Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

nghiên cứu biểu hiện dấu ấn msh6 pms2 trong carcinôm nội mạc tử cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 117 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÙI PHƯƠNG QUỲNH</b>

<b>NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN DẤU ẤN MSH6, PMS2TRONG CARCINÔM NỘI MẠC TỬ CUNG</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BÙI PHƯƠNG QUỲNH</b>

<b>NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN DẤU ẤN MSH6, PMS2TRONG CARCINÔM NỘI MẠC TỬ CUNG</b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: GIẢI PHẪU BỆNH</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ MINH HUY</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đặc điểm biểu hiện dấu ấn MSH6, PMS2 trongcarcinôm nội mạc tử cung” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sựhướng dẫn của TS.BS. Lê Minh Huy. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu làtrung thực, khách quan và chưa từng được cơng bố trong bất cứ một cơng trình nghiêncứu nào khác.

<b>Tác giả luận văn</b>

<b>Bùi Phương Quỳnh</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4</b>

1.1. Tổng quan về ung thư nội mạc tử cung ... 4

1.2. Phân loại ung thư nội mạc tử cung theo cập nhật WHO 2020 ... 5

1.3. Giai đoạn FIGO 2023 ... 14

1.4. Hội chứng Lynch ... 20

1.5. MMR ... 20

1.6. Diễn giải kết quả hóa mơ miễn dịch MMR ... 24

1.7. Các nghiên cứu liên quan ... 28

<b>CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 32</b>

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 32

2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ... 33

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ... 45

2.5. Sơ đồ nghiên cứu ... 46

<b>CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ... 47</b>

3.1. Tuổi và đặc điểm mô bệnh học của carcinôm nội mạc tử cung ... 47

3.2. Biểu hiện dấu ấn MSH6, PMS2 trong carcinôm nội mạc tử cung ... 54

3.3. Mối liên quan giữa biểu hiện MSH6, PMS2 với tuổi, đặc điểm mô bệnh họctrong carcinôm nội mạc tử cung ... 57

<b>CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ... 64</b>

4.1. Tuổi và đặc điểm mô bệnh học của carcinôm nội mạc tử cung ... 64

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

4.3. Mối liên quan giữa biểu hiện MSH6, PMS2 với tuổi, đặc điểm mô bệnh họctrong carcinôm nội mạc tử cung ... 75

<b>KẾT LUẬN ... 83KIẾN NGHỊ ... 85TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

<b>TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ</b>

AJCC American Joint Committee on Cancer

BAGP The British Association of Gynaecological PathologistsBGCS British Gynaecological Cancer Society

CAP College of American Pathologists

ESP European Society of Pathology

ESTRO European Society for Therapeutic Radiology and OncologyFDA Food and Drug Administration

FIGO The International Federation of Gynecology and Obstetrics

HER2 Human epidermal growth factor receptor 2

HNPCC Hereditary nonpolyposis colorectal cancer

LVSI Lymph-vascular space invasion

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MSI Microsatellite instability

NCCN National Comprehensive Cancer Network.

TTF1 Thyroid transcription factor 1

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC ĐỐI CHIẾU VIỆT ANH</b>

<b>TỪ TIẾNG VIỆT TỪ TIẾNG ANH</b>

Bất ổn vi vệ tinh Microsatellite instability

Biệt hóa gai Squamous differentiationBiểu hiện dưới dịng Subclonal expressionCác tiêu chí của Jerusalem The Jerusalem criteriaCarcinơm dạng NMTC có cấu hình phân

tử khơng đặc hiệu

No specific molecular profile (NSMP)endometrioid carcinomaCarcinôm dạng NMTC đột biến P53 <sub>P53-mutant endometrioid carcinoma</sub>

Carcinôm dạng NMTC đột biến

<i>POLE<sup>POLE-ultramutated endometrioid</sup></i><sub>carcinoma</sub>

Carcinôm dạng NMTC khiếm khuyếtsửa chữa bắt cặp sai

Mismatch repair-deficientendometrioid carcinomaCarcinôm dạng nội mạc tử cung Endometrioid carcinoma

Carcinôm dịch trong Serous carcinoma

Carcinôm dịch trong trong biểu mô Serous endometrial intraepithelialcarcinoma

Carcinơm hồi biệt hóa Dedifferentiated carcinomaCarcinơm khơng biệt hóa Undifferentiated carcinomaCarcinơm khơng biệt hóa, NOS Carcinoma, undifferentiated, NOS

Carcinơm nhầy Mucinous carcinoma

Carcinơm nhầy, típ dạ dày-ruột Mucinous carcinoma, gastrointestinal

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Carcinôm NMTC dạng nội mạc tử cung Endometrioid carcinoma of theuterine corpusCarcinôm NMTC hồi biệt hóa Dedifferentiated carcinoma of the

uterine corpusCarcinơm NMTC hỗn hợp Mixed carcinoma of the uterine

Carcinôsarcôm NOS Carcinosarcoma NOS

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩmHoa Kỳ

Food and Drug Administration

Di căn phát hiện ổ lớn MacrometastasisDi căn phát hiện ổ nhỏ Micrometastasis

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Diễn tiến nhanh Non-aggressiveGiải trình tự thế hệ mới Next sequencing generationHiệp hội Bác sĩ giải phẫu bệnh chuyên

về phụ khoa Anh

The British Association ofGynaecological PathologistsHiệp hội các nhà giải phẫu bệnh của

Hoa Kỳ

College of American Pathologists

Hiệp hội Giải phẫu bệnh Châu Âu European Society of PathologyHiệp hội Phụ khoa và Sản khoa Quốc tế The International Federation ofGynecology and ObstetricsHiệp hội Ung thư Phụ khoa Anh British Gynaecological Cancer

Mismatch repair proficiency

Methyl hóa vùng khởi động MLH1 MLH1 promoter methylation

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Sắp xếp dãy mô nhỏ Tissue Microarray

Sửa chữa bắt cặp sai Mismatch repair

Tế bào lymphô thâm nhiễm khối u Tumor infiltrating lymphocytesThụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì 2 ở

Ung thư NMTC dịch trong Serous carcinoma of the uterinecorpus

Ủy ban Hợp tác về Ung thư của Hoa Kỳ American Joint Committee on CancerXâm nhập mạch máu, mạch lymphô Lymph-vascular space invasion

Xét nghiệm tiên đoán Predictive testing

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1: Phân loại carcinôm NMTC theo WHO 2014 và WHO 2020 ... 7

Bảng 1.2: Giai đoạn FIGO 2023 của ung thư nội mạc tử cung ... 14

Bảng 2.1: Các biến số về tuổi và đặc điểm mô bệnh học ... 33

Bảng 2.2: Giai đoạn FIGO 2009 của ung thư nội mạc tử cung ... 39

Bảng 3.1: Phân bố carcinôm NMTC theo độ tuổi ... 47

Bảng 3.2: Phân loại mô học của carcinôm NMTC ... 48

Bảng 3.3: Phân độ mô học carcinôm dạng nội mạc tử cung ... 48

Bảng 3.4: Mức độ xâm nhập carcinôm NMTC ... 49

Bảng 3.5: Tình trạng xâm nhập mạch máu, mạch lymphơ ... 49

Bảng 3.6: Tình trạng di căn hạch ... 50

Bảng 3.7: Tình trạng xâm nhập thanh mạc tử cung ... 50

Bảng 3.8: Tình trạng xâm nhập mơ đệm cổ tử cung ... 51

Bảng 3.9: Tình trạng xâm nhập buồng trứng ... 51

Bảng 3.10: Tình trạng xâm nhập tai vịi ... 52

Bảng 3.11: Phân độ giai đoạn theo FIGO 2009 ... 52

Bảng 3.12: Phân độ giai đoạn theo FIGO 2023 ... 53

Bảng 3.13: Biểu hiện MSH6, PMS2 và phân bố nhóm tuổi ... 57

Bảng 3.14: Biểu hiện MSH6, PMS2 với loại mô học ... 58

Bảng 3.15: Biểu hiện MSH6, PMS2 với phân độ mô học carcinôm dạng nội mạc tửcung ... 58

