Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Luyện Đề Đồng chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.45 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b> - Phong cách sáng tác: Thơ Chính Hữu vừa bình dị vừa trí tuệ;</b></i>

ngơn ngữ giàu hình ảnh; giọng điệu phong phú, cảm xúc dồn nén,khi thiết tha, trầm hùng khi lại sâu lắng, hàm súc.

<i><b>Hoàn cảnh sáng tác</b></i>

- Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, sau khi tác giả tham gia chiếndịch Việt Bắc Thu- Đông( 1947)- thời kỳ đầu của cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp.

- Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tếcuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu khángchiến.

- Bài thơ được in trong tập “ Đầu súng trăng treo” (1966).

* Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giaiđoạn 1946-1954.

<i><b>Thể thơ</b></i> Thơ tự do

<i><b>Mạch cảm xúc và bố cục </b></i>

<b>* Mạch cảm xúc: Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3</b>

đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tìnhđồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảmxúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâuđậm (các dịng 7, 17 và 20).

Sáu dịng đầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.Dịng 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như mộtphát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những ngườilính.

Mười dịng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dịng 7 lạitiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể,thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó.

Ba dịng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọnglại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “Đầu súng trăng treo” như làmột biểu tượng giàu chất thơ về người lính.

<b>Đồng chí: (đồng là cùng; chí là chí hướng) Đồng chí là chung chí</b>

hướng, chung lý tưởng. Người cùng trong một đồn thể chính trị hay

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cáchmạng tháng Tám 1945 “đồng chí” là cách xưng hơ quen thuộc trongcác cơ quan, đồn thể cách mạng, đơn vị bộ đội. Vì vậy, tình đồngchí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tìnhđồng đội.

<i><b>PT biểu đạt Biểu cảm </b></i>

<i><b>Chủ đề </b></i> Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả, vào sinhra tử có nhau của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.

<i><b>Giá trị nộidung</b></i>

Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng củanhững người lính cách mạng. Đồng thời cịn làm hiện lên hình ảnhchân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu củacuộc kháng chiến chống Pháp.

<i> Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá</i>

+ Thủ pháp đối được sử dụng chặt chẽ ở hai câu thơ đầu, gợi lên sự đăng đối, tươngđồng trong cảnh ngộ của người lính. Từ những miền quê khác nhau, họ đã đến vớinhau trong một tình cảm mới mẻ.

+ Giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi như lời tâm tình, thủ thỉ của hai con người “anh” và“tơi”.

+ Mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua” để nói về những vùng đồng chiêm trũng,ngập mặn ven biển, khó làm ăn. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong những lànnước.

+ Hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” để gợi về những vùng trung du, miền núi, đất đá bịong hóa, bạc màu, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu vào trong lòng đất.=> “Quê hương anh” - “làng tơi” tuy có khác nhau về địa giới, người miền xi, kẻmiền ngược nhưng cũng đều khó làm ăn canh tác, đều chung cái nghèo, cái khổ. Đóchính là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính.

<b>a.2. Cơ sở thứ 2: Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>“Anh với tôi đôi người xa lạ</i>

<i> Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu”</i>

- Những con người chưa từng quen biết, đến từ những phương trời xa lạ đã gặp nhauở một điểm chung: cùng chung nhịp đập trái tim, cùng chung một lịng u nước vàcùng chung lí tưởng cách mạng. Những cái chung đó đã thơi thúc họ lên đường nhậpngũ.

- Hình ảnh thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắcdiễn tả sự gắn bó của những người lính trong qn ngũ:

+ “Súng bên súng” là cách nói giàu hình tượng để diễn tả về những người lính cùngchung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. Họ ra đi để chiến đấu và giải phóng cho quêhương, dân tộc, đất nước; đồng thời giải phóng cho chính số phận của họ.

+ “Đầu sát bên đầu” là cách nói hốn dụ, tượng trưng cho ý chí quyết tâm chiến đấucủa những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

- Điệp từ “súng, bên, đầu” khiến câu thơ trở nên chắc khỏe, nhấn mạnh sự gắn kết,cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ của những người lính.

- Nếu như ở cơ sở thứ nhất “anh” - “tơi” đứng trên từng dịng thơ như một kiểu xưngdanh khi găp gỡ, vẫn cịn xa lạ, thì ở cơ sở thứ hai “anh” với “tơi” trong cùng mộtdịng thơ, thật gần gũi. Từ những người xa lạ họ đã hồn tồn trở nên gắn kết.

