Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.96 KB, 10 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<small>This paper is available online at </small>
<b>PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÁN HỌC CHO TRẺ TỰ KỈ QUA CÁC TRÒ CHƠI LEGO THEO CÁCH TIẾP CẬN STEAM </b>
<i>Khoa Giáo dục Đặc biệt, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh </i>
<small>2</small><i>Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow </i>
<b><small>Tóm tắt. Nghiên cứu về giáo dục STEAM đã và đang được rất nhiều nhà giáo dục quan </small></b>
<small>tâm nghiên cứu và ứng dụng, là xu hướng giáo dục tiên tiến được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, giáo dục STEAM đã được triển khai thực hiện từ những năm 2010 và đã được thực hiện rộng rãi ở các trường học phổ thông, trường mầm non, cũng như trong các nghiên cứu ứng dụng giáo dục. Bài viết phân tích giá trị của trò chơi Lego cùng các gợi ý một số trò chơi với Lego theo cách tiếp cận STEAM nhằm hỗ trợ sự phát triển tư duy toán học cho trẻ tự kỉ tuổi mầm non. </small>
<i><b><small>Từ khóa: trị chơi lego, giáo dục STEAM, trẻ tự kỉ. </small></b></i>
Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia trên thế giới. HIện tại, giáo dục mầm non tại Việt Nam đã và đang dần tiếp cận với các xu hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới như Montessori, Reggio Emilia, giáo dục đa trí tuệ... Trong đó có giáo dục STEAM, một trong những phương pháp giáo dục đang được các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng. Việc tiếp cận giáo dục STEAM trong chương trình giáo dục mầm non là một hướng tiếp cận mang lại hiệu quả, ý nghĩa thiết thực đối với người dạy và người học. Bởi trẻ mầm non, trong đó có trẻ rối loạn phổ tự kỉ (ASD), không học qua lí thuyết khơ khan mà cần được tiếp thu bằng trải nghiệm trực quan. Cách học này sẽ kích thích sự tị mị, hứng thú khám phá nơi trẻ, ngồi ra cịn có thể khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ [1]. Với trẻ ASD, điều quan trọng không chỉ là cung cấp cho trẻ kiến thức, kĩ năng và năng lực khắc phục khiếm khuyết mà còn khơi dậy ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người khác, khả năng thiết lập mối liên hệ với người lớn và bạn bè đồng trang lứa, đáp ứng phù hợp với những gì đang xảy ra xung quanh, phản ứng một cách cảm xúc với các tình huống trong cuộc sống xã hội bằng nhiều phương tiện khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỉ luôn chú trọng đến việc phát triển và thực hiện các công nghệ sư phạm có tính mơ hình rõ rệt nhằm tác động điều chỉnh góp phần hình thành lời nói, nhận thức, tăng động lực học tập, kiểm soát hành vi của trẻ. Các đặc điểm trên cho thấy giáo dục STEAM rất phù hợp để áp dụng vào việc dạy học cho trẻ tự kỉ ngay từ nhỏ.
Kết quả nghiên cứu của Solvegi Shmulsky, Ken Gobbo, Michelle W. Bower (2019) cho thấy điểm mạnh của học sinh tự kỉ thể hiện trong ba lĩnh vực: chú ý đến chi tiết, khả năng làm theo hướng dẫn, nhận biết và sử dụng các mẫu. Khả năng nhận biết mẫu nhanh chóng và chính xác là rất cần thiết để hiểu các vấn đề và xác định các giải pháp khả thi trong bất kì lĩnh vực nào. Thói quen làm việc nhất quán, sẵn sàng học hỏi và tính kiên trì cũng “có thể là chất xúc tác bởi
<small>Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022. Tác giả liên hệ: Cao Thị Xuân Mỹ. Địa chỉ e-mail: </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">157 sự quan tâm của học sinh đối với môn học” [2]. Những đặc điểm thường gọi là điểm mạnh của tự kỉ liên quan đến thị lực, khả năng quyết đoán, khả năng tập trung, tư duy logic, đam mê công nghệ cũng là ưu thế của học sinh tự kỉ khi tiếp cận với các lĩnh vực STEM (Crespi, 2016) [3]. Ở Mĩ “việc giảng dạy STEM cho trẻ tự kỉ đang trở thành xu hướng quốc gia ở đất nước phương tây này nhằm mục đích tạo cơ hội việc làm cho người tự kỉ trong tương lai cũng như cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp” [4]. Các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động chơi sẽ phát huy được thế mạnh, sở thích của trẻ, giúp trẻ thực hiện và sáng tạo theo ý riêng, được học hỏi thông qua trải nghiệm thực tế, được dung nạp những kiến thức vô cùng gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ. Đồng thời cũng khắc phục được các hạn chế của trẻ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, trẻ biết đặt câu hỏi và nói những điều cần thiết khi thực hiện hoạt động, biết tương tác với bạn cùng nhóm,… tạo cho trẻ hứng thú khi đến trường và giúp giáo viên phát hiện được những khả năng, năng lực tiềm ẩn của trẻ, giúp trẻ định hướng phát triển cho tương lai. Giáo dục STEAM đáp ứng được những mong muốn này. Giáo dục STEAM đề cao phương diện thực hành trong học tập từ đó rèn luyện cho trẻ năng lực tư duy và sáng tạo là cốt lõi [5].
