Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi thể châm huyệt thúc cốt và trung chữ hai bên trên người tình nguyện khỏe mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.86 MB, 172 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRÊN NGƯỜI TÌNH NGUYỆN KHỎE MẠNH</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1. PGS. TS. BS. NGUYỄN THỊ BAY2. TS. BS. NGUYỄN NGÔ LÊ MINH ANH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan các kết quả được trình bày trong luận văn này hồn tồn là từnghiên cứu của tơi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Bay và TS. NguyễnNgô Lê Minh Anh, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực,khách quan và chưa từng được công bố trong các nghiên cứu trước đó.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2023

<b>Tác giả luận văn</b>

<b>Trần Công Đại Lộc</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.2 Chức năng của Du huyệt trong các tác phẩm kinh điển ... 5

1.3 Huyệt Thúc cốt và đường kinh Bàng quang ... 7

1.4 Huyệt Trung chữ và đường kinh Tam tiêu ... 12

1.5 Sinh lý điều hòa thân nhiệt ... 16

1.6 Phương pháp ghi nhiệt độ bề mặt da bằng hồng ngoại ... 19

1.7 Các nghiên cứu liên quan ... 22

<b>Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ... 28</b>

2.1 Thiết kế nghiên cứu ... 28

2.2 Đối tượng nghiên cứu ... 28

2.3 Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu ... 30

2.4 Cỡ mẫu và phân nhóm ... 30

2.5 Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc<small>40</small> ... 33

2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ... 35

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.7 Quy trình nghiên cứu ... 48

2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu ... 52

2.9 Nguồn tài trợ ... 53

2.10 Đạo đức trong nghiên cứu ... 53

<b>Chương 3: KẾT QUẢ ... 55</b>

3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ... 55

3.2 Đánh giá mức độ đáp ứng của người tham gia đối với mỗi thử nghiệm ... 61

3.3 Nhiệt độ bề mặt da ... 66

3.4 Đánh giá các tác dụng không mong muốn ... 79

3.5 Đánh giá hiệu quả làm mù ... 80

<b>Chương 4: BÀN LUẬN ... 83</b>

4.1 Bàn luận về đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ... 83

4.2 Bàn luận về các đặc điểm của thiết kế nghiên cứu ... 84

4.3 Bàn luận về nhiệt độ bề mặt da ... 89

4.4 Bàn luận về các tác dụng không mong muốn ... 108

4.5 Bàn luận về hiệu quả của phương pháp làm mù ... 109

4.6 Nguy cơ sai lệch ... 110

4.7 Hạn chế của nghiên cứu ... 110

4.8 Triển vọng và các giá trị thực tiễn của nghiên cứu ... 111

<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 112</b>

<b>DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ... 114TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Stress Scales 21

Thang điểm trầm cảmlo âu và căng thẳng

21EMG Electromyography Điện cơ kim

IACT-2020 International Association ofChemical Thermodynamics

Hiệp hội quốc về hóanhiệt động năm 2020

IR Infrared Radiation Tia hồng ngoại

thuộc bì bộ kinhBàng quangNICE The National Institute for

Health and Care Excellence

Viện quốc gia về sựưu tú trong sức khỏe

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

ROM Range of motion Tầm vận độngRCTs Randomized Controlled

Clinical Trials

Thử nghiệm lâm sàngngẫu nhiên có nhóm

chứngREML Restricted Maximum

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Danh mục bảng</b>

Bảng 1.1: So sánh các loại camera ghi nhiệt bằng hồng ngoại ... 20

Bảng 1.2: Các huyệt đặc hiệu thường sử dụng trong điều trị đau cổ gáy ... 23

Bảng 2.1: Bảng phân nhóm ngẫu nhiên người tham gia nghiên cứu ... 32

Bảng 2.7: Các biến số độc lập và phụ thuộc trong nghiên cứu ... 33

Bảng 2.8: Các biến số đánh giá hiệu quả làm mù. ... 34

Bảng 2.4: Huyệt khảo sát và huyệt đối chứng. ... 36

Bảng 2.2: Bảng câu hỏi trước khi điều trị dành cho người tham gia ... 38

Bảng 2.3: Bảng câu hỏi đánh giá mức độ làm mù người tham gia sau điều trị. ... 39

Bảng 2.5. Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy FLIR C5 ... 47

Bảng 2.6. Phương pháp đánh giá các tác dụng không mong muốn ... 51

Bảng 2.9: Phương pháp kiểm định thống kê ... 52

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ... 55

Bảng 3.2. Khảo sát dạng phân phối của các thông số sinh lý ... 56

Bảng 3.3. So sánh Huyết áp tâm thu trước và sau can thiệp ... 56

Bảng 3.4. So sánh Huyết áp tâm trương trước và sau can thiệp ... 57

Bảng 3.5. So sánh nhịp tim trước và sau can thiệp ... 58

Bảng 3.6. So sánh thân nhiệt trước và sau can thiệp ... 58

Bảng 3.7. So sánh huyết áp tâm thu trước can thiệp giữa ba huyệt ... 59

Bảng 3.8. So sánh huyết áp tâm trương trước can thiệp giữa ba huyệt ... 59

Bảng 3.9. So sánh nhịp tim trước can thiệp giữa ba huyệt ... 60

Bảng 3.10. So sánh thân nhiệt trước can thiệp giữa ba huyệt ... 60

Bảng 3.11. So sánh nhiệt độ tại vùng cổ trước can thiệp giữa ba huyệt ... 60

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảng 3.12. Khảo sát dạng phân phối của nhiệt độ bề mặt da tại huyệt và đường kinh... 66Bảng 3.13. So sánh nhiệt độ bề mặt da tại huyệt Trung chữ (<small>o </small>C) ... 67Bảng 3.14. So sánh nhiệt độ bề mặt da tại huyệt Thúc cốt (<small>o </small>C) ... 68Bảng 3.15. So sánh nhiệt độ bề mặt da tại vùng bì bộ thuộc kinh Tam tiêu và khơngthuộc kinh Tam tiêu (<small>o </small>C). ... 68Bảng 3.16. So sánh nhiệt độ bề mặt da tại vùng bì bộ thuộc kinh Bàng quang và khôngthuộc kinh Bàng quang (<small>o </small>C). ... 70Bảng 3.17. So sánh nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy (<small>o </small>C) vào thời điểm ban đầu (A)trước khi thể châm các huyệt Thái bạch, Trung chữ, Thúc cốt. ... 70Bảng 3.18. So sánh nhiệt độ bề mặt da vùng cổ (<small>o </small>C) giữa các thời điểm khi thể châmlần lượt các huyệt Thái bạch, Trung chữ, Thúc cốt. ... 71Bảng 3.19. Đánh giá mức độ đau khi châm các huyệt Thái bạch, Trung chữ và Thúccốt theo thang điểm VAS ... 79Bảng 3.20. Các tai biến được ghi nhận trong quá trình nghiên cứu ... 80Bảng 3.21. Kiến thức và đông lực của người tham gia nghiên cứu dựa trên Bảng 2.2trước khi tiến hành thử nghiệm. ... 80Bảng 3.22. Nhận thức của người tham gia về can thiệp thật và giả dựa trên Bảng 2.3sau mỗi thử nghiệm. ... 81Bảng 4.1. Tác dụng không mong muốn của châm cứu trên 97733 bệnh nhân được báocáo. ... 109

