Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.19 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀ SỰ VẬN<small>DỤNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY</small></b>

<b><small>5.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠOĐỨC CÁCH MẠNG</small></b>

<i><b>5.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của đạo đức cách mạng</b></i>

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm hệ thống các quy tắc, chuẩnmực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợpvới lợi ích của cộng đồng, của xã hội và có vai trị rất quan trọng đối với sự pháttriển của xã hội. Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét trong tất cả mọi lĩnhvực hoạt động của con người, từ việc riêng đến việc công, từ lao động sản xuất ởhậu phương đến chiến đấu ngoài mặt trận, từ học tập, cơng tác đến sinh hoạt hàngngày. Hồ Chí Minh cũng bàn đến đạo đức ở mọi phạm vi, từ gia đình tới xã hội, từgiai cấp đến dân tộc, từ quốc gia đến quốc tế. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạođức cách mạng là hệ thống các quan niệm, quan điểm, luận điểm cơ bản của Ngườivề vị trí, vai trị và những chuẩn mực, ngun tắc trong xây dựng đạo đức mới;được hình thành, phát triển trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa đạođức nhân loại nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng ViệtNam.

<i>Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Kế thừa, phát triển các giá</i>

trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, Hồ ChíMinh đã coi đạo đức là phẩm chất gốc của con người, là cội nguồn để nuôi dưỡng,

<i>phát triển các phẩm chất khác và được Người ví như gốc rễ của cây, cội nguồn củasông, suối. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), Người chỉ rõ: “Cũng như</i>

sông thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc,khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

dù tài giỏi đến mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”<small>1</small>. Vì theo Người, muốngiải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tựmình khơng có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hố, xấu xa thì cịn làmnổi việc gì. Hồ Chí Minh cịn chỉ rõ: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xãhội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề,một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được

<i>nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới</i>

hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”<small>2</small>.

<i>Đạo đức có liên quan đến sự thành, bại của sự nghiệp cách mạng. Trong tác</i>

phẩm “Người cán bộ cách mạng” (1955), Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mọi việc thành haylà bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là khơng”<small>3</small>.Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng và phải giữ vững đạo đứccách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Trong cuộc cách mạng giảiphóng dân tộc, nhờ các tiên liệt Trần Phú, Minh Khai, Hoàng Văn Thụ và nhiềucán bộ khác đã nêu tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, sẵn sàng hy sinh chogiai cấp, cho dân tộc, cho nhân dân mà chúng ta đã giành được thắng lợi. Sự hysinh cao cả của các tiên liệt đã soi đường cho đồng bào ta đoàn kết đấu tranh, thànhmột lực lượng tất thắng. Theo Người, chỉ khi “có đạo đức cách mạng thì mới hysinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tớithắng lợi hồn tồn”<small>4</small>. Hồ Chí Minh chỉ rõ, đạo đức cách mạng giúp cho con ngườitrong mọi khó khăn, thử thách, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước và khigặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn,không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, quan liêu, kiêu ngạo, hủ hóa.Đạo đức cách mạng cịn có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ vững sự ổn định về

<small>3</small><b><small> Hồ Chi Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 354.</small></b>

<small>4 Hồ Chi Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 360.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xây dựng đời sống mới, lối sống mớicủa con người và xã hội.

<i>Đạo đức cách mạng có vai trị rất quan trọng đối với công tác xây dựngĐảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ, Đảng ta phải thật sự “là đạo đức,</i>

là văn minh” thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang. Đảng ta từ ngàymới ra đời đã giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiếnlên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọinhư mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân tavững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phảnphong. Trong những năm đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến, biết baođảng viên ưu tú và quần chúng cách mạng đã nêu gương về đạo đức cách mạng, vìdân, vì nước, vì Đảng mà hy sinh.Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bịcho đất nước ta nở hoa độc lập, tự do.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã sớm thấy được nhữngnguy cơ thối hóa, biến chất về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Năm1947, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để chỉ rõ, trong Đảngta cịn có những người chưa học được, chưa làm được bốn chữ “chí công vô tư”,cho nên mắc phải nhiều “căn bệnh” của chủ nghĩa cá nhân, như “Bệnh tham lam”,“Bệnh lười biếng”, “Bệnh hiếu danh”, “Bệnh cận thị”... Những căn bệnh đó khơngchỉ làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, của nhân dân mà còn làm suy yếu Đảng;đồng thời làm giảm niềm tin của quần chúng vào Đảng. Trong “Di chúc”, Ngườiđã căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật

<i>sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư.</i>

Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là ngườiđầy tớ thật trung thành của nhân dân”<small>5</small>.

