Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.75 KB, 89 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>
<b>NGUYỄN THỊ HỒNG </b>
<b>CHUYÊN NGÀNH: NHI KHOA Mã số: 8720106 </b>
<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TRUNG KIÊN </b>
<b>THÁI NGUYÊN – NĂM 2022 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Tôi là: Nguyễn Thị Hồng, học viên lớp cao học Nhi - Khóa 24 - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Trung Kiên. Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
<i>Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2022 </i>
<b>NGƯỜI CAM ĐOAN </b>
<b> Nguyễn Thị Hồng </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
Trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Trung Kiên người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các cô giáo, các vị phụ huynh học sinh cùng toàn thể các em học sinh các trường mầm non 19/5 thành phố Thái Nguyên, trường mần non Thịnh Đức, trường mầm non Linh Sơn, trường mầm non Hoa Trạng Nguyên, trường mầm non Túc Duyên đã tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ trong quá trình điều tra thu thập thông tin.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Phòng quản lý khoa học và quan hệ quốc tế, Bộ môn Nhi, các bộ môn, các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã hỗ trợ, hướng dẫn tận tình, chu đáo trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên nơi tôi đang công tác, đã tạo mọi điều kiện và động viên tơi hồn thành tốt khóa học tập.
Cuối cùng tôi xin được trân trọng biết ơn gia đình, khơng ngừng động viên và là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt cho tơi trong suốt q trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn.
<b>TÁC GIẢ </b>
<b> Nguyễn Thị Hồng </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">NCHS : Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ
<i>(National Center for Health Statistics) </i>
TC, BP : Thừa cân, béo phì WHO : Tổ chức Y tế thế giới
<i> (World Health Organization) </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>MỤC LỤC </b>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 7 </b>
<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3 </b>
1.1. Định nghĩa thừa cân, béo phì ... 3
1.2. Dịch tễ học thừa cân, béo phì ... 3
1.3. Phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì ở trẻ em ... 6
1.4. Sinh lý bệnh... 7
1.5. Phân loại béo phì ... 9
1.6. Chẩn đốn phân biệt thừa cân, béo phì ... 10
1.7. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em ... 11
1.8. Hậu quả của thừa cân, béo phì đối với sức khoẻ trẻ em ... 12
1.9. Điều trị bệnh béo phì ... 16
1.10. Thực trạng nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam ... 18
1.11. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ em ... 21
<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27 </b>
2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 27
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu... 27
2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ... 28
2.5. Các biến số/chỉ số nghiên cứu... 30
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá ... 34
2.7. Sai số và biện phắc phục ... 35
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ... 35
2.9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ... 36
<b>CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 37 </b>
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ... 37
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">3.2. Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ 24 - 72 tháng tuổi tại các trường mầm
non thành phố Thái Nguyên ... 39
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ em ... 42
<b>CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ... 51 </b>
<b>KẾT LUẬN ... 60 </b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... </b>
<b>PHỤ LỤC ... </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>DANH MỤC BẢNG </b>
Bảng 1.1. Tỷ lệ thừa cân và béo phì vùng (>2SD CN/CC trùng bình) ở trẻ em trong độ tuổi từ 0-5 tuổi theo Liên hợp quốc từ năm 1990 – 2020 5
Bảng 1.2. Tỷ lệ TC, BP năm 2000-2011 ở trẻ từ 0 đến 5 tuổi tại Việt Nam ... 6
Bảng 1.3. Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-score ... 7
Bảng 1.4. Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-score ... 7
Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu ... 31
Bảng 3.1. Thông tin về nhân khẩu học của trẻ ... 37
Bảng 3.2. Thông tin cha, mẹ của trẻ tham gia trả lời phỏng vấn ... 38
Bảng 3.3. Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ theo nhóm tuổi ... 39
Bảng 3.4. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở đối tượng nghiên cứu theo trường ... 41
Bảng 3.5. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở đối tượng nghiên cứu theo tuổi... 41
Bảng 3.6. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở đối tượng nghiên cứu theo giới ... 42
Bảng 3.7. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú .... 42
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa đặc điểm nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập của gia đình hàng tháng và TC, BP... 43
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, số con trong gia đình và thứ tự con và TC, BP ... 44
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa chỉ số BMI của cha mẹ và TC, BP ở trẻ ... 44
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức về phòng chống TC, BP của cha/mẹ trẻ và TC, BP ở trẻ ... 45
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa loại sữa bé sử dụng và thời gian sử dụng sữa của trẻ với TC, BP ... 46
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của trẻ với TC, BP ... 47
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa đặc điểm khi ăn và trước khi ngủ của trẻ với TC, BP ... 48
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa phương tiện đưa đón trẻ và TC, BP ... 48
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thời gian chơi điện tử của trẻ và TC, BP ... 49 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thời gian xem TV/Ipad của trẻ và TC, BP .... 49 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thời gian ngủ của trẻ và TC, BP ... 50
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>
Thừa cân, béo phì (TC, BP) đang nổi lên như một vấn đề sức khỏe cộng đồng hàng đầu ở các nước đã và đang phát triển. Tăng cân quá mức ở trẻ em và thanh thiếu niên có khả năng dẫn đến thừa cân và béo phì suốt đời. Bên cạnh đó, thừa cân, béo phì cịn làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2, rối loạn lipid máu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn cơ xương và ảnh hưởng tâm lý của trẻ... [33], [62], [68].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) năm 2016 thế giới có hơn 1,9 tỷ người trên 18 tuổi bị thừa cân chiếm 39%, trong số đó hơn 650 triệu người bị béo phì. Ước tính có 39 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 340 triệu trẻ em từ 5 - 19 tuổi bị thừa cân, béo phì [68]. Tại Việt Nam, tỷ lệ TC, BP có xu hướng tăng nhanh trong nhũng năm qua đặc biệt là ở khu vực thành phố. Ngày 22 tháng 2 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định Phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong đó có đưa ra chỉ tiêu: Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố lớn vào năm 2015 và tiếp tục duy trì đến năm 2020 [20]. Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng năm 2010, tỷ lệ TC, BP ở trẻ em dưới 5 tuổi là 5,6% (ở thành phố 6,5% và ở nông thôn 4,2%) và đã vượt mức khống chế 5% được đặt ra trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi có xu hướng gia tăng đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [24].
<i>“Trẻ em hơm nay thế giới ngày mai”, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe </i>
trẻ em khơng chỉ là mối quan tâm của từng gia đình mà là mối quan tâm của tồn xã hội để có một thế hệ có thể chất và trí tuệ tốt. Tuổi học đường là giai đoạn rất quan trọng, trẻ tăng trưởng nhanh về thể lực, phát triển giới tính, trưởng thành về tâm lý xã hội và hình thành nhân cách, giai đoạn học sinh tiểu
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">học là giai đoạn quan trọng để tích lũy các chất dinh dưỡng cho phát triển thể lực nhanh ở giai đoạn vị thành niên sau này, khoảng 75% các trường hợp TCBP ở trẻ em tồn tại đến khi trưởng thành. Do đó nghiên cứu về TCBP ở trẻ
em lứa tuổi mầm non rất cần thiết và có ý nghĩa với tương lai của trẻ sau này [13].
Thành phố Thái Nguyên với tốc độ công nghiệp hóa, đơ thị hóa và phát triển nhanh của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến lối sống và thói quen ăn uống của người dân, trẻ em tuổi học đường là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thay đổi trong xã hội. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về tỷ lệ TC, BP ở đối tượng học sinh tiểu học, trung học sơ sở và người trưởng thành tại Thái Nguyên cũng như tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác [8], [16], [17]. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về tình trạng TC, BP ở trẻ em dưới 5 tuổi. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
<i><b>“Thực trạng thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở trẻ em các </b></i>
<i><b>trường mầm non tại thành phố Thái Nguyên” với hai mục tiêu sau: </b></i>
1. Xác định tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em 24 - 72 tháng tuổi tại các trường mầm non thành phố Thái Nguyên năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thừa cân - béo phì ở trẻ em 24 - 72 tháng tuổi tại các trường mầm non thành phố Thái Nguyên năm 2021.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
- Thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao.
- Béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và khơng bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ [3], [68].
