Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Luận Văn Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 73 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</b>

<b>DOANH NGHIỆP XÃ<sub>•</sub><sub> •</sub>HỘI THEOPHÁP LUẬT<sub>• </sub>VIỆT NAM <sub>•</sub></b>

<i><b>Chuyên ngành: Luật kinh têMã sổ : 838 01 01 05</b></i>

<b>LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC</b>

<i><b>Người hướng dân khoa học: TS. Nguyên Thị Yên</b></i>

<b>Hà Nội - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LƠI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, với sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Yen. Các kết quả nghiên

cứu nêu trong luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các tài liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, có nguồn gơc, tin cậy và trung thực.

<i>Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2023</i>

<b>Tác giả luận văn</b>

<b>Nguyễn Lê Hà Nhi</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT</b>

: ủy ban nhân dân: Bộ luật Dân sự

: Luật Thương mại

: Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp xã hội: Tịa án nhân dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC <sub>• •</sub></b>

<b><small>MỞ ĐẦU... 1</small></b>

<b><small>CHƯƠNG 1. NHƯNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VÈ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI... 6</small></b>

<b><small>1.1. Khái quát về doanh nghiệp xã hội...6</small></b>

<i><small>1.1.1.</small>Sựhình <small>thành</small> và phát triển <small>của </small>doanh<small> nghiệpxã hội</small>...</i> <small>6</small>

<i><small>1.1.2.</small>Khải niệm, <small>đặc </small>điểm <small>của </small>doanh<small> nghiệp</small> xãhội...</i> <small>13</small>

<b><small>1.2. Lý luận pháp luật về doanh nghiệp xã hội... 23</small></b>

<i>1.2.1. Sự<small> cần </small>thiết <small>điều chỉnhpháp luật</small> về doanh<small> nghiệpxã </small>hội...</i> <small>23</small>

<i>1.2.2. <small>Kháiniệmpháp </small>luật <small>về</small> doanhnghiệp <small>xã hội</small>...</i><small>27</small>

<i><small>1.2.3.</small>Nộidung cơ bản <small>của </small>phảp<small> luậtvề</small> doanhnghiệp <small>xã </small>hội...</i> <small>28</small>

<b><small>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỤC TIỄN THỤC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 32 2.1. Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ô’ Việt Nam hiện nay... 32</small></b>

<i>2. ỉ. <small>ỉ. Quy </small>định về<small> khái niệm</small> doanh<small> nghiệp</small> xãhội...32</i>

<i>2.1.2. <small>Quy</small> định về <small>thành</small> lập, <small>tô chức lại,giải </small>thể doanh <small>nghiệp</small> xãhội...</i><small>35</small>

<i>2.1.3. <small>Quy</small> địnhvề chỉnh<small> sách</small> ưu<small> đãi,hỗtrợđối</small> với doanhnghiệp <small>xã </small>hội...</i> <small>41</small>

<b><small>2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ỏ’ Việt Nam hiện nay... 46</small></b>

<i>2.2.1. Những <small>kết</small> quả<small> đạtđược</small>...</i> <small>46</small>

<i>2.2.2. <small>Những</small> khó<small> khăn</small> vànguyên <small>nhân</small>...</i>50

<b><small>CHƯƠNG 3. YÊU CÀU, GIÃI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỎI Ở VIỆT NAM... 55</small></b>

<b><small>3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ỏ’Việt Nam 55 </small></b><i><small>3.1.1.Hoànthiện </small>pháp luậtvề doanh <small>nghiệp xãhội</small> phái phùhọp với hệ thống <small>pháp </small>luật <small>hiện </small>hành...</i> <small>55</small>

<i>3.1.2. Hoàn <small>thiện </small>pháp luật vềdoanh nghiệp<small> xã hộiphải</small> phù <small>họp</small> với <small>thói </small>quen <small>kỉnh </small>doanh<small> và vănhóa </small>kỉnhdoanh của<small> ngườiViệt</small> Nam...</i><small>56</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><small>3.1.3.</small>Hồn <small>thiện</small> pháp luậtvề<small> doanhnghiệp xãhội</small> phải <small>phù</small> hợp với <small>bối </small>cảnh<small>hội nhập </small>kỉnh <small>tê toàncâu của Việt</small> Nam <small>hiện nay</small>...</i><small>56</small>

<b><small>3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ờ Việt Nam .... 573.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội</small></b>

<i><b><small>ờ</small></b></i><b><small> Việt Nam... 62KẾT LUẬN... 65DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 66</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>. Tính cap thiêt cua việc nghiên cứu đê tài</b>

Phát triển bền vững đất nước là một trong những vấn đề rất quan trọng được Đàng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cùa Đảng đã chỉ rõ, phát triển bền vững là mục tiêu bao trùm không chỉ là nhiệm vụ cùa một bộ, ngành, một lĩnh vực, không chỉ là vấn đề kinh tế, chất lượng tăng trưởng, mà bao gồm cả vấn đề xã hội, môi trường, văn hóa, con người. Tuy nhiên, cùng với mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong những năm gần đây, sự gia tăng các vấn đề xã hội và môi trường tại Việt Nam cũng trở thành mối lo ngại lớn như khoảng 15 triệu người sống dưới mức nghèo đói, 5 triệu người khuyết tật, 3 triệu trẻ em có

hồn cảnh đặc biệt khó khăn... [14J

Việc ghi nhận Doanh nghiệp xã hội trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và hiện nay là Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã thể hiện sự quyết tâm cao độ của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước giai đoạn 2011 - 2020 và hiện nay là giai đoạn 2021 - 2025.

Doanh nghiệp xã hội là một giải pháp phù hợp cho bài tốn khó về giải quyết những vấn đề xã hội, môi trường hướng tới sự phát triển ổn định và bền vừng. Có thế nói doanh nghiệp xã hội chứa đựng sự linh hoạt, sáng tạo và phù họp với cộng đồng, mang đến sự đa dạng nguồn vốn, khả năng độc lập về doanh thu, đáp ứng nhu cầu của xã hội về kinh doanh có đạo đức và quan trọng hơn là cung cấp nhũng dịch vụ, hoạt động cần thiết cho xã hội nhưng ít người dám làm.

Mặc dù đã có các quy định pháp luật, tạo khuôn khổ pháp lý ban đầu cho tố chức và hoạt động của DNXH, nhưng qua quá trình thi hành, vẫn cịn nhiều vấn đề pháp lý có liên quan đến vấn đề xác định vị trí của DNXH trong số các chủ thể kinh doanh và chính sách của Nhà nước đổi với loại doanh nghiệp này hiện còn bở ngở và cần phải làm rõ. Thêm vào đó lình vực hoạt động của DNXH cịn gặp rất nhiều khó khăn trên thực tế do đó, ít người dám làm, dám đầu tư. Cơ chế

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

chính sách, khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của DNXH cịn chưa được hình thành một cách bài băn. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Doanh

<i><b>nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam ” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.</b><sub>• 1. </sub><sub>• </sub><sub>Ã. ± </sub><sub>• </sub><sub>• </sub><sub>• </sub><sub>•••</sub></i>

<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài</b>

Doanh nghiệp xã hội là mơ hình doanh nghiệp đã được hình thành từ lâu, và cũng đã phát triến ờ Việt Nam trong một thời gian nhất định. Những đóng góp cho xã hội của DNXH là khơng thể phủ nhận, chính vì vậy nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của DNXH đã được rất nhiều người đề cập đến. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu sau:

- Trung tâm hồ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) với nghiên cứu về: Khái

<i>niệm doanh nghiệp xã hội.</i>

- Khảo sát về doanh nghiệp xã hội đăng trong “Báo <i>cáo kết quả khảo sát doanh nghiệp xã hội Việt Nam” năm 2011 của Trung tâm hỗ </i>trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) và Hội đồng Anh Việt Nam;

- <i>Cơng trình: Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách năm 2012 của Viện Nghiên cứu quản </i>lý kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh tại Việt Nam và Trung tâm hồ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP).

Nghiên cứu về khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp xã hội, đặc biệt là pháp luật về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay có một số cơng trình như sau:

- TS. Phan Thị Thanh Thủy với bài viết: <i>Những vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014 đăng </i>trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6/2015.

- ThS. Vũ Thị Hịa Như với bài viết: Hồn thiện quy định pháp luật Việt

<i>Nam về doanh nghiệp xã hội, Tạp chí Luật học, số 3/2015.</i>

- Nguyễn Thị Diễm Anh với Luận án tiến sĩ Luật học "Địa vị pháp lý của

<i>doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam ", bảo vệ tại trường Đại học Luật </i>

Hà Nội, năm 2021.

