Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Cách viết tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.42 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Tổng hợp kiến thức viết tiểu luận</b>

TagsTài liệuThời gian ghiCác video đã xemLời nói đầu

Đây là những cách làm tiểu luận mà bản thân mình tìm hiểu và có sự trải nghiệm. Tuy nhiên, có những thứ khơng phải là tối ưu với từng người. Vì vậy, nếu thấy phương pháp của mình khơng hiệu quả thì cứ bỏ qua. Vànếu được, hãy gửi mail qua và cho mình biết chỗ nào khơng hiệu quả, mình sẽ rất vui và biết ơn bạn.

Ngồi ra, hãy nhấn vào cái hình tam giác đen đen bên trái nếu bạn không thấy nội dung của bài này.

@March 1, 2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Chúc bạn có một một bài tiểu luận tốt và có nhiều kỉ niệm trên đại học. Phạm Thanh Thành Nam

Chỉnh sửa lần cuối: 19/4/2023. Danh mục tham khảo chính

TS Gordon W.Green Jr, sách Đổi màu bằng tốt nghiệp(xuất bản 2018), nhà xuất bản lao động - xã hội

TS Gordon W.Green Jr, tiến sĩ Kinh tế của Đại học George Washington, người luôn đạt điểm tuyệt đối cho mọi bài kiểm tra của mình khi học tiến sĩ.

ThS Đặng Văn Phong, các video trên kênh youtube Phong Đặng

Studentcare, Đặng Văn Phong, giảng viên trường Đại học Nội vụ

TS Hoàng Cẩm Giang(2021), Silde bài giảng môn Viết học thuật, Tài liệu tham khảo nội bộ

Phương pháp làm

Các bước và nguyên tắc chung

<i><b>1. Chọn chủ đề: </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Thông thường, ở bậc đại học, đặc biệt là năm nhất, giảng viên thường sẽ ra đề. Tuy nhiên, có một số mơn học như mơn Viết học thuật, niên luận,… thì sẽ u cầu các sinh viên tự chọn chủ đề để thể hiện tính sáng tạo và nghiêm túc trong học thuật.

Dưới đây là hướng dẫn chọn chủ đề nghiên cứu:

<i><b>Thứ nhất, hãy chọn một chủ đề bạn cảm thấy hứng thú và có thể tạo ra được những đóng góp đáng kể. Một chủ đề có tính mới được thể hiện ở các khía cạnh gồm lý </b></i>

thuyết mới, phương pháp mới, cách tiếp cận vấn đề mới(góc nhìn mới) và khách thể mới.

<b>Lý thuyết mới bao gồm việc bạn phát triển/ủng hộ một lý thuyết đã có hoặc phản bác lại lý thuyết đó hoặc bạn tự tạo ra một lý thuyết mới. Đây là một điều </b>

thường thấy trong khoa học, khi cùng một vấn đề, có rất nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau. Ví dụ, cùng về nguồn gốc của xu hướng tính dục, có người ủng hộ quan điểm xu hướng tính dục là ảnh hưởng bởi gen, có người ủng hộ là ảnh hưởng bởi xã hội, có người thì nói ảnh hưởng cả hai.

Phương pháp mới bao gồm việc bạn sử dụng một phương pháp nghiên cứu khác. Có thể nghiên cứu trước phỏng vấn(định tính), nghiên cứu của bạn điều tra bảng hỏi(định lượng) hoặc sử dụng công nghệ số.

Cách tiếp cận mới bao gồm việc bạn sử dụng các lý thuyết hay góc độ của một bên này nhưng sử dụng cho bên khác. Ví dụ, một số lý thuyết cho nhân học sử dụng cho tâm lý học.

Khách thể mới: một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, nhưng nghiên cứu của bạn có thể được thực hiện ở VN chẳng hạn.

