Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ung thư ống dẫn trứng nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.62 MB, 143 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>NGUYỄN KHÁNH DUY</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNGUNG THƯ ỐNG DẪN TRỨNG NGUYÊN PHÁT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>NGUYỄN KHÁNH DUY</b>

<b>CHUYÊN NGÀNH SẢN PHỤ KHOAMÃ SỐ: NT 62 72 13 01</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ MINH TUẤN</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023</b>

<b>NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNGUNG THƯ ỐNG DẪN TRỨNG NGUYÊN PHÁT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệuvà kết quả nêu trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa được cơng bố trongbất cứ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CAM ĐOAN ... i

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU... 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ... 3

1.1. Đặc điểm dịch tễ học ... 3

1.2. Bệnh sinh ... 3

1.3. Yếu tố nguy cơ ... 6

1.4. Đặc điểm mô bệnh học ... 7

1.5. Diễn tiến tự nhiên và phân giai đoạn theo FIGO ... 11

1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng... 13

1.7. Điều trị ung thư ống dẫn trứng nguyên phát ... 17

1.8. Theo dõi sau điều trị ... 22

1.9. Tần suất tái phát và các yếu tố tiên lượng tái phát ... 22

1.10. Tỷ lệ sống cịn tồn bộ và các yếu tố tiên lượng ... 24

1.11. Tình hình ung thư ống dẫn trứng nguyên phát tại BV Từ Dũ ... 24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28

2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 28

2.2. Đối tượng nghiên cứu ... 28

2.3. Cỡ mẫu ... 28

2.4. Thời gian nghiên cứu ... 29

2.5. Địa điểm nghiên cứu ... 29

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.7. Phương pháp tiến hành ... 29

2.8. Mơ hình Nomogram ... 31

2.9. Định nghĩa biến số nghiên cứu ... 32

2.10. Sơ đồ thực hiện nghiên cứu ... 41

2.11. Vai trò của người nghiên cứu ... 41

2.12. Y đức trong nghiên cứu ... 42

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 43

4.1. Bàn luận về thiết kế nghiên cứu ... 66

4.2. Bàn luận về đặc điểm dịch tễ và tiền căn ... 68

4.3. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng ... 72

4.4. Bàn luận về đặc điểm cận lâm sàng ... 75

4.5. Bàn luận về đặc điểm chẩn đoán và cách tiếp cận phẫu thuật ... 80

4.6. Bàn luận về đặc điểm phẫu thuật ... 82

4.7. Bàn luận về đặc điểm mô bệnh học ... 84

4.8. Bàn luận về đặc điểm hóa trị bổ trợ ... 85

4.9. Bàn luận về kết quả điều trị ... 86

4.10. Những điểm hạn chế của đề tài ... 90

4.11. Những điểm mới của đề tài ... 90

KẾT LUẬN ... 92

KIẾN NGHỊ ... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 94

Phụ lục 1. Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gianghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Phụ lục 4. Quyết định công nhận tên đề tài và người hướng dẫn cho học viênBác sĩ nội trú

Phụ lục 5. Chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bệnhviện Từ Dũ

Phụ lục 6. Quyết định đồng ý cho phép tiến hành thu nhận số liệu nghiên cứu tạiBệnh viện Từ Dũ

Phụ lục 7. Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trúPhụ lục 8. Bản nhận xét luận văn Bác sĩ nội trú (Phản biện 1, Phản biện 2)

Phụ lục 9. Kết luận của Hội đồng chấm luận văn Bác sĩ nội trú

Phụ lục 10. Giấy xác nhận đã bổ sung, sửa chữa luận văn theo ý kiến Hội đồngchấm luận văn Bác sĩ nội trú

Phụ lục 11. Đặc điểm các trường hợp ung thư ống dẫn trứng tái phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Tên viết tắt Tên đầy đủ</b>

UTODT Ung thư ống dẫn trứng

UTODTNP Ung thư ống dẫn trứng nguyên phátWHO World Health Organization

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Tiếng Việt <sup>Tiếng Anh</sup></b>

Cắt phần phụ một bên Unilateral salpingo–oophorectomyCắt phần phụ hai bên Bilateral salpingo–oophorectomyDấu ấn sinh học u Tumor markers

Đánh giá giai đoạn qua phẫu thuật Surgical staging

Phẫu thuật bảo tồn Conservative surgeryPhẫu thuật triệt để Radical surgeryPhẫu thuật đánh giá lại giai đoạn Restaging surgerySống cịn khơng bệnh Disease–Free survivalSống cịn tồn bộ Overall survivalTần suất tái phát Recurrent rateUng thư trong biểu mô ống dẫn trứng

dạng dịch trong

Serous tubal intraepithelial carcinoma

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảng 1.1. Các loại mô học thường gặp của UTODTNP. ... 9

Bảng 1.2. Tiêu chẩn chẩn đốn vị trí ngun phát ung thư dịch trong độ mơ họccao ngồi tử cung theo WHO năm 2020 ... 10

Bảng 1.3. Giai đoạn ung thư ống dẫn trứng theo FIGO 2009 ... 12

Bảng 1.4. Những nghiên cứu chính về UTODTNP trên thế giới gần đây. ... 23

Bảng 2.1. Biến số trong nghiên cứu ... 32

Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ của dân số nghiên cứu ... 44

Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu ... 45

Bảng 3.3. Đặc điểm siêu âm của dân số nghiên cứu ... 46

Bảng 3.4. Đặc điểm cộng hưởng từ của dân số nghiên cứu ... 48

Bảng 3.5. Đặc điểm dấu ấn sinh học theo giai đoạn bệnh ... 50

Bảng 3.6. Đặc điểm kết quả tầm soát tế bào học CTC và sinh thiết tầng ... 50

Bảng 3.7. Đặc điểm chẩn đoán trước phẫu thuật của dân số nghiên cứu ... 51

Bảng 3.8. Đặc điểm chẩn đoán trong phẫu thuật của dân số nghiên cứu ... 51

Bảng 3.9. Đặc điểm phương pháp điều trị của dân số nghiên cứu ... 52

Bảng 3.10. Đặc điểm cách tiếp cận phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu ... 52

Bảng 3.11. Đặc điểm đại thể khi phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu ... 53

Bảng 3.12. Đặc điểm cắt lạnh của đối tượng nghiên cứu ... 54

Bảng 3.13. Đặc điểm phương pháp phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu ... 54

Bảng 3.14. Đặc điểm giải phẫu bệnh của đối tượng nghiên cứu ... 55

Bảng 3.15. Đặc điểm giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu ... 56

Bảng 3.16. Đặc điểm hóa trị của dân số nghiên cứu ... 57

Bảng 3.17. Tần suất tái phát theo thời gian ... 58

Bảng 3.18. Phân tích đơn biến mối liên quan giữa các yếu tố với tái phát ... 59

Bảng 3.19. Phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với tái phát ... 61

Bảng 4.1. So sánh tuổi lúc chẩn đoán của một số nghiên cứu về UTODTNP .... 69

Bảng 4.2. So sánh đặc điểm lâm sàng giữa các nghiên cứu về UTODTNP ... 74

Bảng 4.3. So sánh giai đoạn bệnh UTODTNP giữa các nghiên cứu ... 84

Bảng 4.4. So sánh tần suất và yếu tố tiên lượng tái phát của UTODTNP ... 88

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Hình 1.1. Ống dẫn trứng là nguồn gốc của ung thư dịch trong độ mô học cao ... 5

Hình 1.2. Hình ảnh đại thể của UTODTNP trong phẫu thuật ... 8

Hình 1.3. Hình ảnh đại thể của UTODTNP trên các mặt cắt dọc và ngang. ... 8

Hình 1.4. Hình ảnh vi thể của UTODTNP ... 9

Hình 1.5. Đặc điểm nhận diện trực quan trên siêu âm của UTODTNP... 14

Hình 1.6. Hình ảnh UTODTNP trên siêu âm và đại thể ... 14

Hình 3.1. Hình ảnh đại thể UTODTNP được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ. .. 54

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Sơ đồ 1.1. Thuyết phóng nỗn khơng ngừng trong sự hình thành STIC ... 5Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thực hiện nghiên cứu ... 41Sơ đồ 3.1. Sơ đồ kết quả nghiên cứu... 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Biểu đồ 3.1. Tần suất tái phát theo thời gian ... 58Biểu đồ 3.2. Xác suất sống còn chưa tái phát theo nhóm CA 125 ... 62Biểu đồ 3.3. Xác suất sống cịn chưa tái phát theo nhóm phẫu thuật giảm khối . 63Biểu đồ 3.4. Xác suất sống chưa tái phát theo nhóm giai đoạn bệnh ... 64Biểu đồ 3.5. Biểu đồ Nomogram tiên đoán xác suất tái phát theo thời gian ... 65Biểu đồ 4.1. Biểu đồ ứng dụng Nomogram ... 90

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Ung thư ống dẫn trứng nguyên phát (UTODTNP) là loại ung thư phụ khoahiếm gặp, chiếm khoảng 0,14 – 1,8% các khối u ác tính ở đường sinh dục nữ <small>1</small>. Nhữngnghiên cứu dịch tễ học trong thập kỷ qua ghi nhận tỷ lệ mới mắc UTODTNP đang cóxu hướng gia tăng. Tỷ lệ mới mắc UTODTNP tại Phần Lan đã tăng gấp 4,5 lần tronggiai đoạn 1953 – 1997 <small>1, 2</small>. Tương tự, số liệu thống kê từ Viện Ung thư Quốc gia HoaKỳ giai đoạn năm 2001 – 2014 ghi nhận tỷ lệ mới mắc UTODTNP đã tăng gấp 4,2lần, với khoảng 300 – 400 trường hợp được báo cáo hàng năm <small>3, 4</small>. Ngồi ra, nhữngbằng chứng từ mơ bệnh học, di truyền và sinh học phân tử gần đây cho thấy 80% cáckhối u được phân loại là ung thư dịch trong độ mô học cao của buồng trứng hoặcphúc mạc có thể có nguồn gốc từ ống dẫn trứng <small>5, 6</small>. Vì vậy, tỷ lệ mới mắc UTODTNPcó thể đã bị đánh giá thấp hơn so với thực tế.

