Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Pháp Luật Về Ưu Đãi Thuế Nhằm Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Khởi Nghiệp Sáng Tạo – Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Bài Học Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.11 KB, 68 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>HỌC CHO VIỆT NAM </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH: LUẬT THƯƠNG MẠI </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả Mã số SV Năm thứ

Trưởng nhóm: Nguyễn Như Hạnh

<b>Mã số cơng trình:………. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>HỌC CHO VIỆT NAM </b>

<i><b>THUỘC NHÓM NGÀNH: LUẬT THƯƠNG MẠI </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả Nam/Nữ Mã số SV Năm thứ

Trưởng nhóm: Nguyễn Như Hạnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC Trang bìa </b>

<b>Mục lục </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>1. Tính cấp thiết ... 1 </b>

<b>2. Tình hình nghiên cứu ... 2 </b>

2.1. Tình hình nghiên cứu trong trường ... 2

2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi trường ... 2

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 3 </b>

3.1. Mục đích nghiên cứu ... 3

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 3

<b>4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài ... 4 </b>

4.1. Phạm vi nghiên cứu đề tài ... 4

4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài ... 4

<b>5. Kết cấu của đề tài... 4 </b>

<b>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO ... 5 </b>

<b>1. Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ... 5 </b>

1.1. Các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ... 5

1.1.1. Doanh nghiệp khởi nghiệp ... 5

1.1.2. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ... 6

1.1.3. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ... 8

1.2. Đặc điểm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ... 11

1.3. Vai trò doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ... 13

<b>2. Quy định pháp luật về chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ... 15 </b>

2.1. Các quy định hỗ trợ chung cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ... 15

2.1.1. Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ... 16

2.1.2. Điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ... 18

2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ ưu đãi thuế ... 23

2.2.1. Các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thu nhập doanh nghiệp ... 23

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.2.2. Các quy định về Thuế Xuất khẩu - Thuế Nhập khẩu ... 28

2.3. Đánh giá các quy định của pháp luật về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam ... 28

<b>3. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định pháp luật về chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam ... 32 </b>

3.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay ... 32

3.2. Những bất cập trong việc phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay ... 34

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 36 </b>

<b>CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO VIỆT NAM ... 38 </b>

<b>1. Quy định của pháp luật nước ngoài về ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ... 39 </b>

1.1. Pháp luật Tây Ban Nha ... 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết </b>

Mặc dù thị trường khởi nghiệp tại nước ta hình thành muộn hơn so với các nước trên thế giới tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã có hệ sinh thái khởi nghiệp khá hồn thiện. Có thể thấy các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp tại Việt Nam phát triển đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bằng chứng là theo một thống kê của Bộ khoa học và Công nghệ vào năm 2017 cho thấy, cả nước hiện có có khoảng 600.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo<small>1</small>. Sự phát triển của loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế và xã hội nước ta.

Đặc biệt, bên cạnh những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 mang tới thì đây cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp nhanh nhạy, linh động ứng biến với thị trường bắt đầu kế hoạch khởi nghiệp bằng khả năng sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới để phát huy khả năng nhân rộng quy mô kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó tạo ra sự đột phá trong tốc độ phát triển so với những doanh nghiệp khởi nghiệp truyền thống khác.

Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách, văn bản pháp luật sẵn có của Nhà nước nhằm hỗ trợ “doanh nghiệp khởi nghiệp” nói chung như: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; Kế hoạch 4857/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2020-2025… thì “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” nói riêng vẫn ln có nguy cơ phải đối mặt với những thử thách, khó khăn như: khả năng kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước; chưa có kế hoạch, hướng dẫn phát triển trong những thị trường tiềm năng có sẵn như các tập đồn đa quốc gia, những tập đoàn đến từ nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam; chính sách ưu đãi về thuế đối với loại hình khởi nghiệp này chưa được điều chỉnh cụ thể rõ ràng… do mơ hình này còn khá mới mẻ đối với nước ta. Hơn hết, việc chưa có sự điều chỉnh chi tiết cụ thể về chế độ ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã vơ tình tạo ra một rào cản vơ hình gây trở ngại cho các nhà đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án, mục tiêu khởi nghiệp của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến những hạn chế trong việc tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mở rộng quy mô kinh doanh và hội nhập với thị trường quốc tế.

<small> </small>

<small>1 Hoàng Thị Kim Khánh, Tống Văn Tuyên, Đặng Ngọc Thư, “Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, truy cập ngày 01/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc hỗ trợ cũng như áp dụng những cách thức khởi nghiệp sáng tạo từ các quốc gia phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam, nhóm tác giả đã chọn đề tài “Quy định pháp luật về ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” để nghiên cứu, từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị áp dụng vào pháp luật Việt Nam.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Hiện nay, doanh nghiệp khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đây là lĩnh vực đang được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tiếp cận ở các góc độ khác nhau. Một số nghiên cứu có thể nhắc đến như:

<i><b>2.1. Tình hình nghiên cứu trong trường </b></i>

Ở góc độ khố luận cử nhân, có bài viết “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp” được viết bởi tác giả Nguyễn Thị Diễm Thu (năm 2010).

Ở góc độ luận văn thạc sĩ, có bài viết “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Tú Nguyệt (năm 2012).

Nhìn chung các tác giả đều đề cập đến những vấn đề liên quan đến chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

<i><b>2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi trường </b></i>

Ở góc độ các bài báo, tạp chí khoa học, có bài viết “Ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp: Những vấn đề đặt ra” được viết bởi tác giả PGS.TS. Lê Xuân Trường trong Tạp chí Tài chính số 678 tr. 13-16 (2018); bài viết “Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được viết bởi tác giả Trần Hùng trong Kinh tế và dự báo, Bộ kế hoạch và đầu tư số 13 tr. 31-33 (2018); bài viết “Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp” được viết bởi tác giả Nguyễn Văn Thịnh trong Tạp chí Tài chính số 678 tr. 4-12 (2018); bài viết “Áp dụng chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam” được viết bởi nhóm tác giả Phạm Đức Anh và Bùi Thị Mến (năm 2022); bài viết “Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thơng qua chính sách thuế” của nhóm tác giả Lương Thu Thuỷ và Nguyễn Đào Tùng (năm 2020)...

Ở góc độ đề tài nghiên cứu khoa học, có đề tài “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam” được viết bởi tác giả Võ Phan Như Quỳnh (năm 2019).

Những bài viết nêu trên, đã phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và đánh giá thực trạng áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Qua đó, các tác giả cũng đưa ra được những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, phạm vi của bài viết chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa cũng như các giải pháp đưa ra cũng chỉ mang tính chất chung cho toàn bộ đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chưa đưa ra được định hướng cụ thể cho đối tượng riêng là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>

Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu các điều kiện và chính sách ưu đãi thuế áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dựa trên quy định của pháp luật tại Việt Nam. Cùng với đó, nhiệm vụ của nhóm tác giả cịn bao gồm phân tích các quy định pháp luật liên quan tới chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị áp dụng vào pháp luật Việt Nam.

Trên cơ sở tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng, nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích và đánh giá những ưu điểm, những mặt hạn chế cũng như những điểm chưa phù hợp của pháp luật. Đồng thời, thông qua việc tham khảo pháp luật các nước trên thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam trong việc ban hành các quy định về chế độ ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra và giải quyết các điều kiện chủ yếu sau đây:

Nêu rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò và những vấn đề lý luận liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, từ đó đi sâu làm rõ các quy định về chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng như phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề ưu đãi thuế đối với loại hình doanh nghiệp này.

Nghiên cứu quy định pháp luật một số nước trên thế giới về chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Singapore và một số quốc gia khác ở khu vực Châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ). Thơng qua đó, đúc kết những bài học và kinh nghiệm cho Việt Nam, kiến nghị, đề xuất để hồn thiện chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài </b>

<i><b>4.1. Phạm vi nghiên cứu đề tài </b></i>

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào một số vấn đề:

(i) Quy định của pháp luật hiện hành về chế độ chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong Luật Thu nhập Doanh nghiệp năm 2008 và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

(ii) Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong đó, nhấn mạnh việc đánh giá thực trạng ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam và trao đổi những ý tưởng hồn thiện chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp này.

