Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM AN TOÀN TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.46 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM AN TỒN TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH HIỆN NAY

<i><small>(Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hịa và Quận Hồn Kiếm, Thành phố Hà Nội) </small></i>

<small>MAI LINH*</small>

<i><b>Tóm tắt: Dựa trên số liệu khảo sát 504 người dân tại quận Hoàn Kiếm và thị trấn </b></i>

<i>Vân Đình, huyện Ứng Hịa, Hà Nội, bài viết phân tích thực trạng lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm của các hộ gia đình thành phố Hà Nội hiện nay và làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, bài viết đề xuất một vài khuyến nghi ̣ nhằm khuyến khích tiêu dùng thực phẩm an toàn trong cộng đồng như: người dân cần chủ động tiếp cận thơng tin về thực phẩm an tồn, cách phân biệt thực phẩm kém chất lượng và cách thức lựa chọn thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe cho người thân trong gia đình. Cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật và pháp luật về an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng thực phẩm an tồn trong các hộ gia đình, đặc biệt là với những người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. </i>

<i><b>Từ khóa: hành vi tiêu dùng, thực phẩm an toàn. </b></i>

<i>Nhận bà i: 13/7/2021 Gửi phản biê ̣n: 02/8/2021 Duyê ̣t đăng: 23/9/2021 </i>

<b>1. Đặt vấn đề </b>

<i>Tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm hiện đang là vấn đề xã hội, không chỉ ở các nước </i>

đang phát triển mà còn ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học-cơng nghệ tiên tiến. Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, do đó vấn đề an tồn thực phẩm (ATTP) ngày càng trở nên quan trọng và được cộng đồng hết sức quan tâm.

Ở Việt Nam, tình hình an tồn thực phẩm trong cả nước, nhất là khu vực đơ thị, đang có nhiều quan ngại. Theo báo cáo của Bộ Y tế tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm ngày 11/1/2019, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng đã khởi tố 28 vụ với 42 bị can về tội vi phạm các quy định về an tồn thực phẩm và bn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Trong tháng 11/2020 xảy ra 9 vụ với 214 người bị ngộ độc (1 người tử vong). Tính chung 11 tháng <small> </small>

<i><small>* Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

năm 2020, cả nước xảy ra 90 vụ với 2.254 người bị ngộ độc, 22 người tử vong (Tổng cục Thống kê, 2020).

Hiện nay việc nhận biết, phân biệt giữa thực phẩm đảm bảo an tồn với thực phẩm khơng an tồn là hết sức khó khăn. Hơn nữa, nguồn thực phẩm sạch hiện nay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo các chuyên gia, thị trường thực phẩm hiện đang phân thành ba nhóm chính: thực phẩm thơng thường khơng có giấy chứng nhận, thực phẩm sạch, an tồn có giấy chứng nhận, và thực phẩm cao cấp là các sản phẩm hữu cơ. Mặc dù sản phẩm hữu cơ được bán với giá cao gấp 2-3 lần so với các loại thực phẩm thông thường nhưng hiện nay các sản phẩm này chưa đủ để cung cấp ra thị trường phục vụ người tiêu dùng. Do đó, người dân bắt đầu quan tâm hơn đến việc sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng (Đặng Hoa, 2018).

Hội thảo khu vực về An toàn Thực phẩm khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do Tổ chức Lương-Nơng Liên hợp quốc (FAO) phối hợp với Bộ Y tế Công cộng Thái Lan tổ chức ngày 17/11/2020 tại Bangkok, Thái Lan đã khẳng định rằng sự phát triển của công nghệ thơng tin có ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng đối với vấn đề an toàn thực phẩm và “văn hóa an tồn thực phẩm”. Trong bài viết: “Trách nhiệm của báo chí đối với việc truyền thơng về an tồn vệ sinh thực phẩm: Thực tiễn và khuyến nghị”, tác giả Hoàng Lê Thúy Nga đã khẳng định trách nhiệm và vai trị của báo chí trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của công chúng trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm

<b>(Hoàng Lê Thúy Nga, 2016). </b>

Các cơng trình nghiên cứu được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chủ yếu khai thác về nhận thức, thái độ về vấn đề an tồn thực phẩm. Tuy nhiên, hiện cịn ít những nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ xã hội học về an toàn thực phẩm và các nghiên cứu đi sâu vào phân tích hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn. Về khái niệm hành vi tiêu dùng, theo Kotler (2001) đó là “việc các cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”. Trong bài viết này, hành vi tiêu dùng thực phẩm bao gồm việc lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm ở các hộ gia đình. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận lý thuyết hành vi và nhu cầu để đánh giá, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm an tồn của các hộ gia đình ở Hà Nội. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích tiêu dùng thực phẩm an toàn.