Một số trò chơi có thể thiết kế theo cách tiếp cận STEAM như trò chơi khám phá khoa học, trò chơi lắp ghép - xây dựng, trị chơi học tập, trị chơi đóng kịch, trò chơi sáng tạo, trò chơi kidsmart,… Nghiên cứu của chúng tơi tập trung vào trị chơi LEGO DUPLO, một trong những chơi mang tính xây dựng sáng tạo, vận dụng Lego làm cơng cụ tạo ra các trị chơi theo hướng STEAM với mục đích kích thích sự phát triển tư duy toán học cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ tuổi mầm non.
Lego là trò chơi xây dựng LEGO DUPLO được sản xuất bởi tập đoàn giáo dục Đan Mạch GROUP LEGO DACTA (Robert Rasmussen) [6], ra đời từ năm 1932. Trải qua 90 năm các sản phẩm đồ chơi Lego có mặt khắp nơi trên thế giới và phát triển không ngừng.
Hiện tại, các bộ trị chơi Lego có:
• PRIMA - được thiết kế dành cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi; • DUPLO - được thiết kế dành cho trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi; • FREESTYLE - được thiết kế dành cho trẻ trên 5 tuổi.
Như vậy LEGO-DUPLO là bộ lego dễ tiếp cận nhất cho trẻ em tuổi mầm non.
Khi trẻ em học cách chơi với Lego, cần đi từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Việc giáo dục cơng việc trong một nhóm và phát triển khả năng sáng tạo độc lập của trẻ là rất quan trọng. Việc
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">giáo dục cần nhất quán và có hệ thống, cần tính đến độ tuổi, khả năng có thể tiếp cận, lĩnh hội, sáng tạo và những đặc điểm riêng của từng trẻ.
Ảnh hưởng của trò chơi Lego đối với sự phát triển của trẻ em đã được nhà tâm lí học Liên Xơ, tiến sĩ Khoa học Sư phạm A.R. Luria nghiên cứu. Ông kết luận rằng các bài tập trò chơi xây dựng Lego có tác động đáng kể đến sự phát triển của trẻ, làm thay đổi căn bản bản chất của hoạt động nhận thức. Trẻ em có được khả năng phân tích một cách chính xác và xác định các yếu tố cấu thành từ các khối Lego. Ý tưởng này được ủng hộ và phát triển trong các nghiên cứu của L.A. Wenger, người đã chỉ ra rằng trò chơi xây dựng Lego cho phép trẻ em độc lập tạo ra các mơ hình trực quan của thế giới khách quan, sử dụng các hướng dẫn hoặc ý tưởng sáng tạo của cá nhân trẻ [7]. Trò chơi xây dựng Lego thúc đẩy sự phát triển tư duy, ngôn ngữ, cũng như các kĩ năng vận động tinh. Trẻ phát triển khả năng phân loại các đồ vật nhỏ, phân biệt chúng bằng hình dạng, màu sắc và kích thước. Sự phát triển các kĩ năng vận động tinh của tay liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tư duy, nhận thức và lời nói. Nhờ sự tham gia của người người dẫn (cha mẹ, giáo viên,…), trẻ học được từ mới (hình dạng, tên gọi của vật liệu xây dựng trò chơi, chi tiết trong trò chơi) và các đặc điểm khác của chúng. Lắp ráp các chi tiết trong trò chơi thiết kế, trẻ học cách chú ý và kiên nhẫn, bình tĩnh chịu đựng những thất bại và kiên trì hồn thành mục tiêu. Do đó, trẻ em sẽ phát triển kỉ luật tự giác và tự tổ chức trong trị chơi. Ngồi ra trò chơi này còn phát triển tư duy sáng tạo. Ưu điểm tuyệt vời của LEGO là khả năng lắp ráp theo ý thích của trẻ. Các chi tiết của các bộ khác nhau được kết hợp với nhau, mang lại phạm vi khơng giới hạn cho trí tưởng tượng của trẻ khi chơi. Điều này hình thành nên sự tự tin và thậm chí là phẩm chất lãnh đạo ở đứa trẻ.
