Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.24 KB, 66 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Khóa luận tốt nghiệp này rất có ý nghĩa đối với em. Nó là sự kết thúc của một quãng thời gian, dù có nhiều khó khăn, nhưng có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đây là điều đánh dấu sự bắt đầu của một giai đoạn mới không kém phần thử thách ở trước mắt. Đây còn là lời cảm ơn mà em muốn gửi đến rất nhiều người đã ở bên cạnh em trong suốt bốn năm theo học ngành Điều dưỡng tại Trường Đại học Thăng Long.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Bộ môn Điều dưỡng – Khoa Khoa học sức khỏe – Trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện học tập tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn đến ThS. Hà Thị Huyền giảng viên hướng dẫn đề tài đã chỉ dậy, hướng dẫn tận tình trong suốt q trình làm khóa luận.
Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn đến cơ giáo Hồng Thị Q hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Bắc Lệnh cùng toàn thể giáo viên và các bạn học sinh đã hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để em có đủ điều kiện hồn thành khóa luận tốt nhất.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln hỗ trợ, động viên giúp em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2022 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Tôi cam đoan: Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chua từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu sai, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
<b>Tác giả </b>
<b> Dương Thùy Trang </b>
SK : Sức khỏe
SKVTN: Sức khỏe vị thành niên SKTT: Sức khỏe tâm thần TTN: Thanh thiếu niên THCS: Trung học cơ sở VTN: Vị thành niên
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><i>1.6.2Tại Việt Nam ... 12</i>
<b>CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 15</b>
<b>2.1Đối tượng nghiên cứu………15</b>
<i>2.1.1Tiêu chí lựa chọn ... 15</i>
<i>2.1.2Tiêu chí loại trừ ... 15</i>
<b>2.2Địa điểm và thời gian nghiên cứu ... 15</b>
<b>2.3Thiết kế nghiên cứu ... 15</b>
<b>2.4Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ... 15</b>
<b>2.5Biến số nghiên cứu ... 16</b>
<b>2.6Phương pháp thu thập và xử lí số liệu ... 17</b>
<b>2.7Sai số và cách hạn chế sai số ... 19</b>
<b>2.8Đạo đức trong nghiên cứu ... 19</b>
<b>CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... ………..21</b>
<b>3.1Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 21</b>
<b>3.2Mơ tả sự khó khăn về tâm lý, hành vi của học sinh ... 24</b>
<b>3.3Một số yếu tố liên quan đến khó khăn về tâm lý, hành vi của học sinh…26</b>
<b>CHƯƠNG 4.BÀN LUẬN... 29</b>
<b>4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………...29</b>
<b>4.2. Khó khăn tâm lý, hành vi của học sinh………...32</b>
<b>4.3Một số yếu tố liên quan đến khó khăn về tâm lý, hành vi của học sinh…36KẾT LUẬN ... 38</b>
<b>1. Khó khăn về tâm lý, hành vi của học sinh……… ………...38</b>
<b>2. Một số yếu tố liên quan đến khó khăn về tâm lý, hành vi của học sinh…….38</b>
<b>KHUYẾN NGHỊ ... 39</b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 40</b>
<b>PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ... 43</b>
<b>PHỤ LỤC 2: THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ ... 47</b>
<b>PHỤ LỤC 3 :DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA NGHIÊN CỨU ... 49</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=300) ... 21
Bảng 2. Thông tin về gia đình học sinh (n=300) ... 22
Bảng 3. Đặc điểm khó khăn mà học sinh gặp phải ... 25
Bảng 4. Mối liên quan giữa độ tuổi và khó khăn về tâm lý, hành vi ... 26
Bảng 5. Mối liên quan giữa giới và khó khăn về tâm lý, hành vi ... 27
Bảng 6. Mối liên quan giữa khu vực sinh sống và khó khăn về tâm lý, hành vi ... 27
Bảng 7. Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình và khó khăn về tâm lý, hành vi ... 28
Biểu đồ 1. Mối quan hệ với bạn bè xung quanh (n=300) ... 23
Biểu đồ 2. Sự tham gia vào các hoạt động tập thể (n=300) ... 23
Biểu đồ 3. Đánh giá nhu cầu của học sinh về cảm xúc, hành vi (n=300) ... 24
Biểu đồ 4. Điểm mạnh về tâm lý, hành vi của học sinh (n=300) ... 24
Biểu đồ 5. Khó khăn về tâm lý, hành vi của học sinh (n=300) ... 25
Biểu đồ 6. Hậu quả của khó khăn về tâm lý, hành vi ở trẻ (n=300) ... 26
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">1
Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế, thời đại công nghệ 4.0 cũng tác động không nhỏ tới các mối quan hệ trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng như mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường, thầy cô – học sinh, giữa học sinh với nhau, đặc biệt là giữa cha mẹ với con cái. Mạng xã hội tuy gắn kết mọi người trên thế giới, xóa nhịa khoảng cách về không gian, thời gian nhờ sự nhanh chóng tiện lợi nhưng khi lạm dụng có thể tác động xấu đến sức khỏe thể chất và tâm thần. Sức khoẻ tâm thần cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố tâm lý xã hội gây căng thẳng. Theo Nguyên tắc Capetown, "hiệu ứng tâm lý" được định nghĩa là “những trải nghiệm ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, trí nhớ, khả năng học tập, nhận thức và hiểu biết về một tình huống cụ thể" (Nguyên tắc Capetown, UNICEF 1997) [14]. Đối với trẻ vị thành niên, đây là độ tuổi diễn ra nhiều thay đổi về tâm lý, sinh lý và hành vi, do đó trẻ muốn chứng tỏ bản thân mình và khơng muốn chịu sự quản lý hay thúc ép của gia đình – nhà trường – thầy cơ. Theo tác giả Nguyễn Duy Xi - nhà tâm lý học làm công tác quản lý tại trại giam của Bộ Công An thì nếu bng lỏng quan lý, trẻ vị thành niên có thể có những hành vi khơng đúng hoặc khơng phù hợp, nhiều trẻ có tâm lý lệch lạc, khơng có định hướng cho bản thân sau này [7].
