Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.74 KB, 74 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁPTRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI</b>

<b>GIÁO TRÌNH</b>

<b>MƠN: KINH TẾ QUỐC TẾ</b>

<b>NGÀNH/NGHỀ: KẾ TỐN DOANH NGHIỆPTRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP</b>

<i><b>Tháp Mười</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI GIỚI THIỆU</b>

Giáo trình là một sự tổng hợp và đúc kết những vấn đề lý thuyết và thựchành từ các tài liệu giảng dạy và nghiên cứu chun ngành kế tốn, trong qtrình biên soạn, tác giả cảm ơn sự phối hợp và những ý kiến góp ý có giá trị từcác giảng viên, giáo viên đồng nghiệp ở các đơn vị giáo dục nghề nghiệp bạn.Tác giả hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng vànhững công cụ hữu ích cho việc giảng dạy, học tập trong q trình đào tạo nghề.

Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích để có thểđiều chỉnh tốt hơn trong tương lai và phù hợp hơn với nhu cầu học tập của mọingười./.

<b>Nhóm tác giả </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ...6

1. Giới thiệu khái quát về môn học kinh tế quốc tế...6

<i>1.1. Khái niệm kinh tế quốc tế...6</i>

<i>1.2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu...6</i>

<i>1.3. Nội dung khoa học kinh tế quốc tế...6</i>

<i>1.4. Các học thuyết kinh tế trong trao đổi quốc tế...7</i>

2. Một số vấn đề về mậu dịch quốc tế...13

<i>2.1. Vì sao các nước phải giao thương với nhau?...13</i>

<i>2.2. Mậu dịch quốc tế có những đặc điểm gì?...14</i>

<i>2.3. Mậu dịch quốc tế những năm gần đây thay đổi theo xu hướng nào?.. .15</i>

<i>2.4. Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT)...15</i>

3. Những đặc điểm của nền kinh tế thế giới...17

<i>3.1. Khái niệm về nền kinh tế thế giới...17</i>

<i>3.2. Tính chất quan hệ kinh tế quốc tế...20</i>

<i>3.3. Đặc điểm nền kinh tế thế giới...20</i>

4. Cơ sở hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế...22

<i>4.1. Khái niệm:...22</i>

<i>4.2. Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế...22</i>

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ...27

1. Quan điểm của phái trọng thương về mậu dịch quốc tế...27

<i>1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội...27</i>

<i>1.2. Quan điểm kinh tế cơ bản...27</i>

<i>1.3. Nội dung chính về Quan điểm của phái trọng thương...29</i>

2. Adam Smith với lý thuyết lợi thế tuyệt đối...29

3. Lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 - 1823)...31

4. Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler...34

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ...40

1. Chi phí cơ hội gia tăng...40

2. Lý thuyết của Heckscher - Ohlin về lợi thế tương đối...40

3. Lý thuyết H-O-S...41

4. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm...42

<i>4.1 Giai đoạn sản phẩm mới:...42</i>

<i>4.2 Giai đoạn sản phẩm chín mùi:...42</i>

<i>4.3 Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa:...43</i>

5. Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mơ hình viên kim cương Michael Porter....43

CHƯƠNG 4: THUẾ QUAN – MỘT HÌNH THỨC HẠN CHẾ MẬU DỊCH....45

1. Những vấn đề chung về thuế quan...45

<i>1.2. Phân loại thuế quan...45</i>

<i>1.2. Vai trò của thuế quan...46</i>

<i>1.3. Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hiệu quả...47</i>

2. Phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của thuế quan...49

3. Lý thuyết về cơ cấu thuế quan...50

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

4. Thuế quan đối với nước nhỏ và nước lớn...51

<i>4.1. Đối với nước nhỏ...51</i>

<i>4.2. Đối với nước lớn...52</i>

CHƯƠNG 5...54

CÁC HÍNH THỨC HẠN CHẾ MẬU DỊCH PHI THUẾ QUAN...54

1. Quota (hạn ngạch)...54

<i>1.1. Khái niệm – đặc điểm...54</i>

<i>1.2. Những tác động của Quota nhập khẩu...54</i>

<i>1.3 So sánh Quota nhập khẩu với thuế quan...55</i>

2. Các hình thức hạn chế mậu dịch phi thuế quan khác...55

<i>2.1. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện...55</i>

<i>2.2. Bán phá giá...56</i>

<i>2.3. Trợ cấp xuất khẩu...57</i>

3. Khía cạnh KTCT của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch...58

4. Đàm phán mậu dịch đa phương...60

CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI...61

1. Thị trường ngoại hối...61

<i>1.1. Khái niệm, thành phần của thị trường ngoại hối...61</i>

<i>1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối...63</i>

<i>1.3. Vai trò của thị trường ngoại hối...64</i>

2. Tỷ giá hối đoái...65

<i>2.1. Khái niệm...65</i>

<i>2.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế...65</i>

<i>2.3. Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái...65</i>

<i>2.4. Các loại của tỷ giá hối đoái...66</i>

<i>2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái...67</i>

CHƯƠNG 7: CÁN CÂN THANH TOÁN...70

1. Khái niệm về cán cân thanh toán...70

2. Nguyên tắc hạch toán trong cán cân thanh tốn...70

<i>2.1. Nợ và có...70</i>

<i>2.2. Hạch tốn ghi sổ kép...70</i>

3. Các khoản mục trong cán cân thanh toán...71

<i>3.1. Tài khoản vãng lai...71</i>

<i>3.2. Tài khoản vốn...71</i>

<i>3.3. Hạng mục cân đối...72</i>

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế...72

TÀI LIỆU THAM KHẢO...74

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>GIÁO TRÌNH MƠN HỌCTên môn học: Kinh tế quốc tế</b>

<b>Mã môn học: MH 24</b>

<b>Vị trí, tính chất của mơn học:</b>

- Vị trí: Mơn học Kinh tế quốc tế thuộc nhóm các mơn chun mơn đượcbố trí giảng dạy sau khi đã học xong các mơn học cơ sở.

- Tính chất: Kinh tế quốc tế là môn học tự chọn cung cấp những kiến thức

<b>cơ bản về mậu dịch quốc tế trong sự chuyên mơn hóa.Mục tiêu mơn học:</b>

- Về Kiến thức:

+ Nắm được kiến thức căn bản về kinh tế quốc tế.

+ Hiểu được nguyên nhân vì sao các quốc gia lại giao thương với nhau?Mơ hình mậu dịch là thế nào? và lợi ích của chúng ở đâu? thơng qua các lýthuyết mậu dịch quốc tế, từ cổ điển đến hiện đại và kiểm định các mơ hình nàytrong thực tế.

+ Hiểu được các chính sách về mậu dịch quốc tế từ thuế quan đến các hìnhthức phi thuế quan và những tác hại của nó.

+ Hiểu được các các nghiệp vụ cơ bản về thị trường ngoại hối và tỷ giáhối đoái

+ Hiểu được mối quan hệ giữa mậu dịch với phân phối thu nhập;giữa thương mại với tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế trong cán cânthanh toán quốc tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾMục tiêu của bài:</b>

- Người học nắm được khi niệm v mục đích về kinh tế quốc tế

- Hiểu được một số vấn đề về mậu dịch quốc tế, điều kiện thương mại quốc tế- Nắm được cơ sở hình thnh v pht triển cc quan hệ kinh tế quốc tế

<b>Nội dung chương:</b>

<b>1. Giới thiệu khái quát về môn học kinh tế quốc tế</b>

<i> 1.1. Khái niệm kinh tế quốc tế</i>

Kinh tế quốc tế (hay Kinh tế học quốc tế) nghiên cứu mối quan hệ kinh tếgiữa các nền kinh tế của các nước và các khu vực trên thế giới.

Kinh tế quốc tế là môn khoa học nghiên cứu những vấn đề về phân phối vàsử dụng các nguồn lực, tài nguyên giữa các quốc gia, các nền kinh tế thơng quaviệc trao đổi hàng hố hữu hình và vơ hình, dịch vụ, sự vận động của các yếu tốsản xuất, chuyển đổi tiền tệ và thanh tốn giữa các nước .

<i>1.2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu</i>

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế quốc tế chính là nền kinh tế thế giới.Kinh tế qc tế nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữacác quốc gia, không những trong trạng thái tĩnh mà cịn trong trạng thái động.

Mục đích của môn học là:

- Cung cấp những kiến thức khái quát về một nền kinh tế thế giới hiện đại. - Cung cấp những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và những chínhsách ảnh hưởng đến nó.

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về di chuyển quốc tế các nguồn lực. - Cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính- tiền tệ quốc tế nhằm thấyđược sự vận động của thiọ trường tài chính- tiền tệ giữa các nước.

<i>1.3. Nội dung khoa học kinh tế quốc tế</i>

Nền kinh tế thế giới theo cách tiếp cận hệ thống thì có hai bộ phận cấuthành sau: Các chủ thể kinh tế quốc tế, bao gồm:

- Hơn 200 nền kinh tế của các quốc gia độc lập trên toàn thế giới.

- Các công ty, doanh nghiệp đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các côngty xuyên quốc gia.

- Các định chế, tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế như: WB,IMF, WTO, ADB, EU, APEC, ….

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm:

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hóa và dịch vụ. - Các quan hệ về di chuyển quốc tế tư bản.

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động. - Các quan hệ về di chuyển quốc tế tài chính - tiền tệ.

Từ cách tiếp cận trên nên môn học này tập trung vào nghiên cứu các nộidung chính như sau:

- Thương mại quốc tế (hàng hóa và dịch vụ). - Đầu tư quốc tế.

- Nguồn nhân lực quốc tế.

- Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế.

<i>1.4. Các học thuyết kinh tế trong trao đổi quốc tế</i>

1.4.1. Chủ nghĩa Trọng thương – Mercantilism.

Hoàn cảnh ra đời từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, gắn liền với một sốtác giả tiêu biểu người Pháp như Jean Bordin, Melton, Jully, Corbert, và ngườiAnh như Thomax Mun, James Stewart, Josias Chhild v.v…

1.4.1.1. Nội dung chính của Chủ nghĩa Trọng thương:

Đề cao vai trị của tiền tệ: Chủ nghĩa Trong thương coi tiền tệ là tiêu chuẩncơ bản của của cải, nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu có, và trong tiền tệ thìvàng, bạc, kim loại quý được đặc biệt coi trọng. Thời kỳ đó là thời kỳ tích lũy tưbản do vậy đề cao vai trò của tiền tệ đặc biệt là vàng bạc, vàng bạc được cácquốc gia phong kiến sử dụng để chi trả như nuôi quân đội, trang trải chi phíchiến tranh v.v.. Để tích lũy thì các quốc gia phong kiến sử dụng nhiều phươngpháp như xuất siêu, cướp biển, buôn bán nô lệ v.v…

Coi trọng thương mại, đặc biệt là ngoại thương, trong ngoại thương phảithực hiện xuất siêu (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu), để có thể xuất siêu cácquốc gia phải thực hiện những chính sách:

- Chính sách với thuộc địa: xuất khẩu những sản phẩm nguyên liệu thô vàsơ chế với giá thấp, các nhà tư bản giữ độc quyền thương mại trên thị trường cácnước thuộc địa nhằm ngăn cản các nước này sản xuất, các nước này buộc phảinhập khẩu hàng hoá thành phẩm, sản phẩm công nghiệp chế biến từ các nướcchính quốc.

