Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

kết quả phẫu thuật khâu xương bằng chỉ bện có độ bền cao điều trị gãy đầu ngoài xương đòn loại ii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 168 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>LÊ XUÂN NHÀN</b>

<b>KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KHÂU XƯƠNGBẰNG CHỈ BỆN CĨ ĐỘ BỀN CAO</b>

<b>ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU NGỒI XƯƠNG ĐỊN LOẠI II</b>

<b>LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. VŨ XUÂN THÀNH</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, và chưatừng được công bố bất kì nơi nào

<i>Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 08 năm 2023</i>

Tác giả luận văn

<b>Lê Xuân Nhàn</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 3</b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU... 4</b>

1.1. Đặc điểm giải phẫu xương đòn và cấu trúc liên quan ... 4

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ... 22

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:... 25

<b>CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 27</b>

2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 27

2.2. Đối tượng nghiên cứu... 27

2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: ... 27

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ... 27

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 27

2.3.1. Thời gian nghiên cứu ... 27

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ... 27

2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ... 27

2.5. Liệt kê và định nghĩa các biến số ... 28

2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ... 31

2.7. Quy trình nghiên cứu ... 35

2.7.1. Đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật ... 35

2.7.2. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật ... 35

2.7.3. Các dụng cụ dùng trong phẫu thuật ... 36

2.7.4. Phương pháp phẫu thuật ... 37

2.7.5. Theo dõi kết quả điều trị ... 42

2.7.6. Đánh giá kết quả điều trị ... 42

2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ... 43

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ... 43

2.9.1. Chấp thuận của hội đồng đạo đức ... 43

2.9.2. Thực hiện đảm bảo đạo đức trong quá trình nghiên cứu ... 43

<b>CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 45</b>

3.1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu ... 45

3.1.1. Đặc điểm giới tính ... 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.1.2. Đặc điểm về tuổi ... 46

3.1.3. Nguyên nhân gãy đầu ngoài xương đòn Neer II ... 46

3.1.4. Phân bố nguyên nhân theo độ tuổi ... 47

3.1.5. Cơ chế chấn thương ... 47

3.1.6. Điều trị tuyến trước ... 48

3.2. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng ... 48

3.2.1. Đặc điểm bên tổn thương ... 48

3.2.2. Đặc điểm kiểu gãy ... 49

3.3.1. Kết quả sau phẫu thuật ... 52

3.3.2. Kết quả tại thời điểm cuối ... 54

3.4. Liên quan giữa một số yếu tố và kết quả phục hồi chức năng khớp vai ởbệnh nhân gãy đầu ngồi xương địn NEER II điều trị phẫu thuật khâu xươngbằng chỉ bện có độ bền cao ... 57

<b>CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ... 62</b>

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ... 62

4.1.1. Về phân bố giới tính ... 62

4.1.2. Đặc điểm về phân bố tuổi ... 63

4.1.3. Đặc điểm về nguyên nhân ... 63

4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ... 64

4.2.1. Đặc điểm bên tổn thương ... 64

4.2.2. Tổn thương kết hợp gãy đầu ngoài xương đòn ... 65

4.2.3. Thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật ... 66

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4.3. Bàn luận về kết quả điều trị ... 67

4.3.1. Kết quả phục hồi giải phẫu (X-Quang) và chức năng ... 67

4.3.2. Biến chứng muộn sau phẫu thuật ... 73

4.4. Liên quan giữa kết quả phục hồi chức năng khớp vai và một số yếu tố .. 75

4.4.1. Liên quan giữa chức năng khớp vai và tuổi ... 75

4.4.2. Liên quan giữa phục hồi chức năng và giới ... 76

4.4.3. Liên quan giữa kết quả phục hồi chức năng và kiểu gãy ... 77

4.4.4. Liên quan giữa kết quả phục hồi chức năng khớp vai và điều trị tuyếntrước ... 77

4.5. Hạn chế của nghiên cứu ... 78

<b>KẾT LUẬN ... 79</b>

<b>KIẾN NGHỊ ... 81TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

TNSH Tai nạn sinh hoạtTNTT Tai nạn thể thao

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT - ANH</b>

ASES Thang điểm đánh giá ASES American Shoulder and ElbowSurgeons

DASH Thang điểm đánh giá DASH Disabilities of the Arm, Shoulderand Hand

MRI Cộng hưởng từ Magnetic Resonance ImagingSPADI Thang điểm SPADI Shoulder Pain and Disability IndexSSV Giá trị chủ quan khớp vai Subjective Shoulder Value

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 2.1. Biến số lâm sàng, cận lâm sàng ... 29

Bảng 2.2. Biến số kết quả điều trị ... 29

Bảng 2.3. Thang điểm Constant – Murley ... 32

Bảng 3.1. Phân bố ngun nhân gãy đầu ngồi xương địn ... 46

Bảng 3.2. Phân bố nguyên nhân theo độ tuổi ... 47

Bảng 3.3. Điều trị tuyến trước ... 48

Bảng 3.4. Đặc điểm bên tổn thương... 48

Bảng 3.5. Đặc điểm kiểu gãy ... 49

Bảng 3.6. Đặc điểm lâm sàng gãy đầu ngoài xương đòn loại II ... 49

Bảng 3.14. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật ... 53

Bảng 3.15. Đặc điểm X-Quang tại thời điểm cuối ... 54

Bảng 3.16. Điểm Constant – Murley trước và sau phẫu thuật ... 54

Bảng 3.17. Kết quả phục hồi chức năng khớp vai ... 55

Bảng 3.18. Thời gian trở về cơng việc bình thường ... 55

Bảng 3.19. Các biến chứng sau phẫu thuật ... 56

Bảng 3.20. Đánh giá về mặt thẩm mỹ ... 57

Bảng 3.21. Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ... 57

Bảng 3.22. Liên quan giữa phục hồi chức năng khớp vai và tuổi ... 58

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bảng 3.23. Liên quan giữa phục hồi chức năng khớp vai và giới ... 58Bảng 3.24. Liên quan giữa kết quả phục hồi chức năng khớp vai và kiểu gãy... 59Bảng 3.25. Liên quan giữa kết quả phục hồi chức năng khớp vai và điều trịtuyến trước... 60Bảng 3.26. Liên quan giữa kết quả phục hồi chức năng khớp vai và thời gian từkhi chấn thương đến khi được phẫu thuật ... 60Bảng 3.27. Liên quan giữa kết quả phục hồi chức năng khớp vai và tổn thươngphối hợp ... 61