Tương tự như các ung thư phụ khoa khác, giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩnđoán là yếu tố tiên lượng quan trọng của người bệnh. Tỷ lệ sống cịn tồn bộ sau 5năm đối với UTODTNP giai đoạn I – II là 65% nhưng chỉ còn khoảng 10 – 20% đốivới giai đoạn III – IV <sup>7</sup>. Vì vậy, chẩn đốn chính xác và khởi động điều trị sớm cóảnh hưởng quan trọng đến tiên lượng của người bệnh. Bên cạnh đó, chẩn đốn chínhxác trước điều trị về nguồn gốc của bệnh sẽ giúp chủ động trong tư vấn người bệnhvà lập kế hoạch xử trí. Tuy nhiên, UTODTNP rất khó được chẩn đốn chính xác trướcphẫu thuật. Những báo cáo ghi nhận chỉ có khoảng 0 – 20% người bệnh UTODTNPđược chẩn đoán đúng trước phẫu thuật, và hơn 50% người bệnh bị chẩn đoán lầmtrong lúc phẫu thuật <small>8</small>.

Hiện nay mặc dù được quản lý tương tự như ung thư biểu mô buồng trứng,nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự khác biệt trong kết cục điều trị giữangười bệnh UTODTNP và ung thư biểu mô buồng trứng. So với ung thư biểu mơbuồng trứng, UTODTNP có nguy cơ tái phát cao hơn và có tiên lượng xấu. Tỷ lệ táiphát được ghi nhận khoảng 23,8 – 50% và hầu hết xảy ra trong vòng 3 năm sau điềutrị ban đầu <small>9, 10</small>. Cho đến thời điểm hiện nay, những yếu tố nào liên quan đến sự táiphát của bệnh vẫn còn nhiều tranh luận do số lượng nghiên cứu hạn chế vì tần suất

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

hiếm gặp của bệnh. Mặc dù vậy, việc xác định các yếu tố liên quan đến tái phát củabệnh là cần thiết để có thơng tin tư vấn người bệnh và lập kế hoạch quản lý hiệu quả,từ đó có thể giúp cải thiện kết cục điều trị. Tóm lại, tỷ lệ mới mắc ngày càng gia tăng,cùng với tần suất tái phát cao và tiên lượng xấu đã làm gia tăng nhu cầu chẩn đoánvà điều trị sớm cũng như nhu cầu xác định các yếu tố tiên lượng liên quan đến táiphát của người bệnh UTODTNP.

Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên khoa Sản Phụ khoa lớn tại miền NamViệt Nam. Theo số liệu thống kê hàng năm tại Khoa Ung Bướu Phụ Khoa của Bệnhviện Từ Dũ, số lượng người bệnh UTODTNP được ghi nhận tăng dần trong nhữngnăm gần đây, với 6 trường hợp năm 2015 và 13 trường hợp năm 2020. Tại Việt Namnói chung và bệnh viện Từ Dũ nói riêng, hầu như hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu

<b>về UTODTNP. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàngung thư ống dẫn trứng nguyên phát” nhằm cung cấp dữ liệu về đặc điểm lâm sàng,</b>

cũng như xác định tần suất tái phát và phân tích một số yếu tố liên quan đến tái phátcủa người bệnh UTODTNP tại bệnh viện Từ Dũ, từ đó giúp bác sĩ lâm sàng có thêmthơng tin để tư vấn người bệnh và cải thiện kết cục điều trị.

<b>Câu hỏi nghiên cứu: “Tần suất tái phát của UTODTNP được điều trị tại bệnh viện</b>

Từ Dũ là bao nhiêu và các yếu tố liên quan đến tái phát là gì?”

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của UTODTNP tại bệnh viện Từ Dũ.2. Xác định tần suất tái phát của UTODTNP tại bệnh viện Từ Dũ.

3. Xác định các yếu tố liên quan đến tái phát của UTODTNP tại bệnh viện Từ Dũ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN</b>

<b>1.1. Đặc điểm dịch tễ học của ung thư ống dẫn trứng nguyên phát</b>

Ung thư ống dẫn trứng nguyên phát là loại ung thư phụ khoa hiếm gặp, chiếmtỉ lệ 0,14 – 1,8% các khối u ác tính ở đường sinh dục nữ <small>1</small>. Bệnh có thể xảy ra ở phụnữ từ 18 – 88 tuổi, độ tuổi xuất hiện phổ biến nhất là từ 40 – 60 tuổi, với độ tuổi trungbình là 55 tuổi <small>8</small>. Tỷ lệ mới mắc UTODTNP đã tăng lên trong những thập kỷ qua vàdao động trong khoảng 2,9 – 5,7 trên một triệu phụ nữ mỗi năm <small>3</small>.

<b>1.2. Bệnh sinh của ung thư ống dẫn trứng nguyên phát</b>

Bệnh sinh của UTODTNP vẫn chưa được hiểu rõ. Trước đây, thuật ngữ ungthư biểu mô buồng trứng thường được sử dụng như một thuật ngữ chung cho ung thưbiểu mơ có nguồn gốc từ buồng trứng, ống dẫn trứng và phúc mạc. Gần đây, nhữngbằng chứng từ mô bệnh học, di truyền và sinh học phân tử cho thấy ống dẫn trứng lànguồn gốc chính của ung thư dịch trong độ mơ học cao của buồng trứng và phúc mạc<small>5, 6</small>. Mặc dù vậy, tại sao các tế bào biểu mô ống dẫn trứng bị nghịch sản và những yếutố nào thúc đẩy sự di chuyển của các tế bào biểu mô nghịch sản này đến bề mặt buồngtrứng và phúc mạc vẫn chưa được xác định đầy đủ. Các yếu tố gen, yếu tố sinh sảnvà nội tiết được cho là đóng vai trị quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của UTODTNP<small>11, 12</small>.

Cấu trúc biểu mô ống dẫn trứng ở người là một lớp biểu mơ hình trụ với hailoại tế bào chủ yếu là tế bào nhung mao và tế bào chế tiết. Quá trình nghịch sản tếbào biểu mơ ống dẫn trứng có liên quan đến đột biến gen của các tế bào chế tiết, trong

<i>đó đột biến gen TP53 liên quan đến hoạt động phóng nỗn đóng vai trị quan trọng.</i>

Giả thuyết phóng nỗn khơng ngừng (incessant ovulation hypothesis) trước đây chorằng ung thư biểu mô buồng trứng là hậu quả của việc lặp đi lặp lại những vi chấnthương trên bề mặt buồng trứng do hoạt động phóng nỗn. Tuy nhiên, những hiểubiết hiện nay về giả thuyết phóng nỗn khơng ngừng đã được thay đổi dựa trên nhữnghiểu biết về vai trò của tổn thương tại chỗ – ung thư trong biểu mô ống dẫn trứngdạng dịch trong (serous tubal intraepithelial carcinoma, STIC) trong sự phát triển vàtiến triển của UTODTNP. Người ta cho rằng sự tiếp xúc với môi trường dịch nang

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

rất giàu các cytokine gây viêm sau phóng nỗn của tế bào bài tiết biểu mô ống dẫntrứng gây tăng các gốc oxy hóa tự do, hoạt hóa các tín hiệu viêm nội bào và nhiễmđộc gen (genotoxic) dẫn đến tổn thương DNA và tăng chết tế bào theo chương trìnhphụ thuộc protein p53 (Sơ đồ 1.1) <small>11</small>. Ban đầu tình trạng stress tế bào sẽ dẫn đến việchoạt hóa và tăng tính ổn định của protein p53, tạo điều kiện cho việc sửa chữa DNAvà ức chế sự tăng sinh của tế bào thơng qua q trình chết theo chương trình. Tuynhiên, tình trạng stress tế bào lặp đi lặp lại do hoạt động phóng nỗn có thể dẫn đến

<i>đột biến của gen TP53 của tế bào biểu mô ống dẫn trứng </i><small>13</small><i>. Đột biến gen TP53 gây</i>

ra sự biểu hiện quá mức và tích tụ protein p53 đột biến nhưng không thể liên kết vớiDNA dẫn đến sự tăng sinh khơng kiểm sốt tế bào, và cùng với việc tích lũy các sailệch di truyền khác như sự ngắn dần của telomere (q trình lão hóa), đột biến hoặcthay đổi số lượng bản sao trong các gen quy định quá trình sửa chữa DNA, quá trình

<i>chết tế bào theo chương trình khác như BRCA, CCNE1, STMN1…cuối cùng sẽ dẫn</i>

đến tổn thương STIC <small>13</small>. Tổn thương STIC sau đó xâm lấn vào trong mô đệm tạothành UTODTNP hay di căn đến bề mặt buồng trứng, phúc mạc gây ung thư dịchtrong của buồng trứng hay phúc mạc <sup>10</sup>. Thật vậy, mối liên quan giữa hoạt động phóngnỗn và UTODTNP đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học <small>14-16</small>.Ngoài ra, các nghiên cứu ghi nhận STIC hiện diện ở phần lớn những khối u đượcphân loại là ung thư dịch trong độ mô học cao vùng chậu và giải trình tự gen xác nhận

<i>sự tương đồng của đột biến gen TP53 ở STIC và các khối u di căn </i><small>5,12</small>. Những kết quảnày gợi ý rằng ống dẫn trứng là nguồn gốc chính của ung thư dạng dịch trong độ môhọc cao của buồng trứng và phúc mạc <small>17</small>.

