Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tiểu luận tư tưởng nhân văn hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.75 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI

MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề Tài : Một nét đẹp văn hóa trường Đại học kinh
doanh và công nghệ Hà Nội. Giới thiệu một biểu hiện
văn hóa trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà
Nội. Dùng kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh để làm rõ
nét đẹp văn hóa trong biểu hiện đó. Rút ra bài học ý
nghĩa.
GVHD :
Sinh viên thực hiện :
Mã sinh viên :
Lớp :
Hà Nội
1
Phần I: LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa là tổng thể sống động các giá trị sáng tạo, hình thành nên hệ thống giá trị;
phản ánh trình độ phát triển của con người và xã hội loài người trong quá trình vận
động và phát triển. Văn hóa ứng xử là biểu hiện giá trị nhân văn; là phản ánh “trình
độ người” trong quan hệ cộng đồng xã hội.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan
trọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam
với văn hóa phương Đông và Phương Tây, là sự kết hợp của truyền thống và hiện
đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh
hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh thì văn hóa có vai trò to
lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc.
Trên tinh thần nêu cao tư tưởng của Bác, cán bộ giáo viên và sinh viên trường đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, luôn tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tác phong
làm việc. và một biểu hiện rõ nét chính là “Văn hóa thư viện” của cán bộ và sinh
viên trong trường. “Văn hóa thư viện chính là sự kết hợp trong văn hóa ứng xử,


cùng với tác phong làm việc đã tạo ra một dấu ấn rõ nét trong truyền thông văn hóa
của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
2
Phần II. NỘI DUNG
1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Định nghĩa về văn hóa
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn”.
b)Khái quát về Văn hóa giao tiếp trong trường học nói chung Đại học
kinh doanh và công nghệ Hà Nội nói riêng
Văn hoá ứng xử và văn minh giao tiếp là một phạm trù rất rộng gồm cử chỉ,
lời nói, hành vi thể hiện và cả trang phục phù hợp. Trong xã hội ngày càng văn
minh, hiện đại thì những quy tắc, những phong cách giao tiếp lịch sự, văn minh ấy
càng cần được thể hiện. Những việc tưởng chừng như đơn giản ấy, thực ra lại rất
quan trọng và mang lại một giá trị to lớn. Đặc biệt là trong môi trường Thư viện
trường đại học - một trung tâm văn hoá - môi trường học tập và nghiên cứu khoa
học lý tưởng cho cán bộ và sinh viên; là nơi diễn ra sự tiếp xúc thường xuyên giữa
cán bộ thư viện và bạn đọc nói chung thì điều đó càng thể hiện rõ nét. Điều này đã
biểu hiện rõ nét trong “ Văn hóa thư viện HUBT” mà em trình bày sau đây.
2, Biểu hiện văn hóa giao tiếp trong thư viện Đại học kinh doanh và công nghệ
Hà Nội
a) Đối với cán bộ thư viện trường
3
Nghệ thuật ứng xử , giao tiếp bao giờ cũng xuất phát từ cuộc sống chân thực, lối
sống thật thà, thái độ của nhân sinh quan và tâm lý sâu sắc, không rắp tâm làm