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính ... 45

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về phân bố theo tuổi ... 46

Biểu đồ 3.3. Cơ chế chấn thương ... 47

Biểu đồ 3.4. Phân loại theo Neer ... 50

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Hình 1.9. Cố định xương địn bằng băng treo tay ... 18

Hình 1.10. Nẹp khóa cho gãy đầu ngồi xương địn ... 18

Hình 1.11. Nẹp móc cho gãy đầu ngồi xương địn ... 19

Hình 1.12. Kết hợp xương bằng đinh chỉ thép ... 20

Hình 1.13. Kết hợp xương bằng chỉ siêu bền... 20

Hình 1.14. Chỉ Hi-fi ... 21

Hình 1.15. Các thì phẫu thuật theo Sarda P. và cộng sự ... 24

Hình 2.1. Thước đo tầm vận động của khớp ... 35

Hình 2.2. Luồn chỉ thép ... 36

Hình 2.3. Máy khoan xương ... 36

Hình 2.4. Mũi khoan 2.5mm ... 36

Hình 2.5. Chỉ Hi-fi ... 37

Hình 2.6. Tư thế bệnh nhân phẫu thuật gãy đầu ngồi xương địn ... 37

Hình 2.7. Đường mổ phẫu thuật gãy đầu ngồi xương địn Neer II ... 38

Hình 2.8. Đường mổ phẫu thuật bộc lộ mỏm quạ ... 39

Hình 2.9. Luồn chỉ dưới mỏm quạ ... 39

Hình 2.10. Khoan 2 đường hầm trên xương đòn và luồn chỉ qua ... 40

Hình 2.11. Sau khi đã hồn thành ... 40

Hình 2.12. Hình ảnh xương địn trước (A) và sau phẫu thuật (B) ... 41

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Gãy xương đòn chiếm 2,5% - 5% trong tổng số gãy xương nói chung,chiếm 44% trong tổng số tổn thương vùng vai<i><small>1</small></i>. Gãy kín xương địn thường gặpở người trẻ, nguyên nhân chủ yếu do TNGT, TNSH, TNLĐ với cơ chế ngã đậpvai xuống nền cứng. Gãy đầu ngoài xương địn rất ít gặp thường là gãy phứctạp, di lệch lớn, gãy khơng vững, đoạn ngồi ổ gãy cịn rất ngắn, thường có tổnthương dây chằng. Neer đã chia gãy đầu ngồi xương địn thành 5 loại dựa vàomối liên quan giữa đường gãy với dây chằng quạ đòn và khớp cùng địn<i><small>2</small></i>. Gãyloại I và loại III thường có di lệch tối thiểu và thường được điều trị bảo tồn, kếtquả về mặt chức năng thường ổn<i><small>3,4</small></i>. Trong khi đó, gãy loại II là loại gãy khơngvững do mất giữ vững của dây chằng quạ đòn trên mảnh gãy trong<i><small>2</small></i>. Ngoài rado sức nặng của chi trên và sự kéo của cơ lưng rộng, cơ ngực lớn, cơ xoay vaikéo mảnh ngồi xuống dưới trong khi cơ hình thang kéo mảnh ở giữa lên trênlàm cho ổ gãy di lệch<i><small>5</small></i>. Tỷ lệ không liền xương của gãy loại II khoảng 30%<i><small>2,6</small></i>.

Phẫu thuật có thể giúp việc nắn chỉnh hình thể giải phẫu một cách hoànhảo, cố định vững chắc ổ gãy bằng các phương tiện kết xương bên trong, chophép bệnh nhân tập vận động sớm để phục hồi chức năng khớp vai. Mặc dù đãcó rất nhiều phương pháp điều trị gãy đầu ngồi xương địn bằng phẫu thuật đãđược báo cáo trong y văn nhưng vẫn chưa có phương pháp nào cho kết quả điềutrị tối ưu, như là một tiêu chuẩn vàng điều trị. Trên thế giới hiện có nhiềuphương pháp phẫu thuật được áp dụng là KHX bằng nẹp khóa, néo ép chỉ thépKirschner và bằng nẹp móc, dùng vít bắt từ xương địn xuống mỏm quạ. Cácphương pháp này là các lựa chọn chấp nhận được nhưng có thể có các biếnchứng như gãy, di chuyển dụng cụ và thường phải mổ thêm lần nữa để lấy dụngcụ<i><small>7</small></i>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Phương pháp điều trị gãy đầu ngoài xương địn mà khơng cần dùng dụngcụ kim loại kết hợp xương, được tác giả Soliman báo cáo lần đầu tiên năm2013<i><small>8</small></i>. Kỹ thuật này sử dụng chỉ siêu bền cố định từ mỏm quạ đến đầu ngồicủa xương địn bị gãy. Kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc cố định quạ đòn bằngtái tạo dây chằng quạ đòn bằng chỉ, chuyển gãy loại II không vững thành loại Ivững, liền xương gián tiếp, cho phép cố định ổ gãy và cố định dây chằng quạđòn, mang đến những ưu điểm hơn so với các phương pháp khác như chi phídụng cụ thấp hơn nhiều, phục hồi chức năng sớm, giảm thiểu các biến chứngdo dụng cụ kết hợp xương gây ra và hầu như không phải mổ lần 2 lấy dụng cụ<i><small>9</small></i>.Vì vậy, chúng tơi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời chocâu hỏi:

<b>Kết quả điều trị bệnh nhân gãy đầu ngồi xương địn loại Neer IIđược phẫu thuật bằng kỹ thuật khâu xương dùng chỉ bện có độ bền caonhư thế nào?</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng, phục hồi giải phẫu và các biếnchứng ở bệnh nhân gãy đầu ngồi xương địn loại Neer II được phẫu thuật bằngkĩ thuật khâu xương dùng chỉ bện có độ bền cao.

2. Nhận xét các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và đánh giá các yếu tố ảnhhưởng đến kết quả phục hồi chức năng ở bệnh nhân gãy đầu ngồi xương địnloại Neer II được phẫu thuật bằng kĩ thuật khâu xương dùng chỉ bện có độ bềncao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 1:</b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<b>1.1. Đặc điểm giải phẫu xương đòn và cấu trúc liên quan1.1.1. Xương đòn</b>

Xương đòn là một xương dài nằm ngang, nằm ở trên và trước ngực, từxương ức đến xương vai, cong hình chữ S, vậy xương có 2 chỗ cong, ở trongcong lõm ra sau, ở ngoài cong lõm ra trước. Xương có 2 mặt, 2 bờ và 2 đầu.