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Danh mục công thức và phương trình</b>

Cơng thức 2.1. Cơng thức tính cỡ mẫu<small>38</small> ... 30Phương trình 3.1. Phương trình ảnh hưởng của thời gian và mức đáp ứng của ngườitham gia với huyệt Trung chữ ở mỗi ngày khác nhau trên nhiệt độ bề mặt davùng cổ gáy. ... 62Phương trình 3.2. Phương trình ảnh hưởng của thời gian và mức đáp ứng của ngườitham gia với huyệt Thúc cốt ở mỗi ngày khác nhau trên nhiệt độ bề mặt da vùngcổ gáy. ... 64Phương trình 3.3. Phương trình ảnh hưởng của thời gian và mức đáp ứng của ngườitham gia với huyệt Thái bạch ở mỗi ngày khác nhau trên nhiệt độ bề mặt davùng cổ gáy. ... 65Phương trình 3.4. Phương trình ảnh hưởng của thời gian và tác dụng đặc hiệu củahuyệt Trung chữ và Thái bạch trên nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy. ... 72Phương trình 3.5. Phương trình ảnh hưởng của thời gian và tác dụng đặc hiệu củahuyệt Thúc cốt và Thái bạch trên nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy. ... 74Phương trình 3.6. Phương trình ảnh hưởng của thời gian và tác dụng đặc hiệu củahuyệt Trung chữ và Thúc cốt trên nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy. ... 75Phương trình 3.7. Phương trình ảnh hưởng của thời gian và tác dụng đặc hiệu củahuyệt Trung chữ trên nhiệt độ bề mặt da vùng bì bộ kinh Thái dương và Thiếudương. ... 77Phương trình 3.8. Phương trình ảnh hưởng của thời gian và tác dụng đặc hiệu củahuyệt Thúc cốt trên nhiệt độ bề mặt da vùng bì bộ kinh Thái dương và Thiếudương. ... 78

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hình 1.5. Kinh chính Bàng quang. ... 10

Hình 1.6: Vị trí huyệt Trung chữ<small>9</small> ... 12

Hình 1.7. Kinh chính Tam tiêu... 15

Hình 1.8: a) Sơ đồ hệ thống tự điều hịa thân nhiệt. b) Các đường dẫn truyền thầnkinh chính của phản xạ điều hòa thân nhiệt<sup>20</sup>... 17

Hình 1.9. Các con đường thải nhiệt<small>22</small>. ... 19

Hình 1.10: Cấu tạo chung của nhiệt kế hồng ngoại<small>23</small> ... 20

Hình 1.11: Camera FLIR C5. ... 21

Hình 2.1: Vị trí giải phẫu của huyệt Thái bạch. ... 37

Hình 2.2: Phân bố bì bộ vùng cổ của kinh Thái Dương và Thiếu Dương.<small>9</small> ... 42

Hình 2.3: Vùng da được khảo sát trong nghiên cứu<sup>45,46</sup> ... 43

Hình 2.4. Vùng khảo sát nhiệt độ bề mặt da kinh Bàng quang ... 44

Hình 2.5. Vùng khảo sát nhiệt độ bề mặt da kinh Tam tiêu. ... 45

Hình 3.1. Tư thế đúng (Trái) và sai (Phải) của người tham gia khi khảo sát nhiệt độbề mặt da tại vùng bì bộ thuộc kinh Bàng quang và không thuộc kinh Bàngquang. ... 69

Hình 4.1. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tại huyệt Trung chữ ... 90

Hình 4.2. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tại huyệt Thúc cốt ... 92

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Hình 4.3. Sự thay đổi nhiệt độ tại vùng bì bộ thuộc kinh Tam tiêu và vùng bì bộ khôngthuộc kinh Tam tiêu. ... 96Hình 4.4. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tại vùng bì bộ thuộc kinh Bàng quang vàkhông thuộc kinh Bàng quang. ... 98Hình 4.5. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi thể châm huyệt Thái bạch.... 100Hình 4.6. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi thể châm huyệt Trung chữ.... 101Hình 4.7. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi thể châm huyệt Thúc cốt.... 102Hình 4.8. Sự thay đổi nhiệt độ da tại vùng bì bộ thuộc kinh Thái dương khi thể châmhuyệt Trung chữ. ... 103Hình 4.9. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tại vùng bì bộ thuộc kinh Thiếu dương khithể châm huyệt Trung chữ. ... 104Hình 4.10. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tại vùng bì bộ thuộc kinh Thái dương khithể châm huyệt Thúc cốt. ... 105Hình 4.11. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tại vùng bì bộ của kinh Thiếu dương khithể châm huyệt Thúc cốt. ... 106Hình 4.12. Các điểm tương ứng với các vùng cơ thể trên xương đốt bàn ngón tay thứhai được đề xuất bởi Zhang Ying Qing (1973). ... 108

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Danh mục sơ đồ</b>

Sơ đồ 2.1: Tóm tắt quy trình đánh giá hiệu quả làm mù. ... 40

Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiên cứu chung. ... 48

Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện thể châm và đo nhiệt độ ... 49

