Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng gối hai bên khi cứu ấm huyệt mệnh môn bằng điếu ngải cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 137 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NGUYỄN VĂN DUY</b>

<b>KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT DAVÙNG GỐI HAI BÊN KHI CỨU ẤM HUYỆT MỆNH MÔN</b>

<b>BẰNG ĐIẾU NGẢI CỨU</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023NGUYỄN VĂN DUY</b>

<b>KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT DAVÙNG GỐI HAI BÊN KHI CỨU ẤM HUYỆT MỆNH MÔN</b>

<b>BẰNG ĐIẾU NGẢI CỨU</b>

CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀNMÃ SỐ: NT 62 72 60 01

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS. TS. TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sựhướng dẫn của PGS. TS. Trịnh Thị Diệu Thường. Các số liệu và kết quả trongnghiên cứu là trung thực, khách quan và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơngtrình nghiên cứu nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2023

<b>Tác giả luận văn</b>

<b>Nguyễn Văn Duy</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.2. Huyệt Mệnh môn và sự liên quan đến vùng gối theo lý luận YHCT ... 15

1.3. Sinh lý điều nhiệt của cơ thể ... 19

1.4. Phương pháp ghi nhiệt bằng máy ảnh nhiệt hồng ngoại (IRT) ... 24

1.5. Các nghiên cứu liên quan ... 26

<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 30</b>

2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 30

2.2. Đối tượng nghiên cứu... 30

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 30

2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ... 30

2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc ... 34

2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ... 36

2.7. Quy trình nghiên cứu ... 41

2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ... 43

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ... 44

<b>CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ... 45</b>

3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ... 45

3.2. Sự thay đổi sinh hiệu trước và sau khi cứu ấm ở hai thử nghiệm ... 46

3.3. Sự thay đổi nhiệt độ tại chỗ khi cứu ấm huyệt Tỳ du bên trái và huyệt Mệnhmôn ... 49

3.4. Phân tích nhiệt độ vùng gối hai bên ... 52

3.5. Sự thay đổi nhiệt độ vùng gối hai bên trong và sau cứu ấm bằng điếu ngải ... 53

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.6. Các tai biến trong quá trình cứu ấm và hướng xử trí ... 59

<b>CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ... 60</b>

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ... 60

4.2. Hiệu quả của máy nhiệt hồng ngoại FLIR trong đo lường kết quả nghiên cứu vàthiết lập điều kiện phòng nghiên cứu Châm cứu thực nghiệm ... 62

4.3. Đánh giá hiệu quả của quy trình can thiệp ... 64

4.4. Hiệu quả của phương pháp làm mù ... 65

4.5. Sự thay đổi nhiệt độ da tại chỗ khi cứu ấm ... 66

4.6. So sánh nhiệt độ nền hai gối trong nghiên cứu với dữ liệu từ nghiên cứu nướcngoài ... 69

4.7. Sự thay đổi nhiệt độ da vùng gối khi cứu ấm huyệt Mệnh mơn bằng điếu ngải744.8. Về tính an tồn của can thiệp ... 91

4.9. Những điểm mới, hạn chế và triển vọng của đề tài ... 92

<b>KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ... 95</b>

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ... 96TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Danh mục từ viết tắt</b>

<b>TÊN VIẾTTẮT</b>

<b>TÊN ĐẦY ĐỦ</b>

ATP Adenosine triphosphate (tên riêng của phân tử)BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể

CK Creatine kinase Men phosphate hóa creatine

COX-2 Cyclooxygenase-2 Men chuyển hóa arachidonicacid típ 2

DASS21 The depression, anxietyand stress scale – 21 items

GH Growth hormone Nội tiết tố tăng trưởng

HSPs Heat shock proteins Protein sốc nhiệtIR Infrared radiation Bức xạ hồng ngoạiIRT Infrared thermography Máy đo nhiệt hồng ngoạiNF-κB Nuclear factor-κB Yếu tố nhân kappa B

NIR Near-infrared radiation Bức xạ cận hồng ngoạiNSAIDs Nonsteroidal anti-

inflammatory drugs

Thuốc kháng viêm không steroid

PRs Polymodal receptors Thụ thể đa hình

<b>RHT </b> retino-hypothalamic tract đường dẫn truyền thị giác – vùnghạ đồi

SCN suprachiamastic nucleus nhân trên thị

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

SJS Steven-Johnson syndrome Hội chứng Steven-JohnsonSNC Suprachiasmatic nucleus Nhân trên thị

TEN Toxic epidermal necrolysis Hoại tử thượng bì nhiễm độc

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Danh mục bảng</b>

Bảng 2.1. Các iến số nghiên cứu ... 34

Bảng 2.2. Các iến số tác dụng không mong muốn ... 35

Bảng 2.3. Phân độ bỏng và cách nhận biết ... 35

Bảng 2.4. Mức độ nặng của phản ứng dị ứng trên da và toàn thân theo WHO ... 36

Bảng 2.5. Các yếu tố gây nhiễu và cách khắc phục ... 38

Bảng 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ... 45

Bảng 3.2. Mạch và huyết áp trước – sau khi cứu ấm ở hai thử nghiệm ... 46

Bảng 3.3. Thân nhiệt trước, trong và sau khi cứu huyệt Mệnh môn ... 47

Bảng 3.4. Thân nhiệt trước, trong và sau khi cứu huyệt chứng ... 48

Bảng 3.5. Sự thay đổi nhiệt độ da huyệt Mệnh môn khi cứu ấm ... 49

Bảng 3.6. Sự thay đổi nhiệt độ da huyệt Tỳ du bên trái khi cứu ấm ... 50

Bảng 3.7. So sánh nhiệt độ da huyệt Mệnh môn và huyệt Tỳ du bên trái tại các thờiđiểm tương ứng trong mỗi thử nghiệm ... 51

Bảng 3.8. Nhiệt độ nền hai gối ở hai thử nghiệm ... 52

Bảng 3.9. So sánh nhiệt độ nền giữa hai gối trong từng thử nghiệm ... 53

Bảng 3.10. Sự thay đổi nhiệt độ vùng gối hai bên trong và sau cứu ấm huyệt Mệnhmôn bằng điếu ngải ... 54

Bảng 3.11. Sự thay đổi nhiệt độ vùng gối hai bên trong và sau cứu ấm huyệt chứngbằng điếu ngải ... 55

Bảng 3.12. So sánh độ tăng nhiệt độ giữa vùng của gối trong giai đoạn cứu ấmhuyệt Mệnh môn ... 58

Bảng 3.13. Thống kê tỷ lệ xuất hiện tai biến trong quá trình cứu ấm ... 59

Bảng 4.1. So sánh về sự thay đổi nhiệt độ da tại chỗ khi cứu ấm ... 69

Bảng 4.2. Sự chênh lệnh nhiệt độ giữa hai ên cơ thể (trái và phải) trên từng bộphận ở người ình thường ... 71

Bảng 4.3. Mơ tả thủ pháp châm cứu được sử dụng trong các nghiên cứu ... 90

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Danh mục công thức</b>

Công thức 2.1. Cơng thức tính cỡ mẫu ... 30Cơng thức 2.2. Cơng thức tính hệ số ảnh hưởng ... 31Cơng thức 4.1. Phương trình sinh nhiệt học Pennes ... 63

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Danh mục sơ đồ</b>

Sơ đồ 1.1. Kiểm soát sự cân bằng nhiệt giữa nhiệt độ lõi và nhiệt độ ngoại vi ... 19Sơ đồ 2.1. Quy trình tiếp nhận và thực hiện nghiên cứu... 41

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Danh mục biểu đồ</b>

Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi nhiệt độ da mặt trước gối (T) ở hai thử nghiệm ... 56

Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi nhiệt độ da mặt trong gối (T) ở hai thử nghiệm ... 56

Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi nhiệt độ da mặt trước gối (P) ở hai thử nghiệm ... 57

Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi nhiệt độ da mặt trong gối (P) ở hai thử nghiệm ... 57

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Danh mục hình</b>

Hình 1.1. Các con đường truyền nhiệt trong quá trình cứu ấm bằng điếu ngải cứu. .. 8

Hình 1.2. Vị trí huyệt Mệnh mơn (GV4) ... 15

Hình 1.3. Cấu trúc giải phẫu ên dưới huyệt Mệnh môn và khu vực lân cận ... 16

Hình 1.4. Đường đi của mạch Xung ... 18

Hình 1.5. Quá trình sinh nhiệt, kiểm soát và biến thiên của thân nhiệt ở người ... 20

Hình 1.6. Các con đường thải nhiệt ... 22

Hình 1.7. Cơ chế ghi nhiệt bằng máy đo nhiệt hồng ngoại ... 25

Hình 2.1. Máy đo nhiệt hồng ngoại FLIR C5 ... 37

Hình 2.2. Điếu ngải cứu ... 37

Hình 2.3. Quy trình can thiệp và thu thập số liệu ... 42

Hình 4.1. Sự thay đổi bức xạ nhiệt khi lắng đọng tàn tro cứu trên điếu ngải ... 65

