Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.75 KB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONGSỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY</b>

<b><small>3.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁODỤC </small></b>

<b>3.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị và tínhchất của giáo dục</b>

<i><b>a) Vị trí, vai trị của giáo dục</b></i>

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một hệ thống các quan điểm toàn diệnvà sâu sắc về những vấn đề cơ bản của giáo dục Việt Nam, bao gồm những quanđiểm về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục... góp phầnvào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc, xây dựng nền giáo dục mới và conngười mới ở Việt Nam.

<i>Giáo dục có vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí</i>

Minh ln đặt giáo dục ở vị trí đầu tiên và quan trọng nhất của sự nghiệp cáchmạng. Điều này được thể hiện rõ nhất, ngay khi nước nhà giành được độc lập, ngày3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dânchủ Cộng hịa, Hồ Chí Minh đã nêu 3 nhiệm vụ cấp bách phải làm là chống giặcđói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”<small>1</small>,“Dốt thì dại, dại thì hèn”<small>2</small>, dốt thì khơng thể phát huy được cả về chính trị, kinh tế,qn sự, văn hóa, xã hội; dốt sẽ thất bại trong tất cả và không thể vượt qua đượccái rào cản của một dân tộc “nhược tiểu”. Và Người yêu cầu cùng một lúc phải làmngay, tăng gia sản xuất cứu đói cho dân, tích cực xây dựng và củng cố lực lượngcách mạng, đồng thời phát động phong trào mở các lớp “bình dân học vụ” dạy chữcho các tầng lớp nhân dân.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người vẫn thường quan tâm, theo dõisự phát triển của nền giáo dục non trẻ, khơi dậy cho nhân dân tư tưởng “dân cường<small>1, 2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 7, 125.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

thì nước thịnh”. Người ln đặt nền giáo dục và kinh tế trong một chỉnh thể pháttriển thống nhất với nhau. Người chỉ thị: Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau.Người mong cán bộ giáo dục nhận thức được rằng khơng có giáo dục, khơng cócán bộ thì cũng khơng nói gì đến kinh tế - văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáodục là bước đầu. Tuy vậy, Người khuyên phải có tầm nhìn xa, song chớ nơn nóngchủ quan khi làm giáo dục, giáo dục cũng phải theo hoàn cảnh điều kiện. Phải rasức làm nhưng làm vội không được. Giáo dục và chính trị vừa là mục tiêu nhiệmvụ, vừa là động lực thúc đẩy của sự phát triển, hướng vào lợi ích của nhân dân,hạnh phúc của nhân dân.

<i>Giáo dục là động lực phát triển kinh tế xã hội. Trong tư duy Hồ Chí Minh,</i>

giáo dục vừa là cơ sở, vừa là nền tảng của sự phát triển bền vững. Giáo dục phải cótính thiết thực, kết hợp giáo dục lý thuyết với giáo dục thực hành, không viểnvông, mang nặng tính kinh viện, sách vở. Cần làm cho nội dung giáo dục mangtính cụ thể, thiết yếu, làm cho người được giáo dục - đào tạo thực sự trở thànhngười có tri thức, có năng lực phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xãhội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy, Người cho rằng nềngiáo dục cách mạng là một bộ phận không thể tách rời với sự nghiệp xây dựng nềnkinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới. Hồ Chí Minh đã nêu ra những luậnđiểm nổi tiếng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những conngười xã hội chủ nghĩa”<small>2</small>.

<i>Giáo dục là nhân tố cơ bản hình thành và phát triển nhân cách con người.</i>

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, xoay quanh ngun tắc có tính rườngcột là vấn đề con người, tất cả vì con người và do con người, con người cần phảiđược phát triển toàn diện. Chính vì vậy, Người ln đặt giáo dục ở vị trí cao nhất.Người cho rằng, giáo dục góp phần quyết định trong việc hình thành nhân cách conngười. Người ví giáo dục chính là sự nghiệp “trồng người” và đưa ra những luận<small>2, 2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 66, 413.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

