Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Ngôn ngữ tạo hình trong tranh tô ngọc vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.36 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TWKHOA SƯ PHẠM MỸ THUẬT</b>

<b>---TIỂU LUẬN</b>

<b>NGƠN NGỮ TẠO HÌNH TRONG TRANH TÔ NGỌC VÂN</b>

<i><b>Giảng viên hướng dẫn: Họ và tên sinh viên: </b></i>

<b> Mã SV: </b>

<b>Ngành: Sư phạm Mỹ thuật</b>

<b>Lớp tín chỉ: LC K1 - ĐHSP Mỹ thuật </b>

<b>Lai Châu - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài...4

<i>1.1.1. Khái niệm “Nghệ thuật tạo hình”...4</i>

<i>1.1.2. Ngơn ngữ tạo hình của nghệ thuật hội họa...5</i>

1.2. Vài nét về danh họa Tô Ngọc Vân: Tiểu sử và sự nghiệp...7

1.3. Đặc điểm tiêu biểu của hội họa Tô Ngọc Vân...9

2.3. Màu sắc trong tranh của họa sĩ...15

2.4. Không gian trong tranh...16

2.5. Vận dụng các yếu tố tạo hình trong tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân vào sáng tác các tác phẩm chuyên ngành của bản thân...17

KẾT LUẬN...20

PHỤ LỤC MINH HỌA CHO TIỂU LUẬN...21

TÀI LIỆU THAM KHẢO...25

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu</b>

Tô Ngọc Vân là một trong những họa sĩ lớn, thuộc “bộ tứ” đóng gópkhơng nhỏ vào sự phát triển của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phongcách nghệ thuật của ông là sự kết hợp tinh tế giữ kỹ năng điêu luyện trong hộihọa phương Tây hoà cùng sự tỉ mỉ, chau chuốt,giàu tình cảm của người ÁĐơng. Tơ Ngọc Vân thuộc lớp người mới,ông đã gửi gắm quan niệm nghệthuật của mình vào những tác phẩm và tác phẩm của ông đã chịu ảnh hưởngphương Tây rõ rệt, nhất là tranh sơn dầu.

Có thể nói ơng là người dẫn đầu trong việc sử dụng thành thạo sơn dầucũng như Nguyễn Phan Chánh thành cơng trong vẽ lụa. Ơng mong muốn hiệuquả của việc sử dụng sơn dầu giúp ông vượt qua những lúng túng ban đầutrong cuộc cách mạng về nghệ thuật, cách mạng về màu sắc. Không phải ngẫunhiên ông thành công trong sơn dầu, mà trong nhiều bài phê bình các tácphầm của ơng sáng tác trưćc cách mạng đều thống nhất một nhận định: ông làngười đã khám phá ra khả năng thể hiện của sơn dầu trong phương pháp sángtác theo khuynh hướng lãng mạn đang thịnh hành trong những năm đầu thếkỷ. Tô Ngọc Vân không phải là họa sĩ Việt Nam đầu tiên vẽ sơn dầu mà trướcơng đã có một người Việt Nam vẽ sơn dầu theo phong cách cổ điển.

Tô Ngọc Vân chấp nhận nghệ thuật là một phương tiện diễn đạt cảmgiác mạnh mẽ, chứ không phải là một sự nghiên cứu để hồn mỹ những hìnhthúc lý tưởng của cái đẹp. Theo ơng, hội họa phải tìm thấy tầm thước của conngười trong thiên nhiên, con người có cá tính, cảm xúc.

Tranh tơ Ngọc Vân có bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, cách sử dụng màuđiêu luyện, mỗi một tác phẩm đều là một bản giao hưởng màu sắc. Giá trị tạohình trong tranh ơng là một kho tàng đắt giá đáng để người đời sau học hỏi.

<i><b>Từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài "Ngôn ngữ tạo hình trongtranh Tơ Ngọc Vân" để đi sâu nghiên cứu ở tiểu luận lần này. Việc nghiên</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

cứu này sẽ là những tư liệu đáng quý phục vụ cho công việc sáng tác nghệthuật của em trong tương lai.

- Làm tư liệu nghiên cứu, phục vụ công tác giảng dạy, sáng tác.

