Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Bài giảng kế toán thuế ac07 Đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.47 MB, 210 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

<b>BÀI GIẢNG MƠN KẾ TỐN THUẾ </b>

(TS. Nguyễn Thanh Trang)

<b>BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THUẾ VÀ KẾ TỐN THUẾ </b>

<b>Mục đích: </b>

Nắm được khái niệm thuế, vai trò, chức năng của thuế, phân biệt được các sắc thuế nhau, yêu cầu của Luật quản lý thuế.

<b>Nội dung bài: </b>

1. Khái niệm, phân loại thuế

2. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 3. Quy trình khai báo và thủ tục nộp thuế 4. Luật quản lý thuế

5. Kế toán thuế tại doanh nghiệp

<b>Tài liệu tham khảo: </b>

- Sách giáo trình chính: Bài giảng Kế tốn Thuế - Viện Đại học Mở Hà Nội (2018)

- Các tài liệu khác có liên quan tới Luật Thuế GTGT, Thuế TTĐB, Thuế TNDN, Thuế TNCN...

<b>Mục tiêu cụ thể: </b>

* Sau khi học xong chương này anh/chị sẽ: - Hiểu được các khái niệm về thuế - Hiểu được ý nghĩa của thuế;

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Nắm được những nội dung của một hệ thống thuế - Nắm vững kết cấu của một sắc thuế

<b>1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THUẾ </b>

Giới thiệu:

Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu một số khái niệm về thuế, đặc điểm cơ bản của thuế, phân loại thuế

Nội dung:

<i>1.1.1. Một số khái niệm thuế </i>

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, sự phát triển của khoa học, công nghệ quản lý, phạm vi và nội dung của thuế ngày càng mở rộng và đa dạng hơn. Điều này đã thúc đẩy khoa học về thuế phát triển và cho ra đời quan điểm khác nhau về thuế trên các góc độ khác nhau.

Theo góc độ phân phối thu nhập, thì thuế là “hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Theo góc độ của người nộp thuế “Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.

Theo góc độ kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của nhà nước.

Từ các quan điểm trên có thể đưa ra định nghĩa chung về thuế như sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích cơng cộng.

Kết luận: thuế là hình thức động viên nguồn thu quan trọng của Nhà nước.

<i>1.1.2. Đặc điểm của thuế </i>

Từ khái niệm về thuế có thể thấy thuế có các đặc điểm chính sau đây: tính bắt buộc, tính khơng hồn trả trực tiếp, tính pháp lý cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

* Tính bắt buộc: khác với các khoản tiền chuyển giao từ chủ thể này sang chủ thể khác thường mang tính tự nguyện, có thỏa thuận thì thuế lại là bắt buộc.

* Tính khơng hồn trả trực tiếp:

- Trước khi thu thuế nhà nước không hứa hẹn cung ứng một dịch vụ công cộng nào trực tiếp cho người nộp thuế.

- Sau khi nộp thuế, nhà nước khơng có sự bồi hồn trực tiếp nào cho người nộp thuế. - Người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ thuế với lí do họ khơng có

được lợi ích trực tiếp từ nhà nước.

- Lợi ích từ việc nộp Thuế sẽ được hồn trả gián tiếp thơng qua các dịch vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp cho xã hội.

* Tính pháp lý cao:

- Tính pháp lý được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước, được quy định bởi pháp luật của nhà nước và được sự tôn trọng của xã hội, nếu vi phạm về Thuế sẽ có những chế tài xử phạt nghiêm minh.

- Được thể hiện thông qua các quy định cụ thể về phạm vi, hình thức, thủ tục, quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ thuế (đối tượng chịu thuế, nộp thuế, thời hạn nộp, mức nộp…)

<i>1.1.3. Vai trò của Thuế </i>

* Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước

- Thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất với ngân sách NN * Điều tiết kinh tế vĩ mô

Xuất phát từ đặc điểm của thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách và bồi hoàn gián tiếp cho người nộp thuế nên vai trò của thuế trong điều tiết vĩ mô nên kinh tế thể hiện qua các điểm sau:

- Thuế được sử dụng như một cơng cụ nhạy bén góp phần kiềm chế lạm phát, ổn đinh giá cả, kích thích đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

- Thuế được coi là công cụ sắc bén để phân phối lại sản phẩm xã hội nhằm đạt mục tiêu công bằng. Thể hiện thông qua việc áp dụng quy định thuế với các đối tượng chịu thuế

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

nhưng theo các mức thuế suất khác nhau, thiết lập mức thuế cao với những đối tượng có thu nhập cao, hoặc đặt ra biểu thuế lũy tiến.

- Thuế là công cụ nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước, duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.

Kết luận:

- Hai vai trò của thuế nêu trên có tính gắn bó mật thiết với nhau, thể hiện tính hai mặt của thuế do đó có thể có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế dưới cách sử dụng của Nhà nước.

<i>1.1.4. Phân loại thuế </i>

Trách nhiệm của nhà nước là xây dựng và thực thi các chính sách thuế một cách phù hợp để phát huy các ảnh hưởng tích cực của thuế. Từ đó, cần phải hình thành một hệ thống thuế đa dạng để thưc hiện các vai trò của thuế.

* Hệ thống Thuế

Xuất phát từ đặc điểm của thuế có khái niệm về hệ thống thuế như sau: Hệ thống thuế là tổng hợp các sắc thuế khác nhau có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau nhằm mục tiêu chung là thực hiện nhiệm vụ nhất định của Nhà nước theo từng thời kỳ cụ thể.

* Phân loại thuế

Hiện nay có các tiêu thức sau thường sử dụng để phân loại thuế là đối tượng chịu thuế, phương thức đánh thuế, phạm vi thẩm quyền về thuế.

- Phân loại theo đối tượng chịu thuế: gồm có thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản. * Thuế thu nhập: đây là các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được (thu nhập có thể có từ nhiều nguồn như tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh…): tương ứng có Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế doanh nghiệp…

* Thuế tiêu dùng: đối tượng là phần thu nhập được mang ra tiêu dùng trong hiện tại. Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…

* Thuế tài sản: đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản như chứng khoán, nhà cửa, phương tiện vận tải, nhãn hiệu thương mại…Ví dụ thuế động sản, thuế bất động sản…

- Phân loại theo phương thức đánh thuế: gồm có thuế trực thu và thuế gián thu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

* Thuế trực thu: đây là các sắc thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của đối tượng nộp thuế, người nộp thuế là người trả tiền cuối cùng trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng chuyển giao thuế cho người khác là khó thực hiện.

VD: Thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất, thuế thu nhập doanh nghiệp.