<b>2.1.2. Lợi ích của LEGO đối với sự phát triển tư duy của trẻ rối loạn phổ tự kỉ </b>
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Lego không chỉ là một món đồ chơi, nó cịn là một công cụ tuyệt vời giúp chúng ta nhìn và hiểu được thế giới nội tâm của một đứa trẻ, để thấy được những khó khăn mà chúng gặp phải. Trẻ em với sự trợ giúp của các hoạt động xây dựng Lego sẽ tăng hiệu suất tinh thần và thể chất. Các em mở rộng hiểu biết về các sự vật, hiện tượng, phát triển khả năng quan sát, phân tích, so sánh, nêu những nét đặc trưng, bản chất của sự vật, hiện tượng, khái quát chúng bằng các dấu hiệu. Mọi người đều yêu thích Lego, bao gồm cả trẻ em có rối loạn phổ tự kỉ. Lego là một trị chơi có hệ thống có lợi cho trẻ em bị rối loạn phổ tự kỉ. Bằng cách chơi Lego trong một mơi trường xã hội, chúng ta có thể tìm thấy khả năng hợp tác tiềm ẩn của trẻ với người khác... Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những khối xây dựng Lego là một công cụ đặc biệt hữu ích để hỗ trợ trong việc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ và là một cách tuyệt vời để giúp trẻ tự kỉ phát triển sự quan tâm mà trẻ có thể chia sẻ với các bạn bình thường xung quanh [8].
Năng lực trí tuệ của trẻ tự kỉ rất đa dạng từ rất kém đến xuất sắc. Trẻ tự kỉ có thời lượng tập trung chú ý ngắn, chuyển đổi từ kích thích này sang kích thích khác gặp rất nhiều khó khăn, trẻ thích và học tốt qua các kênh thơng tin thị giác. Trẻ gặp nhiều vấn đề về khả năng khái quát hóa, cứng nhắc trong việc vận dụng kiến thức vào đời sống hàng ngày. Hạn chế về ghi nhớ có ý nghĩa, nhưng ghi nhớ máy móc tốt; khó khăn trong việc tương tác xã hội (thiết lập các mối quan hệ, biểu đạt các cảm xúc với người khác, hạn chế giao tiếp mắt,…); Khiếm khuyết trong giao tiếp (trẻ tự kỉ có hoặc khơng thể sử dụng ngơn ngữ lời nói theo chức năng, khơng thể hiểu được suy nghĩ hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp nhận giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ,…); Hành vi rập khuôn và lặp đi lặp lại, khó thay đổi các chế độ sinh hoạt trong đời sống hàng ngày,…[9]. Chơi các trò chơi với Lego giúp cho trẻ tự kỉ học rất nhiều điều quan trọng và phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này dưới hình thức chơi nhận thức (hoặc ngôn ngữ). Khi xây dựng một mô hình Lego, nhiều vấn đề từ các lĩnh vực kiến thức khác nhau sẽ được giải quyết [10]. Các hạn chế từ đặc điểm của rối loạn lại là thế mạnh giúp trẻ thành công khi tham gia chơi các trò chơi từ Lego. Trong quá trình chơi với Lego theo cách tiếp cận
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">159 STEAM, trẻ tự kỉ sẽ:
Phát triển các kĩ năng vận động tinh (và trong tương lai sẽ giúp chuẩn bị cho bàn tay của trẻ để viết);
Phát triển và hoàn thiện các chức năng tâm thần cao hơn (trí nhớ, sự chú ý, tư duy, nhấn mạnh vào sự phát triển của các quá trình tâm thần như phân tích, tổng hợp, phân loại, khái quát);
Học cách tưởng tượng, suy nghĩ sáng tạo;
Học cách điều hướng chính xác và nhanh chóng trong khơng gian; Nhận kiến thức tốn học về màu sắc, hình dạng, tỷ lệ, đối xứng;
Nhận kiến thức về thế giới xung quanh (kiến trúc, giao thông, cảnh quan, …);
Thành thạo khả năng phân chia một vật thể thành các bộ phận cấu thành nó và lắp ráp một tổng thể từ các bộ phận chi tiết;
Học cách giao tiếp với nhau, sắp xếp các trị chơi chung, tơn trọng cơng việc của mình và của người khác.