- Đạt thặng dư mậu dịch bằng cách tăng xuất bằng những công cụ của nhànước như trợ cấp xuất khẩu, chú trọng xuất khẩu những hàng hố có hàm lượngchế biến cao (hạn chế xuất những sản phẩm thô, sơ chế), giảm nhập khẩu (riêngmặt hàng vàng bạc lại được khuyến khích nhập khẩu).

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Lợi nhuận: là kết quả của trao đổi không ngang giá (một hình thức lừa gạt –lợi nhuận của quốc gia này có được là nhờ sự nghèo đi của quốc gia khác –thặng dư của quốc gia này là thâm hụt của quốc gia khác).

- Đề cao vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế: Để đạt đượcxuất siêu, giảm nhập thì các cơng cụ của nhà nước là rất quan trọng như

- Khuyến khích xuất khẩu bằng các biện pháp tài chính như trợ giá cho xuấtkhẩu, cung cấp tín dụng v.v…

- Hạn chế nhập khẩu bằng những những công cụ truyền thống như hàng ràothuế quan (đánh thuế thật cao).

1.4.1.2. Ưu điểm của Chủ nghĩa Trọng thương:

Lần đầu tiên, các hiện tượng kinh tế được giải thích bằng lý luận. Trước kiacác hiện tượng kinh tế chỉ được giải thích bằng tơn giáo, bằng kinh nghiệm chứchưa có học thuyết khoa học nào.

Đề cao được vai trò của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Bốicảnh lịch sử kinh tế thời kỳ đó là tự cung, tự cấp, mà Chủ nghĩa Trọng thươngđề cao vai trò của thương mại đặc biệt là thương mại quốc tế thì đó là một cuộccách mạng trong nhận thức ở thời kỳ này.

Nhận thức được vai trò điều tiết của Nhà nước. Chủ nghĩa Trọng thương đãnhận thức được vai trò của nhà nước với tư cách là một chủ thể chủ đạo trongquan hệ kinh tế quốc tế và đồng thời cũng nhận thức được tầm quan trọng củacác cơng cụ của nhà nước có thể sử dụng để điều tiết xuất nhập khẩu cũng nhưnền kinh tế nói chung.

1.4.1.3. Nhược điểm:

Quan niệm chưa đúng về của cải, về nguồn gốc giàu có của một quốc gia.Chủ nghĩa này cho rằng muốn giàu có thì phải có nhiều tiền, mà muốn có nhiềutiền thì phải xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.

Quan niệm chưa đúng về lợi nhuận trong thương mại. Chủ nghĩa Trọngthương coi lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá (quốc gia nàygiàu lên nhờ sự nghèo đi của quốc gia khác). Ta thấy rằng nếu lợi nhuận trongthương mại quốc tế mà cứ như vậy thì những quốc gia bị thua thiệt trong thươngmại sẽ không tham gia thương mại quốc tế nữa do vậy thương mại quốc tế sẽkhông phát triển lâu dài được.

Chưa nêu lên bản chất bên trong của hiện tượng kinh tế.

Với tất cả những nhược điểm trên đây cùng với sự phát triển của nền kinhtế bước sang nửa cuối của thế kỷ XVIII, Chủ nghĩa Trọng thương dần dần mấtđi vị thế của mình, trong tác phẩm nổi tiếng của Adam Smith “Nguồn gốc giàucó thực sự của các dân tộc” đã phê phán chủ nghĩa trọng thương và trình bàynhững quan điểm mới của mình về thương mại quốc tế.

1.4.2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1723-1790).

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1.4.2.1. Quan điểm cơ bản của Adam Smith về thương mại quốc tế baogồm:

Nguồn gốc của sự giàu có: Khơng phải do ngoại thương mà do sản xuấtcơng nghiệp. Ơng thừa nhận vai trị của thương mại tạo điều kiện cho phát triểnkinh tế là rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định. Nguồn gốc củasự giàu có quốc gia khơng phụ thuộc vào khối lượng vàng bạc mà quốc gia đócó mà dựa vào sự sẵn có hàng hố, dịch vụ của quốc gia.

Trong thương mại quốc tế trao đổi phải là ngang giá. Sự trao đổi giữa cácquốc gia phải dựa trên cơ sở tự nguyện, các bên cùng có lợi – ông phê phán sựphi lý của Chủ nghĩa Trọng thương – ơng nói rằng mậu dịch sẽ giúp cả hai bêncó thể gia tăng số lượng tài sản của mình thông qua nguyên tắc cơ bản là phâncông lao động.

1.4.2.2. Cơ sở mậu dịch giữa các quốc gia: Căn cứ vào lợi thế tuyệt đối củacác nước.

Lợi thế tuyệt đối của một quốc gia về một sản phẩm: Nghĩa là Quốc gia đócó thể sản xuất ra sản phẩm đó với các chi phí thấp hơn các nước khác (Ví dụ:Dầu mỏ của Arập Xêút, gỗ của Canada v.v…). Khi một quốc gia có được lợi thếtuyệt đối về một sản phẩm nào đó thì quốc gia đó thì họ nên chun mơn hốvào sản xuất mặt hàng đó, sau đó đem sản phẩm đó trao đổi với các nước khácđể nhập khẩu về những sản phẩm họ khơng có lợi thế tuyệt đối. Adam Smith vícác quốc gia như những hộ gia đình - người chủ gia đình khơng bao giờ sản xuấtđược hết những cái mà họ cần, có hộ gia đình làm nơng nghiệp, có hộ gia đìnhsản xuất thủ cơng sau đó họ trao đổi những sản phẩm với nhau.

Nguồn gốc của lợi thế tuyệt đối của một quốc gia:

- Lợi thế tự nhiên: tài nguyên, điều kiện khí hậu, đất đai. Lợi thế tự nhiênđặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm như hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sảnv.v…

- Lợi thế do nỗ lực: Sự lành nghề, kỹ thuật của người lao động đặc biệtquan trọng đối với việc sản xuất những sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao.

Ví dụ cho Lợi ích từ chun mơn hóa

Nước<sub>đơn vị nguồn lực sản xuất ra</sub><sup>Dầu mỏ (thùng) do một</sup><sub>nguồn lực sản xuất ra</sub><sup>Gạo (tấn) do một đơn vị</sup>

Ta thấy, ở Iran 1 đơn vị nguồn lực có thể sản xuất ra được 10 thùng dầu,nhưng ở Việt Nam 1 đơn vị nguồn lực có thể sản xuất được 6 thùng dầu mỏ pIIrag sản xuất ra được nhiều dầu mỏ hơn Việt Nam với cung một lượng đầu vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

như nhau nhưng đầu ra số lượng dầu của Iran nhiều hơn pI Iran có lợi thế tuyệtđối về dầu mỏ.

Tương tự, đối với Việt Nam 1 đơn vị nguồn lực có thể sản xuất ra được 3tấn gạo, còn Irag được 2 tấn gạo Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuấtgạo.

Nước<sub>ra tăng (giảm)</sub><sup>Dầu mỏ (thùng) sản xuất</sup><sub>tăng (giảm)</sub><sup>Gạo (tấn) sản xuất ra</sup>

1.4.2.4. Các giả định của lợi thế tuyệt đối:

– Chỉ có 2 nền kinh tế tham gia sản xuất hàng hóa

– Hàng hóa các nước khác nhau sản xuất đồng nhất về đặc tính, chất lượng.– Khơng tính chi phí vận tải.

– Chi phí là khơng đổi dù quy mô sản xuất tăng.– Các yếu tố sản xuất ở các nước giống nhau.

– Dễ dàng di chuyển nguồn lực từ ngành này sang ngành khác.– Khơng có sự hiện diện của thuế quan.

– Tri thức là hoàn hảo.

Hạn chế cơ bản của lý thuyết về lợi thế tuyệt đối:

Khơng giải thích được hiện tượng trao đổi thương mại vẫn diễn ra vớinhững nước có lợi thế hơn hẳn các nước khác ở mọi sản phẩm, hoặc những nướckhơng có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm. Ngay từ thời Adam Smith, lýthuyết của ông cũng không dập tắt được nỗi lo lắng của nhiều người ở Anh thờikỳ đó, họ lo ngại rằng giả dụ nước Đức có thể vươn lên để sản xuất có hiệu quảtất cả các mặt hàng hơn so với nước Anh thì thương mại quốc tế sẽ thế nào? Họcthuyết của Adam Smith khơng giải thích được điều này và nhà kinh tế họcDavid Ricardo đã khắc phục được nhược điểm này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

1.4.3. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 – 1823)1.4.3.1. Nội dung về lý thuyết lợi thế so sánh:

Mọi nước đều có thể có lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế. Ví dụ:Irag sản xuất dầu mỏ có hiệu quả hơn Việt Nam, Việt Nam sản xuất gạo có hiệuquả hơn Irag khi hai nước tham gia thương mại quốc tế bn bán với nhau thì cảhai bên đều có lợi ích. Nhưng ngay cả khi Irag sản xuất có hiệu quả hơn ViệtNam tất cả các mặt hàng, cả Irag và Việt Nam đều có lợi khi tham gia vàothương mại quốc tế. Với quan điểm này, Ricardo kêu gọi tất cả các quốc giatham gia vào thương mại quốc tế và xoá bỏ rào cản bảo hộ.

Lợi ích trong thương mại quốc tế bắt nguồn từ lợi thế so sánh. Xuất hiệnkhái niệm về lợi thế so sánh chứ khơng cịn chỉ là lợi thế tuyệt đối nữa.

Mỗi nước đều có lợi thế so sánh trong sản xuất một mặt hàng nào đó (vàkém lợi thế so sánh trong mặt hàng khác).

Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất mộthàng hóa với mức chi phí cơ hội (Chi phí để sản xuất ra một sản phẩm được tínhbằng một sản phẩm khác) thấp hơn so với các quốc gia khác.

Chi phí cơ hội của việc sản xuất ra một hàng hóa là số lượng hàng hóa khácmà chúng ta phải hy sinh khi chúng ta sử dụng nguồn lực để sản xuất thêm mộtđơn vị hàng hóa đó.

Đơn vị sảnphẩm

1giờ lao độngở Mỹ tạo ra

Tương tự với Mỹ pI Lợi thế sản xuất trong máy tínhNếu đề bài cho theo chiều ngược lại:

pI quy đổi về năng suất lao động để tính chi phí cơ hội

Đơn vị sản phẩm<sub>sử dụng ở Mỹ</sub><sup>Số giờ lao động</sup><sub>ở Trung Quốc</sub><sup>Số giờ lao động sử dụng</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Đơn vị sản phẩm<sub>Mỹ tạo ra</sub><sup>1 giờ lao động</sup><sub>Quốc tạo ra</sub><sup>1 giờ lao động Trung</sup>

Mỹ: tương tự, Mỹ sẽ có lợi khi chun mơn hóa vào sản xuất máy tính.1.4.3.2. Hạn chế:

Chỉ chú ý đến cung sản xuất sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh, khơngchú ý đến cầu tiêu dùng. Tất cả các học thuyết cổ điển chỉ tập trung vào cungchứ không đề cập tới cầu, Cầu chỉ được tập trung trong kinh tế học hiện đại.

Chưa tính đến chi phí vận tải, bảo hiểm, thuế quan và các hàng rào bảo hộmậu dịch.

Giá tương đối trong trao đổi chỉ dựa vào đầu vào là lao động.

Chưa tính đến yếu tố chi phí sản xuất giảm dần theo quy mô và năng suấtlao động tăng dần theo quy mơ.

