Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

khảo sát những nguy cơ trên thai kỳ của thai phụ vị thành niên tại bệnh viện hùng vương năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.94 MB, 122 trang )

©/€9(@.5 9 3€

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

«Ðk› 4A“ABD of

Wa ¿AI HUYNH THI BACH TUYET

KHAO SAT NHUNG NGUY CO TREN THAI KY
CUA THAI PHU VI THANH NIEN
TAI
BENH VIEN HÙNG VƯƠNG NĂM 2009

Chuyén nganh SAN PHU KHOA
Mã số: NT62721301

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. BS. HUYNH NGUYEN KHANH TRANG

THANH PHO HO CHi MINH - NAM 2009

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.


Tác giả luận văn
JluuC—

BS. Huỳnh Thị Bạch Tuyết

MUC LUC

Danh mục các từ viết tắt

Bảng đối chiếu các từ Anh — Việt

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ

MG BAU ccccssssssscssssssscssssssvssevsssssssssssssssssscessesssssesessssscssssassssssesisseceeessseseee

MUC TIEU NGHIEN CUU oecceccecccccssssssscssessesssessessessesssesssesecsseesrsescsseeees 3

CHUGONG 1. TONG QUAN TÀI LIỆU ........................ 22k 4
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 25

2.1. Thiết kế nghiên cứu.........2s.St S.t S.T.v.15..2E E.1.1.5.t ..e ... 25

2.2. DOL WONG. ecsessseccssssssessessvesssssavessesstecasessusstessesssesscsesesusseteeseeeseeeceeses 25

2.3, CO MAU ...ecceccesssssscescsesssevsessssessatscsssssssucseseveveeseceeeseecececeeeeeesecesccecc 26

2.4. Phương pháp thu thập số liệu..........S.E...S2.gn.n n.e.n...e..o..- 27


2.5. Định nghĩa biến số........--.-ss.sS.s S.H .S1.2.1 .H.T......... 29

2.6. Xử lý và phân tích số liệu........2.+2..Sa .cv S.8 S.ES.SE...T.H.n ..i .-- 34

2.7. Vấn để y đỨc.......se.S1.12.2.E SE.ET n.g .nn.E ........ 35

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ............S.E.............---- 36

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...........2.2.s .SE.ESn.H ....e ...e ....2- 56
KẾT LUẬN ...............--52 2222221222211
75
KIẾN NGHỊ.........2.2.2...1..........-2cc2 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1. Bảng câu hỏi thu thập số liệu
Phụ lục 2. Danh sách sản phụ < 19 tuổi

Phụ lục 3. Danh sách sản phụ > 19 tuổi

AIDS DANH MUC CAC TU VIET TAT
AJCN
BHSS Acquired Immunodeficiency Syndrome
BMI American Journal of Clinical Nutrition
CDC
Cl Bang huyét sau sanh
ELISA
Hb Body Mass Index
Hct Centers for Disease Control and Prevention
HIV Confidence Interval
IOM Enzyme — linked Immunosorbent Assay

OR Hemoglobin
RR Hematocrit
SAVY Human Immunodeficiency Virus
UNFPA Institute of Medicine
UNICEF Odds Ratio
VAT Relative Risk
WHO Suvey Assessment of Vietnamese Youth
United Nations Populatio Fund
United Nations Children’s Fund
Vaccine Antitétanique
World Health Organization

BANG DOI CHIEU CAC TU ANH - VIET

AIDS Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải
AJCN
BMI Tập san Dịnh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ
CDC Chỉ số khối cơ thể
CI
ELISA Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ
HIV Khoảng tin cậy
IOM Phương pháp miễn dịch gắn men
OR Siêu vi trùng gây suy giảm miễn dịch ở người
RR
SAVY Viện Y khoa Hoa kỳ
UNFPA
UNICEF TỶ số chênh
VAT Nguy cơ tương đối
WHO Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Vaccine phòng ngừa bệnh Uốn ván
Tổ chức Y tế Thế giới

DANH MUC BANG

Bang 1.1. Mức tăng cân ở nhóm nhẹ cân (BMI < 18,5)......................-.--s-: 1]

Bang 1.2. Mức tăng cân ở nhóm trung bình (BMI 18,5 — 24,9).................... 11

