Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TÓM TẮT: TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT TRONG NAM VIỆT DƯƠNG HIỆP TỰ VỊ CỦA TABERD 1838

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.5 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Cơng trình được hồn thành tại: Khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Vũ Đức Nghiệu </b>

<i><b>Phản biện: ... </b></i>

Phản biện: ... Phản biện: ...

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia Hà Nội chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi ... giờ ngày.... tháng... năm 20…

<i><b>Có thể tìm hiểu luận án tại: </b></i>

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

<i>Nam Việt Dương hiệp tự vị (NVDHTV) vốn được khởi thảo từ những </i>

<i>năm 70 của thế kỉ XVIII (tức là Tự vị An Nam La tinh của Pigneaux de </i>

Behaine). Sau đó, vào những năm 30 của thế kỷ XIX, Taberd biên soạn

<i>lại và bổ sung thêm, đặt tên là Dictionarium Anamitico Latinum (Tự vị </i>

<i>Annam - Latinh) cùng với tên tiếng Việt là NVDHTV. Cho đến nay, chưa </i>

có nhiều cơng trình quan tâm đến cuốn từ điển này trên các bình diện hữu quan, ngoại trừ một vài nghiên cứu, đề cập ở bình diện văn tự. Vì vậy,

<i><b>chúng tơi lựa chọn đề tài: Từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt trong Nam Việt Dương hiệp tự vị của Taberd 1838. Nghiên cứu được thực hiện để trả lời </b></i>

2 câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:

<i>a) Từ vựng (viết tắt TV), ngữ pháp (viết tắt NP) tiếng Việt thể hiện trong NVDHTV như thế nào; và trong cuốn từ điển này, Taberd vừa nhận </i>

thức, miêu tả, vừa trình bày TV, NP ấy như thế nào?

<i>b) TV trong NVDHTV có được bổ sung gì so với TV trong Tự vị An </i>

<i>Nam La tinh? </i>

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i>Luận án được thực hiện nhằm hai mục đích chính: Thứ nhất, miêu tả, </i>

làm rõ các đặc điểm cụ thể của một số thành phần TV tiếng Việt (phân theo nguồn gốc, mức độ, phạm vi sử dụng ...); đồng thời làm rõ những

<i>đóng góp của Taberd trong NVDHTV so với Tự vị An Nam Latinh của Pignaux de Béhain. Thứ hai, làm rõ tổ chức của danh ngữ (viết tắt- DN), động ngữ (viết tắt- ĐN) tiếng Việt (hai loại ngữ đoạn phụ kết quan trọng </i>

nhất) trong nửa đầu thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, luận án cũng tìm hiểu, làm rõ diện mạo NP tiếng Việt qua những ghi chép, miêu tả, phân tích, dẫn

<i>giải trong NVDHTV</i>

<i>. </i>

<b>3. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Xác định khung lý thuyết nghiên cứu về TV, NP để xử lý các vấn đề có liên quan.

<i>+ Kiểm kê, so sánh bảng từ của Tự vị An Nam- Latinh và NVDHTVđể </i>

xác định những bổ sung, đóng góp của Taberd.

+ Khảo sát, miêu tả, xác định được diện mạo TV tiếng Việt nửa đầu

<i>thế kỉ XIX thể hiện trong NVDHTV . </i>

+ Khảo sát, phân tích tổ chức cấu trúc của DN, ĐN tiếng Việt được phản

<i>ánh trong NVDHTV. </i>

<b>4. Phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu </b>

a) Đối tượng nghiên cứu của luận án này gồm: Thứ nhất là TV tiếng

<i>Việt phản ánh trong bảng từ của cuốn NVDHTV. Thứ hai là cấu trúc của </i>

hai ngữ đoạn phụ kết tiếng Việt: DN và ĐN tại thời điểm từ điển được biên soạn. Thứ ba là những nhận thức, phân tích của tác giả cuốn từ điển về NP tiếng Việt tại thời điểm từ điển được biên soạn.

b) Phạm vi ngữ liệu nghiên cứu của luận án là toàn bộ ngữ liệu

<i>thành văn trong hai cuốn từ điển: NVDHTV và Tự vị An Nam – Latinh. </i>

Bên cạnh đó, những nguồn ngữ liệu khác có liên quan cũng có thể được sử dụng trong so sánh, phân tích.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<b>Luận án sẽ sử dụng hai hệ phương pháp: a) Phương pháp của TV học để xác định các lớp từ và phân tích tổ chức nội bộ TV theo các đối lập hữu quan (về nguồn gốc, phạm vi sử dụng…). b) Phương pháp nghiên cứu của NP học (cụ thể NP cấu trúc ngữ đoạn) để phân tích và miêu </b>

tả cấu trúc của DN, ĐN tiếng Việt thể hiện trong cuốn tự vị.