Sơ đồ 3.1. Lưu đồ nghiên cứu ... 55

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Danh mục biểu đồ</b>

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châmhuyệt Trung chữ vào ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. ... 63Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châmhuyệt Thúc cốt vào ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. ... 64Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châmhuyệt Thái bạch vào ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. ... 66Biểu đồ 3.4. Biểu đồ so sánh sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châmhuyệt Trung chữ so với huyệt Thái bạch ... 73Biểu đồ 3.5. Biểu đồ so sánh sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châmhuyệt Thúc cốt so với huyệt Thái bạch ... 74Biểu đồ 3.6. Biểu đồ so sánh sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châmhuyệt Thúc cốt so với huyệt Trung chữ. ... 76Biểu đồ 3.7. Biểu đồ so sánh nhiệt độ bề mặt da giữa kinh Thái dương và Thiếu dươngkhi châm huyệt Trung chữ. ... 77Biểu đồ 3.8. Biểu đồ so sánh nhiệt độ bề mặt da giữa kinh Thái dương và Thiếu dươngkhi châm huyệt Thúc cốt. ... 79

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Trong hơn 2500 năm qua, y học cổ truyền đặc biệt là châm cứu đã được sử dụngrộng rãi trong chăm sóc sức khỏe và được WHO cơng nhận với vai trị điều trị nhiềubệnh lý khác nhau<small>1</small>. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế sinh học phân tử của châm cứu trongquản lý đau đã được làm sáng tỏ<small>2</small>. Châm cứu cũng như dưỡng sinh, xoa bóp đã đượcđưa vào các khuyến cáo về quản lý đau của NICE vào năm 2021<small>3</small>. Châm cứu đượcxem là một liệu pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, giảm tình trạng lạm dụngthuốc giảm đau có nguồn gốc á phiện<small>4</small>.

Trong điều trị bệnh lý đau nói chung và đau cổ gáy nói riêng, các huyệt đặc hiệuđược sử dụng phổ biến trong y văn cũng như trong các nghiên cứu lâm sàng, cho hiệuquả tương đương và cao hơn so với chỉ dùng các huyệt tại chỗ<sup>5-8</sup>. Trong đó, các Duhuyệt trong hệ thống Ngũ du huyệt là những huyệt được sử dụng nhiều nhất trongđiều trị các bệnh lý vùng cổ gáy<small>7</small><i>. Nan kinh, nan thứ 68 viết: “Du chủ mình nặngkhớp đau”<sup>9</sup>, trong đó các Du huyệt trên kinh Dương thường được sử dụng với tác</i>

dụng hành khí hoạt huyết trên đường kinh, điều trị các chứng đau do tắc trở kinhlạc<sup>10</sup>. Tuy nhiên, việc sử dụng các Du huyệt để điều trị các bệnh lý vùng cổ gáy chủyếu xuất phát từ kinh nghiệm lâm sàng và dựa trên các ghi chép trong y văn, cho đếnnay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh mối liên quan giữa các Du huyệt nàyvới vùng cổ gáy.

Theo học thuyết kinh lạc, vùng cổ gáy được bao phủ bởi hệ thống bì bộ của cáckinh Thái dương và kinh Thiếu dương<small>9</small>. Trong đó, Trung chữ và Thúc cốt là hai Duhuyệt tương ứng của kinh Tam tiêu và kinh bàng quang, được ghi nhận có tác dụngđiều trị đau cổ gáy trong y văn<small>11</small> và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu để điềutrị chứng đau cổ gáy<small>7</small>. Mặt khác, đau cổ gáy có nhiều ngun nhân khác nhau, và vịtrí đau cũng có thể thay đổi trên từng người bệnh khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúcnào của vùng cổ gáy bị ảnh hưởng. Do đó, việc lựa chọn các huyệt Trung chữ vàThúc cốt có phụ thuộc vào vị trí đau cụ thể hay khơng vẫn chưa được chứng minh rõràng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bằng phươngpháp ghi hình ảnh nhiệt ứng dụng tia hồng ngoại, đã có một số nghiên cứu cho thấytác dụng của huyệt trên sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tại chỗ, theo đường kinh và tạivùng chi phối đặc hiệu thông qua châm cứu<small>12-16</small>. Các nghiên cứu này đã chứng minhđược huyệt đạo khơng chỉ có tác động trên vùng da tại chỗ mà còn tác động lên nhữngvùng da khác trên cùng đường kinh, hay trên vùng da có mối liên hệ với huyệt theolý luận YHCT (các lục tổng huyệt, lục hợp huyệt, bát mạch giao hội huyệt, các huyệtđặc hiệu vùng,…).

Do đó, xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong nghiên cứu này chúng tôi muốnkhảo sát mối liên quan của hai huyệt Trung chữ và Thúc cốt với vùng cổ gáy, dựatrên lý thuyết đã được chứng minh về tác dụng làm thay đổi nhiệt độ bề mặt da củahuyệt thông qua châm cứu, bằng phương pháp ghi hình ảnh nhiệt với camera hồngngoại.

<b>Câu hỏi nghiên cứu</b>

“Các huyệt Trung chữ và Thúc cốt có làm thay đổi nhiệt độ da tại vùng cổ gáyhay không, và sự thay đổi nhiệt độ này có tương quan với vùng phân bố bì bộ củakinh Thiếu dương và Thái dương tương ứng hay không?”.

<b>Mục tiêu nghiên cứu</b>

Mục tiêu tổng quát: “Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ da vùng cổ gáy khi thể châmcác huyệt Trung chữ và Thúc cốt hai bên trên tình nguyện viên khỏe mạnh.”Mục tiêu cụ thể:

1. So sánh khác biệt về sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tại huyệt, tại đường kinhvà tại vùng cổ gáy trước, trong và sau khi thể châm huyệt Trung chữ, huyệtThúc cốt và huyệt đối chứng.

2. So sánh khác biệt về sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da giữa vùng da thuộc bì bộkinh Thái dương và vùng da thuộc bì bộ kinh Thiếu dương, khi thể châm huyệtThúc cốt hai bên và khi thể châm huyệt Trung chữ hai bên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN</b>

<b>1.1 Hệ thống bì bộ</b>

Bì bộ là lớp bao phủ bên ngoài của hệ thống kinh lạc, hệ thống bì bộ khơng theotừng kinh riêng biệt trong 12 chính kinh mà được phân chia theo hệ thống lục kinhbao gồm: thiếu Dương, thái Dương, Dương minh, thiếu Âm, thái Âm, và quyết Âm.Các bì bộ kết nối hệ thống kinh lạc lại với nhau ở phía ngồi cùng của cơ thể, cónhiệm vụ lưu thơng khí huyết, đặc biệt là Vệ khí, giúp bảo vệ cơ thể khỏi ngoại tà.Do đó, hệ thống bì bộ cũng được ni dưỡng về hình thể và hoạt động chức năngbình thường bởi Phế khí và Vệ khí. Các rối loạn của tạng phủ có thể phản ánh ra hệthống bì bộ, do đó giúp ích cho việc chẩn đốn trên lâm sàng<sup>9</sup>.