Bảng 3.16: Biểu hiện MSH6, PMS2 với tình trạng xâm nhập cơ tử cung ... 59

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Bảng 3.17: Biểu hiện MSH6, PMS2 với tình trạng xâm nhập mạch máu, mạch

lymphô ... 60

Bảng 3.18: Biểu hiện MSH6, PMS2 với tình trạng di căn hạch ... 61

Bảng 3.19: Biểu hiện MSH6, PMS2 với giai đoạn theo FIGO 2009 ... 62

Bảng 3.19: Biểu hiện MSH6, PMS2 với giai đoạn theo FIGO 2023 ... 63

Bảng 4.1: Giai đoạn FIGO ở các nghiên cứu ... 67

Bảng 4.2: Kiểu hình mất biểu hiện protein MMR trên hóa mơ miễn dịch ... 72

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.1: Biểu hiện dấu ấn MSH6, PMS2 trong carcinôm nội mạc tử cung ... 54

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1.1: Bản đồ phân bố ung thư tử cung ... 5

Hình 1.2: Mơ bệnh học carcinơm nội mạc tử cung ... 13

Hình 1.3: Mơ bệnh học carcinơm nội mạc tử cung ... 13

Hình 1.4: Các dị hợp tử MSH2, MSH6 và MLH1, PMS2 đóng các vai trị trong việcnhận dạng lỗi, cắt bỏ và tái tổng hợp DNA tại các vị trí khơng khớp ... 22

Hình 1.5: PMS2 biểu hiện bình thường trong carcinơm nội mạc tử cung ... 25

Hình 2.1: Sơ đồ đo độ sâu xâm nhập của carcinôm nội mạc tử cung ... 37

Hình 2.2: Xâm nhập mạch máu, mạch lymphơ ... 38

Hình 3.1: MSH6 mất biểu hiện hồn tồn ... 55

Hình 3.2: MSH6 biểu hiện yếu hơn nội chứng ... 55

Hình 3.3: PMS2 biểu hiện dưới dịng ... 56

Hình 3.4: PMS2 biểu hiện màng tế bào/bào tương ... 56

Hình 3.5: MSH6 và PMS2 cùng biểu hiện bình thường ... 56

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Năm 2020, ung thư nội mạc tử cung (NMTC) có khoảng 417367 trường hợp mớiđược chẩn đốn trên tồn thế giới, 97370 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.<small>1</small> Hầu hết cácung thư NMTC được chẩn đoán sớm với tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 95%.<small>2</small> Tuy nhiên,ung thư di căn đến cơ quan khác thì tiên lượng xấu, tỷ lệ sống sau 5 năm là 17%.<small>3</small>

Trong một thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu về các yếu tố tiên lượng như loại mô học,độ mô học, xâm nhập mạch máu, mạch lymphô và giai đoạn nhưng chưa đủ. Cácnghiên cứu về gen sinh ung đã đưa ra một phân loại phân tử mới.<sup>4</sup> Ấn bản lần thứ 5 củaTổ chức Y tế Thế giới về phân loại các khối u của bộ phận sinh dục nữ<small>5</small> đã đưa phânloại phân tử vào carcinơm NMTC, gồm 4 phân nhóm phân tử: phân nhóm có đột biến

<i>POLE, phân nhóm đột biến p53, phân nhóm khiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai và phân</i>

nhóm cấu hình phân tử khơng đặc hiệu.

Trong những năm qua, nhờ sự hiểu biết về phân nhóm phân tử, liệu pháp miễn dịchcó những thay đổi đáng kể, nhất là ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Đây là điều trịhứa hẹn cho bệnh nhân carcinôm NMTC, đặc biệt là đối với phân nhóm khiếm khuyếtsửa chữa bắt cặp sai.<sup>6</sup> Phân nhóm khiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai hiện diện trong17–33% của tất cả các ung thư NMTC.<small>7</small> Ban đầu, phân nhóm này được tìm thấy ởnhững bệnh nhân có đột biến mầm được gọi là hội chứng Lynch,<small>8</small> làm tăng nguy cơcarcinôm NMTC suốt đời là 60%.<sup>9</sup> Hơn nữa, sự thay đổi sinh học phân tử đặc hiệu nàylà do khiếm khuyết gen sửa chữa bắt cặp sai DNA. Do đó, việc xác định các khối ukhiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai trở nên quan trọng đối với bệnh nhân ung thưNMTC, giúp chẩn đoán, tầm soát hội chứng Lynch, điều trị và tiên lượng.<sup>10,11</sup>

Từ năm 2018, hướng dẫn của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc gia Hoa Kỳ(NCCN) khuyến cáo xét nghiệm thường quy tất cả các carcinôm NMTC để phát hiệnkhiếm khuyết gen sửa chữa bắt cặp sai DNA.<small>12</small> Hiện tại, việc xác định khiếm khuyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

gen sửa chữa bắt cặp sai DNA có thể được thực hiện bằng cách sử dụng hóa mơ miễndịch (HMMD) hoặc xét nghiệm bất ổn vi vệ tinh (MSI, microsatellite instability) nhờvào khuếch đại dấu ấn vi vệ tinh bằng PCR hoặc giải trình tự gen thế hệ mới.<small>11</small> Nhiềutrung tâm xét nghiệm sử dụng HMMD vì chi phí thấp và có độ nhạy, độ đặc hiệu cao,tiện dụng.<sup>13,14</sup> Hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Y tế Châu Âu<sup>10</sup> khuyến nghị thực hiệnHMMD MMR cho tất cả bệnh nhân bị ung thư nội mạc tử cung bất kể phân loại môhọc. Ở Việt Nam, việc xác định khiếm khuyết gen sửa chữa bắt cặp sai DNA cho bệnhnhân carcinôm NMTC chưa được áp dụng rộng rãi. Hiện tại, việc đánh giá tình trạngmất biểu hiện protein sửa chữa bắt cặp sai trên bệnh nhân ung thư NMTC được côngbố trên tạp chí y học uy tín ở Việt Nam chỉ có một nghiên cứu với số ca bệnh nhỏ - 20ca.<small>15</small>

Bốn protein chính xuất hiện trong tế bào dưới dạng hai phức hợp riêng biệt: MLH1tạo thành dị hợp tử ổn định với PMS2 và MSH2 tạo thành dị hợp tử ổn định vớiMSH6. Trong khi MLH1 và MSH2 đều có thể kết hợp với các protein khác và tồn tạiổn định khi khơng có PMS2 và MSH6 tương ứng thì điều này không đúng với MSH6và PMS2. Các nghiên cứu cho thấy MSH6 luôn vắng mặt khi không có MSH2 vàPMS2 ln vắng mặt khi khơng có MLH1.<small>11,16</small> Do đó, việc chỉ xét nghiệm hai dấu ấnMSH6 và PMS2 được kỳ vọng như một biện pháp thay thế cho bộ xét nghiệm HMMDvới cả bốn dấu ấn MMR để phục vụ cho việc sàng lọc ban đầu. Một số nghiên cứu trênthế giới cho thấy kỳ vọng này có thể thực hiện.<small>14,17–19</small> Điều này mang đến lợi ích vềkinh tế cho bệnh nhân và giảm khối lượng công việc cho bác sĩ giải phẫu bệnh.<sup>19</sup> Vớinhu cầu xác định tình trạng MMR ngày càng tăng, những lợi ích này rất được quantâm,<small>19</small> đặc biệt có ích cho những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn như Việt Nam.

