh kỹ thuật số, ảnh chụp và Internet” được cập nhật vào tháng 11 năm 2015, Văn phòng Sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh tuyên bố rằng “theo Tịa án Cơng lý của Liên minh châu Âu có hiệu lực trong luật của Vương quốc Anh, bản quyền chỉ có thể tồn tại đối với chủ đề nguyên gốc theo nghĩa đó là “sáng tạo trí tuệ” của chính tác giả<small>41</small> (ảnh chụp, hình minh họa và các hình ảnh khác nói chung sẽ được bảo vệ bản quyền dưới dạng tác phẩm nghệ thuật). Bên cạnh đó, tại bản cập nhật vào năm 2021, Văn phịng Sở hữu trí tuệ tuy đã khơng cịn viện dẫn đến hướng giải quyết của Tịa án Công lý châu Âu nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm trên với lập luận rằng “theo án lệ đã được thiết lập, các tịa án đã nói rằng bản quyền chỉ có thể tồn tại đối với chủ đề nguyên gốc theo nghĩa đó là “sáng

<small> </small>

<small>39 “Artificial intelligence (AI): The qualification of AI creations as “works” under EU copyright law”, [ (truy cập ngày 20/7/2023). </small>

<small>40</small><i><small> Ana Ramalho (2017), tlđd (24), p.05. </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 25/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

tạo trí tuệ” của chính tác giả”<small>42</small>. Như vậy, kể từ năm 2012 theo pháp luật của Anh, tính ngun gốc khơng còn đơn thuần là những lao động và kỹ năng nữa mà phải là sáng tạo trí tuệ của tác giả. Theo quy định này, những tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo sẽ khó có thể được bảo hộ vì nó địi hỏi tính ngun gốc là sự sáng tạo từ chính tác giả- một sự hạn chế đối với trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, pháp luật Anh đã có quy định riêng cho việc bảo hộ loại tác phẩm này. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 9 Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988 quy định “trong trường hợp tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hoặc nghệ thuật được tạo ra bằng máy tính, tác giả sẽ là người thực hiện các sắp xếp cần thiết cho việc tạo ra tác phẩm”<small>43</small>. Theo quy định của Điều 178 Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988, do máy tính tạo ra được hiểu là những tác phẩm này được tạo ra mà khơng có tác giả là con người<small>44</small>.

Pháp luật Anh đã có quy định về việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, tuy nhiên Chính phủ Anh mong muốn tạo ra một khung pháp lý hấp dẫn hơn, thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực này. Trong Kết quả tham vấn về Trí tuệ nhân tạo và sở hữu trí tuệ: bản quyền và bằng sáng chế, Chính phủ Anh đã đưa ra ba đề xuất đối với việc bảo vệ tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo.

<i>Thứ nhất, duy trì khung pháp lý hiện tại, quyền tác giả vẫn sẽ được trao cho </i>

người thực hiện các công việc cần thiết để tạo ra tác phẩm.

<i>Thứ hai, loại bỏ sự bảo hộ đối với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, chỉ </i>

dành sự bảo hộ này đối với con người như pháp luật các quốc gia vẫn đang thực hiện. Nếu thực hiện theo chính sách này, bản ghi âm, phim, chương trình phát sóng hoặc ấn bản đã xuất bản do AI thực hiện vẫn sẽ tiếp tục được bảo vệ (vì những thứ này khơng u cầu về tính ngun gốc).

<i>Thứ ba, tiếp tục bảo hộ tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo nhưng giảm thời </i>

hạn bảo hộ. Bởi theo Chính phủ Anh, thời hạn bảo vệ các tác phẩm sẽ phản ánh được nỗ lực hoặc sự đầu tư vào việc tạo ra chúng. Thời hạn bảo hộ ngắn phản ánh khả năng tạo ra tác phẩm một cách nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo với ít nỗ lực hoặc đầu vào của con người. Đồng thời, thời hạn bảo hộ ngắn hơn sẽ cho phép các bên thứ ba được <small> </small>

<small>internet/copyright-notice-digital-images-photographs-and-the-internet], (truy cập ngày 25/7/2023). </small>

<small>[ Khoản 3 Điều 9 Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988: “In the case of a literary, dramatic, musical or artistic work which is computer-generated, the author shall be taken to be the person by whom the arrangements necessary for the creation of the work are undertaken”. </small>

<small>44 Điều 178 Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988: “computer-generated”, in relation to a work, means that the work is generated by computer in circumstances such that there is no human author of the work”. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

hưởng lợi từ việc sử dụng miễn phí tác phẩm sau khi thời hạn bảo hộ hết hạn sớm hơn thời hạn 50 năm như quy định của hiện tại.