<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Các cơng trình nghiên cứu trên đã đê cập đên một sơ khía cạnh nhât định của mơ hình phát triển doanh nghiệp xã hội dưới góc độ pháp lý trong khoảng thời gian khi Luật Doanh nghiệp 2014 thừa nhận địa vị pháp luật của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, với những yêu cầu mới cùa bối cảnh hội nhập cũng như hoàn thiện pháp luật, việc nghiên cứu một cách toàn diện, đày đủ pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam là cần thiết.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu <sub>• </sub><sub>• </sub><sub>• CT</sub></b>

<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>

Mục đích nghiên cứu tống quát của luận vãn là tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về doanh nghiệp xã hội, phân tích rõ bản chất của loại hình doanh nghiệp này, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực này.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

Đe đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cửu sau:

- Phân tích làm rõ khái niệm doanh nghiệp xã hội, đặc điếm của doanh nghiệp xã hội.

- Phân tích làm rõ nội dung của pháp luật về doanh nghiệp xã hội theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam

- Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua

- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Luận văn có đối tượng nghiên cún là các quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội được quy định trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, về thực tiễn đề tài nghiên cún về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu</b></i>

Đe cụ thế hóa, luận văn sử dụng phương pháp luận giải, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử... Cụ thể:

Chương 1: Phương pháp tổng hợp, lịch sử, thống kê, quy nạp, phân tích, diễn giải để làm sáng tị những vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp xã hội;

Chương 2: Phương pháp phân tích, so sánh, diễn giăng, khảo sát thực tiễn nhằm đánh giá hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay;

Chương 3: Phương pháp phân tích, tổng hợp, dự báo, khái quát hóa để xác định các yêu cầu cơ bản và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp xã hội và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam trong tương lai.

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>6. Y nghĩa lý luận và thực tiên</b>

<i><b>6.1. Ỷ nghĩa lý luận</b></i>

Vê mặt lý luận, luận văn là cơng trình khoa học được nghiên cứu khá chuyên sâu về những vấn đề lý luận cơ bàn về doanh nghiệp xã hội và pháp luật vê doanh nghiệp xã hội, thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.

<i><b>6.2. Y nghĩa thực tiên</b></i>

về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơng trình khoa họccó giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập vê các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp xã hội. Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng như là ngn tài liệu tham khảo trong q trình hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành vê doanh nghiệp xã hội cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định cúa pháp luật vê doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam trong tương lai.

<b>7. Kêt câu của luận văn</b>

Ngoài phân mở đâu, phân kêt luận chung của cả luận văn và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính cùa luận văn được kết cấu làm 03 chương và mỗi chương đều có kết luận riêng. Cụ thể:

<i>Chương 1: Nhũng vân </i>đê lý luận vê doanh nghiệp xã hội và pháp luật vê doanh nghiệp xã hội

<i>Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiên thực hiện pháp luật vê doanh </i>

nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay

<i>Chương 3: Yêu câu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả</i>

thực hiện pháp luật vê doanh nghiệp xã hội

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ DOANH NGHIỆP XÃ HỘIVÀ PHÁP LUẬT VÈ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI<sub>• • •</sub></b>

<b>1.1. Khái quát về doanh nghiệp xã hội</b>

<i><b>1.1.1. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội</b></i>

Lịch sử phát triển của DNXH đã chứng tỏ rằng, DNXH xuất hiện từ Anh và Mỹ. Tại Châu Âu, mơ hình DNXH đầu tiên ghi nhận được xuất hiện vào năm 1665 ở London, Anh, khi đại dịch (Great Plague) hoành hành đã khiến nhiều gia đình giàu có, vốn là các chủ xưởng cơng nghiệp và cơ sở thương mại rút khởi thành phố, để lại tình trạng thất nghiệp tăng nhanh trong nhóm dân nghèo lao động. Trong bối cảnh đó, Thomas Firmin đã đứng ra thành lập một xí nghiệp sản xuất và sử dụng nguồn tài chính cá nhân cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để tạo và duy trì việc làm cho 1.700 công nhân. Ngay từ khi thành lập, ông tuyên bố xí nghiệp không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỳ từ thiện [9, tr.9]. Cùng theo quan điểm đó, doanh nghiệp xã hội đóng góp vai trị nhân tố đối mới trong các lĩnh vực xã hội bằng cách thông qua một sứ mệnh để tạo ra và duy trì giá trị xã hội (mà khơng chì là giá trị cá nhân); Nhận thức và không ngừng theo đuổi các cơ hội mới để phục vụ cho sứ mệnh đó; Tham gia vào q trình đổi mới liên tục, thích nghi và rút ra bài học; Hoạt động mạnh mẽ mà không bị giới hạn bởi nguồn lực sẵn có; Và thể hiện trách nhiệm giải trình cao hơn đối với thành viên và đối với kết quả đầu ra. Như vậy, xí nghiệp sản xuất mà Thomas Firmin thành lập với những mục đích tạo việc làm cho công nhân và lợi nhuận thu được sẽ chuyến cho các quỹ từ thiện chính là manh nha của loại hình

DNXH, theo đuối những mục tiêu phục vụ cộng đồng và xã hội.

Với những đặc điểm riêng, mơ hình DNXH đã lan rộng ra nhiều nước tư bản châu Âu, châu Mỹ, và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Mặc dù có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, nhung sự hình thành và phát triền của DNXH ở các quốc gia này hồ trợ một cách đáng kể vào các chính sách an sinh xã hội cúa nhà

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nước trong thời kỳ phát triên của chủ nghĩa tư bàn, bởi mục đích chung của các DNXH là phục vụ các mục tiêu xã hội.<sub>JL</sub> <sub>•</sub> <sub>•</sub> <sub>•</sub> <sub>•</sub>

Sang thế kỷ 20, hoạt động của các DNXH có phần giảm sút khi chủ thuyết kinh tế Keynes lên ngôi từ sau cuộc đại suy thối năm 1929-1933, cổ vũ cho vai trị can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế; Và cũng nhờ đó, một loạt mơ hình Nhà nước phúc lợi đã ra đời ở Tây Âu và Bắc Mỹ sau thế chiến thứ II [9, tr. 1],

Đen giữa thập niên 1970, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại sau hai cuộc khủng hoảng dầu lửa thế giới và chi tiêu xã hội không ngừng tăng lên do hậu quả xã hội của khủng hoàng kinh tế, hệ thống an sinh xã hội thực sự đứng trước nguy cơ bị phá vỡ vào thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXL Trong bối cảnh đó, tại Vương quốc Anh, vào năm 1979, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher lên nắm quyền, bà chủ trương thu hẹp lại vai trò của Nhà nước và cho rằng Nhà nước không nên trực tiếp tham gia cung cấp phúc lợi xã hội [9, tr. 2], Nhà nước phương Tây trong giai đoạn này đã rút dần ảnh hưởng trong lĩnh vực cơng, xã hội hóa nhiều hoạt động phúc lợi, từ thiện. Từ đó dẫn đến sự phát triển của các DNXH trong giai đoạn này.

Ở châu Mỹ, DNXH được du nhập từ Anh quốc và phát triển tương đổi mạnh mẽ. Tại Hoa Kỳ có hơn 195.000 tổ chức nộp đơn là tồ chức từ thiện công cộng (là tổ chức phi lợi nhuận liên quan đến nghệ thuật, giáo dục, y tế chăm sóc, dịch vụ con người, và phục vụ cộng đồng...). Hơn 100 triệu người ở Mỳ là thành viên của DNXH. Cơng đồn tín dụng là hợp tác xã phổ biến nhất $ 629 tỷ tài sản (đại diện cho một sự gia tăng gấp 100 lần kể từ năm 1960). Theo thống kê, một trong những DNXH nổi tiếng và xuất hiện sớm nhất là Goodwill Industries, đã xuất hiện từ năm 1902 và bây giờ đã trở thành một DNXH hoạt động hiệu quả hàng đầu [11]. Các mơ hình kinh doanh giống như thế đã tồn tại trên quy mơ nhị trong phạm vi cả nước suốt những năm đầu và giữa thế kỷ XX, và trở nên đặc biệt phổ biến vào cuối thập kỷ 70-80, khi sự phát triển kinh tế có dấu hiệu chậm lại và nhà nước Hoa Kỳ đã cắt giảm các chi phí cho hoạt động trợ cấp. Các tổ chức phi chính phủ

<small>7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

vốn chỉ dựa vào nguồn kinh phí từ thiện từ chính phủ và các chủ thể khác, lúc đó đã phải tìm phưong kế tự trang trải các khoản tiền. Bên cạnh đó, những cá nhân, tổ chức có đầu óc chiến lược đã chứng minh rằng việc tự túc trong các vấn đề tài chính có thể thúc đẩy công việc trôi chảy hơn nhiều là việc chỉ chờ đợi duy nhất nguồn tiền trợ cấp. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức phục vụ mục tiêu xã hội trở nên căng thắng hơn, đòi hỏi họ buộc phải tiến hành các cải cách [12].