<b>2. Số liệu và phương pháp </b>

Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Truyền thông đại chúng và ứng xử xã hội về an toàn thực phẩm ở thành phố Hà Nội hiện nay”, mã số QG.20.34, do Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2020.

Việc thu thập dữ liệu được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2020. Khảo sát mẫu định lượng gồm 504 người dân sống tại quận Hoàn Kiếm (140 người) và thị trấn Vân Đình (364 người), huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội, đại diện cho khu vực thành thị và nông thôn. Sự chênh lệch số phiếu do việc phỏng vấn ở quận Hồn Kiếm khá khó khăn, số lượng từ chối trả lời và không hợp lệ khá lớn. Dữ liệu định tính gồm 40 phỏng vấn sâu (PVS),

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

trong đó có 2 cán bộ Đài truyền hình Việt Nam, 2 phóng viên báo in, 2 phóng viên báo mạng, 2 lãnh đạo cấp quận, huyện: 2 cán bộ cấp xã, phường, 15 người dân quận Hoàn Kiếm và 15 người dân thị trấn Vân Đình.

<b><small>Bảng 1. Đặc điểm mẫu khảo sát định lượng tại thị trấn Vân Đình và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội </small></b>

<small>2, 5 5,2 19,2 36,6 19,0 17,6 </small>

<small>1,4 3,6 11,4 37,1 25,0 21,4 Lĩnh vực nghề </small>

<small>nghiệp </small> <sup>Nông/lâm/ngư nghiệp </sup><small>Buôn bán, dịch vụ Công nhân </small>

<small>Tiểu thủ công </small>

<small>Cán bộ, công chức nhà nước Lực lượng vũ trang </small>

<small>Học sinh, sinh viên </small>

<small>Hưu/già yếu không làm việc Nội trợ </small>

<small>Lao động tự do chân tay Khác </small>

<small>9,9 33,8 10,4 3,0 12,9 1,4 1,9 10,2 6,6 8,8 0,8 </small>

<small>0,0 37,9 6,4 1,4 22,1 2,2 2,9 12,1 7,9 7,1 0,0 Thu nhập đầu </small>

<small>người mỗi tháng </small> <sup>Dưới 1 triệu </sup><sub>Từ 1 đến dưới 3 triệu </sub><small>Từ 3 đến dưới 5 triệu Từ 5 đến dưới 7 triệu Từ 7 đến dưới 9 triệu Từ 9 triệu trở lên </small>

<small>3,0 15,9 33,0 28,0 12,9 7,1 </small>

<small>2,9 7,1 19,3 25,7 16,4 28,6 </small>

<i><small> Nguồn: Số liệu đề tài QG.20.34. </small></i>

<b>3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu </b>

Thị trấn Vân Đình có diện tích đất tự nhiên là 562,12 ha, tổng số 3.861 hộ gia đình với 14.338 nhân khẩu. Kinh tế của thị trấn trong giai đoạn 2015-2020 phát triển tương đối ổn định, đồng đều với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,17%/năm. Trong giai đoạn 2015-2020, tổng giá trị sản xuất tồn ngành kinh tế thị trấn Vân Đình đạt xấp xỉ 413.752 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế đạt 43 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, ngành thương mại và dịch vụ của thị trấn Vân Đình trong những năm gần đây có nhiều khởi sắc. Các nhà hàng dịch vụ ăn uống với đặc sản vịt cỏ Vân Đình phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng. Số lượng các hộ kinh doanh trên địa bàn tăng dần, trung bình mỗi năm tăng 110 hộ (UBND thị trấn Vân Đình, 2019).