Có thể thấy tại lựa chọn thứ hai, Chính phủ Anh cho rằng nếu loại bỏ việc bảo hộ đối với tác phẩm do AI tạo ra thì bản ghi âm, phim, chương trình phát sóng hoặc ấn bản đã xuất bản do AI thực hiện vẫn tiếp tục được bảo vệ do khơng có u cầu về tính ngun gốc. Bên cạnh đó, trong luật cũng chỉ liệt kê những tác phẩm mà đòi hỏi có tính ngun gốc đã được đề cập ở điểm a khoản 1 Điều 1 Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế 1988 (tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật). Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo vẫn chưa thực sự có khả năng tự trị nên khơng thể đáp ứng được u cầu đó là sự sáng tạo của chính trí tuệ nhân tạo, vì vậy xem tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có tính ngun gốc vẫn chưa thực sự thuyết phục.

Thực chất pháp luật bảo hộ tác phẩm tạo thành bởi trí tuệ nhân tạo nhưng quyền tác giả này vẫn được trao cho một con người cụ thể. “Người thực hiện các sắp xếp cần thiết” đã giả định trước sự can thiệp của con người. Pháp luật của Anh vẫn tương tự như pháp luật của các quốc gia khác, trao quyền tác giả cho một con người, vẫn xem xét về sự liên kết giữa con người và trí tuệ nhân tạo. Có thể tính ngun gốc này xuất phát từ con người, tức là “sự sáng tạo trí tuệ của chính tác giả” thể hiện thơng qua các hành vi “sắp xếp” của con người. Như vậy tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo vẫn có tính ngun gốc nhưng tính nguyên gốc ấy xuất phát từ hành vi “sắp xếp” của con người, bản thân trí tuệ nhân tạo không thể tạo ra sự nguyên gốc với nghĩa là sáng tạo trí tuệ.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ sự “sắp xếp” này nên được hiểu như thế nào. Là người viết ra các chương trình máy tính, là người đưa dữ liệu đầu vào cho trí tuệ nhân tạo hay là người dùng trí tuệ nhân tạo và mức độ “sắp xếp” như thế nào thì được xem là “sáng tạo”. Có quan điểm cho rằng thực chất quy định này là một ngoại lệ đối yêu cầu về tính nguyên gốc<small>45</small>. Nghĩa là những tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo sẽ không đặt ra vấn đề nó có là sự “sáng tạo của chính tác giả hay khơng”. Mọi tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra đều sẽ được bảo hộ. Nếu xem nó là một ngoại lệ của tính nguyên gốc, thì dù loại bỏ quy định về bảo hộ tác phẩm được tạo ra bởi máy tính theo đề xuất thứ hai của Chính phủ Anh thì mọi tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo vẫn có thể được bảo hộ chứ không riêng bản ghi âm, phim, chương trình phát sóng hoặc ấn bản đã xuất bản. Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo đều sẽ được bảo hộ theo pháp luật của Anh, miền là có sự can thiệp của con người.

<small> </small>

<small>45 Andres Guadamuz (2017), “Do androids dream of electric copyright? Comparative analysis of originality in </small>

<i><small>artificial intelligence generated works”, Intellectual Property Quarterly, Sussex Research Online, p.10. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Pháp luật quy định tác giả sẽ là người “thực hiện các sắp xếp cần thiết để tác phẩm ra đời”. Có thể thấy bản thân pháp luật không trao quyền tác giả cho trí tuệ nhân tạo mà cho một con người cụ thể. Quy định như trên là hợp lý vì luật pháp Anh chưa cho phép xác lập tư cách pháp lý cho trí tuệ nhân tạo như con người hay pháp nhân<small>46</small>. Điều này đồng nghĩa với việc đầu vào vẫn cần sự can thiệp của con người, pháp luật chỉ bảo hộ tác phẩm đầu ra có sự hỗ trợ của AI còn tác phẩm do AI tạo ra (AI tự trị) sẽ khơng được bảo hộ. Hay nói cách khác pháp luật Anh chỉ dừng lại ở việc bảo hộ các tác phẩm đầu ra có sự hỗ trợ của AI còn tác phẩm do AI tạo ra thì chưa được bảo hộ. Có thể thấy rằng mức độ tự chủ của trí tuệ nhân tạo sẽ tỷ lệ nghịch với khả năng được bảo hộ các sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Có nghĩa là trí tuệ nhân tạo càng tự chủ thì tác phẩm càng không được bảo hộ do loại trừ vai trò của con người ra khỏi quá trình tạo ra sản phẩm.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988 thì một tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo sẽ được bảo hộ và sự bảo hộ này sẽ trao cho người thực hiện các “sắp xếp cần thiết”. Những người thực hiện sự sắp xếp cần thiết sẽ được xem là tác giả của tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Cần xem xét thế nào là “người thực hiện các sắp xếp cần thiết cho việc tạo ra tác phẩm”. Khi xem xét cụm từ này, sẽ có một số chủ thể tiềm năng được xem là tác giả của tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, tùy vào hồn cảnh cụ thể. Tác giả có thể là lập trình viên. Lập trình viên có thể là người viết ra các chương trình, cung cấp dữ liệu đầu vào nhằm tạo ra tác phẩm, lúc này lập trình viên được xem là người thực hiện các sắp xếp để tác phẩm ra đời.