=> Chính lí tưởng và mục đích chiến đấu là điểm chung lớn nhất, là cơ sở để họ gắnkết với nhau, trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.

<b>a.3. Cơ sở thứ 3: Cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn.</b>

- Bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà giàu sức gợi, tác giả đã miêu tả rõ nét tình

<i>cảm của những người lính:“Đêm rét chung chăn thành đơi tri kỉ”</i>

<i>+“Đêm rét chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, gian khổ của cuộc đời</i>

người lính; là chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh nơi núi rừng. Đó là một hình ảnhđẹp, chân thực và đầy ắp những kỉ niệm.

+ Đắp chung chăn đã trở thành biểu tượng của tình đồng chí. Nó đã khiến những conngười “xa lạ” sát gần lại bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm và trở thành “tri kỉ”

+ Cả bài thơ chỉ có duy nhất một chữ “chung” nhưng đã bao hàm được ý nghĩa sâusắc và khái quát của toàn bài: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng,chung khát vọng giải phóng dân tộc.

- Tác giả đã rất khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ, khi sử dụng từ “đơi” ở câu thơtrên:

+ Chính Hữu khơng sử dụng từ “hai” mà lựa chọn từ “đơi”. Vì đơi cũng có nghĩa làhai, nhưng đơi cịn thể hiện sự gắn kết không thể tách rời.

+ Từ “đôi người xa lạ” họ đã trở thành “đôi tri kỉ”, thành đôi bạn tâm tình thân thiết,hiểu bạn như hiểu mình.

<i>- Khép lại đoạn thơ, là một câu thơ có một vị trí rất đặc biệt. Câu thơ “Đồng chí!”</i>

được tách riêng ở một dòng thơ rất đặc biệt, chỉ gồm một từ, hai tiếng và dấu chấmthan như một sự phát hiện, một lời khẳng định, nhấn mạnh tính đồng chí là một tìnhcảm mới mẻ nhưng hết sức thiêng liêng cao đẹp là sự kết tinh của tình bạn, tìnhngười giữa những người lính nơng dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Câu

<i>thơ “Đồng chí” như một bản lề gắn kết tự nhiên, khéo léo giữa hai phần của bài thơ:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

khép lại phần giải thích cội nguồn cao q thiêng liêng của tình đồng chí và mở ranhững biểu hiện cao đẹp hơn của tình đồng chí.

=> Tóm lại, bảy câu thơ đầu, đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở của tình đồng chí.Đồng thời, tác giả đã cho thấy sự biến đổi kì diệu từ những người nơng dân hồn tồnxa lạ trở thành những người đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.

<b>b. Mười câu thơ tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí </b>

<b>b.1. Biểu hiện thứ nhất: Họ thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau:</b>

<i> “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”</i>

- Trước hết, họ thấu hiểu cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về chốn q nhà:

+ Đó là một hồn cảnh cịn nhiều khó khăn: neo nguời, thiếu sức lao động. Các anh rađi đánh giặc, để lại nơi hậu phương bộn bề công việc đồng áng, phải nhờ người thângiúp đỡ.

+ Cuộc sống gia đình các anh vốn đã nghèo khó, nay càng thêm thiếu thốn. Hình ảnh“gian nhà khơng”, diễn tả được cái nghèo về mặt vật chất trong cuộc sống gia đìnhcác anh. Đồng thời, diễn tả sự thiếu vắng các anh- người trụ cột trong gia đình cácanh

- Tiếp theo, họ thấu hiểu lí tưởng và ý chí lên đường để giải phóng cho quê hương,dân tộc.

+ “Ruộng nương”, “căn nhà” là những tài sản quí giá, gần gũi gắn bó, vậy mà họ sẵnsàng bỏ lại nơi hậu phương, hi sinh hạnh phúc riêng tư vì lợi ích chung, vì độc lập tựdo của tồn dân tộc

+ Tác giả đã sử dụng những từ ngữ rất giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi: Từ“mặc kệ”, chỉ thái độ dứt khốt, quyết tâm của người lính. Mặc kệ những gì q giánhất, thân thiết nhất để ra đi vì nghĩa lớn. Đồng thời, thể hiện thái độ sẵn sàng hi sinhmột cách thầm lặng của các anh vì đất nước.