Làn sóng DNXH không chỉ dừng lại ở biên giới Hoa Kỳ và các nước Châu Âu, mà còn trở thành một vận động xã hội có quy mơ và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Kể từ thế kỷ XVII đến nay, chặng đường mà DNXH trải qua đã tương đối dài. Tuy nhiên, phải đến tận đầu thế kỷ XXI, nhận thức cộng đồng về DNXH mới có cơ hội khai mở và truyền bá rộng rãi. Giáo sư Klaus Schwab - Nhà sáng lập, chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới - chia sẻ rằng khi ông thành lập Quỳ Schwab hỗ trợ các DNXH vào năm 1998, khái niệm DNXH hầu như chưa từng được nghe nói đến ở châu Âu và cũng ít được biết đến ở nhũng nơi khác trên thế giới, dù cho lúc đó đã có những hoạt động ban đầu của Ashoka, một tổ chức tiên phong của loại hình này. Khi ông đăng ký thành lập Quỳ Schwab tại Thụy Sĩ, ngay việc dịch cụm từ “DNXH” khi đó cịn chưa xuất hiện trong từ vựng tiếng Pháp và Đức, đã là một thách thức hoặc như câu chuyện cúa Muhammad Yunus: vào đầu thập niên 1970, ông bắt đầu làm việc không mệt mỏi để chứng minh rằng phụ nữ nghèo là những người đáng tin cậy và hoàn toàn có thể cho họ vay tiền, tuy vậy thế giới phải mất hơn 30 năm để có thể cơng nhận đầy đủ giá trị của tín dụng vi mơ [25],

Dễ dàng nhận thấy yếu tố then chốt khiến phong trào DNXH được thúc đẩy lan rộng một cách nhanh chóng trên thế giới, đó là việc dịch chuyến các chức nãng xã hội từ phía chủ thế cơng sang các chủ thể tư và các chủ thể thứ ba (còn được

biết đến là các chủ thể trong hệ sinh thái xã hội dân sự). Đây là thời điểm chín muồi dành cho các cách tiếp cận mang tính kinh doanh đối với các vấn đề xã hội. Thực tế cho thấy nỗ lực của chính phũ và các tổ chức từ thiện đã không đạt được

<small>8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

những gì mà chúng ta kỳ vọng; các trung tâm xã hội cũng không chứng tở được hiệu quả. Ngược lại, các doanh nhân xã hội ngày càng chứng tỏ vai trò to lớn trong việc phát triển các mơ hình mới cho một thế kỷ mới” [10],

Ờ Việt Nam, DNXH ngày càng có vai trị quan trọng, góp phần giải quyết hiệu quả, bền vững các vấn đề xã hội. Trong những năm qua, các DNXH ở Việt Nam đã có những bước phát triến vượt bậc.

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi CSIP, Hội đồng Anh và Spark, tồ chức có hoạt động tương đối tồn diện như một DNXH và có lịch sử lâu đời nhất là hợp tác xã Nhân Đạo thuộc hội Người khuyết tật Hà Nội, được thành lập vào năm 1973. Trong số các hợp tác xã ra đời trong giai đoạn này, chúng ta thấy bên cạnh các hợp tác xã mang tính sản xuất là chủ yếu như hợp tác xã nông nghiệp

Năm 1986 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thừa nhận các thành phần kinh tế mới là kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ. Nhờ đó, vai trị chủ động của cá nhân và cộng đồng trong việc cung cấp và trao

đôi các dịch vụ đáp ứng nhu câu cùa người dân đã được cơng nhận và phát triên. Thêm vào đó, chính sách mớ cửa cũng dẫn đến sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và các nguồn trợ giúp phát triển quốc tế (ODA). Các chương trình này khơng những đem lại nguồn vốn to lớn phục vụ cơng cuộc phát triển, mà cịn mở rộng việc giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm và tri thức phát triển xã hội, nhờ đó đem lại những mơ hình và phương pháp mới mẻ mà Việt Nam

<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

có thể kế thừa. Trong giai đoạn này đã đánh dấu sự phát triển và hồn thiện tích cực các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật Công ty (sau này gọi là luật

Doanh nghiệp), Luật các tố chức tín dụng, Luật hợp tác xã,... Các luật này đã đặt tiền đề cho sự phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp phát triển cộng đồng thực sự nở rộ.

Tăng cường sức mạnh cùa các tố chức chính trị xã hội: Chính phủ đã ban hành Nghị định 177/1999/NĐ-CP và Nghị định 148/2007/NĐ-CP, nhờ đó cơ sở cho việc thành lập quỳ xã hội, quỳ từ thiện được xác lập. Tuy nhiên, sự tách biệt

hai lĩnh vực hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội tồn tại khơng những về mặt chính sách và pháp luật, mà cả trong hoạt động thực tế là rào cản lớn đối với sự ra đời của các mơ hình lai như DNXH. Các tồ chức xã hội thường được xếp cùng

loại với các tổ chức từ thiện và nhân đạo, dựa chủ yếu vào nguồn lực huy động từ các nhà hảo tâm mà khó đưa ra phương án kinh doanh tự chù. Điều này khơng những kìm hãm năng lực sáng kiến xã hội mà khiến cho các doanh nhân xã hội có rất ít sự lựa chọn: hoặc hoạt động như tổ chức xã hội từ thiện, hoặc như một <b><sub>•</sub><sub>• </sub><sub>• </sub><sub>• </sub><sub>• </sub><sub>• </sub><sub>• </sub><sub>• </sub><sub>7</sub><sub>•</sub><sub>•</sub></b>doanh nghiệp thơng thường.

Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của các DNXH giai đoạn này có một số hạn chế như thiếu vốn tài trợ. Việc Việt Nam bắt đầu bước vào ngưỡng nước có thu nhập trung bình thấp dẫn đến việc các quốc gia và tổ chức quốc tế thay đổi chính

sách hồ trợ nhân đạo và phát triển xã hội tại Việt Nam, dẫn đến giảm dần nguồn tài trợ ODA từ Việt Nam để chuyển sang các nước nghèo hơn. Thách thức đặt ra với các dự án xã hội là nếu Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào các nguồn vốn viện trợ bên ngồi thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vốn nghiêm trọng. Trong khi đó, việc huy động tài trợ và vốn từ cộng đồng ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Một nghiên cún gần đây của Quỹ AirAsia (2011) chỉ ra rằng, tiềm lực đóng góp của người dân và doanh nghiệp là khá lớn, tuy nhiên ở Việt Nam còn thiếu vắng nhũng kênh từ thiện chính thức và thiếu những chính sách phù họp, do vậy, đa phần các hoạt động từ thiện thường có tính tự phát, quy mơ nhỏ và phạm

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

vi hạn chê trong cộng đông nhở. Việc thiêu nguôn vôn hoạt động đang dân trở thành một áp lực lớn tới các tổ chức phi chính phủ và các dự án phát triển cộng đồng ở Việt Nam.

Trước nguy co thiếu hụt vốn của các dự án xã hội, nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ tài chính cho các tổ chức thực hiện mục tiêu xã hội. Ví dụ, vào năm 2008, Nghị định 69/2008/NĐ-CP quy định các chính sách ưu đãi đối với đối tượng được bổ sung them là các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa. Nhờ các chính sách khuyến khích ưu đãi này, hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ cơng ngồi cơng lập đã phát triển, tạo việc làm và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu của xã hội. Cho đến nay, giáo dục được xem là lĩnh vực có nhiều biến chuyển rõ nét nhất với mạng lưới các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề ngồi cơng lập được mờ rộng ở tất cả các cấp học. Các cơ sở y tế ngồi cơng lập được thành lập ở các địa phương hoạt động chủ yếu dưới dạng bệnh viện, phòng khám, trung tâm tư vấn y tế, dịch vụ bác sĩ gia đình và các cửa hàng thuốc tư nhân, góp phần giảm tải cho các cơ sở khám chữa bệnh cơng lập; đồng thời góp phần triển khai có hiệu quả lộ trình bảo hiếm y tế tồn dân. Tương tự, các cơ sở ngồi cơng lập trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội [9, tr. 33].

Bên cạnh đó, Luật Đầu tư năm 2014 cũng đã hoàn thiện các quy định về điều kiện áp dụng ưu đãi nhằm đảm bảo thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng, trong đó bao gồm các dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng nhiều lao động, dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp hồ trợ, dự án thực hiện trong các lĩnh vực xã hội hóa đầu tư.

