Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN LUẬT ĐẦU TƯ Đề bài ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC PPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.1 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC UEH</b>

<b>TRƯỜNG KINH TẾ - LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCKHOA LUẬT</b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ</b>

<b>MƠN: LUẬT ĐẦU TƯ</b>

<b>Đề bài: ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC PPP</b>

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Huỳnh Thanh NghịMã lớp học phần: 24D1LAW51102803

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều TiênKhóa - Lớp: K47 - LK002

TP Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 4 năm 2024

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

Lời mở đầu...

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG...

1.1 Khái niệm về đầu tư theo đối tác công tư PPP...

1.2 Đặc điểm của hợp đồng dự án PPP...

1.3 Phân loại đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư...

1.4 Những lợi thế của mơ hình PPP...

1.5 Quy trình thực hiện đầu tư...

Chương II: LUẬT ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ...

2.1 Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư PPP...

2.2 Quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP...

2.3 Quy định về cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu...

2.4 Các hành vi bị cấm trong đầu tư theo phương thức PPP...

Chương III: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG THEOHÌNH THỨC PPP Ở VIỆT NAM 2020 TỚI NAY...

3.1 Thực trạng của mô hình PPP hiện nay...

3.2 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư theo PPP ở nước ta...

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CƠNG TƯ Ở VIỆT NAM...

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

triển, Việt Nam đã tập trung vào việc xây dựng chính sách và hồn thiện khung pháp lývề hoạt động đầu tư theo hình thức PPP, nhằm giảm áp lực cho ngân sách quốc gia vàgiảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, từ đó cải thiện chấtlượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm thiểu các vấn đề tiêu cực trong hoạtđộng đầu tư cơ bản.

Qua việc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư số64/2020/QH14 vào ngày 18/06/2020, mở ra một bước tiến mới trong quản lý và điềuchỉnh hoạt động đầu tư theo hình thức này. Các nghị định hướng dẫn cũng được banhành nhằm thực hiện quản lý thống nhất đối với hoạt động đầu tư theo PPP, đồng thờiquy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.Nhà nước, thông qua việc ban hành pháp luật và tổ chức bộ máy thực hiện, đã tạo điềukiện cho các doanh nghiệp có năng lực tham gia và hợp tác trong lĩnh vực này.

Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu và phân tích về pháp luật điều chỉnh hoạt động đầutư theo hình thức đối tác công - tư trở nên càng trọng yếu hơn bao giờ hết. Tiểu luậndưới đây sẽ đi sâu vào các vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư theo hình thức PPP vàpháp luật điều chỉnh hoạt động này.

<b>CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG1.1 Khái niệm về đầu tư theo đối tác công tư PPP</b>

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã bắt đầu áp dụng hình thức hợp tác với tưnhân trong lĩnh vực hạ tầng thông qua các hợp đồng BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyểngiao), BT (Xây dựng - Chuyển giao) và BOT & BT. Tuy nhiên, khái niệm "đối tác công tư"và "hợp đồng đầu tư PPP" mới chính thức xuất hiện vào năm 2010, khi Quyết định71/2010/QĐ-TTg về Quy chế thí điểm đầu tư PPP được ban hành. Sau đó, Luật Đầu tưtheo phương thức đối tác công tư được Quốc hội thông qua vào năm 2019, đánh dấubước phát triển quan trọng trong việc thể chế hóa và hồn thiện khn khổ pháp lý chohoạt động PPP tại Việt Nam.

Đầu tư theo phương thức PPP được mơ tả là "hình thức đầu tư được thực hiện trên cơsở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự ánđể thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công". Nội dungnày được thể chế hóa trong pháp luật và được định nghĩa tại Khoản 10 Điều 3 Luật Đầutư theo phương thức đối tác công tư như sau: "Đầu tư theo phương thức đối tác công tư(Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tưtư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầutư tư nhân tham gia dự án PPP".

