Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.44 MB, 268 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ TH HỊNG

<small>Chun ngành: Lý luận ngơn ngữ</small>

Mã số : 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC

Người hướng dẫn khoa học:

1- PGS. TS. Nguyễn Hồng Côn

<small>2- GS. TS. Lê Quang Thiêm</small>

<small>Hà Nội - 2012</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THUÝ HÒNG

SANG TIENG INDONEXIA

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC

<small>Hà Nội - 2012</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

(01710005 ... |0.1. Lý do lựa chọn đề tài... - ¿5 ST 1E x21 1 1121211111211 te 100.2. Đối tượng và mục đích của luận án ...---2- - 52 s+xv£e£szEeeereceez 11

0.3. Tính cấp thiết của đề tài... cscsessesessesesscsessesesesssssseeseenees 3

<small>0.5. Ph- ong pháp nghiên CỨU... - - - -- G1119 011g ng ke 140.6. Những đĩng gĩp của luận án ... -- 2c S 11222 11 ng re 4</small>

0.7. Bố cục của luận án...--¿- - S2 1 EEE2E21EE12121E1112151111111 111111 1x. 16

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYET VE LOẠI TỪ ...---52222222222ccccrrzrerrt 17

1.1. Loại từ va các đặc điểm chung của loại từ ...--- 25 cccccc+cce+ 17

<small>1.1.1. Khái HIỆIH LOG ÍÙ... Ăn HH ệt 17</small>

1.1.1.1 Quan điểm của ẠÏqH...- 55c SeSEcS‡EcEzkeEEEertererkerrrkerrrei 181.1.1.2. Quan điểm của Aikhenvald .occcecccccccscssssvesvssessssesssseesesessessssessesessess 191.1.1.3. Quan điểm của Karen LAA iscececccsscecscsscscesssssesesesvesesssveseseseees 201.114. Quan điểm của Greenberg veccccccecescscscssesvesessssesessssesesssvssesesessesesvees 201.1.2. Các đặc điểm chung của loại tit o.c.cccccccccccccccsccsescscseesesesesessesesesseseseees 21

1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc cĩ chứa loại từ...---=:: 211.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ...---- ¿+ +s+cxeccsccsreseereez 22

<small>1.1.2.3. Sự phân biệt giữa loại từ và từ chỉ don vị do lường ... 261.1.2.4. Chức năng CỦA ÏOẠI ẨÙÈ... .. sGS H Hnknhkknhrku 29</small>

1.1.2.5. Đặc điểm tri nhận của người bản ngữ phản chiếu qua loại từ... 321.1.2.6. Về nguơn gốc của Ìoqi UE .eccecececcccecesescesesessssesessssesesessesesesesesesseees 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.2. Loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới ...-- ¿5 s25s2c+2zzsxczea 34

1.2.1. Sự phân bố loại từ số trong các ngôn ngữ trên thế giới... - 34

1.2.2. Loại từ trong các ngôn ngữ Châu Âu ...-.--5- 552552552552 35<small>1.2.3. Loại từ trong các ngôn ngữ châu Phi, châu ;MĨ...--<<+ 37</small>1.2.4. Loại từ trong các ngôn ngữ châu A và Đông Nam Á...- 39

1.2.4.1. Sự tôn tại loại từ trong hau hết các ngôn ngữ Châu Á... 39

1.2.4.2. Đặc điểm hình thái của loại từ trong các ngơn ngữ Châu Ả... 40

1.2.4.3. Cau trúc có chứa loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á... 41

1.3. Khái quát về loại từ tiếng Viet 20... cccsessceesseeeseeeseeneseeeees 451.3.1. Các quan niệm về loại từ trong tiếng Việt...---©--5s55+¿ 45<small>1.3.1.1. Khuynh hướng tách loại từ ra khỏi phạm trù danh từ, xem loại từ11/8/1101) 8121.18412,-000nnn.ea.Ả.. 48</small>

<small>1.3.1.2. Khuynh hướng xem loại từ thuộc phạm tru từ loại danh từ... 51</small>

1.3.2. Quan niệm của luận án về loại từ trong tiếng Việt...- 52

"8<. :::‹::... 44

Chương II: KHẢO SÁT LOẠI TỪ TIENG VIET ...---2--©2222ccce+eccvvsee 54

2.1. Nhận diện loại từ tiếng Việt... 2-5 CS s2 2E 2212112122 54

<small>2.1.1. Tiêu chi nhận điện ÏogÌ fÙ... HH sgk ket 54</small>

2.1.2 Danh sách loại từ tiếng Viet ...c.c.cccccccccecceccscssessesessssessessesessesesseseeseees 58

2.2. Đặc điểm của loại từ tiếng ViGt oo... ccc - 5-25 22222 2e 662.2.1. Đặc điểm ngữ pháp ...- - 5-5: SE EEEEEE E111 212 re 662.2.1.1. Đặc điểm VỀ Vị ÄFÍ... tt SE SE SE SEEEEEEEESEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEkrkrkrke 662.2.1.2. Đặc điểm vé khả năng Ket HỢjD...---- 5c 5c+ccccc+t+tersrzkererrksei 682.2.1.3. Đặc điểm về chức vụ cú phápD...----:5:cccSeSt+tcrectzterercrksreree 69

2.2.2. Đặc điểm ngữ ng hĩd...-- - 5S St tt EEEEEEEE21121111211111 te. 702.2.3. Đặc điểm chức HĂHg... - 0-5-5 5t SE TT E211 21121122 72

2.3. Các kiểu loại từ trong tiếng VIỆt...- 5-55-5252 22t 22tr 74

<small>2.3.1. Loại ttt CHỈ HHÙÌ Ả... TT nen 762.3.2. Loại từ Chi MONG VẬIK... - Ặ TT HT HH kh 842.3.3. Loại ttt Chỉ (HC VẬ|F... ce TS ng HH HH kh 86</small>

2.3.4. Loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tự nhiÊH...----5cccccccccccreersscee 89

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Chương III: CÁC DON VỊ TƯƠNG UNG VỚI LOẠI TỪ TIENG VIỆT TRONGi9 e0) 54.0... 103

3.1. Khái quát về loại từ trong tiếng Inđônêxia...-- - 25552 s55: 103

3.1.1. Khái niệm loại từ trong tiếng Inđônêxia... ¿55c cc+csccce¿ 1033.1.1.1. Các quan niệm về loại từ tiếng InđônÊXia...--- 5525552 1083.1.1.2. Quan điểm của tác giả luận ám...-:-5-525ccs+ecc+ecczscrescee 109

3.1.2. Nhận diện loại từ tiếng Inđônêxia...-- esees esses ees eseeeeeees 111

<small>3.1.2.1. Tiêu chi nhận diện loại tut eccccccccccccccccccccccccccccccc cece esesseesasaeeaeeeeeees 111</small>

3.1.2.2. Các kiểu loại từ trong tiếng Inđơnêxia...---:- z©s+cz 5x52 112

<small>3.1.3. Phân biệt loại từ với các từ loại khác ... cài, 119</small>

3.1.3.1. Về loại từ với từ chỉ đơn vị đo TƯỜN L...QQĂẶ TS se. 119

<small>3.1.3.2. Loại từ với MANN fỪ... .. SH HS v 121</small>

3.2. Đặc điểm ngữ pháp của loại từ tiếng Inđơnêxia...--- 2-5: 1243.2.1. Đặc điểm hình thưái...-- S552 +52 SEEE E22 222tr 1243.2.1.1. VE méit hinh thai nn... 1243.2.1.2. Về phương diện ngữ âm, các hình vị tiếng Inđơnêxia có thé là ... 115CV | ....Am::ii... 1253.2.2. Khả năng kết Ïiợjp...-- 5S St SE E1 1221112111211 rke 125

ChỈẾM... . 5: 5c 2t E2 HETH2 Ea 1404.1.2. Các nhân tơ ảnh hưởng đến việc dịch...-- - +©cccccscczesrccez 142

<small>4.1.3. Các bình diện tương đương trong dịch thuật... ...---- 144</small>

4.1.4. Các phương thức dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia... 146

4.2. Những tương đồng và khác biệt giữa loại từ tiếng Việt với tiếng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

4.2.1. Những điểm tương dONg ...- 5-55 StcEteEEerrrerrrrrrree 1484.2.1.1. Tương đông về khả năng kết hợp...---- 2-5 ©s+c+sscsrersreerees 149

4.2.1.2. Tương dong về chức vụ cú pháp trong câu ...-.---:---s- 149

4.2.1.3. Tương đơng về ngữ nghĩa...--- 2 ©cSe+EcE‡EeEzEeEzEersrrrkrree 1504.2.2. Khác biệt giữa loại từ tiếng Việt và tiếng Indénéxia liên quan đến việc

CHUYEN đỊCỈ... 5S ST EEEEETEE1E121121 111111 11210111 11tr 1544.2.2.1. Khác biệt về mặt hình thái ...-..-cccccccccctccxterxisrtierrrrrrrrres 154

4.2.2.2. Khác biệt về khả năng kết hợp...--- ¿5-52 s+cs+ecczxerzrcrxscee 154

4.2.2.3. Khác biệt về chức vụ cú pháp trong câu ...---cs+c+cece¿ 1554.2.2.4. Khác biệt về ngữ n¡ghĩA... 5: c5 StcS St 2E E2 11tr 157

4.3. Đối chiếu chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđơnêxia... 158

<small>4.3.1. Dịch tương đương hồn tồn (A=B) ...ằẶẶ-sSsseeees 1584.3.2. Dịch tương đương bộ phận (A<B, A>B) ...ĂĂĂĂĂẰSẰSSeeiei 1614.3.3. Dịch không tương ƠI ... Ăn nhiệt 178</small>

4.4. Van đề tri nhận, văn hóa dân tộc có liên quan đến việc chuyển dịch loạitừ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia ...---- 5-5-5 Scccccztererrreg 171

Tiểu kết ...-- ¿5222 22x22 22122112112212112111211211211212121. 1e 179

KET LUẬN...--- 5 S211 SE 191211215111 1121011012101111212111112 0110111211101 1 tre 181

DANH MỤC CÔNG TRINH CUA TAC GIÁ LIEN QUAN DEN LUẬN AN ... 193

TÀI LIEU THAM KHẢO...-- 2-5252 +E£E2E£EEEEEEEEEEEEEEEErkerkrkrree 185

<small>I:10805 00... 5... 204</small>

PHU LUC 1: SƠ DO DOI DỊCH LOẠI TỪ TIENG VIET SANG TIENG

INDONEXIA VA TIENG INDONEXIA SANG TIENG VIET

PHU LUC 2: DANH SACH VA NGHIA CUA LOAI TU TIENG VIET

PHU LUC 3: DANH SÁCH, NGHĨA CUA LOẠI TỪ TIENG INDONEXIAVÀ CÁC DON VỊ TƯƠNG UNG TRONG TIENG VIET

PHU LUC 4: DOI DICH LOAI TU TIENG VIET SANG TIENG INDONEXIA

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT

BN : Bồ ngữ

<small>CN : Chủ ngữ</small>

<small>DN : Danh ngữDT : Danh từ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 1.1. Các loại từ khác nhau được sử dụng với cùng một danh từ trong tiếng

Miền Điện...--- + St hình à ưn 22Bảng 2.1. Danh sách loại từ tiếng ViỆt...-- -- 2-52 E21 E2E92121E212171 21211. xe. .50Bảng 2.2. Bảng loại từ chỉ người va các tham tố ngữ nghĩa ...-.--- 73Bảng 2.3. Bảng loại từ chỉ thực vật và các tham tố ngữ nghĩa...--- .79Bảng 2.4. Bảng loại từ có nghĩa mơ tả hình dang của vật thé có dang khối tạo

khơng gian ba chiều và các tham tố ngữ nghĩa khác...---- ¿5+ s5++5++s+55+2 84Bang 2.5. Bang loại từ có nghĩa mơ ta hình dáng của vật thé có dang khối tạo

khơng gian hai chiều và các tham tố ngữ nghĩa khác ...-- 2s 2+s+sszsz 85Bang 2.6. Bảng loại từ có nghĩa mơ tả hình dang của vật thé có dang khối tạo

không gian một chiều và các tham tố ngữ nghĩa khá ...-- ¿2 + 2 2+s+£+£z+s+2 86Bang 3.1. Dai từ chỉ người trong tiếng Inđônêxia ...-- - 2-5 25sc5z+xccs+2 115Bảng 4.1. Loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng trong tiếng Việt và các khả năng chuyển

dich sang tiếng InđônêXia... ¿2-2 SE 2EEEE2E9EEE121212121212111211211111 1E. e6 163