Những năm 2010 là dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của DNXH ở Việt Nam, khi đánh dấu sự ra đời của CSĨP, Spark và sự tham gia tích cực của các đối tác như Hội đồng Anh, Oxfarm. Họ đã tích cực tuyên truyền, giới thiệu DNXH như một hướng giải quyết mới, một mơ hình tổ chức thay thế phù hợp với bối

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

cảnh chuyển đồi hiện nay, và thuyết phục được cộng đồng về thế mạnh của DNXH: áp dụng mơ hình kinh doanh dựa trên những nguyên tấc và động lực của thị trường đế giải quyết những thất bại của thị trường và các vấn đề xã hội. Nói cách khác, DNXH giải quyết được cả hai mục đích xã hội và kinh tế; Trong đó mục tiêu xã hội là mục tiêu chù đạo - việc đạt được mục tiêu kinh tế chỉ là phương tiện đế đạt được mục tiêu xã hội ở quy mơ lớn hơn. Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến nồ lực to lớn về mặt học thuật của các tổ chức này. Những nghiên cứu về DNXH hoặc các chủ thể liên quan như xã hội dân sự, sáng tạo xã hội là rất có giá trị, nhất là đối với cơng cuộc cái cách pháp luật, hay đối với việc nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2014; DNXH chính thức được thừa nhận và trở thành một khái niệm pháp lý. Kể từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã có bước phát triển rất nhanh và vững chắc. Theo đó, đã có rất nhiều thay đổi

trong bối cảnh kinh tế - xã hội cũng như trong chính sách và pháp luật về DNXH ờ Việt Nam. Trong đó, nổi bật là nhũng vấn đề:

+ Sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định hướng dẫn thi hành: Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, Nghị định số 47/2021/NĐ-CP là những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của pháp luật về DNXH tại Việt Nam khi đã xây dựng được cơ sở pháp lý cho việc hình thành DNXH - cấu trúc pháp lý

chuyên biệt dành cho DNXH. Thực tế, trong quá trình soạn thảo Luật Doanh nghiệp, đã tồn tại nhiều luồng quan điểm khác nhau: có quan điểm cho rằng DNXH khơng phải là một loại hình doanh nghiệp mới và pháp luật chỉ nên quy định các tiêu chí đế xác định tính đặc thù về mặt thành lập, quản trị DNXH; những

nội dung chính sách mang tính ưu đãi, hồ trợ, khuyến khích khác đối với DNXH nên được quy định thống nhất trong các luật về thuế và trong Luật đầu tư. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến tán thành quy định của dự án Luật và cho rằng việc thừa nhận sự tồn tại thực tế của DNXH ở Việt Nam hiện nay có nhiều ý nghĩa

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

quan trọng, không những với bản thân DNXH mà còn với cả việc nâng cao ý thức của cộng đồng nói chung.

Từ sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 chính thức thừa nhận loại hình DNXH thì Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và đáng ghi nhận, nguồn vốn trong nền kinh tế dồi dào và chủ động hơn trước, Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự rút khỏi của các tổ chức phát triển song phương như SIDA (Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển [26]; vốn giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong các hoạt động giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.

<i><b>1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp xã hội</b></i>

<i>1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội</i>

DNXH được hiểu là tổ chức được hình thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng nhu cầu giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể của cộng đồng, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân của những người sáng lập. Tính tự phát, năng động đặc thù này khiến cho nhận thức của xã hội luôn bị bỏ lại rất xa so với thực tiễn sinh động của mơ hình DNXH. Theo hiểu biết chung, DNXH được hiểu là những doanh nghiệp hoạt động khơng vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Tác giả Ofer Eldar đến từ trường đại học Duke law school, Mỹ với nghiên cứu “The role of social enterprise and hybrid organizations” [24] đã đưa ra một cách định nghĩa rất cẩn trọng và khoa học cho khái niệm DNXH. Trong nghiên cứu này, Elder đã tiếp cận khái niệm DNXH một cách thuyết phục và có hệ thống. Ông chọn khái niệm xuất phát là doanh nghiệp thương mại, từ đó định nghĩa tổ chức lai và cuối cùng đưa ra khái niệm DNXH. Theo đó, Doanh nghiệp thương mại là bất kỳ doanh nghiệp nào mà phần lón tống doanh thu của nó đến từ việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Khái niệm này khơng chỉ bao gồm các doanh nghiệp vì lợi nhuận, mà cịn cẳ những doanh nghiệp thương mại nhưng phi lợi nhuận, ví dụ bệnh viện, trường học cơng, tính phí bệnh nhân và học sinh tùy theo dịch vụ

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

bán ra, mặc dù vẫn được hưởng ít nhất là một vài loại trợ cấp đến từ các quỳ hồ trợ hoặc từ chính sách miễn giảm thuế.

Tố chức lai là doanh nghiệp thương mại có đóng góp một khoản trợ cấp cho một nhóm thụ hưởng trong xã hội. Các khoản trợ cấp này có thể là tiền hoặc hiện vật; xuất phát từ nguồn trực tiếp như tiền chính phủ, các cá nhân, tồ chức làm từ thiện để gửi gắm cho tổ chức lai hoặc nguồn gián tiếp như phần tiền trả thêm của khách hàng cho sản phẩm của công ty, hoặc tiền định kỳ trích ra từ thu nhập của cồ đơng hoặc chủ sở hữu.

Một tổ chức lai cần có cam kết giao dịch (commitment to transact) để được coi là một DNXH. DNXH phải có cam kết giao dịch với nhóm thụ hưởng và cam kết đó phải đáng kể ở chừng mực nào đó. Cam kết này nảy sinh trong trường hợp nhóm thụ hưởng đó khơng thể giao dịch với các doanh nghiệp thương mại dưới những điều khoản chung tiêu chuẩn. Ví dụ, các tổ chức tín dụng vi mô cam kết cho vay vốn đối với các cá nhân khuyết tật hoặc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng thương mại. Như vậy, điều kiện duy nhất để một tố chức lai trở thành DNXH là sự tồn tại các cam kết giao dịch với nhóm thụ hưởng, chứ khơng hắn là việc giao dịch đó rốt cuộc có được thực hiện hay khơng. Trên thực tế, vẫn có các DNXH không thể thực hiện được các cam kết giao dịch của mình, ví dụ như một tổ chức tín dụng vi mô hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc khơng thể cho nhóm thụ hường vay vốn.

Trên thực tế, khó xác định một DNXH đon thuần dựa trên cam kết xã hội. Đơi khi các doanh nghiệp vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thơng thường cũng gián tiếp thực hiện cả những mục tiêu xã hội, Ví dụ, một dây chuyền sản xuất sữa bột trẻ em tiến hành bổ sung các dinh dưỡng quan trọng vào sản phẩm của mình nhằm thu hút các bậc cha mẹ. Có thể coi như họ đang cùng lúc vừa tăng doanh số bán hàng, vừa phục vụ lợi ích xã hội mà trường hợp này là vì sức khỏe cộng đồng. Trường hợp này có thể được gọi tên bằng khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bồn vừng (World Business

<i>Council for Sustainable Development) đã đưa ra một định nghĩa đầy đú với các </i>

tiêu chí rõ ràng và có thế đo lường được: “Trách <i>nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết liên tục của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc cải thiện chất lượng cuộc song của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như của cộng đồng và tồn thê xã hội nói chung" [27]. Doanh </i>

nghiệp cần tuân thủ các chuẩn mực theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội, chủ yếu thuộc các lĩnh vực như quyền của người lao động; môi trường; tham gia cộng đồng; quan hệ chuồi cung ứng.

Một cách ngắn gọn, có thể phân biệt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và DNXH dựa trên các tiêu chí được đưa ra sau đây: (i) về phạm vi: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ràng buộc tất cả các doanh nghiệp thương mại, trong khi

DNXH là một tổ chức hoặc mơ hình kinh doanh đặc thù, có hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng; (ii) về mục đích: Một doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chú trọng vào tối đa hóa lợi nhuận, trong khi DNXH chú trọng tối đa hóa lợi ích xã hội; (iii) về động lực thực hiện các mục tiêu xã hội: Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bởi lẽ nó được ràng buộc bởi các nghĩa vụ đạo đức/tôn giáo hoặc nghĩa vụ pháp lý. Trong khi đó, động lực của DNXH là “lịng bác ái”, lịng mong muốn thay đổi một vấn đề xã hội; (iv) về đối tượng đích: Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng đến cộng đồng chung hoặc sự thỏa mãn kỳ vọng của các cổ đông, trong khi DNXH lại hướng đến những nhóm người có thiệt thịi nhất định hoặc những người đang ở tình trạng cấp bách cần dịch vụ và hàng hóa của họ; (v) về khoản trợ cấp đóng góp cho xã hội: Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể đóng góp một phần nhỏ hoặc lớn trong số lợi nhuận thu được, tùy vào sự lựa chọn của DN; còn DNXH gây dựng các quỹ tài chính riêng và đóng góp hoặc cam kết đóng góp một phần đáng kể trong số lợi nhuận thu được để thực hiện mục đích tối đa hóa lợi ích xã hội.

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Tại Trung Quôc, mặc dù ý tưởng vê DNXH đã nhen nhóm từ những năm 1949, tới nay vẫn chưa có một định nghĩa pháp lý hay một loại hình pháp lý chính thức dành cho loại doanh nghiệp này [21, chuyên đề 2]. Cách hiểu đơn giản nhất về DNXH được các học giã đưa ra là các tổ chức kinh doanh vì mục tiêu xã hội, vì vậy các tổ chức này theo đuổi đồng thời hai mục tiêu: kết hợp chiến lược kinh doanh với mục tiêu xã hội lớn hơn. Tuy nhiên, việc xác định các đặc trưng cơ bản của DNXH hoặc đưa ra một định nghĩa chung về loại hình doanh nghiệp này vẫn

là vấn đề gây tranh cãi.