Bảng 1.3. Mức tăng cân ở nhóm thừa can (BMI 25 — 29,9).......................¿ 1]

Bang 1.4. Tỷ lệ thiếu máu ở thai phu 1979 — 1990 ceccccsccccccccccccssesssceccccee 14

Bảng 3.5. Đặc điểm dân tộc — tôn giáo — nơi ở của mẫu nghiên cứu...... 36

Bang 3.6. Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu.................s..e..se.n .c-a-c:- 37

Bảng 3.7. Nghề nghiệp, kinh tế, thu nhập của mẫu nghiên cứu ................ 38

Bảng 3.8. Đặc điểm hôn nhân của mẫu nghiên cứu..................... sen nen. 40

Bảng 3.9. Tương quan giữa hôn nhân với sanh non và sanh nhẹ cân...... 41

Bang 3.10. Tiền căn sản khoa của mẫu nghiên cứu..............n.n.n..n.h.-nn-ng 42

Bảng 3.11. Số lần sanh, sanh non, con chết của mẫu nghiên cứu.............. 43

Bảng 3.12. Thời điểm phát hiện có thai, kế hoạch mang thai, dự định lúc
mới biết có thai, số lần khám, uống sắt bổ sung....................... 44


Bảng 3.13. Tương quan giữa tuổi và số lần khám thai ở những người mang

thai lần đầu..........--k.t.t..E.21.E2.1.2.112.11.11.551.11.EE.Ee.EE.nr-re 45

Bảng 3.14. Bệnh lý tiền sản giật ở mẫu nghiên cứu .....................-- nnnenenei 47

Bảng 3.15. Tương quan giữa tiền sản giật và nhóm tuổi trong số những

TIBƯỜI Sanh COI SO........................ Gv HH nano 47

Bảng 3.16. Tình trạng thiếu máu trong mẫu nghiên cứu................2..ts.o.n.n¿ 48

Bảng 3.17. Tương quan giữa thiếu máu với sanh non và sanh nhẹ cân trong

nhóm vị thành niÊn......-- .s .s.S ..H ....Kn ..h..e., .. 49

Bảng 3.18. Tương quan giữa sanh giúp và nhóm tưổi...........T.S...n.e. 50

Bảng 3.19. Tương quan giữa sanh mổ và nhóm tuổi

Bảng 3.21. Tương quan giữa HIV và nh6m tuGi.......eccccccssssscecseecescesseees 52
Bảng 3.22. Tình trạng sanh nhẹ cân ở các nhóm tuổi ......................--:-=-s¿ 54
Bảng 3.23. Tương quan giữa sanh nhẹ cân và tuổi ở thai trưởng thành... 54

Bảng 3.24. Các yếu tố liên quan đến thai vị thành niên..................... 2S. 55

DANH MUCBIEU DO

Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi trong nhóm vị thành niên.........2 .T.H...n.e.n. 37

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm hôn nhân của mẫu nghiên cứu ...................-- tt, 39
Biểu đồ 3.3. Nguồn tư vấn chăm sóc thai của mẫu nghiên cứu.............. 46
Biểu đồ 3.4. Cách sanh trong mẫu nghiên cứu..........2.1T.....n-e-n 49
Biểu đồ 3.5. Tình trạng băng huyết sau sanh ở 2 nhóm tuổi.......................- 5]
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ sanh non ở các nhóm tuổi..........2 ...ST......-. 53

MO DAU

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vị thành niên là

những người từ 10 đến 19 tuổi[34]. Đây là giai đoạn chịu nhiều tác động
bởi những yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội. Cũng trong giai đoạn này, trẻ có
những thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lý tạo nên sự chuyển tiếp
từ thiếu niên thành người lớn thật sự. Với trên 1,2 tỷ người, chiếm 1/6 tổng
dân số thế giới, vị thành niên đã và đang trở thành nhóm đối tượng thu hút
sự quan tâm của nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức
khoe sinh san.

Kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, mang thai ở
tuổi vị thành niên liên quan đến nhiều nguy cơ về sức khỏe và xã hôi. Thai

kỳ của trẻ vị thành niên có nguy cơ cao bị thiếu máu, sanh non, sanh nhẹ

cân[15, 23, 29]. Tỷ lệ mổ lấy thai cũng cao hơn so với nhóm tuổi từ 20 trở
lên vì thai trình ngưng tiến triển, ngơi thai bất thường, thai suy cấp trong
chuyển đạ[15, 29]. Các nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ những kết cục thai

kỳ nguy hiểm hơn như băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản ở tuổi vị

thành niên khá cao[I5]. Biến chứng liên quan đến thai kỳ và sanh đẻ là

một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bé gái từ 15 — 19

tuổi[24]. Quan hệ tình dục, mang thai và sanh con trong giai đoạn này cũng
được ghi nhận có nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
cao hơn so với người trưởng thành, trong đó có cả HIV[23]. Ngoài những

nguy cơ về sức khỏe, mang thai và sanh con ở tuổi vị thành niên cũng góp
phần hạn chế khả năng học tập và phát triển kinh tế sau này của trẻ[23].

Trước những nguy cơ đó, các chương trình sức khỏe trên thế giới
ngày càng tập trung chú ý đến trẻ vị thành niên. Việc cải thiện tình trạng
chăm sóc sức khỏe thai phụ vị thành niên liên quan đến hai trong tám
“Mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ” đo Liên hiệp quốc để ra nhằm đo
lường tiến độ phát triển con người đến năm 201532]. Nỗ lực của ngành y
tế cũng như tồn xã hội đã góp phần làm giảm tỷ lệ mang thai và sanh con

ở tuổi vị thành niên trong hơn mười năm qua. Tuy nhiên trong hai năm gần

đây, con số này có khuynh hướng tăng trở lại trên thế giới cũng như trong

khu vực[16].

Tại Việt Nam hiện có khoảng 27 triệu vị thành niên, chiếm trên
31% dân số[6]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 18% dân số là VỊ

thành niên, từ 1995 — 2000, có đến 5% trẻ gái đưới 18 tuổi và 15% dưới 19
tuổi trở thành những bà mẹ trẻ[9]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sức

khỏe sinh sản tuổi vị thành niên tại Việt Nam chủ yếu quan tâm đến khía


cạnh kế hoạch hóa gia đình, chú trọng việc phịng ngừa và giải quyết sớm

thai kỳ. Một nghiên cứu về đặc điểm thai kỳ và kết cục cuộc sanh của trẻ
vị thành niên đã được thực hiện tại bệnh viện Hùng Vương cách nay hơn

10 năm. Số lượng vị thành niên đi sanh, tai biến liên quan đến thai kỳ và
sanh để ở nhóm tuổi này hiện vẫn chưa được báo cáo chính thức tại các
bệnh viện Sản Phụ khoa. Đó là lý do chúng tôi tiến hành “Khảo sát những

nguy cơ trên thai kỳ của thai phụ vị thành niên sanh tại bệnh viện Hùng
Vương năm 2009”.

Cau hoi nghiên cứu: “Những nguy cơ nào có thể xảy ra khi mang
thai và sanh con ở tuổi vị thành niên?”.

MUC TIEU NGHIEN CUU

1. Muc tiéu chinh cân, sanh giúp, mổ lấy thai ở sản phụ vị
tuổi sanh tại bệnh viện Hùng Vương năm
So sánh tỷ lệ sanh nhẹ
thành niên với sản phụ > 20

2009.

2. Mục tiêu phụ

So sánh tỷ lệ tiền sản giật, nhiễm HIV, thiếu máu, băng huyết sau
sanh, nhiễm trùng hậu sản, sanh non tự phát ở sản phụ vị thành niên với

sản phụ > 20 tuổi sanh tại bệnh viện Hùng Vương năm 2009.


CHUONG 1: TONG QUAN TAI LIEU

1.1. DINH NGHIA VI THANH NIEN

Vi thành niên là một quá trình chuyển đổi từ trẻ con thành người lớn,
là giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ. Thời kỳ này được xem như
thời kỳ chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành. Đây là giai đoạn có sự
bộc phát về thể chất, tinh thần, tình cảm cũng như tâm sinh lý. Trong giai

đoạn này, trẻ dần dân hình thành nhân cách cùng với những mối quan hệ

với gia đình, xã hội và đặc biệt có sự thay đổi lớn về chức năng sinh sản.
Thời kỳ này kéo dài khoảng 10 năm, từ 10 đến 19 tuổi[5].