Hình 4.2. Sự thay đổi nhiệt độ da khi cứu ấm huyệt Mệnh mơn ... 66

Hình 4.3. Sự thay đổi nhiệt độ da khi cứu ấm huyệt Tỳ du bên trái ... 67

Hình 4.4. Đường tuần hành các kinh mạch ở chân ... 72

Hình 4.5. Giải phẫu động mạch đùi ... 73

Hình 4.6. Sự thay đổi nhiệt độ mặt trước gối hai bên khi cứu ấm huyệt Mệnh mơn 75Hình 4.7. Sự thay đổi nhiệt độ mặt trong gối hai bên khi cứu ấm huyệt Mệnh mơn 77Hình 4.8. Chi phối của các sợi hậu hạch giao cảm trên tim và mạch máu ... 82

Hình 4.9. Phân ố Dermatome ở chi dưới ... 83

Hình 4.10. Sự chồng lấp giữa các dermatome ... 84

Hình 4.11. Giải phẫu động mạch mặt ở người ... 85

Hình 4.12. Sự thay đổi nhiệt độ vùng mặt trước (a) và sau (b) khi cứu huyệt Túctam lý ... 86

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Cứu là một trong những phương pháp điều trị cốt lõi của Y học cổ truyền (YHCT)có lịch sử hơn 2500 năm với đặc tính khơng chỉ trị bệnh mà cịn giúp dưỡng sinh,phịng ngừa bệnh tật <sup>1</sup>. Sách Hoàng Đế Nội kinh – Linh khu có đoạn viết:”Châm sởbất vi, cứu chi sở nghi” (châm khơng được thì nên dùng cứu) <sup>2</sup>. Trong các hình thứccứu thì cứu ấm bằng điếu ngải thường được sử dụng trên lâm sàng và nghiên cứukhoa học <sup>1,3-5</sup>.

Theo YHCT, cứu có thể khai mở tác dụng của huyệt, khai kinh khí, điều hịa khícơ tạng phủ, thư cân, hóa ứ, thơng lạc, khu phong, tán hàn tà, trừ thấp trệ và đượcchỉ định trong các bệnh lý thuộc thể hàn và ứ trệ theo YHCT <sup>1,6,7</sup>. Theo ghi nhận củay văn và các áo cáo tổng quan, tác dụng của cứu chủ yếu được thể hiện trên ba mặt:giảm đau, điều hòa miễn dịch và chống lão hóa, qua đó được đẩy mạnh trongnghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên lâm sàng với ưu điểm tiện lợi, hiệu quả, an tồnvà chi phí thấp, đặc biệt trong các trường hợp lệch ngơi thai, thống kinh, viêm ruột,điều hịa miễn dịch, đột quỵ và các chứng đau nói chung <small>1,7,8</small>. Các nghiên cứu thựcnghiệm cũng đã chứng minh được tác dụng trị liệu của cứu chủ yếu thông qua a cơchế chính: tác dụng nhiệt, tác dụng bức xạ và tác dụng dược lý của sản phẩm đốtcháy; trong đó tác dụng nhiệt là tác dụng chính yếu nhất của cứu <small>1,5,9-12</small>. Nhìn chung,thơng qua việc tăng nhiệt độ, cứu làm tăng sinh mô collagen và giãn mạch, tăng lưulượng máu từ đó thúc đẩy sửa chữa các mơ tổn thương, tăng dinh dưỡng và khángviêm<sup>7</sup>. Do đó cứu được ứng dụng nhiều trong các bệnh lý cơ xương khớp nói chung,trong đó có thối hóa khớp gối.

Thối hóa khớp gối là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến trêntoàn cầu, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi và nữ giới. Với sự gia tăng tuổi thọtrung bình và tỷ lệ người béo phì, tỷ lệ mắc thối hóa khớp gối đang ngày một giatăng. Hiện nay, thối hóa khớp gối nổi lên như một vấn đề sức khỏe ảnh hưởngnghiêm trọng đến tình trạng mất sức lao động và gia tăng chi phí chăm sóc y tế;đứng thứ 11 trong số các nguyên nhân gây tàn tật trên toàn cầu <small>13-15</small>. Các phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

kháng viêm non-steroid (NSAIDs) và tiêm nội khớp đều chứng tỏ hiệu quả giúpkiểm soát cơn đau ngắn hạn. Tuy nhiên, việc điều trị lâu dài các thuốc kể trên đãgây ra nguy cơ đáng kể về tim mạch, gan, thận và tiêu hóa; đặc biệt là đối tượngngười cao tuổi <small>13,15,16</small>. Do đó, xu hướng sử dụng các liệu pháp không dùng thuốcngày càng được chú trọng, trong đó có phương pháp cứu của YHCT <small>8,13,14</small>

. Với tácdụng được chứng minh thông qua cơ chế điều hịa con đường tín hiệu NF-κB, ứcchế men COX-2 và ức chế các yếu tố trung gian gây viêm, cứu được chứng minh làmột trong các phương pháp YHCT có hiệu quả trong điều trị thối hóa khớp gối <sup>8</sup>.Khơng chỉ thối hóa khớp mà phương pháp cứu khi dùng đơn độc hoặc kết hợp vớiphương pháp châm cịn cho thấy có bằng chứng trong việc cải thiện lâm sàng đốiđối với người bệnh mắc hội chứng đau xơ cơ vùng gối hiệu quả hơn so vớiamitriptylline, ngoài ra các bệnh lý về khớp gối khác như viêm khớp mạn vùng gốiđều có thể có tiềm năng được điều trị tốt với phương pháp này thông qua cơ chếtăng nhiệt độ <small>17,18</small>

. Ngoài tác động vào các huyệt tại chỗ, việc lựa chọn các huyệt ởxa là phương pháp chọn huyệt đang được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâmsàng và ngày càng được đẩy mạnh trong nghiên cứu khoa học mà trong đó Mệnhmơn là huyệt có liên hệ mật thiết với vùng gối theo lý luận YHCT <sup>19-21</sup>.

Theo lý thuyết về hệ kinh lạc, Mệnh môn là huyệt thuộc mạch Đốc – một trongcác mạch ngồi kinh, có chức năng lý khí, ơn dương, trừ hàn – thấp – trệ, chức năngnày tương đồng với phạm vi chỉ định của cứu <small>1,3,22,23</small>. Từ huyệt Mệnh môn có thểthơng vào đến Mệnh mơn hỏa, từ đó giúp thúc đẩy khí cơ tồn thân vận hành. Mệnhmôn lại là nơi xuất phát của ba mạch Xung, Nhâm, Đốc. Trong đó mạch Xung cónhánh xuống gối và có sự tương quan nhất định với vùng này <sup>19,23</sup>. Bên cạnh đó,hiện nay các nghiên cứu khảo sát về tác dụng đặc hiệu thông qua cơ chế tăng nhiệtđộ da chủ yếu nhấn mạnh đến nhóm Lục tổng huyệt, các nghiên cứu liên quan đếncác huyệt đặc hiệu theo đường đi của các mạch ngồi kinh cịn khá hạn chế <sup>24-28</sup>.

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, nghiên cứu này khảo sát mối liên quan của huyệtMệnh môn với vùng gối dựa trên lý thuyết đã được nêu thông qua phương pháp cứu,bằng phương pháp ghi hình ảnh nhiệt với máy ảnh nhiệt hồng ngoại. Từ đó làm nềntảng cho những nghiên cứu huyệt Mệnh môn trên các bệnh lý về khớp gối sau này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:</b>

Với phương pháp cứu ấm huyệt Mệnh môn bằng điếu ngải thì nhiệt độ bề mặt datại chỗ và vùng gối thay đổi như thế nào và có ghi nhận tác dụng không mong muốnnào hay không?

<b>MỤC TIÊU TỔNG QUÁT: Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ da vùng gối hai bên</b>

khi cứu ấm huyệt Mệnh môn bằng điếu ngải cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN</b>

<b>1.1. Phương pháp cứu</b>

<b>1.1.1. Giới thiệu và phân loại các phương pháp cứu</b>

Cứu là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong YHCT,với đặc trưng giúp kích thích huyệt vị, khai kinh khí, thơng kinh lạc, ơn dương, trừhàn thấp <sup>3,29</sup>.

<b>1.1.1.1. Định nghĩa cứu</b>

Cứu là dùng sức nóng tác động kích thích lên huyệt tạo nên phản ứng của cơ thểđể phòng và điều trị bệnh. Thường dùng là ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồilàm mồi ngải hay điếu ngải để cứu.