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, DNXH chưa được Quốc hội, Chính phủ hoặc các cơ quan có liên quan ờ tiểu bang định nghĩa trong hệ thống pháp luật. Khoảng trống này giúp cho các nhà nghiên cứu và bình luận đề xuất rất nhiều những định nghĩa khác nhau về DNXH, trong đó thường nhấn mạnh đến việc thực hiện các hoạt động kinh doanh và phải có các mục tiêu xã hội hoặc mơi trường

Khác với Trung Quốc, Hoa Kỳ, đế tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hình thành, vận động và phát triển theo hướng bền vững của DNXH, Luật công ty Vương quốc Anh đã xây dựng mơ hình doanh nghiệp khá đặc biệt - “limited by guarantee”. Luật công ty Vương quốc Anh năm 2006 chia chế độ trách nhiệm cúa chủ sở hữu thành trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn [21, chuyên đề 3]. Theo thống kê, các DNXH tại Anh có quy mơ đa dạng, một số ít có quy mơ lớn, cịn lại đại đa số có quy mơ nhỏ với mức doanh thu đạt gần 285.000 bảng/năm. Hàng năm, các DNXH giải quyết vấn đề việc làm cho khoảng 5% tổng số lao động trong các doanh nghiệp, đóng góp 8,4 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh. số lượng DNXH ở Anh đến thời điểm hiện tại đã lên đến hơn 90.000, với tổng doanh thu đạt 70 tỷ bảng/năm.

Chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh, Thái Lan cũng có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra và hoàn thiện một định nghĩa pháp lý về DNXH. Văn phòng DNXH của Thái Lan (Thai Social Enterprise Office - TSEO), cơ quan nhà nước chịu trách

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nhiệm vê chúng nhận DNXH, đã đưa ra các tiêu chí mà một doanh nghiệp phải thỏa mãn để được chính thức cơng nhận là DNXH, bao gồm [21, chuyên đề 3]:

(i) Có mục tiêu chính là mục tiêu xã hội; và

(ii) Có nguồn thu nhập chính (hơn 50% thu nhập) tới từ việc cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ; và

(iii) Dựa trên các nguyên tắc thương mại và sử dụng lao động cơng bằng cũng như quy trình sản xuất đạt tiêu chuấn thân thiện với môi trường; và

(iv) Tái đầu tư phần lớn lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh vì mục tiêu xã hội hoặc sử dụng cho các hoạt động có lợi cho xã hội (tỷ lệ lợi nhuận được phép phân chia dưới dạng cổ tức là khơng q 30%)

(v) Có cơ chế quản lý tốt và đàm bào minh bạch.

Như vậy, tương tự với cách tiếp cận của Anh, khái niệm pháp lý về DNXH ở Thái Lan sử dụng cả các tiêu chí định tính và định lượng, thơng qua đó thể hiện được một số đặc trung cơ bản của loại hình doanh nghiệp này.

Trên thực tế, DNXH ở Thái Lan đã xuất hiện từ khá lâu, chủ yếu dưới hình thức hợp tác xã và doanh nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên, luật pháp Thái Lan không đưa ra một thực thể pháp lý được thiết kế riêng để phục vụ nhu cầu cụ thể của một DNXH. Năm 2018, Một dự án lập pháp mới được Hội đồng Cãi Cách quốc gia xem xét - và chính thức được đưa vào áp dụng từ giữa năm. Tuy nhiên, trong đó cũng khơng quy chỉ định bất kỳ hình thức pháp lý cụ thể nào cho các DNXH ở Thái Lan, mặc dù đã chính thức đưa ra một số tính năng cụ thể liên quan trực tiếp đến loại hình kinh doanh này

Từ lịch sử quá trình hình thành DNXH trên thế giới và Việt Nam có thể khái quát rằng, phần lớn các DNXH được hình thành theo hướng tự phát, tùy theo ý tưởng của một nhóm người hoặc thậm chí của một người sáng lập với mục tiêu giải quyết một hoặc một số vấn đề xã hội nhất định.

Tại Việt Nam, theo Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020, DNXH được hiểu là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây:

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của luật này;

- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng;

- Sử dụng ít nhất 51 % tong lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy rằng trên thế giới, DNXH được hiểu là mơ hình kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng lại đặt mục tiêu phục vụ xã hội lên hàng đầu thay vì mục đích sinh lợi cho chủ sở hữu; phần lớn lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để hồ trợ và giải quyết các vấn đề của xã hội. Với cách hiểu này, khái niệm “DNXH” trên thế giới, mặc dù, có một số mâu thuẫn so với pháp luật Việt Nam, nhưng vần đồng nhất ở yếu tố về giải pháp kinh doanh để đạt được mục tiêu xã hội.

Tóm lại, có thế hiếu khái niệm DNXH là doanh nghiệp <i>có mô hĩnh hoặc dự án kinh doanh mà phần lớn lợi nhuận thu được dùng cho các mục tiêu xã hội, môi trường.</i>

<i>1.1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội</i>

DNXH như phân tích ưong phần khái niệm, tác giả cho rằng trước tiên nó phải mang đầy đủ đặc điểm của doanh nghiệp nói chung, như có hoạt động kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ thường xun; có tính tổ chức và có tính hợp pháp. Ngồi ra, với sứ mệnh đặt mục tiêu xã hội và môi trường lên hàng đầu thì DNXH cũng có các đặc điểm riêng mang nét đặc trưng riêng.

<i>Thứ nhất, DNXH có sứ mệnh phục vụ các mục tiêu xã hội.</i>

Năm 2008, Vinamilk khởi động chiến dịch "Quỳ một triệu ly sữa". Mục tiêu của Quỳ là giúp cho khoảng 50.000 trẻ em nghèo trên tồn quốc có sữa uống miền phí trong vịng 10 ngày. Người tiêu dùng có thề đóng góp cho quỳ với hình thức khi mua một hộp sữa Vinamilk bất kỳ, 60 VNĐ sẽ được chuyển vào Quỹ 1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam [28], Chiến dịch của Vinamilk chắc chắn là có đem lại

lợi ích xã hội, góp phần giúp rất nhiều trẻ em thiệt thòi được tiếp cận thêm nguồn

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

dinh dưỡng. Vậy Vinamilk có phải là DNXH không? Câu trả lời là không. Một DNXH phải có mục đích tối hậu là phục vụ các lợi ích xã hội, và đó cũng chính là lý do tồn tại của các DNXH. Trong khi đó, lợi nhuận thu được của thành viên chì là yếu tố phụ. Chính yếu tố này phân biệt DNXH với các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.

Lý do tồn tại của Vinamilk không phải là để giải quyết các vấn đề xã hội mà là để tìm kiếm lợi nhuận. Điểm mấu chốt ở đây không nằm trong mục tiêu xã hội thực chất mà DNXH đề ra, mà trong phạm vi mà nhiệm vụ xã hội tác động đến q trình ra quyết định của DNXH đó.

Một DNXH khơng chỉ cần một sứ mệnh xã hội, mà nó cịn phải đưa sứ mệnh xã hội đó thâm nhập vào động cơ vận hành, hệ thống quản lý, chiến lược đàm phán với các đối tác và quá trình ra quyết định cùa mình. Một DNXH khơng chỉ tặng 60 VNĐ cho mỗi hộp sữa, mà còn phải xác định một cách nghiêm túc cách giải quyết vấn đề xã hội cụ thế: làm cách nào để trẻ em nghèo ờ Việt Nam tiếp cận được với dinh dưỡng. Mặc dù sự đóng góp cùa Vinamilk đóng góp vào sự tiến bộ quan trọng cho mục tiêu này, nhưng điều này không làm cho Vinamilk trở thành một DNXH.

<i>Thứ hai, DNXH thực hiện sứ mệnh xã hội hoạt động thông qua việc sử dụng các mơ hình kinh doanh điên hình, phức tạp liên quan đến hoạt động doanh nghiệp </i>

<i>truyền thống</i>

Bên cạnh các sứ mệnh xã hội, các DNXH có thể giống với các doanh nghiệp truyền thống ở điềm sử dụng các phương thức kinh doanh tinh vi và các mơ hình kinh doanh để đạt được mục tiêu. Ví dụ, nhà hàng KOTO đào tạo hướng nghiệp, giáo dục định hướng và tạo công ãn việc làm miễn phí cho các thanh thiếu niên đường phố, lang thang cơ nhỡ, các em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, sau đó sử dụng chính các em làm người lao động trong nhà hàng hoặc làm trung gian môi giới đế các em làm trong các nhà hàng, khách sạn lớn [10].

Có một khác biệt căn bản giữa DNXH và các tố chức phi lợi nhuận truyền thống. Đó là mặc dù các tổ chức phi lợi nhuận truyền thống có thể tham gia vào các chức năng kinh doanh nhằm tăng doanh thu, tuy nhiên, những nỗ lực này

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

không làm cho tô chức phi lợi nhuận đó trở thành một DNXH, bởi vì nó khơng đóng vai trị là một giá trị cốt lõi để từ đó tổ chức trực tiếp thực hiện sứ mệnh nhân đạo. Ví dụ, tố chức Save the Children tiến hành phân phối một danh mục quà tặng

cho những ngày lễ tết nhằm gây mục đích gây quỳ thì cơng việc phân phối đó chỉ là biện pháp phụ trợ, bản thân nó khơng trực tiếp thực hiện sứ mệnh: cứu sống những đứa trẻ dễ bị tổn thương và bị khai thác [29]. Trong khi đó, nhà hàng KOTO đào tạo và mơi giới việc làm cho nhóm trẻ dễ bị tổn thương, và đây quả thực là trọng tâm hoạt động của KOTO - nói cách khác, là một hoạt động kinh doanh trực tiếp xúc tiến sứ mệnh nhân đạo.