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

DANH MỤC CÁC SƠ BO

Sơ d6 1.1. Các tham tô nghĩa của loại từ...-¿-¿-¿ 25252 SSx‡Ezxexzxzezxrererres 17

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân chia loại từ tiếng ViỆt...- +22 2c22 22222 xcxrxexeres 66Sơ đồ 2.2. Các tham số ngữ nghĩa của loại từ chỉ người ... ---:-sc-s©+ 68Sơ đồ 2.3. Các thé đối lập nghĩa của loại từ chỉ người ...--- ¿5 scsc+sce2 68

Sơ đồ 2.4. Các tham số ngữ nghĩa của loại từ chỉ động vật...-- -:--- 77

Sơ đồ 2.5. Các tham số ngữ nghĩa của loại từ chỉ thực vật...---s: 78Sơ đô 3.1. Các tham số ngữ nghĩa của loại từ tiếng Inđônêxia...- 124

Sơ đồ 3.2. Sự tương quan của các phạm vi ngữ nghĩa của loại từ trongtiếng InđônêXia... -¿- - - + 2S 1 E13 51555111111 1111 1115111 11011110 1110111 ng 128Sơ đồ 4.1. Loại từ dùng cho vật vô sinh trong tiếng Inđônêxia... 144

Sơ đồ 4.2.a Đối dịch loại từ chỉ người tiếng Inđônêxia sang tiếng Việt ... 152

Sơ đồ 4.2b. Đối dịch loại từ chỉ người tiếng Inđônêxia sang tiếng Việt... 154

Sơ đồ 4.2c. Đối dịch loại từ chỉ người tiếng Inđônêxia sang tiếng Việt... 154

Sơ đồ 4.3. Đối dịch loại từ chỉ người tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia... 153

Sơ đồ 4.4. Đối dịch loại từ con tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia... 157

Sơ đồ 4.5. So sánh khái niệm buah trong tiếng Inđônêxia và cái trong tiếng Việt.... .159

Sơ đồ 4.6a. Đối dịch loại từ chỉ thực vật tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia... 159

Sơ đồ 4.6b. Đối dịch loại từ chỉ thực vật tiếng Việt sang tiếng Ind6néxia... 161

Sơ đồ 4.6c. Đối dich loại từ chi thực vat tiếng Việt sang tiếng InđônêxIa... 161

Sơ đồ 4.7a. Đối dịch loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tiếng VIỆt sang tiếng<small>InđÔnÊXIa...- ng TT vu 163</small>Sơ đồ 4.7b. Đối dịch loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tiếng Việt sang tiếng<small>5/0511 ...ốẻốaa... ...ẻ 166</small>Sơ đồ 4.7c. Đối dịch loại từ chi đồ vật, hiện tượng tiếng Việt sang tiếng<small>IhổƠđÊXI1a... 999999 TT t0 kh 168</small>Sơ đồ 4.8. Nghĩa của một số loại từ trong tiếng Inđônêxia...--:--- 171

Sơ đồ 4.9. Đối dịch loại từ batang tiếng Inđônêxia sang tiếng Việt... 174

Sơ đồ 4.10. Ngữ nghĩa của một số loại từ tiếng Inđônêxia theo hướng tri nhận... 177

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

MỞ DAU0.1. Lý do lựa chọn đề tài

Với sự phát triển của lý luận ngôn ngữ học những năm gần đây, với việc pháthiện những tư liệu mới của các ngôn ngữ cịn ít được biết đến ở châu Á, châu Phi,châu Mi .. van đề "loại từ" càng ngày càng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu,trước hết và chủ yếu là các nhà ngôn ngữ học, và cả các nhà tâm lý học, triết học.Bởi vì trong ngữ nghĩa của loại từ, ở bề sâu của nó, ấn chứa một cách nhìn, cáchnghĩ về sự vật, hiện tượng về thế giới khách quan của cộng đồng bản ngữ, của dântộc nói thứ tiếng đó.

<small>Nhưng khơng chỉ ở bình diện ngữ nghĩa mà ở những bình diện khác như ngữ</small>

pháp, ngữ dụng, loại từ cũng là một mảnh đất chưa được nghiên cứu du sâu, đủ ki,

và do đó cịn rất nhiều cơng việc cho các nhà ngơn ngữ học tiếp tục nghiên cứu. Bởi

lẽ loại từ là một địa hạt rất tinh tế, độc đáo, khó nắm bắt của một ngơn ngữ, cho nên,cần có sự khảo sát tồn diện về tất cả các mặt thì mới có được cái nhìn hợp lý VỀ no.

Trong tiếng Việt, cùng một sự vật, hiện tượng như "nha", "thu", "thuyễn "i

nhưng có rat nhiều cách gọi khác nhau. Với đối tượng "nha" có thé nói "cdi nha","ngơi nhà", "tồ nha" .... với đơi tượng "thư" có thé nói "bức thư", "lá thự, "tothu"... Sự khác nhau giữa các cách gọi cdi, con, chiếc, cuộc, sự, mối, ... không chỉthuần tuý là sự khác nhau về mặt ngữ pháp mà còn là sự khác nhau về mặt ngữnghĩa, thậm chi cả ý nghĩa tình thái - biểu cảm [91]. Điều đó cho thấy trong tiếngViệt có một lớp từ ma sự xuất hiện của nó đã tạo nên một phạm trù, trong đó cácyếu tố khơng chỉ thuần t diễn đạt mặt hình thức ngữ pháp mà cịn là một tham tốtạo nghĩa của cấu trúc mở rộng danh từ. Lớp từ này được hau hết các nhà Việt ngữ

<small>học gọi là loai tir (classifiers).</small>

Loại từ là một hiện tượng ngôn ngữ, một van đề rat thú vị nhưng cũng hết sức

phức tạp, nơi tập trung ý kiến khác nhau của nhiều nhà Việt ngữ học, chăng hạn như:

- _ Loại từ là một từ loại riêng hay thực chất đó chỉ là một loại danh từ?

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- _ Nếu loại từ là một từ loại riêng thì những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của

<small>nó là gì?</small>

- C6 bao nhiêu loại từ trong tiếng Việt?

Trả lời tất cả những câu hỏi trên đây không phải là việc đơn giản. Chúng tơi tánthành ý kiến của Lý Tồn Thắng [120] là dé giải quyết van đề này còn phải làm rất

nhiều việc, nhưng trước hết có thé tập trung vào may van đề:

a. Xác lập tiêu chí và đưa ra một danh sách tương đối đầy đủ về loại từ(khơng thê chỉ đưa ra một vài ví dụ đã quá quen thuộc và bằng lòng với sự lập luậntrên cơ sở may vi dụ đó).

b.Tham khảo thêm những nghiên cứu về loại từ (và những vấn đề khác cóliên quan đến loại từ) trên thế giới những năm gần đây (mà rõ ràng là có nhiều thayđổi so với những quan niệm của ngữ pháp miêu tả luận và phân bố luận trong thời

<small>kì hồng kim những năm 60-70).</small>

c.Nhìn rộng ra ngồi tiếng Việt, tới những ngơn ngữ dân tộc thiểu số ở nướcta và các ngôn ngữ khác trong khu vực (ở đây có những cứ liệu rất đáng lưu ý vềnguồn gốc và sự tiễn hoá của hệ thống loại từ trong tiếng Việt cổ trước đây).

d. Ngồi ra, cần phải có cái nhìn ra bên ngồi, tới các ngơn ngữ trên thế giớidé có cái nhìn tồn cục về các ngơn ngữ có loại từ trên thế giới, có cái nhìn so sánh

<small>với các ngơn ngữ khác loại hình.</small>

e. Tiến tới xem xét loại từ như một cơ sở dé phân chia loại hình ngơn ngữ trên

thé giới.

0.2. Đối tượng và mục đích của luận án

Luận án chọn đối tượng khảo sat là loại từ (classifiers), tiễn tới xem xét mộtcái nhìn ồn định về loại từ trong tiếng Việt, khảo sát các đơn vị tương ứng trongtiếng Inđônêxia, đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđơnêxia, góp phần vào việcbiên soạn từ điển Việt — Inđônêxia. Giải quyết các van đề ngữ nghĩa, ngữ pháp vàngữ dung của loại từ cũng chính là dé soi sáng những van đề về tư duy văn hoá củangười Việt cũng như người Inđônêxia. Đây là vấn đề có giá trị khơng nhỏ đối với

<small>việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiên nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá.</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Cho đến nay, số lượng loại từ có mặt trong hệ thống chưa được các nhà Việt

ngữ thống nhất, nhưng dựa trên các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của loại từ nóiriêng và của danh ngữ nói chung, luận án sẽ sơ bộ nhận diện bang cac tiéu chi hinh

thức va nội dung, sau đó, tiễn hành phân loại hệ thong loai ttr tiéng Việt.

Việc mơ tả, phân tích đặc điểm của loại từ tiếng Việt và các biểu hiện từ

vựng, ngữ pháp tương đương trong tiếng Inđônêxia được thực hiện trên ngữ liệu làcác tác phẩm văn học, giáo trình thực hành tiếng Việt và tiếng Inđônêxia, từ điển

<small>Inđônêxia — Việt, Inđônêxia — Anh và Anh — Inđônêxia.</small>

Với đề tài "Khảo sát loại từ tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang

tiếng Inđônêxia” luận án đặt ra những mục dich sau:- Tìm hiểu đặc trưng ngữ pháp của loại từ

<small>- Phân tích ngữ nghĩa của loại từ</small>

- So sánh, đối chiếu loại từ tiếng Việt với don vị tương đương trong tiếng

- Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Indénéxia.

Luận án coi đối chiếu tương đồng và khác biệt là cơ sở đề tiến hành đối dịchloại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia. Bởi lẽ, đối tượng của luận án là một kiêu từloại nên phương pháp làm việc của chúng tôi ở đây là đối dịch, tức là đối chiếu vàdịch, dịch trên cơ sở đối chiếu nghiêm ngặt và sử dụng một cách triệt dé kết quả đối

chiếu để dịch.

Phạm vi của phương pháp đối dịch ở đây có thê hiểu theo một cách khác nữa,

đó là có thé coi đối dich là một dạng, một kiểu của dich và kết quả của nó là ứng

dụng cho việc biên soạn từ điển, mà cụ thé là biên soạn từ điển Việt — Inđônêxia,Ind6néxia — Việt, biên soạn sách hoc tiếng Indénéxia cũng như tiếng Việt.

0.3. Tính cấp thiết của đề tài

Từ trước đến nay, một số nhà Việt ngữ học cho rằng loại từ là một tiểu loại

<small>của danh từ, hoặc có tác giả thì cho nó là hư từ, khơng có ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý</small>

nghĩa ngữ pháp hay cịn gọi là rỗng nghĩa. Nói cách khác là hầu hết các tác giả xuất

<small>phát từ cái nhìn câu trúc luận, xêp loại từ vào những khuôn câu trúc khác nhau,</small>

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>trong cái khn đó, loại từ được xem là một đơn vị rỗng nghĩa, là từ chứng cho</small>

danh từ. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, bất cứ một sự phân loại nào nếu khơng chúý đến nghĩa thì đều là một sự phân loại thiếu toàn diện, đặc biệt là đối với loại từ,một đơn vị mà ranh giới về ngữ nghĩa của nó cịn rất nhập nhằng. Do vậy, đề tài củachúng tôi chú trọng đến cả hai hướng: bên cạnh việc đưa ra các tiêu chí hình thức đểphân loại loại từ thì chúng tơi cịn chú trọng đến ngữ nghĩa của lớp từ này. Ngữnghĩa ở đây không chỉ đơn thuần là ngữ nghĩa ngữ pháp mà còn là ngữ nghĩa của

<small>một lớp từ vựng và ngữ nghĩa ngữ dụng. Đây là hướng mà ngôn ngữ học hiện đạithường hướng tới, bởi lẽ ngôn ngữ phản ánh tư duy, là những đơn vị mang nghĩa,</small>

không thể là những khuôn cấu trúc đơn thuần, khô cứng được. Từ hướng nghiêncứu cả cấu trúc lẫn ngữ nghĩa như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ có thé xác định đượcmột tiêu loại từ loại trong tiếng Việt, đó là loại từ, cái đơn vị mà lâu nay chưa có sựthống nhất giữa các nhà Việt ngữ học.