Ngồi ung thư dịch trong, UTODTNP cịn có nhiều loại mơ học khác (sẽ đượctrình bày ở phần đặc điểm mô bệnh học UTODTNP), tuy nhiên cơ chế bệnh sinh củanhững loại ung thư này vẫn chưa được hiểu biết rõ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Sơ đồ 1.1. Thuyết phóng nỗn khơng ngừng trong sự hình thành STIC <small>13</small>.

Hình 1.1. Ống dẫn trứng là nguồn gốc chính của ung thư dịch trong độ mô học cao <sup>12</sup>.

<b>Phơi nhiễm dịch nang do phóng nỗn khơng ngừng</b>

Tăng tín hiệu viêm nội bàoStress oxy hóaTổn thương DNA

Đột biến gen

<i>BRCA 1/2</i>

<b>Dấu ấn p53</b>

<i>• Đột biến TP53• Y-H2AX• CCNE1• STMN1</i>

<i>• Mất dị hợp TP53• Y-H2AX</i>

<i>• Ki67• CCNE1• STMN1• PTEN</i>

<i>• Ngắn dần telomere• Mất gen sửa chữa DNA</i>

Tế bào chế tiết biểu mô ODT bình thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>1.3. Yếu tố nguy cơ của ung thư ống dẫn trứng nguyên phát1.3.1. Yếu tố di truyền</b>

<i>Trong tế bào bình thường, gen BRCA 1 và BRCA 2 đóng vai trị rất quan trọng</i>

trong việc duy trì sự ổn định di truyền thơng qua q trình sửa chữa DNA và chết tế

<i>bào theo chương trình. Phụ nữ mang đột biến gen BRCA được chứng minh là có nguy</i>

cơ rất cao mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng <small>18</small><i>. Những nghiên cứu gần đây ghinhận đột biến gen BRCA cũng có vai trị trong việc hình thành UTODTNP </i><small>19-22</small>. Phântích giải phẫu bệnh ống dẫn trứng theo quy trình cắt bỏ và kiểm tra tồn diện loa vòitrong trường hợp cắt hai phần phụ dự phòng để giảm nguy cơ ung thư ở những phụ

<i>nữ mang đột biến gen BRCA ghi nhận tỉ lệ ung thư tiềm ẩn là 5 – 15%, trong đó STIC</i>

chiếm tỉ lệ 1 – 6% <small>23</small>. Ngược lại, nghiên cứu của Aziz và cộng sự ghi nhận tỉ lệ đột

<i>biến gen BRCA 1 và BRCA 2 ở người bệnh mắc UTODTNP lần lượt là 11% và 5%</i>

<small>19</small>. Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của Brose và cộng sự ước tính nguy cơ mắc ung thư

<i>trọn đời đối với phụ nữ mang đột biến gen BRCA 1 ghi nhận nguy cơ mắc UTODTNP</i>

cao gấp 120 lần so với dân số chung, trong khi nguy cơ mắc ung thư buồng trứng vàung thư vú chỉ cao gấp 29 lần và 6 lần so với dân số chung <small>24</small>. Ngoài ra, nghiên cứucũng ghi nhận tuổi trung bình khi được chẩn đốn đối với người bệnh UTODTNP có

<i>đột biến gen BRCA1 là 51,2 tuổi, sớm hơn khoảng 9 năm so với người bệnh khơngcó đột biến gen BRCA (tuổi trung bình là 60,1 tuổi) </i><small>19</small>. Dựa trên những bằng chứngcập nhật về nguồn gốc ung thư biểu mô buồng trứng, ống dẫn trứng, ung thư phúcmạc, Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (2021) khuyến cáo những phụ nữ có đột biến

<i>BRCA 1 nên cân nhắc cắt hai phần phụ dự phòng để giảm nguy cơ ung thư buồng</i>

trứng, ống dẫn trứng và phúc mạc trong độ tuổi từ 35 – 40 tuổi; đối với phụ nữ có đột

<i>biến BRCA 2 có thể trì hỗn đến 40 – 45 tuổi vì ung thư khởi phát muộn hơn </i><small>25</small>.

<b>1.3.2. Yếu số sinh sản và nội tiết</b>

Mối liên quan giữa giả thuyết phóng nỗn khơng ngừng và nguy cơUTODTNP đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học. Phụ nữ đa sản,phụ nữ cho con bú, phụ nữ có sử dụng viên uống tránh thai đã được chứng minh giảmcó ý nghĩa nguy cơ UTODTNP <small>15, 26</small>. Cụ thể, nghiên cứu của Riska và cộng sự ghi

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

nhận nguy cơ UTODTNP ở phụ nữ sinh 1 – 2 con, phụ nữ sinh ≥ 3 con giảm có ýnghĩa so với phụ nữ chưa sinh con với tỷ lệ lần lượt là OR = 0,63, KTC 95% 0,44 –0,91 và OR = 0,32, KTC 95% 0,19 – 0,52 <small>26</small>. Nghiên cứu của Jordan và cộng sự ghinhận nguy cơ UTODTNP thấp hơn có nghĩa ở phụ nữ cho con bú (giảm 4% nguy cơcho mỗi tháng cho con bú), phụ nữ có sử dụng viên uống tránh thai (giảm 6% nguycơ cho mỗi năm sử dụng) so với nhóm chứng <small>14</small>. Ngược lại, phụ nữ có kinh sớm, mãnkinh muộn được chứng minh gia tăng nguy cơ mắc UTODTNP <sup>14-16</sup>.

Ngoài ra, thời gian mãn kinh kéo dài, sử dụng liệu pháp hormone thay thế,bệnh lý viêm ống dẫn trứng mãn tính cũng được chứng minh gia tăng nguy cơUTODTNP trong một số nghiên cứu <sup>8, 27-29</sup>.

<b>1.3.3. Yếu tố nguy cơ khác</b>

Ung thư ống dẫn trứng nguyên phát có thể có mối liên quan với tình trạngkinh tế xã hội và nghề nghiệp <sup>1</sup>.

<b>1.4. Đặc điểm mô bệnh học của ung thư ống dẫn trứng nguyên phát1.4.1. Đặc điểm đại thể</b>

Đa số ung thư ở một bên và nằm ở đoạn xa ống dẫn trứng, với tỉ lệ bên tráivà phải tương đương nhau. Ung thư hiện diện ở cả hai ống dẫn trứng cùng lúc thìkhơng phổ biến, với tỷ lệ dao động từ 0 – 26% <small>8</small>. Đại thể UTODTNP đặc trưng chủyếu bởi sự giãn lớn và biến dạng của ống dẫn trứng. Hình ảnh trong phẫu thuật củaUTODTNP có thể bị chẩn đốn lầm là ống dẫn trứng ứ dịch hay ứ máu <small>30</small>. Khi khốiu xâm lấn qua thanh mạc ống dẫn trứng có thể dính với những cấu trúc xung quanhnhư tử cung, buồng trứng, thường là buồng trứng tạo thành phức hợp ống dẫn trứng– buồng trứng giống như khối áp xe phần phụ (hình 1.2) <small>30</small>. Trên mặt cắt dọc khối uthường có màu vàng hoặc nâu, và có sự hiện của phần đặc hoặc cấu trúc nhú (hình1.3). Trong những trường hợp ung thư xâm lấn sớm, ống dẫn trứng có thể khơng cóbất thường đại thể và chỉ được chẩn đốn trên vi thể <small>31</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Hình 1.2. Hình ảnh đại thể của UTODTNP trong phẫu thuật <small>32</small>.Khối u dính với tử cung, buồng trứng giống như khối áp xe phần phụ.

Hình 1.3. Hình ảnh đại thể của UTODTNP trên các mặt cắt dọc và ngang <small>31</small>.

<b>1.4.2. Đặc điểm vi thể</b>

Hầu hết UTODTNP là ung thư biểu mô, trong đó ung thư dịch trong là loạimơ học thường gặp nhất (bảng 1.1). Đặc điểm vi thể của ung thư biểu mơ dịch tronglà những tế bào u có nhân dị dạng nặng, chỉ số phân bào cao, và có nhiều vùng hoạitử. Cấu trúc tế bào rất đa dạng gồm các cấu trúc nhú, vi nhú, mô đặc, tuyến, vi nang.Phổ biến nhất là dạng nhú và vi nhú, có thể tạo thành cấu trúc như đường nứt, khe(hình 1.5) <small>31</small>. Các loại ung thư biểu mơ khác ít gặp hơn của UTODTNP gồm ung thưdạng nội mạc tử cung và ung thư dịch nhầy, ung thư tế bào sáng, và ung thư tế bàochuyển tiếp <sup>33</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Hình 1.4. Hình ảnh vi thể của UTODTNP <small>32</small>.Hình A. Ung thư dạng dịch trong xâm lấn vào lớp cơ.Hình B. Ung thư dạng nội mạc tử cung.