Cùng với việc trẻ ngày càng phải chịu nhiều áp lực từ học tập, gia đình và các mối quan hệ xã hội nhưng lại thiếu sự hỗ trợ, định hướng từ cha mẹ, thầy cơ hoặc chun gia có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong q trình phát triển [1], [9]. Việc giúp trẻ nhận ra đâu là điểm mạnh – điểm yếu của bản thân để tự điều chỉnh rất quan trọng, từ đó giúp trẻ có định hướng tốt nhất cho bản thân. Tuy nhiên tại Việt Nam, sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền kéo theo sự chênh lệch về giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Theo Thơng cáo báo chí năm 2018 của đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, việc thiếu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở vùng sâu vùng xa khiến cho nhiều trẻ em và thanh niên Việt Nam không nhận được hỗ trợ cần thiết [16].
Trường Trung học cơ sở Bắc Lệnh là một trong những trường nằm ở trung tâm của thành phố Lào Cai, có 11 lớp học với tổng số 430 học sinh. Mặc dù cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và giáo viên được quan tâm phát triển nhưng đến nay nhà trường
2
chưa có khảo sát về các vấn đề tâm lý của học sinh, việc hỗ trợ tâm lý của học sinh tại trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Học sinh chưa có cơ hội được bày tỏ những khúc mắc của bản thân để được hỗ trợ kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu sau:
<b>1. Mơ tả sự khó khăn về tâm lý, hành vi của học sinh trường Trung học cơ sở Bắc Lệnh, Lào Cai năm 2022. </b>
<b>2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến khó khăn về tâm lý, hành vi của những học sinh trên. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">3
<i><b>1.1.1 Đặc điểm sinh lý </b></i>
Giai đoạn này cơ thể trẻ lớn lên rất nhanh, có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết, chiều cao, thể trạng, sự dẻo dai và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy đây cịn gọi là độ tuổi đậy thì.
Giai đoạn này cơ thể đang diễn ra quá trình cải tổ hình thái sinh lý một cách mạnh mẽ và mang tính chất khơng cân đối [2].
<i>Về chiều cao: đây là thời kỳ nhẩy vọt về tầm vóc, xương tay chân dài ra nhưng </i>
xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Điều này làm cho hoạt động của trẻ trở nên lóng ngóng vụng về.
<i>Về hệ cơ: chứa nhiều nước, chưa phát triển hết nên các em chóng mệt và khơng </i>
có khả năng làm việc cao. Ở cuối giai đoạn này, khối lượng cơ và lực cơ phát triển mạnh đặc biệt là ở các em trai.
<i>Về hệ xương: xương sống và xương tứ chi phát triển mạnh nhưng xương lồng </i>
ngực phát triển chậm vì thế làm cho các em có vẻ gầy cịm, không cân đối.
<i>Về hoạt động tim mạch: sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân </i>
đối. Thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước của mạch máu lại phát triển chậm. Do đó có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, gây nhức đầu chóng mặt mệt mỏi khi làm việc.
Sự trưởng thành về mặt sinh dục: đây là yếu tố quan trọng của sự phát triển thể chất, trong giai đoạn này gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý các em. Đặc điểm giới tính bộc lộ rõ nét và tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động (ở các em nữ xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt, ở các em nam xuất hiện hiện tượng xuất tinh lần đầu). Sự dậy thì đã kích thích ở lứa tuổi này mối quan tâm đến người khác giới làm nẩy sinh những rung cảm, xúc cảm giới tính mới lạ.
Với mỗi em, lại có sự thay đổi riêng của bản thân, không giống nhau.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">4
thể là thách thức đối với cha mẹ và giáo viên - những người thường xuyên phải hứng chịu. Lúc này cần có phương thức từ gia đình, nhà trường để trẻ dần dần học cách kiềm chế những suy nghĩ và hành động không phù hợp và thay thế chúng bằng những hành vi định hướng có mục tiêu, tránh dẫn đến cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, học tập của trẻ [3].
Khía cạnh tăng trưởng về cảm xúc thường xuyên thử thách sự kiên nhẫn của cha mẹ, thầy cô và người thân. Cảm xúc không ổn định là một kết quả trực tiếp của sự phát triển thần kinh trong thời kỳ này, như là phần của não kiểm soát sự trưởng thành cảm xúc. Sự thất vọng cũng có thể nảy sinh từ sự tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực [3].
Một xung đột lớn có thể xảy ra giữa mong muốn có thêm tự do của trẻ vị thành niên và bản năng mạnh mẽ của cha mẹ để bảo vệ con cái của họ khỏi những nguy hại. Tuy nhiên, các em thường không muốn sự chăm sóc quá tỉ mỉ, quan tâm quá mức của cha mẹ nên thường sẽ xảy ra xung đột vì sự quan tâm của cha mẹ.
Cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ bằng việc nói chuyện với con về vai trò của họ và từ từ cho phép các con của họ được hưởng nhiều đặc quyền hơn cũng như và mong muốn trẻ có trách nhiệm cao hơn với bản thân và gia đình.
Giao tiếp trong các gia đình có nhiều định kiến có thể khó khăn và càng khó khăn hơn khi các gia đình bị chia rẽ hoặc cha mẹ có vấn đề về tình cảm của riêng mình. Những phương án hợp lý, thiết thực, cụ thể, hỗ trợ tạo điều kiện cho giao tiếp trong gia đình sẽ giúp các em và cha mẹ có thể thấu hiểu, cảm thơng, giúp đỡ các em hoàn thiện hơn về cảm xúc [3].
<i><b>1.1.3 Đặc điểm tâm lý </b></i>
Sự thay đổi của các em khơng chỉ về bề ngồi mà cịn sự thay đổi về tâm lý. Nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển. Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội hay không. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó đơi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các em tự cao, đánh giá cao bản thân của mình. Trái lại những thất bại nhỏ nếu
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">5
bị dè bỉu cũng có thể gây cho các em rụt rè, tự ti. Sự ổn định hình thành nhân cách trước đây sẽ bị phá vỡ, tạo nên sự thay đổi cấu trúc nhân cách, từ trẻ em sang người lớn trưởng thành [4], [13], [18].
