Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.2 KB, 24 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONGTHỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY</b>
<b><small>6.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍMINH </small></b>
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong tư tưởngHồ Chí Minh; đó là hệ thống các quan điểm về vị trí, vai trị của con người, tìnhthương u, quý trọng, khoan dung, độ lượng và niềm tin vững chắc vào phẩmchất, sức mạnh của con người, có mục tiêu, phương hướng đúng đắn để giải phóngcon người; được hình thành trên cơ sở kế thừa, phát triển những giá trị nhân văn tốtđẹp của dân tộc và nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa nhân văn Mác - Lênin; là tàisản tinh thần to lớn và quý giá của cách mạng Việt Nam.
<b>6.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của con người </b>
<i>Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người. Con người trong tư tưởng Hồ</i>
Chí Minh khơng chung chung, trừu tượng mà chỉ có những con người cụ thể gắnliền với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong hành trình ra đi tìm đường cứunước, khi bàn đến con người Hồ Chí Minh chỉ nói đến con Lạc cháu Hồng, conRồng cháu Tiên. Từ những năm 1920 của thế kỷ XX, nhờ trực tiếp chứng kiếncuộc sống khổ cực của nhân dân các nước thuộc địa dưới ách đơ hộ của chủ nghĩađế quốc, Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm “người bản xứ”, “người bản xứbị áp bức”, “người mất nước”, “người lao động bản xứ”, “người da vàng”, “ngườida đen”, “người vô sản”, “người vô sản ở thuộc địa”, “người vơ sản ở chính quốc”,“người cùng khổ”... và đối lập với những người này là những tên “thực dân”, “thựcdân độc ác”, “viên chức tàn bạo”, “đức ngài tư bản chủ nghĩa”... Như vậy, trongquan niệm của Hồ Chí Minh về con người đã có sự phân biệt rạch ròi giữa một bênlà những người lao động bị bóc lột, áp bức nặng nề với một bên là bọn đế quốc,thực dân tàn bạo. Từ đó, Hồ Chí Minh đã đi đến khẳng định: “Dù màu da có khác
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bịbóc lột”<small>1</small>.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi cuộc kháng chiến chống thực dânPháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn mới, bàn về đạo đức cách mạng, Hồ ChíMinh chia con người ra thành những hạng người đối lập nhau, đó là “người THIỆNvà người ÁC”<small>2</small>. Theo Hồ Chí Minh, ngồi bọn Việt gian bán nước, bọn phát xítthực dân là những người ác mà ta phải kiên quyết đánh đổ, còn đối với tất cảnhững người khác (người THIỆN) thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ. Vớiviệc chia con người ra thành từng hạng khác nhau, Hồ Chí Minh chủ trương thựchành chữ “Bác - Ái”, thực hiện “đại đoàn kết”. Người cho rằng, tất cả những ai bịáp bức, bóc lột, tất cả những ai theo điều “THIỆN” thì chúng ta đều yêu thương,coi nhau như anh em một nhà và đoàn kết họ lại.
Trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính” (1949), Hồ Chí Minh đã đưa ra quanniệm: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng làđồng bào cả nước. Rộng nữa là cả lồi người”<small>2</small>. Chữ “người” theo Hồ Chí Minh baogồm tuyệt đại bộ phận dân tộc mà thành phần chủ yếu là nhân dân lao động, nó gầnvới hai chữ “đồng bào”. Khi Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”<small>3</small>,Hồ Chí Minh đã gửi gắm tất cả tình cảm của mình đối với nhân dân, với đồng chí,đồng bào. Với cách tiếp cận về con người như vậy, trong quan niệm của Hồ ChíMinh, bản chất của con người là sự thống nhất giữa hai mặt: mặt sinh học và mặt xãhội, trong đó mặt xã hội quyết định bản chất của con người.