Ung thư biểu mơ ống dẫn trứng cịn được phân loại theo độ mơ học, gồm: độI (biệt hóa cao), độ II (biệt hóa trung bình), độ III (biệt hóa kém). Độ mô học là mộtyếu tố tiên lượng độc lập của UTODTNP, độ mơ học càng cao thì tiên lượng càngxấu. Độ mô học II và III liên quan chặt chẽ với nhau, do vậy phần lớn các nghiên cứuthường nhóm 2 độ này vào nhóm độ mơ học cao, tức báo cáo phân độ mô học của utheo hệ thống 2 mức gồm: độ mô học thấp (độ I) và độ mô học cao (độ II và III).Tương tự như ung thư biểu mô buồng trứng, hầu hết người bệnh UTODTNP có độmơ học cao (hơn 90%) <small>34</small>.

Bảng 1.1. Các loại mô học thường gặp của UTODTNP <small>33</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

dẫn trứng bao gồm sarcoma, carcinosarcoma, leiomyosarcoma …<small>32, 33</small>. Ngồi ra, ungthư ống dẫn trứng cũng có thể là ung thư di căn từ những vị trí khác của đường sinhdục như tử cung, cổ tử cung hay ngoài đường sinh dục như ung thư vú, ung thư từđường tiêu hóa, ruột thừa, bàng quang <small>35</small>.

<b>1.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn vị trí ung thư ngun phát trên mơ bệnh học</b>

Tiêu chuẩn chẩn đốn xác định vị trí UTODTNP trên mô bệnh học của Sedlisvà cộng sự <small>36</small> là tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi nhất, và được định nghĩa như sau:

• Phần lớn khối u xuất phát từ ống dẫn trứng, và

• Hình ảnh mô bệnh học xuất phát từ lớp biểu mô ống dẫn trứng, và• Có sự hiện diện vùng chuyển tiếp giữa lớp biểu mơ lành và ác tính, và• Buồng trứng và nội mạc tử cung bình thường hoặc chứa ít khối u hơn

so với ống dẫn trứng.

Gần đây, dựa vào những bằng chứng cập nhật về ống dẫn trứng là nguồn gốcchính của ung thư dạng dịch trong của buồng trứng và phúc mạc, Tổ chức Y tế Thếgiới năm 2020 đã chính thức cập nhật tiêu chuẩn chẩn đốn vị trí ngun phát ungthư dịch trong độ mơ học cao có nguồn gốc ngồi tử cung và được trình bày trongbảng 1.2, tuy nhiên tiêu chuẩn này hiện nay vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam nóichung và bệnh viện Từ Dũ nói riêng <small>37</small>.

Bảng 1.2. Tiêu chẩn chẩn đốn vị trí ngun phát ung thư dịch trong độ mơ học caongồi tử cung theo WHO năm 2020 <sup>37</sup>.

Ung thư ống dẫn trứng

STIC hiện diện hoặc

Ung thư xâm lấm niêm mạc ống dẫn trứng hoặc

Một phần hoặc tồn bộ ống dẫn trứng dính liền với khốiống dẫn trứng – buồng trứng.

Ung thư buồng trứng

Cả hai ống dẫn trứng đều tách rời khối buồng trứng và,Không có sự hiện diện của STIC hoặc ung thư xâm lấmniêm mạc ở cả hai ống dẫn trứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Vị trí ngun phát Tiêu chuẩn chẩn đốn</b>

Ung thư ống dẫn trứng– buồng trứng

Ống dẫn trứng và buồng trứng khơng đủ mẫu để kiểmtra tồn diện và,

Đặc điểm bệnh học của mô phù hợp với ung thư dịchtrong độ mơ học cao ngồi tử cung.

Phân giai đoạn của UTODTNP theo Liên đoàn Sản Phụ khoa quốc tế(International Federation of Gynaecology and Obstetrics, FIGO) năm 2009 tương tựnhư phân giai đoạn của ung thư buồng trứng, ung thư phúc mạc nguyên phát và được

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

trình bày trong bảng 1.3 <small>42</small>.

Bảng 1.3. Giai đoạn ung thư ống dẫn trứng theo FIGO 2009 <sup>42</sup>.

IB U ở cả 2 ống dẫn trứng, các yếu tố khác giống giai đoạn IA

IIIB Ung thư di căn đại thể phúc mạc ngồi vùng chậu ≤ 2 cm, khơngdi căn hạch sau phúc mạc và hạch bẹn

IIIC Ung thư di căn đại thể phúc mạc ngoài vùng chậu > 2 cm, và/hoặcdi căn hạch sau phúc mạc hoặc hạch bẹn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>Giai đoạn Định nghĩa</b>

<b>1.6. Đặc điểm về lâm sàng và đặc điểm cận lâm sàng của ung thư ống dẫntrứng ngun phát</b>

Chẩn đốn UTODTNP có thể được nghi ngờ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng,cận lâm sàng và hình ảnh học. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 0 – 20% người bệnhUTODTNP được chẩn đoán trước phẫu thuật, và hơn 50% người bệnh bị chẩn đoánlầm trong lúc phẫu thuật <small>9, 43, 44</small>.

<b>1.6.1. Đặc điểm lâm sàng</b>

Hầu hết người bệnh UTODTNP có biểu hiện triệu chứng lúc chẩn đốn (91– 94%). Mức độ biểu hiện triệu chứng của UTODTNP phần lớn liên quan đến mứcđộ tắc nghẽn đoạn xa ống dẫn trứng. Những triệu chứng phổ biến gồm xuất huyết tửcung bất thường, đặc biệt ở phụ nữ hậu mãn kinh (30 – 68%), đau bụng dưới (31 –56%), tiết dịch âm đạo bất thường (20%), bụng to dần (15%) <small>33, 38</small>. Ngồi ra, ngườibệnh có thể có biểu hiện triệu chứng của ung thư di căn như đau lưng, đau đầu, thiểuniệu, khó thở. Khám lâm sàng có thể sờ thấy khối ở phần phụ (10 – 60%), và nhữngdấu hiệu giai đoạn tiến xa như: báng bụng (5%), sờ thấy hạch bẹn. Tam chứng Laztkogồm tiết dịch âm đạo hoặc ra huyết từng đợt, đau bụng từng cơn và khối u vùng bụnghoặc vùng chậu, được xem là tam chứng đặc trưng của UTODTNP, tuy nhiên chỉ xảyra ở 0 – 15% trường hợp <small>33, 38</small>.

<b>1.6.2. Đặc điểm hình ảnh học1.6.2.1. Đặc đểm trên siêu âm</b>

Dấu hiệu điển hình (nhận diện trực quan) trên siêu âm của UTODTNP thườngđược mô tả trong y văn là khối u đặc hoặc có sự hiện diện của phần đặc hoặc cấu trúcnhú, có dạng hình ống hoặc hình trứng (hình 1.6) <small>45</small>. Các biểu hiện khác trên siêu âm

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

của UTODTNP có thể giống biểu hiện của các bệnh lý vùng chậu khác như áp xevùng chậu, khối u buồng trứng và thai ngồi tử cung <sup>8</sup>.

Hình 1.5. Đặc điểm nhận diện trực quan trên siêu âm của UTODTNP <small>45</small>.A. Hình ảnh khối hình ống với sự hiện của cấu trúc nhú bên trongB. Hình ảnh khối hình ống với sự hiện của phần đặc

C. Hình ảnh khối u đặc hình ống hoặc hình trứng

Hình 1.6. Hình ảnh UTODTNP trên siêu âm và đại thể <sup>46</sup>.Hình A. Hình ảnh khối hình ống với sự hiện phần đặc trên siêu âm.Hình B. Hình ảnh đại thể với phần đặc bên trong sau phẫu thuật.

Đối với các khối u vùng chậu, các mơ hình tiên đốn lành – ác dựa trên siêm có hay khơng kèm dấu ấn sinh học của IOTA như các chỉ báo hiển nhiên, các quytắc đơn giản, mơ hình nguy cơ ác tính theo quy tắc đơn giản, mơ hình ADNEX đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

được chứng minh có giá trị cao. Tuy nhiên, dữ liệu phát triển các mơ hình tiên đốncủa IOTA bao gồm rất hạn chế số trường hợp UTODTNP (34/6000 trường hợp) <sup>47</sup>.Mặc dù vậy, giá trị các mơ hình IOTA trên siêu âm trong chẩn đoán UTODTNP đãđược nghiên cứu nhiều hơn trong thời gian gần đây. Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đatrung tâm của Ludovisi và cộng sự mô tả đặc điểm 79 trường hợp UTODTNP theothuật ngữ IOTA ghi nhận khoảng 67% UTODTNP được phân loại là u đặc, 18% là uđa thùy đặc, 13% là u đơn thùy đặc và 3% là u đơn thùy. Hầu hết khối u đều có tăngsinh mạch máu trung bình hoặc mạnh <small>45</small>. Gần đây nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu củaTongsong và cộng sự đánh giá năng lực chẩn đốn của mơ hình quy tắc đơn giản theoIOTA kết hợp với các đặc điểm nhận diện trực quan trong chẩn đoán UTODTNP trên482 phụ nữ với khối u vùng chậu trước phẫu thuật 24 giờ, trong đó UTODTNP đượcchẩn đoán khi quy luật đơn giản phân loại khối u là ác tính hoặc khơng phân loại vàít nhất 1 trong hai 2 tiêu chuẩn: buồng trứng cùng bên khối u bình thường hoặc khốiu có đặc điểm nhận diện trực quan của UTODTNP. Nghiên cứu ghi nhận mơ hìnhquy tắc đơn giản của IOTA kết hợp với nhận diện trực quan có độ nhạy là 86,7% vàđộ đặc hiệu là 97,4% trong chẩn đoán UTODTNP trước phẫu thuật <small>46</small>.