(iii) Một số quy định pháp luật của các nước trên thế giới về chế độ chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như pháp luật Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Singapore… Có sự so sánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam, qua đó tiếp thu những điểm tiến bộ và phù hợp với thực tiễn Việt Nam về chế độ chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

<i><b>4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài </b></i>

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu đã phối hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như (i) Phương pháp phân tích luật học, (ii) phương pháp phân tích - so sánh, (iii) phương pháp tổng hợp (trên cơ sở phân tích, so sánh và tham khảo pháp luật nước ngồi),… để tiến hành phân tích, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, sau đó phân tích, đưa ra đánh giá và lý giải một cách cụ thể.

<b>5. Kết cấu của đề tài </b>

Đề tài nghiên cứu được chia thành hai chương với nội dung như sau:

Chương 1: Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và quy định về chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Chương 2: Kinh nghiệm nước ngoài và một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cho Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI DOANH </b>

<b>NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 1. Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo </b>

<i><b>1.1. Các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo 1.1.1. Doanh nghiệp khởi nghiệp </b></i>

“Doanh nghiệp khởi nghiệp” là khái niệm chưa được định nghĩa trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Do đó, tuỳ vào từng cách tiếp cận mà khái niệm này được định nghĩa khác nhau. Theo nghĩa Hán-Việt, “khởi” là khởi đầu, bắt đầu và “nghiệp” là sự nghiệp, công việc<small>2</small>. Như vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp là một doanh nghiệp bắt đầu phát triển một sự nghiệp, công việc cụ thể là một mơ hình kinh doanh hoặc sản phẩm, dịch vụ mới để đưa vào thị trường và tạo ra lợi nhuận.

Các nhà kinh tế cũng có những cách tiếp cận khác nhau và đưa ra định nghĩa về khái niệm này theo quan điểm của mình. Cụ thể:

Theo Neil Blumenthal, đồng Giám đốc điều hành của Warby Parker được trích dẫn

<i>trên tạp chí Forbes: “A startup is a company working to solve a problem where the </i>

<i>solution is not obvious and success is not guaranteed.” (tạm dịch: Startup là một công </i>

ty mà hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo).

Còn Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses” thì: A startup is “a human institution designed to create new products and services under conditions of extreme uncertainty” (tạm dịch: Startup “là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn”).”<small>3</small>

Tại Việt Nam, doanh nghiệp khởi nghiệp trong những năm gần đây là cụm từ thường xuyên được nhắc đến. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa để nhận diện loại doanh nghiệp này. Trên cơ sở giải thích thuật ngữ và những cách tiếp cận của các nhà kinh tế học, trong đề tài này, nhóm tác giả nhận định doanh nghiệp khởi nghiệp là một doanh nghiệp mới được thành lập với mục tiêu tập trung phát triển quy mô sản phẩm và dịch vụ mới trong nền kinh tế hoặc cải tiến những sản phẩm, dịch vụ đang có trên thị trường mà chưa chắc chắn được kết quả mà chúng mang lại. <small> </small>

<small>2 Phan Vũ, “Nhận thức chung về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, [ (truy cập 01/04/2023) </small>

<small>3</small><i><small> Võ Phan Như Quỳnh (2019), Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, tr. </small></i>

<small>6-7. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>1.1.2. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo </b></i>

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện đang là đối tượng được nhiều kỳ vọng và sự quan tâm trong chính sách phát triển doanh nghiệp của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng cũng

<i>đã khẳng định: “Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát </i>

<i>triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến </i>

vì vậy, kể từ khi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xuất hiện, thuật ngữ này đã được tiếp cận dưới nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau.

Ở nước ngồi, doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đều được hiểu dưới thuật ngữ phổ biến là “startup”. Họ sử dụng từ “startup” để chỉ chung các doanh nghiệp bắt đầu một hoạt động, quá trình kinh doanh sản xuất mà không cần phân biệt rõ doanh nghiệp khởi nghiệp đó có yếu tố sáng tạo hay khơng. Tại Ấn Độ, theo “Notification Startup India Definition - Định nghĩa thơng báo về Startup ở Ấn Độ” thì một thực thể sẽ được xem là “Startup” sẽ phải đảm bảo ba điều kiện về thời gian thành lập/ đăng ký và loại hình doanh nghiệp; giới hạn doanh thu trong một năm tài chính; doanh nghiệp mà hướng đến sự đổi mới, phát triển và hoặc nâng cấp sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ hoặc là mơ hình kinh doanh mở rộng có tiềm năng tạo ra tài sản và cơ hội việc làm cao.

Tại Việt Nam, “startup” cũng là thuật ngữ được cộng đồng sử dụng phổ biến để định nghĩa khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Theo lời của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã định nghĩa tại Ngày hội khởi nghiệp Khoa học & Cơng nghệ Việt Nam - Techfest 2016 thì Startup chính là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đó là một cộng đồng đặc biệt, vì theo ơng, “tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới chưa từng có, cách tiếp cận thị trường mới, thường là liên quan đến công nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin và vì qua mạng nên khơng có tính biên giới”<small>5</small>.

Tiếp cận dưới một cách hiểu khác, Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT - ông Trương Gia Bình cho rằng: “Nói đến startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học cơng nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm” và khơng tính đến các doanh nghiệp mở quán cà phê hay quán phở<small>6</small>.

<small> </small>

<small>4</small><i><small>Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.</small></i>

<small>5 Trần Văn Thiện, Trần Nguyễn Nhã Chi, Trần Quốc Long, “Khởi nghiệp sáng tạo là cơ hội của tuổi trẻ Việt Nam”, [ (truy cập ngày 11/3/2023).</small>

<small>6 Theo Trí Thức Trẻ, “Ơng Trương Gia Bình: Đừng nhầm lẫn, bán cà phê, bán phở thì khơng thể gọi là khởi nghiệp!”, [ (truy cập ngày 11/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo lần đầu tiên được tiếp cận dưới dạng là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 đã định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi

<i>nghiệp sáng tạo là “Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên </i>

<i>cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”. Tuy nhiên, theo định nghĩa tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP quy định </i>

về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia thì đã bãi bỏ quy mơ của doanh nghiệp, cụ thể theo khoản 2 Điều 3 Nghị định này quy định cụ thể

<i>doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là “Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của </i>

<i>pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”. </i>

Có thể nhận thấy, tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP khái niệm “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” đã được xây dựng theo hướng mở rộng hơn. Cụ thể, không cịn hạn chế trong phạm vi quy mơ vừa và nhỏ như trước. Theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ngồi việc đáp ứng các quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cịn phải đáp ứng các tiêu chí về số lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tổng nguồn vốn, tổng doanh thu của năm trước để được xem là nhỏ và vừa. Chỉ khi đáp ứng các tiêu chí này, doanh nghiệp mới được xem là nhỏ và vừa, và từ đó mới được coi là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Như vậy, đối với các doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chí đó thì liệu có được xem là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hay không?

Song, một bước tiến tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP thể hiện qua việc quy định không hạn chế về quy mơ doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng, ngay cả khi không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp vẫn có thể được xem xét là khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của Nghị định này. Theo quan điểm của nhóm tác giả đồng tình với khái niệm được quy định tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP, bởi lẽ bất kì các doanh nghiệp nào cũng đều chứa đựng những tiềm năng và khả năng tạo ra giá trị tích cực cho xã hội và phát triển đất nước. Do đó, việc giới hạn theo quy mơ vừa và nhỏ như trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giới hạn phạm vi hoạt động và khơng công bằng đối với những doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu mặc dù mang lại kết quả có giá trị. Thiết nghĩ việc mở rộng quy định về khái niệm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là cần thiết, để tạo điều kiện cơng bằng, khuyến khích và thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Điều này cũng sẽ tạo niềm tin và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quan tâm đến việc thiết lập dự án.

Từ các cách tiếp cận trên, có thể hiểu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp mới thành lập tiến hành khởi nghiệp từ việc ứng dụng các giải pháp, kỹ thuật,

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới, sáng tạo nhằm mục đích nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và tạo ra những bước đột phá trên thị trường. Một trong những điểm cơ bản để nhận biết doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nằm ở việc chủ thể này hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới. Thêm vào đó, yếu tố đặc biệt nhất để phân biệt doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với các loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp khác là việc nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới và triển khai các giải pháp kinh doanh đem lại khả năng “tăng trưởng nhanh” về quy mô, khách hàng cũng như lợi nhuận.

<i><b>1.1.3. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo </b></i>

Nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã hình thành nên trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Startup Incubator).