<i>Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Hồ</i>
Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân”<small>4</small>. Do đó,“chúng ta phải q trọng con người”<small>5</small>. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh ln có niềm tin
<small>1, 2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 287, 129.</small>
<small>2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 130.</small>
<small>3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 616.</small>
<small>4 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 453.</small>
<small>5 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 121.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">mãnh liệt vào sức mạnh, sự sáng tạo của con người: “Dân khí mạnh thì qn línhnào, súng ống nào cũng khơng chống lại”<small>6</small>. Việc dễ mấy khơng có nhân dân cũngchịu, việc khó mấy có dân lo liệu cũng xong. Nhân dân là chủ thể sáng tạo ra mọigiá trị vật chất và tinh thần trong xã hội. Hồ Chí Minh cịn phân tích phẩm chất tốtđẹp của dân từ lịng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợgian khổ, tù đày, hy sinh đến việc dân nhường cơm, sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ,nuôi dưỡng bộ đội và cán bộ cách mạng. Nhân dân là người tài năng, trí tuệ và sángtạo nhất, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mànhững người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi khơng ra”<small>7</small>. Vì vậy, trong mọigiai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh ln có niềm tin vững chắc, với lịng u nướcvà chí kiên quyết của nhân dân chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng tanhất định thắng lợi. Con người là yếu tố quyết định thành cơng của sự nghiệp cáchmạng, trong đó lịng u nước và sự đồn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùngto lớn, không ai thắng nổi; là thành trì vững chắc trong sự nghiệp dựng nước và giữnước của dân tộc. Hồ Chí Minh đã khẳng định: Lòng yêu nước và sự đồng tâm củađồng bào ta đúc thành bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Vì vậy, muốn giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người phải phát huy nhân tố conngười.
<i>Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Với lịng nhân ái</i>
bao la, Hồ Chí Minh ln coi việc giải phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúccho con người mà trước hết là những người lao động được coi là mục tiêu lớn nhấtmà sự nghiệp cách mạng phải hướng đến. Việc xác định con người là mục tiêu caonhất của cách mạng giúp Hồ Chí Minh có được sự lựa chọn đúng đắn về con đườngcách mạng, đó là con đường cách mạng vơ sản. Người khẳng định: “Muốn cứunước, giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ
<small>6 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 297.</small>
<small>7 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội - 2011, tr. 335.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">sản”<small>8</small>. Từ đó cho thấy, Người đã nhìn thấy được tính triệt để của con đường cáchmạng vô sản, bởi mục tiêu mà con đường này hướng đến là giải phóng số đông dânchúng ở trong xã hội - những người nghèo khổ, khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấptư sản, phong kiến và quyền lực của Nhà nước cũng được trao vào tay số đông nhândân ở trong xã hội. Coi con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, Hồ ChíMinh ln địi hỏi mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nướcphải hướng đến mục tiêu cuối cùng là mang lại lợi ích cho nhân dân, với quan điểm:“Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”<small>9</small>.Giải phóng con người để đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là mục tiêu caonhất của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta. Mục tiêu này được thể hiện trongđịnh hướng đi lên của cách mạng Việt Nam, trong mục tiêu xây dựng xã hội mớicũng như trong xây dựng một Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân ở nước ta.
<i>Cùng với việc xác định con người là mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh</i>
cịn chỉ ra, con người là động lực to lớn của cách mạng. Bởi lẽ, theo Người: “Trongthế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân”<small>10</small>. Vì vậy, khi conngười đồn kết, được giáo dục thì họ sẽ trở thành động lực to lớn trong công cuộcđấu tranh giải phóng chính con người. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, HồChí Minh đã khẳng định: Cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ khôngphải việc riêng của một, hai người, các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào lực lượngcủa bản thân mình, “cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằngsự nỗ lực của bản thân anh em”<small>4</small>. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhândân, nhưng xuất phát từ điều kiện thực tế lịch sử xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minhđánh giá cao vai trị to lớn của các giai cấp tiến bộ khác trong xã hội ngồi giai cấp
<i>cơng nhân và nơng dân. Do đó, trong “Sách lược vắn tắt” của Đảng được thơngqua tại Hội nghị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã chủ trương: “Đảng phải hết sức</i>
<small>8, 4 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội - 2011, tr. 603, 138.</small>
<small>9 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội - 2011, tr. 51.</small>
<small>10 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội - 2011, tr. 453.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nơng, Thanh niên, Tân Việt.v.v. để kéo họ đivào phe vơ sản giai cấp. Cịn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bảnAn Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họđứng trung lập”<small>11</small>. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để giữ vững chính quyềncách mạng non trẻ, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cảtinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lậpấy. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, Người yêu cầu: “Bất kỳ đànông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”<small>12</small>.Khi đất nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với vô vàn nhữngkhó khăn, thách thức, nhưng Hồ Chí Minh tin rằng, nhân dân ta chẳng những cókhả năng cứu nước, mà cịn có có khả năng tiến lên thực hiện thắng lợi cách mạngxã hội chủ nghĩa sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Vì vậy,theo Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết huy động sức mạnh của các tầng lớp nhândân trong xã hội cùng tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội mới để đem lạicuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chính bản thân mình. Người khẳng định: “Chủnghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự mình xây dựng nên”<small>13</small> và “đó là cơngtrình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng”<small>14</small>.
