Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

ĐỐ I CHIẾ U BIỆN PHÁP TU TỪ SỬ DỤNG “BÙ N”, “SEN” TRONG TIẾNG VIỆT VỚ I CÁ C BIỆN PHÁP TU TỪ SỬ DỤNG “MUD”, “LOTUS” TRONG TIẾNG ANH QUA TÁ C PHẨ M “NO MUD, NO LOTUS” CỦA THÍCH NHẤT HẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 110 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small> </small>

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ </b>

<b>NGUYỄN CÔNG KHAI </b>

<b>ĐỐI CHIẾU BIỆN PHÁP TU TỪ SỬ DỤNG “BÙN”, “SEN” TRONG TIẾNG VIỆT VỚI CÁC BIỆN PHÁP </b>

<b>TU TỪ SỬ DỤNG “MUD”, “LOTUS” TRONG </b>

<b>TIẾNG ANH QUA TÁC PHẨM “NO MUD, NO LOTUS” CỦA THÍCH NHẤT HẠNH</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

<b>Đà Nẵng, 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small> </small>

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ </b>

<b>NGUYỄN CÔNG KHAI </b>

<b>ĐỐI CHIẾU BIỆN PHÁP TU TỪ SỬ DỤNG “BÙN”, “SEN” TRONG TIẾNG VIỆT VỚI CÁC BIỆN PHÁP </b>

<b>TU TỪ SỬ DỤNG “MUD”, “LOTUS” TRONG </b>

<b>TIẾNG ANH QUA TÁC PHẨM “NO MUD, NO LOTUS” CỦA THÍCH NHẤT HẠNH</b>

<b>Chun ngành: Ngơn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 8220241 </b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHINH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong ban lãnh đạo trường, quý thầy cô trong Khoa Quốc tế học, quý thầy cô trong Phòng đạo tạo của trường Đại Học Ngoại Ngữ Đà Nẵng cùng toàn thể thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ trong suốt thời gian tôi làm luận văn, đã tạo cơ hội cho tơi được học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp tôi giải quyết được các vấn đề gặp phải trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn một cách tốt nhất.

Do kiến thức của bản thân còn hạn chế, nội dung luận văn khó tránh những thiếu sót. Tơi rất mong nhận sự góp ý quý báu, chỉ dạy thêm từ quý thầy cô chuyên môn.

Cuối cù ng, tôi chúc quý thầy cô cũng như những người động viên để luận văn này hoàn thiện, thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công viê ̣c.

<b>Trân trọng cảm ơn ! </b>

<b> Nguyễn Công Khai </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b> LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

<b> Tác giả luận văn </b>

<b> Nguyễn Công Khai </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC </b>

LỜI CẢM ƠN ... 3

LỜI CAM ĐOAN ... 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU ... 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ CÁC BẢNG BIỂU ... 10

CHƯƠNG 1 ... 1

MỞ ĐẦU ... 1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ... 1

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ... 2

1.2.1. Mục đích nghiên cứu ... 2

1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 2

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 3

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ... 3

1.5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ... 3

1.6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU ... 3

CHƯƠNG 2 ... 5

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 5

2.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ... 5

2.1.1 Nghiên cứu ẩn dụ, hoán dụ và tỷ dụ của các học giả theo quan điểm truyền thống ... 5

2.1.2 Nghiên cứu ẩn dụ, hoán dụ và tỷ dụ của các học giả theo quan điểm hiện đại . 9 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 19

2.2.1. Khái niệm ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ của các học giả trong nước ... 19

2.2.2. Khái niệm ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ của các học giả nước ngoài... 20

2.2.3 Quan điểm luận văn ... 27

CHƯƠNG 3 ... 33

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 33

3.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ... 33

3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ... 33

3.3. ĐỘ TIN CẬY NHẤT QUÁN VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC ... 70

CHƯƠNG 4 ... 71

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 71

4.1. THỐNG KÊ BIỆN PHÁP ẨN DỤ, HOÁN DỤ, TỶ DỤ SỬ DỤNG “BÙN”, “SEN”, “MUD”, “LOTUS” TRONG 3 KHỐI LIỆU ... 71

4.1.1. Thống kê biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ trong khối liệu “No Mud, No Lotus” ... 71

4.1.2. Thống kê biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ trong khối liệu “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” ... 74

4.1.3. Thống kê biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ trong khối liệu “Tục ngữ, Ca dao Việt Nam” ... 79