Về mặt lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đang tranh luận:

- Loại từ là một từ loại riêng của các ngơn ngữ có loại từ hay chỉ là một tiểu

<small>loại danh từ?</small>

- Đặc trưng ngữ nghĩa — ngữ pháp của loại từ tiếng Việt và những tương

đồng, khác biệt của nó với loại từ tiếng Inđơnêxia.

- Khả năng chun dịch loại từ tiếng Việt — một ngôn ngữ don lập — sangtiếng Inđơnêxia — một ngơn ngữ chap dính.

<small>Ngồi ý nghĩa về mặt lý luận, việc nghiên cứu tô hợp có chứa loại từ và các</small>

phương thức dịch sang tiếng Inđơnêxia cịn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Đối với

người Việt, tiếng Việt là bản ngữ, do đó ít ai dùng sai tổ hợp loại từ + danh từ, vềmặt cấu trúc và nghĩa. Nhưng hiểu cho thấu đáo va dùng cho hay loại từ trong tổ

hợp với danh từ thì khơng phải là chuyện đơn giản. Đối với việc giảng dạy tiếng

<small>Việt cho người nước ngồi thì ý nghĩa thực tiễn của nó càng lớn lao.</small>

Thứ nhất, cùng với cơng trình của các tác giả đi trước, một phần trong luậnán (chương II), sẽ giúp cho người nước ngoài học tiếng Việt, những người mà bản

ngữ của họ khơng có loại từ như người Nga, người Anh, người Pháp ... học tiếng

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Việt tốt hơn. Đối với người nước ngồi thì cái khó khơng chỉ ở chỗ biết trường hợp

<small>nào dùng được hay không dùng được loại từ mà khó hơn nữa là dùng đúng loại từ,</small>

loại từ nào được dùng với danh từ nào cần phải có sự hiểu biết về nghĩa của loại từmới có thé dùng được.

Thứ hai, đối với việc giảng day cho người nước ngoài hoặc người thuộc dan

tộc thiểu số ở Việt Nam mà bản ngữ của họ có loại từ thì dé tài của luận án cũng có

những ý nghĩa thiết thực. Bởi loại từ tiếng Việt có những đặc điểm riêng cần phảinăm vững thì mới sử dụng chính xác được.

Thứ ba, đối với người Inđơnêxia học tiếng Việt cũng như người Việt học tiếng

<small>Ind6néxia thì luận án có ý nghĩa quan trọng. Đó là sự tương ứng hay không tương ứng</small>

giữa loại từ của hai ngôn ngữ, và cách chuyền dich chúng như thé nào. Bởi đây là hai

ngơn ngữ khác loại hình. Phần chương IV sẽ như là một tài liệu có tính chất cơng cụ hữu

<small>ích cho người học.</small>

<small>0.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án</small>

Việc tranh luận có hay khơng có loại từ đã được nhiều cơng trình trong nướccũng như trên thế giới nói đến và lý giải. Cho nên, trong luận án này, chúng tôikhông đi vào tranh luận mà chỉ thừa nhận có một đơn vị hiển nhiên trong tiếng Việtluôn đứng trước danh từ và đứng sau số từ trong danh ngữ, chúng tơi tạm gọi nó làloại từ (classifiers). Với lý do như vậy, luận án chỉ đi sâu tìm hiểu các vấn đề sau:

(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về loại từ trên thế giới và loại từ tiếng Việt.(2) Xác lập bộ tiêu chí để nhận diện loại từ tiếng Việt.

(3) Mô tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của loại từ tiếng Việt và các đơn vịtương đương trong tiếng Inđônêxia.

(4) Khảo sát các phương thức chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng

<small>0.5. Phương pháp nghiên cứu</small>

Đề thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi nghiên cứu đối tượng theo hướng

nội dung và hình thức kết hợp nhuan nhuyễn với nhau. Từ định hướng có tính chất

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

phương pháp luận đó người viết chủ yếu sử dụng một số phương pháp ngơn ngữ

học trong q trình viết luận án, đó là:

Phương pháp thống kê, phương pháp miêu tả. Thống kê số lượng loại từtiếng Việt và tiếng Inđônêxia, số lượng loại từ trong mỗi nhóm và miêu tả các nétnghĩa của chúng. Một số thủ pháp được chúng tôi sử dụng trong luận án là: thủ phápphân tích phân bố và thủ pháp phân tích nghĩa tố. Chúng tơi xem đây là các thủ

pháp đắc lực cho việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng và các ngơn ngữ có cùng loại

hình như tiếng Việt nói chung, những ngơn ngữ khơng có đặc trưng hình thái học

Một cơ sở lý thuyết nữa mà luận án sử dụng cho việc xác định nghĩa cũng

như cấu trúc của loại từ, đó là lý thuyết điển mẫu (người khởi xướng là Eleanor

<small>0.6. Những đóng góp của luận án</small>

Xuất phát từ mục đích, tính cấp thiết của đề tài và nội dung phạm vi nghiên

cứu, chúng tơi dự kiến luận án sẽ có những đóng góp như sau:

a) Hệ thống hóa tình hình nghiên cứu loại từ trong các ngơn ngữ trên thếgiới, từ đó rút ra được những đặc điểm chung về cấu trúc, ngữ nghĩa của loại từtrong các ngôn ngữ trên thế giới và rút ra được các đặc điểm phổ quát của loại từtrong các ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu này phục vụ cho việc nghiên cứu ngơn ngữtrên bình diện đa ngữ luận, cung cấp tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu loại từ cácngôn ngữ trên thế giới dựa trên nghiên cứu cấu trúc có chứa loại từ.

b) Cung cấp một bộ tiêu chí dé xác định loại từ, lập danh sách tương đối đầy

đủ loại từ tiếng Việt và tiếng Inđơnêxia.

<small>c) Cung cap một cái nhìn toàn diện vê nghĩa của loại từ trong cả hai ngôn ngữ.</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

d) Phát hiện những đặc điểm giống và khác nhau của loại từ trong hai ngônngữ Việt — Inđônêxia. Dịch loại từ tiếng Việt ra loại từ hoặc các biểu thức tươngđương trong tiếng Inđônêxia phục vụ cho công tác biên soạn từ điển loại từ + danh

<small>từ Việt — Inđônêxia trong tương lai.</small>

0.7. Bố cục của luận án

Ngoài mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 phần chính: mởđầu, nội dung, kết luận.

<small>Trong đó, phần Nội dung gồm có 4 chương:</small>

Chương I. Cơ sở lý thuyết về loại từ

Trinh bày tơng quan về tình nghiên hình nghiên cứu loại từ trên thế giới cũngnhư trong nước và quan niệm về loại từ của luận án.

Chương II. Khảo sát loại từ tiếng Việt.

Khảo sát cấu trúc có chứa loại từ tiếng Việt, các cấu trúc điển hình va các

biến thể. Phân loại loại từ tiếng Việt. Nghĩa của loại từ.

Chương III. Cac don vị tương ứng với loại từ tiếng Việt trong tiếng Inđônêxia

Khảo sát loại từ tiếng Inđônêxia, phân loại và tìm hiểu nghĩa của loại từtiếng Inđơnêxia.

Chương IV. Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia

- Điểm qua các van đề liên quan đến dịch thuật, các phương thức dịch, dịch

<small>tương đương.</small>

- So sánh, đối chiếu loại từ tiếng Việt với loại từ tiếng Inđơnêxia. Tìm những

điểm tương đồng và khác biệt giữa loại từ của hai ngơn ngữ trên phương diện: hình

thái, cấu trúc, ngữ nghĩa, SỐ lượng, phương thức hoạt động.- Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia.

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>Chương 1</small>

CƠ SỞ LÍ THUYET VE LOẠI TỪ

1.1. Loại từ và các đặc điểm chung của loại từ

<small>1.1.1. Khái niệm loại từ</small>

Việc nghiên cứu loại từ trên thế giới bắt đầu muộn hơn so với các từ loại

khác trong ngôn ngữ. Thuật ngữ classifiers được người ta nhắc đến khi nghiên cứucác ngôn ngữ khu vực Châu A như tiếng Thái, Mién Điện, tiếng Hán, tiếng Việt. Và

<small>đã có thời người ta gọi các ngơn ngữ này là nhóm các ngơn ngữ loại từ. Sau đó</small>

người ta đã phát hiện ra thực ra hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có hiệntượng nay. Cho đến hiện nay loại từ (classifiers) đã được nghiên cứu khá can thận,

chỉ tiết. Thực ra, đối với người VIỆt, với tiếng Việt, hiện nay còn tranh cãi nhiều về

van dé là liệu có loại từ hay không, nhưng đối với các học giả Châu Âu thì

<small>classifiers là một khai niệm rõ ràng, một don vi ngơn ngữ đích thực, đây là đơn vi</small>

<small>có cả nội dung và hình thức hay nói cách khác là có cả hình thức và nghĩa.</small>

<small>Samuel Johnson [229] định nghĩa: Loại tw - là một từ hoặc hình vị được dùng</small>

trong một số ngôn ngữ trong những ngữ cảnh xác định (như tính đếm) dé chi ra lópngữ nghĩa đang được nói đến.

“Loại từ số là kiểu loại từ pho biến nhất. Chúng được goi là "số" bởi chúng

luôn xuất hiện trong ngữ cảnh chỉ lượng, luôn là don vị ràng buộc đứng lién với một

số từ hoặc từ định lượng. Trường hợp thứ hai là chúng xuất hiện trong ngữ cảnh códai từ chỉ định và đơi khi xuất hiện với tính từ" [201].

Dường như chưa có ai nghi ngờ về tính chân thực của loại từ, có chăng,người ta nghỉ ngờ về khái niệm “classifier languages” và “non-classifier

<small>languages”. Nhưng theo Keith Allan trong cơng trình “classifiers” [147] thì ơng cho</small>

rằng “Có lẽ tất cả các ngơn ngữ đều có loại từ; ... nhưng có một số ngơn ngữ thíchhợp với tên gọi là ngôn ngữ loại từ (classifier languages) hơn một số ngôn ngữ

khác, chăng hạn như danh từ sở hữu tiếng Anh tương ứng một cách chính xác với

<small>các đơn vị từ trong tiêng Thái mà tât cả mọi người đêu cơng nhận đó là loại từ”.</small>

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Việc nghiên cứu về loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới đã được nhiềunhà nghiên cứu chú ý đến nhằm làm rõ hơn nữa bức tranh chung về loại từ. Có thểkế đến các quan điểm tiêu biểu sau:

1.1.1.1. Quan điểm của Allan

Allan cho rằng loại từ (classifiers) là đơn vị có nguyên tắc kết hợp phố biếntrong tat cả các ngôn ngữ: loại từ (classifers) kết hợp với từ định lượng, từ chỉ định

... va kết hợp với danh từ [147].

Allan đã đưa ra 7 phạm trù được phân loại và tương ứng với nó là 7 kiểu loạitừ trong các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi ngơn ngữ có một hay một vàikiéu loại từ nhất định chứ không phải là tất cả. Nhưng mỗi loại từ lại không phải chỉ

thuộc vào một phạm trù, mà có thể thuộc vào một vài trong SỐ 7 phạm trù này. Ôngcho rằng loại từ biểu thị một số đặc điểm của nhận thức, tri nhận nhờ vào phân loại.