<i><b>Thứ hai, hãy chọn một chủ đề có tính chất tranh luận/đối thoại với nghiên cứu đi </b></i>

<i><b>trước hoặc tranh luận với quan niệm xã hội. Ví dụ, xã hội thường cho rằng, hơn nhân </b></i>

đồng giới làm suy giảm giống nịi, là khơng tự nhiên. Nếu kiến thức của bạn cảm thấy nó khơng đúng có thể viết về vấn đề này.

Đừng chọn một chủ đề quá chung chung, mập mờ, còn gây tranh cãi khiến bạn không thể giải quyết được trong khoảng thời gian cho phép. Nếu có chọn hãy cố gắng giới hạn lại trong một phạm vi cụ thể, hoặc giới hạn lại trong lúc nghiên cứu. Điều này rất quan trọng cho những bài tiểu luận dài hay cuối cấp.

Viêt ra những câu hỏi cụ thể và những vấn đề muốn đưa vào bài luận, viết tất cả suy nghĩ ra, chúng ta sẽ xem xét loại bỏ từng cái sau. Không nên phán xét bất kỳ ý tưởng nào ở giai đoạn đầu, vì có thể chúng sẽ là những ý tưởng tuyệt vời sau này.

<i><b>2. Tìm kiếm và đọc các nguồn tài liệu</b></i>

<b>Giảng viên là nguồn tài liệu đầu tiên và quan trọng nhất. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Hãy hỏi thăm giang viên đầu tiên, xin họ slide, các tài liệu mà họ nghĩ là có thể hữu ích. Ngồi ra, bạn cần để ý giảng viên của bạn là người khuyến khích sự sáng tạo hay tương đối bám sát giáo trình để tìm kiếm tài liệu phù hợp. Đồng thời, nếu những tài liệu trong đề cương môn học không làm bạn thỏa mãn, hãy hỏi giáo viên những tài liệu liên quan. Ở danh mục tham khảo sẽ có thêm tài liệu để bạn tìm kiếm.

Tận dụng nguồn tài liệu ở thư viện(trực tuyến lẫn trực tiếp).

<i><b>Về nguồn trực tuyến:</b></i>

ĐHQGHN có trang repository.vnu.edu.vn có nhiều bài luận văn, luận án. App VNULic có nhiều sách số hóa thú vị.

Google scholar cũng là một trang rất hay.

Lên trang lic.vnu.edu.vn bạn cịn có thể đọc tài liệu nước ngồi ở ScienceDirect. Đối với các tài liệu nước ngồi, bạn cịn có thể sử dụng Sci-Hub,một trang sử dụng tài liệu mở lậu.

<i><b>Ngoài ra, bạn nên mượn tài khoản thư viện bạn bè, đây là một nguồn rất hữu ích mà </b></i>

ít người biết.

<i><b>Về nguồn trực tiếp:</b></i>

Tầng 2 thư viện nhà M có rất nhiều tạp chí khoa học, bạn có thể lên đó xem.

Nên cố gắng tìm kiếm thật nhiều tài liệu nhưng khơng nên đọc hết vì chúng ta khơngcó đủ thời gian và cũng không quá cần thiết.

Hãy đọc lướt qua phần tiêu đề, giới thiệu, mục lục hoặc phần tóm tắt để xem xét có nên đọc tài liệu này khơng.

<i><b>Khi đọc, hãy ghi chú những kiến thức quan trọng(hãy lập dàn bài sơ bộ trước đó </b></i>

hoặc xác định những từ khóa liên quan) hoặc áp dụng ngay vào bài luận của mình. Việc chỉ đọc khơng sẽ khiến chúng ta dễ quên và hơi loạn khi hạn đến gần. Khi đọc tài liệu trực tuyến thì có thể sử dụng cơng cụ Weava, nó sẽ đánh dấu những điều quan trọng và bạn có thể xem lại sau đó.

Nếu bạn quyết định sử dụng những tài liệu đã trích dẫn, hãy ghi chú lại những thơng tin liên quan. Điều này khá quan trọng cho các tiểu luận dài(vài chục trang). Nếu không, sau bạn sẽ rất rối.

Một cơng cụ trích dẫn tài liệu online có thể sử dụng là Mybib.