4.2. SO SÁNH ẨN DỤ, HOÁN DỤ, TỶ DỤ CỦA “LOTUS” VỚI “SEN” VÀ CỦA “MUD” VỚI “BÙN” TRÊN 3 KHỐI LIỆU ... 83

4.2.1 Ẩn dụ “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 83

4.2.2. Ẩn dụ “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 85

4.2.3. Hoán dụ “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu... 86

4.2.4. Hoán dụ “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 87

4.2.5. Tỷ dụ “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 89

4.2.6. Tỷ dụ của “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 90

4.2.7. Ứng dụng kết quả việc so sánh đối chiếu ẩn dụ, hốn dụ, tỷ dụ giữa hai hình thức ngôn ngữ... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 96

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao) ... 98

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

27 KL3 Khối liệu “Tu ̣c ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam”

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

12 1PS Đoạn 1 Vũ Nọc Phan (P) chứa từ sen (S)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bảng 4.1: Thống kê ẩn dụ “Lotus” trong “No Mud, No Lotus”... 71

Bảng 4.2: Thống kê ẩn dụ “Mud” trong “No Mud, No Lotus” ... 72

Bảng 4.3: Thống kê hoán dụ “Lotus” trong “No Mud, No Lotus” ... 72

Bảng 4.4: Thống kê hoán dụ “Mud” trong “No Mud, No Lotus” ... 73

Bảng 4.5: Thống kê tỷ dụ “Lotus” trong “No Mud, No Lotus” ... 73

Bảng 4.6: Thống kê tỷ dụ “Mud” trong “No Mud, No Lotus” ... 74

Bảng 4.7: Thống kê ẩn dụ “Sen” trong “Tục ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” ... 75

Bảng 4.8: Thống kê ẩn dụ “Bùn” trong “Tục ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” ... 76

Bảng 4.9: Thống kê hoán dụ “Sen” trong “Tục ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” ... 76

Bảng 4.10: Thống kê hoán dụ “Bùn” trong “Tục ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” ... 77

Bảng 4.11: Thống kê tỷ dụ “Sen” trong “Tục ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” ... 78

Bảng 4.12: Thống kê tỷ dụ “Bùn” trong “Tục ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” ... 79

Bảng 4.13: Thống kê ẩn dụ “Sen” trong “Tục ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” ... 79

Bảng 4.14: Thống kê ẩn dụ “Bùn” trong “Tục ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” ... 80

Bảng 4.15: Thống kê hoán dụ “Sen” trong “Tục ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” ... 81

Bảng 4.16: Thống kê hoán dụ “Bùn” trong “Tục ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” ... 81

Bảng 4.17: Thống kê tỷ dụ “Sen” trong “Tục ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” ... 82

Bảng 4.18: Thống kê tỷ dụ “Bùn” trong “Tục ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” ... 83

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bảng 4.19: So sánh cấu trúc ẩn dụ của “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 83

Bảng 4.20: So sánh phân loại ẩn dụ của “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 84

Bảng 4.21: So sánh ý nghĩa miền ẩn dụ của “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 84

Bảng 4.22: So sánh cấu trúc ẩn dụ của “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 85

Bảng 4.23: So sánh phân loại ẩn dụ của “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 85

Bảng 4.24: So sánh ý nghĩa miền ẩn dụ của “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 86

Bảng 4.25: So sánh cấu trúc hoán dụ của “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 86

Bảng 4.26: So sánh phân loại hoán dụ của “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 87

Bảng 4.27: So sánh ý nghĩa miền hoán dụ của “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu... 87

Bảng 4.28: So sánh cấu trúc hoán dụ của “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 87

Bảng 4.29: So sánh phân loại hoán dụ của “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 88

Bảng 4.30: So sánh ý nghĩa miền hoán dụ của “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 88

Bảng 4.31: So sánh cấu trúc tỷ dụ của “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 89

Bảng 4.32: So sánh phân loại tỷ dụ của “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 89

Bảng 4.33: So sánh ý nghĩa miền tỷ dụ của “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 90

Bảng 4.34: So sánh cấu trúc tỷ dụ của “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 90

Bảng 4.35: So sánh phân loại tỷ dụ của “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 91

Bảng 4.36: So sánh ý nghĩa miền tỷ dụ của “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 91