<b>1.1.1.4. Kỹ thuật cứu ấm bằng điếu ngải</b>

Đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt. Khi người bệnh thấy nóng thì cách xa dần ra,đến mức nào người bệnh thấy nóng ấm và dễ chịu thì giữ ngun khoảng cách đócho đến khi vùng da được cứu hồng lên là được (thường khoảng 1 – 3 phút mỗihuyệt và khoảng 10 – 15 phút cho một vùng bệnh). Khi cứu nên dùng ngón tay útcủa tay cầm đặt lên da làm điểm tựa để cố định khoảng cách đầu điếu ngải với da vàđỡ mỏi tay. Cách cứu này dùng cho mọi chỉ định của cứu <small>29</small>

.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Theo nhiều nghiên cứu được công bố trên thế giới và tại Việt Nam, cứu ấm bằngđiếu ngải đạt hiệu quả tối ưu và tính an tồn cao khi khoảng cách cứu là 3 cm từ đầuđiếu ngải đến bề mặt da, kết hợp với quy trình gạt tàn tro ngải cứu và điều chỉnh lạikhoảng cách cứu mỗi 3 phút <sup>5,7,12,31</sup>.

<b>1.1.1.5. Tác dụng không mong muốn</b>

Theo một báo cáo tổng quan về tính an tồn của phương pháp cứu, tác giả Ji Xuvà cộng sự đã cho thấy hầu hết các tác dụng không mong muốn xảy ra với tần suấtthấp, chủ yếu do lỗi kĩ thuật của nhân viên y tế và đều hồi phục tốt sau khi xử trí kịpthời. Các tác dụng khơng mong muốn thường gặp nhất là bỏng, dị ứng và viêm môtế bào <sup>32</sup>.

Bỏng: tổn thương ỏng trong cứu thường nhẹ (độ I hay độ II). Biểu hiện: đốitượng cảm thấy nóng rát sau khi cứu, trên mặt da vùng huyệt được cứu xuất hiện

óng nước. Xử trí: dùng thuốc mỡ và dán ăng tránh nhiễm trùng <small>29</small>.Phịng ngừa: khơng cứu nhiều huyệt và trên nhiều người bệnh một lúc.

Một số lưu ý khác: thận trọng cứu với vùng mặt vì lý do thẩm mỹ (có thể gây sẹodo bỏng), huyệt gần mắt, vùng dễ để lại sẹo do vùng da thường xuyên co kéo nhưkhoeo chân, khuỷu tay.... <sup>3</sup>

<b>1.1.2. Tác dụng của cứu ấm theo YHCT</b>

Sách Hoàng Đế Nội Kinh – Linh khu, thiên Quan Năng có đoạn viết: “Châm sởbất vi, cứu chi sở nghi”, nghĩa là châm kim khơng lui bệnh thì nên dùng cứu. Theohọc thuyết YHCT thì cứu có cả tác dụng về bổ và tả. Đặc trưng của cứu có cả tácdụng về dược tính của dược liệu ngải cứu và tác dụng về nhiệt để ôn ấm và tưdưỡng. Do đó cứu thường dùng trong các chứng hư hàn<small>1</small>.

Vai trò của cứu có thể chia thành ơn dưỡng, ơn thơng và ơn tán. Ơn dưỡng liênquan đến lợi ích của ơn dương, ổ khí, dưỡng huyết và bổ được tình trạng hư yếu;ôn thông liên quan đến chức năng hoạt huyết, tán ứ, lý khí, thơng kinh, chỉ thống;ơn tán liên quan đến vai trò của việc trừ đờm, tiêu trệ, khu phong, trừ thấp, bài độc<small>33</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Theo học thuyết YHCT, hiệu quả của cứu dựa trên hai yếu tố chính: hệ thốngkinh lạc và vai trò của ngải cứu và hỏa.

<b>1.1.2.1. Hệ thống kinh lạc</b>

Cứu có liên hệ mật thiết với kinh lạc, bì bộ và huyệt. Hệ thống kinh lạc bao gồmcác đường kinh mạch và lạc mạch; là những con đường liên lạc giữa ên trong cơthể với môi trường bên ngồi, kết nối tạng phủ, vận hành khí huyết và điều hịa cơthể. Theo Hồng Đế Nội Kinh, Linh khu – thiên Hải luận, có 12 đường kinh chính,các nhánh chìm chạy vào tạng phủ, các nhánh nổi đi ở ngoài đến tứ chi. YHCT chorằng cơ thể con người là một thể thống nhất. Tạng phủ và tứ chi tương tác với nhauthông qua hệ thống kinh mạch nên chúng đóng vai trị quan trọng trong các chứcnăng sinh lý và quá trình ệnh lý. Các bì bộ là vùng da được nuôi dưỡng bởi 12kinh chính. Các bì bộ thể hiện tình trạng khí huyết trên kinh và tạng phủ, và cũngtiếp nhận kích thích điều trị, tạo ra ảnh hưởng lên kinh hoặc tạng phủ. Huyệt là cácvị trí nằm trên bề mặt cơ thể, nơi khí của tạng và kinh tụ lại, là mục tiêu và nơi đápứng điều trị <small>1</small>.

Trong quá trình điều trị cứu, 12 bì bộ và huyệt là các đầu tận của hệ thống kinhlạc, được xem như các điểm tiếp nhận, nhờ đó các kích thích từ cứu có thể đượctruyền vào cơ thể. Thông qua hệ thống kinh lạc, cứu có thể bổ hư, tả thực và trựctiếp điều chỉnh tình trạng bệnh của cơ thể hoặc kích hoạt hệ thống kinh lạc thựchiện chức năng tự phục hồi và thực hiện vai trị điều trị. Ví dụ, các huyệt khác nhaucó thể dùng để chữa các bệnh khác nhau trong cứu, và các huyệt giống nhau có thểnhận được kết quả tương tự bất kể châm hoặc cứu; tất cả những điều này đã chứngminh rằng hệ thống kinh lạc và huyệt của cơ thể đóng một vai trị quan trọng trongđiều trị cứu <small>1</small>.

<b>1.1.2.2. Ngải cứu và hỏa</b>

Theo YHCT phương Đông, hỏa cứu được bàn luận trong Thần Cứu Kinh Luậnsử dụng hỏa với tính chất vừa nóng vừa động, có thể di chuyển thay vì cố định và đivào tạng phủ. Hỏa có tính nóng vì vậy có thể ơn dương và trừ âm hàn, thậm chí cóthể thẩm thấp, khu phong, trừ đàm..; hỏa tính động, vì vậy có thể thơng kinh hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

lạc, chỉ thống, trị được chứng ma mộc và hành khí hoạt huyết. Do đó, đặc điểm củahỏa trong ngải cứu đóng vai trị cốt lõi của phương pháp cứu <sup>1</sup>.

Chất liệu cứu cũng rất quan trọng. Việc chọn chất liệu cứu theo YHCT rất kỹlưỡng. Hỏa ngải cứu tính ơn nhưng khơng táo, có thể thăng giáng đi sâu vào tạngphủ. Theo Bản Thảo Cương Mục, lá ngải cứu vị hơi đắng và cay nồng khi cịn tươi,cịn khi sơ chế thì hơi cay và rất đắng. Ngải cứu tươi có tính ấm và sau sơ chế thì cótính nóng. Sức nóng của ngải cứu khi đốt có thể đi vào 3 kinh âm, trừ hàn và thấp tà,khi uống có thể ơn hóa hàn tà. Cứu ngải cứu có thể vào kinh lạc và chữa trị hàngtrăm ệnh. Lá ngải cứu tươi sẽ trở nên ôn hơn sau khi chế thành ngải nhung, thíchhợp dùng để cứu và để càng lâu càng tốt. Người xưa chọn ngải làm vật liệu cứu vìdễ thu hoạch và có nhiều tác dụng khác của cứu và kinh nghiệm thực tiễn đúc kết đãchứng minh hiệu quả đó <sup>1</sup>.

<b>1.1.3. Cơ chế tác dụng của cứu theo Y học hiện đại</b>

Các nghiên cứu hiện đại về cứu đã được nghiên cứu rất sớm từ thế kỷ trước, cáchọc giả Nhật Bản đã quan sát các đặc trưng vật lý của vật liệu làm cứu và ảnhhưởng của nó lên huyết áp và nhu động ruột vào năm 1912 <small>34</small>

Đến ngày nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu về tác dụng của cứu trên cơ thểngười hoặc động vật thí nghiệm, hầu hết đều liên quan đến tất cả các tác động chínhlên sinh lý cơ thể, đặc biệt là tác dụng giảm đau, tăng cường miễn dịch và chống lãohóa. Đồng thời, các nghiên cứu về cơ chế của cứu cũng dần dần được phát triển,theo các báo cáo tổng quan và phân tích gộp ghi nhận, cơ chế tác dụng của cứu đếntừ ba mặt: tác dụng nhiệt, tác dụng bức xạ và tác dụng dược lý của sản phẩm đốtcháy <sup>1,12</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

đóng vai trị quan trọng thông qua cơ chế thúc đẩy giãn mạch ngoại vi, tăng chuyểnhóa và tăng hấp thu,... <sup>12</sup>. Hình 1.1 cho thấy nhiệt được tạo ra bởi điếu ngải cứutruyền đến bề mặt da từ đó thâm nhập các mơ ên dưới. Q trình truyền nhiệt nàythơng qua ba con đường: dẫn truyền, đối lưu và ức xạ nhiệt.