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm Hà Nội, có diện tích 5,29 km<small>2</small>, là quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố với dân số 155,900 người. Hoàn Kiếm là trung tâm văn hố, chính trị, kinh tế của Hà Nội, là trung tâm thương mại lớn của thủ đô. Chợ Đồng Xuân - một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao lưu hàng hoá của cả khu vực phía Bắc. Kinh tế quận Hồn Kiếm phát triển với nhiều nhà hàng ăn uống nổi tiếng tại 36 phố phường. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tổng doanh thu ngành thương mại, dịch vụ ước giảm 13,4%, doanh thu ngành du lịch ước giảm 82,2% so với kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận năm 2020 ước đạt 10.212,1 tỷ đồng, bằng 101,9% dự toán Thành phố giao (Bá Trung, 2020). Quận Hồn kiếm cịn là trung tâm văn hoá, nơi tập trung các hoạt động văn hoá, văn nghệ các ngày lễ lớn, các dịp kỷ niệm của thủ đô, đất nước, nơi tập trung nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

<b>4. Thực trạng tiêu dùng thực phẩm an toàn của các hộ gia đình thành phố Hà Nội </b>

<i><b>4.1. Việc lựa chọn thực phẩm an toàn của các hộ gia đình </b></i>

Việc nhận thức đúng đắn và chính xác về khái niệm thực phẩm an toàn là một tiêu chí cần thiết để đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo Luật an toàn thực phẩm, an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người (Quốc hội, 2018). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thực phẩm đạt mức an tồn khơng gây hại cho con người là khi không chứa hoặc chứa hàm lượng ở mức chấp nhận được các chất ô nhiễm hay vi khuẩn mà bình thường có thể gây nhiễm độc, hoặc bất kỳ chất nào khác có thể khiến thực phẩm trở nên có hại cho sức khỏe. Nói cách khác, thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp, thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng do các loại ơ nhiễm hóa chất, ơ nhiễm sinh học hay các hình thức ơ nhiễm khác gây ra (WHO, 2016).

Bảng 2 cho thấy, hầu hết người dân đều có những hiểu biết nhất định về khái niệm thực phẩm an toàn. Tỉ lệ đồng ý cao nhất là với “thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng” (95% ở quận Hoàn Kiếm và 93,7% tại thị trấn Vân Đình). Đa phần người dân đều có hiểu biết nhất định về thực phẩm an toàn tuy một số thuật ngữ và khái niệm cịn chưa hồn tồn chính xác.

<i>Theo tơi thực phẩm an tồn phải là thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, được kiểm định bởi Cục Vệ sinh an tồn thực phẩm khơng chứa những chất cấm, khơng phun thuốc trừ sâu, cịn hạn sử dụng và khơng có mùi lạ. </i>

(Nam, 40 tuổi, quận Hồn Kiếm) Người dân quận Hồn Kiếm có hiểu biết chuyên sâu hơn về thực phẩm và những vấn đề liên quan như cơ quan nào có thẩm quyền để cấp giấy kiểm định thực phẩm. Ngoài ra, họ cũng nắm được các thông tin cơ bản về các chất tăng trưởng hay thuốc trừ sâu… và điều họ quan tâm hơn cả là quy định để đảm bảo hoạt động an toàn của các loại chất nguy hiểm được sử dụng trong thực phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>Bảng 2. Nhận thức của về khái niệm thực phẩm an toàn theo địa bàn khảo sát </small></b>

<i><small>Đơn vị: % </small></i>

<small>Nội dung thực phẩm an toàn </small>

<small>Đồng ý </small> <sup>Không </sup><sub>đồng ý </sub> <sup>Không </sup><sub>biết </sub> <small>Đồng ý </small> <sub>đồng ý </sub><sup>Không </sup> <sup>Không </sup><sub>biết </sub><small>Không chứa tạp chất (kim loại, thủy </small>