Chưa tính đến vịng đời sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng.Học thuyết Hecksher – Ohlin (H-O)

1.4.4.1. Giới thiệu chung về học thuyết:

Khác biệt về nguồn lực là nguồn gốc duy nhất của thương mại. Giải thích lợi thế so sánh là do:

– Sự khác biệt về nguồn lực giữa các quốc gia.

– Hàng hóa khác nhau thì hàm lượng các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Còn được gọi là Học thuyết về tỷ lệ các yếu tố sản xuất.

1.4.4.2. Nội dung cơ bản của học thuyết H – O.

Trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước tiến đến chun mơn hóa ngànhsản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợinhất. Theo học thuyết này có hai vấn đề (a) sự khác biệt về nguồn lực giữa các

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

quốc gia ‘vd: các nước phát triển có tiềm lực mạnh về vốn, cơng nghệ; các nướcđang phát triển thì mạnh về lao động, đất đai’ – Khi ta nói một quốc gia có thểdư thừa tương đối về yếu tố nào đó ‘vd: về vốn; ; lao động’ là quan điểm tươngđối, chẳng hạn khi ta so sánh quy mô dân số giữa Việt Nam và Mỹ – ta thấy mặcdù dân số Mỹ nhiều hơn Việt Nam nhưng ta vẫn nói Việt Nam dư thừa lao độnghơn so với Mỹ là ta so sánh tỷ lệ lao động trên vốn của Việt Nam so với tỷ lệ laođộng trên vốn của Mỹ; (b) Ngành sản xuất sử dụng nhiều yếu tố sản xuất. Ví dụkhi nói tới ngành sản xuất dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động so vớingành sản xuất lương thực – ở đây ta tính tỷ lệ lao động, hàm lượng lao độngtrong sản phẩm đó cao hơn so với hàm lượng lao động trong sản xuất lươngthực.

Trao đổi quốc tế là sự trao đổi các yếu tố dư thừa lấy các yếu tố khanhiếm. Các nước chun mơn hóa sản xuất các sản phẩm cần nhiều yếu tố dưthừa của nước mình để xuất khẩu và nhập khẩu những sản phẩm mà để sản xuấtra nó địi hỏi nhiều yếu tố khan hiếm. Các yếu tố của sản xuất: vốn, công nghệ,lao động, tài ngun. ở các nước phát triển thì có thế mạnh về vốn, cơng nghệ,cịn các nước đang phát triển thì mạnh về lao động, tài ngun (Dư thừa cónghĩa tương đối), học thuyết của H – O giải thích tại sao một nước, giả như mộtnước phát triển họ xuất khẩu sản phẩm công nghệ – sản phẩm chiếm hàm lượngvốn nhiều – chính là những yếu tố sản xuất của họ là dư thừa. Tương tự, ta thấyTrung Quốc được coi là công xưởng của thế giới, Trung Quốc xuất khẩu nhiềuhàng dệt may, giày dép, đồ chơi trên thế giới – những sản phẩm này sử dụngnhiều những yếu tố rất dư thừa của Trung Quốc. Hoặc ngay trong các nước đangphát triển và phát triển cơ cấu xuất khẩu cũng rất khác nhau, ta thấy nhưCanada xuất khẩu sản phẩm gỗ vì họ có lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú.

Định luật xu hướng cân bằng về thu nhập của các yếu tố sản xuất: Khi cácnước tự do hóa thương mại, khơng có nước nào chun mơn hóa hồn tồn thìthu nhập của các yếu tố sản xuất giữa các nước có xu hướng cân bằng nhau.

<b>2. Một số vấn đề về mậu dịch quốc tế</b>

<i> 2.1. Vì sao các nước phải giao thương với nhau?</i>

Chúng ta không trồng lúa mỳ nên phải nhập khẩu bột mỳ, tương tự nhưđiện thoại di động, máy vi tính, máy bay, ô tô, … Ngược lại người Nhật sản xuấtkhông đủ gạo cho tiêu dùng nên họ phải mua gạo Việt Nam. Singapore thì muadầu thơ Việt Nam sau đó tinh chế và bán xăng thành phẩm lại cho Việt Nam. Từđó cho ta thấy bất kỳ quốc gia nào cũng khơng có đủ nguồn lực để sản xuất tấtcả các sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng của ngườidân. Những nguồn lực đó bao gồm tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, trìnhđộ khoa học cơng nghệ …. Người ta gọi đấy là sự giới hạn nguồn lực quốc gia.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn có ngườimua gạo Thái Lan ăn; ngược lại có một hợp tác xã tại Phú Tân – An Giang đãxuất sang Thái Lan rất nhiều nếp trong năm 2005. Người Mỹ sản xuất được rất

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nhiều xe hơi bán khắp thế giới nhưng họ vẫn mua xe hơi Nhật. Có nhiều quốcgia sản xuất được rượu vang nho nhưng phải uống rượu vang Pháp thì mới“sành điệu”. Rõ ràng tâm lý, thị hiếu tiêu dùng đa dạng cũng khuyến khích việcmua bán hàng hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Tuy nhiên nếu nói rằng lợi ích của ngoại thương thu được xuất phát từ hailí do này thì đúng nhưng hồn tồn chưa đầy đủ, vì thật ra các nước cịn thuđược lợi ích lớn hơn rất nhiều từ những lí do khác; chúng được trình bày chi tiếttrong các chương tiếp theo.

<i>2.2. Mậu dịch quốc tế có những đặc điểm gì?</i>

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế chung của thế giới hiện nay là xuthế hồ hỗn, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Tuy nhiên, những xung đột quốctế vẫn còn và ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của kinh tế thế giới, vànhững xung đột chính trị thường tạo ra những ảnh hưởng lớn về kinh tế. Mặc dùsố lượng các cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới đã giảm nhưng những xung độtvẫn tồn tại ở nhiều nơi. Những nguyên nhân gây ra những xung đột đó là nhữngvấn đề về tôn giáo (đạo hồi, thiên chúa giáo), khủng bố (11/9), tranh chấp lãnhthổ (tranh chấp giữa các nước trong khu vực như Việt Nam – Trung Quốc,Indonesia – Malaysia v.v..). Khi cịn những xung đột như vậy thì kinh tế bị ảnhhưởng rất nhiều. Như sau khi xảy ra cuộc khủng bố 11/9, thì mọi người rất sợ đimáy bay đã gây ra tình trạng làm cho các hãng hàng khơng trên thế giới bị lâmvào tình trạng khủng hoảng phải sa thải rất nhiều nhân công lao động.

Cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển với nội dung rộng lớnngày càng tác động trực tiếp tới mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội ở tất cả cácnước. Cuộc cách mạnh khoa hoặc công nghệ đã làm xuất hiện nền kinh tế trithức mà đặc thù của kinh tế tri thức ta có thể thấy rất quan trọng như vai trị củacơng nghệ thơng tin, người máy, thương mại điện tử v.v… Có rất nhiều kháiniệm về nền kinh tế tri thức nhưng ta có thể hiểu rằng trong kinh tế tri thức vaitrò của chất xám (hàm lượng chất xám), tri thức tạo ra giá trị sản phẩm ngàycàng tăng. Cách mạng khoa học công nghệ sẽ tác động tới cơ cấu trao đổi, trướckia nước nào giàu thì là những nước có nền cơng nghiệp phát triển, nhưng hiệnnay cách đo lường để xem một nước phát triển hay khơng thì khơng thể dựa vàochỉ số về đóng góp của cơng nghiệp trên tổng GDP nữa mà sẽ được tính trênphần đóng góp của lĩnh vực dịch vụ cho tổng GDP.

Trong nhiều thập kỷ gần đây, khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dươngđã nổi lên, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, năngđộng nhất thế giới. Cho dù là trước hay sau cuộc khủng hoảng năm 1997, khuvực này vẫn được coi là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới,đây vẫn là khu vực thu hút được đầu tư nước ngồi lớn nhất. Một trong nhữngmơ hình mà được thế giới nhắc đến về phát triển ở khu vực này là mơ hình “Đànsếu bay” – một nước dẫn đầu đi trước (Nhật Bản từ những năm 50, 60), sau đócác nước khác đi theo (như Hàn Quốc, Hồng Kơng, Singapore, Đài Loan) rồitiếp theo như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipin v.v… Cơ chế của mơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

hình này là chuyển giao cơng nghệ, theo lý thuyết vịng đời sản phẩm để thựchiện chuyển giao công nghệ, đầu tư nước ngoài, các nước phát triển xong sẽchuyển giao cho các nước tiếp theo. Tuy nhiên, mơ hình này không được nhắctới nữa sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.

WTO giữ vai trị quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

<i> 2.3. Mậu dịch quốc tế những năm gần đây thay đổi theo xu hướng nào?</i>

- Tốc độ tăng trưởng mậu dịch quốc tế tăng trưởng khơng đồng đều và cóxu hướng tăng lên.

- Khu vực châu Á – Thái bình dương ngày càng chiếm vị trí quan trọngtrên thị trường thế giới.

- Cơ cấu thương mại trên thế giới ngày càn thay đổi theo hướng: Tăng tỉtrọng hàng hóa chế tạo, giảm bớt tỉ trọng các mặt hàng truyền thống. Tăng tỉtrọng các mặt hàng vơ hình, giảm bớt tỉ trọng các mặt hàng hữu hình.

- Xu hướng tự do hóa thương mại đang trên đà phát triển, tự do hóathương mại song phương phát triển mạnh.

<i>2.4. Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT)2.4.1. Khái niệm </i>

ToT biểu thị số lượng một loại hàng hóa cần thiết để trao đổi lấy một loạihàng hóa khác. Hiện nay, mọi hàng hóa đều được tính bằng tiền, ToT biểu thịgiá cả của 2 loại hàng hóa.

Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nhật Bản với giá 200$/tấn; ngược lạinhập khẩu máy vi tính từ Nhật Bản với giá 400$/cái. Như vậy :

ToT của gạo = ½ máy vi tính hay ToT của máy vi tính = 2 gạo.

<i>2.4.2. Điều kiện thương mại tổng quát </i>

Trong mơ hình nền kinh tế thế giới nhiều hơn 2 quốc gia và 2 sản phẩm thìToT là tỷ số giữa chỉ số giá hàng xuất khẩu với chỉ số giá hàng nhập khẩu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

 Các yếu tố tác động đến điều kiện thương mại:

Sở thích tiêu dùng của thị trường nước nhập khẩu. o Sự khan hiếm hànghóa giao thương trên thế giới. o Chất lượng hàng hóa giao thương. o Khả năngthuyết phục của các doanh nghiệp xuất khẩu. o Chính sách của chính phủ, đặcbiệt là chính phủ các nước lớn.

Những nước lớn có khả năng dùng chính sách tác động đến nhu cầu xuất,nhập khẩu của mình từ đó tác động đến mức giá thế giới và làm thay đổi ToTtheo hướng có lợi cho mình.

<i>2.4.3 Ý nghĩa của Điều kiện thương mại: </i>

Cho biết một nước đang ở vị trí thuận lợi hay bất lợi trong trao đổi quốc tếkhi gặp biến động về giá cả.