Hình 1.1. Các con đường truyền nhiệt trong quá trình cứu ấm bằng điếu ngải cứu.

<i>Nguồn: Sun C, The thermal performance of biological tissue under moxibustiontherapy, 2019<sup>12</sup>.</i>

Mỗi phương pháp cứu có một đặc trưng phân ố nhiệt và vai trò riêng trong trịliệu và hiệu quả lên huyệt, thậm chí hiệu quả của cứu phụ thuộc vào sự thay đổinhiệt độ da tại huyệt đó. Bên cạnh đó mối quan hệ về tác dụng của cứu với cườngđộ kích thích nhiệt thơng qua sự thay đổi ngưỡng đau.

Tác dụng nhiệt của cứu có mối liên hệ mật thiết với các thụ thể cảm giác ấm(Warm Receptors – WRs) và/hoặc thụ thể đa hình (Polymodal Receptors – PRs).Các tác dụng hạ sốt và giảm đau của cứu có thể đạt được bằng cách kích thích cácPR trên huyệt. Các ảnh hưởng của cứu lên da có thể là nóng, đỏ, đau, phồng rộp vàcác hiện tượng kích ứng da và bỏng khác. Cứu có thể làm co mạch tại huyệt kíchthích trong khi làm giãn mạch vùng mô xung quanh huyệt và tăng lưu lượng máu ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

động mạch ngoại biên và tăng tính thấm mao mạch <small>1</small>. Một tác dụng nhiệt khác củacứu là tạo ra các protein shock nhiệt (Heat Shock Proteins – HSPs) tại mơ vùng dađược kích thích. HSPs là một nhóm các protein có chức năng liên quan đến việc“đóng” và “mở” các kênh Protein khác. Là một cơ chế bảo vệ nội sinh, HSPs có thểđược tổng hợp trong các tế bào nhằm đáp ứng với hiện tượng tăng nhiệt độ và cácstress môi trường khác. Các HSPs được tạo ra bởi cứu có thể là nhân tố quan trọngtrong cơ chế hoạt động của nó <small>36</small>.

<b>1.1.3.2. Tác dụng bức xạ</b>

Điếu ngải/ mồi ngải khi đốt phát ra ánh sáng khả kiến và bức xạ hồng ngoại; dođó, ên cạnh tác dụng nhiệt, tác dụng của bức xạ không phải nhiệt có thể đóng mộtvai trị quan trọng trong tác dụng của cứu. Bức xạ là một quá trình khuếch tán nănglượng ra ên ngồi dưới dạng sóng điện từ hoặc hạt; bất kỳ vật nào có nhiệt độ trên-273 đều phát ra bức xạ điện từ. Hiện nay, quan điểm phổ biến là đầu đốt cứu cóquang phổ trong khoảng 0,8 – 5,6 m; cực đại gần 1,5 μm – nằm trong phổ cậnhồng ngoại (Near Infrared Radiation – NIR)<sup>1</sup>.

Bằng cách phân tích và so sánh các phổ bức xạ hồng ngoại của ngải cứu, ngảithay thế và huyệt của cơ thể người, người ta thấy rằng có một sự nhất quán đángngạc nhiên trong phổ của ba loại cứu gián tiếp, cụ thể là bằng phụ tử, gừng, tỏi vàphổ thống nhất của huyệt. Cả hai đều có đỉnh bức xạ gần 7,5 μm (sau khi hiệu chỉnh,

ước sóng này sẽ vào khoảng 10 μm) <small>1</small>.

Tuy nhiên, phổ của ngải cứu thay thế (tách bằng dưa chuột và cà rốt) hoàn toànkhác với các loại trên. Chức năng làm ấm của nó ít hơn nhiều so với ngải cứutruyền thống, và cũng có sự khác biệt lớn giữa phổ bức xạ hồng ngoại của ngải điếu(với cực đại là 3,5 μm) và huyệt. Kết quả chỉ ra rằng, trong tác dụng điều trị củangải cứu truyền thống, các dao động cộng hưởng của bức xạ hồng ngoại của cứugián tiếp và huyệt đóng vai trị quan trọng và ngải cứu thay thế không thể thay thếngải cứu truyền thống về đặc tính hồng ngoại của cứu <sup>1</sup>.

Hồng ngoại tác động lên cơ thể sẽ tạo ra hiệu ứng nhiệt và hiệu ứng không nhiệt.Hiệu ứng nhiệt được tạo ra dưới tác động của sóng điện từ; các phân tử hấp thụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

năng lượng từ bức xạ hồng ngoại và chuyển đổi thành nhiệt do đó thúc đẩy lưuthơng tuần hoàn máu và cải thiện các hoạt động của tế bào và enzyme. Hiệu ứngkhơng nhiệt nhiệt có liên quan đến sự tương tác của sóng điện từ và sinh vật; nóphức tạp hơn và với các đặc tính phi tuyến tính. Các tác động của NIR đối với sinhvật có một số khác biệt. NIR thường được cho là đóng vai trị chính trong hiệu ứngbức xạ sinh học của cứu. Khi NIR tác động vào cơ thể, ánh sáng phản chiếu từ datương đối thấp, năng lượng có thể được truyền sâu khoảng 10 mm vào da, đến cácmô và được mô hấp thụ <small>37</small>

. NIR có thể tạo ra một số hoạt chất được tạo ra trong cácmô, sau khi được hấp thụ bởi mô liên kết, mạch máu, mạch bạch huyết và dây thầnkinh dưới da vùng kích thích, phân phối đến các bộ phận khác của cơ thể với sự lưuthông máu và tăng cường quá trình trao đổi chất và sinh nhiệt của các cơ quan màchúng đi đến. NIR cũng có thể cung cấp năng lượng cho q trình trao đổi chất củacác tế ào. Năng lượng được tạo ra bởi hiệu ứng quang điện và quá trình quang hóavà được truyền qua hệ thống thần kinh có thể cung cấp sự kích hoạt cho các tế bàobệnh lý thiếu năng lượng và sau đó điều chỉnh các chức năng miễn dịch và thầnkinh của cơ thể <sup>1</sup>.

<b>1.1.3.3. Tác dụng dƣợc lý của sản phẩm đốt cháy</b>

<i>Trong lá ngải cứu (Artemisia vulgaris) có thành phần rất đa dạng với hơn 60 loại</i>

hoạt chất. Tinh dầu trong lá ngải bao gồm 1,8-Cineole, alkenes, camphor, aldehydes,ketones, phenols, alkanes và các hợp chất benzene. Heptatriacontane làm ngải cứudễ dàng bị đốt cháy. Trong lá ngải cứu còn có tannins, flavonoids, sterols,polysaccharides, các nguyên tố vi lượng và các thành phần khác <sup>38</sup>.

Thành phần trong ngải diệp thay đổi tùy theo nơi trồng và thời điểm thu hoạch.Tại Trung Quốc, tỷ lệ tinh dầu của lá ngải ở Hồ Bắc cao hơn rõ rệt ở Hạ Bì, ThượngDung và những nơi khác nhiệt lượng thu được khi đốt cháy của QiAi (từ Hồ Bắc) làlớn nhất và được coi là vật liệu làm cứu tốt nhất <sup>1</sup>.

Tỷ lệ tinh dầu của lá ngải cứu là 0,45% - 0,1%, các tinh dầu này có tác dụng dãncơ trơn phế quản, giảm ho và chống oxy hóa mạnh. Ngải cứu rất giàu flavonoid vàpolysaccharide, cũng có hoạt tính chống oxy hóa mạnh <small>1</small>. Ngải cứu và các sản phẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

đốt cháy của chúng đã được chiết xuất bằng metanol và cho thấy các tác dụng làmsạch các gốc tự do và peroxid hóa lipid. Kết quả chỉ ra rằng các thành phần hoạttính của ngải cứu đã tăng sau khi đốt <sup>1</sup>.

<b>1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của cứu1.1.4.1. Thời gian</b>

<b>Thời gian can thiệp</b>

Thích cứu Tâm pháp Yếu quyết của Y tơng Kim giám cho rằng để đạt được hiệuquả điều trị, ngọn lửa của cứu phải đủ mạnh. Thông qua kích thích nhiệt liên tục,cứu truyền nhiệt đến các khu vực khác để điều trị bệnh, do đó, thời gian điều trị cứusẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị <sup>6</sup>.