<i>Thứ ba, DNXH sử dụng các cơng cụ, phương tiện tài chính đa dạng.</i>

Một khi DNXH đi vào hoạt động và thành công như một doanh nghiệp thực thụ, thì doanh thu tạo ra sẽ bao gồm cả các chi phí đầu vào. Do đó, thách thức nằm ờ việc quản lý tài chính trong giai đoạn start-up và giai đoạn đầu tăng trường. Vi lẽ đó, các nghiên cứu mang tính lý thuyết về DNXH thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm các biện pháp tài chính linh hoạt, cũng như tăng cường khả năng tiếp cận vốn. Thực tế, tính linh hoạt về tài chính đồng nghĩa với việc sờ hữu nhiều lựa chọn sẵn có cho việc gọi vốn. Hiện nay, có nhiều hình thức gọi vốn mà các DNXH có thể cân nhắc. Ví dụ, các nhà tài trợ và các quỹ từ thiện có thể cung cấp cho DNXH một gói tài chính mà trong đó có sự kết hợp cùa tiền dùng đế tài trợ và tiền dùng để đầu tư, mà tô chức phi lợi nhuận Omidyar Network đã áp dụng mơ hình này rất thành cơng [30]. Một ví dụ khác, đó là trào lưu “đầu tư tác động” (impact

<i>investing'), thực hiện bởi nhóm các nhà đầu tư tìm kiếm lợi ích xã hội trước lợi ích </i>

kinh tế. Mơ hình đầu tư này đang ngày càng lớn mạnh, đã xuất hiện tại Việt Nam vào cuối năm 2013 dưới danh nghĩa là chương trình thí điếm của Oxfam. Ngồi ra, DNXH có thể tìm kiếm các nguồn gọi vốn khác, bao gồm các giải pháp thay thế nguồn tài chính truyền thống như ngân hàng, nhà đầu tư giai đoạn đầu, các nhà đầu tu' mạo hiểm, chính phủ và các tồ chức tài chính phục vụ phát triển cộng đồng. [8]

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>Thứ tư, DNXHphải thường xuyên đối mặt vói sự xung đột lọi ích giữa nhà tài trợ và nhà đầu tư trong quản trị DN.</i>

Các DNXH phải đối mặt với rất nhiều thách thức đặc thù về công tác quản trị, ở cả trong nội bộ và lẫn bên ngoài. Trong nội bộ, khi hàng ngày đưa ra nhũng quyết định kinh doanh, các DNXH phải cân bàng các mục tiêu xã hội và mục tiêu lợi nhuận, vốn có tính xung đột tiềm tàng. Việc bị ra nhiều chi phí cho các mục tiêu xã hội cũng đồng nghĩa với việc rút bớt tiền tái đầu tư vào kinh doanh và tiền chi trả lợi nhuận cho các cồ đông/thành viên. Thách thức nội bộ cũng đặt ra với những người sáng lập - người muốn đảm bảo rằng sứ mệnh xã hội của mình khơng thể bị lu mờ khi có các nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền hoặc khi các nhà đầu tư gây sức ép lợi nhuận. Thực tế, luật pháp thường quy định các điều khoản nhằm quản lý các tình huống như vậy. Ví dụ, ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phần lợi nhuận không chia trong các pháp nhân phi thương mại (Điều 76).

Từ bên ngoài, thách thức quản trị xảy ra khi các DNXH phải đưa các nhà đầu tư vào ngồi cùng một bàn đàm phán, bao gồm các nhà đầu tư theo định hướng truyền thống, các nhà đầu tư xã hội và các nhà tài trợ. Việc quản lý các mối quan hệ với những cá nhân tài trợ cho tô chức là rất phức tạp, bởi mồi nguồn tài chính có một danh sách các u cầu riêng. Khi khai thác các nguồn vốn đa dạng, các DNXH bắt buộc phải giao dịch với nhiều bên liên quan, kể cả khi họ là những người có quyền

lợi xung đột. Đặc biệt, đối với mơ hình cơng ty cổ phần, trong khi lợi thế DNXH là có thể phân phối cổ phần để thu hút các nhà đầu tư và tăng vốn, thì họ lại phải chịu thêm rủi ro quản trị. Họ sẽ phải nỗ lực rất nhiều đế tìm kiếm sự cân bằng trong cơ cấu tài chính, liên quan đến các nhà đầu tư truyền thống (muốn có lãi suất trên thị trường), các nhà đầu tư tác động (impact investors), và các nhà tài trợ.

Đon cử, các DNXN sẽ phải tìm cách thuyết phục các nhà đầu tư xã hội rằng doanh thu kinh doanh được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ xã hội, và nhà đầu tư

có thê yên tâm răng sứ mệnh nhân đạo sẽ được duy trì sau khi thay đôi quyên sở hữu.

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>* Qua các đặc điểm trên, có thể thấy sự khác biệt giữa DNXH và DN cơng ích; DNXH và các loại hình DN thương mại thơng thường</b>

<i>- Phân biệt DNXH và doanh nghiệp cơng ích</i>

DNXH và doanh nghiệp cơng ích có sự khác biệt rõ ràng về phương thức thành lập và hoạt động. Doanh nghiệp cơng ích là doanh nghiệp được thành lập để hướng tới việc thực hiện các dịch vụ, sản phẩm mang tính cơng ích. Theo quy định của Nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung úng các sản phẩm, dịch vụ công ích thì sản phẩm, dịch vụ cơng ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yểu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư cùa một khu vực

lãnh thổ hoặc bảo đảm an ninh, quốc phòng. Việc sản xuất và cung úng dịch vụ, sản phẩm này theo cơ chế thị trường khó có thể bù đắp chi phí. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. Theo quy định của Nghị định 56/CP ngày 02 tháng 6 năm 1996 về doanh nghiệp nhà nước hoạt động cơng ích thi: Doanh nghiệp nhà nước hoạt động cơng ích

là doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc doanh nghiệp nhà nước là thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung úng dịch vụ cơng cộng theo chính sách của Nhà nước, do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định, hoạt động chủ yếu khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, doanh nghiệp cơng ích cũng hướng đến các mục tiêu cung cấp sản phẩm cơng ích và phục vụ xã hội khơng vì mục tiêu lợi nhuận.

Như vậy, mặc dù cả hai doanh nghiệp này đều hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu xã hội, có thể đều cung cấp sản phẩm các dịch vụ mang tính chất phục vụ

lợi ích chung cũa xã hội như cung cấp nước sạch, dọn rác thải bảo vệ mòi trường... nhưng về bản chất DNXH được thành lập tự nguyện bởi các doanh nhân xã hội. Khái niệm DNXH mang tính ổn định, nhất quán, được quyết định bởi mục tiêu xã hội, không phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong khi đó, các Doanh nghiệp cơng ích được nhà nước thành lập để sản xuất cung

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

cấp các sàn phẩm dịch vụ cơng ích theo phương thức giao nhiệm vụ và được hưởng các ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, theo chủ trương về cải cách doanh nghiệp Nhà nước, ngoại trừ lĩnh vực an ninh quốc phòng, việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cơng ích

thơng thường sẽ được xã hội hóa. Trong tương lai, một số lượng lớn các doanh nghiệp cơng ích đang hoạt động trong các lĩnh vực khơng thiết yếu có thể chuyển thành DNXH để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh cho nền kinh tế nước ta. <sub>• • •</sub>

<i>- Phân biệt DNXH với các loại hình doanh nghiệp khác</i>

Sự khác biệt chủ yếu giữa DNXH với các doanh nghiệp thông thường thể hiện ờ mục tiêu hoạt động và cách thức thực hiện mục tiêu đó. Doanh nghiệp thơng thường tìm kiếm các cơ hội kinh doanh xuất phát từ nhu cầu thị trường, sau đó thiết kế các

sản phâm dịch vụ và tiên hành tô chức kinh doanh đê thu lợi nhuận. Trong khi đó, DNXH đặt trọng tâm vào các vấn đề xã hội và tìm kiếm phương thức giải quyết các vấn đề xã hội đó thơng qua hình thức kinh doanh.

DNXH lấy mục tiêu xã hội làm sứ mệnh hoạt động tối thượng ngay tù’ khi thành lập, và điều này phải được tuyên bố một các cơng khai, rõ ràng, minh bạch. Nói cách khác, mỗi DNXH được lập ra vì mục tiêu xã hội cụ thế của mình. Các doanh nghiệp truyền thống sử dụng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay tỉm đến các giải pháp xã hội như công cụ nhằm đạt được lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Ngược lại, DNXH sử dụng hình thức kinh doanh như một công cụ để đạt được mục tiêu xã hội của mình. Rõ ràng, hai quy trình cũng như cách tiếp cận này tương phản nhau về bản chất. Do đó, DNXH có thể có lợi nhuận, thậm chí cần lợi

nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội, nhưng khơng vì lợi nhuận và vì xã hội.

