Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích chi tiết "Tây tiến" - Quang Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.78 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TÂY TIẾNI.Quang Dũng (1921-1988)</b>

-quê: Phượng Trị, Đan Phượng, Hà Tây (Yêu tha thiết quê hương: “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm. Em đã bao ngày em nhớ thương ”- Đôi mắt người Sơn Tây)

-con người: Nguyễn Đăng Mạnh gọi QD là người thơ (thi nhân) (lãng mạn, ngây thơ, chân thật).

Tơi thích hai chữ thi nhân, chứ khơng thích hai chữ thi sĩ. Thi sĩ chỉ là anh có nghề làm thơ. Cịn thi nhân là người thơ. Cái đẹp, cái sang, chất thơ ở ngay trong bản chất của nhân cách.Ông cũng cho rằng sự chân thật là cái gốc của hồn thơ QD: Thơ QD có những bài thật hay, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Thơ đầy chất họa, chất nhạc. Nhiều chữ dùng rất thật và rất bạo: “Dốc lên khúc khuỷu ...xa khơi”

Dĩ nhiên là phải tài lắm mới viết được những câu thơ như thế. Nhưng xét đến cùng chỉ có lịng chân thật tuyệt đối, chân thật với cảnh, với người và nhất là với chính lịng mình mới có thể tạo ra được những câu thơ vừa giản dị, mộc mạc, vừa táo bạo, mới lạ như thế. Có lẽ cái gốc lớn nhất của tài năng QD ở đó chăng?

QD là một nghệ sĩ đa tài vẽ tranh, soạn nhạc, làm thơ (cốt cách nghệ sĩ)> bài thơ “TT” đậm đà chất họa, chất nhạc

-Tác phẩm chính: Tập thơ Mây đầu ơ (1986) (Những làng đi qua, Không để, Mây đầu ô, Đôi mắt người Sơn Tây)

-Một hồn thơ phóng khống, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

<b>II.Bài thơ *giới thiệu vị trí:</b>

-“vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian bằng những giá trị tỏa sáng tự thân, Tây Tiến “vẹn nguyên trở về với người đã sinh ra nó để nhận lại vị trí của đứa con đầu lịng hảo hoa vàtráng kiện, khơng phải chỉ của QD mà cịn là của cả nền thơ kháng chiến, ở vị trí mở đầu” (Phong Le)

-nói về thơ QD, trước hết phải nói đến bài Tây Tiến. Anh vào làng thơ Cách mạng với bài thơấy.

Như có mối duyên ràng buộc, bài thơ gắn bó với người làm ra nó đến mức, cứ nói đến QD là người ta nhớ đến bài Tây Tiến và ngược lại

-nhớ một câu Nghĩ về nghề của CLV: Thơ hay như người con gái đẹp, ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng. Tây Tiến quả là một cô gái đẹp. Sau hơn 60 năm, bài thơ vẫn làm say đắm lịng người

<b>*Hồn cảnh sáng tác: Bài thơ này sinh trong những năm tháng không thể nào quên, từ một </b>

hôi trường sống và chiến đấu cũng không thể nào quên. Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào, vùng ThượngLào cũng như miền Tây Bắc Bộ VN. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân TT rộng, gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Binh, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào).

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Chiến sĩ TT phần đông là thanh niên HN, là học sinh, sinh viên. Họ phải chiến đấu trong một hồn cảnh vơ cùng khắc nghiệt, nhiều chiến sĩ tử vong vì sốt rét song tinh thần thì hết sức dũng cảm, can trường. Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến vào khoảng cuối xuân năm 194", giữ chức vụ đại đội trưởng. Đến năm 1948, đoàn quân Tây Tiến trở về Hồ Bình thành lập trung đồn 52. Cuối năm đó, Quang Dũng được chuyển sang đơn vị khác. Năm 1949, đại hội toàn quân Tây Tiến họp mặt ở làng Phủ Lưu Chanh, Quang Dũng cũng có tham dự. Bài thơ được viết rất nhanh và được hoan nghênh nhiệt liệt tại đại hội ấy. Bài Tây Tiến vừa ra đờiđã được bạn đọc trong và ngoài quân đội chuyền tay, truyền miệng cho nhau, được đa số công chúng yêu mến đến ngất ngây. Bài thơ được Nguyễn Huy Tưởng đem về Hà Nội và được Xuân Diệu cho đăng ngay trên tạp chí Văn nghệ. Xuân Diệu nhận xét: đọc Tây Tiến như ngậm âm nhạc ở trong miệng.

<b>*Nhan để: Nhớ Tây Tiến> Tây Tiến. Ý hẳn nhà thơ nghĩ rằng, bài thơ vốn đã tràn đầy nỗi </b>

nhớ, đọc ắt cảm thấy, chẳng cần đưa chữ nhớ vào làm gì.