<i>“Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhàđầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanhnghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định”<small>1</small></i>

. Cơ quan nhà nước có thẩmquyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án bình đẳng, cùng hợp tác và chia sẻ tráchnhiệm, lợi ích và rủi ro trong q trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng

<b>1.2 Đặc điểm của hợp đồng dự án PPP</b>

<i>Về chủ thể của hợp đồng dự án PPP</i>

Chủ thể của hợp đồng dự án PPP gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tưhoặc doanh nghiệp dự án. Ở Việt Nam, cơ quan thẩm quyền tham gia ký kết và thực hiệnhợp đồng dự án PPP là Chính phủ, cơ quan cấp Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, hoặc các cơquan có nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đây là những cơ quan đại diện cho Nhà nước vànhân danh lợi ích của nhà nước để thực hiện đàm phán với nhà đầu tư thuộc mọi thànhphần kinh tế. Sự tham gia của các cơ quan này với tư cách là một bên trong quan hệ hợpđồng với nhà đầu tư đã tạo ra điểm khác cho hợp đồng PPP so với các loại hợp đồngkhác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Nhà đầu tư là một bên chủ thể của hợp đồngPPP, tại khoản 18 Điều 3 Luật PPP năm 2020 đã khẳng định: nhà đầu tư PPP là một phápnhân độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiềupháp nhân tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP. Ngoài ra, chủ thể của hợpđồng dự án PPP cịn có thể là doanh nghiệp dự án. Doanh nghiệp dự án PPP là doanhnghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồngdự án PPP. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP hợp thành một bên và cùng ký vào hợpđồng với cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng.

<i>Về đối tượng của hợp đồng dự án PPP</i>

Tùy thuộc vào tính chất và nội dung của từng quan hệ hợp đồng cụ thể mà đối tượng củanó có thể là một tài sản, một cơng việc cụ thể. Trong ngữ cảnh của mối quan hệ đối táccơng tư, các cơng trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ cơng thường là đối tượng chính củahợp đồng dự án PPP. Các cơng trình kết cấu hạ tầng là các hệ thống, cơng trình vật chấtvà kỹ thuật được xây dựng theo một cấu trúc nhất định, chúng đóng vai trị như "nềntảng" cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên đó. Việc đầu tư xây dựng các cơngtrình kết cấu hạ tầng thường phức tạp với yêu cầu lớn về vốn đầu tư. Tuy nhiên, ở mỗigiai đoạn phát triển, pháp luật của mỗi quốc gia có các quy định khác nhau về các công

1

<small>Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

trình kết cấu hạ tầng thuộc diện kêu gọi đầu tư thơng qua hình thức PPP. Dịch vụ côngcũng là đối tượng của hợp đồng dự án PPP. Theo quy định tại Điều 3 Luật PPP năm 2020,dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm,dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:

a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh cơng trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;

b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh cơng trình, hệ thốngcơ sở hạ tầng sẵn có;

c) Vận hành, kinh doanh cơng trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.

Các sản phẩm, dịch vụ cơng là đối tượng của hợp đồng dự án PPP có thể thuộc các lĩnhvực:

a) Giao thông vận tải;

b) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độcquyền theo quy định của Luật Điện lực;

c) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;d) Y tế; giáo dục - đào tạo;

đ) Hạ tầng công nghệ thơng tin.

<i>Về mục đích giao kết hợp đồng dự án PPP</i>

Mục đích của cả nhà nước và nhà đầu tư khi tham gia hợp đồng dự án PPP có sự đa dạngvà phức tạp. Nhà nước thường nhấn mạnh vào việc thúc đẩy phát triển hạ tầng và cungcấp các dịch vụ công, mục tiêu này thường đi đôi với việc cải thiện chất lượng và hiệusuất của các dịch vụ này. Qua việc chia sẻ rủi ro và chi phí với nhà đầu tư, nhà nước cũngmong muốn giảm áp lực tài chính và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trongkhi đó, nhà đầu tư thường tập trung vào mục tiêu tạo ra lợi nhuận và quản lý rủi ro trongquá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên, việc tham gia vào các dự án PPP cũng mang lại cơhội cho nhà đầu tư xây dựng uy tín, mở rộng thị trường và đóng góp vào sự phát triểncủa cộng đồng. Đồng thời, một số nhà đầu tư cũng coi việc tham gia vào các dự án PPP làmột phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của họ.

<b>1.3 Phân loại đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư</b>

Có nhiều hình thức hợp tác PPP, song hiện nay trên thế giới và Việt Nam tập trung pháttriển các chính sách đối với sáu hình thức phổ biến sau:

<i>BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao): “Hợp đồng BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư,</i>

<i>doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng kinh doanh, vận hành cơngtrình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư, doanhnghiệp dự án PPP chuyển giao cơng trình, hệ thống cơ sở đó cho Nhà nước<small>2</small></i>

.” Kết thúcthời hạn hợp đồng, nhà đầu tư phải chuyển giao khơng bồi hồn cơng trình đó cho cơquan nhà nước có thẩm quyền.