N > 1: nước đó đang ở vị trí thuận lợi. Khi giá hàng xuất khẩu tăng nhanhhơn so với giá hàng nhập khẩu (trường hợp cả hai mặt hàng đều tăng); có thể làgiá giảm trong trường hợp giá hàng xuất khẩu giảm ít hơn so với giá hàng nhập.Thơng qua trao đổi quốc tế vẫn có thể xuất khẩu với sản lượng như cũ, nhưng cóthể nhập về với lượng sản phẩm nhiều hơn trước.

N < 1: nước đó đang ở vị trí bất lợi.

N = 1: sự biến động của giá cả khơng có ảnh hưởng gì tới đất nước.

Tỷ lệ trao đổi gắn liền với xu hướng “giá cánh kéo” thì đối với các nướcđang phát triển sẽ bị rơi vào tình trạng bất lợi, với “giá cánh kéo” thì giá hàngthành phẩm, máy móc thiết bị tăng nhanh hơn rất nhiều so với nhóm hàngngun vật liệu, hàng thơ sơ chế, nơng sản là những mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa các nước đang phát triển. Rất nhiều nước đang phát triển đã cải biến đượccơ cấu xuất khẩu của mình và họ đã tăng dần tỷ trọng của mình trong cơ cấu

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

xuất khẩu các sản phẩm máy móc thiết bị, các mặt hàng chế biến trên thế giới.Ví dụ: các nước công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, HồngKơng.

Các quốc gia khắc phục tình trạng bất lợi trong tỷ lệ trao đổi bằng cách: - Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Tăng cường xuất khẩu cácsản phẩm có hàm lượng chế biến cao.

- Đa dạng hóa mặt hàng và đa phương hóa thị trường. Trong ngành Tàichính tiền tệ có câu: Khơng bỏ tồn bộ trứng vào một giỏ thì sẽ phân tán đượcmức độ rủi ro.

- Tham gia vào các tổ chức, hiệp hội. Việt Nam và Thái Lan dự định thànhlập một Các Ten để liên kết các nhà cung cấp trong thị trường gạo. Các Ten nổitiếng nhất trên thế giới là OPEC - điều khiển hầu như tồn bộ hoạt động cungứng dầu thơ trên thế giới.

<b>3. Những đặc điểm của nền kinh tế thế giới</b>

<i>3.1. Khái niệm về nền kinh tế thế giới</i>

Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên tráiđất có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân cônglao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng. Sự phát triểncủa nền kinh tế thế giới phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượngsản xuất của phân công lao động quốc tế và của việ phát triển quan hệ kinh tếquốc tế. Ngày nay nền kinh tế thế giới là một thực thể kinh tế đặc thù, duy nhất,có cơ cấu nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ quan hệ với những phạm vi hoạt độngkhác nhau. Các bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới tác động qua lại, nhiềuchiều trong sự vận động không ngừng cả về mặt lượng và mặt chất. Nền kinh tếthế giới, theo cách tiếp cận hệ thống bao gồm hai bộ phận cơ bản sau đây:

<i><b>* Bộ phận thứ nhất là các chủ thể kinh tế quốc tế: Đây là những người</b></i>

đại diện cho nền kinh tế thế giới và là nơI phát sinh ra những quan hệ kinh tếquốc tế. Sự tách biệt về sở hữu và địa vị pháp lý trong các quan hệ kinh tế quốctế là cơ sở hình thành các chủ thể kinh tế quốc tế độc lập. Các chủ thể kinh tếquốc tế tác động qua lại lẫn nhau làm xuất hiện các mối quqn hệ kinh tế quốc tế.Các chủ thể kinh tế quốc tế tế bao gồm các thực thể kinh tế với các cấp độ khácnhau:

- Các nền kinh tế quốc gia độc lập trên thế giới (kể cả các vùng lãnh thổ):Với khoảng trên 170 quốc gia và tren 30 vùng lãnh thổ tham gia vào nền kinh tếthế giới, các chủ thể kinh tế quốc tế này được coi là các chủ thể đầy đủ xét vềmặt chính trị, cũng như về mặt kinh tế và luật pháp. Ngày nay các quốc gia vàvùng lãnh thổ đều là các chủ thể độc lập. Quan hệ giữa các chủ thể này được bảođảm bằng các hiệp định quốc tế ký kết theo những điều khoản của cơng phápquốc tế. Các chủ thể này theo trình độ phát triển kinh tế gồm có các nước pháttriển, các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Các chủ thể kinh tế ở cấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia: Đây là nhữngcơng ty, xí nghiệp, tập đồn, đơn vị kinh doanh tham gia vào nền kinh tế thế giớithường là ở mức độ thấp và phạm vi hẹp cả về khối lượng buôn bán và đầu tưcũng như số lượng các chi nhánh hoạt động ở nước ngoài. Các chủ thể nàykhông được coi là những chủ thể đầy đủ từ khía cạnh chính trị và pháp lý giồngnhư chủ thể là các quốc gia độc lập. Các chủ thể này tham gia vào các hoạt độngkinh tế quốc tế dựa trên những hợp đồng thương mại hoặc đầu tư được thoảthuận giữa các bên trong khuôn khổ của những hiệp định ký kết giữa các chủ thểnhà nước nêu trên. Các cơng ty xun quốc gia là loại hình tổ chức kinh doanhđặc biệt, chúng có tầm hoạt động rộng lớn ở nhiều quốc gia khác nhau, thậm chívượt khỏi sự kiểm soát của một nhà nước nhất định và trở thành loại chủ thể thứba.

- Các chủ thể ở cấp độ vượt ra ngồi khn khổ quốc gia: Đây là nhữngthiết chế quốc tế, các tổ chức quốc tế hoạt động với tư cách là những thực thểđộc lập có địa vị pháp lý rộng hơn địa vị pháp lý rộng hơn địa vị pháp lý của thểquốc gia. Các tổ chức quốc tế xuất hiện do q trình quốc tế hố đời sống kinhtế và sự phát triển của liên kết kinh tế quốc tế như tổ chức Liên hiệp quốc và cáctổ chức chuyên môn của nó (Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, Ngân hàng thế giới -WB ...), các liên kết kinh tế quốc tế khu vực như: Liên minh Châu Âu (EU),Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các nước Đơng Nam Á(ASEAN) ... Ngồi ra cịn có các Hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội chè thếgiới, Hiệp hội tơ tằm thế giới ...

Ngoài ba loại chủ thể nêu trên, trong nền kinh tế thế giới ngày nay cịn cómột loại chủ thể đặc biệt, đó là các công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc giavà công ty siêu quốc gia. Cho đến nay các thuật ngữ nói trên chưa được sử dụngmột cách thống nhất, tuỳ thuộc vào nội dung kinh tế cụ thể của từng trường hợp.

Thuật ngữ "công ty đa quốc gia" thường được dùng để chỉ các công ty màvốn của nó thuộc sở hữu của các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc nhiều quốctịch khác nhau, và do đó phạm vi hoạt động kinh doanh của nó cũng diễn ra ởtrên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau. Trong trường hợp này, người ta chưachú ý đến tỷ trọng vốn đóng góp của từng bên và cũng chưa quan tâm đến mứckinh tế của các cơng ty đó.

Thuật ngữ "công ty xuyên quốc gia" được sử dụng một cách tương đối phổbiến trong các sách báo kinh tế, nó dùng để chỉ những cơng ty có trụ sở chính ởmột quốc gia nào đó, tầm hoạt động của các cơng ty này vươn sang nhiều quốcgia khác (có các cơng ty con, các chi nhánh, các văn phịng đại diện ... ở cácquốc gia ấy), các công ty này có sức mạnh kinh tế to lớn, giữ vai trò chi phốimột lĩnh vực thị trường liên quan đến nhiều quốc gia. Bởi vậy, những công tyxuyên quốc gia có khả năng nằm ngồi tầm kiểm sốt của một Chính phủ.Những cơng ty này được phát triển một cách mạnh mẽ trong hơn 3 thập kỷ gầnđây và ngày càng giữ vai trị có tính chất chi phối đến các quan hệ kinh tế quốctế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Cịn thuật ngữ "cơng ty siêu quốc gia" cũng được sử dụng trong một sốtrường hợp, chủu yếu ám chỉ tầm hoạt động của những cơng ty này vượt rangồi lãnh thổ của một quốc gia mà không quan tâm đến việc hình thành và tổchức bộ máy của nó.

Các loại cơng ty nói trên là một loại chủ thể kinh tế quốc tế quan trọng vìnó chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế,chuyển giao công nghệ. Nhưng khi phân nhóm, khơng thể coi các loại cơng tynày những chủ thể kinh tế ở cấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia, đồng thời cũngkhơng thể khẳng định nó là các chủ thể ở cấp độ vượt ra ngồi khn khổ quốcgia.

<i><b>* Bộ phận thứ hai là các quan hệ kinh tế quốc tế: Đây là bộ phận cốt lõi</b></i>

của nền kinh tế thế giới, chúng là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữacác chủ thể kinh tế quốc tế đã nói ở trên. Quan hệ kinh tế quốc tế ra đời trên cơsở phát triển các hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế, hoạtđộng xuất và nhập khẩu sức lao động, các hoạt động dịch vụ quốc tế, hoạt độngchuyển giao cơng nghệ, hoạt động tài chính và tín dụng quốc tế ... Nội dung củacác quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng, nó có liên quanđến tất cả các giai đoạn của q trình tái sản xuất, nó diễn ra ở mọi doanhnghiệp, mọi địa phương, mọi ngành kinh tế quốc dân.

<i><b>Căn cứ vào đối tượng vận động, các quan hệ kinh tế quốc tế gồm có: </b></i>

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hoá và dịch vụ: Đó chính là việcmua bán hàng hố và dịch vụ giữa các quốc gia. Việc mua bán hàng hoá hiểutheo nghĩa hẹp là các hàng hoá vật chất (hàng hoá hữu hình), cịn hiểu theonghĩa rộng thì nó bao gồm tất cả các hàng hoá phi vật chất (hàng hoá vơ hình).Trong thực tế, các quan hệ di chuyển quốc tế về hàng hoá và dịch vụ được gọi làhoạt động thương mại quốc tế.

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế vốn tư bản: Đây là việc đưa các nguồnvốn từ nước này sang nước khác để thực hiện các hoạt động đầu tư, bao gồmđầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Các quan hệ về di chuyển quốc tế vốn tư bảntrong thực tế được gọi là hoạt động đầu tư quốc tế.

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động: Đó là việc di cư một cáchtạm thời một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động giữa các quốc gia với nhauđể điều chỉnh quan hệ cung cầu về sức lao động theo trình độ chun mơn khácnhau giữa các quốc gia. Đó chính là hoạt động xuất và nhập khẩu sức lao động.Thực chất của hoạt động xuất và nhập khẩu lao động cũng là một loại hình xuất- nhập khẩu dịch vụ quốc tế nhưng do đặc điểm riêng của đối tượng trao đổi nênnó trở thành một lĩnh vực riêng.

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế các phương tiện tiền tệ: Đó là việc dichuyển các loại tiền mặt, các loại kim khí q, các loại giấy tờ có giá trị (tráiphiếu, cổ phiếu, chứng khoán, hối phiếu ...) giữa các quốc gia nhằm phục vụ chohoạt động lưu thông tiền tệ, hoạt động tín dụng, hoạt động thanh tốn cũng nhưhoạt động đầu tư ... Như vậy, giữa việc di chuyển quốc tế các phương tiện tiền tệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

và việc di chuyển quốc tế vốn tư bản có một bộ phận trùng hợp với nhau, nhữnggiữa chúng vẫn có sự khác nhau quan trọng. Khơng phải mọi sự di chuyển quốctế về vốn đều là sự di chuyển quốc tế các phương tiện tiền tệ (vốn không phảibằng tiền) và ngược lại, không phải mọi sự di chuyển quốc tế về tiền tệ đều cóliên quan đến sự di chuyển quốc tế về vốn.

