Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SỬ DỤNG TÍNH NĂNG LIVE STREAM CỦA FACEBOOK TẠO THÀNH BÀI GIẢNG ONLINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.64 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>SỬ DỤNG TÍNH NĂNG LIVE STREAM CỦA FACEBOOK TẠO THÀNH BÀI GIẢNG ONLINE </b>

<b>Th.S Trần Đình Tuân </b>

<i>Trong quá trình cải tiến phương pháp giảng dạy trong học chế tín chỉ, tương tác online đã và đang trở thành một trong những sự lựa chọn tất yếu cho kỹ năng hoạt động - làm việc nhóm. Việc ứng dụng các tính năng hỗ trợ từ các trình ứng dụng online cũng dần trở nên phổ biến hơn. Bài viết giới thiệu khái quát về các tiện ích của Google Forms và Google Document trong GDrive nhằm giúp việc tương tác online trở nên tiện dụng hơn. </i>

<i>Từ khóa: Facebook group; Facebook page; tương tác online; quản lý online </i>

<b>1. Đặt vấn đề </b>

Trong quy trình học chế tín chỉ tại trường Đại học Ngoại ngữ Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) đã được triển khai những năm vừa qua, quá trình tự học của SV đã được quy định cụ thể trong đề cương chi tiết học phần. Việc tự học của SV giờ đây đã được cụ thể hóa, cơng khai hóa nội dung và những yêu cầu đi kèm đã tạo ra “ít nhiều” một số khó khăn đối với SV, nhất là đối với SV bắt đầu học ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. Một số học phần tự học có ngữ pháp, mẫu câu hoặc những nội dung kiến thức có liên quan đi kèm khơng dễ dàng tra cứu, truy cập hoặc được sự hỗ trợ từ internet đã đưa SV vào tình trạng “muốn biết, muốn học nhưng không chắc nắm được” nội dung được yêu cầu tự học.

Cùng với xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ từ các trang mạng xã hội, Facebook (FB) trở thành một trong những trang mạng xã hội mang tính liên kết tương đối mạnh, có độ phổ biến và độ tương tác online rộng rãi, bên cạnh đó FB cũng là trang có nhiều tính năng ưu việt nhất hiện nay. Để giúp cho GV có thể làm tốt cơng tác giúp đỡ, hỗ trợ SV tự học, trong bài viết này, người viết muốn giới thiệu đến tính năng Live Stream mới được tích hợp gần đây trong hệ thống tính năng của FB

<b>2. Giới thiệu về tính năng LiveStream của FB </b>

Tính năng Live-stream gần đây được cơng ty quản trị mạng FB tích hợp vào FB và sử dụng trên smartphone (chỉ dành cho smartphone có camera trước). Tính năng này được thực hiện khi người dùng FB post dòng trạng thái chọn chế độ live stream

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>(xem hình minh họa) </i>

Trong điều kiện sử dụng wifi hoặc 3G kết nối, live stream sẽ được thực hiện

ngay trên FB của cá nhân hoặc trong Fb Group, FB Page tạo thành cầu truyền hình liên

<i>kết từ người sử dụng đến những thành viên kết nối với tài khoản FB đó (trong bài viết </i>

<i>này, từ ngữ “FB” được nhắc đến là tính năng Group và Page của FB, vì đây là hai tính năng được sử dụng dành cho GV khi thực hiện cơng việc quản lý nhóm, quản lý q trình học của GV đối với SV – tài liệu tham khảo [4],[5]) </i>

<b>Live stream của FB (on the smartphone) Được/Không </b>

<b>Tương tác online khi live stream </b>

- Cho phép live stream ngay lập tức khi có kết nối

- Người thực hiện live stream hồn tồn có thể chủ

động các thao tác, các hoạt động khi thực hiện live <sup> </sup>- Người liên kết – xem live stream được tương tác

<i><small>(chỉ được tương tác bằng comment ngay bên dưới trạng thái slive stream) </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Thời gian live stream </b> Không giới hạn về thời gian

Hiện nay, tính năng này chỉ có thể thực hiện việc tương tác online 1 chiều: người đang live stream sẽ thực hiện các thao tác, hoạt động như đang “live”, người tham gia kết nối và xem tính năng live stream này khi muốn tương tác với người thực hiện, chỉ có thể thơng qua comment ngay bên dưới dòng trạng thái live-stream này trên FB.

Chức năng live-stream sẽ được lưu lại dưới dạng video và được lưu trữ, truy xuất và cho phép truy cập trên FB nếu như người thực hiện live stream cho đăng thành trạng thái trên FB. Tuy nhiên, trong lúc live-stream, nếu như người thực hiện có sử dụng audio hoặc video hoặc các nội dung khác có bản quyền thì sẽ khơng được truy xuất video clip này thành dòng trạng thái đăng trên FB.

<b>3. Sử dụng tính năng Live stream trở thành bài giảng online </b>

Trước sử dụng livestream, người thực hiện có thể đăng trước dịng trạng thái trên FB để thông báo cho người liên kết hoặc thành viên (friend) có trong FB biết thời gian và nội dung sẽ nói khi live stream.

Với cách thức này, GV có thể đăng những nội dung cần giảng dạy, nội dung - câu hỏi sẽ trao đổi - giải thích, sẽ giải quyết với SV trong khi thực hiện live stream nhằm giảm bớt và hạn chế các nội dung không cần thiết khi live.

Khi thực hiện live stream, người thực hiện sẽ thực hiện các thao tác, hoạt động với các nội dung đã chuẩn bị sẵn trước. Trong quá trình live, người thực hiện sẽ trả lời các thắc mắc của người tương tác liên kết bằng cách xem comment của họ ngay bên dưới trạng thái live stream. Đồng thời người thực hiện cũng có thể quản lý thành viên đang tham gia “xem live” bằng cách nhất vào biểu tượng – dòng trạng thái “có bao nhiêu người đang xem (viewer) ngay trên giao diện live stream.