* Thuế gián thu: đây là các sắc thuế không đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của đối tượng nộp thuế mà đánh gián tiếp thơng qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà người nộp thuế mua, người nộp thuế là sản xuất kinh doanh, hàng hóa (nộp thay cho người tiêu dùng), thường mang tính lũy thái vì khơng phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng.

VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…

- Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế: gồm thuế trung ương và thuế địa phương * Thuế trung ương: thuế do cơ quan đại diện nhà nước ở trung ương ban hành. Ví dụ: tại Mỹ có thuế thu nhập của Liên bang

* Thuế địa phương: thuế do chính quyền địa phương ban hành. Ví dụ: tại Mỹ có thuế thu nhập của tiểu bang

<b>1.2. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ </b>

Trách nhiệm của nhà nước là xây dựng và thực thi các chính sách Thuế một cách phù hợp do đó phải thiết kế một sắc thuế với những nội dung đầy đủ gồm tên gọi của sắc thuế, đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, cơ sở tính thuế, mức thuế, miễn thuế, giảm thuế.

<i>2.1. Tên gọi của sắc thuế </i>

Tên gọi nhằm phân biệt các sắc thuế khác nhau, cũng như hàm chứa nội dung của sắc thuế và thậm chí cả phạm vi điều chỉnh của sắc thuế, mục đích của sắc thuế.

Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập Doanh nghiệp…

<b>CÁC LOẠI THUẾ HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM: </b>

1. Thuế giá trị gia tăng: là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hố chịu thuế giá trị gia tăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Là 1 loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế tieu thu đặc biệt đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuề nhập khẩu đối với 1 số mặt hàng nhập khẩu.

Đối tượng chịu thuế: kinh doanh dịchvụ, 1 số sản phẩm và 1 số mặt hàng nhập khẩu theo qui định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối tượng nộp thuế: đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế TTĐB. Mối mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế 1 lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB thì khi bán ra không phải nộp thuế TTĐB nữa.

3. Thuế Xuất nhập khẩu(XNK): Là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá XNK của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước XNK qua biên giới Việt Nam.Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân XNK các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế XNK.

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của DN. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sxkd hàng hố dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.

5. Thuế thu nhập cá nhân: Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngồi có thu nhập cao; người nước ngồi có thu nhập tại Việt Nam.

6. Thuế tài nguyên: Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước qui định. Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khống sản tự nhiên, thủy sảntự nhiên và các loại tài nguyên khác như VLXD tự nhiên.

Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng cơng trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá qui định của Nhà nước.

7. Các loại thuế khác, lệ phí: Thuế trước bạ là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải, … đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó. Lệ phí mơn bài: Hàng năm Nhà nước tiến hành thu lệ phí mơn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể, các DN, công ty tư nhân, Hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế khác. Lệ phí mơn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý DN…

<i>1.2.2. Đối tượng nộp Thuế </i>

- Trong sắc thuế thường quy định ai là người nộp thuế - Đối tượng nộp thuế.

- Đối tượng nộp thuế là thể nhân hoặc pháp nhân được luật pháp xác định có trách nhiệm phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước và gọi là người nộp thuế. (Người nộp thuế có thể khơng đồng nhất với người chịu thuế)

Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng thì đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng, cịn đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước.

<i>1.2.3. Đối tượng chịu Thuế </i>

- Trong sắc thuế thường quy định cái gì (đối tượng gì) là đối tượng chịu thuế.

- Đối tượng chịu thuế là tài sản hay hàng hóa hay thu nhập phải chịu sự đánh thuế. Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng thì đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng, cịn đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước.

<i>1.2.4. Cơ sở tính Thuế </i>

- Cơ sở tính thuế là đại lượng được sử dụng làm căn cứ tính thuế.

- Thơng thường căn cứ tính thuế thường trùng với đối tượng chịu thuế nhưng có thể khác về hình thức biểu hiện. Ví dụ: cơ sở tính thuế xuất khẩu là giá trị của hàng hóa xuất khẩu, cịn đối tượng chịu thuế là hàng hóa xuất khẩu.

- Đối tượng chịu thuế thường rộng hơn căn cứ tính thuế.

- Căn cứ tính thuế của sắc thuế này, sau khi tính và nộp loại thuế tương ứng có thể thành căn cứ tính thuế của sắc thuế khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

+ Mức thuế tuyệt đối (định suất thuế): là mức thuế được tính bằng số tuyệt đối theo một đơn đo lường của đối tượng chịu thuế. Ví dụ: 1 lít xăng hiện nay chịu thuế bảo vệ môi trường 3000đ…

+ Mức thuế tương đối (thuế suất): là mức thuế tính bằng một tỷ lệ % trên một đơn vị giá trị tính thuế. Ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu mạnh hiện nay là 65% trên giá tính thuế. Phân loại mức thuế:

+ Thuế thống nhất: là mức nộp thuế cố định như nhau cho mọi đối tượng chịu thuế. Ví dụ: thuế thân (đánh theo đầu người).

+ Mức thuế ổn định: là mức nộp thuế được quy định theo một tỷ lệ nhất đinh như nhau trên cơ sở tính thuế.

Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 20% với doanh nghiệp.

+ Mức thuế lũy tiến: mức thuế phải nộp tăng dần theo mức độ tăng của cơ sở tính thuế. Biểu hiện thơng qua biểu thuế suất lũy tiến. Biểu thuế suất dạng này có 3 loại. Dạng biểu thuế giản đơn: chia cơ sở tính thuế thành nhiều bậc chịu thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc sẽ có quy định mức thuế phải nộp bằng số tuyệt đối. Dạng biểu thuế lũy tiến tồn phần: chia cơ sở tính thuế thành nhiều bậc chịu thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc sẽ có mức thuế suất tăng dần theo mức tăng của cơ sở tính thuế, thuế phải nộp là tổng thuế theo từng bậc. Dạng biểu thuế lũy tiến toàn phần: cơ sở tính thuế cũng được chia thành nhiều bậc, thuế suất tăng theo mức tăng của cơ sở tính thuế, thuế nộp là thuế tính theo bậc của cơ sở tính thuế tương ứng.

+ Thuế lũy thối: mức thuế phải nộp giảm theo mức tăng của cơ sở tính thuế.

<i>1.2.6. Miễn, giảm Thuế </i>

Đây là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế, thực chất đó là tiền thuế phải nộp cho Ngân sách nhưng được Nhà nước cho phép không phải nộp tồn bộ hoặc chỉ nộp một phần. Mục đích nhằm: tạo điều kiện giúp đỡ người nộp Thuế, thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc miễn, giảm Thuế cũng có thể có những tác hại làm méo mó sự cơng bằng của của sắc Thuế nên cần hạn chế sử dụng.

