Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN TỪ VỰNG TIẾNG PHÁP ĐẾN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG PHÁP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 72 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI </b>

<b>SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1. Nguyễn Hương Giang – Lớp K57Q2 2. Bùi Hương Giang – Lớp K57Q2 3. Trịnh Trà Giang – Lớp K57Q2 4. Đoàn Nhật Hạ - Lớp K57Q2 5. Đoàn Thị Hồng – Lớp K56Q1 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN </b>

<b>HÀ NỘI – 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Chúng tôi xin cam đoan bài báo cáo nghiên cứu khoa học này do chính chúng tơi viết ra và chúng tơi khơng sao chép bất kỳ bài viết của tổ chức và cá nhân nào.

<b>Nguyễn Hương Giang Bùi Hương Giang </b>

<b>Trịnh Trà Giang Đoàn Nhật Hạ Đoàn Thị Hồng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong suốt quá trình lên ý tưởng và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, nhóm đã nhận sự giúp đỡ, quan tâm và chỉ dẫn nhiệt tình từ giáo viên hướng dẫn, cơ Nguyễn Thị Hồng Vân. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô. Chúng em chúc cô thành công và luôn hạnh phúc cả trong cuộc sống và trong sự nghiệp trồng người của mình.

Tuy chúng em đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để bài nghiên cứu khoa học này đạt kết quả tốt nhất nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong q Thầy cơ, các bạn sinh viên và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này tiếp tục đưa ra những ý kiến, nhận xét và đánh giá để giúp đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn nữa.

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!

<b>Nguyễn Hương Giang Bùi Hương Giang </b>

<b>Trịnh Trà Giang Đoàn Nhật Hạ Đoàn Thị Hồng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ... 7

1.4 Đối tượng nghiên cứu ... 8

1.5 Phạm vi nghiên cứu ... 8

1.6 Câu hỏi nghiên cứu ... 8

1.7 Giả thiết nghiên cứu: ... 8

1.8 Phương pháp nghiên cứu... 8

2.1.3 Các phương pháp học từ vựng trong học ngoại ngữ ... 12

2.2 Kỹ năng diễn đạt nói trong học ngoại ngữ ... 15

2.2.1 Định nghĩa về diễn đạt nói ... 15

2.2.2 Những yếu tố hình thành kỹ năng diễn đạt nói ... 15

2.2.3 Ảnh hưởng của từ vựng đối với kỹ năng diễn đạt nói ... 16

<b>PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 19 </b>

3.1 Tiếp cận nghiên cứu ... 19

3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu ... 19

3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu ... 21

3.3.1. Nghiên cứu định tính ... 21

3.3.2. Nghiên cứu định lượng... 21

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 23 </b>

4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ... 23

4.2.1 Thực trạng và khó khăn của sinh viên khi học từ vựng tiếng Pháp ... 29

4.2.2 THỰC TRẠNG VÀ KHÓ KHĂN CỦA SV KHI THỰC HÀNH KỸ NĂNG NÓI VÀ QUAN ĐIỂM CỦA SV VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỪ VỰNG ĐẾN KỸ NĂNG NÓI ... 38

4.2.3 ĐỀ XUẤT VỚI GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN VÀ NHÀ TRƯỜNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN TIẾNG PHÁP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC CHÚ TRỌNG GIẢNG DẠY TỪ VỰNG VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT NÓI ... 47

4.1 Đối với sinh viên ... 51

4.2 Đối với giảng viên ... 52

4.3 Đối với nhà trường ... 53

<b>TỔNG KẾT ... 55 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 56 PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Biểu đồ 1: Thời điểm học tiếng Pháp của sinh viên ... 29

Biểu đồ 2: Thời gian sinh viên học tiếng Pháp mỗi ngày ... 30

Biểu đồ 3: Thời gian sinh viên học từ vựng tiếng Pháp mỗi ngày ... 31

Biểu đồ 4: Sinh viên đánh giá vốn từ vựng tiếng Pháp của bản thân ... 32

Biểu đồ 5: Phương pháp học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên ... 33

Biểu đồ 6: Hiệu quả của các phương pháp học từ vựng của sinh viên ... 34

Biểu đồ 7: Khó khăn trong việc học từ vựng của sinh viên ... 35

Biểu đồ 8: Ảnh hưởng trong quá trình học tập của sinh viên khi thiếu vốn từ vựng tiếng Pháp ... 36

Biểu đồ 9: Điểm thi học phần tiếng Pháp 1.4 của sinh viên ... 38

Biểu đồ 10: Sinh viên đánh giá kỹ năng nói của bản thân ... 39

Biểu đồ 11: Sinh viên đánh giá mức độ quan trọng của việc chọn phương pháp rèn luyện kỹ năng nói tiếng Pháp ... 40

Biểu đồ 12: Thời gian sinh viên rèn luyện kỹ năng tiếng Pháp mỗi ngày ... 41

Biểu đồ 13: Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói tiếng Pháp của sinh viên ... 42

Biểu đồ 14: Sinh viên đánh giá về thời lượng giảng dạy trên lớp có đủ để cải thiện kỹ năng nói của bản thân ... 43

Biểu đồ 15: Sinh viên đánh giá về ảnh hưởng của việc học từ vựng đến kỹ năng nói ... 44

Biểu đồ 16: Đề xuất với giảng viên ... 47

Biểu đồ 17: Đề xuất với sinh viên ... 48

Biểu đồ 18: Đề xuất với nhà trường ... 48

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài</b>

Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu về học ngoại ngữ ngày càng phổ biến, mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên tồn thế giới. Từ đó cho thấy việc học ngoại ngữ thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu của rất nhiều người, từ trẻ em, học sinh, sinh viên đến người đi làm. Nó khơng chỉ cho phép chúng ta có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn mà còn giúp bổ sung thêm vốn kiến thức văn hóa nhân loại, đóng góp quan trọng vào nhu cầu hội nhập, hợp tác, với các nước bên ngoài. Nắm bắt được nhu cầu đó, hiện nay có nhiều trường đại học ở Việt Nam đã bắt đầu giảng dạy nhiều ngoại ngữ khác nhau như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ý…Không chỉ là những trường đại học chuyên về ngôn ngữ mà các trường đại học chuyên về kinh tế hay kỹ thuật cũng tích cực nắm bắt xu hướng trong giảng dạy để sinh viên của họ khi ra trường sẽ có thêm kiến thức, kĩ năng, có khả năng cạnh tranh tốt hơn và đem lại nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm với một mức thu nhập cao hơn. Trường đại học Thương Mại cũng khơng nằm ngồi xu thế đó, hiện tại trường đang giảng dạy 3 ngoại ngữ đó là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung.

Bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay cũng tạo ra một tầng lớp được gọi là “cơng dân thế giới”. Đó là những người có tầm nhìn chiến lược tồn cầu, có tư duy tồn cầu, họ làm những cơng việc vì lợi ích chung của tồn cầu, có thể làm việc tại nhiều nơi trên thế giới, hợp tác trong các dự án, các cơng việc mang tính quốc tế. Vì vậy việc học tiếng nước ngoài để giao tiếp với người nước ngoài trở nên ngày càng quan trọng và hơn hết kĩ năng nói là một kĩ năng vô cùng cần thiết. Việc học từ vựng cũng ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng này.

Học từ vựng là một phần thiết yếu trong học ngoại ngữ vì ý nghĩa của từ mới thường được nhấn mạnh, dù là trong sách hay trong lớp học. Nó cũng là trung tâm của việc giảng dạy ngơn ngữ và có tầm quan trọng tối đa đối với người học ngôn ngữ. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dạy từ vựng có thể có vấn đề vì nhiều giảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

viên không tự tin để thực hành tốt nhất việc giảng dạy từ vựng và đôi khi không biết bắt đầu từ đâu để tập trung vào việc học từ (Berne & Blachowicz, 2008). Sinh viên muốn trình bày ý kiến của mình nhưng lại khơng tìm được từ vựng đúng nghĩa? Họ đã từng luyện nghe nhưng khơng nắm bắt được nội dung người nói truyền đạt? Họ đang gặp khó khăn trong cách diễn đạt….Bởi họ đang thiếu vốn từ vựng để truyền tải thông tin. Khi học ngoại ngữ, ai cũng mong muốn giao tiếp thành thạo, đọc hiểu 90% các thông tin sẵn có, xem video khơng cần phụ đề,…nhưng thực tế họ lại chưa hiểu tầm quan trọng của từ vựng để xây dựng nền tảng ban đầu vững chắc. Qua đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa việc học từ vựng và kĩ năng giao tiếp.