<b>1.2. Dịch tễ học thừa cân, béo phì </b>
<i><b>1.2.1. Trên thế giới </b></i>
Đại dịch thừa cân, béo phì đang ngày càng trở thành gánh nặng lớn và là một vấn đề cần được nhanh chóng giải quyết của hệ thống y tế trong thế kỷ XXI. Tình trạng thừa cân đang ảnh hưởng đến hơn 1/3 dân số thế giới hiện nay. Nếu như xu hướng này tiếp tục được duy trì, ước tính cho tới năm 2030 sẽ có khoảng 38% dân số trưởng thành trên thế giới bị thừa cân và 20% dân số trưởng thành bị béo phì. Tại Hoa Kỳ, xu hướng về tình trạng này thâm chí cịn đưa ra những dụ báo nghiêm trọng hơn nhiều, cụ thể sẽ có khoảng 85% dân số trưởng thành bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2030. TC, BP là yếu tố nguy cơ thứ 5 gây tử vong với gần 2,8 triệu người trưởng thành tử vong hàng năm [31]. TC, BP không chỉ là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở các quốc gia phát triển mà ngay cả các quốc gia đang phát triển số lượng người béo phì cũng đang tăng nhanh, đặc biệt là khu vực thành thị [68].
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Theo WHO, tỷ lệ béo phì trên tồn thế giới đã tăng gần gấp ba lần từ năm 1975 đến năm 2016. Vào năm 2016, thế giới có hơn 1,9 tỷ người trên 18 tuổi bị thừa cân chiếm 39%, trong số đó hơn 650 triệu người bị béo phì. Ước tính có 39 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 340 triệu trẻ em từ 5 - 19 tuổi bị thừa cân, béo phì. Năm 2019, ước tính có khoảng 38,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì trong số đó có hơn một nửa trẻ đang sinh sống ở Châu Á, Châu Phi. Số trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân đã tăng gần 50% kể từ năm 2000 [68].
Theo một nghiên cứu của Melinda Atienza và cộng sự, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Châu Á của trẻ mẫu giáo là 3,2% vào năm 2990, tăng lên 4% vào năm 2010 và tỷ lệ này ước tính là 6,8% vào năm 2020. Tính theo con số thực tế, tại Châu Á năm 1990 có 12,4 triệu trẻ em thừa cân, béo phì, con số này tăng lên thành 18 triệu trẻ vào năm 2010 và 24 triệu trẻ vào năm 2020 [27].
Đối với khu vực Đơng Nam Á, só lượng trẻ em béo phì đã tăng từ 1,2 triệu lên 2,5 triệu trẻ trong vòng 20 năm (1990 - 2020) [27]. Sự phân bố tỷ lệ TC, BP ở trẻ em không đồng đều giữa các nước trong khu vực. Tại vùng Đông Bắc của Thái Lan, theo nghiên cứu của Lagendis cùng cộng sự cho thấy có 8% trẻ em gái và 13,5% trẻ em trai bị béo phì. Sự chuyển dịch nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp là nguyên nhân cho sự thay đổi tỷ lệ thừa cân, béo phì này. Tại Campuchia do đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn, tốc độ đơ thị hóa chưa mạnh nên tỷ lệ TC, BP tương đối thấp. Trong nghiên cứu của Horiuchi và cộng sự trên hơn 2000 học sinh từ 6-17 tuổi cho thấy, tỷ lệ TC, BP chỉ có 3,1% trong đó ở thành thị là 6,4% và nơng thôn là 2,3% [39]. Tại Indonesia, theo nghiên cứu của Rachmi và cộng sự năm 2016 qua các năm 1993, 1997, 2000 và 2007 cho thấy tỷ lệ TC, BP tăng từ 10,3% lên 16,5%. Những yếu tố của nguy cơ BP như trẻ ở độ tuổi < 3 tuổi, trẻ trai và trẻ có cha mẹ bị TC, BP [57].
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>Bảng 1.1. Tỷ lệ thừa cân và béo phì vùng (>2SD CN/CC trùng bình) ở trẻ em trong độ tuổi từ 0-5 tuổi theo Liên hợp quốc từ năm 1990 - 2020 [66] Vùng Liên hợp quốc 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 </b>
<i><b>1.2.2. Tại Việt Nam </b></i>
Trước năm 1985, tỷ lệ TC, BP ở trẻ mẫu giáo và tiểu học tại Việt Nam hầu như không đáng kể. Trong những năm gần đây, tỷ lệ TC, BP ở trẻ em có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em <5 tuổi năm 2010 là 5,6%; tỷ lệ BP riêng là 2,8%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ TC, BP ở trẻ dưới 5 tuổi quá mức 5% mức đặt ra khống chế trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010, thậm chí ở vùng thành thị tỷ lệ TC, BP là 6,5%. Xu hướng TC, BP gia tăng đáng báo động. Năm 2004, vùng thành thị có 5,5% trẻ em TC, BP và chỉ có 1,7% trẻ em nơng thơn TC, BP đến năm 2011 có đến 29% trẻ TC, BP ở thành thị và 5,6% trẻ TC, BP ở vùng nông thôn [25].
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>Bảng 1.2. Tỷ lệ TC, BP năm 2000 - 2011 ở trẻ từ 0 đến 5 tuổi tại Việt Nam [25] </b>
<b>1.3. Phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì ở trẻ em </b>
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (DD) là một nội dung kỹ thuật quan trọng hàng đầu của dinh dưỡng học. Tình trạng DD người có thể được đánh giá thơng qua các biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, các chỉ số sinh hóa và các số đo nhân trắc DD. Cho đến nay, số đo nhân trắc DD được xem là nhạy, khách quan và có ý nghĩa ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạng DD của một cá thể hay của cộng đồng.
Ở trẻ em, hai chỉ số thường dùng nhất để đánh giá tình trạng thừa cân béo phì của trẻ là chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC) và chỉ số BMI theo tuổi và giới
Để đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em từ 0 - 60 tháng: được tính dựa trên chỉ số Z-score (đơn vị độ lệch chuẩn) của chỉ số cân nặng/chiều cao so với chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i><b>Bảng 1.3. Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-score [23] </b></i>
Để đánh giá thừa cân, béo phì ở trẻ em từ 5 - 9 tuổi: được tính dựa trên chỉ số Z-score BMI theo tuổi và giới
<i><b>Bảng 1.4. Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-score [23] </b></i>
<b>1.4. Sinh lý bệnh </b>
- Bilan năng lượng: Bilan năng lượng cân bằng nếu cung cấp (thức ăn) bằng tiêu thụ (vận động cơ, hoạt động các cơ quan). Béo phì xuất hiện do mất cân bằng này hoặc do cung cấp gia tăng hoặc do tiêu thụ giảm
- Sự điều hịa thể trọng: q trình này thông qua nhiều hormone, đặc biệt là leptin
- Yếu tố di truyền: Béo phì có yếu tố gia đình: 69% người béo phì có cha hoặc mẹ béo phì, 18% có cả hai
Z-score < -3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ nặng -3SD ≤ Z-score < -2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm
-2SD ≤ Z-score ≤ 2SD Trẻ bình thường 2SD < Z-score ≤ 3SD Trẻ thừa cân Z-score > 3SD Trẻ béo phì
Z-score < -3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng -3SD ≤ Z-score < -2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa -2SD ≤ Z-score ≤ 1SD Trẻ bình thường
1SD < Z-score ≤ 2SD Trẻ thừa cân Z-score > 2SD Trẻ béo phì
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">- Vai trị vùng dưới đồi
+ Các tác nhân alpha-adrenergic, kích thích sự ăn làm tăng cân, tác động lên nhân cạnh thất
+ Các tác nhân beta-adrenergic: ngược lại làm chán ăn
- Beta-endorphine: các thụ thể này làm dễ sự tiết insulin, gây ăn nhiều làm tăng cân.
