Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC LÀ GÌ. KHÁC GÌ VỚI TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.85 KB, 14 trang )

-1-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
* * *
BÁO CÁO MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH 3
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC LÀ GÌ.
KHÁC GÌ VỚI TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG DÂN SỰ
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Lan Hương 1. Nguyễn Minh Nhựt S1200333
2. Nguyễn Thanh Thúy S1200346
3. Nguyễn Thị Châu S1200235

Cần Thơ, 09/2014
Trước khi ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống pháp luật, bước đầu đáp
ứng được những yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với mọi mặt
của đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về trách nhiệm bồi thường
của cơ quan nhà nước đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức nhà
nước gây ra trong khi thi hành công vụ. Hiến pháp năm 1992 quy định:
“Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, bị xét xử trái pháp luật có quyền
được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự” (Điều 72);
“Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh.
Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về
danh dự” (Điều 74). Bộ luật Dân sự năm 1995 đã dành hai điều 623 và
624 để quy định trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước và
các quy định này tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2005
(Điều 619 và Điều 620).
I. Trách nhiệm Bồi Thường Của Nhà Nước
1. Khái Niệm:
Theo điều 72 ,74 hiến pháp năm 1992 quy định “ Người bị


bắt, bị giam giữ, bị truy tố , bị xét xử trái pháp luật có quyền được bồi
thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự”; “ Mọi hành vi xâm
phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của
công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có
quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự.
Theo Luật trách nhiệm Bồi thường nhà nước năm 2009 thì “
trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt
hại do lỗi của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý
hành chính, tố tụng, thi hành án”.
2. Trách nhiệm bồi thường dân sự:
Bộ luật dân sự đã dành 2 điều 619 và 620 để quy định trách
nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước.
Điều 169 quy định bồi thường thiệt hại do cán bộ công chức
gây ra.
Điều 120 quy định bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Trách nhiệm bồi thường của cán bộ, công chức,đối với cá nhân, tổ chức
bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần do lỗi do lỗi của người thi
hành công vụ gây ra trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
nhà nước giao.
Mục đích của việc bồi thương thiệt hại là nhằm hoàn thiện
chế độ bảo hộ của nhà nước đối với các quyền , lợi ích hợp pháp của
công dân, trong đó có quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công
chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ.
Theo Từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm có thể được hiểu theo
hai nghĩa: Một là “phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho,
phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần
hậu quả”, hai là “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo
đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả”. Theo hai
cách định nghĩa như trên thì trách nhiệm có nhiều điểm tương đồng với

nghĩa vụ, nhưng nó cũng hàm chứa một điểm khác biệt quan trọng, đó là
yếu tố “hậu quả”. Với trách nhiệm pháp lý, tức trách nhiệm đã được điều
chỉnh và bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, các
“hậu quả” này sẽ là “hậu quả bất lợi” được áp đặt lên những người phải
chịu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý luôn là một chế định
quan trọng đối với mọi hệ thống luật, vì nó chính là bảo đảm cho sự tuân
thủ pháp luật của các thành viên trong xã hội, Trách nhiệm pháp lý xuất
hiện khi có sự vi phạm pháp luật, là hậu quả của hành vi vi phạm và thể
hiện sự răn đe của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm.
3. Phạm vi điều chỉnh:
Theo điều 6 khoản 1 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
điều chỉnh những vấn đề sau đây: phạm vi trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ
gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục
giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành
công vụ đã gây ra thiệt hại.
II. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định về căn cứ xác
định trách nhiệm bồi thường cho 2 lĩnh vực hoạt động khác nhau, cụ thể
là:
- Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong
hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và thi
hành án (khoản 1 Điều 6) bao gồm:
+ Có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành
công vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thuộc phạm vi
trách nhiệm bồi thường quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước.
+ Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành
công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.

1. Phân loại và Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ quy định trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố
tụng và thi hành án. Như vậy, các thiệt hại do hoạt động xây dựng pháp
luật gây ra chưa được Nhà nước bồi thường.
1.1. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành
chính
Điều 13 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy
định cụ thể các nhóm hành vi mà nếu gây ra thiệt hại thì Nhà nước có
trách nhiệm bồi thường, bao gồm:
1. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm
việc xử lý vi phạm hành chính.
4. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo
dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa
bệnh.
5. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng
nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép.
6. Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu
tiền sử dụng đất.
7. Áp dụng thủ tục hải quan.
8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp
hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
9. Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
10. Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp
văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công
nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định
chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

11. Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng
nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn
bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện.
12. Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định.
Đây là những nhóm hành vi có ảnh hưởng lớn đến các quyền cơ
bản của công dân như quyền tự do thân thể, quyền tự do kinh doanh,
quyền tự do sở hữu do đó cần được Nhà nước dành sự quan tâm đặc
biệt, bằng cách cam kết sẽ bồi thường nếu các hành vi này gây ra thiệt
hại cho tổ chức, cá nhân. Như vậy, thiệt hại do các hành vi khác (không
được quy định trong Điều 13 của Luật) gây ra thì không được Nhà nước
bồi thường. Ngoài ra, để thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, tại Điều 13 của
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định thêm khoản 12,
theo đó, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại gây ra
trong các trường hợp khác nếu được pháp luật quy định.
1.2. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng
dân sự, tố tụng hành chính
Vấn đề bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền trong tố tụng
dân sự, tố tụng hành chính đã được ghi nhận trong Bộ luật dân sự và
pháp luật về tố tụng, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy
định cụ thể 4 trường hợp được Nhà nước bồi thường (Điều 28), bao
gồm:
- Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn
cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm
sai lệch hồ sơ vụ án.
- Về cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng

dân sự, tố tụng hành chính, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
quy định tương ứng với các trường hợp được bồi thường theo quy định
tại Điều 28 về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng
dân sự, hành chính (Điều 33).
Đối với một số trường hợp như Toà án quy định có trách nhiệm bồi
thường đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc người tiến
hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính không còn làm việc tại Toà án
tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu bồi thường thì việc xác định cơ quan có
trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định chung tại Điều 14
của Luật này.
1.3. Điều kiện phát sinh quyền yêu cầu bồi thường và trách
nhiệm bồi thường:
Điều kiện phát sinh quyền yêu cầu bồi thường: Quan hệ trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước được xác định là quan hệ dân sự đặc thù,
vì vậy, khác với các quan hệ pháp luật dân sự thông thường, Luật
TNBTCNN không quy định cho người bị thiệt hại được quyền làm
đơn yêu cầu Nhà nước bồi thường ngay sau khi cho rằng quyền và
lợi ích hợp pháp của mình đã bị vi phạm. Theo quy định tại Điều 4
của Luật thì quyền này chỉ phát sinh khi có văn bản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là
trái pháp luật hoặc có bản án, thuộc các trường hợp được bồi
thường. Việc quy định như vậy là thể hiện rõ một trong những
nguyên tắc xuyên suốt của Luật TNBTCNN là phải bảo đảm sự kết
hợp hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại và lợi ích của Nhà nước, tức là Luật TNBTCNN được ban
hành là nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức người bị thi hành
công vụ gây thiệt hại nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm sự hoạt
động ổn định, có hiệu quả của các cơ quan công quyền. Như vậy,
nếu quy định quyền yêu cầu bồi thường phát sinh ngay từ thời điểm
người bị thiệt hại cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi

phạm thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của các cơ
quan nhà nước.
III: Sự khác nhau giữa trách nhiệm bồi thường nhà nước với
trách nhiệm bồi thường dân sự
1. Trách nhiệm bồi thường nhà nước
Điều đầu tiên của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy
định: Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án thì được nhà
nước bồi thường. Như vậy, luật khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra là trách nhiệm bồi thường của
nhà nước nói chung chứ không phải là của từng cơ quan trực tiếp quản
lý công chức đã gây thiệt hại như tinh thần các quy định trước đó.
Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại khi thực hiện
quyền yêu cầu bồi thường của mình, nhất là trong trường hợp thiệt hại
do công chức thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây ra.
Một điểm mới khác so với trước đây là luật quy định hành vi
không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người thi hành công vụ mà
gây thiệt hại thì nhà nước cũng phải bồi thường.
Tuy nhiên, luật quy định điều kiện phát sinh quyền được bồi thường
là phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành
vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc có bản án, quyết
định của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người bị thiệt hại thuộc các
trường hợp được bồi thường. “Nếu quy định quyền yêu cầu bồi thường
phát sinh ngay từ thời điểm người bị thiệt hại cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị vi phạm thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự
hoạt động ổn định của các cơ quan nhà nước”.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có hành vi “áp dụng biện
pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc”. Ngoài ra, hành vi
ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; cấp, thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và

các giấy tờ có giá trị như giấy phép; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt
bằng, tái định cư mà gây thiệt hại cũng đều phải bồi thường.
Đây là những hành vi được nhà nước bồi thường và các hành vi
này đều có liên quan đến các quyền cơ bản của công dân như quyền tự
do thân thể, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu
Ban soạn thảo Luạt trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm
2009 tronng thời gian đầu vẫn quan niệm trách nhiệm bồi thường ở đay
là một dạng trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, nhưng quan niệm này
kjhoong hợp lý. Đây là một loại quan hệ tài sản, nên nó dựa trên những
nguyên tắc chung của luật dân sự. nhưng trong nhiều lĩnh vực pháp luật
có lien quan đến tài sản, trong số đó có trách nhiệm bồi thường trong
hoạt động hành chính, kể cả trong tố tụng hành chính. Đây chỉ là một
loại quan hệ tài sản.
2. Trách nhiệm bồi thường dân sự:
Có thể thấy, dù định nghĩa bằng cách này hay cách khác, TNDS
vẫn được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý. Vì vậy, nó mang những
đặc tính chung của trách nhiệm pháp lý như luôn đi kèm với chế tài, phải
được Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật, ngoài ra với tư
cách là một TNDS, đương nhiên nó phải mang những đặc trung riêng
của lĩnh vực dân sự:
Căn cứ phát sinh TNDS phải là hành vi vi phạm pháp luật dân sự,
cụ thể hơn là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự.
TNDS luôn có tính tài sản, tức là phải liên quan trực tiếp đến tài
sản, vì lợi ích của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự hướng đến bao
giờ cũng mang tính tài sản. Vì vậy, TNDS chính là trách nhiệm bù đắp
cho bên bị vi phạm nghĩa vụ một lợi ích vật chất nhất định.
Chủ thể chịu TNDS ngoài người vi phạm nghĩa vụ còn có thể là
những chủ thể khác như: Pháp nhân, cơ quan, tổ chức, người đại diện
theo pháp luật cho người chưa thành niên.

Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu có thể
là việc phải thực hiện nghĩa vụ, thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ
và nếu có thiệt hại thực tế từ vi phạm đó thì sẽ phát sinh thêm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ nhất, trách nhiệm dân sự là quan hệ luật tư giữa hai chủ thể
độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, và bên vi phạm phải gánh chịu trực
tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ không phải
chịu trách nhiệm trước Nhà nước hoặc người khác, trừ trường hợp chế
tài vô hiệu hợp đồng do chống lại trật tự công cộng và đạo đức xã hội;
Thứ hai, trách nhiệm dân sự bao giờ cũng là trách nhiệm tài sản;
Thứ ba, trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải
tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là tương xứng với mức
độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu;
Thứ tư, trách nhiệm dân sự phải được áp dụng thống nhất và như
nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Trước hết, nói tới đặc điểm thứ ba trong khái quát trên. Mức độ tổn
thất về tinh thần khó có thể vật chất hoá, do đó, khó có thể xác định
được mức độ tương xứng về bồi thường vật chất. Nên thông thường,
trong việc xâm phạm quyền nhân thân, hầu hết đều kết hợp nhiều loại
chế tài đối với người vi phạm mà bù đắp tổn thất chỉ là một trong số đó.
Điều 611, khoản 2, Bộ luật Dân sự 2005 có nhắc tới việc bù đắp tổn thất
về tinh thần cho người bị vi phạm, tuy nhiên không hề bày tỏ tinh thần
bù đắp tương xứng với thiệt hại về tinh thần, nên tự đưa ra một giới hạn
tối đa cho khoản bù đắp đó là không quá mười tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định, trong trường hợp các bên không thể thoả thuận
được mức bồi thường.
Khi đưa ra đặc điểm thứ ba nêu trên thì có thể lập luận rằng: pháp luật
có thể quy định những trường hợp ngoại lệ mà trách nhiệm dân sự
không nhất thiết phải phù hợp và tương xứng với mức độ tổn thất về vật
chất và /hoặc tổn thất về tinh thần do hành vi vi phạm gây ra; và phạt vi

phạm hợp đồng theo thoả thuận là một minh chứng cho ngoại lệ này; và
“tuy nhiên, điều cần lưu ý là ngay cả đối với một số dạng, loại hợp đồng
có thoả thuận phạt vi phạm, quy tắc “phù hợp và tương xứng” vẫn được
áp dụng ở mức độ nào đó”, và “điển hình là quy định về mức phạt vi
phạm tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005” . Về các lập luận này,
có thể nói ngay, chưa kể đến sự đúng sai, nhưng khác hẳn với tinh thần
của Điều 301, Luật Thương mại 2005, một mức phạt không giới hạn
được Bộ luật Dân sự 2005 cho phép trong Điều 422.
Tuy trách nhiệm bồi thường của nhà nước và trách nhiệm bồi
thường dân sự đều là trách nhiệm của cơ quan nhà nước cả 2 đều có liên
nhau nhưng trong từng lĩnh vưc cụ thể có sự khác nhau.
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động hành chính
được qui định trong luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009
là nội dung chủ yếu của quan niệm trách nhiệm vật chất theo luật hành
chính xuất phát từ quan điểm về nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và
công dân thì chế định trách nhiệm theo luật hành chính việt nam không
chỉ quy định trách nhiệm của công dân, tổ chức trước nhà nước hay của
cán bộ, công chức, viên chức, nhà nước trước nhà nước , mà cả “ trách
nhiệm của công vụ” tức là của nhà nước trước cá nhân, tổ chức , kể cả
trước từng cán bộ, công chức, viên chức, nhà nước cụ thể.
Như vậy có thể nói trách nhiêm bồi thường dân sự là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không giống như trách nhiệm bồi
thường của nhà nước đó chỉ là một loại quan hệ tài sản.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009;
2. Bộ luật dân sự 2005
3. Luật thương mại 2005
4. Nghị định 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
trách nhiệm bồi thường của nhà nước;

5. Thông tư liên tịch 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng
11 năm 2010 của Bộ Tư Pháp, Bộ Tài Chính và Thanh Tra Chính
Phủ hướng dẫn thưc hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước
trong hoạt động quản lý hành chính;
6. Tài liệu hướng dẫn học tập của cô “ Nguyễn Lan Hương ”
7. tài liệu tham khảo trên nguồn internet
8. xem mục III.1 Báo cáo của ban biên soạn về dự thảo 9.3 tháng 6-
2008 Luật bồi thường nhà nước trong hội thảo tại VCCL, Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 22-6-2008

×