<i>Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức trong mối quan hệ với tài năng của con</i>

<small>5 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 622.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>người. Theo Người, đức và tài ln có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó đức là</i>

gốc. Trong “Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai” (1958), Hồ ChíMinh chỉ rõ: “Có tài mà khơng có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏinhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những khơng làm được gì ích lợi cho xã hội, màcịn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà khơng có tài ví như ơng Bụt khơng làmhại gì, nhưng cũng khơng lợi gì cho lồi người”<small>6</small><i>. Theo Hồ Chí Minh, tài còn là sự</i>

thể hiện của đạo đức trong hiệu quả hành động. Trong “Bài nói chuyện với đồngbào và cán bộ tỉnh Bắc Giang” (1961), Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng và Chính phủsẽ lấy thành tích lao động sản xuất và lãnh đạo sản xuất tốt hay là kém mà đánh giátinh thần yêu nước và đạo đức cách mạng của mỗi người, mỗi cán bộ”<small>7</small>. Đạo đứccách mạng còn là thước đo lòng cao thượng, phẩm giá của con người. Trong tácphẩm “Đạo đức cách mạng” (1955), Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tuy năng lực và côngviệc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng aigiữ được đạo đức đều là người cao thượng”<small>8</small>. Theo Người, đại đa số chiến sĩ cáchmạng là người hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì gươngmẫu, chịu đựng khó khăn, gian khổ, chất phác, kính trọng của cơng... Đạo đức ấycó ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹtục, thuần phong tốt đẹp của dân tộc. Do vậy, thực hành đạo đức cách mạng khôngchỉ nâng cao giá trị mà còn tạo ra động lực giúp mỗi người hoàn thành tốt mọinhiệm vụ được giao.

<b>5.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạođức cách mạng</b>

<i><b>a) Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân</b></i>

<i>“Trung, hiếu” là những giá trị của đạo đức truyền thống phương Đơng và</i>

dân tộc Việt Nam, được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới.

<small>6 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 399.7 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 107.8 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 508.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Theo quan điểm của Nho giáo, “trung” nghĩa là trung thành với vua. Còn “hiếu” làhiếu thảo với cha, mẹ, với những người đã có cơng sinh thành, nuôi dưỡng và giáodục. Phạm trù “Trung”, “Hiếu” trong xã hội phong kiến có nội hàm hẹp, mang tínhcá nhân, gia đình và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trở thành giá trị hàng đầucủa đạo đức Nho giáo và xã hội phong kiến.

<i>Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu củađạo đức cách mạng, chi phối các phẩm chất khác. Tiếp thu có chọn lọc các giá trị</i>

đạo đức truyền thống, Hồ Chí Minh đã mở rộng nội hàm của giá trị “trung, hiếu”,từ bổn phận, trách nhiệm đối với vua và với gia đình thành “trung với nước, vớiĐảng và hiếu với dân”. Trong “Bài nói tại Trường cán bộ tự vệ Hồ Chí Minh”(1946), Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu vớicha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phảihiếu với toàn dân, với đồng bào”<small>9</small>.

<i>Trung với nước là trung thành với sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước</i>

của dân tộc; có hành động cụ thể để giải phóng, bảo vệ, xây dựng quê hương, đấtnước giàu mạnh; ln đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết;sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do và sự phát triển phồn vinh của đấtnước. Trong thời đại mới, đất nước gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa, do giai cấpcông nhân, mà đội tiền phong là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do vậy, trung với nướcphải gắn liền với sự kiên định với con đường chủ nghĩa xã hội.

<i>Trung với Đảng là trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng;</i>

chấp hành nghiêm kỷ luật, có quyết tâm cao trong thực hiện và vận động quầnchúng nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ đường lối và tổ chứcĐảng. Theo Hồ Chí Minh: “Đảng khơng phải là một tổ chức để làm quan phát tài.Nó phải làm trịn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

bào sung sướng”<small>10</small>. Trong Đảng ta, gồm có những người có tài, có đức. Phần đơngnhững người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất, kiên quyết, dũng cảmnhất đều ở trong Đảng ta nên phải tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởngcách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm kỷ luật, thực hiện thắng lợi đường lối củaĐảng để làm gương cho tất cả quần chúng noi theo.