<b>1.6.2.2. Đặc điểm cộng hưởng từ</b>

Cộng hưởng từ thường được chỉ định khi siêu âm không thể đánh giá đầy đủkhối u vì kích thước lớn, hay khi khơng thể xác định nguồn gốc của một khối u ởvùng chậu. So với siêu âm và CT scan, cộng hưởng từ là kỹ thuật có nhiều ưu điểmvì khơng có nguy cơ nhiễm bức xạ ion hóa, trường khảo sát lớn, và đặc biệt là khảnăng đánh giá các mô mềm vùng chậu <small>48</small>. Nhờ vào biểu hiện của các cấu trúc trên cácchuỗi xung T1W, T2W và T1FS giúp cung cấp thông tin về giải phẫu, cấu trúc, thànhphần trong u dựa trên sự khác biệt tín hiệu <small>48</small>. Gần đây cộng hưởng từ khuếch tán,cộng hưởng từ động học bắt thuốc tương phản cũng được ứng dụng và giúp tăng khảnăng phân biệt tính lành ác của khối u vùng chậu <small>48</small>. Đặc điểm đặc trưng củaUTODTNP trên cộng hưởng từ là khối u đặc hoặc u có phần đặc, hình ống hoặc hìnhxúc xích có tín hiệu thấp trên T1W, cao trên T2W, bắt thuốc tương phản và hạn chếkhuếch tán. Ngoài ra có thể đi kèm với hình ảnh ống dẫn trứng hoặc buồng tử cung ứ

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

dịch <small>49</small>. Nghiên cứu của Ma và cộng sự ghi nhận sự hiện hiện khối u đặc hoặc khối ucó phần đặc ở vùng chậu kết hợp với một trong các tiêu chí: 1) có dạng hình ống hoặchình xúc xích, hoặc 2) ống dẫn trứng cùng bên ứ dịch, hoặc 3) ứ dịch buồng tử cungtrên cộng hưởng từ có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoánâm trong chẩn đoán UTODTNP lần lượt là 89%, 100%, 100%, và 93% <sup>50</sup>.

<b>1.6.2.3. Hình ảnh học khác</b>

Một số hình ảnh học khác như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp Positron cắtlớp (PET) cũng có thể cung cấp thêm thông tin về mức độ bệnh và các vị trí di căn,cho phép bác sĩ lâm sàng lập kế hoạch can thiệp và điều trị thích hợp <small>8</small>.

<b>1.6.3. Dấu ấn sinh học</b>

Dấu ấn sinh học khối u Cancer Antigen 125 (CA 125) là một chất chỉ điểmkhối u hữu ích giúp chẩn đốn, đánh giá đáp ứng với điều trị và phát hiện tái pháttrong UTODTNP. Nghiên cứu của Gadducci và cộng sự ghi nhận nồng độ CA 125huyết thanh trước phẫu thuật ≥ 35 U/ml trong 85,3% trường hợp UTODTNP (68,7%cho giai đoạn I – II và 94,7% cho giai đoạn III – IV) <small>51</small>. Tăng CA 125 trước điều trịlà một yếu tố tiên lượng độc lập cho tiên lượng sống cịn tồn bộ và sống cịn khơngbệnh ở người bệnh UTODTNP <small>38</small>. Ngồi ra, diễn tiến nồng độ CA 125 sau phẫu thuậtđược chứng minh có liên quan đến đáp ứng với hóa trị, và là dấu hiệu sớm đối với sựtiến triển của khối u trong quá trình theo dõi <sup>52</sup>. Nghiên cứu ghi nhận thời gian giữatăng nồng độ CA 125 trong huyết thanh đến khi chẩn đoán ung thư tái phát trên lâmsàng hoặc hình ảnh học có trung vị là 3 tháng (dao động từ 0,5 – 7 tháng) <small>38</small>.

Human Epididymal Secretory Protein 4 (HE4) là một glycoprotein, sản phẩm

<i>của gen WFDC 2 (HE4) cũng được ghi nhận biểu hiện quá mức trong UTODTNP.</i>

Nghiên cứu của Mi và cộng sự ghi nhận nồng độ HE4 trong huyết thanh ở người bệnhUTODTNP cao hơn đáng kể so với ở người bệnh có khối u vùng chậu lành tính (p<0,001), và sự kết hợp giữa nồng độ HE4 và CA 125 có độ nhạy cao hơn (độ nhạy là71,4%) so với CA 125 (64,3%) hoặc HE4 (35,7%) đơn độc trong chẩn đoánUTODTNP <small>53</small>. Những nghiên cứu gần đây ghi nhận HE4 cũng có giá trị trong tiênlượng và chẩn đoán UTODT tái phát như CA 125. Nghiên cứu của Mi và cộng sự ghi

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nhận người bệnh UTODTNP gia tăng HE4 trước phẫu thuật có nguy cơ tái phát caohơn gấp 9 lần so với người bệnh có nồng độ HE4 bình thường trước phẫu thuật (OR9,92, KTC 95% 2,95 – 33,32). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi nhận mặc dù tỉ lệgia tăng nồng độ HE4 trong UTODT tái phát thấp hơn so với và CA 125, với tỉ lệ lầnlượt là 82,2% và 92,6%, tuy nhiên có hai trường hợp tái phát đã được chẩn đoán chỉbằng HE4 và năm trường hợp tái phát có sự gia tăng nồng độ HE4 sớm hơn so vớiCA 125 <sup>53, 54</sup>.

<b>1.6.4. Cận lâm sàng khác</b>

Khoảng 0 – 23% người bệnh UTODTNP có kết quả tế bào học cổ tử cungbất thường, gồm ung thư biểu mơ tuyến hoặc tế bào tuyến khơng điển hình <sup>8</sup>. Vì vậy,đánh giá nồng độ CA 125 và siêu âm qua ngả âm đạo để loại trừ ung thư ống dẫntrứng nên được xem xét ở những phụ nữ với kết quả tế bào học này và có kết quả âmtính đối với ung thư biểu mơ kênh cổ tử cung và nội mạc tử cung (endocervical andendometrial carcinoma) <small>32</small>.

<b>1.7. Điều trị ung thư ống dẫn trứng nguyên phát</b>

Cho đến thời điểm hiện tại điều trị UTODTNP thường dựa trên những cơ sởdữ liệu thu được từ điều trị ung thư biểu mơ buồng trứng, trong đó phẫu thuật và hóatrị là phương thức điều trị chính <sup>34</sup>.

<b>1.7.1. Phẫu thuật</b>

Phẫu thuật có vai trị rất quan trọng trong điều trị UTODTNP. Phẫu thuậtnhằm mục đích phân giai đoạn và giảm khối tế bào ung thư. Về cách tiếp cận nội soihay phẫu thuật hở thì phẫu thuật mở bụng đường dọc giữa được khuyến cáo. Phẫuthuật nội soi có vai trị hạn chế trong điều trị, chủ yếu được chấp nhận để đánh giátính khả thi của phẫu thuật giảm khối tối ưu hoặc xếp lại giai đoạn đầy đủ bởi chuyêngia về phẫu thuật ung thư phụ khoa <small>34</small>.

<b>1.7.1.1. Phẫu thuật phân giai đoạn và giảm khối nguyên phát</b>

Phẫu thuật mở bụng đường dọc giữa đánh giá chính xác giai đoạn đượckhuyến cáo trong điều trị người bệnh giai đoạn sớm. Trong phẫu thuật nếu khơng cóbằng chứng di căn có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được, cần thực hiện những bước sau

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

để xác định giai đoạn:

• Quan sát ổ bụng, nếu có dịch báng thì lấy thử tế bào. Nếu khơng có dịchbáng thì rửa ổ bụng bằng dung dịch nước muối sinh lý ở khoang phúcmạc ở cơ hoành, ở rãnh đại tràng phải và trái, và vùng chậu để tìm tếbào ác tính.

• Quan sát cẩn thận và sờ nắn toàn bộ bề mặt phúc mạc, kể cả vùng ganvà vịm hồnh.

• Cắt tử cung hoàn toàn và hai phần phụ trong hầu hết trường hợp.• Nạo hạch chọn lọc vùng chậu và cạnh động mạch chủ.

• Cắt mạc nối lớn.

• Sinh thiết mọi tổn thương nghi ngờ.

• Nếu không phát hiện được các tổn thương xâm nhiễm phúc mạc, sinhthiết ngẫu nhiên hoặc sinh thiết lá phúc mạc bàng quang, túi cùng trước,rãnh đại tràng phải và trái, hai thành chậu.

• Cắt ruột thừa trong trường hợp nghi ngờ <small>34</small>.