<b>Hình 1.1: Phân tầng hệ thống kinh lạc từ nông tới sâu<sup>9</sup>.</b>

<i>Nguồn: Focks C. Atlas of acupuncture. Elsevier Health Sciences; 2008.</i>

Các phương pháp điều trị bao gồm: Đề châm, mai hoa châm, xoa bóp, giác hơi,…<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Hình 1.2: Hệ thống bì bộ <small>9</small>.</b>

<i>Nguồn: Focks C. Atlas of acupuncture. Elsevier Health Sciences; 2008.</i>

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn khảo sát các đường kinh Bàng quang vàTam tiêu vì hai đường kinh này có giải phẫu đường đi ngang qua vùng cổ gáy, cáckinh cân của hai kinh này cũng đi qua vùng cổ gáy và có bệnh lý liên quan đến vùngcổ gáy<sup>9,10,17,18</sup>. Mặt khác, hai huyệt Thúc cốt và Trung chữ là hai Du huyệt của haiđường kinh Bàng quang và Tam tiêu cũng được ứng dụng điều trị các bệnh lý vùngcổ gáy trong y văn cũng như trong các nghiên cứu lâm sàng<small>7,9-11</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>1.2 Chức năng của Du huyệt trong các tác phẩm kinh điển</b>

Hệ thống kinh lạc được hình tượng hóa như một dịng sơng đổ ra biển, Linh khu,

<i>thiên 1 viết: “Tỉnh là nơi kinh khí xuất ra, Huỳnh là nơi kinh khí chảy qua, Du là nơikinh khí rót vào, Kinh là nơi kinh khí vận hành, Hợp là nơi kinh khí nhập vào”</i><small>10</small><i>.</i>

<i>Nan kinh, Nan thứ 68 viết: “Du chủ mình nặng khớp đau”, đoạn kinh này có nghĩa</i>

là Du huyệt là huyệt chủ yếu để điều trị các chứng đau do đàm thấp tắc trở quan tiết(thấp Tý). Đặc tính này thường dùng cho các Du huyệt ở kinh Dương nhiều hơn làcác kinh Âm, ví dụ: Tam gian, Trung chữ, Hậu khê, Thúc cốt,…là các huyệt thườngdùng trong điều trị đau cổ gáy<small>7,10</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Các Du huyệt ngoài chức năng hành khí chỉ thống tại chỗ cịn có thể sơ thơng kinhlạc, khu phong hóa thấp trên suốt dọc đường kinh, ví dụ: các huyệt Hậu khê, Trungchữ và Tam gian đều có thể tán hàn trừ thấp dọc theo đường đi của các kinh Tiểutrường,Tam tiêu và Đại trường tương ứng<small>10</small>.

<i>Linh khu, thiên 4 viết: “Huyệt Huỳnh, huyệt Du trị ngoại kinh, huyệt Hợp trị nộiphủ”, đoạn kinh văn này nhắc đến việc dùng các huyệt Huỳnh và Du để điều trị các</i>

chứng đau cho bất thông, theo lý luận YHCT, Du huyệt là nơi Vệ khí tập trung nhiềunhất và Huỳnh huyệt là nơi kinh khí chảy nhanh qua, do đó có khả năng hành khí tántà, trong đó có cả Nhiệt tà<small>10</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>1.3 Huyệt Thúc cốt (BL – 65) và đường kinh Bàng quang</b>

<i><b>1.3.1 Huyệt Thúc cốt</b></i>

<b>Hình 1.4: Vị trí huyệt Thúc cốt<small>9</small>.</b>

<i>Nguồn: Focks C. Atlas of acupuncture. Elsevier Health Sciences; 2008.</i>

Xuất xứ trong Linh khu – Bản du thiên, huyệt nằm ở đầu nhỏ của xương bàn chânthứ 5 nên có tên là “Thúc cốt”<small>9,11</small>.

Huyệt thứ 3 của kinh Bàng quang, cũng là Du huyệt trong Ngũ du huyệt, thuộchành Mộc<sup>9,11</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Vị trí: phía sau đầu nhỏ của xương bàn ngón 5, nơi tiếp giáp da gan và da mu bànchân, da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1<small>9,11</small>.

Kinh nghiệm dùng huyệt: Phối Thiên trụ trị cứng cổ sợ gió (Bách chứng phú), Giáp

<i>ất kinh – quyển 7, viết: “đau đầu, mình đau, sốt, thịt giật, điếc, sợ gió, lt khóe mắt,gáy khơng thể quay,…dùng Thúc cốt làm chủ”, Đại thành – quyển 6, viết: “Thúc cốtchủ về đau cột sống thắt lưng như gãy,…cổ cứng khó quay,…”<small>11,19</small>.</i>

<i>Theo Lê Quý Ngưu, Thúc cốt là du huyệt của kinh Bàng quang, mà “Du chủ mìnhnặng khớp đau” nên dùng để chữa các rối loạn tại kinh cân Bàng quang như “gáy</i>

như bị kéo”, “cơ gáy căng cấp”, “lưng gáy đau” (Linh khu – Kinh cân thiên). Mặtkhác theo lý thuyết sinh học 3D, Thúc cốt là bộ phận tương ứng của cột sống cổ. Vìvậy lấy huyệt này điều trị rất hiệu quả cho chứng đau cổ gáy<sup>11</sup>.

<i><b>1.3.2 Kinh Bàng quang</b></i>

<b>1.3.2.1 Lộ trình đường đi<small>9</small></b>

Đường Kinh nổi của kinh chính Bàng quang bắt đầu tại khóe mắt trong tại huyệtTình Minh. Đường kinh nổi đi lên trán, tại đây nối với huyệt Thần Đình và Đầu LâmKhắp, tiếp tục tới đỉnh đầu và nối với mạch Đốc tại huyệt Bách Hội. Tại huyệt BáchHội tách ra hai nhánh từ kinh chính:

+ Một nhánh đi đến vùng thái dương và nối với kinh chính Đởm tại Suất Cốc,Khúc Tân, Thiên Xung, Phù Bạch, Khiếu Âm và Hoàn Cốt.

+ Một nhánh khác thâm nhập sâu hơn vào não và vòng ra lại tại huyệt Não Hộ hay,theo như một số tác giả, tại Lạc Khước.

