Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Chấm Dứt Quyền Của Cha, Mẹ Đối Với Con Chưa Thành Niên - Luật Quốc Tế, Pháp Luật Các Quốc Gia Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.01 KB, 99 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

I. Lý do chọn đề tài. ... 1

II. Tính cấp thiết của đề tài. ... 1

III. Câu hỏi nghiên cứu ... 2

IV. Mục tiêu của đề tài. ... 2

V. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH CHẤM DỨT QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN ... 4

1.1 Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chưa thành niên ... 4

1.2. Khái niệm và quyền của con chưa thành niên ... 7

1.2.1 Khái niệm con chưa thành niên ... 7

1.2.2 Quyền của con chưa thành niên ... 10

1.3. Chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên ... 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1... 23

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN Ở HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI ... 25

2.1 Theo hệ thống pháp luật tiểu bang Texas, Hoa Kỳ ... 25

2.1.1 Cơ sở chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên do cha, mẹ gây nguy hiểm cho con ... 25

2.1.2 Cơ sở để chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên do cha, mẹ không phù hợp để ni con ... 33

2.1.3 Ngun tắc lợi ích tốt nhất của trẻ ... 43

2.1.4 Hệ quả sau khi chấm dứt quyền của cha, mẹ ... 55

2.2 Theo hệ thống pháp luật Trung Quốc ... 58

2.2.1 Quy định về chấm dứt quyền giám hộ đối với con chưa thành niên ... 58

2.2.2 Hệ quả sau khi Tòa án xử lý xong vụ việc chấm dứt quyền giám hộ đối với con chưa thành niên ... 68

2.2.3 Các bản án về việc chấm dứt quyền giám hộ đối với con chưa thành niên ... 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2... 78 CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ... 80 3.1 Lý do cần đưa quy định chấm dứt quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên này vào pháp luật Việt Nam ... 80 3.1.1 Những bất cập hiện nay của quy định hạn chế quyền ... 80 3.1.2 Quy định chấm dứt quyền sẽ giải quyết những bất cập đang tồn đọng ... 83 3.2 Kiến nghị cho Việt Nam ... 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3... 87 KẾT LUẬN ... 89

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

HCQCCM Hạn chế quyền của cha, mẹ

CSNDKS Chăm sóc, ni dưỡng, kiểm sốt

CDQCCM Chấm dứt quyền của cha, mẹ

DFPS Department of Family and Protective Services - Bộ Dịch vụ Bảo hộ và Gia đình

“Ý kiến” Ý kiến về việc xử lý người giám hộ có hành vi vi phạm quyền giám hộ, xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên có hành vi vi phạm quyền giám hộ, xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜIMỞĐẦU I. Lý do chọn đề tài. </b>

Việc cha, mẹ có hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới con của mình khơng cịn là vấn đề mới lạ trong xã hội ngày này, có khơng ít bài báo nói về các hành động bạo hành, bỏ rơi, cưỡng ép con đi lao động trái phép... Vì thế, cần phải các sự can thiệp của Nhà nước nhằm ngăn chặn hành vi của cha, mẹ và đảm bảo an toàn cho con chưa thành niên. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì có quy định về biện pháp, chế tài hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, song quy định này còn nhiều bất cập khi áp dụng trong thực tế. Điều này dẫn tới, quyền, lợi ích của người chưa thành niên, ở đây là con chưa thành niên của người cha, mẹ có hành vi vi phạm, bị xâm phạm. Do đó, nhóm tác giả lựa chọn biện pháp, chế tài chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong hệ thống pháp luật Bang Texas (Mỹ) và pháp luật Trung Quốc, một biện pháp chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam.

<b>II. Tính cấp thiết của đề tài. </b>

Người chưa thành niên được xem như tương lai của đất nước, của quốc gia, sự phát triển về tinh thần lẫn thể chất của họ luôn được Việt Nam quan tâm, chú ý đến. Điều đó được thể hiện rõ ở pháp luật nước ta từ các Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Trẻ em, Luật Trợ giúp pháp lý mở rộng phạm vi trợ giúp pháp lý miễn phí đối với mọi trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi,... đến các Công ước quốc tế Việt Nam đã phê chuẩn như Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, ký kết ngày 20 tháng 11 năm 1989. Do đó, có thể nói nước ta vơ cùng quan tâm đến đối tượng người chưa thành niên này và tạo điều kiện để họ có thể phát triển, sinh sống tốt hơn.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc quy định mà cịn phải nhìn vào thực tiễn xã hội hiện nay. Một xã hội đã có rất nhiều biến đổi so với trước đây; nó là sự biến đổi từ tư tưởng, quan niệm của xã hội đến nhưng yêu cầu để một người có thể sinh sống, sinh hoạt, hịa nhập với cộng đồng. Vì thế cần có những sự đổi mới phù hợp trong quyền của người chưa thành niên để có thể giúp họ phát triển, độc lập, tự lập, hòa nhập dễ dàng với xã hội và cũng như để bảo vệ và đảm bảo quyền con người của họ một cách tốt hơn, rõ ràng hơn và hồn thiện hơn.

Việc đổi mới này khơng chỉ nằm ở việc nên phát triển các quyền nào, sửa đổi, bổ sung các quyền hiện nay như thế nào mà còn nằm ở việc hạn chế các tác động ngồi lên người chưa thành niên như gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội,... mà trong đó, mối liên hệ giữa con chưa thành niên với cha, mẹ là mối quan hệ gắn kết nhất và gần gũi nhất. Cũng trong giai đoạn phát triển tâm lý của con chưa thành niên, cha, mẹ góp phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

lớn vào việc hình thành nên tính cách, thói quen của con, đồng thời là người giúp đỡ con một cách chừng mực trong việc tạo nên các mối quan hệ xã hội.

Thế nhưng, không phải lúc nào cha, mẹ cũng có thể sử dụng quyền của mình một cách hợp lý, đúng đắn mà bản thân họ không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng, suy nghĩ, định kiến cũ không cịn phù hợp hoặc khơng cịn là u cầu bắt buộc của xã hội ngày nay trong đó có thể kể đến như việc hối hôn, tức là khi con cái đến một độ tuổi nhất định cha, mẹ sẽ thúc giục con mình tìm người kết hơn, sinh con; hay tư tưởng nhẫn nhịn trước bạo lực gia đình. Khơng chỉ vậy, có những phụ huynh lại lợi dụng quyền của mình mà xâm phạm đến quyền lợi của con chưa thành niên dẫn tới để lại những bất cập, điều tiêu cực trong quá trình trưởng thành, định hình tính cách của trẻ. Hoặc có những gia đình, cha, mẹ bảo vệ con cái quá mức dẫn đến trẻ khi phát triển, ra đường khơng có đủ kỹ năng để hòa nhập xã hội, tự lập.

Lúc này, cha, mẹ sẽ chịu chế tài hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo pháp luật Việt Nam; tuy nhiên, chế tài này còn tồn đọng nhiều bất cập. Do đó, nhóm tác giả đã tìm hiểu về chế tài chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong pháp luật nước ngồi và nhận thấy chế tài có thể khắc phục một số bất cập của chế tài hạn chế quyền.

<b>III. Câu hỏi nghiên cứu </b>

Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, cùng với quyền của con chưa thành niên được hiểu như thế nào?

Khái niệm về chấm dứt quyền của cha, mẹ?

Biện pháp chấm dứt quyền của cha, mẹ trong pháp luật Bang Texas (Mỹ) và trong pháp luật Trung Quốc được quy định như thế nào?

Những bất cập của quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

Quy định chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên giải quyết các bất cập của quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như thế nào?

Nên kiến nghị quy định biện pháp chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong hệ thống pháp luật Việt Nam như thế nào?

<b>IV. Mục tiêu của đề tài. </b>

Đề tài hướng đến việc so sánh và phân tích những quy định hiện hành ngày nay. Từ đó, đưa ra nhận xét và các kiến nghị nhằm mục đích có thể đưa quy định chấm dứt quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

của cha, mẹ đối với con chưa thành niên vào hệ thống pháp luật Việt Nam và được áp dụng một cách phù hợp, thiết thực.

Đồng thời, đề tài nghiên cứu, phân tích pháp luật quốc tế, pháp luật bang Texas (Mỹ), pháp luật Trung Quốc hiện hành liên quan đến việc xây dựng và áp dụng về chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Dựa trên những nền tảng đó, đề tài đưa ra những kiến nghị xây dựng pháp luật cho Việt Nam ở việc chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

<b>V. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu </b>

Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên – luật quốc tế, pháp luật các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam”, nhóm sẽ chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, có kết hợp giữa các quy định của các nước nhằm đưa ra kiến nghị phù hợp với Việt Nam. Thông qua việc phân tích các quy định pháp luật trên thế giới và nước ngồi cịn hiệu lực hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghĩ và vận dụng nó vào thực tiễn ở Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu chủ yếu về pháp luật về quyền con chưa thành niên và chấm dứt quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên. Lấy đó làm nền tảng để phân tích, so sánh và tìm ra những ưu điểm, nhược điểm. Nhóm cũng sẽ đi phân tích các bất cập của quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Phạm vi về khơng gian: Nhóm sẽ nghiên cứu chủ yếu về pháp luật quốc tế, luật bang Texas (Mỹ), luật Trung Quốc và pháp luật Việt Nam.

Phạm vi về thời gian: Nhóm sẽ nghiên cứu tồn diện về pháp luật liên quan tới chủ đề mà còn hiệu lực hiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG1.TỔNGQUANVỀQUYĐỊNHCHẤMDỨTQUYỀNCỦACHA,ME<small>̣ </small>ĐỐIVƠ<small>́</small>ICONCHƯATHÀNHNIÊN </b>

<b>1.1 Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chưa thành niên </b>

Một cộng đồng xã hội lúc nào cũng được tạo nên từ những kiểu gia đình với đầy đủ các thành viên khác nhau, từ gia đình hạt nhân gồm hai thế hệ cha, mẹ và con cái đến đại gia đình gồm nhiều thế hệ: ơng, bà, cơ, dì, chú bác,… Trong bất kỳ kiểu gia đình nào cũng đều là tổ hợp của nhiều loại mối quan hệ nhưng tiêu biểu nhất vẫn là mối quan hệ giữa cha, mẹ và con cái. Họ luôn là một mảnh ghép không thể tách rời trong việc xây dựng một mái ấm, một ngôi nhà đúng nghĩa. Mỗi bậc cha, mẹ đều có những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng, vun đắp lên ngôi nhà chung ấy. Cha, mẹ có một vai trị thiêng liêng, quan trọng trong việc định hướng và dẫn dắt đứa trẻ trưởng thành, vượt qua những khó khăn, thử thách và chung vui với con qua những thành công mà con đạt được. Bởi lẽ, cha, mẹ là một tấm gương cho con cái noi theo nên mỗi bước đi của cha, mẹ đều có những trọng trách quyết định, những nỗi niềm thử thách để vừa dạy con khôn lớn vừa là bài học trưởng thành của cha, mẹ trong hành trình ni con. Vì thế, mỗi một hành động của cha, mẹ đều đi đôi với nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con cái. Cha, mẹ phải vừa hành động cho đúng nghĩa vụ của cha, mẹ nhưng đồng thời cũng là được quyền thực hiện quyền của bậc phụ huynh đối với đứa trẻ để vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển tồn diện của trẻ.

Trong luật quốc tế có những điểm mới về việc bảo vệ mối quan hệ giữa cha, mẹ và con này. Trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990 đã có những quy định cho

<i>các nước thành viên tại khoản 1 Điều 18 như sau: “...cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của con cái. cha, mẹ, và tùy trường hợp có thể là người giám hộ hợp pháp, có trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của trẻ em. Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của họ.” Ngay cả trong Công ước cũng đã nêu ra quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ luôn </i>

phải gắn liền với sự nuôi dưỡng và phát triển của con cái, cụ thể hơn qua khoản 2 của

<i>Điều này: “... phải dành sự giúp đỡ thích đáng cho các bậc cha, mẹ và những người giám hộ hợp pháp trong việc thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em, và phải bảo đảm phát triển những thể chế, phương tiện và dịch vụ cho việc chăm sóc trẻ em”. Tại các </i>

quốc gia khác nhau, quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ cũng có những điểm lưu ý khác biệt. Đối với Philippines, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ được bao gồm các quyền về bảo vệ, yêu thương, chăm sóc, cung cấp những hướng dẫn về tôn giáo, đức tin cho con cái, cung cấp sự chăm sóc y tế, bảo vệ đời sống thể chất và tinh thần của con

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cái. Trong Luật Gia đình Philippines, tại Điều 220<small>1</small>, nhóm tác giả thấy rằng yếu tố quan trọng nhất và luôn được đề cao qua từng điểm là sức khỏe tinh thần, thể chất của đứa trẻ và sự hiện diện của cha, mẹ trong từng thời điểm, từng quyết định của đứa trẻ cần có sự có mặt của cha, mẹ. Mỗi cha, mẹ đều có nghĩa vụ và quyền đối với con cái của mình. Điều này, được quy định cụ thể tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam. Nghĩa vụ của cha, mẹ khơng nhằm mục đích phục vụ lợi ích của cha, mẹ, nó phục vụ lợi ích cho sự phát triển của con cái, trong đó đối tượng cần sự chú ý đặc biệt là con chưa thành niên. Theo nhóm tác giả, nghĩa vụ của cha, mẹ bao gồm tất cả những nghĩa vụ tác động trực tiếp đến bên ngồi mơi trường sống của đứa trẻ, bao gồm lựa chọn trường học, môi trường sống, trạm y tế hay bệnh viện nơi con cái được tiếp cận với những điều kiện y tế mà con cần để sống khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường. Ngồi ra, nó cịn bao gồm những tác động đến tâm sinh lý của đứa trẻ, bảo vệ và hun đúc lên tinh thần, tính cách, đạo đức của một đứa trẻ. Tất cả các nghĩa vụ của cha, mẹ chỉ vì một mục đích cao cả nhất đó là vì bản thân sự phát triển của người chưa thành niên được tốt nhất.