+ Naloxone: đối kháng beta-endorphine, làm giảm ăn nhất là các thức ăn có vị ngon
+ Serotonine: đối kháng với alpha-adrenergic, làm giảm ăn. Các hormone:
+ Insulin là hormone làm tân sinh mỡ + Glucagon tác dụng đối kháng insulin
+ Enkephalin và catecholamin từ tuyến thượng thận cũng có vai trò trong điều hòa thể trọng
+ Hormone sinh dục và thượng thận có vai trị trong phân bố mỡ
- Vai trò của stress: làm tăng beta-endorphine và adrenalin ở người béo phì, từ đó làm tăng đường huyết, tác dụng phối hợp của 2 hormone này thiết lập sự liên hệ giữa stress, béo phì và đái tháo đường típ 2.
- Thái độ ăn uống: trung tâm đói và no do vùng dưới đồi điều khiển, thái độ ăn uống có thể bị thay đổi do thuốc, chẳng hạn thuốc thần kinh (amphetamine) làm giảm ngon miệng, chống trầm cảm 3 vòng làm tăng sự ngon miệng. Các yếu tố tâm lý liên quan đến môi trường như giáo dục, đời sống gia đình, mơi trường cơng việc...có thể làm rối loạn thái độ ăn uống, từ đó có thể làm ăn nhiều hoặc chán ăn.
- Thuốc: nhiều loại thuốc làm tăng cân như các thuốc an thần kinh, muối lithium, corticoide, đồng hóa protein, sinh progesteron, và có khi osestrogene (làm tăng ngon miệng) [2].
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>1.5. Phân loại béo phì </b>
<i><b>1.5.1. Phân loại béo phì theo sinh bệnh học </b></i>
- Béo phì đơn thuần (béo phì ngoại sinh): là béo phì khơng có ngun nhân sinh bệnh học rõ ràng.
- Béo phì bệnh lý (béo phì nội sinh): là béo phì do các vấn đề bệnh lý liên quan tới béo phì.
+ Béo phì do nguyên nhân nội tiết
+ Béo phì do suy giáp trạng: thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn, da khơ, táo bón và chậm phát triển tinh thần
+ Béo phì do cường vỏ thượng thận: Có thể do tổn thương tuyến yên hoặc u tuyến thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung nạp glucose, thường béo ở mặt và thân kèm theo tăng huyết áp.
+ Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng: béo phì thường nhẹ hơn so với các nguyên nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm theo chậm lớn
+ Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng: thường xuất hiện sau dậy thì, người BP có các dấu hiệu của rậm lơng hoặc nam hóa sớm, kinh nguyệt khơng đều, thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo
+ Béo phì trong thiểu năng sinh dục + Béo phì do các bệnh về não
- Béo phì do sử dụng thuốc: sử dụng corticoid liều cao và kéo dài, dùng estrogen, Depakin có thể gây béo phì [3].
<i><b>1.5.2. Phân loại béo phì theo hình thái của mơ mỡ và tuổi bắt đầu béo phì </b></i>
- Béo phì bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên): Là loại béo phì có tăng số lượng và kích thước tế bào mỡ.
- Béo phì bắt đầu ở người lớn: Là loại béo phì có tăng kích thước tế bào mỡ còn số lượng tế bào mỡ thì bình thường.
- Béo phì xuất hiện sớm: Là loại béo phì xuất hiện trước 5 tuổi và tuổi vị thành niên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">- Béo phì xuất hiện muộn: Là loại béo phì xuất hiện sau 5 tuổi.
Các giai đoạn thường xuất hiện béo phì là thời kỳ nhũ nhi, 5 tuổi, 7 tuổi và vị thành niên (tuổi tiền dậy thì và dậy thì). Béo phì ở các thời kỳ này làm tăng nguy cơ của béo phì trường diễn và các biến chứng khác [3].
<i><b>1.5.3. Phân loại béo phì theo vùng của mơ mỡ và vị trí giải phẫu </b></i>
Đây là một phân loại giải phẫu dựa trên số lượng tế bào mỡ và sự phân bố mỡ. Có trường hợp béo phì bắt đầu từ tuổi trẻ em, số lượng tế bào mỡ có thể tăng 2-4 lần. Những người có số lượng tế bào mỡ tăng có béo phì tăng tế bào. Điều này giúp phân biệt với những thể khác của béo phì trong đó số lượng tồn thể của các tế bào mỡ là bình thường nhưng kích thước các tế bào mỡ tăng lên. Nói chung tất cả béo phì phối hợp với tăng kích thước tế bào mỡ nhưng chỉ những thể chọn lọc mới có sự tăng về số lượng toàn thể của những tế bào mỡ như thế.
Phân bố mỡ trung tâm ở vùng bụng được xem như dạng quả táo hoặc béo phì dạng nam hay béo phì phần trên cơ thể. Cả nam và nữ béo phì phần trên co thể tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường.
Phân bố mỡ ngoại vi vùng đùi được gọi là dạng quả lê hay béo phì dạng nữ hay béo phần dưới cơ thể. Béo phần dưới cơ thể dường như mang
<b>nguy cơ thấp hơn nhiều đối với sức khỏe. </b>
Trong 2 loại trên béo bụng có nguy cơ cao mắc bệnh tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipd, không
<b>dung nạp glucose hơn so với béo đùi [3]. </b>
<i><b>1.6. Chẩn đoán phân biệt thừa cân, béo phì </b></i>
Béo phì cần được phân biệt với các bệnh có tăng cân như:
Hội chứng phù: suy tim, hội chứng thận hư, hội chứng xơ gan cổ chướng...
Hội chứng rối loạn chuyển hóa (Cushing): lớp mỡ tập trung ở vùng trung tâm (mặt, cổ, thân)
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Khối u mỡ: khối mỡ chỉ khu trú ở vị trí nhất định có thể gây biến dạng cơ thể hoặc bộ phận cơ thể
<b>1.7. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em </b>
<i><b>1.7.1. Nguyên nhân về dinh dưỡng </b></i>
a) Nguyên nhân dinh dưỡng của béo phì là đa dạng, chủ yếu do: - Tăng quá mức lượng năng lượng ăn vào
- Ăn quá nhiều: nghĩa là ăn một lượng thức ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể.
b) Người ăn quá mức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: + Thói quen của gia đình
+ Sự chủ quan của người ăn nhiều - Chế độ ăn “giàu” chất béo
- Ở trẻ em: tiêu thụ quá nhiều chất ngọt làm tăng nguy cơ béo phì
- Ni con bằng sữa mẹ ít hơn 3 tháng thường đi kèm với tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em khi đến trường.
<i><b>1.7.2. Nguyên nhân di truyền </b></i>
Tế bào mỡ dễ dàng phân chia theo một trong hai cách:
- Quá sản: vừa tăng thể tích, vừa tăng số lượng tế bào mỡ (tăng gấp 3 - 4 lần), xảy ra cho trẻ em hoặc tuổi dậy thì, khó điều trị.
- Phì đại: tế bào mỡ to ra do gia tăng sự tích tụ mỡ nhưng khơng tăng số lượng hay gặp ở người lớn, tiên lượng tốt hơn.
<i><b>1.7.3. Nguyên nhân nội tiết </b></i>
- Tổn thương hạ đồi do chấn thương, bệnh lý ác tính, viêm nhiễm, suy sinh dục, giảm gonadotropin.
- Hội chứng béo phì - sinh dục - Suy giáp
- Cường thượng thận - U tụy tiết insulin
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">- Hội chứng buồng trứng đa nang
<i><b>1.7.4. Nguyên nhân mô bệnh học </b></i>
- Tăng sản quá mức số lượng tế bào mỡ mà kích thước tế bào mỡ có thể bình thường.
- Phì đại tế bào mỡ mà số lượng tế bào mỡ không tăng hoặc chỉ tăng khi các tế bào mỡ phì to hết cỡ.
<i><b>1.7.5. Nguyên nhân do sử dụng thuốc </b></i>
- Hormon steroide
- Kháng trầm cảm cổ điển (3 vòng, 4 vòng, IMAO) - Benzodiazepine
- Lithium
- Thuốc chống loạn thần
<i><b>1.7.6. Nguyên nhân khác </b></i>
- Lối sống tĩnh tại, lười hoạt động thể lực
- Bỏ hút thuốc lá. Cần chủ động phòng TC, BP khi bỏ thuốc lá
- Hút thuốc khi mang thai: con cái của các bà mẹ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ gia tăng trọng lượng đáng kể về sau này [2].