<i>Hiếu với dân. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Hiếu với dân là sự tơn</i>

trọng, kính u nhân dân, ln tin ở dân, thấy được sức mạnh to lớn của nhândân, có tinh thần đồn kết, lắng nghe ý kiến và hết lịng phục vụ nhân dân. Hiếu

<i>với dân phải thực hiện “bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều</i>

của dân”<small>11</small>. Vì theo Người, “Dân” hay “Nhân dân” là vốn quý nhất, là người chủcủa đất nước, có quyền quyết định tối cao vận mệnh của dân tộc Cán bộ từ trênxuống dưới đều là đày tớ của nhân dân, chứ không phải là quan như ngày trướcmà “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”<small>12</small>. Tức là cán bộ phải chăm lo đời sống của nhândân, phải giúp nhân dân tổ chức lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống mới.Người cách mạng “hiếu với dân” thì nói dân tin, làm dân theo và được dân hếtlòng ủng hộ, cách mạng chắc chắn sẽ thắng lợi.

<i><b>b) Yêu thương con người</b></i>

<i>Yêu thương con người được bắt nguồn từ sự thấu hiểu điều kiện, hoàn cảnhsống của những người lao động, đang phải chịu cảnh nơ lệ, bị áp bức, bóc lột.</i>

Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, Hồ Chí Minh đã thấu hiểu sự cayđắng, khổ nhục của những người lao động, bị áp bức, bóc lột. Người nhận thức rõnguồn gốc của những đau thương đó là do chủ nghĩa đế quốc, thực dân và phongkiến gây ra. Vì vậy, tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh khơng chỉ là sựthấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ, quan tâm, chăm lo đến con người mà còn gắn liền vớinhững hành động cách mạng để thức tỉnh, đấu tranh giải phóng, đem lại cuộc sống

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

tự do, ấm no, hạnh phúc cho con người, trước hết là những người lao động khôngchỉ ở trong nước mà trên toàn thế giới.

<i>Yêu thương con người là luôn tin vào khả năng, sức mạnh và sự hướng thiệncủa con người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chữ người nghĩa là nhân dân. Người</i>

chỉ rõ: “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnhbằng lực lượng đồn kết của nhân dân”<small>13</small>. Hồ Chí Minh chỉ rõ, có những người lúctranh đấu thì hăng hái, trung thành, khơng sợ nguy hiểm, khơng sợ cực khổ, khơngsợ qn địch, nghĩa là có cơng với cách mạng, nhưng “khi có ít nhiều quyền hạntrong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ơ, lãng phí, quan liêu, khơngtự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng”<small>14</small>. Chúng ta muốn xây dựngmột xã hội mới, một xã hội tự do bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính. Vìvậy, một mặt cần phải kiên quyết đấu tranh, tẩy cho sạch hết những thói xấu của xãhội cũ; mặt khác phải tạo mọi điều kiện cho họ có thể sửa chữa sai lầm, khuyếtđiểm, để ngày càng tiến bộ.

<i>Yêu thương con người phải sống, ứng xử với nhau có tình, có nghĩa. Hồ Chí</i>

Minh chỉ rõ, nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình, có nghĩa. Từ khi có Đảngta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồngbào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Vì u thương nhân dân, HồChí Minh đã chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để đấu tranh và dành cảcuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, hạnh phúc cho con người. Khi“Nói chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp” (1946), Người khẳng định: “Cảđời tơi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc củaquốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông phasự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”<small>15</small>.

<i>u thương con người phải luôn quan tâm, giúp đỡ, chăm lo đến lợi ích</i>

<small>15, 2, 3 Hồ Chi Minh Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 272, 187, 64.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>chính đáng của họ. Theo Hồ Chí Minh, trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát</i>

xít thực dân là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả nhữngngười khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ họ. Khi “Trả lời các nhà báonước ngồi” (1946), Người nói rõ: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tộtbậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”<small>2</small>. Với ham muốn đó,Hồ Chí Minh ln dành tình cảm sâu đậm, vừa bao la, vừa gần gũi, từng số phậnmỗi con người đến cộng đồng, giai cấp, dân tộc và nhân loại. Trong Thư gửiUBND các Kỳ, tỉnh, huyện và làng (17/10/1945), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Ngàynay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếunước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng cónghĩa lý gì”<small>3</small>. Từ đó, Người ln có hành động cụ thể để thức tỉnh, vạch hướng điđúng đắn, đánh thức những giá trị tốt đẹp nhất trong mỗi người, động viên, khíchlệ họ dũng cảm đứng lên đấu tranh để giải phóng, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnhphúc và hoàn thiện bản thân.