<b>3. Đối tượng nghiên cứu</b>

- Đề tài tiểu luận tập trung nghiên cứu những đặc điểm nghệ thuật tạohình trong tranh sơn dầu của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

<b>4. Phạm vi nghiên cứu</b>

- Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu các tác phẩm tranh sơn dầu củahọa sĩ Tô Ngọc Vân. So sánh với một số tác phẩm của các tác giả nổi tiếngkhác và rút ra những phân tích, những nhận định khách quan.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>NỘI DUNG</b>

<b>1. KHÁI QUÁT VỀ HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT</b>

<b>1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm “Nghệ thuật tạo hình”</b></i>

Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh hiện thứcvà truyền đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng sinh động, cụ thể, gợi cảm.Do nhu cầu và thực hiện cuộc sống sinh động, phong phú, có nhiều loại hìnhnghệ thuật xuất hiện: Nghệ thuật hội họa, nghệ thuật văn học, nghệ thuật sânkhấu, nghệ thuật điện ảnh…

Trong đó có những loại hình nghệ thuật cùng chung một ngôn ngữ biểuđạt như hội họa – điêu khắc – kiến trúc – trang trí – đồ họa. Vì vậy chúng cócùng một tên gọi: nghệ thuật tạo hình. Các loại hình nghệ thuật tạo hình sửdụng ngơn ngữ là đường nét, hình mảng, khối, màu sắc để tạo nên các tácphẩm nghệ thuật như bức tranh, pho tượng, cơng trình kiến trúc, trang trí làmđẹp cho cuộc sống, mơi trường. Chúng ta có thể hình dung được định nghĩa,khái niệm về nghệ thuật tạo hình như sau:

Nghệ thuật tạo hình là từ dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật tạo nênnhững hình tượng mang tính tạo hình trực tiếp bằng hệ thống ngơn ngữ tạohình. Tác phẩm tạo hình mang tác động trực tiếp vào thị giác của ngườithưởng thức bằng hình khối, màu sắc, bố cục… So với các loại hình nghệthuật khác ta sẽ thấy rõ đặc điểm của nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật âm nhạcsử dụng ngôn ngữ âm thanh, để tạo nên những ca khúc, bản nhạc… tác độngđến người thưởng thức qua giác quan thính giác. Tác phẩm âm nhạc cũng tạonên những hình tượng nghệ thuật. Song những hình tượng đó khơng hiện lênbằng hình ảnh cụ thể mà thơng qua những giai điệu, tiết tấu giúp người nghecảm nhận liên tưởng…. Vì vậy, nghệ thuật âm nhạc khơng phải là một loạihình nghệ thuật trực tiếp. Đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu, điện ảnhthì hình tượng nghệ thuật lại được tạo nên bằng ngôn ngữ tổng hợp: âm thanh,

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

màu sắc… Kết hợp với sự biểu diễn của diễn viên và hệ thống kỹ thuật, ánhsáng… hỗ trợ. Do đó các loại hình nghệ thuật này cũng có một hệ thống ngơnngữ và cách biểu đạt khác với nghệ thuật hội họa, điêu khắc… Như vậy tathấy rằng mỗi loại hình nghệ thuật thường có một ngữ biểu đạt riêng và tácđộng vào một hay nhiều giác quan của con người, đưa đến cho con người sựcảm thụ và những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau. Thơng qua đó con người cóthể cảm nhận được những điều hay điều tốt… từ hiện thực cuộc sống, vớinhiều loại hình nghệ thuật, với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau con người cảmnhận được cuộc sống một cách đầy đủ, hoàn thiện và sinh động bằng nhiềugiac quan phong phú của mình. Âm nhạc đem lại cho con người những cảmthụ nghệ thuật thơng qua thính giác. Nghệ thuật tạo hình lại tác động đến conngười qua con đường thính giác thậm chí cả xúc giác.

Nghệ thuật tạo hình là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớmnhất của lồi người, nó bao gồm nhiều ngành có cùng chung một phương tiệnbiểu đạt, tạo nên các mối quan hệ không gian và tác động đến người xembằng cảm hứng thị giác. Vì vậy nghệ thuật tạo hình cịn được gọi là nghệthuật thị giác hay mỹ thuật.

<i><b>1.1.2. Ngơn ngữ tạo hình của nghệ thuật hội họa</b></i>

Hội họa là nghệ thuật dùng màu sắc, hình mảng, đường nét để diễn đạtcảm xúc của người vẽ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, xã hội.

Ngơn ngữ tạo hình của một tác phẩm hội họa gồm có đường nét, hìnhkhối, màu sắc. Trong đó đường nét tạo nên hình; mảng đậm nhạt tạo nên khối.Màu sắc có tiếng nói mạnh mẽ, giúp họa sĩ bộc lộ rõ ý đồ, tư tưởng chủ đềmuốn thể hiện. Khơng gian trong một bức tranh có thể là khơng gian thựcđược biểu hiện bằng quy luật của mắ nhìn xa và gần, hay còn gọi là luật xagần.