Trên thực tế, ở nhiều quốc gia hiện vẫn chưa có một tiêu chuẩn rõ
ràng về tuổi vị thành niên. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới năm

1975, vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ trẻ con
thành người lớn với những đặc điểm: [5]

> Sự phát triển cá nhân kể từ khi những đặc tính sinh dục thứ phát
bắt đầu xuất hiện cho đến khi những đặc tính đó hồn tồn hồn chỉnh,

> Sự phát triển tâm lý và những đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ
thành một người trưởng thành.

> Sự chuyển tiếp từ giai đoạn phụ thuộc đến giai đoạn hoàn toàn
độc lập về kinh tế và xã hội.


Cũng theo Tổ chức Y tế thế giới, lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi là độ tuổi

vị thành niên. VỊ thành niên 10 — 19 tuổi được chia làm 2 giai doan: [5]

> Giai đoạn đầu: 10— 14 tuổi

> Giai đoạn sau: l5 — 19 tuổi

Ở Việt Nam, vị thành niên là lứa tuổi từ 10 ~ 18 tuổi, thanh niên là

những người từ 16 — 24 tuổi, trẻ em được luật pháp bảo vệ và chăm sóc

giáo dục là những đối tượng dưới 16 tuổi. Giai đoạn vị thành niên có những

chứng cứ về mặt pháp luật và xã hội, tuổi trung bình là 18 tuổi. Theo Bộ

luật Dân sự Việt Nam, vị thành niên từ 15 tuổi được cấp giấy Chứng minh
nhân dân, vị thành niên từ 18 tuổi được bầu cử xác nhận quyển công dân

và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ban

hành ngày 29/12/1959 quy định nữ từ 18 tuổi được phép kết hôn.

Tuy nhiên, đối với các nhà xã hội học và các nhà nghiên cứu y học
giới hạn của tuổi vị thành niên được phân biệt như sau:[2]

> Vị thành niên sớm: 10 — 13 tuổi

> VỊ thành niên trung bình: 14 — 16 tuổi


> Vị thành niên muộn: 17 — 19 tuổi
Sự phân chia trên chỉ mang tính tương đối vì cịn phụ thuộc vào các
yếu tố xã hội, phong tục tập quán từng vùng, điều kiện kinh tế giữa các

vùng, giữa nông thôn và thành thị, giữa quốc gia này với quốc gia khác...

12. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI CỦA THAI PHỤ VỊ THÀNH

NIÊN

1.2.1. Tình trạng mang thai và sanh con ở tuổi vị thành niên

Trên thế giới hiện có trên 1,2 tỷ người trong tuổi vị thành niên, 85%
trong số này tập trung tại các quốc gia đang phát triển[34]. Hàng năm, trên
thế giới có 14 - 15 triệu vị thành niên đi sanh ở độ tuổi 15 — 19 tudi[37],
trong số đó có khoảng 90% diễn ra tại các nước đang phát triển[33]. Tỷ

suất sinh trung bình ở phụ nữ 15 — 19 tuổi vùng Trung Á được ghi nhận là

59/1000 trường hợp. Tình trạng kết hơn sớm ở tuổi vị thành niên là một

vấn để khá phổ biến ở vùng Nam A, vi vay có đến 25 ~ 35% trẻ vị thành

niên tại các nước Pakistan, Bangladesh, Ấn Độ và Nepal mang thai khi

mới 17 tuổi. Tại khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương, tỷ suất sinh
trung bình ở trẻ 15 — 19 tuổi được ghi nhận là 56/1000 trường hợp, con số

này dao động từ 4/1000 tại Nhật Bản đến 115/1000 tại Bangladesh[36].


Tại Việt Nam có 23,8 triệu người trong tuổi vị thành niên, chiếm
31% dân số[6]. Theo số liệu của Chi cục Thống kê, năm 1999, thành phố

Hồ Chí Minh có khoảng 1.013.738 vị thành niên, chiếm 18,2% dân s6[7].

Kết quả thống kê của Chi cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh cũng cho
thấy trong những năm 1995 — 2000 có đến 5% trẻ gái dưới 18 tuổi và 15%
trẻ đưới 19 tuổi trở thành những bà mẹ trẻ [9].