Các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể được thành lập bởi:

<i>Thứ nhất, các tổ chức Chính phủ như Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc </i>

gia (NSSC) trực thuộc Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) ở Việt Nam thành lập theo quyết định số 416/QĐ-BKHCN với mục tiêu là hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc biệt trong các khía cạnh liên quan đến startup bên cạnh những hoạt động giúp các cơ quan quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo nắm bắt được thực trạng của hệ sinh thái, những khó khăn, vướng mắc của các chủ thể trong hệ sinh thái để xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý<small>7</small>. Cụ thể, vào năm 2023, nhiều hoạt động hợp tác hỗ trợ giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã diễn ra, cũng từ sự hợp tác này mà Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia NSSC đã ký kết một số thoả thuận hợp tác với các quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp Hàn Quốc để thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng lực công nghệ, phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc<small>8</small>;

<i>Thứ hai, các tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam như Hatch! Ventures thành lập năm </i>

2012 đến nay đã thu hút được hơn 10.000 nhà khởi nghiệp tham gia các chương trình tư vấn khởi nghiệp, hỗ trợ hơn 100 startup tìm vốn<small>9</small> , Startup Vietnam Foundation thành lập năm 2014 hướng đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua hai <small> </small>

<small>7</small><i><small> Báo Chính phủ, “Bức tranh toàn cảnh về đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam”, Báo Trà Vinh, </small></i>

<small>[25123.html] (truy cập ngày 10/8/2023). </small>

<small> Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, “Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam kết nối </small>

<i><small>quốc tế”, Bộ Khoa học và Công nghệ, [</small></i><small>tao-viet-nam-ket-noi-quoc-te.aspx] (truy cập ngày 10/8/2023). </small>

<small> Minh Hiếu, “Khát vọng ươm mầm khởi nghiệp của ông chủ trẻ”, EMagazine by tinnhanhchungkhoan.vn, </small></i>

<small>[hatch-ventures/index.html] ( truy cập ngày 10/8/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

tiện: Đổi mới sáng tạo và Hệ tư duy khởi nghiệp<small>10</small> và SVF hỗ trợ chính thức và trực tiếp khoảng 40 - 50 doanh nghiệp khởi nghiệp. Số lượng doanh nghiệp, tài năng trẻ tiếp nhận chương trình đào tạo khoảng 4.000 người/năm<small>11</small>... Ở châu Âu thì có Startup Chile thành lập năm 2010, tự hào hỗ trợ gần 2.000 doanh nghiệp với giá trị 2,1 tỷ USD và ngày nay startup Chile được coi là một trong 10 vườn ươm khởi nghiệp hàng đầu thế giới, với sự thành cơng của nó đã truyền cảm hứng cho hàng chục quốc gia khác làm theo với các sáng kiến tương tự cho các doanh nhân địa phương<small>12</small>,...

Ngồi ra, tại Việt Nam cịn có Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia NIC (National Innovation Center). Đây là một trung tâm thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam được thành lập nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mơ hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ<small>13</small>. Tuy trung tâm này cũng có mục đích là hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nhưng NIC không phải là một trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trực tiếp mà vẫn có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc cung cấp các nguồn lực, tài nguyên và kết nối với các cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trung tâm NIC cũng thường tổ chức các chương trình, sự kiện hướng đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh sự phát triển của các lĩnh vực công nghệ và khoa học tại Việt Nam.

Ví dụ, vào cuối năm 2022, Trung tâm đã phối hợp với Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp nhằm kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Đông Nam Á với cộng đồng các quỹ đầu tư quốc tế và khu vực. Tại diễn đàn đã có 39 quỹ đầu tư với tổng giá trị đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt nam, dự kiến đạt 5 tỷ USD trong giai đoạn 2023 - 2025<small>14</small>.

Mặc dù có chức năng tổ chức các chương trình hỗ trợ khác nhau, nhưng chức năng chính của các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vẫn là giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển nhanh chóng và hiệu quả hơn, tăng cường năng lực cạnh tranh, khuyến khích sự sáng tạo và tạo điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo kết nối với các nhà đầu tư và phát triển.

Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về điều kiện thành lập và nguyên tắc hoạt động đối với trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, <small> </small>

<small>10 “Tổng quan về SNF” [ (truy cập ngày 10/8/2023). </small>

<small>11</small> <i><small> “Startup Vietnam Foundation: “Bà đỡ” của các startup”, Doanh nhân Sài Gòn online, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 10/8/2023). </small>

<small>12 Nguyễn Lê Hằng, “Bản tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, [uploads/startup/2021_08/startup-31.2021.pdf] (truy cập ngày 10/8/2023). </small>

<small> Điều 1 Quyết định số 1269/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 10 năm 2019. </small>

<small>14 Huyền Trang Lê, “39 quỹ đầu tư cam kết rót 1,5 tỷ USD cho thị trường khởi nghiệp Việt Nam”, [ (truy cập ngày 11/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nhưng trên thực tế, thông qua những nhiệm vụ trọng tâm được đề ra của trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cùng các hoạt động của trung tâm có thể nhắc đến như tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện, các Ngày hội khởi nghiệp như Techfest, Vietnam Startup Day, thành lập các Quỹ đầu tư khởi nghiệp như Quỹ đầu tư Do Ventures, Quỹ đầu tư ESP Capital,... đã cho thấy được sự quan tâm, khuyến khích và tạo cơ hội trong quá trình hình thành và phát triển trong của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Sau khi được tiến hành, các hoạt động kể trên về cơ bản đã mang lại một số kết quả nhất định và đạt được những giá trị tích cực cho doanh nghiệp như hỗ trợ về việc tìm kiếm nhà đầu tư hay đơn thuần là cung cấp kịp thời các kiến thức và khắc phục vướng mắc trong giai đoạn đầu khởi nghiệp... Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà trung tâm hỗ trợ mang lại, nhóm tác giả nhận thấy cơng tác đánh giá tính khả thi và hiệu quả đối với giai đoạn sau hỗ trợ vẫn chưa thật sự được chú trọng triển khai và thực hiện. Chẳng hạn, sau giai đoạn đầu tìm kiếm quỹ đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thì vẫn chưa có khảo sát hoặc thống kê về hiệu quả của việc huy động vốn, bao nhiêu doanh nghiệp đã thành công trong việc tìm kiếm vốn, hay cách mà số tiền đầu tư thu được được sử dụng như thế nào để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Hay thậm chí là những lợi ích mà nhà đầu tư nhận được sau khi đồng ý đầu tư, cấp vốn cho những doanh nghiệp này. Điều này làm cho việc tiếp cận thông tin và áp dụng các chính sách hỗ trợ của các tổ chức này trở nên khó khăn, thiếu thu hút. Mặt khác, dù đã có những sự quan tâm dành cho quá trình khởi nghiệp của các doanh nghiệp nhưng nhìn chung các hoạt động hỗ trợ mang tính thực chất và trực tiếp cho đối tượng vẫn còn chiếm số lượng rất ít. Do đó, nhóm tác giả thiết nghĩ cần có những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế kể trên như xây dựng bảng tiêu chí đối với dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để đảm bảo rằng các dự án doanh nghiệp này đạt đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ trung tâm cũng như từ các nhà đầu tư; bên cạnh đó, trung tâm có thể tạo khảo sát cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp sau giai đoạn hỗ trợ để đánh giá tính hiệu quả mà chính sách hỗ trợ mang lại hoặc có thể liên tục cập nhật, đăng tải các thông tin của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với mục tiêu giúp các bên kịp thời nắm bắt, cũng như tiết kiệm được thời gian, công sức trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư - đối với doanh nghiệp và dự án phù hợp với mục tiêu và khả năng của mình - đối với nhà đầu tư. Điều này đảm bảo rằng những nguồn tài nguyên và hỗ trợ đều được tập trung vào những hoạt động có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp, từ đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>1.2. Đặc điểm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo </b></i>

Bên cạnh những đặc điểm mà các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải có thì doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn mang thêm một vài đặc điểm riêng biệt có thể kể đến như:

<i>Thứ nhất, tính đột phá và sáng tạo. </i>

Đây được xem là đặc điểm quan trọng nhất của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Khác với các doanh nghiệp khởi nghiệp thông thường, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường tập trung vào việc khai thác những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo từ đó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới mang tính đột phá và khác biệt hơn so với các sản phẩm, dịch vụ hiện có trên thị trường. Việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới là trọng tâm phát triển mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hướng tới bao gồm những ý tưởng đột phá và tư duy sáng tạo giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có tính ứng dụng cao, đem lại giá trị vượt trội cho khách hàng.

Ví dụ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mơ hình kinh doanh hồn tồn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo (như công nghệ in 3D)<small>15</small>, hoặc một cơng cụ trí tuệ nhân tạo (như ChatGPT),...