<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án </b>

Kết quả nghiên cứu của luận án giúp xác lập được diện mạo của TV tiếng Việt và một phần diện mạo NP tiếng Việt trong trạng thái hữu quan của lịch sử tiếng Việt. Góp thêm thơng tin về TV, NP tiếng Việt nửa đầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thế kỷ XIX để xác lập được diễn tiến lịch sử TV tiếng Việt, diễn tiến trong

<b>cấu trúc, tổ chức của DN, ĐN tiếng Việt. 7. Kết cấu của luận án </b>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, Cơ sở lý thuyết

<i>của luận án và cuốn NVDHTV; Chương 2: Từ vựng tiếng Việt thể hiện trong NVDHTV; Chương 3: Một số vấn đề NP thể hiện trong NVDHTV. </i>

<b>C<small>HƯƠNG 1.</small></b>

<b><small>TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN VÀ CUỐN NAM VIỆT DƯƠNG HIỆP TỰ VỊ </small>1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>

<i><b>1.1.1. Tình hình nghiên cứu từ vựng</b></i>

<i><b> </b></i>

Luận án tổng quan tình hình nghiên cứu TV tiếng Việt lịch sử ở những lát cắt thời gian cụ thể (cận đại, hiện đại); các nghiên cứu ở một hoặc một số văn bản cụ thể - là những biểu hiện cụ thể của TV tiếng Việt tại thời điểm tương ứng và các nghiên cứu tổng quát về mặt nguồn gốc, thành phần TV và diễn tiến của TV từ thời Việt cổ đến nay.

<i><b>1.1.2. Tình hình nghiên cứu danh ngữ tiếng Việt trong các nguồn ngữ liệu quá khứ </b></i>

<i>Luận án tổng quan các nghiên cứu về danh từ (viết tắt DT) và DN của </i>

các học giả trong và ngoài nước.

Luận án tổng quan tình hình nghiên cứu DN trên các cứ liệu lịch đại theo hai hướng: các nghiên cứu đi vào nghiên cứu cấu trúc ngữ pháp, các từ công

<i>cụ NP và các nghiên cứu cấu trúc DN tiếng Việt trong các phiến đoạn lịch </i>

sử từ các nguồn tư liệu hữu quan.

<i><b>1.1.3. Tình hình nghiên cứu động ngữ tiếng Việt trong các nguồn ngữ liệu quá khứ </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Luận án tổng quan các nghiên cứu về ĐN theo cách tiếp cận của NP

<i>lịch sử trên nguồn tư liệu trong quá khứ lịch sử theo hai hướng: Thứ </i>

<i>nhất, các nghiên cứu miêu tả một số vị trí thành phần trong tổ chức cú </i>

<i>pháp của động từ (viết tắt- ĐT) hoặc văn bản cụ thể. Thứ hai, các miêu </i>

tả cấu trúc ĐN hoàn chỉnh ở những giai đoạn nhất định trong một số nguồn tư liệu đại diện cho giai đoạn đó.

Qua kết quả tổng quan, có thể thấy chưa có bất kỳ một nghiên cứu trong và ngồi nước nào được tiến hành trên đối tượng của luận án.

<b>1.2. Cơ sở lí thuyết hữu quan về nghiên cứu thành phần từ vựng </b>

<i><b>1.2.1. Cơ sở lí luận về lớp từ </b></i>

Thành phần TV/ cấu trúc TV là tên gọi khác nhau của lớp TV. Đó là "tập hợp các từ của một ngơn ngữ được phân chia theo những tiêu chí những đặc điểm nhất định"[Nguyễn Như Ý, 2001].