những điều mà mình và người khác không mong muốn. Nghệ thuật ứng xử không
tự nhiên mà có, nó càng không thể xây dựng trên một nền tảng tâm hồn và trí tuệ
nghèo nàn, nó là kết quả của cả một quá trình nhận thức và rèn luyện không ngừng
của bản thân. Chỉ để hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc chuyên môn thì dễ,
nhưng xử thế với mọi người xung quanh mình mới khó.
Ở thư viện Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, các bạn sinh viên luôn được
các cán bộ thư viện đón tiếp tận tình với nụ cười thân thiện trên môi, trong tư thế
sẳn sàng phục vụ và ấn tượng đó sẽ đọng lại lâu dài trong lòng mỗi bạn sinh viên
khi đến đây. Các bạn sinh viên không phải chờ đợi quá lâu mà được cán bộ thư
viện đón tiếp và hướng dẫn tận tình thủ tục làm thẻ, mượn sách. Trân trọng biết
bao khi người cán bộ thư viện đón nhận và trao tận tay cho sinh viên với ánh mắt
cười thân thiện. Chúng ta biết rằng đối với nụ cười mà chúng ta khư khư giữ nó thì
nó chẳng mang lại giá trị gì cả; nhưng nếu chúng ta biết sử dụng nó đúng lúc, đúng
chỗ và đúng cách thì giá trị của nó lại rất lớn; nó là nguồn gốc những hảo ý trong
mọi mối quan hệ, là một trong những yếu tố mang đến thành công trong cuộc
sống . Nếu chúng ta cư xử với người khác bằng hết tấm lòng yêu thương con người
của mình thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ được nhận lại những điều tốt đẹp như
vậy.Điều này hoàn toàn giống với tư tưởng cao cả của Người về tấm lòng yêu
thương đồng chí đồng bào.
Đối với bạn đọc vi phạm nội quy, cán bộ thư viện kiên nhẫn nhẹ nhàng nhắc nhở,
bởi không phải bạn đọc nào cũng tuân thủ nội quy Thư viện ngay từ khi mới vào.
Ý thức giữ gìn của công, giữ gìn giá sách ngay hàng thẳng lối, thực hiện nếp sống
văn minh trong thư viện phải được thường xuyên huấn luyện và thường xuyên
khích lệ ở lòng tự hào là sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đã
4
mang lại hiệu quả lớn hơn rất nhiều những lời doạ nạt bắt phạt. Điều này rất phù
hợp với tư tưởng của Bác đó là tuy hết lòng yêu thương con người nhưng cũng rất
ngay thẳng, không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn
luôn đúng đắn.
b) Đối với Sinh viên và bạn đọc trong thư viện

Sinh viên đến Thư viện Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội luôn
luôn được chào đón, Tuy nhiên trong môi trường văn hoá này cũng có những yêu
cầu chuẩn mực, thể hiện rõ trong nội quy, quy định của thư viện. Các bạn sinh viên
trong trường đã nghiêm túc chấp hành tốt những quy định này, thể hiện thái độ tôn
trọng và cư xử có văn hóa. Khi đến và rời khỏi các phòng đọc, phòng tự học luôn
tuyệt đối giữ trật tự yên lặng; khi đổi bài với nhau các bạn đã ra ngoài hành lang
trao đổi và luôn giữ âm lượng đủ nghe tránh ảnh hưởng đến người khác. Các bạn
tích cực đăng ký phòng học nhóm , đây là môi trường lý tưởng để cùng nhau học
tập trao đổi những vấn đề khó trong nghiên cứu khoa học, trong từng môn học.
Văn minh điện thoại đã được thường xuyên nhắc nhở, mỗi khi ai đó chợt quên nói
chuyện điện thoại trong phòng đọc, sau đó tự khắc phải rời khỏi phòng vì đã tự
thấy mình chưa đủ tư cách để được hưởng sự ưu ái ấy (được ngồi trong những căn
phòng sáng choang, đèn sáng, quạt mát và rất rất nhiều tài liệu đủ cho mình học
tập).
Các bạn sinh vien rất tự giác , không tự tiện di chuyển bàn ghế, hoặc sử dụng thiết
bị khi chưa được phép của cán bộ thư viện. Trước khi sử dụng một dịch vụ nào đó,
các bạn luôn quan sát đọc kỹ nội quy, quy trình sử dụng, tuân thủ nghiêm túc các
biển cảnh báo; tài liệu sau khi đọc xong đem để đúng nơi thư viện quy định
Với cán bộ thư viện, các bạn không ngại ngần trao đổi. Với những lời lẽ xưng hô
đúng mực, và đã được hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình. Với tài liệu trong thư viện,
5
bạn đọc phải biết nâng niu sử dụng, không viết vẽ bậy hoặc xé trang, bởi những tài
liệu này là tài sản chung của nhà trường, là tri thức của nhân loại được truyền từ
thế hệ Kinh Công này tới các thế hệ Kinh Công khác.
Văn hoá ứng xử và văn minh giao tiếp trong Thư viện à đặc biệt quan trọng, nó là
những cánh hoa thơm lan toả về muôn nẻo đường dựng xây đất nước, nó đọng lại
trong ta những tình cảm tốt lành . Để có được văn hoá ứng xử tốt mỗi người phải
không ngừng rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như nỗ lực trau dồi những
kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống. Những biểu hiện trên đã cho thây “Văn
hóa trong thư viện “ nhà trường đã tiếp nối những tư tưởng cao đẹp của Chụ tịch