<b>1.2 Sự phát triển về mặt xã hội </b>
<i>a) Ở gia đình </i>
Gia đình có sức ảnh hưởng tới tâm lý của các em. Với gia đoạn này, cha mẹ tạo điều kiện cho các em tính tự lập với những yêu cầu cao hơn. Nhưng cũng tạo điều kiện cho các em thấy được quyền lợi và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Cha mẹ trao đổi với các em về một số vấn đề trong gia đình, đồng thời nếp sống của gia đình, sự giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng tới tâm lý của các em. Nếu cha mẹ khơng có sự giáo dục đúng mực, cần thiết và kịp thời thì rất dễ khiến các em hình thành những trạng thái tâm lý cực đoan, đối nghịch với mọi thứ, khiến trẻ có suy nghĩ lệch lạc [3].
<i>b) Ở ngoài xã hội </i>
Nhu cầu được tiếp xúc với xã hội thông qua sự giao tiếp, hoạt động và hứng thú với sự mới mẻ của xã hội, khác xa với thế giới xung quanh các em trước đây là gia đình, nhà trường. Kích thích sự tìm hiểu, sự tị mị của các em đối với những điều mới lạ.
<i>c) Với bạn bè, thầy cô </i>
Trong giai đoạn vị thành niên, nhóm bạn cùng tuổi bắt đầu đặt gia đình như là mối quan tâm xã hội hàng đầu của trẻ. Các nhóm bạn cùng tuổi (bạn đồng lứa) thường được thiết lập vì có sự khác biệt về trang phục, ngoại hình, thái độ, sở thích, mối quan tâm, và các đặc điểm khác mà có thể có vẻ sâu sắc hoặc bình thường đối với người ngồi. Ban đầu, các nhóm bạn đồng lứa thường là những người cùng giới tính nhưng thường trở nên hỗn hợp sau này ở tuổi vị thành niên. Các nhóm này có vai trị quan trọng đối với thanh thiếu niên bởi vì họ đưa ra sự xác nhận về các lựa chọn dự kiến của thanh thiếu niên và hỗ trợ chúng trong các tình huống căng thẳng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">6
thể hiện rõ rệt nhất khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên. Điều đó được thể hiện qua sự tự nhận thức, tự đánh giá và sự tự giáo dục bản thân.
<i>1.3.1.1 Tự nhận thức đối với bản thân </i>
Sự thay đổi về mọi mặt với xu hướng muốn trở thành người lớn, nên nhận thức của trẻ cũng có xu hướng muốn chứng tỏ bản thân mình với cha mẹ, gia đình, cũng như với thế giới xung quanh rằng bản thân mình đã trưởng thành. Cảm nhận bản thân đã trưởng thành, trẻ có thay đổi nhận thức về mặt tình cảm (giữa bạn nam – bạn nữ/ bạn nữ - bạn nam), mối quan hệ giữa người – người (gia đình, bạn bè, nhà trường, các mối quan hệ mới), quan tâm đến vị thế của mình trong các mối quan hệ, muốn chứng minh mọi thứ và khẳng định giá trị bản thân. Từ đó hình thành nhận thức của trẻ đối với thế giới quan bên ngoài, hướng đến thế giới của người lớn.
Mức độ nhận thức không diễn ra cùng một lúc. Đầu tiên, là sự nhận thức về ngoại hình của bản thân (cao, thấp, gầy, mập,…) và qua các lời nhận xét của gia đình, bạn bè từ đó nhận thức cần thay đổi bản thân để nâng cao giá trị của bản thân. Tuy nhiên, khi nhận được các lời nhận xét tiêu cực hay chê bai về ngoại hình của bản thân cũng sẽ khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực khiến trẻ có những hành động, suy nghĩ gây hại cho bản thân.
Ngồi sự nhận thức về ngoại hình, trẻ cịn nhận thức về đạo đức, tình cách thơng qua các hoạt động học tập, vui chơi, gia đình, … từ đó hình thành nên các tính cách của trẻ, trẻ nhận biết đâu đúng/ sai, nhận định về các vấn đề xung quanh mình. Từ đó, trẻ có nhận thức về phẩm chất thể hiện với người khác (ân cần, thờ ơ, cáu gắt,…) rồi đến phẩm chất với bản thân (dễ dãi, nghiêm khắc,…) có thể khiến trẻ nhận biết được những phức tạp thể hiện mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách (tinh thần trách nhiệm, lương tâm, danh dự, lòng tự trọng cá nhân,…).
Cùng với sự trưởng thành về ngoại hình, tính cách thì nhận thức về tình dục, giới tính cũng được bản thân trẻ chú ý. Cuối tuổi thiếu niên, các em đã có khả năng nhận biết nhân dạng giới tính của mình và lựa chọn các hình thức thể hiện giới tính một cách khá phù hợp từ cách ăn mặc đến các phẩm chất giới tính. Chẳng hạn, con gái ăn mặc phải khác con trai. Con gái thì phải dễ thương, dịu dàng, nói năng nhỏ nhẹ, đi đứng nhẹ nhàng, “yếu điệu thục nữ”,… con trai thì phải mạnh mẽ, ngổ ngáo, can đảm,…Sự nhận thức và thể hiện bản sắc giới tính chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">7
tố: sinh học, cha mẹ, thầy cô, truyền thông, bạn bè, và sự tích cực của bản thân trẻ. Bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và thái độ giới tính. Những hành vi khơng phù hợp với giới tính thường ít được bạn bè chấp nhận và hay bị đem ra chế giễu.
Tuy nhiên, sự nhận thức của trẻ về bản thân còn nhiều mâu thuẫn. Khi có sự khích lệ khiến trẻ có thể phát triển bản thân một cách hoàn thiện, mặt khác cũng khiến trẻ tự cao, dễ dãi với bản thân. Tuy nhiên, sự nghiêm khắc của cha mẹ sẽ giúp trẻ định hướng cho bản thân một cách tốt nhât, nhưng cũng có gia đình chính sự nghiêm khắc khiến trẻ tự ti, không dám phát triển thế mạnh của bản thân mình, hay cũng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về mặt sức khỏe của trẻ (trầm cảm, lo âu,…) [1], [7].