<i><b>1.2.2. Từ Hán Việt </b></i>

<i>Từ Hán Việt: là từ ngữ gốc Hán đã nhập vào hệ thống TV tiếng </i>

<i>Việt ở giai đoạn hai (đầu thế kỉ VIII - thế kỉ IX), chịu sự chi phối quy luật ngữ âm, NP và ngữ nghĩa của tiếng Việt. </i>

<i><b>1.2.3. Từ ngữ gốc Ấn- Âu </b></i>

<i>Từ ngữ gốc Ấn- Âu: Là những từ ngữ tiếng Việt tiếp nhận từ các </i>

<i>ngôn ngữ Âu châu cả về hình thức và ý nghĩa của từ để làm phong phú cho vốn TV tiếng Việt, khi vào tiếng Việt chúng chịu biến đổi cho phù hợp với đặc điểm ngữ âm, chữ viết và ngữ nghĩa tiếng Việt. </i>

<i><b>1.2.4. Từ ngữ gốc Khmer </b></i>

<i>Từ ngữ gốc Khmer: Là những từ ngữ tiếng Việt vay mượn từ tiếng </i>

<i>Khmer trong quá trình cộng cư, tiếp xúc với người Khmer. Các từ này khi nhập hệ vào TV tiếng Việt chịu sự biến đổi theo quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa tiếng Việt. </i>

<i><b>1.2.5. Từ địa phương </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Từ ngữ địa phương là các từ dùng ở địa phương có tính đến các từ

<i>là biến thể ngữ âm như: gẩm (gẫm), chưởi(chửi),.... </i>

<i><b>1.2.6 Từ cổ, từ cũ, từ lịch sử </b></i>

Dựa trên cơ sở các khái niệm của các học giả nghiên cứu, luận án

<i>lựa chọn các khái niệm về từ cổ, từ lịch sử, từ cũ trong các nghiên cứu </i>

để làm việc đồng thời chỉ rõ những đặc điểm riêng phân biệt ba thành phần TV này.

<b>1.3. Cơ sở lí luận về danh từ và danh ngữ </b>

<i><b>1.3.1. Danh từ và các loại danh từ trong tiếng Việt </b></i>

Luận án trình bày khái niệm DT trong các nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học. Trong các tiêu chí phân loại DT tiếng Việt, hai tiêu chí [± đếm được] và [± đơn vị] sẽ giúp phát hiện những đối lập NP giữa các tiểu loại DT. Cho nên, chúng tôi xác định phân loại DT trên cơ sở hướng tiếp cận nhiều ưu điểm này. DT tiếng Việt được chia thành: a)DT đơn vị b)DT khối.

<i><b>1.3.2. Danh ngữ </b></i>

Luận án lựa chọn khái niệm DN được Vũ Đức Nghiệu trình bày trong Vũ Đức Nghiệu (2020).

<i><b>1.3.3. Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt </b></i>

Cấu trúc DN tiếng Việt gồm ba phần chính gồm: thành tố trung tâm, thành tố phụ trước và thành tố phụ sau.

<i>1.3.3.1. Thành tố trung tâm của danh ngữ </i>

Trung tâm của DN phải là DT, đại diện cho toàn bộ DN về năng lực cú pháp. Trong trường hợp cả hai loại DT đều xuất hiện trong DN thì DT đơn vị là trung tâm bởi theo đó, việc phân tích và miêu tả cấu trúc DN tỏ ra là sát thực và nhất quán hơn.

<i>1.3.3.2. Phụ trước của trung tâm danh ngữ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Phần phụ trước cho trung tâm DN (tính từ trung tâm về bên trái gồm: vị trí 1 (thành tố phụ chỉ lượng), vị trí 2 (thành tố phụ chỉ ý nghĩa toàn thể).

<i>1.3.3.3. Phụ sau của trung tâm danh ngữ </i>

<i>Phần phụ sau của trung tâm DN bao gồm: a) Định ngữ hạn định b) </i>

<i>Định ngữ miêu tả c) Định ngữ chỉ trỏ vị trí. Vị trí định ngữ chỉ trỏ vị trí có bốn loại định ngữ: định ngữ trực chỉ, định ngữ sở hữu, định ngữ vị trí và định ngữ tiểu cú. </i>

<b>1.4. Cơ sở lí luận về động từ và động ngữ </b>

<i><b>1.4.1. Động từ và các tiểu loại động từ trong tiếng Việt </b></i>

Luận án trình bày khái niệm ĐT trong các nghiên cứu ngôn ngữ học và lựa chọn khái niệm ĐT của Đinh Văn Đức (1986) làm khái niệm làm việc.