Bảng 4.37: AD ... 91

Bảng 4.38: HD ... 92

Bảng 4.39: TD ... 92

Bảng 5.1: AD “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 93

Bảng 5.2: AD “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 93

Bảng 5.3: HD “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 94

Bảng 5.4: HD “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 94

Bảng 5.5: TD “Lotus” và “Sen” trên 3 khối liệu ... 94

Bảng 5.6: TD “Mud” và “Bùn” trên 3 khối liệu ... 95

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU </b>

<b>1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI </b>

Những biện pháp tu từ (BPTT) xảy ra khá phổ biến trong tiếng Việt và tiếng Anh nói riêng và các loại ngơn ngữ khác nói chung. Cụ thể những BPTT phở biến này ta ̣o nên những giá tri ̣ cho các tác phẩm đó là: ẩn du ̣, hoán du ̣, tỷ du ̣. Những BPTT này xuất hiện hầu hết trong trong các lĩnh vực từ văn hoá đến kinh tế, chính trị , xã hội, và trong đời sống con người ... Vấn đề này thể hiện rõ nét trong các tác phẩm văn học và văn hóa dân gian, truyền miệng như thơ, ca dao, dân ca, tục ngữ, văn xuôi, văn vần, truyện ngắn, truyện dài, báo, đài và các phương tiê ̣n truyền thông khác... Trên cơ sở đó, nhiều nhà ngôn ngữ ho ̣c, nhà phân tích nỗi tiếng đưa ra các lập luâ ̣n, các ho ̣c thuyết, các khái niê ̣m từ thời cổ đa ̣i cho đến ngày nay khá đồ sô ̣ và phong phú , nhà ngôn ngữ đi sau hoă ̣c là kế thừa hoă ̣c là phủ nhâ ̣n lâ ̣p luâ ̣n của người đi trước trong nhiều khái niê ̣m đa chiều. Tuy nhiên người đo ̣c, người nghe, người viết, người di ̣ch, người giao tiếp, người tiếp cận vẫn thường gă ̣p khó khăn trong phân biệt các BPTT ẩn du ̣, hoán du ̣, tỷ du ̣, cũng như chưa hiểu rõ các giá tri ̣ củ a các BPTT này và cách vâ ̣n du ̣ng chúng vẫn ha ̣n chế trong khi giao tiếp, sáng tác và di ̣ch thuâ ̣t. Các BPTT này mang lại cho người tiếp cận những hình ảnh sống động, nhiều màu sắc, khiến cho người tiếp cận có cảm giác hứng thú, suy ngẫm, chiêm nghiệm, liên tưởng, liên hệ, nhận xét và cảm nhận. Bản thân mỗi ngơn ngữ có những đặc trưng văn hố cộng đồng khác biệt, các ngơn ngữ khác nhau, các lĩnh vực khác nhau, các tác phẩm khác nhau sẽ có những hiện tượng khác biê ̣t và những hiện tượng tương đồng. Nếu không biết khá m phá phân biê ̣t những điểm khác biệt và tương đồng trong các tác phẩm khác nhau, trong các ngôn ngữ khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau khi sử du ̣ng các BPTT ẩn du ̣, hoán du ̣, tỷ du ̣, người tiếp cận có thể hiểu nhầm trong khi giao tiếp, hiểu sai thông điê ̣p trong khi đọc các tác phẩm, cũng như khi chuyển di ̣ch sang ngôn ngữ khác. Qua đối chiếu viê ̣c sử du ̣ng BPTT ẩn dụ, hoán du ̣, tỷ du ̣ trong những tác phẩm khác nhau, người tiếp cận phân

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

biệt rõ hơn các BPTT này cũng như các giá trị của chúng trong các tác phẩm khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau và cách thức vâ ̣n du ̣ng chúng trong giao tiếp, trong sáng tác và di ̣ch thuâ ̣t các tác phẩm tiếng Việt, tiếng Anh nói riêng, và các ngôn ngữ khác nói chung.

Do đó, luâ ̣n văn (LV) cho ̣n khảo sát so sánh đối chiếu ẩn du ̣ (AD), hoán du ̣ (HD), tỷ du ̣ (TD) sử du ̣ng từ “bùn”, “sen” trong hai khối liệu “Tu ̣c ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (1971), Nxb Văn Ho ̣c, của Vũ Ngo ̣c Phan, và “Tu ̣c ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam”, (1998), Nxb Giáo Dục, của Mã Giang Lân với ẩn du ̣, hoán du ̣, tỷ du ̣ sử du ̣ng từ “mud”, “lotus” trong tác phẩm “No Mud, No Lotus” cuả tác giả Thích Nhất Hạnh, được Parallax Press, Berkeley xuất bản năm 2014 tại California

