Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

khảo sát sự tái sắp xếp gen myc bcl2 bcl6 bằng kỹ thuật lai tại chỗ gắn huỳnh quang fish trong lymphôm lan tỏa tế bào b lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 132 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

THÁI ANH TÚ

<i>KHẢO SÁT SỰ TÁI SẮP XẾP GEN MYC, BCL2, BCL6</i>

BẰNG KỸ THUẬT LAI TẠI CHỖ GẮN HUỲNH QUANG(FISH) TRONG LYMPHÔM LAN TỎA TẾ BÀO B LỚN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>THÁI ANH TÚ</b>

<i><b>KHẢO SÁT SỰ TÁI SẮP XẾP GEN MYC, BCL2, BCL6</b></i>

<b>BẰNG KỸ THUẬT LAI TẠI CHỖ GẮN HUỲNH QUANG(FISH) TRONG LYMPHÔM LAN TỎA TẾ BÀO B LỚN</b>

CHUYÊN NGÀNH: GIẢI PHẪU BỆNHMÃ SỐ: CK 62 72 01 05

<b>LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:</b>

<b>TS. NGÔ THỊ TUYẾT HẠNH</b>

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình nàokhác.

<b>Tác giả</b>

<b>THÁI ANH TÚ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 3</b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4</b>

1.1 Lymphôm lan tỏa TB B lớn (DLBCL) ... 4

1.2 Các chỉ số tiên lượng DLBCL ... 15

<i>1.3 Lymphôm lan tỏa tế bào B lớn/lymphôm TB B độ cao có tái sắp xếp MYC vàBCL2 (DLBCL/HGBL-MYC/BCL2) ... 22</i>

1.4 Vai trị của FISH trong chẩn đốn HGBL ... 30

1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ... 32

<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 33</b>

2.1 Phương pháp nghiên cứu ... 33

2.2 Đối tượng nghiên cứu ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ... 49</b>

3.1 Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu ... 49

<i>3.2 Tỉ lệ tái sắp xếp các gen MYC, BCL2 Và BCL6 của mẫu nghiên cứu ... 51</i>

3.3 Đặc điểm biểu hiện các yếu tố HMMD của mẫu nghiên cứu dựa trên các phân<i>nhóm HGBL có tái sắp xếp MYC, BCL2 và BCL6 ... 55</i>

<b>CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ... 63</b>

4.1 Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu ... 63

<i>4.2 Tỉ lệ tái sắp xếp các gen MYC, BCL2 và BCL6 của mẫu nghiên cứu... 65</i>

4.3 Đặc điểm biểu hiện các yếu tố HMMD của mẫu nghiên cứu dựa trên các phân<i>nhóm HGBL có tái sắp xếp MYC, BCL2 và BCL6 ... 74</i>

<b>KẾT LUẬN ... 93</b>

<b>KIẾN NGHỊ ... 95</b>

<b>HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ... 96TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

PHỤ LỤC 1. Bảng thu thập số liệuPHỤ LỤC 2. Giấy chấp thuận y đức

PHỤ LỤC 3. Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

AIDS Acquired immunodeficiency syndromeBL Burkitt lymphoma

DLBCL Diffuse large B-cell lymphomaDNA Deoxyribonucleic acid

DSS Disease-specific survivalEBV Epstein–Barr virus

ECOG Eastern Cooperative Oncology GroupFDG Fludeoxyglucose

FISH Fluorescence in situ hybridizationFL Follicular lymphoma

GCB Germinal center B-cell likeGEP Gene Expression ProfilingGPB Giải phẫu bệnh

H&E Hematoxylin & EosinHCL Hairy cell leukemiaHHV-8 Human herpesvirus-8HMMD Hóa mơ miễn dịchHR Hazard ratio

IPI The International Prognostic Index

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Viết tắt Viết đầy đủ</b>

IWF National Cancer Institute's Working FormulationKTC Khoảng tin cậy

LBCL Large B-cell lymphomaLDH Lactate dehydrogenase

LPL Lymphoplasmacytic lymphomaMCL Mantle cell lymphoma

MZL Marginal zone lymphoma

NCCN National Comprehensive Cancer NetworkNon-GCB Non-germinal center B-cell like

NOS Not otherwise specifiedNHL Non-Hodgkin lymphomaOS Overall survival

PET Positron emission tomographyPFS Progression-free survival

REAL Revised European-American Classification ofLymphoid Neoplasms

RFS Relapse-free survivalRNA Ribonucleic acidSHPT Sinh học phân tử

SLL Small lymphocytic lymphoma

TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giớiTHL Triple-hit lymphomaWHO World Health Organization

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT-ANH</b>

Bảng phân loại chính thức của Hoa Kỳvà châu Âu về bệnh lymphơm

Revised European-American

Classification of Lymphoid NeoplasmsBệnh bạch cầu mãn dịng lymphơ Chronic lymphocytic leukaemia

Bệnh bạch cầu TB tóc Hairy cell leukemia

Bệnh u hạt dạng lymphôm Lymphomatoid granulomatosisChỉ số tiên lượng quốc tế The International Prognostic IndexChụp cắt lớp vi tính Computerized tomography

Chụp positron cắt lớp Positron emission tomographyĐầu dò hòa nhập Fusion probe

Đầu dò tách rời Break apart probe

Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Quốc gia National Cancer Institute's WorkingFormulation

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc

phải <sup>Acquired immunodeficiency syndrome</sup>Kiểu hình gen Gene Expression Profiling

Lai tại chỗ gắn huỳnh quang Fluorescence in situ hybridizationLymphôm ba yếu tố Triple-hit lymphoma

Lymphôm Burkitt Burkitt lymphoma

Lymphôm dạng nguyên tương bào Plasmablastic lymphomaLymphôm đồng biểu hiện Double expressor lymphomaLymphôm hai yếu tố Double-hit lymphoma

Lymphôm Hodgkin Hodgkin lymphoma

Lymphôm không Hodgkin Non-Hodgkin lymphoma

Lymphôm lan tỏa TB B lớn Diffuse large B-cell lymphoma

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Viết tắt Viết đầy đủ</b>

Lymphơm lan tỏa TB B lớn kèm viêmmãn tính

Diffuse large B-cell lymphomaassociated with chronic inflammationLymphôm lan tỏa TB B lớn nguyên

Lymphôm TB áo nang Mantle cell lymphoma

Lymphôm TB B độ cao High grade B-cell lymphomaLymphôm TB B độ cao có bất thường

nhánh dài NST 11 (11q)

High grade B-cell lymphoma with 11qaberrations

Lymphơm TB B độ cao có tái sắp xếp

<i>gen MYC và BCL2 và/hoặc BCL6</i>

High grade B-cell lymphoma, with

<i>MYC and BCL2 and/or BCL6</i>

rearrangementsLymphôm TB B độ cao, không đặc

High grade B-cell lymphoma, NOS

Lymphôm TB B lớn Large B-cell lymphoma

Lymphơm TB B lớn ALK dương tính ALK-positive large B-cell lymphomaLymphơm TB B lớn có tái sắp xếp gen

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Viết tắt Viết đầy đủ</b>

Lymphôm TB B lớn nguyên phát ởtrung thất

Primary mediastinal large B-celllymphoma

Lymphôm TB B lớn nguyên phát ở vịtrí miễn dịch đặc biệt

Primary large B-cell lymphoma ofimmune-privileged sites

Lymphơm TB lớn thối sản Anaplastic large cell lymphomaLymphôm TB T ngoại vi Peripheral T-cell lymphomaLymphôm TB T nguyên bào miễn dịch

mạch máu <sup>Angioimmunoblastic T cell lymphoma</sup>Lymphơm vùng rìa Marginal zone lymphoma

Lymphơm vùng rìa của lách Splenic marginal zone lymphomaLymphơm vùng rìa ngồi hạch của mô

lymphô kết hợp niêm mạc

Extranodal marginal zone lymphoma ofmucosa-associated lymphoid tissueLymphôm vùng xám ở trung thất Mediastinal grey zone lymphomaMạng lưới Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ National Comprehensive Cancer

NetworkNgưỡng dương tính Cut-off

Nhóm hợp tác Ung thư châu Âu Eastern Cooperative Oncology GroupSống còn cụ thể theo bệnh Disease-specific survival

Sống cịn khơng tái phát Relapse-free survivalSống cịn khơng tiến triển Progression-free survivalSống cịn tồn bộ Overall survival

TB B khơng trung tâm mầm Non-germinal center B-cell likeTB B trung tâm mầm Germinal center B-cell like