Từ Bách Hội, đường kinh nổi chạy đến Lạc Khước và Ngọc Chẩm đi qua Não Hộvà tiếp tục đến Thiên Trụ tại vùng chẩm. Tại đây, đường kinh nổi của kinh chia thànhhai nhánh:

+ Nhánh trong chạy đến Đại Chùy dưới gai đốt sống C7 nơi đây nó gặp các kinhchính Dương khác, sau đó tiếp tục đến Đào Đạo. Từ đốt T1 đường kinh chạy songsong với đường giữa lưng, cách đường này 1,5 thốn. Tại mức L2, đường kinh đi vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

bụng để đến Thận và Bàng quang. Nhánh nổi chạy qua vùng mông và đùi đến hốkhoeo (Ủy Trung), nơi nó tái hợp lại với nhánh nổi chạy phía ngồi.

+ Nhánh ngồi chạy từ Thiên Trụ tới Phụ Phân tại mức T2, tại đây nó đi xuống tớilưng, cách đường giữa 3 thốn tới ngang mức xương cùng thứ tư. Từ đây nó đi ngangtới vùng mơng đến Hồn Khiêu, tiếp tục đi dọc mặt sau bên của đùi và gặp nhánh nổiphía trong tại hố khoeo. Từ hố khoeo (Ủy Trung) đường kinh đi xuống dọc mặt saungoài của cẳng chân đến bàn chân.

Đi qua mắt cá ngoài

Đi dọc bờ ngoài bàn chân đến góc ngồi móng ngón út tới Chí Âm. Từ đây, mộtnhánh đến Dũng Tuyền của kinh Thận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Hình 1.5. Kinh chính Bàng quang.</b>

<i>Nguồn: Focks C. Atlas of acupuncture. Elsevier Health Sciences; 2008.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>1.3.2.2 Biểu hiện lâm sàng<small>9</small></b>

Biểu chứng: ớn lạnh và sốt, đau đầu, cứng vùng chẩm, đau vùng thắt lưng, nghẹtmũi, đau mắt kèm chảy nước mắt, đau dọc mặt sau hông, gối và cẳng chân, đau bànchân.

Lý chứng hay triệu chứng của tạng phủ: đau và căng bụng dưới, bí tiểu, đái dầm,rối loạn tâm thần, uốn ván.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.4 Huyệt Trung chữ (TB – 3) và đường kinh Tam tiêu</b>

<i><b>1.4.1 Huyệt Trung chữ</b></i>

<b>Hình 1.6: Vị trí huyệt Trung chữ<sup>9</sup></b>

<i>Nguồn: Focks C. Atlas of acupuncture. Elsevier Health Sciences; 2008.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Xuất xứ trong Linh khu – Bản du thiên, “Trung chữ” có nghĩa là một hịn đảo nhỏnằm ở giữa<small>9,11</small>.

Huyệt thứ 3 của kinh Tam tiêu, cũng là Du huyệt trong Ngũ du huyệt, thuộc hànhMộc<small>9,11</small>.

Vị trí: giữa xương bàn tay thứ 4 và thứ 5 phía mu tay, trên kẻ ngón tay 1 thốn, davùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7<small>9,11</small>.

Kinh nghiệm dùng huyệt: Phối huyệt Hậu khê trị đau vai lưng, “Tịch hoằng phú”

<i>ghi: “trị thương (bởi) hàn lâu ngày, (gây ra) đau vai lưng”<sup>11,19</sup>.</i>

<i><b>1.4.2 Kinh Tam tiêu</b></i>

Băng qua mõm khuỷu, tiếp tục đi dọc theo cánh tay đến vai.

Đi ngang qua vai, giao nhau với Bỉnh Phong và hội với các Kinh Dương khác tạiĐại Chùy.

Chạy đến mặt trước cơ thể, băng qua Kiên Tỉnh và Khuyết Bồn, sau đó vào hốthượng đòn.

Tại huyệt Khuyết Bồn, đường kinh đi vào trong cơ thể để bắt đầu phần nhánh chìm.Nó hội với Tâm Bào tại Đản Trung, xuyên qua cơ hoành xuống bụng, nối tiếp vớiThượng, Trung và Hạ Tiêu. Từ Hạ Tiêu, một nhánh chìm (theo một số tác giả là kinhTam Tiêu) đi xuống đến hố khoeo tới huyệt Ủy Dương, Hạ Hợp Huyệt của Tam Tiêu.Một nhánh chìm hơn, bắt đầu từ vùng ngực ở Đản Trung, nổi lên ở hố thượng đòn rồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đi lên bờ sau của cơ ức đòn chùm đến huyệt Thiên Dũ, đi theo Ế Phong, Khế Mạch,Lư Tức dọc theo bờ xương thái dương phía sau tai và đến huyệt Giác Tơn phía trênđỉnh vành tai. Tiếp tục ngang qua kinh Túc Thiếu Dương Đởm tại huyệt Huyền Ly,Huyền Lư và Hàm Yến (theo Deadman và cộng sự năm 1998) cũng như các huyệtThủ Khiếu Âm và Dương Bạch, đi xuống má đến hàm dưới và đi lên lại để giao nhauvới Quyền Liêu ở bờ dưới cung gò má và tiếp tục đến vùng dưới ổ mắt.

Từ huyệt Ế Phong, một nhánh đi xuyên qua tai, nổi ra ngoài tại phía trước bình tai,giao với huyệt Thính Cung, tiếp tục băng qua Nhĩ Mơn và Nhĩ Hịa Liêu, hội vớihuyệt Thượng Quan, băng qua chính nhánh má của nó tại huyệt Ty Trúc Khơng ởđường khớp gị má-trán. Từ huyệt Ty Trúc Khơng, hoặc (theo một số tác giả) từ huyệtNhĩ Hòa Liêu, một nhánh nhỏ chạy đến Đồng Tử Liêu ở khóe mắt ngồi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Hình 1.7. Kinh chính Tam tiêu.</b>

<i>Nguồn: Focks C. Atlas of acupuncture. Elsevier Health Sciences; 2008.</i>

<b>1.4.2.2 Biểu hiện lâm sàng</b>

Biểu chứng: Đau cổ, đau má, đau và đỏ mắt, điếc, đau sau tai - đau mặt sau vai vàcánh tay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Lý chứng hay triệu chứng của tạng phủ: Bụng đầy trướng, tiểu khó, sưng hoặc phùda, đái dầm.