<b>1.2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục đích nghiên cứu </b>

Đề tài đới chiếu ba BPTT: AD, HD và TD sử du ̣ng từ “bùn”, “sen” trong “Tu ̣c ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” (1971), Nxb Văn Ho ̣c, của Vũ Ngo ̣c Phan, và trong “Tu ̣c ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam”, (1998), Nxb Giáo Dục, của Mã Giang Lân với AD, HD và TD sử du ̣ng từ “mud”, “lotus” trong tác phẩm “No Mud, No Lotus” cuả tác giả Thích Nhất Ha ̣nh. Qua đó, giúp người đọc, người di ̣ch, người quan tâm hiểu tốt hơn về cách thức sử du ̣ng các BPTT: AD, HD và TD trong tiếng Viê ̣t, trong tiếng Anh, nâng cao khả năng phân biệt và sử du ̣ng các BPTT trong sáng tác, cũng như trong di ̣ch thuật các tác phẩm tiếng Anh, tiếng Viê ̣t.

<b> 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

- Tìm kiếm, thu thập các BPTT: AD, HD và TD sử du ̣ng từ “bùn”, “sen” trong “Tu ̣c ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” của Vũ Ngo ̣c Phan và trong “Tu ̣c ngữ, Ca dao Việt Nam” của Mã Giang Lân và các BPTT AD, HD và TD sử du ̣ng từ “mud”, “lotus” trong tác phẩm “No Mud, No Lotus” của Thích Nhất Ha ̣nh.

- Phân tích, so sánh, phát hiện sự giống nhau và khác nhau giữa những BPTT: AD, HD và TD sử du ̣ng “bùn”, “sen” trong “Tu ̣c ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” và trong “Tục ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” với những BPTT ẩn dụ, hoán dụ và tỷ dụ sử dụng “mud”, “lotus” trong tác phẩm “No Mud, No Lotus”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Ứng dụng cụ thể kết quả của việc phân tích so sánh giữa các BPTT: AD, HD và TD trong tiếng Việt và hình thức tương đương trong tiếng Anh.

<b>1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>

Luận văn tập trung đối chiếu 3 BPTT phổ biến đó là: AD, HD và TD sử du ̣ng “bùn”, “sen” trong “Tu ̣c ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” của Vũ Ngo ̣c Phan và trong “Tu ̣c ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” của Mã Giang Lân với các BPTT tương đương sử dụng “mud”, “lotus” trong tác phẩm tiếng Anh “No Mud, No Lotus” cuả tác giả Thích Nhất Ha ̣nh.

<b>1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>

(1) Các BPTT AD, HD và TD sử du ̣ng “Bùn”, “Sen” trong “Tu ̣c ngữ ca dao dân ca Việt Nam” và “Tu ̣c ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” được vận dụng như thế nào?

(2) Các BPTT AD, HD và TD sử du ̣ng “Mud”, “Lotus” trong tác phẩm tiếng Anh “No Mud, No Lotus” được vận dụng như thế nào?

(3) Sự giống nhau và khác nhau của các BPTT AD, HD và TD sử du ̣ng “Bùn”, “Sen” trong “Tu ̣c ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” và “Tu ̣c ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” với các BPTT AD, HD và TD sử du ̣ng “Mud”, “Lotus” trong tác phẩm tiếng Anh “No Mud, No Lotus” là gì?

<b>1.5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU </b>

Nghiên cứu góp phần giúp người đọc, người nghe và các đối tượng quan tâm, hiểu rõ nhận biết AD, HD, và TD và các giá tri ̣ của chúng trong tiếng Viê ̣t và trong tiếng Anh. Cũng như việc sử du ̣ng BPTT AD, HD, và TD trong các tác phẩm văn học tiếng Việt và Tiếng Anh và trong các hoa ̣t đô ̣ng giao tiếp hằng ngày.

<b>1.6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU </b>

Chương 1: Mở Đầu

Nêu tính cấp thiết của đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đới tượng và phạm vi nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu. Do đó luận văn cho ̣n khảo sát so sánh đối chiếu AD, HD, TD sử du ̣ng từ “bùn”, “sen” trong hai khối liệu “Tu ̣c ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” (1971), Nxb Văn Ho ̣c, của Vũ Ngo ̣c Phan, và “Tu ̣c ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam”, (1998), Nxb Giáo Dục, của Mã Giang Lân với ẩn du ̣,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

hoán du ̣, tỷ du ̣ sử du ̣ng từ “mud”, “lotus” trong tác phẩm “No Mud, No Lotus” cuả tác giả Thích Nhất Ha ̣nh.