Đối với người bệnh trẻ tuổi mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản, phẫu thuậtcắt phần phụ một bên (bảo tồn tử cung và phần phụ đối bên) và phân giai đoạn toàndiện qua phẫu thuật có thể thích hợp cho các khối u một bên giai đoạn I (giai đoạn IAvà IC). Đối với những khối u giai đoạn IB mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản, cắthai phần phụ (bảo tồn tử cung) và phân giai đoạn toàn diện qua phẫu thuật có thểđược xem xét <small>34</small>.

Một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng ở người bệnh UTODTNP làthể tích tổn thương cịn sót lại sau phẫu thuật <small>55</small>. Do đó, những người bệnh có tìnhtrạng sức khỏe cho phép nên phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn kèm hai phần phụ vàcố gắng lấy tối đa các tổn thương có thể <sup>55</sup>. Dựa trên dữ liệu gần đây từ thử nghiệmnạo hạch ngẫu nhiên trong nghiên cứu LION, việc loại bỏ các hạch bạch huyết âmtính trên lâm sàng trong q trình phẫu thuật khơng làm tăng tỷ lệ sống tồn bộ hoặcsống cịn khơng bệnh, và do đó khơng khuyến cáo nạo hạch thường quy nếu lâm sàngkhông nghi ngờ <small>56</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>1.7.1.2. Phẫu thuật giảm khối sau hóa trị tân bổ trợ</b>

Tổng trạng của người bệnh là một yếu tố quan trọng trong phẫu thuật. Ở mộtsố người bệnh chọn lọc như người bệnh có tổng trạng kém, mắc các bệnh nội khoanghiêm trọng, người bệnh giai đoạn tiến xa lúc chẩn đốn, tân hóa trị bổ trợ kết hợpphẫu thuật giảm khối sau đó đặc biệt hữu ích và sẽ được trình bày trong phần tân hóatrị bổ trợ <small>34</small>.

<b>1.7.2. Hóa trị</b>

<b>1.7.2.1. Hố trị cho người bệnh ung thư giai đoạn sớm</b>

Tiên lượng của những người bệnh giai đoạn IA, IB, ung thư biểu mô độ 1 –2 của UTODTNP là tốt, hóa trị bổ trợ khơng mang lại lợi ích và không được chỉ định<small>34</small>. Đối với các khối ung thư có độ mơ học cao, giai đoạn IC trở lên hóa trị bổ trợ dựatrên platinum được thực hiện cho hầu hết người bệnh. Số chu kỳ tối ưu ở người bệnhgiai đoạn I chưa được xác định rõ ràng, thường là từ 3 đến 6 chu kỳ. Nghiên cứu 157của Nhóm Ung thư Phụ khoa (GOG) ghi nhận hiệu quả của 3 chu kỳ carboplatin vàpaclitaxel tương đương với 6 chu kỳ, tuy nhiên trong phân tích dưới nhóm, 6 chu kỳcho kết quả tốt hơn ở những người bệnh ung thư dạng dịch trong độ mô học cao <sup>34</sup>.

<b>1.7.2.2. Hoá trị cho người bệnh ung thư giai đoạn tiến xa</b>

Hầu hết người bệnh ung thư giai đoạn tiến xa được hóa trị bổ trợ sau phẫuthuật. Tiêu chuẩn được chấp nhận là 6 chu kỳ hóa trị kết hợp dựa trên platinum (kếthợp 1 loại platinum (carboplatin hoặc cisplatin) và một taxane (paclitaxel hoặcdocetaxel)). Phác đồ tiêm tĩnh mạch được chấp nhận bởi đồng thuận của Mạng lướiUng thư Toàn diện Quốc gia (National Comprehensive Cancer Network (NCCN))năm 2022 gồm:

• Paclitaxel, 175 mg/m<small>2</small> truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, kèm theo sau làcarboplatin, được định lượng liều bởi diện tích dưới đường cong (AreaUnder the Curve, AUC) từ 5 đến 6 tiêm tĩnh mạch trong 1 giờ vào ngày1, tiêm mỗi 3 tuần một lần cho 6 chu kỳ.

• Paclitaxel liều đậm đặc, 80 mg/m<small>2</small> tiêm tĩnh mạch trong 1 giờ vào cácngày 1, 8 và 15 kèm carboplatin AUC 5 đến 6 tiêm tĩnh mạch trong 1

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

giờ vào ngày 1, mỗi 3 tuần một lần cho 6 chu kỳ.

• Paclitaxel 60 mg/m<small>2</small> trong 1 giờ kèm theo sau là carboplatin AUC 2tiêm tĩnh mạch trong 30 phút, hàng tuần trong 18 tuần

• Docetaxel, 60 – 75 mg/m<small>2</small> truyền tĩnh mạch 1 giờ kèm sau đó làcarboplatin, liều lượng AUC từ 5 đến 6 tiêm tĩnh mạch trong 1 giờ vàongày 1, mỗi 3 tuần một lần cho 6 chu kỳ.

• Carboplatin AUC 5 kèm với pegylated liposomal doxorubicin 30mg/m<sup>2</sup> mỗi 4 tuần cho 6 chu kỳ <sup>57</sup>.

Đối với người bệnh có thể trạng kém, có bệnh đồng mắc, bệnh giai đoạn IVhoặc lớn tuổi (> 65 tuổi) có thể khơng dung nạp được với những phác đồ tiêm tĩnhmạch kết hợp tiêu chuẩn. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên giai đoạn 3 (MITO–7)gần đây đánh giá hiệu quả phác đồ paclitaxel 60 mg/m<small>2</small> – carboplatin AUC 2 mỗituần so với liệu pháp tiêu chuẩn paclitaxel 175 mg/m<small>2</small> – carboplatin AUC 6 mỗi 3tuần ở người bệnh giai đoạn tiến xa. Kết quả nghiên cứu ghi nhận trung vị thời giansống còn khơng bệnh tương đương giữa 2 nhóm. Phác đồ carboplatin/ paclitaxel hàngtuần có ít tác dụng phụ hơn và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. Do đó, phácđồ carboplatin/ paclitaxel hàng tuần có thể được cân nhắc cho người bệnh không dungnạp được với những phác đồ tiêm tĩnh mạch kết hợp tiêu chuẩn <small>57</small>. Ngoài ra, đơn trịliệu với platinum như cisplatin hoặc carboplatin có thể được xem xét ở những ngườibệnh này <small>34</small>.

Mặc dù hóa trị liệu trong phúc mạc đã được chứng minh là có cải thiện tỷ lệsống cịn khơng bệnh và tỷ lệ sống cịn tồn bộ ở một số người bệnh giai đoạn IIIđược phẫu thuật giảm khối tối ưu, tuy nhiên phương pháp này khơng được sử dụngrộng rãi bên ngồi Hoa Kỳ vì những lo ngại về việc tăng độc tính và các vấn đề liênquan đến ống thơng (catheter) <small>34</small>.

<b>1.7.2.3. Tân hóa trị bổ trợ</b>

Tân hóa trị bổ trợ kết hợp phẫu thuật giảm khối sau đó đặc biệt hữu ích ởnhững người bệnh có tổng trạng kém, mắc các bệnh nội khoa nghiêm trọng, hoặcngười bệnh giai đoạn tiến xa. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên EORTC – NCIC so

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

sánh hiệu quả điều trị của phẫu thuật giảm khối nguyên phát so với phẫu thuật giảmkhối sau ba chu kỳ tân hóa trị bổ trợ ở người bệnh giai đoạn IIIC hoặc IV. Ngườibệnh được phân nhóm ngẫu nhiên vào phẫu thuật giảm khối nguyên phát kèm 6 đợthóa trị dựa trên platinum hoặc vào nhóm tân hóa trị bổ trợ với 3 chu kỳ hóa trị dựatrên platinum, sau đó là phẫu thuật giảm khối ở tất cả các người bệnh có đáp ứng hoặcbệnh ổn định và tiếp tục 3 chu kỳ hóa trị dựa trên platinum sau phẫu thuật. Kết quảnghiên cứu ghi nhận thời gian sống cịn khơng bệnh trung bình ở cả hai nhóm là 12tháng. Thời gian sống cịn tồn bộ trung bình khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm,cụ thể 29 tháng so với 30 tháng. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh đồng mắc và tử vong sau phẫuthuật thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm tân hóa trị bổ trợ <sup>58</sup>. Tổng quan hệ thống và phântích gộp gồm 4 thử nghiệm giai đoạn 3 với 1692 người bệnh gần đây ghi nhận tânhóa trị bổ trợ kết hợp phẫu thuật giảm khối sau đó khơng thay đổi thời gian sống cịnở những người bệnh giai đoạn tiến xa so với phẫu thuật giảm khối nguyên phát, nhưngbiến chứng chu phẫu và tỷ lệ tử vong giảm đáng kể ở nhóm người bệnh được điều trịtân hóa trị bổ trợ <small>59</small>.