<b>1.5 Sinh lý điều hòa thân nhiệt</b>

<i><b>1.5.1 Sự điều hòa thân nhiệt trung tâm</b></i>

Điều hòa thân nhiệt là một quá trình phức tạp diễn ra với sự tham gia của nhiềuyếu tố nội môi khác nhau, dưới sự kiểm soát của não bộ, nhiệt độ trung tâm cơ thểđược duy trì ở mức ~ 37<small>o</small>C. Trong đó, tồn tại hai quá trình diễn ra song song với nhau:sự sinh nhiệt và sự thải nhiệt<small>20</small>.

Da đóng vai trò như một cơ quan cảm thụ nhiệt, sự thay đổi nhiệt độ của mơitrường và các tổ chức dưới da kích thích các thụ cảm nhiệt. Mặt khác, lưu lượng máuqua da cung cấp nhiệt lượng từ trung tâm cơ thể cũng tương tác với nhiệt độ môitrường. Hai yếu tố trên giúp cho não nhận biết được những tác động có hại lên thânnhiệt trung tâm, từ đó giúp cân bằng q trình sinh nhiệt và thải nhiệt<small>20</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Hình 1.8: a) Sơ đồ hệ thống tự điều hòa thân nhiệt. b) Các đường dẫntruyền thần kinh chính của phản xạ điều hịa thân nhiệt<small>20</small></b>

<i>Nguồn: Morrison S, Nakamura K. Central mechanisms for thermoregulation.Journal of Annual review of physiology. 2019</i>

Vùng trước thị của vùng dưới đồi (POA) là nơi tiếp nhận các tín hiệu thay đổi nhiệtđộ từ môi trường thông qua các thụ cảm nhiệt trên bề mặt da và các tín hiệu phản hồivề nhiệt độ lõi cơ thể từ não, tủy sống và các cơ quan nội tạng. Sau khi tiếp nhận,phân tích và xử lý các thơng tin này, POA sẽ phát tín hiệu điều chỉnh đến các cơ quanđáp ứng ngoại vi (sự sinh nhiệt của mô mỡ nâu, co mạch dưới da, nhịp tim, sự run)

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

thông qua hệ thần kinh giao cảm và thần kinh bản thể, từ đó tác động lên thân nhiệttrung tâm<small>20</small>.

<i><b>1.5.2 Nhiệt độ da và vai trị trong điều chỉnh thân nhiệt</b></i>

Da đóng trị quan trọng trong q trình thải nhiệt của cơ thể với khoảng 90% nhiệtlượng của cơ thế được thải ra qua da<small>21,22</small>. Có 4 cơ chế chính tham gia vào quá trìnhthải nhiệt qua da:

- Bức xạ: sự phát xạ của các tia hồng ngoại qua bề mặt da giúp cơ thể thải rakhoảng 60% nhiệt lượng.

- Bay hơi: hơi nước và mồ hôi mang theo khoảng 20% nhiệt lượng của cơ thểthốt ra ngồi.

- Dẫn truyền: sự truyền nhiệt từ cơ thể sang các vật thể có nhiệt độ thấp hơn quacơ chế cân bằng động năng giúp thải khoảng 15% nhiệt lượng của cơ thể ramôi trường.

- Đối lưu: tác động của các dịng khơng khí trên bề mặt và lưu lượng máu bêndưới da thúc đẩy sự chênh lệch về nhiệt độ từ đó gây ra sự mất nhiệt qua dẫntruyền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>Hình 1.9. Các con đường thải nhiệt<sup>22</sup>.</b>

<i>Nguồn: Hall JE, Hall ME. Guyton and Hall textbook of medical physiology.Elsevier Health Sciences. 2020</i>

Ngoài ra, sự co mạch của các mạch máu dưới da giúp giảm mất nhiệt qua da khinhiệt độ mơi trường giảm, từ đó giúp bảo tồn nhiệt độ trung tâm của cơ thể<small>20</small>.

<b>1.6 Phương pháp ghi nhiệt độ bề mặt da bằng hồng ngoại</b>

<i><b>1.6.1 Nguyên lý ghi nhiệt</b></i>

Dựa trên nguyên lý phát tia hồng ngoại của cơ thể con người, nhiệt độ của cơ thểcó thể được xác định bằng công suất phát tia mà không cần tiếp xúc với đối tượngđược đo. Có hai loại máy dò hồng ngoại: máy dò lượng tử và máy dò nhiệt.

Một nhiệt kế hồng ngoại bao gồm một hệ thống quang học giúp thu nhận nănglượng hồng ngoại phát ra từ vật thể, thông qua một hệ thống thấu kính, sau đó chuyểnchúng thành các tín hiệu điện và khuếch đại lên (sau khi đã được tính tốn và bù trừcho sự thay đổi của nhiệt độ mơi trường)<small>23</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Hình 1.10: Cấu tạo chung của nhiệt kế hồng ngoại<small>23</small></b>

<i>Nguồn: Khandpur RS. Skin Temperature-Measuring Devices. Compendium ofBiomedical Instrumentation. John Wiley & Sons, Ltd. 2020</i>

<i><b>1.6.2 Camera ghi nhiệt bằng hồng ngoại</b></i>

<b>Bảng 1.1: So sánh các loại camera ghi nhiệt bằng hồng ngoại</b>

Loại máy FLIR C5 FLIR E60 FLIR i7Nghiên cứu sử

Hur KJ và cộng sự(2021)<small>24</small>

Kun Chan-Lan vàcộng sự<small>13</small>

Tao Huang vàcộng sự (2013)<small>12</small>Độ phân giải bức

xạ hồng ngoại

160 x 120 pixels 320 x 240 pixels 140 x 140 pixels

Độ nhạy nhiệt độ < 0,07<small>o</small>C < 0,05<small>o</small>C < 0,1<small>o</small>CĐộ chính xác Tại nhiệt độ môi

trường 15°C đến35°C. Nhiệt độ bềmặt cần đo từ 0°Cđến 100°C: ±3°C;

từ 100°C đến400°C: ±3%

Tại nhiệt độ môitrường 15°C đến35°C. Nhiệt độ bềmặt cần đo từ 0°Cđến 100°C: ±2°C;

từ 100°C đến400°C: ±2%

i nhiệt độ môitrường 15°C đến35°C. Nhiệt độ bềmặt cần đo từ 0°Cđến 100°C: ±2°C;

từ 100°C đến400°C: ±2%Độ phân giải

Độ phân giải ảnhchụp

640 x 480 pixels 320 x 240 pixels Khơng có

<i>Nguồn: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Các loại camera hồng ngoại trên đều có các ưu và nhược điểm riêng và đều đãđược sử dụng để đo nhiệt độ bề mặt da trong các nghiên cứu y sinh được đăng trêncác tạp chí quốc tế (Q1)<small>12,13,24</small>.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng camera hồng ngoại FLIR C5 với đặcđiểm có độ phân giải bức xạ hồng ngoại tương đối tốt, độ nhạy cảm nhiệt tốt và độphân giải ảnh chụp ở mức cao nhất. Độ nhạy cảm nhiệt cao giúp ghi được những thayđổi nhiệt độ nhỏ nhất trên bề mặt da, chất lượng ảnh đầu ra cao tạo thuận lợi cho việcphân tích từng vùng da thay đổi nhiệt độ được tốt hơn. Với độ chính xác ± 3% phụthuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ môi trường (theo hướng dẫn của nhà sản xuất),điều này có thể khắc phục được bằng việc kiểm sốt nhiệt độ mơi trường tại khu vựcnghiên cứu ổn định ở mức ~25<sup>o</sup>C.