Xu JF. cùng cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng để quan sát tác dụngcủa cứu tại huyệt Quan nguyên đối với đau thắt lưng cho thấy cứu 60 phút cho kếtquả giảm đau tốt hơn 15 và 30 phút thông qua bảng câu hỏi Roland-Morris và thangđánh giá đau VAS <small>6</small>

. Trong 1 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, Huang Y. và cộngsự đã kết luận rằng 30 phút là khoảng thời gian tối ưu của cứu đối với rối loạn giấcngủ sau đột quỵ não. Ding F. cùng cộng sự đã kiểm tra hiệu quả lâm sàng khi cứuđiều trị rối loạn lipid máu và kết quả cho thấy cứu ấm 30 phút tạo ra hiệu quả rõ rệtnhất so với 15 và 45 phút. Trên hiệu quả giảm đau trong viêm khớp dạng thấp,Zheng BL. và cộng sự đã kết luận rằng cứu 40 phút mang lại hiệu quả giảm đau rõrệt nhất. Bằng cách quan sát tác dụng của cứu đến sự thâm nhập vào da và cơ củaAcid Salicylic, Cao DX. và cộng sự đã kết luận rằng, so với cứu 5 phút, cứu 15 phútcó tác dụng thấm Acid salicylic tốt hơn <sup>6</sup>.

Các nghiên cứu thử nghiệm trên chưa có sự đồng nhất về các khoảng thời giancứu được chọn để khảo sát và mơ hình bệnh tật tác động. Hiện tại, xác định thờigian cứu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của các ác sĩ. Mặc dù thời giankéo dài của cứu có liên quan mật thiết đến hiệu quả, nhưng điều đó khơng có nghĩalà càng lâu càng tốt và vẫn cần nghiên cứu thêm <sup>6</sup>.

<b>Thời gian nghỉ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Trong một nghiên cứu trong phịng thí nghiệm, Gu YH. cùng cộng sự đã pháthiện ra rằng cứu ức chế hiệu quả việc sản xuất CK trong các chấn thương thể thao,trong khi hiệu quả thay đổi theo liều cứu: so với cứu trong khoảng thời gian 1 ngàyvà 3 ngày, cứu trong khoảng thời gian 2 ngày được xem là tối ưu. Zhao YH và cộngsự đã quan sát thấy tác dụng của can thiệp trước của cứu trong việc bảo vệ tái tướimáu cơ tim do thiếu máu cục bộ. Bằng cách quan sát hiện tượng chết theo chu trìnhcủa tế ào cơ tim thất trái và sự gia tăng iểu hiện của các HSP 70 ở chuột, họ đãphát hiện ra rằng, so với cứu một lần mỗi ngày, cứu hai lần mỗi ngày có tác dụngtốt hơn trong việc bảo vệ cơ tim, giảm khả năng chết theo chu trình của các tế bàocơ tim và giảm tổn thương cơ tim do thiếu máu cục bộ <small>6</small>.

Wang CH. và cộng sự đã so sánh ảnh hưởng của cứu ấm với các tần suất khácnhau, mỗi ngày một lần, một lần trong các ngày khác và tuần một lần, về tình trạngsức khỏe suy nhược và thấy rằng hiệu quả của cứu ấm trong điều trị suy nhược cơthể có liên quan đến tần suất điều trị và cứu một lần mỗi ngày và một lần trong cácngày còn lại mang lại hiệu quả rõ rệt hơn so với mỗi tuần một lần <sup>6</sup>.

Tất cả các thí nghiệm trên đều chỉ ra rằng phải dựa trên một tần số điều trị nhấtđịnh mà cứu có thể gợi lên phản ứng cơ thể. Nhưng, điều đó có nghĩa là khoảng thờigian nghỉ càng ngắn thì kết quả càng tốt. Tần suất điều trị quá mức sẽ làm cho phảnứng của cơ thể trở nên „bão hòa‟, trong khi khoảng nghỉ quá rộng thường làm giảmhiệu quả điều trị. Do đó, giãn cách giữa các lần điều trị cũng là một yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Mặc dù một lần mỗi ngày và một lần vàonhững ngày còn lại thường được áp dụng trên lâm sàng, vẫn còn cần thêm chứng cứđể khẳng định về tần suất cứu lý tưởng <small>6</small>.

<b>Thời gian liệu trình</b>

Xing HF. và cộng sự đã phân tích ảnh hưởng của ba thông số (thời gian cứu,khoảng nghỉ và tổng thời gian liệu trình) đối với hiệu quả của cứu ấm trong điều trịrối loạn mỡ máu cho thấy cứu mỗi huyệt 10 phút cho tác dụng tốt hơn cứu 5 phút,cứu cách ngày tốt hơn cứu mỗi ngày và thời gian liệu trình 6 tuần tốt hơn so với 12tuần trong điều trị rối loạn mỡ máu<sup>39</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Hao F. và cộng sự đã so sánh hiệu quả của các liệu trình khác nhau đối với cứucách gừng trong điều trị viêm khớp dạng thấp hoạt động, kết luận cứu cách gừngvới liệu trình 60 ngày cho hiệu quả tốt hơn liệu trình 30 ngày trong bệnh viêm khớpdạng thấp <sup>6</sup>.

Tất cả các kết quả cho thấy quá trình điều trị là một yếu tố quan trọng khác ảnhhưởng đến hiệu quả điều trị của phương pháp cứu. Cần lưu ý rằng một liệu trình dàihơn khơng nhất thiết mang lại kết quả tốt hơn. Tuy nhiên hiện tại chưa thể xác địnhđược liệu trình điều trị cứu tốt nhất do thiếu các nghiên cứu lâm sàng và thựcnghiệm cụ thể và có hệ thống. Do đó, các ác sĩ lâm sàng nên quyết định thời gianđiều trị dựa trên tình trạng bệnh điển hình, để đạt được hiệu quả điều trị cứu tối đa <small>6</small>.

<b>1.1.4.2. Khoảng cách cứu</b>

Khoảng cách cứu là một trong những yếu tố quan trọng có liên hệ mật thiết vớihiệu quả điều trị của cứu, đặc biệt là phương pháp cứu ấm. Lý do đến từ việckhoảng cách cứu tỷ lệ thuận với nhiệt lượng kích thích đến vùng da và cảm giác cứu,ngồi ra cịn làm gia tăng tác dụng khơng mong muốn (bỏng da, viêm,...) <sup>4-7,9,10,12,36</sup>.Một khoảng cách cứu quá gần sẽ làm tăng nhiệt độ da quá mức, hoạt hóa các thụ thểnhiệt tiềm tàng thoáng qua (Transient Receptor Potential Vaniloid – TRPV), đặcbiệt là các TRPV1 và TRPV2 dẫn truyền các cảm giác nhiệt độc hại, từ đó tạo cảmgiác khó chịu cho người bệnh và làm giảm hiệu quả điều trị; bên cạnh đó, khoảngcách cứu quá gần sẽ làm tăng nguy cơ ỏng da và viêm mô tế bào (nhiều nghiêncứu khuyến cáo nên giới hạn nhiệt độ da vùng cứu dưới 45 ). Mặt khác, khoảngcách cứu xa hơn sẽ làm giảm nhiệt lượng kích thích và làm giảm hiệu quả điều trị <sup>4-</sup><small>7,9,10,12</small>. Hiện nay, phần lớn các nhà nghiên cứu thống nhất lấy 3 cm là khoảng cáchcứu tối ưu nhất <sup>5,7,10,40</sup>.

Tại Việt Nam hiện chưa có quy chuẩn về khoảng cách cứu điếu ngải tối ưu, trongcác giáo trình cũng chưa có sự thống nhất về tiêu chí này. Tại Đại học Y DượcThành phố Hồ Chí Minh, khoảng cách cứu an đầu là 2 cm sau đó sẽ tăng dầnkhoảng cách đến khi người bệnh thấy thoải mái <sup>3</sup>. Tại Đại học Y Hà Nội, khoảngcách cứu được khuyến cáo là trong khoảng 3 đến 5 cm <sup>30</sup>. Năm 2020, ài áo đăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

trên Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Văn Duy và VõKim Khánh tiến hành cứu ấm bằng điếu ngải cứu được sản xuất tại Việt Nam trênngười tình nguyện khỏe mạnh cho thấy 3 cm là khoảng cách cứu tối ưu và an toàn <small>31</small>.

<b>1.1.4.3. Cảm giác cứu</b>

Cảm giác cứu là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả điều trị.Những người bệnh khác nhau có thể có những cảm nhận khác nhau về hiệu quảđiều trị. Một nghiên cứu của tác giả Liu Qiong và cộng sự cho thấy có 4 loại cảmgiác cứu chính, bao gồm: ấm, rát, đau, tê. Mặt khác, Lin YQ và cộng sự đã nghiêncứu các đáp ứng với cứu, cho rằng các phản ứng chính trong cứu bao gồm các đốmđỏ trên da, an đỏ da, phồng rộp và nổi mẩn da. Những phản ứng này thường đượcsử dụng để ước tính hiệu quả của cứu <sup>5,6</sup>.

Do đó, các ác sĩ nên đánh giá liều điều trị theo cảm giác và dung nạp của ngườibệnh, tức là cá thể hóa việc điều trị <sup>6</sup>.

<b>1.1.4.4. Quy trình gạt tàn tro và điều chỉnh khoảng cách cứu trong cứu ấmbằng điếu ngải</b>

Theo nghiên cứu của tác giả Chao Sun <sup>12</sup>, cứu ấm bằng điếu ngải liên tục màkhông gạt tàn tro sẽ dẫn đến hai hệ quả sau đây:

- Tàn tro lắng đọng đầu điếu ngải, làm cản trở nhiệt phát ra tiếp xúc với bề mặtda.