Kỹ năng trong giao tiếp ở bất kỳ một ngôn ngữ nào, kể cả là tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ đều là chìa khóa dẫn đầu về khả năng truyền tải tốt thơng điệp của bạn, giải thích các khái niệm, đưa ra phản hồi mang tính xây dựng, và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay nhóm nghiên cứu nhận thấy có nhiều bạn sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại đang gặp khó khăn trong việc trau dồi và phát triển kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng nói tiếng Pháp và khơng biết làm cách nào để có thể cải thiện được kỹ năng này. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã

<i><b>quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn từ vựng tiếng Pháp đến </b></i>

<i><b>khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại tại trường đại học Thương mại” làm đề tài nghiên cứu khoa học của </b></i>

mình. Với đề tài này, nhóm xin phép giới hạn phạm vi nghiên cứu ảnh hưởng

<b>của việc học từ vựng đến kỹ năng nói tiếng Pháp, vì trong bốn kỹ năng giao tiếp </b>

(Nghe-Nói-Đọc-Viết) thì <b>kỹ năng Nói ln được đánh giá là một trong những kỹ </b>

năng quan trọng nhất, đồng thời kỹ năng này cũng gây ra khá nhiều khó khăn trong việc rèn luyện, thực hành đối với sinh viên học tiếng Pháp. Nhóm hy vọng qua nghiên cứu này sẽ xác định được mức ảnh hưởng của việc học từ vựng đến kỹ năng nói tiếng Pháp của sinh viên trường đại học Thương mại, từ đó tìm ra giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả của kỹ năng nói của các bạn sinh viên trường đại học Thương mại cũng như giúp cho nhà trường có thể cải thiện được chất lượng giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>1.2 Tổng quan đề tài</b>

-

<small> </small>Nghiên cứu trong nước

Năm 2008 – 2009, ba tác giả Nguyễn Như Linh Thảo, Hồ Hồng My, Nguyễn Thị

<i><b>Bích Loan với đề tài “NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT </b></i>

<i><b>TRONG VIỆC HỌC TIẾNG PHÁP”. Nghiên cứu đưa ra 3 giả thuyết, giả thuyết </b></i>

thứ nhất do nguyên nhân chủ quan, tức là do chính bản thân người tự học gây ra khó khăn, vấn đề, chẳng hạn như ít luyện tập nghe, nói tiếng Pháp ngồi giờ học trên lớp, khơng tự bổ sung cho mình vốn từ vựng. Thứ hai là do thiếu môi trường thực hành, ví dụ như khơng có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài, thực hành giao tiếp. Thứ 3 do phương pháp học chưa có hiệu quả. Sau q trình khảo sát và nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Do đa số sinh viên năm nhất đều mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học, còn chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ phương pháp giáo dục ở phổ thông nên đa số sinh viên đều đang thiếu một phương pháp học tập tốt và hiệu quả trong những giờ lên lớp ở trường Đại học cũng như tự học ở nhà. Thói quen luyện nghe, nói tiếng Pháp và đặc biệt là bổ sung vốn từ vựng cũng cần được quan tâm.

Năm 2019, tác giả Đào Bình Thịnh với đề tài “TẦM QUAN TRỌNG CỦA TỪ

<i><b>VỰNG TRONG VIỆC HỌC NGÔN NGỮ VÀ CÁCH THỨC HỌC TỪ VỰNG</b></i><b><small>” </small></b>

nghiên cứu đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc học từ vựng như một phần thiết yếu trong việc học ngoại ngữ. Mặc dù nó đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ, nhưng trong thập niên 80, nó đã trở thành một chủ đề 'nóng' đối với các nhà nghiên cứu. Kiến thức từ vựng là trọng tâm của năng lực giao tiếp và việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai/ngoại ngữ và thiếu kiến thức về từ vựng là một trở ngại cho việc học. Từ đó đưa ra những đề xuất kỹ thuật dạy từ vựng giúp sinh viên học từ vựng một cách dễ dàng hơn đồng thời giảng viên có thể khuyến khích học sinh giữ một cuốn sổ ghi chép từ vựng vì rất nhiều từ vựng cuối cùng phụ thuộc vào người học.

<i><b>Năm 2020, tác giả Đỗ Thị Thu Giang với đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP </b></i>

<i><b>NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG”. Nghiên cứu đánh giá một cách tổng </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

quát, chất lượng giảng dạy Tiếng Pháp thương mại hiện nay chưa cao với những bất cập trong chương trình, nội dung giảng dạy, đội ngũ giảng viên và sinh viên cũng như giáo trình học liệu. Theo đó, việc giảng dạy Tiếng Pháp thương mại ở Đại học Ngoại thương hiện nay chưa hiệu quả bởi những bất cập trong từng yếu tố cấu thành của quá trình dạy và học, trong đó chủ yếu là do phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, chưa đúng với phương pháp luận của giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành: chưa tập trung vào tất cả các kĩ năng giao tiếp, tiếp cận bài giảng theo hướng tập trung vào kiến thức kinh tế thay vì kiến thức tiếng. Cho nên, để nâng cao chất lượng giảng dạy, cần kết hợp thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến chương trình, nội dung đào tạo, đội ngũ giảng viên, sinh viên và giáo trình học liệu, trong đó phương pháp dạy học của giảng viên trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc giáo học pháp của giảng dạy ngơn ngữ chun ngành đóng vai trị then chốt. Và khâu đột phá là xây dựng Bộ năng lực ngơn ngữ chun ngành, trong đó thống kê các kiến thức và năng lực giao tiếp tiếng Pháp cần thiết cũng như các hoạt động, bài tập ứng dụng cụ thể để giúp người học có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ này trong môi trường kinh doanh như mục tiêu của Chương trình đào tạo.

<i><b>Năm 2020, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương với đề tài “SỬ DỤNG KẾT HỢP TỪ </b></i>

<i><b>VỰNG ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH”. Thực nghiệm được tiến hành trong 8 tuần, mỗi tuần một lần </b></i>

gặp mặt. Tác giả cung cấp cho sinh viên các cụm từ kết hợp theo từng chủ đề của môn Thực hành tiếng Anh 4 mỗi tuần. Những giải thích cần thiết và ví dụ trong thực hành được đưa ra cho sinh viên, để họ biết nghĩa và biết cách dùng của từng cụm kết hợp. Sau đó, sinh viên thực hành nói theo chủ đề của buổi đó, sử dụng hết tất cả các cụm kết hợp từ vừa được học. Kết quả bài kiểm tra cho thấy việc hướng dẫn sinh viên cách dùng các cụm từ kết hợp từ đã nâng cao năng lực nói tiếng anh của sinh viên. 100% sinh viên nhận định họ tự tin hơn với vốn từ vựng, 90% thấy mình nói lưu lốt hơn nhờ vào những cụm từ kết hợp mà họ được học, 80% khẳng định sự hữu ích của sự kết hợp từ với việc phát triển chủ đề.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

-<small> </small>Nghiên cứu ngoài nước

<i><b>Năm 1999 tác giả Birgit Harley và Gladys Jean với đề tài “ VOCABULARY </b></i>

<i><b>SKILLS OF FRENCH IMMERSION STUDENTS IN THEIR SECOND LANGUAGE”. Nghiên cứu này chỉ ra rằng trong các chương trình hịa nhập </b></i>

<b>tiếng Pháp, nơi phần lớn chương trình giảng dạy ở trường được dạy bằng ngơn ngữ thứ hai, do đó, một vấn đề quan trọng liên quan đến sự phát triển từ vựng tiếng Pháp của học sinh. Những phát hiện của nghiên cứu này dẫn đến kết luận rằng giá trị của việc giới thiệu hướng dẫn tập trung vào các kỹ năng phân tích từ bằng tiếng Pháp nên được chú trọng nghiên cứu. Như tác giả Jean đã chỉ ra, hướng dẫn này cần được tích hợp một cách có ý nghĩa với nội dung thực chất hơn là chỉ giới hạn trong các bài tập riêng lẻ nếu học sinh nắm được giá trị của các kỹ năng đọc hiểu, thu nhận và sử dụng từ vựng. Ví dụ, Lapkin và Swain (1996) đã thực hiện một nghiên cứu điển hình mơ tả về phương pháp giảng dạy từ vựng của một giáo viên trong một bài học khoa học tập trung vào 'hiệu ứng nhà kính'. Giáo viên này đã được phát hiện là đặc biệt hiệu quả trong việc thúc đẩy trình độ tiếng Pháp ở mức độ cao trong số học sinh lớp 8 của mình. Dựa trên đoạn băng ghi lại bài học, kéo dài khoảng 40 phút trong hai ngày liên tiếp, Lapkin và Swain nhận thấy rằng giáo viên đã giải quyết một cách có hệ thống một loạt các khía cạnh của kiến thức từ vựng - âm vị học, hình thái học, cú pháp, diễn ngôn và ngôn ngữ xã hội - và rằng là một phần trong quá trình giảng dạy khoa học của mình, ơng rất thành thạo trong việc tái chế các mục từ vựng trong các ngữ cảnh ngôn ngữ khác nhau và 'thúc đẩy' học sinh trong cuộc thảo luận trên lớp sử dụng chính xác và chính xác các từ vựng liên quan cụ thể. Là một kỹ thuật giảng dạy, ông thường xuyên thu hút sự chú ý đến mối quan hệ phái sinh giữa từ mới và từ quen thuộc hơn (ví dụ: soleil/solaire). Nói tóm lại, phương pháp giảng dạy của ông bao gồm sự tích hợp từ vựng và hướng dẫn nội dung được sắp xếp cẩn thận có vẻ có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thứ hai của học sinh. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Năm 2020 , tác giả Balogun Thomas Akanbi & Kezie-Osuagwu với đề tài nghiên