<i><b>* Bờ:</b></i>

Cũng như thân xương, cong hình chữ S.

Bờ trước: dày, có cơ ngực to bám ở trong, cơ Delta bám ở ngồi.

Bờ sau mỏng, có cơ ức địn chũm bám ở trong và cơ thang bám ở ngoài.

<i><b>* Đầu:</b></i>

Đầu trong to hơn đầu ngồi nhiều, có 1 diện khớp hình vng, trịn haybầu dục tùy theo từng người, tiếp khớp với xương ức. Ở phía sau đầu trong cóbó địn của cơ ức địn chũm bám.

Đầu ngồi: dẹt và mỏng, có 1 diện khớp tiếp khớp với mỏm cùng vai.

<i><b>* Ống tủy</b></i>

Cũng như các xương dài, xương địn có ống tủy ở giữa và tổ chức xốp ởhai đầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Hình 1.1. Giải phẫu xương địn</b>

<i>(Nguồn: Netter F.H. MD, 2001)<small>10</small></i>

<b>1.1.2. Hệ thống cơ và dây chằng liên quan</b>

Xương địn có hệ thống các cơ bám vào:- Cơ Delta:

+ Nguyên ủy bám vào mép dưới gai vai, bờ ngoài mỏm cùng vai và phầnba ngồi bờ trước xương địn. Các thớ của gân này chụm hình chữ V, để dínhvào các gồ ghề ở xương cánh tay (gân Delta).

+ Thực hiện động tác dạng cánh tay và giơ cánh tay lên trên, các thớ cơtrước và sau còn xoay xương cánh tay vào trong hay ra ngoài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Cơ ngực lớn:

+ Nguyên ủy bám vào 2/3 trong bờ trước xương địn (bó địn), xương ức(bó ức), sụn sườn 1, 2, 3, 4, 5, 6 và xương sườn 5, 6 (bó sụn sườn); cân của cơthẳng bụng. Bám tận vào mép ngoài của cơ nhị đầu, theo hình chữ U, bó địndính vào nét ngồi, bó ức trên vào nét cong và bó ức dưới vào nét cong chữ U.+ Khi gãy xương đòn 1/3 giữa, đầu ngoài bị sức nặng của tay kéo di lệchxuống dưới, cơ ngực to kéo ra trước, cơ dưới đòn kéo vào trong.

- Cơ dưới địn: là một cơ hình thoi, bám ở sụn sườn và xương sườn thứnhất và nằm trong rãnh ở mặt dưới xương địn. Có vai trị như hạn chế tổnthương bó mạch thần kinh dưới địn khi chấn thương hoặc phẫu thuật do nằmgiữa xương đòn và bó mạch thần kinh

- Cơ ức địn chũm:

+ Ngun ủy có hai đầu: đầu ức (đầu trong) bám vào mặt trên 1/3 trongxương địn; đầu địn (đầu ngồi) bám vào mặt trên 1/3 trong xương đòn. Bámtận vào mặt ngoài mỏm chũm bởi 1 gân dày, chắc và vào ½ ngoài đường trênxương chẩm bởi 1 cân mỏng.

+ Khi gãy 1/3 giữa xương đòn đầu trong bị cơ ức đòn chũm kéo lên trênvà ra sau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Vịng ngực: gồm có nhánh ngực (của mạch cùng vai ngực) và mạch vúngoài nối với các mạch liên sườn trên và mạch vú trong của mạch dưới đòn.

<i><b>* Tĩnh mạch dưới địn</b></i>

Tĩnh mạch nách đi phía trong động mạch, nhưng khi tới gần xương địnthì chạy nằm ở phía trước và đổi tên thành tĩnh mạch dưới địn. Tĩnh mạch dướiđịn ít di động và nằm cách xương đòn bởi cơ dưới đòn là một cơ nhỏ, Trongcấp cứu khi ta chọc tĩnh mạch dưới đòn để truyền dịch hoặc đo áp lực tĩnh mạchtrung tâm dễ dàng, cũng vì vậy nên nó dễ bị tổn thương khi gãy xương đònhoặc trong phẫu thuật.

Tĩnh mạch nách do hai tĩnh mạch cánh tay tạo nên, nhiều khi có một tĩnhmạch nữa từ cánh tay lên chạy ngoài động mạch, rồi bắt chéo chạy vào tĩnhmạch nách.

Ngoài ra tĩnh mạch nách còn nhận các tĩnh mạch chạy theo các ngànhcủa động mạch.

Hai tĩnh mạch ở hai hệ thống nông: tĩnh mạch nền, tĩnh mạch đầu chạyvào tĩnh mạch nách gần xương địn, trong rãnh delta ngực<i><small>11</small></i>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>Hình 1.2. Bó mạch thần kinh dưới địn</b>

<i>(Nguồn: Frank H. Netter MD,2001)<small>10</small></i>

<b>1.1.4. Đám rối thần kinh cánh tay</b>

Xuất phát từ vùng trước bên cổ đến vùng nách và ở đây chia thành cácngành cùng.

Đám rối được cấu tạo bởi ngành trước của 4 dây sống cổ cuối và dậyngực 1. Dây sống cổ 5 nối với dây sống cổ 4, dây cổ 6 tạo thành thân nhất trên.

Dây cổ 7, một mình tạo thành thân nhất giữa

Dây sống cổ 8 với dây ngực 1 thành thân nhất dưới

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Mỗi thân nhất lại chia thành ngành trước và ngành sau. Các ngành sauhợp thành bó sau hay thân nhĩ sau.

Ngành trước của thân trên và giữa hợp thành bó ngoài hay thân nhị ngoài.Ngành trước của thân nhất dưới, một mình nó tạo thành bó trong haythân nhĩ trước trong.

Khi qua nách đám rối đã tụ thành các bó hay thân nhĩ. Có 3 bó: bó trong,bó ngồi và bó sau. Ở đỉnh nách các bó này ở sau ngoài động mạch nách. Cácngành cùng của đám rối thần kinh cánh tay tách ra ở các bó.