<small>Không chứa tác nhân sinh học gây </small>

<small>Khơng chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép. </small>

<i><small> Nguồn: Số liệu đề tài QG.20.34. </small></i>

<i>Lựa chọn địa điểm mua thực phẩm </i>

Việc lựa chọn địa điểm mua thực phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự an toàn của thực phẩm. Hầu hết người dân ở Vân Đình có thói quen mua thực phẩm tại các khu chợ có ban quản lý và chợ dân sinh, tỷ lệ lựa chọn khu chợ có ban quản lý là 51,9% và chợ dân sinh là 29,9%. Tuy nhiên, tại quận Hoàn Kiếm, người dân có xu hướng lựa chọn các địa điểm mua thực phẩm đảm bảo chất lượng hơn. Cụ thể, số người lựa chọn mua thực phẩm tại siêu thị của quận Hồn Kiếm chiếm tỉ lệ 27,9% cịn ở thị trấn Vân Đình tỉ lệ này chỉ chiếm 12,9%.

<i>Đồ ở siêu thị bây giờ cũng là đồ tươi được người ta nhập hàng ngày, tôi thấy khá là đảm bảo, nhà tôi chủ yếu là mua đồ trong siêu thị, đi một lần mà mua được nhiều thứ chứ không cần phải đi lắt nhắt. Với cả trong siêu thị có nhiều thứ mà ngồi chợ cóc này khơng có, nói chung là thấy tiện hơn hẳn. </i>

(Nữ, 35 tuổi, quận Hồn Kiếm)

<i>Tiêu chí lựa chọn thực phẩm an tồn </i>

Các tiêu chí lựa chọn thực phẩm cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá các hộ gia đình có đang sử dụng đúng các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn hay khơng. Việc lựa chọn thực phẩm an tồn là rất cần thiết.

Kết quả phân tích (Bảng 3) cho thấy, có 33% người dân tại thị trấn Vân Đình và 30,7% người dân thuộc quận Hồn Kiếm quan tâm đến “thành phần dinh dưỡng” khi lựa chọn thực phẩm. Tiếp theo là “nơi xuất xứ” được ưu tiên thứ 2 (Vân Đình là 28,8% và Hồn Kiếm là 32,9%). Ưu tiên thứ 3 là “giá tiền” khi ở Vân Đình là 19,8% và Hoàn Kiếm là 15,0%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b><small>Bảng 3. Tiêu chí lựa chọn thực phẩm của người dân theo địa bàn khảo sát </small></b>

<i><small> Nguồn: Số liệu đề tài QG.20.34.</small></i>

<i>Tôi cũng khá quan tâm đến thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm, nhưng thơng thường thì bảng thành phần này chỉ có trong siêu thị thơi, chứ đồ ăn bán ở chợ thì làm gì có bảng thành phần đâu mà so sánh. Nhưng thành thật mà nói tơi chỉ đọc lướt qua thơi, chứ nói cụ thể là có bao nhiêu phần trăm chất béo thì thật lịng tơi cũng chả để ý đâu. </i>

(Nữ, 35 tuổi, Thị trấn Vân Đình) An tồn thực phẩm, dinh dưỡng và an ninh lương thực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (WHO, 2020). Thực phẩm khơng an tồn tạo ra một vịng luẩn quẩn của bệnh tật và thiếu dinh dưỡng, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và người bệnh.

<i>Khi mua thực phẩm tôi rất quan tâm đến nơi xuất xứ, vì thực phậm biết rõ nguồn gốc vừa đảm bảo an tồn vừa làm chúng tơi cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ không nên được bày bán trên thị trường và cần có một hệ thống quản lý nghiêm ngặt về vấn đề này. </i>

Có thể thấy các tiêu chí lựa chọn thực phẩm của người dân khá đa dạng. Việc quan tâm đến nơi xuất xứ, nguồn gốc thực phẩm thể hiện nhận thức khá tốt của người dân về việc tiêu dùng thực phẩm an toàn.

<i><b>4.2. Việc chế biến thực phẩm trong các hộ gia đình </b></i>

Việc chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn cũng rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy 80% số người được hỏi ở cả hai địa bàn đều thường xuyên rửa tay và đồng tình với việc phải giữ tay thật sạch khi chế biến thực phẩm. Số người thường xuyên thực hiện việc giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ đều rất cao (85,4% ở Vân Đình và 83,6% ở Hoàn Kiếm).