<i><b>cứu “IMPROVING LEARNERS’ ORAL PROFICIENCY IN FRENCH </b></i>

<i><b>THROUGH THE COMMUNICATIVE APPROACH: COLLEGES OF EDUCATION IN OYO IN FOCUS”. Nghiên cứu này nhằm đi sâu vào một số </b></i>

chiến lược giảng dạy liên quan đến phương pháp giao tiếp dạy tiếng Pháp như một ngoại ngữ để nâng cao trình độ nói tiếng Pháp của người học. Các thầy cô giáo và sinh viên tại hai trường Cao đẳng Giáo dục là Cao đẳng Giáo dục Liên bang (Đặc biệt) [FCES] và Emmanuel Alayande College of Education (EACOED), cả hai đều nằm ở thị trấn Oyo, là những người tham gia nghiên cứu. Các kết quả chỉ ra rằng học sinh thực hiện tốt hơn khi giáo viên sử dụng phương pháp giao tiếp. Dựa vào phát hiện của nghiên cứu này, do đó khuyến nghị rằng các giáo viên dạy tiếng Pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp phương pháp giảng dạy để xây dựng sự tự tin ở học sinh của họ vì điều này sẽ giúp phát triển nhanh hơn các kỹ năng ngôn ngữ của họ, rằng cách tiếp cận này ưu tiên kỹ năng nghe và nói hơn kỹ năng đọc và viết.

Năm 2020 – 2021, tác giả BAHRI Zouina với nghiên cứu “L’IMPORTANCE DU

<i><b>VOCABULAIRE DANS LE DÉVELOPPEMENT DE LA PRODUCTION ORALE EN CLASSE DE FRANÇAIS LANGUE ÉTRANGÈRE”, quan tâm đến </b></i>

việc dạy nói trong các lớp học tiếng Pháp, từ đó đưa ra các phương pháp, tư vấn về việc dạy từ vựng để củng cố kỹ năng nói tiếng Pháp trong các lớp học này. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc sử dụng từ vựng hoặc túi từ thúc đẩy người học muốn nói và tham gia vào lớp học mà khơng bị cản trở. Bằng cách sử dụng túi từ với người học, giáo viên đã chỉ ra rằng hoạt động này thúc đẩy người học và tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn từ dễ tiếp thu và biến nó thành vốn từ hiệu quả trong q trình nói bằng tiếng Pháp như một ngoại ngữ.

Từ tổng quan nghiên cứu trong nước và ngoài nước nhóm nghiên cứu nhận thấy được những đề tài nghiên cứu trên đây đã đạt được những kết quả chủ yếu như sau:

● Hệ thống hóa các lý luận về chất lượng giảng dạy, kỹ năng diễn đạt nói trong học ngoại ngữ, những khó khăn của sinh viên trong việc học Tiếng pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

● Một số mơ hình thực nghiệm dạy có sự kết hợp từ cho sinh viên, cải thiện khả năng nói tiếng Pháp thơng qua tiếp cận giao tiếp

● Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy kỹ năng nói tiếng pháp của người học tiếng Pháp nói chung. Đây là những cơ sở quan trọng mà nhóm nghiên cứu có thể kế thừa và phát triển trong quá trình làm nghiên cứu khoa học

Tuy nhiên, hiện nay chưa có tài liệu nào đề cập một cách đầy đủ và hệ thống về ảnh hưởng của việc học từ vựng đến kỹ năng nói tiếng pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại, trường đại học Thương mại. Đó chính là khoảng trống mà nhóm cần phải tập trung tìm hiểu và nghiên cứu.

<b>1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài</b>

-<small> </small>Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học này là nghiên cứu ảnh hưởng của việc học từ vựng đến kỹ năng nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại, trường đại học thương mại. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc học từ vựng cũng như kỹ năng nói của các bạn sinh viên trường đại học Thương mại và cũng giúp cho nhà trường cải thiện chất lượng giảng dạy giúp tạo được danh tiếng, thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh, giúp cho sinh viên có thêm gợi ý về phương pháp học từ vựng hiệu quả. -<small> </small>Mục tiêu cụ thể

+ Xác định ảnh hưởng của việc học từ vựng đến kỹ năng nói tiếng pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại, trường đại học Thương mại.

+ Đánh giá mức độ và chiều tác động của ảnh hưởng việc học từ vựng đến kỹ năng nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại, trường đại học Thương mại.

+ Đưa ra các kiến nghị cho sinh viên, giảng viên và nhà trường để nhằm nâng cao kỹ năng nói, chất lượng giảng dạy và học Tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Thương mại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.4 Đối tượng nghiên cứu<small> :</small></b> Ảnh hưởng của việc học từ vựng đến kỹ năng nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng pháp thương mại – đại học thương mại

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại của trường đại học Thương mại năm nhất và năm 2.

<b>1.5 Phạm vi nghiên cứu<small>:</small></b> Trường đại học Thương mại Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023.

<b>1.6 Câu hỏi nghiên cứu: Để thực hiện nghiên cứu trên nhóm nghiên cứu chúng </b>

tơi đặt ra 2 câu hỏi:

- Thực trạng dạy và học từ vựng ảnh hưởng kỹ năng nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương Mại-trường đại học Thương Mại như thế nào?

- Việc ứng dụng học từ vựng có cải thiện và nâng cao khả năng nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương Mại - trường đại học Thương Mại hay không?

<b>1.7 Giả thiết nghiên cứu: Từ các câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đưa ra 2 giả thuyết: </b>

- Việc học từ vựng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương Mại - trường đại học Thương Mại.

- Ứng dụng của việc học từ vựng nâng cao khả năng nói Tiếng Pháp Thương Mại - trường đại học Thương Mại

<b>1.8 Phương pháp nghiên cứu<small>:</small></b> Thu thập số liệu, tổng hợp, đánh giá và phân tích.

<b>1.9 Đóng góp của đề tài </b>

- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần như một tài liệu tham khảo cơ sở lý thuyết về các ảnh hưởng của việc học từ vựng tới kỹ năng nói tiếng Pháp của sinh viên trường đại học Thương Mại cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý hoặc cho các bạn sinh viên khi nghiên cứu đề tài tiếp theo về lĩnh vực này.

- Về mặt thực tiễn:

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Cung cấp thơng tin tồn diện, ổn định và đáng tin cậy cho các bạn sinh viên cũng như giáo viên về nhân tố từ vựng ảnh hưởng tới kỹ năng nói.

<b>PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN </b>

2.1 Khái quát về từ vựng 2.1.1 Khái niệm về từ vựng

Khi tiếp cận một ngôn ngữ mới, việc nắm vững từ vựng là vô cùng quan trọng, là nền tảng giúp người học có tiếp thu và giao tiếp thành thục ngơn ngữ đó. Dựa trên cơ sở đó, nhiều nhà phân tích ngơn ngữ học đã định nghĩa từ vựng như sau. Hornby

<i>(1995) định nghĩa “từ vựng là tổng số từ trong một ngôn ngữ, một danh sách các từ </i>

<i>có nghĩa của chúng”. Trong cuốn “Neuman & Dwyer, 2009, trang 385” định nghĩa “từ vựng là từ mà chúng ta phải biết để giao tiếp hiệu quả; từ ngữ nói (từ vựng biểu cảm) và từ ngữ nghe (từ vựng dễ tiếp thu)”. Ngoài ra, Burns (1972) định nghĩa “từ vựng là kho từ được sử dụng bởi một người, lớp học hoặc nghề nghiệp”. Hơn nữa, </i>

Diamond và Gutlohn (2006)trong ww.readingrockets.org/article nói rằng từ vựng là

<i>kiến thức về từ và nghĩa của từ. Mặt khác, (H Holec, 2019) định nghĩa “từ vựng là </i>

<i>một khái niệm rộng và tương đối trừu tượng; là tập hợp tất cả những từ được ví như phần thịt của một ngôn ngữ, là những nguyên vật liệu cơ bản để từ đó người học bố trí, sắp xếp theo quy luật nhất định tạo thành những thông điệp có ý nghĩa, cho phép giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản”. Ur, Penny (1996) định nghĩa “từ vựng là những từ mà chúng ta dạy trong một ngoại ngữ nào đó. Tuy nhiên 1 đơn vị từ vựng có thể có một từ đơn cũng có thể có nhiều hơn một từ đơn. Nó là sự kết hợp giữa hai hay ba từ hay thậm trí là những thành ngữ đa từ”. </i>