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học) (Sanders, 2009). STEM lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mĩ (NSF) vào năm 2001. Thuật ngữ này được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau: giáo dục và nghề nghiệp. Đối với ngữ cảnh giáo dục, STEM nhấn mạnh sự quan tâm đối với các mơn Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật và Tốn học. Còn đối với ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là những nghề nghiệp trong các lĩnh vực về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Tốn học, ví dụ như: nhóm ngành nghề về công nghệ thực phẩm, công nghệ dược liệu,… Giáo dục STEM là cách tiếp cận đa chiều với nhiều phương diện, trong đó nổi trội vượt bậc là tiếp cận liên môn, nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học hướng tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tại Hội nghị khoa học về giáo dục công nghệ năm 2008, Georgette Yakman đến từ học Viện kĩ thuật Virginia đã đề xuất tích hợp yếu tố Nghệ thuật (Art) vào trong giáo dục STEM bao gồm các nghệ thuật khai phóng, từ nghệ thuật ngơn ngữ tự nhiên, nghiên cứu xã hội học, nghệ thuật về thể chất, mĩ thuật và âm nhạc. Từ đó giáo dục STEM chuyển thành giáo dục STEAM và được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện [11].
Việt Nam tiếp cận với STEM đầu tiên vào năm 2010 và hiện nay giáo dục STEAM đã được tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thơng mới (2018) trong chương trình giáo dục dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, việc áp dụng STEAM vẫn chưa có nhiều định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non cũng như là chương trình giáo dục trẻ khuyết tật.
Với việc phân tích lợi ích của trị chơi Lego với trẻ tự kỉ, cho thấy chỉ với những mảnh ghép bé nhỏ của đồ chơi Lego nhưng nếu được hướng dẫn trẻ sẽ có được cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực tốn học, khoa học, vật lí, kĩ thuật, mĩ thuật hay còn gọi là giáo dục STEAM. Đặc biệt có thể dễ dàng lồng ghép các bài học, phép tốn đơn giản vào trị chơi và các hoạt động của trẻ từ đó trẻ sẽ tiếp cận với tri thức toán học, “tạo cơ hội để suy ngẫm, mày mò, tự cảm nhận rồi tưởng tượng. Như thế, nếu chúng tìm thấy kiến thức tốn học nào, thì kiến thức đó mới bền vững, và chắc chắn, việc làm đó khiến chúng thích thú, say sưa” [12]. Đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ mầm non các trò chơi việc tiếp cận steam bằng các thanh Lego màu sắc bắt mắt, đa dạng sẽ giúp trẻ “học mà chơi, chơi mà học” để làm quen với toán, tiếp cận làm quen với các con số, các qui luật toán học đơn giản một cách sáng tạo, dễ hiểu khơng nhàm chán. Trẻ có thể cùng xây dựng, chơi cùng nhau, giao tiếp, đàm phán và giải quyết các vấn đề, đồng thời tạo sự tương tác tốt giữa trẻ với người hướng dẫn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>2.3.1. Một số chú ý khi xây dựng và sử dụng trò chơi Lego </b>
Đối với việc ứng dụng STEAM trong trò chơi Lego, giáo viên cần tạo ra các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ tự kỉ, các trò chơi cần được thiết kế và thực hiện từ đơn giản đến phức tạp, nhiều mục tiêu khác nhau tùy nhu cầu của từng trẻ.
Dựa trên sở thích của trẻ;
Kiên nhẫn giải thích cho trẻ về yêu cầu hay ý nghĩa của hoạt động bằng cách sử dụng thông tin trực quan rõ ràng;
Quan sát để nắm bắt những tín hiệu bằng lời nói và phi ngơn ngữ dù là nhỏ nhất của trẻ, để hỗ trợ trẻ khi cần thiết và để nắm bắt được các ý tưởng sáng tạo lúc trẻ thực hiện.
Tôn trọng sự khác biệt nhưng hợp lí trong sản phẩm của trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ chơi trong một nhóm để tương tác với bạn;
Nói chuyện với trẻ thường xun nhất có thể, cấp mơi trường thoải mái để trẻ giao tiếp và học hỏi;
Chụp hình lại sản phẩm tạo sự thích thú cũng như giúp trẻ sáng tạo hơn trong lần sau.