<i><b>c) Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư</b></i>

Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là những phẩmchất không thể thiếu của người cách mạng, được Người ví như bốn mùa của trời,bốn phương của đất. Thiếu một mùa thì khơng thành trời, thiếu một phương thìkhơng thành đất, thiếu một đức thì khơng thành người. Mỗi phẩm chất cần, kiệm,liêm, chính, chí cơng vơ tư đã được Hồ Chí Minh giải thích rất rõ ràng, cụ thể.

<i>Cần là sự siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; là lao động với tinh thần</i>

tự lực cánh sinh, có kế hoạch, sáng tạo, đem lại năng suất cao, không lười biếng, ỷ

<i>lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như tay</i>

siêng làm thì hàm siêng nhai mà cịn có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải cần,cả nước đều phải cần. Người chỉ rõ: “Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhàsiêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

năng thì nước mạnh giàu”<small>16</small><i>. Theo Hồ Chí Minh: “Muốn cho chữ cần có nhiều kếtquả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc”</i><small>2</small>. Công việc bất kỳ to nhỏ, đều cóđiều nên làm trước, điều nên làm sau. Nếu khơng có kế hoạch, điều nên làm trướcmà để lại sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ,

<i>mất cơng nhiều mà kết quả ít. Đối với Hồ Chí Minh: “Lười biếng là kẻ địch củachữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc”</i><small>3</small><i>. Do vậy, Người yêu cầumọi người phải nhận thức rõ: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống,</i>

nguồn hạnh phúc của chúng ta”<small>4</small>.

<i>Kiệm “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, khơng bừa bãi”</i><small>5</small>. Trong tưtưởng Hồ Chí Minh, tiết kiệm có nội dung tồn diện, như tiết kiệm sức lao động, tiếtkiệm thời gian, tiết kiệm tiền của nhân dân; khơng phơ trương hình thức, khơng liênhoan, chè chén lu bù. Trong đó, tiết kiệm thời gian là rất quan trọng. Tục ngữ cócâu: “Thời giờ tức là tiền bạc”. Của cải nếu hết cịn có thể làm thêm. Khi thời giờ đãqua rồi, khơng bao giờ kéo nó trở lại được. Muốn tiết kiệm thời giờ, thì việc gì tacũng phải làm cho nhanh chóng, mau lẹ. Khơng nên chậm rãi. Không nên “nay lầnmai lữa”. Tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người. Khơngnên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ người khác. Theo Người: “Tiếtkiệm không phải là bủn xỉn. Khi khơng nên tiêu xài thì một đồng xu cũng khơng nêntiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêucơng, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Việc đáng tiêumà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm”<small>6</small>. Tiết kiệm phải kiên quyếtkhông xa xỉ. Việc đáng làm trong một giờ, mà kéo dài đến 2, 3 giờ, là xa xỉ. Hao phívật liệu là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo là xaxỉ. Ăn không ngồi rồi, trong lúc đang cần kháng chiến và xây dựng cũng là xa xỉ.

<i>Liêm là sự trong sạch, không tham lam; không tham địa vị, tiền tài, sung</i>

<small>16</small><b><small>, 2, 3, 5, 6 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 118, 118,120, 122, 123.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

sướng, khơng ham người khác tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học,ham làm, ham tiến bộ; tơn trọng giữ gìn của cơng và của dân. Ngày xưa, dưới chếđộ phong kiến, những người làm quan khơng đục kht dân thì gọi là liêm, nhưngchữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp. Ngày nay, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn, đó là mọingười đều phải liêm. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, làmột dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiếnbộ”<small>17</small>. Đối với cán bộ, Người luôn căn dặn: “Những người trong công sở phải lấy

<i>chữ Liêm làm đầu”</i><small>18</small>. Mỗi cán bộ phải nhận thấy rằng, tham lam là một điều rấtxấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân. Đối với nhân dân phải biết quyềnhạn của mình, phải biết kiểm sốt cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm. Đốivới pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào,làm nghề nghiệp gì.

<i>Chính là thẳng thắn, đứng đắn, không tà. Theo Hồ Chí Minh: Cần, Kiệm,</i>

Liêm là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa,quả mới là hồn tồn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng cịn phải Chínhmới là người hồn tồn. Người cho rằng: “Trong xã hội, tuy có trăm cơng, nghìn

<i>việc. Song những cơng việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc chính và việc tà. Làmviệc chính, là người thiện. Làm việc tà, là người ác”</i><small>3</small>. Hoạt động của con người cóthể chia làm ba mặt chính: đối với mình, đối với người, đối với cơng việc. Đối vớimình: Chớ tự kiêu, tự đại. Đối với người: Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinhngười dưới. Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết. Phải họcngười và giúp người tiến tới. Phải thực hành chữ Bác - Ái. Đối với việc: Phải đểcông việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì, thì quyết làmcho kỳ được.