<b>1.7.3. Thuốc điều trị trúng đích</b>

<b>1.7.3.1. Thuốc ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu</b>

Bevacizumab là kháng thể đơn dịng ức chế yếu tố tăng trưởng nội mơ mạchmáu VEGF (Vascular Endothelial Growth Factor). Bevacizumab giúp cải thiện có ýnghĩa kết cục điều trị khi phối hợp với phác đồ Paclitaxel - Carboplatin trong điều trịngười bệnh giai đoạn III, IV và có yếu tố tiên lượng xấu hay kích thước tổn thươngtồn dư sau phẫu thuật > 1 cm. Thử nghiệm ngẫu nhiên pha 3 (GOG–0218) so sánhhiệu quả điều trị bevacizumab kết hợp với carboplatin/paclitaxel so vớicarboplatin/paclitaxel đơn thuần trên 1873 người bệnh giai đoạn III – IV được phẫuthuật không triệt để ghi nhận thời gian sống cịn khơng bệnh tăng lên đáng kể ở nhómngười bệnh được điều trị với bevacizumab so với hóa trị liệu đơn thuần (14,1 so với10,3 tháng, p < 0,001) <sup>60</sup>. Gần đây, thử nghiệm ngẫu nhiên pha 3 ICON7 ghi nhậnđiều trị bevacizumab kết hợp với hóa trị carboplatin/paclitaxel giúp cải thiện tỷ lệsống cịn khơng bệnh ở nhóm người bệnh có tiên lượng xấu khi so với điều trị hóa trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đơn thuần (39,4 tháng so với 30,3 tháng, p = 0,03) <small>61</small>.

<b>1.7.3.2. Thuốc ức chế Poly ADP ribose polymerase</b>

Thuốc ức chế Poly ADP ribose polymerase (PARP) được xem xét chỉ định

<i>trong điều trị duy trì cho người bệnh giai đoạn III và IV, có đột biến gen BRCA1/2</i>

đang có đáp ứng (hồn tồn hoặc một phần) sau khi hồn tất hóa trị bước 1 có chứaplatinum và trong điều trị duy trì ung thư ống dẫn trứng tái phát nhạy với platinum(platinum sensitive relapsed) đang có đáp ứng (hồn tồn hoặc một phần) với hóa trịcó chứa platinum <sup>57</sup>.

<b>1.8. Theo dõi sau điều trị</b>

Sau khi kết thúc liệu trình điều trị, người bệnh có đáp ứng hoàn toàn đượckhuyến cáo theo dõi và phát hiện ung thư tái phát. Người bệnh được hướng dẫn vềnhững triệu chứng và dấu hiệu gợi ý tái phát như chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, đau vùngchậu, các triệu chứng liên quan đến tình trạng xâm lấn, di căn của ung thư như triệuchứng hô hấp, phù, báng bụng, đau hông lưng, đau nhức xương khớp, đau đầu. Hướngdẫn của Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (NCCN, 2022) trong theo dõi ngườibệnh UTODTNP đã hoàn thành điều trị gồm:

• Tái khám (gồm hỏi bệnh sử, khám lâm sàng bao gồm khám vùng chậu)mỗi 2 đến 4 tháng trong hai năm, sau đó 3 đến 6 tháng một lần trong banăm, sau đó hàng năm sau 5 năm.

• Đo nồng độ CA 125 mỗi lần tái khám nếu tăng trước điều trị

• Thực hiện xét nghiệm khác như: cơng thức máu hay hình ảnh học khilâm sàng nghi ngờ <small>57</small>.

<b>1.9. Tần suất tái phát và các yếu tố tiên lượng tái phát</b>

Mặc dù gần đây có những tiến triển trong chiến lược điều trị nhưng phần lớnUTODTNP sẽ tái phát. Tỷ lệ tái phát được ghi nhận khoảng 23,8 – 50%, hầu hết xảyra trong vòng 3 năm sau điều trị ban đầu và có tiên lượng xấu do thiếu các phươngthức điều trị hiệu quả. Vị trí tái phát thường gặp nhất là ngồi khung chậu, trong đóhơn một nửa là ngồi phúc mạc <small>9, 10, 30, 62</small>.

Yếu tố tiên lượng tái phát của người bệnh UTODTNP vẫn còn nhiều tranh

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

luận giữa các tác giả (bảng 1.4). Trong đó, giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán vàphẫu thuật giảm khối tối ưu (tổng thể tích khối u cịn sót lại sau phẫu thuật ban đầu <1 cm) là những yếu tố tiên lượng tái phát quan trọng và thường được báo cáo. Một sốyếu tố tiên lượng tái phát khác được ghi nhận bao gồm: lớn tuổi, thời gian mãn kinhkéo dài, tăng nồng độ CA 125, tăng nồng độ HE4 trước điều trị, có nạo hạch chậukhơng, số chu kỳ hóa trị, loại mơ học và độ mơ học (bảng 1.4).

Bảng 1.4. Những nghiên cứu chính về UTODTNP trên thế giới gần đây.

<b>Nghiên cứu</b>

<b>Thời giantheo dõi</b>

<b>Tần suấttái phát</b>

<b>Báo cáo kết cụcliên quan</b>

<b>Yếu tố tiên lượngtái phát</b>

Baekelandt(2000) <sup>30</sup>

(12 – 343)

51,6 Tỉ lệ sống cịnkhơng tái phátsau 5 năm 34%

- Giai đoạn bệnh- Phẫu thuật giảm

khối tối ưuGadducci

(2013) <sup>64</sup>

(4.0 – 102)

31,3 Thời gian sống cịnkhơng tái phát:

87 (48 –126)

- Phẫu thuật giảmkhối tối ưuHorng

(2014) <sup>65</sup>

(11 – 333)

43,1 Tỉ lệ sống cịnkhơng tái phát sau 5

năm 58,6%

- Giai đoạn bệnh- Phẫu thuật giảm

khối tối ưu- Giá trị CA 125Bao

khối tối ưu- Số chu kỳ hóa trịMa

(2021) <sup>66</sup>

báo cáo

Tỉ lệ sống cịnkhơng tái phát sau 5

năm 67,4%

- Hiện diện tế bàoung thư trongdịch ổ bụng- Phẫu thuật giảm

khối tối ưuMi

(2022) <sup>54</sup>

báo cáo

64,2 Thời gian sống cịnkhơng tái phát:

30 (8 – 67)

- Tuổi > 60- Độ mô học- Giai đoạn bệnh- Giá trị HE4

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>1.10. Tỷ lệ sống cịn tồn bộ và các yếu tố tiên lượng</b>

Nghiên cứu hồi cứu của Wethington ghi nhận tỷ lệ sống cịn tồn bộ sau 5năm đối với UTODTNP giai đoạn I khoảng 81% nhưng chỉ còn khoảng 36% đối vớigiai đoạn IV <small>67</small>. Nghiên cứu của Rosen ghi nhận tỷ lệ sống còn sau 5 năm là 50,8%đối với giai đoạn I và II và 13,6% đối với giai đoạn III và IV <small>7</small>. Kết quả những nghiêncứu này cho thấy giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán là yếu tố tiên lượng quantrọng trong sống cịn tồn bộ của người bệnh UTODTNP. Ngồi ra một số yếu tố tiênlượng khác liên quan đến sống cịn tồn bộ được ghi nhận gồm: tổng thể tích khối ucịn sót lại sau phẫu thuật ban đầu, loại mô học và độ mô học, kết quả tế bào học củadịch ổ bụng, có hay khơng xâm lấn thanh mạch ống dẫn trứng, biểu hiện dương tínhcủa thụ thể HER2/nu, tăng CA 125 trước điều trị và sự xâm lấn đến khoang mạchmáu lympho <small>68, 69</small>.

<b>1.11. Tình hình ung thư ống dẫn trứng nguyên phát tại BV Từ Dũ1.11.1. Đặc điểm khoa phòng, lượng bệnh</b>

Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên ngành Sản Phụ khoa tuyến cuối củakhu vực phía Nam, mỗi năm tiếp nhận khoảng 2.000 người bệnh ung thư phụ khoa.Số lượng UTODTNP được chẩn đoán, theo dõi và điều trị tại bệnh viện Từ Dũ tăngdần trong những năm gần đây, với 6 trường hợp năm 2015 và 13 trường hợp đượcghi nhận năm 2020.

<b>1.11.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán UTODTNP tại bệnh viện Từ Dũ</b>

Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán UTODTNP là kết quả giải phẫu bệnh kết luậnung thư ống dẫn trứng nguyên phát. Hiện nay bệnh viện Từ Dũ xác định vị trí nguyênphát của ung thư ống dẫn trứng trên mô bệnh học dựa trên tiêu chuẩn của Sedlis vàcộng sự <sup>36</sup>, và được định nghĩa như sau:

• Phần lớn khối u xuất phát từ ống dẫn trứng, và

• Hình ảnh mơ bệnh học xuất phát từ lớp biểu mơ ống dẫn trứng, và• Có sự hiện diện vùng chuyển tiếp giữa lớp biểu mô lành và ác tính, và• Buồng trứng và nội mạc tử cung bình thường hoặc chứa ít khối u hơn so

với ống dẫn trứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>1.11.3. Phác đồ điều trị và theo dõi người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ</b>

Tại bệnh viện Từ Dũ, UTODTNP được điều trị như là ung thư biểu mô buồngtrứng. Cụ thể:

<b>1.11.3.1. Điều trị ung thư ống dẫn trứng nguyên phát giai đoạn IA – IIA</b>

Phẫu thuật giảm khối, đánh giá giai đoạn giúp tiên lượng và quyết định điềutrị hóa chất bổ trợ. Phẫu thuật bao gồm mở bụng đường giữa lấy dịch ổ bụng tìm tếbào ung thư, cắt tử cung toàn bộ kèm 2 phần phụ (cố gắng giữ khối u nguyên vẹn),sinh thiết phúc mạc, cắt mạc nối lớn, cắt ruột thừa trong trường hợp ung thư biểu môthể nhầy, xem xét nạo hạch chậu hai bên và hạch động mạch chủ. Đối với giai đoạnIA, IB, độ mô học 1 hoặc 2, ung thư không phải là tế bào sáng, nếu người bệnh cónhu cầu sinh con và chấp nhận nguy cơ, có thể xem xét điều trị bảo tồn. Phẫu thuậtbảo tồn gồm: cắt phần phụ 1 bên và thám sát phần phụ đối bên. Bảo tồn tử cung phảiđược đánh giá bằng sinh thiết nội mạc tử cung. Cắt tử cung và phần phụ đối bên saukhi có con hay sau 40 tuổi mà vẫn chưa có con.