Nội dung các quan hệ kinh tế quốc tế là rất phong phú và phức tạp. Theo đàphát triển của khoa học và công nghệ, với nhu cầu của con người ngày càng đadạng, nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế nói trên tiếp tục phát triển vềchiều rộng và chiều sâu. Trong thực tế, nội dung của kinh tế quốc tế còn baogồm hợp tác và trao đổi quốc tế, về khoa học công nghệ và nhiều hoạt độngquốc tế khác. Chính sự phong phú và chiều sâu của các quan hệ kinh tế quốc tếnày tạo nên cốt lõi và đánh dấu trình độ phát triển ngày càng cao của nền kinh tếthế giới.

Nền kinh tế thế giới là một thực thể thống nhất hữu cơ của 2 bộ phận nóitrên, nó vận động theo những quy luật khách quan của q trình phân cơng laođộng quốc tế và của hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Cơ cấu của nềnkinh tế thế giới biến đổi gắn liền với các cuộc cách mạng công nghiệp. Ngày nayvới xu hướng khu vực hố và tồn cầu hố làm tăng dần tính đa dạng của cácmối quan hệ kinh tế quốc tế và làm tăng tính chỉnh thể của nền kinh tế thế giới.

<i>3.2. Tính chất quan hệ kinh tế quốc tế</i>

Quan hệ kinh tế quốc tế là các mối quan hệ tự nguyện, phát triển trên cơ sởgiữ vững chủ quyền quốc gia, theo nguyên tắccùng có lợi. Quan hệ kinh tế quốctế chịu sự chi phối rất lớn của quan hệ chính trị quốc tế và ngược lại.

Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế tuân theo các quy luật kinh tếnhư: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Do đó trong qtrìnhphát triển các quan hệ kinh tế quốc tế phải tôn trọng và biết cách vận dụngcác quy luật kinh tế.

Quan hệ kinh tế quốc tế chịu sự tác động của các hệ thống quản lý như:chính sách, luật pháp, thể chế của các quốc gia, điều ước quốc tế. Vì vậy,để pháttriển các quan hệ kinh tế quốc tế, cần phải am hiểu luật pháp và tích cực đónggóp xây dựng các điều ước quốc tế.

Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế gắn liền với sự chuyển đổi cácloại đồng tiền và sự vận động của quan hệ tiền tệ quốc tế là một bộ phận quantrọng của quan hệ kinh tế quốc tế.

Quá trình phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế chịu sự tác động trực tiếpbởi khoảng cách về khơng gian vì nó liên quan đến thời gian và chi phí vận tải.

<i>3.3. Đặc điểm nền kinh tế thế giới</i>

<i>3.3.1. Xu hướng tồn cầu hố của các nền kinh tế</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Tồn cầu hố dẫn đến tự do hoá thương mại quốc tế. Tự do hố thương mạilại thúc đẩy q trình tồn cầu hố phát triển nhanh chóng. Do vậy, có thể nóitồn cầu hoá, tự do hoá kinh tế và hội nhập quốc tế là một q trình kép.

Từ đó xuất hiện các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế như: Khu vực mậudịch tự do, khu vực thống nhất thuế quan, khu vực thị trường chung, khu vựchợp nhất kinh tế.

Việt Nam cũng đang tham gia tích cực vào xu hướng hội nhập và tồn cầuhố. Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu trong quá

<i>trình chủ động hội nhập. Đó là khai thơng được quan hệ với các tổ chức tài</i>

chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàngphát triển Châu Á, gia nhập ASEAN, APEC và ký kết hiệp ước thương mạiViệt-Mỹ. Và sau 11 năm nỗ lực phấn đấu, đàm phán, Việt Nam đã chính thứctrở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vào cuối năm 2006.

Cùng với những đổi mới bên trong từ năm 1989, q trình đa dạng hố, đaphương hố và phát triển kinh tế đối ngoại đã góp phần quan trọng vào nhữngthành tựu phát triển kinh tế, đạt được sự ổn định và tốc độ tăng trưởng khá caotrong 10 năm qua.

Theo xu hướng đó, các cơng ty Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới đểkhơng chỉ chuẩn bị cho cạnh tranh trên sân nhà - thị trường nội địa, mà cịn phảivươn ra thị trường thế giới. Đó là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển.

<i>3.3.2. Các xu hướng liên kết khác nhau giữa các doanh nghiệp để tăng sứccạnh tranh</i>

Tồn cầu hố các cơng ty thông qua các con đường khác nhau như hợpnhất, mua lại, liên kết... nhằm tạo nên các tập đoàn kinh tế hùng mạnh hoạt độngtrên phạm vi toàn cầu. Các cơng ty BC, VT cũng theo xu hướng đó. Cơng tyBưu chính Hà Lan đã mua lại cơng ty TNT để vươn mạnh ra thị trường quốc tế.TNT cũng liên kết với 5 cơng ty Bưu chính Bắc Âu để mở rộng thị trường. Bưuchính Việt Nam muốn vươn ra thế giới thì cũng phải thực hiện chiến lược liêndoanh, liên kết.

<i>3.3.3. Mơ hình kinh tế thị trường mở được nhiều quốc gia áp dụng</i>

Mơ hình kinh tế thị trường mở tiếp tục phát triển như là sự lựa chọn hiệuquả nhất của các nước

Từ cuối những năm 1960, đầu 1970, các nước Đông Á xây dựng kinh tếtheo mơ hình thị trường mở đã làm nên kỳ tích: kinh tế phát triển nhanh chóng,các vấn đề xã hội được giải quyết tốt hơn nhiều so với các nước đang phát triểntheo các mơ hình khác. Mơ hình kinh tế thị trường mở đã tạo điều kiện cho cácnước này thực hiện cơng nghiệp hố thành cơng dựa trên những lợi thế so sánh,tận dụng nội lực và tranh thủ tối đa những điều kiện quốc tế thuận lợi để pháttriển và giành được vị trí có lợi trong phân cơng lao động quốc tế. Các nước theo

<i>mơ hình kinh tế thị trường khép kín trước đây (Ấn độ, các nước Mỹ latinh) đã</i>

thất bại, cũng đang chuyển sang mơ hình kinh tế thị trường mở, hội nhập với thế

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

giới. Các nước khối XHCN cũ cũng dần dần chuyển đổi mơ hình kinh tế khépkín sang mơ hình kinh tế mở, tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốctế. Nhiều nước đã đạt được những mức tăng trưởng nhanh chóng như TrungQuốc, Việt Nam, Nga...

<i>3.3.5. Đầu tư quốc tế tăng nhanh</i>

Các nước phát triển dẫn đầu trong lĩnh vực này, chiếm 88% mức đầu tưquốc tế vào thập kỷ 80,90, trong đó Tây Âu chiếm 40%, Mỹ chiếm 33% và Nhậtchiếm 15%. Trong những năm qua, Việt Nam có nhiều chính sách kêu gọi thuhút vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới.

Một số các công ty Việt Nam cũng bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nướcngồi. Cơng ty Thạch Bàn đang đầu tư vào Liên bang Nga, công ty cà phê Trungnguyên đang mở ra các hình thức liên doanh tại nước ngoài dưới dạng cấp bảnquyền cung cấp dịch vụ cà phê với thương hiệu cà phê Trung ngun, Tổngcơng ty dầu khí Việt Nam cũng dã ký kết các hợp đồng thăm dị, khai thác dầukhí tại Angiery, Công ty viễn thông Viettel đã xâm nhập vào thị trườngCămpuchia...

<b>4. Cơ sở hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế</b>

<i>4.1. Khái niệm:</i>

Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về vật chất và tài chính, cácquan hệ diễn ra khơng những trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực khoahọc - cơng nghệ có liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất,chúng diễn ra giữa các quốc gia với nhau cũng như giữa các quốc gia với các tổchức kinh tế quốc tế.

Chủ thể của cac quan hệ kinh tế quốc tế là các quốc gia cùng với các tổchức kinh tế có tư cách pháp nhân trong các quốc gia đó cũng như các tổ chứckinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia là những chủthể có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển các quan hệ kinh tếquốc tế. Phạm vi vận động của các quan hệ kinh tế quốc tế thường vượt ra ngoàibiên giới một quốc gia.

Các quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc gia với các quốc gia khác và cáctổ chức kinh tế quốc tế tạo thành lĩnh vực kinh tế đối ngoại của quốc gia đó.

<i>4.2. Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế</i>

Nội dung của các quan hệ kinhtế quốc tế rất rộng và đa dạng, trước hết phảikể đến các hoạt động sau đây:

<i>4.2.1. Thương mại quốc tế: </i>

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thểkinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệlàm môi giới. Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong các quan hệkinh tế quốc tế. Sở dĩ thương mại quốc tế có vai trị quan trọng như vậy bởi vìkết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế khác cuối cùng được thể hiện tập trungtrong thương mại quốc tế và quan hệ hàng hoá - tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biếnnhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên giác độ mộtquốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tếbao gồm:

- Xuất và nhập khẩu hàng hố hữu hình (ngun vật liệu, máy móc thiết bị,lương thực thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng ...). Đây là bộ phận chủ yếu vàgiữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Xuất và nhập khẩu hàng hố vơ hình (các bí quyết cơng nghệ, bằng sángchế phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắpráp thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch và nhiều loại hình dịch vụ khác ...). Đây làbộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng phù hợp với sự bùng nổ của cách mạngkhoa học - công nghệ và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tếquốc dân.

- Gia công thuê cho nước ngồi và th nước ngồi gia cơng. Gia cơngquốc tế là một hình thức cần thiết trong điều kiện phát triển của phân công laođộng quốc tế và do sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia. Nóđược phân chia thành hai loại hình chủ yếu tuỳ theo vai trò của bên đặt hàng vàbên nhận gia cơng. Khi trình độ phát triển của một quốc gia cịn thấp, thiếu vốn,thiếu cơng nghệ, thiếu thị trường thì các doanh nghiệp thường ở vào vị trí nhậngia cơng th cho nước ngồi. Nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thìnên chuyển qua hình thức th nước ngồi gia cơng cho mình. Hoạt động giacơng mang tính chất cơng nghiệp nhưng chu kỳ gia cơng thường rất ngắn, đầuvào và đầu ra của nó gắn liền với thị trường nước ngồi nên nó được coi là mộtbộ phận của hoạt động ngoại thương.

- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu. Trong hoạt động tái xuất khẩu người tatiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá từ bên ngồi vào, sau đó lại tiến hànhxuất khẩu sang một nước thứ ba. Như vậy ở đây có cả hành động mua và hànhđộng bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. Cịn trong hoạt độngchuyển khẩu khơng có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ nhưvận tải quá cảnh, lưu kho lưu bãi, bảo quản ...

- Xuất khẩu tại chỗ: Trong trường hợp này hàng hố và dịch vụ có thể chưavượt ra ngồi biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạtđộng xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các ngoại giaođoàn, cho khách du lịch quốc tế ... Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt đượchiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vậntải, thời gian thu hồi vốn nhanh, trong khi vẫn có thể thu được ngoại tệ.