<b>*Cảm xúc bao trùm: nỗi nhớ da diết của nhà thơ về đồng đội gắn liền với khung cảnh miền </b>

Tây hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng. Theo dòng hồi tưởng, những kí ức về TT được tái hiện mộtcách tự nhiên, kí ức này gọi kí ức khác, kỉ niệm này khơi dậy kỉ niệm khác như những đợt sóng dâng trào. Ngòi bút tinh tế và tài hoa của QD đã làm cho những kí úc ấy trở nên sống động và người đọc có cảm tưởng đang sống cùng nhà thơ trong những hồi ức ấy

<b>*Kết cấu bài thơ tuân theo logic của mạch hồi tưởng, từ thực tại ( hai dịng đầu) vọng về </b>

hồi niệm để rồi lại trở về với thực tại (bốn dòng cuối ).Trong trật tự ấy, tượng đài người chiến sỹ TT được trang trọng khắc họa ở phần thứ ba của bài thơ. Trước đó, phẫn một gợi lại những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân trong khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà nên thơ. Phần hai nhắc đến những kỷ niệm đẹp về tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

<b>*Phân tích (mỗi 1 đoạn thơ: (1) cảnh và người, (2) cảm xúc, tâm trạng, thái độ...của tác giả, (3) nghệ thuật miêu tả. biểu hiện)</b>

<b>Đoạn 1: Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về thiên nhiên miền Tây và người lính Tây </b>

Tiến (trên những cung đường hành quân)

<b>a.Hai câu đầu: tiếng gọi tha thiết, đong đầy nỗi nhớ, khơi dậy kỉ niệm Hai câu thơ đầu của bài</b>

thơ mang cái bâng khuâng hoài niệm, gọi về những gì thân thuộc đáng nhớ nơi tâm tường nhàthơ, về một thời TT. Nhà thơ cất lên tiếng gọi TT như gọi người thân yêu, như thức dậy bao kỉ niệm.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”

Đã “xa rồi” nên nỗi nhớ cử đầy vơi không thể nào nguôi được, nhớ da diết đến quặn lòng “nhớ chơi vơi”. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” vang lên tha thiết như tiếng gọi người thân yêu. Từ “ơi!” bắt vần với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, từ lòng người vọng vào thời gian năm tháng, lan rộng lan xa trong không gian. Hai chữ “xa rồi” như một tiếng thở dài đầy thương nhớ, hô ứng với điệp từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

hiện một tâm tình đẹp của người chiến binh Tây Tiến đối với dịng sơng Mã và núi rừng miềnTây. Sau tiếng gọi ấy, biết bao hoài niệm về một thời gian khổ hiện về trong tâm tưởng.

<b>b.Những câu thơ tiếp theo nói về chặng đường hành quân đầy thử thách gian nan mà đoản </b>

binh Tây Tiến từng nếm trải. Các tên bản, tên mường: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu... được nhắc đến không chỉ gợi lên bao thương nhớ vơi đầy mà còn để lại nhiều ấn tượng về sự xa xôi, heo hút, hoang dã, thâm sơn cùng cốc,.... Nổi bật trên nền thiên nhiên hoang vu, dữ dội là hình ảnh chiến sĩ TT

<b>b1: Sài Khao sương lấp/ đoàn quân mỗi</b>

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

-Sài Khao, Mường Lát là những địa danh của Tây Bắc, gợi ấn tượng trong người đọc về một miền đất xa xôi, hoang vắng. Đây cũng là những cung đường mà người lính đã từng hành quân qua. Hai địa danh xuất hiện liên tiếp trong hai câu thơ như nói với chúng ta về nỗi nhớ trải dài, bao trùm đất trời Tây Bắc của QD -nhớ về Sài Khao, nhà thơ nhớ về hình ảnh “sươnglấp đồn qn mỏi”. Ngay lập tức, cụm từ “sương lấp” vẽ lên trong tâm trí chúng ta những màn sương dày đặc, phủ kín khơng gian, làm mờ đường rừng nét núi. Đây đúng là nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Những người lính kể lại rằng trong những chặng đường hành quân, có lúc sương mịt mờ đến nỗi người đi sau không thấy người đi trước, đúng là sương lấpđoàn quân. Hành quân qua miền rùng hoang vu ấy, “đoàn quân mỏi”. Người lính TT mỏi mệt, bước từng bước chậm rãi trong màn sương dày. QD chỉ giản dị viết rằng “đoàn quân mỏi” mà ta như thấy từng bước chân nặng nề, như nghe rõ cả tiếng thở dài mệt nhọc-Mường Lát hoa về trong đêm hơi (lãng mạn và tài hoa)