Thân nhì trước ngoài tách ra hai nhánh cùng, rẽ ngoài dây giữa và dâycơ bì

Ở phía trên, ngay dưới xương địn, dây cơ ngực to tách ra từ thân nhìtrước ngồi, khi tới nách bắt chéo ngang động mạch nách là mốc tìm động mạchnách

Thân nhì tách ra 4 nhánh:

+ Rễ trong dây giữa: rễ trong và rễ ngoài nối tiếp nhau ở trước động mạchvà tạo thành dây giữa.

+ Dây trụ ở phía trong động mạch

+ Dây bì cẳng tay ở phía ngồi tĩnh mạch.+ Dây bì cánh tay ở phía trong tĩnh mạchThân nhì sau tách ra 2 nhánh:

+ Dây mũ qua khoang 4 cạnh Velpeau ra sau vai.+ Dây quay qua khe cánh tay tam đầu ra sau cánh tay.

Đám rối thần kinh cánh tay còn tách ra các nhánh cho các cơ của khunách: cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ dưới vai, cơ lưng to, cơ tròn to và cơ răng to.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Bó mạch dưới địn và đám rối thần kinh cánh tay có liên quan chặt chẽvới nhau, nhất là ở lối ra của thành ngực. Khi chấn thương gãy xương địn thìcó thể bị tổn thương cùng một lúc hoặc tổn thương riêng biệt<i><small>11</small></i>.

Đám rối thần kinh cánh tay có thể bị tổn thương muộn, do phình mạchdưới địn chèn ép, hoặc do liền xương gây dính. Triệu chứng âm thầm sau chấnthương, vì thế cần theo dõi, chẩn đốn sớm và điều trị kịp thời để phòng ngừatổn thương đám rối thần kinh cánh tay<i><small>12-14</small></i>.

+ Sụn viền: do chỏm to, ổ chảo thì bé, nên có 1 sụn viền ở xung quanh.Tuy vậy ổ chảo vẫn còn bé so với chỏm và nếu khơng có vịm địn cùng vai,chỏm dễ trật ra ngoài.

- Phương tiện nối khớp:

+ Bao khớp: bao khớp bọc ở trên, xung quanh ổ chảo, ở dưới xung quanhđầu trên xương cánh tay, cách sụn khoảng 1 cm.

+ Dây chằng quạ cánh tay.

+ 3 dây chằng chảo cánh tay đều là 3 chỗ dày lên của bao khớp, khơngphẫu tích được.

- Bao hoạt dịch: là một bao áp vào mặt trong bao khớp, có 3 đặc tính:bọc vịng quanh gân đầu dài của cơ nhị đầu vì có lỗ hổng ở bao khớp, bao chạmngay vào mặt sau của cơ dưới vai, thông với túi thanh mạc của cơ dưới vai, cơnhị đầu và cơ Delta.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Động tác: Khớp vai là một khớp lồi cầu- ổ chảo, nên biên độ vận độngrất rộng gồm 3 cặp vận động: đưa ra trước- ra sau, dạng- khép và xoay ngồi-xoay trong.

Xương địn tiếp khớp với xương bả bởi khớp cùng đòn, tiếp khớp vớixương ức bởi khớp ức đòn. Khi khớp vai vận động bao giờ cũng có sự phối hợpvận động của khớp ức địn, khớp cùng đòn và khớp bả vai- lồng ngực (là mộtkhớp ảo). Vì vậy khi gãy xương địn sẽ ảnh hưởng đến vận động của khớp vaivà chi trên<i><small>11</small></i>.

<b>Hình 1.3. Giải phẫu khớp vai</b>

<i>(Nguồn: Frank H. Netter MD, 2001)<small>10</small></i>

<b>1.2. Đặc điểm gãy đầu ngồi xương địn1.2.1. Yếu tố dịch tễ</b>

Gãy đầu ngồi xương địn xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở ngườitrẻ tuổi

Nguyên nhân có thể gặp do tai nạn giao thông (TNGT), tai nạn lao động(TNLĐ) và tai nạn thể thao (TNTT) và trong sinh hoạt. Ở Việt Nam, nguyênnhân thường gặp là do TNGT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Tỷ lệ gãy xương đòn do chấn thương theo từng tác giả ở mỗi nước cókhác nhau nhưng nhìn chung đều có tính phổ biến. Theo Nowak J., mỗi nămgãy xương đòn chiếm 0,5% dân số Thụy Điển<i><small>15</small></i>, nghiên cứu của Phạm NgọcNhữ gặp khoảng 10 – 15%<i><small>16</small></i>.

Gãy đầu ngồi xương địn chiếm 10-30% trong các trường hợp gãyxương đòn. Loại gãy này phổ biến ở nam giới trong độ tuổi lao động (30-50tuổi) và người già trên 70 tuổi ở cả 2 giới

<b>1.2.2. Cơ chế chấn thương</b>

Sự ổn định của xương đòn được tạo thành do 3 thành phần chính: dâychằng cùng vai địn, dây chằng quạ địn, thành phần cơ (cơ delta, cơ thang).Trong đó dây chằng quạ đòn là cấu trúc rất quan trọng đảm bảo độ vững củaxương đòn và thường bị tổn thương khi gãy đầu ngồi xương địn hoặc trậtkhớp cùng đòn.

Chấn thương trực tiếp hay gián tiếp lên xương đòn đều có thể gây ra gãyxương địn ở các mức độ khác nhau.

Alman và Neer chia gãy xương đòn ra làm 3 nhóm cơ chế chấn thươngkhác nhau: nhóm 1 là gãy 1/3 giữa xương đòn do ngã chống tay hoặc ngã đậpvai xuống đất; nhóm 2 là gãy xương địn ở 1/3 ngồi và đứt dây chằng quạ địndo lực đánh vào khớp vai làm cho xương cánh tay và xương bả vai bị kéo mạnhxuống; nhóm 3 gãy 1/3 trong xương đòn cũng thường do lực đánh trực tiếp vàoxương đòn<i><small>17</small></i>.

Stanley D., Trowbridge và Norris cho rằng: xương địn hay bất cứ xươngnào nói chung của cơ thể đều có độ đàn hồi nhất định, khi xương bị va đậpmạnh làm biến dạng quá mức sẽ dẫn đến gãy xương<i><small>18</small></i>.

Các tác giả đều cho rằng cơ chế gãy xương khác nhau thì gây nên gãyxương địn ở vị trí khác nhau, nhưng khơng có sự tương quan có ý nghĩa giữavị trí gãy và cơ chế chấn thương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Hình thể giải phẫu của xương địn cong hình chữ S tại chỗ tiếp giáp 1/3ngồi và 1/3 giữa. Vì vậy đây là điểm yếu của xương nên rất dễ gãy xương khibị chấn thương và gãy xương hầu hết là do cơ chế chấn thương gián tiếp.