- Họ thấu hiểu nỗi nhớ quê nhà luôn đau đáu, thường trực trong tâm hồn người lính+ Họ ra đi để lại một trời thương nhớ. Nhớ nhà, nhớ quê và trên hết là nỗi nhớ nhữngngười thân. Những người lính đã dùng lí trí để trí ngự tình cảm, nhưng càng chế ngựthì nỗi nhớ nhúng càng trở nên da diết.

+ Hình ảnh “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” vừa được sử dụng như một hìnhảnh ẩn dụ, vừa được sử dụng như một phép nhân hóa diễn tả một cách tự nhiên vàtinh tế tâm hồn người lính.

+ “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay chính là tấm lịng của người ra línhln canh cánh nỗi nhớ q hương và do đó họ như đã tạo cho “giếng nước gốc đa”một tâm hồn.

=> Hình tượng người lính thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp đã hiện lên tràndầy khí thế và ý chí kiên cường, quyết ra đi bảo vệ độc lập, tự do của Tổ Quốc.

<b>b.2. Biểu hiện thứ 2: Những người lính đã đồng cam cộng khổ trong cuộc đờiquân ngũ</b>

Chính Hữu là người trực tiếp tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. Hơnai khác, ông thấu hiểu những thiếu thốn và gian khổ của cuộc đời người lính. Bảydịng thơ tiếp, ơng đã dành để nói về những gian khổ của các anh bộ đội thời kì đầucuộc kháng chiến chống pháp:

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vầng trán ướt mồ hôi.</i>

<i>Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh vá</i>

<i>Miệng cười buốt giáChân khơng giày”</i>

- Bằng bút pháp miêu tả hết sức chân thực, hình ảnh thơ chọn lọc, nhà thơ đã vẽ lênbức tranh hiện thực sống động về người lính với sự đồng cảm sâu sắc. Trước hết lànhững cơn sốt rét rừng:

+ Tác giả sử dụng bút pháp tả thực để tái hiện sự khắc nghiệt của những cơn sốt rétrừng đang tàn phá cơ thể những người lính.

+ Trong những cơn sốt rét ấy, sự lo lắng, quan tâm giữa những người lính đã trởthành điểm tựa vững chắc để họ vượt qua những khoa khăn, gian khổ.

- Cuộc đời quân ngũ đầy thiếu thốn, gian khổ:

+ Sử dụng thủ pháp liệt kê để miêu tả một cách cụ thể và chính xác những thiếu thốncủa người lính: “áo rách vai, quần vài mảnh, chân khơng giày”. Đó là những chi tiếtrất thật, được chắt lọc từ thực tế cuộc sống người lính.

+ Những khó khăn gian khổ như được tô đậm khi tác giả đặt sự thiếu thốn bên cạnhsự khắc nghiệt của núi rừng: sự buốt giá của những đêm rừng hoang sương muối.=> Đây là hình ảnh chân thực về những anh bộ đội thời kì đầu kháng chiến. Đầynhững gian nan, thiếu thốn nhưng các anh vẫn xé rừng mà đi, đạp núi mà tiến.

- Song họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan cách mạng: Hình ảnh “miệng cười buốtgiá” cho thấy thái độ lạc quan, coi thường thử thách để vượt lên khó khăn và hoànthành tốt nhiệm vụ.

- Tác giả đã tạo dựng những hình ảnh sóng đơi, đối xứng nhau để diễn tả sự gắn kết,đồng cảm giữa những người lính.

=> Cái hay của câu thơ là nói về cảnh ngộ của người này nhưng lại thấy được sâu sắctấm lòng yêu thương người kia. Tình thương đó lặng lẽ mà thấm sâu vô hạn.

<b>b.3. Biểu hiện thứ 3: Luôn sẵn sàng sẻ chia, yêu thương gắn bó</b>

Tất cả những cảm xúc thiêng liêng được dồn nén trong hình ảnh thơ rất thực, rất cảmđộng, chứa đựng biết bao ý nghĩa:

<i>“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”</i>

- Những cái bắt tay chất chứa biết bao yêu thương trìu mến. Rõ ràng, tác giả đã lấy sựthiếu thốn đến vô cùng về vật chất để tô đậm sự giàu sang vô cùng về tinh thần

- Những cái bắt tay là lời động viên chân thành, để những người lính cùng nhau vượtqua những khó khăn, thiếu thốn.