<i>Chí cơng vơ tư là hết sức cơng bằng, khơng chút thiên vị, ln đặt lợi ích của</i>

<small>17, 3 </small><b><small>Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 128, 12.</small></b>

<small>18, 4 </small><b><small>Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 123, 217</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Đảng, của nhân dân, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Người nói: “Đem lịng chícơng vơ tư mà đối với người, với việc”<small>4</small>. Đối với người phải quyết tâm làm gương,siêng năng, tiết kiệm, trong sạch; không kiêu ngạo, tự mãn, tự túc; nói ít làm nhiều,thân ái, đồn kết. Đối với việc phải ham làm những việc ích quốc lợi dân. Khôngham địa vị và công danh phú quý. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Khi làm bất kỳ việc gìcũng đừng nghĩ đến mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào, đến tồn dân đã”<small>19</small>.Phải để cơng việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì, thìquyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, khơng sợ khó nhọc, khơng sợ nguyhiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ, phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận,phải quyết làm cho thành công.

Theo Hồ Chí Minh, các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặtchẽ với nhau và với chí cơng vô tư. Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau, như haichân của con người. Cần mà khơng Kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũngnhư một cái thùng khơng có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy,khơng lại hồn khơng. Kiệm mà khơng Cần thì khơng tăng thêm, khơng phát triểnđược. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, khơng tiếp tục đổ thêm vào, lâungày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt. Liêm phải đi đôi vớikiệm, cũng như kiệm phải đi với cần. Người chỉ rõ: “Có cần mới kiệm. Có cần,kiệm mới liêm. Có cần, kiệm, liêm mới chính”<small>20</small><i>. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến</i>

chí cơng vơ tư. Ngược lại, đã chí cơng vơ tư, một lịng vì nước, vì dân, vì Đảng thìnhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

<i><b>d) Tinh thần quốc tế trong sáng</b></i>

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải kết hợp chặt chẽvới chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Bởi tinh thần quốc tế không “trong sáng” sẽdẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, sơ vanh, biệt lập, kỳ thị, hoặc chủ nghĩa bành

<small>20 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 241.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

trướng bá quyền. Tinh thần quốc tế trong sáng là sự tôn trọng các dân tộc, đấutranh cho sự bình đẳng các dân tộc, cho hịa bình và phát triển nhân loại, chốnglại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc. Tinh thần quốctế trong sáng còn thể hiện ở sự đoàn kết và ra sức ủng hộ, giúp đỡ các cuộc đấutranh chính nghĩa của nhân dân các nước vì những mục tiêu của thời đại. Hồ ChíMinh chỉ rõ: “Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyệt đối trung thành với lợi íchcủa giai cấp vơ sản và của dân tộc; giữ gìn sự đồn kết nhất trí trong Đảng và sựđồn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản, giữa các nước trong đại gia đình xã hộichủ nghĩa, đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi”<small>21</small>. Ngườikhẳng định, từ trước tới nay Đảng ta đã làm đúng như thế. Từ nay về sau, Đảng tanhất định sẽ làm đúng như thế.

Từ luận điểm của Người về cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lựclượng hồ bình dân chủ, xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Trong cuộc đời hoạt độngcách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng xây đắp tinh thần quốc tế vô sản trong

<i>sáng theo phương châm: “Quan sơn muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là</i>

anh em!”<small>22</small>; trong đó: “Sự đồn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sựđoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và cơng nhân tất cả các nước có ý nghĩaquan trọng bậc nhất”<small>2</small>. Trong “Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ III của Đảng Lao động Việt Nam”, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta cónhiệm vụ giữ vững vị trí tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Đơng Nam châu Á, ra sứcgóp phần tăng cường lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hồ bình ởĐơng Nam Á và trên thế giới”<small>3</small>. Từ đó, Hồ Chí Minh và Đảng ta ln coi trọng xâydựng, củng cố sự đoàn kết giữa các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giớivà các đảng cộng sản và đảng cơng nhân; đồng thời tìm mọi cách tun truyền, giải

<small>21 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 673.</small>

<small>22, 2 ,3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 670, 675, 674.</small>

<small>4 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 284.</small>

<small>5 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 546.</small>

<small>6 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 196.</small>

</div>

×