Còn nhớ đến Mưởng Lát, QD nhớ về vẻ đẹp lãng mạn, huyền ảo của những khu rừng vùng Mường Lát. Nếu như ở câu thơ trước, nét vẽ của QD gân guốc, rắn rỏi thì ở câu thơ này, nét vẽ đã thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Nhà thơ thật tinh tế khi viết “hoa về” chứ không phải “hoa nở”, “đêm hơi” chứ không phải “đêm sương”. Bởi cả hoa, cả sương không được cảm nhận bằng thị giác mà bằng khứu giác, xúc giác, bằng sự nhạy cảm đặc biệt của tâm hồn của những người lính đang hành quân trong đêm. Chúng ta tưởng như thấy đoàn quân vừa chạm chân đến khu rừng, lập tức hương thơm của ngàn hoa ùa đến vây tỏa mọi giác quan và hơi sương như thấm vào da thịt. Thú vị hơn, cụm từ hoa về trong đêm hơi còn nhấn mạnh sự hòa quyện của hương hoa với hơi sương trong cảm nhận của con người. Chẳng biết là liều thuốc diệu kì của thiên nhiên đã xoa dịu bao mỏi mệt cho người lính Tây Tiến hay chính tâm hồn rất lãng mạn, rất thơ (rất hảo hoa) của những chàng trai trẻ Hà Nội đã dệt nên một Tây Bắc huyền ảo, say đắm lòng người! Người đọc lâu nay vẫn biết thơ QD đậm đà chất họa, chất nhạc. Điều đó hồn tồn có thể lí giải được khi ta biết QD cịn là một họa sĩ, một nhạc sĩ, bên cạnh tư cách một nhà thơ. Thế nhưng, vẫn thấy ngỡ ngàng, thán phục khi được chiêm ngưỡngnét vẽ vừa thực, vừa hư ảo và tâm hồn như bay bổng trong giai âm mềm mại của một câu thơ phần đa là thanh bằng “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

<b> b2. Theo bước chân của lính TT, ta đến với những con dốc cao ngất trời Tây Bắc: Dốc lên </b>

khúc khuỷu, đốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

-3 câu: Này đường lên thăm thẳm, này lỗi xuống hút sâu.

+Câu thứ nhất: Từ “đốc” được lặp lại hai lần trong câu thơ, lại rơi vào điểm nhấn ngữ điệu, gây ấn tượng về những con dốc cứ nối tiếp nhau không ngừng, dốc này chưa hết đã tiếp liền đốc khác. Những từ láy giàu sức tạo hình được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp( khúc khuỷu, thăm thẳm). Dốc “khúc khuỷu” vì đường đi là núi đèo hiểm trở gập ghềnh,vừa lên cao đã vội đổ dốc, cứ thể gấp khúc nối tiếp nhau. “Thăm thẳm” không chỉ đo chiều cao mà còn gợi ấn tượng về độ sâu, cảm giác như hút tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Câu thơ với nhịp ngắt 4/3 và phần nhiều là thanh trắc vẽ lên cung đường có thể nói là gian khổ nhất của người lính, qua đó tơ đậm những gian nan mà họ phải trải qua trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

+Câu thứ hai: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Vượt qua cái khúc khuỷu, thăm thẳm ấy, đoàn quân đã ở giữa những đinh mây heo hút, súng tưởng chạm trời. Cụm từ con mây một lần nữa diễn tả độ cao tột cùng của những con dốc nơi đây, cao tới nỗi chúng lẫn vào trong mây. Và khi lên đến định dốc, người lính thấy mình lạc vào cõi vắng lặng, hoang vu, cách xa mặt đất cả ngàn dặm “Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”. Người đọc tưởng rằng núi non điệp trùng, mây trời chất ngất nuốt chửng những con người bé nhỏ ấy. Thế mà, kia, họ hiện ra trong tư thế của kẻ làm chủ thiên nhiên, chiếm lĩnh vũ trụ “súng ngửi trời”. Có vẻ như ở đây, QD đã mượn lối nói tếu táo, trẻ trung rất lính của các chàng trai TT ở chữ “ngửi” (ngửi trời chứ không phải chạm trời). Chữ dùng thật táo bạo, gợi hình, gợi cảm! Mũi súng chạm trời, đùa trêu trời nên phải là “ngửi”. Trong cái nhìn trẻ trung, yêu đời, tinh nghịch của người lính nên phải là “ngửi”. Đọc lại một lần nữa cả câu thơ, càng thấy QD tài tình: khơng tả núi mà vẫn thầy núi rất cao, khơng nói đến người lính mà vẫn thấy sự hiện hữu của họ thật đậm nét, từ tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao đến tâm hồn lạc quan, tươi trẻ

+:Câu thứ ba: Câu chữ như bị bẻ gãy để tạo hình độ cao dựng đứng giữa hai triển dốc ngàn.../ngàn...Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ bảy tiếng trở thành giao điểm phân định rạch rịi hai hướng lên xuống của vơ vàn con đốc tạo thành các cung đường hành quân TT. Rồi việc lặp lại 2 lẫn cụm từ “ngàn thước kết hợp với hai tính từ có ý nghĩa tương phản lên –xuống cũng nhằm nhấn mạnh địa hình núi đèo khúc khuỷu, hiểm nguy mà những người lính phải hành quân qua. Điều thú vị là câu thơ này đã hé mở cho ta thấy góc nhìn của người lính, đó lànhìn từ trên đỉnh của con dốc, thấy ngàn thước lên minh đã vượt qua, thấy ngàn thước đường xuống hun hút. Và đứng ở đây, nhìn ra xa sẽ là “Nhà ai PL mưa xa khơi.

>3 câu thơ tô đậm vẻ đẹp hùng vĩ của núi đèo miền Tây, cũng là những khó khăn trên đường hành quân mà người lính TT phải đối mặt. Chúng gợi người đọc nhớ tới bài thơ “Đèo Cả” (Hữu Loan):

Đèo Cả!