Vì lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu biểu hiện dấu ấn MSH6, PMS2trong carcinôm nội mạc tử cung” với câu hỏi nghiên cứu: “Biểu hiện của MSH6, PMS2trong carcinôm nội mạc tử cung như thế nào?”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

1. Khảo sát tuổi và đặc điểm mô bệnh học của carcinôm nội mạc tử cung.2. Khảo sát biểu hiện dấu ấn MSH6, PMS2 trong carcinôm nội mạc tử cung.3. Đánh giá mối liên quan giữa biểu hiện MSH6, PMS2 với tuổi, đặc điểm mô

bệnh học trong carcinôm nội mạc tử cung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Tổng quan về ung thư nội mạc tử cung</b>

<b>1.1.1. Giới thiệu</b>

Carcinôm nội mạc tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mơ lót phía trong tử cung vớitỷ lệ mắc và tử vong liên quan đến bệnh ngày càng tăng lên trên thế giới, gồm các phânnhóm mơ học và phân tử riêng biệt.<small>20</small>

<b>1.1.2. Dịch tễ</b>

Ung thư tử cung là loại ung thư phổ biến thứ sáu ở phụ nữ, với ước tính khoảng417367 ca mới mắc năm 2020, chiếm 4,5% tổng số ca ung thư ở phụ nữ trên tồn thếgiới<small>21</small> (Hình 1.1, trang 5).

Ung thư tử cung thường được chẩn đoán sau mãn kinh và thường ở giai đoạn sớm.<small>5</small>Ở các nước phát triển, tỷ lệ sống sót sau 5 năm rất cao, khoảng 80% ở Hoa Kỳ. Ungthư tử cung là nguyên nhân tử vong do ung thư đứng thứ 14, với gần 90000 ca tử vongmỗi năm.<small>22</small>

Ung thư nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến nhất ở các nước pháttriển và đứng thứ hai ở các nước đang phát triển, sau ung thư cổ tử cung.<small>1</small>

Ung thư nội mạc tử cung phát triển ở khoảng 3% phụ nữ ở Hoa Kỳ<small>23</small> và là loại ungthư phổ biến thứ tư ở phụ nữ Hoa Kỳ sau ung thư vú, phổi và đại trực tràng.<small>24</small> Tỷ lệmắc bệnh cao nhất ở độ tuổi từ 60 đến 70, nhưng 2 đến 5% các trường hợp xảy ra trước40 tuổi.<small>25</small> Bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung dưới 50 tuổi thường có nguy cơ mắcbệnh mạn tính và/hoặc béo phì.<small>26–28</small>

Tại Việt Nam, ung thư thân tử cung là một trong 6 ung thư thường gặp ở nữ, ướctính năm 2020 có 5354 ca mới mắc.<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Hình 1.1: Bản đồ phân bố ung thư tử cung</b>

<i>(Nguồn: “Globocan, 2020”<sup>21</sup>)</i>

<b>1.1.3. Các yếu tố tiên lượng</b>

• Giai đoạn: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ở giai đoạn I là từ 80 đến90%, đối với giai đoạn II từ 70 đến 80%, và giai đoạn III và IV từ 20 đến60%.<sup>29,30</sup>

• Các yếu tố khác: Mô bệnh học, liên quan đến đoạn dưới tử cung, tế bào họcphúc mạc dương tính, xâm lấn mạch máu, mạch lymphô, tuổi, chủng tộc,phân nhóm phân tử.<small>31</small>

<b>1.2. Phân loại ung thư nội mạc tử cung theo cập nhật WHO 2020</b>

Năm 1983, Bokhman đề xuất hai loại bệnh sinh của ung thư nội mạc tử cung, gồmloại I và loại II dựa trên tình trạng béo phì, tăng lipid máu và các dấu hiệu tăngestrogen ở bệnh nhân.<sup>32</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Loại I thường có các khối u biệt hóa tốt đến vừa, xâm nhập bề mặt cơ tử cung, nhạycảm với progestogen và tiên lượng thuận lợi, đại diện của loại này là carcinôm dạngnội mạc tử cung.<small>33</small>

Loại II thường có khối u biệt hóa kém, xâm nhập cơ tử cung sâu, di căn hạch chậu, ítnhạy cảm với progestogen và tiên lượng tương đối xấu, đại diện của loại này làcarcinôm dịch trong.<small>33</small>

Carcinôm dạng NMTC và carcinơm dịch trong có đặc điểm phân tử khác biệt, mấtchức năng PTEN là nguyên nhân chính gây ra carcinôm dạng NMTC và mất chức năngp53 thường dẫn đến carcinôm dịch trong.<small>33</small>

<b>1.2.1. Cập nhật WHO 2020 về ung thư nội mạc tử cung</b>

Những năm gần đây, hiểu biết của chúng ta về cơ sở sinh bệnh học của carcinômNMTC đã cải thiện. Nhờ nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Bản đồ bộ gen ungthư,<small>34</small> phân loại ung thư NMTC đã có sự thay đổi, từ carcinôm NMTC loại I và loại IIsang phân loại phân tử, phản ánh bản chất không đồng nhất.<small>5</small> Việc áp dụng phân loạiphân tử giúp chẩn đoán và tiên lượng, điều trị cá nhân hóa bệnh nhân tốt hơn. Nhữngphát hiện phân tử này được đưa vào ung thư NMTC trong Phân loại của Tổ chức Y tếThế giới 2020.<small>5</small>

Tuy nhiên, Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới vẫn tiếp tục phân loại các khối udựa trên mô bệnh học. Phân loại mơ bệnh học, có hoặc khơng có sự hỗ trợ của hóa mơmiễn dịch, vẫn là quan trọng nhất để chẩn đốn và quản lý bệnh nhân. Ngồi sự thayđổi phân loại phân tử, bốn loại mô học mới đã được đưa vào phân loại carcinôm nộimạc tử cung, bao gồm carcinôm tuyến trung thận, carcinôm tuyến giống trung thận,carcinôm tế bào gai và carcinôm nhầy, típ dạ dày-ruột (Bảng 1.1, trang 7). U tân sinhthần kinh nội tiết có một chương riêng trong phần “U tân sinh thần kinh nội tiết ởđường sinh dục nữ” giống với các bộ phận khác. Điều này giúp việc phân loại và quảnlý bệnh nhân nhất quán.<small>35</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Bảng 1.1: Phân loại carcinôm NMTC theo WHO 2014 và WHO 2020</b>

• Ống nhánh• Chế tiết

Carcinơm dạng NMTC

• Carcinơm dạng NMTC đột biến

• Carcinơm dạng NMTC khiếmkhuyết sửa chữa bắt cặp sai• Carcinơm dạng NMTC đột biến

• Carcinơm dạng NMTC có cấuhình phân tử khơng đặc hiệu(NSMP)

Carcinôm tuyến hỗn hợp Carcinôm hỗn hợp

Carcinôm không biệt hóa Carcinơm khơng biệt hóa, NOSCarcinơm hồi biệt hóa

Carcinơm tế bào gai NOSCarcinơm tuyến trung thậnCarcinơm tuyến giống trung thậnCarcinơm nhầy, típ dạ dày-ruộtCarcinơsarcơm NOS

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>1.2.2. Phân loại phân tử của carcinơm NMTC</b>

Bốn nhóm phân tử của carcinôm NMTC theo Phân loại Tổ chức Y tế Thế giới 2020đưa ra<small>36</small>: (i) carcinôm NMTC chứa đột biến trong gen mã hóa (miền exonuclease) của

<i>enzyme DNA Polymerase epsilon hay carcinôm NMTC đột biến POLE; (ii) carcinôm</i>

NMTC khiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai; (iii) carcinơm NMTC có gen biểu hiện đột

<i>biến trong gen gây ung thư TP53 hay carcinôm NMTC đột biến p53; và (iv) carcinôm</i>

NMTC khơng có đặc điểm nào trong số 3 khiếm khuyết phân tử trên, được gọi làcarcinơm NMTC có cấu hình phân tử khơng đặc hiệu (hay carcinôm NMTC NSMP).<small>35</small>

<i><b>1.2.2.1. Carcinôm NMTC đột biến POLE</b></i>

<i>Carcinôm NMTC đột biến POLE là ung thư NMTC có số bản sao ổn định với cácđột biến lặp lại trong miền exonuclease của POLE, gen liên quan đến quá trình sao</i>

chép và sửa chữa DNA.<small>37–40</small> Những khối u này có hơn 100 đột biến trên mỗi megabase.

