Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

Giáo trình đồ họa thiết kế web nghề tin học ứng dụng - Cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.86 MB, 259 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GỊN </b>

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI GIỚI THIỆU </b>

Giáo trình Đồ Hoạ Thiết Kế Web này được biên soạn theo chương trình đào tạo chuyên ngành tin học ứng dụng ở bậc cao đẳng của Bộ Giáo Dục Đào Tạo. Giáo trình trình bày những vấn đề cốt lõi nhất của môn Đồ Hoạ Thiết Kế Web. Các bài học được trình bày ngắn gọn, có nhiều ví dụ minh hoạ. Cuối mỗi chương đều có bài tập để sinh viên luyện tập.

Giáo trình này có thể giúp các sinh viên trong việc học môn Đồ Hoạ Thiết Kế Web ở bậc cao đẳng có kiến thức cơ bản về mỹ thuật đồ họa, hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Photoshop vận dụng vào việc thiết kế Layout cho web trong học tập và công việc trong tương lai. Chúng tơi mong rằng các sinh viên tự tìm hiểu trước mỗi vấn đề và kết hợp với bài giảng trên lớp của giáo viên để việc học môn này đạt hiệu quả. Bố cục cuốn sách gồm các bài như sau:

- Bài 1: Mỹ thuật ứng dụng - Bài 2: Photoshop

- Bài 3: Thiết kế Layout và banner cho web

Trong quá trình giảng dạy và biên soạn giáo trình này, chúng tơi đã nhận được sự động viên của các thầy trong Ban Giám Hiệu nhà trường cũng như những ý kiến của các đồng nghiệp trong khoa Công Nghệ thông Tin. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và hy vọng rằng giáo trình này sẽ giúp cho việc dạy và học môn Đồ Hoạ Thiết Kế Web của trường chúng ta ngày càng tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Hội đồng khoa học trường, tác giả của những tài liệu tham khảo, các đồng nghiệp, các bạn sinh viên đã giúp đỡ và đóng góp rất nhiều ý kiến bổ ích để nhóm tác giả hồn thành cuốn sách này và xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc. Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ:

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 08 năm 2022 Tham gia biên soạn

1. Chủ biên: Đào Thị Xuân Hường 2. …………

3. ………….

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC Contents </b>

2.1. Các thao tác cơ bản trong Photoshop ... 37

2.1.1. Giới thiệu và cài đặt ... 37

2.1.2. Khái niệm ... 41

2.1.3. Cửa sổ giao diện ... 47

2.1.4. Các thao tác trên tập tin ... 51

2.1.5. Tùy biến giao diện ... 54

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.1.6. Thiết lập màu Background/Foreground ... 56

2.1.7. Các thao tác biến đối hình ảnh ... 63

2.1.8. Các thao tác đối với vùng chọn ... 65

2.5. Công cụ tô vẽ và hiệu chỉnh ... 134

2.5.1. Hộp màu Foreground /Background ... 134

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.1. Giới thiệu về cách thức hoạt động website ... 178

3.1.1. Khái quát ... 178

3.1.2. Qui trình thiết kế giao diện Web ... 180

3.1.3. Cấu trúc Sitemap ... 187

3.2. Quy trình thiết kế website ... 188

3.2.1. Các kiến thức căn bản về Website. ... 188

3.2.2. Các bước phát thảo một website (các qui trình thiết website). ... 189

3.3. Layout và các layout thông dụng ... 190

3.3.1. Bố cục và thành phần thông thường của một trang Web. ... 190

3.3.2. Layout và các layout thông dụng ... 197

3.6. Tối ưu ảnh cho web ... 222

3.6.1. Các định dạng ảnh phổ biến trên internet ... 222

3.6.2. Sử dụng định dạng ảnh nào để tối ưu hóa website ... 222

3.6.3. Các cơng cụ tối ưu hóa hình ảnh ... 223

3.6.4. Độ phân giải ảnh. ... 224

3.7. Bố cục layout website với Photoshop ... 225

3.8. Thiết kế giao diện web ... 228

3.8.1. Thiết kế giao diện web Thời trang ... 234

3.8.2. Thiết kế giao diện web Beautyfull Salon ... 237

3.9. Cắt giao diện và layout PSD ... 240

3.9.1. Phân tích và cắt giao diện theo mơ hình F- layout ... 240

3.9.2. Tối ưu ảnh khi save for web ... 244

3.9.3. Convert PSD to HTML ... 247

3.9.4. Bài tập ... 250

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>GIÁO TRÌNH MƠN ĐỒ HỌA THIẾT KẾ WEB </b>

<b>Tên môn học/mô đun: Đồ Họa Thiết Kế Web </b>

<b>Mã mơn học/mơ đun: MH24 </b>

<b>Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun: </b>

<b>- Vị trí: Mơn đồ họa thiết kế web là mơn chun ngành trong chương trình đào tạo hệ </b>

cao đẳng ngành Tin học ứng dụng. Môn đồ họa thiết kế web học sau khi đã học xong

<b>môn Thiết kế Web. </b>

<b>- Tính chất: Mơn đồ họa thiết kế web là môn học cung cấp kiến thức cơ bản về mỹ </b>

thuật đồ họa, hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Photoshop vận dụng vào việc thiết

<b>kế Layout cho web trong học tập và công việc trong tương lai. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: </b>

 <b>Ý nghĩa: Môn đồ họa thiết kế web là môn quan trọng trong việc thiết kế layout </b>

Web vì mơn học này nội dung bao gồm các nguyên tắc bố cục cơ bản, chọn lựa màu sắc phù hợp, mô tả được nghệ thuật sắp chữ trong thiết kế. Sử dụng phần

<b>mềm Photoshop hỗ trợ cho việc thiết kế. </b>

<b> Vai trị: Mơn học này áp dụng cho sinh viên ngành Tin học ứng dụng trình độ Cao đẳng. </b>

<b>Mục tiêu của mơn học/mô đun: - Về kiến thức: </b>

+ Nhận diện được các nguyên tắc bố cục cơ bản, chọn lựa màu sắc phù hợp, mô tả được nghệ thuật sắp chữ trong thiết kế;

+ Trình bày được các thao tác cơ bản trong phần mềm Photoshop; + Trình bày được các qui tắc thiết kế Layout web;

+ Vận dụng kiến thức vào môn thiết kế Layout web

<b>- Về kỹ năng: </b>

 Sử dụng thành thạo mềm Photoshop hỗ trợ cho việc thiết kế;

 Thiết kế được các mẫu Layout web theo yêu cầu;

 Sử dụng cơ bản các qui tắc sáng tạo trong việc thiết kế Layout web theo mẫu hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

<b>- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: </b>

 Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong cơng nghiệp, tính kiên trì, sáng tạo trong cơng việc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Chương 1. Mỹ thuật ứng dụng </b>

<b>Mục tiêu: </b>

- Trình bày được các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế sản phẩm; - Vận dụng được các phương pháp phối màu vào bài thiết kế; - Nhận diện được các cách sắp xếp văn bản trong các bài thiết kế.

<b>1.1. Các nguyên tắc bố cục cơ bản </b>

Một trong số các nguyên tắc cần có nhất, quan trọng nhất là Nguyên tắc Cân bằng. Bất kỳ một thiết kế đồ họa, hay một tác phẩm nghệ thuật đều phải thực hiện tốt yếu tố cân bằng. Sau đây là các nguyên tắc cơ bản để tạo thành một tác phẩm hoàn hảo.

<b>1.1.1. Cân giác </b>

Một trong số các nguyên tắc cần có nhất, quan trọng nhất là Nguyên tắc Cân bằng. Bất kỳ một thiết kế đồ họa, hay một tác phẩm nghệ thuật đều phải thực hiện tốt yếu tố cân bằng. Nó là gì và làm thế nào là nó đạt được trên một bề mặt phẳng? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nghĩ về một tác phẩm ba chiều của nghệ thuật. Nếu các phần không thể cân bằng hoặc được giữ, chúng sẽ đổ.

Đối với hình ảnh tạo ra trên một bề mặt bằng phẳng như một thiết kế hay một bức tranh sơn dầu cùng một nguyên tắc cân bằng được áp dụng. Tuy nhiên, thay vì có thể chất cân bằng thực tế, các nghệ sĩ cần phải tạo ra một ảo giác về sự cân bằng, được gọi là cân bằng thị giác. Một trong số các nguyên tắc cần có nhất, quan trọng nhất là Nguyên tắc Cân bằng. Bất kỳ một thiết kế đồ họa, hay một tác phẩm nghệ thuật đều phải thực hiện tốt yếu tố cân bằng. Nó là gì và làm thế nào là nó đạt được trên một bề mặt phẳng? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nghĩ về một tác phẩm ba chiều của nghệ thuật. Nếu các phần không thể cân bằng hoặc được giữ, chúng sẽ đổ.