Đèo Cả! Núi cao ngút(...)

Dặm về heo hút Bia đá mù sương

-Đặc biệt giữa mạch thơ tập trung đậm khắc cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên, hiện ra một ảnh nhìn vơ cùng bay bống của người lính. Đó là khi nhà thơ QD viết “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Câu thơ là một nét vẽ mềm mại trong bức họa vẽ cảnh núi đèo miền Tây. Đây là cảnh những

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

ngôi nhà dưới thung lũng Pha Lng được nhìn từ đỉnh dốc. Nói “Nhà ai” vì khơng rõ, chỉ thấy thấp thoảng những nếp nhà nhỏ. “Mưa xa khơi” là hình ảnh vừa thực vừa hư ảo- màn mưa giăng kín đất trời khiến thung lũng như một biển mưa. Tất cả được nhìn qua ánh nhìn bay bống, lãng mạn của những người lính trẻ. Điều mà Xuân Diệu tâm đắc khi đọc “TT” ( “như ngậm âm nhạc trong miệng”) có lẽ là bởi sự tài hoa trong nghệ thuật phối hợp thanh điệu ở những câu thơ này. Đang từ những thanh trắc liên tiếp trong ba câu thơ trên, đột ngột một câu thơ toàn thanh bằng trải ra cân bằng lại mạch thơ, tạo cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng thư thái như chưa từng có cuộc vượt dốc đèo nào thực sự đã trải qua. Người lính TT dường như quên hết những mệt mỏi, gian khổ, phóng tầm mắt ra xa. Trong màn mưa phủ kín đất trời, một vài đốm nhà nhỏ ẩn hiện thấp thoáng, bồng bềnh.

<b>b3.Hai câu thơ tiếp tập trung khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến trên những chặng đường</b>

hành quân Anh bạn dãi dấu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời

-cách nói “Anh bạn” vừa thân quen vừa khảng khái, vừa thấu hiểu vừa trận trọng

-một từ láy “dãi dầu” hàm súc đã nói lên đủ đầy những nắng mưa, những gian khổ mà người lính phải chịu-nào núi cao, rừng thăm, nào mưa dầm, sương phủ, nào sốt rét, đói ăn... -họ đã gục xuống bên đường hành quân, vì mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí khơng bao giờ trở dậy nữa. Những hình ảnh như thế khơng phải hiếm gặp trong kháng chiến chống Pháp, nhất là trong binh đoàn TT. Sử sách cịn kể lại rằng, người lính TT đánh trận tử vong it, sốt rét, ốm đau tử vong nhiều. Điều ấy ta hồn tồn có thể hiểu được khi đọc những câu thơ QD miêu tả sự dữ dội hoang vụ của núi rừng TB “Sài Khao sương lấp...Dốc lên khúc khuỷu...Đêm đêm Mường Hịch...”. Nhưng cái sự thực khốc liệt, đau thương ấy khi đi vào thơ QD đã được nâng lên bằng đội cánh của lí tưởng. Cái chết được miêu tả mới nhẹ nhàng, thanh thản làm sao: không bước nữa, gục lên súng mũ, bỏ quên đời. Ở đây QD có sử dụng lỗi nói giảm, tránh đi mất mát. Song khơng chỉ có vậy, ta thấy câu chữ có âm hưởng ngang tàng, chủ động, biểu hiện cái tinh thần bất khuất của lính TT trước bất kì thử thách nào, kể cả cái chết.

> Những câu thơ như thế này ta còn bắt gặp ở đoạn 3 bài thơ, để thấy QD không né tránh những mất mát, đau thương. Chiến tranh là thế. Mà thơ văn là nhân chứng của thời đại. Nhưng thơ QD không khơi gợi cảm giác bi lụy, “buồn rớt” như một thời người ta từng phê phán.Bútpháp lãng mạn và âm hưởng bi tráng đã đem đến cho hình ảnh người lính trong bài thơ vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ hiếm có >Ở những câu thơ như thế này, ta thấy chất chứa nhớ, thương và cả niềm cảm phục của QD dành cho đồng đội mình

<b>b4.Tiếp tục những chặng đường gian khổ (hết núi cao đến rừng thẳm)</b>

Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Thử thách với người lính đâu phải chỉ ở “hỉnh khe thế núi” “đứt rồi lại nổi, thấp đà lại cao” (Chinh phụ ngâm).Đọc những câu thơ Chiều ... người mà tưởng chừng gặp lại những chuyện đường rừng. Cái dữ dội của thiên nhiên được đẩy cao cực độ, hiện ra trong âm thanh gầm thét mạnh mẽ của thác, của cọp. QD thật tài tình khi đưa địa danh vào thơ. Hai chữ Mường Hịch khơng chỉ cịn là một địa điểm cụ thể nơi đặt sở chỉ huy của mặt trận TT mà trở nên thật ám ảnh. Chỉ cần đọc hai tiếng ấy như đã thấy lớn vờn dấu chân cọp dữ vừa lướt qua. Tiếng gầm của núi rừng và tiếng gầm của chúa sơn lâm cùng lúc chứng tỏ oai linh tuyệt đối của thiên nhiên. Quả là dữ dội, bí ẩn, đầy thử thách với người lính. Thử thách cịn được tơ đậm bằng những điệp ngữ chỉ thời gian chiều - chiều, đêm - đêm được đặt ngay đầu hai câu