<i><b>3. Phác thảo đề cương chi tiết(thường dành cho những bài tiểu luận dài)</b></i>

- Trước khi có một đề cương chi tiết, bạn nên phác thảo sơ qua một bản dàn ý, sau đó, tìm kiếm những thông tin dựa trên bản dàn ý này. Đương nhiên, nếu đề tài mơ hồ, việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

lập dàn ý trước sẽ hơi khó và khơng quá cần thiết. Trong quá trình đọc bài, bạn sẽ thấy kết cấu của dàn ý trước đó sẽ thay đổi, trở nên chi tiết hơn và có một số ý bị thay đổi. Điều này là rất bình thường. Cịn nếu khơng có dàn ý thì lúc này là lúc dàn ý hình thành.

Hãy đưa tất cả những ghi chú, ghi chép của bản vào dàn ý đã lập để có một cái nhìn tổng quan.

<i><b>Bạn cần phải lập dàn ý để có thể đủ ý và có cái nhìn tổng quan hơn. Việc viết cũng </b></i>

diễn ra nhẹ nhàng hơn khi đưa các ý bạn đã đọc được vào.

<i><b>4. Viết nháp bản đầu</b></i>

Phần mở đầu đóng vai trò quan trọng, nên tránh những điều dài dòng, nêu bật vấn đề cần nghiên cứu. Tại sao bạn lại chọn nghiên cứu này? Nó có ý nghĩa gì? Đóng góp gì?

Phần nội, hãy liên kết những ý trong đề cương/dàn bài lại bằng những từ nối hoặc thêm từ, thêm ý. Biến các tiêu đề thành các tên chương hoặc tiêu đề chính, tiêu đề phụ. Thêm những ý tưởng, lập luận, luận cứ như câu ví dụ, số liệu, dẫn chứng khác,... Ở phần này, chúng ta cần đưa ra những chứng cứ chứng minh chắc chắn luận điểm của bản thân.

Thêm vào các câu nối giữa các đoạn cho tiểu luận thêm trôi chảy

Phần kết luận nên nêu ra những phát hiện chính của bài tiểu luận, trả lời khái quát những câu hỏi được đặt ra. Nên tổng kết lại những đóng góp của bài luận, những ảnh hưởng của nó.

Cố gắng viết bản nháp chuẩn chỉnh để sau này đỡ phải sửa nhiều, nhưng cũng không nhất thiết cần quá cầu kỳ.

Sau khi viết xong, hãy để im một thời gian, điều này là cần thiết. Bạn sẽ có thể có thêm nhiều ý tưởng cho việc viết luận và sẽ phát hiện ra nhiều lỗi sai trong bản nháp này.

<i><b>5. Viết những bản cuối cùng</b></i>

Dù bản viết nháp tốt, chúng ta cũng sẽ thấy nhiều lỗi và vấn đề. Thậm chí, chúng ta sẽ phải viết đi viết lại nhiều lần cho đến khi ưng ý. Lúc này, hãy bỏ các đoạn không cần thiết, sửa từ ngữ để tăng thêm độ sắc bén,...

<i><b>Nếu quá lười, ít nhất, hãy đọc lại một lần nữa để soát những lỗi sai, những vấn đề thiếu logic, không nên nộp luôn khi vứa xong bản nháp.</b></i>

6. Bắt đầu từ sớm

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Mình có biết một người, cơ ấy ln nộp bản luận vào phút chót với thời gian làm ít ỏi. Và điểm số của cơ ấy cao hơn mình. Nhưng nhiều hơn là những người có điểm số ít hơn mình. Sau này, khi trị chuyện, mình nhận ra cơ ấy có tư duy tốt hơn và kiến thức nhiều hơn mình. Nhưng khơng phải ai cũng như thế. Việc dồn việc cho bản thân tạo ra một áp lực rất lớn và xáo trộn cuộc sống của mình. Do đó, hãy cố gắng bắt đầu sớm.