Khi ngã chống tay cả trọng lượng cơ thể đè ép lên khớp vai, như vậy lực(F) từ cánh tay đẩy lên, đẩy xương bả vai lên trên (Fy) và giật mạnh ra sau (Fz)đồng thời lực do trọng lượng cơ thể đè xuống hợp lại tác động vng góc vớitrục xương đòn gây nên gãy xương đòn hoặc trật khớp vai.

Khi ngã đập vai hoặc bị đánh trực tiếp vào vai: hai lực Fz và Fy là bằng0, chỉ có lực F đánh trực tiếp vng góc với trục xương đòn gây nên gãy xương.Ở trường hợp này, người ta thấy gãy xương đòn kèm theo vết trầy xước hoặcrách da ở ngay vị trí gãy xương<i><small>18</small></i>.

<b>Hình 1.4. Phân tích lực tác động</b>

<i>(Nguồn: theo Stanlay D và cộng sự, 1988)<small>18</small></i>

<b>1.2.3. Biến chứng tại chỗ và di chứng gãy đầu ngồi xương địn</b>

Gãy đầu ngồi xương địn nếu được điều trị đúng chỉ định thường ít gâybiến chứng nặng nề. Có thể gặp di chứng về thẩm mỹ khi liền xương gập góc,ngắn đoạn xương địn. Trong một số trường hợp gãy đầu ngồi xương địn đãliền nhưng gập góc nhiều và xương chồi gây đau khi tì đè, đơi khi can gập góc

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

gây biến đổi hư khớp cùng địn. Ngun nhân can gập góc thường là do gãyxương di lệch lớn hoặc do cố định khơng vững<i><small>19</small></i>.

Biến chứng khơng liền xương: Gãy đầu ngồi xương địn Neer II điều trịbảo tồn có tỷ lệ khơng liền xương khá cao, khoảng 33%<i><small>20-24</small></i>. Đối với bệnh nhângãy đầu ngồi xương địn được trị bằng phẫu thuật, tỷ lệ không liền xươngkhoảng 6,1%<i><small>20</small></i>.

Các biến chứng như hạn chế vận động khớp vai, đau dai dẳng vùng vai,các biến chứng do phẫu thuật kết xương như viêm xương có đường rị, tuộtđinh, gãy đinh, gãy nẹp, tuột vít cũng có thể xảy ra<i><small>20</small></i>.

Ngồi ra, một số biến chứng liên quan đến phương tiện kết hợp xươngnhư nhiễm trùng chân đinh, viêm khớp cùng đòn sau phẫu thuật chủ yếu ở nhómbệnh nhân phẫu thuật bằng nẹp móc hoặc kĩ thuật néo ép bằng chỉ thép và đinhKirschner<i><small>19</small></i>.

Mất vững đầu ngồi xương địn dai dẳng kể cả sau khi liền xương nếukhi phẫu thuật không tái tạo lại dây chằng<i><small>25</small></i>.

<b>1.2.4. Đặc điểm lâm sàng</b>

Bệnh nhân gãy xương địn thường có các biểu hiện như:- Đau, hạn chế vận động vai, cánh tay bên tổn thương.- Biến dạng tại khớp cùng địn

- Sưng, có thể có bầm tím, tụ máu tại khớp cùng địn

- Cánh tay rũ về phía trước và xuống dưới do trọng lượng của cánh tayvà co kéo của cơ ngực bé.

<b>1.2.5. Đặc điểm cận lâm sàng</b>

- Chụp Xquang:

+ Thông thường chụp X quang là đủ để chẩn đoán. Phim đứng thẳng cả2 bên vai hoặc chụp phát tia chếch 10<small>o </small>về phía đầu (tư thế zanca) giúp xác địnhgãy di lệch (hình 1.5).

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Hình 1.5. X-quang gãy đầu ngồi xương địn bên trái</b>

<i>(Nguồn: theo Mai Duy Linh, 2022)<small>26</small></i>

+ Tư thế hốc nách (hình 1.6): giúp đánh giá di lệch trước sau khi đánhgiá kết quả (trước mổ Bn đau nên chúng tôi không chụp phim này)

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

+ Chụp Cộng hưởng từ giúp đánh giá các tổn thương mô mềm đi kèmnhư gân, dây chằng, bao khớp.

<b>1.2.6. Phân loại gãy đầu ngoài xương địn</b>

<b>Hình 1.7. Phân loại Neer cho gãy đầu ngồi xương địn</b>

<i>(Nguồn: Theo Neer và cộng sự, 1968)<small>2</small></i>

Có rất nhiều cách phân loại khác nhau nhưng thường sử dụng phân loạicủa Neer dựa trên tính chất của ổ gãy, vị trí giải phẫu liên quan của ổ gãy vớidây chằng quạ địn. Phân loại này rất có ý nghĩa và được áp dụng phổ biến từnhững năm 1960<i><small>2</small></i>.

- Loại I: Gãy ở phía ngồi dây chằng quạ địn nhưng khơng tổn thươngdây chằng, gãy vững, ít di lệch.

- Loại II: Gãy giữa dây chằng quạ địn, gãy khơng vững, di lệch.

+ Loại IIA: Gãy phía trong dây chằng quạ địn nhưng dây chằng vẫnnguyên vẹn, mất vững, di lệch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

+ Loại IIB: Đường gãy giữa hai bó của dây chằng quạ địn với tổn thươnghồn tồn bó nón, rất mất vững, di lệch rất nhiều.

- Loại III: Đường gãy nằm phía ngồi dây chằng quạ địn, có thể phạmkhớp cùng địn. Các cấu trúc dây chằng khơng bị tổn thương, là loại gãy vững,ít di lệch.

- Loại IV: Ít gặp, chủ yếu gặp ở trẻ em.

- Loại V: Còn 1 mảnh ở bờ dưới xương đòn bám vào dây chằng quạ đòn

<b>1.2.7. Các phương pháp điều trị</b>

Gãy đầu ngồi xương địn có thể được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật.Chỉ định điều trị phụ thuộc vào các yếu tố chính như mức độ di lệch, tổn thươngdây chằng kèm theo, gãy vững hay không vững và dựa trên phân loại Neer. Vớigãy đầu ngồi xương địn loại I, III, IV là những loại gãy vững, ít di lệch, khơngtổn thương dây chằng quạ địn sẽ thích hợp lựa chọn điều trị bảo tồn. Còn vớigãy loại II hoặc loại V là loại gãy không vững, di lệch nhiều, tổn thương dâychằng quạ đòn sẽ ưu tiên các phương pháp phẫu thuật.