<i>Carcinơm NMTC có đột biến POLE thường có các tế bào lymphô thâm nhiễm khối u</i>

Tuy carcinôm NMTC khiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai thường biểu hiện mô học

<i>độ cao nhưng tiên lượng trung bình so với carcinơm đột biến POLE và carcinôm đột</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

biến p53.<small>5</small> Về mặt mơ bệnh học, sự biệt hóa chất nhầy và tế bào lymphơ thâm nhiễmkhối u có thể gợi ý loại này.<sup>5</sup> Nhóm này cần được xác nhận bằng hóa mơ miễn dịch cácprotein MMR MLH1, MSH2, MSH6, PMS2 hoặc xét nghiệm bất ổn vi vệ tinh, giảitrình tự gen thế hệ mới. Điều này có liên quan đến lâm sàng vì những bệnh nhân này cóthể mắc hội chứng Lynch tiềm ẩn, có khuynh hướng ung thư đại trực tràng và buồngtrứng.<small>35</small>

<i><b>1.2.2.3. Carcinôm NMTC đột biến p53</b></i>

Phân tích của TCGA và các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tất cả carcinômNMTC bất thường p53, bao gồm dịch trong, dạng nội mạc tử cung độ 3 cũng như cácloại mô học khác, kể cả một số carcinơm dạng NMTC độ thấp, có bất thường về genvới sự thay đổi số lượng bản sao sinh dưỡng cao.<small>35</small> Những khối u này thường có mơhọc độ cao với nhân khơng điển hình lan tỏa, có cấu trúc dạng tuyến hoặc dạng đặc.<small>5</small>

Trên lâm sàng, những bệnh nhân này có tiên lượng xấu, đặc biệt nếu chẩn đoán ởgiai đoạn muộn.<small>35</small> Hiệp hội Ung thư Phụ khoa Anh khuyến nghị điều trị tại trung tâmung thư, kết hợp với chẩn đốn hình ảnh và liệu pháp điều trị bổ trợ.<small>35</small>

<i><b>1.2.2.4. Carcinơm NMTC có cấu hình phân tử khơng đặc hiệu (carcinơm NMTCNSMP)</b></i>

Carcinơm NMTC có cấu hình phân tử khơng đặc hiệu khơng có khiếm khuyết sửachữa bắt cặp sai, tải lượng đột biến trung bình và tiên lượng từ trung bình đến thuậnlợi. Nhóm này có carcinơm dạng nội mạc tử cung chiếm đa số với ER, PR dương tínhvà tỷ lệ đáp ứng cao với liệu pháp điều trị nội tiết.<sup>35</sup>

<i>Các đột biến PTEN, CTNNB1, PIK3CA, ARID1A và KRAS đã được tìm thấy trong</i>

nhóm này. Những khối u này thường có mơ học độ thấp, lâm sàng liên quan đến béophì, hiếm muộn và đái tháo đường, và tiên lượng từ tốt đến trung bình.<sup>35</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>1.2.3. Phân loại mô học của carcinôm NMTC</b>

<i><b>1.2.3.1. Carcinôm dạng nội mạc tử cung</b></i>

Carcinôm dạng NMTC là loại mô học phổ biến nhất, chiếm 75 đến 80% các trườnghợp. Carcinơm dạng NMTC có bốn loại phân tử, điều này cho thấy sự không đồng nhấtvề mặt di truyền trong loại mô học này. Nhiều carcinôm dạng NMTC độ 3 có cấu hìnhbộ gen tương tự như carcinơm dịch trong, với sự thay đổi số lượng bản sao cao và độtbiến p53.<small>45–47</small>

Hầu hết các carcinôm dạng NMTC đều ở độ thấp (độ 1 hoặc 2), được chẩn đoán ởgiai đoạn sớm và có tiên lượng tốt.<small>48</small> Khoảng 5% carcinơm dạng NMTC độ thấp là cóđột biến p53 với tiên lượng xấu hơn.<small>45,49</small> Carcinơm dạng NMTC độ 3 có đột biến p53biểu hiện xâm lấn hơn và có tiên lượng kém hơn so với các carcinôm dạng NMTCphân nhóm phân tử khác.<small>50</small> Carcinơm dạng NMTC bao gồm các tế bào trụ cao lót cáctuyến giáp lưng mà khơng có lớp đệm xen kẽ. Các tuyến dạng sàng phổ biến. Đơi khi,ung thư dạng NMTC có cấu trúc phát triển u nhú hoặc tuyến nhánh nổi bật<small>5</small> (Hình 1.2).

<i><b>1.2.3.2. Carcinơm dịch trong</b></i>

Carcinơm dịch trong là loại carcinôm NMTC phổ biến thứ hai, chiếm khoảng 10%các trường hợp.<small>51</small> Carcinơm dịch trong có cấu trúc nhú và các tuyến với các đường viềnrăng cưa. Các tế bào có nhân khơng điển hình rõ rệt, hạt nhân lớn và nhiều phân bào.Đơi khi, carcinơm dịch trong có cấu trúc tuyến chiếm ưu thế, nhưng nhân khơng điểnhình rõ, được xem là chìa khóa để phân loại khối u này<small>5</small> (Hình 1.2, trang 13).

<i><b>1.2.3.3. Carcinơm tế bào sáng</b></i>

Carcinơm tế bào sáng là loại mô học không phổ biến, chiếm <5% ung thư NMTC,và thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, sau mãn kinh.<small>52,53</small> Khối u bao gồm các tế bào đahình khác nhau, có thể là đa giác, vng, phẳng hoặc đầu đinh và bào tương sáng hoặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

ái toan. Các tế bào có thể sắp xếp theo cấu trúc dạng nhú, dạng ống nang và/hoặcdạng đặc<sup>35</sup> (Hình 1.2, trang 13).

<i><b>1.2.3.4. Carcinôm hỗn hợp</b></i>

Carcinôm hỗn hợp gồm hai loại mô học riêng biệt được xác định, ít nhất một trongsố đó là carcinơm dịch trong hoặc tế bào sáng và chúng phải có sự khác biệt về mặt mơbệnh học cũng như hóa mơ miễn dịch.<small>35</small>

<i><b>1.2.3.5. Carcinơm khơng biệt hóa và hồi biệt hóa</b></i>

Carcinơm khơng biệt hóa và hồi biệt hóa là loại mơ học rất xâm lấn trên lâm sàng.Những khối u này được định nghĩa là u biểu mơ khơng biệt hóa dịng cụ thể. Chúngđược đặc trưng bởi một dân số tế bào đồng nhất gồm các tế bào có kích thước nhỏ đếntrung bình được sắp xếp thành các dải đặc, khơng hình thành dạng tuyến, dạng bè hoặcdạng ổ, có thể có hoại tử hoặc các ổ sừng hóa,… Khối u thường có hoại tử và nhiềuphân bào. Phần lớn các trường hợp là đơn hình, khoảng 40% trường hợp cho thấy sựkết hợp với carcinôm dạng nội mạc tử cung độ 1 hoặc 2, nhưng hiếm gặp carcinômdạng nội mạc tử cung độ 3 hoặc dịch trong<small>35</small> (Hình 1.3, trang 13).