<b>Tổ chức Y tế Thế giới </b> World Health OrganizationVi rút Epstein–Barr Epstein–Barr virus

Vi rút herpes-8 ở người Human herpesvirus-8

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1. Phân loại DLBCL theo TCYTTG năm 2022<sup>13</sup> ... 6

Bảng 2.1. Đặc điểm của các dấu ấn được sử dụng trong nghiên cứu ... 36

Bảng 2.2. Giá trị ngưỡng dương tính và biểu hiện của các dấu ấn ... 39

Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố giới tính ... 49

Bảng 3.2. Đặc điểm phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu ... 51

Bảng 3.3. Đặc điểm vị trí sang thương được khảo sát ... 51

<i>Bảng 3.4. Đặc điểm tái sắp xếp các gen MYC, BCL2 và BCL6 của mẫu nghiên cứu</i>... 52

Bảng 3.5. Đặc điểm biểu hiện dấu ấn CD10 của mẫu nghiên cứu... 55

Bảng 3.6. Đặc điểm biểu hiện dấu ấn BCL6 của mẫu nghiên cứu ... 55

Bảng 3.7. Đặc điểm biểu hiện dấu ấn MUM1 của mẫu nghiên cứu ... 56

Bảng 3.8. Đặc điểm biểu hiện dấu ấn BCL2 của mẫu nghiên cứu ... 57

Bảng 3.9. Đặc điểm biểu hiện dấu ấn MYC của mẫu nghiên cứu ... 57

Bảng 3.10. Giá trị trung bình Ki67 của mẫu nghiên cứu ... 58

Bảng 3.11. Đặc điểm biểu hiện chỉ số Ki67 cao của mẫu nghiên cứu ... 58

Bảng 3.12. Đặc điểm nguồn gốc TB u của mẫu nghiên cứu ... 61

Bảng 3.13. Đặc điểm đồng biểu hiện MYC và BCL2 của mẫu nghiên cứu ... 61

<i>Bảng 4.1. Tỉ lệ các phân nhóm MYC/BCL2, MYC/BCL6 và DLBCL/HGBL-MYC/BCL2/BCL6 ... 68</i>

DLBCL/HGBL-Bảng 4.2. Tỉ lệ biểu hiện BCL2 trong từng phân nhóm HGBL ... 80

Bảng 4.3. Tỉ lệ biểu hiện MYC trong từng phân nhóm HGBL ... 82

Bảng 4.4. Giá trị Ki67 trung bình trong từng phân nhóm HGBL ... 84

Bảng 4.5. Tỉ lệ nguồn gốc TB u GCB trong từng phân nhóm HGBL ... 87

Bảng 4.6. Tỉ lệ đồng biểu hiện MYC và BCL2 trong từng phân nhóm HGBL ... 90

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

TrangBiểu đồ 3.1. Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu theo lớp ... 50

<i>Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ tái sắp xếp các gen MYC, BCL2 và BCL6 ... 52Biểu đồ 3.3. Mối liên hệ giữa tỉ lệ tái sắp xếp gen MYC và các phân nhóm HGBL cótái sắp xếp MYC, BCL2 và BCL6 ... 53</i>

Biểu đồ 3.4. Sự phân bố giá trị Ki67 trong mẫu nghiên cứu ... 59

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1.1. Sự phân bố các phân nhóm NHL ... 4

Hình 1.2. TB u dạng nguyên tâm bào, tạo đám TB giống nguyên bào ... 9

Hình 1.3. TB u dạng nguyên bào miễn dịch ... 9

Hình 1.4. TB thể dị dạng, có nhân dị dạng và phân bào bất thường ... 9

Hình 1.5. DLBCL có hình ảnh bầu trời sao ... 9

Hình 1.6. Mơ học của một trường hợp CCND1/BCL1 dương tính ... 9

Hình 1.7. Mơ học của một trường hợp CCND1/BCL1 dương tính ... 9

Hình 1.8. TB u dạng ngun bào miễn dịch ... 10

Hình 1.9. DLBCL, NOS, thể dị dạng ... 10

Hình 1.10. TB u dạng nguyên tâm bào ... 10

Hình 1.11. DLBCL, NOS có TB u dạng ngun tâm bào ... 10

Hình 1.12. DLBCL, NOS có biểu hiện CD30 ... 10

Hình 1.13. DLBCL thể TB đa dạng ... 10

<i>Hình 1.14. Chuyển vị từ các điểm đứt gãy gen trên IGH và chú thích các phân đoạnthay đổi tổ hợp với BCL2, BCL6, MYC ... 12</i>

<i>Hình 1.15. Những vị trí biến đổi cấu trúc trên gen MYC ... 13</i>

<i>Hình 1.16. Đặc điểm đột biến và biến đổi di truyền gen MYC và BCL2 ... 14</i>

Hình 1.17. Tóm tắt bảng phân loại DLBCL theo Hans, Muris, Choi và Tally và giátrị ngưỡng dương tính của từng dấu ấn HMMD ... 18

<i>Hình 1.18. Một trường hợp DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 có kiểu hình mơ học giống</i>DLBCL ... 23

<i>Hình 1.19. Chẩn đốn DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 ... 25</i>

Hình 1.20. Một trường hợp đặc điểm TB u dạng nguyên bào ... 27

Hình 1.21. Một trường hợp đặc điểm trung gian giữa DLBCL và BL ... 27

Hình 1.22. Một trường hợp đặc điểm TB lớn lan tỏa ... 27

Hình 1.23. Một trường hợp đặc điểm TB u dạng TB lớn lan tỏa... 27

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hình 1.24. Một trường hợp đặc điểm hình thái TB trung bình ... 27

<i>Hình 1.25. Một trường hợp chuyển vị MYC, BCL2 có kiểu hình bầu trời sao ... 27</i>

<i>Hình 1.26. Một trường hợp chuyển vị MYC ... 28</i>

<i>Hình 1.27. Một trường hợp chuyển vị MYC có biểu hiện Ki67 cao ... 28</i>

<i>Hình 1.28. Một trường hợp chuyển vị MYC chọc hút tủy xương ... 28</i>

Hình 1.29. Một trường hợp TB u xâm nhập biểu hiện nhân với TdT ... 28

<i>Hình 1.30. Một trường hợp chuyển vị MYC, BCL2 và BCL6 có biểu hiện Ki67 cao</i>... 29

<i>Hình 1.31. Một trường hợp chuyển vị MYC, BCL2 và BCL6 có biểu hiện HMMD với</i>MYC ... 29

<i>Hình 1.32. Một trường hợp chuyển vị MYC có biểu hiện CD10 ... 29</i>

<i>Hình 1.33. Một trường hợp chuyển vị MYC có biểu hiện BCL6 ... 29</i>

Hình 1.34. Một trường hợp có biểu hiện lan tỏa BCL2 ... 29

Hình 1.35. Một trường hợp có biểu hiện BCL6 ... 29

Hình 1.36. Lưu đồ tiếp cận chẩn đốn HGBL ... 31

Hình 2.1. Bộ đoạn dò Vysis LSI MYC Dual Color Break Apart Rearrangement .... 41

Hình 2.2. Bộ đoạn dị Vysis BCL2 Break Apart FISH Probe Kit ... 41

Hình 2.3. Bộ đoạn dị Vysis LSI BCL6 Dual Color Break Apart DNA Probe ... 42

Hình 2.4. Kết quả lai tại chỗ với bộ đoạn dò Vysis BCL2 Break Apart FISH ProbeKit ... 45

<i>Hình 3.1. Trường hợp HM22.3569 có tái sắp xếp gen MYC và BCL6 ... 53</i>

<i>Hình 3.2. Trường hợp HM22.446 có tái sắp xếp gen MYC và BCL2 ... 54</i>

<i>Hình 3.3. Trường hợp HM22.2596 có tái sắp xếp gen MYC, BCL2 và BCL6 ... 54</i>