Nên dành một nửa thời gian được giao để chọn đề tài, tìm, đọc và ghi chú tài liệu. Một nửa thời gian cịn lại là hồn thiện đề cương, viết lần đầu và viết những lần cuối.

<i><b>7. Khi bị bí hoặc không biết làm</b></i>

Lúc này, chúng ta nên tham khảo những bài tiểu luận đã làm trước về bố cục, cách viết và các kiến thức liên quan. Đây là một cách hữu ích vì nó sẽ giúp bạn có được hướng đi trước, thay vì lúng túng lướt fb.

Đồng thời, hãy đứng dậy thư giãn hoặc đi ngủ chứ khơng nên lướt fb, tiktok. Mình chắc chắn việc đứng dậy thư giãn thay vì ngồi lỳ trên máy tính là hữu ích. Vì lúc bạn thư giãn, não sẽ kết nối ngẫu nhiên cac ý tưởng lại với nhau để cho ra ý tưởng mới. Đây là lý do tại sao nhiều người lại bật ra ý tưởng trong lúc lơ đãng Ngồi ra, mình thực sự nghiêm túc nếu bạn bí thì nên đi ngủ. Não của bạn sẽ kết nối các ý tưởng trước đó thành một ý tưởng đột phá.

Bố cục từng dạng bài và các nguyên tắc riêng

<b>1. Bố cục cho tiểu luận dài(1 bài nghiên cứu khoa học thu nhỏ)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Phần nội dung của bài tiểu luận dài thường có 2 phần gồm cơ sở lý luận và thực trạng.Nên đưa ra các hình ảnh, bảng biểu để minh họa trực quan bài làm của mình.

Ở phần này, thực sự viết chi tiết nó rất dài. Mình xin đính kèm file tài liệu rất hay do giảng viên mình giới thiệu.

<b>2. Bố cục tiểu luận ngắn(vài nghìn chữ) và có một đề tài</b>

<i><b>I. Lý do chọn đề tài/Dẫn nhập(hoặc đặt vấn đề)</b></i>

Nếu có nhiều đề thì phần 1 là lý do chọn đề tài, còn nếu giáo viên đã chọn sẵn rồi thì phần này là phần dẫn nhập hoặc đặt vấn đề. Nên viết một cách ngắn gọn, xúc tích.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Ở phần này, nên nêu khái quát thực trạng, những vấn đề bất cập, từ đó, nêu ra sự cần thiết và cấp thiết của đề tài. Nên đưa ra những số liệu để nêu bật vấn đề.

<i><b>II. Nội dung</b></i>

<b>2.1 Các khái niệm cần làm rõ. </b>

Ở phần này, bạn cần trình bày khái niệm các thuật ngữ xuất hiện trong đề bài và các khái niệm liên quan(nếu có). Điều này rất quan trọng vì các thuật ngữ khoa học mỗi nhà khoa học định nghĩa một kiểu. Các tiếp cận khác thì cách nghiên cứu sẽ khác.

Có một lưu ý với những bài tiểu luận này là mọi người nên trình bày những gì được hỏi và những gì quan trọng liên quan, khơng nên miên man, vì có thể không trúng trọng tâm mà lại thiếu chữ.

<b>2.2 Phân tích nội dung theo yêu cầu của bài</b>

Ở phần này, trong quá trình đọc và triển khai, bạn sẽ biết được nên có những ý nào, và làm theo thơi.

Nên có sự phản biện qua lại của nhiều luồng ý kiến khác nhau nếu muốn bài viết được đào sâu rồi kết luận theo ý của mình. Nếu dài quá thì có thể viết ở phần phụ lục, tuy nhiên, cần hỏi giảng viên, vì có những giảng viên tính cả phụ lục, cịn có giảng viên lại khơng tính số chữ ở phụ lục.

<b>2.3. Quan điểm cá nhân về vấn đề </b>

Ở phần này, chúng ta cần đưa ra những giải pháp, gợi ý, khuyến nghị để phát triển hoặc vấn đề chúng ta đang bàn luận đến. Phần này khá quan trọng, nên đưa ra những giải pháp mới, ít người đề cập.