- Điếu cứu càng cháy thì khoảng cách giữa đầu điếu cứu với bề mặt da càng xadần, làm giảm cường độ kích thích nhiệt đến da.

Hai yếu tố trên làm giảm nhiệt lượng kích thích đến vùng da huyệt, qua đó làmgiảm tác dụng nhiệt của cứu. Trong khi đó như đã trình ày ở trên, tác dụng nhiệt làtác dụng chính yếu của cứu quyết định đến hiệu quả điều trị nên việc lắng đọng tàntro ngải cứu sẽ làm giảm tác dụng của phương pháp này <sup>12</sup>.

Do đó, tác giả đề nghị gạt tàn tro cứu và điều chỉnh khoảng cách cứu mỗi 3 phúttrong quá trình cứu ấm sẽ giúp sự kích thích nhiệt của cứu được duy trì liên tục mộtcách tốt nhất <sup>11,12</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>1.2. Huyệt Mệnh môn và sự liên quan đến vùng gối theo lý luận YHCT1.2.1. Tổng quan về huyệt Mệnh môn</b>

- Xuất xứ: Giáp Ất kinh.

- Ý nghĩa tên gọi: “Mệnh” (命) có nghĩa là những sự cùng, thơng, được, mất,những gì gọi là chủ trương, sức người không sao làm được gọi là Mệnh. Cầncho sự sống và cuộc sống. “Mơn” (門)có nghĩa là cổng <sup>22</sup>.

- Huyệt Mệnh môn nằm giữa hai huyệt Thận du là một huyệt quan trọng trongviệc chữa trị những rối loạn liên quan tới Thận dương là nền móng cơ ản chosự sống <sup>22</sup>.

- Vị trí huyệt: chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ hai (L2) <sup>22,23,41</sup>.

- Cứu mồi ngải: 3 – 7 tráng <sup>22</sup>.- Ôn cứu 10 – 30 phút <sup>22</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>1.2.2. Cấu trúc giải phẫu vùng huyệt Mệnh môn và khu vực lân cận</b>

Theo tác giả Nada G. Robinson, các cấu trúc giải phẫu vùng huyệt Mệnh môngồm <sup>42</sup>:

- Mô liên kết:

<b>Dây chằng trên mỏm gai: nối các đỉnh của mỏm gai tại các đốt sống lân cận.</b>

Ở cột sống thắt lưng, mô liên kết của dây chằng trên mỏm gai xuất phát từđường giữa của lớp nông mạc ngực – thắt lưng cũng như các cơ dài và cơnhiều đốt sống. Các sợi mô liên kết dày đặc từ vùng thắt lưng ngực tạo thànhcác dải đặc biệt cắt ngang đường giữa và sau đó kết hợp với các sợi từ phía

ên kia để tạo thành các dây chằng trên mỏm gai và dây chằng gian gai.

<b>Dây chằng gian gai: nối các mỏm gai liền kề bằng cách bám từ gốc đến đỉnh</b>

của chúng. Các dây chằng liên mạc có thể được xem như cho phần mở rộngcủa mạc ngực – thắt lưng.

<b>Mạc ngực – thắt lƣng: Một tấm mạc rộng ao quanh các cơ sâu của lưng,</b>

với các phần đính ên vào cơ chéo trong và cơ ngang ụng.

Hình 1.3. Cấu trúc giải phẫu ên dưới huyệt Mệnh môn và khu vực lân cận

<i>Nguồn: Robinson NG., Interactive Medical Acupuncture Anatomy, 2016</i><sup>42</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

- Thần kinh: rễ sau thần kinh tủy sống đoạn từ T12 đến L2.- Mạch máu:

 Nhánh sâu đến đáy chậu, thơng ra ngồi tại Hội âm rồi vòng ra cộtsống, xuyên qua ống sống, theo Đốc mạch đi đến đốt sống T1.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Hình 1.4. Đường đi của mạch Xung

<i>Chú thích: a – nhánh nơng; b – nhánh sâu.Nguồn: Foks C., Atlas of Acupuncture, 2008<sup>23</sup>.</i>

 Nhánh nơng hơn ra ngồi tại huyệt Khí xung, chia thành hai nhánh:Nhánh (1) đi lên vùng ụng đến huyệt Hoành cốt, từ đó theo đườngkinh chính Thận đến huyệt Ư mơn. Sau đó cho nhánh vào các khoangliên sườn, lên cổ, vịng quanh mơi và kết thúc ở vùng hầu họng.

Nhánh (2) đi xuống giao với kinh chính Thận rồi đi ở mặt giữa đùi,đến gối rồi xuống đến bàn chân, chia làm hai nhánh phụ. Một nhánh đidọc theo mu àn chân đến ngón chân cái, nhánh cịn lại đến lòng bànchân <sup>23</sup>.

- Theo YHHĐ:

 Cứu ấm huyệt Mệnh môn làm tăng nhiệt độ dọc cột sống, theo đườngđi mạch Đốc <small>43,44</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

 Trong công thức huyệt cứu ấm điều trị thối hóa khớp gối, phối hợphuyệt tại chỗ với huyệt Mệnh môn, Yêu dương quan giúp cải thiện lâmsàng bệnh tốt hơn so với chỉ cứu tại chỗ <sup>45</sup>.

 Cứu huyệt Mệnh môn, Yêu dương quan, Quan nguyên, Thận du, Túctam lý kết hợp Tân dược (Alendronate, Calcium và vitamin D3) giúpcải thiện triệu chứng đau thắt lưng và mật độ xương ở người bệnhloãng xương thể Thận dương hư tốt hơn so với nhóm dùng Tân dượcđơn độc <small>46</small>

<b>1.3. Sinh lý điều nhiệt của cơ thể</b>

Sơ đồ 1.1. Kiểm soát sự cân bằng nhiệt giữa nhiệt độ lõi và nhiệt độ ngoại vi

<i>Nguồn: Weinert D., Circadian temperature variation and ageing, 2010</i><sup>47</sup>.Ở động vật có vú, bao gồm cả con người, nhiệt độ cơ thể biểu thị cho nhịp ngàyđêm và được duy trì trong một phạm vi hẹp nhằm tạo điều kiện cho các quá trìnhsinh lý hoạt động tối ưu. Nhiệt độ cơ thể sinh lý xấp xỉ 37,0 ở những người khỏemạnh, một số nghiên cứu khác cho rằng nhiệt độ sinh lý của cơ thể dao động từ 36,3đến 37,5 , nhìn chung dao động nhiệt độ sinh học với đồ thị hình sin với iên độ 1<small>48,49</small>. Nhiệt độ lõi cơ thể là kết quả của sự cân bằng tốt giữa quá trình sinh nhiệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

cao nhất vào cuối ngày là hệ quả của quá trình trao đổi chất sinh lý. Quá trình này làdo một số cơ chế, bao gồm (1) chuyển đổi năng lượng hóa học từ thực phẩm thànhnhiệt trao đổi chất và năng lượng cơ học từ hoạt động co cơ, (2) chuyển hóa oxyhóa tế bào tạo ra nguồn nhiệt ổn định và liên tục, và (3) tản nhiệt qua quá trình đổmồ hơi hoặc thay đổi vận mạch giúp điều hòa lưu lượng máu đến da và niêm mạc.Nhiệt bị mất trên bề mặt da theo cơ chế đối lưu, ức xạ và ay hơi hoặc được tản raqua hệ hơ hấp (hơ hấp) <sup>48</sup>.

Hình 1.5. Q trình sinh nhiệt, kiểm soát và biến thiên của thân nhiệt ở người

<i>Nguồn: Coiffard B, A Tangled Threesome: Circadian Rhythm, Body TemperatureVariations, 2021<sup>48</sup>.</i>

Quá trình sinh nhiệt được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất và hoạt động dẫn đếnnhiệt độ cơ thể tăng lên trong ngày. Mất nhiệt là hậu quả của sự đổ mồ hôi hoặcthay đổi vận mạch điều chỉnh lưu lượng máu đến da và niêm thông qua các cảmbiến thần kinh (TRPV) về nhiệt độ và được điều phối bởi vùng dưới đồi. Dao độngnhiệt độ được đồng bộ hóa bởi nhân trên thị (Suprachiasmatic nucleus – SCN)nhưng cũng có thể được tạo ra bởi chất mỡ nâu được điều khiển bởi đồng hồ phân

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

tử tế bào của chúng. Các mũi tên màu đỏ tượng trưng cho nhiệt. Mơi trường khí hậudẫn đến sự thay đổi nhiệt độ cơ thể khoảng 0,2 giữa mùa đơng và mùa hè <small>48</small>.

Nhìn chung, sự thăng ằng nhiệt của cơ thể chủ yếu được duy trì nhờ cơ chế điềuhịa giữa q trình sinh nhiệt với quá trình thải nhiệt của cơ thể.