Trong vụ kiện Nova Productions Ltd v. Mazooma Games Ltd liên quan đến khung hình được tạo ra khi người dùng chơi trị chơi, Tòa án đã trao quyền tác giả cho

<i>lập trình viên và từ chối trao cho người dùng với nhận định: “việc thực hiện những sắp xếp cần thiết để tạo ra tác phẩm do ông Jones đảm nhận vì ơng đã nghĩ ra sự xuất hiện của các yếu tố khác nhau của trò chơi cũng như các quy tắc và logic mỗi khung hình được tạo ra và ơng ấy đã viết chương trình máy tính có liên quan. Trong những trường hợp này, tôi tin rằng ông Jones là người thực hiện các sắp xếp cần thiết cho việc tạo ra các tác phẩm và do đó được coi là tác giả theo Điều 9(3)”</i><small>47</small>. Bên cạnh đó, Tịa án cũng đã khẳng định rằng người dùng trong trường hợp này không phải là tác giả vì người chơi chỉ là người thực hiện các cơng việc để khung hình đó hiện ra trong khi khung hình đã được tạo ra bởi Jones. Vì vậy, đầu vào khơng mang tính chất nghệ thuật, người chơi khơng đóng góp kỹ năng hay sức lao động nào liên quan đến nghệ <small> </small>

<small>46</small><i><small> Nguyễn Lê Minh Hạnh (2022), tlđd (13), tr.38. </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 26/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thuật. Người này cũng không thực hiện bất kỳ sự sắp xếp nào cần thiết cho việc tạo ra các hình ảnh trong khung<small>48</small>.

Một trường hợp khác chẳng hạn như cuốn tiểu thuyết “The Day A Computer Writes A Novel”, nhà nghiên cứu đã lựa chọn sẵn các từ và câu, sau đó lập trình cho AI cách để viết chúng thành những đoạn văn hoàn chỉnh và một câu chuyện có ý nghĩa. Những người này đã đóng vai trò “sắp xếp cần thiết” để tác phẩm ra đời và có khả năng trở thành tác giả của cuốn tiểu thuyết trên. Bên cạnh đó, từ nhận định của Tòa án cũng có thể suy ra rằng trong một số trường hợp cụ thể, tác giả cũng có thể được trao cho người dùng của chương trình máy tính. Nếu lập trình viên chỉ là người viết ra các chương trình nhưng khơng phải người đóng vai trị thực hiện các sắp xếp cần thiết để tạo ra tác phẩm thì khơng phải là tác giả. Chẳng hạn như chương trình Deep Dream của Google, người dùng có thể sử dụng chương trình, tự do tạo ra các sản phẩm. Lúc này, người dùng sẽ là người thực hiện các sắp xếp cần thiết và vì vậy sẽ trở thành tác giả của tác phẩm.

Bên cạnh đó, có một số chủ thể khác cũng có tiềm năng trở thành tác giả, chẳng hạn như người bán hoặc sản xuất phần mềm hoặc nhà đầu tư; người hướng dẫn hoặc đào tạo lập trình viên hoặc người tùy chỉnh phần mềm; hoặc thậm chí là sự kết hợp của họ, tùy thuộc vào công việc cụ thể đang được đề cập<small>49</small>.

Quy định như pháp luật của Anh tạo nên sự rõ ràng, cụ thể. Khơng cần xác định yếu tố tính ngun gốc đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và có thể xác định được chủ thể nào có tiềm năng trở thành tác giả. Điều này sẽ tránh được các tranh cãi rằng sản phẩm do trí tuệ nhân tạo thực hiện có được bảo hộ hay khơng.