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thơ. Chiều chiều ...thác gầm thét, đêm đêm...cọp trêu người. Những âm thanh cuồng nộ liên tục bủa vây con người. Có thể, QD đã cố ý tô đậm nét dữ dội của thiên nhiên TB, một mặt tạoấn tượng sâu sắc về cảnh vật nơi đây, mặt khác nhằm bật lên gian khó của đời lính

<b>b5.Kết thúc đoạn thơ</b>

Nhớ ơi Tây Tiền cơm lên khỏi Mai Châu mùa em tham nếp xơi

-Tất cả những hình ảnh được nhắc đến ở những câu thơ trước đó đều là trong nỗi nhớ, đều chất chứa nỗi nhớ. Thế mà đến đây, QD vẫn phải thốt lên “Nhớ ôi”. Nỗi nhớ như những đợt sóng, khi bình lặng. khi cuộn trào. Và nữa, làm sao mà không nhớ sâu nhất, đậm nhất những giây phút hiểm hoi được dùng chân bên nồi cơm nếp của cô gái Mai Châu sau chặng đường gập ghềnh, gian khổ -câu chữ như những lát cắt của ki niệm( TT-cơm lên khói-Mai Châu-mùa em-thơm nếp xơi), như trang nhật kí ghi vội. Ấy vậy mà cảnh tượng vẫn hiện rõ trong tâm trí độc giả: Chiều muộn, binh đoàn về đến Mai Châu, ào vào một bản làng. Khói bếp cơm chiều hịa lẫn trong sương. Sao mà ẩm áp, sao mà mừng vui! Rồi được quây quần quanh những nỗi cơm nếp thơm lừng, thắm tỉnh đồng bào, đồng chí. Cái chữ tài hoa nhất trong câu thơ là “mùa em”. Mùa em - là mùa lúa, là được mùa lúa nếp- em và đồng bào vừa thu hoạch. Cơm nếp lúa mới mới thơm lừng như thế, thơm mãi vào kỉ niệm thế. Mùa em —là tình em, lịng em, sự chu đáo, ân cần của em, cũng là của đồng bảo dành cho chiến sĩ. Mùa em-còn là vẻ đẹp thanh xuân của em. Mùa em-chỉ có thể là lời gọi cất lên từ đáy sâu tâm hồn những chàng trai trẻ hào hoa...Dù hiểu thế nào thì vẫn thấy bao nhiêu trìu mến yêu thương nhung nhớ biết ơn của lính TT đối với đồng bảo. Nguyễn Đinh Thi từng thấy “Điều kì diệu của thờ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngồi cơng dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh khơng ngờ,toả ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy”. Thơ QD có khơng ít những chữ, những tiếng “tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy” như tiếng “mùa em” này.

<b>Tóm lại:</b>

(1)Một đoạn thơ tài hoa, như một bản nhạc có nốt thăng nốt giảng, như một bức tranh có sắc đậm sắc nhạt. Bút pháp lãng mạn, thủ pháp tương phản được sử dụng thật tài tỉnh. Cách ngắt nhịp. phối thanh, sáng tạo từ ngữ gợi hình gợi cảm...cũng rất mục xuất sắc (2) Nổi bật trong đoạn là hình ảnh thiên nhiên miền Tây Bắc tổ quốc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tỉnh và hình ảnh người lính Tây Tiến với những gian khổ, hi sinh, với tâm hồn hào hoa, lãng mạn.

<b>Đoạn 2</b>

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa

Ở đoạn đầu, Quang Dũng nhớ về binh đoàn Tây Tiến với những chặng đường hành quân gianlao, vất vả, khó nhọc, với thiên nhiên miền Tây tuy thơ mộng “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” nhưng cũng vô cùng hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội với những “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, với rừng thiêng nước độc “Chiều chiềuoai linh thác gầm thét/Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. Tuy nhiên tới đoạn thơ thứ hainày, Quang Dũng lại cho chúng ta thấy một miền Tây với tình quân dân thắm thiết, với cảnh sông nước đẹp mơ ảo, nên thơ.

<b>a.Bốn câu thơ đầu của đoạn hai là cảnh đêm lửa trại thấm đẫm tình quân dân giữa người lính</b>

Tây Tiến và đồng bào dân tộc vừa thực, vừa lãng mạn:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.”

-không gian: doanh trại

Lúc này đây, không gian cũng như được thu hẹp lại. Khơng cịn là núi rừng hoang vu đầy thử thách, khơng cịn những đỉnh đèo “sương lấp, súng ngửi trời”, khơng cịn là rừng thiêng nước độc nữa mà là “doanh trại” – nơi có thể được xem như mái nhà của người lính Tây Tiếnlúc đó. Đây là doanh trại, nơi họ có thể thư giãn, khơng cịn phải bận tâm về những nguy hiểm rình rập, về những quãng đường di chuyển khó khăn, vất vả. Đây cũng là nơi mà họ tận hưởng giây phút thảnh thơi sau một ngày hành quân, là nơi mà tâm hồn hào hoa, lãng mạn của những người lính – vốn là những chàng trai Hà thành trẻ tuổi, bỏ bút nghiên ở lại đi theo tiếng gọi của Tổ quốc – được bộc lộ.