<b>1.8. Hậu quả của thừa cân, béo phì đối với sức khoẻ trẻ em </b>
Theo nghiên cứu của Geoge Obita (2022) tìm hiểu sự chênh lệch trong gánh nặng bệnh tật ở trẻ em béo phì trong 54 bài báo trên tồn thế giới và kết quả đã chỉ ra, tỷ lệ hiện mắc trung bình của tăng huyết áp liên quan đến béo phì ở trẻ em là 35,6% ở các nước thu nhập trung bình so với 12,7% ở các nước thu nhập cao; ở trẻ trai là 37,7%, trẻ gái là 32,9%; Châu Á, Nam Mỹ, Châu Âu có tỷ lệ tương ứng là 38,6%, 25,3% và 20,1%. Đối với hội chứng chuyển hóa, tỷ lệ hiện mắc trung bình là 26,9% ở các nước thu nhập trung bình so với 5,5% ở các nước thu nhập cao; trẻ trai là 55,2%, trẻ gái là 12,0%. Châu Á, Nam Mỹ, Châu Âu có tỷ lệ tương ứng là 25,8%, 40,4% và 7,7%. Tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu liên quan đến béo phì ở trẻ em là
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">47,5 so với 23% ở các nước thu nhập trung bình và thấp so với các nước thu nhập cao và lần lượt là 52,1, 39,7 và 23,0% ở Châu Á, Nam Mỹ và Châu Âu. Tỷ lệ trung bình của rối loạn lipid máu là 43,5 so với 63% ở các nước có thu nhập trung bình và thấp so với các nước có thu nhập cao; trẻ trai là 55,2,
<b>trẻ gái là 12,0% [53]. </b>
Béo phì là yếu tố nguy cơ gây bệnh tật ở nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như:
<i>Bệnh xương khớp: Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các </i>
khớp càng lớn, nhấp là vùng lưng, khớp hang, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này sớm tổn thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Người béo phì nhất là phụ nữ dễ có nguy cơ bị đau lưng do béo phì làm gia tăng gánh nặng cho cột sống. Béo phì có liên quan với sự hình thành bệnh viêm khớp xương mãn tính và bệnh gout. Phụ nữ béo phì sau thời kỳ tiền mãn kinh dễ có nguy cơ bị đau khớp gối. Nghiên cứu cho thấy có nồng độ acid uric máu tăng cao tỷ lệ thuận với sự tăng BMI ở người Nhật [63]
<i>Hệ nội tiết, chuyển hóa: tình trạng kém dung nạp glucose, kháng </i>
insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng axit uric gây bệnh gút. Kết quả nghiên cứu của Wan Muhammad Najib Wan Mahmud Sabri (2022) trên 175 trẻ béo phì cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở trẻ béo phì là 56% trong đó tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở trẻ béo phì nặng (49,7%) cao hơn so với trẻ béo phì vừa phải (38,7%) [58]
<i>Rối loạn tiêu hóa: dễ bị sỏi trong gan, gan nhiễm mỡ sớm do tiêu thụ </i>
lượng lớn đường fructose và chất tạo ngọt High fructose corn Syrup (HFCS) có trong nước có ga và các loại thực phẩm đóng hộp. Đường fructose và chất tạo ngọt HFCS đến gan sẽ chuyển hóa một phần thành acid béo gây tình trạng gan nhiễm mỡ. Theo nghiên cứu của P Di Bonito (2018) ở 1769 trẻ ở độ tuổi 5-18 tuổi bị TC, BP cho thấy, tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ tăng từ 23,0% ở nhóm
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">thừa cân lên 27,8% ở nhóm béo phì và 45,1% ở nhóm béo phì nặng (p <0,001). Nguy cơ trẻ bị gan nhiễm mỡ ở nhóm béo phì và béo phì nặng cao gấp 2,18 lần và 6,2 lần so với nhóm thừa cân (p<0,001) [29].
Béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới gấp 3 - 4 lần, nguy cơ này cao hơn khi mỡ tập trung quanh bụng. Ở người béo phì, cứ 1 kg mỡ thừa làm tăng tổng hợp 20 mg cholesterol/ngày. Tình trạng đó làm tăng bài tiết mật, tăng mức bão hoà cholesterol trong mật cùng với mức cơ động của túi mật giảm dẫn tới bệnh sỏi mật.
<i>Hệ tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai </i>
biến mạch máu não, hẹp tắc động mạch chi… Theo nghiên cứu của P Di Bonito (2018) ở 1769 trẻ ở độ tuổi 5 - 18 tuổi bị TC, BP cho thấy, tỷ lệ phì đại thất trái tăng từ 36,8% ở nhóm thừa cân lên 57,9% ở nhóm béo phì và 54,5% ở nhóm béo phì nặng (P <0,05). Nguy cơ trẻ bị phì đại thất trái ở nhóm béo phì và béo phì nặng cao gấp 2,46 lần và 2,79 lần so với nhóm thừa cân (p<0,025) [29]. Theo nghiên cứu của Marko Simunovic (2016) trên 201 trẻ bị béo phì cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm trẻ béo phì nặng (51,6%) cao hơn đáng kể so với nhóm trẻ béo phì vừa phải (34,5%) [61]. Tương tự nghiên cứu của Emily D. Parker (2016) cũng chỉ ra rằng trẻ em từ 3 - 11 tuổi bị béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2 lần so với trẻ có cân nặng bình thường [55].
<i>Hệ hơ hấp: hen suyễn, giảm thơng khí, ngừng thở khi ngủ là một biến </i>
chứng rất nguy hiểm. Kết quả nghiên cứu tổng quan của Stephen Malden (2018) từ 44 nghiên cứu về trẻ nhỏ dưới 10 tuổi cho thấy, béo phì có liên quan đáng kể với bệnh hen suyễn (OR=1,5, KTC 95% 1,3-1.7) [49]. Tương tự nghiên cứu Griselle Leon (2018) trên 199 bệnh nhi béo phì độ tuổi từ 2 - 17 tuổi tại Canada cho thấy, tỷ lệ trẻ béo phì có bệnh kèm theo là hen suyễn chiếm 22,6% và có 10,6% trẻ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn [46].
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><i>Mắc bệnh mãn tính khi tuổi trưởng thành: trẻ TC, BP có thể khơng có </i>
biểu hiện bệnh ở thời điểm hiện tại nhưng khi trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh mãn tính khơng lây như hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ…. Nghiên cứu của Matthew Propst (2015) trên 1111 trẻ bị béo phì cho thấy, trẻ béo phì nặng có tỷ lệ tiền đái tháo đường (27,3%) và đái tháo đường typ 2 (52,4%) cao hơn so với trẻ béo phì nhẹ (p<0,001) [56]. Tương tự nghiên cứu tổng quan của Vishal Sharrma (2019) cũng cho thấy, tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ khơng do rượu ở trẻ có cân nặng bình thường dao động từ 0 -6,8% nhưng tỷ lệ này ở trẻ thừa cân là 4,3% - 21,3% và trẻ béo phì là 17,9% - 62% [60].
<i>Ung thư </i>
Lượng mỡ cơ thể cao ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ hóc mơn trong máu như insulin, yếu tố tăng trưởng giống insulin và oestrogen, tạo ra mơi trường kích thích ung thư phát triển. Lượng mỡ cơ thể cũng kích thích đáp ứng viêm, đáp ứng này cũng góp phần vào q trình bắt đầu và tiến triển của bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tương quan giữa BMI với ung thư thực quản thể tế bào vẩy và ung thư biểu mô tuyến, ung thư tụy, ung thư ở phụ nữ sau mãn kinh và ung thư thận, tuyến tiền liệt ở nam giới [43].
<i>Béo phì ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý xã hội ở trẻ em: trẻ béo phì </i>
thường bị bạn bè trêu chọc, dẫn đến tâm lý tự ti, cơ độc, thậm chí có những biểu hiện tiêu cực như coi thường bản thân. Các tổn thương tâm lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành làm cho trẻ trở nên khó hồ nhập cộng đồng, có tư tưởng nổi loạn, thậm chí có ý định tự vẫn. Trẻ béo phì phải trải qua nhiều khó khăn về mặt tâm lý hơn trẻ khơng béo phì, trẻ nữ có nguy cơ cao hơn trẻ nam và nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý tăng lên theo tuổi. Nghiên cứu của Strauss cho biết 34 % trẻ nữ béo phì ở độ tuổi 13 - 14 tuổi có mức độ tự tin kém hơn so với trẻ không bị béo
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">phì (8 %), trẻ dường như kém nhanh nhẹn và đơi khi cịn xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao.