Sau khi live stream, nếu không vi phạm các quy định về nội dung có bản quyền trên internet, phần live stream này sẽ được lưu lại thành video clip được phép truy cập – truy xuất trên FB. Tính năng này giúp cho người liên kết nếu khơng có thời

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

gian truy cập khi live stream cùng người thực hiện vẫn có thể xem lại nội dung của buổi live stream đó. Đây chính là tính năng ưu việt của live stream trên FB, nó giúp cho GV khi thực hiện xong bài giảng online, vẫn có thể lưu bài giảng đó “để dành” trên FB cho những SV khơng có điều kiện tham gia live stream có thể truy nhập xem lại và nắm bắt được nội dung của video clip đó.

Khi GV sử dụng FB Group hoặc FB Page để có kênh tương tác online với SV khi khơng có mặt trên giảng đường thì tính năng này giúp ích được rất nhiều, nó trở thành những bài giảng online sinh động như khi GV thao tác giảng dạy trên giảng đường. Tính năng này tạo ra các bài giảng online trực tiếp (nếu live stream ngay lúc giảng dạy trên giảng đường) hoặc gián tiếp (lưu thành video clip sau khi đã kết thúc live stream), từ đó giúp cho những người khơng có điều kiện học hoặc vì lý do nào đó khơng tham gia buổi học hoặc khơng tham gia liên kết live stream ngay tại thời điểm đó.

Khi sử dụng live stream tạo nên những bài giảng online, GV sẽ đỡ “lo lắng” hơn khi muốn truyền đạt những nội dung có liên quan đến học phần nhưng nay đã được quy thành những nội dung cho phần tự học của SV, phần nào cách thức này cũng giảm thiểu được những mối quan tâm đến quá trình tự học của SV, giúp cho GV và SV có thêm sự tương tác “gần gũi” hơn trên live stream và trên tương tác online. Tuy nhiên khi sử dụng tính năng này, GV sẽ phải mất thêm thời gian cho các bài giảng online “miễn phí” này, thêm những khoảng thời gian khác ngoài thời gian giảng dạy trên giảng đường đại học.

<b>3. Đánh giá và kết luận </b>

Khi sử dụng live stream tạo nên những bài giảng online, GV sẽ đỡ “lo lắng” hơn khi muốn truyền đạt những nội dung có liên quan đến học phần nhưng nay đã được quy thành những nội dung cho phần tự học của SV. Với cách nhìn khách quan, cách thức live stream này phần nào cũng giảm thiểu được những mối quan tâm, lo lắng từ GV đến quá trình tự học của SV, giúp cho GV và SV có thêm sự tương tác “gần gũi” hơn trên live stream và trên tương tác online; giúp thêm cho SV có thêm kênh thơng tin để hồn thành tốt phần tự học của mình trong những yêu cầu và điều kiện đòi hỏi từ học phần đang theo học.

Trong quá trình cải tiến, đa dạng hóa việc học thơng qua các chương trình tự

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

học, chương trình đào tạo từ xa và chương trình E-learning như hiện nay, tính năng live stream của FB đang và sẽ trở thành xu hướng mới trong việc tạo ra các bài giảng online. Bản thân GV cũng có thể tự nâng cao khả năng truyền đạt khơng chỉ trên giảng đường mà cịn giúp cho GV có thể thích ứng được với yêu cầu cải tiến phương pháp giảng dạy và đổi mới cách thức truyền đạt. Khi live stream, chúng ta đồng thời cũng có thể sử dụng rất nhiều hỗ trợ khác từ các nguồn tài liệu, kênh thông tin hoặc những tương tác online khi tích hợp chúng từ internet, từ mơi trường chung quanh cho việc thực hiện live stream ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên, một vấn đề hay sự việc luôn phát sinh những “mặt trái”, hay những “tác dụng phụ” khi sử dụng tính năng này. GV có thể sẽ phải mất thêm rất nhiều thời gian cho các bài giảng online “miễn phí” này; sẽ phải đối diện với những cách thức ứng xử, cách thức khi tương tác online và những “phản ứng ngược” từ người tham gia live stream. Đó chắc chắn là những “mặt trái” khi chúng ta sử dụng các tính năng từ các trang mạng xã hội khi ứng dụng vào việc giảng dạy. Nhưng dù sao đi nữa thì đây cũng là một tính năng mới có thể sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy online của GV trong điều kiện và môi trường giảng dạy ngày càng đa dạng hóa như hiện nay.

<i>Tài liệu tham khảo: </i>

<i>1. Tổ chức hoạt động dạy và học ở đại học – Trần Thị Hương – NXB Đại học Sư phạm TPHCM, năm 2011. </i>

<i>2. Đánh giá & trắc nghiệm kết quả học tập – Đoàn Văn Điều – NXB Đại học Sư phạm TPHCM </i>

<i>3. Tài liệu – Đo lường và đánh giá kết quả học tập – Nhóm Giảng viên khoa Tâm lý giáo dục – NXB Đại học Sư phạm TPHCM </i>

<i>4. “Sử dụng Google Drive và các tính năng hỗ trợ để cải tiến phương pháp giảng dạy và ứng dụng tương tác online” – Trần Đình Tuân – Bài NCKH trong Hội thảo Khoa Ngoại ngữ - Niên khóa 2015-2016 </i>

<i>5. “Sử dụng Facebook Group và Facebook Page trong việc quản lý quá trình học của sinh viên”– Trần Đình Tuân – Bài NCKH trong Hội thảo Khoa Ngoại ngữ - Niên khóa 2015-2016 </i>

</div>

×