Đối với hình ảnh tạo ra trên một bề mặt bằng phẳng như một thiết kế hay một bức tranh sơn dầu cùng một nguyên tắc cân bằng được áp dụng. Tuy nhiên, thay vì có thể chất cân bằng thực tế, các nghệ sĩ cần phải tạo ra một ảo giác về sự cân bằng, được gọi là cân bằng thị giác. Trong cân bằng thị giác, mỗi khu vực của bức tranh cho thấy một trọng lượng hình ảnh nhất định, một mức độ nhất định nhẹ hoặc nặng. Ví dụ, màu sắc ánh sáng xuất hiện nhẹ hơn trọng lượng hơn so với màu tối. Màu rực rỡ ảnh hưởng thị giác nặng hơn màu sắc trung tính trong cùng khu vực.

Màu sắc ấm như màu vàng có xu hướng mở rộng diện tích về kích thước, trong khi màu lạnh như màu xanh có xu hướng giữ diện tích. Và trong suốt ảnh hưởng thị giác ít nặng hơn các khu vực mờ đục.

Cân bằng là sự ổn định về mặt thị giác, mỗi khu vực cho thấy một trọng lượng hình ảnh nhất định, là sự sắp xếp, phân bố đồng đều về trọng lượng. Xét về đồ họa, thuật ngữ cân bằng nhằm ám chỉ trọng lượng hiển thị của đối tượng (hình ảnh) được xác định bởi kích thước, tối sáng, dày mỏng,… Cân bằng rất cần thiết cho sự thành công của thiết kế.

Vai trò của cân bằng trong thiết kế: Giống như trong thế giới vật chất, cân bằng thị giác là một điều quan trọng. Một phần khơng cân bằng có thể làm cho người xem cảm thấy không

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thoải mái. Khi một tác phẩm được cân bằng trực quan, mỗi phần của nó đều nhận được sự chú ý. Sự chú ý thị giác được cân bằng, giúp người xem gắn kết với thiết kế.

Nếu khơng có cân bằng thị giác, người xem có thể khơng nhìn thấy tất cả các khu vực trong thiết kế. Có thể họ sẽ khơng dành thời gian ở những khu vực có ít trọng lượng hoặc sự chú ý hơn. Bất kỳ thông tin trong những khu vực này có thể dễ dàng bị bỏ qua. Chúng ta sẽ muốn cân bằng một thiết kế trực quan bởi vì chúng ta muốn cân bằng các điểm quan tâm trong thành phần của mình, để người xem dành thời gian với tất cả thông tin chúng ta muốn truyền đạt.

<b>1.1.2. Bố cục đối xứng </b>

Đối với bất kỳ một trang trí nào người ta cũng cần đến bố cục đối xứng. Song không phải trong bất cứ một trang trí nào vấn đề này cũng được hiểu giống nhau. Bởi vậy không thể giải quyết được một vấn đề trọn vẹn trong một bố cục. Mà là sự tổng hợp của một hay nhiều vấn đề đan xen lẫn nhau. Hỗ trợ và tương hổ cho nhau.

Trong một bố cục đối xứng, hình ảnh được chia ra một cách đối xứng, dọc hoặc ngang, ở giữa. Có nhiều đồ vật xung quanh chúng ta tạo thành những đối tượng chính cho bố cục đối xứng. Một số tác phẩm nhiếp ảnh thường thấy là các ảnh chụp phía đối diện của một hồ nước phản chiếu trên mặt nước.

Những ảnh khác bao gồm ảnh có các cơng trình kiến trúc đối xứng hoặc các con đường nằm ở giữa. Tuy nhiên, vì bố cục này tạo ra một ảnh có các hoa văn tương tự. Cả ở trên lẫn dưới, hoặc trái và phải, cần phải thận trọng để tránh bố cục trở nên quá tầm thường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1.1.3. Bố cục lệch tâm </b>

Cân bằng bất xứng là khi hai bên của trục đối xứng không giống nhau, nhưng vẫn đem lại cảm giác cân bằng. Cách để đạt được sự cân bằng bất xứng là sắp xếp các yếu tố trong bố cục với các kích cỡ, màu sắc hoặc khoảng cách tới tâm khác nhau một cách hợp lý. Nếu người nghệ sĩ có thể cảm nhận, đánh giá và ước lượng khối lượng thị giác của mỗi yếu tố khác nhau, người đó sẽ có khả năng cân bằng tồn bộ bố cục và từ đó có được một bố cục hút mắt hơn.

<b>1.1.4. Bố cục dựa trên đường ngang </b>

Loại bố cục này sẽ rước ánh mắt ta chạy dài theo hình ảnh một cách rất bình thản mà lại khơng giống như khi ta đọc sách. Đây là những bố cục tạo ra cảm giác bình lặng, thánh thiện. Nhưng nó cũng dễ tạo ra vẻ đơn điệu khi khơng có một đường dọc hay xiên nào đối lập với đường ngang.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Bố cục hình tam giác có thể có rất nhiều dạng khác nhau. Khi thì các yếu tố chính của bố cục sẽ được xếp một cách chuẩn xác trong hình tam giác mà các cạnh được coi như những đường định hướng sắp theo hình tam giác. Khi thì một vài yếu tố phụ của bố cục sẽ được bố trí ít nhiều theo hình tam giác bao quanh chủ thể, thậm chí cách một khoảng cách nhất định, để “dàn dựng” chủ đề ngay bên trong khung tự nhiên của hình ảnh. Nói chung việc này có hiệu quả làm tăng thêm giá trị một cách đặc biệt cho chủ đề

Từ xưa, bố cục theo hình tam giác (hay hình kim tự tháp) đã từng được các họa sĩ sử dụng như phương tiện để đặc biệt làm tăng giá trị của chủ đề hoặc một phần của chủ đề. Hai đường chéo tụ vào một điểm, hết sức năng động, hiện ra như hai cạnh của một hình tam giác, cuốn hút ánh mắt của khán giả đi lướt tới đỉnh của tam giác chính là nơi có hình ảnh chủ yếu của bố cục, mà tác giả muốn người xem “đổ dồn con mắt” vào đó.

Khi một hay nhiều nhân vật được khuôn trong một hình tam giác thì yếu tố mà người ta thường xếp ở đỉnh tam giác sẽ là khuôn mặt của chủ thể, sao cho “bắt mắt” khán giả nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

(xem tranh “Tự do dẫn dắt nhân dân” của Delacroix trang 173). Hơn nữa, khi có nhiều nhân vật cùng là quan trọng trong một hình tam giác thì họa sĩ cần phải kéo các khuôn mặt một cách tối đa trong chừng mực có thể vào đỉnh trên của tam giác để làm cho chúng được tập trung ở vị trí ưu tiên.

<b>1.1.6. Bố cục dạng tròn </b>

Hiếm khi, các bố cục dạng này được tổ chức quanh trung tâm lý tính của hình ảnh và chúng tựa như một bố cục đối xứng, do đó có được vẻ trang trọng và sự lạnh lùng tương đối của bố cục này. Ngược lại, khi điểm trung tâm của chúng nằm ngoài các trục của hình ảnh, chúng lại tựa như một bố cục phi trọng tâm và tạo ra một ấn tượng lớn hơn về tính tự nhiên.

Dù rằng bức tĩnh vật này trơng có vẻ được “cắt cảnh” rất tự nhiên, nhưng nó khơng hề được sắp xếp một cách tùy tiện. Bố cục trở nên đặc biệt nổi bật do chọn cách nhìn theo kiểu quay máy ảnh chúc xuống, lại được thiết lập chủ yếu là dựa trên nhiều hình thể vịng trịn (như hình trịn rộng của các bánh kẹp tròn “nhại lại” dạng tròn nhỏ hơn của bình rượu nhỏ) sắp đặt trên đường chéo góc của bức tranh. Con dao đặt nằm chéo và cạnh bàn ở phía trên, song song với con dao, góp phần khẳng định ý nghĩa của bố cục dựa trên đường chéo góc, tất cả như đang khép lại ở phần trên (cái cạnh bàn) và ở phần dưới (con dao). Vậy nên, bốn đồ vật dùng hàng ngày có thể sẽ trở nên một bức tranh ngon lành dành cho con mắt.