Cha, mẹ thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tiên quyết để họ được sử dụng quyền đối với con cái của mình. Nghĩa vụ của cha, mẹ phải đảm bảo cho con có những quyền cơ bản của con trẻ bao gồm quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc sức khỏe, học tập và phát triển năng khiếu, quyền vui chơi, giải trí,... Cha, mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hịa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. Quyền của cha, mẹ là quyền được tự quyết định, lựa chọn cho con cái những gì tốt nhất cho sự phát triển của trẻ và quyền này có thể đối kháng với lợi ích của những chủ thể khác có quyền đối với con trẻ. Có thể hiểu rằng quyền của cha, mẹ mang lại lợi ích nhất định cho cha, mẹ bởi vì đó khơng chỉ là quyền để bảo vệ con trẻ mà còn là quyền để thỏa mãn nhu cầu

<small>2. To give them love and affection, advice and counsel, companionship and understanding; </small>

<small>3. To provide them with moral and spiritual guidance, inculcate in them honesty, integrity, self-discipline, self-reliance, industry and thrift, stimulate their interest in civic affairs, and inspire in them compliance with the duties of citizenship; </small>

<small>4. To enhance, protect, preserve and maintain their physical and mental health at all times; </small>

<small>5. To furnish them with good and wholesome educational materials, supervise their activities, recreation and association with others, protect them from bad company, and prevent them from acquiring habits detrimental to their health, studies and morals; </small>

<small>6. To represent them in all matters affecting their interests; 7. To demand from them respect and obedience; </small>

<small>8. To impose discipline on them as may be required under the circumstances; and </small>

<small>9. To perform such other duties as are imposed by law upon parents and guardians. (316a)”. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>lợi ích của cha, mẹ như cách hiểu về lợi ích của con người trong cuốn “Quyền của phụ huynh và giá trị của gia đình”.</i><small>2</small>

Trong Luật Dân sự của Hàn Quốc, từ Điều 913 đến Điều 916 có quy định về quyền của cha, mẹ. Trong đó liệt kê bao gồm 4 quyền: quyền bảo vệ và giáo dục con, quyền chỉ định nơi cư trú, quyền thi hành kỷ luật, quyền cho phép kinh doanh, quyền quản lý tài sản riêng của con. Các quyền này nhằm kiểm soát quyết định được đưa ra dưới danh nghĩa của đứa trẻ hoặc vì đứa trẻ mà quyết định. Còn tại Điều 203 Bộ luật Dân sự Bỉ có đưa ra định nghĩa quyền của cha, mẹ được giới hạn trong các quyền sắp xếp nơi ở, ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giám sát, giáo dục, rèn luyện hoặc phát triển của con. Nhìn chung theo nhóm tác giả, quyền của cha, mẹ có thể được chia ra làm hai dạng: quyền cơ bản khi thực hiện nghĩa vụ của cha, mẹ và quyền gián tiếp phái sinh khi các chủ thể khác thực hiện sau khi cha, mẹ đã thực hiện nghĩa vụ của mình. Hiểu theo một khía cạnh khác, quyền cơ bản của cha, mẹ không phải là nghĩa vụ bắt buộc tuân thủ mà chính là sự tự nguyện, tự do giáo dục, nuôi dạy con cái của mình theo đúng ý mà cha, mẹ muốn.

<i>Cha, mẹ được quy định nghĩa vụ phải “chăm lo cho việc học tập của con để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức”</i><small>3</small> nhưng thơng qua quyền của cha, mẹ; cha, mẹ có thể lựa chọn ngôi trường phù hợp cho con, lựa chọn hướng đi học tập trong nước hay nước ngoài, chọn lựa trau dồi văn hóa hay thúc đẩy phát triển kỹ năng xã hội, nghệ thuật cho con trẻ,... Tất cả đều chính là quyền cơ bản mà cha, mẹ có quyền quyết định. Ngồi ra, quyền của cha, mẹ cịn đến từ nghĩa vụ của con và của bên thứ ba. Đối với nghĩa vụ của con, cha, mẹ có quyền được yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng và gìn giữ danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình<small>4</small>. Đây là những gì mà cha, mẹ xứng đáng được hưởng khi đã thực hiện nhiều điều cho con. Không chỉ con cái, những quyền này của cha, mẹ luôn được tôn trọng bởi bất kỳ chủ thể nào, trừ những trường hợp được quy định bị hạn chế quyền cha, mẹ. Cha, mẹ có quyền được tự định đoạt nơi ở của con chưa thành niên, được chọn trường học, bệnh viện và các phương pháp y tế nhằm giúp con được phát triển tốt nhất, không phụ thuộc hay bị ràng buộc bởi một tổ chức, cá nhân nào khác. Trong trường hợp cha, mẹ ly hơn, quyền được chăm sóc, ni dưỡng con nếu được cha, mẹ thỏa thuận thì Tịa án phải tơn trọng và cơng nhận sự thỏa thuận đó. Ngồi ra quyền được thăm nom cũng được bảo vệ và không bị ai cản trở<small>5</small>.

Tổng thể lại, quyền lợi của cha, mẹ thực chất được xuất phát từ nghĩa vụ quy định cho cha, mẹ. Việc quy định như vậy là bởi nhà làm luật muốn việc thực hiện nghĩa vụ

<small>2 “We shall define a right as fundamental if it is owed to a person in virtue of their simply being a person, and its justification is grounded in the benefits it will bring to that person and not to others.”, H. Brighouse and A. Swift, "Parents' Rights and the Value of the Family," Ethics 117 (2006), 87. </small>

<small>3 Trích khoản 1 Điều 69, Luật Hơn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam. </small>

<small>4 Trích khoản 1 Điều 70 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam. </small>

<small>5 Trích khoản 3 Điều 82 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

của cha, mẹ được thực hiện tốt hơn, sát sao hơn và hết lịng vì con cái hơn. Đối với những nghĩa vụ của cha, mẹ, việc thực hiện rập khuôn sẽ không mang lại hiệu quả tích cực và phù hợp với từng đứa trẻ, vì thế việc đưa ra những quyền lợi của cha, mẹ nhằm giúp cha, mẹ đưa ra những quyết định đúng đắn, linh hoạt trong việc định hướng phong cách ni dạy con phù hợp. Việc này cịn khiến đứa trẻ hứng thú và có sự kết nối nhất định với người phụ huynh bởi vì những gì họ đã làm cho con sẽ khiến góc nhìn của đứa trẻ về phụ huynh thay đổi, để một gia đình có sự hịa hợp và nhằm mục đích phát triển tốt nhất cho đứa trẻ

<b>1.2. Khái niệm và quyền của con chưa thành niên </b>

<i><b>1.2.1 Khái niệm con chưa thành niên </b></i>

<i>Theo Điều 1 Công ước về Quyền trẻ em năm 1990 quy định: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Khác với khái niệm </i>

trẻ em nói trên thì người chưa thành niên được Bộ Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về thực hiện tư pháp đối người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh)<small>6</small><i> ghi nhận như sau: “Người chưa thành niên là một trẻ em hoặc một thanh thiếu niên, theo những hệ thống pháp luật tương ứng, sẽ được xử lý về một hành vi vi phạm pháp luật theo cách khác với người trưởng thành”. Theo văn bản này, khái niệm của người chưa thành niên bao gồm cả trẻ </i>

em, thanh thiếu niên. Cả hai đối tượng này được đề cập đến trong Quy tắc đều là người chưa trưởng thành.

Ngoài ra, trong Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do 1990 được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 45/113 ngày

<i>14/12/1990, người chưa thành niên được định nghĩa: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn độ tuổi thấp hơn mức này theo đó khơng được phép tước tự do của trẻ em cần được pháp luật quy định.” Theo đó, văn bản này cùng với Cơng ước về </i>

Quyền trẻ em đều khẳng định định nghĩa người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên. Vậy thuật ngữ “trẻ em” và “con chưa thành niên” cùng được hiểu là người dưới 18 tuổi. Tại các nước khác nhau, quy định về độ tuổi để được coi là con chưa thành niên cũng khác nhau. Ở một số nước như Trung Quốc<small>7</small> và Philippines<small>8</small>, độ tuổi được coi là con chưa thành niên là dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó cũng có những nước như Hàn Quốc<small>9</small> quy

<i>định độ tuổi con chưa thành niên là dưới 19 tuổi. Các quốc gia đều có quy định về độ </i>

<small>6 Trích Mục 2 Phần 1 Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên, 1985 (Các quy tắc Bắc Kinh). </small>

<small>7 Điều 17 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. </small>

<small>8 Mục e Điều 4, Đạo luật phúc lợi và tư pháp vị thành niên năm 2006. </small>

<small>9 Điều 4 Bộ luật Dân sự Đại Hàn Dân Quốc. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

tuổi con chưa thành niên dù khác nhau nhưng nhìn chung thì khơng có khoảng cách quá lớn giữa các nước. Việc xác định độ tuổi này phụ thuộc rất lớn vào quan điểm xây dựng pháp luật của mỗi nước. Những quan điểm đó dù có khác nhau nhưng đều tập trung xác định bởi yếu tố mục tiêu xây dựng chính sách cơng. Điển hình là trong hệ thống giáo dục của hầu hết các quốc gia đều quy định độ tuổi hồn thành chương trình giáo dục bắt buộc đều rơi vào độ tuổi 18. Khi đã hoàn thành chương trình giáo dục này thì nhà làm luật nhận thấy được trẻ em độ tuổi này đều đã được trang bị đủ những kiến thức cần thiết về tư duy, tâm sinh lý, pháp luật.

Đầu tiên, yếu tố ảnh hưởng tới quy định về độ tuổi là các nghiên cứu về sinh lý, tâm lý xã hội đã được cơng nhận. Trong đó, có thể kể đến là các nghiên cứu đáng tin cậy của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định, vị thành niên là người từ 10 đến 19 tuổi. Từ góc độ tâm sinh lý học, các nghiên cứu khoa học đều chứng minh rằng, giai đoạn vị thành niên (từ 10 đến 19 tuổi theo quan điểm của WHO) là thời điểm rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Trong giai đoạn này, mỗi người dần phát triển năng lực cá nhân của mình<small>10</small>. Các cơng trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, người dưới 18 tuổi vẫn đang trong quá trình trưởng thành cả về thể chất và tinh thần, điều này được thể hiện rõ ràng ở việc bộ não chưa phát triển đầy đủ. Vì thế, trong 18 năm đầu đời là vơ cùng quan trọng cho q trình hồn thiện thể chất, tâm sinh lý và cần được sự chăm sóc, hỗ trợ từ người lớn. Đây là những căn cứ quan trọng để cơ quan lập pháp hoàn thiện pháp luật một cách phù hợp nhất.

Thứ hai, việc kế thừa, học hỏi, tham khảo quy định của quốc tế, của hệ thống pháp luật của các nước khác cũng ảnh hưởng đến ý chí nhà làm luật của các nước, việc các nước trong một khu vực kế thừa hay học hỏi cách lập pháp lẫn nhau xong nên việc quy

<i>định về độ tuổi con chưa thành niên có thể tương tự là việc không thể tránh khỏi. </i>

Tại Việt Nam, nước ta đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về quyền trẻ em từ rất sớm. Vì thế, quyền trẻ em ở Việt Nam được hiến định từ trong Hiến pháp 1946 đến tất các bản Hiến pháp sau nay: Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013. Đến nay, quyền trẻ em cũng được cụ thể hóa và quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhiều văn bản đề cập tới trẻ em thường dùng từ “người” hoặc “người chưa thành niên” hoặc “con chưa thành niên” và xác định độ tuổi khác nhau. Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, Luật trẻ em 2016 của Việt Nam quy định trẻ em là

<small>10 WHO, “Adolescent health”, xem tại: truy cập ngày 04/03/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

người dưới 16 tuổi, Bộ luật Lao động 2019 của Việt Nam quy định người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi,... là những quy định cho thấy độ tuổi của người chưa thành niên theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Độ tuổi của con chưa thành niên cũng quyết định khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật. Thuật ngữ “người chưa thành niên” và thuật ngữ “trẻ em” có cùng một nội dung là để chỉ những người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần để được coi là người trưởng thành. Tuy nhiên, xét dưới góc độ độ tuổi thì khái niệm người chưa thành niên theo pháp luật Việt Nam rộng hơn khái niệm trẻ em vì người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Trên cơ sở độ tuổi, pháp luật xác định năng lực hành vi dành cho một chủ thể cụ thể được hưởng những quyền nhất định và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Căn cứ theo Điều 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi trở lên thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự để xác định lỗi trong pháp luật Hình sự của Việt Nam. Từ đó có thể xác định cách xử lý cho phù hợp với từng chủ thể.

Từ những thuật ngữ trên, nhóm tác giả rút ra những đặc điểm chung nhất định của những người này. Về mặt cảm xúc người chưa thành niên trong quá trình phát triển về sinh lý lẫn tâm lý. Đây là một giai đoạn nhạy cảm dễ dẫn đến mất cân bằng về mặt cảm xúc khi bị tác động từ các yếu tố bên ngồi như gia đình, xã hội, bạn bè… và sự mất cân bằng về mặt cảm xúc dẫn đến những hành vi không đáng có khi khơng làm chủ được bản thân và ảnh hưởng của những điều tiêu cực xung quanh. Về nhu cầu độc lập, ở một độ tuổi chưa chín chắn về suy nghĩ có xu hướng tự hành động, tự đưa ra quyết định theo cách phù hợp, thỏa mãn cho nhận thức của bản thân hơn là để phù hợp với những quy tắc của xã hội, môi trường đòi hỏi. Trong hoạt động học tập hay giao tiếp với bạn bè và người lớn ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, trong ăn mặc, trong quan hệ bạn bè, trong thưởng thức nghệ thuật hay thể thao… Có thể nói nhu cầu độc lập là sự phát triển tất yếu và rất cần thiết của các em ở lứa tuổi chưa thành niên. Đây là cơ sở quan trọng giúp các em trở thành người lớn sau này. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng, nhu cầu độc lập khơng chỉ có mặt tích cực mà cịn có mặt tiêu cực nếu phát triển đúng với các chuẩn mực xã hội đưa ra thì đây là tích cực nhưng khi phát triển thái q có những hành vi lệch chuẩn thì dễ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội. Về nhận thức pháp luật của người chưa thành niên còn rất non nớt. Nhận thức và quan niệm pháp luật chưa hình thành đầy đủ hoặc bị lệch lạc chủ quan của nhận thức chính họ. Những kiến thức pháp luật phần lớn được truyền tải, giáo dục từ gia đình, xã hội, mơi trường xung quanh nơi mà họ có thể tích lũy được những kiến thức mỗi ngày khi cịn ở độ tuổi này. Vì thế nhiều người chưa thành niên thờ ơ đối với những quy định pháp luật. Một khía cạnh khác cho rằng quy định pháp luật chỉ mang tính hình thức và hành động căn cứ vào nhu cầu bản thân mà không suy nghĩ hậu quả. Hay nói cách khác nhận thức pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

của phần lớn người chưa thành niên phạm tội biểu hiện ở mức độ thấp. Nhận thức pháp luật giúp các em phát triển một cách đúng đắn và trở thành công dân tốt cho xã hội. Ý thức pháp luật là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Khi đó nhà làm luật căn cứ vào những biểu hiện này mà ban hành những quy định riêng về những người chưa thành niên không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với hành vi của mình hay những chế tài giảm nhẹ mang tính nhân đạo dành riêng cho nhóm đối tượng này để tạo cơ hội để phát triển một cách tốt nhất. Việc hạn chế một phần trách nhiệm của hành vi cho nhóm người chưa thành niên là phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ những quyền tốt nhất cho đối tượng này.

Tóm lại, từ những văn bản và khái niệm trên, ở Việt Nam, thuật ngữ con chưa thành niên được đồng nhất với quốc tế là chỉ đối tượng người dưới 18 tuổi, đang trong giai đoạn đầu sự phát triển con người, tham gia quan hệ pháp luật khác nhau với vai trò chủ thể tương ứng với quan hệ pháp luật đó.