<i>4.2.2. Đầu tư quốc tế </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh trong đó vốn đầu tư được dichuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời.

Trong đầu tư quốc tế thường có hai hoặc nhiều bên có quốc tịch khác nhaucùng phối hợp với nhau để triển khai một dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích chotất cả các bên. Khác với hoạt động thương mại quốc tế có thể chỉ diễn ra theotừng vụ việc, đầu tư quốc tế là một q trình được kéo dài, có trường hợp đến 30năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa. Vốn đầu tư quốc tế có thể được biểu hiện dướinhiều hình thức khác nhau, như bằng cac loại tiền mặt hoặc giấy tờ có giá trị,máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, quyền sử dụng đất đai, các sáng chế, phátminh, bí quyết cơng nghệ, nhãn hiệu hàng hố .v.v... Lợi ích do hoạt động đầu tưmang lại thường là lợi ích kinh tế, đồng thời cịn có cả lợi ích chính trị, lợi íchvăn hố - xã hội, lợi ích về bảo vệ môi trường sinh thái...

Vốn đầu tư quốc tế có hai dịng chính: đầu tư của tư nhân và hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) của các chính phủ, các tổ chức quốc tế.

a. Đầu tư của tư nhân

Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới 3 hình thức:

Đầu tư trực tiếp: Chủ đầu tư nước ngoài toàn bộ hay phần lớn vốn đầu tưvào các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanhnghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại ...

Đầu tư gián tiếp: Chủ đầu tư nước ngồi mua cổ phiếu của các cơng ty ởnước sở tại (ở mức nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hànhtrực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

Tín dụng thương mại: Cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay. b. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là tất cả các khoản viện trợ khơng hồnlại (cho vay dài hạn với một số thời gian ân hạn và lãi suất thấp) của chính phủ,các hệ thống của tổ cức Liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chứctài chính quốc tế (như ngân hàng Thế giới WB, ngân hàng phát triển châu Á -ADB, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF ...) dành cho chính phủ và nhân dân nước nhậnviện trợ. Các cơ quan và tổ chức hỗ trợ phát triển trên được gọi chung là đối tácviện trợ nước ngoài.

<i>4.2.3. Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học - công nghệ </i>

Bao gồm việc chun mơn hố và hợp tác hố ở tầm quốc tế giữa các tổchức kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau trong việc sản xuất một loại sảnphẩm nào đó, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, sáng chế, thiết kế, thử nghiệm,trong đào tạo cán bộ ...

Việc chun mơn hố và hợp tác quốc tế trong sản xuất

Việc chun mơn hố có thể diễn ra theo cac ngành, trong nội bộ từngngành (theo từng sản phẩm), theo chi tiết sản phẩm và theo quy trình cơng nghệ.Chun mơn hố theo các ngành diễn ra khi có sự khác biệt lớn về điều kiện tự

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nhiên, sự chênh lệch đáng kể về trình độ cơng nghệ, trong đó mỗi quốc gia sẽtập trung vào những ngành mà bản thân họ có điều kiện sản xuất thuận lợi và đạtđược hiệu quả cao. Việc chun mơn hố theo chi tiết sản phẩm và theo quytrình cơng nghệ địi hỏi sự tương đồng về trình độ cơng nghệ, trong đó mỗi bênchịu trách nhiệm chế tạo một số chi tiết sản phẩm nhất định hoặc từng giai đoạnnhất định trong quá trình tạo nên sản phẩm cuối cùng. Đây là việc chun mơnhố có tính chất chiều sâu và nó phát huy thế mạnh cơng nghệ của từng quốcgia. Việc chun mơn hố thường gắn liền với việc hợp tác hố vì đây là hai mặtcủa một vấn đề: Việc chun mơn hố địi hỏi việc hợp tác hố và việc hợp táchố phải trên cơ sở chun mơn hố.

Q trình chun mơn hố và hợp tác hố trong sản xuất gắn liền với sựphát triển của cách mạng khoa học - cơng nghệ và q trình phát triển của cáccơng ty xun quốc gia. Những cơng ty lớn có chi nhánh ở hàng chục quốc giacó khả năng thực hiện quá trình chun mơn hố và hợp tác hố một cách ănkhớp trên những phạm vi rộng lớn. Đặc biệt sự ra đời của các khối liên kết kinhtế đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của việc chun mơn hố vàviệc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất.

Sự hợp tác và trao đổi quốc tế về khoa học - công nghệ

<i>* Sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học - cơng nghệ </i>

Là một loại hìn hoạt động bao gồm các hình thức phối hợp giữa các nướcđể cùng nhau tiến hành nghiên cứu, sáng chế, thiết kế, thử nghiệm, trao đổi cáckết quả nghiên cứu, thông tin về khoa học - công nghệ; áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất. Sự hợp tác quốc tế về nghiêncứu khoa học - cơng nghệ là một địi hỏi khách quan trong thời đại ngày nay,khơng một quốc gia nào có khả năng tự mình giải quyết mọi vấn đề khoa học -công nghệ mà thực tiễn đặt ra. Khoa học - công nghệ ngày càng trở thành lựclượng sản xuất trực tiếp và những thành tựu khoa học - công nghệ phải trở thànhtài sản chung của nhân loại. Điều đó khơng loại trừ tình hình thực tế là vẫn cóviệc giữ bí mật những kết quả nghiên cứu và nhiều khi nó cịn là phương tiện đểkhống chế lẫn nhau.

<i>* Việc chuyển giao công nghệ </i>

Hoạt động chuyển giao công nghệ không chỉ là một hoạt động mua bán đơnthuần vì hàng hố cơng nghệ có những đặc điểm riêng. Q trình chuyển giaocơng nghệ phải giải quyết các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và pháp lý thì mới bảođảm cho việc chuyển giao đạt kết quả mong muốn ... Việc chuyển giao côngnghệ không chỉ đơn thuần là việc mua bán máy móc, thiết bị. Đó mới chỉ là"phần cứng" của công nghệ đã được vật chất hố, có giá cả xác định và đượcmua bán theo mối quan hệ thương mại thơng thường. Cơng nghệ cịn có "phầnmềm" bao gồm các kiến thức khoa học, các cơng thức và bí quyết kỹ thuật ... Đólà hàng hố "vơ hình" và khơng có giá cả xác định. Các dạng khác nhau củacông nghệ và quyền sử dụng chúng vào sản xuất được phản ánh bằng các kháiniệm "kiểu dáng cơng nghiệp", "nhãn hiệu hàng hố", "sáng chế", "bí quyết kỹthuật", "bằng bảo hộ sáng chế", giấy phép sử dụng .v.v...

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>4.2.4. Các dịch vụ thu ngoại tệ </i>

Các dịch vụ thu ngoại tệ bao gồm các hoạt động kinh tế quốc tế dưới dạngcác dịch vụ quốc tế như du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, thông tin liênlạc quốc tế, bảo hiểm quốc tế, thanh tốn và tín dụng quốc tế, xuất và nhập khẩusức lao động v.v... Yếu tố quốc tế ở đây thể hiện ở phạm vi hoạt động hoặc chủthể sản xuất và đối tượng tiêu dùng thuộc các quốc tịch khác nhau. Để thuậntiện, người ta quy ước tính quốc tế của các dịch vụ này đồng nhất với hình thứcthanh tốn là việc thu được ngoại tệ. Các dịch vụ thu ngoại tệ có quy mô ngàycàng lớn, nội dung ngày càng phong phú và hình thức ngày càng trở nên đadạng.

Như vậy, quan hệ kinh tế quốc tế có nội dung rộng lớn hơn nhiều so vớithương mại quốc tế (theo nghĩa thơng thường). Theo nghĩa rộng, người ta có thểdùng khái niệm thương mại quốc tế để chỉ toàn bộ các quan hệ kinh tế quốc tếnói chung, bởi vì hình thức biểu hiện phổ biến hiện nay trong các quan hệ kinhtế quốc tế là thông qua buôn bán hàng hoá và dịch vụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾMục tiêu: </b>

- Hiểu được các Quan điểm của phái trọng thương về mậu dịch quốc tế- Biết cách tính tốn các tinh huống trong lý thuyết cổ điển về mậu dịchquốc tế

<b>Nội dung chương:</b>

<b>1. Quan điểm của phái trọng thương về mậu dịch quốc tế</b>

<i>1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội</i>

Vào đầu thế kỷ XV, khi Tây Âu vừa thoát khỏi thời kỳ Trung Cổ và phongkiến, xã hội chủ yếu vẫn là nơng nghiệp được hình thành, sản xuất tự cung tựcấp là chính, mậu dịch chưa phát triển.

Đến cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI mậu dịch đã bắt đầu phát triển do banguyên nhân chủ yếu sau:

Con người đã sản xuất ra một số sản phẩm cao cấp như: đồng hồ, kính hiểnvi, phong vũ biểu ... giúp người ta quan sát và thực nghiệm được chính xác hơn,nâng tầm hiểu biết của con người giúp họ nhận biết được một cách đầy đủ hơnvề thế giới vật chất xung quanh.

Con người đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở rộng giaolưu giữa các khu vực (tìm ra Tân thế giới, từ đó mở rộng giao thương với cácnước phương Đông, Tây Ban Nha, chinh phục được Mexico, từ đó mở rộng giaothương với Mỹ; cuộc du hành của Vasco da Gama đến Ấn Độ đã tạo cơ hội choBồ Đào Nha có thể giao thương với Ấn Độ và các nước Nam Á bằng đườngbiển .v.v...).

Sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăngdoanh lợi của các nhà sản xuất và thương gia.

Ngoài ra, phải kể đến các nguyên nhân khác như: vai trò của các thươnggia được nâng cao, sự hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập cả vềchính trị, vàng bạc từ Tân thế giới đổ về ... tất cả đã làm cho mối quan hệ thươngmại của các quốc gia tăng lên.

Trong bối cảnh như vậy một nhóm người (bao gồm các thương gia, nhânviên ngân hàng, nhân viên chính phủ và cả một số nhà triết học thời đó) đã viếtnhững bài tiểu luận và những cuốn sách nhỏ về mậu dịch quốc tế. Những tácphẩm đó đã biện hộ cho một trường phái kinh tế triết học được gọi là chủ nghĩatrọng thương.

<i><b>1.2. Quan điểm kinh tế cơ bản </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Coi trọng xuất - nhập khẩu, phái này cho rằng đó là con đường mang lại sựphồn vinh cho đất nước - Một quốc gia giàu có phải có nhiều tiền, muốn cónhiều tiền phải phát triển thương nghiệp. Phát triển thương nghiệp nếu chỉ chú ýđến nội thương thì quốc gia khơng mạnh. Quốc gia mạnh phải phát triển ngoạithương, nhưng trong ngoại thương đất nước luôn luôn nhập siêu là đất nước yếu.Do vậy, muốn trở thành quốc gia mạnh thì phải thực hiện xuất siêu: "Một quốcgia chỉ có thể thủ lợi do ngoại thương nếu xuất khẩu vượt nhập khẩu".

Chủ trương "Một cán cân thương mại thặng dư" của phái trọng thương đãdẫn đến:

Chỉ chú ý đến xuất khẩu, tìm mọi cách để tăng được xuất khẩu cả về sốlượng và giá trị. Cịn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm đã hoànchế và hàng hoá xa xỉ phẩm. Một học giả người Áo là Von - Hornick (1638 -1712) đã nói "Thà phải trả giá 2 mỹ kim để mua một món hàng mà tiền đó vẫncịn trong nước cịn hơn là chỉ trả có 1 mỹ kim nhưng lại mất vào tay ngoạiquốc". Từ đó dẫn đến một phương châm hay một chính sách có thể gói gọntrong ngun tắc: "Để ngoại quốc trả cho mình càng nhiều càng tốt, mình trảcho ngoại quốc càng ít càng hay".