<b>1.2. Lý luận pháp luật về doanh nghiệp xã hội</b>

<i><b>1.2.1. Sự cần thiết điều chính pháp luật về doanh nghiệp xã hội</b></i>

DNXH là một mơ hình DN mới, ra đời và tồn tại mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng. Khác với DN thông thường DNXH mang chức năng xã hội đặc trưng. Sự thành công của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc

vào việc thỏa mãn khách hàng bằng cách sản xuất những sản phẩm mà họ muốn,

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

và bán các hàng hóa và dịch vụ với giá cả có thê cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác.

DNXH cũng cần phải thực hiện điều này, tuy nhiên nhóm người ra quyết định của DNXH sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đưa ra những quyết định trong hoạt động kinh doanh so với ban điều hành của DN thông thường, bởi lẽ họ sẽ phải cân nhắc yếu tố lợi nhuận và xã hội. Trên cơ sở vai trò quan trọng của DNXH, những lợi ích mà DNXH đem lại cần có sự can thiệp của thiết chế được bảo đảm trong xã hội đó chính là pháp luật.

Trong những thập kỷ qua, luật pháp của các quốc gia trên thế giới đã ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến sự tác động của DNXH. Milton Friedman cho rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận của chính nó đã

khơng cịn đúng với ngày nay nữa [31]. Một số sự thay đổi thái độ liên quan đến vai trò xã hội của doanh nghiệp đã xuất hiện kế từ những năm 1970 và điều này kéo theo hàng loạt sự phát triển về mặt pháp lý liên quan đến vấn đề này. Điển

hình, Luật kinh doanh của Hoa Kỳ, Đạo luật Công ty năm 2006 của Vương Quốc Anh đã thông qua các đạo luật yêu cầu giám đốc xem xét các vấn đề xa hơn ngồi tối đa hóa lợi nhuận cho cố đơng, địi hởi giám đốc cơng ty phải quan tâm một

loạt các lợi ích của các bên liên quan khi họ quảng bá thành công của công ty cho cổ đông (Điều 172 khoản 1, Nhiệm vụ thúc đẩy sự thành công của công ty). Những lợi ích này bao gồm quyền lợi của nhân viên công ty cũng như nhũng tác động của hoạt động của công ty đối với cộng đồng và môi trường. Các tòa án và nghị viện ở các quốc gia khác cũng đã sử dụng phương pháp tiếp cận giá trị cổ đông giống như một cách để đảm bảo rằng Giám đốc công ty không ưu tiên lợi nhuận bằng mọi giá.

Năm 2011, ủy ban châu Âu cũng đã xác định lại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có nghĩa là “trách nhiệm của các cơng ty đối với tác động của họ với xã hội” (ủy ban châu Âu 2011). Đây là một động thái đáng kể từ việc yêu cầu các công ty cung cấp hoạt động từ thiện đến việc yêu cầu các công ty quản lý các

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

tác động tiêu cực tiềm ẩn và thực tế của họ đối với con người. Các công ty đã phải chịu một loạt các luật điều chỉnh tác động xã hội của họ, ví dụ trong các lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, quyền riêng tư của khách hàng, quyền của người lao động và tác động môi trường. Mặc dù vậy, những phát triển này được xem là không đủ đối với những người tìm cách khai thác tiềm năng của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát triển lớn của thế giới, chẳng hạn như nhà ở, tiếp cận nhu yếu phẩm cơ bản và việc làm cho những người yếu thế trong xã hội. Các DNXH được hiểu rộng rãi là các doanh nghiệp ưu tiên đạt được lợi ích xã hội và mơi trường hơn là vì lợi nhuận cho chủ sở hữu, mơ hình được cho là có tiềm năng tạo ra sự khác biệt đáng kể trong phát triển kinh tế và đạt được mục tiêu phát triển bền vừng ở xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nhũng người sáng lập DNXH phải đối mặt với nhiều khó khăn khi hoạt động trong khung khổ pháp lý hiện hành vì khơng có một đạo luật quy định rõ ràng về DNXH. Luật kinh doanh truyền thống và các cấu trúc mà nó cung cấp thường hạn chế khả năng un tiên sứ mệnh xã hội của cơng ty do lợi ích của các cố đông. Càng ngày DNXH càng nổi lên như một lĩnh vực mới của chính sách cơng, một quốc gia đã tìm cách kích thích sự đóng góp của các tổ chức tư nhân vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như phát triển xã hội, và DNXH có thể đóng một vị trí quan trọng trong những dự án và chính sách đó. Điều này đã kích hoạt một loạt các nghiên cứu pháp lý trong khoảng 10 năm qua tại một số quốc gia đang tìm cách xây dựng hỗ trợ và kích thích sự phát triển của DNXH. Những khung pháp lý này vừa tìm các định nghĩa DNXH vừa cấu trúc nó thơng qua việc tạo ra các hình thức pháp lý mới.

Ngày nay, ờ hầu hết các nước có DNXH phát triển, mọi vấn đề liên quan đến tố chức, quản lý và hoạt động của DNXH đều được điều chỉnh bằng pháp

luật. Điều này được lý giải bởi những nguyên nhân cơ bản sau đây:

<i>Một là, pháp luật có những đặc trưng cơ bản mà các công cụ quản lý khác </i>

khơng thể có được như: tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế ... Chính các đặc trưng chủ yếu này đã làm cho pháp luật trở thành một trong những

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

công cụ quản lý xã hội có hiệu quả nhất được sử dụng đề điều chỉnh hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh.

<i>Hai là, DNXH là một trong những loại hình tổ chức hoạt động quan trọng </i>

của xã hội. Vì vậy, muốn cho các vấn đề xã hội có nhiều nguồn lực để giải quyết hơn, địi hỏi Nhà nước phải quản lý chặt chẽ cũng như khuyến khích phát triển bằng pháp luật. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về DNXH sẽ góp phần tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho việc tô chức, hoạt động DNXH phát triển lành mạnh.

<i>Ba là, khi có sự điều chỉnh của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên </i>

liên quan đến DNXH sẽ được đảm bảo trên thực tế, ngăn ngừa tình trạng vi phạm của các bên trong quá trình thực hiện hoạt động của DNXH.

Việc xây dụng một hành lang pháp lý bảo đăm cho sự cạnh tranh lành mạnh của các DNXH cũng như DN thông thường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng và có hiệu quả, tạo một môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp là đặc biệt cần thiết. Pháp luật khuyến khích mọi doanh nghiệp đầu tư phát triển, tạo ra nhiều

hàng hóa đa dạng, phong phú cung cấp cho thị trường.

Vì vậy, việc quy định cụ thể rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan đến DNXH đề các bên có cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ bình đẳng,

hợp pháp của mình.

<i>Bốn là, một khi các hoạt động của DNXH ở trong tình trạng thiếu minh </i>

bạch, DNXH thiếu một khn khổ pháp lý để điều chỉnh, khi đó, sẽ là mơi trường thuận lợi cho các hành vi tiêu cực, các chủ thể cố tinh tạo ra các DNXH “bình phong” sau đó tiến hành kinh doanh nhằm trục lợi... Do đó, để khắc phục tình trạng trên có thể xảy ra, rất cần thiết phải điều chỉnh hoạt động của DNXH. Từ tất các các lý do và lập luận ở trên có thể thấy việc xây dựng pháp luật về DNXH là thực sự cần thiết.

Theo xu hướng cùa các quốc gia phát triển trên thế giới, Chính phũ Việt Nam cũng đã nhận thức được việc cần chia sẻ các trách nhiệm xã hội với các cá

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

nhân, tổ chức để có thể tạo nên một xã hội “khỏe mạnh” và tiến tới mục tiêu phát triển bền vững. Trước khi DNXH được quy định tại Điều 10 cùa Luật doanh nghiệp 2014, sự tồn tại của các DNXH đã hoàn toàn được xác lập. Tuy nhiên, những tố chức này khơng có một địa vị pháp lý rõ ràng dưới danh nghĩa một thực thể DNXH mà là được thành lập và hoạt động như những doanh nghiệp truyền thống, gánh vác mục tiêu xã hội và phải làm đầy đũ các nghĩa vụ tài chính như doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận truyền thống hoặc thành lập và tồn tại dưới dạng các quỳ, các tổ chức phi lợi nhuận, NGOs... hoạt động dựa vào tài trợ. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ rất khó tồn tại lâu dài đế đạt được mục tiêu.

Việc ban hành các văn bản pháp luật tạo lập khung khổ pháp lý, chính thức cơng nhận, và đề ra các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ các DNXH, cũng như thế chế thực hiện các chính sách đó là vơ cùng cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất cho các chù thể có thể tự tin thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thực hiện các trách nhiệm xã hội mà nó hướng đến, thực hiện trách nhiệm trong việc công khai minh bạch các khoản vốn cũng như khoản đầu tư, tài trợ.