- Những cái bắt tay của sự cảm thông, mang hơi ấm truyền cho nhau thêm sức mạnh.- Đó cịn là lời hứa lập cơng, của ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng quân thù.=> Có lẽ khơng ngơn từ nào có thể diễn tả cho hết tình đồng chí thiêng liêng ấy.Chính những tình cảm, tình đồn kết gắn bó đã nâng bước chân người lính và sưởiấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.

<b>c. Ba câu thơ cuối: Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội</b>

- Được xây dựng trên nền thời gian và không gian vô cùng đặc biệt:

<i>“Đêm nay rừng hoang sương muối”</i>

+ Thời gian: Một đêm phục kích giặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

+ Khơng gian: Căng thẳng, trong một khu rừng hoang vắng lặng và phr đầy sươngmuối.

- Trên nền hiện thực khắc nghiệt ấy, những người lính xuất hiện trong tâm thế:

<i>“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”</i>

+ Hình ảnh “đứng cạnh bên nhau” cho thấy tư thế chủ động, hiên ngang, sẵn sàngchiến đấu của người lính.

- Kết thúc bài thơ là một hình ảnh độc đáo, là điểm sáng của một bức tranh về tình

<i>đồng chí, rất thực và cũng rất lãng mạn: Đầu súng trăng treo.</i>

+ Chất hiện thực: gợi những đêm hành qn, phục kích chờ giặc, nhìn từ xa, vầngtrăng như hạ thấp ngang trời. Trong tầm ngắm, người lính đã phát hiện một điều thúvị và bất ngờ: Trăng lơ lửng như treo đầu mũi súng.

+ Chất lãng mạn: Giữa không gian căng thẳng, khắc nghiệt đang sẵn sàng giết giặcmà lại “treo” một vầng trăng lung linh. Chữ “treo” ở đây rất thơ mộng. nối liền mặtđất với bầu trời.

+ Hình ảnh “đầu súng trăng treo” rất giàu ý nghĩa: Súng là biểu tượng cho cuộc chiếnđấu, trăng biểu tượng cho non nước thanh bình, súng và trăng cùng đặt trên một bìnhdiện đã gợi cho người đọc bao liên tưởng phong phú: chiến tranh và hòa bình, hiệnthực và ảo mộng; khắc nghiệt và lãng mạn; chất chiến sĩ- vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ. Gợilên vẻ đẹp của tình đồng chí, giúp tâm hồn người chiến sĩ bay lên giữa cam go khốcliệt. Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính: Trong chiến tranh ác liệt, họ vẫn rất yêu đờivà luôn hướng về một tương lai tươi sáng.

=> Hình ảnh “đầu súng trăng treo” xứng đáng trở thành biểu tượng cho thơ ca khángchiến: một nền thơ ca có sự kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

<b>3. Đánh giá về nghệ thuật: Với thể thơ tự do, ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, chi</b>

<i>tiết, hình ảnh chân thực cô đọng, hàm súc nhưng giàu sức biểu cảm, bài thơ Đồng chíđã để lại những ấn tượng sâu sắc về tình đồng chí, đồng đội và chân dung anh bộ đội</i>

Cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp: chân thực, giản dị mà vô cùng cao đẹp.

<b>III. Kết bài</b>

- Khái quát lại vấn đề nghị luận- Cảm xúc của bản thân

<b>Đề 1: Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ:</b>

<i>“Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đơi tri kỉ. Đồng chí !</i>

<i> Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính{….}</i>

<i> Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.”</i>

<b>1. Mở bài</b>

Chính Hữu là cây bút thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Vốn làmột người lính nên các tác phẩm của ơng chủ yếu viết về đề tài chiến tranh và ngườilính với giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, ngơn ngữ hình ảnh thơ chọn lọc, cô đọng gợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu xa. “Đồng chí” là một tác phẩm như vậy. Đến vớinhững câu thơ nói về cơ sở, biểu hiện và ý nghĩa biểu tượng của tình đồng chí, tanhận ra được vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống thựcdân Pháp.