Thực hiện độc quyền mậu dịch, tức là loại ngoại quốc ra khỏi một số vùngmậu dịch nào đó. Chẳng hạn: Bồ Đào Nha nắm quyền mậu dịch đối với vùngĐông Ấn; Tây Ban Nha cũng cố gắng nắm độc quyền buôn bán đối với thuộcđịa của mình ... Cán cân thương mại được cải thiện bằng cách mỗi quốc gia muaở những nơi thuộc quyền kiểm soát của họ với giá rẻ và bán đắt ở những nơi nàocần thiết.

Vàng bạc (quý kim) được coi trọng quá mức. Các nhà trọng thương "Thàquốc gia có nhiều vàng bạc hơn là nhiều thương gia và hàng hoá" hay "chúng tasống nhờ vàng bạc hơn là nhờ buôn bán nguyên liệu" (hai học giả trọng thươngClement Amstrong - người Anh và Monchreitien - người Pháp ở thế kỷ XVI vàXVII đã nói như vậy). Họ cho rằng quốc gia nào có mỏ vàng, mỏ bạc là số 1,nếu không, phải buôn bán với nước ngoài để đổi lấy quý kim.

Sở dĩ vàng bạc thời đó được q coi trọng vì:

+ Hiểu sai về khái niệm "tài sản quốc gia". Ngày nay, chúng ta cho rằngvàng bạc chỉ là một phần nhỏ của tài sản trong nước. Điều quan trọng hơn là liệuchúng ta có đủ hàng hố để thoả mãn nhu cầu con người hay khơng và nhất làchúng ta có đủ tài ngun sản xuất để ln ln có được số hàng hố ấy. Nhưngvào thời đó, người ta lại chỉ coi tiền là tài sản quốc gia mà tiền ở đây chính làvàng bạc - đá q, cịn tiền giấy chưa dược sử dụng nhiều.

+ Vàng bạc là những quý kim bền nên có thể làm phương tiện tích trữ haybảo tồn giá trị được. Các nhà trọng thương đặc biệt đề cao tiết kiệm, coi đó nhưlà một cách tích luỹ tài sản. Với một tư duy thương mại như vậy, các chính sáchmậu dịch của phái trọng thương là: Cấm xuất vàng thoi, bạc nén (nếu ai vi phạmsẽ bị tử hình), cấm người ngoại quốc mua quý kim. Tuy nhiên, do sức sản xuấtkhông phát triển, hàng hoá trở nên khan hiếm, giá cả tăng vọt mặc dù vàng bạc

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

tràn ngập buộc Chính phủ một số nước như Tây Ban Nha, Anh và Hà Lan saunày đã phải cho phép xuất cảng hạn chế vàng bạc.

Ngoài ra, quan niệm của phái trọng thương về nhân cơng và cơng xá cũngcó nhiều lệch lạc. Theo họ, muốn gia tăng xuất khẩu để có nhiều q kim thìphải có nhiều nhân công. "Dân số là của cải và sức mạnh quốc gia" (theiNichobas Barbon). Do đó, Chính phủ khuyến khích các cuộc hôn nhân, sinh đẻđể làm gia tăng dân số. "Quốc gia giàu có nhất phải chăng là quốc gia nhiềucơng nhân nhất" (Josiah Tucken). Tình hình chung ở thời kỳ này là công xá quárẻ mạt. Các học giả trọng thương cho rằng công xá cao làm cho con người lườibiếng, chỉ thích ăn khơng ngồi rồi. Quan niệm của họ về một quốc gia giàu cóchẳng phải vì dân sống sung túc, ấm no mà chỉ vì có nhiều của cải mà thơi.

<i>1.3. Nội dung chính về Quan điểm của phái trọng thương</i>

Lý thuyết trọng thương về thương mại quốc tế, Gồm có các điểm sau: - Đánh giá được vai trò của thương mại quốc tế, coi đó là nguồn quan trọngmang về quý kim cho đất nước.

- Có sự can thiệp sâu của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt làtrong lĩnh vực ngoại thương: Lập ra hàng rào thuế quan, khuếch trương xuấtkhẩu, hạn chế nhập khẩu là những chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.

- Coi việc buôn bán với nước ngồi khơng phải xuất phát từ lợi ích chungcủa cả hai phía mà chỉ có thu vén cho lợi ích quốc gia của mình. Vì thế, người tacòn gọi các học giả trọng thương là những nhà kinh tế dân tộc chủ nghĩa. Họ tintưởng rằng một quốc gia chỉ có thể có lợi nhờ mậu dịch trên sự hy sinh của mộtquốc gia khác (nghĩa là mậu dịch quốc tế là một trị chơi có tổng bằng không).

Mặc dù các nhà kinh tế học của trường phái trọng thương còn nhiều hạnchế về quan điểm, tư tưởng kinh tế (trong đó có tư tưởng về thương mại quốctế), nhưng những cống hiển của họ về sự khẳng định vai trò của thương mạiquốc tế, về vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế thơng qua luật pháp vàchính sách kinh tế. Đây là những quan điểm, tư tưởng hợp lý vẫn cógiá trị hiệnnay.

<b>2. Adam Smith với lý thuyết lợi thế tuyệt đối</b>

<i><b>Sau trường phái trọng thương được bổ sung hoàn chỉnh bằng lợi thế tuyệtđối của Adam Smith rồi lợi thế so sánh của David Ricardo. </b></i>

Để thuận lợi trong việc nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã giả sử một tìnhhuống như sau:

Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm.

Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất giống nhau và thị hiếu của 02 dântộc cũng giống nhau.

Chi phí sản xuất là cố định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Khơng có chi phí vận chuyển, bảo hiểm. Mậu dịch tự do.

Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (lao động, vốn, nguyên vật liệu …) tựdo di chuyển trong từng quốc gia nhưng gặp cản trở giữa các quốc gia.

<i><b>Quan điểm của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối: </b></i>

Bàn tay vơ hình (the invisible hand) dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi íchchung => chính phủ không cần can thiệp vào kinh tế, để thị trường tự quyếtđịnh. Và do thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng và nền kinh tếcó lợi khi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh.

Phân công lao động giữa các nước sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

<i><b>Ví dụ 2.1: </b></i>

Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tửtheo bảng mô tả sau:

<b>Bảng 2.1 : Lợi thế tuyệt đối của Việt Nam-Nhật Bản </b>

<b> trao đổi </b>

Clip điệntử

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Nam sẽ có lợi vì chỉ có một giờ sản xuất nhưng có được 3C, thay vì sản xuấttrong nước thì mất 3 giờ. Lợi ích của Việt Nam thu được từ trao đổi là 2 giờ laođộng. Nhật cũng thu được lợi từ muabán là 1 giờ lao động.

Cộng lại hai nước sẽ thu lợi 3 giờ công lao động thay vì phải sử dụng 7 giờcơng lao động trước đó (giảm giờ lao động 43% tức là tăng hiệu quả cơng việclên 43%).

Hai nước cũng có thể không đồng ý tỷ lệ trao đổi là 2/3 nhưng nếu tỷ lệmua-bán bằng hoặc nhỏ hơn 1/3 Nhật Bản sẽ tự sản xuất gạo hay nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc lớn hơn 2/1 Việt Nam sẽ tự sản xuất chip.

Tóm lại lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy:

Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tuyệt đối rồi trao đổivới nhau sẽ mang

lại lợi ích cho cả hai.

Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài ngun có hiệu quả hơn. Tính ưu việt của chun mơn hóa.

Từ đó Adam Smith ủng hộ một nền thương mại tự do, khơng có sự canthiệp của chính phủ.

<b>3. Lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 - 1823) </b>

Năm 1817, Ricardo xuất bản cuốn "Những nguyên tắc kinh tế chính trị vàthuế" (Principles of Political Economy and Taxation), trong đó ơng có nói về lợithế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương với nhau. Quy luật lợithế so sánh là một trong những quy luật quan trọng của kinh tế học nói chung vàcủa kinh tế quốc tế nói riêng. Quy luật này được áp dụng rất nhiều trong thực tếvà cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

<i>a) Bản chất của quy luật lợi thế so sánh </i>

Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh, Ricardo đã đưa ra một số giả thiếtlàm đơn giản hố mơ hình trao đổi mậu dịch, các giả định đó là:

Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm. Mậu dịch tự do.

Lao động có thể chuyển dịch tự do chỉ trong một quốc gia nhưng khơng cókhả năng chuyển dịch giữa các quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Chi phí sản xuất là cố định. Khơng có chi phí vận chuyển.

Chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương.

Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia khơng có lợi thế tuyệt đối để sảnxuất cả hai sản phẩm vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác được coilà có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm. Trong điều kiện đó, quốc giathứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thương. Trong trường hợpnày nếu có một quốc gia bất lợi hồn tồn trong việc sản xuất tất cả các sảnphẩm thì họ vẫn có thể chun mơn hố sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có bấtlợi là nhỏ nhất thì họ vẫn có lợi. Cịn quốc gia có lợi hồn toàn trong việc sảnxuất tất cả các sản phẩm sẽ tập trung chun mơn hố trong việc sản xuất vàxuất khẩu sản phẩm có lợi là lớn nhất thì họ vẫn ln có lợi.

Nội dung của quy luật có thể minh hoạ bằng ví dụ ở bảng sau:

<b>Bảng 1: Lợi thế so sánh của Mỹ và Anh trong sản xuất lúa mì và vải </b>

Quốc gia Nếu so sánh giữa lúa mì và vải thì Anh có lợi thế so sánh về vải,vì năng suất lao động sản xuất vải của Anh chỉ bằng nửa năng suất lao động sảnxuất vải của Mỹ (2 so với 4), trong khi đó năng suất lao động sản xuất lúa củaAnh lại nhỏ hơn những 6 lần so với năng suất sản xuất lúa của Mỹ (1 so với 6).

Ngược lại, chi phí sản xuất cả hai sản phẩm ở Mỹ đều thấp hơn so với ởAnh, nhưng như thế khơng có nghĩa là Mỹ sẽ sản xuất cả 2 sản phẩm mà chỉ tậptrung sản xuất sản phẩm nào có lợi thế so sánh. Mỹ có lợi thế tuyệt đối ở cả 2sản phẩm lúa mì và vải so với Anh nhưng lợi thế tuyệt đối sản xuất lúa mì lớnhơn (6 so với 1) so với vải (4 so với 2) nên Mỹ có lợi thế so sánh về lúa mì.

Theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo thì cả 2 quốc gia đều cólợi nếu hai quốc gia tự nguyện thực hiện trao đổi thương mại: Mỹ chun mơnhố sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần để đổi lấy vải của Anh; cịn Anh thìchun mơn hố sản xuất vải và xuất khẩu một phần để đổi lấy lúa mì của Mỹ.

Khi đó, cả hai quốc gia đều có lợi.

Một cách tổng qt, ta có cơng thức tính lợi thế so sánh như sau: CFSX X(I) x CFSX X(II)

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

CFSX X(II) CFSX Y(II)

thì: Quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y Quốc gia II sẽ có lợi thế

<i>so sánh ở mặt hàng X b) Phân tích lợi ích của mậu dịch </i>

Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia đều có lợi khi trao đổi vớinhau, nhưng cái lợi đó biểu hiện như thế nào ?