Tổng hợp những quy định về Luật Thuế mới nhất năm 2018 – Tổng hợp những điểm tin mới nhất của văn bản, hướng dẫn về Luật Thuế mới nhất hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

A. Thuế Giá Trị Gia Tăng

- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT và Nghị định CP.

209/2013/NĐ-- Thông tư 119/2014/TT209/2013/NĐ--BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT209/2013/NĐ--BTC, 111/2013/TT209/2013/NĐ--BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế.

- Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế.

- Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

=> Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC ban hành ngày 17/6/2015

- Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật quản lý thuế. (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2016)

- Thông tư 99/2016/TT-BTC Hướng dẫn mới về hồn thuế GTGT (Có hiệu lực từ ngày 13/8/2016)

- Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn mới về thuế GTGT, TTĐB

- Thông tư 173/2016/TT-BTC sửa đổi khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành về thuế GTGT

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Thông tư số 93/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính Bãi bỏ mẫu 06/GTGT Từ ngày 05/11/2017.

- Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP về thuế GTGT, thuế TNDN. (Có hiệu lực từ ngày 01/02/2018) - B. Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành

Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế TNDN

- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế.

- Thơng tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế.

- Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, 119/2014/TT-BTC, 151/2014/TT-BTC.

- Bạn đang xem: Tổng hợp những qfuy định về Luật Thuế mới nhất năm 2018 => Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BTC ban hành ngày 14/9/2015

C. Thuế Thu Nhập Cá Nhân

- Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế TNCN và Nghị định CP.

65/2013/NĐ-- Thông tư 119/2014/TT65/2013/NĐ--BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT65/2013/NĐ--BTC, 111/2013/TT65/2013/NĐ--BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế.

- Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế.

- Thông tư 92/2015/TT-BTC về việc Hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

=> Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC ban hành ngày 05/02/2015 D. Lệ phí Môn Bài

- Thông tư 302/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn về lệ phí mơn bài sẽ có hiệu từ ngày 01/01/2017.

- Thơng tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế.

- Thơng tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Bài viết: Tổng hợp những quy định về Luật Thuế mới nhất năm 2018

=> Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BTC – Tổng kết các quy định – thay đổi, ban hành ngày 17/6/2015

- Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi bổ sung quy định về hóa đơn (sửa đổi bổ sung thông tư 39 và TT 26)

*** Xử phạt vi phạm khi sử dụng hóa đơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Thông tư 10/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 02/03/2014) hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. (hướng dẫn chi tiết về các hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn, hình thức xử phạt, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP)

- Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, theo đó, sửa đổi quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, vi phạm hành chính về phí, lệ phí và xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn. (có hiệu lực từ ngày 01/08/2016) => Văn bản hợp nhất Nghị định 11/VBHN-BTC năm 2016 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn do Bộ Tài chính ban hành

- Thơng tư 176/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Thông tư 10/2014/TT-BTC.

F. Xử phạt vi phạm về thuế:

- Xử phạt vi phạm hành chính về thuế (Kê khai sai, thiếu, nộp chậm, không nộp…tờ khai báo cáo thuế): Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

- Phạt nộp chậm tiền thuế: Tại Khoản 3 Điều 3 Luật số 106/2016/QH13, Và được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 điều 3 của Thông tư 130/2016/TT-BTC

- Thông tư 324/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 04/02/2017; thay thế Quyết định 33/2008/QĐ-BTC và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 33. 10 Kế Toán Luật kế toán 2015: Luật 88/2015/QH13 được ban hành ngày 20/11/2015 với nhiều quy định về nội dung cơng tác kế tốn; tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán; quản lý nhà nước về kế toán; …

- Nghị định 174/2016/NĐ-CP ban hành Ngày 30/12/2016, bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán DN nhỏ và vừa, gồm: nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày BCTC của DN nhỏ và vừa (Thay thế quyết định 48/2006/QĐ-BTC) có hiệu lực ngày 01/01/2017

- Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán DN ban hành vào ngày 22/12/2014, áp dụng từ ngày 01/01/2015 (thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT-BTC

<i>1.3. Quy trình khai báo và thủ tục nộp thuế </i>

(Theo quyết đinh 1864/QĐ-TCT năm 2011 và các văn bản bổ sung diều chỉnh khác) * Các bộ phận tham gia thực hiện quy trình

- Bộ phận kê khai và kế toán thuế (Bộ phận KK&KTT) tại cục thuế, chi cục… - Bộ phận đăng ký thuế:

- Bộ phận quản lý các khoản thu từ đất - Bộ phận quản lý thuế thu nhập cá nhân - Bộ phận hỗ trợ NNT

- Bộ phận quản lý nợ (Bộ phận QLN) - Bộ phận Kiểm tra, Thanh tra thuế - Bộ phận tin học

- Bộ phận hành chính văn thư - Bộ phận “một cửa”

* Một số từ ngữ sử dụng trong quy trình

- Hồ sơ khai thuế là cụm từ dùng để chỉ tờ khai thuế (tháng, quý, năm, quyết toán và từng lần phát sinh) và các tài liệu khác liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp (bảng kê, phụ lục, báo cáo tài chính…) do NNT lập và gửi đến cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Hồ sơ khai thuế có mã vạch là cụm từ dùng để chỉ hồ sơ khai thuế được NNT kê khai bằng phần mềm ứng dụng Hỗ trợ kê khai do Tổng cục Thuế cung cấp.

- Hồ sơ khai thuế điện tử là cụm từ dùng để chỉ hồ sơ khai thuế được NNT nộp cho cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Quét hồ sơ khai thuế là cụm từ dùng để chỉ việc sử dụng thiết bị đọc và phần mềm ứng dụng nhận tờ khai thuế mã vạch để đọc mã vạch in trên tờ khai thuế và các tài liệu kèm theo vào hệ thống ứng dụng theo dõi nhận, trả hồ sơ thuế và ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế.

- Chứng từ nộp thuế là cụm từ dùng để chỉ các chứng từ xác nhận việc nộp tiền thuế, tiền phạt của NNT do NNT lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm: giấy nộp tiền vào NSNN, giấy nộp tiền vào NSNN bằng ngoại tệ, lệnh thu NSNN, lệnh ghi thu NSNN, quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu, chứng từ nộp thuế điện tử và các chứng từ điều chỉnh nộp tiền thuế vào NSNN. - Kế toán thu NSNN là cụm từ dùng để chỉ việc theo dõi, tổng hợp số tiền thuế, tiền phạt

đã nộp vào tài khoản thu của NSNN tại KBNN.