Theo định nghĩa của từ điển trên trang web word IQ.com, từ vựng là những từ được một cá thể con người hay thực thể khác biết đến, nó là một phần của một ngôn ngữ cụ thể. Vốn từ vựng của một cá nhân vừa là sự cấu thành của tất cả những từ mà người đó có thể hiểu được, cũng vừa là sự cấu thành của tất cả những từ được người đó sử dụng trong q trình tạo câu mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>Thông qua những định nghĩa trên, chúng tôi kết luận rằng: Từ vựng là tập hợp các </i>

<i>từ trong một ngôn ngữ mà người đó quen thuộc (biết tới), trên cơ sở đó có thể truyển đạt ý tưởng và diễn đạt suy nghĩ của người nói. </i>

<b>* Từ vựng tiếng Pháp </b>

<i>Trong tiếng Pháp, tồn tại hai khái niệm về từ vựng là vocabulaire và lexique. Đối với nhiều người học tiếng Pháp, chúng đơn giản chỉ mang một nghĩa là “từ vựng”. </i>

Tuy nhiên, có sự khác nhau rõ ràng giữa hai khái niệm này. Theo các nhà ngôn

<i>ngữ, “lexique” là tập hợp tất cả các từ trong một ngôn ngữ, là tất cả các từ thuộc </i>

các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, được đại diện bằng ngôn ngữ. Mỗi lĩnh vực trải nghiệm của con người đều có từ vựng, ví dụ: từ vựng về y học, luật, kinh tế, thương mại...

<i>Còn “vocabulaire” là tập hợp các từ dùng trong một hoạt động lời nói nhất định. </i>

Như vậy, lexique là khái niệm rộng hơn, bao hàm cả khái niệm vocabulaire; hay nói cách khác, vocabulaire là một bộ phận của lexique được sử dụng trong những tình huống (giao tiếp hằng ngày hay văn bản) cụ thể.

Từ vựng có rất nhiều cấp độ: từ vựng tổng thể, từ vựng chuyên ngành, từ vựng cá nhân, từ vựng của từng nhóm người nhất định (xét theo các quốc gia sử dụng ngơn ngữ chính là tiếng Pháp: Pháp, Canada, Bỉ… ), từ vựng thông dụng, từ vựng dùng trong ngôn ngữ trang trọng, từ lóng... Ngồi ra, sự phong phú trong sắc thái biểu cảm của từ vựng cũng là một điểm đáng chú ý. Đặc trưng này xuất phát từ những nguyên nhân bên trong ngôn ngữ (các hiện tượng ngơn ngữ) cũng như ngồi ngơn ngữ (cá tính của người sử dụng ngơn ngữ, tình huống giao tiếp, tâm trạng, địa vị, nghề nghiệp...).

2.1.2 Các loại từ vựng

Với mỗi một cá nhân, tiếng mẹ đẻ của họ có thể lên đến hàng nghìn từ. Ví dụ, lượng từ vựng của tiếng Anh là 1.022.000 từ (Google và một nghiên cứu của đại học Harvard); Lượng từ vựng của tiếng Hàn thông dụng là 6000 từ (National Institute of Korean Language). Tuy nhiên, trong hàng nghìn những từ vựng này, có những từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

vựng được sử dụng thành thạo trong văn nói và văn viết hàng ngày (Từ vựng chủ động); tuy nhiên lại có những từ vựng chỉ có thể nhận ra chúng khi nghe hoặc đọc văn bản (Từ vựng bị động).

• Từ vựng chủ động (vocabulaire actif)

Là lượng từ vựng rất lớn trong mức độ hiểu biết của một cá nhân, được sử dụng thành thạo và nhuần nhuyễn trong các hoạt động hàng ngày. Lượng từ vựng chủ động này giúp con người dễ dàng giao tiếp. Từ vựng chủ động là loại từ mà một đứa trẻ hay một người học ngôn ngữ mới tiếp thu trước tiên và tích lũy dần dần bởi tính thực tiễn mà nó mang lại. Những từ vựng thơng dụng hàng ngày như: “ngôi nhà - maison”; “cô ấy - elle”… Tuy nhiên, khi chuyển chúng sang số nhiều sẽ tạo nên một lượng từ vựng mới (gâteau - gâteaux). Đối với các ngôn ngữ châu Âu nói chung và tiếng Pháp nói riêng, xảy ra hiện tượng động từ được chia theo ngơi. Ví dụ, Động từ “Avoir” được chia thành các dạng khác nhau: ai/as/a/avons/avez/ont… cùng với sự thay đổi dạng thức ở các thì khác nhau… Ngoài ra, nhiều từ vựng tiếng Pháp mang những sắc thái nghĩa khác nhau khi đi kèm với các động từ/ trợ từ khác nhau, và chúng phụ thuộc vào ngữ cảnh của câu nói. Ví dụ, Parler à (Nói với ai); Parler de (Nói về ai)...

• Từ vựng bị động (vocabulaire passif)

Kho từ vựng bị động bao gồm các từ mà một người có thể nhận ra lúc đọc hoặc lúc nghe, nhưng không sử dụng chúng trong văn nói hoặc viết. Từ vựng bị động là tập hợp các từ mà một cá nhân có thể gán nghĩa khi nghe hoặc đọc. Cụ thể hơn, những từ mà một cá nhân đọc hiểu nhưng không sử dụng được chúng thường xuyên thuộc về từ vựng bị động. Đây là những từ thường ít được học sinh biết đến và ít được sử dụng. Các cá nhân có thể gán một số loại ý nghĩa cho chúng, mặc dù họ có thể khơng biết đầy đủ nghĩa của các từ đó. Thơng thường, đây cũng là những từ mà các cá nhân không sử dụng một cách tự phát. Tuy nhiên, khi các cá nhân gặp những từ này, họ vẫn sẽ nhận ra chúng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Mặc dù, hai loại từ vựng này có vẻ khác nhau, nhưng thực chất từ vựng chủ động và từ vựng bị động lại bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, từ vựng bị động lớn hơn nhiều từ vựng chủ động bởi người học không sử dụng hết các từ vựng đã học hoặc không hiểu được ý nghĩa của nó.

2.1.3 Các phương pháp học từ vựng trong học ngoại ngữ

Từ những nghiên cứu đi trước đó, nhìn chung có rất nhiều cách học từ vựng ngoại ngữ. Cách cơ bản nhất từ khi công nghệ thông tin chưa phát triển cho đến nay là ghi chép, cách truyền thống nhất mà ai học ngoại ngữ cũng đã sử dụng phương pháp này. Ngoài ra, với sự thăng tiến của công nghệ hiện nay, có rất nhiều nền tảng hỗ trợ người học từ vựng như website Quizlet.com, hay các ứng dụng có thể tải về trên điện thoại như Duolingo, Lingodeer,...Theo như nhóm nghiên cứu trải nghiệm các ứng dụng, website này, chúng hồn tồn có thể khiến người học ghi nhớ lâu hơn, học được nhiều từ vựng theo chủ đề, hơn nữa còn vực dậy tinh thần, khiến cho thời gian học khơng bị nhàm chán.

• <b> Phương pháp truyền thống </b>

Phương pháp học từ vựng truyền thống là một phương pháp được áp dụng lâu đời, truyền qua các thế thệ người học ngoại ngữ mà phương pháp này khơng có sự can thiệp của cơng nghệ thơng tin. Có rất nhiều hình thức để học từ vựng theo phương pháp này chẳng hạn như chép tay lặp lại các từ cho đến khi thuộc hay đọc đi đọc lại để nhớ từ, hoặc nhìn từ đốn nghĩa và cách đọc rồi mới tra từ điển để nhớ từ lâu hơn.

Theo kết quả nghiên cứu năm 2012 của đơn vị bộ môn ngoại ngữ đại học Trà Vinh cho thấy “Kết quả thực nghiệm cho thấy hai phương pháp học từ như là học bằng thẻ từ vựng và học bằng cách viết lặp lại từ được chứng minh là hiệu quả. Do bản chất của việc học ngoại ngữ nói chung và học từ vựng nói riêng cơ bản giống nhau nên hai phương pháp học từ vựng nêu trên nên được áp rộng rãi cho sinh viên học tiếng ngoại ngữ.”

Phương pháp này đòi hỏi người học phải ghi chép, hình dung ra từ để nhớ cách viết, nhớ từng chữ cái của từ. Và ghi chép nhiều, quen tay thì não bộ sẽ tự động hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thành nên từ ngữ đó, khi cần sẽ điều khiển tay để ghi được từ đó ra. Khi chép lặp lại từ như vậy, người đọc sẽ sử dụng mắt và tay hoặc cả miệng đọc để tạo hoạt động ghi nhớ. Điều này sẽ khiến người học nhớ từ nhanh hơn, không mất quá nhiều thời gian để học một từ vựng.