Rõ ràng Mỹ không tiến hành mậu dịch với Anh khi đổi 6W lấy 4C hoặc íthơn vì điều này ngay trong nước Mỹ có thể làm được. Cũng tương tự như vậy,Anh sẽ không tiến hành mậu dịch với Mỹ nếu đổi lấy 2C lấy 1W hoặc ít hơn(bảng 1).

Giả sử Mỹ đổi 6W với Anh sẽ được 6C, như thế Mỹ sẽ có lợi 2C (hoặc tiếtkiệm được 1/2 giờ lao động), vì Mỹ chỉ có thể đổi 6W lấy 4C nếu sản xuất trongnước. Để có 6W nhận được từ Mỹ, Anh phải bỏ ra 6 giờ sản xuất lúa mì trongnước. Nhưng nếu bây giờ Anh khơng sản xuất lúa mì nữa mà dành thời gian đóđể sản xuất vải thì Anh sẽ có được 12C. Sau đó đem trao đổi 6C với Mỹ để lấy6W phần cịn lại 6C là phần lợi tích từ mậu dịch mà Anh có được, tức là tiếtkiệm được 3 giờ lao động (vì một giờ sản xuất được 2C).

Như vậy, một lần nữa trên thực tế Anh có lợi từ mậu dịch nhiều hơn so vớiMỹ. Nhưng điều quan trọng khơng phải ở chỗ đó. Điều quan trọng ở đây là cảhai quốc gia đều có lợi, ngay cả nếu một trong số họ (trong trường hợp này làAnh) có lợi thế tuyệt đối ít hơn nước kia ở cả hai loại sản phẩm.

Chúng ta thấy rằng, cả hai quốc gia đều có lợi khi trao đổi 6W lấy 6C. Tuynhiên, đây không phải là tỷ lệ trao đổi duy nhất mà ở đó hai quốc gia cùng cólợi. Đối với Mỹ, chỉ cần đổi 6W lấy một số lớn hơn 4C là đã có lợi hơn so vớisản xuất trong nước. Đối với Anh, để có 6W phải mất 12C nếu sản xuất trongnước (bảng 1). Do đó, Anh sẽ sẵn sàng trao đổi với Mỹ bất cứ một số nào nhỏhơn 12C để có được 6W là Anh đã có lợi hơn so với sản xuất trong nước. Nhưvậy, khung mậu dịch tương đối của hai quốc gia sẽ là: 4C < 6W < 12C

Căn cứ vào khung trên, chúng ta có thể xác định lợi ích từ mậu dịch của Anh, Mỹ và cả thế giới theo các tỷ lệ trao đổi (bảng 2)

<b>Bảng 2: Lợi ích thu được từ mậu dịch theo các tỷ số trao đổi </b>

<b>Tỷ lệ trao đổi giữalúa mì và vải</b>

<b>Lợị ích từ mậu dịch</b>

<b>Ghi chúMỹAnh<sup>Thế</sup><sub>giới</sub></b>

6W : 4C08C8C<sup>Ở tỷ số này khơng có mậu dịch giữa</sup><sub>2 nước</sub>

6W : 5C1C7C8CỞ tỷ số này 2 nước đều cùng có lợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

6W : 12C 8C 0C 8C <sup>Ở tỷ số này khơng có mậu dịch giữa</sup><sub>2 nước </sub>

Qua bảng trên, chúng ta thấy tại tỷ số trao đổi 6W : 8C (tức là 6 giạ lúa và8m vải) lợi ích từ mậu dịch của hai bên là như nhau. Ngay cả những nước khơngcó lợi thế tuyệt đối ở cả hai sản phẩm họ vẫn có lợi khi trao đổi thông qua conđường mậu dịch quốc tế.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, trong các ví dụ trên, lợi ích từ chun mơn hốsản xuất và mậu dịch được biểu hiện qua vải. Tuy nhiên, cũng có thể biểu hiệnlợi ích mậu dịch bằng lúa mì hoặc bằng cả lúa mì và vải. Phải chăng quy luật lợithế so sánh lúc nào cũng đúng? Như trên đã khẳng định, Mỹ chỉ đồng ý trao đổikhi nào 6W lấy nhiều hơn 4C. Nhưng bây giờ Anh lại không sẵn sàng bỏ một sốlớn hơn 4C để thu về 6W từ Mỹ vì ngay trong nước, Anh đã có thể sản xuấtđược 6W mà chỉ mất có 4C. Ở tình huống mới này mậu dịch sẽ khơng xảy ra.Trường hợp ngoại lệ trên đây cũng không làm giảm vai trò của quy luật lợi thếso sánh mà còn sẽ giúp chúng ta có thể bổ sung thêm cho quy luật này chính xáchơn.

<b>4. Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler</b>

Ngồi lao động thì sản phẩm cịn cần nhiều yếu tố khác như vốn, kỹ thuật,đất đai,…. Năm 1936 Gottfried Haberler phát triển thuyết lợi thế so sánh bằngcách dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội để giải thích quy luật lợi thế so sánh.

Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế đo lường chi phícủa chọn lựa đó dưới dạng chi phí cơ hội, được định nghĩa là giá trị của chọn lựathay thế tốt nhất bị bỏ qua.

<b>Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa</b>

chọn. Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế.Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phảithực hiện sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhậnđược một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phínhất định cho nó. Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn làgiá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác;Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật vềsự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn.Hay nói cách khác, chi phí cơ hội ln tồn tại.

Một ví dụ thú vị về chi phí cơ hội là tự kinh doanh. Bạn muốn thành lậpmột công ty phần mềm, bạn phải th văn phịng, tuyển lập trình viên, và sau đóbán phần mềm. Sau một năm, chi phí trực tiếp là:

Thuê văn phòng: 12.000 USD Lương: 24.000 USD

Các chi phí tiện ích: 10.000 USD

Tổng chi phí trong năm là 46.000 USD. Giả sử doanh số phần mềm là48.000 USD, bạn sẽ rất vui vì lợi nhuận là 2.000 USD

Tuy nhiên, lợi nhuận kế tốn tính theo cách này khơng đo lường chính xácsự thành cơng của bạn. Giả sử bạn có thể làm việc cho một ngân hàng quốc tế vàkiếm được 8.000 USD. Vậy cơ hội kiếm được

8.000 USD bị bỏ qua chính là chi phí cơ hội, theo đó bạn đã mất đi mộtkhoản lợi kinh tế là 6.000 USD.

Một ví dụ khác, một trường đại học muốn mở rộng cơ sở trên mảnh đất củatrường ở một thành phố lớn. Một cán bộ trường cho rằng vì đất đã có sẵn nên"khơng phải tốn chi phí". Thật ra, mảnh đất trên vẫn có chi phí vì có thể được sửdụng vào mục đích khác. Nhà trường có thể bán mảnh đất này đi và dùng tiền đểxây cơ sở trên một mảnh đất rẻ tiền hơn.

Một ví dụ đơn giản khác của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đến lớpnghe giáo sư giảng bài, một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng vớimột đối tác làm ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang đượctổ chức trong thời gian đó. Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thểcùng một lúc thực hiện được cả ba phương án. Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáosư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị bỏ qua đối với người học viên là gặp mặtđối tác để ký kết hợp đồng. Cụ thể hơn, nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp nghe giáo sư giảngbài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng.

Trong sản xuất, đó là số lượng các hàng hóa khác cần phải hy sinh để cóthêm một đơn vị hàng hóa nào đó. Mỗi một hoạt động đều có một chi phí cơ hội.Ví dụ, khi một người nào đó đầu tư 10.000 USD vào chứng khốn thì chínhngười đó đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi nếu gửi 10.000 USD vào ngân hàngnhư một khồn tiền tiết kiệm. Chi phí cơ hội của dự án đầu tư 10.000 USD vàochứng khốn bằng khoản lãi tiết kiệm đáng ra có thể có được. Chi phí cơ hộikhơng chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó cịn bao gồm cảnhững thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác.

Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu đượckhi thực hiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí kinh tế. Các nhà kinh doanh và

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

người tiêu dùng thực hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phíbỏ ra tại mỗi điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuấthoặc tiêu dùng thêm). Ví dụ trong việc lựa chọn lượng hàng hóa tiêu dùng tốiưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu dùng thêm là giá cả mộtđơn vị sản phẩm, và nó được so sánh với lợi ích cận biên thu được khi tiêu dùngthêm đơn vị sản phẩm đó. Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa sản xuất tối ưu,chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận biên củamỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên củađơn vị sản phẩm tăng thêm đó. Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểmbiên chính là nội dung của phương pháp phân tích cận biên.

<b>Chi phí cơ hội là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học. </b>

Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nênchi phí cơ hội thường khơng xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính,kế tốn. Tuy nhiên, đây ln là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ramột quyết định. Gần như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơhội.

Các chuyên gia về Phân tích gia tăng, Phân tích dự án ln phải phân tích

<i>chi phí cơ hội. </i>

Ví dụ về mậu dịch: Giả sử khơng có mậu dịch, người Nhật

<small>1</small>

phải sản xuấtgạo để ăn, mà một giờ sản xuất 1 kg gạo thì đã mất cơ hội sản xuất 3 con chipđiện tử. Như vậy chi phí cơ hội tạo ra 1 kg gạo của Nhật Bản là 3 con chip, cònViệt Nam là 1/2. Nói cách khác, chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng

<i><b>của một sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên làmtăng thêm một đơn vị sản phẩm thứ nhất. </b></i>

Qua ví dụ trên cho thấy Việt Nam có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất gạoso với Nhật Bản (1/2<3) nên Việt Nam có lợi thế so sánh; ngược lại trong sảnxuất chip điện tử, Nhật Bản có lợi thế hơn.

Như đã đề cập ở phần 1.2, nguồn lực mỗi quốc gia đều hữu hạn nên cácquốc gia sẽ phải lựa chọn những sản phẩm có lợi thế so sánh, chi phí cơ hội càngthấp càng tốt để sản xuất và trao đổi với nhau. Giao thương giúp cho các quốc

<i><b>gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất (đường giới hạn sản xuất) của</b></i>

<b>20 40 </b>

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>90 60 30 20 </b>

<b>60 80 </b>

Việc chun mơn hóa vào mặt hàng có chi phí cơ hội thấp, đã giúp cácnước sử dụng tài nguyên, nguồn lực phát triển hiệu quả hơn.

<b>Hình 2.1: Thương mại làm gia tăng phúc lợi của nền kinh tế </b>

Xét theo kinh tế tồn cầu, khi khơng mua bán, cả người Mỹ và Anh chỉ tạora 130 thép + 100 vải. Khi phân công sản xuất hợp lý, 2 nước này đã tạo ra 180thép + 120 vải, đóng góp được nhiều hơn cho nền kinh tế thế giới.

<i><b> Giới hạn khả năng sản xuất, chi phí cơ hội và hiệu quả </b></i>

<b><small>Vải 120 </small></b>

<b><small>70 60 </small></b>

<b><small>0 90 110 180 ThépB </small></b>

<b><small>A </small></b>

<b><small>Vải 120 </small></b>

<b><small>50 </small></b>

<b><small>0 40 60 70 ThépB’ </small></b>

<small>C </small>

<small>C’ </small>

</div>

×