Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

15 MỘT VÀI CẢM NHẬN TỪ VIỆC COI THI VẤN ĐÁP MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC 1, 2, 3, 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.32 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>MỘT VÀI CẢM NHẬN TỪ VIỆC COI THI VẤN ĐÁP MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC 1, 2, 3, 4 </b></i>

Là một giảng viên đứng lớp, tôi thiết nghĩ ngồi cơng việc chính là giảng dạy ra, nên tham gia một số hoạt động khác có liên quan và giúp ích cho việc giảng dạy. Một trong những việc làm đó là cơng tác coi thi.

Đối với tơi mục đích chính của việc tham gia cơng tác coi thi là (ở đây tôi xin đề cập tới hình thức coi thi vấn đáp): đánh giá chất lượng học tập của sinh viên( SV); Qua buổi coi thi đó chúng ta rút ra được rất nhiều điều có ích cho việc giảng dạy và ra đề thi.

1.Về việc đánh giá chất lượng học tập của SV: Giảng viên (GV) tham gia coi thi sẽ đánh giá khả năng nghe và nói của SV. Từ đó rút ra được những điểm mạnh và yếu của SV cho từng kỹ năng cụ thể như về phát âm, từ ngữ, cấu trúc câu, ngữ pháp…Dưới đây là một vài ví dụ mà tơi đã tập hợp lại được qua nhiều học kỳ dạy ngoai ngữ (NN) 2 cho SV các khoa, đặc biệt là khoa NN chuyên ngành ngôn ngữ Anh.

Về phát âm: Xin nêu một vài trường hợp SV đọc nhầm từ thanh mẫu này sang thanh mẫu khác như sau:

<b>Thanh mẫu: đọc “P” thành “b” và ngược lại. ví dụ: “péng you” đọc thành </b>

“ béng you”, “bà ba” đọc thành“pàpa”. Thanh mẫu cong lưỡi đọc thành không cong lưỡi như: “ sh” đọc thành “s”.(w<small>ŏ </small>sì l<small>ă</small>o sī ). “g” đọc thành “w”( zhōng guó zhōng wó)…

<b>Vận mẫu: 1 số vận mẫu khơng có “g” đọc thành có “g”. Ví dụ: “an” đọc </b>

thành“ang”. Một vài cặp vận mẫu gần giống nhau đọc lẫn lộn với nhau, ví dụ “ou” và “uo”…

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Thanh điệu: thanh bốn của tiếng Trung, viết giống dấu “huyền” của tiếng Việt </b>

<b>nên SV hay đọc như tiếng Việt. Ví dụ: “xúe xiào” đọc thành “ xúe xèo”, 1 số SV nhớ </b>

thanh bốn không đọc như dấu “huyền” của tiếng Việt thì lại đọc gần giống như thanh hai, ví dụ: số 6 đọc là “líu”

Hoặc SV tự thay đổi từ thanh này sang thanh khác, làm cho nghĩa của từ ngữ thay đổi vì thanh điệu trong tiếng Trung quyết định nghĩa của từ như tiếng Việt. Làm cho người nghe khơng hiểu gì hoặc hiểu sai nghĩa của từ, của câu.

<b>Từ ngữ: “xī wàng” và “xĭ huān” đọc nhầm với nhau </b>

<b>“Hàn yŭ” đọc thành “Hàn DỤ” </b>

Qua mỗi lần canh thi như thế, tôi đều rút ra nhiều điều và khi tiếp tục dạy các khóa sau tơi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để hướng dẫn, phân tích, nhắc nhở SV đàn em tránh mắc những sai lầm của những anh chị học trước, làm như vậy kinh nghiệm dạy học của tôi cũng được dày dặn hơn, tạo thêm nhiều hứng thú cho SV khi học NN 2 này. Những bài học mà tôi đúc kết và tích lũy được đơi khi cũng là những mẫu chuyện cười rất thú vị, khi kể cho SV nghe cũng giúp họ giảm bớt những căng thẳng khi tiếp xúc với 1 môn NN mới, đặc biệt là môn tiếng Trung với chữ Hán – một thể loại chữ tượng hình, khơng nằm trong hệ thống chữ Latinh mà nhiều người cho rằng khó học, khó nhớ.