Ví dụ về bố cục:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

A. Trong hình tam giác B. Trong hình chữ nhật C. Trên đường chéo D. Trong vịng tròn

<b>1.2. Màu sắc </b>

Đường nét và màu sắc là những yếu tố tạo hình gắn liền với thị giác. Hai yếu tố tạo hình này đã tạo nên đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ mĩ thuật. Màu sắc mang lại cho người xem sự hứng khởi, niềm vui thích, lạc quan, yêu đời sự yên tĩnh, cảm giác thư thái, bình n và cũng chính màu sắc có thể mang đến cho ngời xem cảm giác ngột thở, sự sợ hãi, cảm giác buồn bã, lạnh lẽo, cơ đơn chán nản.

Màu sắc có nguồn gốc tự nhiên và cũng chứa trong mình ý nghĩa xã hội. Theo phân tích của vật lý thì ánh sáng trắng chính là sự tổng hợp của bảy màu: đỏ - da cam - vàng – lục – lam - chàm – tím. Trong thực tế ta vẫn quen gọi đó là 7 sắc cầu vồng. Trong bảy màu sắc cầu vồng có 3 màu ngun được tạo nên mà khơng có sự pha trộn nào đó là đỏ – vàng và lam (3 màu gốc) còn các màu khác là do pha trộn giữa hai màu mà có: Pha trộn màu đỏ và vàng ta có màu da cam, pha trộn màu vàng và lam cho ta màu lục, pha trộn màu đỏ và lam ta có màu tím… Màu sắc là tên gọi chung nhưng khi đi sâu vào nghiên cứu về màu sắc cần chú ý một số khái niệm cụ thể sau:

- Sắc tố: chỉ những màu gốc trong đó có cả đen và trắng.

- Sắc loại: là hỗn hợp của các sắc tố đợc biểu hiện dưới dạng riêng biệt và được gọi theo liên tưởng, thí dụ: cánh sen, lá mạ, hoa cà, nước biển ….

- Sắc độ: chỉ độ đậm nhạt của màu sắc và cuối cùng là sắc thái, đó là vẻ khác nhau của những màu có cùng một gốc như: đỏ cờ, đỏ sen, mười giờ…

Sự xếp đặt những màu cạnh nhau trong hội họa cho ta hòa sắc. Những màu đi với nhau, tạo ra thế qn bình khi chúng có tỷ lượng tương đương, hay thúc đẩy lẫn nhau, khi chúng có một tỷ lượng chênh lệch; ta gọi những màu đó là những màu bổ túc. Cũng giống các yếu tố tạo hình khác, màu sắc góp phần biểu cảm trong tác phẩm. Màu sắc có thể tạo cảm giác về gần xa, nóng lạnh, nặng nhẹ… nhờ những tương quan.

Những màu nóng, đậm dễ gợi cảm giác gần, những màu lạnh, sáng gây cảm giác ngược lại…Những màu đối chọi như lam với vàng hay lục với cánh sen, đỏ và xanh lục… cho chúng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

ta cảm giác mạnh mẽ. Nếu trên tranh sử dụng những màu cùng sắc độ dễ gây cảm giác đều đều, buồn bã hay êm ái, nhẹ nhàng… Màu sắc là một trong những yếu tố ngơn ngữ biểu đạt đóng vai trị quan trọng của mĩ thuật.

<b>1.2.1. Khái niệm màu sắc </b>

Màu là yếu tố thực tồn tại trong cuộc sống, nó tạo sự lơi cuốn, hấp dẫn đối với chúng ta, làm cuộc sống phong phú, giàu cảm xúc hơn.

Trong thực tế, có khoảng 8000 màu tồn tại quanh ta. Màu sắc là con đẻ của ánh sáng. Màu sắc là ánh sáng. Màu sắc mà chúng ta phân biệt từ ánh sáng là những cảm giác. Sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể màu sắc ánh sáng. Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó nữa. Theo quang học: Khi luồng áng sáng trắng đi qua lăng kính mặt trời thì tách ra 7 sắc gồm: Vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím.

Trong hội hoạ thì màu là những chất liệu cụ thể do những sắc tố được chiết ra từ khoáng chất, hoá chất, thảo mộc  màu sắc tố

<b>1.2.2. Màu sắc và ý nghĩa </b>

Màu sắc đóng một vai trị rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, cho dù chúng ta có nhận ra hay khơng. Nó có khả năng ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng của chúng ta theo cách mà ít thứ khác có thể.

Tất cả các màu sắc có trên bảng màu đều bắt nguồn từ ba màu chính: màu đỏ, màu vàng và màu xanh dương hay còn gọi là màu lam.

Với sự liên kết của màu sắc người ta qui ước ra bốn màu cơ bản: xanh dương, màu đỏ, màu vàng, màu xanh lá (hay màu lục) và hai màu của sắc độ sáng, tối là màu đen và màu trắng.

- Màu đen: Màu của màn đêm và cái chết, thường được liên kết với âm mưu đen tối. Nó cũng gắn liền với sự giàu có và thanh lịch.Biểu đạt sự huyền bí, tuyệt vọng. Truyền độ sâu/đậm cho các màu khác. Hấp thu tất cả các màu. Hấp thu nhiệt và phản xạ ánh sáng không mạnh.

-

- Màu xanh (blue): Màu của bầu trời và biển cả. Ánh sáng xanh trơng trẻ và thể thao, màu xanh hồng gia có một khơng khí trang nghiêm và giàu có. Là màu

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

lạnh, gợi cảm, mang đến cảm giác yên bình, tươi tắn và thư thái cho người nhìn. Màu này tốt cho thần kinh, sự nghỉ ngơi và giảm căng thẳng.

- Màu trắng (White): Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, ngây thơ; hịa bình, trong sáng, trung thực. Phản xạ ánh sáng và nhiệt lượng tốt.

-

- Màu vàng (Yellow): Màu vàng tượng trưng cho sự sống và hạnh phúc, màu sắc của ánh nắng và quyền quý. Là màu nóng, thể hiện sự vượt trội, mạnh mẽ cá tính, thu hút mắt nhìn vì là màu sáng chói nhất trong ba màu cơ bản, mang tính cảnh báo. Được ứng dụng với diện tích nhỏ sẽ gây sự hứng khởi năng động, tạo điểm nhấn ấn tượng, nhưng với diện tích lớn sẽ gây ra sự chống ngộp tạo cảm giác khó chịu.

- Màu xanh lá (màu lục): Tượng trưng cho cuộc sống thiên nhiên và sức khỏe con người. Cân bằng và hài hòa. Xoa dịu cảm giác và tâm trạng

<b>1.2.3. Tính chất của màu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Để diễn tả một màu thật đúng cách, ta xét tới 3 tính chất chủ yếu : </b>

 Cường độ: Chỉ mức thuần túy, mạnh, yếu hay độ bão hòa của một màu. Cường độ định bởi số lượng của sắc trội nhất. Cường độ có thể nâng cao bằng cách thêm sắc chính trong màu. Độ đậm hoặc nhạt của một màu nào đó khi pha trắng hoặc pha đen. Là mức độ mạnh hay yếu của một màu nào đó (thị giác cảm nhận được độ tươi thắm) do Sự kích thích thị giác.

 Quang độ: (Valuer) Độ sáng hoặc tối của một màu, là tác dụng liên kết giữa các độ đậm nhạt này với độ đậm nhạt kia. Ví dụ: trong vịng thuần sắc, vàng là màu có đỉnh quang độ sáng nhất, tím là màu có đỉnh quang độ tối nhất do Sự đập mắt.

<b>Ví dụ: Màu Vàng: Quang độ sáng hơn. Màu Cam: Cường độ mạnh hơn do độ tươi thắm </b>

của nó.

Màu càng pha trắng thì quang độ càng sáng nhưng cường độ càng yếu.

<b>1.2.4. Phân loại màu </b>

- Màu bậc nhất : Cịn gọi là màu chính, màu cơ bản, màu bậc nhất. Từ đó có thể pha ra các màu khác (trừ đen và trắng – khơng màu nào pha trộn ra nó). Gồm 3 màu như màu vàng, màu đỏ và màu lam

-

<i>Hình 1-1- Màu Vàng, đỏ, lam </i>

- Màu bậc hai (màu bổ túc): Còn gọi là màu phụ, màu bậc hai. Gồm 3 màu như

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Hình 1-2- MàuTím, màu lục và màu cam </i>

- Màu bậc ba: Gồm các màu như màu Cam vàng, màu Cam đỏ, màu Tím lam, màu Tím đỏ, màu Lục lam và Lục vàng. Được pha với phân lượng bằng nhau từ màu bậc 1 với màu bậc 2 đứng cạnh nhau trên vòng thuần sắc.

- Màu bậc 4,5,6,7 …:

Bằng cách pha với phân lượng bằng nhau giữa các màu đứng cạnh nhau trong vịng thuận sắc

<b>ta tiếp tục có các màu bậc cao hơn. </b>

- Màu tương phản: Màu đối kháng nhau, khi đứng cạnh nhau màu này làm nổi bật màu kia hay ngược lại. Có 3 cặp màu tương phản là màu Vàng – Tím, màu Đỏ – Lục và màu Lam – Cam.