<b>2. Thân bài</b>

Bài thơ được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông năm 1947).Được trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đồng đội, trân trọng và cảm phục trướcvẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ nên ông viết bài thơ tri ân đến người đồng đội, đồng chícủa mình. Vì thế hình ảnh người lính được hiện lên trong đoạn thơ bức chân thực. Trước hết qua đoạn thơ ta hiểu được hoàn cảnh chiến đấu của người lính. Họ lànhững người nơng dân vốn quen với những cơng việc đồng áng. Nhưng khi đất nướccó giặc ngoại xâm họ từ bỏ làng quê, ruộng vườn, tham gia chiến trường. Cuộc sốngchiến đấu vô cùng thiếu thốn:

“đêm rét chung chăn” họ thường xuyên phải đối diện với thời tiết khắc nghiệt ở núirừng Việt Bắc, với cái rét thấu thịt, thấu xương. “rừng hoang sương muối”.Có lẽ cuộcsống chiến đấu gian khổ bên chiến hào vì độc lập dân tộc, đã từ khi nào các anh trởthành tri kỉ của nhau. Vì họ đều có chung lịng yêu nước và lý tưởng sống cao đẹp:“Súng bên súng đầu sát bên đầu”

Câu thơ mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Câu thơ đã gợi lên tư thếcủa người lính trong đêm phục kích, họ ln sát cánh bên nhau trong mọi hồn cảnhnguy hiểm. “Súng bên súng” là chung một nhiệm vụ, chung hành động, “Đầu sát bênđầu” là chung chí hướng, chung lí tưởng. Chính Hữu đã dùng từ “ sát, bên, chung”để diễn tả sự tâm đầu ý hợp của đơi bạn cùng chung chiến hào. Hình ảnh “Đêm rétchung chăn” là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa của người lính, kỉ niệm một thời giankhổ, thiếu thốn và đầy sự cảm thơng chia sẻ với nhau. Hình ảnh giản dị, gợi cảm“Đắp chung chăn thành đôi tri kỷ”. Tấm chăn mỏng manh nhưng ấm tình đồng chí,đồng đội mà những người lính khơng thể nào qn. Nó đã vun đắp lên tình đồng chícủa các anh.

“Đồng chí!” được tách thành một dòng riêng, là câu đặc biệt như một bản lề khépmở: Khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí và mở ra sức mạnh của tình đồng chí,đồng đội. Câu thơ vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định tình đồng chí,là kết tinh mọi cảm xúc, tình cảm, của tình bạn, tình người. Hai tiếng “đồng chí” đơnsơ mà cảm động đến nao lòng, làm bừng sáng cả đoạn thơ, bài thơ.

Ba câu thơ cuối là biểu tượng đẹp nhất giàu chất thơ nhất về tình đồng chí, đồng độicao đẹp. Với không gian “rừng hoang sương muối”, thời gian vào đêm đông rét buốt.Câu thơ cho thấy đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh mai kích chờ giặc tới,chuẩn bị cho trận đánh giành thắng lợi cuối cùng trong chiến dịch Việt Bắc Thu Đông1947. Các anh đừng “ Chờ giặc tới” là chờ giây phút hồi hộp căng thẳng khi ranh giớigiữa sự sống và cái chết rất mong manh. Động từ “ chờ” thể hiện tư thế chủ động củangười lính trong đêm phục kích, cũng là tư thế chủ động của toàn dân ta sau chiếndịch Việt Bắc Thu Đông 1947.

Khép lại bài thơ là hình ảnh tuyệt đẹp và thi vị. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” mangý nghĩa biểu tượng gợi sự liên tưởng phong phú. Kết hợp hiện thực và lãng mạn giữacảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết với nhau: “ người lính, khẩu sung,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

trăng” , sung là hình ảnh biểu tượng của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh màngười lính đang trải qua là biểu hiện của người chiến sĩ, “trăng” là biểu tượng củacuộc sống hịa bình trong tương lai mà người lính đang hướng tới là biểu tượng củathi sĩ. “súng – trăng” là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữtình, chất thi sĩ và chất chiến sĩ, hiện thực và lãng mạn.

Hình ảnh người lính trong đoạn thơ là biểu tượng đẹp về người lính anh bộ đội cụHồ trong những năm kháng chiến chống Pháp. Đó cũng là lý do tại sao khi bài thơ rađời tạo ra khuynh hướng sáng tác mới.

<b>3. Kết bài</b>

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng nhận xét: “Đồng chí” là bài thơ hay và khiếnta đọc lại bài thơ đọc bằng cả tâm hồn”. Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng đãkhắc họa chân thực và rõ nét hình tượng anh bộ đội cụ Hồ - Những người làm nêntrang sử vẻ vang của dân tộc ta trong những năm kháng chiến chống Pháp, để rồi từđó tự bù đắp cho thế hệ trẻ ngày nay lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệmvới cuộc sống, xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của thế hệ cha anh đi trước.