Chương 2: Tổng Quan Nghiên Cứu Và Cơ Sở Lý Luận.

Nghiên cứu ẩn dụ, hoán dụ và tỷ dụ của các học giả theo quan điểm truyền thống và nghiên cứu ẩn dụ, hoán dụ và tỷ dụ của các học giả theo quan điểm hiện đại. Khái niệm ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ của các học giả trong nước và khái niệm ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ của các học giả nước ngoài, đồng thời đưa ra quan điểm khung lý thuyết về AD, HD và TD

Chương 3: Phương Pháp Ngiên Cứu.

Nêu phương pháp nghiên cứu: thu thập ngữ liệu, tổng hợp, phân tích, đồi chiếu, kết hợp cả định tính và định lương. Thiết kế nghiên cứu: những mẫu ngữ liệu đã thu thập được trong ba khối ngữ liệu đã được chọn sẽ được đánh ký hiệu theo thứ tự có chứa “bùn”, “sen”,“mud”, “lotus”.

Chương 4: Kết Qủa Và Thảo Luận.

Thống kê biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ sử du ̣ng “Bùn”, “Sen”, “Mud”, “Lotus” trong 3 khối liệu và so sánh ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ của “Lotus” với “Sen” và của “Mud” với “Bùn” trên 3 khối liệu. Ứng dụng kết quả việc so sánh đối chiếu ẩn dụ, hốn dụ, tỷ dụ giữa hai hình thức ngôn ngữ.

Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị.

KL1, KL2, KL3 đã sử dụng bao nhiêu AD, theo CTAD, PLAD, và YNMAD. KL1, KL2, KL3 đã sử dụng bao nhiêu HD, theo CTHD, PLHD, và YNMHD. KL1, KL2, KL3 đã sử dụng bao nhiêu TD, theo CTTD, PLTD, và YNMTD. Nêu lên một số hạn chế và kiến nghị CT, PL YNM của AD, HD, TD chưa được tìm thấy trong 3 khối liệu cần được khảo sát và bổ sung. Đề tài cũng gợi mở hướng nghiên cứu với những hình ảnh khác, những từ ngữ khác, trong những khối liệu khác với các ngôn ngữ khác nhau theo hướng sâu hơn ở BPTT AD, HD và TD.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 2 </b>

<b>TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN </b>

<b>2.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU </b>

<b> 2.1.1 Nghiên cứu ẩn dụ, hoán dụ và tỷ dụ của các học giả theo quan điểm truyền thống </b>

Irina Aasheim (2012) trích: Ivor Richards: AD là một sự so sánh giữa hai sự vật được thực hiện bằng cách chuyển một từ, từ cách sử dụng bình thường sang cách sử dụng mới (Richards, 1929, tr.221), Richards ủng hộ quan điểm cổ điển truyền thống về phép AD. Tuy nhiên, ông là người đầu tiên cố gắng mở rộng khía cạnh thuật ngữ của lý thuyết. Đặc biệt, ông đề xuất một tập hợp các thuật ngữ hữu ích cho các yếu tố mà AD hoạt động: chủ đề (tenor), phương tiện (vehicle) và nền tảng (ground). Chủ đề (tenor) là thứ mà từ hoặc cụm từ ẩn dụ đề cập đến, phương tiện (vehicle) là từ hoặc cụm từ ẩn dụ. Ví dụ: ơng là con sư tử, chủ đề (tenor) là ông, phương tiện (vehicle) là con sư tử. Nền tảng (ground) là chất lượng khi sử dụng phương tiện (vehicle) đề cập đến chủ đề (tenor) (Aasheim, tr.23).

The language of metaphors của (Goatly, 1997) nỗ lực tìm ra nền tảng trung gian cho nghiên cứu AD, xuất từ các vị trí của truyền thống chức năng hay truyền thống phát sinh. Tham vọng của Goatly là phát triển một lý thuyết ngơn ngữ AD có định hướng chức năng kết hợp giữa lý thuyết thực dụng với phép phân tích Hallidayan, để tạo ra một mơ hình đầy đủ hơn cho việc giải thích ẩn dụ nói riêng và giao tiếp nói chung. Khi áp dụng cách tiếp cận này, Goedly cho rằng AD và ngơn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng nhìn nhận AD trái ngược với tư tưởng (Aasheim, 2012, tr.24).