<i><b>1.2.2 Quyền của con chưa thành niên </b></i>

Con chưa thành niên là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về mặt nhận thức, thể chất, tâm lý ảnh hưởng lớn từ mặt sinh học, phát triển chưa đầy đủ còn non nớt về ý thức và hành vi. Từ những đặc điểm chung của đối tượng này mà quyền cũng có những mặt khác hơn so với quyền con người nói chung, để phù hợp với sự phát triển về mặt nhận thức, cảm xúc của họ được quy định cụ thể cho pháp luật của quốc gia thành viên trong

<i>Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em như sau: “trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”<small>11</small></i>. Đối tượng tác động của quyền này không chỉ mỗi con chưa thành niên mà quyền này có thể là nghĩa vụ của cha, mẹ, người giám hộ hợp pháp của con.

Ngoài các quyền cơ bản trong quyền con người như quyền sống, tự do, an toàn cá nhân, tự do ngơn luận… thì con chưa thành niên vẫn có những quyền khác để có thể đảm bảo được quá trình phát triển tinh thần và thể chất lành mạnh, khỏe mạnh, an toàn như quyền được giám hộ, nuôi dưỡng.

Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã đề cập tới các quyền của trẻ trên nhiều lĩnh vực, lấy đó làm “nguyên tắc chung” giúp bổ sung các quy định khác và đóng vai trị cơ bản trong việc đảm bảo thực hiện được các quyền trong Cơng ước. Nhìn chung, quyền của trẻ em được quy định trong đây có thể chia thành bốn nhóm quyền quan trọng lần lượt

<small>11 Lời mở đầu Công ước quốc tế Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

là quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia.

<i><b>Đầu tiên là nhóm quyền được sống còn. Trẻ em từ khi sinh ra có quyền được sống </b></i>

và được đảm bảo sự sống đấy. Bởi chỉ khi cịn sống, trẻ em mới có thể được hưởng những quyền lợi hợp pháp khác của mình mà đảm bảo cho q trình phát triển tồn diện về thể chất và tinh thần. Đây là điểm quan trọng nhất phải được nhà nước, gia đình và xã hội đặc biệt chú trọng. Vì thế có thể nói, nhóm quyền này là nền tảng để các quyền khác để trẻ em được tồn tại thì mới phát sinh được các quyền khác. Điều này cũng được thể hiện trong Công ước quốc tế Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em rằng nhóm quyền được sống cịn được quan tâm một cách đặc biệt.

Trong đó, có những quyền được quy định như Điều 6 về quyền được sống<small>12</small>, tức mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống và nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống cịn và phát triển của trẻ em. Điều này đã nói lên rằng quyền này của trẻ có quan hệ mật thiết tới nhà nước và được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước. Hay quyền được có họ tên và quốc tịch ở Điều 7 là trẻ có quyền được đăng ký lập tức khi sinh ra và có quyền có họ tên, quốc tịch ngay từ khi chào đời. Bởi lẽ, họ tên được xem là một cách nhận diện từng cá thể trong xã hội; nên việc đứa trẻ có họ tên, được đăng ký họ tên lập tức cũng có nghĩa là giúp cho đứa trẻ có tên riêng của mình và được ghi nhận thơng tin trong xã hội.

Ngoài những quyền khác được quy định trong nhóm quyền này thì có quyền khơng bị tách khỏi cha, mẹ ở Điều 09, đáng được chú ý. Nó giúp bảo rằng đứa trẻ sẽ khơng bị tách khỏi cha, mẹ của mình khi trẻ khơng muốn, trừ trường hợp do các cơ quan có thẩm quyền quyết định và các thủ tục áp dụng theo pháp luật cho rằng việc tách khỏi cha, mẹ như vậy là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em trong quá trình sinh sống và phát triển toàn diện. Bởi lẽ, mối quan hệ giữa trẻ em với cha, mẹ là mối quan hệ thiêng liêng, cũng như cha, mẹ ln mong có thể đem tới những điều tốt nhất của nhau; nên việc tách con ra khỏi cha, mẹ của mình có thể khiến hai bên bị ảnh hưởng về tâm lý hoặc có thể gây khó khăn trong q trình trưởng thành, phát triển của con. Đồng thời, nhóm tác giả cho rằng về mặt sinh lý thì lúc này trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần nên cần được cha, mẹ hướng dẫn, dẫn dắt, hỗ trợ trẻ để có thể lớn lên khỏe mạnh và được phát triển tồn diện. Ngồi ra, cịn có mặt xã hội, bởi cha, mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển xã hội của con của mình như cách giao tiếp, cư xử,… các kỹ năng xã hội khác, từ đó, hình thành nên tính cách, suy nghĩ, hành động của trẻ. Ngồi ra, đứa trẻ cịn cần sự đồng hành, chăm sóc của cha, mẹ cho tới khi có đầy đủ năng lực hành vi

<small>12 Điều 6 Công ước quốc tế Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

dân sự, có khả năng nhận thức, hành động một cách hồn chỉnh và có khả năng tự chăm sóc, lo lắng cho bản thân mình. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con chưa thành niên, một số quốc gia có biện pháp là chấm dứt quyền của cha, mẹ nhằm bảo vệ con trước hành vi vi phạm quyền cha, mẹ, quyền của con chưa thành niên; đây cũng là chế tài được cơ quan có thẩm quyền quyết định với sự quyết định của Tòa án được nhắc tới trong Điều 09 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

<i><b>Nhóm quyền thứ hai là nhóm quyền được phát triển, nó là những quyền với mục đích đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ của trẻ em về vật chất và tinh thần. Trong đó </b></i>

có quyền được học tập, vui chơi, tự do tơn giáo, văn hóa… đã được Công ước quốc tế quy định. Những quy định này tác động đến việc phát triển của trẻ em theo chiều hướng tích cực hay khơng. Đây là điểm vơ cùng quan trọng vì trẻ em như là nền móng của xã hội, đồng thời cũng là nguồn nhân lực tri thức lớn trong tương lai. Do đó, quá trình phát triển của trẻ cũng sẽ tác động đến tương lai quốc gia sau này, một quốc gia vững mạnh là một quốc gia nơi trẻ em được học tập, phát triển một cách tích cực. Các chế tài dành cho trẻ em cũng phải được quy định trên cơ sở tơn trọng nhóm quyền của trẻ, để lấy sự răn đe làm nền tảng đồng thời đảm bảo được lợi ích của trẻ. Vì thế, việc chú trọng đến nhóm quyền này của trẻ khi lập pháp là vô cùng cần thiết. Thứ nhất kể đến là quyền được chăm sóc, ni dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Trong đó, nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm sự sống cịn và phát triển của trẻ em; quyền được cha, mẹ chăm sóc sau khi ra đời; quyền sống chung với cha, mẹ, quyền đồn tụ gia đình… đã được quy định ở các Điều 6, 7, 9, 10 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em; nhằm tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức. cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm hàng đầu trong việc chăm sóc, ni dưỡng và phát triển trẻ em; những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của họ theo Điều 18 và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. Thứ hai là Điều 24 về quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, trẻ em có quyền được hưởng mức cao nhất về sức khỏe, các phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ. Các quốc gia phải đặc biệt chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe ban đầu như: chống bệnh tật, suy dinh dưỡng, giúp đỡ y tế và chăm sóc sức khỏe cho tất cả trẻ em; phải thực hiện những biện pháp thích hợp để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh; cha, mẹ và trẻ em được thông tin, giáo dục về bảo vệ sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em, phát triển công tác phịng bệnh và các dịch vụ kế hoạch hố gia đình; xóa bỏ những tập tục có hại cho sức khỏe của trẻ em và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ em. Thứ ba, quyền có mức sống đủ để phát triển tồn diện, mọi trẻ em có quyền có mức sống đủ để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội. cha, mẹ, người ni dưỡng có trách nhiệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

hàng đầu trong việc bảo đảm cho trẻ em được hưởng mức sống ấy. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và giúp đỡ cha, mẹ, người có trách nhiệm nuôi dưỡng thực hiện quyền này. Trong trường hợp cần thiết phải thực hiện các chương trình hỗ trợ và giúp đỡ vật chất, đặc biệt về dinh dưỡng, quần áo và nhà ở. Điều này nhắm tới việc đảm bảo, hỗ trợ trẻ có mơi trường phát triển tồn diện tốt nhất, nó giúp cho trẻ sẽ trở thành một người có ích cho xã hội, tránh những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội. Bởi nếu khơng có mức sống đủ để phát triển toàn diện, trẻ sẽ phải đối mặt với việc tự hồn thiện bản thân khơng có sự hỗ trợ từ bất cứ đâu ở một mặt nào đó và q trình đó sẽ tồn đọng nhiều thách thức, khó khăn khi trẻ không được hướng dẫn, giúp đỡ; như thế, trẻ sẽ dễ bị sa vào những điều tiêu cực hoặc có lối sống, suy nghĩ khơng lành mạnh. Cuối cùng, trong những quyền khác của nhóm quyền này thì quyền được học tập ở Điều 28 là một quyền tối quan trọng. Nó là một trong những quyền cơ bản của trẻ em và loại quyền này liên quan đến tất cả các loại quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Xét theo khía cạnh nào đó, đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền khác. Chỉ khi trẻ được giáo dục đúng cách, thì trẻ em mới có thể biết, hiểu và được hưởng đúng quyền lợi của mình. Bởi giáo dục là nơi mà các tri thức, kỹ năng đều đã trải qua quá trình chọn lọc, cân nhắc kỹ càng trước khi đưa đến cho người chưa thành niên nhằm giúp họ có nhận thức đúng đắn và kiến thức phù hợp trong các mối quan hệ xã hội của mình cũng như đối với bản thân. Do đó, quyền giáo dục của trẻ em là điều phải được quan tâm, để ý tới vì nó có thể ảnh hưởng tới nhận thức ở các quyền khác của trẻ cũng như ảnh hưởng những quyền đó.

<i><b>Thứ ba là quyền được bảo vệ, trong q trình phát triển thì trẻ em có khả năng bị tác động bởi các yếu tố khách quan như các hành vi vi phạm nghĩa vụ của cha, mẹ, lạm dụng trẻ em, xâm hại, bắt cóc buôn bán trẻ em,… để lại những hậu quả không </b></i>

lường trước được. Vì trẻ cần phải được gia đình, Nhà nước và xã hội tơn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Do đó, hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em cần được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Trong đó có thể kể đến quyền về khơng phân biệt đối xử đối với trẻ em ở Điều 2, bởi nguyên tắc cơ bản của Công ước là mọi trẻ em phải được hưởng quyền của mình và khơng có bất cứ sự phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, tơn giáo, khuyết tật, nguồn gốc dân tộc hay xuất thân giàu nghèo… Sự quy định này cũng đảm bảo các trẻ em có quyền hưởng mọi điều kiện như nhau, môi trường học như nhau,… để giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất, tích cực nhất. Kế đó là Điều 19 về quyền được bảo vệ chống lại bạo lực, lạm dụng và sao nhãng đối với trẻ em; bảo vệ trẻ em khởi sự bóc lột. Nhà nước phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực về thể chất và tinh thần, bị thương tổn hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc chăm sóc sao nhãng, bị ngược đãi hoặc bóc lột, lạm dụng tình dục của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ hoặc của những người khác có trách nhiệm chăm sóc trẻ em. Quy định này đã thể hiện yếu tố xã hội, hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật của người khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nên cần được nhà nước bảo vệ và tách ra khỏi những hành động đó. Dù cho người thực hiện hành vi là cha, mẹ của trẻ. Bởi lúc này, cần được ưu tiên sự phát triển về tinh thần và thể chất con chưa thành niên hơn các yếu tố khác; vì những hành vi này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng lâu dài tới trẻ.

<i><b>Nhóm quyền cuối cùng là nhóm quyền được tham gia, trẻ em có quyền được tham gia, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. Cha, mẹ cần phải tạo điều kiện, khơng </b></i>

ngăn cấm trẻ làm những điều mà con thích trong khn khổ pháp luật. Những hành vi ngăn cản hay ép buộc vơ hình chung làm cho trẻ ngày càng thụ động và ảnh hưởng đến sự phát triển một cách tồn diện của trẻ em. Trẻ có quyền tự do kết giao và tự do hội họp theo Điều 15, trừ một số hạn chế được pháp luật quy định và cần thiết để bảo vệ an tồn cơng cộng, trật tự xã hội, bảo vệ sức khoẻ hay đạo đức hoặc bảo vệ quyền và tự do của người khác. Ngồi ra, Điều 17 cũng nói tới quyền được thu nhận thơng tin thích hợp. Khi đó, trẻ em có quyền được thu nhận thơng tin và tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là những thông tin, tư liệu cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe, thể chất và tinh thần của mình. Nhà nước phải khuyến khích các cơ quan thơng tin đại chúng truyền bá những thơng tin tư liệu có ích lợi về mặt xã hội và văn hoá cho trẻ em; bảo vệ trẻ em chống lại những thông tin và tư liệu có hại cho phúc lợi của trẻ em. Vì đây là một trong những cách giúp trẻ em kết nối với thế giới bên ngồi, cũng như học hỏi, tìm hiểu những điều tích cực, kiến thức bổ ích. Tuy nhiên, đi kèm với những quyền này là sự hợp tác giữa nhà nước, gia đình và xã hội, bởi thông tin trên mạng không phải đều được kiểm chứng và phù hợp với lứa tuổi, có những thơng tin sẽ gây ảnh hưởng khơng tốt đến trẻ và có thể khiến trẻ em có những suy nghĩ, hành động không phù hợp, vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội. Vì thế trong quy định mới nhận mạnh đến chữ “thích hợp”. Do đó, dù trẻ em có quyền tự do kết giao, hội họp, thu nhận thông tin hay các quyền khác ở nhóm quyền này thì cũng cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh để có thể giúp trẻ nhận dạng, nhận diện, biết thế nào là thơng tin thích hợp, phù hợp cho bản thân.

Hiểu được tầm quan trọng của con chưa thành niên vì vậy Việt Nam quy định về quyền con chưa thành niên trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của mình, trong đó có quyền nhân thân. Đây là quyền dân sự gắn với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp khác do luật quy định và việc xác lập, thực hiện quan hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

dân sự liên quan đến quyền này phải được người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên đồng ý<small>13</small>. Ngoài ra, con chưa thành niên cịn có quyền có tài sản riêng và định đoạt tài sản riêng của mình theo quy định tại Điều 75, Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam.