- Đường nét (Line): Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thơng thìđường nét (line) là đường hiện lên ở trong tranh rõ ràng, đứt đoạn hoặc liêntục dùng để phác hình, viền hình, xác định hình. Theo từ điển tiếng Anh thì

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

line là vệt hẹp, dài, thẳng, hoặc cong trên mặt phẳng đường – vạch – đườngnét trong nghệ thuật – biên giới…).

Về cơ bản có hai loại nét đó là nét thẳng và nét cong. Đường nét có thểtồn tại một cách cụ thể trên tranh mà cũng có thể chỉ được cảm nhận thơngqua sự vận động, nhịp điệu của mảng màu, hình hoặc ranh giới của các mảngmàu…

Với sự sắp xếp của các nét đậm nhạt… cịn có thể gợi khối của cácnhân vật, hình tượng trong tranh. Sự thay đổi nét trước, sau cũng góp phần tạodựng lên khơng gian cho một hình tượng, một tác phẩm.

Mọi sự vật, hình tượng nhân vật đều tồn tại nhờ có hình, khối và màusắc. Dưới sự tác động của ánh sáng, mắt ta cảm nhận và nhìn thấy các sự vật,con người, thú, chim mng… ở những hình dạng những màu sắc vốn có.Muốn thể hiện thiên nhiên, vạn vật vào trong tranh người họa sĩ phải sử dụngtất cả các yếu tố tạo hình như đường nét, màu sắc, hình khối… Trong đóđường nét có vai trị quan trọng.

Đường nét tạo nên hình, mảng, gợi khối, gợi khơng gian và tính cách,tìn cảm, tâm trạng của các nhân vật. Hay nói cách khác đường nét chính làmột trong những yếu tố cơ bản của ngơn ngữ tạo hình.

- Hình khối: Bên cạnh các yếu tố đường nét thì hình, khối cũng gópphần tạo nên chân dụng và sức sống cho bức tranh. Tuy nhiên, khối trong hộihọa là khối ảo, được tạo nên bởi các mảng đậm nhạt trung gian… trên mặtphẳng hai chiều. Nó chính là một yếu tố của ngơn ngữ tạo hình nói chung vàcủa nghệ thuật hội họa nói riêng.

- Màu sắc: Khi ta quan sát trong tự nhiên, con mắt khơng những nhậnbiết được các hình, khối, đường nét mà còn nhận biết được màu sắc của cácsự vật, hiện tượng.

Màu sắc tạo nên sự hài hòa, đẹp mắt cho bức tranh. Màu sắc còn gâyhiệu quả về tương quan xa, gần, mạnh yếu, nặng nhẹ, nóng lạnh. Khả năngbiểu đạt của màu sắc rất phong phú và đa dạng, có thể nói là vơ tận. Điều này

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

còn tùy thuộc vào khả năng cảm nhận tinh tế của mỗi cá thể. Song mỗi tácphẩm lại có một gam màu khác nhau, không tác phẩm nào trùng lặp. Màu sắctrong các tác phẩm tạo ra còn tùy thuộc vào tâm lý thị hiếu và khả năng cảmnhận của từng họa sĩ. Hội họa hiện đại ngày nay bên cạnh các yếu tố đó cịncó sự gia nhập của các yếu tố lý trí, khoa học. Nhưng dù truyền thống hay cổđại thì những hình thức biểu hiện của màu sắc ln ln và mãi mãi là điểmthu hút, khám phá của các họa sĩ.

<b>1.2. Vài nét về danh họa Tô Ngọc Vân: Tiểu sử và sự nghiệp</b>

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả củamột số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ơng cịn cómột số bút danh như Tơ Tử, Ái Mỹ, TNV. Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng12, 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tạiHà Nội.

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 năm 1908 (một vài tài liệu ghi là1906) tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Tô Ngọc Vân là một cậu bé con nhà nghèo, quá tuổi mới được đếntrường học chữ. Đang học trung học năm thứ 3, Tô Ngọc Vân bỏ học để đitheo con đường nghệ thuật. Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹthuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm1931. Sau khi ra trường, Tơ Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giảithưởng cao ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnơm Pênh, Băng Cốc, Huế…Ơng cũng là một người viết về mỹ thuật, phê bình nghệ thuật trên báo chí.Ơng hợp tác với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất Linh, báo ThanhNghị.

Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đóơng về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đơng Dương tới 1945. Thời gian đó ơng vừagiảng dạy vừa sáng tác. Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham giakháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật ViệtBắc. Thời gian này ông đã vẽ rất nhiều ký họa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có cơng đầu tiên trong việc sửdụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong nhữnghọa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong “bộ tứ” nhất Trí, nhì Vân, tamLân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tơ Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần VănCẩn). Ngay từ những năm học trong trường Mỹ thuật, ông đã sớm nghiên cứukỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu. Ông đã viết những dòng tự sự …ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chấtdân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để giành một địavị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới…. Thông qua kỹ thuật, ông đãcố gắng diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời màtiêu biểu là chân dung thiếu nữ.

Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽtem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ôngthiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền AngkorWat, Angkor Thom của Campuchia. Hình tượng chính của con tem là tiên nữApsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đềnđài của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫutem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ởViệt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ởViệt Nam.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 tại Km 41, BaKhe, bên kia Đèo Lũng Lô, do bom của máy bay Pháp, gần sát chiến trườngĐiện Biên Phủ. Ông được truy tặng danh hiệu Liệt sĩ và phần mộ hiện an tángtại Nghĩa trang Mai Dịch.

*Tôn vinh họa sĩ Tô Ngọc Vân

- Giải nhất Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc 11/1954 tại Hà Nội;- Huân chương Độc lập hạng nhất;

- Huân chương kháng chiến hạng Nhì;

- Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam;

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam;

- Thư khen của Bác Hồ (1952) và chiếc áo Bác Hồ tặng (1954);

- Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệthuật (1996), tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũngđược đặt cho một miệng núi lửa trên Sao Thủy.

<b>1.3. Đặc điểm tiêu biểu của hội họa Tơ Ngọc Vân</b>

Có thể nói Tơ Ngọc Vân là một trong những họa sỹ tiêu biểu của giaiđoạn khởi đầu nền nghệ thuật tạo hình hiện thực xã hội. Ông được biết đếnnhư một họa sĩ tài năng, uyên bác, mẫu mực trong sự chuyển mình, rực rỡtrong nghệ thuật, hết lòng trong đào tạo lớp trẻ mỹ thuật, góp phần xứng đángvào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của đất nước.

Ngay từ những năm học trong trường Mỹ thuật Đông Dương, ông đãsớm nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam và làngười có cơng đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu này ở Việt Nam. Tô NgọcVân được đánh giá là một tài năng xuất sắc, một tâm hồn nhạy cảm, một tráitim nóng bỏng nhiệt huyết và tình u q hương, đất nước. Ơng đã viếtnhững dịng tự sự "...ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa ViệtNam có tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta vàđể giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới...". Ông từngđược xếp ở vị trí thứ ba trong câu truyền tụng về “tứ bất tử” của nền hội họaViệt Nam thế kỷ XX: “Nhất Trí” (Nguyễn Gia Trí), “Nhì Lân” (NguyễnTường Lân), “Tam Vân” (Tô Ngọc Vân), “Tứ Cẩn” (Trần Văn Cẩn).

Thông qua mỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ đẹp duyên dángcủa người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ. Kiệt tác"Thiếu nữ bên hoa huệ" được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất và gây đượcnhiều tiếng vang nhất của ông, cả trong nước lẫn quốc tế. "Thiếu nữ bên hoahuệ" mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cáchđầy duyên dáng, khơi gợi về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cơ gái kết hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

với những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị,tốt lên một nét buồn dịu nhẹ.

Các tác phẩm của danh họa Tô Ngọc Vân luôn luôn mang đến chongười xem rất nhiều cảm xúc dâng trào. Ở Tô Ngọc Vân, những tri thức hộihọa phương Tây đã kết hợp thực sự nhuần nhuyễn với cốt cách Á Đông vàViệt Nam. Ông là một trong những họa sĩ người Việt hiếm hoi từng vẽ temngay trong thời Pháp thuộc. Không chỉ có vẽ để thể hiện và khẳng định tinhthần dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, Tơ Ngọc Vân cịn tích cực viết báobày tỏ quan điểm của mình. Ơng là một trong số hiếm hoi nhà phê bình mỹthuật thời đó và đồng thời là một họa sỹ tài danh nên các bài viết của ông gâysự chú ý lớn đối với giới trí thức và những người có thiện cảm với hội họahiện đại Việt Nam thời kỳ đầu. Tuy bận bịu đến vậy, ông vẫn không quên tìmhiểu sâu sắc hơn nữa đặc tính của sơn mài Việt Nam để từng bước khẳng địnhsự phù hợp của chất liệu này với hội họa hiện đại, tạo nên vẻ đẹp độc đáoriêng biệt của hội họa Việt Nam.