<i>Nhiều khi bận quá nấu nướng vội rồi đi làm luôn cho kịp giờ nên thành ra tôi cũng quên mất phải lau chùi bếp sau khi nấu xong. Tôi đi bán hàng cả ngày nên tối về cũng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>khơng có thời gian để vệ sinh lại, thường thì tơi sẽ lau qua bếp ga nếu thấy bị bắn dầu mỡ trong lúc nấu. Nhưng bù lại khoảng 2-3 tuần tôi sẽ vệ sinh toàn bộ khu bếp. </i>

(Nữ, 57 tuổi, thị trấn Vân Đình) Tuy nhiên theo quan sát thực tế, đặc biệt ở các hộ kinh doanh vịt cỏ Vân Đình, khu vực chế biến thực phẩm và bày biện thực phẩm còn chưa đảm bảo vệ sinh, dụng cụ nấu nướng và bề mặt bếp chưa được lau chùi gây ra hiện tượng váng mỡ, thu hút nhiều ruồi muỗi và các loài gặm nhấm. Ngoài ra, một số hộ kinh doanh ăn uống khơng có kính chắn hay tủ bảo quản để bảo vệ thực phẩm tránh bị nhiễm bẩn bởi khói bụi bên ngồi, hay thậm chí một số nhà hàng cịn chế biến thực phẩm ngồi mặt đường, nơi có rất nhiều xe tải trọng lượng lớn đi qua hàng ngày, thải nhiều khói bụi và chất độc, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm chính là thực hiện nguyên tắc sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Ở thị trấn Vân Đình, nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng nước giếng khoan.

<i>Nhà tôi thường dùng nước giếng khoan để đun nấu thức ăn hằng ngày, tôi ăn nước này bao lâu rồi mà có vấn đề gì đâu, cả nhà tơi cũng thế. Nấu lên thì chín hết ý mà, vi khuẩn với chất độc nào sống được nếu mà đun sơi như thế đâu. Tơi cũng nghe nói đến thiết bị lọc các kiểu, nhưng tốn kém lắm, hiện tại thì gia đình chưa đủ điều kiện. </i>

(Nam, 45 tuổi, thị trấn Vân Đình) Theo điều 2, Thơng tư 50/2015 của Bộ Y tế, nước ăn uống là nước dùng cho các mục đích ăn uống, chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành. Nước sinh hoạt là nước sử dụng cho các mục đích sinh hoạt thông thường, không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành. Việc sử dụng nước giếng khoan trong ăn uống thường khơng đảm bảo an tồn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

<i><b>4.3. Bảo quản thực phẩm </b></i>

Việc bảo quản thực phẩm đã nấu chín ở các hộ gia đình chiếm tỷ lệ khá cao: 87,1% tại quận Hoàn Kiếm và 91,2% tại thị trấn Vân Đình. Ngun tắc khơng để lẫn thực phẩm sống và chín chiếm trên 80% ở cả hai địa bàn nghiên cứu; nguyên tắc bảo vệ thực phẩm khỏi bị thâm nhập các loại cơn trùng, lồi gặm nhấm và các loại động vật khác được thực hiện thường xuyên với tỷ lệ 90,7%. Đa phần người dân đều có ý thức và có kiến thức cơ bản trong việc phải bảo quản thực phẩm, không chỉ thực phẩm tươi sống mà cả thực phẩm đã nấu chín.

<i>…khơng nên lưu đồ trong tủ lạnh q lâu, chỉ nên sử dụng trong 2-3 ngày là nhiều nhất rồi phải mua đồ mới về. Lưu trữ quá lâu thì dù để lạnh thực phẩm vẫn có thể bị biến chất được. </i>

(Nữ, 28 tuổi, thị t rấn Vân Đình)

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm an tồn </b>

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm sạch. Bài viết chỉ bàn đến ảnh hưởng của trình độ học vấn, mức thu nhập của người dân và yếu tố truyền thơng.

<i><b>5.1. Trình độ học vấn </b></i>

Trình độ học vấn có những ảnh hưởng nhất định tới việc lựa chọn thực phẩm của người dân ở cả hai địa bàn, người có trình độ học vấn cao thường không quan tâm nhiều đến giá thành sản phẩm như những người có trình độ học vấn thấp. Khi quyết định mua một loại thực phẩm, họ chủ yếu tập trung tìm hiểu về nơi xuất xứ, thành phần dinh dưỡng và hạn sử dụng là chủ yếu.