Như chúng ta thấy, lí do mà các ngôn ngữ khác nhau về ho hàng, loại hình hay là xanhau về địa ly vẫn có thé có các lớp danh từ tương tự nhau là bởi các cộng đồng có

<small>những cách phân loại, tri nhận hiện thực khách quan theo những cách tương tự</small>

nhau. Loại từ (classifiers) được Allan nhìn nhận dưới 2 tiêu chuẩn:

a) Chúng xuất hiện như các hình vị trên cấu trúc bề mặt trong các điều kiện rõràng (có thể nhìn thấy được).

b) Chúng có nghĩa, loại từ chỉ ra một số đặc điểm nhận thức nỗi trội hoặc là các

đặc điểm được gán cho các thực thể danh từ liên quan được chỉ ra (hoặc có

thé chỉ ra).

Theo Allan, tất cả các ngơn ngữ đều có loại từ, chứ khơng phải giống như quan

niệm trước đây cho rằng có một số ngơn ngữ có loại từ, mà thuật ngữ tiếng Anh là“classifier languages”, nhưng một số ngôn ngữ sự thể hiện của loại từ điển hình

<small>hơn, do vậy, ơng nhấn mạnh ...có một số ngơn ngữ thích hợp hơn với việc gọi</small>

<small>“ngơn ngữ có loại tir” [147, tr. 285].</small>

Do vậy, về phương diện loại từ mà xét thì các ngơn ngữ chỉ khác nhau ở chỗngơn ngữ này có nhiều hay hay ít loại từ hơn ngơn ngữ kia. Tuy nhiên những ngơnngữ có loại từ khơng điển hình như tiếng Anh cũng có thể gọi là khơng có loại từ.

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Và thuật ngữ “ngơn ngữ khơng có loại từ” được hiểu với nội hàm như vậy. Theo

<small>ông, các ngơn ngữ có loại từ được phân biệt với các ngơn ngữ khơng có loại từ</small>

bằng 2 tiêu chí sau đây:

a) Có ít nhất là một vài loại từ được giới hạn trong cấu trúc có chứa loại từ.

b) Loại từ trong ngơn ngữ đó thuộc vào một/ một vài kiểu trong 4 kiểu sau: loại

từ số, loại từ tương hợp, loại từ vi ngữ và loại từ nội vi (intra-locative).

Từ quan niệm như vậy, Allan đã chia các ngôn ngữ trên thế giới thành 4 loại

dựa vào sự xuất hiện của các kiều loại từ.

1- Các ngôn ngữ có loại từ số (numeral classifier languages): Kiểu loại từ sốlà loại từ bắt buộc phải xuất hiện trong hau hết cau trúc danh ngữ có số từ. Kiểu nàyđược thé hiện điền hình trong tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Mién Điện...

<small>2- Các ngơn ngữ có loại từ tương hợp (concordial classifier languages): tức</small>

là kiểu phụ tố gắn vào danh từ dé thé hiện ý nghĩa phân loại của loại từ, phụ tố ởđây thường là tiền tố. Thuộc kiểu này là một số ngôn ngữ Châu Phi (tiếng Bantu và

<small>Semi-Bantu) và các ngơn ngữ Australia.</small>

<small>3- Các ngơn ngữ có loại từ vị ngữ (predicate classifier languages): tức là loại</small>

từ kết hợp với động từ chỉ sự vận động, vi tri ở trong câu. Thuộc kiểu này có cácngơn ngữ Navajo (của các thé dân Bắc Mỹ) va các ngôn ngữ Athapaskan.

<small>4- Các ngơn ngữ có loại từ nội vị (intra-locative classifier languages): đây là</small>

kiểu loại từ (bắt buộc) kết hợp với danh từ trong các cấu trúc diễn dat vị trí. Kiểuloại từ này có mặt chỉ trong 3 ngôn ngữ: tiếng Toba, tiếng Nam Mỹ và Eskimo.

1.1.1.2. Quan điểm của Aikhenvald

Theo Aikhenvald [146], hau hết các ngôn ngữ đều có một số các phương tiệnngữ pháp dé phân loại danh từ. Thuật ngữ “loại từ” (classifiers) được bà dùng trong

<small>cơng trình của mình như một cai 6 dán nhãn cho phạm vi mở rộng của các phương</small>

pháp phân loại danh từ. Các kiểu loại từ khác nhau có thể được phân biệt bởi cáctrạng thái ngữ pháp, mức độ của sự ngữ pháp hoá, điều kiện sử dụng, ngữ nghĩa, cáckiểu nguồn gốc, phương thức đạt được, và các xu hướng mat đi của loại từ.

Bà phân chia loại từ thành các kiểu:

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

1. Loại từ danh từ: đây là những loại từ chỉ có thé được dùng dé phân lớp danh từ.

2. Loại từ số: là các hình vị đặc biệt chỉ xuất hiện bên cạnh số từ, danh từ, từ

<small>định lượng nhằm phân loại danh từ dựa vào hình dáng, kích cỡ và các đặc điểm</small>

vốn có khác.

3. Loại từ động từ: xuất hiện với động từ, nhưng chúng phân lớp danh từ, rất điểnhình trong chức năng S (chủ ngữ nội động) hoặc O (b6 ngữ trực tiếp), bởi các đặcđiểm về hình dáng, độ chắc, và tính động vật (animacy).

4. Loại từ định vị: xuất hiện ở vị trí định vị.

5. Loại từ chỉ định: kết hợp với từ chỉ định và mạo từ.

1.1.1.3. Quan điểm của Karen L.Adam

Theo Karen L.Adam [143, 144] loại từ được tìm thấy trong 3 nhánh của họngôn ngữ Nam Á: Môn-Khmer, Nicobarese, và Aslian. Các nhánh này có những

đơn vị được coi là loại từ (classifiers). Loại từ có thé là hình vị độc lập, tiền tố,

trung tố hay hậu tố, có chức năng phân loại danh từ. Mỗi lớp danh từ được xuấthiện với một vải loại từ nhất định, do vậy việc loại từ kết hợp với danh từ nao là do

<small>nội dung ngữ nghĩa của loại từ quy định.</small>

Ông đã đưa ra các phương diện ngữ nghĩa mà loại từ trong các ngôn ngữNam Á ngầm chỉ: chi sinh vật, vô sinh vật (hình tron, dai va rắn, dài và mỏng hoặc

mềm, phẳng và các phạm vi mở rộng khác như là hoa quả, rau, hạt...)1.1.1.4. Quan điểm của Greenberg

Greenberg [194] là một trong những người dau tiên nghiên cứu về loại từ.Mặc dầu trong bài viết của mình ơng khơng nói một cách công khai bất cứ phươngpháp phân loại danh từ nào, nhưng hiện tượng phân loại thay đổi được đề cập bên

cạnh loại từ, ông cũng gợi ý về mối tương quan giữa sự tồn tại của loại từ trong một

ngôn ngữ va các phạm trù ngữ pháp khác như sự thé hiện bắt buộc của số từ.

Greenberg trong bài viết của mình đã khăng định sự khác nhau chủ yếu

giữa loại từ và lượng từ (đơn vị đo lường ước lượng) là cùng xuất hiện trong một

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

vị trí cú pháp nhưng loại từ khơng cho biết thêm bat cứ thơng tin nào hoặc khơng

<small>có nghĩa nào khác ngồi nghĩa “đơn vị” trong khi đó đơn vị đo lường ước lượng</small>

lại cung cấp cho chúng ta những nhận thức nhất định về số lượng danh từ đi saunó. Vì vậy ơng khang định rang loại từ là những đơn vị thừa ra khi dich sang cácngơn ngữ khơng có loại từ như tiếng Anh.

1.1.2. Các đặc điểm chung của loại từ

1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và cầu trúc có chứa loại từ

Về mặt hình thái học, loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới có một số đặcđiểm sau:

1. Loại từ có thể là các đơn vị từ vựng độc lập. Chúng thường có cau trúc là St +

<small>Lt + Dt hoặc Dt + St + Lt. Day là đặc điểm điển hình trong các ngôn ngữ don lập.</small>

Hầu hết các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về loại từ trong các ngôn ngữ trênthé giới đều thơng nhất: danh ngữ có chứa loại từ thường có 4 kiểu cau trúc thường

<small>gặp như sau:</small>

a) St + Lt + Dt: thuộc kiểu này thường có các ngơn ngữ thé dân da đỏ ở ChâuMỹ, ngôn ngữ Bangladesh, tiếng Hán, các ngôn ngữ Malayu, các ngơn ngữ Xê mítvà tiếng Việt.

b) Dt + St + Lt: thuộc kiểu nay thường có các ngơn ngữ Miễn Điện, Nhật,

c) Lt + St + Dt: tiếng Kiriwina (ngôn ngữ dai dương)

d) Dt + Lt+ St: các ngôn ngữ ở quần đảo thuộc bang Louisiade (ngôn ngữ dai

Không bao giờ có trường hợp danh từ nằm xen giữa loại từ và số từ.

2. Loại từ có thé là phụ tố, hoặc là các yếu tố gắn với số từ (clitic), hoặc hồ tanvới SỐ tir.

Các ngơn ngữ hồ kết thường có loại từ hồ tan với số từ mà dién hình là tiếng

<small>Telugu [210].</small>

Trong tiếng Nhật có hàng trăm loại từ gắn kết với số từ, tuy nhiên, trong ngôn

<small>ngữ hàng ngày người Nhật thường dùng khoảng 38 loại từ [181, tr. 317] & [185].</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Theo các nhà nghiên cứu thì loại từ phụ tố và loại từ độc lập có những điểm

<small>khác nhau cơ bản:</small>

<small>+ Thứ nhất: Khả năng sáng tạo loại từ độc lập là khác nhau ở người nói (từ</small>

người này sang người khác), trong khi đó, khả năng tái tạo loại từ phụ tố ln lncó định, khơng thay đơi đối với người sử dụng.

<small>+ Thứ hai: Loại từ độc lập chỉ hình dáng, kích thước.... của vật thể, loại từ</small>

phụ tổ chỉ ra sự tương ứng của danh từ với loại từ trong sự đối lập động vat >< bat

<small>động vật.</small>

<small>+ Thứ ba: Sự lựa chọn loại từ độc lập cũng tự do hơn. Một danh từ có thé kết</small>

<small>hợp với hơn một loại từ độc lập, tuỳ thuộc vào các đặc tính riêng biệt, hoặc tuỳ</small>

thuộc vào các đặc điểm tương ứng có nằm trong mục đích miêu tả hay khơng. Điều

này cho đến nay khơng có ở loại từ phụ tô.

1.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của loại từPhổ quát về đặc điểm chung của loại từ

1- Loại từ có thé là một lớp từ loại mở trong các ngôn ngữ.

2- Trong một số ngơn ngữ có loại từ thì khơng phải tất cả các loại danh từđều có thé kết hợp với loại từ. Một số danh từ không thé đi kèm với một loại từ nào,điều này tuỳ thuộc vào đặc điểm của danh từ là gì.

3- Phạm vi đối lập về ngữ nghĩa của loại từ thường liên quan đến động vật/

bắt động vật, liên quan đến giới tính, tuổi tác, hình dáng, kích cỡ và cấu trúc của

danh từ mà nó kết hợp.

4- Loại từ thường là các đơn vị từ vựng độc lập, nhưng trong một SỐ ngơnngữ loại từ cũng có thể là các phụ tố cho số từ hoặc đại từ chỉ định.

<small>Các phạm tri ngữ nghĩa của loại từ</small>

Hầu hết các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về loại từ đều khăng định:

phân lớn loại từ có nghĩa.