<i>Béo phì làm giảm hiệu suất lao động và kém lanh lợi: người béo phì </i>
làm việc chóng mệt nhất là ở mơi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể q lớn nên để hồn thành một cơng việc trong lao động, người béo phì mất nhiều cơng sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người bình thường. Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn so với người bình thường nên dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động.
<b>1.9. Điều trị bệnh béo phì </b>
<i><b>1.9.1. Điều trị bảo tồn </b></i>
<b>- Chế độ ăn kiêng giảm năng lƣợng: Mục tiêu là giảm cân từ từ khoảng </b>
2 - 3 kg/tháng. Phối hợp giáo dục với chế độ ăn cho bệnh nhân, phải theo dõi thường xuyên cân nặng và có biện pháp hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân. Phải chia chế độ ăn làm 2 giai đoạn: giai đoạn giảm cân và giai đoạn duy trì [2].
Trẻ nên ăn uống trong mơi trường khơng bị nhiễu bởi các yếu tố khác như xem TV, điện thoại… Chế độ ăn uống đa dạng với nhiều đồ uống (nước hoặc đồ uống không đường). Thực phẩm phong phú với nguồn gốc thực vật (trái cây, rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt…). Hạn chế các sản phẩm có nguồn gốc động vật, đường và đồ ngọt [67].
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><b>- Sử dụng thuốc: Trong trường hợp không đạt được mục tiêu giảm cân </b>
thông qua can thiệp lối sống ở bệnh nhân có chỉ số BMI ≥ 25 kg/m<small>2</small>, cần xem xét điều trị bằng thuốc. Hai loại thuốc được phê duyệt trong điều trị béo phì bao gồm: orlistat và liraglutide 3,0 mg.
Mỗi cá nhân đáp ứng điều trị khác nhau với từng loại thuốc. Cân nhắc thay đổi thuốc hoặc liệu pháp điều trị béo phì khác nếu không đạt được hiệu quả giảm cân trên lâm sàng đáng kể sau ba tháng dùng liều đủ/tối đa, dung nạp được và khơng có bằng chứng về nguyên nhân khác gây thất bại. Khuyến cáo ngưng thuốc điều trị béo phì nếu khơng đạt được giảm ≥ 5% cân nặng sau ba tháng dùng liều điều trị. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể được sử dụng để duy trì sự giảm cân đạt được bằng một liệu pháp thay đổi hành vi sức khỏe trước đó hoặc một chế độ ăn năng lượng rất thấp. Thuốc điều trị béo phì được dự định là một phần của chiến lược điều trị lâu dài. Tăng cân trở lại sau khi ngưng các điều trị tích cực được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng đối với các thuốc điều trị béo phì [2], [36].
<i><b>1.9.2. Điều trị phẫu thuật </b></i>
Chỉ định của phẫu thuật giảm cân khi thất bại với các điều trị khơng phẫu thuật ở người bệnh có BMI ≥ 35 kg/m<small>2</small>
hay BMI≥ 30 kg/m<sup>2</sup> kèm bệnh lý đồng mắc liên quan béo phì. Độ tuổi phù hợp để có thể phẫu thuật là 13 tuổi với trẻ gái và 15 tuổi với trẻ trai
Các phương pháp phẫu thuật hiện nay bao gồm: mổ cắt dạ dày tạo hình ống (sleeve gastrectomy), mổ cắt dạ dày nối quai chữ Y (Rouxen-Y gastric bypass-RYGBP), mổ đặt đai trong dạ dày (Adjustable Gastric Band), mổ đặt bóng trong dạ dày (intragastric balloon). Riêng phương pháp tách dòng tụy mật (biliopancreatic diversion) được khuyến cáo là không chỉ định phẫu thuật cho trẻ em và trẻ vị thành niên [2], [36].
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><i><b>Hình 1.1. Các phương pháp phẫu thật giảm cân [36] </b></i>
<b>1.10. Thực trạng nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam </b>
<i><b>1.10.1. Thực trạng nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em trên thế giới </b></i>
Thừa cân, béo phì ở trẻ em đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn nhất trong thế kỷ 21. Tỷ lệ TC, BP ở trẻ em đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975 và ngày càng trở thành mối quan tâm sức khỏe nghiêm trọng nhất đối với trẻ em. Theo số liệu của TCYTTG, có 39 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì vào năm 2020 [68].
Nghiên cứu của Maria M Ferrao và cộng sự (2013) tại Bồ Đào Nha nhằm tìm hiểu thực trạng thừa cân, béo phì ở trẻ mầm non và tiểu học. Nghiên cứu đã thực hiện trên 2609 trẻ từ 3-10 tuổi và kết quả cho thấy có 31,8% trẻ em bị thừa cân, béo phì (trong đó 21,5% là TC và 10,3% là BP) [32]. Nghiên cứu của Klaus Greier và cộng sự (2014) tại 41 trường mẫu giáo ở Tyrol (Áo)
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">với 1063 trẻ từ 4 đến 5 tuổi tham gia cho thấy, có 7,6% trẻ bị TC và 5,5% bị BP [35].
Nghiên cứu của Guiju Sun (2015) về xu hướng béo phì và một số yếu tố ở trẻ em từ 2-4 tuổi tại Trung Quốc từ năm 2004 đến 2007. Nghiên cứu tiến hành đo chiều cao, cân nặng của 136 trẻ từ 2 đến 4 tuổi và các yếu tố của cha mẹ được đánh giá thông qua một bảng câu hỏi sẵn có. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng từ 6,6% và 2,2% năm 2004 lên 15,4% và 6,6% năm
<i>2007 ( p <0,05) [64]. </i>
Nghiên cứu của Oliver Huse (2018) với mục tiêu là mô tả tỷ lệ và xu hướng thừa cân và béo phì ở Úc. Kết quả cho thấy, có 63,4% người trưởng thành và 27,6%. Trong số trẻ từ 2-4 tuổi có 11% bị thừa cân và 9% bị béo phì. Từ năm 2007 đến năm 2015 tỷ lệ TC, BP ở trẻ em tăng từ 24,7% (năm 2007) lên 27,6% (năm 2015) [41].
<i><b>1.10.2. Thực trạng nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam </b></i>
Nghiên cứu của Phùng Đức Nhật (2006) với mục tiêu là xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan của học sinh mẫu giáo từ 4 - 6 tuổi tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 trên 1650 trẻ cho thấy, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì là 21,2% (trong đó 13,2% là thừa cân, và 8% là béo phì). Giới là nữ, thói quen ăn nhanh có liên quan đến nguy cơ cao thừa cân béo phì ở trẻ mầm non mẫu giáo. Trẻ thừa cân có khuynh hướng thích sử dụng thực phẩm có chất béo nhiều hơn và ít thích sử dụng thực phẩm có chất ngọt so với trẻ khơng thừa cân. Mẹ của các trẻ béo phì có tỉ lệ hiểu biết rằng tăng cường hoạt động thể lực và giảm chất béo trong thức ăn giúp giảm thừa cân béo phì cao hơn so với mẹ của các trẻ bình thường. Tuy nhiên, có một tỉ lệ cao các bà mẹ tin rằng thức ăn nhanh và các loại nước ngọt là tốt hơn các loại thực phẩm thông thường và tin rằng trẻ mập mạp thì khỏe mạnh hơn so với trẻ thông thường [19].
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Nghiên cứu của Bùi Xuân Thy (2016) thực hiện trên 840 trẻ từ 3 - 6 tuổi tại 20 trường mầm non thành phố Vũng Tàu để xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3 - 6 tuổi và một số yếu tố liên quan tại các trường mầm non cho thấy, tỷ lệ thừa cân và béo phì của trẻ mầm non ở Vũng Tàu năm học 2014 -2015 là 36,4%, trong đó tỷ lệ béo phì là 18,2% [21].