Ngồi ra đặc điểm tính đột phá và sáng tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vừa tạo động lực cho những tổ chức, cá nhân có định hướng khởi nghiệp theo hướng đổi mới sáng tạo vừa tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Từ quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại Điều 20 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có thể thấy đặc trưng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có đặc điểm chung là đều ứng dụng khoa học công nghệ, ý tưởng sáng tạo thu hút lượng lớn sự quan tâm của người tiêu dùng có nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Những tổ chức, cá nhân có khả năng nhận thức được tiềm năng phát triển to lớn này sẽ có xu hướng đứng ra khởi nghiệp hoặc thay đổi, cải tiến trong hoạt động kinh doanh để bắt kịp đà phát triển tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm mới và những cạnh tranh trên thị trường. Kết hợp những yếu tố kể trên đã tác động đến việc Nhà nước cần đưa ra những chính sách ưu đãi thích hợp tạo như cung cấp hỗ trợ tài chính, giảm thuế và tạo môi trường nghiên cứu, học hỏi cho doanh nghiệp nhằm tạo sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nước nhà.

<small> </small>

<small>15 Đỗ Văn Tính, “Lý thuyết về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, [ (truy cập ngày 11/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>Thứ hai, khả năng tăng trưởng nhanh và lợi nhuận lớn. </i>

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ không chú trọng quá nhiều đến việc tạo ra lợi nhuận hoặc dùng lợi nhuận để mở rộng doanh nghiệp, mở rộng kinh doanh mà thường sẽ hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh nghiệp càng nhanh càng tốt đặc biệt là nâng cao tính tăng trưởng của mơ hình kinh doanh. Thời kỳ đầu, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường sẽ tăng rất chậm, thậm chí là ở mức âm bởi trong giai đoạn này các doanh nghiệp đang trong giai đoạn hoàn thiện mơ hình, các ý tưởng của mình. Đến khi mơ hình được hồn thiện và được ứng dụng vào thực tiễn thì tốc độ tăng trưởng sẽ tăng rất nhanh - có thể nhanh hơn rất nhiều so với mơ hình doanh nghiệp truyền thống.

Tuy nhiên, để tăng trưởng nhanh thì doanh nghiệp cần có một chiến lược phù hợp, tầm nhìn rõ ràng và khả năng thu hút được đầu tư. Sự linh hoạt và đổi mới giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thích nghi với thị trường thay đổi nhanh chóng cùng khả năng đổi mới cũng giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, làm tăng cường cạnh tranh và thu hút được khách hàng. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường có tiềm năng tăng trưởng cao và có khả năng trở thành một doanh nghiệp lớn trong tương lai nếu được quản lý và phát triển đúng cách.

<i>Thứ ba, khởi đầu khó khăn và rủi ro cao. </i>

Trên thực tế, hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường mang theo những rủi ro cao do tính mới mẻ và thiếu kinh nghiệm. Đây là các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có danh tiếng và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm vốn đầu tư và đối tác kinh doanh. Thiếu kinh nghiệm quản lý và khả năng xây dựng lịng tin từ phía khách hàng cũng là thách thức đáng kể. Các doanh nghiệp này thường bắt đầu từ việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, chưa biết chắc được mức độ rủi ro

<i>và thách thức mà các sản phẩm hoặc dịch vụ này có thể mang lại cho doanh nghiệp. </i>

Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cịn phải đối mặt với khá nhiều khó khăn về thủ tục, vấn đề pháp lý khi khởi nghiệp khi thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn cịn phức tạp, chồng chéo, mất thời gian ngay từ khâu thành lập doanh nghiệp đến các hoạt động về sau khiến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mất đi cơ hội. Theo khảo sát vào năm 2017 của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), có 73% doanh nghiệp cho rằng rào cản liên quan đến cơ chế chính sách do thủ tục rườm rà, gây mất thời gian; 46% cho rằng do chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước; 36% cho rằng do sự thay đổi đột ngột và bất định về chính sách… Chính phủ có hàng loạt các chính sách hỗ trợ doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

nghiệp, trong đó có cải cách mạnh thủ tục hành chính nhưng mới chỉ có 27% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá cao nhóm giải pháp này<small>16</small>.

Theo thống kê, có 80% các dự án khởi nghiệp thất bại, 25% doanh nghiệp mới không tồn tại quá 01 năm; tỷ lệ này chỉ còn 10% doanh nghiệp tồn tại sau 05 năm và chỉ có 6% trong năm thứ 10.<small>17</small> Vì vậy, đối mặt với các khó khăn, rủi ro là điều thiết yếu của các doanh nghiệp cũng chính là động lực để phát triển từ đó các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho chính mình.

<i>Thứ tư, về nguồn vốn đầu tư. </i>

Xuất phát từ những đặc trưng và giá trị ứng dụng vượt bậc trong sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mang lại đã giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có khả năng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư với số tiền đầu tư lớn hơn so với doanh nghiệp khởi nghiệp thông thường. Việc có được nguồn vốn từ các nhà đầu tư giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể phát triển nhanh chóng và mở rộng quy mơ kinh doanh. Qua đó, tạo tiền đề giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể đạt được kết quả đúng với mục tiêu đã đặt ra một cách nhanh chóng.

Thơng thường, đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp thì nguồn vốn ban đầu có thể là từ vốn cá nhân, gia đình, người thân hoặc từ các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, đối với đại đa số các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thì việc tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết những vấn đề khó khăn của khách hàng thường được áp dụng bằng cách sử dụng công nghệ mới hoặc áp dụng công nghệ hiện đại để tạo ra giá trị mới. Chính điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dễ dàng thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nổi bật trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, kỹ thuật số vào q trình kinh doanh.

<i><b>1.3. Vai trị của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo </b></i>

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngày càng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia về kinh tế và xã hội, cụ thể:

<i>Thứ nhất, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lực </i>

lượng lao động.

Việc làm chính là lợi ích trực tiếp nhất mà các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mang đến. Các doanh nghiệp này có thể khởi đầu với quy mô nhỏ nhưng tiềm năng phát triển lại lớn. Vì thế khi mở rộng quy mô kinh doanh, cơ hội việc làm mới sẽ được tạo ra nhiều hơn và giải quyết được tình trạng thất nghiệp trong khu vực.

<small> </small>

<small>16</small><i><small> Theo Minh Hạnh/VOV, “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chật vật với thủ tục hành chính”, Quảng Minh </small></i>

<i><small>Điện tử, </small></i> <small>[2367493.html] (truy cập ngày 10/8/2023). </small>

<small> Theo Diễn đàn đối thoại khởi nghiệp, việc làm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 10/12/2017. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường là những cơng ty có quy mơ nhỏ và linh hoạt, có khả năng thích nghi với thị trường một cách nhanh chóng. Những doanh nghiệp này thường tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ mới có thể giúp họ cạnh tranh với các cơng ty lớn hơn đã có vị thế trên thị trường. Điều này tạo ra cơ hội cho các nhà sáng lập và các nhân viên tài năng được thể hiện và phát triển kỹ năng, cũng như giúp tạo ra nhiều công việc mới.

Ta có thể lấy “Grab” - Ứng dụng gọi xe cơng nghệ làm ví dụ cho vai trị này. Hiện nay, khơng khó cho chúng ta thấy được những tài xế xe công nghệ với đồng phục đặc trưng màu xanh lá của Grab. Vào năm 2019, Grab đã công bố kế hoạch đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 5 năm tới để phát triển các giải pháp cơng nghệ tài chính, cơng nghệ di động mới và logistics, với mục tiêu tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển nền kinh tế số của Việt Nam, tạo ra hàng triệu cơ hội tăng thêm thu nhập và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam<small>18</small>. Khơng chỉ có ở Việt Nam, Grab đã tạo ra cơ hội việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho khoảng 300.000 lao động có nguy cơ thất nghiệp tại Indonesia.

<i>Thứ hai, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là nguồn tài nguyên quan trọng để </i>

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường có tiềm năng tăng trưởng cao và có thể trở thành những doanh nghiệp lớn, tạo ra nhiều giá trị cho nền kinh tế bằng cách tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, từ đó tăng cường sự đa dạng và sự cạnh tranh trong thị trường. Sự xuất hiện của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo buộc các doanh nghiệp truyền thống phải đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm, dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Chính áp lực cạnh tranh đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới nếu muốn tồn tại và phát triển. Đây được xem là tiền đề góp phần đổi mới nền kinh tế và tạo ra một thị trường năng động, phát triển.