Hình 3.4. Đặc điểm biểu hiện các dấu ấn HMMD của DLBCL, CD20 (+). ... 60

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Lymphôm lan tỏa tế bào B lớn (DLBCL) là loại lymphôm không Hodgkin (NHL)thường gặp nhất trên thế giới, chiếm khoảng 25-35% NHL ở các nước phát triển vàcó tỉ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển<small>1</small>. Từ năm 2004, phương pháp điều trịchuẩn cho bệnh nhân (BN) DLBCL là hóa trị liệu miễn dịch với phác đồ R-CHOP(gồm rituximab, cyclophosphamide, doxorubicin, vincristine và prednisone). Tỉ lệsống còn 5 năm với phác đồ R-CHOP khoảng 60-70%, tuy nhiên, vẫn có khoảng 20-30% BN tái phát và khoảng 10% BN khác không đáp ứng điều trị<sup>2</sup>. Tiên lượng bệnhDLBCL phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm IPI, nguồn gốc tế bào (TB) u và một số bấtthường sinh học phân tử, trong đó nổi bật nhất là các bất thường liên quan đến các

<i>gen sinh ung BCL2, BCL6 và MYC. Đa số các BN kém đáp ứng với điều trị R-CHOP</i>

tiêu chuẩn có các đặc điểm mơ bệnh học và hóa mơ miễn dịch (HMMD) không thuận

<i>lợi kèm tái sắp xếp gen BCL2, BCL6 và MYC.</i>

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) về các bệnh lý của hệ huyếthọc năm 2022, Lymphôm lan tỏa TB B lớn/Lymphôm TB B độ cao có tái sắp xếp

<i>MYC và BCL2 (DLBCL/HGBL-MYC/BCL2) là một loại lymphôm TB B trưởng</i>

<i>thành có biến đổi cấu trúc NST tại các các vị trí trên hai gen MYC và BCL2.DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 bao gồm ba phân nhóm: Lymphơm lan tỏa TB Blớn/Lymphôm TB B độ cao có tái sắp xếp MYC và BCL2 (DLBCL/HGBL-</i>

<i>MYC/BCL2), Lymphôm lan tỏa TB B lớn/Lymphôm TB B độ cao có tái sắp xếp MYC,BCL2 và BCL6 (DLBCL/HGBL-MYC/BCL2/BCL6) và DLBCL/HGBL-MYC/BCL2</i>

<i>(có hoặc khơng có tái sắp xếp BCL6) có biểu hiện TdT. Thuật ngữ Lymphôm ba yếutố (THL) không cịn được tiếp tục sử dụng vì vai trị của tái sắp xếp BCL6 đang được</i>

xem xét lại. Đồng thời, Lymphôm lan tỏa TB B lớn/Lymphôm TB B độ cao có tái

<i>sắp xếp MYC và BCL6 (DLBCL/HGBL-MYC/BCL6) </i>cũng đã được đưa vào phânnhóm DLBCL, NOS hoặc HGBL, NOS.

<i>Các bất thường gen MYC, BCL2 và BCL6 có thể được phát hiện gián tiếp qua</i>

biểu hiện protein trong nhân TB nhờ kỹ thuật HMMD hoặc phát hiện trực tiếp bằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

kỹ thuật lai tại chỗ gắn huỳnh quang (FISH) hoặc giải trình tự gen thế hệ mới. Trong

<i>đó, FISH là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đốn HGBL có tái sắp xếp MYC, BCL2 và</i>

<i>BCL6. Với bối cảnh cá thể hóa điều trị hiện nay, hướng đến việc điều trị riêng biệt và</i>

phù hợp với các đặc tính sinh học đặc trưng của từng người bệnh, việc chẩn đoán xácđịnh HGBL rất quan trọng vì tiên lượng và đáp ứng điều trị kém hơn hẳn so với cáctrường hợp DLBCL thơng thường. Tại Việt Nam hiện chỉ có một số nghiên cứu nhỏ

<i>lẻ về phân nhóm HGBL có tái sắp xếp MYC, BCL2 và BCL6 với số liệu chưa mang</i>

tính đại diện cho một cộng đồng lớn, cụ thể là cộng đồng thành phố Hồ Chí Minh.Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu này với mục đích bước đầu nhận định tỉ lệ tái

<i>sắp xếp các gen MYC, BCL2 và BCL6 bằng kỹ thuật FISH trong nhóm BN DLBCL.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

1. Xác định các đặc điểm lâm sàng của nhóm BN DLBCL.

<i>2. Xác định tỉ lệ tái sắp xếp các gen MYC, BCL2 và BCL6 bằng kỹ thuật FISH</i>

của nhóm BN DLBCL.

3. Xác định đặc điểm biểu hiện các dấu ấn HMMD theo phân nhóm HGBL có

<i>tái sắp xếp MYC, BCL2 và BCL6 của nhóm BN DLBCL.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<b>1.1 LYMPHÔM LAN TỎA TB B LỚN (DLBCL)1.1.1 Dịch tễ</b>

Lymphôm không Hodgkin TB B là một nhóm các bệnh lý tân sinh ác tính xuấtphát từ TB lymphơ B có đặc điểm lâm sàng, hình thái mô bệnh học và di truyền khôngđồng nhất, chiếm 83,5% NHL. DLBCL là loại lymphôm thường gặp nhất, chiếmkhoảng 25-35% NHL ở các nước phát triển<small>1</small> (Hình 1.1).

<b>Hình 1.1. Sự phân bố các phân nhóm NHL</b><small>3</small>

DLBCL được định nghĩa là những TB lymphơ B tân sinh có kích thước trung bìnhhoặc lớn, nhân có kích thước bằng hoặc lớn hơn nhân của TB nội mơ bình thườnghoặc nhân của mơ bào bình thường, hoặc lớn hơn hai lần hồng cầu, cùng với kiểuhình lan tỏa<small>4</small>. Tỉ lệ mắc bệnh thay đổi theo sắc tộc, người Mỹ da trắng có tỉ lệ mắcbệnh cao hơn người Mỹ da đen, gốc Á, gốc Ấn Độ và người Alaska bản địa<small>5,6</small>.DLBCL chiếm tỉ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển<sup>1</sup>. Tại Việt Nam, NHL có tỉ lệmắc cao thứ 14 với 2,1% và tỉ lệ chết đứng hàng thứ 11 trong tất cả các loại ung thư<small>7</small>.

<small>MCL4,1%Lymphôm TB T ngoại vi, NOS</small>

<small>LPL1,1%Lymphôm TB lớn thối sản</small>

<small>Khác2,1%%</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Trong đó, thường gặp nhất là DLBCL với tỉ lệ 22% trong các lymphôm TB B và42,4% trong các NHL ở người lớn <sup>8,9</sup>.

DLBCL gặp ở nam nhiều hơn nữ với khoảng 55% các ca bệnh xảy ra ở namgiới<small>10,11</small>. Tỉ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, tuổi trung vị khoảng 64 tuổi ở cả haigiới<sup>12</sup>.

<b>1.1.2 Cơ chế bệnh sinh</b>

Cơ chế sinh bệnh của DLBCL là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn dẫnđến kết quả cuối cùng là sự chuyển dạng các dịng TB ác tính của lymphô bào B từtrung tâm mầm (GCB) hoặc không trung tâm mầm (Non-GCB). Chỉ có một số giaiđoạn trong quá trình này đã được sáng tỏ. Tuy nhiên, các tổn thương mắc phải của

<i>gen (ví dụ, sự tái sắp xếp gen BCL6, BCL2 và MYC) vẫn đóng vai trị quan trọng nhất</i>

trong cơ chế bệnh sinh của NHL. Các tổn thương này có thể giải thích phần nào sựchuyển dạng của các lymphôm độ ác thấp thành DLBCL bao gồm CLL (chuyển dạngRichter), lymphôm lymphô bào-tương bào (LPL), lymphôm nang (FL), lymphơm tếbào vùng rìa (MZL)<small>1</small>.

DLBCL là một bệnh lý ác tính liên quan đến AIDS. Cơ chế sinh bệnh của NHLtrên BN HIV vẫn chưa được hiểu rõ, tuy nhiên sự hoạt hóa lymphơ bào B và sự thiếuhụt miễn dịch lymphô bào T dẫn đến sự mất kiểm soát các vi rút biến đổi, đặc biệt làvi rút EBV. Tỉ lệ nhiễm vi rút EBV dao động từ 3% ở các nước phương Tây đếnkhoảng 10% ở các nước châu Á và Mỹ La-tinh, đồng thời ghi nhận TB u thường cókiểu hình TB B Non-GCB<sup>1</sup>.