Đây là một mẫu chuyện cười nho nhỏ: Một lần đi canh thi mơn tiếng Trung Quốc 1, vì SV mới học 5 bài, nên khả năng phát âm chưa chuẩn, dễ đọc sai từ âm này sang âm khác, hoặc từ từ này sang từ khác… có 1 bạn đọc từ “NÓI” là “shuō” rất giống âm “sủa” của tiếng Việt làm tôi và cô giám thị cùng canh thi thật mắc cười. Một ví dụ khác: SV phát âm từ “gōng zuò” nghe rất giống từ “cổng chùa” của tiếng Việt.

Về ngữ pháp:

Khi mới học bất kỳ một NN mới nào, nói sai ngữ pháp là điều khơng thể tránh khỏi, vì vậy ngữ pháp ln phải được chú ý song song với việc học từ vựng, vì nếu chỉ

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

sẽ khơng ai hiểu và ngược lại bản thân mình cũng sẽ khơng hiểu được người bản xứ nói hoặc người khác nói NN đó 1 cách đúng ngữ pháp. Dưới đây là một số lỗi sai của SV học NN2 của những khóa trước đây:

<small>1. “</small>Wŏ bà balăoshī<small>”, “</small>Wŏ bà, Wŏ mā dōu jīng lĭ”, “Wŏ yě dà xué sh<small>ē</small>ng”, “tā jiā sì kŏu

<b>rén.”, “wăn shàng qī diăn wăn fàn”, “wŏ yě zhè yàng.” những câu này thiếu động </b>

từ.

<b>“Wŏ bà ba jiào shì Lĭ Dà Yīng”, “wŏ fēi cháng lăn de duàn liàn / tā jiào wŏ bié lăn de ýn dịng” những câu này lại dư từ </b>

<small>2. </small> “Wŏ mā ma shì gōng sī gōng z” câu này lại dùng sai động từ

<b>“wŏ chī fàn gēn mā ma”, “Wŏ mā ma shì zhí yn gōng sī” câu này sai trật tự từ </b>

<small>3. </small> “wŏ măi de hěn duō dōng xī.”

<small>4. </small> <b>“wŏ men bān yŏu 20 nǚ rén” câu này thiếu lượng từ </b>

<small>5. </small> “tā yì bian kàn dào wŏ yì bian xiào le.” Câu này liên quan tới bổ ngữ kết quả

<small>6. </small> “wŏ de zuì hăo de péng you.” Câu này liên quan tới kết cấu chữ “de”

<small>7. </small> “nĭ yŏu zài jiā ma?”, “wŏ xué xí HUFLIT dà xué.” nói giống ngữ pháp tiếng Việt. Về từ ngữ:

Từ ngữ mà SV sử dụng cũng là một vấn đề đáng chú ý, vì khi SV chưa học được nhiều từ thì có khả năng họ sẽ tự chế bằng nhiều cách: có thể họ tra trên Google mà Google thì chưa chắc chính xác, có thể họ tự ghép chữ này với chữ khác để tạo thành một từ mới mặc dù trong tiếng Trung khơng hề có từ đó, và cũng có thể cách sử dụng của từ đó đặc biệt mà SV chưa nắm rõ được….

Ví dụ:- SV dùng từ sai do chưa nắm rõ cách sử dụng của từ: “Wŏ bù yŏu mèi mei” hoặc “Wŏ líng yŏu dì di”, “tā zhī dao nĭmen”, “wŏ cháng gēn mā ma xīn shì”,

-SV nói sai do ảnh hưởng tiếng Việt ghép từng chữ lại: “wŏ qĭng kāi shĭ…”,

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

-SV nói sai do không nắm được từ loại của từ: “wŏ bù néng z zhè ng”, -SV nói sai do chưa nắm được một vài cách nói rút gọn trong tiếngTrung: “Shàng bān de shí…”

-Một số khác bật ra âm tiếng Trung nhưng thật sự khơng hiểu mình đang nói gì: “wŏ tī zú qiú bù dà.”