Tại hai địa bàn nghiên cứu, số người dân có trình độ tiểu học trở xuống đều có mối quan tâm chung đến hai yếu tố là nơi xuất xứ và giá tiền của thực phẩm. Người dân có trình độ phổ thơng ở hai địa bàn khơng có nhiều cách biệt về tiêu chí lựa chọn thực phẩm. Với những người có trình độ từ cao đẳng trở lên ở cả hai địa bàn đều quan tâm đến nơi xuất xứ, thành phần dinh dưỡng, giá tiền, trong đó nơi xuất xứ chiếm tỷ lệ cao nhất (36,9%).

<i>Mua thực phẩm ở siêu thị sẽ đảm bảo hơn nhưng giá tiền sẽ đắt hơn. Với thu nhập của gia đình tơi thì mua ở chợ là hợp lý rồi, với cả tôi mua của người bán hàng quen nên cũng phần nào yên tâm hơn. Mua về tôi cũng chế biến kỹ lắm nên không sao đâu, nhà tôi ăn bao lâu nay có ai làm sao đâu. </i>

(Nữ, 35 tuổi, thị trấn Vân Đình) Như vậy, có thể thấy học vấn càng cao thì người dân càng quan tâm đầy đủ hơn đến các tiêu chí chất lượng thực phẩm, cịn với trình độ học vấn thấp hơn, người dân có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến giá thành thực phẩm.

<i><b>5.2. Thu nhập </b></i>

Số liệu trong Bảng 4 cho thấy, thu nhập càng cao thì các hộ gia đình càng có xu hướng lựa chọn mua thực phẩm tại siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch. Những người có thu nhập thấp dưới 3 triệu ở cả hai địa bàn thì tỷ lệ lựa chọn siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch rất thấp (ở Vân Đình là 3,4% và Hồn Kiếm là 0,0%). Ngược lại, thu nhập càng cao (từ 7 triệu trở lên) thì càng có xu hướng lựa chọn siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch và chợ có ban quản lý. Tỷ lệ người dân Hồn Kiếm nhóm thu nhập này lựa chọn hai địa điểm trên cũng cao hơn hẳn thị trấn Vân Đình.

<i>Gia đình tơi thỉnh thoảng cũng mua thực phẩm trong siêu thị. Theo tơi thấy thì thực phẩm đảm bảo hơn ngồi chợ, tuy nhiên tần suất cũng không quá nhiều, thường là 2 tuần/lần, căn bản vì siêu thị cũng khá xa nhà nên nếu tiện thì tơi mới đi. Về giá cả trong siêu thị thì đúng là cũng cao hơn chút so với giá ngồi chợ, nhưng tơi thấy mức giá đó vẫn phù hợp với mức thu nhập của hai vợ chồng nên việc mua đồ trong siêu thị đối với gia đình tơi cũng khơng q khó khăn. </i>

(Nam, 40 tuổi, thị trấn Vân Đình)

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b><small>Bảng 4. Lựa chọn nơi mua thực phẩm của người dân theo mức thu nhập </small></b>

<i><small> Nguồn: Số liệu đề tài QG.20.34.</small></i>

Có thể thấy rằng, cho dù thu nhập có ở mức nào thì đa phần người dân vẫn rất ít lựa chọn cửa hàng thực phẩm sạch làm nơi mua bán thực phẩm hàng ngày, đây có thể chưa phải là thói quen tiêu dùng thực phẩm của các hộ gia đình.

<i><b>5.3. Truyền thông </b></i>

Truyền thông là yếu tố rất quan trọng nhằm cung cấp thông tin cũng như nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả phỏng vấn định tính cũng cho thấy phương tiện truyền thông đại chúng được người dân tin tưởng theo dõi về vấn đề ATTP hơn cả là truyền hình, sau đó là đến các trang báo mạng uy tín.