- Kết hợp nhận biết cùng lúc 2 đối tượng. (Ví dụ: Khối màu đỏ - hình trịn) - Kết hợp nhận biết cùng lúc 3 đối tượng. (Ví dụ: Khối màu đỏ - hình trịn – to)
Tăng dần các mức độ từ dễ đến khó, tăng số lượng các khối Lego trong q trình nhận biết (tùy thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ) qua trò chơi Ai là người thân? Cho trẻ 1 khối lego và cùng đi tìm “người thân” có “quan hệ”.
<i><b>Tên trị chơi: Về cùng nhà Mơ tả trò chơi: </b></i>
<i>Mục tiêu: Phân loại được màu sắc (đỏ, vàng, xanh lá,…), hình dạng (hình trịn, vng, chữ </i>
nhật, …), kích thước (to/ lớn, nhỏ/ bé) theo cùng một nhóm.
<i>Dụng cụ: Các khối Lego với các màu sắc, hình dạng và kích thước khác nhau; làm mơ hình </i>
“nhà” có hình mẫu Lego bên ngồi.
<i>Thực hiện: Cho trẻ một hộp hay 1 giỏ chứa nhiều khối Lego, hướng dẫn trẻ tìm và cho </i>
những mẫu Lego giống nhau về chung 1 “nhà”.
Tăng dần các mức độ với nhiều đối tượng và chia thành nhiều nhóm khác nhau (tùy thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ)
<i><b>Tên trị chơi: Chọn cái nào Mơ tả trị chơi: </b></i>
<i>Mục tiêu: Nhận thức về “khuôn mẫu”, tạo kĩ năng tiền đề cho việc đếm số Dụng cụ: Thẻ hình khn mẫu, thẻ tơ màu, các khối Lego </i>
<i>Gợi ý các khuôn mẫu: ABAB, AAB, ABB, ABC, AABB, ABBC Thực hiện: </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">161 - Đồ khuôn mẫu:
+ Cung cấp thẻ hình khn mẫu, u cầu trẻ chọn khối để xếp các khối Lego giống với khuôn mẫu
Ví dụ: Đây là một khn mẫu ABAB: đỏ - vàng- đỏ- vàng
<i>Hình ảnh minh họa: Thẻ hình khn mẫu </i>
<i>Hình ảnh minh họa các khối lego: Trẻ có thể đặt các lego trùng với thẻ hình hoặc xếp ngang hoặc xếp chồng lên nhau </i>
<i>+ Ngược lại, cung cấp cho trẻ một khuôn mẫu từ Lego, trẻ sẽ chọn màu để tô thẻ tô màu </i>
dựa vào khn mẫu Lego.
<i>Hình ảnh minh họa: Khn mẫu Lego AAB đỏ - đỏ - vàng </i>
<i> Hình ảnh minh họa: Thẻ tơ màu </i>
- Thao tác với khuôn mẫu: Cung cấp cho trẻ thẻ khn mẫu bị khuyết ở vị trí cuối cùng, trẻ cần tự tìm ra quy tắc và xây dựng một khn mẫu Lego hồn chỉnh. Có thể tăng độ khó bởi nhiều vị trí bị khuyết trên thẻ khn mẫu.
<b>? </b>
<i>Hình ảnh minh họa: Thẻ khn mẫu ABC đỏ-vàng-xanh lá </i>
Trẻ cần lựa chọn giữa 2 hoặc nhiều khối lego để hồn chỉnh vị trí cịn thiếu, trẻ tự tạo và mở rộng khuôn mẫu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i><b>Tên trị chơi: Đếm số Mơ tả trị chơi: </b></i>
<i>Mục tiêu: Hình thành kĩ năng đếm số trong tốn học thơng qua các ngun tắc đếm logic Dụng cụ: các khối Lego </i>
<i>Thực hiện: </i>
- Nguyên tắc đếm tương ứng 1 – 1: Xếp 1 hàng Lego, trẻ dùng ngón trỏ đếm tương ứng 1 khối Lego.
Lưu ý: Điều chỉnh các lỗi sai cho trẻ khi:
Đếm tương ứng 1 – 1 nhưng sai thứ tự.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><i>Dụng cụ: các khối lego với các hình mẫu (hỗ trợ ban đầu) </i>
<i>Thực hiện: Cho trẻ xem mẫu và thực hiện xếp lego thành hình các chữ số. Có thể cùng 1 </i>
màu, có thể đan xen đa sắc để tạo chữ số.