<i><b>Ngồi ra, con chưa thành niên cịn có quyền được phát triển tồn diện. Điều đó </b></i>

được thể hiện thơng qua một trong những khía cạnh đó là quyền được học tập và được bảo vệ. Trong một số loại luật, con chưa thành niên được xuất hiện được xử lý nhẹ hơn bởi vì mức độ nghiêm khắc của nhà nước với đối tượng này không cao, chủ yếu dừng lại ở mức độ cảnh cáo, răn đe để người vi phạm, phạm tội là con chưa thành niên được sửa chữa lỗi lầm của mình. Có thể kể đến ở trong Luật Hành chính của Việt Nam, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính: mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên<small>14</small>. Thêm đó, trong Luật Hình sự 2015 của

<i>Việt Nam, cũng có quy định tại Điều 12 “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng”. Việc xử lý trên căn cứ vào năng lực hành </i>

vi dân sự, khả năng nhận thức để tham gia vào quá trình phạm tội của người chưa thành niên. Người chưa thành niên áp dụng hình phạt nhẹ hơn so với người thành niên để đảm bảo lợi ích tốt nhất, nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Các nước khác trên thế giới cũng nhận thức được tầm quan trọng về quyền của con chưa thành niên nên có những văn bản pháp luật quy định về quyền này của con chưa thành niên. Trong đó, Trung Quốc có những quy định dành riêng cho con chưa thành niên trong Luật Bảo vệ người chưa thành niên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tiêu biểu như:

<i>“Điều 03: Nhà nước bảo đảm các quyền sống, quyền phát triển, quyền được bảo vệ, quyền tham gia và các quyền khác của người chưa thành niên. </i>

<i>Người chưa thành niên được hưởng mọi quyền bình đẳng theo quy định của pháp luật, không bị phân biệt bởi dân tộc, chủng tộc, giới tính, hộ tịch, nghề nghiệp, tín ngưỡng tơn giáo, trình độ học vấn, hồn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần của mình, cha, mẹ hoặc những người giám hộ khác. </i>

<small>13 Khoản 1, 2 Điều 25 Bộ Luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam. </small>

<small>14 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 của Việt Nam. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Điều 04: Việc bảo vệ người chưa thành niên phải được tuân thủ theo nguyên tắc bảo đảm có lợi nhất cho người chưa thành niên…”</i><small>15</small><i>. </i>

Những quy định của trong luật Bảo vệ người chưa thành niên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kế thừa dựa trên những nguyên tắc vốn có của Công ước về Quyền trẻ em những đã được cụ thể hóa để phù hợp với đất nước. Từ trung ương cho đến địa phương cho thấy quyền của người chưa thành niên được nhà nước quan tâm từng cấp chính quyền. Qua hai điều:

<i>“Điều 8 Chính quyền nhân dân trên cấp quận sẽ đưa công việc bảo vệ trẻ vị thành niên vào các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội quốc gia của họ và đưa các quỹ cần thiết cho công việc vào ngân sách của họ. </i>

<i>Điều 9. Chính quyền nhân dân cấp huyện phải thiết lập cơ chế phối hợp bảo vệ trẻ vị thành niên, lập kế hoạch tổng thể, điều phối, thúc đẩy và hướng dẫn công tác bảo vệ của các bộ phận liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình. Cơng việc cụ thể của cơ chế phối hợp sẽ do cơ quan dân sự của chính quyền nhân dân cấp trên cấp huyện đảm nhận, chính quyền nhân dân cấp tỉnh cũng có thể quyết định công việc cụ thể do các cơ quan liên quan khác đảm nhận theo tình hình thực tế.<small>16</small></i>”

Việc bảo vệ trẻ em được quy định rất chặt chẽ và các cơ quan phải phối hợp lập kế hoạch, điều phối, hướng dẫn công tác nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình để ứng phó với tình hình thực tế. Đây cũng là điểm sáng giá của Luật Bảo vệ người chưa thành niên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bởi lẽ, nếu các cơ quan trên thực tế cùng ra sức hợp tác với nhau lúc đó bệnh viện, trường học ngày càng được cải tạo hồn thiện, có thêm những ngơi trường dành cho những trẻ em có trường hợp đặc biệt về sức khỏe hay khơng có cha, mẹ đảm bảo đời sống của trẻ được hoàn thiện đến khi đủ tuổi thành niên để phát triển một cách toàn diện, chất lượng nhân lực trẻ ngày một tăng đưa nền kinh tế, chính trị cải thiện hơn, giảm thiểu tội phạm ở người chưa thành niên ở đất nước này.

Ở Nhật Bản, Luật người chưa thành niên ngày 15 tháng 7 năm 1948 ra đời nhằm mục đích thúc đẩy sự giáo dục lành mạnh cho người chưa thành niên, đồng thời sữa chữa những khiếm khuyết về nhân cách và điều chỉnh môi trường của những người chưa thành niên phạm pháp thông qua các biện pháp cải tạo và thực hiện các biện pháp đặc biệt đối với các vụ án hình sự của người chưa thành niên<small>17</small>. Cho thấy đầu thế kỷ XX nhà làm luật ở đất nước này đã đề cao quyền và sự phát triển của trẻ từ rất sớm. Dù đã

<small>15 Theo bản dịch của nhóm tác giả. </small>

<small>16 Bản dịch của nhóm tác giả. </small>

<small>17 Bản dịch của tác giả Điều 1 Luật Người chưa thành niên Nhật Bản ngày 15 tháng 7 năm 1948. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

mắc phải sai lầm nhưng trẻ em cũng được tạo điều kiện, giáo dục lành mạnh để khắc phục những khuyết điểm, đào tạo thành một con người tốt trong tương lai.

Từ những quy định trên, quyền con chưa thành niên là những đảm bảo về mặt pháp lý để bảo vệ con chưa thành niên phát triển toàn diện được quy định trong văn bản quốc tế và các quốc gia riêng biệt.

<i><b>1.3. Chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên </b></i>

1.3.1 Khái niệm

Trong cả pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, chấm dứt quyền của cha, mẹ chưa có khái niệm chính thức. Vì thế, để định nghĩa cho cụm từ chấm dứt quyền của cha, mẹ này, nhóm tác giả tự đưa ra định nghĩa dựa trên việc nghiên cứu từ pháp luật quốc gia, cụ thể là luật của Trung Quốc và luật của bang Texas, Mỹ.

Theo Luật Gia đình của bang Texas, Mỹ thì việc chấm dứt quyền cha, mẹ được chia làm hai hướng là bị chấm dứt và tự nguyện chấm dứt hay còn được gọi là từ bỏ quyền cha, mẹ.<small>18</small> Việc từ bỏ quyền của cha, mẹ này do ý muốn chủ quan của người phụ huynh muốn từ bỏ quyền và nghĩa vụ của mình với nhiều lý do khác nhau nhưng chung quy lại tất cả đều vì lý do khách quan và lý do chủ quan ảnh hưởng đến quyết định nuôi con của mỗi người. Việc bị chấm dứt quyền của cha, mẹ là do Tòa án thực hiện ra quyết định dựa trên tình hình thực tế của các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ, bao gồm: môi trường, cách giáo dục, các quyền về nhân thân,…

Trường hợp tự nguyện từ bỏ quyền làm cha, mẹ thì cha, mẹ đó phải ký vào bản tun thệ tự nguyện từ bỏ các quyền của cha, mẹ, sau đó sẽ được nộp cho Tịa án. Nếu thẩm phán thấy việc chấm dứt quyền của cha, mẹ là vì lợi ích tốt nhất cho trẻ thì sẽ ra quyết định chấm dứt quyền cha, mẹ.<small>19</small>

Các căn cứ tự nguyện chấm dứt quyền cha, mẹ theo Điều 161.005 của Luật Gia đình của bang Texas:

<i>“Khơng có quan hệ huyết thống. </i>

<i>Đã xác nhận có quan hệ huyết thống hoặc khơng có ý kiến về quan hệ huyết thống trong q trình tố tụng trước đó vì lầm tưởng rằng vào thời điểm ký xác nhận hoặc vào ngày ra quyết định của Tịa án là người đó là cha ruột dựa trên những thông tin sai lệch.” </i>

Trên thực tế chấm dứt quyền cha, mẹ căn cứ mối quan hệ huyết thống là hợp lý khi cha, mẹ không có cùng dịng máu với đứa trẻ thì việc ni đứa trẻ sẽ khơng cịn hiệu

<small>18 Theo Điều 161.001(b)(1) và Điều 161.005 Luật Gia đình của bang Texas. </small>

<small>19 Điều 161.005 Luật Gia đình của bang Texas. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

quả. Việc tự nguyện chấm dứt rất cần thiết khi cha, mẹ rơi hoàn cảnh lựa chọn giữa việc tiếp tục nuôi đứa trẻ hay việc bỏ đứa trẻ đi. Vào thời điểm ra quyết định của Tòa án trước đó thì người cha đủ căn cứ tin rằng người con có quan hệ huyết thống, có dịng máu trực hệ nhưng thực tế là thông tin sai lệch, Tòa án vẫn thụ lý và ra quyết định chấm dứt quyền cha, mẹ.

Dù ở cách nào thì biện pháp này đều hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người con bằng việc chấm dứt quyền của cha, mẹ là vĩnh viễn. Sau khi bị áp dụng biện pháp này thì quyền của cha, mẹ khơng thể được khơi phục lại. Hai hướng này có sự khác nhau về hình thức và chủ thể yêu cầu nhưng cùng có một mục đích là hướng đến lợi ích tốt nhất của đứa trẻ.

Đối với trường hợp cha, mẹ không tự nguyện chấm dứt quyền thì người u cầu Tịa án chấm dứt là các chủ thể có quyền được quy định ở luật này và các văn bản pháp luật liên quan của Bang Texas kèm theo các lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục Tịa án Luật Gia đình (Family Law Court) chấp thuận cho việc chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con. Theo Luật gia đình của Bang Texas các chủ thể có quyền u cầu Tịa án chấm dứt quyền cha, mẹ:

<i>“Bất kỳ người nào có quyền tiếp cận đứa trẻ theo lệnh của Tòa án; Một người đàn ông được cho là cha của đứa trẻ; </i>

<i>cha, mẹ nuôi của đứa trẻ được Bộ Dịch vụ Bảo vệ Gia đình sắp xếp ở nhà của bạn trong ít nhất 12 tháng kết thúc không quá 90 ngày trước ngày bạn nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng; </i>

<i>Một cha, mẹ nuôi tương lai đã được trao quyền đứng dưới một tuyên bố để trao quyền đứng; </i>

<i>Ông bà, ơng cố, chị gái, anh trai, cơ dì, chú bác, cháu gái hoặc cháu trai của đứa trẻ và những người dưới đây: nếu cả hai cha, mẹ đã chết hoặc cả cha và mẹ, cha hoặc mẹ còn sống hoặc người quản lý bảo quản đều đồng ý; hoàn cảnh hiện tại của đứa trẻ sẽ gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe thể chất hoặc sự phát triển cảm xúc của đứa trẻ; </i>

<i>Một người nào đó đã thực sự chăm sóc, quản lý và có quyền ni con trong ít nhất 6 tháng kết thúc không quá 90 ngày trước ngày bạn nộp đơn kiện chấm dứt với Tịa án và bạn khơng phải là cha, mẹ nuôi; </i>

<i>Người được chỉ định là người quản lý bảo quản của đứa trẻ trong một bản tuyên thệ từ bỏ hoặc đã được chấp thuận bằng văn bản để nhận đứa trẻ làm con nuôi; hoặc </i>

<i>Một người đã sống với đứa trẻ và cha, mẹ, người giám hộ hoặc người bảo quản của đứa trẻ trong ít nhất 6 tháng kết thúc không quá 90 ngày trước ngày họ nộp đơn xin </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>chấm dứt hợp đồng và cha, mẹ, người giám hộ hoặc người bảo quản của đứa trẻ đã qua đời; </i>

<i>Người giám hộ của người hoặc tài sản của đứa trẻ; </i>

<i>Đứa trẻ nộp đơn kiện thông qua một đại diện được ủy quyền (chẳng hạn như người giám hộ hoặc luật sư); </i>

<i>Bộ Gia đình và Dịch vụ Bảo vệ; hoặc Một cơ quan đặt trẻ em được cấp phép.”<small>20</small></i>

Căn cứ để Tòa án xác định việc chấm dứt quyền của cha, mẹ được chia làm hai yếu tố chính: một là ý chí và hai là hành động của cha, mẹ. Hai yếu tố này gắn kết chặt chẽ với nhau, thể hiện ra ngoài bằng hành động của họ. Có thể là hành động bỏ rơi con với ý định không quay trở lại; hành vi gây nguy hiểm, lạm dụng con; việc cha, mẹ đã bị kết án có hành vi nghiêm trọng liên quan đến tình dục, bạo lực trẻ em;...

Điều 161.001(b)(1) của Bộ luật Gia đình Texas. Các căn cứ chấm dứt quyền cha, mẹ không tự nguyện là:

<i>“Cha, mẹ bỏ rơi con và khơng có ý định quay trở lại; Cha, mẹ gây nguy hiểm cho đứa trẻ; </i>

<i>Cha, mẹ lạm dụng hoặc bỏ bê đứa trẻ hoặc đứa trẻ khác; Cha, mẹ không nuôi được con; </i>

<i>Cha, mẹ đã bị kết án trọng tội liên quan đến tình dục hoặc bạo lực đối với trẻ em; Cha, mẹ bắt con nghỉ học hoặc xa nhà.”</i><small>21</small>

Khi cha, mẹ bị Tòa tuyên chấm dứt quyền theo Bộ Luật Gia Đình bang Texas thì người đó bị chấm dứt tồn bộ quyền và các nghĩa vụ bắt buộc đối với con kể cả nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ các nghĩa vụ cấp dưỡng chưa được thanh toán cho đứa trẻ trước khi bị chấm dứt. Theo đó, quyền thừa kế cũng chấm dứt giữa cha, mẹ và con.

Đối trường hợp tự nguyện chấm dứt thì thực hiện bằng việc ký vào bản khai có tuyên thệ từ bỏ và nộp bản khai này cho Tòa án. Tòa án phải xác định việc chấm dứt này dựa trên mục tiêu vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ.

Còn theo hệ thống pháp luật Trung Quốc, chấm dứt quyền của cha, mẹ chỉ có thể diễn ra bằng con đường Tịa án ra quyết định chấm dứt mà không phụ thuộc vào ý muốn của người cha, người mẹ. Điều 108 Luật Bảo vệ người chưa thành niên của Cộng hòa Nhân

<small>20 Hunt Law Firm, PLLS, Terminating a Parent’s Rights to a Child in Texas , xem tại: </small>

<small> truy cập ngày: 06/02/2023. </small>

<small>21 Điều 161.001(b)(1) của Bộ luật Gia đình của bang Texas. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>dân Trung Hoa quy định “Trong trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ khác của người chưa thành niên không thực hiện nhiệm vụ giám hộ theo quy định của pháp luật hoặc xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên được giám hộ thì Tồ án nhân dân có thể ra quyết định bảo vệ an toàn cá nhân hoặc chấm dứt tư cách giám hộ.” Tại Trung Quốc, việc chấm dứt tư cách giám hộ là việc Tòa án ra </i>

quyết định chấm dứt quyền của cha, mẹ khi họ có có hành vi vi phạm theo quy định này hoặc các quy định liên quan. Dựa vào Điều 108 Luật Bảo vệ người chưa thành niên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể thấy được hai nguyên nhân tổng quát nhất: đầu tiên là không thực hiện nhiệm vụ giám hộ theo quy định của pháp luật; thứ hai là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên được giám hộ.