<i><b>1.4.2. Động ngữ </b></i>

Luận án lựa chọn khái niệm ĐN Vũ Đức Nghiệu trình bày trong

<i>nghiên cứu Cấu trúc ĐN tiếng Việt trong văn bản Phật thuyết đại báo </i>

<i>phụ mẫu ân trọng kinh làm khái niệm làm việc. 1.4.3. Cấu trúc động ngữ tiếng Việt </i>

<i>1.4.3.1. Trung tâm động ngữ </i>

Trung tâm của ĐN được xác định dựa trên các căn cứ: +Căn cứ trên mặt tổ chức cấu trúc ; + Căn cứ trên mặt NP; +Căn cứ trên những tiêu chí thuộc bình diện ngữ nghĩa.

<i>1.4.3.2. Thành tố phụ trước của động ngữ </i>

Những ý nghĩa mà các thành tố phụ biểu thị để gia tăng cho thành

<i>tố trung tâm ĐN, có thể là: a) Ý nghĩa “tồn tại và tiếp diễn trạng thái </i>

<i>tương tự của hành động, sự tình” b) Ý nghĩa “thời gian của hành động, trạng thái” c) Ý nghĩa “mệnh lệnh, sai khiến” và các ý nghĩa khác. </i>

<i>1.4.3.3. Thành tố phụ sau động ngữ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Phần phụ sau của ĐN chỉ bao gồm các “hư từ mở rộng trung tâm” [Diệp Quang Ban, 2005, tr.447]. Đó là những ý nghĩa: Ý nghĩa “hướng diễn biến của hành động, trạng thái”; Ý nghĩa "mức/ thang độ của hành động, trạng thái“; Ý nghĩa “hoàn thành, kết thúc (của hành động)” và

<i>Taberd và cuốn từ điển Nam Việt Dương hiệp tự vị. </i>

<b>Chương 2. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT </b>

<b>THỂ HIỆN TRONG NAM VIỆT DƯƠNG HIỆP TỰ VỊ </b>

<i><b>2.1. Số lượng mục từ trong Nam Việt Dương hiệp tự vị so với Tự vị An Nam- La tinh </b></i>

Nội dung nghiên cứu này giúp làm rõ những đóng góp của Taberd

<i>ở NVDHTV so với: Tự vị An Nam – Latinh. Kết quả thống kê cho thấy, toàn bộ cuốn NVDHTV có 29316 mục từ (bao gồm cả từ và ngữ). Bảng từ cuốn Tự vị An Nam - Latinh có 27.919 mục từ. Quan sát và phân </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

tích kỹ thì tình hình khơng phải chỉ có 1397 mục từ chênh lệch. Taberd

<i>đã thêm mới vào NVDHTV 1745 mục từ. Taberd đã loại bỏ, không đưa vào 349 mục từ của Tự vị An Nam – Latinh. Taberd đã chỉnh sửa thay </i>

đổi 1450 mục từ. Những thay đổi chỉnh sửa này gồm nhiều kiểu khác nhau như: Thay đổi vị trí kết cấu; cắt bớt hoặc thêm từ nhưng lời giải thích khơng thay đổi; thay đổi về hình thức chính tả; thay đổi về dấu thanh; thay đổi nguyên âm, phụ âm cuối hoặc phụ âm đầu: chú giải nghĩa

<i>cho mục từ con (từ đa âm tiết) vốn không được Béhaine giải thích nghĩa. </i>

<i><b>2.2. Những thay đổi, bổ sung cụ thể trong bảng từ của Nam Việt Dương hiệp tự vị </b></i>

<i><b>2.2.1. Mục từ bổ sung </b></i>

<i>Các từ ngữ bổ sung có 1745 mục và thuộc nhiều tiểu trường TV khác nhau. Cụ thể: a. Tên gọi các loại thực vật, động vật. Ví dụ: bạch </i>

<i>đàn, cây bồ đề,…b. Những từ chỉ các sự vật, hoạt động liên quan đến </i>

<i>Thiên chúa giáo: chất phép bí tích, đức giáo tông…c. Những từ ngữ liên quan đến thể chế, chính trị thời các vua chúa nhà Nguyễn và một </i>

số tiểu nhóm khác.