<b>6.1.2. Tình yêu thương, quý trọng con người</b>
<i>Tình yêu thương dành cho những người cùng khổ, những ngườibị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh ln thương u, thơng cảm sâu sắc và chia sẻ</i>
nỗi khổ với những người nghèo khổ, bị bóc lột, vì họ là những người phải làmcơng việc nặng nhọc, mọi thứ lao dịch. Chính họ là người làm ra của cải cho lũngười ăn bám, lười biếng, mang danh “đi khai hóa” hưởng thụ. Và chính họ lại
<small>11 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội - 2011, tr. 3.</small>
<small>12 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội - 2011, tr. 534.</small>
<small>13 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội - 2011, tr. 568.</small>
<small>14 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội - 2011, tr. 609.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">phải sống cùng khổ, chết đói khi mất mùa, trong khi những tên “đao phủ” của họthì lại sống rất thừa thãi. Trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em vàđồng bào dân tộc thiểu số. Bởi vì: “Khơng một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏinhững hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâuđâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn quan cai trị, sĩ quan, cảnhbinh, nhân viên nhà đoan, nhà ga”<small>15</small>.
<i>Yêu thương con người được thể hiện ở sự đồn kết, gắn bó và giúp đỡ lẫnnhau. Yêu thương những người cùng lao động trong một nhà máy, trong một cơ</i>
quan, trong một hợp tác xã... đều phải đoàn kết và thương yêu nhau như anh emtrong một gia đình. Rộng ra nữa là đồng bào cả nước đều là anh em trong một đạigia đình. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhaucùng”<small>16</small><i>. </i>
<i>Tình cảm quý trọng, quan tâm, chăm lo đến cuộc sống của nhân dân. Hò Chí</i>
Minh quan niệm con người là tài sản quý giá nhất, nên phải biết quý trọng tínhmệnh, tài sản của nhân dân. Người yêu cầu mọi chủ trương, chính sách, mọi quyđịnh pháp luật, pháp lệnh của nhà nước đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân,cán bộ nhà nước không được “lạm quyền”, “đứng trên dân”, “ức hiếp dân”. Đảngviên, cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhândân, cho nên phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết, phải biết lắng nghe ýkiến quần chúng. Lý tưởng cao nhất của Đảng, của cán bộ, đảng viên là phục vụ sựnghiệp cách mạng của quần chúng, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Bởi vì, “nếunước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng cónghĩa lý gì”<small>17</small>.
Tình cảm yêu thương, quý trọng con người, kính trọng nhân dân, quan tâmđến con người và chăm lo cuộc sống con người của Hồ Chí Minh thể hiện qua cách
<small>15 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 114.</small>
<small>16 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 312.</small>
<small>17 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 64.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">ứng xử có văn hóa, chân thành lắng nghe ý kiến của dân, giữ lời hứa và trân trọngcác thành tích trong chiến đấu, sản xuất lao động, học tập của nhân dân. Ngườiluôn quan tâm hết thảy từ đấu tranh để giải phóng dân tộc, giải phóng con ngườikhỏi sự áp bức bất cơng, xóa bỏ tàn dư của chế độ thực dân phong kiến cho đếnnhững việc có liên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày như cái sự ăn, mặc, họchành của nhân dân. Người nói: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức
<i>chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu</i>
dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếudân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”<small>18</small>.