<i>Hình 1-3- Màu Vàng – Tím, Màu Đỏ – Lục, và màu Lam – Cam </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Màu nóng: Gây cảm giác ấm áp, gần, kích thích thị giácMàu ngả đỏ: Vàng, cam vàng, cam, cam đỏ, đỏ.

- Màu lạnh: Gây cảm giác mát mẻ, dễ chịu hoặc lạnh lẽo, xa  Màu ngả xanh: Lục vàng, lục, lục lam, lam, tím lam, tím, tím đỏ

- Màu trung tính: Màu trung tính do sự kết hợp giữa trắng và đen tạo ra. Màu khơng thuộc nóng, khơng thuộc lạnh. Màu xám có nhiều gốc xám

+ Xám do đen pha trắng

+ Xám do pha 2 màu tương phản với nhau + Xám do pha 3 màu chính với nhau

<b>Ví dụ: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Màu trung gian: Màu điều giải sự mâu thuẫn đối kháng về sắc độ, cường độ, quang độ, được pha từ hai màu đang có sự tương phản với nhau. Hai màu tương phản về nóng lạnh, tìm màu trung gian trên vòng thuần sắc.

- Màu tương đồng: Màu tương đồng là những màu thoạt nhìn qua trơng chúng có vẻ giống nhau, nhóm màu đứng cạnh nhau trong vòng thuần sắc. Một dãy màu nối tiếp nhau, liên kết nhau chặt chẽ, khơng phân biệt nóng lạnh (mở rộng cả khi pha với trắng hoặc đen).

- Bổ túc trực tiếp: Các màu nằm đối diện nhau trong bản màu bổ sung trực tiếp cho nhau.

- Bổ túc kép: Hai màu nằm hai bên bổ sung kép cho màu đối diện trên bản màu ( Tạo thành hình tam giác cân ).

- Bổ túc bộ ba, bổ túc bộ bốn:

Màu chủ đạo: Màu chiếm diện tích trội nhất trong tồn bộ khơng gian, chi phối tồn bộ hồ sắc của khơng gian. Một khơng gian trang trí có màu chủ đạo như một bản nhạc

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

có chủ âm. Màu chủ đạo còn tuỳ thuộc vào đề tài, khơng gian, thời gian, vị trí sử dụng, tâm sinh lý người sử dụng, ý đồ, tình cảm. Nói đến màu chủ đạo là nói đến màu nhấn để tạo sự cân đối, hài hồ, là màu tơ điểm có tác dụng dẫn mắt, tạo chính phụ. Màu nhấn là màu tương phản với màu nền (màu chủ đạo) về tính chất nóng, lạnh, sắc độ,

<b>quang độ, cường độ. Sử dụng màu nhấn phải tế nhị không lộ liễu. </b>

- Màu sắc riêng: Quy luật hỗ trợ cộng hưởng của các màu sắc, ánh sáng, môi trường, khơng khí, vật thể. Sử dụng màu là để diễn tả sự cộng hưởng ấy (không sử dụng màu riêng của từng vật thể mà không hiểu quy luật cộng hưởng). - Màu độc sắc: Là tên gọi của loại không gian chỉ sử dụng một màu pha với

trắng và đen tạo sự liên kết các sắc độ một cách tinh tế.

<b>1.2.5. Vịng thuần sắc </b>

Định nghĩa: Vịng trịn khép kín cho thấy tác dụng của các loại màu sắc.

Mục đích yêu cầu: Nắm được tính chất, chức năng, tác dụng của màu sắc để nhận diện với tên gọi cụ thể, ứng dụng nhuần nhuyễn, thích hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Một phần là khoa học, một phần là nghệ thuật. Vịng thuần sắc là cơng cụ giúp ta hiểu được màu nào đi với cái gì.

Bất cứ nơi nào có ánh sáng, nơi đó có màu sắc. Chúng ta thường nghĩ rằng, màu sắc đứng độc lập với nhau. Màu chúng ta thường nhìn thấy một mình ln ln bị ảnh hưởng bởi những màu xung quanh. Nó giống như nốt nhạc, khơng có màu “xấu” hay màu ”tốt”. Đúng hơn là nó chính là sự kết hợp của những yếu tố xung quanh.

Vòng thuần sắc bao gồm 3 màu chính, mỗi màu có 1 màu bậc nhất và 2 màu bậc 2. Ánh sáng trắng chứa tất cả màu chúng ta nhìn thấy được, tạo thành một quang phổ vô hạn mà luôn luôn xuất hiện trong chuỗi từ tím-tới-đỏ, chúng ta nhìn thấy được trong cầu vồng (bên phải, ở trên). Để làm cho nó thực tế hơn, vịng thuần sắc miêu tả tính vơ hạn với 12 màu cơ bản xinh xinh giống như hộp bút chì màu đầu tiên của chúng ta.

<b>1.2.6. Định luật và phương pháp phối màu </b>

Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho một bản thiết kế trở nên sinh động và nổi bật hơn. Kết hợp màu sắc ra sao cho một bản thiết kế tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: văn hố, đối tượng mà website đó hướng tới hay đơn giản chỉ là sở thích của tác giả. Với tư cách là một nhà thiết kế nên hiểu được các quy luật phối màu cơ bản để từ đó có những sự lựa chọn đúng đắn về màu sắc khi thiết kế một website.

Có 06 nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế

<b>1.2.6.1. Monochromatic – Phối màu đơn sắc: </b>

Khi sử dụng quy tắc phối màu đơn sắc, chúng ta thường chỉ sử dụng một màu chủ đạo hay đôi lúc chúng ta cũng có thể sử dụng nhiều kiểu sắc độ khác nhau trong cùng một màu để chúng cộng hưởng với nhau. Vì khơng q cầu kì và phức tạp, nên kiểu phối màu đơn sắc nhìn rất dễ chịu với người nhìn. Tuy nhiên, cũng chính vì sự đơn giản và đơi lúc có phần đơn điệu, chúng ta sẽ gặp khó khăn để tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong tác phẩm của mình khi sử dụng kiểu phối màu này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Nguyên tắc phối màu đơn sắc: Phối màu đơn sắc thường được sử dụng khá nhiều trong những thiết kế mang phong cách tối giản. Sự đơn giản của chúng giúp mắt chúng ta không bị xao lãng quá nhiều vào các yếu tố khác và tập trung hoàn toàn vào các yếu tố quan trọng khác như nội dung… Ngoài ra, cách phối màu này còn được sử dụng làm cho các typeface đơn giản trở nên sắc nét và thu hút hơn.

<b>1.2.6.2. Phối màu tương đồng (Analogous): </b>

Màu tương đồng (thường là ba màu) kết hợp rất tốt với những màu kế bên nó trên vịng trịn màu; qua đó, tạo nên những phối màu rất nhã nhặn và thu hút. Phối màu tương đồng đa dạng về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc. Bởi vậy, khi sử dụng chúng, chúng ta có thể phân biệt các nội dung khác nhau trên sản phẩm dễ dàng hơn. Tuy có sự pha trộn của nhiều màu sắc, nhưng do các màu này đứng gần nhau trên vòng tròn màu, nên phối màu này không quá rối rắm và phức tạp. Ngược lại, chúng rất êm dịu và vừa mắt.

- Nguyên tắc phối màu tương đồng

Thường thì khi sử dụng phối màu này, các nhà thiết kế sẽ bắt đầu từ việc chọn ra cho mình một màu chủ đạo. Màu này sẽ được sử dụng nhiều nhất và các màu khác phải tương tác tốt với màu chính này. Sau đó, nhà thiết kế sẽ chọn màu thứ 2 với nhiệm vụ phân biệt các phần nội dung quan trọng của sản phẩm. Màu thứ 3 thường dùng cho những chi tiết không quá quan trọng (thường là các chi tiết trang trí).

<b>1.2.6.3. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary) </b>

Phối màu bổ túc sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu để tạo nên những phối màu năng động và tràn đầy năng lượng. Rõ ràng, với cặp màu đối xứng được sử dụng, chúng ta rất dễ để tạo điểm nhất cho các chi tiết quan trọng. Cũng chính vì sự đối lập giữa các màu, phối màu bổ túc trực tiếp này hồn tồn khơng phù hợp nếu sản phẩm của chúng ta mang phong cách của sự thư giãn và nhẹ nhàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Nguyên tắc phối màu trực tiếp

Cũng như phối màu tương đồng, khi chọn màu cho phối màu bổ túc trực tiếp này, các nhà thiết kế sẽ thường chọn cho mình một màu chủ đạo và sau đó sẽ kiếm màu đối xứng với nó làm màu phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng phối màu này, chúng ta khơng nên sử dụng những màu có sắc độ nhạt (desaturated colors), vì những màu như vậy sẽ làm mất đi tính tương phản cao giữa các cặp màu với nhau, vốn là điểm mạnh của phối màu này.