<i>1.3.1.2 Tự đánh giá bản thân </i>
Từ sự tự nhận thức về bản thân và người khác, trẻ xuất hiện nhu cầu đánh giá bản thân - người khác, so sánh mình với người khác để tìm ra những ưu, nhược điểm của bản thân. Trẻ có ý thức hơn với suy nghĩ của bản thân, biết rung cảm với những hành vi của. Trẻ biết đánh giá và phê phán bản thân, biết xấu hổ, tỏ ra hối hận, muốn khắc phục bản thân khi nhận thức được mình đã làm điều gì đó sai trái. Đây là sự tự đánh giá ở tuổi thiếu niên [17].
Đầu tuổi thiếu niên (học sinh lớp 6 – 7), sự tự đánh giá của trẻ thường lấy chuẩn từ người khác, dựa vào sự nhận xét đánh giá của người khác, đặc biệt là những người có uy tín, gần gũi trẻ. Cuối tuổi thiếu niên (học sinh 8 – 9), trẻ hình thành khả năng độc lập phân tích và đánh giá bản thân và người khác. Trẻ thường đánh giá bản thân khi so sánh mình với các bạn cùng tuổi mà trẻ ưa thích.
Khả năng tự đánh giá bản thân của thiếu niên cịn nhiều hạn chế, dễ rơi vào tình trạng tự kiêu hoặc tự ti. Trẻ muốn tự đánh giá nhưng do khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế, nên chưa đủ khả năng để phân tích thấy hết những ưu, nhược điểm của bản thân. Trẻ rất nhạy cảm với những nhận xét của người khác, đặc biệt là những nhận xét về khả năng, về sự thành cơng hay thất bại của trẻ. Trẻ thường có xu hướng đánh giá mình cao hơn hiện thực trong khi người lớn lại đánh giá thấp khả năng của bản thân. Đôi khi trẻ không muốn nghe lời nhận xét, đánh giá của người lớn về mình. Vì vậy, người lớn nên thận trọng với lời nhận xét đánh giá của mình để giúp trẻ tự đánh giá bản thân chính xác hơn [12], [13].
8
<i>1.3.1.3 Tự giáo dục bản thân </i>
Do khả năng tự nhận thức, tự đánh giá phát triển, ở thiếu niên đã hình thành một phẩm chất quan trọng của nhân cách là sự tự giáo dục. Ở những thiếu niên lớn, trẻ đã có thái độ đối với sự tiến bộ của bản thân, kiểm tra bản thân, cảm thấy khơng hài lịng nếu chưa đạt được mục đích đã đề ra. Trẻ tự tác động đếnbản thân, tự giáo dục ý chí, tự tìm tịi những chuẩn mực nhận định, đề ra cho mình những mục tiêu, những kế hoạch để tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân.
Tuy nhiên, sự tự giáo dục của trẻ cũng còn nhiều hạn chế: một số trẻ chưa có khả năng xác lập mục tiêu, một số trẻ cũng chưa có ý thức tự giáo dục bản thân, một số trẻ còn hay nhầm lẫn giữa các giá trị, …
Ngun nhân chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển tự ý thức của thiếu niên là sự cảm nhận về sự trưởng thành của bản thân, “cảm nhận mình là người lớn”, xu hướng vươn lên làm người lớn, nhu cầu tìm kiếm một vị trí trong gia đình, nhà trường, xã hội. Đặc biệt, thiếu niên khao khát có một vị trí trong lịng bạn bè, được bạn bè yêu thương và tôn trọng.
<i><b>1.3.2 Sự hình thành ý chí </b></i>
Ở thiếu niên nảy sinh khát vọng tự tu dưỡng rèn luyện cho mình các phẩm chất ý chí (tính độc lập, tính kiên trì, lịng dũng cảm, nghị lục vượt khó, …). Trẻ xem việc giáo dục ý chí, tự tu dưỡng như là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bản thân, đặc biệt là các bạn nam. Nhiều trẻ chú ý phân tích các hành động của bản thân, viết nhật ký để tự tu dưỡng bản thân. Nhiều em nghị lực vươn lên khi hoàn cảnh của mình khó khăn hơn các bạn đồng trang lứa để học tập và luôn đạt học sinh giỏi,…
Tuy nhiên, sự tự giáo dục ý chí của trẻ vẫn cịn nhiều thiếu sót: nhiều trẻ chưa hiểu đúng về các phẩm chất ý chí, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa độc lập với bướng bỉnh, lì lợm với kiên trì, táo bạo với can đảm, liều lĩnh với dũng cảm,… Một số trẻ đôi khi tỏ ra thiếu bình tĩnh, thơ lỗ trong ứng xử với người lớn, với bạn bè. Bởi vậy, người lớn cần giúp thiếu niên hiểu rõ những phẩm chất ý chí và định hướng sự rèn luyện ý chí cho trẻ, giúp trẻ phấn đấu theo những phẩm chất ý chí tích cực để hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">9
<i><b>1.3.3 Sự phát triển hứng thú </b></i>
So với nhi đồng, hứng thú của thiếu niên được phát triển mạnh hơn cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu. Phạm vi hứng thú được mở rộng ra ngoài xã hội, vượt khỏi phạm vi học tập trong nhà trường và cuộc sống trong gia đình. Trong học tập các em có hứng thú với một số mơn học, có xu hướng quan tâm đến những môn được cho là quan trọng. Trong đời sống, nhiều em thích đọc truyện (truyện tranh, truyện văn học, truyện phiêu lưu mạo hiểm,…), xem phim, vào mạng chơi game,… thậm chí có em thích đọc cả sách báo, xem phim, xem tranh ảnh. Nhiều em say mê ca nhạc, phim ảnh, cất công sưu tầm những bài hát các em ưa thích, sưu tầm ảnh của các diễn viên, ca sĩ “thần tượng”,… Nhiều em thích hoạt động thể thao, tham gia các cuộc thi dành cho thiếu niên. Nhiều em thích sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội,… Một số em học sinh lớp 8 – 9 bắt đầu có hứng thú nghề nghiệp nhưng chưa suy nghĩ được, dễ thay đổi. Các em có khuynh hướng quan tâm đến những vấn đề thời sự với những kì vọng tốt đẹp và cao cả. Hứng thú phát triển có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của các em trong học tập, hoạt động rèn luyện và hoạt động xã hội [13].