<b>1.1.3 Phân loại DLBCL</b>

Theo dịng lịch sử, trên thế giới đã có nhiều bảng phân loại bệnh lymphôm. Năm1956, phân loại Rappaport ra đời, dựa trên kiểu hình (dạng nang hoặc lan tỏa) và kíchthước, hình dạng của TB u. Đến năm 1974, phân loại Kiel ra đời và được áp dụng ởchâu Âu, chia lymphôm ra hai nhóm độ thấp và độ cao dựa trên hình ảnh mơ bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

học. Năm 1982, phân loại IWF ra đời, chia làm 3 nhóm: độ thấp, độ trung bình, độcao, dựa vào mơ bệnh học và bệnh cảnh lâm sàng. Năm 1994, phân loại REAL phânloại lymphôm dựa trên nguồn gốc TB: B, T/NK và hình thái TB, kiểu hình miễn dịch,đặc điểm gen và bệnh cảnh lâm sàng. Đến năm 2001, phân loại của TCYTTG đượchình thành dựa trên phân loại REAL/WHO và kiểu hình miễn dịch, đặc điểm gen vàbệnh cảnh lâm sàng. Tháng 9 năm 2008, phân loại của TCYTTG được cập nhật, thêmvào các thực thể và phân nhóm mới. Năm 2016, phân loại của TCYTTG tiếp tục bổsung các thực thể bệnh ở giai đoạn sớm.

Theo phân loại của TCYTTG năm 2022, trong nhóm DLBCL, một số phân nhómđã được thay đổi tên gọi và cách chẩn đoán, như trong phân nhóm HGBL, thuật ngữLymphơm ba yếu tố (THL) khơng cịn được tiếp tục sử dụng. Đồng thời,

<i>MYC/BCL6 cũng được loại ra khỏi danh mục </i>

<i>DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 và được đưa vào DLBCL, NOS hoặc HGBL, NOS (Bảng 1.1).</i>

<b>Bảng 1.1. Phân loại DLBCL theo TCYTTG năm 2022</b><small>13</small>

Lymphôm lan tỏa TB B lớn, không đặc hiệu

Lymphôm TB B lớn giàu mô bào/ TB T

<i>Lymphôm lan tỏa TB B lớn/Lymphôm TB B độ cao có tái sắp xếp MYC và BCL2</i>

Lymphơm TB B lớn ALK dương tính

<i>Lymphơm TB B lớn có tái sắp xếp gen IRF4</i>

Lymphơm TB B độ cao có bất thường nhánh dài NST 11 (11q)

Bệnh u hạt dạng lymphôm

Lymphôm lan tỏa TB B lớn EBV dương tính

Lymphơm lan tỏa TB B lớn kèm viêm mãn tính

Lymphơm TB B lớn kèm sợi huyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Lymphôm gây tràn dịch nguyên phát

Lymphôm dạng nguyên tương bào

Lymphôm TB B lớn nguyên phát ở vị trí miễn dịch đặc biệt

Lymphơm lan tỏa TB B lớn nguyên phát ở da, dạng chân

Lymphôm TB B lớn nội mạch

Lymphôm TB B lớn nguyên phát ở trung thất

Lymphôm vùng xám ở trung thất

Lymphôm TB B lớn độ cao, không đặc hiệu

<b>1.1.4 Các đặc điểm mô bệnh học của DLBCL</b>

Hạch bị xóa cấu trúc một phần hoặc toàn phần bởi các TB dịng lymphơ kíchthước trung bình đến lớn, đây là hình ảnh thường gặp nhất. Ngồi ra, hạch có thể bịxóa cấu trúc một phần tại vùng liên nang, hiếm khi xảy ra trong xoang và quanh hạch.Hạch có thể bị xơ hóa ít hoặc nhiều, có thể có các vùng hoại tử dạng bản đồ. Hầu hếtcác trường hợp, DLBCL có tỉ lệ phân bào và chết tế bào cao. Sự hiện diện của cácđại thực bào ăn thể bắt màu có bào tương nhiều, nhạt màu chứa mảnh vỡ nhân củacác TB bị thực bào, các đại thực bào này nằm rải rác trên nền các TB u đậm màu nằmsan sát nhau dẫn đến hình ảnh “bầu trời sao” hay gặp trong các DLBCL diễn tiếnnhanh.

Về hình thái tế bào, DLBCL có nhiều biến thể. Nếu vấn đề kỹ thuật và chất lượngcố định mô không được tối ưu sẽ gây ra nhiều khó khăn cho việc nhận định hình tháitế bào và xác định biến thể của DLBCL. DLBCL có số lượng tế bào phản ứng rấtthay đổi gồm các tế bào T phản ứng và mô bào tạo nên vi mô môi trường cho khối uphát triển. Những trường hợp có số lượng tế bào T và mơ bào chiếm ưu thế cần chẩnđốn phân biệt với Lymphơm tế bào B lớn giàu mô bào/tế bào T (THRLBCL) dựavào các tiêu chuẩn chẩn đốn nghiêm ngặt. Do khơng thể chẩn đốn phân loại DLBCLchỉ bằng hình thái học, các xét nghiệm bổ trợ rất cần thiết để giúp chẩn đoán phân

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

biệt các thực thể với nhau, đặc biệt là HMMD. Phần lớn các trường hợp được chẩnđốn hình thái mơ bệnh học là DLBCL, NOS, một thực thể lymphôm TB B bao gồmcác TB u có kích thước trung bình đến lớn với cấu trúc lan tỏa. DLBCL, NOS có hìnhthái mơ học và phân tử khơng đồng nhất, khơng thỏa tiêu chuẩn chẩn đốn của mộtloại lymphôm TB B lớn đặc hiệu nào. Tế bào u trong DLBCL có các dạng hình tháinhư sau:

<i><b>Ngun tâm bào: Đây là biến thể thường gặp nhất, chiếm khoảng 80% các trường</b></i>

hợp. TB kích thước từ trung bình đến lớn. Nhân tròn hoặc bầu dục, nhân bọng, nhiễmsắc chất mịn, có 2-4 hạt nhân tại rìa màng nhân. Bào tương ít, bắt màu trung tính. TBu có thể gồm hoàn toàn (>90%) là nguyên tâm bào (biến thể nguyên tâm bào, đơndạng), hoặc hỗn hợp nguyên tâm bào và nguyên bào miễn dịch (biến thể nguyên tâmbào, đa dạng). TB u có thể có nhân nhiều thùy, rất hiếm gặp, có thể thấy ở xươnghoặc vị trí ngồi hạch.

<i><b>Nguyên bào miễn dịch: Biến thể này ít phổ biến hơn, chiếm 8–10% các trường</b></i>

hợp DLBCL với > 90% TB u có hình dạng giống ngun bào miễn dịch với một hạtnhân ở trung tâm, bào tương khá bắt màu kiềm. Trong một số trường hợp, TB u dạngnguyên bào miễn dịch có thể có sự biệt hóa tương bào. Khi đó, TB u dạng nguyênbào miễn dịch và tương bào chiếm > 90% tổng số tế bào cũng có thể được đưa vàophân nhóm biến thể này với điều kiện số lượng TB u dạng nguyên tâm bào chiếm<10%. Biến thể này có liên quan đến tiên lượng kém hơn so với các biến thể DLBCL

<i>khác và được đặc trưng bởi sự chuyển vị C-MYC.</i>

<i><b>Kém biệt hóa: Đây là biến thể rất hiếm và chiếm khoảng 3% các trường hợp</b></i>

DLBCL. Biến thể này đặc trưng bởi các tế bào có kích thước từ lớn đến rất lớn, cónhân dị dạng, bào tương nhiều, có hình thái giống TB Hodgkin hoặc Reed Sternberg,hoặc có thể giống TB u trong lymphơm TB to thối sản. TB u có thể tạo dạng mảng

<i>giống carcinơm khơng biệt hóa. TB u thường biểu hiện CD30 và có đột biến TP53,</i>

do đó dễ nhầm lẫn với lymphơm Hodgkin cổ điển loại nghèo lymphơ bào, lymphơmtế bào lớn thối sản, lymphơm tế bào B lớn dương tính với ALK hoặc carcinơm khơngbiệt hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Hình 1.2. TB u dạng nguyên tâm bào,</b>

tạo đám TB giống nguyên bào (H&E,x400)<sup>13</sup>

<b>Hình 1.3. TB u dạng ngun bào miễn</b>

<b>Hình 1.7. Mơ học của một trường hợp</b>

CCND1/BCL1 dương tính (H&E,x400)<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Hình 1.8. TB u dạng nguyên bào miễn</b>

dạng nguyên tâm bào (H&E, x400)<sup>13</sup>

<b>Hình 1.12. DLBCL, NOS có biểu hiện</b>

CD30 (H&E, x400)<small>13</small>

<b>Hình 1.13. DLBCL thể TB đa dạng</b>

(H&E, x400)<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Một số biến thể khác hiếm gặp hơn, chỉ chiếm <1% các trường hợp DLBCL,NOS bao gồm biến thể TB nhẫn (giống ung thư biểu mô dạ dày) hoặc tế bào hìnhthoi (giống sarcơm) hoặc hình thái giả hoa hồng (Hình 1.2 – 1.13).