<b>Hình 1.8. Cố định xương địn bằng băng số 8</b>

<i>(Nguồn: Modi N. và cộng sự, 2022)<small>26</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Hình 1.9. Cố định xương địn bằng băng treo tay</b>

<i>(Nguồn: Modi N. và cộng sự, 2022)<small>26</small></i>

<i><b>1.2.7.1. Điều trị bảo tồn:</b></i>

Bao gồm cố định bằng băng đeo cố định cánh tay hoặc băng cố định hìnhsố 8 (hình 1.8, 1.9). Sử dụng băng đeo cố định cánh tay cho người bệnh thoảimái hơn, trong khi đó băng số 8 có một số vấn đề như rối loạn chức năng mạchmáu thần kinh tạm thời, giả cứng khớp. Đeo băng trong khoảng 4-6 tuần, tậpcử động nhẹ nhàng khớp vai khi triệu chứng đau được cải thiện.

<i><b>1.2.7.2. Điều trị phẫu thuật:</b></i>

<b>Hình 1.10. Nẹp khóa cho gãy đầu ngồi xương đòn</b>

<i>(Nguồn: Beirer M. và cộng sự, 2014)<small>27</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>*Phẫu thuật cố định bằng nẹp khóa kèm theo hoặc khơng cố định lạidây chằng quạ địn (Hình 1.10)</b></i>

Nẹp khóa được thiết kế phù hợp với đầu ngồi xương địn và cho phépcố định đa mặt phẳng, sử dụng để cố định các mảnh rời tốt. Bệnh nhân phẫuthuật bằng nẹp khóa cho phép cố định ổ gãy chắc chắn, được cử động cánh taysớm. Mặc dù hiệu quả cố định ổ gãy tốt, với gãy loại II có tổn thương dây chằngquạ đòn, để hỗ trợ dây chằng hồi phục, bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp giữanẹp khóa và cố định thêm dây chằng quạ địn bằng neo hoặc chỉ để tăng cườngvà sửa chữa dây chằng quạ đòn. Sự kết hợp này được xem là một trong nhữnglựa chọn tốt cho trường hợp gãy đầu ngoài không vững. Tuy nhiên rất nhiều tácgiả chỉ để ý đến gãy xương mà không gia cố hoặc tái tạo lại dây chằng quạ đòn,nguy cơ mất vững khớp cùng địn về sau.

<b>Hình 1.11. Nẹp móc cho gãy đầu ngồi xương địn(A: trước mổ, B: sau mổ đặt nẹp móc)</b>

<i>(Nguồn: Renger R.J. và cộng sự, 2008)<small>28</small></i>

<i><b>* Phẫu thuật cố định bằng nẹp móc (Hình 1.11)</b></i>

Phương pháp này được nhiều tác giả sử dụng cho gãy đầu ngồi xươngđịn Neer độ II, nhất là trong trường hợp mảnh gãy quá nhỏ khơng đặt được vítcố định. Nẹp này có móc được đặt dưới mỏm cùng vai, giúp cố định không choổ gãy di lệch lên trên. Phương pháp này đã được chứng minh cho kết quả điềutrị tốt, liền xương và khôi phục chức năng khớp vai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Tuy nhiên cũng có một số biến chứng của phương pháp này cần chú ýđó là: đau vai do gây hẹp khoang dưới mỏm cùng vai thứ phát, gãy móc, tiêumỏm cùng vai, gãy mỏm cùng.

<b>Hình 1.12. Kết hợp xương bằng đinh chỉ thép</b>

<i>(Nguồn: Xie J. và cộng sự, 2018)<small>29</small></i>

<i><b>* Phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh, chỉ thép (Hình 1.12)</b></i>

Dùng đinh chỉ thép cố định ổ gãy đầu ngoài xương đòn lần đầu tiên đượcgiới thiệu bởi Bosworth (1941), trở thành phương pháp phổ biến trong điều trịgãy đầu ngoài xương đòn và cho kết quả liền xương và hồi phục chức năngtương đối tốt, cho đến nay vẫn còn nhiều cơ sở y tế sử dụng. Tuy nhiên khi sửdụng đinh chỉ thép sẽ phải đối mặt với nguy cơ như chồi đinh gây đau vai, đứtchỉ thép hoặc xun đinh sai vị trí…

<b>Hình 1.13. Kết hợp xương bằng chỉ siêu bền</b>

<i>(Nguồn: Teoh K.H. và cộng sự, 2015)<small>30</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>* Kết hợp xương đòn bằng chỉ siêu bền (Hình 1.13)</b></i>

Phương pháp điều trị gãy đầu ngồi xương địn mà khơng cần dùng dụngcụ kim loại kết hợp xương, được tác giả Soliman báo cáo lần đầu tiên năm2013. Kỹ thuật này sử dụng chỉ siêu bền cố định từ mỏm quạ đến đầu ngồi củaxương địn bị gãy.

Kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc liền xương gián tiếp, cho phép cố địnhổ gãy và cố định dây chằng quạ đòn, mang đến những ưu điểm lớn so với cácphương pháp khác như phục hồi chức năng sớm, và khơng gây khó chịu hoặcgiảm thiểu một số biến chứng của dụng cụ kết hợp xương. Tuy nhiên đây là kỹthuật mới, cần phẫu thuật viên có kiến thức tốt về giải phẫu vùng vai và có kinhnghiệm.

<i>- Dụng cụ: Chỉ bện có độ bền cao (chỉ siêu bền).</i>

Là chỉ phẫu thuật đa sợi, có cấu tạo Polyetylen, chỉ bện đa sợi khơng tiêu,có lực tải rất lớn, được chế tạo đặc biệt dùng cho phẫu thuật chấn thương chỉnhhình<sup>4</sup>. Loại chỉ này thường được ứng dụng làm neo chỉ khâu gân chóp xoay,gân gót...Thơng dụng là chỉ Fiberwire, Hi-fi, Ethibond Excel. Chúng tôi sửdụng chỉ Hi-fi 2-0 của cơng ty Conmed, Mỹ. Một gói có 2 sợi, liền kim, dài100 cm, đường kính 5 metric (0,5 mm), lực kéo căng tối đa 310 N. Lực kéocăng tối đa của DCQĐ tự nhiên là 815 N (5). Do đó cần dùng 3 - 4 sợi chỉ chậplại. Chúng tơi cắt 2 sợi chỉ từ 1 gói (tép) Hi-fi thành 4 sợi, mỗi sợi dài 20 cm.