<b>1.2.6.4. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic) </b>

Đây là cách phối màu an toàn nhất trong các phối màu. Phối màu này được hình thành với ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vịng trịn màu và tạo nên một hình tam giác đều. Vì ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vịng trịn màu nên chúng kết hợp và bổ sung với nhau tạo nên một sự cân bằng cho phối màu này. Cũng chính vì sự cân bằng này, tuy có đến ba màu được sử dụng nhưng chúng ta sẽ thỉnh thoảng thấy phối màu này khá đơn điệu, an toàn và thiếu sáng.

- Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba:

Phối màu này rất khó sử dụng khi các chúng ta muốn tạo điểm nhấn trên sản phẩm của mình. Tuy vậy, một số nhà thiết kế lại rất thích phối màu này vì chúng thường giúp cho sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tốt từ người sử dụng vì sự hài hồ và cân bằng của các màu được sử dụng.

<b>1.2.6.5. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary) </b>

Nếu chúng ta muốn sản phẩm của mình thu hút và gây ấn tượng mắt đến người dùng ngay từ lúc đầu thì phối màu bổ túc xen kẽ này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho chúng ta. Phối màu này được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vịng trịn màu và tạo nên một hình tam giác cân. Đơi lúc, chúng ta có thể sử dụng thêm một màu thứ tư; màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân đó. Chính vì sự linh hoạt trong việc chọn màu mà phối màu này thường mở ra cho các nhà thiết kế rất nhiều cơ hội khám phá và tìm được các cặp màu lạ và độc đáo cho sản phẩm của mình.

- Nguyên tắc phối màu bổ túc xen kẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Ngày này, có rất nhiều sản phẩm chuộng phối màu này. Chủ yếu họ sử dụng màu đen và trắng làm những màu chủ đạo, tô điểm bằng các màu thứ 3 bắt mắt như đỏ và xanh với các chi tiết phụ. Phối màu này đơn giản và an tồn nhưng vơ cùng hiệu quả. Tuy nhiên, để thử thách bản thân cũng như muốn sản phẩm của mình trở nên cầu kì hơn, chúng ta có thể sử dụng những màu bậc nhất (vàng, đỏ, lam) cho mùa chủ đạo.

<b>1.2.6.6. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary) </b>

Đây là cách phối màu phức tạp nhất trong sáu nguyên tắc phối màu cơ bản. Nhưng nếu chúng ta chịu bỏ công sức và thời gian để chọn lựa màu sắc kỹ càng, phối màu này sẽ như một phần thưởng khi nó sẽ mang đến cho sản phẩm của chúng ta sự hiện đại và mới mẻ, rất phù hợp với nhiều xu hướng thiết kế hiện nay.

- Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn

Phối màu này được hình thành với hai cặp màu bổ túc trực tiếp. Những sự đối nghịch cũng như bổ sung giữa hai cặp màu này chính là điểm mạnh và khác biệt đặc trưng của phối màu này. Các cặp màu trong phối màu này thoạt nhìn thì rất khó để có thể phối hợp và sử dụng chúng đúng cách, vì thế chúng ta sẽ mất khá nhiều thời gian cho khâu chọn lọc và lên màu cho sản phẩm của mình. Mẹo để chọn màu cho phối màu này cũng khá cơ bản khi chúng ta cần chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu nóng (đỏ, cam hay vàng) và lạnh (xanh, tím).

<b>1.3. Chữ trong thiết kế </b>

Chữ là một tín hiệu ghi lại ngơn ngữ của lồi người. Nó xuất hiện cách đây khoảng 3000 năm. Trải qua nhiều thế kỉ, nó được cải tiến, hồn thiện dần để đáp ứng yêu cầu sử dụng ngày càng cao của xã hội lồi người

Trong phạm vi trang trí, chữ có chức năng tơ điểm cho mọi vật thêm đẹp nhằm đem lại cảm xúc thẫm mĩ cho người xem.

Ở một số loại hình trang trí như trình bày ấn phẩm văn hóa (báo chí, bìa sách …), trình bày ấn phẩm quảng cáo thương mại (các nhãn hàng hóa); phục vụ thơng tin tun truyền (biểu ngữ, khẩu hiệu, tranh …) thì chữ được xem như một yếu tố trang trí chính khơng thể thiếu được.

<b>1.3.1. Một số kiểu chữ chính 1.3.1.1. Font và TypeFace </b>

Typeface là một hệ thống bao gồm các kiểu chữ. Mỗi kiểu chữ là một typeface riêng biệt. Ví dụ: Arial, Times New Roman… Font là một miêu tả cho typeface

Ví dụ: Arial Regular 12px, Arial Italic 16px…

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Serif: Serif typeface là loại typeface có các nét phụ ở cuối các nét chính của chữ hay cịn gọi là chữ có chân

Là những kiểu có cấu trúc tại những điểm đầu hay điểm cuối của nét chữ có những phần nhỏ chìa ra được gọi là “chân”. Thể hiện tính truyền thống, nét cổ điển, sự thanh lịch sang trọng và đẹp về hình thức nhưng hơi cầu kỳ. Không được dùng cho văn bản nội dung, mà chỉ được dùng trình bày tiêu đề.

<b>Những loại chữ có chân: </b>

- Old Style: Caslon, Caxton, Garamond, Goudy, Palatino, Early Roman.

- Transitional: Đường cong nhỏ hơn nối với chân như Baskerville, Century, Tiffany, Times New Roman

- Modern: Thân dày và chân mỏng tương phản nhau: Bodoni.

- Egyptian: Courier, Clareenden, Lubalin, Memphis đặc trưng chữ Ai Cập cổ.

 Sans-serif (kiểu Không chân):

Là những kiểu khơng có phần dư ra tại các điểm đầu hay điểm kết thúc của nét chữ. Thể hiện sự rõ ràng, chắc khoẻ như: Helvertical, Univers, Futura, Avant Garde, Gill Sans. Tạo sự rõ ràng, dễ đọc cho người xem. Những font thường được sử dụng trong thiết kế: Verdana, Arial, Trebuchet. Là sự lựa chọn hàng đầu trong chế bản in ấn hiện đại, trong trình bày văn bản nội dung vì sự rõ ràng, đơn giản cho bố cục và dễ dàng khi đọc.

 Monospace (kiểu Khổ đơn):

Monospace là loại typeface có độ rộng của chữ bằng nhau. Độ rộng không gian giữa các ký tự và độ rộng nét bằng nhau. Khơng có nét thanh và nét đậm xen kẽ. Nhóm này ít được sử dụng trong đoạn văn bản do khó nhận diện sự khác biệt giữa các ký

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

 Cursive (kiểu viết tay):

Nét chữ kiểu viết tay được cấu tạo bay bổng, ngẫu hứng theo cách của người viết tạo nên nhiều hình thức độ đáo và lạ mắt cho bản thiết kế.

Sử dụng nhiều trong các lọai thiệp chúc mừng, các loại tiêu đề mang tính chất nghệ thuật, hồi cổ…

Tránh sử dụng loại này cho văn bản đọan sẽ rất khó đọc và không phù hợp cho các định dạng (format) sau này của chữ

 Fantasy( Kiểu biến tấu): Dùng một số hình thức chữ có sẵn, sau đó làm biến dạng chúng đi theo kiểu sáng tạo hay ý tưởng riêng. Có tính chất gần giống kiểu viết tay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Chiều rộng chữ:

Chiều rộng chữ thường được định rõ bởi số ký tự trên 1 Pica – nghĩa là số trung bình các ký tự sẽ lấp đầy trong khoảng 1 Pica được dùng để tính khoảng trống cho chiều ngang một ký tự. Chiều rộng của chữ khơng bằng nhau vì mỗi chữ đều có một đặc điểm cấu tạo riêng

Có chữ khuyết 2 bên như chữ A, V; có chữ khuyết ở các góc như chữ O, C, Q, G; có chữ 2 bên là những nét thẳng đứng như các chữ N, chiều rộng như nhau nhưng chúng vẫn gây ra những cảm giác rộng hẹp khác nhau.

- Tỉ lệ của chữ:

Là sự cân đối giữa chiều cao, chiều ngang và nét chữ. Tỉ lệ của chữ khi trình bày khơng có một quy định bắt buộc nào. Tùy thuộc vào nội dung trình bày, óc sáng tạo và thẩm mỹ của người trình bày mà chữ có thể được tạo ra với những nét mảnh để thể hiện sự thanh thoát hoặc chữ được đặt trong khuôn khổ vuông.