Hồ Chí Minh chỉ dạy về phong cách làm việc và học tập cũng như đức tính Cần,
Kiệm , Liêm Chính của từng cán bộ Thư viện , cũng như sinh viên, Văn Hóa thư
Viện còn tạo cho sinh viện nơi rèn luyện chính khả năng của mình, nơi tu dưỡng
nhân cách theo lời dạy của người,
II. Bài học ý nghĩa
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Bản tính con người là muốn được sẻ chia. Tri thức, niềm vui kể cho một người
nghe sẽ được nhân lên thành hai, nỗi buồn kể cho một người nghe sẽ giảm đi một
nửa. Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất của giao tiếp. Mọi khổ đau bất hạnh trên
đời này đều từ lời nói mà ra. Lời nói khởi đầu cho tất cả sự việc. Lời nói xấu
thường mang tai hoạ cho bản thân và cho người khác. Ngược lại, lời nói đẹp mang
đến cho cuộc sống sự bình yên hạnh phúc. Người xưa có câu "Bệnh tòng khẩu
nhập, hoạ tòng khẩu xuất", nghĩa là: Bệnh từ miệng mà vào, hoạ từ miệng mà ra.
Tai họa do trời gây ra có thể tránh, còn tai hoạ do lời nói của mình gây ra thì khó
tránh khỏi. Bởi vậy con người mới phải học cách nói năng giao tiếp. Sửa được
ngôn ngữ giao tiếp nghĩa là đã sửa được tâm tính, giảm bớt được khẩu nghiệp.
6
Không thể cầu mong nghe được những lời nói dịu dàng trong khi chính bản thân
chưa làm được như vậy.
Như vậy bài học rút ra với mỗi sinh viên chúng ta là : Với lời nói dễ nghe, êm ái,
ngọt ngào bao giờ cũng xuất phát từ một tâm hồn cao đẹp, một tấm lòng nhân ái
bao la, nó có tác dụng động viên, an ủi người nghe, làm cho người nghe có cảm
tình, tạo dựng niềm tin và làm theo lời nói ấy. "Chim khôn hót tiếng rảnh rang,
người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe". Điều đó sẽ góp phần tạo ra một nét đẹp
văn hóa trong cách cư xử của mỗi người ở nơi công cộng nói chung và trong thư
viện nói riêng. Cùng một nội dung của lời nói, nhưng tùy theo giọng nói, tùy theo
cách nói mà hai người có thể cảm thông cho nhau, nhưng cũng có thể gây trách cứ,
hiểu lầm nhau.
Trong giao tiếp, ngôn ngữ nói phải hấp dẫn, lôi cuốn, mạch lạc, dễ hiểu câu nói có
đầy đủ cụm chủ vị, đơn giản nhưng hàm ý sâu xa. Người nói phải có sự chuẩn bị

