Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

<b>HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small> </small></b>

<b>LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: </b>

<b>VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến </b>

<b>vào hồi…..giờ… tháng ….. năm 2024 </b>

<b>Có thể tham khảo luận án tại: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN </b>

1. Trịnh Vương An (2018), “Sử dụng có hiệu quả cơng cụ quản lý nhà nước trong bồi thường khi thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã

<i><b>hội”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (9), tr. 216-221. </b></i>

2. Trịnh Vương An (2020), “Nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về

<i>bồi thường khi thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (8), tr. 222-226. </i>

3. Trịnh Vương An (2022), “Nguyên tắc công bằng trong thu hồi đất và sự hài

<i>hồ về lợi ích giữa Nhà nước - Nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (6), tr. 272-275. </i>

4. Trịnh Vương An (2023), “Tăng cường hiệu quả công tác giải phóng mặt

<i>bằng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (5), tr. </i>

308-312.

5. Trịnh Vương An (2024), “Tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi

<i>thường khi thu hồi đất ở”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (337), tr. 52-57. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu luận án </b>

Các chính sách, quy định của pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất ở (THĐƠ) luôn là vấn đề then chốt, có tính chất quyết định tới tính hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước (QLNN). Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lí cho các hoạt động chấp hành, điều hành của bộ máy QLNN về bồi thường khi THĐƠ đồng thời còn là công cụ để người dân và xã hội giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nước trong công tác bồi thường. Pháp luật Việt Nam đã quy định về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ trong các văn bản: Luật Đất đai, các văn bản dưới Luật, mới đây nhất, Quốc Hội đã thơng qua Luật Đất đai sửa đổi, có những thay đổi căn bản trong việc xác định các trường hợp THĐƠ, xác định rõ các nguyên tắc bồi thường, điều kiện bồi thường, kiểm đếm, phương pháp xác định giá đất…. Các quy định pháp luật về bồi thường khi THĐƠ đóng vai trị rất quan trọng trong việc xác định quy trình và phương thức bồi thường đất ở, tạo ra hành lang pháp lý và sự thống nhất không chỉ trong cơng tác QLNN mà cịn tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân. Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật cịn mang tính ngun tắc, quy định chung; việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường khi THĐƠ còn chưa thống nhất, chưa phản ánh đầy đủ các yêu cầu quản lý đặt ra.

Thực tiễn hiện nay ở một số dự án cho thấy, việc QLNN về bồi thường khi THĐƠ chưa thật sự hiệu quả, công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp chưa xử lý dứt điểm một số tồn tại như: việc bồi thường có lúc chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu cơng khai, minh bạch; việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đôi lúc cịn sai sót, chưa chặt chẽ, thiếu sự công bằng và ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân; chính quyền địa phương xác nhận thời điểm xây dựng nhà cửa, thời điểm sử dụng đất còn chủ quan, thiếu chính xác; việc kiểm kê, đo đạc và xác định mức độ thiệt hại của các hộ bị thu hồi đất ở (THĐƠ) cịn thiếu chính xác và minh bạch. Do đó tình trạng đơn thư, khiếu nại tố cáo liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (THĐ) diễn ra rất phổ biến gây nhiều bức xúc trong dư luận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

QLNN về bồi thường khi THĐƠ là một nội dung trọng tâm của QLNN về đất đai. Tuy nhiên, cho đến nay việc QLNN về bồi thường khi THĐƠ trên thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc và kém hiệu quả. Nhận thức về QLNN về bồi thường khi THĐƠ từ các phía các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, các tổ chức dịch vụ cơng cịn chưa đồng quy và cịn bất tồn. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời và thoả đáng.

Từ thực tiễn đó, cần thiết có những nghiên cứu khoa học nhằm xác lập cơ sở lý thuyết về QLNN về bồi thường khi THĐƠ, đồng thời khảo sát thực trạng thể chế pháp lý và việc thực hiện các thể chế pháp lý về QLNN về bồi thường khi THĐƠ tại Việt Nam hiện nay, nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu sâu rộng hơn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện các vấn đề thực tiễn về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ. Đây là cơ sở nhận thức để khẳng định tính cấp bách của việc triển khai nghiên cứu

<i>đề tài Quản lý Nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở trong quy </i>

mô một luận án tiến sĩ luật học

<b>2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>2.1. Mục đích nghiên cứu luận án </b></i>

Luận án có mục đích là đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ tại Việt nam hiện nay, trên cơ sở phân tích, làm rõ phương diện lý luận và thực tiễn các vấn đề về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.