Ngoài ra, những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra sự phát triển kinh tế cho đất nước bằng cách thu hút nhà đầu tư và tăng cường xuất khẩu. Như đã phân tích thì doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hướng đến sự tăng trưởng nhanh chóng và một khi mơ hình đã hồn thiện, tốc độ tăng trưởng tăng thì doanh nghiệp đó có khả năng trở thành một doanh nghiệp lớn, từ đó tạo ra nguồn lợi nhuận mới đáng kể. Đồng thời, các hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường gắn liền với khoa học công nghệ, không ngừng cải tiến, nghiên cứu những cách thức vận hành mới với mơ hình kinh doanh phù hợp, hiệu quả cao. Chính tiềm năng đầy hứa hẹn và tính mới, sự hiệu <small> </small>

<small>18</small><i><small> Minh Hằng, “Grab - 'Chú kỳ lân khởi nghiệp' của Đông Nam Á”, Tin tức Thông tấn xã Việt Nam, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 14/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

quả trong mơ hình kinh doanh sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. Theo thống kê tính đến hết năm 2021, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã thu hút được hơn 1,5 tỷ USD đầu tư, con số này được ghi nhận là cao nhất từ trước đến giờ<small>19</small>.

Bên cạnh việc đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước thì doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cịn đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu bởi những sự khác biệt của nó với các doanh nghiệp khác và với cả các doanh nghiệp trên thế giới. Nhờ tính sáng tạo của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, tạo ra thương hiệu nổi trội hơn từ đó tăng khả năng tiếp cận và nắm bắt thị trường quốc tế. Nhờ đó mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhanh chóng tăng được lượng xuất khẩu và khi xuất khẩu sản phẩm với số lượng lớn có thể gia tăng lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp, qua đó góp phần đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

<b>2. Quy định pháp luật về chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo </b>

Dựa trên những thông tin đã phân tích về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhóm tác giả nhận thấy tầm quan trọng của việc thiết lập các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là những chính sách ưu đãi liên quan đến thuế. Việc phân tích cả về chính sách hỗ trợ tổng thể cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và cụ thể về chính sách ưu đãi thuế có thể giúp làm sáng tỏ các vấn đề hạn chế mà các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang gặp phải. Từ đó, nhóm tác giả có thể nhận thức rõ hơn về sự cần thiết phải hồn thiện các chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của họ và đối mặt với những thách thức hiện tại.

<i><b>2.1. Các quy định hỗ trợ chung cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo </b></i>

Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều hình thức hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nếu đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Qua đó, lần đầu tiên Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 đã đưa ra khái niệm “doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo” cũng như đưa ra các điều kiện và nội dung hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; tinh thần Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ngày 11 tháng 3 năm 2018; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 26 tháng 8 năm 2021.

<small> </small>

<small>19</small><i><small> Song Hoàng, “Việt Nam đã đầu tư hơn 1,5 tỷ USD cho các doanh nghiệp khởi nghiệp”, VNEconomy, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 14/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i><b>2.1.1. Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo </b></i>

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có thể được hưởng các chính sách hỗ trợ chung, tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại từng địa phương và từng thời kỳ. Hiện tại khung pháp lý áp dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ “doanh nghiệp nhỏ và vừa” được quy định tại Mục 1 Chương II Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, các chính sách này bao gồm: hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hỗ trợ về thuế và kế toán, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý, và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh những chính sách chung, theo khoản 2 Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và Điều 21 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn nhận được những nội dung hỗ trợ riêng theo các chế độ sau:

<i>Thứ nhất, hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị </i>

tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mơ hình kinh doanh mới. Các nội dung hỗ trợ nêu trên nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và mơ hình kinh doanh mới với các hoạt động cụ thể sau:

Một là, hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ: Đây là hoạt động giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm và dịch vụ mới. Thay vì phải tự mình nghiên cứu và phát triển cơng nghệ mới, các doanh nghiệp có thể sử dụng các cơng nghệ đã có sẵn để phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình một cách hiệu quả hơn.

Hai là, hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường có nguồn lực hạn chế và chưa có kinh nghiệm sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật phức tạp. Việc được hỗ trợ trong việc sử dụng thiết bị sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thiết bị, đồng thời giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc tìm hiểu và khắc phục sự cố. Đồng thời tăng năng suất sản xuất và năng lực cạnh tranh khi sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Ba là, hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung: Các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung thường được trang bị đầy đủ các tiện ích và thiết bị hiện đại, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có mơi trường làm việc chun nghiệp và thuận tiện, đồng thời doanh nghiệp có thể chia sẻ các khoản chi phí khác như chi phí vận hành, bảo trì, tiện ích với các doanh nghiệp khác. Đây cũng là nơi giao lưu kết nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp giúp họ trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Bốn là, hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mơ hình kinh doanh mới: Q trình thử nghiệm và hồn thiện sản phẩm, dịch vụ và mơ hình kinh doanh mới là một quá trình quan trọng giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ hoặc mơ hình kinh doanh của mình, đánh giá được các ưu điểm, nhược điểm để có thể phát triển sản phẩm, dịch vụ và mơ hình kinh doanh đúng hướng. Đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư thông qua việc đánh giá được tiềm năng thị trường của sản phẩm, dịch vụ hoặc mơ hình kinh doanh mới của mình.

<i>Thứ hai, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; </i>

thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng.

Về hoạt động hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm: Nhằm mục đích nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để giúp cho doanh nghiệp này kịp thời nắm bắt xu hướng mới, đưa ra sản phẩm, dịch vụ, mơ hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu cũng như tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, mơ hình kinh doanh đó trên thị trường.

Về hoạt động hỗ trợ hỗ thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Cung cấp thông tin về thị trường và các cơ hội đầu tư: doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường khó tiếp cận được thơng tin về thị trường và cơ hội đầu tư. Việc hỗ trợ cung cấp thơng tin này sẽ giúp các doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về thị trường và định hướng đầu tư phù hợp. Đồng thời đây cũng là cơ hội giới thiệu và kết nối với các nhà đầu tư có uy tín và kinh nghiệm từ đó tìm ra chiến lược đầu tư hợp lý và đúng đắn.

Về hoạt động hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ: Hoạt động hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ - một tài sản quan trọng của một doanh nghiệp, đó là những quyền đối với các sản phẩm, dịch vụ, phát minh, công nghệ và thương hiệu của doanh nghiệp. Những hoạt động hỗ trợ như sau sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tránh được việc bị đánh cắp ý tưởng hoặc sản phẩm, dịch vụ của mình. Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ cịn giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và tránh bị đối thủ cạnh tranh chiếm đoạt thị phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp vì những sản phẩm, dịch vụ và công nghệ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường được định giá cao hơn nếu có bảo vệ về sở hữu trí tuệ.

<i>Thứ ba, hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi </i>

nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Hoạt động hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo giúp cho các doanh nghiệp này tăng cường khả năng tiếp cận thông tin

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

liên quan đến thị trường, nguồn lực, chính sách hỗ trợ và các cơ hội mới… Đối với vấn đề xúc tiến thương mại, việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo sẽ giúp tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo cũng là một phần không thể thiếu thông qua các sự kiện, chương trình đào tạo, hội thảo, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi từ những người có kinh nghiệm và tạo ra các liên kết hợp tác, tăng cường khả năng phát triển của mình.

<i>Thứ tư, hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển </i>

cơng nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Hoạt động hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo giúp tạo ra giá trị kinh tế từ các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Việc giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tận dụng tài sản trí tuệ để bảo vệ và nâng cao giá trị thương hiệu cũng là một trong những ý nghĩa to lớn của hoạt động hỗ trợ này.

<i>Cuối cùng, trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối </i>

với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thơng qua các tổ chức tín dụng.

<i><b>2.1.2. Điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ </b></i>

Nhà nước ta đã tích cực đưa ra những chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển các hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, để được hưởng những hỗ trợ đó thì khơng phải doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nào cũng đương nhiên được hưởng mà phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể các tiêu chí được đặt ra để xác định một doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, bao gồm:

<i>Thứ nhất, doanh nghiệp có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được </i>

cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Quy định về thời gian hoạt động không quá 05 năm cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được đưa ra với mục đích chính để khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường hoạt động trong các lĩnh vực mới, chưa được khai thác hoặc còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đòi hỏi nhiều tài ngun để phát triển, trong đó có tài chính, thời gian, kiến thức, nguồn nhân lực,... Để tăng cường sự đổi mới và khuyến khích các doanh nghiệp khởi

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

nghiệp sáng tạo phát triển, Việt Nam đã thiết lập các chương trình hỗ trợ, chính sách khuyến khích, vốn đầu tư và nhiều giải pháp khác để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vượt qua các thử thách trong giai đoạn khởi đầu.