<i><b>1.2.3.6. Carcinôm tuyến trung thận và giống trung thận</b></i>

Cả hai khối u này đều có nhiều điểm tương đồng về hình thái, HMMD và phân tử.Tuy carcinơm tuyến trung thận cho thấy bằng chứng rõ ràng về tàn dư trung thậnnhưng trong carcinôm giống trung thận, tàn dư trung thận không thể xác định được.<small>35</small>

Những khối u này thường cho thấy các ống nhỏ với chất giống keo đặc ái toan kếthợp với nhiều cấu trúc, bao gồm u nhú, nhú, ống, dạng lưới, cấu trúc đặc và hình thoi.Những khối u này thường cho thấy GATA3 dương tính lan tỏa, phù hợp với nguồngốc/sự biệt hóa của ống trung thận. Calretinin và CD10 dương tính cũng đã được mơtả. ER và PR là âm tính và p53 biểu hiện kiểu hoang dã.<sup>35</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>1.2.3.7. Carcinôm tế bào gai, NOS</b></i>

Carcinôm tế bào gai cực kỳ hiếm gặp ở tử cung. Các yếu tố nguy cơ bao gồm tìnhtrạng viêm mạn tính, chiếu xạ trước đó và nhiễm vi-rút HPV. Về mặt mô bệnh học,carcinôm tế bào gai nguyên phát của NMTC giống với carcinôm tế bào gai ở nhữngnơi khác trong cơ thể, nhưng có thể có ít tế bào học khơng điển hình hơn.<small>35</small>

<i><b>1.2.3.8. Carcinơm nhầy, típ dạ dày-ruột</b></i>

Carcinơm NMTC nhầy típ dạ dày-ruột chỉ mới được mơ tả gần đây. Vì trước đây,các khối u có hình thái này phát triển ở cổ tử cung. Về mặt mô học, carcinôm NMTCnhầy típ dạ dày-ruột đặc trưng bởi cấu trúc tuyến tiết nhầy có thể bao gồm các tế bàođài. Các tế bào u thường có ER và PR âm tính, khơng giống như carcinơm dạng nộimạc tử cung biệt hóa nhầy (Hình 1.3, trang 13).<small>35</small>

<i><b>1.2.3.9. Carcinơsarcơm</b></i>

Carcinơsarcơm tử cung hiếm gặp, chiếm <2% ung thư tử cung. U gồm 2 thành phần:carcinôm và sarcôm. Mô học của mỗi thành phần đa dạng. Thành phần carcinơm có thểlà carcinơm dịch trong, tế bào sáng, không biệt hóa, dạng NMTC độ cao, hoặc hỗnhợp, hoặc carcinôm dạng NMTC độ thấp, nhưng ít gặp hơn. Thành phần sarcơm gồmcác thành phần trung mô trong tử cung như sarcôm mô đệm hoặc sarcơm cơ trơn hoặcthành phần trung mơ có nguồn gốc ngồi tử cung như sarcơm cơ vân, sarcơm sụn, hoặcsarcôm xương. Carcinôsarcôm thường xâm lấn, có kích thước lớn, dạng polyp. Phầnlớn các trường hợp di căn có thành phần carcinơm<small>33</small> (Hình 1.2, trang 13).

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Hình 1.2: Mơ bệnh học carcinơm nội mạc tử cung</b>

(A) Carcinôm dạng nội mạc tử cung, (B) Carcinôm dịch trong,

<i>(C) Carcinơm tế bào sáng, (D) Carcinơsarcơm (Nguồn:“Blaustein”</i><small>54</small>)

<b>Hình 1.3: Mô bệnh học carcinôm nội mạc tử cung</b>

<i>(A) Carcinôm hồi biệt hóa, (B) Carcinơm nhầy, típ dạ dày-ruột (Nguồn “Singh”<small>35</small></i>)

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>1.3. Giai đoạn FIGO 2023</b>

<b>Bảng 1.2: Giai đoạn FIGO 2023 của ung thư nội mạc tử cung<sup>a,b</sup></b>

<i>(Nguồn: “Berek”</i><small>55</small><i>)</i>

<b>Giai đoạn Mô tả</b>

Giai đoạn I Giới hạn ở thân tử cung và buồng trứng<sup>c</sup>

IA Giới hạn trong tử cung hoặc loại mô học không diễn tiến nhanh(non-aggressive), ví dụ: carcinơm dạng NMTC độ thấp, xâm nhập<1/2 cơ tử cung hoặc xâm nhập mạch máu, mạch lymphô khu trúhoặc không xâm nhập mạch máu, mạch lymphô hoặc tiên lượng tốt

IA1: Loại mô học không diễn tiến nhanh giới hạn trong polypNMTC hoặc giới hạn trong NMTC

IA2: Loại mô học không diễn tiến nhanh, xâm nhập <1/2 cơ tửcung và xâm nhập mạch máu, mạch lymphô khu trú hoặc không

IA3: Carcinôm dạng NMTC độ thấp giới hạn trong tử cung vàbuồng trứng<sup>c</sup>

IB Loại mô học không diễn tiến nhanh, xâm nhập ≥ 1/2 cơ tử cung,xâm nhập mạch máu, mạch lymphô khu trú hoặc không<small>d</small>

IC Loại mô học diễn tiến nhanh (aggressive)<sup>e </sup>giới hạn trong polyphoặc nội mạc tử cung

Giai đoạn II Xâm nhập mô đệm cổ tử cung mà không lan rộng ra ngồi tửcung hoặc xâm nhập mạch máu, mạch lymphơ lan tỏa hoặc loại mơhọc xâm lấn có xâm nhập cơ tử cung

IIA Xâm nhập mô đệm cổ tử cung với loại mô học không diễn tiếnnhanh

IIB Xâm nhập mạch máu, mạch lymphô lan tỏa<small>d</small> với mô học khôngdiễn tiến nhanh

IIC Loại mô học diễn tiến nhanh<small>e </small>và xâm nhập cơ tử cung bất kể mứcđộ

Giai đoạn III Khối u xâm nhập khu trú bất kể loại mô học

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

IIIA Xâm nhập thanh mạc tử cung, phần phụ bất kể xâm nhập trựctiếp hoặc di căn

IIIA1: Xâm nhập buồng trứng hoặc tai vòi (trừ trường hợp giaiđoạn IA3)<small>c</small>

IIIA2: Xâm nhập dưới thanh mạc tử cung hoặc quá thanh mạc tửcung

IIIB Di căn hoặc xâm nhập trực tiếp tới âm đạo và/hoặc chu cunghoặc phúc mạc chậu

IIIB1: Di căn hoặc xâm nhập trực tiếp tới âm đạo và/hoặc chucung

IIIB2: Di căn tới phúc mạc chậu

IIIC Di căn hạch chậu hoặc hạch quanh động mạch chủ hoặc cả hai<small>f</small>IIIC1: Di căn hạch chậu

IIIC1i: Di căn phát hiện ổ nhỏ (micrometastasis)IIIC1ii: Di căn phát hiện ổ lớn (macrometastasis)

IIIC2: Di căn hạch quanh động mạch chủ tới mạch máu thận, cóhoặc khơng có di căn hạch chậu

IIIC2i: Di căn phát hiện ổ nhỏIIIC2ii: Di căn phát hiện ổ lớn

Giai đoạn IV Xâm nhập niêm mạc bàng quang và/hoặc niêm mạc ruột và/hoặcdi căn xa

IVA Xâm nhập niêm mạc bàng quang và/hoặc niêm mạc ruộtIVB Di căn phúc mạc ngoài vùng chậu

IVC Di căn xa, bao gồm di căn hạch ngoài hoặc trong ổ bụng phíatrên mạch máu thận, phổi, gan, não, hoặc xương

<small>a</small>Ung thư NMTC được xác định giai đoạn bằng phẫu thuật và mô bệnh học. Trongtất cả các giai đoạn, mức độ tổn thương, loại mô học và xâm nhập mạch máu, mạch

<i>lymphô phải được báo cáo. Nếu xét nghiệm phân loại phân tử (đột biến POLE, MMRd,</i>

đột biến p53, NSMP) có sẵn thì nên được thực hiện ở tất cả bệnh nhân ung thư NMTC

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

để phân tầng nhóm nguy cơ tiên lượng và là yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết địnhđiều trị bổ trợ.