<b>1.1.5 Các đặc điểm di truyền học phân tử của DLBCL</b>

Nhiều loại lymphơm TB B có biểu hiện đặc trưng về mặt di truyền học phân tử,đây cũng chính là cơ sở để định nghĩa và phân loại các thực thể lymphơm. Ngồi ra,những biến đổi về di truyền ngồi gen hay q trình methyl hóa ngồi gen cũng tácđộng lên nhiều bệnh lý lymphơm. Nhiều biến đổi di truyền không chỉ tác động giớihạn ở một số bệnh lymphơm mà cịn liên quan đến nhiều bệnh khác.

<i><b>Chuyển vị gen</b></i>

<i>Các bất thường liên quan đến chuyển vị gen sinh ung IG dẫn đến sự biểu hiện quámức hoặc mất biểu hiện IG. MYC cũng là một gen sinh ung, khi MYC chuyển vị với</i>

<i>IG hoặc các gen không phải IG sẽ gây ra sự rối loạn điều hòa tế bào, khiến tế bào</i>

tăng sinh hoạt động và phát triển, bao gồm các hoạt động: sao chép DNA, chết tế bào

<i>theo chương trình và biệt hóa tế bào. Tương tự như vậy, gen BCL2 trong FL, Cyclin</i>

<i>D1 trong lymphôm tế bào áo nang (MCL) và MYC trong BL cũng gây rối loạn tăng</i>

sinh tế bào. Ví dụ, biến đổi gây bệnh đặc trưng như trong FL là sự biểu hiện quá mứccủa BCL2, dẫn đến ức chế TB chết theo chương trình và gia tăng số TB trong nang.

<i>Những chuyển vị liên quan với một số gen như BCL6 trong FL và DLBCL có thể liênquan với gen IG hoặc gen không phải IG, các bất thường này gây mất khả năng điềuhòa BCL6, gây ra sự biểu hiện quá mức BCL6 (Hình 1.14 - 1.16).</i>

Một số chuyển vị khác tạo thành các gen tái tổ hợp, dẫn đến sự biểu hiện của các

<i>protein mới từ tổ hợp gen này. Ví dụ, tái tổ hợp gen BIRC3::MALT1 trong lymphơmvùng rìa ngồi hạch của mơ lymphơ kết hợp niêm mạc, trong đó đầu N của BIRC3được tổ hợp với các trình tự đầu C của MALT1; hoặc sự kết hợp của ALK với CLTC</i>

hoặc với nhiều gen khác trong lymphơm tế bào B lớn ALK dương tính. Đây là nhữngđột biến đặc trưng được ghi nhận trong một số thực thể lymphôm tế bào B trưởng

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

thành cụ thể. Ngoài ra, nhiều chuyển vị cũng không phải là đặc điểm đặc trưng chomột thực thể lymphơm tế bào B cụ thể, chúng cũng có thể được tìm thấy trong các

<i>khối u ác tính huyết học khác. Ví dụ, đột biến BRAF thường được ghi nhận thấy trong</i>

bệnh bạch cầu tế bào tóc (HCL) cũng được tìm thấy trong tế bào Langerhans và u mơ

<i>bào, trong khi đó, đột biến MYD88 thường thấy trong LPL cũng được tìm thấy trong</i>

một phân nhóm của DLBCL.

<i><b>Hình 1.14. Chuyển vị từ các điểm đứt gãy gen trên IGH và chú thích các phân đoạn</b></i>

<i>thay đổi tổ hợp với BCL2, BCL6, MYC. Trục ngang biểu thị không gian bộ gen trên</i>

<i><b>Thay đổi về số lượng bản sao của gen hoặc biến đổi trên NST</b></i>

Biến đổi thêm hoặc mất số bản sao của một gen là đặc điểm của một số khối u áctính của tế bào B như bệnh bạch cầu/lymphôm nguyên bào B với iAMP21, lymphôm

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

vùng rìa của lách với mất NST 7q32, một phân nhóm của FL với mất NST 1p36 vàHGBL với bất thường NST 11q.

<i><b>Hình 1.15. Những vị trí biến đổi cấu trúc trên gen MYC. Trục ngang biểu thị không</b></i>

gian bộ gen trên NST 8. Điểm ngắt (dấu kiểm dọc trên trục) và vị trí liên kết củađoạn dị FISH (đầu dò Vysis màu xanh lá và màu đỏ)<small>14</small>

<i><b>Tổng hợp biến đổi về các chuyển vị, thay đổi số bản sao và các đột biến khác</b></i>

<i>Chuyển vị MYC trong trường hợp khơng có chuyển vị đồng thời MYC và BCL2</i>

có thể xảy ra ở các thực thể lymphôm khác như BL, hoặc xảy ra đồng thời với các

<i>biến đổi khác như chuyển vị CCND1 trong MCL hoặc đột biến BCL2, TP53 trong</i>

DLBCL, NOS.

<i>Nhiều đặc điểm liên quan đến gen MYC như đột biến điểm gen MYC cịn giúp</i>

tăng cường tính ổn định của protein MYC, đây là một yếu tố nguy cơ cao của bệnh

<i>lý lymphôm. Tương tự, khuyếch đại BCL2 trong bối cảnh chuyển vị MYC và khuyếch</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>đại mức thấp hoặc cao của MYC trong các trường hợp có chuyển vị BCL2 cũng làm</i>

gia tăng yếu tố nguy cơ cao của DLBCL.

<i>Tuy nhiên, nhiều biến đổi khác của MYC nhưng không phải chuyển vị MYC, nhưtrong trường hợp khuyếch đại MYC và không làm ảnh hưởng đến sự biểu hiện mRNA</i>

hoặc protein MYC cũng không phải là tiêu chuẩn chẩn đốn

<i>DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 do khơng có điểm đứt gãy thật sự trên NST.</i>

<i><b>Hình 1.16. Đặc điểm đột biến và biến đổi di truyền gen MYC và BCL2. (A) Biểu đồ</b></i>

<i>Lollipop hiển thị kiểu và vị trí các đột biến MYC và BCL2. Các đột biến biểu thị</i>

trên trục ngang là các trường hợp ABC-DLBCL. Các đột biến biểu thị dưới trụcngang là các trường hợp GCB-DLBCL. (B) Biểu đồ tính điểm GISTIC (trái). Bản

<i>đồ nhiệt tích hợp (IGV), minh họa mức tăng ảnh hưởng biến đổi MYC các vị trí trênNST 8 và BCL2 các vị trí trên NST 18 cùng mẫu DLBCL</i><sup>14</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Khơng có bất kỳ một bất thường di truyền đơn độc nào có thể tự phát triển thànhlymphơm. Q trình sinh bệnh học của bệnh lý lymphôm là một sự tương tác phứctạp của các bất thường di truyền nguyên phát và bất thường di truyền thứ phát cũngnhư kết hợp với vi môi trường cần thiết cho sự phát triển của khối u.

<b>1.2 CÁC CHỈ SỐ TIÊN LƯỢNG DLBCL</b>

Tiên lượng bệnh NHL nói chung và DLBCL nói riêng rất liên quan đến giai đoạnbệnh và chỉ số IPI. Chỉ số này được đề xuất vào năm 1993 để đánh giá tiên lượng choBN NHL giai đoạn tiến xa đang điều trị bằng phác đồ hóa trị có chứa doxorubicin.

Các yếu tố tiên lượng khác bổ sung hoặc có ý nghĩa vượt trội hơn IPI bao gồmcác biến số nội tại khối u như nguồn gốc TB u và một số bất thường di truyền.