<b>Đề 2: Phân tích cảm nhận đoạn thơ sau:</b>

<i>“Quê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạ</i>

<i>Tự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu</i>

<i> Đêm rét chung chăn thành đơi tri kỷ Đồng chí !”</i>

<b> I. Mở bài</b>

Chính Hữu là nhà thơ quân đội. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính trong 2cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đặc biệt là những tình cảm cao đẹp củangười lính như tình đồng chí, đồng đội, quê hương... Một trong những bài thơ tiêubiểu của ông là bài “Đồng Chí “. Bài thơ được viết vào năm 1948 Thời kì đầu củacuộc kháng chiến chống Pháp trong đó có đoạn thơ:

<i>“Quê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạ</i>

<i>Tự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu</i>

<i> Đêm rét chung chăn thành đơi tri kỷ Đồng chí !”</i>

Đoạn thơ là lời lý giải về cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những ngườilính.

<b>2. Thân bài</b>

Tình đồng chí đồng đội của người lính bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng vềcảnh ngộ xuất thân nghèo khó, tương đồng về giai cấp tình đồng chí, đồng đội nảysinh khi cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.Tình đồng chí, đồngđội nảy nở trong sự chan hòa chia sẻ của mọi gian lao thiếu thốn của cuộc khángchiến.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1. Trước hết ở đoạn thơ này, người đọc thấy được tình đồng chí, đồng đội của ngườilính bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.

<i> “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”</i>

Hai câu thơ với giọng điệu thơ thủ thỉ, tâm tình (q hương anh, làng tơi) đã gợi ratình cảm thiết tha. Hình ảnh “quê hương anh”, “ làng tôi” hiện lên với bao nỗi vất vả,gian lao “Nước mặn, đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn. “ đấtcày lên sỏi đá” là vùng đất trung du, đồi núi, đất đã bị ong hóa, khó canh tác. Với việcsử dụng 2 thành ngữ tác giả khiến người đọc hình dung quê hương anh quê hươngcủa những người lính là những vùng quê nghèo khó, lam lũ, hai câu thơ có cấu trúcsóng đơi, đối xứng “q hương anh, làng tơi” chỉ nói về đất đai mối quan tâm hàngđầu của những người nông dân, nhưng đã diễn ra sự tương đồng với cảnh ngộ xuấtthân nghèo khó, tương đồng với giai cấp nơng dân. Chính vì vậy những người línhcịn được gọi là cái tên thân thương người nông dân mặc áo lính.

2. Tình đồng chí, đồng đội của những người lính cịn bắt nguồn sâu xa từ sự tươngđồng và giai cấp. Họ cùng là giai cấp nơng dân. Chính điều đó đó cùng với mục đích,lý tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ độiquân cách mạng và trở nên thân thiết với nhau.

<i>“Anh với tôi đôi người xa lạ</i>

<i>Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”</i>

Cụm từ “anh với tôi” và từ “đôi” chỉ hai người, hai đối tượng không thể tách rời, kếthợp với từ “xa lạ” làm cho ý thơ được nhấn mạnh hơn. “Tự phương trời” chẳng quennhau nhưng cùng thời, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ nảy nở một thứ tình cảm caođẹp tình đồng chí, đồng đội.

<b>3. Tình đồng chí, đồng đội cịn được nảy sinh khi cùng chung nhiệm vụ sát cánhbên nhau trong chiến đấu.</b>

<i>“Súng bên súng đầu sát bên đầu”</i>

“Súng và đầu” là hình ảnh tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹptrong một câu thơ từ “súng” và từ “đầu” được lặp lại hai lần tạo hai vế cân xứng, thểhiện sự gắn bó của những người lính. Điều đó càng chứng tỏ tình đồng chí là sự gắnkết trọn vẹn cả về ý chí, lí tưởng mục đích cao cả chiến đấu giành độc lập tự do.

<b>4. Cũng ở đoạn thơ này ta thấy được tình đồng chí, đồng đội nảy nở và bền chặt</b>

trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn đó là mối tình trikỷ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện cụ thể, một hình ảnh giản dị vàhết sức gợi cảm “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa làchung cái khó khăn, khắc nghiệt của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm đểvượt qua cái lạnh. Chính điều đó khiến họ trở thành đôi tri kỷ. Từ “đôi” thể hiện sựthan thiết, gắn bó của những người lính. Câu thơ cuối cùng trong đoạn thơ là một câuđặc biệt. Câu thơ chỉ một từ gồm hai tiếng và dấu chấm than “Đồng chí!” tạo nên mộtnút nhấn nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữanhững người lính.