<small>b</small>Trong ung thư NMTC giai đoạn sớm, phẫu thuật tiêu chuẩn là cắt toàn bộ tử cungkèm vịi trứng, buồng trứng hai bên thơng qua phương pháp nội soi xâm lấn tối thiểu.

Carcinôm dạng NMTC độ thấp liên quan đến NMTC và buồng trứng được coi làtiên lượng tốt và không nên điều trị bổ trợ nếu đáp ứng tất cả các tiêu chí dưới đây.Bệnh giới hạn ở carcinơm dạng NMTC độ thấp liên quan đến NMTC và buồng trứng(giai đoạn IA3) phân biệt với sự lan rộng của carcinôm NMTC tới buồng trứng (giaiđoạn IIIA1), theo các tiêu chí sau: (1) xâm nhập <1/2 cơ tử cung; (2) khơng có xâmnhập mạch máu, mạch lymphơ nhiều/lan tỏa; (3) khơng có di căn nơi khác; (4) 1 bênbuồng trứng, giới hạn trong buồng trứng, không xâm lấn vỏ bao/vỏ bao vỡ (tươngđương với pT1a).

<small>d</small>Xâm nhập mạch máu, mạch lymphô nhiều/lan tỏa được định nghĩa trong WHO2020 là ≥5 mạch.

<small>e</small>Phân độ và loại mô học:

• Carcinơm dịch trong, carcinơm tế bào sáng, carcinôm tuyến trung thận vàgiống trung thận, carcinơm nhầy típ dạ dày-ruột, carcinơm khơng biệt hóa vàcarcinơsarcơm được xem là độ cao. Carcinôm dạng NMTC, phân độ dựa trênthành phần đặc: độ thấp gồm độ 1 (≤5%) và độ 2 (6%-50%); và độ cao là độ3 (>50%). Nhân không điển hình rõ làm tăng độ mơ học của độ 1 và độ 2 lên1 độ. Sự hiện diện của nhân khơng điển hình khơng thường gặp với cấu trúcđộ thấp nên được đánh giá p53 và xem xét carcinơm dịch trong. Carcinơmtuyến có thành phần biệt hóa gai được đánh giá dựa trên đặc điểm vi thể củathành phần tuyến.

• Loại mơ học khơng diễn tiến nhanh gồm carcinôm dạng NMTC độ thấp (độ 1và 2). Loại mô học diễn tiến nhanh gồm carcinôm dạng NMTC độ cao (độ 3),

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

dịch trong, tế bào sáng, không biệt hóa, hỗn hợp, trung thận và giống trungthận, nhầy típ dạ dày-ruột và carcinơsarcơm.

• Cần lưu ý rằng carcinơm dạng NMTC độ cao không đồng nhất về mặt tiênlượng, lâm sàng và phân tử, được hưởng lợi nhiều nhất từ việc áp dụng phânloại phân tử để cải thiện tiên lượng và điều trị. Nếu không xác định đượcphân loại phân tử, carcinôm dạng NMTC độ cao được xếp cùng nhóm vớiloại mô học diễn tiến nhanh.

<small>f</small>Di căn phát hiện ổ nhỏ được xem là di căn (pN1 (mi)). Ý nghĩa tiên lượng của cáctế bào u đơn lẻ vẫn chưa rõ ràng. Sự hiện diện của tế bào u đơn lẻ phải được báo cáo vàđược xem làm pN0(i+). Di căn phát hiện ổ lớn có kích thước >2mm, Di căn phát hiện ổnhỏ có kích thước 0,2-2mm và/hoặc >200 tế bào, các tế bào u đơn lẻ có kích thước<0,2mm và ≤200 tế bào dựa theo FIGO và AJCC tái bản lần thứ 8.

<b>1.3.1. Mô học trong carcinôm NMTC theo FIGO 2023</b>

Loại mô học là một yếu tố tiên lượng quan trọng trong carcinôm NMTC. Tất cảcarcinôm NMTC được phân loại theo Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới 2020,<small>5</small> baogồm carcinôm dạng NMTC, carcinôm dịch trong, carcinôm tế bào sáng, carcinôm hỗnhợp, carcinôm không biệt hóa, carcinơsarcơm, và carcinơm khác ít gặp như carcinômtuyến trung thận, carcinôm tuyến giống trung thận, carcinôm tế bào gai NOS, carcinơmnhầy típ dạ dày-ruột. Carcinơm dạng NMTC độ 3 không đồng nhất về mặt lâm sàng,tiên lượng, phân tử, đây là loại được hưởng lợi nhiều nhất từ việc áp dụng phân loạiphân tử. Phân loại phân tử cho carcinơm dạng NMTC độ cao có thể phân thành nhóm

<i>có tiên lượng tốt (carcinơm đột biến POLE) đến nhóm có tiên lượng xấu (carcinơm đột</i>

biến p53).

<b>1.3.2. Phân độ mô học</b>

Phân độ mô học rất quan trọng trong mẫu sinh thiết/nạo ban đầu và mẫu bệnh phẩmphẫu thuật tử cung.<small>50</small> Carcinôm dịch trong, carcinôm tế bào sáng, carcinôm hỗn hợp,

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

carcinôm khơng biệt hóa, carcinơsarcơm, và carcinơm khác ít gặp như carcinôm tuyếntrung thận, carcinôm giống trung thận, carcinôm tế bào gai NOS, carcinơm nhầy típ dạdày-ruột được xếp vào độ cao.<small>50</small>

Đối với carcinơm dạng NMTC, phân loại có ý nghĩa tiên lượng,<small>56</small> chủ yếu dựa trênđặc điểm cấu trúc.<small>57</small> Carcinôm dạng NMTC độ thấp chia thành độ 1 và 2, có thànhphần đặc lần lượt là ≤5% và 6-50%.<small>57</small> Carcinôm dạng NMTC độ cao (độ 3) có thànhphần đặc >50%. Hệ thống phân loại nhị giá này cho phép đưa ra quyết định lâm sàngdễ dàng hơn,<small>58</small> nhưng hệ thống phân loại thành 3 độ vẫn có giá trị ở những bệnh nhâncó nhu cầu bảo tồn khả năng sinh sản.<small>55</small> Điều quan trọng cần lưu ý khi nhân khơng điểnhình rõ ràng sẽ làm tăng độ của khối u từ độ 1 hoặc 2 lên 1 độ. Carcinơm tuyến cóthành phần biệt hóa gai được đánh giá dựa trên đặc điểm vi thể của thành phần tuyến.<small>55</small>

<i>Carcinôm NMTC khiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai và đột biến POLE thường ở độ</i>

cao do thường xuyên đột biến.<small>55</small>

<b>1.3.3. Xâm nhập cơ tử cung</b>

Xâm nhập cơ tử cung là yếu tố tiên lượng quan trọng.<small>30</small> Xâm nhập cơ tử cung đượcđánh giá bằng tỷ lệ độ dày cơ tử cung bị xâm nhập gồm: không xâm nhập, xâm nhập<1/2 cơ tử cung, xâm nhập ≥1/2 cơ tử cung.<small>55</small>