Bên cạnh việc ghi nhớ từ vựng nhanh chóng, phương pháp này có thể rất dễ khiến người học rơi vào tình trạng học vẹt, nghĩa là chỉ ghi chép trong vô thức, không thực sự hiểu ý nghĩa và tập trung học từ đó. Chép trong vơ thức có thể sẽ làm cho người đọc nhớ từ nhưng không lâu bởi không thực sự tập trung ghi nhớ từ. Hơn nữa, học từ vựng là một việc cần phải làm thường xuyên, thậm chí là mỗi ngày nên rất dễ gây cảm giác nhàm chán dẫn đến việc lười biếng cho người học. Nhìn xa hơn, việc ghi chép từ sẽ tốn khá nhiều thời gian, giấy, bút,…và chỉ thực hiện việc học tại nhà hoặc trường lớp, không gian yên tĩnh. Nếu người học theo phương pháp này tại những nơi đông người, khơng có điều kiện để ghi chép thì khả năng nhớ từ sẽ không cao và mất nhiều thời gian hơn để nhớ. Hơn nữa, vốn từ vựng được cung cấp cũng sẽ khan hiếm, có thể từ người dạy hoặc sách báo khá hạn chế.

Ngoài phương pháp phổ biến là ghi chép lặp lại từ thì người học hồn tồn có thể biến tấu thành nhiều cách thức học khác như nhìn từ đốn nghĩa, đặt câu với từ vựng đó theo nhiều ngữ cảnh, dùng thẻ từ vựng flashcard,…

• <b> Phương pháp ứng dụng cơng nghệ thơng tin </b>

Phương pháp học từ có ứng dụng cơng nghệ thông tin là phương pháp ra đời và phát triển khi công nghệ 4.0 phát triển đến nay. Hiện nay, phương pháp này khá phổ biến và được nhiều người yêu thích sử dụng bởi tính dễ sử dụng và linh hoạt của nó. Có rất nhiều cách thức học khi áp dụng phương pháp này như nghe nhạc, xem phim, nghe postcard, học trên ứng dụng, học lồng ghép với trò chơi điện tử,…

Nghiên cứu của Vũ Thị Phương Thoa năm 2020 đã cho thấy cách thiết kế các bài học trên website Quizlet.com giúp cho việc học từ vựng trở nên dễ dàng, dễ nhớ hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh năm 2016 cũng đã thử nghiệm và xây dựng được ứng dụng học từ vựng ngoại ngữ trên điện thoại, cục thể và ngôn ngữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

tiếng Anh “Ứng dụng đã thể hiện được một phần sự thích nghi của nội dung học dựa theo sự thay đổi về ngữ cảnh, trình độ kiến thức người học. Trong ứng dụng thử nghiệm này, thông tin ngữ cảnh được đưa ra bao gồm các thông tin cá nhân của người dùng, thơng tin về vị trí, thời gian học, mức độ tập trung của người học và trình độ kiến thức của người học. Ứng dụng đã đưa ra được những nội dung học có sự cá nhân hóa theo từng người học, và thay đổi theo từng ngữ cảnh cụ thể.”

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, sự ra đời của vô vàn nền tảng học trực tuyến mang đến rất nhiều sự lựa chọn cho người học. Chỉ với một thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ipad là người học hồn tồn có thể học trên đó thơng qua các cách thức khác nhau. Sự tiện lợi nằm ở các thiết bị, chúng nhỏ gọn nhưng đầy đủ hơn bất cứ loại sách vở nào mang đến nguồn từ vựng cho người học. Thậm chí ngay cả khi khơng cần kết nối internet, người học vẫn có thể học bất cứ lúc nào. Học trên thiết bị công nghệ như vậy sẽ mang đến cho người học một môi trường đầy tính sáng tạo, có thể học từ theo chủ đề, theo trò chơi, hay đơn giản là những bài kiểm tra nhỏ và thậm chí cịn có những phần quà. Chẳng hạn như ứng dụng Quizlet, người học hồn tồn có thể tạo ra một danh sách từ vựng, ứng dụng sẽ tự động sắp xếp nhiều cách thức học như viết chính tả (người đọc nghe từ và nhập từ đó ra), làm kiểm tra nhỏ. Người học hồn tồn có thể học nhiều ứng dụng hoặc website cùng một lúc, có những ứng dụng có chức năng nhắc nhở người học học bài và ôn tập lại từ vựng. Mỗi lần học, có rất nhiều cách thức khác nhau khiến cho người học khơng cảm thấy nhàm chán, có nhiều trợ lý ảo đốc thúc việc học và khiến buổi học trở nên thú vị hơn. Khi con người cảm thấy hứng thú và thú vị với điều gì đó thì họ sẽ rất tập trung và hồn thành xuất sắc điều đó. Đồng thời, khi người học hồn thành bài kiểm tra trên ứng dụng, có thể được phần thưởng hoặc những lời khen, điều đó sẽ khiến người học có động lực hơn, muốn học hơn. Con người có tính khám phá và ln muốn chinh phục, các ứng dụng học tận dụng điều đó để tạo ra một sân chơi, nó thu hút rất nhiều người sử dụng. Từ đó, có nhiều người khơng cịn nỗi sợ học từ vựng nữa, tự tin hơn và trình độ của họ cũng được nâng lên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

2.2 Kỹ năng diễn đạt nói trong học ngoại ngữ 2.2.1 Định nghĩa về diễn đạt nói

Theo tác giả M.S.RAO (2010), Kỹ năng nói là một hoạt động thường nhật diễn ra liên tục mọi lúc mọi nơi, là cầu nối giữa người nói với người nghe. Kỹ năng nói là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngơn ngữ cơ thể để diễn đạt những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận của cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được nói hai chiều.

Kỹ năng nói trong cuộc sống bao gồm khả năng truyền đạt thông điệp, lắng nghe, trao đi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp (người nói) và đối tượng giao tiếp (người nghe) nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định. Do đó, kỹ năng giao tiếp có liên quan đến khả năng nghe – nói, quan sát và cảm thơng của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp.

2.2.2 Những yếu tố hình thành kỹ năng diễn đạt nói

“ Kĩ năng diễn đạt nói bao gồm yếu tố nào?”. Theo Christine Tagliante (1994), kĩ năng nói bao gồm toàn bộ các thành tố của kĩ năng giao tiếp: yếu tố ngơn ngữ, yếu tố văn hóa-xã hội, yếu tố liên kết, yếu tố chiến lược.

• Yếu tố ngôn ngữ

Yếu tố ngôn ngữ bao gồm yếu tố: ngữ pháp, từ vựng và ngữ âm.

Nội dung ngữ pháp: gồm kiến thức và khả năng sử dụng ngữ pháp trong giao tiếp (cấu trúc câu, liên kết câu, cấu trúc từ, sắp xếp từ loại trong câu...)

Nội dung từ vựng: gồm kiến thức và khả năng sử dụng từ vựng: từ đơn, từ ghép,thành ngữ và từ loại ngữ pháp ( mạo từ, Đại từ, từ chỉ chỏ, từ chỉ số lượng...) Nội dung ngữ âm: gồm kiến thức và khả năng nhận biết và sử dụng các âm vị,cấu tạo ngữ âm của từ (kết hợp âm tiết, nhấn từ...), ngữ điệu của câu ( nhịp điệu của câu, nối âm...).

• Yếu tố văn hóa-xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Yếu tố xã hội bao gồm các quy tắc lời nói trong các tình huống giao tiếp: vị trí xã hội, vai trị, tuổi, tầng lớp trong xã hội, giới tính, mơi trường giao tiếp... Ai nói? Nói với ai? Nói ở đâu? Nói như thế nào? Mục đích và thời điểm nói? Yếu tố xã hội này gắn với vốn sống của người học ngoại ngữ, ví dụ như hiểu biết về các quy tắc lịch sự trong giao tiếp: hỏi han về sức khỏe, biết tránh làm mất lòng người đối thoại (sử dụng “cám ơn”, “ làm ơn”...)

• Yếu tố liên kết

Tùy theo từng mục đích, người tham gia giao tiếp biết sử dụng các thể loại văn bản và các mẫu câu phù hợp. Yếu tố này bao gồm kiến thức về sắp xếp câu, nối giữa các câu, ý chính/ý phụ, lập dàn ý tùy theo mục đích (để miêu tả, kể chuyện, giải thích hay để lập luận)...

Khi học ngoại ngữ, người học có thể bắt đầu học các câu ngắn, sau đó ở mức cao hơn, người học phải chú trọng tiếp thu yếu tố liên kết, sắp xếp ý để tăng hiệu quả khi giao tiếp.

• Yếu tố tư duy

Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái qt là do nó gắn chặt với ngơn ngữ. Tư duy và ngơn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu khơng có ngơn ngữ thì q trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồngthời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đốn…) cũng khơng được chủ thể và người khác tiếp nhận.