Có một số quan điểm cho rằng loại từ khơng có nghĩa, thì Allan [147] khang

<small>định: “nêu loại từ khơng có nghĩa thì việc sử dụng các loại từ khác nhau với cùng</small>

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

một danh từ sẽ khơng có ảnh hưởng gì về ngữ nghĩa cả, nhưng thực tế là có, trong

<small>văn cảnh thông thường cũng như trong các cách sử dụng ngơn ngữ thì các loại từ</small>

khác nhau được dùng với cùng một danh từ đều nhằm tập trung vào những đặc điểmkhác nhau của đối tượng sở chỉ”.

Sau khi tham khảo các tài liệu nghiên cứu về loại từ trong các ngơn ngữ

chúng tơi có thể rút ra nhận xét: số lượng loại từ nhiều hay it tuy thuộc vào moi

<small>ngơn ngữ, nhưng chung quy lại có các nhóm ngữ nghĩa mà loại tu phân loại là (tuy</small>

<small>nhiên không phải loại từ trong ngơn ngữ nào cũng có đầy đủ các nghĩa này): 1. Chất</small>

liệu; 2. Hình dang; 3. Tính bền vững (consistency); 4. Kích cỡ; 5. VỊ trí; 6. Cá thể

>< tập hợp ; 7. Động vật >< bat động vật ; 8. Động vật >< người (loại từ con có sự

phân loại về con người ti mi hơn, liên quan đến giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội..).

Nhóm ngữ nghĩa 1—>›5 chỉ xuất hiện trong các ngơn ngữ loại từ, ba nhóm sauxuất hiện cả trong các ngôn ngữ như tiếng Anh (được coi là ngôn ngữ khơng có loạitừ). Các phạm trù đan xen vào nhau, nhiều loại từ có sự kết hợp của hơn hai phạmtrù, vì vậy đây là chủ đề cho sự phân tích nghĩa tố.

Nhiều ngơn ngữ chỉ có một loại từ chỉ người, ví dụ như tiếng Achagua (ngơnngữ thuộc ngữ hệ Arawak) và tiếng Nhật [209, tr. 20]. Tiếng Nhật chỉ có một loại từchỉ người nhưng có rất nhiều loại từ cho danh từ không phải con người. Sau khi

<small>phân chia danh từ thành lớp chỉ người và không chỉ người, loại từ trong tiếng Nhật</small>

lại tiếp tục chia nhỏ lớp không phải là con người thành các lớp với các loại từ tương

<small>ứng. Ví dụ hiki “động vật, cơn trùng, cá”, too “động vat lớn (ngựa, bị)”, wa “chìm”,</small>

bị “cá” và hai “mực 6ng”...

Theo các nhà ngơn ngữ học thì nếu trong một ngơn ngữ có hơn một loại từdành cho con người, thì sẽ có sự phân loại xa hơn về con người theo chức năng và

<small>địa vị xã hội của họ.</small>

Trong các ngôn ngữ Đông Nam A, một số ngôn ngữ Tây Tạng — Miễn Điện[146], tiếng Hàn Quốc, tiếng Việt, tiếng Hán... con người được phân loại bởi vị trí

xã hội hoặc theo mối quan hệ họ hàng. Việc lựa chọn loại từ nào cho người trong

<small>từng ngữ cảnh mang tính văn hóa, tình cảm và thái độ của người nói.</small>

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

a. Các đặc điểm vật lý của thực thể:

Loại từ cịn có chức năng phân loại danh từ theo các đặc điểm vật lý hữu cô

<small>của danh từ, nghĩa này được dùng với các danh từ không phải là con người</small>

(manimate), nói cách khác, đó là các danh từ chỉ đồ vật. Vì vậy, có thể nói, loại chỉ

đồ đạc thường bao gồm các nghĩa sau:

- Hình dáng và chiêu: đây là phạm trù nghĩa thường được sử dụng rộng rãitrong các hệ thống loại từ. Tuy nhiên, các ngôn ngữ khác nhau có những cách nhìnnhận về chiều và hình dáng của vật khác nhau. Người sử dụng ngơn ngữ dựa vàođặc điểm nỗi trội của vật mà họ tri nhận được dé sử dụng loại từ có nghĩa nao kết

<small>hợp với danh từ. Theo Frawley [192, tr. 123] các ngơn ngữ có xu hướng mã hố</small>

một hoặc hai chiều hơn là 3 chiều. Tuy nhiên trong tiếng Thái thì các vật có hìnhdáng phăng cũng được tri nhận một cách rõ ràng giống như vật có chiều dài và có 3

chiều [202, tr. 206]. Trong tiếng Nhật [184, 192] loại từ có nghĩa chỉ các vật theo

khơng gian 3 chiều ko “vật trịn hơi nhỏ” thường ít được dùng hơn loại từ cho vật cómặt phăng (hai chiều) và cho các vật thể đài (một chiều).

- Các tham tố nghĩa khác như sự mở rộng về không gian, thời gian, những

tinh chất bên trong của vật thể (nội vật- interioricity) và những giới hạn về phạm vi,

đường biên bao quanh của vật thường chồng chéo trong hệ thống nghĩa của loại từ.- Chiêu hướng (directionality) hoặc phương hướng (orientation) đi cùng vớichiêu kích (dimensionality) và hình đáng của vật thé trong nội hàm nghĩa của loại

từ. Các vật phẳng thường được trải ra theo chiều ngang và vật dài có xu hướng theo

chiều thắng đứng (ví dụ batang “vật dài thang đứng” Inđônêxia — xem sơ đồ ở

kết hợp với helai, bidang có kích thước như thé nào.

- Tính vững chắc (consistancy) được tri nhận bằng hai tham tố nghĩa: mém/

<small>dẻo >< cứng/ ran.</small>

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

- Thể chất (constitution) (lỏng>< rắn) cũng được tri nhận và sử dụng trong

<small>loại từ.</small>

b. Loại từ phân loại thực thể dựa vào đặc điểm chức năng:

Các đặc điểm chức năng cũng thường được phân loại trong hệ thống loại từ

giống như hình dáng và chiều. Các ví dụ thường được trích dẫn về loại từ dựa trêncơ sở chức năng thường được lấy từ tiếng Thái, tiếng Hmông, tiếng Miến Điện.Trong tiếng Thái [179] khan được dùng dé chỉ các vật với độ dài có thé cầm, tuynhiên hiện nay loại từ khan cịn có thể dùng cả cho ơ tô, xe đạp, xe máy, xe buýt vàcác loại xe cộ khác. Trong tiếng Hmông [155] loại từ rab được dùng cho các cơng

cụ, đồ dùng có thể cầm nắm.

<small>Loại từ dựa vào chức năng thường có tính đặc trưng văn hoá cao. Bởi lẽ các</small>

danh từ mà chúng kết hợp được dùng để làm gì tùy theo văn hóa, quan niệm củatừng nước, từng cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Việc lựa chọn loại từ nào vớinhững chức năng, ngữ nghĩa nào kết hợp với danh từ cho thấy cách tri nhận củangười sử dụng ngơn ngữ đó, tri nhận về thế giới thực tại, thế giới khách quan nhưthé nào, điểm nỗi trội nào được người sử dụng tri nhận. Câu hỏi đặt ra là trong cácphạm trù ngữ nghĩa của loại từ phạm trù nào có tính chất quyết định để người sửdụng lấy làm căn cứ? Liệu hình dáng, chiều, chất liệu hay là chức năng là căn bản

trong viéc quyết định chọn loại từ. Theo Bisang [155], Downing [184], trong hệ

thống loại từ chức năng có thé được coi là đặc trưng ngữ nghĩa thứ hai (khơng bắtbuộc có mặt) cịn các đặc điểm vật lý là các đặc điểm về hình dáng, kích thước được

coi là đặc trưng ngữ nghĩa thứ nhất (bắt buộc khi quyết định sử dụng một loại từ

nào, mặc dầu chức năng có thé là tham số căn bản đối với một số loại từ trong mộtsố ngôn ngữ, ví dụ như rab “cơng cụ hoặc phương tiện” trong tiếng Hmơng).

c. Tính cá thê hóa và tính định lượng:

Theo những nghiên cứu mà chúng tơi có được thì loại từ trong tất cả các

ngôn ngữ đều hướng tới việc xác định tính cá thể (đơn nhất) hay tập hợp cho thực

thể mà nó kết hợp. Các từ có nghĩa tập hợp là các đơn vị định lượng (từ chỉ đơn vịđo lường ước lượng) dé xác định danh từ đó có số lượng là bao nhiêu. Nghĩa củacác đơn vị đo lường ước lượng thường liên quan đến đặc trưng văn hóa của mỗi

<small>nước, do vậy người nghiên cứu khó có thê tiên đốn được.</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Như vậy, có thé khái qt lại các tham tơ nghĩa thường được thê hiện qua loại từ

<small>trong các ngôn ngữ trên thê giới như sau:</small>

Địa vị Tính bền vững

Thái độ Chiều (khơng gian)

<small>Tính nội vật</small>

Thể chất

Sơ đồ 1.1. Các tham tô nghĩa của loại từ.

<small>1.1.2.3. Sự phân biệt giữa loại từ và từ chi don vị do lường</small>

Hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khi nghiên cứu về loại từ đều chú ý

đến một đơn vị tương tự với loại từ, đó là từ chỉ đơn vị đo lường. Ý kiến của các

nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước không thống nhất với nhau về

<small>việc nên coi loại từ và từ chỉ đơn vị đo lường là cùng một loại, hay loại từ là một</small>

đơn vị từ độc lập khác với từ chỉ don vi đo lường, hay coi loại từ là một tiểu loạicủa danh từ. Thực tế việc gọi tên một đơn vị nào đó là điều khơng quan trọng, màquan trọng hơn cả là bản chất thực sự của chúng là gì. Với nhận thức như vậy, trước

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

hết chúng tôi đi vào xem xét bản chất của hai tiểu loại từ trên, từ đó chúng tơi sẽ cónhững kết luận riêng của mình.

Trước hết, có thé nhắc đến ý kiến của Lyons “loại từ là yếu tổ dùng dé cá

thể hố bất cứ đối tượng nào mà nó miêu tả” [219, tr. 463], còn từ chỉ đơn vị đolường “là một yếu tố cá thé hoá trong những thuật ngữ định lượng” [219, tr.464].

Loại từ phân loại danh từ qua các đặc điểm hữu có của đối tượng theo cáctiêu chí, đó là: người hay động vật, thực vật, đồ vật. Đến lượt nó, đồ vật lại được

<small>phân loại theo hình dáng, kích cỡ, đặc tính, độ đặc lỗng... còn từ chỉ đơn vị đo</small>

lường được dùng dé đo lường các đơn vị của danh từ đếm được và danh từ khối. Sựlựa chọn từ chỉ đơn vi do lường được quyết định bởi 2 yếu tố:

+ Số lượng hay đơn vị đo lường của thực thể

+ Đặc điểm vật ly của thực thé (như là tính lâu dài, thường xuyên hay chỉ

<small>trong một giai đoạn, tạm thờ!).</small>

Chắng hạn, từ chỉ đơn vị đo lường han trong tiếng Hàn Quốc được dùng riêng

cho việc đo lường rượu gạo và có thé dịch như là cái cứ trong tiếng Việt [215].

<small>Aikhenvald trong cơng trình nghiên cứu của minh [146], mặc dù đã phân biệt</small>

những điểm khác nhau nhất định về mặt ý nghĩa của hai kiểu từ loại này, nhưngAikhenvald đã gọi tên cả hai đối tượng trên đều là loại từ, và phân biệt loại từ

<small>(numeral classifiers) và loại từ chỉ đơn vi đo lường (measural classifiers).</small>

Ahren [150, tr. 204] nói “loại từ chỉ có thé phân loại qua nhóm điền hình vàgiới hạn của danh từ, trong khi các từ đo lường có thể được sử dụng như sự đo

<small>lường biến thé rộng lớn của danh từ.”</small>

Hầu như mỗi ngơn ngữ đều có đặt ra vẫn đề các yếu tô định lượng giống haykhác loại từ. Tuy nhiên do loại từ và các yêu tố định lượng có thé khó phân biệt

nếu chúng chiếm giữ vị trí giống nhau trong một danh ngữ nên Burling [157] khôngphân biệt loại từ với từ chỉ đơn vị đo lường, ông dùng thuật ngữ “loại từ” dé chỉ tat

cả các yếu tơ xuất hiện ở vị trí ngay sát số từ.