<i><b>2.2.2. Những mục từ bị loại bỏ </b></i>

<i>Những mục từ bị lược bỏ gồm có 349 mục từ được quy về một số </i>

loại: a) Từ đầu mục hoặc thành phần giải thích nghĩa bằng tiếng Latinh

<i>khó nhận diện do bản thảo Tự vị An Nam - Latinh là bản viết tay. b) </i>

Những mục từ có dạng chính tả khác biệt với chính tả thời điểm biên

<i>soạn NVDHTV. c) Tên gọi các năm âm lịch theo hệ can chi và các mục </i>

từ đa tiết đã xuất hiện hai lần.

<i><b>2.2.3. Những mục từ có chỉnh sửa, thay đổi </b></i>

Những từ ngữ/mục từ thuộc loại này có 1450 mục từ, chủ yếu là các chỉnh sửa, thay đổi về hình thức chữ Quốc ngữ, gồm có: a) bỏ cách

<i>ghi âm đầu tl b) Các con chữ “k”, “c”, “q” ghi âm /k/ đã theo một quy </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

luật phân bố chặt chẽ. c) tu chỉnh, giải quyết một số tồn tại ở hình thức chữ viết ghi ng/ngh làm cho chúng thống nhất hơn. d) tu chỉnh về chữ viết ghi nguyên âm để ghi âm cho sát hơn hoặc giảm bớt hình thức và thống nhất trong các phân bố bổ sung.

<i><b>2.3. Những lớp từ “có đánh dấu” trong Nam Việt Dương hiệp tự vị </b></i>

Từ và lớp từ bị đánh dấu được hiểu là những từ lớp từ có những đặc điểm thuộc tính riêng phân biệt với phần TV chung, phổ biến.

<i><b>2.3.1. Từ Hán Việt </b></i>

<i>Những thống kê của chúng tôi cho thấy trong NVDHTV có 28,65% </i>

mục từ là từ, ngữ Hán Việt. Đây là lớp từ ngữ có số lượng phong phú nhất trong các lớp từ ngữ được khảo sát, thống kê.

<i><b>2.3.2. Từ ngữ gốc Ấn –Âu </b></i>

Kết quả khảo sát cho thấy soạn giả đưa vào 20 mục từ gốc Ấn Âu được

<i>vay mượn vào trong cuốn từ điển này. Ví dụ: cà cao, cà phé, câu rút,..Số </i>

lượng từ ngữ gốc Ấn –Âu được đưa vào cịn rất ít. Hầu hết là các từ ngữ chỉ những nghi lễ, phép tắc, phẩm trật, tổ chức, chức sắc tôn giáo, công cụ hành lễ là những sự vật, hiện tượng chưa phổ biến, chưa có từ được gọi tên ở Việt Nam. Về nguồn gốc, các từ vay mượn gốc Ấn- Âu chủ yếu

<i>là tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Latinh. Chúng đều có sự biến đổi </i>

về ngữ âm cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt.

<i><b>2.3.3. Từ ngữ gốc Khmer </b></i>

<i>Từ ngữ gốc Khmer trong NVDHTV có gần 100 từ ngữ, như: Ba </i>

<i>Thắc, cà na, cây thốt nốt, sốc…Các từ ngữ này được phân loại thành: </i>

địa danh, tên gọi các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, tên gọi các sự vật hiện tượng trong xã hội, các từ chỉ hành động, trạng thái, đặc điểm tính chất. Chúng hầu hết đều được Việt hóa để dễ nhập hệ

<i>vào tiếng Việt, thể hiện ở việc: rụng bớt một phụ âm (prêk- rạch, pra- </i>

<i>tra, …); các phụ âm đơn hoặc giữ nguyên hoặc biến thành những phụ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>âm cùng vị trí cấu âm (kantuôt – cần duột (t- d), tnôt – thốt nốt (t- </i>

<i>th)…); mang thanh điệu (cà tong, nóp, sốc,..) </i>

<i><b>2.3.4. Từ địa phương </b></i>

<i>Lớp từ địa phương chiếm 8,98% số mục từ trong NVDHTV, như: </i>

<i>chi, chặm, dức mắng, giả đị, ót…Chúng mang đậm nét dấu ấn của hai </i>

<i>vùng phương ngữ lớn ngày nay: Phương ngữ Trung như: ả, mô, rứa, </i>

<i>ve, chi, nhởi, chừ...phương ngữ Nam như: ghe, ghe lườn, sạ, rộng,... </i>

<i>Những biểu hiện từ địa phương trong NVDHTV cho thấy tiếng Việt </i>

ở Đàng Trong đã tiếp nhận, vay mượn một số từ ngữ của ngôn ngữ dân tộc khác trong quá trình cộng cư như tiếng Chăm, tiếng Khmer, tiếng Hán Hoa Nam.