- Ứng dụng chữ trong đoạn văn bản

Đoạn văn bản cân đối làm người đọc dễ xem. Sự cân đối có được khi độ cao của chữ thường bằng với độ cao của chữ hoa hay sự hài hịa của các kích thước chữ phù hợp mắt nhìn, chữ quá to ở đoạn văn bản gây cảm giác thơ, khơng có tính thẩm mỹ, chữ quá nhỏ sẽ gây cảm giác khó chịu bực bội. Không để độ thấp nhất của hàng trên đụng với độ cao nhất của hàng dưới, như vậy sẽ không gây rối mắt cho người xem.

<b>1.3.4. Cách sắp xếp văn bản trong các ấn phẩm </b>

- Tiêu đề chính (Headline)

Là yếu tố quan trọng giúp người đọc biết được phần nội dung mà họ sẽ đọc. Phải được thiết kế đặc biệt nhằm tạo sự ấn tượng và hấp dẫn cũng như tính trang trọng và chuẩn mực của nó. Tiêu đề có hiệu quả thu hút người đọc quan tâm đến nội dung. Tựa đề chính phải nổi bật hơn những tiêu đề phụ và tất cả nội dung bên dưới.Trong đồ họa in ấn hiện đại, vị trí của nó khơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nhất thiết phải nằm trên cùng của cả đoạn văn bản, mà có thể nằm bất cứ chỗ nào có thể được, tùy theo ý tưởng của người thiết kế. Chỉ văn bản hành chánh thì vẫn phải đặt tiêu đề trên cùng.

- Tiêu đề phụ (Subhead)

Nên ngắn gọn, nó giải thích, mở rộng ý nghĩa của tiêu đề chính nhưng khơng lặp lại ý nghĩa nội dung của tiêu đề chính. Trong một đoạn văn bản hay một bài báo thường có ít nhất 2 tiêu đề phụ tùy thuộc vào dàn ý nội dung. Về mặt thiết kế thường được nhấn mạnh (bold) và được đặt trên một mảng màu chủ đạo tạo tiêu điểm thu hút mắt người đọc.

- Nội dung văn bản

Thể hiện bằng kiểu chữ phù hợp. Không nên chọn kiểu chữ cầu kỳ, phức tạp sẽ làm người đọc rối và mỏi mắt. Thường chọn kiểu chữ khơng chân.

- Chú thích, phụ đề (Caption)

Tạo được cái nhìn khái quát về vấn đề mà nội dung văn bản sẽ trình bày, giúp người đọc có thể tóm tắt nội dung trước khi đọc chi tiết. Trong bài viết khi có hình ảnh minh họa thì phần giải thích đi kèm để giúp người đọc hình dung rõ hơn về nội dung và những hình ảnh này sẽ có sức thuyết phục cao hơn.

- Trích dẫn và ngắt câu

Cách ngắt câu và tách đoạn tạo sự thú vị, bớt nhàm chán khi đọc một đoạn văn bản dài. Khi ngắt câu phải chú ý đến nội dung, sự liên quan của từng nội dung để tạo tính liên tục, sự mạch lạc và thông suốt cho đoạn văn.

- Phương pháp tối ưu là dùng font chữ cổ điển & phổ biến.

- Không dùng font chữ quá khác biệt cho những đoạn văn bản nhấn mạnh trong cùng một văn bản.

- Với những đoạn văn bản nhấn mạnh cũng không nên dùng font chữ giống như nhau trơng giống như bị lỗi- ta có thể dùng cùng một font chữ nhưng thay đổi làm nghiêng hay làm đậm để nhấn mạnh.

- Với đoạn văn bản mở đầu không nên dùng chữ in hoa toàn bộ dễ gây sự nặng nề. - Dùng size chữ cho việc dễ đọc là từ 8 đến 12 point. Không dùng size quá nhỏ hoặc quá

lớn. Không dùng quá nhiều size trong cùng một văn bản.

- Tránh dùng font chữ quá đậm (too bold) hoặc quá mỏng, quá sáng (too thin).

- Dùng một hệ thống font chữ và một khoảng cách như nhau trong một text. Tránh khoảng cách quá thưa hoặc quá gần.

- Chiều dài từng đoạn văn bản không quá dài dễ gây cảm giác mệt mỏi hoăc quá ngắn sẽ dễ làm gián đoạn quá trình đọc. Cố gắng sắp xếp văn bản không bị cắt vụn. Săp xếp văn bản nên có hệ thống, làm trịn ý trong đoạn văn bản

- Tuỳ theo bố cục trang chọn cách canh hàng với nhiều cách khác nhau: canh hàng từ bên phải hay từ bên trái. Canh hàng chính giữa và hai bên. Canh hàng từ tâm ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

- Các tiêu đề nên tạo theo kích thước lớn hơn so với phần văn bản nó giới thiệu. Thường tỉ lệ 1:4 hoặc 1:2 sẽ thích hợp hơn.

- Chọn kiểu chữ tương phản nhằm tạo thêm ấn tượng cho các tiêu đề. Theo kinh nghiệm truyền thống thì người ta thường dùng kiểu chữ không chân (san serif) dày và hẹp cho các tiêu đề phù hợp với kiểu chữ gạch chân (serif) cho phần văn bản.

- Sử dụng khoảng trắng xung quanh tiêu đề để tạo thêm ấn tượng cho các tiêu đề. - Tránh gạch chân cho các tiêu đề và phụ đề.

- Khi thiết kế một ấn phẩm có background phải đảm bảo độ tương phản giữa chữ và nền.

<b>1.3.5. Kế hoạch thiết kế một ấn phẩm </b>

<b>1.4. Thiết kế logo </b>

- Khái niệm:

Logo là vật biểu tượng đại diện cho một pháp nhân. Logo phản ánh tính chất, hoạt động của một tập thể. Ở những nơi một doanh nghiệp, công ty, pháp nhân… hoạt động Logo luôn được chú ý đầu tiên; nó cịn là phương tiện truyền tải thông tin nhanh, gọn trên thị trường kinh doanh, quảng cáo hay quảng bá. Khi thành lập một tổ chức, Logo được hình thành ngay sau khi có tên gọi chính thức.

- Tính chất:

Tính đại diện: Thông qua Logo, người tiêu dùng, đối tác, khách hàng… biết đến sự có mặt của một cơng ty, doanh nghiệp…Tùy vào tính chất mỗi lĩnh vực mà Logo sẽ được thể hiện khác nhau. Trong một số tình huống, hịan cảnh, hoạt động… có thể pháp nhân chưa có điều kiện tiếp xúc, thơng tin đến cơng chúng về mình thì Logo giữ vai trị đại diện hữu hiệu mà đơn giản.

Đơn giản, khái quát:Chỉ bằng một hình vẽ giản dị về đường nét, màu sắc mà chúng truyền tải một thông tin cụ thể, đặc trưng về một hoạt động cụ thể của pháp nhân. Người xem có thể biết được lĩnh vực, tính chất hoạt động của pháp nhân. Sự đơn giản khiến cho quá trình phóng lớn, thu nhỏ và áp dụng lên nhiều loại chất liệu khác nhau được dễ dàng và tiết kiệm. Ngòai ra khi thu nhỏ, một Logo càng đơn giản thì càng dễ thấy và khơng bị mất chi tiết.

Độc đáo, dễ nhớ: Sự độc đáo khiến Logo dễ gây ấn tượng, tạo được phong cách, dáng vẻ riêng từ đó dễ dàng đi vào trí nhớ cơng chúng.

Tính phổ biến: Chính sự phổ biến của Logo mà hình ảnh của pháp nhân dễ dàng được mọi người biết và nhớ lâu. Một Logo “thơng minh” có thể dễ dàng triển khai và áp dụng lên mọi loại chất liệu khác nhau (in ấn, vật phẩm khuyến mãi, phát thanh, truyền hình…).

nghề / hoạt động của pháp nhân.

- Cần lưu ý đến các khoảng âm/dương bên trong và ngồi Logo vì nó quyết định hình dạng (đẹp/xấu, đơn giản/phức tạp, chặt chẽ hay khơng chặt chẽ…).

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Những đường nét chính của các ký tự/số đếm có thể tạo ra sự liên kết hài hòa giữa chúng với nhau; đồng thời tạo ra một dạng hình ảnh nào đó liên quan đến hình tượng chung của Logo.

- Logo hình và chữ: - Kết hợp từ hai kiểu trên.