<b>5. Như vậy đoạn thơ đã sử dụng hình ảnh ngơn ngữ giản dị, cơ đọng, giàu chấtbiểu cảm, thể thơ tự do, cảm hứng Thơ hướng về cái thực của đời sống kháng chiến,</b>

khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình thường, giản dị.

<b>3. Kết bài</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Đoạn thơ đã lý giải về cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội, đồng thời làmnên hiện lên hình ảnh giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu cuộckháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn. Viết về đề tài ngườilính trong chiến tranh khơng có tiếng súng nhưng tình cảm của người lính,tình đồngchí, đồng đội của người lính vẫn cao cả hào hung, tình đồng chí, đồng đội là bản chấtcách mạng của anh bộ đội Cụ Hồ.

<b>Đề 4: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:</b>

<i>“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôiÁo anh rách vai</i>

<i>Quần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân khơng giày</i>

<i>Thương nhau tay nắm lấy bàn tayĐồng chí!”</i>

<i>“Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hơiÁo anh rách vai</i>

<i>Quần tơi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giày</i>

<i>Thương nhau tay nắm lấy bàn tayĐồng chí!”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

* Khái quát: Bài thơ được ra đời hai thời điểm khác nhau. Bài thơ “Đồng chí” đượcChính Hữu viết vào năm 1948 thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. “Bài thơtiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật viết vào năm 1969 thời kỳ cuộc khángchiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Hai đoạn thơ đều cho chúng ta thấy những khó khăn,thiếu thốn mà những người lính phải trải qua, đồng thời làm hiện hình ảnh người línhvới vẻ đẹp và tâm hồn cao quý.

1. Trước hết bài thơ “Đồng chí” Chính Hữu đã làm hiện lên hình ảnh những ngườilính gắn bó với điều kiện chiến đấu gian khổ, thiếu thốn nhưng họ ln lạc quan vàthắm tình đồng chí đồng đội.

<i>a. Những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bộ đội ta phải đối mặt vớimuôn vàn khó khăn, gian khổ tất cả điều đó được Chính Hữu gợi tả hết sức chânthực:</i>

<i>“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hơiÁo anh rách vai</i>

<i>Quần tơi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân khơng giày</i>

Những người lính cách mạng đã chấp nhận cuộc sống quân ngũ thiếu thốn. Họ phảitrải qua gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính. Với những hình ảnh cụ thể , chânthực (áo anh rách vai, quần tơi có vài mảnh vá, Miệng cười buốt giá, chân khơnggiày) và các cặp câu thơ sóng đơi đối ứng( áo anh rách vai, quần tơi có vài mảnh vá,Miệng cười buốt giá, chân không giày) tạo sự nhịp nhàng, cân xứng cho câu thơ,đồng thời diễn tả sự giống nhau trong mọi cảnh ngộ cuộc đời người lính. Nhữngngười lính trong trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh, thiếu thốn về quântư trang ( áo anh rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày), họ phải chịu cái khắcnghiệt của thời tiết “ miệng cười buốt giá” đặc biệt họ phải chịu những cơn sốt rétrừng nguy hiểm “Sốt run người vầng trán ướt mồ hơi”. Chỉ qua những chi tiết đó thơiđã cho ta thấy những người lính cách mạng phải chịu những khó khăn, gian khổ,thiếu thốn đến nhường nào.

<i>b. Đoạn thơ thể hiện hình ảnh người lính với tinh thần lạc quan, thắm tình đồng chí,đồng đội khó khăn, gian khổ những người lính bộ đội cụ Hồ vẫn sáng nên vẻ đẹp caoquý.</i>

Trước hết họ là những người có tinh thần lạc quan trong gian khổ thiếu thốn, tinhthần lạc quan càng rạng ngời: “Miệng cười buốt giá”. Những gian lao thiếu thốnkhông làm mất đi nụ cười của họ, nụ cười của những người lính như xua tan cái giálạnh của mùa đông, nụ cười đó cịn tốt lên tinh thần lạc quan của những người lính. Những người lính cịn thắm tình đồng chí, đồng đội. Tình đồng chí, đồng đội là bảnchất cách mạng của anh bộ đội cụ Hồ. Tình đồng chí, đồng đội đã làm ấm lòng nhữngngười chiến sĩ để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên mọi buốt giá. Nhữngngười lính vẫn cười trong gian lao bởi họ có hơi ấm, niềm tin của tình đồng chí. Tìnhđồng chí đã giúp họ vượt qua những gian lao thiếu thốn cuộc kháng chiến. Nhữngngười lính đã quên mình đi để động viên, tuyên truyền cho nhau hơi ấm để có thêmsức mạnh vượt qua mọi gian lao thiếu thốn.