<b>1.3.4. Xâm nhập mạch máu, mạch lymhphô</b>

Xâm nhập mạch máu, mạch lymhphô là hiện diện tế bào u trong lịng ống được lótbởi tế bào nội mơ.<small>59</small> Ngồi ra, nghiên cứu của Bosse và cộng sự (2015)<small>60</small> nghiên cứu 3cách tiếp cận xâm nhập mạch máu, mạch lymphô, bao gồm (i) cách tiếp cận 2 giá trị:có hoặc khơng có xâm nhập mạch máu, mạch lymphô, (ii) cách tiếp cận 3 giá trị:không xâm nhập mạch máu, mạch lymphô, xâm nhập mạch máu, mạch lymphô khutrú, lan tỏa, (iii) cách tiếp cận 4 giá trị: không xâm nhập mạch máu, mạch lymphô, xâmnhập mạch máu, mạch lymphơ tối thiểu, trung bình, nhiều, kết quả nghiên cứu cho thấyxâm nhập mạch máu, mạch lymhphô lan tỏa bằng cách tiếp cận 3 giá trị là yếu tố tiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

lượng độc lập mạnh nhất đối với tái phát vùng chậu, di căn xa.<small>60</small> Theo khuyến cáo củaPhân loại Tổ chức Y tế Thế giới 2020, xâm nhập mạch máu, mạch lymphô lan tỏa là≥5 mạch.<small>5</small>

<b>1.3.5. Xâm nhập mô đệm cổ tử cung</b>

Các tế bào u xâm nhập mô đệm cổ tử cung. Các trường hợp xâm nhập bề mặt biểumô cổ tử cung và/hoặc các tuyến cổ trong cổ tử cung (bằng cách trực tiếp hoặc di căn)khơng được tính.<small>61</small>

<b>1.3.6. Xâm nhập phần phụ</b>

Xâm nhập phần phụ ảnh hưởng đến khả năng sống còn toàn bộ.<small>62</small> Trước đây, ngườita cho rằng cần phải phân biệt giữa carcinôm NMTC với di căn buồng trứng và cáckhối u nguyên phát đồng thời của NMTC và buồng trứng. Trong trường hợp khối u ởđộ cao, sự xâm nhập buồng trứng hầu như luôn được phân loại là di căn. Tuy nhiên,đối với các carcinôm dạng NMTC độ thấp, các nghiên cứu phân tử gần đây đã chỉ rarằng có mối liên quan giữa khối u NMTC và buồng trứng trong phần lớn các trườnghợp, cho thấy rằng khối u nguyên phát ở NMTC và sau đó lan đến buồng trứng.<small>63,64</small>

Do đó, Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới 2020, hướng dẫn của Hiệp hội Ung thưPhụ khoa Châu Âu, Hiệp hội Xạ trị và Ung thư Châu Âu, Hiệp hội Giải phẫu bệnhChâu Âu<small>10</small> đề nghị điều trị bảo tồn cho nhóm bệnh nhân mắc đồng thời carcinômNMTC độ thấp và buồng trứng nếu đáp ứng các tiêu chí sau, cho thấy tiên lượng tốt.<small>65</small>Phân loại FIGO 2023 đã xác nhận quan điểm này và phân loại giai đoạn IA3 khicarcinôm NMTC độ thấp đáp ứng các tiêu chí sau: (1) khơng xâm nhập ≥1/2 cơ tửcung; (2) không có xâm nhập mạch máu, mạch lymphơ lan tỏa; (3) khơng có di căn nơikhác; (4) 1 bên buồng trứng, giới hạn ở buồng trứng, không xâm lấn vỏ bao/vỡ vỏ bao(tương đương với pT1a). Các trường hợp không đáp ứng các tiêu chí này được xem làcarcinơm NMTC lan rộng đến buồng trứng (Giai đoạn IIIA1). Khối u liên quan đến taivòi cần được báo cáo và xếp giai đoạn IIIA.<small>55</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>1.3.7. Xâm nhập thanh mạc tử cung</b>

Xâm nhập thanh mạc tử cung là khối u lan đến mô liên kết sợi dưới trung mô hoặclớp trung mơ, bất kể tế bào u có hoặc khơng có trên bề mặt thanh mạc của tử cung.<small>55</small>

<b>1.3.8. Tình trạng di căn hạch</b>

Tình trạng di căn hạch là yếu tố tiên lượng quan trọng trong carcinôm NMTC.<sup>55</sup>

<b>1.3.9. Phân loại phân tử</b>

Các đặc điểm phân tử có thể được sử dụng để ước tính nguy cơ tái phát và khả năngsống sót của carcinơm NMTC. Phân loại dựa trên TCGA có thể được áp dụng vào thựchành lâm sàng, bằngg cách sử dụng 3 dấu ấn HMMD (p53, MSH6, PMS2) và một xét

<i>nghiệm phân tử (phân tích các đột biến POLE gây bệnh).</i><sup>55</sup>

<b>1.4. Hội chứng Lynch</b>

Hội chứng Lynch bao gồm cá nhân và gia đình có đột biến gen trội gây bệnh ở một

<i>trong các gen sửa chữa bắt cặp sai DNA (MLH1, MSH2, MSH6, và PMS2) hoặc genEPCAM. Những người mắc hội chứng Lynch có nguy cơ phát triển nhiều loại ung thư,</i>

đặc biệt là ung thư đại trực tràng, nội mạc tử cung và/hoặc buồng trứng.<small>51</small>

Hội chứng Lynch chiếm 2 đến 5% trong tất cả các loại ung thư NMTC.<small>66–68</small> Ở nhữngbệnh nhân mắc hội chứng Lynch, nguy cơ suốt đời bị ung thư NMTC dao động từ 17

<i>đến 71% đối với những người có đột biến MLH1, MSH2 hoặc MSH6 và 13 đến 15%đối với những người có đột biến PMS2, so với dân số chung từ 2 đến 3%.</i><small>69</small>

<b>1.5. MMR</b>

<b>1.5.1. MMR và cơ chế</b>

Tế bào cần sao chép DNA trước khi phân chia để tạo ra một bản sao giống hệt nhaucho mỗi tế bào con. Sao chép DNA chính xác là điều cần thiết để bảo tồn bộ gen và có3 bước chi phối độ chính xác của q trình này:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

i. Lựa chọn chính xác DNA base tại mỗi vị trí, được thực hiện bởi thành phầnpolymerase của DNA polymerase (ε và δ).

ii. Đọc (proof-reading) chuỗi mới được tổng hợp, được thực hiện bởi exonucleasecủa DNA polymerase (ε và δ).

iii. Sửa chữa DNA không phù hợp sau sao chép, được thực hiện bởi hệ thốngMMR.

DNA khơng phù hợp có 2 loại: khơng phù hợp base-base và lỗi chèn-xóa (indel) tạicác trình tự lặp lại. Các đoạn bazơ lặp đi lặp lại trong chuỗi DNA được gọi là các đoạnlặp song song ngắn hoặc vi vệ tinh; chúng hiện diện khắp bộ gen. Các lỗi chèn xóatrong các chuỗi khó bị phát hiện bởi chức năng đọc (proof-reading) của DNApolymerase. Các protein sửa chữa bắt cặp sai, bao gồm MLH1, MSH2, MSH6, PMS2,nhận ra sự không phù hợp và phát hiện chúng để cắt bỏ, tái tổng hợp chính xác.<small>11</small>

Cơ chế MMR đảm bảo tính tồn vẹn của bộ gen và ngăn chặn việc xóa hoặc chèncác đoạn DNA bất thường vào các vệ tinh siêu nhỏ. Q trình này phụ thuộc vào bốnprotein chính: MLH1, MSH2, MSH6, PMS2. MSH2-MSH6 là dị vòng đầu tiên liên kếtvới các bazơ không khớp trong DNA. Tiếp theo, dị vòng MLH1-PMS2 loại bỏ đoạnbất thường và tổng hợp lại chuỗi DNA đã sửa tại vị trí khơng khớp<small>70</small> (Hình 1.4, trang22).