2

<small>Điểm a Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

VD: Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Nhà nước sẽ cho doanh nghiệp thu phí 29 năm6 tháng. Hết thời hạn này nhà đầu tư sẽ chuyển giao cơng trình này cho nhà nước. Cónghĩa nhà nước sở hữu cơng trình này mà không cần bỏ tiền ra.

<i>BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh): “Hợp đồng BTO là hợp đồng mà nhà đầu tư,</i>

<i>doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng cơng trình, hệ thống cơ sở hạtầng; sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giaocơng trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hànhcơng trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định<small>3</small></i>

”. Hợp đồng BTO mangđầy đủ những đặc trưng cơ bản của hợp đồng BOT, chỉ khác ở thời gian chuyển giaocơng trình dự án cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

<i>BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh): “Hợp đồng BOO là hợp đồng mà nhà đầu tư,</i>

<i>doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vậnhành cơng trình, hệ thống, cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn, nhà đầutư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng<small>4</small></i>

”. Ví dụ: Nhà máy nước BOO thủ đức.Xây dựng xong nhà nước sẽ cho sở hữu cơng trình này và sở hữu có thời hạn và thời hạn30 năm thì nhà đầu tư sẽ được khai thác kinh doanh trong thời hạn sở hữu này. Tuynhiên, hình thức này khá tương đồng với việc tư nhân hoá. Vậy nên hợp đồng BOO nêndùng hạn chế và chỉ trong những trường hợp đảm bảo việc chuyển giao vô hạn các tàisản công sang cho khu vực tư nhân.

O&M (Kinh doanh - Quản lý): Trong mơ hình O&M, nhà nước nhượng quyền cho mộtdoanh nghiệp để kinh doanh và quản lý cơ sở hạ tầng công cộng trong một thời giannhất định. Đây là một hình thức hợp tác cơng tư trong đó doanh nghiệp được ủy quyềnphụ trách vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đó, đồng thời có quyền thu phí hoặc thucác khoản phí từ người sử dụng dịch vụ. Thời hạn của hợp đồng O&M thường ngắn hơnso với các hình thức PPP khác (5-10 năm).

Ví dụ: Nhà nước có kế hoạch thực hiện quản lý đường cao tốc theo hình thức O&M vớituyền đường dài khoảng 5000km. Căn cứ vào mật độ giao thông, địa hình, điều kiện kinhtế - xã hội để chia nhỏ thành từng phần và giao cho doanh nghiệp quản lý.

BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ): là một hình thức hợp tác cơng tư trong đódoanh nghiệp xây dựng một cơ sở hạ tầng công cộng, sau đó chuyển giao cho nhà nướcvà nhà nước sẽ thuê các dịch vụ từ doanh nghiệp đó.

BLT (Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao): là một hình thức hợp tác cơng tư trong đó

3

<small>Điểm b Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 </small>

4

<small>Điểm c Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

doanh nghiệp xây dựng một cơ sở hạ tầng cơng cộng, sau đó nhà nước hoặc một cơquan công cộng khác sẽ thuê các dịch vụ từ doanh nghiệp đó trong một khoảng thời giannhất định, sau đó doanh nghiệp sẽ chuyển giao cơ sở hạ tầng đó lại cho nhà nước.

<b>1.4 Những lợi thế của mơ hình PPP</b>

Các nước trên thế giới ngày càng có khuynh hướng chuyển dần sang khu vực tư nhân đểcung cấp các dịch vụ về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực năng lượng và điện, nước, thơng tinliên lạc, giao thơng vận tải. Có nhiều lý do cho sự hợp tác với khu vực tư nhân trong pháttriển và cung cấp các dịch vụ về cơ sở hạ tầng:

- Tăng cường hiệu quả quản lý dự án: Sự hợp tác với nhà đầu tư, doanh nghiệpmang lại khả năng tăng cường hiệu quả trong việc phân phối, điều hành và quảnlý dự án về hạ tầng. Doanh nghiệp tư nhân thường có kinh nghiệm và tài nguyênquản lý tốt, giúp tối ưu hóa hoạt động của dự án.