<b>1.3.1. Quá trình sinh nhiệt</b>

Nhiệt sinh ra trong cơ thể đến từ các q trình:

- Chuyển hóa cơ sở của tế bào: là chuyển hóa năng lượng khi cơ thể có nhữnghoạt động sinh lý tối thiểu để duy trì sự sống như tuần hồn, hơ hấp,... cácphản ứng hóa học cơ ản như chuyển hóa glucid, protid, lipid để cung cấpnăng lượng.

- Hoạt động co cơ: khi cơ co, các chất glucose, lipid bị oxy hóa sinh ra nănglượng, trong đó 75% dưới dạng nhiệt. Đặc biệt hiện tượng run là một cơ chếsinh nhiệt quan trọng.

- Các nội tiết tố như Thyroxine, GH, Testosterone,... hay chất dẫn truyền thầnkinh như catecholamine của hệ giao cảm cũng góp phần ảnh hưởng đến qtrình sinh nhiệt. Trong đó catecholamine (epinephrine và norepinephrine) làmtăng tốc độ chuyển hóa năng lượng, năng lượng biến thành nhiệt năng chứkhông dự trữ dưới dạng ATP, tạo nhiệt với đặc điểm nhanh, ngắn hạn.Thyroxine tạo nhiệt chậm nhưng kéo dài hơn.

- Nhiệt từ thức ăn (glucid, lipid, protid): là năng lượng bắt buộc phải sử dụngtrong q trình đồng hóa thức ăn trong cơ thể được thải ra dưới dạng nhiệt.Trong đó, nhiệt được sinh ra chủ yếu từ chuyển hóa cơ sở của tế bào và vận độngco cơ <small>49,50</small>.

<b>1.3.2. Quá trình thải nhiệt</b>

Khoảng 90% lượng nhiệt của cơ thể được thải ra mơi trường qua da trong khi 10%cịn lại thông qua con đường hô hấp <sup>51,52</sup>. Chủ yếu nằm ở 4 cơ chế chính:

 Bức xạ: chiếm khoảng 60% lượng nhiệt thải ra của cơ thể con người và nóbao gồm sự phát ra các tia nhiệt hồng ngoại điện từ. Hầu hết tia hồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

ngoại (1 loại tia điện từ) phát ra từ cơ thể có ước sóng từ 5-20 m, gấp10-30 lần ước sóng của ánh sáng. Tất cả các vật có nhiệt độ tuyệt đối lớnhơn nhiệt độ không tuyệt đối (-273 ) đều phát ra bức xạ hồng ngoại.

Hình 1.6. Các con đường thải nhiệt

<i>Nguồn: Hall JE, Guyton and Hall textbook of medical physiology, 2020 </i><sup>52</sup>. Bay hơi: ình thường chiếm khoảng 20% tổng lượng nhiệt mất đi, chủ yếu

xảy ra bởi: (1) sự ay hơi của nước hoặc mồ hôi khỏi bề mặt cơ thể, và (2)sự ay hơi qua khí thở ra.

 Dẫn truyền: chiếm 15% lượng nhiệt mất đi từ cơ thể con người. Là quátrình truyền nhiệt cho một vật có nhiệt độ thấp hơn cơ thể thơng qua độngnăng.

 Đối lưu: cơ chế hoạt động yếu nhất, chỉ chiếm 5% nhiệt lượng thất thốt.Nó liên quan đến tác động của các dịng khơng khí trên bề mặt và lưulượng máu ên dưới da trong việc thúc đẩy sự chênh lệch về nhiệt độ từđó thúc đẩy sự mất nhiệt qua dẫn truyền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ da</b>

- Nhịp ngày đêm: thân nhiệt thấp nhất lúc 6 giờ và tăng dần đến mức cao nhấtvào lúc 18 giờ, sau đó lại giảm dần đến mức thấp nhất vào 6 giờ sáng hômsau, theo một chu kỳ nhất định <sup>48</sup>.

- Theo mùa trong năm: dao động trong khoảng 0.2 , cao nhất vào mùa hạvà thấp nhất vào mùa đông <sup>48</sup>.

- Tuổi: càng lớn tuổi, nhiệt độ cơ thể càng giảm và phạm vi nhiệt càng hẹp,nguyên nhân được cho là từ (1) tuổi già thường ít vận động hơn, do đó qtrình sinh nhiệt từ sự co cơ giảm sút và (2) chức năng điều nhiệt suy giảm dosinh lý, ngồi ra cịn một số ngun nhân khác như ệnh mạn tính, thuốc,...- Giới tính: thân nhiệt cơ thể ngồi ra cịn khác biệt ở giới và được cho rằng có

liên quan đến hoạt động của các hormone sinh dục. Ở phụ nữ, nhiệt độ cơ thểthay đổi theo cách có thể dự đoán được trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nhưmột vịng lặp có quy luật. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể dao động từ 0,25 – 0,5

thường được quan sát thấy trong thời kỳ rụng trứng.

- Hoạt động thể chất: thân nhiệt thấp nhất lúc ngủ, tăng khi thức và cao hơn nếuhoạt động, sự co cơ làm tăng chuyển hóa năng lượng tại các tế ào cơ từ đólàm tăng sinh nhiệt, nếu hoạt động mạnh thân nhiệt có thể tăng đến 40 .- Thuốc: một số thuốc được xem là có tác động lên quá trình điều nhiệt và làm

thay đổi thân nhiệt cơ thể, bao gồm <small>51</small>:

 Thuốc chống loạn thần: haloperidol, phenothiazines, clozapine,olanzapine, risperidone.

 Thuốc chống nơn: metoclopramide, droperidol, prochlorperazine. Chất kích thích: Amphetamines, cocaine.

 Khác: lithium, chống trầm cảm ba vòng.

- Giấc ngủ: một số lượng lớn các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên quan chặtchẽ giữa nhịp sinh học nhiệt độ cơ thể người và rối loạn giấc ngủ. Nhữngngười làm việc ca đêm có iểu hiện bất thường đáng kể về nhịp sinh học, baogồm cả sự điều nhiệt bất thường kéo dài ngay cả sau khi nghỉ việc <sup>48,53</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>1.4. Phương pháp ghi nhiệt bằng máy ảnh nhiệt hồng ngoại (IRT)1.4.1. Lịch sử hình thành máy đo nhiệt hồng ngoại</b>

Được ứng dụng đầu tiên bởi Hippocrates (460 – 377 TCN) để so sánh nhiệt độgiữa vùng không bệnh và vùng bị bệnh trên cơ thể bằng những dụng cụ thô sơ vàvới việc phát hiện ra bức xạ hồng ngoại vào thế kỷ XIX bởi nhà thiên văn học ĐứcWilliam Herschel, các dụng cụ đo nhiệt bằng bức xạ hồng ngoại (Infraredthermography – IRT) được phát triển và cải tiến không ngừng và chúng được ứngdụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là y khoa vàcông nghệ y sinh <sup>49,54-56</sup>.

<b>1.4.2. Cơ chế ghi nhiệt hồng ngoại</b>

Theo sinh lý thải nhiệt của cơ thể, 60% nhiệt lượng được thải ra da dưới dạng cácbức xạ theo hệ thống mạch máu dưới da và tương quan mạnh mẽ với lưu lượng máutrong tuần hoàn mao mạch <sup>48-50,52</sup>. Công nghệ ghi nhiệt độ bằng hồng ngoại giúpphát hiện ánh sáng hồng ngoại phát ra từ cơ thể, bắt lấy các bức xạ này và chuyẻnđổi tín hiệu thu được thành một bản đồ nhiệt độ định lượng và định tính của nhiệtđộ da, có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý khác nhau và lưu lượng máu <small>49</small>

Công nghệ ghi nhiệt độ bằng hồng ngoại không phải là một công cụ khảo sátđược những bất thường về giải phẫu nhưng là một phương pháp giúp phát hiệnnhững thay đổi về mặt sinh lý. Những lợi thế của công nghệ ghi nhiệt độ bằng hồngngoại là không xâm lấn, không gây khó chịu cho người bệnh và an tồn tuyệt đốicho con người, có thể tiến hành khảo sát trong một trạng thái sinh lý tự nhiên vàtheo dõi theo thời gian thực nên cho kết quả khách quan trong thời gian ngắn<sup>49</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Hình 1.7. Cơ chế ghi nhiệt bằng máy đo nhiệt hồng ngoại

<i>Nguồn: Lahiri BB, Bagavathiappan S, Jayakumar T, Philip J. Medicalapplications of infrared thermography: A review. Infrared Phys Technol. Jul</i>

<i>2012;55(4):221-235 <sup>49</sup>.</i>

Việc tản nhiệt qua da xảy ra chủ yếu dưới dạng bức xạ hồng ngoại. Do vậyphương pháp ghi nhiệt độ hồng ngoại là phương pháp được lựa chọn để nghiên cứusinh lý của nhiệt và các rối loạn chức năng nhiệt kết hợp với đau. Công nghệ nàynhận biết một cách tinh vi bức xạ điện từ và chuyển đổi nó thành tín hiệu điện.Những tín hiệu này cuối cùng cũng được hiển thị trong màu xám hoặc các màu sắckhác đại diện cho các giá trị nhiệt độ.