<b>Hình 1.11: Camera FLIR C5.</b>

<i>Nguồn: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>1.7 Các nghiên cứu liên quan</b>

<i><b>1.7.1 Các nghiên cứu về hiệu quả của nhóm huyệt đặc hiệu trong điều trịđau cổ gáy</b></i>

Nghiên cứu của Park Jea-yeon và cộng sự (2011)<small>8</small> so sánh giữa châm huyệt đặchiệu kết hợp với huyệt cục bộ với châm huyệt cục bộ đơn thuần trong điều trị đau cổgáy. 36 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, nhóm can thiệp châm các huyệt Hậu khê,Thân mạch, Dương lăng tuyền, Trung chữ kết hợp Phong phủ, Đại chùy, Đại trữ,Thiên trụ, Phong trì, Kiên tĩnh, Thiên tơng, nhóm chứng chỉ châm các huyệt Phongphủ, Đại chùy, Đại trữ, Thiên trụ, Phong trì, Kiên tĩnh, Thiên tơng. Kết quả cho thấyviệc kết hợp huyệt viễn bộ cho hiệu quả điều trị cao hơn so với chỉ dùng huyệt tạichỗ.

Nghiên cứu của Takako Matsubara và cộng sự (2011)<small>6</small> so sánh hiệu quả của ấnhuyệt tại chỗ và huyệt đặc hiệu đối với tình trạng đau và chức năng vận động trênbệnh nhân nữ bị đau cổ gáy mạn tính. 33 bệnh nhân nữ được chia thành 3 nhóm:nhóm chứng khơng can thiệp gì, nhóm cục bộ được ấn huyệt tại Phong trì, Kiên ngoạidu, Kiên trung du, nhóm huyệt đặc hiệu được ấn các huyệt Hợp cốc, Thủ tam lý vàKhúc trì. Kết quả cho thấy bấm huyệt không chỉ ở các huyệt cục bộ mà cả các huyệtđặc hiệu cũng cải thiện các tình trạng liên quan đến đau trong đau cổ gáy mạn trênbệnh nhân nữ.

Nghiên cứu của Dominik Irnich và cộng sự (2002)<small>5</small>, trong đó 36 bệnh nhân thamgia đều được điều trị một lần với thể châm tại các huyệt đặc hiệu, châm tả tại A thịhuyệt và giả châm bằng laser, thời gian rửa trơi cho mỗi nhóm là 1 tuần. Kết quả chothấy châm cứu tại huyệt đặc hiệu cho hiệu quả giảm đau do vận động và cải thiệnROM vượt trội so với châm cứu tại A thị huyệt và giả châm trong đau cổ mạn tính.

Một tổng quan tài liệu của Min Ju Mo và cộng sự (2017)<small>7</small> phân tích các dữ liệu vềchâm cứu trong điều trị đau cổ gáy và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ của các nghiêncứu lâm sàng. Trong 51 bài báo sử dụng châm cứu, có 29 nghiên cứu chỉ dùng huyệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

tại chỗ, 20 nghiên cứu kết hợp cả hai và có 8 nghiên cứu chỉ sử dụng huyệt đặc hiệuđể điều trị. Các huyệt đặc hiệu thường được dùng nhất được liệt kê trong Bảng 1.2.

<b>Bảng 1.2: Các huyệt đặc hiệu thường sử dụng trong điều trị đau cổ gáy<small>7</small></b>

Huyệt Số nghiên cứu sửdụng

Huyệt Số nghiên cứu sửdụng

<i>Nguồn: Mo, et al. Analysis on the Acupuncture Contents of the Domestic NeckPain and HIVD-Cervical Spine Clinical Studies: a literature review. TheAcupuncture. 2017</i>

<i><b>1.7.2 Các nghiên cứu về phương pháp thiết kế nhóm chứng trong một thửnghiệm lâm sàng</b></i>

Trong thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, các điều kiện để thiết lập mộtnhóm chứng bao gồm<small>25</small>:

- Thiết kế nghiên cứu phải nhận được sự đồng thuận từ người tham gia nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- Khơng có hoặc có rất ít tác dụng điều trị, và khơng gây ra bất kỳ tác dụng nàokhác có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

- Các điều kiện nghiên cứu ở nhóm chứng phải đồng nhất với nhóm can thiệp.Đối với các nghiên cứu RCTs sử dụng phương pháp châm cứu, có 3 kiểu thiết kếnhóm chứng thường được sử dụng<sup>25,26</sup>:

- Nhóm khơng châm kim: trong nhóm này, người tham gia sẽ được can thiệp bằngcác phương pháp tương tự như trong nhóm thử nghiệm nhưng khơng bao gồm phươngpháp châm cứu.

- Nhóm châm cứu vào huyệt giả: nhóm chứng sẽ được châm cứu tại vị trí khơngphải huyệt hoặc huyệt khơng có tác dụng điều trị liên quan đến thiết kế nghiên cứu.

- Nhóm giả châm cứu: bằng cách sử dụng các thiết bị châm cứu giả nhưStreitberger<small>27</small>, Park Sham<small>28</small> hoặc Takakura<small>29</small> với mục đích để kim khơng đi qua bềmặt da hoặc thay đổi độ sâu của kim để không tạo ra cảm giác đắc khí.