<i><b>1.2.2. Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội</b></i>

Quá trình phát triên kinh tê, sự gia tăng và bùng nô dân sô đang ngày càng gây ra những sức ép lớn tại nhiều cộng đồng xã hội. Các quốc gia ngày nay bị buộc phải đối mặt với sự đánh đối giữa phát triến kinh tế, đảm bảo nhu cầu cuộc sống dân cư với các vấn nạn xã hội như tỷ lệ thất nghiệp cao, tệ nạn xã hội gia tăng... Trong q trình đó, các quốc gia, các tổ chức, các cá nhân ngày càng nhận ra ràng cần phải nâng cao ý thức của người dân về trách nhiệm đối với xã hội. Lĩnh vực pháp luật về DNXH đã ra đời với tư cách là một lĩnh vực pháp luật độc

lập, và ngày càng được chú trọng khơng chi trong bình diện quốc gia mà cịn trên bình diện thế giới.

Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, “pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều <sub>• • • • • •</sub>chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước”. [5, tr. 212]

Trên cơ sở quan điểm này và kết hợp với khái niệm doanh nghiệp xã hội,

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

tác giả đưa ra khái niệm “pháp luật vê doanh nghiệp xã hội” như sau: <i>“Pháp luật về DNXH là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thê trong quả trình hoạt động, tơ chức, quản lỷ DNXH trên cơ sở kết họp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm mục đích đạt được mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế”.</i>

Như vậy, pháp luật về doanh nghiệp xã hội không chỉ được quy định trongLuật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn đạo luật này mà còn nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những ưu đãi, cam kết về mục tiêu xã hội của loại hình doanh nghiệp này như Luật Đầu tư, các luật thuế...

<i><b>1.2.3. Nội dung Cff bản của pháp luật về doanh nghiệp xã hội</b></i>

Ớ Việt Nam hiện nay, nội dung cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp xã hội bao gồm cụ thể như sau:

<i>Thứ nhất, quy định về khái niệm, các tiêu chỉ của doanh nghiệp xã hội.</i>

Đây là nhóm quy định quan trọng, cụ thể hóa các tiêu chí nhàm xác định thế nào là một doanh nghiệp xã hội.

Neu những tiêu chí này quá đơn giản, sẽ bị nhiều nhà đầu tư lợi dụng, đăng ký hoạt động doanh nghiệp xã hội đề hưởng những ưu đãi từ chính sách. Ngược lại, các tiêu chí quá phức tạp, với những yêu cầu cụ thể về cam kết xã hội, sẽ khiến “động lực” hoạt động vì xã hội giảm sút, số lượng doanh nghiệp xã hội không nhiều, không đảm bão các nhu cầu trên thực tế của xã hội.

<i>Thứ hai, nhóm quy định về thành lập, tơ chức lại và giải thê doanh nghiệpxã hội</i>

DNXH không phải là một mơ hình doanh nghiệp mới. DNXH vẫn là doanh nghiệp, có bản chất pháp lý và cơ cấu tổ chức hoạt động theo một trong các mơ hình đã được ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Vì thế, q trình đăng ký thành lập DNXH nói riêng hay các hoạt động tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi vẫn thực hiện theo trình tự, thủ tục, hồ sơ tương ứng với từng loại hình doanh

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp. Ngồi ra, với tính xã hội đặc thù của mơ hình kinh doanh này nên quá trinh đăng ký doanh nghiệp, tổ chức lại, chuyển đổi của DNXH có thêm một số quy định đặc thù.

về tổ chức lại, DNXH có thể thực hiện một trong các cách thức sau: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi. Việc chia tách hay hợp nhất, sáp nhập chì được tiến hành giữa các DNXH. về chuyển đổi DNXH, đây là vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu bàn luận và trao đổi. Việc chuyển đối doanh nghiệp chỉ làm thay đối hình thức tồn tại của doanh nghiệp và không làm thay đổi bàn chất của doanh nghiệp (vì trước và sau khi chuyển đổi, tổ chức được chuyển đổi vẫn là doanh nghiệp mục đích tìm kiếm lợi nhuận). Tuy nhiên, đối với DNXH, chuyển đổi doanh nghiệp phức tạp hơn, và chỉ nên hạn chế chuyển đổi DNXH từ loại hình

này sang loại hình khác nhưng khơng thay đổi bản chất “xã hội”.

về giải thể, trình tự, thủ tục giải thể DNXH tương tự như các mơ hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động DNXH có thể nhận được viện trợ từ Nhà nước hoặc từ tồ chức trong và ngồi nước. Vì thế, khi DNXH dự định chấm dứt hoạt động, cách thức xử lý các khoản viện trợ nói riêng và tài sản của doanh nghiệp nói chung cần được quy định rõ ràng. Điều này tạo nên tính đặc thù của quy định pháp luật về giải thể DNXH. Bên cạnh việc tuân thủ quy định chung, DNXH phải đáp ứng điều kiện về xừ lý tài chính đối với tài sản được viện trợ.

<i>Thứ ba, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp xã hội</i>

Có một số quan điểm cho rằng, do đặc thù trong cấu trúc và hoạt động mà DNXH phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vì lẽ đó, để khuyến khích sự phát triển của mơ hình rất có lợi này, pháp luật về DNXH cũng cần quy định nhũng chính sách ưu đãi, hồ trợ cụ thể cho các DNXH, cũng như cách thức và trách nhiệm thực hiện các chính sách này [9, tr. 64], Các chính sách này sẽ được luật hóa, và một khi đạt được địa vị pháp lý tương xứng, DNXH sẽ tự động được hưởng các chính sách này.

Tuy nhiên, một số quan điểm lại cho rằng các DNXH cần được đặt trong những khuôn khổ pháp lý chung, hoạt động trên những sân chơi chung và cạnh

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tranh bình đẳng với các tố chức, doanh nghiệp khác. Đây cũng là biện pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Họ dành cho DNXH các địa vị pháp lý rõ ràng và các chứng chỉ, từ đó, DNXH có thể dễ dàng gọi vốn đầu tư từ các quỹ tư nhân hơn. Những người ủng hộ quan điếm này cho rằng chính sách ưu đãi của nhà nước chỉ nên dành cho một số lĩnh vực nhất định, mà nhà nước thấy cần khuyến khích phát triển hoặc lôi kéo sự tham gia của xã hội dân sự, đồng thời đây cũng là chính sách chung, không chỉ dành riêng cho các DNXH. Ý kiến này rất đáng tham khảo, bởi

lẽ các DNXH có quy mô khác nhau, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, và do đó khơng phải DNXH nào cũng đem lại nhũng tác động xã hội theo đó càn thiết phải có chính sách ưu đãi. Điều này cũng có nghĩa là nhà nước cần luật hóa các quy định ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư cho bất kỳ tổ chức nào đạt yêu cầu, sau đó tùy theo bối cảnh kinh tế - xã hội đe đưa ra các chính sách phụ trợ, áp dụng pháp

luật cho linh hoạt.

Do đó, đây là nhóm quy định hết sức quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp xã hội, cũng như vai trò của nhà nước đối với loại hình

này. Nói cách khác, nhà nước tạo thêm điều kiện, để từ đó thúc đẩy loại hình DNXH phát triển, để đảm bảo tốt hơn các điều kiện cho nhóm yếu thế, cũng như mơi trường xã hội.

Các quy định về chính sách ưu đãi, hồ trợ gồm ưu đãi về thuế đối với DNXH, ưu đãi về vốn tín dụng, cũng như các hỗ trợ về thủ tục hành chính trong thành lập, tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>_2 </small><i><small>L</small></i>

<b>Tiêu kêt chương 1</b>

Chương 1 đã trinh bày một cách cơ bản và tương đối cụ thể, đầy đủ về những vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội. Cụ thề luận văn đã đưa ra được khái niệm, đặc điềm của doanh nghiệp xã hội. Luận văn trình bày khái quát quát pháp luật về doanh nghiệp xã hội, trong đó luận văn đã làm rõ khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội, phân tích làm nối bật cấu trúc của pháp luật về doanh nghiệp xã hội. Bao gồm cấu trúc về hình thức và cấu trúc về nội dung. Đồng thời luận văn cũng phân tích làm rõ nhưng yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dụng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam. Luận văn cũng trình bày khái quát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.

Việc cụ thề hóa địa vị pháp lý của DNXH trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam là một đòi hòi cấp thiết. LDN 2014 và hiện nay là LDN 2020 đã đưa ra những quy định hết sức cơ bản về khái niệm, đặc điểm, quy chế thành lập và hoạt động cũng như những ưu đãi của mơ hình DNXH. Tuy nhiên, để những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, cần phải có thái độ hợp tác của các cơ quan thi hành pháp luật cũng như của chính các nhà đầu tư đối với mục tiêu cao đẹp - vì xã hội của mơ hình doanh nghiệp này.

<small>31</small>

</div>

×