1.2.2. Tuổi kết hôn

Tuổi kết hơn là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định thời

điểm mang thai lần đầu của người phụ nữ. Kết hơn càng sớm khả năng có

thai ở tuổi nhỏ hơn càng cao. Tại các nước đang phát triển tuổi kết hôn
thường nhỏ hơn ở các nước phat trién[36].

Tại một số nước Châu Phi, trẻ em có thể kết hơn và mang thai khi

còn rất nhỏ. Sự hiện diện của những bà mẹ nhỏ tuổi, dưới 16 tuổi, có liên
quan đến việc kết hôn sớm. Tại một số nước như Bangladesh, Cameroon,

Mali, Niger, Nigeria, noi ph6 bién tinh trang két hén sớm, có 8— 15% các

bé gái đã có con ở tuổi 15[27]. Tuổi kết hôn trung vị Ở nữ giới tại các nước

thuộc châu Mỹ La - tỉnh là 20 tuổi, tại Tây Á là 18 tuổi, còn tại các nước

thuộc Nam Á là khoảng 16 tuổi[25].


Luật pháp Việt Nam quy định tuổi kết hôn hợp pháp cho nữ là từ 18

tuổi trở lên[4]. Theo điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt

Nam (SAVY) năm 2003 độ tuổi trung bình lập gia đình ở nữ là 19,5 tuổi.

Tuy nhiên, ở một số dân tộc thiểu số vẫn còn tổn tại tập tục tảo hôn khiến
việc làm mẹ ở tuổi vị thành niên cũng còn khá phổ biến ở một số vùng.
Kết quả điều tra của SAVY ghi nhận trong nhóm 14 — 17 tuổi có 0,4% đã

lập gia đình, lên đến 14,1% ở nhóm 18 - 21 tuổi và đạt gần 50% ở nhóm
22 — 25 tuổi. Cuộc khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ thanh niên đã lập gia đình

ở nhóm nơng thơn cao hơn thành thị. Khoảng 1/3 thanh thiếu niên đã lập
gia đình tự quyết định về việc chọn bạn đời của mình, gần 2/3 số cịn lại có
sự tham dự của gia đình. Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 75% số thanh
niên đã lập gia đình sống với gia đình bên chỗng, 14% sống với gia đình

bên vợ, chỉ có 1% ở riêng. Tỷ lệ này tương đương giữa nhóm thành thị và

nồng thơn|{ 3].

1.2.3. Tình trạng kinh tế và trình độ học vấn

Một tổng quan của Tổ chức Y tế thế giới đã nhấn mạnh khi đối

tượng vị thành niên mang thai, học vấn cũng như tình trạng kinh tế xã hội
chính là những yếu tố góp phâẩn[37]. Trẻ vị thành niên nếu mang thai khi


còn đi học sẽ dễ đàng bỏ học hơn, hoặc nếu có trình độ học vấn thấp sẽ dễ

dàng kết hơn và mang thai[§].

Tại một số nước vùng Tây - Nam Á, Trung Đông và châu Phi, khi
gả con gái, nhà cô đâu sẽ nhận được một khoảng tiễn cưới từ nhà trai. Vì

vậy, đối với những gia đình khó khăn thì việc nuôi một đứa con gái cũng

đã là một gánh nặng, nên việc gả con sớm cũng là một cứu cánh về kinh tế

cho gia dinh[18]. Một nghiên cứu của Quỹ Nhi đông Liên Hiệp Quốc
(UNICEF) tại Tây Phi cho thấy, tại một số khu vực, tuy của hồi môn khi
kết hôn không phải là nguồn thu cho kinh tế gia đình, nhưng kinh tế nghèo
nàn cũng thúc đẩy việc kết hôn sớm[18]. Một khảo sát lâm sàng tại Mỹ
năm 2005 cho biết nghèo có liên quan có ý nghĩa thống kê với mang thai ở

tuổi vị thành niên. Trong số trẻ vị thành niên đi sanh có 83% thuộc các gua
đình nghèo hoặc có thu nhập thấp[23].