<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận án là:

<i>Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận </i>

án. Cụ thể tiến hành hồi cứu, thu thập các tài liệu, cơng trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. Tìm hiểu và nhận xét, đánh giá, nêu quan điểm về những vấn đề đã được các cơng trình nghiên cứu. Từ đó, khái quát các nội dung cơ bản chưa được các cơng trình nghiên cứu đề cập tới để định hướng các vấn đề, nội dung sẽ được giải quyết trong luận án.

<i>Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về QLNN về bồi </i>

thường khi Nhà nước THĐƠ. Cụ thể là vấn đề về khái niệm, đặc điểm của QLNN về bồi thường khi THĐƠ có điểm đặc thù gì so với những QLNN về

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

lĩnh vực khác, xác định phương pháp, chủ thể, nội dung của QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ; xem xét các khía cạnh của QLNN bằng pháp luật đối với bồi thường khi Nhà nước THĐƠ; các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ v.v... Những vấn đề lý luận này được khái quát từ sự nghiên cứu các quan điểm của các công trình nghiên cứu có liên quan và pháp luật quốc gia.

<i>Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và </i>

thực tiễn QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ; rút ra các nhận xét về những ưu điểm, tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật các giai đoạn trước đây, các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan đến QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ và những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc trong QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ.

<i>Thứ tư, trên cơ sở nhận thức lý luận về QLNN về bồi thường khi Nhà </i>

nước THĐƠ và từ thực tiễn QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tài liệu, văn bản pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ ; cơng trình khoa học, báo cáo, tài liệu tổng kết đánh giá về QLNN về bồi thường khi THĐƠ; nội dung QLNN về bồi thường khi THĐƠ; thực tiễn QLNN về bồi thường khi THĐƠ.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

Quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như luật học, khoa học quản lý, xã hội học, hành chính cơng... Tuy nhiên, trong khn khổ có hạn của luận án, luận án chỉ nghiên cứu các quy định về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Trong các trường hợp thu hồi đất khác như do vi phạm pháp luật đất đai hay vì những lý do khách quan khác không đặt ra vấn đề bồi thường nên luận án không tập trung nghiên cứu. Hơn nữa, khi Nhà nước THĐƠ của hộ gia đình, cá nhân, Nhà nước có trách nhiệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, luận án sẽ tập trung nghiên cứu về QLNN về bồi thường khi THĐƠ, phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện tái định cư. Các quy định về hỗ trợ do khuôn khổ của luận án có hạn nên tác giả khơng đi sâu vào phân tích.

- Về khơng gian: Luận án nghiên cứu QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ trên phạm vi cả nước và cụ thể ở một số địa phương có nhiều dự án cần THĐƠ.

Về thời gian: Thời gian khảo sát, nghiên cứu thực tiễn là từ năm 2013 đến nay (từ khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành).

<b>4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu </b>

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng như các thành tựu khoa học về các vấn đề nhà nước và pháp luật, về tầm quan trọng của QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ. Luận án cũng được nghiên cứu dựa trên các lý thuyết liên quan đến quản lý nhà nước về bồi thường khi thu hồi đất ở đó là: lý luận về vấn đề sở hữu đất đai dưới chủ nghĩa xã hội, lý thuyết về quản trị quốc gia hiện đại.

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án nhằm làm sáng tỏ về mặt khoa học của từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê, tiếp cận liên ngành, đa ngành...

Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp lập luận logic... tiếp cận đa ngành được luận án sử dụng chủ yếu ở chương 1 khi nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của luận án.

Phương pháp lịch sử, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích... được sử dụng tại chương 2 để làm rõ những vấn đề lý luận như khái niệm, bản chất, đặc điểm, nguyên tắc, chủ thể, hình thức và nội dung của QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ.

Các phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp đánh giá... được sử dụng chủ yếu trong chương 3 vào việc nghiên cứu và đánh giá về thực trạng QLNN về bồi thường khi THĐƠ.

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Để đánh giá thực trạng về QLNN

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

về thu hồi đất ở, luận án đã tiến hành khảo sát 680 hộ dân đang sinh sống ở 6 tỉnh thành bao gồm: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bình Dương, thành phố Đà Nẵng. Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình đã bị THĐƠ và được nhà nước bồi thường ở các địa phương. Về lựa chọn mẫu khảo sát, luận án đã thực hiện chọn mẫu ngẫn nhiên đối với các hộ gia đình bị thu hồi đất ở để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Về phương pháp khảo sát, luận án đã sử dụng khảo sát trực tuyến bằng công cụ google form ( Kết quả khảo sát được thu thập và xử lý thông qua phần mềm xử lý dữ liệu SPSS, bản 23.0. Từ kết quả nghiên cứu NCS tiến hành phân tích tỷ lệ phần trăm, tần suất và tương quan giữa các biến số.