<i>Tơi hay xem chương trình an tồn thực phẩm trên ti vi, đặc biệt là chương trình thời sự, cịn trên internet tơi chỉ chọn đọc ở những trang báo điện tử uy tín như Dân trí thơi. Họ hay đưa tin về những cơ sở, nhà hàng sai phạm trong đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm cho mình biết mà tránh. Giờ nhiều nguồn tin trôi nổi lắm, người ta tung ta để câu like, câu view là chủ yếu. Nói chung là cũng phải chọn lọc cẩn thận, đưa tin phải có nguồn, dẫn chứng cụ thể, ai nói, nói lúc nào, vậy mới tin được, tốt nhất là cứ chọn trang uy tín mà đọc </i>

(Nam, 40 tuổi, thị trấn Vân Đình) Việc thường xuyên theo dõi các các kênh truyền hình chính thống có thể là một trong số những yếu tố khiến người dân có nhận thức đúng đắn về khái niệm thực phẩm an toàn. Truyền thông đại chúng là kênh thông tin quan trọng mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận qua nhiều hình thức. Việc ra đời của các chương trình truyền thơng về an tồn thực phẩm nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời, giúp họ điều chỉnh hành vi an toàn thực phẩm để trở thành những người tiêu dùng thông thái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>6. Kết luận và khuyến nghị </b>

Về thực trạng tiêu dùng thực phẩm, phần lớn người dân tại hai địa bàn nghiên cứu đều có nhận thức đúng đắn về thực phẩm an toàn. Tuy nhiên so với ở Vân Đình, người dân tại quận Hồn Kiếm có hiểu biết rõ ràng và chi tiết hơn về các tiêu chí đánh giá thực phẩm an tồn được nhà nước ban hành qua Luật an toàn thực phẩm. Người dân tại quận Hồn Kiếm đã có xu hướng lựa chọn các loại hình phân phối thực phẩm mới như siêu thị và cửa hàng tiêu dùng gần như tương đương với các hình thức kinh doanh truyền thống. Trong khi đó, người dân tại địa bàn Vân Đình có xu hướng chọn mua tại các hình thức kinh doanh truyền thống nhiều hơn vì độ tiện dụng và giá thành chênh lệch.

Đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân, đa phần hành vi này bị chi phối bởi các yếu tố bao gồm: trình độ học vấn, thu nhập và truyền thơng đại chúng. Trình độ học vấn và thu nhập càng cao thì càng có xu hướng lựa chọn siêu thị và các cửa hàng thực phẩm sạch. Các kênh truyền thông được người dân tin tưởng lựa chọn để tìm hiểu thơng tin về an tồn thực phẩm bao gồm: truyền hình, báo mạng và báo in.

Kết quả nghiên cứu cho phép chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau đây:

Đối với Nhà nước, cần tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn về chính sách và pháp luật về thực phẩm an tồn. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh truyền thơng về nội dung an tồn thực phẩm để góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân. Có thể tạo ra những ứng dụng về ATTP giúp người dân có thể kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ, hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm hay tra cứu những kiến thức ATTP cần thiết.

Đối với cơ quan quản lý tại địa phương, cần chú trọng tuyên truyền và thực hiện các nội dung ATTP cho tất cả người dân; thường xuyên theo dõi thông tin, cập nhật chính xác để kịp thời thơng báo những chính sách, pháp luật, các vụ việc hay điểm nóng về an toàn thực phẩm cho người dân.

Đối với người dân, nên chủ động trong việc tra cứu và xác thực thông tin về ATTP, đồng thời tránh tạo ra những dư luận xã hội từ nguồn tin không chính xác; tham khảo nhiều hơn những văn bản chính sách, pháp luật từ đó xác định được những tiêu chí phù hợp để có lựa chọn và tiêu dùng thực phẩm an toàn; tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng một cách phù hợp, để có nhận thức và hành vi tiêu dùng đúng đắn.

<b><small>Tài liệu tham khảo </small></b>

<small>Bá Trung. 2020 Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, </small>

<i><small>Cleanipedia. 2020. Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín an tồn. Unilever Việt Nam. </small></i>

<i><small>Elizabeth A. Minton, Lynn R. Khale. 2014. Belief Systems, Religion, and Behavioral Economics. New York: </small></i>

<small>Business Expert Press LLC. </small>

<small>FAO. 2014. Second international conference on nutrition, </small>

</div>

×