III. Kết luận

<b>3. Bố cục tiểu luận ngắn nhưng có nhiều câu hỏi</b>

Bạn cần hỏi giảng viên của mình xem bài này nên làm theo cấu trúc tiểu luận hay cấu trúc trả lời câu hỏi. Thông thường, những bài được đánh giá cao hơn là những bài làm theo cấu trúc tiểu luận

Với những bài dạng này, các câu có mối liên hệ với nhau nên có thể trình bày theo cấu trúc tiểu luận, mọi người có thể tham khảo video dưới, cịn mình nói cũng hơi khó hiểu

<b>Review bài tiểu luận A+</b>

Cách trích dẫn tài liệuCách trích dẫn

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Trích dẫn trực tiếp</b>

Là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn ngun văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn.

“Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.

<b>Trích dẫn gián tiếp</b>

Là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.

<b>Trích dẫn thứ cấp</b>

Là khi người viết muốn trích dẫn một thơng tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.

<b>Ví dụ: khi người viết muốn trích dẫn một thơng tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng </b>

khơng tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B.

<b>Khi trích dẫn theo cách này khơng liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong </b>

danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.Hình thức trích dẫn

Cách trích 1

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Cách trích 2

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Khơng dùng footnote mà trích như thế này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Các lưu ý trước khi gửi bài tiểu luận

Chú ý chính tả, chú ý chính tả, chú ý chính tả!Lưu ý tên giảng viên hướng dẫn, cần viết chính xác.

Lưu ý bố cục, hãy căn chỉnh cho đẹp mắt và đúng với yêu cầu của giảng viên hướng dẫn. Các giảng viên thường dành 1, 2đ cho phần hình thức nên hãy cố gắng chuẩn phần này. Bạn có thể tham khảo dưới đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Xem xét đã trích nguồn đầy đủ, có ghi đúng khơng.Các lưu ý khác

Footnote: Ở phần này, chúng ta nên bàn luận hoặc mở rộng vấn đề khi đang viết chứ khơng nên là nơi trích dẫn tài liệu tham khảo, trừ khi giảng viên yêu cầu.Hãy lắng nghe kỹ các yêu cầu của giảng viên trong q trình hướng dẫn, khơng hiểu thì nên đặt câu hỏi luôn, để tránh nguy cơ lạc lối.

Hãy lên mạng tra cách để chặn web không cần thiết trong quá trình ơn thi hoặc viết tiểu luận nếu bạn khơng muốn thời gian viết của mình bị trễ và bạn bị điên đầu trong lúc làm.

Trong quá trình làm, nếu cảm thấy căng thẳng hoặc đã hết ý để viết, nên đứng dậy nghỉ ngơi chứ không nên ngồi ì, não bộ, bằng một cách diệu kỳ sẽ tạo ra những ý tưởng tuyệt vời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Bạn cần sử dụng văn phong khoa học trong bài tiểu luận, cố gắng sử dụng văn nói nhiều hơn văn viết. các từ “thì, là, rằng,...” nên cân nhắc sử dụng cho phù hợp. Nên dùng từ “tác giả/người viết” khi tự xưng chứ không nên dùng “tôi/em”

Một số bài tiểu luận mình viết hoặc mình thu thập được

Các bài tiểu luận này chủ yếu là năm nhất. Còn năm hai thì học trực tuyến nên khá ít viết tiểu luận rồi, mong mọi người thơng cảm. Ngồi ra, có một số tài liệu mình thu thập được. Một số nguyên tắc mình viết và ngẫm ra trong năm hai nên chưa áp dụng trong các bài tiểu luận này.

Tư tưởng HCM:

Bài 1: 2: 3: học thuật

Bài 1: Up/edit?usp=sharing&ouid=111977080948041502485&rtpof=true&sd=trueBài 2:

Lịch sử tư tưởng Phương Đông:

Tâm lý học xã hội:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×