Nghiên cứu của Trương Thanh Yến Châu (2017) thực hiện trên 15137 trẻ từ 3-5 tuổi đang theo học ở 59 trường mẫu giáo tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương năm 2017 cho thấy, tỷ lệ TC, BP chung ở trẻ là 24% trong đó thừa cân là 12% và béo phì là 12%. Tỷ lệ thừa cân tương đương ở hai giới nhưng trẻ nam nhiều hơn nữ (tương ứng 16% và 8%). Tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng dần theo nhóm tuổi [4]
Nghiên cứu của Trần Ngọc Ngân Hà (2018) với mục tiêu mô tả thực trạng thừa cân béo phì của trẻ em mầm non từ 3 - 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2018. Nghiên cứu được thực hiện trên 397 trẻ tham gia nghiên cứu thì tỷ lệ TC, BP là 30% (14,6% là thừa cân và 15,4% là béo phì). Tỷ lệ TC, BP ở nam là 38,7% và ở nữ là 23,3%. Tỷ lệ TC, BP ở nhóm 3 tuổi có tỷ lệ thấp nhất 20%, nhóm 4 tuổi 22,6%, nhóm 5 tuổi 54,4% [9].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến (2019) tại 15 quận huyện thuộc thành phố Hà Nội với mục tiêu nhằm mơ tả thực trạng thừa cân béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan ở một số quận huyện tại Hà Nội năm 2019. Tổng số 22 988 trẻ em dưới 5 tuổi tham gia nghiên cứu thì tỷ lệ TCBP là 6,5%, trong đó thừa cân là 4,5% và béo phì là 2,0% [26].
Nghiên cứu của Đỗ Nam Khánh (2019) nhằm mô tả thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan chăm sóc dinh dưỡng ở nhà của trẻ mầm non huyện Đông Anh Hà Nội năm 2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 5234 trẻ em và người chăm sóc trẻ ở nhà thuộc 9 trường mầm non của huyện Đơng Anh, Hà Nội. Kết quả cho thấy có tỷ lệ trẻ TC, BP chiếm 8,23%,
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">trẻ nam có tỷ lệ TC, BP cao hơn trẻ nữ; trẻ trên 60 tháng tuổi có tỷ lệ TC, BP cao nhất so với các nhóm tuổi khác [15]
Một nghiên cứu khác của Đỗ Nam Khánh (2020) tìm hiểu tỷ lệ TC, BP và một số yếu tố liên quan ở trẻ mầm non Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện trên 14720 trẻ mầm non tại 3 quận Hồn Kiếm, Hồng Mai và huyện Đơng Anh với tỷ lệ TC, BP chung là 12,1% trong đó TC là 7,5% và BP là 4,6%. Trẻ ở quận Hoàn Kiếm có tỷ lệ TC, BP cao nhất, lần lượt chiếm 9,6 và 6,2 %; trẻ ở huyện Đông Anh có tỷ lệ TC, BP thấp nhất, lần lượt là 5,2 và 3,0 [14]
<b>1.11. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ em </b>
<i><b>1.11.1. Các yếu tố liên quan đến trẻ </b></i>
<i>Thói quen ăn uống </i>
Trong số các yếu tố lối sống, hành vi ăn uống đã được chứng minh là một trong những yếu tố liên quan đến chỉ số khối cơ thể, thừa cân và béo phì. Việc gia tăng chất ngọt và béo trong khẩu phần cùng với giảm ăn hoặc ít ăn rau, trái cây là một đặc điểm của những người TC, BP.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa thói quen ăn uống và tình trạng TC, BP của trẻ. Trẻ TC, BP thường có thói quen háu ăn, ăn nhanh, ăn nhiều, ăn nhiều bữa trong ngày và ăn thêm bữa phụ buổi tối trước khi đi ngủ. Nghiên cứu của Bùi Xuân Thy (2016) tại Vũng Tàu cho thấy, những trẻ được đánh giá là háu ăn có tỷ lệ thừa cân béo phì cao gấp 1,80 lần (KTC 95%: 1,41 - 2,29) so với trẻ ăn bình thường. Trẻ thường xun xem tivi có tỷ lệ thừa cân béo phì cao gấp 2,12 lần (KTC 95%: 1,22 - 3,70) so với những trẻ không xem [21].
Các thực phẩm ăn nhanh, thực phẩm chế biễn sẵn ngày càng đa dạng và được sử dụng khắp nơi trên thế giới và thường là các thực phẩm nhiều chất béo, bán kèm với nước giải khát có đường. Các loại thức ăn này cung cấp nhiều năng lượng nhưng không cân đối về thành phần bữa ăn. Loại bữa ăn này phù hợp với lối sống công nghiệp khi thời gian ăn ngắn nhưng ăn thường
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">xuyên dễ gây TC, BP. Tại Mỹ khẩu phần thức ăn nhanh vừa rẻ tiền vừa có năng lượng cao, lại chứa nhiều chất béo vượt hơn nhu cầu năng lượng của bữa ăn. Đây được nhận định là lý do khiến dịch TC, BP tăng nhanh ở Mỹ.
<i>Chế độ vận động </i>
Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ TC, BP đi song song với giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn. Như vậy cần phải có các bước tích cực khuyến khích phát triển các hoạt động thể lực trong cộng đồng. Một nguyên nhân góp phần làm gia tăng TC, BP ở trẻ em là tình trạng ngày càng ít vận động, ít tiêu hao năng lượng hơn. Không gian vui chơi giải trí cho trẻ em tại các thành phố lớn ngày càng bị thu hẹp do đơ thị hóa và do thiếu sót trong quy hoạch khơng gian đơ thị của các cấp có thẩm quyển cũng là một yếu tố quan trọng chon guy cơ TC, BP ở trẻ.
Ngày nay, sự phát triển của xã hội và cuộc sống gia đình có sự thay đổi so với trước đây như đầy đủ tiện nghi dẫn đến tăng thời gian sử dụng TV, máy tính, điện thoại, di chuyển bằng xe máy, ô tô…đã làm hạn chế tiêu hao năng lượng.
Trẻ em hiện nay thường khơng chơi những trị chơi vận động dân gian mà thay vào đó trẻ thường xem tivi hoặc điện thoại, ipad. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Xuân Thy và Trần Thị Minh Hạnh (2016) ở đối tượng trẻ 3-6 tuổi tại thành phố Vũng Tàu thì trẻ thường xuyên xem tivi có tỷ lệ thừa cân béo phì cao gấp 2,12 lần so với những trẻ không xem [21].
<i>Cân nặng sơ sinh: nhiều nghiên cứu cho thấy trọng lượng lúc sinh cao </i>
làm tăng nguy cơ béo phì khi lớn. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa (2010) cho thấy cân nặng sơ sinh của trẻ cũng có liên quan đến TC, BP. Trẻ có cân nặng sơ sinh ≥3500g có nguy cơ TC, BP gấp 2,4 lần trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 3500g [12]. Tương tự, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự (2019) cũng cho kết quả nguy cơ TC, BP tăng lên gấp
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">2,4 lần ở trẻ em có cân nặng sơ sinh >4000g so với trẻ có cân nặng sơ sinh ≤4000g [26]
<i>Thời gian ngủ: béo phì có liên quan đến thời gian ngủ. Ngủ ít về đêm </i>
làm tăng nguy cơ béo phì được giải thích là do nội tiết tăng trưởng được sản xuất chủ yếu về đêm, một giấc ngủ ngắn làm mất cân bằng vài nội tiết tố có ảnh hưởng trên sự xây dựng cơ thể và dự trữ mỡ ở trẻ. Ngủ ít cũng được tìm thấy là một yếu tố liên quan đến trẻ TC, BP. Theo nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, trẻ ngủ ít hơn 9 tiếng mỗi đêm có nguy cơ TC, BP gấp 1,29 lần những trẻ ngủ từ 10 tiếng trở lên [51]. Tương tự nghiên cứu của Rebecca J. Scharf (2015) cũng chỉ ra trẻ 4-5 tuổi có thời lượng ngủ ban đêm ngắn và đi ngủ muộn có nhiều khả năng bị béo phì và tăng cân theo thời gian [59]
<i>Trẻ là con trai, con một, con cưng: bị béo phì cao hơn. Điều này được </i>
lý giải do trẻ trai ít được quan tâm về vóc dáng hơn trẻ gái. Trẻ con một, con cưng được ưu tiên ăn nhiều, cha mẹ chú ý chăm sóc hơn và ít phải làm việc hơn [26]
<i>Trẻ bú mẹ hay bú bình: trẻ em bú sữa mẹ có nguy cơ béo phì thấp hơn </i>
so với những trẻ không được bú sữa mẹ. Nghiên cứu của Trần Ngọc Ngân Hà (2018) cho thấy, trẻ bú sữa bình có tỷ lệ TC, BP là 52,4% cao hơn trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn (27,2%), trẻ vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa bình (31,3%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [9]. Nghiên cứu cùa Jung Won Lee và cộng sự (2019) tại Hàn Quốc cũng cho thấy, đối với trẻ có cân nặng sơ sinh bình thường và cân nặng sơ sinh cao được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đều có nguy cơ bị TC, BP thấp [45].