- Có hai loại: Hình kèm chữ và chữ kèm hình. - Hình kèm chữ:

- Hình chiếm tỷ lệ lớn, làm yếu tố chủ đạo. Chữ nhỏ hơn có chức năng giải thích, mở rộng nội dung cho Logo.

- Vì là chi tiết thêm vào nên chữ của loại Logo này thường nhỏ và ở vị trí khơng quan trọng nên rất khó thấy. Phải chọn những kiểu chữ đơn giản, có thể đọc được ở tỷ lệ nhỏ.

Chữ có tỷ lệ lớn và đặt ở vị trí trọng tâm dễ thấy và đọc rõ ràng. Dựa vào các chi tiết trên chữ, ta cách điệu hay chèn vào một vài chi tiết hình ảnh làm cho chữ sống động. Những chi tiết này tương đồng và thể hiện được ý nghĩa, nội dung của chữ.

Thông thường với kiểu này, người ta lấy các kiểu chữ có sẵn, sau đó cách điệu phác họa thêm chi tiết ý đồ cụ thể trên chữ tạo Logo sinh động, khác biệt và độc đáo hơn.

<b>1.4.2. Ý nghĩa của logo </b>

<b>1.4.2.1. Ý nghĩa của hình khối trong thiết kế logo </b>

Logo chính là bộ mặt thương hiệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Logo đại diện cho hình ảnh thương hiệu của chúng ta đối với khách hàng, thể hiện cho cả thế giới biết chúng ta là ai, chúng ta làm gì và chúng ta làm vì ai. - Điều đó rất quan trọng với hình ảnh thương hiệu và cơng ty, vì vậy các nhà thiết

kế thơng minh thường sử dụng các thơng điệp bí mật để truyền tải vào logo, hay nói cách khác, làm cho logo có nhiều tầng ý nghĩa thú vị.

- Logo đơn giản nhưng lại đầy mê hoặc với nhiều lớp ý nghĩa ẩn giấu đằng sau sẽ giúp nâng tầm thương hiệu của chúng ta.

Dưới đây, là tập hợp một số logo độc đáo có ý nghĩa ẩn giấu để hình dung ra được làm cách nào mà các nhà thiết kế có thể thiết kế logo đơn giản nhưng có ý nghĩa thú vị giống như một cuốn sách tưởng chừng vô giá trị nhưng lại chứa bên trong tấm bản đồ kho báu.

- Hình trịn: Hình trịn thường xun được lựa chọn trong thiết kế logo. Trên thực tế, có tới 20% thương hiệu có giá trị nhất thế giới sử dụng hình khối trịn làm chủ đạo trong logo của mình.

Sử dụng hình trịn khi truyền tải những thơng điệp sau:

- Thơng điệp tích cực: Hình trịn thể hiện sự thân thiện, nhẹ nhàng hơn so với các khối hình góc cạnh như hình tam giác hay hình chữ nhật.

- Tình đồn kết và sự thống nhất: Hình trịn làm người ta liên tưởng đến cái nhẫn, thứ tượng trưng cho sự cam kết gắn bó bền lâu và tình đồn kết giữa các bên.

- Sức mạnh: Hình trịn thể hiện sức mạnh và tính phát triển bền vững, khơng thể tách rời, khó thể chia cắt.

Ví dụ logo điển hình nhất sử dụng khối trịn đó chính là biểu tượng Olympics. 5 vịng tròn của Olympics tượng chưng cho 5 châu lục. Con người không phân biệt chủng tộc, màu da từ khắp nơi trên thế giới, hội tụ trong sự kiện thể thao tầm cỡ toàn cầu, đoàn kết hướng tới một tương lai tươi sáng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

- Hình vng

Hình vng trong thiết kế logo biểu trưng cho tính cân bằng, sức mạnh, sự an tồn và tính chuyên nghiệp. Một số các doanh nghiệp lớn sử dụng hình vng để truyền tải “câu chuyện” đằng sau thương hiệu:

Ví dụ:

- Với Microsoft, 4 hình vuông tượng trưng cho sự đa dạng trong các sản phẩm của công ty công nghệ, cũng như làm khách hàng liên tưởng tới sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng: Windows.

- Với Lego, hình vng màu đỏ trong logo không chỉ giúp khách hàng liên tưởng tới khối lắp ghép Lego đặc trưng. Xa hơn, Lego muốn truyền tải thơng điệp: Phụ huynh có thể an tâm cho trẻ nhỏ chơi bộ xếp hình mà chẳng cần lo lắng điều gì. - Với BBC, hình vng thể hiện sức mạnh, tính cân bằng và sự trung thực trong

việc truyền tải tin tức. - Hình tam giác:

Hình tam giác thì thường khơng được sử dụng nhiều trong thiết kế logo. Tuy vậy, khối tam giác vẫn có thể đem lại cho chúng ta nhiều ý tưởng thiết kế độc đáo, như thái độ cầu tiến, sự năng động và tinh thần bứt phá giới hạn bản thân.

Sở dĩ hình tam giác đem lại cho con người ta năng lượng là bởi hình khối của nó đang tính điều hướng. Cảm giác an tồn mà chúng ta thường thấy ở khối tròn hay khối vng dường như khơng cịn hiện rõ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Sự mạnh mẽ với những đường nét góc cạnh cũng là điểm mà các công ty sản xuất công nghiệp cần trong logo của họ, như 3 khối tam giác trong logo của Mitsubishi, hình tam giác vàng biểu tượng trong thiết kế của công ty xây dựng CAT,…

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp không nhất thiết phải sử dụng trực tiếp hình tam giác trong logo. Lấy trường hợp như FedEx chẳng hạn, họ khéo léo lồng ghép chữ “E” và “x” thành một “mũi tên” tam giác hướng lên phía trước, truyền tải slogan của cơng ty: “The World on Time”.

- Hình khối tự do:

Một số thiết kế logo độc đáo sử dụng những hình khối mang tính tự do, như hình xoắn ốc chẳng hạn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Hình xoắn ốc có thể tạo ra người nhìn cảm giác đây là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về dược và các chế phẩm sinh học.

Bên cạnh đó, những hình khối tự do khác thì đem lại cho người nhìn cảm giác thân thiện, gần gũi và tự nhiên.

<b>1.4.2.2. Ý nghĩa về màu sắc trong thiết kế Logo: </b>

Màu sắc trong thiết kế logo có ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng. Một logo đẹp, có màu sắc phù hợp với ngành nghề đã thành công 85% trong việc thu hút khách hàng. Chúng ta đang phân vân không biết chọn bảng màu nào để phù hợp với logo của mình, hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo để tìm ra câu trả lời.

Vào thời cổ đại, rất nhiều người nhận thức và tìm ra các lý thuyết pha trộn màu sắc, tuy nhiên đều khơng thành cơng. Cho đến năm 1671, thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Issac Newton đã giải quyết những vấn đề rắc rối trước đó. Chùm ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính bị tách thành 7 dài màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, đồng thời khi những dài màu được pha trộn sẽ tạo ra vô số sắc tố khác.

Sau khám phá về ánh sáng trắng, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ánh sáng có tác động tới tâm lý con người. Những gam màu nóng như đỏ, cam, vàng sẽ thu hút người nhìn, cảm giác tràn đầy năng lượng, cịn gam màu xanh lá cây sẽ giúp người nhìn dễ chịu, thư giãn. Nhờ những thí nghiệm trên màu sắc dần trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế logo ngày nay.

Là một người chủ doanh nghiệp chúng ta đang phân vân không biết ý nghĩa màu sắc logo của mình có phù hợp với ngành nghề hay khơng. Chính vì vậy chúng tôi liệt kê một số ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo giúp các chúng ta có thêm cơ sở đưa ra quyết định cho mình.

- Màu đỏ

Đây là gam màu khiến người nhìn chú ý nhất, dễ bị kích thích nhất. Màu đỏ tượng trưng cho sự năng động, mạnh mẽ, sôi nổi, táo bạo, quyến rũ, bất kỳ lúc nào cảm thấy mệt mỏi thì đây

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

sẽ là gam màu giúp người nhìn cảm thấy hưng phấn hơn. Đây sẽ là màu có ý nghĩa màu sắc nhất trong thiết kế logo của ngành điện tử, hóa chất, thời trang đồ lót, y tế,...

- Màu cam:

Nằm trong tơng màu nóng, màu cam sẽ mang lại cảm giác vui vẻ, năng động, kích thích sáng tạo. Những thương hiệu thời trang trẻ, dịch vụ ăn uống nên sử dụng màu này trong thiết kế logo của mình.

- Màu vàng

Ngoài tượng trưng cho sự lạc quan, ấm áp, màu vàng còn thể hiện sự giàu có, đẳng cấp riêng biệt và thường được sử dụng trong logo ngành trang sức, phụ kiện, mỹ phẩm cao cấp.