Về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp thì các từ chỉ đơn vị đo lường và loại từ có sựkhác nhau. Loại từ được sử dụng như là một đơn vị dé kết hợp với danh từ đếm

<small>được, trong khi đó các yêu tô chỉ đơn vị đo lường được tạo nên như các đơn vị dùng</small>

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

dé tính tốn. Loại từ phân loại danh từ về kích cỡ, hình dáng và tính động vật haybat động vật, chúng không cung cấp thông tin chỉ “số lượng”. Các từ chỉ đơn vị do

lường có ít sự giới hạn hơn loại từ về kiểu đanh từ chúng có thê đi kèm.

Sự phân biệt giữa loại từ và từ chỉ đơn vị đo lường thường được liên kết

với sự phân chia danh từ thành danh từ đếm được và danh từ khối (khơng đếm

được). Danh từ khối chỉ có thể kết hợp với số từ qua việc sử dụng từ định

<small>lượng [143, tr. 9].</small>

Sự xuất hiện của loại từ trong ngữ số từ kết hợp với danh từ có thể là bắt

buộc nhưng cũng có thé là khơng bắt buộc trong một số ngôn ngữ. Trong tiếng

Inđônêxia, loại từ thường bị bỏ đi trong ngôn ngữ hàng ngày, và trong một sốtrường hợp điều này không làm thay đổi nghĩa của danh ngữ. Nhưng trong tiếngViệt và nhiều ngôn ngữ khác thì loại từ bắt buộc phải có mặt khi muốn tính đếmmột đối tượng cụ thể nào đó. Tuy nhiên, đối với từ chỉ đơn vị đo lường thì khơng cókhả năng như vậy, sự vắng mặt của từ chỉ đơn vị đo lường sẽ ảnh hưởng đến nghĩa

<small>của cả ngữ đoạn.</small>

Trong tiếng Khmer, loại từ là bắt buộc trong ngôn ngữ chuẩn, nghi thức,nhưng không bắt buộc trong ngôn ngữ phi nghỉ thức, tuy nhiên từ chỉ đơn vị đolường là bắt buộc trong mọi trường hợp [143, tr. 9].

*) Các tiêu chí ngữ pháp hố dé phân biệt loại từ và từ chỉ don vị do lường.

Loại từ và các từ chỉ đơn vị đo lường khác nhau về khả năng sử dụng trong

các ngữ cảnh như trong việc sử dụng lặp lại (anaphoric) và về sự hợp dạng.

Trong tiếng Nùng [232, tr. 25-29] chỉ có loại từ mới có khả năng sử dụng lặplại với nghĩa là người, vật thay thé cho danh từ chính. Vi dụ loại từ dhng “người”được sử dụng lặp lại với nghĩa tat cả mọi người (trong khi đó, nếu so sánh vớitiếng Việt thì đây khơng phải là loại từ, mà chi là từ lay — theo quan niệm mộtmột số học giả)

<small>Vd 1.1. óhng óhng tơ ma chèu</small>

Lt: người Lt: người cũng đến nhìn(Mọi người cũng đến nhìn)

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Lobel [218, 30] cho răng “sự gắn kết giữa từ chỉ đơn vị đo lường với một

danh từ không mạnh bằng giữa một loại từ với một danh từ mặc dù về cấu trúc bềmặt thì giống nhau”. Vi dụ như từ rưỡi “một nửa” có thé đứng giữa từ chỉ đơn vị

<small>đo lường và danh từ, như trong ví dụ.</small>

<small>Vd 1.2. một cân rưỡi chó</small>

<small>(một và một nửa cân chó (thịt) (ở cửa hang bán thit)</small>

Điều này là khơng thé xảy ra trong danh ngữ có chứa loại từ, vì vậy ví du

<small>trên phải nói là:</small>

<small>Vd 1.3. một con chó TƯỠImột Lt: động vật chó nửa(một và một nửa con chó)</small>

<small>Vd 1.4. *một con TƯỡi chó</small>

<small>một Lt: động vật nửa chó(một và một nửa con chó)</small>

<small>1.1.2.4. Chức năng của loại từ</small>

Chức năng định lượng và chức năng cá thể hố

Khi nói đến chức năng định lượng của loại từ những người nghiên cứu ngữpháp thường nhắc đến ý kiến của Denny [182, tr. 298], ông cho rằng “danh từ thìđưa ra một vài kiểu loại về khối lượng (mass) cịn loại từ thì đưa ra đơn vi dé tinh

đếm khối lượng này”. T’sou [233] lại có một cách giải thích khác về chức năng định

lượng của loại từ bằng việc ông đưa ra thuật ngữ sỐ lượng và thực thể. Loại từ sẽ

được dùng khi danh từ trong danh ngữ cần phải được cá thể hóa. Và như chúng ta

đã biết, trong một danh ngữ, danh từ có thể bỏ di (nếu ngữ cảnh cho phép) nhưngloại từ thì khơng thể lược bỏ (ngoại trừ một số ngơn ngữ khơng bắt buộc có sự xuất

hiện của loại từ), bởi lẽ loại từ có chức năng chỉ ra kiểu loại cá thể đang được tính

đếm, cịn danh từ chỉ có tác dụng xác định một vài đặc điềm của ching mà thơi[182, tr. 301]. Ví dụ sau trong tiếng Inđônêxia cũng như trong tiếng Việt minhchứng cho điều này, cả danh từ và loại từ đều xuất hiện trong câu hỏi nhưng chỉ có

<small>loại từ được giữ lại trong câu trả lời:</small>

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>Vd 1.5a. berapa lamang se-bafang?</small>

<small>bao nhiêu lamang một- Lt: dài, cứng</small>

“Bao nhiêu tiền một cái lamang?” (lamang là ống nứa cơm nếp (com lam)như của đồng bào thiêu số của Việt Nam)

<small>Vd 1.5b. seribu se-batang</small>

<small>một nghìn một -Lt: dai, cứng“Một nghìn (rupi) một cái”</small>

Một khi đặc điểm hay phạm vi của thực thê (lamang) đã được thiết lập thì danhtừ có thê lược bỏ, nhưng loại từ - yếu tố chỉ vật có hình dài là cần thiết phải có mặt.

<small>Chức năng phân loại của loại từ</small>

Loại từ cung cấp thông tin về loại của thực thể. Các phương pháp phânloại danh từ trong ngôn ngữ phản chiếu thế giới vật lý giống nhau của thực thé.Như chúng ta biết tất cả các ngôn ngữ đều sử dụng một số các đặc điểm sở biểu

của danh từ cho sự phân loại, các đặc điểm này dựa vào tính tự nhiên và chứcnăng của thực thé. Loại từ có tac dụng cung cấp cho con người tri giác sự vật

hiện tượng theo lớp, loại và có được những nhận thức rõ ràng hơn về sự vật hiệntượng, quy lớp sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan thành những phạmtrù, hay còn gọi là những ô kiến thức. Loại từ cũng đại điện cho những phạm trùngữ nghĩa hay nói cách khác là loại từ có vai trị tơ chức, sắp xếp cho kiến thứccủa con người được mã hố trong ngơn ngữ. Những sự hiểu biết này tương quanvới các biến thé văn hố - xã hội, và với các ngun tắc phơ biến của sự tri nhận.Nó có thé phan ánh lớp tri nhận và lớp chức năng của vật thé trong mỗi nền văn

<small>hoá riêng.</small>

Tuy nhiên, loại từ mã hoá các thông tin khác nhau bằng cách chuyền tải quadanh từ. Có hai khả năng xảy ra sau đó (cả hai khả năng này cho thấy răng loại từkhông dư thừa về nghĩa):

- Khả năng thứ nhất là loại từ có tác dụng cộng thêm thông tin cho danh từ.Đây là điều rất đặc biệt đối với trường hợp các loại từ khác nhau được sử dụng với

<small>cùng một danh từ.</small>

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Việc lựa chọn loại từ nào cho con người có thể phụ thuộc vào địa vị xã hội

của người sử dụng ngơn ngữ. Một sinh viên có thể được coi là một người bìnhthường, hoặc cũng có thể là một thành viên trong lớp người có địa vị xã hội cao

<small>trong tiếng Hàn Quốc [215].</small>

Một ví dụ nồi tiếng trong tiếng Miễn Điện [151, tr. 113] minh hoạ cho quanđiểm nay. “Sơng” có thé được nói ít nhất trong 8 văn cảnh với 8 loại từ khác nhau,và nó chứng minh cho việc loại từ khơng hề dư thừa về nghĩa.

Bảng 1.1. Các loại từ khác nhau được sử dung với cùng một danh từ trong tiếngMiễn Điện

Danh | Số wo .

<small>từ từ Loại từ Dịch</small>

myi? | ta ya? Sông là một địa điểm (như điêm đến cho các cuộc di

myi? | ta tan Sông là một đường kẻ (như trên ban đô)

<small>myi? | to humwa Sông là một đoạn (như khu vực cá, đánh cá)</small>

myi? | to ‘sin Sông là một khoảng cách (như con đường đến sơng)myi? | ta thwe Sơng là một sự nói liền (như nam giữa hai làng)

myi? | ta ‘pa Sông là một vật thiêng liêng (như trong than thoại)

myi? | ta Khu’ Sông là một thực thê tri nhận trong khái niệm (nhưtrong cuộc thảo luận về các con sông nói chung)

myi? | te myi? Sơng là một con sơng (trường hợp không đánh dau)

<small>- Khả năng thứ hai là loại từ cũng bố sung thông tin được chuyền tải bởi</small>

danh từ. Chúng cung cấp cho người sử dụng biết các thực thé mới có thé phù hợp

với hệ thống ngữ nghĩa nao, thuộc vao lớp nào đã tồn tại trước đó. Ví dụ như trongtiếng Nhật, danh từ kokki “lá cờ tổ quốc” có thé được dùng với các loại từ khácnhau tuỳ thuộc vào trạng thái của nó (cở đang bay hay là đang được gập) [181]. Nếumột ngơn ngữ có một số phương pháp phân loại danh từ thì các phương pháp nàyb6 sung thơng tin cho danh từ bằng các cách khác nhau. Benton [152, tr. 142-143]đã nói về việc loại từ b6 sung thêm nghĩa cho danh từ như sau: “Việc sử dụng đúng

<small>loại từ ... tạo ra khả năng có thê mở rộng nghĩa trên nên tảng cụ thê với sự mơ hô</small>

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

về nghĩa nhỏ nhất. Danh từ thường có nghĩa khái quát hoá cao, và chúng cũngthường được sự hỗ trợ về nghĩa của các loại từ khác nhau. Những đặc điểm nỗi trộicủa sự vật hiện tượng được thê hiện thơng qua loại từ có những trường hợp chồng

<small>chéo lên nhau, hoặc thậm chí đơi khi trái ngược nhau”.</small>

1.L2.5. Đặc điểm tri nhận của người bản ngữ phản chiếu qua loại từ

Allan [147, tr.308] đã nói: “Ngơn ngữ phân loại thực thé theo các cách tươngtự nhau là điều khơng có gì phải ngạc nhiên nếu chúng ta đứng trên quan điểm rằng:nhận thức của con người trên thế giới nói chung là giống nhau, điều này được phản

ánh qua việc con người tri nhận thế giới hiện thực thông qua việc phân lớp và phân

<small>chia các phạm trù ngôn ngữ”.</small>

Các đặc điểm tri nhận của con người dựa trên cơ sở tính tự nhiên của thực thể.Theo đó, tham số ngữ nghĩa động vật hay con người là tham số đầu tiên được con

<small>người tri nhận qua ngơn ngữ, tham số thứ hai là hình dang của thực thé. Adam [144]</small>

và Conklin [169] cho rằng, một trong những ấn tượng đầu tiên của con người liên

quan đến thị giác. Đồng quan điểm như vay, Allan [147, tr. 308] cũng cho rằng khi

<small>nói đến nghĩa của loại từ là phải nói đến những đặc điểm ma con người có thê tri</small>

nhận được qua thị giác. Nhờ thị giác con người tri nhận thế giới tự nhiên qua các

đặc điểm động vật hay bat động vật, hình dang, kích cỡ, chất liệu và cuối cùng là

chức năng. Trong các tham số ngữ nghĩa này thì tham số hình dáng là nổi trội nhất,

tham số kích cỡ ít quan trọng hơn, tham số chức năng thường ít được nhắc đến. Bởi

lẽ, chức năng của sự vật hiện tượng sẽ khác nhau trong mỗi ngôn ngữ tùy thuộc vào

đặc trưng văn hóa của mỗi cộng đồng.