<i><b>1.11.2. Các yếu tố liên quan đến gia đình </b></i>
<i>Yếu tố di truyền </i>
Yếu tố di truyền có vai trị quan trọng nhất định với tình trạng TC, BP. Rất nhiều cứu trên thế giới và Việt Nam đều cho kết quả có cha mẹ bị thừa
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">cân béo phì có nguy cơ TC, BP cao hơn ở trẻ có cha mẹ có cân nặng bình thường
Nghiên cứu của Bùi Xuân Thy (2016) tại 20 trường mầm non thành phố Vũng Tàu cho thấy, trẻ có cha và mẹ thừa cân, béo phì thì có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao gấp 1,72 lần so với những trẻ có cha mẹ bình thường [21]. Tương tự, nghiên cứu của Trần Ngọc Ngân Hà (2018), cha, mẹ bị TC, BP có nguy cơ sinh con bị TC, BP cao gấp 1,98 lần và 1,63 lần trẻ có cha, mẹ khơng bị TC, BP [9].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến (2019) cũng cho thấy khả năng thừa cân béo phì tăng lên gấp 1,9 lần ở trẻ có mẹ thừa cân so với trẻ có mẹ cân nặng bình thường [26].
<i>Tình trạng kinh tế gia đình </i>
Trẻ ở trong gia đình có kinh tế cao thì có nguy cơ béo phì nhiều hơn do mức ăn uống của trẻ cao hơn so với trẻ sống trong gia đình bình thường. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa (2010) cho thấy, trẻ được chi phí (2.000.000đ/tháng) có tỷ lệ trẻ TC-BP cao hơn nhóm có chi phí thấp hơn (18,5% so với 7,5 %) [12].
Theo nghiên cứu của Cynthia L. Ogden (2018) cho thấy, tỷ lệ trẻ từ 2–19 tuổi bị béo phì sống trong nhóm có thu nhập thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (18,9%) trong khi chỉ có 10,9% trẻ bị béo phì sống trong nhóm thu nhập cao bị béo phì, trong khi chỉ có 10,9% trẻ em trong nhóm thu nhập cao nhất bị béo phì [54]
<i>Trình độ học vấn của cha mẹ </i>
Trình độ học vấn của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến tình trạng TC, BP của trẻ. Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Thanh Thủy (2011) cho thấy trẻ giảm nguy cơ TC, BP khi người nuôi dưỡng trẻ có trình độ học vấn cao. Tương tự nghiên cứu của Angela Spinelli (2019) cho thấy, có mối liên quan giữa béo phì nặng và trình độ học vấn của các bà mẹ có con được đánh giá ở 8
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">quốc gia châu Âu. Béo phì nặng thường phổ biến hơn ở trẻ có trình độ học vấn của mẹ thấp hoặc trung bình so với những trẻ mà mẹ có trình độ học vấn cao hơn [62].
<i><b>1.11.3. Kinh tế - Văn hóa - Xã hội </b></i>
Thừa cân, béo phì liên quan các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội khi các yếu tố này tạo thuận lợi cho việc gia tăng tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, nhiều hàm lượng chất béo và lối sống tĩnh tại ít vận động.
Kinh tế: Tỷ lệ TC, BP ở các nước đang phát triển cao hơn rất nhiều ở các nước đang phát triển. Khoảng 23% trẻ em và thanh thiếu niên ở các nước phát triển và 13% ở các nước đang phát triển bị thừa cân hoặc béo phì. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ TC, BP ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu ăn, lao động chân tay, phương tiện đi lại khó khăn) và BP như một đặc điểm của giàu có. Ở các nước đã phát triển khi thiếu ăn khơng cịn phổ biến nữa thì tỷ lệ BP lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với tầng lớp trên [38].
Nhiều nghiên cứu gần đây tại các siêu thị Seattle cho thấy, các loại thực phẩm với mật độ năng lượng thấp nhất (rau tươi, trái cây) tăng giá gần 20% hơn 2 năm trong khi giá thức ăn năng lượng dày đặc có nhiều đường và chất béo vẫn khơng đổi. Thực phẩm chi phí thấp tạo nên một tỷ lệ TC, BP lớn hơn về chế độ ăn uống của các cá nhân có thu nhập thấp.
Văn hóa: Căng thẳng có tác dụng trực tiếp trên trục hạ đồi tuyến yên thượng thận, liên quan đến sự phát triển của bệnh béo phì. Văn hóa cung cấp ý nghĩa cho một bộ quy tắc cho hành vi đó là những gì tất cả mọi người nên làm và làm thế nào để làm điều đó. Văn hóa, bản năng khơng giống như đang học, được phân phối trong một nhóm trong đó khơng phải ai cũng sở hữu cùng một kiến thức, thái độ, thực hành cho phép mọi người liên lạc với nhau và cư sử theo những cách có thể phiên dịch được lẫn nhau và tồn tại trong một môi trường xã hội. Trong số những người hiểu biết chia sẻ thể hiện bởi một nền văn hóa là những liên quan đến BP trong đó sự hiểu biết về nguyên nhân,
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">-biện pháp can thiệp và mức độ mà một xã hội hay một nhóm dân tộc xem BP là một căn bệnh [42].
Văn hóa có thể ảnh hưởng đến nhận thức và rủi ro liên quan đến BP. Các nghiên cứu tại châu Mỹ La tinh chỉ ra các bà mẹ có con BP tin rằng con của họ được khỏe mạnh và không quan tâm về cân nặng của con mình mặc dù các bậc phụ huynh biết rằng trẻ em BP nói chung nên được đưa đến một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để được giúp đỡ để giảm trọng lượng [50].
Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi liên quan đến tiêu thụ thực phẩm khác nhau. Khả năng chi trả, tính khả dụng của các loại thực phẩm, các thành phần của thực phẩm, sự ngon miệng của các thực phẩm nhập ngày càng phát triển, loại bỏ món ăn truyền thống và chấp nhận thực phẩm mới gắn liền với văn hóa chính thống. Trẻ em độ tuổi đi học từ các hộ gia đình Mexico nhập cư chế độ ăn uống với các món ăn truyền thống có hàm lượng calo thấp hơn, chuẩn bị ở nhà bị loại bỏ và ưu tiên các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao hơn, đồ uống và đồ ăn nhẹ, họ tiêu thụ ở trường hoặc xem quảng cáo trên truyền hình [50].
Quảng cáo thực phẩm: Ngày nay xã hội càng phát triển, chương trình vơ tuyến dành cho trẻ em ngày càng đa dạng và hấp dẫn, số giờ phát sóng lại liên tục trong ngày do đó trẻ càng có cơ hội tiếp cận với truyền thông. Xem TV làm giảm hoạt động thể lực, giảm chuyển hóa cơ bản, tăng ăn vặt đặc biệt là thức ăn giàu béo (snack). Việc tiếp xúc nhiều với quảng cáo thực phẩm trên TV làm tăng sở thích của trẻ đối với thức ăn như đường ngọt, bánh kẹo dẫn đến tăng tiêu thụ các sản phẩm này và là những yếu tố nguy cơ dẫn đến TC, BP.
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><b>CHƯƠNG 2 </b>
<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>
<b>- Trẻ em 24 - 72 tháng tuổi sống tại thành phố Thái Ngun. </b>
- Cha/mẹ, hoặc người chăm sóc, ni dưỡng trẻ.