- Màu xanh dương

Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo có màu xanh dương rất đặc biệt, thường mang lại cảm giác được bảo vệ, che chở. Màu xanh dương khá giống màu của bầu trời, giúp tâm trạng được bình tĩnh, mạnh mẽ và tin tưởng tốt hơn. Những ngành nghề liên quan đến vận tải đường biển, du lịch hay nước uống tinh khiết khi đưa màu xanh làm màu chủ đạo logo sẽ rất phù hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Một số màu sắc khác </b>

- Xanh lá cây: Nhắc tới màu xanh lá cây thì khơng thể khơng nghĩ ngay tới màu của thiên nhiên trong lành, tươi mát và an tồn. Chính vì vậy những chuỗi cửa hàng thực phẩm chay, mỹ phẩm thiên nhiên hay chuỗi cửa hàng,.. nên lựa chọn màu này trong thiết kế logo. Đại diện cho sự Tự nhiên, khỏe mạnh, đổi mới và phong phú. Màu xanh lá cây được sử dụng chủ yếu để đại diện cho công ty hoặc các doanh nghiệp thân thiện với môi trường xoay quanh nông nghiệp năng lượng tái chế, cảnh quan, và năng lượng mặt trời. Nó là màu của thiên nhiên và cho tác dụng làm dịu, trong khi đại diện cho tăng trưởng.

- Màu tím: Màu tím đậm cho ta cảm giác bí ẩn, khám phá, phù hợp những cơng ty chun về sáng tạo. Tơng màu tím nhạt lại có chút gì đó hồi niệm, làm dịu tinh thần rất tốt khi làm màu sắc chủ đạo của các spa, thẩm mỹ viện.

- Màu hồng: Những thiết kế logo cho shop quần áo nữ hay đồ trẻ em sẽ phù hợp nhất với tông màu hồng, gần như ai nhìn vào cũng có cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, dễ thương. Đại diện: Ngây thơ, phụ nữ, nữ tính và thẩm mỹ. Màu hồng thường được thực hiện là một màu sắc nữ tính, đó là lý do tại sao nó được phổ biến được sử dụng trong các biểu tượng liên quan đến thời trang, vẻ đẹp… Nó cũng được sử dụng cho các công ty kinh doanh quần áo và phụ kiện của trẻ em bởi nó mang lại một cảm giác vui tươi và ngay thơ, nó khơng phải là phù hợp với các đơn vị doanh nghiệp hoặc công nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- Màu trắng/ bạc: Cảm giác tinh khiết, sạch sẽ và đơn thuần của màu trắng sẽ giúp những thương hiệu thực phẩm hay thời trang áo cưới thành công ghi điểm trong mắt khách hàng. Đại diện: Cơ bản, hịa bình, tinh thần, sạch và thiện chí. Màu trắng là một màu trung tính bao hàm sự tinh khiết. Nó thường được sử dụng trong các logo âm bản. Trên đây là logo FedEx và logo của Adobe cũng được sử dụng màu trắng. FedEx có một mũi tên màu trắng trong khi ‘A’ trong Adobe được thiết kế màu trắng trên nền màu đỏ. Chúng ta có thấy nó thực sự sáng tạo?

- Màu nâu: Tượng trưng cho màu của gỗ, của núi rừng nên khi nhìn vào màu nâu mọi người sẽ có cảm giác an toàn, đơn giản, mộc mạc và bền bỉ. Đại diện: đáng tin cậy, ấm cúng, mạnh mẽ. Màu nâu là một màu trung tính là mang lại cảm giác vững chắc và đáng tin cậy. Màu này thường được sử dụng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và pháp luật. Một số sản phẩm thực phẩm có liên quan như cà phê và sô cô la cũng được đại diện bởi màu nâu.

- Màu đen: Đây là màu khá được ưa chuộng khi thiết kế logo vì sự bí ẩn, xa xỉ, quyến rũ và lịch thiệp. Những thương hiệu thời trang quốc tế rất ưa chuộng màu này vì nó toát lên vẻ riêng biệt cho những sản phẩm họ mang lại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Màu đen, trắng và xám: Đen, trắng và xám là màu dùng để phối trộn màu sắc. Nếu màu đen mang đến sự bí hiểm, q phái và tinh tế thì màu trắng lại mang lại cảm giác dễ chịu trẻ trung và đơn giản. Sự kết hợp giữa đen và trắng được nhiều thương hiệu ưa thích sử dụng, đặc biệt là một số thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Tiêu biểu với các đại diện : Louis Vuitton, Disney, Nike, Adidas, Mtv, Prada, Avon Hay Cartier…

Còn với màu ghi xám, màu của sự trung lập, thông thái và kiên định, tuy không được sử dụng nhiều nhưng hầu hết những thương hiệu sử dụng màu này đều là những thương hiệu có tiếng như Apple, Nintendo hay Nestle…

<b>Lưu ý khi lựa chọn màu sắc thiết kế logo </b>

- Khi thiết kế một logo, màu sắc có vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của khách hàng. Ngoài việc hiểu hết ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo, các chúng ta cũng nên lưu ý những điều sau để có thể chọn màu cho doanh nghiệp phù hợp. Chỉ nên sử dụng một đến hai màu chủ đạo. Màu sắc thể hiện đặc trưng của doanh nghiệp giúp người dùng dễ dàng nhớ đến. Màu sắc thể hiện đúng tính chất sản phẩm: hàng bình dân, trung cấp hay cao cấp. - Việc hiểu ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo rất quan trọng, tuy nhiên cần

kết hợp chúng với chữ viết, biểu tượng,... để có một logo đẹp, độc đáo. Trong q trình lên ý tưởng thiết kế logo nếu các chúng ta gặp khó khăn hoặc chưa tìm kiếm được thêm ý tưởng nào thì hãy liên hệ với Printgo. Chúng tơi sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhất. Printgo với đội ngũ tư vấn viên và thiết kế có khả năng đa dạng phong cách thiết kế, sử dụng màu sắc hòa hợp sẽ giúp khách hàng sở hữu những mẫu logo ưng ý nhất. Với chi phí tiết kiệm cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn, quý khách sẽ có được trải

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Thiết kế Logo thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nhận diện thương hiệu của khách hàng. Để hạn chế được những sai sót khơng cần thiết cũng như trở nên chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, các designer hiện nay đều tạo cho riêng mình một quy trình thiết kế logo phù hợp với bản thân.

Để trả lời câu hỏi này thì chúng tơi mang đến cho Quý khách hàng một quy trình thiết kế logo chuyên nghiệp, hiệu quả để có thể sáng tạo nên những mẫu thiết kế độc nhất và phù hợp nhất với mỗi doanh nghiệp.

<b>Quy trình thiết kế logo chuyên nghiệp </b>

Bước 1: Phác thảo về thương hiệu

- Trước khi bắt đầu vào công đoạn thiết kế logo, các nhà thiết kế phải đảm bảo nắm rõ thương hiệu trong lịng bàn tay. Mục đích sử dụng logo là gì? Đối tượng khách hàng đang hướng đến là ai? Thương hiệu đang sở hữu những điểm mạnh, điểm yếu như thế nào? Màu sắc nào phản ánh chính xác nhất cá tính thương hiệu? - Đây là cơng đoạn đầu tiên nhưng đặt nền móng cực kỳ quan trọng trong việc tạo

nên thành phẩm logo phù hợp nhất. Vì bất kỳ một nhận định sai lầm nào cũng sẽ dẫn đến hệ quả sụt giảm giá trị thương hiệu và mất đi dấu ấn đặc biệt trong lòng khách hàng. Sai đề bài, sẽ sai đáp án, vậy nên, hãy trả lời rành mạch tất cả các câu hỏi này để không khiến chúng ta lạc lối trong quá trình sáng tạo logo.

- Kết thúc q trình này là bản tóm tắt, định hướng thiết kế logo ban đầu, nó cần được trả lời những câu hỏi sau đây:

+ Tại sao logo này cần được thiết kế (mới hoặc thiết kế lại), chúng ta đang giải quyết vấn đề gì?

+ Nếu thương hiệu của chúng ta là một con người, chúng ta dùng những tính từ nào để miêu tả nó? (cần cù, cẩn thận, cầu tồn…?)

+ Phong cách của thương hiệu của chúng ta là gì? (sang trọng, hài hước, năng động…?)

+ Những giá trị nào quan trọng với thương hiệu của chúng ta (chất lượng, dịch vụ…?)

+ Những điểm khác biệt mà thương hiệu chúng ta sở hữu so với đối thủ? + Chúng ta muốn khách hàng sẽ nói về thương hiệu của mình như thế nào với

người khác?

</div>

×