<b>1.2.1 Phân loại giai đoạn bệnh lymphôm theo Ann Arbor</b>

Hệ thống xếp giai đoạn bệnh lymphôm Hodgkin và lymphôm không Hodgkin theoAnn Arbor gồm 4 giai đoạn<sup>15</sup>:

Giai đoạn I Tổn thương một vùng hạch hoặc cấu trúc lymphơ (lách, tuyếnức, vịng Waldeyer) duy nhất, hoặc một vị trí ngồi hạch.Giai đoạn II Tổn thương từ hai vùng hạch trở lên ở cùng bên cơ hồnh, có

thể kèm theo tổn thương cơ quan hoặc vị trí ngồi hạch.Giai đoạn III Tổn thương nhiều vùng hạch lymphơ ở hai bên cơ hồnh, có

thể kèm theo tổn thương cơ quan hoặc vị trí ngồi hạch.Giai đoạn IV Tổn thương lan tỏa của một hoặc nhiều cơ quan ngồi hạch, có

hoặc khơng có kèm theo tổn thương hạch.

<b>1.2.2 IPI</b>

IPI là cơng cụ tiên lượng chính được sử dụng cho BN DLBCL<small>16</small>.

IPI nguyên bản được xây dựng để đánh giá các đặc điểm dự đoán khả năng sốngsót ở BN NHL giai đoạn tiến xa sau khi điều trị bằng phác đồ hóa trị có chứadoxorubicin. Các yếu tố sau đây tương quan đáng kể với tỉ lệ OS hoặc RFS ngắn hơn:

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Khi áp dụng cho nhóm 2031 BN ban đầu mắc NHL được điều trị bằng chế độ điềutrị dựa trên anthracycline không bao gồm rituximab, tỉ lệ OS 5 năm đối với BN cóđiểm từ 0 đến 1, 2, 3 và 4 đến 5 lần lượt là 73%, 51%, 43% và 26%<small>17</small>.

<b>1.2.3 Nguồn gốc TB u</b>

Tất cả các trường hợp DLBCL đều được khuyến cáo xét nghiệm tìm nguồn gốcTB u. GEP là tiêu chuẩn vàng để thực hiện điều này, tuy nhiên xét nghiệm này cầnthực hiện trên mẫu RNA tách chiết từ các mô tươi đông lạnh, điều này rất khó ápdụng trong thực tiễn hàng ngày. Do đó, xét nghiệm HMMD (ví dụ, phương phápHans) trở thành phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, mang lại kết quả phù hợpvới GEP khoảng 80%<sup>18</sup>. Mặc dù chưa được phổ biến rộng rãi, xét nghiệm kiểu hìnhgen tập trung được gọi là Lymph2Cx có thể thực hiện trên mẫu mô cố định bằngformalin và vùi nến, có tính tương hợp cao (> 95%) với GEP thực hiện từ RNA củamẫu mơ khơng cố định và được phân tích bằng các phương pháp khác, như gen chipAffymetrix<small>19</small>. Trong tương lai, Lymph2Cx có khả năng thay thế các xét nghiệmHMMD trong việc tìm nguồn gốc TB u DLBCL.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>1.2.3.1 Kiểu hình gen (GEP)</b></i>

Kỹ thuật DNA microarrays (hay còn gọi "Lymphochip" microarrays) là một cáchtiếp cận ưu việt để phân loại và chẩn đoán các bệnh NHL và các bệnh lý ác tính khác.Một số nghiên cứu đã phân loại LBCL dựa trên GEP và đề xuất chia nhóm DLBCLthành hai phân nhóm chính<sup>20–23</sup>.

<i>Phân nhóm GCB: Những trường hợp này có GEP giống với TB B GCB bình</i>

thường. Các TB u GCB mang chuyển vị t(14; 18) trong khoảng 30% đến 40% cáctrường hợp và có tỉ lệ OS 5 năm cao hơn với liệu pháp R-CHOP tiêu chuẩn.

<i>Phân nhóm Non-GCB: Những trường hợp này có GEP giống với lymphơ bào B</i>

hoạt hóa. Các TB u này có khả năng xuất phát từ một TB B hậu trung tâm mầm đãbắt đầu giai đoạn đầu của sự biệt hóa tương bào. Các TB u Non-GCB thường biểu

<i>hiện trisomy 3, mất đoạn CDKN2A mã hóa cho INK4A/ARF, và góp phần kích hoạt</i>

con đường hạt nhân kappa B chống tự hủy TB (NF-kB), và hiếm khi chỉ có chuyểnvị t(14; 18). Khi so sánh với các trường hợp GCB, các trường hợp Non-GCB có tỉ lệOS năm năm thấp hơn với liệu pháp R-CHOP tiêu chuẩn.

Các phương pháp GEP được sử dụng nhằm đánh giá biểu hiện của 14 hoặc 27 genvà sử dụng thuật toán để tạo ra điểm số dự đốn tuyến tính. Điểm số này tương ứngvới một xác suất được chỉ định để xác định các trường hợp thuộc nhóm Non-GCB.Các trường hợp sẽ được phân loại nhóm Non-GCB hoặc GCB nếu xác suất thuộcnhóm Non-GCB lần lượt là > 90% hoặc < 10%. Khoảng 10 đến 15% trường hợpkhơng đáp ứng các tiêu chí này và được xác định là "khơng thể phân loại".

Vai trị của GEP trong chẩn đoán và điều trị DLBCL dần được khẳng định. Haiphân nhóm này có các đột biến gây bệnh tiềm ẩn khác nhau và có kết quả đáp ứngvới liệu pháp R-CHOP tiêu chuẩn khác nhau. Kết quả đáp ứng điều trị với các liệupháp điều trị bằng các tác nhân mới ở hai nhóm này cũng có vẻ khác nhau, do đóGEP hoặc các phương pháp thay thế của GEP có thể đảm nhiệm vai trị dấu ấn sinhhọc giúp lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho BN.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>1.2.3.2 Hóa mơ miễn dịch</b></i>

GEP là tiêu chuẩn vàng để xác định nguồn gốc TB u nhưng lại khơng có sẵn trongthực tế. Do đó, các dấu ấn HMMD đã được đề xuất như một phương pháp thay thếGEP nhằm xác định các phân nhóm GCB và Non-GCB của DLBCL trong thực hànhthường quy<small>24</small>. Khơng có bất kì một dấu ấn HMMD đơn lẻ nào có thể giúp phân biệthai phân nhóm này và sự biểu hiện của các dấu ấn HMMD phụ thuộc vào sự biểuhiện khác nhau của các protein trong phân nhóm GCB và Non-GCB. Phương phápđược áp dụng phổ biến nhất là thuật tốn Hans<small>18,25</small>

<b>Hình 1.17. Tóm tắt bảng phân loại DLBCL theo (A) Hans, (B) Muris, (C) Choi và</b>

(D) Tally và giá trị ngưỡng dương tính của từng dấu ấn HMMD<sup>26</sup>

<i>Thuật toán Hans: Hans sử dụng bộ ba dấu ấn CD10, BCL6 và MUM1. Các</i>

trường hợp biểu hiện CD10 được phân loại là GCB. Những trường hợp không biểuhiện CD10 sẽ được đánh giá BCL6, nếu BCL6 âm tính, được phân loại là Non-GCB.Đối với các trường hợp biểu hiện BCL6, MUM1 được sử dụng như một "yếu tố quyếtđịnh". Nếu MUM1 dương tính, các trường hợp này sẽ được phân loại là Non-GCB.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Nếu MUM1 âm tính, chúng được phân loại là GCB. Trong báo cáo ban đầu, thuậttoán Hans đã phân loại chính xác 112 trong số 142 khối u (phù hợp 86%)<small>22</small>. Các báocáo sau đó đã ước tính độ nhạy (85% đến 90%), độ đặc hiệu (52% đến 82%), giá trịtiên đoán dương (55% đến 82%) và giá trị tiên đoán âm (83% đến 90%) khi so sánhvới GEP<sup>18</sup> (Hình 1.17).

Hạn chế của các phương pháp sử dụng HMMD bao gồm sự phụ thuộc vào cácdấu ấn được đánh giá, không chỉ đơn thuần là kết luận "dương tính" hay "âm tính"mà địi hỏi phải sử dụng các giá trị ngưỡng dương tính cùng vị trí bắt màu tương ứngvà thích hợp (ví dụ: ≥ 30% TB u bắt màu tại nhân TB với dấu ấn BCL6 mới đượcđánh giá là “dương tính với BCL6”). Mặt khác, kỹ thuật HMMD thường khơng đượcchuẩn hóa giữa các cơ sở y tế, nên có thể khó áp dụng các thuật tốn dựa vào giá trịngưỡng dương tính của các dấu ấn trong thực hành lâm sàng thường quy, đặc biệt tạicác cơ sở y tế lớn thường xuyên nhận lam và khối mô vùi nến hội chẩn từ các BVkhác.