Học NN, có thể nói NGHE- NĨI là 2 kỹ năng lấy làm tiêu chí để đánh giá khả năng nắm bắt của người học, vì đây là 2 kỹ năng tập hợp các kỹ năng khác và thể hiện ra. Vì vậy khi coi thi vấn đáp ngoài chú ý tới những phần phát âm, ngữ pháp, từ ngữ như trên, tơi cịn rút ra nhiều điều từ khả năng nghe và trả lời của SV. Trong bài viết này chủ yếu nói đến tình hình SV học NN2, nên chỉ địi hỏi SV nghe hiểu được những câu có trong các bài khóa của chương trình. Khi canh thi sau khi SV trình bày chủ đề nói của mình, giám khảo sẽ hỏi một số câu có trong chương trình và hỏi với tốc độ chậm. Tuy nhiên cũng có vài điều mà tôi đã thu tập lại để rút kinh nghiệm chỉ dẫn cho thế hệ SV đàn em:

1. Dựa vào nội dung SV trình bày để hỏi: chẳng hạn: SV trình bày chủ đề “ GIA ĐÌNH TƠI”, trong đó có ý “ nhà em có 4 người”. Tơi hỏi “Nhà em có 4 người phải khơng?”, SV đáp“ khơng phải”.Lý do: có thể SV học vẹt, cũng có thể do áp lực thi, nên run quá trả lời khơng chính xác, cũng có thể do nghe khơng hiểu. 2. Hỏi một vài câu ngoài nội dung SV trình bày nhưng có trong chương trình học:

Nếu SV khơng hiểu có thể khả năng nghe của các bạn bị hạn chế vì vậy yêu cầu SV trong khi học phải nghe đĩa của giáo trình học nhiều để luyện phản xạ nghe và nói nhanh hoặc để giúp SV khi học nhóm phải tự đàm thoại với nhau nhiều.

Ngoài phát hiện những lỗi sai của SV khi tham gia canh thi vấn đáp, tơi cịn rút ra được nhiều điều cho việc ra đề thi. Đó là những kinh nghiệm rất q báu mà tơi thiết nghĩ rất cần thiết cho những giảng viên đứng lớp như tôi. Những điều tôi đã đúc kết được là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Ra đề thi có chất lượng tốt hơn, hồn chỉnh hơn phù hợp với tình hình học tập của SV hơn.

- Phân bố thời lượng làm bài và nội dung thi được cân đối hơn.

Ví dụ như: Tiếng Trung Quốc 3 có chủ đề nói là: “NĨI VỀ NGHỀ NGHIỆP LÝ TƯỞNG CỦA EM”. Đây là đề tài mà thế hệ trẻ rất quan tâm nên chúng ta có thể khai thác rất nhiều điều, nhiều ý tưởng của SV. Khi nội dung đề tài SV trình bày càng phong phú thì chắc chắn họ sẽ phải dùng tới những từ ngữ trong chương trình chưa học tới. Như vậy đối với một số SV chịu khó học hỏi, có thái độ học đúng đắn thì họ sẽ thích thú tìm tịi thêm những từ mới đó bằng nhiều phương pháp tự học. Như thế chúng ta phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV và làm cho các chủ đề nói được phong phú hơn, tăng thêm động lực học NN 2 cho SV. Bên cạnh đó cũng có một số chủ đề nói hơi khơ khan, khó nghĩ ra được nhiều ý tưởng hoặc nghiêng về một lĩnh vực nào đó mà trong cuộc sống khơng thường gặp. Trong q trình dạy và khi canh thi chúng tôi cảm thấy đa số SV không nghĩ ra được nhiều ý để nói thì chúng tơi rút kinh nghiệm và thay đổi, sửa chữa hoặc thêm một số gợi ý xung quanh chủ đề đó để SV ở những khóa sau dễ trình bày hơn, đạt hiệu quả tốt hơn.

Trên đây là môt vài điều mà tôi đã rất tâm niệm và rút ra được qua nhiều đợt đi coi thi vấn đáp, hy vọng rằng sẽ còn nhiều kinh nghiệm được tích lũy hơn qua những lần đi làm giám khảo như thế nữa.

</div>

×