2.2.3 Ảnh hưởng của từ vựng đối với kỹ năng diễn đạt nói

Từ vựng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ ảnh hưởng đến kĩ năng nói. Số lượng và chất lượng của từ vựng của một người có thể giúp họ truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và chính xác tăng sự tự tin trong giao tiếp và giải quyết vấn đề. Do đó việc học từ vựng mới và sử dụng chúng trong giao tiếp có thể tăng cường kĩ năng nói của một người

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Khi học một ngơn ngữ mới, có thể nói rằng học từ vựng quan trọng hơn bất kỳ yếu tố nào khác như: đọc hiểu, nghe hiểu, nói, viết, đánh vần và phát âm. Ảnh hưởng của từ vựng đóng một vai trị rất quan trọng trong giao tiếp. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thiếu từ vựng là nguyên nhân chủ yếu khiến người học không đạt được kết quả mong muốn khi cần nói ngoại ngữ. Có thể thấy từ vựng rất quan trọng nếu muốn sử dụng ngoại ngữ một cách hữu ích.

Thật vậy, con người cần ngôn từ để thể hiện bản thân bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Người học ngoại ngữ thường khó thơng thạo và cảm thấy các hoạt động nói và viết rất mệt mỏi. Điều này là do luôn sử dụng các mẫu câu và từ giống nhau. Kết quả của việc sử dụng các mẫu câu và từ giống nhau là lời nói bị chặn và sẽ khơng biết nói gì. Lý do lớn nhất cho vấn đề này là thiếu vốn từ vựng.

Từ vựng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ ảnh hưởng đến kĩ năng nói. Số lượng và chất lượng của từ vựng của một người có thể giúp họ truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và chính xác tăng sự tự tin trong giao tiếp và giải quyết vấn đề. Do đó việc học từ vựng mới và sử dụng chúng trong giao tiếp có thể tăng cường kĩ năng nói của một người

Đối với các bạn sinh viên đang học tiếng Pháp nói riêng hay các ngơn ngữ khác nói chung, đây là một quá trình rèn luyện kỹ năng, yêu cầu sinh viên phải rèn luyện lâu dài. Để có kỹ năng nói giỏi, sinh viên phải thực hành nói mọi lúc mọi nơi, và phải làm tương tự như vậy đối với ba kỹ năng ngơn ngữ cịn lại là nghe, đọc và viết. Tuy nhiên, sinh viên sẽ gặp không ít khó khăn khi rèn luyện kỹ năng mà thiếu vốn từ vựng cần thiết. Khơng có từ vựng thì sẽ khơng thể diễn đạt ý khi nói và viết, và khơng hiểu được người nói và người nghe khi luyện nghe và luyện đọc. Có thể nói vốn từ vựng là điều kiện tối cần thiết trong quá trình sinh viên rèn luyện đề hình thành kỹ năng ngơn ngữ. Như một quy luật tất yếu, nếu sinh viên đánh giá cao vai trò của từ vựng như vậy thì dĩ nhiên là họ sẽ đầu tư nhiều thời gian và công sức vào việc cải thiện vốn từ vựng của mình nhằm đáp ứng như cầu sử dụng tiếng Pháp hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

3.1 Tiếp cận nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Phương pháp này kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Thực hiện phương pháp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng nhiều hình thức thu thập dữ liệu và đưa ra báo các có kết quả mang tính khách quan và thực dụng, và từ sự kết hợp này cũng cung cấp về mức độ ảnh hưởng của việc học từ vựng đến kĩ năng nói của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại - Trường Đại học Thương Mại

Phương pháp nghiên cứu định tính: Căn cứ các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu khảo sát và q trình làm việc nhóm đưa ra được bảng câu hỏi sơ sau đó thảo luận để điều chỉnh nội dung, sửa đổi và bổ sung những câu hỏi chưa đầy đủ.

Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằng thảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được dùng để phỏng vấn thử rồi tiếp tục điều chỉnh để hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhóm nghiên cứu tiến hành bằng phương pháp khảo sát, sẽ đưa ra thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ, ảnh hưởng thông qua các quy trình: Xác định câu hỏi nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu. Nhóm nghiên cứu sẽ khơng tham gia vào khảo sát nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.

<b>3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu </b>

Phương pháp chọn mẫu:

<small>• </small> Xác định phương pháp chọn mẫu định lượng

Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết. Mẫu thuận tiện được chọn là bạn bè trong cùng khoa của các thành viên trong nhóm nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Tiến hành gửi bảng khảo sát đến các đối tượng đó và thông qua họ gửi bảng khảo sát đến các đối tượng tiếp theo (cũng học chuyên ngành Tiếng Pháp Thương Mại - Đại học Thương Mại) (phương pháp quả bóng tuyết). Ưu điểm của phương pháp này là tiếp xúc được đến với nhiều đối tượng hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

<small>•</small> Xác định phương pháp chọn mẫu định tính

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo mục đích, tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn từng cá nhân để bổ sung cho những thông tin sẽ thu thập qua phương pháp khảo sát. Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào phỏng vấn nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:

<small>•</small> Phương pháp thu thập số liệu: • Với nghiên cứu định tính:

Phương pháp phỏng vấn - phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu định tính. Phương pháp phỏng vấn được sử dụng là phỏng vấn sâu, công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi có cấu trúc gồm các câu hỏi chuyên sâu và cụ thể về thực trạng học từ vựng và rèn luyện kĩ năng nói cũng như những khó khăn mà sinh viên gặp phải. Từ đó đưa ra các câu hỏi liên quan đến sự ảnh hưởng của việc học từ vựng đến kĩ năng nói của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại – trường đại học Thương Mại. Câu trả lời sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thống kê.

• Với nghiên cứu định lượng:

Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi tự quản lý được xây dựng bằng phần mềm Google Form. Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và đánh giá phân phối chuẩn sẽ được phân tích từ đó đưa ra các đánh giá, kết luận về thực trạng học từ vựng và rèn luyện kĩ năng nói cũng như những khó khăn mà sinh viên gặp phải, sự ảnh hưởng của việc học từ vựng đến kĩ năng nói của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương Mại – trường Đại học Thương Mại. .

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Số người được phỏng vấn : 15 người

Phương pháp xử lý: Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng hợp và mã hố dữ liệu theo các nhóm thơng tin. + Mã hố dữ liệu

Mục đích: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.

+ Tạo nhóm thơng tin

Mục đích: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thơng tin. + Kết nối dữ liệu

Mục đích: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi cũng như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này.

3.3.2. Nghiên cứu định lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Số phiếu phát ra 145 phiếu, số phiếu thu về 145 phiếu, số phiếu hợp lệ là 145 phiếu .

Thang đo Likert được sử dụng để khảo sát do nhóm nghiên cứu tự đề xuất khơng kế thừa từ các nghiên cứu trước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

4.1 Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi thực hiện phỏng vấn đề tài “Ảnh hưởng của việc học từ vựng đến kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại trường đại học Thương Mại” kết quả thu được đa phần người tham gia phỏng vấn là sinh viên năm 2 chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại (10 người) còn lại là sinh viên năm nhất cùng chuyên ngành (5 người). Sở dĩ nhóm nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào đối tượng sinh viên năm hai vì tại thời điểm nghiên cứu, sinh viên năm hai đã học học phần Tiếng Pháp 1.4 và đang học học phần Tiếng Pháp Thương Mại 1.3 đều yêu cầu thi vấn đáp nên đối tượng này sẽ dành nhiều sự quan tâm đến kỹ năng nói hơn.

Khi được hỏi về việc học tiếng Pháp khi nào, đa số sinh viên trả lời rằng họ chủ yếu học khi có bài kiểm tra hay sắp đến kì thi hoặc khi được giao bài tập về nhà.