<i><b>2.3.5. Từ cổ, từ cũ, từ lịch sử </b></i>

<i>Lớp từ cổ, từ cũ, từ lịch sử trong NVDHTV chiếm 16,92%. </i>

<i>2.3. 5.1. Lớp từ cổ </i>

Có 1,16% mục từ là từ cổ. Lớp từ này có hai bộ phận: Bộ phận thứ

<i>nhất là các từ ngữ đã biến mất khỏi vốn từ hiện đại, như: áng ná, ăn cằn, </i>

<i>cằn táy, chỉn,…; Bộ phận thứ hai là các từ ngữ còn để lại dấu vết trong </i>

<i>các kết hợp hạn chế. Ví dụ: cả (sông cả, anh cả), giã (giã từ, từ giã)… </i>

<i>2.3.5.2. Lớp từ cũ </i>

<i>Trong bộ phận TV tiêu cực của NVDHTV, từ cũ có số lượng nhiều </i>

nhất với 13,1% mục từ. Chúng là “chứng nhân” một thời đã hết xứ mệnh vàng son, hết hiệu lực và sức sống để cho những từ ngữ mới, biểu hiện

<i>cho những hệ tư tưởng, chính trị, xã hội, khoa học mới thay thế, như: cựu </i>

<i>lệ (lề cũ), lương nguyệt (tháng mười), lương nhật (ngày lành),… 2.3.5.3. Lớp từ lịch sử </i>

Lớp từ này chiếm 2,66% tổng số mục từ trong từ điển. Dựa trên cơ sở các phạm vi những từ đó gọi tên chúng gồm: a. Nhóm từ ngữ lịch

<i>sử định danh quan chế. Ví dụ: cai huyện, huyện doãn, cai phủ,... b. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Nhóm từ ngữ lịch sử định danh pháp chế, bao gồm: Các từ ngữ gọi tên

<i>các đơn vị hành chính phong kiến: châu, phủ,...Các từ ngữ gọi tên các loại công văn giấy tờ: thượng từ, trạng từ, trạng tấu,... và một số từ </i>

ngữ liên quan khác. c. Nhóm từ ngữ lịch sử định danh học chế, ví dụ:

<i>quan giám cảo, quan giám khảo, sinh đồ,...d. Nhóm từ ngữ lịch sử định </i>

<i>danh binh chế, gồm có: các từ ngữ gọi tên các đơn vị quân đội: cơ<small>;</small> cơ binh. cơ quân,...; các vị trí trong bộ máy quân đội phong kiến: đầu xâu, tổng binh, mã đội, đầu trâu,... </i>

<i>b) Khoảng 180 năm đã qua, nhưng số từ ngữ trong NVDHTV chỉ có </i>

1,16% là từ cổ, 13,1% là từ ngữ đã cũ, 2,66% là từ lịch sử, phần đông tập trung ở các tiểu trường về quan chế, pháp chế, những từ Hán- Việt có từ đồng nghĩa là từ thụần Việt. Tỉ lệ từ ngữ địa phương xấp xỉ 9%; về cơ bản, đó là từ ngữ Đàng Trong do soạn giả sống và làm việc ở Đàng Trong.

c) Bảng từ của cuốn từ điển cho chúng ta thấy được những nét cơ bản của kho TV tiếng Việt ở thời điểm hữu quan, giúp ta phần nào đó, có thể có được những hình dung căn bản về xã hội Việt Nam trong thời kỳ lịch sử đó.

<i>d) NVDHTV cho thấy rõ ràng những đóng góp quan trọng của </i>

Taberd. Ông đã bổ sung nhiều mục từ phản ánh sát thực những hiện tượng, sự vật, sự việc, hoạt động trong đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế, lao động sản xuất xã hội. Ơng cũng ghi từ ngữ trong cuốn tự vị với diện mạo ngữ âm cập nhật bằng hình thức chữ Quốc ngữ; khắc phục sự rườm rà của các cách

</div>

×