Đồn Thị Thanh Bình thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010 nghiên cứu đề tài: “Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác AD, HD”. Thanh Bình xem xét AD, HD ở các trường hợp như sau:

I. Về cấu tạo:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

a. Ấn dụ, hốn dụ có thể là một từ: AD là một từ: ngọc, hương, hoa, liễu, lá, cành, cảnh hồng, bóng nga…; HD là một từ: hoa nổ, giai nhân, má hồng, áo, miệng...

b. Ấn dụ, hốn dụ có thể là các cụm từ: là các cụm từ cố định mà chủ yếu là các thành ngữ hoặc mượn ý của các thành ngữ: AD là các cụm từ cố định: bướm lả ong lơi, bướm chán ong chường, nguyệt nọ hoa kia, đầu trâu mặt ngựa, thăm văn bản thuyền, ăn xổi ở thì, cả chậu chim lồng...; HD là các cụm từ cố định: thịt nát xương mòn, đầu mày cuối mắt, gieo ngọc trầm châu, ...

c. Vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ như: đầu xanh, xuân xanh, ngày xanh, bút hoa, thềm hoa, đuốc hoa, gót sen, rèm châu, xe châu ...

II. Về phân loại:

a. AD: 1. Nhóm ẩn dụ: Ẩn dụ hình tượng, ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tượng trưng; 2.Nhóm biến thể ẩn dụ: nhân hoá, vật hoá.

b. HD: cải dung, cải danh, cải số.

III.Về ý nghĩa: dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, hốn dụ tu từ khác nhau để biểu thị một đối tượng cụ thể; dùng một hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ tù từ biểu thị nhiều đối tượng khác nhau; dùng ẩn dụ, hoán dụ tu từ trong miêu tả: cảnh thiên nhiên, tả sự việc, tả người; dùng ẩn dụ, hoán dụ tu từ trong lời thoại của nhân vật; dùng ẩn dụ, hoán dụ tu từ trong lời bình trực tiếp của tác giả.

Nghiên cứu của Thanh Bình góp phần định hình các giá trị mà luận văn cần hướng đến về cấu trúc, về phân loại và về ý nghĩa. Nhưng nghiên cứu của Thanh Bình xem xét AD, HD là từ hay cụm từ cố định, và không xem xét các từ, hay cụm từ cố định ở dạng miền, hay ở dạng văn bản vượt ra khỏi từ hay cụm từ cố định.

Nghiên cứu TD của (Ngô Thị Thuý Hằng, 2010) với đề tài: Nghiên cứu việc sử dụng TD trong tiểu thuyết David Copperfield (A Study on Similes Used in The Novel David Copperfield by Charles Dickens). Thuý Hằng phân biệt khái niệm miền nguồn và miền đích, và đánh giá điểm chung của miền nguồn và miền đích, TD khơng phải là so sánh theo nghĩa đen, mà là so sánh theo nghĩa bóng, những thứ thường được cho là không thể so sánh được, thường sử dụng hình ảnh gây sửng sốt để gợi ý các kết nối không mong muốn giữa miền nguồn và miền đích. TD là hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

ảnh của lời nói (a figure of speech). Cô nêu câu hỏi nghiên cứu: PTTD được sử dụng để miêu tả tính cách các nhân vật trong David Copperfield thể hiện bằng cách nào? Nghiên cứu ở hai phương diện ngữ nghĩa và ngữ pháp:

- Nghĩa của các PTTD được phân loại thành bốn nhóm: động vật, sinh vật siêu nhiên, hiện tượng tự nhiên và vật thể nhân tạo.

- Ngữ pháp: Thuý Hằng áp dụng một số cấu trúc so sánh của Doughlas Biber, (Leech, 1999, tr.219, tr. 220), (Swan, 1995, tr.74, tr.312, tr.313) và sử dụng những cấu trúc này như một hướng dẫn kiểm tra ngôn ngữ TD trong tiểu thuyết David Copperfield. Phần thành hai nhóm chia thành 6 loại

A. “AS” SIMILE: Type I: be (as) Adj as N; Type II: V as Adj / Adv as CLAUSE; Type III: V as Adj/Adv as N; Type IV: V as if CLAUSE