-cảnh đêm liên hoan văn nghệ

+ Ngôn từ thật sáng tạo, gợi hình, gợi cảm. QD đã gọi đêm liên hoan là “hội đuốc hoa”. Hội là rộn ràng, rực rỡ; đuốc hoa (đuốc và hoa; đuốc như hoa) càng rực rỡ, ảo huyền. Không biết QD có học tập chữ của Nguyễn Du khơng ( ) nhưng cách viết ấy không chỉ vẽ cảnh mà còn vẽ cả cái náo nức, rộn ràng trong lịng người lính trẻ trước niềm vui bất ngờ, trước trải nghiệm tươi mới trong cuộc đời cầm súng. Chữ “bừng” ở đây được Quang Dũng sử dụng khéo quá! Nó được đặt giữa dịng thơ, được đảo lên trước cụm “hội đuốc hoa”. Ngữ điệu câu thơ rơi vào đó, ấn tượng của người đọc cũng đặt vào đó. “Bừng” là bừng sáng bởi ánh đuốc lung linh của đêm hội, “bừng” là bừng lên ánh lóng lánh phản chiếu từ những bộ xiêm áo lấp lánh của những cô gái dân tộc , “bừng” là ánh lên niềm ngạc nhiên, ngỡ ngàng, mê say trong đôi mắt của những người lính Tây Tiến và “bừng” cũng là tiếng khèn, tiếng nhạc của đêm hộichợt vang lên rộn rã, náo nức. Đọc lại một lần nữa câu thơ “ Doanh trại …” để thấy mình như những anh lính TT năm xưa vui thích đốt lên ánh lửa trại, xua tan bóng tối rừng rậm, hịamình vào khơng khí lễ hội rộn ràng chưa từng có

+ Trong đêm hội rực rỡ ánh sáng, tràn đầy âm thanh ấy khơng chỉ có những người lính Tây Tiến mà cịn có cả những cơ gái vùng cao xinh đẹp. “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” câu thơ là tiếng reo vừa ngỡ ngàng vừa mê say vui sướng của người lính trước sự xuất hiện của những cơ gái dân tộc xiêm y lộng lẫy như bước ra từ huyền thoại. Tiếng em thật ngọt ngào. Anh vẫnthân quen với hình ảnh em giản dị áo nâu. Thế mà, tự bao giờ …Thật là kì diệu, thật là bất ngờ, thật là ngưỡng mộ! Theo một người bạn của QD, “em” ở đây có thể là những chàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

lính trẻ hóa trang thành các thiếu nữ. Điều này hồn tồn có thể, bởi cánh lính thường rất sáng tạo và sáng tạo rất táo bạo nữa. Thế thì càng bất ngờ, càng thú vị.

+Những cô gái miền sơn cước ấy (hay những anh lính giả trang ấy) đang hịa mình cùng với tiếng khèn rộn ràng, tình tứ, múa lên những “man điệu” hút hồn người xem.

Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Đúng là hội hè nên ánh sáng thì rực rỡ, âm nhạc thì rộn ràng. Hai câu thơ đều được mở đầu với những từ ngữ chỉ âm nhạc “Khèn lên”, “Nhạc về”. Cả một vùng không gian ăm ắp tiếng khèn dặt dìu, tình tứ. Tiếng khèn vừa cất lên, những cô gái đã uyển chuyển, nhịp nhàng, e ấp trong điệu múa dân tộc. Cách gọi “man điệu” vừa tăng thêm sự ảo huyền của những điệu múavừa nói lên sự mê say của những chàng trai. Người lính say sưa theo điệu khèn dìu dặt, lãng mạn, tâm hồn như bay bổng đến những chân trời chưa tới, xây hồn thơ với bao giấc mộng ngọt ngào “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. Chúng ta biết rằng nhiệm vụ của lính TT là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào. Hẳn doanh trại này được dựng ngay biên giới và đêm liên hoan có sự góp mặt của các cô gái Lào. Ánh sáng, âm thanh, điệu múa và áoxiêm…của đêm lửa trại, trong giây phút, đã nâng bổng tâm hồn người lính, đưa họ đến với Viên Chăn xa xôi trong những mộng ước ngọt ngào. Ở đây, lại một lần nữa, Quang Dũng đã thể hiện sự khéo léo và độc đáo của mình trong việc sử dụng từ ngữ. “Hồn thơ” là một khái niệm vô cùng trừu tượng, “xây” là một động từ dành cho những vật hữu hình. “Xây hồn thơ” ở đây diễn tả việc tạo dựng, bồi đắp nét lãng mạn, mộng mơ trong tâm hồn người lính. Người lính Tây Tiến can trường, dũng cảm vơ song, đồng thời cũng tình tứ, nhạy cảm đặc biệt. Đây cũng là nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng người lính ở nhà thơ Quang Dũng. Trong thơ ca kháng chiến, chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh người lính. Từ người lính nơng dân giản dị, chất phác trong tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu, hay người lính lạc quan, yêu đời, ngang tàng trong “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật. Điểm chung của những hình tượng người lính này là họ mang trong mình phẩm chất kiên cường, gan dạ, dũng cảm, một lịng vì Tổ Quốc, vì kháng chiến. Người lính của Quang Dũng cũng vậy. Họ cũng là những con người coi cái chết nhẹ tựa lơng hồng, một lịng vì lý tưởng xả thân cho nước, cho dân “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Tuy nhiên, điều đặc sắc ở đây là người lính của Quang Dũng không chỉ là những người gan dạ, dũng cảm, sắt thép mà còn là những người con hào hoa của Hà thành. Chính vì vậy, họ vẫn mang trong mình tâm hồn lãng mạn, trẻ trung của những chàng sinh viên trẻ tuổi thủ đô. Đúng như nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ “Tây Tiến”, ơng khơng có điểm gì chung với những nhà thơ khác,ơng đứng biệt lập như một hịn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn phóng khống, hào hoa của những người lính trong đêm lửa trại, QD thực sự là nhà thơ độc đáo của trong các nhà thơ kháng chiến