Từ đó, để những nguồn đầu tư, khuyến khích này được sử dụng một cách hiệu quả, quy định về thời gian hoạt động không quá 05 năm được đưa ra nhằm mục đích đảm bảo rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ tập trung vào các hoạt động phát triển kinh doanh của mình trong một khoảng thời gian hạn chế. Đồng thời, quy định này cũng giúp ngăn ngừa các doanh nghiệp “ma” hoặc không đủ khả năng vận hành và hoạt động một cách bền vững, bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phải chứng minh được tính khả thi và sự tồn tại bền vững của mình trong thời gian xác định để củng cố niềm tin của Nhà nước và các nhà đầu tư.

<i>Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo chưa thực hiện chào bán </i>

chứng khốn ra cơng chúng đối với cơng ty cổ phần.

Quy định về việc doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được thành lập theo loại hình là công ty cổ phần phải chưa thực hiện chào bán chứng khốn ra cơng chúng mới được nhận hỗ trợ được đưa ra nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro đối với các nhà đầu tư và bảo vệ lợi ích của công chúng. Bởi lẽ, khi một công ty cổ phần thực hiện chào bán chứng khốn ra cơng chúng, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào công ty này bằng cách mua các cổ phiếu hoặc trái phiếu. Điều này đồng nghĩa với việc công ty phải đáp ứng các yêu cầu bảo mật thông tin và chịu sự giám sát nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo rằng thơng tin cơng ty được công bố đầy đủ, đúng đắn và đáng tin cậy. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mới thành lập và chưa có lịch sử hoạt động, điều này làm gia tăng rủi ro đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào các doanh nghiệp này. Ngoài ra, quy định này cũng giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ tập trung vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và năng lực kinh doanh của mình thay vì chỉ tập trung vào việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư khác.

Thêm một lý do nữa để tồn tại quy định này là để giúp đảm bảo chất lượng và bảo toàn giá trị của những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp khởi nghiệp tập trung nghiên cứu, phát triển. Trong quá trình khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường phải vượt qua nhiều khó khăn và thử thách và đôi khi không thể đảm bảo 100% rằng họ sẽ thành công trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc năng lực kinh doanh của mình. Một khi các doanh nghiệp này chưa thực hiện việc chào bán chứng khốn ra cơng chúng thì sẽ khơng có áp lực từ các nhà đầu tư có nguồn vốn nhàn rỗi hoặc các nhà đầu tư khơng có chun môn trong lĩnh vực ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin để buộc các doanh nghiệp này phải tạo ra những thành công nhất định trong sản phẩm, dịch vụ của họ để mang lại lợi nhuận từ số tiền đã đổ vào đầu tư cho doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

nghiệp này. Việc đòi hỏi trả lại lợi nhuận có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như khiến doanh nghiệp này đẩy nhanh quá trình nghiên cứu hoặc hời hợt trong việc cải thiện sản phẩm dịch vụ khiến cho bản chất sản phẩm, dịch vụ không được như kỳ vọng đối với số vốn mà các nhà đầu tư khác bỏ ra.

Tại một số quốc gia trên thế giới, điều kiện để được nhận hỗ trợ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng là quy định được quan tâm.

Tại Ấn Độ, để được hưởng các biện pháp hỗ trợ thì trước tiên hết doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện để được xem là một “startup”, cụ thể:

<i>Thứ nhất, điều kiện về khoảng thời gian thành lập hoặc đăng ký doanh nghiệp là </i>

mười (10) năm và là một trong những loại hình doanh nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn tại Ấn Độ.

<i>Thứ hai, giới hạn doanh thu trong một (01) năm tài chính kể từ ngày thành lập/ </i>

đăng ký không vượt quá một (01) tỷ Rupee Ấn Độ.

<i>Thứ ba, doanh nghiệp đang hướng tới sự đổi mới, phát triển hoặc cải thiện sản </i>

phẩm hoặc quy trình, dịch vụ hoặc nếu đó là một mơ hình kinh doanh có tiềm năng mở rộng và tạo ra thêm của cải và việc làm<small>20</small>.

Nhìn chung, một doanh nghiệp sẽ không còn được xem là Doanh nghiệp khởi nghiệp sau khi trải qua khoảng mười thời gian (10) năm kể từ ngày thành lập/ đăng ký hoặc doanh thu trong một (01) năm tài chính của doanh nghiệp đó trong bất kỳ năm nào trong thời gian (10) năm đầu vượt quá con số một (01) tỷ Rupee Ấn Độ. Thêm vào đó, những doanh nghiệp được hình thành bằng cách chia, tách, sáp nhập với doanh nghiệp khác cũng sẽ không được xem là doanh nghiệp khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, tùy vào từng chương trình hỗ trợ do Chính phủ phê duyệt thì sẽ có các điều kiện khác nhau. Chẳng hạn, đối với chương trình “Credit Guarantee Scheme for Startups (CGSS) - Bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp khởi nghiệp”, đây là chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn đầu bao gồm các hoạt động thử nghiệm sản phẩm đến thâm nhập thị trường và thương mại hóa. Mục đích của chương trình này là cung cấp bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay không cần tài sản thể chấp do các Tổ chức thành viên (MIs) tài trợ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp đủ điều kiện được nêu ra trong thông báo của Bộ thương mại và công nghiệp Ấn Độ vào ngày 06/10/2022. Điều này có nghĩa là để hưởng sự hỗ trợ tài chính, doanh nghiệp ngồi việc đáp ứng điều kiện để được xem là “startup” thì cịn phải tuân thủ những điều kiện riêng của chương trình, bao gồm:

<small> </small>

<small>20 Khoản a, Điều 1 Notification Startup India Definition - Định nghĩa thông báo về Startup ở Ấn Độ. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

“i. Doanh nghiệp khởi nghiệp được công nhận bởi Cục Xúc tiến Công nghiệp và Nội thương (Department for Promotion of Industry and Internal Trade) theo thông báo của Công báo phát hành theo thời gian; và

ii. Doanh nghiệp khởi nghiệp đã đạt đến giai đoạn có doanh thu ổn định, được đánh giá từ báo cáo kiểm toán hàng tháng trong khoảng thời gian 12 tháng, phù hợp với hình thức tài trợ nợ; và

iii. Doanh nghiệp khởi nghiệp không bị vỡ nợ đối với bất kỳ tổ chức cho vay hoặc đầu tư nào và không bị phân loại là “Tài sản không được chi trả” theo quy tắc của chỉ số bán lẻ.

iv. Doanh nghiệp khởi nghiệp có đủ điều kiện được chứng nhận bởi thành viên trong tổ chức với mục đích bảo đảm bảo hiểm.”<small>21</small>

Tại Singapore, Chính phủ Singapore cũng cung cấp một loạt các hỗ trợ và sáng kiến để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Những chính sách, chương trình hỗ trợ này nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp này những nguồn lực, hỗ trợ tư vấn, tài trợ và cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển. Trong đó, một số chương trình hỗ trợ nổi bật có thể kể đến như:

Chương trình “The Startup SG Founder (SSGF) - Nhà sáng lập Startup Singapore” với mục đích khuyến khích và hỗ trợ các doanh nhân khởi nghiệp lần đầu có định hướng bắt đầu hoạt động kinh doanh đổi mới sáng tạo của riêng họ bằng cách cung cấp những hỗ trợ về tư vấn và tài chính. Qua đó, những doanh nhân khởi nghiệp lần đầu sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn tài trợ thơng qua trợ cấp khởi nghiệp, tham gia các khóa đào tạo và có cơ hội kết nối với những nhà đầu tư, tập đoàn lớn từ những đối tác của chương trình (AMP).