Khi mang thai, trẻ nghiễm nhiên bị tước đoạt quyển được đi học, và
dù trẻ có muốn tiếp tục đi học cũng gặp nhiều áp lực từ phía gia đình và xã

hội ngăn cản ước muốn đó[18]. Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hiệp
quốc (UNFPA), người phụ nữ được đi học từ 7 năm trở lên sẽ lập gia đình
muộn hơn 4 năm và có ít hơn 2,2 con so với những phụ nữ không đi học, và
khuynh hướng này có thể gặp ở các vùng khác nhau trên thế Ø1đ1{[3 l].

1.3. ĐẶC ĐIỂM THAI KỲ CỦA THAI PHỤ VỊ THÀNH NIÊN


1.3.1. Đặc điểm chung thai kỳ

Tại một số quốc gia, có 30 — 60% thai kỳ của trẻ vị thành niên kết
thúc bằng bỏ thai[36]. Vì vậy việc quyết định mạng thai ở tuổi vị thành
niên là một vấn để đáng quan tâm. Việc giữ lại thai đến khi sanh phụ
thuộc rất nhiều vào bản thân thai phụ và tác động từ gia đình, dù đó là thai

kỳ có dự định hay ngồi ý muốn. Tại Mỹ, có đến 3/4 trẻ 15 — 19 tuổi cho

biết thai kỳ của mình là ngồi ý muốn[27]. Tại các nước thuộc châu Mỹ

La-tinh và vùng Caribbean, có 25 — 50% các bà mẹ vị thành niên nói rằng

họ có thai ngồi kế hoạch. Trong khi đó, tại Indonesia, con số này chỉ

chiếm từ 10 đến 16%[19]. Dù ở đối tượng vị thành niên đã lập gia đình,

vẫn có những thai kỳ ngoài dự định. Hơn nửa số thành niên đã lập gia đình

tại Ghana, Peru và hơn 1/3 thai phụ vị thành niên đã kết hôn tại Botswana,

Kenya, Malawi, Zimbabwe va Colombia có con ngồi kế hoạch và khơng

mong mu6n[27].

Thai kỳ vị thành niên là một thai kỳ nguy cơ cho cả mẹ và con, đồng

thời có liên quan chặt chẽ đến việc sanh đẻ ở tuổi càng nhỏ. Theo báo cáo

của Tổ chức Y tế thế giới, cứ mỗi bà mẹ tử vong vì sanh đẻ thì có 30 ~ 50


bà mẹ còn lại sẽ chịu đựng những bệnh tật về sau gây ra trong quá trình

mang thai lần này[28].

Khi mang thai, sự thiếu hiểu biết, nghèo nàn, khơng có khả năng ra

quyết định, yếu tố văn hóa và cả những khái niệm về bệnh tật là những

yếu tố làm cho thai phụ khơng tìm kiếm thơng tin chăm sóc cho mình[35].
Thai phụ ở nhóm tuổi này có thể khơng biết mình mang thai, hoặc khơng
biết có những dịch vụ chăm sóc thai kỳ để có thể tìm đến vào thời điểm
thích hợp. Những thai phụ chưa lập gia đình, nỗi sợ đi khám thai xuất phát
từ sự e ngại những đánh giá từ phía người cung cấp dịch vụ. Đối với những
thai phụ đã lập gia đình, quyết định đi hay khơng đi khám thai còn phụ
thuộc rất nhiều vào người chồng, mẹ chồng, hoặc các thành viên khác
trong gia đình[37]. Theo báo cáo về sức khỏe gia đình tồn cầu năm 2003,
dựa trên những dữ kiện từ 15 quốc gia đang phát triển, cho thấy ở 7/15

10

nước, những thai phụ dưới 19 tuổi được khám thai bởi những người có ít kỹ
năng hơn rõ rệt so với những thai phụ 19 - 23 tuổi[26].

Trong Chiến lược quốc gia về Sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế để xuất
mỗi thai phụ cần khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ, chia đều ở cả 3 tam

cá nguyệt[I]. Theo nghiên cứu của Võ Minh Tuấn ghi nhận có 25% thai

phụ vị thành niên khám thai đúng lịch[10]. Kết quả điều tra của SAVY tỷ


lệ phụ nữ cho biết có đi khám thai trong lần có thai đầu tiên là khá cao,
chiếm 83,3%, tuy nhiên trong nhóm chưa lập gia đình con số này rất
thấp[3]. Điều này phản sánh những phụ nữ mang thai khi chưa lập gia đình

e ngại việc đi khám thai do gánh nặng từ định kiến xã hội ngăn cản họ tìm

đến với các dịch vụ y tế.