Với hệ thống khiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai, tế bào nhận một lượng lớn các độtbiến và phát triển thành ung thư. Tất cả các bắt cặp lỗi tích lũy khi hệ thống khiếmkhuyết MMR, dẫn đến tình trạng mất ổn định định vi vệ tinh (MSI). MSI là kết quả củakhiếm khuyết MMR, và 2 thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau.<small>11</small> Đểđánh giá gánh nặng đột biến, giải trình tự gen thế hệ mới đã được đưa vào sử dụngtrong thực hành lâm sàng, và cũng được chỉ định trong những ung thư không liên quanđến hội chứng Lynch.<small>71–73</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Hình 1.4: Các dị hợp tử MSH2, MSH6 và MLH1, PMS2 đóng các vai trị trongviệc nhận dạng lỗi, cắt bỏ và tái tổng hợp DNA tại các vị trí khơng khớp</b>

ii. Chẩn đốn phân tử của carcinôm NMTC: phân loại TCGA yêu cầu xét nghiệmHMMD MMR hoặc MSI đối với tất cả các trường hợp để xác định carcinôm NMTCkhiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai để quản lý bệnh nhân. Những khối u này khơng có

<small>Lỗi bắt cặp DNA</small>

<small>ác định lỗi</small>

<small>Cắt bỏ</small>

<small>Tái tổng hợp</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

khả năng đáp ứng với điều trị bảo tồn bằng progesterone, và hóa trị khơng mang lại lợiích đáng kể nào, mặt khác lại đáp ứng tốt với xạ trị.

iii. Xét nghiệm tiên đoán: khối u khiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai ở tất cả các vịtrí đủ điều kiện để thực hiện điều trị nhắm trúng đích bằng thuốc ức chế điểm kiểm soátmiễn dịch.

<b>1.5.2. Khiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai ở ung thư NMTC</b>

Khoảng 20-40% ung thư NMTC có khiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai.<small>74</small> Hầu hết

<i>ung thư NMTC xảy ra lẻ tẻ do q trình tăng methyl hóa vùng khởi động MLH1.</i>

Một số trường hợp ung thư NMTC khiếm khuyết sửa chữa bắt cặp sai (khoảng 3-5%ung thư NMTC nói chung)<small>5</small> là do hội chứng Lynch. Trong những trường hợp này, bệnhnhân có alen mang bệnh của cha hoặc mẹ và mất chức năng của alen thứ hai trong mơđích, thường là đại trực tràng hoặc NMTC, dẫn đến ung thư.

<b>1.5.3. Xét nghiệm MMR</b>

<i><b>1.5.3.1. Xét nghiệm MSI:</b></i>

Xét nghiệm MSI nhờ vào khuếch đại dấu ấn vi vệ tinh bằng PCR. 2 tổ hợp hiệnđang được sử dụng là (i) 5 vi vệ tinh lặp lại gồm 2 nucleotid đơn (BAT-25 và BAT-26)và 3 dinucleotid (D5S346, D2S123 và D17S250) và (ii) 5 vi nucleotid đơn lặp lại(BAT-25, BAT-26, NR-21, NR-24, NR-27). Trước đây, mất ổn định một trong 5 vi vệtinh được xem như là MSI-thấp và mất ổn định ≥ 2 vi vệ tinh được đánh giá là MSI-cao. Thuật ngữ MSI-thấp nên tránh sử dụng, những khối u có MSI- thấp nên được xếpvào nhóm khối u có ổn định vi vệ tinh.<sup>75</sup> Tổ hợp (ii) được khuyến cao vì có độ nhạy vàđộ đặc hiệu cao.<small>76</small> Hơn nữa, xét nghiệm này khơng cần mơ lành tính để so sánh, đây làđiểm quan trọng trong phân tích mẫu sinh thiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i><b>1.5.3.2. Giải trình tự gen thế hệ mới</b></i>

Giải trình tự gen thế hệ mới cũng là một xét nghiệm phân tử phù hợp để đánh giáMSI, đặc biệt ở những bệnh nhân ung thư không có hội chứng Lynch.<small>77</small> Tuy nhiên, giảitrình tự gen thế hệ mới chỉ nên được thực hiện ở những trung tâm có kinh nghiệm.

<i><b>1.5.3.3. Hóa mơ miễn dịch</b></i>

Xét nghiệm MSI hoặc HMMD protein MMR để phát hiện khiếm khuyết MMR. Haiphương pháp này có độ nhạy và tương đồng khoảng 96%.<small>11</small> Hiệp hội các nhà giải phẫubệnh Hoa Kỳ khuyến cáo bệnh nhân carcinôm NMTC xem xét điều trị ức chế điểmkiểm soát miễn dịch nên dùng HMMD MMR hơn xét nghiệm MSI hoặc giải trình tựthế hệ mới.<sup>78</sup> Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiếm chi phí, dễ tiếp cận đối với bácsĩ giải phẫu bệnh.<small>11</small>

<b>1.6. Diễn giải kết quả hóa mơ miễn dịch MMR</b>

<b>1.6.1. Biểu hiện MMR bình thường</b>

Theo Hiệp hội Bác sĩ giải phẫu bệnh chuyên về phụ khoa Anh,<small>11</small> sự biểu hiện củaprotein MMR trong các mô bình thường là bắt màu nhân. Các tế bào u thường đặctrưng bởi tỷ lệ tăng sinh cao hơn so với mơ bình thường nên cường độ bắt màu thườngmạnh hơn so với nội chứng là các tuyến bình thường hoặc tế bào viêm<sup>11</sup> (Hình 1.5,trang 25).

Hiện tại, chưa có một nghiên cứu chính xác về ngưỡng tỷ lệ biểu hiện MMR bìnhthường, các nhà nghiên cứu đề xuất ngưỡng là 1%, 5%, 10%.<small>79</small> Theo Hiệp hội các nhàgiải phẫu bệnh Hoa Kỳ hướng dẫn báo cáo kết quả MMR ở carcinôm đại trực tràngnăm 2021<small>80</small> và ở nội mạc tử cung năm 2019<small>81</small> mơ tả MMR biểu hiện bình thường khi“bất kỳ nhân tế bào u dương tính”. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2019)<small>79</small> về hướngdẫn thực hành đánh giá dấu ấn sinh học của ung thư trực tràng mô tả cách đánh giá cácdấu ấn MMR sử dụng ngưỡng là >5% nhân tế bào u với cường độ bắt màu ít nhất bằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nội chứng được xem là không mất biểu hiện MMR. Nghiên cứu của Jain và cộng sự(2021)<sup>82</sup> thực hiện trên 82 bệnh nhân carcinôm NMTC ở Ấn Độ thực hiện nhuộmHMMD 4 dấu ấn MMR, biểu hiện MMR được xem là “bình thường” khi ≥1% nhân bắtmàu với cường độ bất kỳ, “bất thường” khi nội chứng (tế bào mơ đệm, tuyến nội mạcbình thường và tế bào lymphơ) dương tính và tế bào u khơng bắt màu hồn tồn hoặcbắt màu <1%. Nghiên cứu của Pai (2016)<small>83</small> cho thấy hầu hết các bác sĩ giải phẫu bệnhcó kinh nghiệm diễn giải kết quả protein MMR trên HMMD là “khơng mất biểu hiện”khi có protein MMR biểu hiện mạnh >10% khối u.

<b>Hình 1.5: PMS2 biểu hiện bình thường trong carcinơm nội mạc tử cung</b>

A. PMS2 biểu hiện bình thường trong carcinơm NMTCB. Tế bào u có cường độ bắt màu mạnh hơn so với tế bào mơ đệm

<i>(Nguồn: “BAGP”<small>11</small>)</i>

Ngồi ra, một số nghiên cứu sử dụng phương pháp bán định lượng để đánh giá tìnhtrạng MMR. Nghiên cứu của Berg và cộng sự (2023)<small>84</small> thực hiện nhuộm HMMD 4 dấuấn MMR trên dãy mơ nhỏ (TMA) của 1058 bệnh nhân. Trong đó, khiếm khuyết sửachữa bắt cặp sai được định nghĩa là mất biểu hiện hồn tồn hoặc biểu hiện dưới dịng(subclonal) của ít nhất 1 protein MMR. Biểu hiện protein MMR được đánh giá bằngphương pháp bán định lượng bằng tích của điểm mật độ và cường độ bắt màu, trong đó

</div>

×