- Kế toán theo dõi thu nộp thuế đối với NNT là cụm từ dùng để chỉ việc theo dõi, ghi chép, hạch toán số tiền thuế, tiền phạt phải nộp, đã nộp, đã hoàn, đã bù trừ, đã miễn giảm, còn phải nộp, còn được khấu trừ, nộp thừa của NNT theo từng loại tài khoản phải nộp và từng sắc thuế tại sổ thuế của cơ quan thuế.

- Ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế (QLT: ứng dụng quản lý thuế cấp Cục; QLTCC, VATWIN: ứng dụng quản lý thuế cấp Chi cục; PIT: ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân) là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế của ngành thuế.

- Ứng dụng theo dõi nhận, trả hồ sơ thuế (QHS) là ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi việc nhận hồ sơ của NNT và trả kết quả cho NNT của cơ quan thuế.

1.3.1. Quản lý tình trạng kê khai thuế của NNT * Quản lý NNT nộp hồ sơ khai thuế

- Đối với NNT được cấp MST/MSDN mới: Xác định sắc thuế, mẫu HSKT, kỳ tính thuế và ngày bắt đầu phải nộp HSKT của từng NNT để cập nhật Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp chưa đủ thơng tin để xác định chính xác các HSKT phải nộp của NNT: liên hệ với NNT qua điện thoại, đề nghị giải trình, bổ sung thơng tin của NNT…

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Đối với NNT thay đổi thông tin đăng ký thuế nhưng không làm thay đổi MST/MSDN và không thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin đăng ký thuế thay đổi, bổ sung của NNT, xác định sắc thuế, mẫu HSKT mới phát sinh mà NNT phải nộp cho cơ quan thuế hoặc khơng cịn phát sinh do thay đổi tình trạng hoạt động, thay đổi nghĩa vụ thuế và thực hiện. Cập nhật bổ sung sắc thuế, mẫu HSKT, kỳ tính thuế và ngày bắt đầu phải nộp HSKT đối với các HSKT mới phát sinh của NNT vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế.

- Đối với NNT chuyển địa điểm và thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp

- Đối với cơ quan thuế nơi NNT chuyển đi: Xác định tình hình nộp HSKT của NNT đến thời điểm chuyển đi, nếu NNT chưa nộp đủ HSKT hoặc đang trong quá trình xử lý các vi phạm liên quan đến việc nộp HSKT thì lập Thơng báo gửi NNT và cơ quan thuế nơi NNT chuyển đến để tiếp tục theo dõi, quản lý. Căn cứ ngày chuyển đi của NNT, cập nhật ngày kết thúc phải nộp HSKT đối với toàn bộ HSKT của NNT vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế.

- Đối với cơ quan thuế nơi NNT chuyển đến: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin của NNT chuyển đến cập nhật sắc thuế, mẫu HSKT, kỳ tính thuế, ngày bắt đầu phải nộp HSKT vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế; đồng thời theo dõi, giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc nộp HSKT của NNT.

- Đối với NNT tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp và thay đổi MST/MSDN: Đối với NNT được cấp MST/MSDN mới sau khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp: Cập nhật sắc thuế, mẫu HSKT, kỳ tính thuế, ngày bắt đầu phải nộp HSKT. Đối với NNT chấm dứt hiệu lực MST/MSDN: Cập nhật ngày kết thúc phải nộp HSKT.

- Đối với NNT tạm ngừng kinh doanh có thời hạn: để tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc NNT nộp HSKT; hết thời gian tạm ngừng kinh doanh tiếp tục việc theo dõi, đôn đốc NNT nộp HSKT.

- Đối với NNT giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động: Cập nhật ngày ngừng hoạt động. Cập nhật ngày chính thức chấm dứt hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Đối với NNT bỏ trốn, mất tích, khơng tìm thấy địa chỉ hoạt động nhưng chưa làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST/MSDN: Cập nhật ngày bỏ trốn, mất tích. Cập nhật ngày chính thức chấm dứt hoạt động

* Quản lý NNT thay đổi về kê khai thuế

- Đối với NNT thay đổi kỳ kê khai thuế: Xác định HSKT theo từng lần phát sinh đề nghị chuyển sang khai thuế theo tháng, quý của NNT. Cập nhật sắc thuế, mẫu HSKT, kỳ tính thuế, ngày bắt đầu phải nộp HSKT.

- Đối với NNT thay đổi niên độ kế toán: thực hiện cập nhật thay đổi về niên độ kế toán của NNT

- Đối với NNT chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

+ Trường hợp NNT gửi văn bản đề nghị chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Lập Phiếu đề nghị giải quyết trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu đề nghị giải quyết, Bộ phận Kiểm tra thuế trả kết quả kiểm tra cho Bộ phận KK&KTT. Căn cứ kết quả kiểm tra lập Thơng báo chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của NNTgửi NNT. Cập nhật thay đổi nếu được phép.

+Trường hợp cơ quan thuế quyết định thay đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đối với NNT: Báo cáo, đề xuất với Thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế đối với NNT theo quy định; đề xuất chuyển NNT sang thực hiện phương pháp tính thuế GTGT thích hợp, tuỳ theo điều kiện thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ của NNT. Cập nhật thay đổi.

* Quản lý khai thuế qua tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (sau đây gọi chung là đại lý thuế)

- Đối với NNT khai thuế qua đại lý thuế: Kiểm tra tính hợp pháp của Hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế đã ký kết giữa NNT và đại lý thuế. Kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của đại lý thuế theo danh sách đại lý thuế do Tổng cục Thuế thông báo. Cập nhật các thông tin liên quan đến đại lý thuế và hợp đồng. Trường hợp NNT thay đổi đại lý thuế, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc hợp đồng hết hiệu lực cơ quan thuế cập nhật thơng tin, xem xét tình trạng của hợp đồng, hoạt động của đại lý thuế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

1.3.2. Xử lý hồ sơ khai thuế

* Cung cấp thông tin hỗ trợ NNT thực hiện kê khai thuế

Bộ phận Hỗ trợ NNT thực hiện cung cấp thông tin, mẫu biểu kê khai thuế và hướng dẫn NNT thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp HSKT theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

* Tiếp nhận hồ sơ khai thuế - Tiếp nhận hồ sơ khai thuế

 Hồ sơ khai thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của HSKT theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Trường hợp HSKT chưa đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục quy định: trả lại HSKT và hướng dẫn, cung cấp mẫu biểu cho NNT để bổ sung, điều chỉnh HSKT. Trường hợp HSKT đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục quy định: thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” (đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi ngày nhận hồ sơ của cơ quan thuế, số lượng hồ sơ nhận). Đối với HSKT có mã vạch: quét mã vạch trên HSKT và chuyển dữ liệu trên HSKT vào ứng dụng quản lý thuế của ngành.