“Tớ chủ yếu chỉ học khi cơ nhắc sẽ có bài kiểm tra sắp tới hoặc sát kỳ thi”

“Thật ra tớ học không giỏi môn này lắm, tớ chỉ tập trung vào các môn kinh tế nên hầu như đến cuối kỳ lúc gần thi tớ mới học”

“Chắc là lúc gần thi tớ sẽ học lại kiến thức cả kỳ luôn”

Đây là câu trả lời phổ biến của các bạn sinh viên. Số đông các bạn không dành quá nhiều thời gian cho việc học tiếng Pháp, bản thân các bạn đều cho rằng đối với môn học này các bạn đều không dành quá nhiều thời gian học và sẽ tập trung ôn luyện khi kỳ thi đến. Đây cũng là điều dễ hiểu vì tâm lý chung của sinh viên mang tên “nước đến chân mới nhảy”. Mặc dù chỉ chiếm số ít tuy nhiên vẫn có ý kiến cho biết các bạn dành thời gian học mỗi ngày. Có một điều bất ngờ rằng các câu trả lời này chủ yếu đến từ các bạn sinh viên năm nhất. Khi tiến hành hỏi sâu hơn, nhóm nghiên cứu được chia sẻ:

“ Em dành ra mỗi ngày khoảng 1 tiếng để học lại từ vựng và ngữ pháp”

“ Vì năm nhất bọn em cũng chưa phải học quá nhiều môn nên chủ yếu em sẽ tập trung vào tiếng Pháp”

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Với câu hỏi bạn sử dụng những phương pháp nào để ghi nhớ từ vựng trong quá trình học tập, nhóm nghiên cứu nhận thấy đa số đối tượng được phỏng vấn sẽ áp dụng các phương pháp như: học bằng thẻ từ mới, qua các ứng dụng học ngoại ngữ, học thuộc lòng, xem phim hoặc nghe nhạc bằng tiếng Pháp. Các bạn thường sẽ áp dụng các phương pháp này với nhau. Đầu tiên đối với thẻ từ mới sẽ được áp dụng khi sinh viên mới tiếp xúc với tiếng Pháp tập nhớ các từ vựng đơn giản. Sau đó các bạn chia sẻ sẽ tìm đến các ứng dụng học ngoại ngữ uy tín như Duolingo, BUSUU… Các ứng dụng này sẽ có hệ thống từ vựng và ngữ pháp chuẩn, được trình bày khoa học, dễ hiểu kết hợp với những hình ảnh vui nhộn, thực tế. Đồng thời cũng sẽ có phần giao tiếp với với người bản xứ cũng là một điểm cực kỳ thu hút, ngoài ra các ứng dụng cũng sẽ nhắc nhở học viên vào học mỗi ngày. Nhìn chung đây là một phương pháp phổ biến của các bạn học sinh, sinh viên mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Xem phim và nghe nhạc bằng tiếng Pháp cũng là một phương pháp hay khi các bạn sinh viên muốn tăng khả năng phản xạ và tiếp thu thêm được nhiều từ mới và nghe phát âm của người bản xứ. Các bạn chia sẻ ban đầu họ không biết nhiều về các bản nhạc Pháp hay các bộ phim liên quan tuy nhiên đa phần các bạn đều đã từng học và ôn luyện tiếng Anh bằng cách này nên khi bắt đầu học tiếng Pháp họ cũng sử dụng cách tương tự. Và nhờ có phương pháp này các bạnvừa có thể rèn luyện phát âm và từ vựng vừa hiểu hơn về nghệ thuật và văn hóa Pháp. Cuối cùng là học thuộc lịng. Đây có lẽ là phương pháp truyền thống được đa số sinh viên sử dụng. Tuy nhiên xét về hiệu quả không cao, chủ yếu chỉ ghi nhớ được trong thời gian ngắn.

Đánh giá về hiệu quả của các phương pháp mà bản thân sử dụng. Đa số sinh viên được phỏng vấn đều cho rằng các phương pháp mà họ sử dụng đều có những lợi thế và hạn chế nhất định tuy nhiên nhìn chung khi kết hợp lại đều mang được kết quả khá tốt giúp ích rất nhiều cho q trình học trên lớp và ơn luyện cuối kỳ. Về phương pháp hiệu quả nhất nhìn chung các bạn sẽ lựa chọn việc học tập trên các ứng dụng dạy tiếng Pháp vì đây là nền tảng vừa có thể ơn tập vừa có thể áp dụng được ngay. Với câu hỏi đánh giá tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nói tiếng Pháp, hầu hết đối tượng tham gia phỏng vấn đều đề cao kỹ năng nói trong q trình học tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

cũng như đời sống vì ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập trên trường, khả năng truyền đạt ý kiến của mình, sự tự tin, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai… . Một số chia sẻ mà nhóm nghiên cứu nhận được:

“Đây là kỹ năng mình cho là cần thiết và có tính ứng dụng cao nhất vì sở dĩ khi có kỹ năng diễn đạt nói tốt thì bản thân đã cần thành thạo từ vựng, ngữ pháp và cả sự tự tin nữa.”

“Định hướng của mình là có thể được làm cơng việc có thể sử dụng tiếng Pháp vì vậy kĩ năng nói ln là kỹ năng mà bản thân mình cần rèn luyện mỗi ngày”

“Mình là người rất đam mê học ngoại ngữ nên khi tiếp xúc với bất kỳ một ngôn ngữ mới nào kỹ năng mà mình đề cao nhất là diễn đạt nói vì nó thể hiện được khả năng học tập và tiếp thu của bản thân.

“Diễn đạt nói rất quan trọng vì nhìn chung mình thấy đây vẫn là kỹ năng được sử dụng nhiều nhất sau khi chúng ta đi làm. Có nó bản thân mình cũng sẽ tự tin hơn khi lựa chọn công việc”

Chia sẻ về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng Pháp, phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đều cho rằng mình chưa đủ tự tin về giọng nói, vốn từ vựng và ngữ pháp, vì thế ln có cảm giác lo lắng khi phải giao tiếng bằng tiếng Pháp, đặc biệt là khi giao tiếp cùng người bản xứ. Bên cạnh đó, có một vài ý kiến cho rằng họ bị mơng lung trong q trình học tập và phát triển kỹ năng giao tiếp vì có nhiều nguồn tài liệu tham khảo, nhiều phương pháp giảng dạy và đơi khi có những cách phát âm khác nhau giữa các giáo viên, người dạy tiếng Pháp. Một số đối tượng cho rằng họ khơng có điều kiện tham gia các khóa học bên ngồi nhà trường và thời gian rèn luyện tiếng Pháp trên lớp là chưa đủ dẫn đến những khó khăn trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Đánh giá về mức độ quan trọng của từ vựng trong việc thực hành kỹ năng diễn đạt nói, đa số đối tượng tham gia phỏng vấn đều cho rằng từ vựng có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình giao tiếp ngoại ngữ của họ. Nếu so sánh giữa từ vựng - ngữ pháp - phát âm thì phần lớn ý kiến đều cho rằng từ vựng là quan trọng nhất, ngữ pháp và phát âm có thể sai lệch nhưng vẫn có thể diễn đạt được một phần ý kiến của họ. Còn nếu bản thân khơng có vốn từ vựng thì rất khó để diễn đạt được một câu

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

hồn chỉnh. Trong các tiết học với thầy cơ bản xứ, đa phần các bạn phải sử dụng đến google dịch, từ điển hoặc các ứng dụng dịch thuật khác để có thể tìm được từ vựng mà mình muốn đề cập đến. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng cho rằng “sự tự tin” cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng diễn đạt nói , các đối tượng được phỏng vấn cho biết nếu có tất cả các kỹ năng liên quan để có thể phát triển kỹ năng diễn đạt nói nhưng khơng có sự tự tin trong giọng nói và bản lĩnh để sử dụng tiếng Pháp trong giao tiếp thì cũng khơng thể giao tiếp tốt được.

Để tìm hiểu sâu hơn về vai trò của từ vựng đến kỹ năng diễn đạt nói, nhóm nghiên cứu tiếp tục đưa ra câu hỏi: “Theo bạn, việc học từ vựng có vai trị như thế nào trong kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp?”. Từ đây chúng tơi nhận được những ý kiến rất bổ ích cho q trình nghiên cứu. Một số ý kiến tiêu biểu mà nhóm nghiên cứu nhận được:

“Trong quá trình học từ vựng sở dĩ chúng mình đã phải rèn luyện phát âm sao cho chuẩn và đúng nhấn nhá. Tiếng Pháp có các từ vựng phát âm rất khó, nối âm và lược âm cũng rất nhiều nên khi tập phát âm chúng mình cũng thường đưa vào các câu văn cụ thể. Từ đó cũng giúp ích rất nhiều cho q trình rèn luyện kĩ năng diễn đạt nói”

“Trong bất kỳ ngơn ngữ nào cũng sẽ có các từ đồng nghĩa hay gần nghĩa, việc bản thân mình thường xuyên học thêm các từ vựng đó sẽ giúp ích rất nhiều cho q trình diễn đạt nói, q trình nói sẽ trơi chảy hơn, câu nói cũng sẽ mượt mà và bản thân mình cũng sẽ tự tin hơn rất nhiều trong q trình giao tiếp”

“Khi có cơ hội giao tiếp với các thầy cơ bản xứ, mình thường khá rụt rè khơng dám nói chuyện, trao đổi với các thầy cơ vì phát âm khơng tốt, vốn từ vựng ít. Bản thân mình ý thức được điều đó nên đã cố gắng rèn luyện học tập từ vựng mỗi ngày để vừa rèn luyện phát âm, vừa bổ sung thêm kiến thức. Từ đó có thể tự tin hơn trong quá trình giao tiếp, tăng thêm cơ hội cho bản thân”

Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra câu hỏi “Đối với các sinh viên, bạn có đề xuất gì để cải thiện kỹ năng học và vận dụng từ vựng trong diễn đạt nói khơng?” Hầu hết các đối tượng được phỏng vấn đều đồng tình rằng sinh viên cần có ý thức tự học tốt,

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

thường xuyên tự giao tiếp với chính mình để nâng cao phản xạ hoặc sử dụng các ứng dụng học tiếng Pháp để được trò chuyện với nhiều hơn với người bản xứ. Việc học từ vựng mỗi ngày cũng là điều cần thiết để tăng khả năng diễn đạt nói. Cần phải có sự tự giác trong q trình học tập, khơng nên để tình trạng nước đến chân mới nhảy. Vì sở dĩ quá trình học tập ngoại ngữ là một q trình dài cần người học phải có sự kiên nhẫn và rèn luyện mỗi ngày để hoàn thiện các kỹ năng. Cần sử dụng các phương pháp học khác nhau để bản thân không bị nhàm chán. Kỹ năng nói cần phải được chú trọng và rèn luyện mỗi ngày.