Tuy nhiên, hứng thú của thiếu niên còn một số hạn chế: hứng thú cịn mang tính chất tản mạn, phiến diện, dễ thay đổi; hứng thú chủ yếu thiên về hoạt động thực tiễn, có tính chất kĩ thuật đơn giản; hứng thú bước đầu thiết thực, gắn với đời sống nhưng vẫn còn bay bổng, thiếu thực tiễn, mong muốn được hoạt động ở nhiều lĩnh vực nhưng không quan tâm đến khả năng đạt được hoạt động đó. Do đó, cần giáo dục để các em duy trì được hứng thú và làm việc kiên trì nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
<b>1.4 Sự phát triển về hành vi </b>
Vị thành niên là khoảng thời gian mà những người trẻ tuổi bắt đầu xem xét lựa chọn nghề nghiệp, dù chưa có xác định rõ về nghề nghiệp hay nhận thức đúng về nghề nghiệp mà bản thân trẻ hướng tới. Các bậc cha mẹ và nhà trường giúp trẻ nhận thức được khả năng của bản thân trẻ, giúp trẻ có định hướng đúng đắn, thực tế và chuẩn bị để xác định những trở ngại đối với việc học tập cần được khắc phục, như khó khăn về học tập, vấn đề chú ý nhất đối với trẻ là vấn đề về hành vi, hoặc môi trường học tập không phù hợp. Các bậc cha mẹ và nhà trường nên tạo điều kiện cho việc học nghề và trải nghiệm để cho thanh thiếu niên có cơ hội nghề nghiệp
10
tiềm năng hơn trong thời gian đi học ở trường hoặc trong các kỳ nghỉ học. Những cơ hội này có thể giúp thanh thiếu niên tập trung lựa chọn nghề nghiệp và việc tiếp tục học tập trong tương lai [13].
Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu tham gia vào các hành vi nguy hiểm, chẳng hạn như đua xe. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu thử quan hệ tình dục, và một số có thể tham gia vào các hoạt động tình dục nguy hiểm. Một số thanh thiếu niên có thể tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, như trộm cắp, sử dụng rượu và ma túy. Những hành vi này xảy ra một phần vì thanh thiếu niên có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của mình khi chuẩn bị rời khỏi cha mẹ. Các nghiên cứu gần đây về hệ thống thần kinh cũng cho thấy rằng các bộ phận của não của trẻ vị thành niên ức chế xung động không hoàn toàn cho đến tận giai đoạn sớm của người trưởng thành.
<b>1.5 Tổng quan về bộ công cụ đánh giá điểm mạnh và sự khó khăn về tâm lý, hành vi của trẻ vị thành niên </b>
Cùng với sự phát triển về mọi mặt trên thế giới, thì vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng được xã hội quan tâm, đặc biệt là sức khỏe vị thành niên (SKVTN). Nói đến sức khỏe tâm thần (SKTT) trẻ vị thành niên (VTN) những thuận lợi và khó khăn về tâm lý trẻ phải đối mặt khi bước vào tuổi dậy thì có thể đến từ nhiều phía. Để đánh giá vấn đề này, các chuyên gia đã đưa ra nhiều thang điểm :
<b>- Thang đánh giá trầm cảm trẻ vị thành niên RADS 10 - 20 (thanh thiếu niên) </b>
<b>- Thang đánh giá lo âu học đường – cho học sinh 10 – 18 tuổi </b>
<b>- Thang đánh giá lo âu ZUNG (SAS) cho trẻ >=15 tuổi (Trong "Tư vấn tâm lý tuổi vị thành niên") </b>
<b>- Thang đánh giá lo âu của BECK cho trẻ >=12 tuổi ( Trong "Tư vấn tâm lý tuổi vị thành niên </b>
<b> Thang điểm đánh giá điểm mạnh và khó khăn về tâm lý của TTN từ 11 – 16 tuổi : Nhằm kiểm tra sự phát triển về tâm lý và hành vi của TTN là yếu tố cốt lõi </b>
của cuộc đánh giá, các bảng hỏi giúp sàng lọc nhanh các vấn đề về tâm lý và hành vi của trẻ. Những thang đo được sử dụng ở đây giống với các thang đo cũ, như Thang Rutter A & B dùng cho phụ huynh và giáo viên, nhưng nhấn mạnh hơn vào các điểm tích cực.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">11
Bộ câu hỏi về Điểm mạnh và khó khăn [5], [6] là thang được sửa đổi từ những công cụ đánh giá các vấn đề về tâm lý và hành vi được sử dụng nhiều nhất có tên là Rutter A, dành cho trẻ em và trẻ vị thành niên. Mặc dù vẫn tương tự với tài liệu của Rutter, ngôn từ của bộ câu hỏi về Điểm mạnh và khó khăn đã được sắp xếp lại đểtập trung vào đánh giá điểm mạnh và khó khăn trong hành vi và cảm xúc của trẻ. Bộ câu hỏi bao gồm 5 thang đo: hành vi được xã hội ủng hộ, tính hiếu động, những vấn đề về cảm xúc, vấn đề hành vi, và vấn đề bạn bè. Bộ tài liệu có thang đo dành cho thanh thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi.
Bộ câu hỏi được dùng cả trong khi đánh giá và đo lường sự tiến triển của q trình. Bộ câu hỏi có thể chỉ ra khả năng trẻ em/ thanh thiếu niên mắc phải những vấn đề rối loạn về cảm xúc hay hành vi và xác định cả loại rối loạn. Vấn đề lớn nhất là hiếu động, bạn bè và đạo đức. Một nửa số trẻ em mắc phải những vấn đề này. Một cán bộ xã hội cho biết: “Bộ câu hỏi cho thấy cái nhìn chuyên sâu hơn về nhữngngười trẻ tuổi”. Một người khác cho rằng, đối với từng trẻ em/ thanh thiếu niên, đó là một bước đệm trong điều trị. Cùng với việc tương tác với các gia đình, bộ câu hỏi cũng rất có ích để quản lý sự tiến triển của quá trình.