điểm đầy tính triết lý, thực tiễn về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đối sự pháttriển của con người như: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mànên”<small>2</small>. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục là yếu tố quyết định trực tiếp nâng cao trìnhđộ học vấn, trình độ khoa học - kỹ thuật, chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trìnhđộ tổ chức quản lý cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong thựchiện các nhiệm vụ cách mạng. Giáo dục sẽ giúp cho người học có vốn liếng vềlịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới, mà nếu khơng có nó thì sẽkhơng giữ vững được nền độc lập, không thể tham gia vào công việc kiến thiếtxây dựng nước nhà giàu, mạnh. Giáo dục sẽ giúp cho người dân có kiến thức mớiđể biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước có nền văn hóa cao và đờisống tươi vui, hạnh phúc. Và như vậy, phát triển giáo dục là một nhân tố quyếtđịnh để phát triển con người toàn diện.

<i><b>b) Tính chất của nền giáo dục cách mạng</b></i>

<i>Giáo dục mang tính nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục mang tính nhân</i>

dân là “Ai cũng được học hành”. Quan điểm này thể hiện tính nhân dân, tính nhânvăn, cơng bằng, dân chủ... vốn là mạch nguồn trong hệ tư tưởng và chi phối tồn bộnhững cống hiến của Hồ Chí Minh cho cách mạng. Xây dựng nền giáo dục mangtính nhân dân là sự tiếp nhận phần tích cực trong tư tưởng “hữu giáo vô loại” (mỗingười đều được giáo dục) của Khổng Tử, thể hiện mong ước của nhân dân ta muốnđược học hành, đồng thời thấm nhuần quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lêninvề vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ trên cơsở phát huy vai trị của quần chúng thì sự nghiệp giáo dục này mới đem lại kết quảthiết thực. Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Giáo dục là sự nghiệp của quầnchúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thậttốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau,giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

đó”<small>3</small>. Theo Hồ Chí Minh, nền giáo dục cách mạng Việt Nam mang tính nhân dâncòn bởi nhân dân là người thầy vĩ đại của sự nghiệp giáo dục. Nhân dân khôngchỉ là kho kiến thức, nhân dân còn là kho chứa kinh nghiệm học tập q báu. HồChí Minh đã hồn tồn đúng khi căn dặn cán bộ, đảng viên rằng, phải “Học ởtrường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, khơng học nhân dân làmột thiếu sót rất lớn”<small>4</small>; “cán bộ phải đi sát dân, học dân”<small>3</small>.

<i>Giáo dục mang tính dân chủ. Theo Hồ chí Minh, tính chất dân chủ của nền</i>

giáo dục chính là hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chấtngười học, nhất là năng lực làm chủ, phẩm chất làm chủ; mỗi chủ thể tham gia quátrình giáo dục và đào tạo được tự chủ, tự do phát huy năng lực sáng tạo đa dạng

<i>của mình. Cách mạng tháng Tám thành công, xã hội mới ra đời - xã hội do</i>

nhân dân lao động làm chủ nên giáo dục cũng phải mang tính dân chủ. Hồ ChíMinh cho rằng: “Chế độ khác thì giáo dục cũng khác”, “dân tộc được giảiphóng; giáo dục được giải phóng thì giáo dục bây giờ phải khác giáo dụcphong kiến”<small>4</small>. Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam, Đảng và Chủ tịchHồ Chí Minh đã làm thay đổi lại tồn bộ hệ thống, mục tiêu và nội dung giáodục của các nhà trường phong kiến, tư sản để hình thành những nhân cách mới.“Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dânvà phong kiến”<small>5</small>. Người chủ trương xây dựng một nền giáo dục hướng vào cácgiá trị dân tộc, mang tính hiện đại, thể hiện tính nhân văn cao cả; một nền giáodục phát triển nhân cách con người, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Hồ Chí Minh cho rằng xây dựng nền giáo dục mới là một nền giáo dục mangbản sắc, cốt cách dân tộc Việt Nam. Nền giáo dục mới phải hướng đến giáo dụccác giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người cho rằng: “Dân ta phải biết sử

<small>3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 508.4, 3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 361, 3624, 5 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 344, 185.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”<small>5</small>; Người khẳng định “từ giờ phút nàygiở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”<small>6</small>; “Mộtnền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nênnhững người cơng dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm pháttriển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”<small>3</small>.