 Hồ sơ khai thuế nộp qua bưu chính: Thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” theo quy định (đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi ngày nhận hồ sơ của cơ quan thuế). Đối với HSKT có mã vạch: Nếu Bộ phận hành chính văn thư có thiết bị qt mã vạch thì thực hiện quét mã vạch.

 Tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử: Việc tiếp nhận HSKT điện tử được thực hiện theo Quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử, yêu cầu cài đặt phần mềm hỗ trợ kê khai, đăng ký nộ hồ sơ khai thuế điện tử...

 Tiếp nhận hồ sơ khai thuế liên quan đến đất: Các HSKT liên quan đến đất thực hiện theo cơ chế một cửa liên thơng, khi Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường chuyển HSKT liên quan đến đất của NNT cho cơ quan thuế bằng cách nộp trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” hoặc chuyển qua đường văn thư thì Bộ phận “một cửa” hoặc Bộ phận hành chính văn thư tiếp nhận HSKT

- Phân loại và chuyển hồ sơ khai thuế tại Bộ phận “một cửa”, Bộ phận hành chính văn thư

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

 Phân loại HSKT theo một trong các tiêu thức sau: tên và MST/MSDN của NNT, sắc thuế, loại HSKT; trạng thái của HSKT (chính thức, bổ sung), HSKT có mã vạch và khơng có mã vạch: Đóng tệp HSKT đã phân loại, Chuyển HSKT và các tài liệu kèm theo HSKT.Thời gian thực hiện các công việc trên là ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo kể từ khi tiếp nhận HSKT của NNT tại cơ quan thuế.

* Xử lý hồ sơ khai thuế liên quan đến đất tại Bộ phận quản lý các khoản thu từ đất

- Kiểm tra HSKT liên quan đến đất của NNT, căn cứ các thông tin trên HSKT thực hiện xác định số tiền phải nộp NSNN của NNT theo quy định.

- Lập Thông báo tương ứng với nghĩa vụ nộp NSNN của NNT gửi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường để thông báo cho NNT, đồng thời chuyển Thông báo kèm theo HSKT của NNT cho Bộ phận KK&KTT để thực hiện nhập dữ liệu trên tờ khai, thơng báo và hạch tốn số tiền phải nộp NSNN của NNT vào ứng dụng quản lý thuế của ngành.

* Kiểm tra, xử lý hồ sơ khai thuế tại Bộ phận KK&KTT - Tiếp nhận, xử lý: đối chiếu, quét mã vạch, phân loại - Kiểm tra lỗi trên hồ sơ khai thuế

+ Xác định sai thông tin định danh của NNT hoặc đại lý thuế +Xác định hồ sơ khai thuế có lỗi số học

- Xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của NNT: Đối với hồ sơ khai điều chỉnh, bổ sung mà cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyển đã cơng bố Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế thì lập Thơng báo khơng chấp nhận hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của NNT. Đối với hồ sơ khai điều chỉnh, bổ sung mà cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế: có tăng thuế thì theo dõi thu nộp, tính tiền phạt nộp chậm...

- Điều chỉnh hồ sơ khai thuế của NNT do cơ quan thuế nhầm lẫn, sai sót * Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của NNT

- Tiếp nhận đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của NNT - Xử lý gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của NNT

- Theo dõi việc nộp hồ sơ khai thuế sau khi gia hạn của NNT

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

* . Lưu hồ sơ khai thuế của NNT - Lưu hồ sơ khai thuế bằng giấy - Lưu hồ sơ khai thuế điện tử

- Lưu tại cơ sở dữ liệu của ngành thuế 1.3.3. Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế * Đôn đốc NNT hoặc đại lý thuế nộp hồ sơ khai thuế

- Thư nhắc nộp hồ sơ khai thuế

- Thông báo đôn đốc NNT hoặc đại lý thuế chưa nộp hồ sơ khai thuế - Thực hiện ấn định thuế

- Xử lý đối với các hồ sơ khai thuế NNT nộp sau khi ban hành Quyết định ấn định số thuế phải nộp

- Theo dõi thực hiện ấn định NNT không nộp hồ sơ khai thuế

* Xử lý vi phạm hành chính đối với NNT nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định - Lập biên bản vi phạm hành chính thuế

- Ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế

- Theo dõi kết quả thực hiện xử phạt vi phạm hành chính thuế đối với NNT nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định

1.3.4. THỦ TỤC NỘP THUẾ Trình tự thực hiện:

Trình tự thực hiện:

* Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt:

· Người nộp thuế đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu.

· Người nộp thuế nộp bằng tiền mặt tại cơ quan thuế, ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế: các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

- Chứng từ: Giấy nộp tiền vào NSNN được phát hành theo các hình thức: Đối tượng nộp NSNN tự in; KBNN in và cấp cho người nộp thuế khi đến nộp tiền tại KBNN; Ngân

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

hàng, cơ quan được uỷ nhiệm thu in và cấp cho người nộp tiền. Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.

+ Thu bằng tiền mặt qua KBNN:

- Trường hợp KBNN chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1-02/NS kèm theo), KBNN làm thủ tục thu tiền, hạch toán thu NSNN và gửi liên 2 cho người nộp thuế;

- Trường hợp KBNN đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế gửi KBNN; căn cứ bảng kê của người nộp thuế, KBNN nhập thơng tin vào chương trình máy tính, in 2 liên giấy nộp tiền vào NSNN và làm thủ tục thu tiền, hạch toán thu NSNN gửi Liên 2 cho người nộp thuế;

+ Thu tiền mặt qua ngân hàng:

- Trường hợp ngân hàng chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1-02/NS kèm theo) gửi ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản; căn cứ giấy nộp tiền, ngân hàng làm thủ tục thu tiền và gửi liên 2 cho người nộp thuế.

- Trường hợp ngân hàng đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế, gửi đến ngân hàng nơi KBNN uỷ quyền thu; căn cứ bảng kê nộp thuế, ngân hàng thực hiện in 2 liên giấy nộp tiền vào NSNN, 1 liên trả cho người nộp thuế. KBNN xử lý theo quy trình nêu tại tiết 4.1.2 điểm 4.1 mục này.

+ Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu: Các cơ quan thu khi thu tiền mặt trực tiếp từ người nộp phải sử dụng biên lai, sau đó nộp tồn bộ số tiền đã thu vào KBNN.

* Trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản:

· Nguời nộp thuế đến Kho bạc, Ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của Kho bạc nhà nước. · Kho bạc, Ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế để thu ngân sách nhà nước xác nhận trên chứng từ nộp tiền thuế của người nộp thuế. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phải phản ánh đầy đủ các nội dung của chứng từ nộp tiền thuế trên chứng từ phục hồi gửi Kho bạc Nhà nước nơi thu Ngân sách Nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

+ Trường hợp thu bằng chuyển khoản qua KBNN:

- Trường hợp KBNN chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1-02/NS kèm theo) gửi KBNN nơi mở tài khoản, khi nhận được 3 liên giấy nộp tiền, KBNN thực hiện trích tài khoản tiền gửi của người nộp thuế để thu NSNN và gửi liên 2 cho người nộp thuế;

- Trường hợp KBNN đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT kèm theo) chuyển cho KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ bảng kê nộp thuế, KBNN thực hiện trích tài khoản tiền gửi của người nộp thuế để thu NSNN; đồng thời, in 2 liên giấy nộp tiền vào NSNN và gửi Liên 2 cho người nộp thuế;

+ Trường hợp thu bằng chuyển khoản qua ngân hàng:

- Trường hợp ngân hàng chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Khi nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản tại ngân hàng, người nộp thuế lập 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN gửi ngân hàng nơi mở tài khoản. Khi nhận được 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, ngân hàng có trách nhiệm làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của người nộp thuế để nộp đầy đủ, kịp thời vào NSNN ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là vào đầu của ngày làm việc hôm sau và gửi liên 2 giấy nộp tiền cho người nộp thuế.

- Trường hợp ngân hàng đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế gửi ngân hàng nơi mở tài khoản; ngân hàng nhập dữ liệu vào chương trình máy tính, làm thủ tục trích tài khoản của người nộp thuế; đồng thời, in 2 liên giấy nộp tiền và trả 1 liên cho người nộp thuế

+ Thu qua máy rút tiền tự động (ATM): Hình thức thu này được áp dụng khi ngân hàng đã xây dựng được chương trình phần mềm thu thuế qua ATM; Người nộp thuế đến nơi đặt ATM của ngân hàng, nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào chương trình của ATM để chuyển tiền vào tài khoản của KBNN và nhận bảng kê nộp thuế in từ ATM;

+ Thu qua internet banking - Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm: Chứng từ nộp tiền vào ngân sách Nhà nước

Giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1-0NS ban hành kèm theo Thông tư số 128/TT/BTC ngày 24/12/2008);

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

Giấy nộp tiền vào NSNN bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS ban hành kèm theo Thông tư số 128/TT/BTC ngày 24/12/2008)

Bảng kê nộp thuế (mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo thông tư số 128/TT/BTC ngày 24/12/2008)

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước; Cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế; Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Khơng phải trả kết quả - Lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a): + C1/02/NS- Giấy nộp tiền vào NSNN

+ C1/03/NS- Giấy nộp tiền vào NSNN bằng ngoại tệ + 01/BKNT - Bảng kê nộp nộp thuế

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

+ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ + Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19/05/2009

+ Thơng tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính + Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính 1.4. Luật quản lý thuế

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

Luật 78/2006 và luật sửa đổi bổ sung số 21/2012/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2012, sửa đổi một số nội dung)

Phạm vi điều chỉnh: quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách NN do cơ quan quản lý thuế thu theo quy định của pháp luật.

Đối tượng áp dụng: Quy định về người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

+ Về nghĩa vụ của người nộp thuế: Căn cứ vào khoản 4, Điều 1, luật số 21/2012/QH 13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thì nghĩa vụ của người nộp thuế có bổ sung như sau: Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Nội dung quản lý thuế: đăng ký thuế, kê hai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, kiểm tra –thanh tran thuế, cưỡng chế, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại...

+ Về phương pháp xác định giá tính thuế : Cũng theo luật này thì việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ có liên quan.

+ Hồ sơ khai thuế : Bổ sung hồ sơ khai thuế theo quý bao gồm: + Tờ khai thuế quý;

+ Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra (nếu có); + Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào (nếu có); + Tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.

+ Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế được quy định cụ thể như sau:

+ Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp;

+ Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thơng thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó;

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

+ Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật hải quan;

+ Chính phủ quy định địa đểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp: người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh; ...

Nguyên tắc trong quản lý thuế: Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, quản lý thuế được thực hiện theo luật quản lý thuế và quy định pháp luật có liên quan, Quản lý thuế phải đảm bảo minh bạch, công khai

Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện : cơ quan thuế, người nộp thuế, các cơ quan khác

Hợp tác quốc tế về quản lý thuế 1.5. Kế toán thuế trong doanh nghiệp 1.5.1. Mô tả công việc của kế toán thuế

Kế toán thuế là phần hành công việc quan trọng tại doanh nghiệp với chức năng chính là xác định cơ sở tính thuế, tính chính xác số thuế phải nội, kê khai và nộp thuế đúng thời hạn, để thực hiện tốt cần am hiểu về Luật Thuế và các quy định khác có liên quan, quy định về Kế tốn. Cụ thể:

1.5.1.1. Cơng việc định kỳ của một kế toán thuế hàng tháng , hàng năm phải làm :

- Chậm nhất ngày 20 hàng tháng :

+ Nộp tờ khai thuế GTGT và bảng báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn(đầu vào và đầu ra) của doanh nghiệp trong tháng vừa qua. Hóa đơn đầu ra phải kê ngay, hóa đơn đầu vào muốn được khấu trừ thuế GTGT thì thời điểm kê khai không được chậm quá 6 tháng kể từ tháng phát sinh hóa đơn GTGT đó.

+ Nộp tờ khai thuế TNDN hàng quý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý vừa qua.

- Chậm nhất ngày 31 / 3 hàng năm :

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

+ Nộp báo cáo tài chính của năm vừa qua.

1.5.1.2. Trách nhiệm cơng việc của kế toán thuế :

- Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh.

- Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cở.

- Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.

- Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của tồn cơng ty, phân loại theo thuế suất.

- Hàng tháng lập báo cáo tổng hơpk thuế GTGT đầu vào của tồn Cơng ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.

- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hồn thuế của công ty.

- Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán.

- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.

- Lập hồ sơ hồn thuế khi có phát sinh.

- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất ( nhóm thuế suất, đơn vị cơ sở).

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Kiểm tra hóa đơn đầu vào ( sử dụng đèn cực tím) đánh số thứ tự để dễ tuy tìm , phát hiện loại hóa đơn khơng hợp pháp thơng báo đến cơ sở có liên quan.

- Hàng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở tốn cơng ty.

- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế.

- Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT VCNB theo thời gian, thứ tự số quyển khơng để thất thốt, hư hỏng.

- Kiểm tra đối chiếu bien bản trả nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.

- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để cơ sở biết thực hiện.

Lập kế hoạch thuế giá trị giá tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.

Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật.

Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn ( mở sổ giao và ký nhận).

- Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn các đơn vị cơ sở.

- Hàng tháng, q năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.

- Cập nhật và lập giấu báo công nợ các đơn vị cơ sở.

1.5.1.3. Quyền hạn của kế toán thuế

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh hoặc thanh hủy theo qui định của Luật thuế hiện hành.

- Nhận xét đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán.

- Hướng dẫn và thực hiện việc kê khai báo cáo thuế theo quy định.

- Các công việc khác có liên quan đến thuế.

- Mối liên hệ cơng tác của kế tốn thuế

- Trực thuộc Phịng Kế tốn – Tài Vụ Cơng ty: nhân sự chỉ đạo, phân công, điều hành trực tiếp của Phụ trách phòng.

- Khi cung cấp số liệu liên quan đến nghiệp vụ do mình phụ trách đều phải có sự đồng ý của Ban Giám Đốc hoặc Kế toán trưởng.

- Quan hệ với các đpn vị nội bộ thuộc Công ty trong phạm vi trách nhiệm của mình đảm nhiệm hồn thành tơt cơng tác.

- Nhận hoặc trao đổi thơng tin với kế tốn cơ sở nội bộ. 1.5.2. Chứng từ kế tốn thuế

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn thơng thường liên quan đến mua vào, bán ra - Chứng từ liên quan đến thanh toán

- Hồ sơ xuất, nhập khẩu hàng hóa, Tài sản - Thông báo nộp thuế

- Hồ sơ kê khai thuế, quyết toán thuế - Biên bản thanh tra thuế

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Giấy nộp tiền vào NSNN - Chứng từ khác có liên quan 1.5.3. Sổ kế tốn thuế

- Sổ chi tiết Thuế GTGT TK133, TK33311 - Sổ chi tiết TK333

- Sổ cái TK133,333

- Báo cáo về quan hệ với NSNN

1.5.4. Phương pháp kế toán thuế và kê khai thuế

- Theo quy định trong Thơng từ 200/2014 của Bộ Tài chính về kế toán thuế - TK sử dụng : TK133, TK333 và các TK có liên quan

- Nội dung cụ thể theo các phần hành thuế như sau: + Kế toán Thuế GTGT

+ Kế toán Thuế TTĐB + Kế toán Thuế XNK + Kế toán Thuế TNDN + Kế tốn các loại thuế khác Tóm lược

Có nhiều quan điểm và nhận thức về thuế, nhưng chúng có những điểm chung thể hiện được nội dung và bản chất của là hình thức động viên quan trọng cho Ngân sách. Thuế có những vai trị quan trọng trong huy động nguồn lực và điều tiết vĩ mô nên kinh tế, tác động nhiều mặt tới đời sống nên cần thiết phải hiểu rõ về các sắc thuế. Thông qua tìm hiểu về thuế để có những nhận thức đúng đắn trong thực hiện cơng tác kế tốn thuế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

<b>Bài 2: Kế toán Thuế giá trị gia tăng (GTGT) </b>

<b>Tài liệu tham khảo </b>

- Sách giáo trình chính: Bài giảng Kế tốn Thuế - Viện Đại học Mở Hà Nội (2018)

- Các tài liệu khác có liên quan tới Luật Thuế GTGT, Thuế TTĐB, Thuế TNDN, Thuế TNCN...

<i>2.1. Căn cứ, phương pháp tính thuế GTGT </i>

2.1.1. Căn cứ tính Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (Điều 10 Luật thuế GTGT)

2.1.1.1. Phương pháp tính

* Đối tượng áp dụng: cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế tốn và hóa đơn chứng từ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế tốn, hóa đơn, chứng từ

- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp: DN, hợp tác xã có doanh thu năm dưới 1 tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, chứng từ…

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dị, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT

* Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

+ Thứ nhất, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sxkd hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT khơng được bồi thường của hàng hóa, dịch chịu thuế bị tổn thất. (lưu ý hạch toán riêng thuê được khấu trừ và không được khấu trừ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

trường hợp mua vào dùng cho cả hoạt động chịu thuế theo ppkt và pptt, nếu khơng hạch tốn riêng thì tính theo tỷ lệ doanh số).

+ Thứ hai, thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó.

- Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

+ Có hóa đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế GTGt trong trường hợp mua dịch vụ từ nước ngồi.

+ Khơng được tính khấu trừ với trường hợp: Hóa đơn GTGT sai quay định như hóa đơn khơng hi thuế GTGT trừ trường hợp đặc thù, hóa đơn khơng ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, người mua, hóa đơn giả, hóa đơn tẩy xóa, hóa đơn khống, hóa đơn ghi khơng đúng giá trị thực tế.

+ Có chứng từ thanh tốn khơng dùng tiền mặt với những hóa đơn từ 20 trđ trở lên.

+ Với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu cần có hợp động ngoại, hóa đơn hàng hóa dịch vụ, chứng từ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tờ khai hải quan.

+ Quy định khấu trừ thuế đầu vào trong một số trường hợp đặc biệt:

Thuế GTGT đầu vào bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng vốn viện trợ, nhân đạo hoặc khơng hồn lại được khấu trừ toàn bộ.

Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ tiềm kiếm, thăm dị, phát triển mỏ dầu, khí khấu trừ tồn bộ.

Thuế đầu vào hình thành TSCĐ là nhà ăn ca, nhà nghỉ…phục vụ người lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh được khấu trừ tồn bộ.

Thuế đầu vào của TSCĐ khơng được khấu trừ trong các trường hợp sau: dùng cho an ninh quốc phịng, tổ chức tín dụng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm, chứng khoán, khám chữa bệnh, tàu bay không dùng cho kinh doanh.

ô tô từ 9 chỗ trở xuống (trừ dùng cho kinh doanh) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ thì chỉ được khấu trừ tương ứng với giá trị 1,6 tỷ, phần vượt trên ko được khấu trừ.

2.1.1.2. Giá tính thuế giá trị gia tăng đầu ra * Nguyên tắc về giá tính thuế giá trị gia tăng

Theo Khoản 22 Điều 7 Thơng tư 219/2013/TT-BTC thì:

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

– Giá tính thuế bao gồm các khoản phí thu ngồi và các khoản phụ thu của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng;

– Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Nếu người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng mà Doanh nghiệp giao dịch.

– Nếu Doanh nghiệp áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu.

Trường hợp chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo.

Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

* Cách xác định giá tính thuế giá trị gia tăng trong một số trường hợp thông dụng - Đối với hàng hóa, dịch vụ giữa các đối tượng trong nước

Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 219/2013/T-BTC quy định về giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ giữa các đối tượng trong nước như sau:

“Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.

Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ mơi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ mơi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ mơi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng”

- Đối với hàng hóa nhập khẩu

Theo Khoản 2 Điều 7 Thơng tư 219/2013/TT-BTC có quy định giá tinh thuế đối với hàng nhập khẩu như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

“Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ mơi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.”

- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, trả thay lương hoặc cho Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về giá tính thuế đối với sản phảm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, trả thay lương hoặc cho như sau: “Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.”

- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC về giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ như sau:

“Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì khơng phải tính, nộp thuế GTGT.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh khơng phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hồn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.”

- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

Theo Khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại như sau:

“Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng khơng (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.”

- Đối với trường hợp bán hàng trả góp, trả chậm

Theo Khoản 7 Điều 7 Thơng tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế đối với hoạt động bán hàng trả góp, trả chậm như sau:

“Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hố đó, khơng bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.”

Ví dụ:

Cơng ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 200 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt

Theo Khoản 9 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về giá tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt như sau:

“a) Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.

b) Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế GTGT.

c) Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh tốn theo hạng mục cơng trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục cơng trình hoặc giá trị khối lượng cơng việc hồn thành bàn giao chưa có thuế GTGT.”

Ví dụ 1:

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng cơng trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng.

- Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng chứng từ thanh toán đặc biệt, ghi giá thanh tốn là giá đã có thuế GTGT như cước vận tải, vé xổ số, tem…

Theo Khoản 12 Điều 7 Thơng tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng chứng từ thanh toán đặc biệt (ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT) như sau:

“Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh tốn là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết… thì giá chưa có thuế được xác định như sau: giá tính thuế = giá thanh tốn / (1 + thuế suất)

= Giá chưa có thuế GTGT Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...) 1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

- Đối với dịch vụ casino, trị chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược

Theo Khoản 14 Điều 7 Thơng tư 219/2013/TT-BTC có quy định về giá tính thuế đối với dịch vụ casino, trị chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược như sau:

“Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khác

Giá tính thuế = Số tiền thu được 1+ thuế suất

- Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, khơng phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.

- Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại).

Theo Khoản 16 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói như sau:

“Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

* Thời điểm xác định giá tính thuế:

Tại điều 8, Thông tư 219/2013/TT-BTC về Thuế GTGT có quy định thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đầu ra như sau:

1. Với bán hàng hóa bán ra

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, khơng phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 2. Với dịch vụ viễn thơng

Thời điểm tính thuế GTGT là thời điểm hồn thành việc đối sốt dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông. Thời gian này chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.

3. Với hoạt động cung ứng dịch vụ

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, khơng phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

4. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. 5. Với hoạt động cung cấp điện, nước sạch

Thời điểm xác định thuế GTGT là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

6. Với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê:

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.

7. Với hoạt động xây dựng, lắp đặt (bao gồm cả đóng tàu)

Thời điểm ghi nhận doanh thu và tính thuế GTGT là thời điểm nghiệm thu, bàn giao cơng trình, hạng mục cơng trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hồn thành, khơng phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2.1.1.3. Thuế suất thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

* Thuế GTGT có các mức thuế suất thống nhất là 0%, 5%, 10%. Quy định các mức thuế suất khác nhau hiện nay thể hiện vai trò điều tiết thu nhập và hướng dẫ tiêu dùng của Nhà nước.

- Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt cơng trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện khơng chịu thuế GTGT khi xuất khẩu. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

* Điều kiện áp dụng thuế suất 0%: có đủ các chứng từ thanh toán, hợp đồng và chứng từ khác theo quy định

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu:

- Có hợp đồng bán, gia cơng hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

- Có chứng từ thanh tốn tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

- Có tờ khai hải quan theo quy định b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:

- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

c) Đối với vận tải quốc tế:

- Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngồi theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh tốn trực tiếp.

- Thuế suất 5%: áp dụng với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và các hàng hóa, dịch vụ cần ưu đãi. Ví dụ như nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất,phân bón, thức ăn gia súc, dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh mương, sản phầm nông nghiệp….

-Thuế suất 10%: áp dụng với hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc diện áp dụng thuế suất 5% và 0%. Ví dụ: dịch vụ vận tải hàng hóa, hàng tiêu dùng thơng thường…

2.1.2 Căn cứ tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng: áp dụng với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý, hộ cá nhân, doanh nghiệp không đăng ký tính theo phương pháp khấu trừ…, phương pháp tính gồm tính trên giá trị gia tăng, theo tỷ lệ doanh thu, theo khốn.

2.1.2.1. Tính theo giá trị gia tăng (GTGT)

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

<b>Số thuế GTGT phải nộp </b>

<b>Doanh số của hàng hóa, dịch </b>

<b>vụ bán ra <sup>- </sup><sup>Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra </sup>Giá vốn hàng bán ra = Doanh số tồn đầu kỳ + <sup>Doanh số mua trong </sup></b>

● Khi nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT sẽ dẫn đến 3 trường hợp: - Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau”.”

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

- Nếu GTGT của hàng hoá, dịch vụ bằng 0: cơ sở kinh doanh khơng phải nộp thuế GTGT vì đã khơng phát sinh GTGT trong khâu này.

- Nếu GTGT của hàng hoá, dịch vụ là một số dương (+): cơ sở kinh doanh sẽ nộp số thuế GTGT theo cơng thức trên.

2.1.2.2. Tính theo tỷ lệ % trên doanh thu

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

a) Đối tượng áp dụng:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện - Hộ, cá nhân kinh doanh;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngồi cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dị, phát triển và khai thác dầu khí.

- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng khơng bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>Viện Đại học Mở Hà Nội </b> <i><b><sup>Cơ hội học tập cho mọi người </sup></b></i>

c) Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

3. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.

2.1.3. Căn cứ tính Thuế GTGT hàng nhập khẩu Cách tính thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu

Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá FOB

<b>Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá FOB + F + I + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế GTGT </b>

Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF

<b>Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế GTGT </b>

Trong đó,

<b>Thuế tiêu thu đặc biệt = (Giá CIF + Thuế nhập khẩu) x thuế xuất thuế TTĐB </b>

Ví dụ: Với doanh nghiệp nhập khẩu rượu từ châu Âu về Việt Nam

Mặt hàng rượu chịu các thuế: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. - Cách tính thuế nhập khẩu:

Số lượng rượu x giá tính thuế x thuế suất nhập khẩu của rượu.

(Thuế suất thuế nhập khẩu rượu đề nghị tra cứu tại biểu thuế nhập khẩu hiện hành) - Cách tính thuế TTĐB:

Số lượng rượu x (giá tính thuế + thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế TTĐB của rượu

</div>

×