<i>Yêu thương con người được thể hiện bằng hành động cách mạng để giảiphóng và mang lại cuộc sống tốt đẹp cho con người. Hồ Chí Minh mạnh mẽ tố cáo</i>
tội ác của chủ nghĩa đế quốc, thực dân vạch rõ âm mưu, thủ đoạn dã man củachúng đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các nước chính quốc vàthuộc địa. Người tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam với chính sách sưucao, thuế nặng, chính sách ngu dân, luật lệ hà khắc, “mở nhà tù nhiều hơn trườnghọc”... Từ tình yêu thương con người vơ hạn đó, Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đờimình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa ở Việt Namvà trên thế giới, để thực hiện điều mong ước duy nhất “là làm cho nước ta hoàntoàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, aicũng được học hành”<small>19</small>.
Khi đã trở thành người đứng đầu Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, tìnhu thương con người ở Hồ Chí Minh càng có điều kiện phát triển, trở thành tìnhcảm rộng lớn, bao la. Đó chính là sự kính trọng nhân dân, chăm lo cuộc sống chonhân dân, thấy được sức mạnh vơ địch của nhân dân. Chính vì vậy, Người u cầu
<small>18 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 518.</small>
<small>19, 2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 135, 187.</small>
<small>3 Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2012,tr. 94.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">các cán bộ, đảng viên từ Chủ tịch nước đến những người cơng chức bình thườngđều phải coi mình “là người đầy tớ trung thành của nhân dân”, là người phục vụ
<i>nhân dân, chứ không được coi mình là những ơng quan cách mạng. Ở một cương</i>
vị cao nhất của xã hội, nhưng Hồ Chí Minh vẫn nói: “Tơi tuyệt nhiên khơng hammuốn cơng danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh vác chức chủ tịch là vì đồngbào ủy thác thì tơi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnhcủa quốc dân ra trước mặt trận”<small>2</small>.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta chống lại bọn thực dânPháp, cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấutranh giải phóng miền Nam, Hồ Chí Minh ln đối xử với nhân dân bằng một tấmlòng nhân ái bao la, tận trung, tận hiếu, nên quần chúng nhân dân cũng ln kínhtrọng, tin yêu Người, dành cho Người những tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất.Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Tình cảm của Hồ Chủ tịch đối vớidân tộc và tình cảm của dân tộc ta đối với Hồ Chủ tịch là điển hình mẫu mực củamối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng”<small>3</small>.
Yêu thương con người phải vận động mọi người cùng thực hiện. Hiểu đượctinh thần tương thân, tương ái là nét đẹp trong truyền thống nhân văn của conngười Việt Nam, vì vậy, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đãgửi thư kêu gọi đồng bào cả nước cùng nhau quyên góp, ủng hộ cứu giúp nhữngngười đói khổ trong xã hội, do hậu quả của chính sách cai trị của phát xít Nhật -Pháp gây ra trước đó. Người viết: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻđói khổ, chúng ta khơng khỏi động lịng. Vậy tơi xin đề nghị với đồng bào cả nước,và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa.Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”<small>20</small>. Tinh thần này tiếp tục đượcNgười nêu lên để mọi người cùng thực hiện trong suốt quá trình lãnh đạo cách
<i>mạng Việt Nam. Cho tới trước lúc đi xa, trong “Di chúc”, khi để lại: “Mn vàn</i>
<small>20 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 33.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanhniên và nhi đồng” và “gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và cáccháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”<small>21</small>, Người vẫn ân cần nhắc nhở toàn Đảng phảitiếp tục chăm lo cho con người. Trước hết là những người đã hy sinh một phầnxương máu cho kháng chiến, là cha mẹ, vợ con thương binh, liệt sĩ, là bà con nôngdân, là thanh niên, phụ nữ... lo cho họ hiện tại, lo đào tạo cho tương lai.