<small>Theo Frawley [192, tr. 134-135] quá trình thị giác liên quan đến sự ước tính</small>

và tri nhận về chuỗi. Sự tri nhận đó diễn ra như sau: một chiều > hai chiều (các bềmặt phẳng) > hai chiều (các bề mặt cong) > ba chiều (các vật bình thường). Conngười tri nhận sự vật dưới dạng một chiều, hai chiều nhiều hơn vật 3 chiều, một vàhai chiều được tri nhận trước sau đó mới đến 3 chiều. Đây là lý do giải thích tại saosự phân biệt hình dang là tham tố nghĩa tồn tại trong hầu hết các ngơn ngữ có loạitừ. Ngồi ra, đặc điểm nồi trội của thực thể mà con người dễ tri nhận hơn nữa làhình dáng của vật cong hay thăng.

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

1.1.2.6. Về nguồn gốc của loại từ

Loại từ thường có nguồn gốc trực tiếp từ các lớp mở của hệ thống từ vựng,

hoặc từ một tiêu nhóm của một lớp từ vựng nào đó [170, tr. 61]. Nguồn từ vựng phổ

biến nhất của loại từ là danh từ, động từ cũng có nhưng ít hơn. Tính từ, trạng từcũng là lớp từ vựng mở nhưng các lớp này khơng có xu hướng phát triển thành loạitừ. Các nhóm ngữ nghĩa khác nhau của danh từ và động từ cũng đồng thời tạo thànhcác kiểu loại từ khác nhau.

Các nhóm danh từ phát triển trở thành loại từ là rất phổ biến ở trong các họngôn ngữ. Các ngơn ngữ Australian (Uc) sử dụng nhóm danh từ chung như rau,thịt (hoặc các lồi động vật có thê lấy thịt), và các từ chỉ con người (như đàn ông,

<small>dan bà, và người) làm loại từ chung. Các ngơn ngữ của người Mayan (thuộc</small>

<small>Mexico) có nhóm loại từ chỉ phạm vi tương tác xã hội, văn hóa, tín ngưỡng (dan</small>

ơng, người đàn ơng đáng kính, các vị than). Loại từ có thé có nguồn gốc từ động

vật, chó, ngô, đá, nước. Các từ chi vật nuôi trong nhà hay thức ăn, đồ uống cũngcó thể trở thành loại từ [174].

Các tiêu nhóm danh từ thường lâm thời trở thành loại từ là:

- B6 phận cơ thể người như: tay, chân, mặt...

<small>Một cánh tay (tay — Dt) > một tay bác sĩ (Lt)</small>

<small>Một cái chân (chân —Dt) > một chân bóng ban (Lt)</small>

<small>- _ Từ chỉ quan hệ họ hàng, từ chỉ người (đàn ông, đàn ba) và động vật bậc cao</small>

<small>- _ Danh từ chung.</small>

<small>- Cac đơn vi tính tốn.</small>

- _ Danh từ chỉ các đối tượng mang tính văn hóa quan trọng hay các ý niệm như

nhà, ca nơ... cũng có thê trở thành loại từ.

Một điều đáng chú ý là rất nhiều nhóm danh từ: danh từ chỉ bộ phận cơ thểngười, danh từ chỉ quan hệ thân tộc, danh từ chung có thê phát triển thành nhiềunhóm loại từ chứ khơng phải một nhóm. Và việc thay đổi về nghĩa đương nhiên là

<small>cũng sẽ xảy ra khi chúng trở thành loại từ [146].</small>

Khi danh từ trở thành loại từ nó có thể trải qua một số sự thay đổi về

<small>nghĩa như sau:</small>

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

I- Danh từ chung có thé trở thành loại từ chung.

2- Danh từ chung có thể trở thành loại từ hạn chế cho một số lớp sự vật hiện tượng.3- Danh từ cụ thé có thé trở thành loại từ chung ...

1.2. Loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới

1.2.1. Sự phân bé loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới

Việc nghiên cứu về loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới đã được nhiềunhà nghiên cứu chú ý đến nhằm làm rõ hơn nữa bức tranh chung về loại từ. Trongnhững năm qua, số lượng các cơng trình nghiên cứu về các kiểu loại từ trong cácloại hình ngơn ngữ cũng như trong từng ngơn ngữ riêng lẻ đã cung cấp cho các nhànghiên cứu trên thế giới một cái nhìn tổng quát về loại từ trong các ngôn ngữ cũngnhư về sự phân bố của loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới.

Khi nghiên cứu về sự phân bố các ngôn ngữ trên thế giới, David Gil [177] đã

<small>chia các ngôn ngữ ra thành 3 nhóm dựa trên việc có sử dụng loại từ hay không trong</small>

cau trúc danh ngữ (tổng số các ngôn ngữ mà ơng nghiên cứu là 400 ngơn ngữ):

- Nhóm thứ nhất là các ngôn ngữ vắng mặt loại từ (260 ngơn ngữ).

- Nhóm thứ hai là các ngơn ngữ không bắt buộc sử dụng loại từ (62 ngôn ngỡ).- Nhóm thứ ba là các ngơn ngữ bắt buộc sử dụng loại từ (78 ngơn ngỡ).

<small>Theo Aikhenvald [146] thì các ngơn ngữ có loại từ (classifier languages)</small>

nằm trải rộng ở khu vực phía Đơng, Đơng Nam Á và khu vực Châu Đại Dương.Loại từ có mặt trong rất nhiều ngơn ngữ Tạng — Mién, trong các ngôn ngữ thuộcTrung Quốc, trong hầu hết các ngôn ngữ Môn-Khmer, Munda, Nicobarese. Trongcác ngôn ngữ viễn Đông, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc và tiếng Ainu đều có loại từ.

Trong các ngơn ngữ Uran, Hung ga ri, Thổ Nhĩ Kỳ, ngôn ngữ don lập Xibê ri... có một hệ thống loại từ rất lớn. Loại từ cịn được tìm thay Tải rac ở cácngơn ngữ Bắc Mỹ. Loại từ là vấn đề trung tâm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữhọc khi nghiên cứu ngôn ngữ ở bờ biển Tây Bắc, loại từ cũng có mặt trong cácngơn ngữ như tiếng Eyak-Athabaskan, Haida, Tlingit, Wakashan, Chemakuan

<small>[230]. Các ngơn ngữ Salisban của vùng Plateau có loại từ chỉ hình dáng. Con</small>

người — phi con người được phân biệt đối với loại từ trong tiếng Nez Perce,Sahaptin, và tiếng Upper Chinook và một số ngôn ngữ thuộc họ Salish, tiếng

<small>Colville [228].</small>

<small>34</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Loại từ phân loại danh từ dựa vào hình dáng của vật thé là một đặc điểm néitrội của các ngôn ngữ vùng Tây Bắc của California; loại từ có mặt trong ngôn ngữYurok và Wiyot. Nhiều ngôn ngữ ở Mexico và trung Mỹ có loại từ, ví dụ như tiếngAztec, tiếng Huave, tiếng Totonac, Sierra Popoluca, Zapotec, Nahuatl. Các ngôn

ngữ Mayan (đặc biệt là các ngôn ngữ này trong nhánh Kanjobalan) có hệ thống mởloại từ trong đó số lượng loại từ rất lớn [146].

Loại từ rất phát triển trong nhiều ngôn ngữ Nam Mỹ, đặc biệt là trong các

<small>ngôn ngữ này vùng đồng băng Amazon, bao gồm các ngôn ngữ của các họ như</small>

<small>Arawak, Tucano, Guahibo, Peba-Yagua, Chapahuan, Harakmbet, Bora-Witoto,</small>

Nambiquara, Tsafiki và một vài ngôn ngữ don lập như tiếng Waorani va Saliba[183]. Một số ngơn ngữ Tupí như tiếng Mundurukú cũng có loại từ.

Loại từ được tìm thấy trong một số ngơn ngữ Papua. Ngơn ngữ Đơng Sapik,Iwam có 5 loại từ, và tiếng Abau [213, tr. 744] có 12 loại từ. Tiếng Chambri (vùng

Lower SepIk) có 5 loại từ được dùng với các số 1 cho đến 4. Ở tỉnh Gulf, một số

ngơn ngữ Angan có loại từ. Ở vùng cao, tiếng Folapo thuộc họ Teberan, có loại từ[149]. Hầu hết các ngôn ngữ Mã lai đa đảo và Đại Dương đều có loại từ. Tuy nhiên,loại từ lại dường như vắng mặt trong các ngôn ngữ Mã lai đa đảo được nói ở vùngĐài Loan. Một số ngơn ngữ Đại Dương được nói ở vùng Papua New Guinea có cáchệ thống loại từ mở rộng[ 197].

1.2.2. Loại từ trong các ngôn ngữ Châu Âu

Loại từ (classifier) trong các ngôn ngữ trên thế giới cho đến nay đã đượcnghiên cứu khá cân thận, chỉ tiết. Thực ra, đối với người Việt, với tiếng Việt, còntranh cãi nhiều về vấn dé liệu có loại từ hay khơng. Nhưng đối với các học giả ChâuÂu thì loại từ là một khái niệm rõ ràng, một đơn vị ngơn ngữ đích thực, đây là đơn

<small>vị có cả nội dung và hình thức hay nói cách khác là có cả hình thức và nghĩa. Các</small>

học giả đã chia các ngôn ngữ trên thế giới thành các ngơn ngữ có loại từ (classifier

<small>languages) và các ngơn ngữ khơng có loại từ (non-classifier languages). Tuy nhiên,</small>

nhiều học giả lại cho răng tất cả các ngơn ngữ đều có loại từ, nhưng một số ngơn

<small>ngữ có loại từ điện hình hơn một sơ ngơn ngữ khác mà thôi.</small>

<small>35</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Trong các ngôn ngữ Châu Âu hiện tượng ngữ pháp về giống như là /e (giốngđực), ví dụ như le couteau (con dao), la (giống cái), như la table (cái ban); hay làcác biểu thức do lường hoặc tính đếm trong tiếng Anh a piece of paper (một maugiấy), a cup of milk (một cốc sữa), a handful of candies (một nắm kẹo), a pile of

clothes (một đống quan áo) cũng được coi là loại tir . Tuy nhiên các don vị này

trong tiếng Anh khơng nhiều và khơng điển hình nên có thé coi tiếng Anh như mộtngơn ngữ khơng có loại từ. Đặc điểm của loại từ không giống như phạm trù giống,mà chúng bao trùm các phạm vi ngữ nghĩa rất đa dạng, chúng tồn tại trong các ngữcảnh khác bên cạnh việc định lượng, cá thể hóa danh từ ....

Phần lớn các ngơn ngữ Châu Âu khơng có loại từ, tuy vậy, có một số ngơnngữ có hệ thống loại từ rất phong phú, chang hạn như tiếng Balan (có 3 loại từdùng cho danh từ số ít và hai loại từ số nhiều). Mặc dù khơng điển hình cho mộtngôn ngữ Châu Âu, nhưng tiếng Bengali đã sử dụng hệ thống loại từ dé phân loại

<small>danh từ. Mỗi danh từ trong ngơn ngữ này phải có loại từ tương ứng khi danh từ đó</small>

muốn kết hợp với số từ hoặc từ định lượng. Hầu hết danh từ tiếng Bengali đều có

thé kết hợp với loại từ chung fa, bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại từ cụ thể, chănghạn như jon, tuy nhiên, chỉ có một loại từ chỉ người. Số lượng loại từ trong tiếngBengali it hơn nhiều hơn so với loại từ trong tiếng Hán, tiếng Nhật. Loại từ trongngôn ngữ này nhất loạt đều là các phụ tố, khơng có loại từ là hình vị độc lập.