<i>Dụng cụ: Các Lego mô hình nhà đã được xây dựng sẵn; </i>
các xe kéo có số lượng từ 1 đến 10 được dán vào mỗi toa.
<i>Thực hiện: Hỗ trợ giúp trẻ xây dựng thành một đoàn tàu </i>
(hãy gợi ý thêm bằng cử chỉ, lời nói, hỗ trợ một phần hoặc toàn phần). Bắt đầu chơi với tàu hỏa bằng việc sử dụng các từ “phía trước, phía sau, bên phải, bên trái”. Lego màu sắc làm đèn giao thông và sử dụng các từ “dừng lại, chạy/đi chậm, chạy/đi)
<i><b>Tên trò chơi: Ai nhanh hơn Mơ tả trị chơi: </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><i>Mục tiêu: phát triển tốc độ, sự chú ý, phối hợp các động tác </i>
<i>Dụng cụ: khối Lego nhiều màu sắc (hình dạng, kích thước), rổ, các đồ dùng vận động (cầu </i>
thăng bằng, ghế,…)
<i>Thực hiện: Trẻ sẽ vận động vượt qua các chướng ngại vật do người hướng dẫn bố trí đến rổ </i>
chứa các khối Lego. Sau đó sẽ lấy một khối Lego theo yêu cầu của người hướng dẫn và quay trở về nơi xuất phát.
Đồ chơi Lego mang đến cho trẻ em một tuổi thơ những ký ức giải trí bất tận, đồng thời cũng mang lại cho trẻ nhỏ nhiều kĩ năng cần thiết để làm tiền đề phát triển sau này. Bằng cách tiếp cận các yếu tố của STEAM, hy vọng các ý tưởng trò chơi với Lego, đẹp, khoa học, sáng tạo là những gợi ý để giáo viên có thể ứng dụng trong q trình dạy trẻ, giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ mầm non có cơ hội làm quen hiệu quả với toán. Để dạy và đưa trẻ tự kỉ trở nên hòa nhập với cuộc sống bình thường là một hành trình khơng hề dễ dàng của các bậc cha mẹ và người giáo dục. Trong hành trình đó, giáo dục STEAM có thể là một lựa chọn mang tính hỗ trợ nhằm giúp trẻ ASD trang bị thêm kiến thức cho công việc sau này cũng như tìm ra và phát triển các điểm mạnh của bản thân.
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<i>[1] Nguyễn Vĩnh Tồn, 2020. Thiết kế trị chơi theo cách tiếp cận STEAM cho trẻ mẫu giáo 6 tuổi. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Thực trạng giáo dục Steam và thiết kế trò chơi </i>
5-cho trẻ mẫu giáo”. Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục Exim. 32-44.
<i>[2] Solvegi Shmulsky; Ken Gobbo; and Michelle Bower W., 2019. STEM Faculty Experience Teaching Students With Autism, Journal of STEM Teacher Education: Vol. 53: Iss. 2, </i>
<i>(2020). LEGO construction for real inventors. Truy cập ngày 27/10/2022 </i>
<i>[8] Legoff D., Gomez De La Cuesta G., Krauss G.W. LEGO®-Based Therapy. (2014). How to Build Social Competence with Lego® Clubs for Children with Autism and Comorbidities. </i>
London: Jessica Kingsley Publishing.
<i>[9] Dong-Young Chung, Lê Thị Minh Hà, 2021. Nhập môn Giáo dục đặc biệt. Nxb Đại học </i>
Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.
<i>[10] Feshina E.V. (2012). Lego - in kindergarten. Center Sphere. Moscow. </i>
<i>[11] Nguyễn Thành Hải, 2019. Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo. Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh. </i>
[12] post1520946.html.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><small>2</small><i>Moscow State Pedagogical University </i>
Research on STEAM education has been and is being researched and applied by many educators, is an advanced educational trend applied in many countries around the world, including Vietnam. In Vietnam, STEAM education has been implemented since 2010 and has been widely implemented in schools, and preschools, as well as in educational applied research. The article analyzes the value of Lego games and suggests some games with Lego according to the STEAM approach to stimulate the development of mathematical thinking for preschool children with autism.
<i><b>Keywords: Lego games, STEAM education, Autistic children. </b></i>
</div>