<i>Giáo dục mang tính khoa học. Theo Hồ Chí Minh, đó là một nền giáo dục</i>

gắn liềnvới tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan; phải kếthợp được giá trị, sức mạnh của dân tộc với giá trị của văn hóa nhân loại và sứcmạnh của thời đại. Hồ Chí Minh chủ trương phải xây dựng một nền giáo dụchướng vào các giá trị dân tộc, hiện đại và nhân văn, một nền giáo dục mang tínhkhoa học, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấutranh giành chính quyền, bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943) đã mang đậmtư duy của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa có hai đặc trưng cơ bản nhất làkhoa học hóa và đại chúng hóa. Sau Cách mạng tháng Tám, Đảng ta và Chủ tịchHồ Chí Minh đã dày cơng đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam dựa trên haiđặc trưng cơ bản của nền văn hóa cách mạng nêu trên. Tính khoa học ln đi liềnvới tính đại chúng trong nền giáo dục cách mạng đã thể hiện rõ tư duy lớn của HồChí Minh về việc xây dựng nền văn hóa mang đậm tính dân tộc Việt Nam, chắt lọcnhững tinh hoa văn hóa nhân loại, những nét tiến bộ của nền giáo dục thế giới.Đường lối phát triển văn hóa đầy tính sáng tạo này đã tạo cơ sở quan trọng xâydựng một nền giáo dục của đất nước từ sau năm 1945 đến nay. Nền giáo dục cáchmạng đã có những đóng góp quan trọng đối với sự hình thành những thế hệ conngười Việt Nam gắn bó với lợi ích dân tộc và làm nên những bản anh hùng ca bấtdiệt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đầy máu lửa, hy sinh và ngày nay là sựnghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

<small>5 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 255. 6, 3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 34.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Nền giáo dục mới phải quán triệt việc coi trọng tinh thần dân tộc trong nộidung, mục đích, đối tượng giáo dục. Nền giáo dục mới phải là nền giáo dục khoahọc, phải thanh trừ được những tiêu cực từ nền giáo dục thực dân, phong kiến,hướng tới loại bỏ các lạc hậu, hủ tục, trang bị kiến thức khoa học để giải phóng conngười. Trong nền giáo dục mới hiện đại, hướng tới việc trang bị những tri thức cầnthiết để xây dựng xã hội mới theo nguyên tắc “học đi đôi với hành”, “lý luận gắnliền với thực tiễn”, “giáo dục nhà trường gắn kết với giáo dục gia đình và xã hội”.Dù khơng có tác phẩm nào tập trung đề cập đến vấn đề xây dựng nền giáo dụckhoa học, hiện đại nhưng tinh thần cơ bản ấy được khắc họa hết sức sâu sắc trongnhững bài viết, những lời nói, những tư tưởng chỉ đạo, những việc làm của Người.

<b>3.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, nội dung, phương châmgiáo dục</b>

<i><b>a) Mục tiêu giáo dục</b></i>

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí,bồi dưỡng nhân tài đào tạo cho xã hội những công dân và cán bộ tốt, những người làchủ và làm chủ đất nước. Như vậy, giáo dục góp phần là hồn thiện nhân cách conngười, cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nóicách khác, nếu không phát triển, mở mang giáo dục để tạo ra đội ngũ những ngườilao động, những người cán bộ đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chínhtrị thì sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước sẽ khơng đạt được kết quả cao.Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển sản xuất, phát triển kỹthuật và giáo dục gắn bó chặt chẽ với nhau. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thìphải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kỹ thuật cải tiến. Muốnsử dụng tốt kỹ thuật thì phải có văn hóa. Muốn khơi phục kinh tế, phát triển vănhóa thì cần phải đào tạo cán bộ, “<small>k</small>hơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũngkhơng nói gì đến kinh tế văn hóa”<small>7</small>.