<b>Hình 1.14. Chỉ Hi-fi</b>

<i>(Nguồn: Khoa CTCH – Bệnh viện nhân dân 115)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>1.3. Các nghiên cứu liên quan</b>

<b>1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới</b>

Nghiên cứu của Brereton và cộng sự (2020) đánh giá kết quả lâm sàngvà X-Quang phẫu thuật điều trị gãy đầu ngồi xương địn loại Neer II bằng chỉsiêu bền trên 12 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu thấy rằng tất cả bệnh nhân cóchức năng khớp vai ở mức rất tốt, vận động khớp vai hoàn toàn, đau tối thiểu,điểm chức năng khớp vai cải thiện ở thời điểm khám cuối. 11 bệnh nhân liềnxương hoàn toàn. 1 bệnh nhân chậm liền xương nhưng bệnh nhân khơng cótriệu chứng và hài lịng với kết quả điều trị. Khơng có bệnh nhân nào phải phẫuthuật lần 2<i><small>31</small></i>.

Nghiên cứu của Sarda P. (2019) nghiên cứu điều trị gãy đầu ngồi xươngđịn loại Neer IIB bằng chỉ siêu bền trên 19 bệnh nhân. Nghiên cứu đã tiến hànhtái tạo dây chằng quạ đòn, biến gãy loại IIB thành loại I. Tác giả thấy rằng kĩthuật này nhanh, dễ thực hiện, độ ổn định tốt và tỷ lệ liền xương tương đươngcác kĩ thuật khác với giá chỉ siêu bền khoảng 120 bảng Anh. Từ đó tác giả đãđưa ra kết luận đây là kĩ thuật hiệu quả, kết quả tương tự như các kĩ thuật khácvới giá dụng cụ rẻ nhất<i><small>25</small></i>. Các thì phẫu thuật theo tác giả (hình 1.15):

+ Cuộc mổ được tiến hành dưới gây mê toàn thân hoặc tê đám rối. Ổ gãyđược tiếp cận qua đường mổ 4-5 cm, hơi phía trong của bờ trong đầu ngồixương địn. Mép da được tách ra để tạo được vùng da di động được.

+ Đường rạch chữ T được thực hiện trên mạc cơ thang - Delta (hình1.15A), với đáy ở phía trước đầu ngồi xương địn. Sau đó tách cơ và màngxương để bộc lộ đầu ngồi xương địn và ổ gãy, cho đến khớp cùng đòn. Mỏmquạ được bộc lộ bằng dụng cụ tù dọc theo nhánh đứng của vạt chữ T, thơng quabó trước cơ delta. Ở những chấn thương mới, dây chằng quạ địn có thể dễ dàngnhận biết và có thể khâu đánh dấu bằng chỉ để khâu lại thì đầu vào xương địnở cuối cuộc mổ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

+ Đốt cầm máu cong dài được sử dụng để tách và tiếp cận bộc lộ mỏmquạ. FiberTape và TigerTape (Arthrex, Naples, FL) 2.0 được sử dụng để luồnqua phía dưới mỏm quạ từ trong ra ngồi bằng dụng cụ luồn chỉ mỏm quạ hoặckẹp Lahey.

+ Mũi khoan 1.8 mm được dùng để khoan hai lỗ ở vị trí theo giải phẫucủa bó nón và bó thang, hướng về mỏm quạ (Hình 1.15 B). Bờ của các lỗ đượcmài để tránh nguy cơ xương cắt đứt chỉ. Ở những tổn thương mới, thôngthường, phần cịn lại của dây chằng có thể thấy được. Nếu khơng, đường hầmthang được khoan cách khoảng 2.5 cm cịn đường hầm nón cách khoảng 4.5cm từ đầu ngồi xương địn, như được Rios mơ tả trong nghiên cứu giải phẫucủa họ. Cả hai đầu của FiberTape (đỏ) được luồn lần lượt qua hai lỗ (Hình 1.15C), cùng với chỉ chờ của dây chằng quạ địn để cột sau đó. Một đầu của sợiTigerTape (xanh lá) được luồn phía sau xương đòn. Ổ gãy được nắn chỉnh, vàhai đầu của Fibertape được cột phía trên xương địn. Chỉ chờ của dây chằngquạ địn cũng có thể được cột vào thì này. Sợi Tigertape được cột với nhau vớiviệc nắn quá mức khớp cùng đòn để bảo vệ kết quả nắn (hình 1.15 D).

+ Mảnh gãy phía ngồi hiện tại đã vững ở thì này, và có thể vững hơnnếu sử dụng sợi chỉ khác thành chỉ nép ép hoặc chỉ vịng trịn (hình 1.15 E vàF) hoặc cắt bỏ nếu quá nhỏ. Cân cơ và bao khớp cùng đòn được khâu lại theolớp với mũi đơn cho da.

+ Sau mổ, bài tập con lắc có thể khởi động khi bệnh nhân thoải mái, vàtầm vận động thụ động đầy đủ hay chủ động có hỗ trợ có thể bắt đầu theo khảnăng sau 2 tuần. Cần mang nẹp trong 4 tuần. Mục tiêu là đạt biên độ vận độngđầy đủ vào tuần thứ 6, và việc tăng cường sức mạnh nên tránh trong giai đoạnnày.<i><small>25</small></i>

Nghiên cứu của Shin S.J. và cộng sự (2009) nghiên cứu trên 19 bệnhnhân gãy đầu ngồi xương địn loại IIB, điều trị phẫu thuật sử dụng chỉ neo

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

(suture anchors) kết hợp với chỉ căng không tiêu (absorbable tension bands).Dây chằng quạ đòn được tái tạo sử dụng 2 chỉ neo để duy trì đầu ngồi xươngđịn ở vị trí giải phẫu, và cố định bổ sung xen kẽ bằng cách sử dụng 2 sợi chỉcăng. Kết quả: lành xương gãy ở 18 bệnh nhân tại thời điểm 4,8 tháng sau phẫuthuật; 1 bệnh nhân khơng lành xương có triệu chứng cho đến 9 tháng sau phẫuthuật; 2 bệnh nhân chậm liền xương và đạt được liền xương tại tháng thứ 9 và10 sau phẫu thuật. Biến dạng xương đòn ở 2 bệnh nhân. Điểm Constant cảithiện đến 94 điểm<i><small>32</small></i>.