<b>1.6 Một số nghiên cứu về tâm lý, hành vi của trẻ vị thành niên </b>
<i><b>1.6.1 Trên thế giới </b></i>
Trong xã hội hiện nay, vấn đề về tâm lý và hành vi của trẻ VTN là vấn đề đang rất được quan tâm. Tâm lý và hành vi của trẻ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ - gia đình. Những điểm mạnh và khó khăn của trẻ sẽ phần nào phản ánh những vấn đề tâm lý trẻ có thể gặp trong tương lai, cuộc sống, nghề nghiệp.
Tuổi vị thành niên là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến về mặt tâm lý, cảm xúc cũng như hành vi của trẻ.
Trong quá trình phát triển, những tác động tiêu cực từ các khó khăn trong học tập, trong cuộc sống có thể gây ra các hậu quả cho bản thân trẻ như: trầm cảm, lo âu, tự tử, …[15]. Nghiên cứu của Weiss B. và cộng sự cho kết quả trầm cảm và lo âu khoảng 12,0% [22]. Nghiên cứu của Nguyen D.T., Dedding C. và cộng sự cho thấy tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở học sinh THCS lần lượt là 22,8% và 41,1% [21]. Theo Điều tra Quốc gia về VTN và Thanh niên Việt Nam, có tới 73,1% VTN và thanh niên trong
12
độ tuổi từ 14 đến 25 từng cảm thấy buồn, 27,7% cảm thấy buồn hoặc bất lực tới mức không thể thực hiện các hoạt động bình thường và 21,3% từng cảm thấy mất niềm tin vào tương lai [9]. Trong một nghiên cứu ở 90 quốc gia, tổng số ca tử vong ở vị thành niên là 9,1% [18], [20].
Ngoài mắc các vấn đề tâm lý, sự phát triển của trẻ sẽ kéo theo sự hình thành các hành vi của trẻ: thể hiện mình người lớn, sự dụ dỗ trẻ vào các tệ nạn xã hội, các hành vi xấu, … gây ảnh hưởng đến tương lai của trẻ [12]. Tính hiếu động và tính hay bốc đồng là những nét tính cách quan trọng nhất của trẻ giúp cho việc phán đoán khả năng phạm tội sau này. Tại Thụy Điển, các học sinh bị giáo viên nhận xét là hiếu động ở độ tuổi 13 thì thường phạm các tội có sử dụng bạo lực cho đến độ tuổi 26 [3]. Cuộc điều tra ở Thụy Điển cho thấy, trẻ được kiểm tra nếu thiểu năng trí tuệ lúc 3 tuổi thì sẽ có nguy cơ phạm tội cao cho tới độ tuổi 30. Nghiên cứu ở Cambridge cho thấy trẻ có điểm IQ nhỏ hơn 90 trong độ tuổi từ 8-10 tuổi có tỷ lệ phạm tội cao gấp đơi các em khác. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu, việc trẻ hiếu động ở tuổi 13 và khả năng nhận thức kém của trẻ cũng là một trong những yếu tố dẫn đến việc trẻ có hành vi lệch chuẩn ở mức độ cao là làm trái pháp luật trong tương lai [7].
<i><b>1.6.2 Tại Việt Nam </b></i>
Vấn đề sức khỏe tâm thần đặc biệt tâm lý thanh thiếu niên tuổi học đường chưa được chú trọng nhiều. Tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8,0% đến 29,0% đối với trẻ em và vị thành niên, với những khác biệt về tỷ lệ tùy theo tỉnh, giới tính và đặc điểm của đối tượng khảo sát. Một khảo sát dịch tễ học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/thành cho thấy mức trung bình các vấn đề SKTT trẻ em vào khoảng 12,0%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ SKTT[1]. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt Nam là các vấn đề hướng nội (ví dụ như lo âu, trầm cảm, cô đơn) và các vấn đề hướng ngoại (ví dụ như tăng động và giảm chú ý) [15], [21]. Trong khi đang gia tăng lo ngại về tỷ lệ tự tử trong thanh thiếu niên ở Việt Nam, tỷ lệ tự tử của Việt Nam được báo cáo là thấp đáng kể so với những ước tính tồn cầu. Trong một nghiên cứu ở 90 quốc gia trong đó ở Việt Nam, tỷ lệ này là 2,3% (Blum và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, lạm dụng chất, đặc biệt là thuốc lá là phổ biến trong nam vị thành niên Việt Nam (gần 40,0%) [1].
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">13
Gần đây có những trường hợp học sinh, sinh viên tự tử như trường hợp bệnh nhi 13 tuổi, ở Long An được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trong tình trạng ngộ độc thuốc trừ sâu do áp lực từ học tập, bạn bè. Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8% [12]. Các em học sinh phạm pháp nói chung phát triển bình thường về mặt trí tuệ nhưng do động cơ học tập bị suy thoái, nhu cầu nhận thức thấp, nhu cầu tầm thường khác cao nên dẫn đến hành vi phạm tội [4].
Tác giả Nguyễn Duy Xi là một nhà tâm lý học làm công tác quản lý trại giam của Bộ Công An đã đưa ra một số nhận xét cơ bản về đặc điểm tâm lý của trẻ em làm trái pháp luật như sau [7]:
− Về trí tuệ, ở trẻ làm trái pháp luật có sự phát triển chậm, tư duy trừu tượng kém hơn trẻ bình thường, khơng biết phân tích đánh giá đúng một số hiện tượng mà nặng về tư duy cụ thể thực dụng và rất khéo léo “mưu trí”trong thực hiện hành vi trái pháp luật như kỹ xảo ăn cắp, móc túi, che dấu, đối phó với sự theo dõi phát hiện của nhà chức trách”
− Về hứng thú, ham muốn của các em thường nặng về vật chất tầm thường, thấp hèn, thậm chí kỳ quặc. Các em khơng cịn hứng thú học tập, hiểu biết như trẻ bình thường, thích đua địi, ăn chơi như người lớn (có 82% nghiện thuốc lá, 70% uống bia rượu, 72% nghiện cafe, chè).