Sau phẫu thuật nếu đánh giá giai đoạn đầy đủ và giai đoạn IA hay IB độ môhọc 1, 2 khơng phải là tế bào sáng thì khơng cần điều trị hóa trị. Tất cả các trườnghợp giai đoạn I, độ mô học 3 hoặc thể ung thư biểu mô tế bào sáng và tất cả các trườnghợp giai đoạn IC trở lên đều cần hóa trị bổ trợ. Phác đồ hóa trị chuẩn bao gồm kếthợp paclitaxel và carboplatin trong 3 – 6 chu kỳ. Người bệnh có dị ứng hoặc khơngdung nạp với paclitaxel có thể thay thế bằng docetaxel, gemcitabine hoặc pegylatedliposomal doxorubicin. Trường hợp người bệnh có thể trạng kém, bệnh phối hợpnặng, khơng dung nạp được phác đồ phối hợp có thể điều trị đơn chất carboplatin.Trong trường hợp nếu đánh giá giai đoạn khơng đầy đủ thì sẽ phẫu thuật đánh giá lạigiai đoạn một cách hệ thống.

<b>1.11.3.2. Điều trị ung thư ống dẫn trứng nguyên phát giai đoạn IIB – IV</b>

Phẫu thuật cố gắng lấy tối đa tế bào ung thư, bao gồm cắt tử cung toàn bộkèm 2 phần phụ, cắt mạc nối lớn, xem xét nạo hạch chậu 2 bên và hạch cạnh độngmạch chủ, có thể phải cắt một đoạn ruột, cắt một phần cơ hoành, cắt lách. Đối vớitrường hợp người bệnh thể trạng kém và các trường hợp bệnh xâm lấn rộng hoặc lan

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

tràn, khơng thể phẫu thuật ban đầu, có thể xem xét tân hóa trị bổ trợ với phẫu thuậtgiảm khối sau đó. Hóa trị sau phẫu thuật được chỉ định cho tất cả người bệnh giaiđoạn II – IV. Phác đồ hóa trị chuẩn bao gồm kết hợp paclitaxel và carboplatin trong6 – 8 chu kỳ. Đối với các trường hợp tân hóa trị bổ trợ, đánh giá khả năng phẫu thuậtvà tiến hành phẫu thuật sau 3 – 4 chu kỳ điều trị.

<b>1.11.3.3. Theo dõi người bệnh sau điều trị</b>

Tại khoa Ung Bướu Phụ Khoa bệnh viện Từ Dũ, người bệnh UTODTNP saukhi lui bệnh hoàn toàn sẽ được xuất viện và theo dõi ngoại trú, đánh giá mỗi mộttháng (6 lần), mỗi hai tháng (6 lần), mỗi ba tháng (6 lần), mỗi sáu tháng cho đến hết5 năm đầu tiên từ khi xuất viện, sau đó mỗi một năm một lần. Mỗi lần tái khám ngườibệnh sẽ được khám lâm sàng, siêu âm, đo CA 125. Khi có bất thường về lâm sànghay cận lâm sàng thì sẽ được hội chẩn khoa, xem xét thực hiện thêm hình ảnh họcchẩn đoán, nếu phát hiện tái phát sẽ được nhập viện điều trị.

<b>1.11.4. Chẩn đoán ung thư ống dẫn trứng tái phát tại bệnh viện Từ Dũ</b>

Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư ống dẫn trứng tái phát hiện nay tương tự nhưtiêu chuẩn chẩn đoán ung thư buồng trứng tái phát <sup>70</sup>, cụ thể như sau:

• Người bệnh đã có kết quả GPB là UTODTNP, đã điều trị đáp ứng hồntồn, được xuất viện và,

• Trong thời gian theo dõi ngoại trú, có CA 125 tăng thỏa tiêu chuẩnRustin hoặc khám lâm sàng, các xét nghiệm chẩn đốn hình ảnh nghingờ tái phát.

Tiêu chuẩn Rustin <small>71</small> được chấp nhận bởi hiệp hội ung thư phụ khoa quốc tế(International Gynecologic Cancer Society, IGCS) <small>70</small> trong chẩn đoán ung thư tái phátvà được định nghĩa như sau: nồng độ CA 125 ≥ 2 lần giá trị trên của bình thường ítnhất trong 2 lần thử (cách nhau ít nhất 1 tuần) ở những người bệnh có CA 125 trướcphẫu thuật bình thường hoặc tăng nhưng đã về bình thường.

Sau đó người bệnh có thể được phẫu thuật ngay hoặc người bệnh sẽ được hóatrị rồi phẫu thuật hoặc người bệnh chỉ được hóa trị. Với những người bệnh được phẫuthuật sẽ dựa vào kết quả giải phẫu bệnh để có chẩn đốn cuối cùng. Với những người

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

bệnh chỉ hóa trị sẽ được theo dõi bằng khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm siêu âm,cộng hưởng từ và các dấu ấn sinh học như CA 125. Nếu không đáp ứng tốt với hóatrị sẽ xem xét phẫu thuật lại. Như vậy, nếu người bệnh UTODT tái phát có phẫu thuậtlại thì tiêu chuẩn chẩn đoán là kết quả giải phẫu bệnh. Nếu người bệnh UTODT táiphát khơng phẫu thuật lại thì tiêu chuẩn chẩn đoán là dựa vào tiêu chuẩn Rustin, khámlâm sàng, chẩn đốn hình ảnh.

Tóm lại, cho đến hiện tại ở Việt Nam nói chung và bệnh viện Từ Dũ nói riênghầu như khơng có nghiên cứu về UTODTNP. Các số liệu, hướng dẫn chẩn đoán, lựachọn điều trị, theo dõi chủ yếu xuất phát từ các nghiên cứu, khuyến cáo nước ngoài.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xác định tần suất tái phát và các yếu tố tiên lượng táiphát của người bệnh UTODTNP tại bệnh viện là cần thiết, nhằm cung cấp cho bác sĩđiều trị những dữ liệu chi tiết, thực tế về UTODTNP tại Việt Nam nói chung và bệnhviện Từ Dũ nói riêng. Từ đó có thể giúp hỗ trợ trong q trình tư vấn và quản lý ngườibệnh UTODTNP.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>2.1. Thiết kế nghiên cứu</b>

Đoàn hệ hồi cứu.

<b>2.2. Đối tượng nghiên cứu2.2.1. Dân số mục tiêu</b>

Người bệnh được chẩn đoán ung thư ống dẫn trứng nguyên phát.

<b>2.2.2. Dân số nghiên cứu</b>

Người bệnh ung thư ống dẫn trứng nguyên phát được điều trị tại khoa UngBướu Phụ Khoa bệnh viện Từ Dũ.

<b>2.2.3. Dân số chọn mẫu</b>

Người bệnh ung thư ống dẫn trứng nguyên phát được điều trị tại khoa UngBướu Phụ Khoa bệnh viện Từ Dũ từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/07/2022.

<b>2.2.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu</b>

Người bệnh có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư ống dẫn trứng nguyênphát tại bệnh viện Từ Dũ từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/07/2022.

<b>2.2.5. Tiêu chuẩn loại trừ</b>

• Phẫu thuật lần đầu tiên tại bệnh viện khác và khơng có đầy đủ thôngtin về hồ sơ bệnh án trước phẫu thuật và tường trình phẫu thuật.• Người bệnh từ chối điều trị hoặc khơng tn thủ điều trị.

• Hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin thu thập số liệu.

<b>2.3. Cỡ mẫu</b>

Áp dụng cơng thức theo tính cỡ mẫu của nghiên cứu sống còn:

<b>Số ca tái phát tối thiểu ≥</b><sup>𝟐 (𝐙𝟏–</sup>

<small>𝟐+𝐙𝟏–𝛃))</small><sup>𝟐</sup><small>𝒍𝒏 (𝑯𝑹)</small><sup>𝟐</sup> <b>.Cỡ mẫu = </b><sup>𝑺ố 𝒄𝒂 𝒕á𝒊 𝒑𝒉á𝒕 𝒕ố𝒊 𝒕𝒉𝒊ể𝒖</sup>

<small>𝒕ỉ 𝒍ệ 𝒕á𝒊 𝒑𝒉á𝒕 𝒄𝒉𝒖𝒏𝒈</small>

Trong đó: HR (Hazard ratio) là tỷ số nguy hại. Chọn α = 0,05, β = 0,1.Hầu hết các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến tái phát đều kết luận giaiđoạn bệnh càng tăng thì nguy cơ tái phát sẽ tăng. Vì vậy chúng tơi sẽ tính HR theo

</div>

×