Theo đó, Tịa án chiếu theo mức độ, hậu quả, tính chất của hành vi đồng thời tuân theo nguyên tắc có lợi nhất cho người chưa thành niên mà suy xét việc lựa chọn áp dụng chế tài chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với người vi phạm. Trong thời gian từ 03 tháng đến 01 năm sau khi có quyết định tuyên bố chấm dứt quyền của cha, mẹ thì người này được quyền nộp đơn xin khơi phục quyền theo quy định tại Điều 38<small>22</small> của văn bản pháp luật Ý kiến về việc xử lý người giám hộ có hành vi vi phạm quyền giám hộ, xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên có hành vi vi phạm quyền giám hộ, xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên<small>23</small>, trừ trường hợp tại Điều 40 của văn bản pháp luật này<small>24</small>. Đồng thời, việc bị chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên không đồng nghĩa với việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của người bị tuyên chấm dứt quyền. Hiệu lực của bản án chấm dứt quyền giám hộ là ngay khi Tòa án ra quyết định, bởi vụ việc chấm dứt quyền của cha, mẹ được xét xử theo thủ tục đặc biệt của Trung Quốc, tức là chỉ có một cấp xét xử và phát quyền của

<small>22 “Điều 38: Trong thời hạn từ 03 tháng đến 01 năm kể từ ngày bị chấm dứt tư cách giám hộ thì người bị chấm dứt tư cách giám hộ có thể tự mình làm đơn xin Tịa án nhân dân yêu cầu khôi phục tư cách giám hộ kèm theo chứng cứ liên quan. </small>

<small>Tòa án nhân dân phải thông báo cho người vi phạm, người giám hộ, người giám hộ được chỉ định của trẻ về nội dung của đoạn trên bằng văn bản.”, bản dịch của nhóm tác giả. </small>

<small>23 Sau đây gọi là “Ý kiến” </small>

<small>24 “Điều 40: Tòa án nhân dân khi xét thấy người nộp đơn có biểu hiện hối cải và có khả năng để làm người giám hộ thì Tịa án có thể đưa ra phán quyết khôi phục tư cách giám hộ và kết thúc tư cách giám hộ của người được chỉ định làm người giám hộ tạm thời. </small>

<small>Người nộp đơn thuộc bất kỳ trường hợp nào dưới đây bình thường sẽ khơng được khơi phục tư cách giám hộ của mình: </small>

<small>1. Xâm hại tình dục, bn bán trẻ chưa thành niên; </small>

<small>2. Ngược đãi, bỏ rơi người chưa thành niên trên 06 tháng, nhiều lần bỏ rơi người chưa thành niên, dẫn đến việc gây thương tích nghiêm trọng hoặc hậu quả nghiêm trọng hơn cho người chưa thành niên; </small>

<small>3. Bị kết án từ 05 năm tù có thời hạn trở lên vì hành vi vi phạm quyền giám hộ.”, bản dịch của nhóm tác giả. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Tòa này là phán quyết cuối cùng, theo Điều 32 Văn bản pháp luật “Ý kiến”<small>25</small> và Điều 185 Luật Tố tụng Dân sự của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa<small>26</small>.

Có thể thấy, chấm dứt quyền của cha, mẹ là chế tài để ngăn chặn các hành động lệch chuẩn đạo đức, hành vi đối với con cái của mình mà những hành động ấy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích tốt nhất của con. Đây là biện pháp được áp dụng khi người cha, người mẹ có hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc xâm phạm nghiêm trọng tới quyền, lợi ích của con chưa thành niên. Từ đó dẫn đến việc người con khơng thể sống, phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần; vì thế cần có sự can thiệp từ bên ngồi mà ở đây là chỉ Nhà nước. Cụ thể là khi có đơn yêu cầu về chấm dứt quyền của cha, mẹ thì Tịa án có thẩm quyền theo quy định của quốc gia sở tại sẽ cân nhắc, suy xét toàn diện các yếu tố của vụ việc và nếu xét thấy cần thiết thì đưa ra quyết định chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với người bị yêu cầu. Việc áp dụng chấm dứt quyền của cha, mẹ có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đối với người bị tước quyền đó. Cha, mẹ bị tun bố chấm dứt quyền sẽ khơng cịn là cha. mẹ hợp pháp của đứa trẻ, khơng cịn được hưởng những quyền của mình như quyền ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục… con chưa thành niên giống với trước khi bị chấm dứt. Điều này có nghĩa, họ khơng được phép can thiệp, quyết định, lựa chọn những vấn đề với con theo cách như trước. Vì thế nên việc áp dụng chế tài này cần được thực hiện một cách cẩn trọng, hợp lý và nên được xem như một biện pháp cuối cùng để can thiệp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên.

1.3.2 Mục đích

<i>Điều 9 Cơng ước về Quyền trẻ em năm 1990 quy định rằng “Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đảm rằng trẻ em không bị tách khỏi cha, mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp do các cơ quan có thẩm quyền quyết định với sự thẩm định của Tòa án rằng theo pháp luật và các thủ tục áp dụng thì việc tách khỏi cha, mẹ như vậy là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em. Quyết định này có thể là cần thiết trong những trường hợp đặc biệt như trẻ em bị cha, mẹ lạm dụng hay bỏ mặc, hoặc khi cha, mẹ sống ly thân và cần có một quyết định về nơi cư trú của trẻ em.”. Theo đó ta thấy được việc </i>

được sống với cha, mẹ là quyền lợi của trẻ vị thành niên và nếu không bị xâm hại đến những quyền lợi khác thì Nhà nước sẽ đảm bảo trẻ em không bị tách khỏi cha, mẹ một cách trái ý muốn của chúng. Tuy nhiên điều khoản này cũng có ngoại lệ, đó chính là Tịa án của các nước đưa ra quyết định tách người chưa thành niên khỏi cha, mẹ của cơ

<small>25 “Khi Tòa án nhân dân xét xử vụ án chấm dứt quyền giám hộ, Tòa án sẽ tuân theo thủ tục đặc biệt được quy định trong Luật Tố tụng dân sự và vụ án sẽ được kết thúc trong vòng một tháng. Nếu có trường hợp đặc biệt cần kéo dài thì phải được Giám đốc bệnh viện đồng ý.”, bản dịch của nhóm tác giả. </small>

<small>26 “Vụ án được xét xử theo thủ tục tại Chương này là xét xử chung thẩm ở cấp sơ thẩm…”, bản dịch của nhóm tác giả.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

quan có thẩm quyền nếu xét thấy điều đó là cần thiết cho việc phát triển về tinh thần và thể chất cũng như đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Ngồi ra, Điều 19 Công ước về Quyền trẻ em năm 1990 có quy định về việc nếu trẻ

<i>em bị “bạo lực về thể chất, tinh thần, bị đánh đập hay lạm dụng, bỏ mặc hoặc sao nhãng chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả sự xâm phạm tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong vịng chăm sóc của cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, của một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em” thì </i>

các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp phù hợp với pháp luật quốc gia để bảo vệ trẻ em khỏi việc bị xâm hại kể trên. Thế nên từ quy định trên ta thấy được vấn đề là các Quốc gia thành viên cần phải tìm các phương án phù hợp với quy định pháp luật, đạo đức xã hội để có thể bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được tốt nhất. Một trong những biện pháp được vài hệ thống pháp luật quy định đối với vấn đề này là chế tài chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Tuy biện pháp này chưa được nhiều quốc gia áp dụng nhưng nó đã thể hiện được tính răn đe và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em khá hiệu quả. Theo đó, Tịa án của quốc gia sở tại có quyền đưa ra quyết định chấm dứt quyền của cha, mẹ và đi kèm theo đó là các quyền, ràng buộc pháp lý khác giữa cha, mẹ với con chưa thành niên tùy theo hệ thống pháp luật quy định.

Từ Điều 33 đến Điều 36 Công ước về Quyền trẻ em năm 1990 cũng đã quy định một số trường hợp cụ thể về việc khi quyền của trẻ em bị xâm hại. Theo đó khi người chưa thành niên bị ép buộc, xúi giục tham gia vào bất kì hoạt động bất hợp pháp nào hoặc là nạn nhân của các hoạt động đó dưới bất kỳ mục đích, hình thức... Theo đó trong trường hợp khi cha, mẹ là người thực hiện những hành vi trên với con của mình thì cần áp dụng những chế tài tương ứng với hậu quả gây nên nhưng vẫn đảm bảo có lợi nhất cho người chưa thành niên. Như vậy khi cha, mẹ không thực hiện nghĩa vụ của mình và xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ suy xét áp dụng chế tài chấm dứt một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối

<b>với con chưa thành niên. </b>

Từ các quy định trên, có thể thấy được việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em là một vấn đề luôn được quan tâm và coi trọng. Hệ thống pháp luật của các quốc gia cần phải chú trọng đến những quyền lợi tốt nhất của trẻ và đảm bảo các quyền, lợi ích này khơng bị xâm phạm bởi bất cứ ai và trong các biện pháp bảo vệ điều này thì chế tài chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là chế tài nặng nhất và thường là biện pháp cuối cùng của các nước khi bảo vệ con chưa thành niên khỏi các hành vi

<b>của cha, mẹ. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Việc chấm dứt quyền của cha, mẹ bao giờ cũng đòi hỏi phải có sự chứng minh rõ ràng các tình tiết, vấn đề trong từng trường hợp nhất định, cụ thể. Bởi chế tài chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là một quy định còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó có vấn đề được đặt ra là mức độ xâm phạm đến quyền, lợi ích của con cái tương ứng với chế tài này. Một khi quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên bị chấm dứt thì cha, mẹ sẽ mất một phần hoặc toàn bộ quyền này được quy định trong pháp

<b>luật quốc gia. </b>

Nhìn chung, mục đích quan trọng nhất của việc áp dụng chế tài chấm dứt quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Vì thế nên trong một số trường hợp, tình thế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm quyền cha, mẹ hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của con theo quy định của quốc gia sở tại thì Tịa án sẽ lựa chọn áp dụng chế tài này.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Chương một tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về định nghĩa của quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ; khái niệm và quyền của con chưa thành niên và khái niệm và mục đích của chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Trong đó, định nghĩa của quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trình bày về việc quyền và nghĩa vụ đi đơi với nhau; cha, mẹ có những quyền, nghĩa vụ gì đối với con chưa thành niên theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. Thứ hai là khái niệm và quyền của con chưa thành niên dựa trên Công ước về Quyền trẻ em năm 1990 và các văn bản pháp luật quốc tế khác có liên quan. Trước hết là định nghĩa những người nào được xem là người chưa thành niên theo pháp luật quốc tế và kế đó là phân tích và giải thích vì sao dù cho có sự khác biệt về độ tuổi thành niên ở các nước nhưng nhìn chung vẫn xấp xỉ 18 tuổi; sau đó là định nghĩa người chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam. Từ đó rút ra những đặc điểm chung nhất định của những người chưa thành niên. Kế đó là tìm hiểu, nghiên cứu về quyền của con chưa thành niên, cũng tức là người chưa thành niên, gồm những quyền gì theo pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam. Dựa vào đó có thể nhận thấy các quốc gia rất chú trọng đến quy định về quyền của đối tượng này. Cuối cùng là khái niệm và mục đích của chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên dựa trên hệ thống pháp luật của Bang Texas (Mỹ) và hệ thống pháp luật của Trung Quốc, cũng như nguyên nhân nhóm tác giả lựa chọn hai hệ thống pháp luật này. Nhóm tác giả cho rằng có thể coi chấm dứt quyền của cha, mẹ đối con chưa thành niên là một chế tài răn đe, giáo dục ý thức của những bậc làm cha, mẹ; hơn thế nữa là mục đích cao nhất của chế tài này: bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ một cách tốt nhất có thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>2.1 Theo hệ thống pháp luật tiểu bang Texas, Hoa Kỳ </b>

Nguyên nhân nhóm tác giả lựa chọn hai quốc gia này vì quy định chấm dứt quyền của cha, mẹ này đều đã được đem vào trong thực tiễn cũng như có nhiều bản án thể hiện mức độ áp dụng quy định chấm dứt tại hai nước này. Thêm vào đó là có sự quy định rõ ràng về cơ sở chấm dứt và các hệ quả sau khi chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

<i><b>2.1.1 Cơ sở chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên do cha, mẹ gây nguy hiểm cho con</b></i>

Vấn đề chấm dứt quyền của cha, mẹ là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, để việc chấm dứt quyền của cha, mẹ có hiệu lực thì chỉ có con đường tư pháp, u cầu Tịa án đưa ra phán quyết chấp thuận yêu cầu chấm dứt quyền của cha, mẹ đó. Trong các trường hợp khơng tự nguyện chấm dứt, Tòa án sẽ đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng tình hình thực tế về mối quan hệ và các tương tác giữa cha, mẹ và con cái.<small>27</small> Đồng thời, Tòa án phải cân nhắc dựa trên lợi ích tốt nhất của đứa trẻ. Khi nhắc đến các trường hợp sẽ bị Tòa án chấm dứt quyền của cha, mẹ, nhóm tác giả nhận thấy các trường hợp này – dựa vào yếu tố khả năng thực hiện trách nhiệm của cha, mẹ - chia thành hai nhóm chính: nhóm các trường hợp khơng tự nguyện chăm sóc đứa trẻ và nhóm các trường hợp khơng phù hợp chăm sóc đứa trẻ.

Các trường hợp khơng tự nguyện chăm sóc đứa trẻ thường xuất phát từ thái độ trốn tránh trách nhiệm đối với con cái. Tại Điều 161.001(b)(1) của Luật Gia đình Bang Texas, các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ của đấng sinh thành được liệt kê cụ thể, rõ ràng và thuyết phục. Yếu tố “rõ ràng và thuyết phục” được định nghĩa tại Điều 101.007 là mức độ tin cậy của bằng chứng được xuất hiện trong tâm trí của người điều tra rằng đó là bằng chứng thực tế và thuyết phục.