trước, không nói bừa , nói ẩu, nói không suy nghĩ. Phải hiểu và nắm bắt được tâm
lý người nghe, đặt mình vào vị trí người nghe. Phải luôn tôn trọng người nghe,
xưng hô đúng mực, tuyệt đối không dùng những từ miệt thị như: mày, tao, thằng,
con, nó, cái.
Trong giao tiếp , chúng ta cần phải luôn luôn tế nhị và nhạy cảm. Có những điều
nói ra để góp ý cho người khác là không sai, nhưng cần bình tĩnh, không nên góp ý
theo phản ứng, mà phải chọn thời điểm thích hợp. Người có trách nhiệm với lời nói
của mình là phải biết chọn đúng thời điểm thích hợp để nói, đó là khi bản thân
mình và người nghe đều đang ở trong trạng thái thoải mái, bình tĩnh, không hề
nóng giận. Bằng không, người nghe sẽ hiểu lầm, sẽ tìm cách phản ứng chống đối
lại, hoặc ít nhất cũng gây cho họ sự lúng túng khó xử. Một người mắc phải sai lầm
nhưng họ đã nhận ra và đang có thái độ tích cực sửa chữa thì tốt hơn hết là không
7
nên góp ý với họ. Tranh luận về một vấn đề nào đó là rất tốt, nhưng mục đích của
tranh luận là phải đi tới tận cùng vấn đề, phải tìm ra sự đúng sai để rút kinh
nghiệm, cho nên người nói và người nghe phải cùng có thiện chí.
Bản tính con người ai cũng muốn nhận được những lời khen. Lời khen khéo léo và
thành thật không phải là lời tâng bốc, phỉnh nịnh. Không nên nói những lời khách
sáo hoa mỹ, đề cao quá đáng, chót lưỡi đầu môi. Dùng lời nói tâng bốc để khen
Điều này đã được nói nhiều trong các tư tưởng dùng người của chủ tịch Hồ Chí
Minh, khi biết dộng viên, khuyến khích những người có tâm, có trí hành động cư
xử đúng mực .
III. Kết luận
Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là sự kết hợp giáo dục bằng ngôn ngữ với
thực hành bằng công việc thực tế hàng ngày và bằng sự nêu gương Tất cả những
điều đó phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, khiêm tốn, giản dị và nhân ái vị tha.
Đó là sức mạnh bền bỉ để con người vượt qua mọi khó khăn, giữ vững được niềm
tin làm chủ chính mình và hoàn cảnh để đi tới mục đích của cuộc sống và cuộc đời.
Điều chú ý sâu sắc từ tư tưởng và thực tiễn sống động Hồ Chí Minh chính là
ở chỗ: Văn hóa ứng xử, trước hết là văn hóa tự ứng xử, trau dồi học vấn để từng

bước đạt tới sự trưởng thành văn hóa và hun đúc thành phong cách, rèn luyện đạo
đức, tạo dựng nhân cách. Những nội dung giáo dục ấy phải thấm sâu vào tình cảm
con người, tăng cường được năng lực trí tuệ và tự giác trở thành nhu cầu và lối
sống. Như vậy giáo dục trở thành tự giáo dục, bởi thế biết hướng thiện và phục
thiện là một khởi nguồn quan trọng để mỗi con người tự hoàn thiện nhân cách của
chính mình.
Xuyên suốt cuộc đời Hồ Chí Minh luôn chú trọng giáo dục cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân mà đặc biệt là thế hệ trẻ mà Người rất mực yêu thương về
8
phương pháp và dùng phương pháp để thực hành chân lý, dùng những tấm gương
trong thực tế và tự mình nêu gương để giáo dục con người trở thành tốt đẹp.
Phương châm mà Người nêu lên và căn dặn chúng ta là: Bất cứ việc gì, dù to hay
nhỏ, muốn thực hiện được, muốn mọi người cùng làm thì phải có phương pháp cho
đúng và dùng phương pháp cho khéo. Người là bậc thầy của phương pháp và là
nhà biện chứng thực hành xuất sắc nhất của cách mạng Việt Nam. “Dĩ bất biến,
ứng vạn biến” là sự cô đúc tất cả tư tưởng và phương pháp Hồ Chí Minh. Đó
chính là bản chất cốt cách Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh.
“Văn hóa thư viện” của cán bộ sinh viên trường đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội là một nét đẹp đáng để tự hào, gìn giữ và phát huy. Văn hóa
không phải là một thứ gì quá to tát mà nó bắt nguồn ngay trong những suy nghĩ và
hành động nhỏ nhất của con người. chính vì thế sinh viên và cán bộ trong trường
cần tích cực rèn luyện tư cách và tác phong để truyền lại nét đẹp văn hóa đó cho
những thế hệ sinh viên tiếp theo.
9
Phụ lục
I. Mở đầu
II. Nội dung
1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Định nghĩa về văn hóa
b)Khái quát về Văn hóa giao tiếp trong trường học nói chung

Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội nói riêng
2, Biểu hiện văn hóa trong thư viện Đại học kinh doanh và công nghệ
Hà Nội
a) Đối với cán bộ thư viện trường
b) Đối với Sinh viên và bạn đọc trong thư viện
III. Bài học ý nghĩa
IV. Kết luận
V. Tài liệu tham khảo
VI. Phụ lục
10

×