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa.”

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

“Thơ là cái đó, sự im lặng giữa những từ, nếu chúng ta lắng nghe sẽ thấy những tiếng dội tinhtế” (Tố Hữu)

Đoàn quân Tây Tiến có địa bàn hoạt động rất rộng. Có khi họ phải hành quân qua những địa hình hiểm trở, nguy hiểm, đóng quân nơi rừng rú âm u song cũng có những nơi thật thơ mộng, trữ tình. Họ đã từng hành quân những buổi chiều “oai linh thác gầm thét”, những đêm vắng “Mường Hịch cọp trêu người”, có những chỗ “sương lấp đồn qn mỏi” nhưng cũng có những Châu Mộc chiều sương bảng lảng mơ hồ. Chỉ dùng một vài nét chấm phá đặc sắc, độc đáo, Quang Dũng đã vẽ lên trước mắt người đọc cảnh sông nước miền Tây tĩnh lặng, yênả và thật lãng mạn, thơ mộng.

*Câu 1: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”>hình ảnh buổi chiều sương mơ màng huyền ảo rất điển hình cho khơng gian núi rừng TB

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”, câu thơ tựa như một lời thủ thỉ nhẹ nhàng thấm vào tâm hồn người đọc. Cùng là tên địa danh, hai chữ “Châu Mộc” gợi cho ta một nơi thật bình yên, thật tĩnh lặng, thật thân quen chứ không gợi sự cheo leo, nguy hiểm, âm u như “Sài Khao”, “Mường Hịch”. Ba chữ “chiều sương ấy” vừa gợi thời gian (chiều về trên vùng Châu Mộc), vừa gợi không gian (bảng lảng sương chiều) . Có lên cao nguyên Mộc Châu mới thấy rõ cái cảnh sương giăng mắc khắp đất trời, không gian mơ màng, huyền ảo. “Chiều sương ấy”, khơng rõ là chiều sương nào nhưng nó gợi lên trong lòng những người đã từng đi qua Châu Mộc nhớ lại cảnh đẹp thơ mộng nơi đây, khiến cho người ta sống trong hoài niệm. Tới đây, nhịp thơ trở nên chậm hơn, nhẹ hơn để dẫn người đọc đến với một khung cảnh tĩnh lặng,êm ả chứ không náo nức, rộn ràng, tràn ngập ánh sáng, âm thanh như đêm hội ở bốn câu trên.*câu 2,3

Sau khi mở ra niềm hoài niệm về một buổi chiều nơi Châu Mộc, Quang Dũng đã bật thốt lên câu hỏi “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ/ Có nhớ dáng người trên độc mộc”.

Hai câu hỏi lặp cấu trúc “Có thấy..../ Có nhớ...” xốy sâu vào lịng người, thức dậy bao kỉ niệm. Quang Dũng đang hỏi ai? Có lẽ ông đang hỏi những người đồng đội năm xưa có cịn nhớ về cảnh và người vùng sơng nước Mộc Châu hay khơng, hay cũng có lẽ ơng đang hỏi chính bản thân mình, mình có cịn nhớ về Tây Tiến trong “chiều sương ấy” hay không? Không ai chắc về điều đó cả nhưng hai câu thơ dù mang âm điệu của một câu hỏi nhưng thựcra lại để khẳng định: thấy rất nhiều, nhớ rất lâu. Câu thơ cất lên khác nào tiếng lòng cất lên, dạt dào thương nhớ, khắc khoải vang vọng. Trong tâm hồn những người lính Tây Tiến, mảnhđất ấy, người và cảnh ấy đã trở thành một phần máu thịt. Thế mới thấy Chế Lan Viên thật hiểu quy luật tình cảm của con người khi viết rằng:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã bỗng hóa tâm hồn

Nói QD là một hồn thơ lãng mạn và tài hoa quả không sai, khi chỉ bằng đôi nét chấm phá, nhà thơ đã gợi được cái hồn của cảnh. Cảnh có cỏ cây nhưng QD khơng tả bơng lau, khóm lau dập dìu trên những bờ bãi Châu Mộc mà gợi hồn lau, gợi cái xơn xao trong gió hay cũng là gợi cái xôn xao trong tâm hồn của con người. Chế Lan Viên cũng đã từng dùng hình ảnh “lau” để gợi hồn của mùa thu về:

“Ngàn lau cười trong nắng Hồn của mùa thu về Hồn của mùa thu đi Ngàn lau xao xác trắng.”