<b>Hình 1.15. Các thì phẫu thuật theo Sarda P. và cộng sự</b>

<i>(A: Vạt cân thang-delta chữ T để bộc lộ mỏm quạ, B: Vị trí khoan cáclỗ, C: Luồn chỉ dưới mỏm quạ, sợi đỏ (sợi 1) luồn qua các lỗ khoan, sợi xanh(sợị 2) luồn vòng qua xương đòn; D: Các sợi chỉ được cột để ổn định ổ gãy; E:Có thể thêm 1 vịng néo ép ở mảnh ngồi, sử dụng sợi 1 sau khi cột; F: Sau khiđã hoàn thành)</i>

<i>(Nguồn: Sarda P. và cs, 2019)<small>25</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Nghiên cứu của Laux C.J và cộng sự (2021) nghiên cứu gãy đầu ngồixương địn di lệch được điều trị bằng chỉ siêu bền. 19 bệnh nhân được điều trịbằng kĩ thuật phẫu thuật để điều trị gãy đầu xa xương đòn với tình trạng đứthoặc bung điểm bám dây chằng quạ đòn. Kết quả nghiên cứu thấy rằng tất cảbệnh nhân đều đạt kết quả tốt, với SSV trung bình là 92%, ASES là 96%. ĐiểmConstant – Murley trung bình khoảng 92 điểm. 95% bệnh nhân liền xương, 1bệnh nhân khớp giả khơng triệu chứng. Khoảng cách mỏm quạ xương địn đượcđưa từ 21 mm trước phẫu thuật về 11 mm tại thời điểm theo dõi cuối. Hoạtđộng thể thao được khơi phục hồn tồn trung bình sau 4,7 tháng<i><small>33</small></i>.

<b>1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:</b>

Mỵ Duy Tiến và Nguyễn Văn Thái (2017) nghiên cứu đánh giá kết quảđiều trị phẫu thuật gãy kín đầu ngồi xương địn bằng nẹp móc. Tác giả nghiêncứu trên 55 BN gãy đầu ngồi xương địn loại Neer II được phẫu thuật kếtxương bằng nẹp móc, khơng khâu lại dây chẳng quạ địn. Kết quả thấy rằng100% BN liền xương sau phẫu thuật với thời gian liền xương trung bình là 4,31± 0,12. Mức độ đau giảm rõ theo thời gian. Các bệnh nhân hết đau ở lần khámcuối sau khi lấy bỏ dụng cụ. Đánh giá chức năng khớp vai theo điểm Constant– Murley tại thời điểm cuối sau khi lấy bỏ dụng cụ: 27,3% đạt kết quả rất tốt,60% đạt kết quả tốt, 10,9% đạt kết quả khá, 1,8% đạt kết quả xấu. 78,2% bệnhnhân hài lòng, 20% tương đối hài lịng, 1 bệnh nhân khơng hài lịng với kết quảđiều trị. Từ đó tác giả đưa ra nhận xét nẹp móc là dụng cụ dùng để kết hợp đầungồi xương đòn với phân loại Neer II rất phù hợp với người Việt Nam, giúpcho bệnh nhân kết hợp xương vững chắc, tập vận động sớm. Tuy nhiên nó cónhược điểm là phải tháo dụng cụ kết hợp xương, BN có hội chứng viêm mỏmcùng và hội chứng chạm trước và sau mổ<i><small>34</small></i>.

Nghiên cứu của Hoàng Văn Dũng (2004), nghiên cứu kết quả điều trịgãy xương đòn ở người lớn bằng phẫu thuật xuyên kim Kirschner trên 143 bệnhnhân gãy xương địn, trong đó có 4 bệnh nhân gãy xương địn loại Neer II. Kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

quả nghiên cứu thấy rằng có 100% bệnh nhân gãy loại Neer II sau mổ diễn biếntốt, khơng có biến chứng, liền xương tốt, hài lòng với kết quả và phương phápđiều trị. Từ đó tác giả đưa ra nhận xét về ưu điểm của phương pháp này là sựliền xương, chức năng, thẩm mỹ có thể chấp nhận được, ít biến chứng sau mổ,rút kim Kirshner đơn giản thuận tiện cho BN, có thể thay thế điều trị bảo tồnhoặc nẹp vít. Tuy nhiên nó có nhược điểm là chỉ định mổ và phương pháp kếthợp xương cần phải cân nhắc<i><small>35</small></i>.

Chưa có tác giả trong nước nào nghiên cứu điều trị gãy đầu ngồi xươngđịn bằng chỉ siêu bền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>CHƯƠNG 2:</b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>

<b>2.1. Thiết kế nghiên cứu</b>

Mô tả hàng loạt ca lâm sàng

<b>2.2. Đối tượng nghiên cứu</b>

Gồm 31 bệnh nhân gãy đầu ngồi xương địn loại Neer II được điều trịphẫu thuật bằng chỉ siêu bền.

<b>2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh:</b>

- Tất cả BN ≥ 16 tuổi, bị gãy kín đầu ngồi xương địn nhập viện vớichẩn đoán phân loại Neer II.

- Bệnh nhân đồng ý tham gia phẫu thuật.

- Bệnh nhân được theo dõi đánh giá kết quả tối thiểu 3 tháng đến tháng10/ 2023

<b>2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ:</b>

- Bệnh nhân có các bệnh lý khác chống chỉ định phẫu thuật.

- Các bệnh lý nội khoa có nguy cơ nhiễm trùng và chậm liền xương.- Nhiễm trùng tại vùng tổn thương.

- Có các tổn thương kết hợp nặng đi kèm.

<b>2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu2.3.1. Thời gian nghiên cứu</b>

Từ tháng 07 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023.

<b>2.3.2. Địa điểm nghiên cứu</b>

Khoa Chấn thương Chỉnh hình và khoa y học thể thao – Bệnh viện nhândân 115, Tp. Hồ Chí Minh.

<b>2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu</b>

Lấy trọn các bệnh nhân chẩn đoán gãy đầu ngồi xương địn Neer II đượcđiều trị phẫu thuật bằng chỉ bện có độ bền cao.

</div>

×