<i><b>1.2.3.3 Kỹ thuật Lymph2Cx</b></i>

Một cách tiếp cận khác là sử dụng các cơng nghệ định lượng chính xác mức độphiên mã RNA trong mẫu mô được cố định formaline và vùi nến. Công nghệ này vềcơ bản cho phép đếm số lượng các bản phiên mã và cho kết quả tương quan tốt vớikết quả thu được từ GEP<sup>27</sup>. Một phân tích gồm 344 BN DLBCL được điều trị bằngR-CHOP đã báo cáo các kết quả ước tính sau đây sau 5 năm theo phân nhóm phân tửtheo định nghĩa của Lymph2Cx<small>19</small>:

<i>- Phân nhóm GCB: PFS 73%; DSS 82%; OS 78%- Phân nhóm Non-GCB: PFS 48%; DSS 61%; OS 56%</i>

Những kết quả này cho thấy rằng Lymph2Cx có thể phân biệt hai nhóm DLBCLkhác biệt về mặt tiên lượng. Khi được áp dụng thường quy, Lymph2Cx có thể sẽ thaythế các xét nghiệm HMMD và GEP trong việc xác định nguồn gốc TB u DLBCL vì

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

độ tin cậy cao hơn HMMD và dễ dàng áp dụng thực tế hơn so với phương pháp GEPyêu cầu mô tươi đông lạnh.

<i><b>1.2.4 Bất thường gen MYC, BCL2 và BCL6</b></i>

Các bất thường về gen TB phổ biến nhất trong DLBCL liên quan đến các gen sinh

<i>ung BCL2, BCL6 và MYC.</i>

<i>BCL2: Gen sinh ung BCL2 nằm ở 18q21.33. Chuyển vị BCL2 được tìm thấy trong</i>

khoảng một phần ba các trường hợp DLBCL, chủ yếu là trong phân nhóm phân tử

<i>GCB. Các chuyển vị trên gen BCL2 dường như không ảnh hưởng đến sự sống còn</i>

khi xuất hiện dưới dạng bất thường di truyền duy nhất (ví dụ, khơng đi kèm chuyển

<i>vị MYC)</i><sup>28</sup>. Biểu hiện của protein BCL2 trong DLBCL không tương quan với t(14;18).Trong khi phân nhóm Non-GCB của DLBCL hiếm khi chỉ có t(14;18), các khuếchđại 18q21 được tìm thấy trong hai phần ba trường hợp, đây có thể là một cơ chế củasự biểu hiện quá mức protein BCL2 trong các khối u này. Tác động của biểu hiệnprotein BCL2 đến kết cuộc lâm sàng gây nhiều tranh cãi<small>28,29</small>, do đó cần thêm nhiềunghiên cứu để làm rõ tác động tiên lượng của sự biểu hiện BCL2 trong các phân nhómDLBCL khác nhau.

<i>BCL6: Gen BCL6 nằm ở 3q27.3. Chuyển vị BCL6 được tìm thấy trong một phần</i>

ba các trường hợp DLBCL. Chuyển vị này dường như thường gặp hơn ở phân nhómNon-GCB, nhưng sự hiện diện của khác biệt di truyền này dường như khơng có giátrị tiên lượng độc lập<small>30</small>.

<i>MYC: Gen MYC nằm ở 8q24.21. Các chuyển vị liên quan đến MYC được tìm thấy</i>

trong 5% đến 15% các trường hợp DLBCL và có tiên lượng xấu hơn sau khi điều trịhóa trị liệu kết hợp dựa trên doxorubicin (ví dụ, R-CHOP)<small>31,32</small>. Một loạt các nghiêncứu ghi nhận rằng các kết quả kém hơn chủ yếu liên quan đến các trường hợp tái sắp

<i>xếp gen MYC liên quan đến các gen mã hóa cho các phân tử globulin miễn dịch hơn</i>

là các gen khác<small>33</small><i>. Khuếch đại gen MYC xảy ra ở 2% BN DLBCL và cũng có thể liên</i>

quan đến kết cuộc tồi tệ hơn<small>34</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Lymphôm hai yếu tố/Lymphôm ba yếu tố (DHL/THL): Thuật ngữ này thường</b>

được sử dụng để chỉ các trường hợp NHL có hình thái giống DLBCL nhưng có sự

<i>chuyển vị gen MYC cùng sự tái sắp xếp gen BCL2 và/hoặc gen BCL6. Tuy nhiên,</i>

theo phân loại TCYTTG năm 2022, thuật ngữ THL khơng cịn được tiếp tục sử dụng

<i>vì vai trò của tái sắp xếp BCL6 đang được xem xét lại.</i>

<i>Khi được hóa trị với phác đồ R-CHOP, DHL với sự tái sắp xếp gen MYC và BCL2</i>

có tiên lượng xấu hơn DLBCL, NOS<small>32,35–37</small><i>. THL với sự tái sắp xếp cả ba gen MYC,</i>

<i>BCL2 và BCL6 hiếm gặp hơn cũng đã được báo cáo và hầu hết các dữ liệu đều cho</i>

thấy các trường hợp này có kết cuộc xấu hơn<small>32</small>.

<b>Lymphôm đồng biểu hiện MYC và BCL2: Trong khi tất cả các DLBCL có</b>

<i>chuyển vị gen MYC đều tăng biểu hiện MYC, một số trường hợp khác lại biểu hiện</i>

quá mức protein MYC do các cơ chế khác nhau (ví dụ: khuếch đại gen). Sự biểu hiện

<i>quá mức protein MYC và BCL2 có thể được xác định bằng HMMD.</i>

Trong một số nghiên cứu độc lập, sự đồng biểu hiện của MYC và BCL2 trênHMMD được ghi nhận trong 20% đến 30% các trường hợp DLBCL và có tỉ lệ đápứng hồn toàn thấp hơn cũng như PFS và OS ngắn hơn<small>35,37,38</small>. Ngồi ra, trong mộtphân tích khác gồm 893 BN DLBCL được điều trị bằng R-CHOP, phân tích đa biếnđã chứng minh rằng sự đồng biểu hiện MYC và BCL2 có liên quan đến OS kém (HR2,52; KTC 95% 1,73-3,67) và PFS (HR 2,45; KTC 95% 1,71-3,51)<sup>35</sup>. Tuy nhiên,

<i>trong khi chuyển vị gen MYC mang lại tiên lượng xấu không phụ thuộc vào gen BCL2,</i>

biểu hiện protein MYC chỉ liên quan đến kết cuộc xấu khi đi kèm với biểu hiện BCL2.

Để làm rõ giá trị tiên lượng của sự biểu hiện quá mức protein BCL2 và MYC trênHMMD cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa. Các trường hợp có biểu hiện quá mứcMYC được xác định bởi HMMD nên thực hiện xét nghiệm SHPT tìm kiếm chuyển

<i>vị gen MYC. Hơn nữa, vì DHL có tiên lượng đặc biệt kém, nên các xét nghiệm tìmkiếm sự tái sắp xếp gen BCL2 và BCL6 cũng nên được xem xét thực hiện đối với các</i>

trường hợp có tăng biểu hiện protein MYC.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>1.3 LYMPHÔM LAN TỎA TẾ BÀO B LỚN/LYMPHƠM TB B ĐỘ CAO CĨ</b>

<i><b>TÁI SẮP XẾP MYC VÀ BCL2 (DLBCL/HGBL-MYC/BCL2)</b></i>

<b>1.3.1 Định nghĩa</b>

<i>Lymphôm lan tỏa TB B lớn/Lymphôm TB B độ cao có tái sắp xếp MYC và BCL2(DLBCL/HGBL-MYC/BCL2) là một loại lymphơm TB B trưởng thành có biến đổicấu trúc NST tại các các vị trí trên hai gen MYC và BCL2</i><small>13</small>.

<b>1.3.2 Phân nhóm</b>

<i>• Lymphơm lan tỏa TB B lớn/Lymphơm TB B độ cao có tái sắp xếp MYC và</i>

<i>BCL2 nhưng khơng có tái sắp xếp BCL6</i>

<i>• Lymphơm lan tỏa TB B lớn/Lymphơm TB B độ cao có tái sắp xếp MYC và</i>

<i>BCL2 và BCL6</i>

<i>• Lymphôm lan tỏa TB B lớn/Lymphôm TB B độ cao có tái sắp xếp MYC và</i>

<i>BCL2 (có hoặc khơng có tái sắp xếp BCL6) và biểu hiện TdT</i><small>13</small>.