<small>7 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 345.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc phát triển giáo dục khơng chỉ với mụcđích tạo ra nguồn lực để phát triển đất nước (tức là con người với tư cách là độnglực cho sự phát triển) mà ở đây, q trình này cịn tạo ra những con người với địa vịvà tư cách là chủ và làm chủ xã hội mới, có đầy đủ phẩm chất năng lực: Đức, trí,thể, mỹ… (tức con người với tư cách là mục tiêu của sự phát triển). Hồ Chí Minhcho rằng: “Học để sửa chữa tư tưởng”, “Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng”,“Học để tin tưởng”, v.v.. Mục tiêu cao nhất của giáo dục là: “Đào tạo các em nênnhững người cơng dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm pháttriển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”<small>8</small>. Để trở thành những cơng dânhữu ích thì mục tiêu cao nhất của việc dạy và học là: Học để làm việc, làm người,làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.

<i>Tất cả các mục tiêu đó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mục tiêu đó cũng là</i>

thể hiện chiều sâu nhất trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

Từ việc xác định phát triển giáo dục nhằm “mục tiêu kép” là tạo ra con ngườivới vai trò vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển, Hồ Chí Minh cũng chorằng mục tiêu xuyên suốt của nền giáo dục nước nhà là phải đào tạo ra những ngườicó đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên là nguồn lực quan trọng hàng đầu để phục vụsự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Con người tồn diện, theo Hồ Chí Minh, “nhấtđịnh phải có học thức. Cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luậnMác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày. Hồ Chí Minh đặc biệt quantâm đến việc luyện “tài”, rèn “đức” cho cán bộ. Bởi theo Người, “có tài mà khơng cóđức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳngnhững khơng làm được gì ích lợi cho xã hội, mà cịn có hại cho xã hội nữa. Nếu cóđức mà khơng có tài ví như ơng Bụt khơng làm hại gì, nhưng cũng khơng lợi gì cholồi người”<small>9</small>.

<small>8 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 34.9 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 399.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng một nền “giáo dục hoàn toàn”, nghĩa làphải hướng đến mục tiêu phát triển hoàn toàn những năng lực vốn có của con người. Nềngiáo dục đó mở ra cơ hội cho mọi người được học hành, được phát triển, tự do, toàn diện.Nền giáo dục phải làm cho: “Tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng củamình”<small>10</small>. Để thực hiện được mục tiêu đó, Hồ Chí Minh cho rằng phải xây dựng một nềngiáo dục cách mạng “thực học” được thể hiện ở mục tiêu của giáo dục là “đào tạo các emnên những người cơng dân hữu ích cho nước Việt Nam”, làm “phát triển hồn tồnnhững năng lực sẵn có của các em”. “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học đểphục vụ đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”... Người cũng cho rằng,cần có một thái độ hiếu học, cầu tiến, ý thức chủ động, học tập không mệt mỏi, học suốtđời, học mọi lúc, mọi nơi, học mọi người. Lý tưởng “học suốt đời” được Người căn dặn,

<i>nhắc nhở nhiều lần. ”Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”</i><small>11</small>. Năm 1961, Người nói:“Tơi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Khơng học thì khơng theo kịp, cơng việcnó sẽ gạt mình ra phía sau”<small>12</small>. Theo Người, chỉ có xây dựng được một “xã hội học tập”thì mới thực hiện được vấn đề “học tập suốt đời” và ngược lại, mỗi con người Việt Nam,mỗi cơng dân Việt Nam có lấy học tập là mục đích, là cơng việc suốt đời thì mới đónggóp được vào việc xây dựng một xã hội học tập.

<i><b>b) Nội dung giáo dục</b></i>

<i><b>Theo Hồ Chí Minh, con người Việt Nam phải được giáo dục toàn diện. Giáo</b></i>

dục tồn diện trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nền giáo dục kết hợp chặt chẽ vănhóa, khoa học với chính trị. Giáo dục trên tất cả các mặt: Chính trị, tư tưởng, đạođức cách mạng, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, thẩm mỹ, thể chất và sức khỏe...Đó là những nội dung giáo dục hết sức căn bản, gắn bó chặt chẽ, làm nền tảng chosự phát triển con người Việt Nam tồn diện.