- Nguồn lực bổ sung: Sự hợp tác với nhà đầu tư, doanh nghiệp cung cấp các nguồnlực bổ sung, giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đầu tư vào cơ sở hạ tầng.- Tiếp cận công nghệ tiên tiến: Doanh nghiệp tư nhân thường có khả năng tiếp cận

và nắm bắt các công nghệ tiên tiến, cả phần cứng và phần mềm, giúp cải thiệnhiệu suất và chất lượng dự án.

- Quản lý quy hoạch và phát triển hiệu quả: Việc quản lý quy hoạch và phát triển dựán một cách hiệu quả, từ việc lựa chọn đối tác đến quyết định về cơ cấu dự án vàcơng nghệ sử dụng.

- Cơ chế ngồi ngân sách: Mơ hình PPP được đánh giá là một cơ chế ngoài ngânsách hiệu quả để phát triển cơ sở hạ tầng. Nó giúp tăng cường cung cấp các dịchvụ cơ sở hạ tầng cần thiết mà không yêu cầu ngay lập tức các khoản chi tiêu tiềnmặt, đồng thời giảm bớt gánh nặng chi phí thiết kế và xây dựng.

- Chuyển nhượng rủi ro: Mơ hình PPP cho phép chuyển nhượng nhiều rủi ro dự ánsang khu vực tư nhân, giúp giảm bớt rủi ro cho chính phủ và cải thiện hiệu suấtcủa dự án.

- Lựa chọn tốt hơn về thiết kế và công nghệ: Đưa ra những lựa chọn tốt hơn vềthiết kế, công nghệ, xây dựng, vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ hạ tầng,tạo ra các giải pháp đa dạng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng.

<b>1.5 Quy trình thực hiện đầu tư</b>

Quy trình đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (quy trình dự án PPP) được thực hiệntheo các bước cụ thể dựa trên quy định của pháp luật. Theo đó, đối với những dự án

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

PPP nói chung sẽ bao gồm 5 bước như sau:

<i>"a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, côngbố dự án;</i>

<i> b) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án; c) Lựa chọn nhà đầu tư;</i>

<i> d) Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án PPP; đ) Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP<small>5</small></i>

Tuy nhiên trong trường hợp dự án PPP là "ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mụccông nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệcao, ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ",thứ tự và nội dung các bước trong quy trình dự án PPP sẽ có sự thay đổi nhất định, quađó nhằm tạo thuận lợi và phù hợp hơn với thực tế triển khai của loại hình dự án này. Cụthể các bước thực hiện như sau:

<i>"a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, côngbố dự án;</i>

<i> b) Lựa chọn nhà đầu tư;</i>

<i> c) Nhà đầu tư được lựa chọn lập báo cáo nghiên cứu khả thi; d) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;</i>

<i> đ) Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án PPP; e) Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP<small>6</small></i>

Trước đây khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 chưa được banhành, việc thực hiện thủ tục, quy trình phê duyệt dự án đầu tư theo hình thức PPP cónhiều quan điểm cho rằng “vẫn cịn rất nhiều rào cản, vướng mắc mang tính xung độtpháp lý trong việc thực hiện các thủ tục đối với dự án PPP, dẫn đến nhiều đơn vị ngạihoặc không lựa chọn hình thức đầu tư đối tác cơng tư<small>7</small>

”. Bởi lẽ, văn bản quy phạm phápluật chính quy định về hình thức đầu tư PPP chỉ dừng lại ở mức Nghị định của Chính phủ,trong khi hoạt động này vẫn phụ thuộc vào các luật như: Luật Đấu thầu, Luật Đất đai,Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp ... từ bước chuẩn bị đến triển khaiđầu tư, vận hành và khai thác dự án. Những văn bản này chủ yếu được xây dựng để điềuchỉnh hoạt động đầu tư dự án công. Do vậy, dẫn tới thực tế gặp khó khăn về “'thời gianáp dụng văn bản luật và vòng đời của dự án, thời gian mà nhà đầu tư lấy lại vốn từ mộtdự án PPP có thể lên đến vài chục năm, trong khi Nghị định điều chỉnh thì có thể bị sửađổi bổ sung sau vài năm áp dụng<small>8</small>

Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật ĐTTPTĐTCT năm 2020, quy trình và thủ tục thực hiệndự án PPP đã được quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Luật này cung cấp các nội dung chi

5

<small>Khoản 1 Điều 11 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 </small>

6

<small>Khoản 2 Điều 11 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 </small>

7

<small>Hùng Lê (2017), “Nhiều vướng mắc đầu tư theo hình thức PPP", Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online</small>

8

<i><small>Diệp Thị Diễm My (2019), "Pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư - PPP", Luận văn thạc sĩ </small></i>

<small>luật học, Trường Đại học Kinh tế - Luật, tr.58.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

tiết của từng bước, cơ quan có thẩm quyền thực hiện tại các điều khoản của Luật này.Điều này hy vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn và giảm thiểu những vấn đề phát sinhtrong quá trình triển khai thực hiện các dự án PPP, cả trong hiện tại và tương lai.