Theo sinh lý điều nhiệt thông thường, khi nhiệt độ môi trường thay đổi, cơ thể sẽthích ứng để bảo tồn q trình cân bằng nhiệt nhằm đảm bảo cho hoạt động sinh lýđược diễn ra một cách ình thường (khi tăng nhiệt độ lõi thì tăng thải nhiệt ra ngoạivi, ngược lại khi giảm nhiệt độ lõi thì giảm thải nhiệt) <sup>48,51,57</sup>. Theo nghiên cứu củaBouzida và cộng sự (2009) <sup>55</sup>, khi tiến hành kích thích lạnh bằng kim loại lên taytrái, qua máy đo nhiệt hồng ngoại, tác giả quan sát thấy sự giảm nhiệt độ bề mặt datay trái đồng thời tăng nhiệt độ ở tay phải. Điều này được lý giải bởi sự cân bằngsinh nhiệt – thải nhiệt của cơ thể, khi một vùng da bị kích thích lạnh – vùng da đó sẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

co mạch do đó giảm hiệu quả thải nhiệt. Cơ thể sẽ điều chỉnh bằng cách làm tănglưu lượng tuần hồn tại các vị trí khác nhằm tăng thải nhiệt để duy trì nhiệt độ lõi cơthể.

<b>1.5. Các nghiên cứu liên quan</b>

Trong quá trình tìm kiếm nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả chưa thấy cónghiên cứu khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng gối khi châm / cứu huyệtMệnh môn. Các nghiên cứu khảo sát sự tăng nhiệt độ da xa vùng huyệt kích thíchchủ yếu chú trọng đến nhóm Lục tổng huyệt. Một số cơng trình nghiên cứu trong vàngồi nước có liên quan đã được cơng bố được trình ày dưới đây.

<b>1.5.1. Tại Việt Nam</b>

Nghiên cứu của tác giả Vũ Thanh Liêm (2017) đăng trên Tạp chí Y học thựchành<sup>27,28</sup> về khảo sát sự thay đổi nhiệt độ da vùng cổ gáy, vùng thắt lưng khi châmtả tương ứng các huyệt Liệt khuyết, Ủy trung trên 120 TNV với 4 nhóm (mỗi nhóm30 TNV) được chia ngẫu nhiên với cùng một phương pháp châm tả trên 4 vị tríkhác nhau: huyệt Liệt khuyết bên phải, huyệt Liệt khuyết bên trái, huyệt Ủy trungbên phải, huyệt Ủy trung bên trái. Phịng thực nghiệm được duy trì ở nhiệt độ 25-26, được che chắn khơng có đối lưu khơng khí, khơng có ánh sáng mặt trời trực tiếphoặc nguồn bức xạ bất thường. Kết quả cho thấy có sự tăng nhiệt độ da tại vị tríkích thích, theo đường kinh và theo vùng đặc hiệu ở cả 4 nhóm (so sánh trước vàsau châm trong mỗi nhóm) với mức tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

• Mục đích: làm rõ liệu có sự khác biệt về tác dụng của các thao tác vê xoaytrong châm bổ tả, đồng thời bàn luận về sự khác biệt về tác dụng đó của nó có phảilà vì sự khác biệt của tác dụng bổ tả hay không.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

• Kết quả: với các thao tác châm khác nhau sẽ có sự khác biệt về mức độ tácdụng khác nhau, phép bổ có thể làm tăng nhiệt độ da, đặc biệt là phương pháp châmbổ tả xoay vê của Thạch thị.

• Kết luận: phép bổ và phép tả có thể tạo ra tác dụng nhiệt khơng giống nhau.

<b>Nghiên cứu khảo sát sự thay đổi nhiệt độ da vùng mặt bằng ảnh nhiệt hồngngoại khi châm huyệt Hợp cốc và Quang minh <sup>58</sup>: Năm 2010, nghiên cứu của</b>

Song XJ. và cộng sự nghiên cứu biểu hiện nhiệt độ bằng hồng ngoại khi châm huyệtHợp cốc và Quang minh.

Kết quả: sau khi châm huyệt Quang minh, nhiệt độ tăng lên ở các vùng xungquanh mắt hai bên, khác nhau có ý nghĩa so với các khu vực còn lại trên mặt (p <0,05). Sau khi châm huyệt Hợp cốc, tăng nhiệt độ khắp vùng mặt, đặc biệt là khuvực quanh môi.

<b>Nghiên cứu khảo sát nhiệt độ vùng mặt bằng ảnh nhiệt hồng ngoại khi cứuhuyệt Hợp cốc trên người bệnh liệt VII ngoại biên <sup>59</sup>: năm 2012, nghiên cứu của</b>

Ling Guan và cộng sự nghiên cứu khảo sát nhiệt độ vùng mặt bằng ảnh nhiệt hồngngoại khi cứu huyệt Hợp cốc trên người bệnh liệt VII ngoại biên.

Phịng nghiên cứu thiết kế khơng có đối lưu khơng khí, khơng có ánh sáng mặttrời trực tiếp hoặc nguồn bức xạ bất thường, nhiệt độ được duy trì ở 24 – 26 °C vàđộ ẩm 60%. Các TNV trong cả 2 nhóm được nghỉ trong 15 phút sau đó được cứu tạihuyệt Hợp cốc 2 ên tay trong 20 phút và đo nhiệt độ được thực hiện trước khi cứu,mỗi 2 phút trong quá trình cứu và sau khi ngừng cứu.

Kết quả sau khi cứu huyệt Hợp cốc thấy có tăng nhiệt độ vùng mặt ở người khỏemạnh và nhóm người bệnh liệt VII ngoại iên, đặc biệt là xung quanh môi.

<b>Nghiên cứu khảo sát sự khác biệt giữa các vùng tăng nhiệt độ trên mặt khicứu huyệt Hợp cốc và Túc tam lý <sup>26</sup>: năm 2012, nghiên cứu của Yang Y. và cộng</b>

sự nghiên cứu khảo sát nhiệt độ trên mặt bằng máy hồng ngoại khi cứu huyệt Túctam lý và Hợp cốc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Nghiên cứu gồm 30 đối tượng, phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm cứu huyệtTúc tam lý, nhóm cứu huyệt Hợp cốc. Quá trình cứu và đo nhiệt độ thực hiện trongphịng kín khơng có đối lưu khơng khí, khơng có ánh nắng trực tiếp và khơng cónguồn bức xạ bất thường với nhiệt độ duy trì 24 – 26 °C, độ ẩm khoảng 60%. Đốitượng nghiên cứu được tiếp xúc với mơi trường thí nghiệm trong 15 phút sau đócứu bằng điếu cứu trong 20 phút và đo nhiệt độ vùng mặt mỗi 2 phút.

Kết quả sau khi cứu 2 huyệt này thấy tăng nhiệt độ vùng mặt theo dạng “chữ T”đặc trưng, đặc biệt ở quanh môi khi cứu huyệt Hợp cốc. Thời gian để đạt được nhiệtđộ đỉnh ở vùng mặt là khoảng 10 phút cho cả 2 nhóm.

<b>1.5.3. Tiểu kết</b>

Qua các nghiên cứu trên, tác giả nhận định các nghiên cứu khảo sát sự thay đổinhiệt độ bề mặt của vùng da xa huyệt khi tác động bằng phương pháp châm cứuthông qua kết quả của máy đo nhiệt hồng ngoại đã giúp cung cấp thêm các bằngchứng về khảo sát nhiệt độ da vùng cụ thể khi kích thích một huyệt:

- Vai trị IRT trong nghiên cứu về tác động sinh lý của một phương pháp canthiệp nói chung hay châm cứu nói riêng là an toàn và khả thi.

- Thiết kế nghiên cứu của các nghiên cứu là hợp lý và có sự tương đồng nhấtđịnh về thiết kế không gian nghiên cứu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, các nguồnbức xạ trong phòng), thời gian tiến hành nghiên cứu, các đối tượng sàng lọcchủ yếu là các TNV khỏe mạnh, thời gian làm quen với không gian nghiêncứu và thời gian can thiệp cho TNV.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khảo sát đo nhiệt độ trên cũng có một số nhược điểm:- Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá sự thay đổi nhiệt độ của vùng da có sự liên

hệ sinh lý với nhóm Lục tổng huyệt mà chưa chú trọng các huyệt đặc hiệukhác.

- Thiếu nhóm đối chứng khi thực hiện đánh giá khả năng làm thay đổi nhiệt độbề mặt da khi tác động tại huyệt.

- Các nghiên cứu về cứu chỉ khảo sát sự thay đổi nhiệt độ của vùng da xa huyệt,không khảo sát sự thay đổi nhiệt độ tại chỗ.

</div>

×