<small>10 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 315.11 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 377.12 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 273.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Giáo dục chính trị tư tưởng. Đây là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt</i>

quan tâm. Theo Người, chỉ khi tư tưởng thống nhất thì mới thông suốt trong hànhđộng. Do vậy, phải tập trung giáo dục chính trị, tư tưởng để thống nhất giữa tưtưởng và hành động của con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu ta không chuẩn bịsẵn sàng, không kịp thời lãnh đạo, thì tư tưởng sẽ hỗn loạn, hành động sẽ hỗnloạn”<small>13</small>. Muốn làm tròn nhiệm vụ, phải cải tạo tư tưởng. “Bồi dưỡng tư tưởng mớiđể đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con ngườimới”<small>2</small>. Hồ Chí Minh cịn cho rằng: “Chính trị là linh hồn, chun mơn là cái xác.Có chun mơn mà khơng có chính trị thì chỉ cịn cái xác khơng hồn. Phải cóchính trị trước rồi có chun mơn”<small>3</small>. Bởi vậy, nâng cao trình độ chính trị là nhucầu tự thân của mọi công dân yêu nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, là cơ sở đểnắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Giáo dục chínhtrị tư tưởng tác động trực tiếp đến con người, đến tư tưởng đạo đức và khả năngthực hành công việc của mỗi người, giúp họ khắc phục những tư tưởng lạc hậu,nâng cao tinh thần tự giác và tính tích cực trong quá trình cải tạo, xây dựng conngười mới.

Hồ Chí Minh cho rằng, phải dạy lý luận, dạy chủ nghĩa Mác - Lênin để nângcao nhận thức về chính trị tư tưởng cho mọi người. Giáo dục lý luận là truyền báchủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nướctới cán bộ, đảng viên nhằm tạo ra sự thống nhất về tư tưởng, nâng cao nhận thứcchính trị, phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫnhọ vận dụng những điều đã biết ấy vào cuộc sống. Giáo dục lý luận chính trị nhằmquán triệt và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin là điều kiện cần thiết để nâng caonăng lực trí tuệ. Nhưng thế chưa đủ, Hồ Chí Minh cịn địi hỏi phải học cả đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì đường lối chính sách của Đảng và Nhà<small>13, 2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 553, 200.</small>

<small>3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 269.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nước là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời phản ánh hiện thực của xãhội ta trong từng thời kỳ lịch sử. Người giải thích: “Có nắm vững đường lối cáchmạng... mới hiểu rõ mình phải làm gì và đi theo phương hướng nào để thực hiệnmục đích của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay”<small>14</small>.

<i>Giáo dục đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh coi giáo dục đạo đức cách mạng</i>

là nền tảng của chiến lược giáo dục. Nền giáo dục theo quan điểm của Hồ ChíMinh khơng dừng lại ở mục tiêu dạy kiến thức và dạy chuyên môn, mà quan trọng

<i>là dạy làm người. Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng, là vấn</i>

đề có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng con người mới. Theo Người: “Cũngnhư sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải cógốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạođức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân.Vì muốn giải phóngcho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơngcó đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì”<small>2</small>.

Xuất phát từ u cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam, vận dụng sáng tạonhững tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và đạo đức truyềnthống, Hồ Chí Minh xây dựng hệ thống các chuẩn mực đạo đức, xác lập thang giátrị để giáo dục thường xuyên cho những lứa tuổi khác nhau, ngành, giới khác nhaumột cách cụ thể. Trong nội dung giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng “cần,

<i>kiệm, liêm, chính” là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc. Để</i>

thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải chống thamơ, lãng phí và bệnh quan liêu. Giáo dục đạo đức cách mạng khơng có nghĩa là phảibỏ tất cả những tư tưởng cũ mà chỉ có những gì lạc hậu, gây tác hại xấu đối với sựnghiệp cách mạng thì phải phê phán cải tạo, phá bỏ. Những phạm trù: Nhân,

<small>14, 3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 115, 507.2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 292 - 293.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm của Nho giáo được Người kế thừa, phát triển một cáchsinh động và tinh tế.