B. “LIKE” SIMILE: Type V: V like N; Type VI: Noun-like N

Nghiên cứu Thuý Hằng trả lời câu hỏi: “PTTD được sử dụng để miêu tả tính cách các nhân vật trong David Copperfield thể hiện bằng cách nào?”. Trong việc khảo sát việc sử dụng TD trong mơ tả tính cách của các nhân vật trong tiểu thuyết David Copperfield, có những phát hiện sau: Về cấu trúc ngữ pháp, có sáu kiểu cấu trúc tỷ được sử dụng để mơ tả các tính cách của các nhân vật trong tiểu thuyết. Loại TD thường được sử dụng nhất trong bảng 1 là loại V, chiếm 57,5%. Loại tỷ dụ ít phổ biến nhất là loại VI với 5,1%. Về ngữ nghĩa, TD miêu tả tính cách của các nhân vật trong tiểu thuyết được phân loại thành bốn nhóm bao gồm: động vật, sinh vật siêu nhiên, hiện tượng tự nhiên và vật thể nhân tạo. Nghiên cứu TD của Ngơ Thị Thúy Hằng, góp phần định hình cấu trúc tỷ dụ của LV.

Nguyễn Thị Thanh Đức với bài báo (2020, Tập 49 - Số 2B/2020, tr. 39-50) trình bày: một cấu trúc so sánh tu từ hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố và nhất thiết phải có hai vế: (1) Đối tượng cần so sánh: tức là yếu tố bị hay được so sánh (vế bị hay vế được so sánh - kí hiệu là vế A). (2) Nội dung so sánh: yếu tố biểu thị thuộc tính, phương diện so sánh (cơ sở so sánh). (3) Phương tiện thể hiện so sánh: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (từ so sánh).

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

(4) Đối tượng hay vật chuẩn so sánh: chuẩn mực về tiêu chí so sánh (vế so sánh - kí hiệu là vế B). Tóm tắt cấu trúc so sánh tu từ đầy đủ như sau:

<b>Từ so sánh B </b>

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mơ hình này có thể bị lược bớt hoặc đảo vị trí các yếu tố tạo ra những kiểu biến thể khác nhau: A - từ so sánh - B; A/B (khuyết từ so sánh); từ so sánh - B/A; B - từ so sánh A; A - từ so sánh - A’. Đối với biến thể A/B, về mặt hình thức, từ so sánh khơng xuất hiện mà biểu hiện bằng ngữ điệu khi nói hoặc dấu hiệu ngắt câu bằng các phương tiện hình thức như dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,), dấu gạch nối (-) khi viết.

- Về cấp độ, so sánh tu từ (tỷ dụ) có 4 cấp độ: ngang bằng, không ngang bằng, bậc nhất và khác biệt, được thể hiện qua:

<b> </b>

<b>Đối tượng bị hay được so sánh </b>

<b>Yếu tố phương diện so sánh </b>

<b>Yếu tố quan hệ so sánh </b>

<b>Đối tượng chuẩn so sánh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

So sánh bậc nhất So sánh không ngang

bằng

So sánh khác biệt So sánh ngang

Để tìm ra các đặc điểm của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử, bài báo tiến hành thống kê, phân loại cụ thể thơ Hàn Mặc Tử trong sự đối sánh với các nhà thơ cùng thời: Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính. Qua Bài báo của Nguyễn Thị Thanh Đức trình bày, luận văn chú ý các cấu trúc so sánh tu từ và các từ so sánh trong 8 loại so sánh tu từ theo 4 cấp, có thể ứng du ̣ng cho viê ̣c cho ̣n mẫu so sánh tu từ của luâ ̣n văn.

<b>2.1.2 Nghiên cứu ẩn dụ, hoán dụ và tỷ dụ của các học giả theo quan điểm hiện đại </b>

<b> So Sánh Tu Từ </b>

<small>Tương liên: </small>

<small>bao nhiêu </small>

... <small>bấy nhiêu</small><b>... bấy </b>

<b>nhiêu bao nhiê</b>

<b>u </b>

... bấy nhiêu

<b>Không có từ so sánh </b>

<small>Khẳng định: là, </small>

<small>bằng, làm, cũng, khơng </small>

<small>khác </small>

<b>Có từ so sánh </b>

<small>Giả định: </small>

<small>như, tựa, dường</small>

<small>, y... </small>

<small>Phát triển: thành, </small>

<small>hóa... </small>

<small>Tuyệt đối: nhất, là </small>

<small>nhất, hơn hẳn, thuahẳn...</small>

<small>Chênh lệch: hơn, kém, thua, không </small>

<small>Phủ định: không </small>

<small>là, chẳng bằng... </small>

<small>Khác biệt: khác, chẳng giống, khơng như... </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