<i> “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Những người lính đã quên đi cái khắc nghiệt của thời tiết, khó khăn thiếu thốn củacuộc kháng chiến để “tay nắm lấy bàn tay” đây là một cử chỉ rất cảm động chứa chantình cảm chân thành. “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, vừa nói lên tình cảm gắnbó sâu nặng của người những người lính, vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tìnhcảm thấy. Dường như chỉ bằng một cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay” mà những ngườilính như truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh, niềm tin giúp họ vượt qua được khókhăn gian khổ, sưởi ấm cho họ giữa những cánh rừng hoang sương muối mùa đônggiá rét.

<b>c. Khái quát</b>

Như vậy Chính Hữu đã sử dụng thể thơ tự do, những chi tiết hình ảnh ngơn ngữ giảndị, chân thực cơ động, giàu sức biểu cảm. Các câu thơ sóng đơi, đối ứng đã thể hiệnhình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều khó khăngian khổ thắm tình đồng chí, đồng đội.

<i>2. Đến với đoạn thơ trong “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duậtta lại bắt gặp hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với những khó khăn gian khổcủa cuộc chiến đấu, nhưng lại rất ung dung, hiên ngang, dũng cảm.</i>

Hai câu thơ mở đầu đoạn thơ đã làm nổi bật hình ảnh độc đáo những chiếc xe khơngkính. Xưa nay hình ảnh xe , tàu thuyền nếu đưa vào thơ ca thì thường được lãng mạnhóa, mỹ lệ hóa và cịn mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực Tế Hanh đã từng miêutả con thuyền trong bài “Quê hương”, “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” vàHuy Cận từng miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”,“Thuyền ta lái gió với buồm trăng”. Những chiếc xe khơng kính của Phạm Tiến Duậtlà hình ảnh rất thực. Hình ảnh thực này được diễn tả bằng hai câu thơ rất là giản dịnhư một lời nói thường có giọng điệu thản nhiên:

<i>“Khơng có kính…. vỡ đi rồi”</i>

Chính giọng thản nhiên đã gây sự chú ý về vẻ khác lạ của những chiếc xe, tác giảgiải thích nguyên nhân cũng rất thực, giản dị, tự nhiên: “Bom giật, bom rung kính vỡđi rồi” bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe ấy không cịn chính kính chắngió. Như vậy hình ảnh những chiếc xe khơng kính vốn khơng hiếm trong chiến tranh.Nhưng phải có một hồn thơ nhạy cảm với những nét ngang tàng nghịch ngợm, thíchcái lạ của Phạm Tiến Duật mới nhận ra và đưa nó thành hình tượng thơ độc đáo củathời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Từ hình ảnh những chiếc xe khơng kính người đọchình dung được sự khốc liệt của chiến tranh.

b. Từ việc miêu tả những chiếc xe khơng kính, tác giả muốn ngợi ca người chiến sĩlái xe. Hình ảnh những chiếc xe khơng kính đã làm nổi bật rõ hình ảnh người lính láixe Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hồn cảnh đểnhững người lính lái xe bộc lộ phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ.Đó là những người lính lái xe ung dung, hiên ngang, bất khuất.

<i>“Ung dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”</i>

Câu thơ đã diễn tả cảm giác ấn tượng căng thẳng, đầy thử thách khi lái những chiếcxe khơng kính, những người chiến sĩ không hề run sợ mà trái lại họ hiện ra tư thế ungdung, hiêng ngang. Từ láy tượng hình “ ung dung” đã diễn tả rất chính xác tư thếcủa những người lính lái xe. Kết cấu trong 6 chữ với nhịp 2/2/2, điệp ngữ “nhìn”cùng phép đảo ngữ (chữ ung dung đảo lên đầu câu thơ) đã làm nổi bật những cái tư

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×