<i><b>1.7.3 Nghiên cứu về sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da khi châm cứu</b></i>

Kun Chan-Lan và cộng sự (2019)<sup>13</sup> khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tạihuyệt và tại lòng bàn tay khi laser châm huyệt Nội quan có hoặc khơng có kết hợpmơ phỏng phương pháp đề tháp, so sánh với laser châm tại giả huyệt. Kết quả chothấy laser châm kết hợp với mô phỏng phương pháp đề tháp (châm kim xuống và rútnhẹ kim lên nhiều lần) làm tăng nhiệt độ bề mặt da tại lịng bàn tay nhiều hơn có ýnghĩa thống kê so với laser châm đơn thuần (p<0,01). Trong khi đó, laser châm kếthợp mơ phỏng đề tháp tại giả huyệt làm thay đổi nhiệt độ bề mặt da tại lịng bàn taykhơng có ý nghĩa thống kê (p = 0,67). Khơng có sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tạihuyệt có ý nghĩa thống kê ở cả 3 nhóm.

Ling Guan và cộng sự (2012)<small>30</small> khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng mặtkhi cứu ấm huyệt Hợp cốc trên bệnh nhân liệt 7 ngoại biên nguyên phát. Kết quả saukhi cứu ấm huyệt hợp cốc cho thấy, nhiệt độ bề mặt da vùng mặt ở nhóm chứng tănglên có ý nghĩa thống kê so với trước khi cứu. Trong khi đó tại nhóm bệnh nhận liệt 7

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

ngoại biên, nhiệt độ bề mặt da vùng mặt trở nên cân bằng nhau giữa hai bên mặt. Kếtquả cho thấy có sự tương quan giữa huyệt Hợp cốc và bề mặt da vùng mặt.

Vũ Thanh Liêm và cộng sự (2017)<small>15,16</small> khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da tạihuyệt, theo đường kinh và tại vùng tương ứng với huyệt Liệt khuyết là vùng cổ vàhuyệt Ủy trung là vùng lưng. Kết quả cho thấy có sự gia tăng nhiệt độ có ý nghĩathống kê tại vùng huyệt, theo đường kinh và tại vùng tương ứng với huyệt sau khi thểchâm so với trước khi thể châm huyệt Liệt khuyết và Ủy trung.

<i><b>1.7.4 Thời gian rửa trôi giữa các thử nghiệm liên tiếp trong các nghiên cứuvề châm cứu</b></i>

Nghiên cứu của Li (2013)<small>31</small> có thiết kế thử nghiệm liên tiếp trên cùng một ngườiđể khảo sát sự thay đổi lưu lượng máu vi tuần hoàn khi châm cứu tại huyệt Túc tamlý. Trong nghiên cứu này tác giả đã chọn mốc thời gian rửa trôi tối thiểu là hai ngàyvà tối đa là ba ngày.

Tương tự, nghiên cứu của Chi-Chen Lu và cộng sự<small>32</small> (2009) khảo sát sự thay đổilưu lượng máu và nhiệt độ bề mặt da bàn tay khi kích thích huyệt Túc tam lý vàThượng cự hư đã chọn mốc thời gian rửa trôi là ba ngày.

Trong một nghiên cứu khác của Li và cộng sự (2016)<small>14</small> khảo sát sự thay đổi lưulượng máu và nhiệt độ bề mặt da vùng cánh tay khi châm huyệt Khúc trì và Hợp cốcvới thủ pháp “Thiêu sơn hỏa” và “Thấu thiên lương” luân phiên nhau, tác giả đã chọnmốc thời gian nghỉ giữa các can thiệp là 5 phút. Tuy nhiên, các nghiên cứu này khôngđưa ra kết quả so sánh các thông số sinh lý của người tham gia trước mỗi thử nghiệm.Một nghiên cứu khác của Yu Su (2022)<small>33</small> cho thấy hiệu quả của châm cứu cáchuyệt Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc, Tiểu hải, Thiên tĩnh, Ngoại quan trong việc tăngsức bền cơ cẳng tay trên người tham gia khỏe mạnh chỉ kéo dài từ 7-21 phút.

<i><b>1.7.5 Tiểu kết</b></i>

Qua các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các huyệt đặc hiệu hay huyệt có tácdụng đặc hiệu với vùng cổ gáy đã được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng và mang lại

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nhiều hiệu quả tốt hơn so với các huyệt tại chỗ. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọnhai huyệt Thúc cốt và Trung chữ nhằm mục tiêu khảo sát mối liên quan giữa hai huyệtnày với bì bộ của kinh Thái dương và Thiếu dương tương ứng tại vùng cổ. Mặt khác,đây là các Du huyệt, thuộc hành Mộc, theo YHCT, Mộc chủ về sinh trưởng, chủ động,các Du huyệt thuộc hành Mộc có tác dụng hành khí hoạt huyết trên đường kinh, Mộcsinh Hỏa, phù hợp với giả thuyết làm thay đổi nhiệt độ bề mặt da trong nghiên cứunày.

Về cách thiết kế nhóm chứng, chúng tơi cho rằng phương pháp chọn huyệt giả làphù hợp cho các thiết kế nghiên cứu với mục tiêu khảo sát tác dụng của một huyệt cụthể hơn là phương pháp giả châm. Phương pháp giả châm thường được sử dụng trongthiết kế nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tác dụng của châm cứu so với các phươngpháp điều trị khác.

Về thời gian rửa trôi giữa các thử nghiệm châm cứu, chưa có sự thống nhất giữacác nghiên cứu trước đó. Trong một thiết kế có nhiều thử nghiệm liên tiếp trên cùngmột người, thời gian rửa trôi cần đáp ứng hai điều kiện: một là, đảm bảo được tácdụng của châm cứu đã hoàn toàn biến mất; hai là, đảm bảo được đáp ứng của ngườitham gia với châm cứu không thay đổi. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tiến hànhđánh giá mốc thời gian rửa trôi bao lâu là phù hợp để đảm bảo được hai điều kiệntrên.

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc tác động lên huyệt có thể làm thay đổi nhiệtđộ da tại chỗ, theo đường kinh và tại vùng chi phối tương ứng của huyệt. Điều đó chothấy rằng, các huyệt trên khơng chỉ có tác động tại chỗ mà cịn có những tác độngtheo đường kinh và theo vùng chi phối tương ứng theo y văn. Tuy nhiên, vẫn cịn tồntại những điểm thiếu sót:

Kun Chan-Lan nghiên cứu trên 3 nhóm người tham gia khác nhau do đó chưa cósự tương đồng hồn tồn về các thơng số sinh lý giữa các nhóm.

Nghiên cứu của Ling Guan và Vũ Thanh Liêm vẫn chưa có nhóm chứng.

</div>

×