Các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải... được sử dụng chủ yếu ở chương 4 vào việc làm rõ các phương hướng và giải pháp về nâng cao hiệu quả QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ.

<b>5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án </b>

Là cơng trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, luận án có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:

<i>Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận </i>

QLNN về bồi thường khi THĐƠ. Luận án đưa ra một số khái niệm, kết luận mang tính khoa học, góp phần hoàn thiện lý luận và nâng cao hiệu quả QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ.

<i>Thứ hai, Luận án làm rõ nội dung liên quan QLNN về bồi thường khi </i>

Nhà nước THĐƠ (xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ ; tổ chức thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ; nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về THĐ và bồi thường khi THĐƠ một số nước như Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc và giá trị tham khảo cho Việt Nam. Những nhận định, đánh giá của Luận án góp phần giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng thể về các quy định, cách thức thực hiện QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ .

<i>Thứ ba, thơng qua các nghiên cứu khảo sát từ phía người dân có đất ở bị </i>

thu hồi, Luận án chỉ ra một góc nhìn mới về thực trạng bồi thường khi Nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nước THĐƠ, góp phần thay đổi nhận thức và hành động đối với các nhà lãnh đạo, quản lý thực thi pháp luật về bồi thường khi THĐƠ.

<i>Thứ tư, Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về bồi </i>

thường khi THĐƠ, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn hiện nay; góp phần bảo đảm quyền lợi của người dân có đất ở bị thu hồi, hài hồ lợi ích giữa các bên chủ đầu tư, Nhà nước và người dân.

<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án </b>

- Luận án có ý nghĩa khoa học trong việc làm rõ hơn dưới góc độ luật học những vấn đề lý luận về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, qua đó góp phần làm phong phú và hoàn chỉnh hơn nhận thức lý luận về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ. Qua đó, luận án góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập liên quan đến QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ hiện nay ở nước ta.

- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương khác trong QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ thông qua việc nghiên cứu đánh giá thực tiễn quản lý về bồi thường khi THĐƠ và các đề xuất nâng cao hiệu quả QLNN về bồi thường khi THĐƠ.

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU </b>

<b>VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN </b>

<i><b>Đánh giá tình hình nghiên cứu </b></i>

Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu NCS nhận thấy phần lớn các nghiên cứu đều tập trung phân tích và làm rõ những quy định của pháp luật về đất đai như QLNN về đất đai, chế độ sở hữu đất đai, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi NNTHĐ trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ lại chưa được các cơng trình nghiên cứu nói trên đi sâu nghiên cứu, phân tích chi tiết về những khía cạnh trong QLNN về bồi thường đất ở mà chỉ đề cập tới những quy định của pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

về bồi thường các loại đất nói chung khi nhà nước thu hồi. Mặt khác những vấn đề liên quan đến QLNN về bồi thường đất ở như chủ thể QLNN, phương pháp quản lý về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, đặc điểm, nguyên tắc trong QLNN về bồi thường đất ở, trường hợp bồi thường, căn cứ bồi thường, phương án, xác định giá đất ở, kiểm đếm và giải quyết khiếu nại tố cáo về bồi thường đất ở cũng phải tiếp tục nghiên cứu hồn thiện. Cơng tác tổ chức, xây dựng bộ máy QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ và sự phối hợp giữa các bộ phận trong bộ máy QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ. Những nội dung này chưa được các cơng trình nghiên cứu trên phân tích sâu. Từ những khoảng trống trong các

<i>nghiên cứu trên, NCS đã lựa chọn đề tài nghiên cứu Quản lý nhà nước về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở. Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu tổng </i>

quan các cơng trình nghiên cứu sẽ là những cơ sở lý luận quan trọng để NCS xác định mục tiêu, hướng tiếp cận nghiên cứu một cách khoa học.

<i><b>Những vấn đề đặt ra được tiếp tục nghiên cứu </b></i>

<i>Thứ nhất, tiếp tục hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề về mặt lý luận </i>

QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ như: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, trong đó đặc biệt chú trọng làm rõ khái niệm bồi thường khi Nhà nước THĐƠ trong trường hợp để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, cơng cộng; làm rõ về chủ thể, phương pháp QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ cũng như nội dung của QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này.

<i>Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về bồi thường khi Nhà </i>

nước THĐƠ qua các giai đoạn, trọng tâm là giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực (từ 1/7/2014) đến nay và nghiên cứu thực tế ở một số địa phương cụ thể để làm rõ thực trạng QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động này.