<i>Giáo dục văn hóa, kỹ thuật, chun mơn nghiệp vụ. Hồ Chí Minh cho rằng:</i>

“Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng caochất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cáchmạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoahọc và kỹ thuật”<small>3</small>. Xuất phát từ một nước thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh tếnông nghiệp lạc hậu, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạngphức tạp, lâu dài, khó khăn gian khổ. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhândân ta phải phát huy tất cả các nguồn lực, tăng gia sản xuất làm cho nền kinh tếtăng trưởng và phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kỹ thuật cảitiến. Muốn sử dụng tốt kỹ thuật thì phải có văn hóa”<small>15</small>. Sớm nhận thức được tầmquan trọng của văn hóa, Hồ Chí Minh đã xác định văn hóa là một mặt căn bản củaxã hội, là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng con người mới, xã hộimới. “Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội”<small>16</small>. Bởi vậy, đào tạo con người xã hội chủ nghĩa phải được thực hiệntrên cơ sở nền tảng của một nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và coi trọng giáodục văn hóa truyền thống, giao lưu văn hóa.

Bên cạnh việc giáo dục văn hóa, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc nângcao trình độ kiến thức chun mơn cho mọi người, bởi cơng việc ngày càngnhiều, càng mới, khó khăn hơn, to lớn hơn, phức tạp hơn trước. Chẳng hạn: “Nếuta muốn dùng máy móc mà máy móc ngày một thêm tinh xảo, thì cơng nhân cũngphải có trình độ kỹ thuật rất cao khơng kém gì kỹ sư, phải biết tính tốn nhiều”<small>17</small>.Bởi vậy, phải biết học tập để nắm vững kỹ thuật, sử dụng đầy đủ công suất của<small>15 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 361.</small>

<small>16 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 647.17 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 388.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

máy, cải tiến phương tiện máy móc, làm việc để tăng năng suất cao đảm bảo chấtlượng tốt. Nhưng theo Người, nếu chỉ dừng ở sự hiểu biết trong sách vở, câu chữthì đó mới chỉ là “trí thức một nửa”, “muốn thành một người trí thức hồn tồn, thìphải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”<small>18</small>, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hộimới. Một trong những nội dung của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam đượcHồ Chí Minh xác định, đó là: “Quyết tâm đi sâu vào khoa học kỹ thuật và nghiệpvụ, phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ra sức học tập và vận dụng tốtsáng kiến và kinh nghiệm tiên tiến, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả chiếnđấu”<small>19</small>.

<i>Giáo dục về sức khoẻ, thể lực. Nhận thức rõ vai trò của sức khỏe trong việc</i>

xây dựng con người mới và xã hội mới, sau Cách mạng tháng 8/1945, Hồ ChíMinh căn dặn cán bộ và các cơ quan chức năng bốn việc cần quan tâm là: Cơngtác phịng bệnh, cơng tác thể dục thể thao, cơng tác vệ sinh và thực hiện đời sốngmới. Người kêu gọi: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗimột người u nước. Việc đó khơng tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ aicũng nên làm và ai làm cũng được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục.Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thơng, tinh thần đầy đủ, như vậy là sứckhỏe”<small>20</small>. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đưa giáo dục thể chất vào trường họctừ rất sớm. Ngay từ năm 1946, Người đã đặt ra yêu cầu: “Bộ Giáo dục có nha thểdục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, đặng giữ gìn sứckhỏe và bồi đắp sức khỏe”<small>2</small>. “Muốn lao động sản xuất tốt, cơng tác và học tập tốt,thì cần có sức khỏe”<small>3</small>. Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mớiviệc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức

<small>18 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 275.19 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 111.20, 2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 241.3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 542.4 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 175.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Dâncó cường thì nước mới thịnh.