Trước hết, đó chính là trường hợp cha, mẹ bỏ rơi hoặc khơng hỗ trợ chăm sóc, ni dưỡng đứa trẻ và khơng có ý định quay lại. Tại điểm (A), (B), (C) của điều này có nêu các trường hợp đều thể hiện ý chí tự nguyện bỏ con một mình hoặc giao con cho một người khác chăm sóc. Việc chăm sóc này được giao cho một người khác, không phải cha, mẹ của đứa trẻ để chăm sóc. Bằng việc chủ đích bỏ con một mình hoặc đưa con cho một người khác chăm sóc đã thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm, không muốn phải đứng ra chịu trách nhiệm đối với đứa trẻ. Tuy nhiên, để thêm bằng chứng chứng minh

<small>27 “ The court may order termination of the parent-child relationship if the court finds by clear and convincing evidence”, Sec.161.001(b)(1). b, Texas Family Code. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

cho việc chấm dứt quyền của cha, mẹ là một quyết định đúng đắn và kỹ lưỡng, Tòa án cũng đã nêu thêm rằng: cha, mẹ ngoài việc tự ý bỏ rơi con hoặc giao con cho người khác chăm sóc thì cũng phải thể hiện ý chí tự nguyện thốt khỏi trách nhiệm ni con để có thể làm cơ sở chấm dứt. Tùy vào mức độ thể hiện ý chí thì thời gian Tịa án cho phép hành vi thiếu trách nhiệm này đủ mức để chấm dứt quyền của cha, mẹ. Đối với trường hợp thể hiện rõ ý định khơng quay trở lại, Tịa án cho rằng việc chấm dứt này là cần thiết, cấp bách và khơng cần bằng chứng gì thêm vì đã đủ cả yếu tố tâm lý và hành vi của cha, mẹ đều thể hiện ý định từ bỏ trách nhiệm đối với con cái của mình. Đối với trường hợp khơng thể hiện thái độ về việc quay trở lại, Tòa án lại xét đến khía cạnh hành vi đối với đứa trẻ. Trong trường hợp phụ huynh đó khơng hỗ trợ đầy đủ cho đứa con và đã rời khỏi nhà trong khoảng thời gian 3 tháng thì họ sẽ phải bị chấm dứt quyền bằng phán quyết của Tòa án. Tuy nhiên, có một trường hợp nữa cho phép Tòa án được quyền chấm dứt quyền của cha, mẹ nếu như tìm được bằng chứng thuyết phục và rõ ràng về việc cha, mẹ có chủ đích bỏ con một mình hoặc giao con cho người khác ni dưỡng. Trong trường hợp này, người đưa ra được những bằng chứng về việc cha, mẹ có chủ đích bỏ rơi con hoặc đưa con cho người khác chăm sóc, ni dưỡng khơng có sự chu cấp đầy đủ cho đứa trẻ và khơng quay trở lại trong vịng ít nhất 6 tháng thì người phụ huynh đó sẽ bị chấm dứt quyền của cha, mẹ. Khác hai trường hợp đã nhắc đến ở bên trên, trong trường hợp chấm dứt này không đề cập đến ý muốn thể hiện thái độ quay lại của cha, mẹ. Đây là trường hợp tổng quát nhất về vấn đề bỏ rơi con làm cơ sở chấm dứt quyền này. Khơng xét tới khía cạnh thái độ của người cha, mẹ đó khi bỏ rơi con đang là xét tới mọi trường hợp thể hiện thái độ của người cha rơi con đó. Dù họ có thể hiện ý chí sẽ quay trở lại hay không quay trở lại hoặc ngay cả khi không thể hiện ý chí gì thì Tịa án cũng căn cứ vào hành vi bỏ rơi con trong một khoảng thời gian nhất định (ở đây là 6 tháng) để đưa người con thoát khỏi phạm vi quản lý, chăm sóc của người phụ huynh thiếu trách nhiệm này.

Việc bỏ rơi con của mình khơng chỉ thực hiện đối với đối tượng con chưa thành niên đang trong sự kiểm sốt của cha, mẹ mà cịn đối với các trường hợp đang chịu sự quản lý của người giám hộ thuộc Bộ Gia đình và Dịch vụ bảo vệ ít nhất trong 6 tháng tại điểm (N) và ít nhất 9 tháng tại điểm (O) của Điều này. Đối với đối tượng bị tác động này, người cha, mẹ trong vai trị người có trách nhiệm đối với con của mình đang bị tước đoạt con cái ra khỏi vịng tay của họ vì những lý do do chính họ gây ra<small>28</small> làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của đứa trẻ. Vì thế, dù khơng chấm dứt hoàn toàn quyền của cha, mẹ nhưng Bộ đã một phần lấy đi quyền của phụ huynh bằng cách định đoạt một số

<small>28 Sec. 262.001, Family Code Texas. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

quyền của đứa trẻ. <small>29</small> Việc phụ huynh này có thực hiện những điều khoản tại mục (i), (ii) và (iii) của điểm (N) hay những yêu cầu của Tòa án đưa ra để thử thách phụ huynh sẽ ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án cho việc trao trả lại quyền quản lý thực tế đối với con cái của mình hay là sẽ chấm dứt quyền của cha, mẹ. Các điều khoản đều hướng tới sự thiếu hợp tác của cha, mẹ trong việc muốn nhận lại trách nhiệm đối với con. Các điều kiện này là điều kiện đủ để làm cơ sở chấm dứt quyền của cha, mẹ tại điểm (N) bao gồm:

<i>“(i) Bộ đã thực hiện những nỗ lực hợp lý để trao trả đứa trẻ về với phụ huynh; (ii) phụ huynh của đứa trẻ không thường xuyên thăm nom và duy trì liên lạc đối với đứa trẻ; và </i>

<i> (iii) phụ huynh đã thể hiện rằng họ khơng có khả năng cung cấp cho đứa trẻ một mơi trường an tồn;” </i>

Hoặc khi thất bại trong việc tuân thủ các yêu cầu của Tòa án đặt ra với ý chí muốn phụ huynh hàn gắn và trở lại sau khi đứa trẻ đã được tách khỏi cha, mẹ vì những lý do bạo lực hay bỏ bê từ phía phụ huynh. Khi xuất hiện đầy đủ các yếu tố trên, Tòa án chắc chắn rằng người phụ huynh này đã thể hiện hành động và ý chí khơng muốn được ni dưỡng, chăm sóc đứa trẻ. Việc tách đứa trẻ ra khỏi cha, mẹ của chúng và chấm dứt hoàn toàn trách nhiệm, quyền lợi của cha, mẹ là một điều đúng đắn đối với sự phát triển của nó.

Đối với các trường hợp dù đã thể hiện được rõ thái độ muốn quan tâm đến sự phát triển của trẻ bằng cách đưa chúng vào những trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh khẩn cấp được chỉ định cũng có thể là lý do để Tịa án ra quyết định chấm dứt quyền của cha, mẹ. Đó là khi người phụ huynh này không thể hiện ý định quay lại đón đứa trẻ đối với đứa trẻ từ nhỏ hơn 60 ngày tuổi. Theo Điều 262.302 có quy định, trong trường hợp trung tâm dịch vụ chăm sóc nhận một đứa trẻ dưới 60 ngày tuổi từ cha, mẹ của chúng và khơng có ý định đón về thì trung tâm sẽ đương nhiên trở thành người có quyền kiểm sốt đối với đứa trẻ đó. Vì quyền kiểm sốt, định đoạt, chăm sóc đứa trẻ đã thuộc về trung tâm dịch vụ, Tòa án phải bắt buộc chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con cái của mình theo cơ sở tại điểm (S). Đánh giá về điểm này, nhóm tác giả thấy rằng đây là điều luật mang tính cứng rắn và nghiêm khắc, không cho người phụ huynh đã để lại con ở trung tâm một thời gian để xem xét về khả năng chăm sóc. Tuy nhiên, việc

<small>29 “Temporary Managing Conservatorship in the context of the CPS process means that DFPS will temporarily take custody f your child. DFPS may request the right, to make both educational and medical decisions for your child”, xem tại: truy cập ngày: 21/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

khơng chăm sóc con từ khi mới lọt lịng mà trao cho người khác chăm sóc của phụ huynh là một hành động cho thấy rõ ý nghĩ và hành động của vị phụ huynh không thể đảm nhận trách nhiệm của một bậc làm cha, mẹ được. Vì thế, việc cần chấm dứt quyền cũng là một giải pháp cho đứa trẻ tránh khỏi những vị phụ huynh thiếu khả năng chăm sóc cho tương lai phát triển của nó.

Với việc thể hiện trách nhiệm của cha, mẹ đối với việc hỗ trợ chăm sóc cho đứa trẻ là một điều cần thiết. Khi đứa con đang sống cùng với họ hay với sống người phụ huynh còn lại, với họ hàng hay đang ở trung tâm chăm sóc được chỉ định của Bang thì việc nhận được sự hỗ trợ từ người phụ huynh khơng trực tiếp chăm sóc cho thấy rõ sự quan tâm và muốn được góp sức trong chặng đường phát triển và lớn lên của đứa trẻ. Tại điểm (F) của Điều này có quy định trường hợp phụ huynh thất bại trong việc hỗ trợ đứa trẻ dù việc đó nằm trong khả năng của mình trong khoảng thời gian 1 năm đến trước khi khởi kiện yêu cầu phán quyết chấm dứt quyền của Tịa án là ít nhất 6 tháng. Đối với các trường hợp này, việc chứng minh khả năng thực hiện việc hỗ trợ của cha, mẹ là cần thiết và chưa được quy định cụ thể, cịn phụ thuộc vào tình hình thực tế các bên mong muốn hỗ trợ vấn đề nào của đứa trẻ và sự hợp tác để tiếp nhận sự hỗ trợ đó từ phía người đang ni dưỡng trực tiếp đứa trẻ đó.

Trong nhiều trường hợp, việc cha, mẹ từ bỏ con và không thực hiện những giấy tờ chứng minh danh tính của đứa trẻ hoặc khơng cung cấp phương tiện xác định danh tính của đứa trẻ cũng được coi là một cơ sở để chấm dứt quyền của cha, mẹ. Việc cha, mẹ từ bỏ con của mình khơng mới mà nó đã trở thành một thực trạng hằng ngày diễn ra trên thế giới. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng là cơ sở để chấm dứt quyền của cha, mẹ. Tại điểm (G) của điều này có chỉ rõ, việc từ bỏ con của mình và khơng cung cấp danh tính hoặc phương tiện chứng minh danh tính của đứa trẻ cho dù danh tính của đứa

<i>trẻ đó khơng thể xác định được bằng những hành động xem xét, truy tìm cẩn trọng là </i>

điều kiện để Tòa án chấm dứt quyền của cha, mẹ. Bởi vì, hành động khơng xác định danh tính của đứa trẻ và khơng cung cấp phương thức xác định danh tính là một trở ngại lớn cho sự phát triển bình thường của đứa trẻ. Khơng xác định được danh tính, đứa trẻ sẽ khó được hưởng các phúc lợi xã hội mà một đứa trẻ có danh tính rõ ràng sẽ có. Đó là phúc lợi được đi học, được hưởng sự chăm sóc y tế, được bảo vệ bởi pháp luật trước những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của đứa trẻ,... Vì thế, khi họ chối bỏ trách nhiệm làm cha, mẹ (dù có chủ đích hay bất đắc dĩ) thì vẫn phải hoàn thành được quyền lợi đầu tiên của con trẻ là quyền công dân. Khi bản thân người làm cha, mẹ từ chối hoặc không thể cung cấp được danh tính cho con, đồng nghĩa với việc họ đang từ chối cho đứa con của họ tiếp nhận những quyền lợi cơ bản của trẻ em nên có. Vì thế, theo quy định này việc chấm dứt quyền của cha, mẹ cần phải được diễn ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Trọng trách của một người cha cũng nặng và đầy trách nhiệm như một người mẹ phải có đối với đứa trẻ. Vì thế, việc quan tâm, chăm sóc người mẹ trong tồn bộ q trình mang thai cũng là một cách để thể hiện trách nhiệm của mình đối với đứa con của mình. Một người có kiến thức về thai kỳ theo cách hiểu của tác giả là một người nhận thức được lợi ích tốt nhất dành cho đứa trẻ trong thai kỳ và những sự hỗ trợ y tế cần thiết để đảm bảo cho thai kỳ của người mẹ an toàn, thuận lợi. Tại điểm (H) của Điều 161.001(b)(1) cũng đã đề cao sự hỗ trợ, chăm sóc từ người cha của đứa trẻ chưa ra đời đó. Việc người cha dù đã có kiến thức về việc mang thai vẫn có chủ đích bỏ rơi người mẹ đang mang thai đứa trẻ đó từ khi bắt đầu mang thai và trong suốt thai kỳ, khơng có sự hỗ trợ thỏa đáng, chu cấp đầy đủ dịch vụ y tế cần thiết cho người mẹ. Sau khi đứa trẻ ra đời, người cha đó vẫn duy trì sự cách xa đối với đứa trẻ và thất bại trong việc hỗ trợ đứa trẻ về mọi mặt. Hai yếu tố này đã làm nên một cơ sở chấm dứt cần thiết đối với người cha thiếu trách nhiệm cho con của mình.

Câu chuyện chấm dứt quyền của cha, mẹ còn nhiều hơn một lý do là việc cha, mẹ bỏ rơi đứa con của họ. Việc bỏ rơi chỉ thể hiện về mặt ý chí sự từ chối thực hiện trách nhiệm của một người phụ huynh, còn trong nhiều trường hợp việc thực hiện các trọng trách thiêng liêng này chỉ mang tính chất cầm chừng, đối phó với Bộ và khơng hết lịng vì con cái của mình, thậm chí gây nguy hiểm cho đứa trẻ. Mơi trường sống có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tính cách của đứa trẻ. Vì thế, hành động nhận thức được tình trạng không tốt của môi trường sống xung quanh đứa trẻ và nhanh chóng đưa đứa trẻ thốt khỏi mơi trường đó hoặc ngăn cản các tác hại của mơi trường đó với đứa trẻ là một điều nên làm. Tuy nhiên, phụ huynh hành động như tại điểm (D) và (E) của Điều này quy định, chính là xác nhận hành vi thiếu trách nhiệm của mình khi nhận thức được môi trường sống độc hại nhưng bỏ mặc hoặc tiếp tay cho các tác động của môi trường độc hại đó ảnh hưởng đến đứa trẻ. Việc nhận thức được môi trường sống nhưng vẫn cho phép, đặt con vào hồn cảnh có thể gây hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của đứa

<i><b>trẻ là hành vi thiếu trách nhiệm. Thiếu trách nhiệm khi không quan tâm đến đời sống </b></i>

và môi trường phát triển của con để những tác nhân xấu có thể gây hại đến con. Tuy nhiên, với mức độ cao hơn, người phụ huynh này còn tham gia hoặc đồng ý sự tham gia quản lý, chỉ đạo của người khác mà gây nguy cơ đe dọa đến thể chất và tinh thần của đứa trẻ, vơ hình chung ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của đứa trẻ. Đây khơng phải chỉ là sự bỏ mặc trách nhiệm của mình mà là sự vô trách nhiệm, định hướng sai lệch đứa trẻ dẫn đến các hệ lụy về tổn thương thể xác, tâm hồn sau này của đứa trẻ. Các hệ lụy ấy sẽ có thể kéo dài nếu khơng được sự can thiệp của pháp luật. Xuất hiện trong bản án In re Uvalle, 102 S.W.3d 337<small>30</small>, đây là vụ kiện do DFPS đưa ra nhằm chấm dứt

<small>30 In re Uvalle, 102 S.W.3d 337, xem tại </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

quyền cha, mẹ của người mẹ Gracie Uvalle do người mẹ đã đặt con mình vào môi trường nguy hiểm theo Điều 161.001 (b)(1) (D) và (E). Theo đó, người mẹ đã khơng thể đảm bảo cho con mình một mơi trường sống ổn định mà phải thường xuyên di chuyển liên tục. Đồng thời còn có chứng cứ cho thấy đứa trẻ bị lạm dụng tình dục bởi người mẹ và bạn trai của bà. Song mặc dù DFPS đã đưa ra chương trình hỗ trợ cho người mẹ để có thể lấy lại quyền nuôi con, tuy nhiên sau hơn 6 tháng thực hiện thì bà đã bỏ đi để gặp bạn trai của mình và để có thể tiếp tục được uống rượu. Sau đó bà đã bị bắt và bị phạt tù 6 năm. Trước khi phải tham gia chương trình hỗ trợ do Bộ đưa ra thì Gracie cũng từng bị bắt do tham gia giao thông trong lúc say xỉn và hai đứa trẻ cũng có mặt trong xe vào thời điểm đó. Đồng thời bà cịn có tiền sử lạm dụng rượu và đã phải nhập viện nhiều lần vì điều đó. Theo đó, do họ hàng của đứa trẻ cũng được DFPS nhận định là không phù hợp để nhận ni chúng bởi họ đã từng có tiền sử lạm dụng chất kích thích, tiền án (criminal record) hoặc đã từng bị chấm dứt quyền cha, mẹ trước đó. Vì thế, khi có các trường hợp cha, mẹ đe dọa đến đời sống phát triển của con chưa thành niên, Tòa án sẽ sử dụng điều kiện này làm cơ sở để chấm dứt quyền của họ. Các trường hợp cha, mẹ định hướng lệch theo hướng tiêu cực cũng có thể dẫn đến việc bị chấm dứt quyền của mình. Việc ngăn cản con được nhập học của con, chưa xét đến lý do ngăn cản, cũng đủ làm điều kiện để chấm dứt quyền của họ.