Khi được hỏi về nguyện vọng cũng như đề xuất gì cho việc giảng dạy của giảng viên cũng như của trường đại học Thương Mại trong việc nâng cao kỹ năng diễn đạt nói cũng như áp dụng từ vựng trong diễn đạt nói, các đối tượng được phỏng vấn đa số đều cho rằng về phần giảng viên cần chú trọng đến kỹ năng nói trong q trình giảng dạy hơn. Các thầy cơ nên dành thời gian cho kỹ năng nói trong phân bố tiết học của mình để cho sinh viên có cơ hội giao tiếp và diễn đạt nói nhiều hơn. Nhiều bạn chia sẻ mặc dù là học phần yêu cầu vấn đáp nhưng trong q trình học giảng viên lại khơng cho sinh viên được thực hành nói nhiều để sửa phát âm cũng như giọng điệu cho sinh viên. Với việc học từ vựng các thầy cô cũng nên sử dụng các phương pháp dạy mới, sáng tạo chứ không đơn thuần là chép từ mới và yêu cầu sinh viên học thuộc. Từ đó có thể tăng sự kích thích trong q trình học của sinh viên để mang lại hiệu quả cao nhất

Về phần nhà trường cần có sự phân bổ lại chương trình học. Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại mặc dù là sự kết hợp của việc học tiếng Pháp và kinh tế tuy nhiên lại nghiêng về kinh tế nhiều hơn. Thời lượng cho môn tiếng Pháp là khá ít mặc dù vậy yêu cầu lại khá cao. Sinh viên khi đứng trước thực tế này sẽ có sự chán trường nhất định vì khơng thể hoàn thành tốt cả hai, đa phần các bạn sẽ chú trọng các mơn kinh tế hơn. Ngồi ra, tuy rằng yêu cầu của chuyên ngành này được đánh giá là cao nhưng nhà trường lại chưa thực sự chú trọng đến đầu ra đặc biệt là kỹ năng diễn đạt nói. Đứng trước các ý kiến này nhà trường nên có sự phân bổ, yêu cầu phù hợp để có thể nâng cao chất lượng cũng như tập trung hơn vào kỹ năng diễn đạt nói của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại trường đại học Thương Mại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

 Tóm tắt phân tích kết quả nghiên cứu định tính

Sinh viên đa phần học tiếng Pháp nói chung và từ vựng nói riêng khi có bài kiểm tra, sát kỳ thi hoặc khi có bài tập về nhà. Vẫn có ý kiến cho rằng họ sẽ học tiếng Pháp mỗi ngày tuy nhiên chủ yếu nằm ở sinh viên năm nhất.

Với các phương pháp để học từ vựng, người được khảo sát đều đưa ra các phương pháp phổ biến như dùng thẻ từ mới, các ứng dụng học tiếng Pháp, xem phim, nghe nhạc bằng tiếng Pháp và học thuộc lịng. Trong q trình học các sinh viên sẽ kết hợp chúng lại với nhau. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp này các sinh viên đều cho rằng các phương pháp của họ mang lại hiệu quả tích cực trong q trình học từ vựng và rèn luyện các kỹ năng khác trong tiếng Pháp

Đánh giá tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nói tiếng Pháp, hầu hết đối tượng tham gia phỏng vấn đều đề cao kỹ năng nói trong q trình học tập cũng như đời sống vì ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập trên trường, khả năng truyền đạt ý kiến của mình, sự tự tin, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai… .

Chia sẻ về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng Pháp, phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đều cho rằng mình chưa đủ tự tin về giọng nói, vốn từ vựng và ngữ pháp, vì thế ln có cảm giác lo lắng khi phải giao tiếng bằng tiếng Pháp, đặc biệt là khi giao tiếp cùng người bản xứ.

Đánh giá về mức độ quan trọng của từ vựng trong việc thực hành kỹ năng diễn đạt nói, đa số đối tượng tham gia phỏng vấn đều cho rằng từ vựng có ảnh hưởng quan trọng trong q trình giao tiếp ngoại ngữ của họ. Nếu so sánh giữa từ vựng - ngữ pháp - phát âm thì phần lớn ý kiến đều cho rằng từ vựng là quan trọng nhất.

Với việc đề xuất cho việc cải thiện học từ vựng và ứng dụng vào kỹ năng nói của sinh viên, các đối tượng được khảo sát đều cho rằng cần nâng cao ý thức tự học, thường xuyên tự giao tiếp với chính mình để nâng cao phản xạ hoặc sử dụng các ứng dụng học tiếng Pháp để được trò chuyện với nhiều hơn với người bản xứ. Việc học từ vựng mỗi ngày cũng là điều cần thiết để tăng khả năng diễn đạt nói.

Khi được hỏi về nguyện vọng cũng như đề xuất gì cho việc giảng dạy của giảng viên cũng như của trường đại học Thương Mại trong việc nâng cao kỹ năng diễn đạt nói cũng như áp dụng từ vựng trong diễn đạt nói các đối tượng được phỏng vấn đa số đều cho rằng về phần giảng viên cần chú trọng đến kỹ năng nói trong q trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

giảng dạy hơn cũng như áp dụng các phương pháp mới vào việc giảng dạy để sinh viên không bị nhàm chán.

Về phần nhà trường cần có sự phân bổ lại chương trình học có u cầu phù hợp để có thể nâng cao chất lượng cũng như tập trung hơn vào kỹ năng diễn đạt nói của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại trường đại học Thương Mại.

<b>4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng </b>

Nghiên cứu được đánh giá dựa trên khảo sát 145 sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại trường đại học Thương Mại (chủ yếu là các sinh viên năm nhất, năm 2). Trong đó bao gồm 58 sinh viên năm nhất, 70 sinh viên năm 2, 5 sinh viên năm 3 và 1 sinh viên năm 4. Tất cả đều là sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp Thương Mại của trường Đại học Thương Mại

Câu hỏi khảo sát được nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm. Thang đo likert được áp dụng trong việc thiết kế bảng hỏi. Chúng tôi phát ra và thu thập được 145 phiếu hợp lệ. Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia khảo sát nên kết quả sẽ không bị nghiêng về hướng chủ quan.

4.2.1 Thực trạng và khó khăn của sinh viên khi học từ vựng tiếng Pháp

- <b>Anh/chị học tiếng Pháp nói chung và từ vựng nói riêng khi nào?</b>

<i>Biểu đồ 1: Thời điểm học tiếng Pháp của sinh viên </i>

<b>kiểm traHọc mỗi ngày</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy trong số các sinh viên được khảo sát phần lớn sẽ học tiếng Pháp và từ vựng khi có bài tập hoặc kiểm tra (chiếm 59,3%). Chiếm phần ít hơn là các sinh viên học mỗi ngày (40,7%). Nhìn chung sinh viên vẫn nghiêng về phương pháp học khi cần thiết chứ không chú trọng vào việc rèn luyện mỗi ngày. Tuy nhiên con số trên cũng không quá chênh lệch.

<b>- Trung bình anh/chị dành ra bao nhiêu thời gian để học tiếng Pháp mỗi ngày? </b>

<i><b>Biểu đồ 2: Thời gian sinh viên học tiếng Pháp mỗi ngày </b></i>

Nhóm đã sử dụng ba khoảng thời gian: nhỏ hơn 1 tiếng, từ 1 đến 3 tiếng và lớn hơn 3 tiếng để làm phương án lựa chọn. Kết quả được thể hiện như trên biểu đồ.

Biểu đồ trên cho thấy có 41% số sinh viên được khảo sát dành dưới 1 tiếng mỗi ngày để học. Có 46,5% học từ một đến ba tiếng và 12,5% học trên 3 tiếng. Nhìn chung có thể thấy đa phần sinh viên dành trung bình từ dưới 1 tiếng đến 3 tiếng để học tiếng Pháp. Số còn lại chiếm tỉ lệ rất ít chỉ hơn 1/10 số người được khảo sát dành hơn 3 tiếng để học mỗi ngày. Tuy nhiên vì đặc thù của chuyên ngành này là học song song tiếng Pháp và kinh tế nên thời gian này là tương đối hợp lý.

<b><1 tiếng</b>

<b>Từ 1 đến 3 tiếng>3 tiếng</b>

</div>

×