<i>Giáo dục về thẩm mỹ. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục thẩm mỹ sẽ thúc đẩy</i>

mạnh mẽ việc hình thành nhân cách - đạo đức, hướng con người vào cái thiện, cái

<i>đẹp để phấn đấu, rèn luyện, hoạt động và cống hiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho</i>

rằng: “Mỹ dục: để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là khơng đẹp”<small>4</small>. “Chữ mỹ nghĩa làtốt đẹp”, “Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội khơng có gì tốt đẹp, vẻvang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân”. Như vậy, khơng nên hiểu giáo dục thẩmmỹ là giáo dục năng khiếu hoặc hẹp hơn chỉ là giáo dục nghệ thuật. Trong tư tưởngHồ Chí Minh, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa thẩm mỹ và nhu cầu xâydựng cuộc sống theo cái đẹp ở mọi lúc, mọi nơi và cái đẹp, cái lý tưởng trong diệnmạo của con người gắn liền với yêu cầu về sự cân bằng, sự hài hòa giữa tinh thầnvà thể chất, với đòi hỏi về lối sống cao đẹp, về tinh thần trách nhiệm và thái độphục vụ đối với nhân dân.

Giáo dục thẩm mỹ có hai chức năng là hình thành định hướng thẩm mỹ củanhân cách và phát triển những tiềm năng sáng tạo. Hình thành nhân cách theo tinhthần của những giá trị thẩm mỹ đích thực tất sẽ phát triển mọi khả năng tinh thầncủa con người vốn cần thiết trong các lĩnh vực sáng tạo khác nhau. Là một nhàgiáo dục kiệt xuất, Hồ Chí Minh nhận thức rõ điều này và người đã cố gắng biến tưtưởng này thành hiện thực. Người đánh giá tuổi trẻ không chỉ đẹp mà còn chứađựng biết bao nhiêu tiềm năng sáng tạo mạnh mẽ “như hoa mới nở, như mầm nonmới lên”. Nhiệm vụ của giáo dục là phải cố gắng “giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạtbát, tự động, trẻ trung” của các cháu nhưng cao hơn thế nữa còn phải làm phát triểnhồn tồn những năng lực sẵn có của các cháu. Văn hóa giáo dục phải đi sâu vàotâm lý quốc dân để vun đắp những tình cảm lớn như yêu nước thương dân; yêu cáichân, cái thiện, cái mỹ; u tính trung thực, ghét sự giả dối, phơ trương, hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thức… Những tình cảm trong sáng đó lại chính là mạch nguồn dẫn tới những tưtưởng cao đẹp.

Nội dung giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính hệ thống, cơ bản,tồn diện. Đây cũng là những nội dung hoạt động chủ yếu của nhà trường xã hộichủ nghĩa trong quá trình đào tạo, huấn luyện con người vươn lên chiếm lĩnhnhững giá trị cao quý, tinh hoa của dân tộc và của nhân loại. Nội dung giáo dụctoàn diện ấy đảm bảo cho thế hệ trẻ dần làm chủ kho tàng kiến thức văn hóa củalồi người, trau dồi cho mình vốn hiểu biết về khoa học, kỹ thuật vững chắc để cóthể vận dụng một cách linh hoạt trong cuộc sống, trong lao động; đồng thời gópphần giáo dục cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp giúp con người vững vàng trongmọi thử thách, “Giàu sang khơng thể quyến rũ. Nghèo khó không thể chuyển lay.Uy vũ không thể khuất phục”, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhândân.

<i><b>c) Phương châm giáo dục</b></i>

<i>Giáo dục từ dễ đến khó, học đi đôi với hành, lý luận gắn liềnvới thực tiễn. </i>

Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục cũng phải theo hồn cảnh, điều kiện, phảira sức làm nhưng khơng được vội vã, làm phải có kế hoạch, có từng bước. Giáodục thế hệ trẻ thì việc gì cũng phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng

<i>phải từ nhỏ đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp đến cao. Người cho rằng: “Đại</i>

học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoahọc tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúpích cho cơng cuộc xây dựng nước nhà. - Trung học thì cần đảm bảo cho học trịnhững tri thức phổ thơng chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồxây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. -Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu laođộng, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép

</div>

×