Thêm vào đó, việc đứa trẻ vắng mặt tại chính căn nhà của mình mà khơng có sự cho phép từ phụ huynh hoặc người giám hộ trong một thời gian dài; việc biến mất này được cho là không có ý định quay trở lại.

Việc này xuất phát từ cha, mẹ của đứa trẻ, khiến nó khơng muốn quay trở về nhà hoặc đe dọa không dám trở về nhà. Cha, mẹ cịn có thể gây nguy hiểm cho con khi sử dụng các chất gây nghiện, được nêu tại Chương 481. Luật Sức khỏe và An tồn, mà khơng được kê đơn của bác sĩ. Bản thân người làm cha, mẹ phụ thuộc vào các chất kích thích đã là một tấm gương xấu đối với con trẻ khi những chất kích thích này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện hay sự an toàn của đứa trẻ. Người cha, mẹ sử dụng chất kích thích có thể dẫn đến những hành vi bạo lực vô cớ, ảo giác dẫn đến hành động man rợ, tàn nhẫn đối với con chưa thành niên. Người mẹ, đặc biệt là trong lúc mang thai, có sử dụng chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi, dẫn đến con chưa chưa thành niên sinh ra có thể bị dị tật, khiếm khuyết bộ phận cơ thể,.. Trong trường hợp để làm điều kiện chấm dứt quyền của cha, mẹ, điều này còn thể hiện rõ hơn bởi thái độ phụ thuộc và khơng kiên quyết muốn thốt khỏi các chất kích thích này.

Trong bản án In re J.W., 152 S.W.3d, có người cha, Smith, bị bắt vì bn ma túy; trong khi đó người mẹ, Wyrick đã sử dụng ma túy nhiều lần trong giai đoạn thai kỳ (với

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

sự hỗ trợ của Smith). Tuy nhiên cho đến khi Smith bị bắt thì cả hai người vẫn chưa nhận ra rằng Wyrick đang mang thai, tuy nhiên sau khi Smith bị bắt thì một thời gian sau, Wyrick đã nhận ra mình đang mang thai nhưng vẫn tiếp tục sử dụng ma túy. Sau đó, đứa trẻ đã bị tách ra khỏi người mẹ bởi DFPS, tuy nhiên người cha, sau khi nhận thức về việc mình đã có con với Wyrick, đã đưa ra yêu cầu phản tố đối với yêu cầu chấm dứt quyền cha, mẹ của DFPS là được nhận quyền chăm sóc, ni dưỡng đứa trẻ. Mặc dù Smith khai rằng sau khi được thả khỏi trại cải tạo thì ông đã từ bỏ lối sống cũ không lành mạnh và đưa ra nhân chứng để chứng minh cho nhân phẩm của ơng. Sau đó Smith đã kết hơn với Murphy, một người đã từng bị cáo buộc là nghiện rượu và có khuynh hướng sử dụng bạo lực. Theo đó, Tịa án cho rằng những hành vi của Smith gây nguy hiểm cho đời sống của đứa trẻ. Mặc dù Smith không nhận thức được sự tồn tại của đứa trẻ đi nữa thì những hành vi của Smith vẫn thỏa mãn quy định tại điểm (E) <small>31</small> và những hành vi của Smith cũng không nhất thiết phải tác động trực tiếp đến đứa trẻ hoặc gây thương tích cho đứa trẻ.<small>32</small> Vì vậy, Smith bị chấm dứt quyền cha, mẹ do có hành vi gây nguy hiểm đến đời sống của đứa trẻ.

Cha, mẹ đã khơng hồn thành chương trình điều trị lạm dụng chất gây nghiện theo lệnh của Tòa án hoặc sau khi hồn thành chương trình, cha, mẹ lại tiếp tục lạm dụng các chất gây nghiện này. Các lý do này đủ làm bằng chứng thể hiện rõ thái độ không cố gắng của cha, mẹ, để ni dạy, chăm sóc và lo lắng cho sự phát triển tốt nhất của đứa trẻ.

Ngoài ra, tại Điều 161.001(b)(1)(R) cho phép chấm dứt quyền của cha, mẹ trong trường hợp nếu cha, mẹ là nguyên nhân của việc đứa trẻ sinh ra bị nghiện rượu hoặc các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt, ngoại trừ các loại thuốc có được hợp pháp theo chỉ định của bác sĩ.<small>33</small> Trong đó, các loại thuốc được kiểm sốt được định nghĩa là một loại thuốc, bao gồm dược phẩm, thuốc pha tạp và thuốc pha loãng, và thuộc các loại thuốc được liệt kê tại Điều 481.002 của Bộ Luật An tồn và Sức khỏe.<small>34</small> Theo đó, “sinh ra bị nghiện rượu hoặc các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt” được Điều 161.001(a) định nghĩa như sau:

<i>“(1) đứa trẻ bị sinh ra bởi người mẹ sử dụng các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt trong giai đoạn đang mang thai, ngoại trừ các loại thuốc có được hợp pháp theo chỉ định của bác sĩ, hoặc các loại rượu; và </i>

<small>31 “The parent need not know of the child's existence in order to support a finding under subsection (E), 205”, In re J.W., 152 S.W.3d. </small>

<small>32 “To constitute endangerment, it is not necessary that the conduct be directed at the child or that the child actually suffer injury, 205”, In re J.W., 152 S.W.3d. </small>

<small>33</small><i><small> “been the cause of the child being born addicted to alcohol or a controlled substance, other than a controlled substance legally obtained by prescription;” Section 161.001(b)(1)(R), Texas Family Code. </small></i>

<small>34</small><i><small> “‘Controlled substance’ means a substance, including a drug, an adulterant, and a dilutant…”, Section </small></i>

<small>481.002, Texas Health and Safety Code. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>(2) đứa trẻ đó, sau khi sinh ra do người mẹ sử dụng các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt hoặc rượu: </i>

<i>(A) trải qua cơn thèm rượu hoặc các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt đáng kể; </i>

<i>(B) có biểu hiện các tác động đáng kể hoặc có hại đối với ngoại hình hoặc các chức năng của trẻ; hoặc </i>

<i>(C) có biểu hiện của rượu hoặc các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt quan sát được trong các chất dịch cơ thể của trẻ.”</i><small>35</small>

Thông qua quy định trên, có thể thấy để chứng minh một đứa trẻ sinh ra bị nghiện rượu hoặc các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt, cần thỏa mãn hai điều kiện: một là người mẹ có sử dụng rượu hoặc các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt trong lúc đang mang thai mà không phải do chỉ định của bác sĩ; hai là đứa trẻ sinh ra phải có một trong ba biểu hiện được quy định tại điểm (A), (B), (C) nói trên. Mặc dù việc người mẹ sử dụng rượu hoặc các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt trong lúc mang thai cũng là một trong những yếu tố cần chứng minh để CDQCCM tại quy định này, song việc tin rằng đứa trẻ dương tính với các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt khi sinh có thể được gây ra bởi việc người mẹ đã sử dụng chúng trong giai đoạn thai kỳ là hồn tồn hợp lý.<small>36</small>

Theo đó, hồ sơ bệnh án (bao gồm cả kết quả xét nghiệm) của cả đứa trẻ lẫn người mẹ thơng thường có thể được coi là chứng cứ rõ ràng và thuyết phục để chứng minh việc đứa trẻ bị nghiện rượu hoặc các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt.<small>37</small> Đối với trường hợp tại Điều 161.001(a)(2)(C) thì chỉ cần chứng cứ là có sự biểu hiện của rượu hoặc các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt quan sát được trong các chất dịch cơ thể của trẻ là đủ để chấm dứt quyền thông qua quy định này, chứng cứ về mức độ của rượu và các loại thuốc được kiểm soát đặc biệt trong dịch thể của trẻ là không cần thiết.<small>38</small>

<small>35</small><i><small> “(a) In this section, "born addicted to alcohol or a controlled substance" means a child: </small></i>

<i><small>(1) who is born to a mother who during the pregnancy used a controlled substance, as defined by Chapter 481, Health and Safety Code, other than a controlled substance legally obtained by prescription, or alcohol; and </small></i>

<i><small>(2) who, after birth as a result of the mother's use of the controlled substance or alcohol: (A) experiences observable withdrawal from the alcohol or controlled substance; </small></i>

<i><small>(B) exhibits observable or harmful effects in the child's physical appearance or functioning; or </small></i>

<i><small>(C) exhibits the demonstrable presence of alcohol or a controlled substance in the child's bodily fluids.” </small></i>

<small>Section 161.001(a), Texas Family Code. Bản dịch của nhóm tác giả. </small>

<small>36 “A reasonable fact-finder could believe that a child’s testing positive for a controlled substance at birth could be caused by its mother’s use of the controlled substance during pregnancy.”, In the Interest of L.G.R., 498 S.W.3d (2016), 203, xem tại: truy cập ngày 20/06/2023. </small>

<small>37 In the Interest of D.D.G., 423 S.W.3d (2014), 475, xem tại: truy cập ngày 20/06/2023; In the Interest of M.N.O., M.T.O. and L.O., 09-02-070 CV (2002), 9, xem tại: truy cập ngày 01/07/2023. </small>

<small>38 In the Interest of D.D.G., 423 S.W.3d (2014), 474-475, xem tại: truy cập ngày 20/06/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b>2.1.2 Cơ sở để chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên do cha, mẹ không phù hợp để ni con </b></i>

Ngồi việc chấm dứt quyền cha, mẹ do cha, mẹ gây nguy hiểm cho con và thể hiện ý chí khơng muốn ni con; thì quyền cha, mẹ cịn có thể bị chấm dứt cho cha, mẹ khơng phù hợp để ni con. Trong đó, sự không phù hợp của cha, mẹ được thể hiện qua việc: một cha, mẹ vi phạm một số quy định về pháp luật, và điều đó dẫn đến việc cha, mẹ bị chấm dứt quyền theo quy định tại các điểm (L), (M), (Q), (T), (U) của Điều 161.001(b)(1); hai là cha, mẹ không có đủ khả năng để ni con do mắc các bệnh tâm thần hoặc có những khiếm khuyết về mặt tâm lý khiến họ khơng có đủ khả năng để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của con cho đến khi chúng đủ 18 tuổi theo quy định tại Điều 161.003.

Về vấn đề đầu tiên, theo các điểm được quy định tại Điều 161.001(b)(1) nói trên, thì quyền cha, mẹ có thể bị chấm dứt nếu cha, mẹ có những vi phạm cho thấy rằng cha, mẹ không phù hợp để nuôi con. Khác với vấn đề chấm dứt quyền cha, mẹ do ý chí của cha, mẹ không muốn tiếp tục nuôi con hay gây nguy hiểm cho con; những hành vi vi phạm của cha, mẹ có thể ảnh hưởng gián tiếp hoặc khơng hồn tồn ảnh hưởng đến đứa trẻ. Có thể những vi phạm đó sẽ khơng gây ra những nguy hiểm nhất định đối với đứa trẻ hay đe dọa trực tiếp đến đời sống của đứa trẻ. Tuy nhiên, những vi phạm đó cho thấy rằng cha, mẹ khơng phù hợp để có thể chăm sóc, ni dưỡng đứa trẻ về sau này. Mặc dù người cha, mẹ nói trên có thể vẫn có mong muốn được ni con và khơng mong muốn quyền cha, mẹ của mình bị chấm dứt.

Quyền của cha, mẹ có thể bị chấm dứt theo Điều 161.001(b)(1)(L) trong trường hợp cha, mẹ gây tổn thương nghiêm trọng hoặc làm chết trẻ em mà điều đó cấu thành các tội phạm như giết người, ngộ sát; quấy rối tình dục trẻ em, hiếp dâm; cố ý gây thương tích hoặc đe dọa gây thương tích; gây thương tích người lớn tuổi; gây thương tích hoặc quấy rối tình dục trẻ em, người khuyết tật; bỏ rơi hoặc gây nguy hiểm cho trẻ em; làm, sản xuất, tàng trữ, truyền bá văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; dụ dỗ, đe dọa, cưỡng ép người khác bán dâm; mua bán người.<small>39</small> Lưu ý rằng các tội phạm được liệt kê trên đều thuộc tội

<small>39</small><i><small> “been convicted or has been placed on community supervision, including deferred adjudication community supervision, for being criminally responsible for the death or serious injury of a child under the following sections of the Penal Code [...]: </small></i>

<i><small>(i) Section 19.02 (murder); (ii) Section 19.03 (capital murder); (iii) Section 19.04 (manslaughter); (iv) Section 21.11 (indecency with a child); (v) Section 22.01 (assault); </small></i>

<i><small>(vi) Section 22.011 (sexual assault); (vii) Section 22.02 (aggravated assault); </small></i>

<i><small>(viii) Section 22.021 (aggravated sexual assault); </small></i>

<i><small>(ix) Section 22.04 (injury to a child, elderly individual, or disabled individual); </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

phạm mức nghiêm trọng (felony). Có thể thấy, để thỏa mãn quy định tại Điều 161.001(b)(1)(L) thì trước hết phải thỏa mãn đủ ba điều kiện, một là cha, mẹ bị kết án hoặc phải chịu quản chế bởi hành vi vi phạm đó và thứ hai là cha, mẹ phải là chịu trách nhiệm hình sự về cái chết hoặc tổn thương nghiêm trọng của trẻ em do hành vi đó gây ra, ba là hành vi đó phải thuộc một trong mười sáu hành vi đã được liệt kê tại quy định này.<sup>40</sup>