Về thể chất, ở tuổi vị thành niên, cơ thể trẻ cịn đang trong giai đoạn
phát triển. Chính vì vậy mà khi mang thai, trẻ không chỉ cần được cung cấp

đầy đủ chất dinh đưỡng cho sự phát triển của bào thai, mà còn cân được bổ

sung đầy đủ những chất thiết yếu cho sự phát triển của chính cơ thể mình.
Một số nghiên cứu cho thấy, nếu mang thai trong 2 năm đầu sau khi bắt
đầu có kinh sẽ làm tăng nguy cơ sanh non và thai chậm tăng trưởng[22].
Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự thiếu hụt dinh dưỡng ở thai kỳ
của thai phụ nhỏ tuổi cũng dẫn đến những kết cục xấu.

Theo Viện Y khoa Hoa Kỳ (IOM), mức cân nặng cần được khuyến
cáo cho thai phụ khi mang thai tùy thuộc vào chỉ số khối cơ thể trước khi

mang thai [20]. Cụ thể như sau:

Bang 1.1. Mức tăng cân khuyến cáo ở nhóm nhẹ cân (BMI < 18,5)

Mức tăng cân Số lượng cân trọng (kg)
Thiếu
< 12,5


Đú 12,5-18

Thừa >18

Bảng 1.2. Mức tăng cân khuyến cáo ở nhóm trung bình (BMI 18,5 — 24,9)

Mức tăng cân Số lượng cân trọng (kg)

Thiếu < 11,5

Đú 11,- 516

Thừa >l6

Bảng 1.3. Mức tăng cân khuyến cáo ở nhóm thừacân (BMI 25 - 29,9)?

Mức tăng cân Số lượng cân trọng (kg)

Thiếu <7

Du 7— 11,5

Thừa > 11,5

Theo tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ (AJCN), nhóm đối tượng

vị thành niên cần tăng cân ở mức giới hạn trên của khuyến cáo. Tuy nhiên,
theo phụ bản của tạp chí này bàn luận về mức tăng cân trong thai kỳ, cho
biết đa số thai phụ không tăng đủ mức cân nặng được khuyến cáo khi


mang thai[12].

12

Một vi chất quan trọng cần được chú ý khi dé cập đến vấn dé dinh
dưỡng trong thai kỳ là sắt. Sắt được dự trữ sẵn trong suốt thai kỳ và giảm
thấp vài tháng sau sanh. Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở thai

kỳ vị thành niên, liên quan đến sanh non và sanh nhẹ cân. Theo khuyến

cáo của Bộ Y tế, sắt cần được bổ sung càng sớm càng tốt, cần uống mỗi
ngày một viên trong suốt thời gian mang thai và 1 thang sau sanh. Tối
thiểu trước sanh cần uống 90 ngày. Nếu thai phụ thiếu máu rõ, có thể tăng
từ liều dự phòng sang liễu điểu trị là 2 — 3 viên mỗi ngày[1].

Khi mang thai, ngoài việc chú ý đến vấn để đinh dưỡng, thai phụ

còn cần được tiêm phòng uốn ván để ngừa uốn ván rốn, một trong những
nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các

dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế quy định về việc tiêm

phòng uốn ván ở thai phụ như sau:[1]

1. Thai phụ hồn tồn chưa được tiêm phịng uốn ván:
- Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 it nhat 1 thang va trước sanh ít
nhất 30 ngày.

- Nên tiêm 2 mũi vào tháng thứ 4 và tháng thứ 5, hoặc tháng


thứ 5 và tháng thứ 6.

2. Thai phụ đã tiêm đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi: hẹn tiêm 1 mũi

vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

3. Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu —
ho ga — uốn ván: tiêm đủ 2 mũi như trên.

4. Thai phụ đã được tiêm phòng 3 — 4 mũi uốn ván, lần tiêm cuối cùng
đã tiêm trên I năm: tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.


×