<i>Thứ ba, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về </i>

bồi thường khi khi THĐƠ tại Việt Nam trong những năm tới: Nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện bộ máy, nhân lực, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nâng cao chất lượng cơng tác cấp GCN

QSDĐ; nhóm giải pháp về thơng tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

bồi thường khi THĐƠ; nhóm giải pháp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi THĐƠ.

<i><b>Giả thuyết nghiên cứu </b></i>

Trên cơ sở nhận thức và các khảo sát, luận án sẽ thu thập, xử lý thông tin nhằm kiểm chứng các giả thuyết sau:

QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, việc thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ có lúc, có nơi chưa mang tính hệ thống và cịn đơi chỗ thiếu hoặc thừa dẫn đến khó khăn trong quản lý.

<i><b>Câu hỏi nghiên cứu </b></i>

Để giải quyết đề tài luận án, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra bao gồm:

1. Quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ đã phù hợp với cuộc sống chưa, đã bảo đảm quyền của người có đất bị thu hồi, lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư?

2. Thực trạng QLNN về bồi thường khi THĐƠ tại nước ta hiện nay như thế nào?

3. Để tăng cường QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ tại nước ta hiện nay cần có những giải pháp nào?

<i>2.1.1.2. Khái niệm thu hồi đất ở </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Thu hồi đất ở là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất ở của người sử dụng đất, chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai giữa người sử dụng đất ở và Nhà nước, nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, xã hội hoặc để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

<i><b>2.1.2. Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở </b></i>

Bồi thường khi Nhà nước THĐƠ là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước nhằm trả lại giá trị quyền sử dụng đất ở đối với phần diện tích đất ở bị thu hồi của chủ thể sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật.

<i><b>2.1.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở </b></i>

<i>2.1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước </i>

Nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì hoạt động QLNN do cả bộ máy nhà nước, gồm các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, các cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý thực hiện nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước về đối nội và đối ngoại, từ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đến thực thi và bảo vệ pháp luật.

Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước. Quan niệm này được hầu hết các cơng trình nghiên cứu khoa học Luật Hành chính xác nhận, trong phạm vi Luận án này, QLNN được hiểu theo nghĩa hẹp.

<i>QLNN nói chung được hiểu là việc chủ thể quản lý, trong đó chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước sử dụng những hình thức, phương pháp phù hợp để điều chỉnh hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý, đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. </i>

<i>2.1.3.2. Khái niệm quản lý nhà nước về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở </i>

<i>QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ là việc thiết lập các cơ chế, </i>

chính sách và các cơng cụ quản lý, các biện pháp quản lý và việc vận hành cơ chế đó của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thường khi THĐƠ, đáp ứng đòi hỏi về quỹ đất để thực hiện các dự án, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất ở bị thu hồi.

<i><b>Đặc điểm của QLNN về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở </b></i>

<i>Thứ nhất, QLNN về bồi thường khi THĐƠ được thực hiện bởi nhiều chủ </i>

thể trong bộ máy nhà nước, trong đó chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

<i>Thứ hai, đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá </i>

trình bồi thường khi THĐƠ. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bồi thường khi Nhà nước THĐƠ là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có đất ở bị thu hồi hoặc chịu sự quản lý, điều chỉnh của cơ quan, người có thẩm quyền, hoặc các tổ chức cá nhân được Nhà nước trao quyền trong quá trình QLNN về bồi thường khi THĐƠ.

<i>Thứ ba, mục đích của hoạt động QLNN về bồi thường khi Nhà nước </i>

THĐƠ. QLNN về bồi thường khi THĐƠ bảo đảm tính thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường khi THĐƠ, đáp ứng đòi hỏi về quỹ đất để thực hiện các dự án, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất ở bị thu hồi.

<i>Thứ tư, nội dung quản lý: Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện hệ </i>

thống các văn bản về bồi thường khi THĐƠ; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ.

<i>2.1.3.3. Vai trò quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Thứ nhất, QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ có vai trò quan </i>

trọng trong việc bảo vệ quyền con người, cụ thể là quyền có nơi ở thích đáng của con người.

<i>Thứ hai, QLNN về bồi thường khi THĐƠ giúp duy trì và thúc đẩy sự </i>

phát triển kinh tế, xã hội, tạo lập những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

<i>Thứ ba, quản lý nhà nước về bồi thường khi THĐƠ phải trên cơ sở pháp </i>

luật, có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế trong quản lý nhà nước về bồi thường khi THĐƠ.

</div>

×