Trước hết, cần lưu ý rằng đối tượng mà hành vi của cha, mẹ tác động tới không chỉ là con của mình mà cịn là “trẻ em” nói chung. Quy định này cho phép chấm dứt quyền cha, mẹ nếu cha, mẹ phải chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm làm tổn thương nghiêm trọng hoặc gây ra cái chết cho bất kỳ trẻ em nào mà khơng nhất thiết phải là chính đứa con của mình, bất kể hành vi đó có ảnh hưởng thế nào đối với con của người bị chấm dứt quyền.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là hành vi của cha, mẹ phải gây ra cái chết hoặc làm tổn thương nghiêm trọng đến trẻ em, bởi vì mặc dù cha, mẹ có bị kết án bởi các hành vi vi phạm nêu trên mà các hành vi đó khơng phải là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết hoặc tổn thương nghiêm trọng cho trẻ em thì hành vi nói trên sẽ khơng cấu thành vi phạm tại Điều 161.001(b)(1)(L) này.<small>41</small> Như trường hợp cha, mẹ vi phạm Điều 21.11 Luật Hình sự (Penal Code) Bang Texas về hành vi quấy rối tình dục trẻ em, nếu hành vi nói trên khơng để lại hậu quả là gây ra tổn thương nghiêm trọng, cũng không khiến đứa trẻ chết, thì đồng nghĩa với việc hành vi này không cấu thành vi phạm tại điểm (iv) Điều 161.001(b)(1)(L) nói trên. Chỉ khi hành vi vi phạm nói trên gây ra hậu quả là đứa trẻ chết hoặc bị tổn thương nghiêm trọng, thì khi đó hành vi này mới thỏa mãn quy định của pháp luật về chấm dứt quyền của cha, mẹ.<small>42</small> Trong đó, có thể thấy trong quy định này, yếu tố “tổn thương nghiêm trọng” vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng<small>43</small>, cần phải lưu

<i>ý rằng “tổn thương nghiêm trọng nhất thiết phải được suy ra dựa trên cách mà đạo luật </i>

<i><small>(x) Section 22.041 (abandoning or endangering child); (xi) Section 25.02 (prohibited sexual conduct); (xii) Section 43.25 (sexual performance by a child); </small></i>

<i><small>(xiii) Section 43.26 (possession or promotion of child pornography); </small></i>

<i><small>(xiv) Section 21.02 (continuous sexual abuse of young child or disabled individual); (xv) Section 20A.02(a)(7) or (8) (trafficking of persons); and </small></i>

<i><small>(xvi) Section 43.05(a)(2) (compelling prostitution);” </small></i>

<small>Section 161.001(b)(1)(L), Texas Family Code. </small>

<small>40 Vidaurri v. Ensey, 58 S.W.3d (2001), 145, xem tại: truy cập ngày 24/06/2023. </small>

<small>41 In the Interest of L.S.R, 92 S.W.3d (2002), xem tại: truy cập ngày 01/07/2023. </small>

<small>42 Vidaurri v. Ensey, 58 S.W.3d (2001), 145-146, xem tại: truy cập ngày 24/06/2023. </small>

<small>43 “While what constitutes “serious injury” in this context has not been specifically defined” R.F. v. Texas Department of Family & Protective Services, 390 S.W.3d (2012), 75, xem tại: truy cập ngày 05/07/2023.. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>đã quy định và những từ ngữ cụ thể mà cơ quan lập pháp đã sử dụng”</i><small>44</small>. Qua đó, “tổn thương nghiêm trọng” sẽ được hiểu theo định nghĩa theo cách hiểu thơng thường, và từ

<i>đó được định nghĩa từng như sau: “Nghiêm trọng có nghĩa là có hậu quả trầm trọng hoặc nguy hiểm có thể xảy ra, trong khi đó tổn thương có nghĩa là thương tật, thiệt hại hoặc mất mát phải chịu.”</i><small>45</small>

Theo như được đưa ra trong vụ R.F. v. Texas Department of Family & Protective Services<small>46</small>, thì đứa trẻ trong vụ việc này đã phải chịu tổn thương về tâm lý do bị quấy rối tình dục bởi cha ruột của mình, là hành vi vi phạm quy định tại điểm (iv) Điều này. Hậu quả là đứa trẻ mắc phải chứng rối loạn lo âu nặng, khơng kiểm sốt được việc đi ngồi, dẫn tới việc đứa trẻ phải chịu điều trị tại bệnh viện tâm thần và các biện pháp tư vấn tâm lý. Đồng thời, đứa con có biểu hiện tức giận đối với người cha và không muốn gặp lại ông, đứa trẻ cịn có biểu hiện sợ hãi đối với việc phải quay lại lối sống cũ. Mặc dù đứa trẻ không phải chịu tổn thương về thể chất, tuy nhiên Tịa án vẫn đưa ra kết luận rằng có đủ chứng cứ cho thấy đứa trẻ đã phải chịu tổn thương nghiêm trọng do hành vi không đúng đắn mà cha của đứa trẻ đã gây ra.<small>47</small> Như vậy, có thể thấy rằng “tổn thương nghiêm trọng” trong trường hợp này không chỉ là những tổn thương về mặt thể chất, mà còn bao gồm những tổn thương về mặt tâm lý đối với đứa trẻ.

Tương tự như quy định trên, Điều 161.001(b)(1)(M) cho phép chấm dứt quyền của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã từng bị chấm dứt quyền do có hành vi gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của đứa trẻ, cụ thể được quy định tại điểm (D) và (E) như đã phân tích trên, đối với một đứa trẻ khác. Từ quy định này có thể thấy việc chấm dứt quyền của cha, mẹ tại Điều 161.001(b)(1)(D) và (E) là một biện pháp mang lại hậu quả tương đối nặng nề, bởi vì căn cứ để có thể chấm dứt quyền của cha, mẹ vốn chỉ đòi hỏi cha, mẹ vi phạm một trong các quy định tại Điều 161.001(b)(1). Vậy nên nếu cha, mẹ đã từng bị chấm dứt quyền theo căn cứ tại các điểm (D) và (E) nói trên có thể dẫn đến việc cha, mẹ cũng đồng thời bị tước đi quyền đối với những đứa con khác.<small>48</small>

<i>Quy định này vốn được đưa ra với mục đích nhằm “bảo vệ trẻ em sơ sinh khỏi những </i>

<small>44 “serious injury [contemplated by the statute] must necessarily be inferred, based on the way the statute was written and the particular language the enacting legislature chose to use”, Vidaurri v. Ensey, 58 S.W.3d (2001), 145, xem tại: truy cập ngày 24/06/2023. </small>

<small>45 “When, as here, a term is not defined in a statute, we apply its ordinary meaning [...] “Serious” means “having important or dangerous possible consequences,” while “injury” means “hurt, damage, or loss sustained”.” In the Interest of A.L., 389 S.W.3d (2012), 901, xem tại: truy cập ngày 08/07/2023. </small>

<small>46 R.F. v. Texas Department of Family & Protective Services, 390 S.W.3d (2012), xem tại: truy cập ngày 05/07/2023. </small>

<small>47 “we find the evidence legally sufficient to support [...] a determination that Child C suffered serious injury as a result of Appellant’s indecent conduct” R.F. v. Texas Department of Family & Protective Services, 390 S.W.3d 63 (2012), 75, xem tại: truy cập ngày 24/06/2023 </small>

<small>48 In re N.G., 577 S.W.3d (2019), 234, xem tại: truy cập ngày 10/07/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>kẻ bạo hành trẻ em”, và sẽ “cho phép Tòa án tách đứa trẻ ra khỏi một người cha, mẹ đã bị đánh giá là kẻ lạm dụng hoặc giết trẻ em, chấm dứt quyền của cha, mẹ và cho phép đứa trẻ đó được nhận làm con ni vào một mơi trường an tồn hơn.”</i><small>49</small>. Hay cũng có ý

<i>kiến đưa ra rằng quy định này giúp cho Tịa án có thể “hành động trước khi một đứa trẻ thực sự bị tổn hại khi cha, mẹ chúng đã từng bị chấm dứt quyền của mình trước đó vì làm hại một đứa trẻ khác.”</i><small>50</small> Nhìn chung thì quy định này được đưa ra như một biện pháp để bảo đảm sự an toàn cần thiết cho trẻ em và nhằm tránh đặt trẻ em vào tình trạng nguy hiểm khi phải tiếp tục sống cùng một người cha, mẹ khơng phù hợp và có khả năng sẽ đặt con mình vào tình thế nguy hiểm một lần nữa.

Có một vấn đề được đặt ra trong quy định này rằng liệu có thể chấm dứt quyền tại điểm (D) và (E), tiền đề của việc chấm dứt quyền tại điểm (M), có địi hỏi trước hết việc chấm dứt quyền trên phải có (1) phán quyết chấm dứt cuối cùng đã có hiệu lực thơng qua kháng cáo, (2) khơng có Tịa nào hủy bỏ, rút lại, bác bỏ phán quyết cuối cùng đó.<small>51</small>

Tuy nhiên tại vụ Whitman v. American Trucking Associations, 531 U.S. 457 (2001)<small>52</small>,

<i>Tòa án Tối cao liên bang Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng “trong việc giải thích một đạo luật, nếu một cách giải thích hợp lý làm dấy lên sự nghi ngờ nghiêm trọng về tính hợp hiến của đạo luật và một cách giải thích hợp lý khác thì khơng, chúng ta phải áp dụng cách giải thích sau”.</i><sup>53</sup> Như vậy, khi áp dụng đối với việc giải thích điểm nói trên, nếu điểm (M) được giải thích theo hướng khơng địi hỏi phải thỏa mãn hai điều kiện nói trên, thì một khi phán quyết chấm dứt quyền của cha, mẹ tại điểm (D) và (E) bị hủy bỏ hay rút lại trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, thì điều đó cũng sẽ đồng thời dẫn đến việc phán quyết chấm dứt tại điểm (M) cũng sẽ bị hủy bỏ hoặc rút lại, mà điều này hiển nhiên sẽ gây ra sự nghi ngờ nghiêm trọng đối với tính hợp hiến của quy định trên. Vậy nên, để giải thích quy định tại Điều 161.001(b)(1)(M) này thì cách hiểu hợp lý nhất là trước khi chấm dứt quyền theo căn cứ nói trên cần phải chứng minh được hai

<small>49 “the statute was “primarily aimed at protecting newborn' children of known child abusers” and “would allow a court to take a child away from a parent already judged to be a child abuser or murderer, terminate parental rights, and allow that child to be adopted into a safer environment”.”, In the Interest of N.L.T., 420 S.W.3d (2014), 745, xem tại: truy cập ngày 10/07/2023. </small>

<small>50 “to act before a child is actually harmed when a parent has had her rights previously terminated for harming another child.”, In the Interest of N.L.T., 420 S.W.3d (2014), 746, , xem tại: truy cập ngày 10/07/2023. </small>

<small>51 “(1) the final termination order is final by appeal and (2) no court has deleted the finding or reversed or set aside the final order.”, In re P.W., 579 S.W.3d (2019), 722, xem tại: truy cập ngày 12/07/2023. </small>

<small>52 Whitman v. American Trucking Associations, 531 U.S., 149 L. Ed. 2d 1, 121 S. Ct. 903 (2001), xem tại: truy cập ngày 13/07/2023. </small>

<small>53 “In interpreting a statute, if one reasonable interpretation raises a serious doubt as to the constitutionality of the statute and another reasonable interpretation does not, we are to adopt the latter interpretation.”, Whitman v. American Trucking Associations, 531 U.S., 149 L. Ed. 2d 1, 121 S. Ct. 903 (2001), 471, xem tại: truy cập ngày 13/07/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

điều là (1) phán quyết chấm dứt cuối cùng đã có hiệu lực thơng qua kháng cáo, (2) khơng có Tòa nào hủy bỏ, rút lại, bác bỏ phán quyết cuối cùng đó. <small>54</small>

Quy định tại Điều 161.001(b)(1)(Q) cho phép chấm dứt quyền cha, mẹ khi cha, mẹ cố ý tham gia vào hành vi phạm tội và điều đó dẫn đến việc cha, mẹ bị kết án về hành vi phạm tội đó và bị giam giữ trong hoặc đi tù và khơng thể chăm sóc cho con từ ít nhất hai năm kể từ ngày yêu cầu chấm dứt quyền cha, mẹ. <small>55</small>

<i>Tiền đề trước hết đòi hỏi cha, mẹ phải “cố ý tham gia vào hành vi phạm tội”. Trong đó, việc “cố ý” tham gia được định nghĩa là “Một người hành động có chủ ý, hoặc có hiểu biết đối với bản chất của hành vi hoặc hoàn cảnh xung quanh hành vi của người đó khi người đó nhận thức được bản chất của hành vi của mình hoặc hồn cảnh thực tế. Một người hành động có chủ ý, hoặc có hiểu biết đối với hậu quả của hành vi của mình khi người đó nhận thức được rằng hành vi của mình sẽ để lại hậu quả”</i><small>56</small>. Qua đó có thể thấy sự “cố ý” này không chỉ đơn thuần là do sơ suất hay thiếu trách nhiệm, vì vậy để chứng minh được quyền cha, mẹ có cơ sở để chấm dứt dựa trên Điều 161.001(b)(1)(Q) ta cũng cần phải chứng minh hành vi của cha, mẹ không phải là do cẩu thả.<small>57</small> Điều luật không đưa ra bất kỳ giới hạn nào về những hành vi phạm tội nói trên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bất kỳ hành vi phạm tội nào mà cha, mẹ phạm phải đều thỏa mãn quy định này. Tuy nhiên, quy định này đòi hỏi phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là cha, mẹ bị kết án về hành vi phạm tội đó và bị giam giữ hoặc bị phạt tù, và khơng thể chăm sóc cho đứa trẻ trong thời hạn ít nhất hai năm, mà thơng thường thì chỉ có những tội phạm nghiêm trọng (felony) mới có mức phạt tù trên hai năm<small>58</small>, trong khi đó những tội phạm nhẹ hơn (misdemeanor) có mức phạt tù tối đa không quá 1 năm<small>59</small>. Thêm đó nếu việc đi tù của cha, mẹ là kết quả hoặc do đi kèm với những hành vi đặt

<small>54 In re P.W., 579 S.W.3d (2019), 722-724, xem tại: truy cập ngày 12/07/2023. </small>

<small>55</small><i><small> “(Q) knowingly engaged in criminal conduct that has resulted in the parent's: (i) conviction of an offense; and </small></i>

<i><small>(ii) confinement or imprisonment and inability to care for the child for not less than two years from the date of filing the petition” </small></i>

<small>Section 161.001(b)(1)(Q), Texas Family Code. </small>

<small>56 “A person acts knowingly, or with knowledge, with respect to the nature of his conduct or to circumstances surrounding his conduct when he is aware of the nature of his conduct or that the circumstances exist. A person acts knowingly, or with knowledge, with respect to a result of his conduct when he is aware. that his conduct is reasonably certain to cause the result.” In re D.P., 96 S.W.3d, 336 </small>

<small>57 In the Interest of C.D.E., 391 S.W.3d (2012), 299-300, xem tại: truy cập ngày 20/07/2023. </small>

<small>58 Section 12.31, Section 12.32, Section 12.33, Section 12.34 Texas Penal Code. </small>

<small>59 Section 12.21, Section 12.22, Section 12.23 Texas Penal Code. </small>

</div>

×