<b>Chương II: LUẬT ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ 2.1 Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư PPP</b>

Theo Điều 12 Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư số 65/2020/QH14 ngày 18tháng 6 năm 2020 quy định thẩm quyền quyết định đầu tư của dự án PPP như sau:“Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây:a) Sử dụng vốn đầu tư cơng tư 10.000 tỷ đồng trở lên;

b) Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đếnmôi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt nhân; sử dụng đất có u cầu chuyển mục đíchsử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 hatrở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển từ500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lênvới quy mô từ 500 ha trở lên;

d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùngkhác;

đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.2. Trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trươngđầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây:

a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùngkhác;

b) Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có tổngmức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công, dựán sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;

c) Đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàngkhông, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng khơng quốc tế; nhà ga hàng hóa củacảng hàng khơng, sân bay có cơng suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;

d) Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khubến cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theoquy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trươngđầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điềunày.

4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm viquản lý của địa phương, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

5. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, thẩm quyền quyết định điềuchỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 củaLuật”

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Các quyết định về chủ trương đầu tư dự án PPP được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,hoặc các cơ quan trung ương khác quyết định tùy thuộc vào phạm vi quản lý. Còn Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP trong phạm vi địaphương.

<b>2.2 Quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP</b>

Việc lựa chọn nhà đầu tư đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển cơ sởhạ tầng và các dự án quan trọng khác. Dựa trên quy định tại Khoản 17 Điều 3 của LuậtĐầu tư theo hình thức đối tác cơng tư năm 2020, khái niệm về việc lựa chọn nhà đầu tưtrong đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư được mơ tả như sau: "Lựa chọn nhà đầu tưlà quá trình xác định nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, và giải pháp khả thi đểthực hiện dự án đối tác công tư, tuân thủ nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng,minh bạch và hiệu quả kinh tế."

Dựa trên quy định này, việc lựa chọn nhà đầu tư trong đầu tư theo hình thức đối táccơng tư thực hiện thông qua các phương thức sau:

<i>1. Đấu Thầu Rộng Rãi: Đấu thầu rộng rãi là một trong những phương thức phổ biến để</i>

lựa chọn nhà đầu tư trong dự án PPP. Trong q trình này, khơng hạn chế số lượng nhàđầu tư tham gia vào dự án, nhằm tạo điều kiện cạnh tranh, minh bạch và cơng bằng. Quytrình đấu thầu rộng rãi được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và yêu cầutuân thủ các quy định về cơng khai thơng tin, tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà đầu tư.

<i>2. Đàm Phán Cạnh Tranh: Phương pháp này được áp dụng khi có ít hơn hoặc bằng ba</i>

nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu của dự án. Trong trường hợp này, các bên sẽ tham gia vàoquá trình đàm phán để thảo luận về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng. Thời gianchuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày cho nhà đầu tư trong nước và 90 ngày chonhà đầu tư quốc tế, tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểmđóng thầu.

<i>3. Chỉ Định Nhà Đầu Tư: Dự án cần đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, và</i>

bảo vệ bí mật nhà nước. Trước khi chỉ định nhà đầu tư, cần có sự chấp thuận của Thủtướng Chính phủ dựa trên ý kiến của Bộ Quốc phịng và Bộ Công an. Cần lựa chọn ngaynhà đầu tư thay thế để đảm bảo tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án.

<i>4. Trường Hợp Đặc Biệt: Trong trường hợp dự án PPP có điều kiện đặc thù mà khơng thể</i>

áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư thơng thường, cơ quan có thẩm quyền sẽtrình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư tạithời điểm đóng thầu.

<b>2.3 Quy định về cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu</b>

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác cơng tư (PPP) có hiệu lực từ năm 2021 đã bổ sung

</div>

×