Cũng như loại từ trong tiếng Hán, tiếng Việt...một danh từ đếm được trong

<small>tiếng Bengali không thể xuất hiện mà khơng có loại từ, ví dụ như khơng thé nói *at</small>

<small>biral (tám mèo) mà phải nói af-ta biral "tám con mèo”. Trường hop *a/ biral (tám</small>

<small>mèo) được coi là sai ngữ pháp.</small>

Vd 1.6. Kôe-ta balish (Bao nhiêu-Lt gối)

<small>— Bao nhiêu cái gối?</small>

Vd 1.7. Char-pch-jon shikkhơk (bốn — năm — Lt giáo viên)—> Bốn hoặc năm người giáo viên

Tiếng Bengali có 5 loại từ, đó là hậu tố cho số từ, bao gồm [dẫn theo 146]:- £a (đếm được, không phải con người)

<small>36</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

-ti phần nhỏ bé, không quan trọng của -/â

<small>-jan (con người)</small>

-khana (vật thé long với hình tam giác hoặc có hình phẳng)

-khâni phần nhỏ bé, không quan trọng của -khana (giảm nhẹ nghĩa, nhỏ, bé),

<small>1.2.3. Loại từ trong các ngôn ngữ châu Phi, châu Mi</small>

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng đã quan tâm nhiều đến cái đơn vị gọilà classifiers trong các ngơn ngữ Châu Phi, Châu Mỹ. Có thé nói, loại từ trong các

<small>ngôn ngữ Châu Mỹ, châu Phi là tương đối phô biến. Năm 1991 Corbett viết cuốn</small>

Gender (Giống) [167] được coi như là cuốn từ điển bách khoa toàn thư về các kiểu

<small>phân loại danh từ trong các ngôn ngữ Châu Phi. Theo ông trong các ngôn ngữ Châu</small>

Phi có một số ngơn ngữ có sự phân biệt giống đực/ giống cái thông qua việc sửdụng loại từ. Điển hình là tiếng Swahili, có 8 loại từ chun dùng để phân biệtgiống. Một số ngôn ngữ thuộc khu vực này có số loại từ cho danh từ số ít nhiều hơnloại từ cho danh từ số nhiều. Chang hạn như tiếng Ful có 23 loại từ dùng cho danhtừ số ít và chỉ có 5 loại từ dùng cho danh từ số nhiều. Tiếng Mba có 6 loại từ dùngcho danh từ số ít, 3 loại từ dùng cho danh từ số nhiều. Tiếng Seneca [166, tr.13-14]

có 3 loại từ dùng cho danh từ số ít và 2 loại từ dùng cho số đôi va số nhiều. Các thé

đối lập về nghĩa thường thấy trong loại từ của các ngôn ngữ này là động vật/ bất

<small>động vật hoặc con nguoi/ không phải con người. Trong các ngôn ngữ Trung Mỹ,</small>

thế đối lập (động vật / bat động vật) thường xuất hiện trong nghĩa của loại từ trong

<small>một số ngôn ngữ như tiếng Otomanguean và trong tiếng Tequislates.</small>

Trong các ngôn ngữ Châu Mỹ có một số ngơn ngữ có loại từ dùng cho độngtừ (mà theo thuật ngữ của một số nhà ngơn ngữ học phương Tây thì gọi là loại từđộng từ). Trong các ngôn ngữ Bắc Mỹ An - đáng chú ý là tiếng Athabaskan và

Iroquoian, và một số ngôn ngữ Trung và Nam Mỹ (như tiếng Ika) loại từ động từ

phải được di với các vật có thể cầm nắm được như, hoặc đi với các từ chỉ vị trí, nơichốn [191].

Theo Curnow [175, tr.121] loại từ khơng có mặt trong các ngơn ngữ Bắc MỹẤn và các ngôn ngữ Papua. Trong các ngôn ngữ vùng Nam Mỹ cũng có rất ít loại

<small>37</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

từ, chăng hạn như trong tiếng Maku, Jê, AwaPit có vài loại từ danh từ. Các ngơn

ngữ Châu Mỹ có hệ thống loại từ rất phong phú, có ngơn ngữ có đến vài trăm loại

từ. Loại từ trong các ngôn ngữ này có thể gắn với số từ như một hậu tố, hoặc trongmột số trường hợp (tuy rất hiểm) là loại từ gắn với số từ như tiền tố.

Theo Schauer và Schauer 1978, tiếng Yucuna (Bắc Arawak) [dẫn theo 146]

có 8 loại từ số chỉ hình dáng của vật (trịn, hình trụ, thăng, cạnh, đối xứng, hình

lịng chảo) và loại từ phân biệt con người/ không phải con người. Trong tiếng

Cora [163, tr. 246] loại từ phân loại đối tượng mà chúng kết hợp thành 6 nhóm: Vật dài rắn; 2-Vật tròn; 3- Vật răn, phang; 4- Vật dai, mềm dẻo; 5- Động vật thuần

<small>1-hoá; 6- Con người.</small>

Tiếng Chipewyan [161] có các loại từ phân biệt thực thể theo các nghĩa: vậttròn, vật dài như cái gậy, sinh vật sống (động vật hoặc con người), vật chứa đựng,vật thé dạng sợi, tính tập hợp của vật thể, các vật thể giống như cuộn dây (đượccuộn tròn), ... Trong tiếng Ojibway [180, tr.106-107] các đặc điểm ngữ nghĩa củaloại từ giống tiếng Athabaskan, việc chọn loại từ nào phụ thuộc vao hình dáng của

phải con người được phân biệt trong nghĩa của loại từ trong tiếng Nez Perce,

Sahaptin, và tiếng Upper Chinook và trong ngôn ngữ thuộc họ Salish, tiếng

<small>Colville [228].</small>

Loại từ phân biệt con người/ phi con người, động vật/ bất động vật, bất độngvật với sự phân biệt nghĩa cơ bản là dựa vào hình dáng của vật thể, là một đặc điểm

nổi trội của các ngôn ngữ vùng Tây Bắc của California, tiếng Yurok và Wiyot, tiếng

Karok. Trong các ngôn ngữ vùng Đông Bắc, tiếng Menomini và tiếng Potawatomi

<small>38</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

(Algonquain) có loại từ dựa vào hình dáng của vật thể. Nhiều ngơn ngữ Mexico và

Trung Mỹ có loại từ số, ví dụ như tiếng Aztec (Uto-Aztecan), tiếng Huave (ngôn

ngữ đơn lập), tiếng Totonac (ngôn ngữ don lập), Sierra Popoluca [146].

1.2.4. Loại từ trong các ngôn ngữ châu Á và Đông Nam Á

Việc nghiên cứu loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á và Đông Nam Á đã đượcrất nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm, có thé kê ra một số nhà nghiên cứu với những

<small>quan niệm khác nhau như Ia.Plam, Haas, Robert B.Jone, Hundius va Kolver,</small>

Bhaskararao và Joshi, Saul, DeLancey, Pacioni, Bisang, LaPolla.R, Crofts, ... Y

kiến của các nhà nghiên cứu đều tập trung vào các điểm sau đây:

1.2.4.1. Sự tôn tại loại từ trong hau hết các ngôn ngữ Châu A

Theo các nhà nghiên cứu thì hầu hết các ngơn ngữ ở Châu Á đều sử dụngloại từ. Một ngơn ngữ sẽ có loại từ khi người nói bắt buộc phải băng cách nào đó

phân loại người hoặc vật mà họ đang nói đến theo một hướng nghĩa xác định. Đối

với vật có sự sống, xu hướng ngữ nghĩa này bao gồm có hay khơng có con người,nếu khơng phải là con người thì loại sự sống nào được nói đến (động vật, thực vật)hoặc phạm trù chức năng nao dang được nói đến (bắt buộc, mệnh lệnh, đe dọa...).Đối với bat động vật thì xu hướng nghĩa là các đặc điểm vat lý (hình dáng, kích cỡ,vật chất) và chức năng (phương tiện, công cụ).

Các kiểu cấu trúc loại từ khác nhau được tìm thấy trong các ngơn ngữ

trên thế giới, nhưng trong các ngôn ngữ Đông và Đông Nam Á, kiểu cấu trúcloại từ phổ biến nhất là cấu trúc loại từ số (numeral classifiers), mà luận án gọingăn gon là cấu trúc loại từ. Loại từ thường xuất hiện trong các kiểu cấu trúcdanh ngữ, bên cạnh số từ và trong các biểu thức định lượng, đôi khi xuất hiệnvới đại từ chỉ định. Trong các ngôn ngữ Đông Nam A, đây là loại cau trúc nôi

trội nhất, chiếm đại đa số cấu trúc loại từ (vẫn có loại từ động từ, như trong

tiếng Việt: ngủ một giác, đánh một cái...), nhưng kiểu cấu trúc này không đángkể nên trong luận án chúng tôi chỉ nghiên cứu loại từ xuất hiện trong cấu trúc

<small>danh ngữ mà thôi.</small>

<small>39</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

1.2.4.2. Đặc điểm hình thái của loại từ trong các ngơn ngữ Châu A

Một ngơn ngữ có thể có hai kiểu loại từ: 1- loại từ là từ độc lập; 2- loại từ là

phụ tố. Loại từ trong các ngôn ngữ Chau A có thể là từ hoặc phụ tố (phụ tổ ít phổbiến hơn).

Trong một số ngơn ngữ có trường hợp có 2 loại từ cùng xuất hiện trong mộtdanh ngữ. Có sự phân bố chức năng của loại từ khi cả hai loại từ cùng xuất hiện, đólà một trong hai loại từ vốn là loại từ tự nhiên và loại từ kia có chức năng chỉ ra

cách thức sử dụng. Chăng hạn, trong tiếng Yidiny(một ngôn ngữ được nói ở Úc)

danh ngữ bulmba walba malan trong đó bulmba là loại từ có nghĩa có thé dùng để ở,walba là loại từ có nghĩa chỉ từng đơn vị những vật hình khối có bê mặt bằngphẳng, vng van có thê dịch ra tiếng Việt là phiến, malan là đá. Vậy, có thé dich làphiến đá phẳng dùng để cắm trại [183]...

Loại từ trong các ngôn ngữ như tiếng Malaixia, Inđơnêxia (Bahasa Melayu),

tiếng Thái, tiếng Hán, tiếng Việt có cau trúc điền hình hơn cho các ngơn ngữ có loạitừ ở trong khu vực Đông và Đông Nam Á.

Vd 1.8. Tiếng Malaixia: empat ekor kuncing

<small>4 Lt:con méo</small>

(Bốn con mèo)

Vd 1.9. Tiéng Thai: burii soong múan

thuốc hai Lt:giéng như cái gậy(Hai điều thuốc)

Vd1.10. — Tiếng Han géi gaan — ngùk

<small>và Lt:tịa nhà</small>

(Vài tồ nhà cao tầng)

Cấu trúc loại từ trong các ngơn ngữ này có kết cấu tương đối giống một số

biểu thức trong tiếng Anh, ví dụ như sheets of paper (tờ giấy), two drops of water

<small>(hai giọt nước), two members of the family (hai thành viên gia đình). Tuy nhiên,</small>

trong tiếng Anh, các từ sheets, drops, members... không phân lớp sự vật đang đượcnói đến mà được coi như là cơng cụ để đo lường, tính đếm các danh từ sau nó.Chúng tơi gọi nó là “từ chỉ đơn vị đo lường ước lượng” khi nó định rõ hình thức vềsố lượng các vật chat ở dạng khối, vi dụ như trong ngữ sheets of paper (tờ giấy),

<small>40</small>

</div>

×