Theo đó, để một doanh nhân có thể tham gia vào Chương trình The Startup SG Founder (SSGF) thì doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của doanh nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện bao gồm:

- Không được nhận nguồn đầu tư từ các tổ chức chính phải khác (cho cùng một ý tưởng kinh doanh);

- Chưa từng nhận nguồn hỗ trợ từ Chương trình The Startup SG Founder (SSGF) từ trước;

- Phải có tối thiểu 51% cổ phiếu phát hành sở hữu bởi SC/PR;

- Đã đăng ký là doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn tư nhân ở Singapore trong thời gian tối thiểu là 6 tháng;

<small> </small>

<small>21 Điều 4 Credit Guarantee Scheme for Startups (CGSS) - Bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp khởi nghiệp. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Phải đầu tư số tiền tương ứng là 20.000 đô Singapore làm vốn thanh tốn trên ACRA (có ít nhất 10.000 đơ la làm vốn thanh toán với Cơ quan quản lý kế toán và doanh nghiệp - Accounting and Corporate Regulatory Authority (ACRA) tại thời điểm đăng ký với cơ quan Chính phủ Enterprise Singapore);

- Khơng được có ý tưởng kinh doanh được đề xuất nào thuộc danh sách được cung cấp bên như Quán cà phê, nhà hàng, câu lạc bộ đêm, phòng chờ, quán bar, bấm huyệt bàn chân, tiệm mát-xa, cờ bạc, mại dâm, dịch vụ hộ tống xã hội, cơ quan tuyển dụng (bao gồm tuyển dụng người có giấy phép lao động nước ngồi và cơng nhân/nhân viên hỗ trợ, dịch vụ tái định cư và dịch vụ nhân lực), và phong thủy.<small>22</small>

Một Chương trình khác tại Singapore nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển các giải pháp công nghệ độc quyền và xúc tiến cho sự phát triển của những doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên cơng nghệ độc quyền và mơ hình kinh doanh có tiềm năng mở rộng phát triển là “The Startup SG Tech - Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ Singapore”. Đây là một Chương trình hỗ trợ mà các Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở giai đoạn đầu sẽ nhận được tài trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Đã đăng ký tại Singapore trong vòng 10 năm qua tính từ thời điểm nộp đơn cấp phép;

- Có ít nhất 30% cổ phần doanh nghiệp thuộc sở hữu địa phương; - Không phải là công ty con* của một tập đoàn tại thời điểm thành lập (*: cơng ty con thuộc tập đồn mẹ có hơn 50% cổ phần trong thực thể đó.);

- Có doanh số bán hàng hàng năm không vượt quá 100 triệu đơ la hoặc quy mơ nhân sự của nhóm khơng vượt q 200 người lao động;

- Có hoạt động nghiên cứu và phát triển chính sẽ được thực hiện tại Singapore; - Người nộp đơn chính cần phải đảm nhận một vai trị quan trọng trong cơng ty. (tức là không chỉ đơn thuần là cổ đông).<small>23</small>

Như vậy, có thể thấy cả Ấn Độ, Singapore và Việt Nam đều quy định loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đều không phải là công ty cổ phần và hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng đến mục tiêu khai thác những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo từ đó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới mang tính đột phá và khác biệt hơn so với các sản phẩm, dịch vụ đã hoặc chưa có trên thị trường.

Tuy nhiên, quy định của chúng ta có một số điểm khác biệt cơ bản so với Ấn Độ và Singapore. Bên cạnh quy định về thời gian hoạt động và hạn chế đối với loại hình <small> </small>

<small>22 Theo Startup SG Founder,[ (truy cập ngày 10/08/2023). </small>

<small>23 Theo The Startup SG Tech, [ (truy cập ngày 10/08/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

doanh nghiệp là công ty cổ phần, pháp luật Việt Nam không đề cập đến tổng doanh thu trung bình của một năm tài chính sẽ giới hạn là bao nhiêu. Tuy nhiên đối với Ấn Độ, con số này không vượt quá 1 tỷ Rupee Ấn Độ trong điều kiện để được công nhận là một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để tham gia vào các chương trình ưu đãi của của Chính phủ Ấn Độ hoặc 100 triệu đơ la đối với Chương trình “The Startup SGTech - Doanh nghiệp khởi nghiệp cơng nghệ Singapore” tại Singapore. Nhìn chung, trong khi cả Singapore và Ấn Độ đều thiết lập các quy định chi tiết liên quan đến từng điều kiện của từng Chương trình ưu đãi cụ thể. Nhưng so với hai nước này, pháp luật hiện tại Việt Nam chỉ đang thể hiện sự tương đối đơn giản về điều kiện để được hưởng ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Việc chỉ ra hai điều kiện chung có thể dẫn đến sự thiếu rõ ràng về các tiêu chí cụ thể hơn mà các doanh nghiệp cần tuân theo để được hưởng ưu đãi. Trong tương lai, Việt Nam có thể xem xét việc điều chỉnh và bổ sung quy định để cụ thể hơn về các điều kiện nhận ưu đãi, tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Tóm lại, ở Việt Nam, cả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP không quy định điều kiện riêng cho từng loại hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, mà chỉ áp dụng điều kiện chung đã quy định. Việc hưởng các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được xác định dựa trên việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định chung. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng được các điều kiện này, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ không được nhận bất kỳ loại hỗ trợ nào.

<i><b>2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ ưu đãi thuế </b></i>

<i><b>2.2.1. Các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thu nhập doanh nghiệp </b></i>

Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa thiết lập hệ thống chính sách ưu đãi Thuế Thu nhập doanh nghiệp áp dụng riêng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Chính vì thế, chúng ta có thể dựa trên các quy định có sẵn như:

<i><b>Thứ nhất, theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017. </b></i>

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định các loại hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nói riêng. Trong đó, khi xem xét các quy định về chế độ ưu đãi thuế thì chỉ có quy định hỗ trợ chung đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó cũng áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

<i>và vừa 2017 thì “Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất </i>

<i>thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp”. Có thể thấy, quy </i>

định về ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được áp dụng theo các quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

định chung cho các loại hình doanh nghiệp theo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, doanh thu cũng như địa bàn hoạt động. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi khác nhau về mức thuế suất, miễn, giảm thuế tùy theo điều kiện và quy định của pháp luật.

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 13 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008 thì doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới liên quan đến công nghệ, bao gồm:

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao;

- Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;

- Đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao;

- Đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;

- Sản xuất sản phẩm phần mềm.

Đồng thời, đối với khoản thu nhập của doanh nghiệp từ việc thực hiện các dự án nêu trên, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008. Trong trường hợp này, để doanh nghiệp được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế kê khai theo khoản 1 Điều 18 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp khơng có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư (khoản 3 Điều 14 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008).

Bên cạnh đó, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 cũng đặt ra quy định về miễn, giảm thuế đối với Nhà đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 18 Luật này quy định nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với thu nhập từ khoản đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đối chiếu với Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp thì hiện nay vẫn chưa có quy định đối với việc ưu đãi thuế dành cho nhà đầu tư.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i><b>Thứ hai, theo quy định của Luật Đầu tư 2020. </b></i>

Các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, Trung tâm Đổi mới sáng tạo thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020<small>24</small>. Căn cứ theo Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ được hưởng các ưu đãi về Thuế Thu nhập doanh nghiệp như sau:

<i>Một là, về đối tượng được hưởng ưu đãi</i><small>25</small>:

- Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Trung tâm Đổi mới sáng tạo khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập nhằm hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thực hiện hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển tại trung tâm. Trong trường hợp này, các Trung tâm Đổi mới sáng tạo sẽ không đương nhiên được hưởng ưu đãi mà chỉ được hưởng ưu đãi đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Có chức năng hỗ trợ, phát triển, kết nối doanh nghiệp đổi mới sáng tạo với hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo;

(ii) Có một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật để phục vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo gồm: phịng thí nghiệm, phịng sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa cơng nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mẫu; cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị kỹ thuật bảo đảm cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cho doanh nghiệp để thiết kế, thử nghiệm, đo lường, phân tích, giám định, kiểm định sản phẩm, hàng hóa, vật liệu; có hạ tầng cơng nghệ thơng tin hỗ trợ doanh nghiệp và mặt bằng tổ chức sự kiện, trưng bày, trình diễn cơng nghệ, sản phẩm đổi mới sáng tạo; (iii) Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối cho doanh nghiệp hoạt động tại trung tâm; có mạng lưới chuyên gia và cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối cho doanh nghiệp.<small>26</small>

- Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo liên quan đến các lĩnh vực:

(i) Sản xuất sản phẩm hình thành từ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, phần mềm máy tính, ứng dụng trên điện thoại di động, điện toán đám mây; sản xuất dịng, giống vật ni mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới; tiến bộ kỹ thuật đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả hoặc được công <small> </small>

<small>24 Điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020. </small>

<small>25 Khoản 6 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. </small>

<small>26 Khoản 7 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

(ii) Sản xuất sản phẩm được tạo ra từ các dự án sản xuất thử nghiệm, sản phẩm mẫu và hồn thiện cơng nghệ; sản xuất sản phẩm đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, các giải thưởng về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;

(iii) Dự án của các doanh nghiệp hoạt động tại các Trung tâm Đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;

(iv) Sản xuất sản phẩm cơng nghiệp văn hóa hình thành từ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được cơng nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.<small>27</small>

<i>Hai là, về hình thức được hưởng ưu đãi: </i>

Các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, Trung tâm Đổi mới sáng tạo thuộc những đối tượng trên có thể được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thơng thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp<small>28</small>.