<i>Tình yêu thương con người thấm đượm tính nhân văn của chủ nghĩa quốc tếvơ sản. Q trình bơn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh nhận thức thêm rằng</i>
không phải chỉ ở Việt Nam, con người mới bị đọa đày, đau khổ, mà ở khắp cácnước, đâu đâu cũng có những người nghèo khổ, những người bị áp bức bóc lột.Người từng chứng kiến nỗi đau khổ của những người lao động ở các nước tư bản,các nước thuộc địa Á, Phi. Người đã vơ cùng xúc động và khóc khi thấy cảnhtượng những người da đen bị đẩy xuống biển, bị sóng biển đánh trơi ra ngồi đếnchết ở bến cảng Đaca. Người tận mắt chứng kiến cảnh những người phụ nữ da đenbị hãm hiếp, trẻ em da đen bị phơi đói, những người dân thuộc địa bị bắt đi lính đểchết thay cho “mẫu quốc”… Từ tình thương yêu đồng bào mình, Hồ Chí Minh đãmở rộng tình thương u đến tất cả những người nghèo khổ bị áp bức bóc lột trêntoàn thế giới, đến mọi người lao khổ khắp năm châu. Đồng thời, luôn hướng về đấtnước, quan tâm đến cuộc sống của đồng bào mình. Người viết: “Trong lúc ởMácxây, người ta triển lãm cảnh phồn thịnh giả tạo của xứ Đơng Dương thì ở AnNam đang có những người bị chết đói”<small>22</small>.
Hồ Chí Minh đã đưa ra khẩu hiệu: “Quan sơn muôn dặm một nhà / Bốnphương vơ sản đều là anh em!”<small>23</small>. Hồ Chí Minh yêu thương tất cả con người, khôngphân biệt màu da, không giới hạn phạm vi lãnh thổ. Yêu thương con người phải trởthành hành động cách mạng nhằm giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc
<small>21 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 624.</small>
<small>22 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 113.</small>
<small>23 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 670.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">thực sự cho con người. Chỉ có hành động cách mạng mới giải phóng được conngười, mới đem lại tự do, hạnh phúc thật sự cho con người. Đó mới thể hiện đượclịng u thương con người cao nhất. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”, Ngườiviết: “Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy,tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh. Văn chương và hy vọngsách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh!!!”<small>24</small>. Ngườichỉ ra rằng, cách mệnh thì phải hành động, hành động có mục đích, có tổ chức, cóhiệu quả.
<b>6.1.3. Tin vào phẩm chất tốt đẹp, sức mạnh của con người</b>
<i>Tin tưởng vào ý chí và nghị lực phi thường của con người, đặc biệt là vai tròto lớn của nhân dân lao động trong đấu tranh cách mạng. Đầu những năm 40 của</i>
thế kỷ XX, Hồ Chí Minh bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam, tra tấn trong nhà tù,giữa lúc cách mạng Việt Nam gặp bao khó khăn chồng chất. Mặc dù phải sốngtrong nhà tù, Hồ Chí Minh vẫn ln hướng mọi suy nghĩ, hành động vào sự nghiệpgiải phóng nhân dân Việt Nam, Người ln có niềm tin mãnh liệt vào khả năngcách mạng của nhân dân, tin tưởng vào sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàndân, tin vào thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam như một lẽ tự nhiên, hợpquy luật phát triển của lịch sử. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi,miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò to lớn của quầnchúng nhân trong xây dựng chế độ xã hội mới và sự cần thiết phải xây dựng vàphát huy vai trò con người mới xã hội chủ nghĩa. Người cho rằng “Muốn tiến lênchủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”<small>25</small>. Trong kháng chiếnchống giặc Mỹ xâm lược, Hồ Chí Minh tin tưởng “cịn non, cịn nước, còn người/Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”<small>26</small>.