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Đó là sự gặp gỡ của những tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với thiên nhiên, ln lắng nghe sự sốngquanh mình và yêu cuộc sống bằng lòng yêu hồn nhiên, chân thật nhất

Cảnh có con người nhưng QD chỉ chớp lấy dáng người trên độc mộc. Hình ảnh được nhìn từ xa, gây ấn tượng về sự nhỏ bé của con người nhưng đồng thời cũng gợi lên sự khỏe khoắn, vững chãi. Vững chãi mà lại mềm mại, duyên dáng, nhất là khi tác giả điểm tô vào bức tranhtĩnh lặng mà thi vị ấy là hình ảnh một cánh hoa mỏng manh, dun dáng trên dịng nước: “Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa.” “Đong đưa” mà khơng phải là “đung đưa”. “Đung đưa” gợi ra sự chuyển động qua lại của tạo vật còn “đong đưa” lại gợi lên cái hồn của cánh hoa rừng. Dòng lũ vốn biểu hiện sự dữ dội, hùng vĩ của thiên nhiên giờ được mềm hóa đi bởi những cánh hoa uyển chuyển, duyên dáng, nhẹ nhàng lướt nhẹ theo từng sóng. Ngịi bút QD quả thực vơ cùng tinh tế khi gợi được cái hồn của tạo vật. QD làm ta nhớ đến XD và những câu thơ miêu tả “nỗi niềm” của cây cỏ như thế này:

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêuLả lả cành hoang nắng trở chiều (Thơ duyên)

Ngòi bút Quang Dũng như những nét vẽ chấm phá để tạo nên một bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp về khung cảnh sông nước nơi miền Tây Tổ Quốc: Một chiều sương bảng lảng Châu Mộc,một dáng người chèo thuyền độc mộc trên sông, những cây lau dập dìu theo gió, những cánh hoa rừng dun dáng đong đưa theo dòng nước lũ. Cảnh trong thơ tĩnh lặng, buồn, song thi vịTất cả những điều đó chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn hào hoa, rất mực lãng mạn của những chàng trai Hà thành. Tâm tình của họ cũng được gửi trong cái xôn xao của tạo vật. Nếu coi “Tây Tiến” như một khúc nhạc bi tráng về hình tượng người lính thì những câu thơ này tựa như những nốt trầm xao xuyến lòng người. Giọng thơ thật mềm mại, nhẹ nhàng mà đầy bâng khuâng, man mác khi tái hiện lại cảnh chia tay trong một chiều sương mờ bao phủ nơi Châu Mộc.

T của những buổi liên hoan văn nghệ quân dân, của những chiều sương mơ hồ bảng lảng đã để lại cảm giác nhung nhớ, buâng khuâng trong lòng người. Khác với đoạn thơ thứ nhât, ở đây QD chủ yếu sử dụng những nét vẽ mềm mại, tinh tế, phù hợp trong việc khắc họa vẻ đẹp trữ tình, tinh tế, hào hoa của cảnh và hồn người

<b>Tóm lại:</b>

<b>a.cảnh đêm liên hoan: Đêm lửa trại thấm đẫm tình qn dân giữa người lính TT và đồng bào </b>

địa phương được miêu tả bằng những chi tiết vừa thực vừa lãng mạn…Ấn tượng mà bốn câu thơ đem đến cho người đọc là khơng khí rộn ràng vui vẻ, cái nhìn chiêm ngưỡng, say sưa mà đa tình của lính TT trước vẻ đẹp phương xa xứ lạ.

-cảnh: Là hội hè nên thật nhiều ánh sáng: ánh sáng bừng tỏa của đuốc hoa, ánh sáng từ áo xiêm lộng lẫy và ánh sáng bừng lên trong cái nhìn ngạc nhiên ngỡ ngàng của người lính…Cùng với đó là tiếng khèn rộn ràng mà tình tứ lên man điệu. Những cô gái địa phương lộng lẫy xiêm áo vừa e ấp vừa tình tứ biểu diễn những vũ điệu lạ, hút hồn những chàng trai TT-Trong cái nhìn lãng mạn hào hoa của người lính TT, ánh đuốc chiếu sáng buổi liên hoan vănnghệ nơi doanh trại đã thành những ngọn đuốc hoa tân hôn ngọt ngào . Còn người đẹp như bước ra từ huyền thoại. Hai chữ “Kìa em” là tiếng reo vừa ngỡ ngàng vừa mê say vui sướng của người lính trước sự xuất hiện của những cơ gái dân tộc xiêm y lộng lẫy. Người lính TT

</div>

×