− Về tình cảm, thiếu bền vững, thay đổi dễ dàng, nhanh chóng, nhưng lại mạnh mẽ. Tình cảm có tính rung động cao, dễ bị kích động, bồng bột, sơi nổi là đặc trưng cơ bản của tình cảm ở trẻ em làm trái pháp luật.
− Về tính cách, nét tính cách đặc trưng là các em muốn vươn lên làm người lớn, muốn hoạt động để thử sức và có xu hướng bắt chước cái xấu của người lớn. Có tính độc lập và tự trọng cao, nên nếu bị chửi rủa, đánh mắng, xúc phạm thì các em thường có phản ứng quyết liệt, chống trả lại hay nảy sinh tiêu cực bỏ nhà đi lang thang, tỏ ra bất cần đời.
Tại Lào Cai, xu hướng trẻ vi phạm pháp luật đã giảm dần qua các năm. Trong phạm vi 6 năm từ 2009 đến 2014 tổng số ca vi phạm pháp luật của trẻ là 330 vụ, trong
14
đó tập trung vào các năm 2009, 2010 và 2011. Một số tội như cưỡng đoạt, đánh bạc, mua bán - tàng trữ ma túy, mơi giới mại dâm khơng có sự vụ nào xảy ra qua các năm. Tuy nhiên, số vụ liên quan tới trộm cắp tài sản (178 vụ), gây rối trật tự công cộng (59 vụ), cố ý gây thương tích (27 vụ) là những vụ trẻ hay phạm tội. Năm 2014 có 29 vụ/36 trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Trong số 36 đối tượng vi phạm có 34 đối tượng là nam giới và 2 nữ giới. Lào Cai có số trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật năm 2013 cao thứ 11 trong 14 tỉnh của Vùng Trung du miền núi phía bắc và cao hơn 3 tỉnh Hịa Bình, Điện Biên, n Bái; 100% là nam giới [11], [17].
Trường THCS Bắc Lệnh là một trong những trường trung tâm của thành phố Lào Cai, được đầu tư về cơ sở học tập, phòng y tế cho học sinh. Nhưng hiện nay vấn đề về tâm lý của học tại trường vẫn chưa được giải quyết, học sinh chưa được bày tỏ những khúc mắc của bản thân, nhà trường chưa có các khảo sát về vấn đề tâm lý cho học sinh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><i><b>2.1.2 Tiêu chí loại trừ </b></i>
- Giảm khả năng nhận thức vấn đề: trẻ có tiền sử chậm phát triển về trí tuệ, trẻ khuyết tật, …
- Khơng tình nguyện tham gia phỏng vấn
<b>2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu </b>
- Địa điểm: Tại trường THCS Bắc Lệnh - Thời gian: Tháng 1 – tháng 4 năm 2022
<b>2.3 Thiết kế nghiên cứu </b>
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang
<b>2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu </b>
- Phương pháp lựa chọn: chọn mẫu toàn bộ, học sinh phù hợp với tiêu chí lựa chọn để thực hiện nghiên cứu. Thực tế, chúng tôi đã chọn được 300 học sinh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
Tuổi <sup>Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐTNC theo từng nhóm tuổi </sup>trên tổng số tham gia NC.
Giới tính <sup>Tỷ lệ % nam, nữ trên tổng số ĐTNC tham </sup>gia NC.
Trình độ học vấn <sup>Tỷ lệ %: Tỷ lệ theo từng nhóm trình độ học </sup>vấn trên tổng số NC
Khu vực sinh sống
Tỷ lệ %: tỷ lệ BN theo các vùng sống trên tổng số ĐT tham gia NC
Thơng tin gia đình
Bản thân là con thứ mấy
Tỷ lệ %: Tỷ lệ theo từng nhóm con thứ mấy trên tổng số NC
Điều kiện kinh tế của gia đình
Tỷ lệ %: Tỷ lệ theo từng nhóm điều kiện kinh tế của gia đình trên tổng số NC Nghề nghiệp của
bố mẹ
Tỷ lệ %: Tỷ lệ theo từng nhóm nghề nghiệp trên tổng số NC
Tỷ lệ trẻ có nhu cầu cao <sup>Tỉ lệ % ĐTNC có nhu cầu cao trên tổng số </sup>tham gia nghiên cứu
Tỷ lệ trẻ có nhu cầu bình thường <sup>Tỉ lệ % ĐTNC có nhu cầu bình thường trên </sup>tổng số tham gia nghiên cứu
Tỷ lệ trẻ có nhu cầu thấp <sup>Tỉ lệ % ĐTNC có nhu cầu thấp trên tổng số </sup>tham gia nghiên cứu
Tỷ lệ trẻ gặp khó khăn <sup>Tỉ lệ % ĐTNC gặp khó khăn trên tổng số </sup>tham gia nghiên cứu
Tỷ lệ trẻ có điểm mạnh <sup>Tỉ lệ % ĐTNC có điểm mạnh trên tổng số </sup>tham gia nghiên cứu
Một số yếu tố liên quan <sup>Phân tích từng nhóm yếu tố liên quan đến khó </sup>khăn về tâm lý, hành vi của ĐTNC.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">17
<b>2.6 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu </b>
<b>- Sử dụng phiếu câu hỏi để thu thập thông tin (phụ lục 1) </b>
- Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 20.0 với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05
− Bộ câu hỏi về Điểm mạnh và khó khăn [5], [6] là thang được sửa đổi từ những công cụ đánh giá các vấn đề về tâm lý và hành vi được sử dụng nhiều nhất có tên là Rutter A, dành cho trẻ em và trẻ vị thành niên. Mặc dù vẫn tương tự với tài liệu của Rutter, ngôn từ của bộ câu hỏi về Điểm mạnh và khó khăn đã được sắp xếp lại để tập trung vào đánh giá điểm mạnh và khó khăn trong hành vi và cảm xúc của trẻ. Bộ câu hỏi bao gồm 5 thang đo: hành vi được xã hội ủng hộ, tính hiếu động, những vấn đề về cảm xúc, vấn đề hành vi, và vấn đề bạn bè. Bộ tài liệu có thang đo dành cho thanh thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi.