<b>1.4. Tiểu kết chương</b>

Tác phẩm của Tô Ngọc Vân và các họa sĩ cùng thế hệ sớm định hìnhđịnh vị một phong cách sơn dầu đậm bản sắc dân tộc và thời đại; biết tiếp thutinh hoa khoa học sơn dầu châu Âu, vẽ theo quan niệm tạo hình truyền thốngphương Đông. Họa sĩ Lý Trực Dũng nhận xét, những bức tranh sơn dầu về đềtài phụ nữ thành thị của Tô Ngọc Vân trước 1945 đến nay vẫn làm mê hồnngười xem, tiêu biểu là Thiếu nữ bên hoa huệ. Cả nghìn tranh ký họa trước vàtrong kháng chiến chống Pháp của ông là một tài sản quý giá về nghệ thuật vàlịch sử.

Trong một bài viết đánh giá về danh họa Tô Ngọc Vân, họa sĩ PhanCẩm Thượng cũng cho rằng: “Cùng một thời đại của đất nước có hàng trămnhà văn cùng viết, hàng trăm họa sĩ cùng vẽ, nhưng khơng phải người nàocũng tạo ra hình ảnh chân thực về con người và đất nước mình, giống như tấmgương phản chiếu xã hội. Người đó đơi khi khơng nhất thiết là người có tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

năng nhất, tất nhiên để làm được việc đó phải có tài. Tơ Ngọc Vân là một họasĩ như vậy, ông chỉ là một trong những bậc thầy xuất sắc của Trường Caođẳng Mỹ thuật Đông Dương, và dưới con mắt của nhiều người, ông mới chỉdừng lại ở nghệ thuật hiện thực và khơng có gì đi xa hơn thế… Tuy nhiên,theo tôi, trong tất cả các họa sĩ Việt Nam, Tô Ngọc Vân vượt lên hơn hẳn việcvẽ ra phẩm chất con người thành thị và đặc biệt nông dân Việt Nam, thânphận của họ và hơn nữa là thân phận dân tộc”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>2. VẬN DỤNG NGƠN NGỮ TẠO HÌNH TRONG TRANH CỦA HỌASĨ TƠ NGỌC VÂN VÀO SÁNG TÁC CHUYÊN NGÀNH</b>

<b>2.1. Giá trị đường nét trong tranh Tơ Ngọc Vân</b>

Tốt nghiệp khóa II Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, lĩnh hộiđầy đủ kiến thức hội họa châu Âu do các thầy Pháp truyền dạy, nhưng TơNgọc Vân đã sớm có ý thức tiếp thu tinh hoa khoa học sơn dầu châu Âu, vẽtheo quan niệm tạo hình truyền thống phương Đơng và có nhiều ảnh hưởngđến phong cách sơn dầu của các thế hệ họa sỹ hậu sinh. Về kỹ thuật vẽ sơndầu, Tơ Ngọc Vân đã đạt đến trình độ bậc thầy.

Khi cảm thụ tranh của ông, người ta dễ dàng nhận ra âm hưởng củaGauguin (Pháp) trong bức “Lễ vật”, cũng như phảng phất ảnh hưởng của bíchhọa Ajanta (Ấn Độ) trên bức lụa “Quà cưới”, hay của hội họa Nhật Bản ở bứclụa “Hai em bé mục đồng”... Qua những thể nghiệm đầu tay, những tác phẩmcủa ông đã sớm lộ ra tính cách của một họa sĩ duy sắc: ưa thích thể chất đẹp,say sưa với ánh sáng, với những phản quang phong phú của màu sắc nồngnàn... Những nét riêng được trau dồi đã trở thành định hình cơ bản trongphong cách Tô Ngọc Vân những năm sau này.

Trước năm 1945, chủ đề chính trong tranh của Tô Ngọc Vân phần lớnlà vẻ đẹp người thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống. Nổi tiếngnhất phải kể đến là tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ được ông sáng tác bằngchất liệu sơn dầu.

Bức tranh vẽ về một người thiếu nữ nghiêng mình bên những nhànhhoa trắng muốt, dù chủ thể chính đã chiếm đến ba phần tư bức tranh nhưngkhông hề tạo cảm giác “ngợp” cho người xem nhờ bố cục hài hòa và chặt chẽ.Thêm vào đó, đây được coi là một tỉ lệ hồn hảo khi dụng ý của tác giảchính là muốn tôn lên vẻ đẹp mặn mà của người thiếu nữ, khiến cho đến cảloài hoa kiêu sa nhất cũng phải cúi mình.

</div>

×