<b>Tiêu chuẩn lựa chọn: </b>
- Trẻ từ 24 - 72 tháng đang học tại các trường mầm non trên địa bản thành phố Thái Ngun
- Cha/mẹ, hoặc người chăm sóc, ni dưỡng trẻ.
<b>Tiêu chuẩn loại trừ: </b>
- Trẻ khơng có mặt tại trường trong thời điểm nghiên cứu.
- Cha/mẹ, hoặc người chăm sóc, ni dưỡng trẻ khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.
<b>2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu </b>
- Thời gian: từ tháng 8/2021 đến tháng 2/2022.
- Địa điểm: các trường mầm non của thành phố Thái Nguyên.
<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu </b>
<i><b>2.3.1. Thiết kế nghiên cứu </b></i>
Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
<i><b>2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu </b></i>
<i><small>n</small></i> <small></small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">Z<sub>1-α/2 </sub>: Hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95% Z<sub>1-α/2 </sub>= 1,96 P=0,121: Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo theo nghiên cứu của Đỗ Nam Khánh năm 2020 tại Thành phố Hà Nội là 12,1% [14]
Thực tế nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu tại 5 trường sau: Trường mầm non 19/5, trường mầm non Túc Duyên, trường mầm non Linh Sơn, trường mầm non Thịnh Đức và trường mầm non Hoa Trạng Nguyên trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Lấy toàn bộ trẻ ở các lớp được chọn
<b>2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu </b>
<i><b>2.4.1. Công cụ thu thập số liệu </b></i>
Số liệu được thu thập bằng cách sử dụng phiếu điều tra nhân trắc học và phiếu phỏng vấn cha/mẹ/người chăm sóc chính của trẻ với bộ câu hỏi soạn
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">sẵn. Phiếu điều tra nhân trắc học và bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tổng quan tài liệu và tham khảo một số nghiên cứu cùng chủ đề về TC, BP ở trẻ mầm non.
Bộ câu hỏi được thử nghiệm trên 10 phụ huynh có con đang học mầm non để đánh giá sự phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu
Thu thập số đo nhân trắc trẻ sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hòa với độ chính xác 0,1kg và thước đo chiều cao đứng Microtoise với độ chính xác 1mm để đo chiều cao
<i><b>2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu </b></i>
- Thu thập số đo nhân trắc gồm: chiều cao, cân nặng, tuổi, giới, dân tộc… + Chiều cao: trẻ được đo bằng thước đo chiều cao đứng Microtoise có độ chính xác đến 0,1 cm. Khi đo, trẻ bỏ mũ, giày dép, đứng quay lưng vào thước đo sao cho gót chân, mơng, vai và đầu áp sát vào thước đo, mắt nhìn thẳng ra phía trước, hai tay bỏ thõng hai bên mình. Dùng thước vng áp sát một cạnh vào đỉnh đầu và một cạnh vào thước đo. Kết quả được ghi theo đơn vị centimet với 1 số lẻ [22]
+ Cân nặng: trẻ được cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa với độ chính xác 0,1kg. Cân được kiểm tra và chỉnh về vị trí số 0 trước khi tiến hành nghiên cứu và sau mỗi lần cân trẻ. Khi cân trẻ bỏ hết giày dép, áo khoác, đứng giữa bàn cân, khơng cử động, mắt nhìn thẳng. Kết quả ghi theo đơn vị kilogam với 1 số thập phân [22].
+ Tuổi: Có hai cách tính tuổi: Tính tuổi theo tháng và tính tuổi theo năm [22]. Cách tính tuổi theo tháng qui ước như sau:
Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày gọi là 0 tuổi hay dưới 1 tuổi. Từ ngày tròn 12 tháng đến 23 tháng 29 ngày gọi là một tuổi. Từ ngày tròn 24 tháng đến 35 tháng 29 ngày gọi là hai tuổi Từ ngày tròn 36tháng đến 47 tháng 29 ngày gọi là ba tuổi
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Từ ngày tròn 48 tháng đến 59 tháng 29 ngày gọi là bốn tuổi Từ ngày tròn 60 tháng đến 71 tháng 29 ngày gọi là năm tuổi - Thu thập số liệu để xác định mối liên quan:
Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để phỏng vấn phụ huynh (cham/mẹ/người chăm sóc trẻ chính). Nhóm nghiên cứu nhờ ban Giám hiệu nhà trường và cô chủ nhiệm của trẻ hỗ trợ mời phụ huynh đến trước giờ đón trẻ 1 giờ để thực hiện phỏng vấn. Nếu sau 2 lần mời mà phụ huynh không đến sẽ phỏng vấn qua điện thoại.
<b>2.5. Các biến số/chỉ số nghiên cứu </b>
<i><b>2.5.1. Các chỉ số trong nghiên cứu </b></i>
- Thực trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em + Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung.
+ Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở các trường mầm non + Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo giới.
+ Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo tuổi.
+ Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo khu vực sống - Mối liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ em
+ Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học của trẻ với thừa cân, béo phì.
+ Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của trẻ với thừa cân, béo phì. + Mối liên quan giữa chế độ vận động của trẻ với thừa cân, béo phì. + Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với thừa cân, béo phì.
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39"><i><b>2.5.2. Các biến số và định nghĩa biến số trong nghiên cứu Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu </b></i>
<b>TT Biến số nghiên cứu Khái niệm/phương pháp thu thập A. THÔNG TIN VỀ TRẺ </b>
1 Tuổi của trẻ
Tuổi được tính theo dương lịch, tháng tuổi được tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh 2 Giới tính Giới tính của trẻ (nam/nữ)
4 Cân nặng hiện tại <sup>Cân nặng hiện tại của trẻ được tính bằng </sup>đơn vị kg
5 Chiều cao <sup>Chiều cao của trẻ được tính bằng đơn vị </sup>cm
6 Cân nặng lúc sinh của trẻ <sup>Cân nặng lúc trẻ vừa được sinh ra, tính </sup>bằng đơn vị gam
7 Số con trong gia đình <sup>Là tổng số con được sinh ra trong gia </sup>đình
8 Thứ tự con trong gia đình <sup>Thứ tự được sinh ra của trẻ trong gia </sup>đình
9 Loại sữa trẻ sử dụng từ lúc sinh đến 6 tháng
Loại sữa mà trẻ uống từ khi sinh ra đến 6 tháng
10 Thời gian trẻ bú sữa mẹ <sup>Thời gian từ lúc sinh ra đến lúc trẻ </sup>ngừng bú sữa mẹ
11 Thời gian trẻ bắt đầu sử dụng sữa ngoài
Thời gian trẻ bắt đầu được bổ sung sữa ngồi
<b>B. THƠNG TIN VỀ CHA MẸ TRẺ </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">12 Quan hệ với trẻ Là cha hay mẹ của trẻ
13 Trình độ học vấn <sup>Cấp học cao nhất mà cha/mẹ trẻ đã hoàn </sup>thành
14 Nghề nghiệp <sup>Nghề nghiệp hiện tại mang lại thu nhập </sup>cao nhất của cha/mẹ
<b>C. THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA TRẺ </b>
18 Đặc điểm ăn của trẻ <sup>Cách ăn uống của trẻ ở nhà: Ăn nhiều và </sup>nhanh, bình thường và biếng ăn
19 Trẻ ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ
Trẻ có/khơng ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ
20 Sở thích ăn rau Trẻ có/khơng thích ăn rau 21 Sở thích ăn hoa quả Trẻ có/khơng thích ăn hoa quả 22 Sở thích ăn thức ăn ngọt Trẻ có/khơng thích thức ăn ngọt 23 Sở thích đồ uống ngọt Trẻ có/khơng thích đồ uống ngọt 24 Sở thích ăn thức ăn béo Trẻ có/khơng thích ăn thức ăn béo 25 Sở thích ăn đồ ăn nhanh Trẻ có/khơng thích ăn đồ ăn nhanh
<b>D. THÓI QUEN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ </b>
26 Phương tiện đi học hàng ngày của trẻ
Là phương tện trẻ thường xuyên đến trường
27 Chơi điện tử Là hành động có/khơng chơi điện tử trên
</div>