− Thang điểm nhằm kiểm tra sự phát triển về tâm lý và hành vi của TTN là yếu tố cốt lõi, các bảng hỏi giúp sàng lọc nhanh các vấn đề về tâm lý và hành vi của trẻ. Những thang đo được sử dụng ở đây giống với các thang đo cũ, như Thang Rutter A & B dùng cho phụ huynh và giáo viên, nhưng nhấn mạnh hơn vào các điểm tích cực.
− 25 mục trong Bộ câu hỏi Điểm mạnh và khó khăn bao gồm 5 cấp độ, mỗi cấp độ có 5 mục. Bước đầu tiên để chấm điểm là chấm tổng quát mỗi cấp độ. + Không đúng: 0 điểm
+ Có thể đúng: 1 điểm + Rất đúng: 2 điểm
Tôi đối tốt với trẻ em
Tơi thường làm tình nguyện
0 0 0 0 0
1 1 1 1 1
2 2 2 2 2
<b>Cấp độ hiếu động Khơng đúng Có thể đúng Rất đúng </b>
Tôi hay bồn chồn Tôi thường bị sốt ruột Tôi rất dễ xao nhãng Tơi nghĩ trước khi làm Tơi biết nhìn nhận nhiệm vụ
0 0 0 0 0
1 1 1 1 1
2 2 2 2 2
1 1 1 1 1
2 2 2 2 2
0 0 0 0 0
1 1 1 1 1
2 2 2 2 2
<b>Cấp độ vấn đề bạn bè Không đúng Có thể đúng Rất đúng </b>
Tơi thích ở 1 mình Tơi có ít nhất 1 bạn thân Mọi người quý mến tôi Mọi người hay trêu chọc tôi Tôi hợp với người lớn...
0 0 0 0 0
1 1 1 1 1
2 2 2 2 2
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">19
Để có tổng điểm khó khăn, cộng 4 thang cấp độ lại, khơng bao gồm cấp độ Có lợi cho xã hội. Kết quả điểm dao động từ 0 đến 40, với điều kiện có ít nhất 12/20 câu hỏi được hồn thành.
<b>Nhu cầu thấp Nhu cầu bình thường Nhu cầu cao </b>
Điểm vấn đề đạo đức Điểm hiếu động
Điểm hội chứng cảm xúc Điểm bình đẳng
Điểm hành vi có lợi cho xã hội
0 – 3 0 - 5 0 - 5 0 - 3 6 – 10
4 6 6 4 - 5
5
5 - 10 7 - 10 7 - 10 6 - 10 0 - 4
Thẩm định sự phát triển về tâm lý và hành vi của trẻ là yếu tố cốt lõi của cuộc đánh giá. Các bảng hỏi giúp sàng lọc nhanh các vấn đề về tâm lý và hành vi của trẻ.
Bản hướng dẫn chấm điểm giải thích vai trò của từng mục với từng thang cấp độ phụ. Thang cấp độ Có lợi cho xã hội được chấm điểm theo cách nếu ai khơng có những hành động có lợi cho xã hội sẽ nhận được điểm thấp. Một đứa trẻ có thể gặp khó khăn, nhưng nếu chúng có điểm Có lợi cho xã hội cao, khả năng can thiệp sẽ tốt hơn.
Nếu điểm tổng hoặc điểm của bất cứ thang cấp độ phụ nào rất cao, chứng tỏ có thể tồn tại một rối loạn nào đó. Điểm số khơng hồn tồn đảm bảo sự tồn tại của 1 rối loạn nếu như một cuộc đánh giá kỹ lưỡng hơn được tiến hành. Điểm thấp khơng hồn tồn loại trừ khả năng xảy ra vấn đề, nhưng công cụ này hữu dụng cho việc sàng lọc vấn đề.
<b>2.8 Đạo đức trong nghiên cứu </b>
- Đề cương nghiên cứu có sự cho phép của trường THCS Bắc Lệnh – Lào Cai.
20
- Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả các ĐTNC sẽ được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Đối tượng được tự nguyện quyết định tham gia vào nghiên cứu hay không.
- Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, hồn tồn được giữ bí mật.
- Việc phỏng vấn phải được tiến hành vào thời điểm thuận tiện cho ĐTNC. - Đối tượng được quyền dừng sự tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">21
Qua nghiên cứu trên 300 học sinh tại Trường THCS Bắc Lệnh, chúng tôi thu được kết quả sau:
<b>3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu </b>
<i>Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=300) </i>
<b>- Nhóm 12 tuổi là nhóm có số lượng học sinh tham gia nghiên cứu đơng nhất </b>
(31,7%), nhóm 15 tuổi là nhóm có số lượng học sinh tham gia nghiên cứu ít nhất (0,7%). Khối học sinh lớp 7 có số lượng đơng nhất (31,0%)
<b>- Học sinh chủ yếu sống ở thành thị (97,3%). </b>
22
<i>Bảng 2. Thông tin về gia đình học sinh (n=300) </i>
<b>Bản thân là con thứ mấy </b>
<b>Sinh sống cùng người thân </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">23
<i>Biểu đồ 1. Mối quan hệ với bạn bè xung quanh (n=300) </i>
<b>Nhận xét: </b>
<b>- Đa số học sinh khá hòa đồng với bạn bè (70,0%). </b>
<i>Biểu đồ 2. Sự tham gia vào các hoạt động tập thể (n=300) </i>
<b>Nhận xét: Tham gia vào các hoạt động tập thể (49,4%) và thỉnh thoảng tham </b>
gia (49,3%) chiếm số đông hơn so với số bạn không tham gia (1,3%) <small>70,0%</small>
Hòa đồng với tất cả các bạn
Chỉ chơi với một số bạn Không chơi với ai
<small>Tham gia hoạt động , 49,4%Thỉnh thoảng tham </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">24
<b>3.2 Mơ tả sự khó khăn về tâm lý, hành vi của học sinh </b>
<i>Biểu đồ 3.Đánh giá nhu cầu của học sinh về cảm xúc, hành vi (n=300) </i>
<small>Nhu cầu thấp</small>
<small>Nhu cầu bình thường Nhu cầu cao</small>
<small>Nhu cầu thấpNhu cầu bình thường Nhu cầu cao </small>
</div>