<i>Ngồi ra, các bằng chứng hiện tại đều ghi nhận rằng DLBCL/HGBL-MYC/BCL6</i>

là một thực thể bệnh lý không đồng nhất với đa dạng kiểu biểu hiện gen và phổ đột

<i>biến, do đó thực thể này đã được loại bỏ khỏi phân nhóm DLBCL/HGBL-MYC/BCL2</i>

và được đưa vào phân nhóm DLBCL, NOS hoặc HGBL, NOS trong Bảng phân loạicủa TCYTTG năm 2022<small>13</small>.

<b>1.3.3 Vị trí</b>

Hầu hết các trường hợp mới chẩn đoán đều ở giai đoạn tiến triển. Hơn 50% BNxuất hiện nhiều hạch. Bệnh thường lan rộng, có thể có nhiều hơn một vị trí ngồi hạch(30-88% các trường hợp), trong tủy xương (59-94%) và ở cả hệ thẩn kinh trung ương(45%)<small>13</small>.

<b>1.3.4 Đặc điểm lâm sàng</b>

Hầu hết BN ở giai đoạn bệnh tiến triển (giai đoạn IV theo Ann Arbor), có nhiềuhơn một vị trí ngồi hạch (bao gồm tủy xương và hệ thần kinh trung ương), chỉ số IPIvà LDH cao. Việc thực hiện xét nghiệm FISH cho các trường hợp DLBCL/HGBL ở

<i>nhiều bệnh viện (BV) trên thế giới đã làm gia tăng số ca DLBCL/HGBL-MYC/BCL2,</i>

bao gồm cả các ca ở giai đoạn bệnh sớm và có ít các yếu tố tiên lượng nặng<small>13</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b>Hình 1.18. Một trường hợp DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 có kiểu hình mơ học giống</b></i>

DLBCL (a), dương tính với protein MYC (60%) (b) và BCL2 (100%) (c), chỉ sốKi67 khoảng 60% (d), (a: H&E, a–d: x400); FISH cho thấy có sự tái sắp xếp cả hai

<i>gen BCL2 (e) và MYC (f)</i><small>38</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>1.3.5 Dịch tễ</b>

Một nghiên cứu đoàn hệ ở châu Âu/Bắc Mỹ ghi nhận tỉ lệ DLBCL có tái sắp xếp

<i>MYC chiếm 11-12% DLBCL, trong đó 39% là DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 và </i>

<i>12-14% MYC/BCL2 có tái sắp xếp BCL6. </i>

<i>DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 chiếm khoảng 3,5-9,9% DLBCL. Các tỉ lệ này có thể khác nhau giữa các</i>

dân số khác nhau, tuy nhiên hiện tại các số liệu này vẫn cịn khá ít. Hầu hết các BN

<i>DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 đều ở độ tuổi 70 tuổi hoặc lớn hơn. Nam có tỉ lệ mắc</i>

bệnh hơi cao hơn so với nữ. Tỉ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 0,3-0,8/100.000 dân/năm<small>13</small>.

<b>1.3.6 Cơ chế bệnh sinh</b>

Theo định nghĩa, các trường hợp lymphôm TB B trưởng thành này đều có ≥ 2biến cố di truyền học TB xảy ra đồng thời, và trong hầu hết các trường hợp đều ghinhận nhiều bất thường khác kèm theo (NST đồ phức tạp). Một số giả thuyết cho rằng

<i>sự tái sắp xếp MYC là một biến cố thứ cấp, tuy nhiên điều này chỉ đúng trong cáctrường hợp tái sắp xếp MYC và BCL2 đồng thời ở những BN ban đầu có lymphơmnang và về sau xuất hiện thêm sự tái sắp xếp MYC. Một số tác giả cho rằng tất cả cáclymphơm có tái sắp xếp MYC và BCL2 đồng thời đều là kết quả của sự chuyển dạng</i>

từ một lymphôm độ thấp ban đầu, tuy nhiên điều này chỉ được ghi nhận trong 50%

<i>các trường hợp lymphơm có tái sắp xếp MYC và BCL2 đồng thời</i><small>1</small> (Hình 1.18-1.19).

<b>1.3.7 Đặc điểm mơ bệnh học</b>

<i>DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 có đặc điểm hình thái học thay đổi. Hơn 50% các</i>

trường hợp có kiểu hình của DLBCL, NOS. TB u sắp xếp tạo kiểu hình lan tỏa hồntồn, xen lẫn một ít lymphơ bào nhỏ, có thể có xơ hóa kèm theo. Kiểu hình bầu trờisao do các đại thực bào hoạt động có thể có, thường khu trú. Chỉ số phân bào và chỉsố các thể tự hủy TB rất thay đổi, một số trường hợp có chỉ số phân bào và chỉ sốKi67 thấp. Do đó, chỉ số phân bào thấp không phải là tiêu chuẩn loại trừ của HGBL.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i><b>Hình 1.19. Chẩn đốn DLBCL/HGBL-MYC/BCL2</b></i><small>13</small>. Đặc điểm: GEP phân loại

<i>nguồn gốc tế bào đối với các nhóm DLBCL/HGBL 3 yếu tố, 2 yếu tố MYC/BCL2và 2 yếu tố MYC/BCL6 như trên. Dãy biểu hiện gen của những gen mục tiêu của</i>

lymphôm ở bên trái. Các biểu đồ hình trịn bên dưới minh họa tỉ lệ tương quan phânloại nguồn gốc tế bào và phân tử

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Nhân TB có kích thước và đặc điểm màng nhân thay đổi, một số trường hợp có nhânlớn gấp 3-4 lần nhân của lymphơ bào bình thường (lớn hơn nhiều so với TB củalymphôm Burkitt (BL). Bào tương thường nhiều và ít ái kiềm hơn bào tương của BL.

Một phân nhóm khác (chiếm gần 50% các trường hợp) có đặc điểm mơ bệnh họcgiống BL hoặc có đặc điểm trung gian giữa DLBCL và BL. Khoảng 50% các trường

<i>hợp có đặc điểm mô bệnh học này là DLBCL/HGBL-MYC/BCL2. Các TB u có kích</i>

thước trung bình đến lớn, sắp xếp tạo kiểu hình lan tỏa, xen lẫn một vài lymphơ bàonhỏ, khơng có phản ứng mơ đệm hay tình trạng xơ hóa. Kiểu hình bầu trời sao do cácđại thực bào hoạt động thường gặp với nhiều phân bào và nhiều thể tự hủy TB. Đặcđiểm của TB u rất thay đổi. Một số trường hợp các TB u rất đồng dạng, rất giống BL.Các trường hợp khác lại có kích thước nhân TB thay đổi, TB có tiểu hạch, TB đadạng khơng giống với BL. Bào tương thường ít ái kiềm hơn BL.

Một số ít các ca cịn lại có kiểu hình TB non, TB có kích thước trung bình giốngngun tâm bào nhỏ. TB u khó phân biệt với nguyên bào lymphơ có nhiễm sắc chấtdạng hạt mịn, hạch nhân khơng rõ và viền bào tương mỏng<small>1,13</small> (Hình 1.20-1.25).

<b>1.3.8 Đặc điểm HMMD</b>

<i>DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 biểu hiện các dấu ấn của dịng lymphơ bào B, như</i>

CD19, CD20, CD79a and PAX5. Tỉ lệ dương tính của các protein CD10, BCL6 vàMUM1 lần lượt là 88-98%, 75-89% và 17-42%. Y văn thế giới ghi nhận rằng 91-99%

<i>DLBCL/HGBL-MYC/BCL2 có nguồn gốc tế bào u thuộc phân nhóm GCB theo phân</i>

tích lưu đồ Hans. Hầu hết các trường hợp đều biểu hiện dấu ấn MYC (78-86%) vàBCL2 (90-95%), tỉ lệ đồng biểu hiện MYC và BCL2 là 71-81% với giá trị ngưỡngdương tính của MYC là ≥ 40% và BCL2 là ≥ 50%. Chỉ số Ki67 thường cao (50-100%, trung bình 90%), nhưng Ki67 thấp cũng không loại trừ chẩn đốn

<i>DLBCL/HGBL-MYC/BCL2. Có khoảng 2% DLBCL/HGBL- MYC/BCL2 có kèm</i>

biểu hiện TdT ở nhiều mức độ tỉ lệ TB u. Những trường hợp CD20 và BCL6 không

</div>

×