<small>24 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 283.</small>
<small>25 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 11.</small>
<small>26 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 612.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Hồ Chí Minh thấy rõ vai trị to lớn, sức mạnh vô địch của quần chúng nhândân. Người khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Chính quần chúngnhân dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất, trực tiếp thực hiện đường lối cáchmạng, biến đường lối cách mạng của Đảng thành hiện thực. Người cịn nói: Dânnhư nước, mình như cá, lực lượng nhiều là ở dân hết, ”lực lượng toàn dân là lựclượng vĩ đại hơn ai hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”<small>27</small>. Có được dân,thu phục được lịng dân là có tất cả, làm được tất cả. Người đã chỉ rõ: “Dân ta cómột lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đếnnay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một lànsóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấnchìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”<small>28</small>.
<i>Tin tưởng vào khả năng sáng tạo của con người. Dù cho hoàn cảnh của cách</i>
mạng gặp nhiều khó khăn, nhất là khi miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, Hồ ChíMinh vẫn ln đặt niềm tin vào khả năng sáng tạo của nhân dân miền Bắc, luôndựa chắc vào nhân dân, học tập những sáng kiến, kinh nghiệm hay trong nhân dân,khai thác và phát huy tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong nhân dân miền Bắc. Vìvậy, chủ trương, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc của Đảng takhơng chỉ là trí tuệ của tồn Đảng, mà cịn phản ánh trí tuệ của cả nhân dân miềnBắc. Những thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc trong 10 năm đầuxây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1964) trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã
<i>làm cho bộ mặt xã hội miền Bắc có nhiều “đổi thay” càng phản ánh tư tưởng khơi</i>
dậy động viên trí thơng minh, sáng tạo của nhân dân là hoàn toàn đúng đắn.
<i>Tin vào khả năng hướng thiện của con người. Theo Hồ Chí Minh, “mỗi</i>
con người đều có phần thiện và phần ác trong lịng”, cho nên những người cáchmạng phải có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ họ, làm cho phần thiện, phần tốt ở
<small>27 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 19.</small>
<small>28 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 38.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, để đẩy lùi phần ác, phần xấu. Ngườithường quan niệm: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mànên”<small>29</small>. Niềm tin con người của Hồ Chí Minh cịn thể hiện ở việc đề cao nhữngphẩm giá tốt đẹp của con người, đó là những phẩm chất đạo đức: cần kiệm,liêm, chính, trung, hiếu, tín, nghĩa, đây là giá trị cho mỗi người và mọi người.
<i>Tin vào tài năng, trí tuệ của của nhân dân. Bởi nhân dân là nhà thông thái,</i>
tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy nên có nhiều cách nghĩ hay,cách giải quyết gọn gàng hợp lý, công bằng, thông minh sáng suốt. Mục tiêu độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được với sự giác ngộ đầy đủvà lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân. Do vậy, tin vàodân, học tập, tôn trọng nhân dân, dựa vào nhân dân, theo đúng đường lối củaquần chúng sẽ tạo lên sức mạnh vô địch đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộcđến thắng lợi.
<b>6.1.4. Khoan dung, độ lượng đối với con người</b>
<i>Khoan dung trước những khác biệt trong mỗi con người. Với tư duy biện</i>
chứng, Hồ Chí Minh nhìn nhận con người trong tính đa dạng của các quan hệ xãhội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào, gia đình, nhàtrường...), đa dạng trong tính cách khát vọng, đa dạng trong phẩm chất và khảnăng... Trên cơ sở cách tiếp cận như vậy, Hồ Chí Minh nhận thấy, trong mỗi conngười cũng như trong mỗi cộng đồng người, đều có mặt tốt, mặt xấu, mặt ưu điểm,mặt khuyết điểm, mặt được, mặt chưa được. Người nhìn nhận sự đa dạng đó làđiều hết sức bình thường, bởi theo Người, trong mấy mươi triệu con người ViệtNam cũng có người thế này, thế khác như “năm ngón tay cũng có ngón vắn ngóndài”<small>30</small>. Với một tấm lịng nhân ái, bao dung rộng lớn trước những khác biệt đó,Người cho rằng, tuy dài ngắn khác nhau nhưng cả năm ngón tay đều hợp nhau lại
<small>29 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 413.</small>
<small>30 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 280.</small>
</div>