So với những tác phẩm do con người tạo ra thì những tác phẩm do AI tạo ra có phạm vi bảo hộ hạn chế hơn, đặc biệt là đối với thời hạn bảo hộ (năm mươi năm<small>50</small>, tác phẩm do con người tạo ra thời hạn bảo hộ là bảy mươi năm<small>51</small>), bị hạn chế quyền được xác định là tác giả của tác phẩm<small>52</small> và quyền được phản đối sự xâm phạm đối với tác phẩm<small>53</small>. Vấn đề bị hạn chế về quyền nhân thân là một điều không thực sự hợp lý bởi họ được xem là tác giả của tác phẩm, điều này khơng khác gì một tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, vì vậy họ nên được trao quyền phản đối sự xâm phạm của người khác đối với tác phẩm của mình. Chính sự hạn chế này đã đặt ra một sự lo ngại về việc đăng ký sai sự thật- một người có thể tuyên bố sai sự thật rằng tác phẩm do AI tạo ra thực sự <small> </small>

<small>48</small><i><small> England and Wales High Court (Chancery Division) Decisions,Tlđd (47), Đoạn 106. </small></i>

<small>49</small><i><small> Consultation outcome: Artificial Intelligence and Intellectual Property: copyright and patents, Tlđd (38). </small></i>

<small>50 Khoản 7 Điều 12 Luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế 1988. </small>

<small>51 Khoản 2 Điều 12 Luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế 1988. </small>

<small>52 Điểm c khoản 2 Điều 79 Luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế 1988. </small>

<small>53 Khoản 2 Điều 81 Luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế 1988. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

do họ tạo ra. Khi đó họ sẽ được hưởng lợi từ việc quyền tác giả được bảo vệ lâu hơn và hưởng một số quyền mà một tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra khơng được hưởng. Một số người đã đưa ra quan điểm rằng cần gắn thẻ nguồn gốc cho các tác phẩm do AI tạo nên để đảm bảo sự rõ ràng về nguồn gốc, đảm bảo khơng có sự lạm dụng những tác phẩm này nhằm thu lợi bất chính. Những người khác đề nghị đưa ra một hình phạt cụ thể đối với hành vi tuyên bố sai sự thật rằng tác phẩm do AI tạo ra là do con người tạo ra. Tuy nhiên, tại Kết quả tham vấn Trí tuệ nhân tạo và sở hữu trí tuệ: bản quyền và bằng sáng chế, Chính phủ Anh cho rằng những phương pháp trên là không cần thiết vì đã có những điều khoản trong luật có thể được sử dụng cho trường hợp tác phẩm bị gán sai cho con người. Ví dụ, Đạo luật gian lận năm 2006 bao gồm các điều khoản để xử lý những người đưa ra tuyên bố sai sự thật để kiếm lợi<small>54</small>.

Nói tóm lại, đối với pháp luật Anh, một sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo sẽ luôn được bảo hộ với tư cách là một tác phẩm thông qua quy định của Luật. Tính ngun gốc ln có trong một sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và tính nguyên gốc này xuất phát từ con người. Khơng có giới hạn nào cho các hành vi của con người để đủ tạo nên tính ngun gốc, chỉ cần có sự can thiệp của con người là đã được xem là có tính nguyên gốc.

<i>2.1.3. Vấn đề liên quan đến dữ liệu dùng để đào tạo trí tuệ nhân tạo </i>

Theo pháp luật của Anh, tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra sẽ được bảo hộ nếu có sự can thiệp của con người. Hay nói cách khác, mọi sản phẩm do trí tuệ nhân tạo thực hiện đều sẽ được bảo hộ vì những sản phẩm này đều sẽ có sự can thiệp của con người ở giai đoạn đầu vào. Tuy nhiên, cách quy định như vậy có thực sự hợp lý? Pháp luật Anh quy định rằng tác giả của tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo là người “thực hiện các sắp xếp cần thiết để tạo ra tác phẩm” và khơng có một quy định nào khác. Tính ngun gốc lại khơng đơn thuần là sự sáng tạo, nó là sự sáng tạo của chính tác giả, tức là sự sáng tạo nhưng phải không được sao chép từ tác phẩm khác nhưng một trí tuệ nhân tạo chưa thực sự có thể sáng tạo.

Để AI có thể tạo ra một sản phẩm đòi hỏi một lượng lớn dữ liệu đầu vào. Vào năm 2022, Stability AI- nhà sản xuất đứng sau công cụ sáng tạo nghệ thuật bằng AI Stable Diffusion nổi tiếng đã bị công ty Getty Images đệ đơn kiện với cáo buộc vi phạm quyền tác giả. Theo Getty Images, Stability AI đã sao chép và xử lý bất hợp pháp hàng triệu hình ảnh được bảo vệ bản quyền và siêu dữ liệu liên quan do Getty Images sở hữu hoặc đại diện mà không có thỏa thuận cấp phép, những điều này nhằm mang lại lợi ích thương mại cho Stability AI và gây bất lợi cho nghệ sĩ sáng tạo nội dung. Đây không phải là vụ kiện duy nhất liên quan đến việc sử dụng dữ liệu để đào <small> </small>

<small>54</small><i><small> Consultation outcome: Artificial Intelligence and Intellectual Property: copyright and patents, tlđd (38). </small></i>

</div>

×