Ngoài ra, các dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các Trung tâm Đổi mới sáng tạo có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cịn được hưởng ưu đãi đặc biệt về Thuế Thu nhập doanh nghiệp với mức ưu đãi, thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt theo quy định của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.<small>29</small>

<i><b>Thứ ba, Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 08 năm 2020 quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia. </b></i>

Căn cứ theo điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định số 94/2020/NĐ-CP thì Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Khu Cơng nghệ cao Hồ Lạc và các cơ sở của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia ngồi Khu Cơng nghệ cao Hồ Lạc sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu, miễn thuế trong 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp không quá 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

<small> </small>

<small>27 Khoản 8 Điều 9 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. </small>

<small>28 Điểm a khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020. </small>

<small>29 Điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư 2020, điểm a khoản 6 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>Thứ tư, theo quy định của các văn bản khác. </b></i>

Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” là văn bản nền tảng quy định về chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Nội dung của đề án bao gồm nhiều hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong đó, tại điểm d khoản 1 Mục III có quy định liên quan đến chính sách thuế cho loại hình doanh nghiệp này, cụ thể quy định một trong những hoạt động của đề án là nghiên cứu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật cần thiết về “Cơ chế thuế, tài chính đặc thù đối với tổ chức và cá nhân có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ”. Quy định này đã tạo nền tảng, tiền đề thúc đẩy sự ra đời của chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Liên quan đến chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, vào ngày 24/6/2023 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14. Trong đó, về quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo đã quy định việc hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố, cụ thể như sau:

“a) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 05 năm từ thời điểm phát sinh thuế thu nhập phải nộp đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát sinh trên địa bàn Thành phố;

b) Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức có khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố;

c) Trong thời gian thực hiện Nghị quyết này, chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo làm việc tại doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố được miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 05 năm đối với thu nhập từ lương, tiền công.”

Dù đây chỉ là quy định mới nhưng thông qua đó thể hiện quyết tâm trong việc áp dụng Nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống, nhằm phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố. Đồng thời hướng tới mục tiêu tháo gỡ các khó khăn, rào cản mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

các doanh nghiệp, người dân đang gặp phải, trong đó tập trung chú trọng các hoạt động về hỗ trợ doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư.

<i><b>2.2.2. Các quy định về Thuế Xuất khẩu - Thuế Nhập khẩu </b></i>

Các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, Trung tâm Đổi mới sáng tạo thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư nên căn cứ theo Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất<small>30</small>, bao gồm:

- Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;

- Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;

- Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.<small>31</small>

Khi xem xét các quy định khác có liên quan, nhóm tác giả đã tiếp cận được các điều khoản ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, từ đó liên hệ với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21/08/2020, căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016, khoản 21 Điều 16 Thuế Xuất khẩu - Thuế Nhập khẩu năm 2016 quy định Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được miễn thuế hàng hoá nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Bên cạnh đó, đối với cơ sở Trung tâm tại Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc sẽ được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất theo điểm b khoản 2 Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21/08/2020.

<i><b>2.3. Đánh giá các quy định của pháp luật về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam </b></i>

<i><b>2.3.1. Ưu điểm </b></i>

<small> </small>

<small>30 Điểm b khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020. </small>

<small>31 Khoản 11 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu - Thuế nhập khẩu 2016. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Xuất phát từ vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới, tăng trưởng và cải thiện đời sống của người dân nên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các văn bản pháp luật hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể phát triển và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Các văn bản này đóng vai trị là tiền đề và cơ sở để định hướng, gia tăng các chính sách hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

<i>Thứ nhất, trước đây thuật ngữ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã được sử dụng </i>

phổ biến tuy nhiên nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng cụm từ này chưa thật sự nắm bắt được khái niệm, đặc điểm chính xác của cụm từ này. Vài năm trở lại đây, cụm từ “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” đã được định nghĩa lần đầu tiên trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017” dưới góc độ là “doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo” và mãi cho đến năm 2020 thì khái niệm này đã được cụ thể hóa trong Nghị định số

<i>94/2020/NĐ-CP. Theo đó, “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được </i>

<i>thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”. Như </i>

vậy, việc quy định khái niệm này sẽ giúp cho cá nhân, tổ chức tiếp cận với loại hình doanh nghiệp này sẽ có cái nhìn tổng quát và phần nào hình dung ra được “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” là gì? Từ đó, có cơ sở để xác định như thế nào là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và có kế hoạch, phương hướng để phát triển các doanh nghiệp này.

<i>Thứ hai, ngoài việc đưa ra các nội dung hỗ trợ chung đối với doanh nghiệp nhỏ và </i>

vừa khởi nghiệp sáng tạo, pháp luật Việt Nam cịn đưa ra các chính sách hỗ trợ về thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sẽ được hưởng các ưu đãi thuế trực tiếp như: được miễn, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu - thuế nhập khẩu; hoặc hưởng ưu đãi thuế gián tiếp thông qua ưu đãi Thuế Thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư tham gia đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Việc hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở giai đoạn đầu giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp này. Bởi lẽ, ở giai đoạn đầu tiên của việc khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phải phân bổ nguồn vốn của họ vào cơ sở vật chất, nhân viên, máy móc thiết bị… Thơng qua việc cho doanh nghiệp này hưởng một giá trị ưu đãi về thuế sẽ giúp doanh nghiệp này giảm bớt phần nào gánh nặng và tận dụng phần khoản chi phí ưu đãi thuế đó tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ của họ.

<i><b>2.3.2. Hạn chế </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Bên cạnh những ưu điểm đạt được trong quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, qua q trình tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm tác giả xin phép chỉ ra một số hạn chế tồn tại trong pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện nay trong lĩnh vực thuế. Cụ thể:

<i>Thứ nhất, các quy định về ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và </i>

cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng vẫn chưa có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật. Hiện nay, Việt Nam chưa thiết lập hệ thống chính sách ưu đãi thuế áp dụng riêng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Chính sách ưu đãi thuế phần lớn là ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và được áp dụng theo các quy định chung cho các loại hình doanh nghiệp theo các văn bản Luật Thuế có liên quan, trong đó bao gồm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Mặc dù, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có quy định biện pháp ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, nhưng khi dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật thuế có liên quan cũng khơng hướng dẫn cụ thể, điều đó dẫn đến khó khăn, khơng đồng nhất khi áp dụng vào thực tiễn.

<i>Thứ hai, doanh nghiệp được xem là nhỏ và vừa khi đáp ứng đủ các tiêu chí là </i>

doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 200 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng<small>32</small>. Mặt khác, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 94/2020/NĐ-

<i>CP quy định doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là “Doanh nghiệp được thành lập theo </i>

<i>quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”. Trong khái niệm </i>

trên không đề cập đến quy mô của doanh nghiệp, như vậy theo cách hiểu của nhóm tác giả thì doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn… Nói cách khác, khi tiến hành khởi nghiệp thì một doanh nghiệp có thể khơng đáp ứng các điều kiện của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, trường hợp một doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành hoạt động khởi nghiệp sáng tạo thì liệu doanh nghiệp ấy có được hưởng ưu đãi về thuế hay không vẫn đang là vấn đề mà pháp luật hiện nay chưa quy định, trong khi đó cũng khơng thể áp dụng các quy định của doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia để thực hiện ưu đãi thuế đối với loại hình doanh nghiệp này. Như vậy, việc xác định đối tượng được hưởng ưu đãi thuế vẫn chưa được quy định rõ ràng và cụ thể, do đó dễ dẫn đến việc áp dụng khơng đồng đều trong các địa phương và gây ra sự bất cơng cho các doanh nghiệp khác nhau. Cần có sự cụ thể hóa và minh bạch hơn về các tiêu chí xác

<small> </small>

<small>32 Khoản 1 Điều 4 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017. </small>

</div>

×