(Aasheim, 2012, trích từ Lakoff và Johnson, 2003, tr. 4-14) AD là thuộc tính của các khái niệm. Quan điểm của Aristotle, hay quan điểm cổ điển, AD như một công cụ dành riêng nghệ thuật hùng biện cuối cùng đã bị thách thức bởi George Lakoff và Mark Johnson, vào năm 1980 trong tác phẩm “Metaphors we live by”, họ coi AD là một phần của ngôn ngữ và suy nghĩ hàng ngày. Cách tiếp cận này đối với AD đã được gọi là cách tiếp cận nhận thức, còn gọi là cách tiếp cận hiện đại. Tác phẩm của Lakoff và Johnson tạo một bước ngoặt lớn trong lý thuyết AD, vì nó đã thay đổi trọng tâm từ AD như một thuộc tính của từ sang AD như một thuộc tính của các khái niệm. Điều đó có nghĩa là AD khơng chỉ là khn mẫu văn học mà cịn là cách thức chúng ta nhận thức thế giới xung quanh mình. Lakoff và Johnson đã đến với nhau bởi mối quan tâm chung về AD, cả hai đều nhận thấy quan điểm truyền thống về AD không thỏa mãn. Johnson đã thu thập bằng chứng rằng AD được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, trong suy nghĩ những người bình thường, khơng phải chỉ dành riêng cho những người có nghệ thuật viết lách hoặc diễn thuyết. Họ lập luận chính quá trình suy nghĩ của con người mang tính AD. Bằng cách thay đổi trọng tâm của cách nhìn AD, Lakoff và Johnson đồng thời mở rộng định nghĩa của AD - ẩn dụ khơng đơn thuần là một hình ảnh của lời nói. Họ đã chứng minh một cách thuyết phục rằng AD được tích hợp trong nhận thức của người nói về thế giới. Lý thuyết của Lakoff và Johnson về AD khái niệm hay AD nhận thức, dựa trên các lập luận sau: AD là một phần của cuộc sống, suy nghĩ và trải nghiệm hàng ngày; AD là một phần tất yếu và vơ thức của q trình suy nghĩ của con người; AD cung cấp nền tảng cho hệ thống khái niệm, ẩn dụ là thuộc tính của khái niệm hơn là thuộc tính của từ; AD được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống bình thường của con người phần nhiều thời gian nhưng hầu như họ khơng nhận ra nó. Các khái niệm trừu tượng như: tình u, lý luận, ý tưởng, v.v..., sẽ khơng hồn chỉnh nếu khơng có AD, mặc dù chúng có nghĩa đen cốt lõi.

Lakoff và Johnson đã phân loại các AD khái niệm thành ba loại: Ẩn dụ cấu trúc, Ẩn dụ định hướng và Ẩn dụ bản thể học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Ẩn dụ cấu trúc có nghĩa một khái niệm được cấu trúc ẩn dụ bằng những thuật ngữ khác. Ví dụ: chúng ta có thể hiểu một khía cạnh của cuộc lý luận bằng những thuật ngữ của chiến tranh; những tuyên bố của bạn là không thể chối cãi (Your claims are indefensible); anh ta tấn công mọi điểm yếu trong lập luận của tôi (He attacked every weak point in my argument); những lời chỉ trích của anh đúng ngay mục tiêu (His criticisms were right on target). Không thể chối cãi(Indefensible), tấn công mọi điểm yếu (attacked every weak point), đúng ngay mục tiêu (right on target) là những thuật ngữ thuộc khía cạnh chiến tranh.

Ẩn dụ định hướng: liên quan đến định hướng không gian, là xắp xếp toàn bộ hệ thống bằng các khái niệm. Ví dụ: hạnh phúc là hướng lên (HAPPINESS IS UP: tôi cảm thấy phấn chấn, tinh thần của tôi phấn chấn, bạn đang ở trong tinh thần phấn chấn, v.v.); nỗi buồn là đi xuống (SADNESS IS DOWN: tôi đang cảm thấy xuống tinh thần, tôi chán nản, tinh thần của tơi chìm xuống, v.v.).

Ẩn dụ bản thể: là xem các sự kiện, hoạt động, cảm xúc, ý tưởng, v.v., như các thực thể và các bản chất. Ví dụ: lạm phát là một thực thể (INFLATION IS AN ENTITY: chúng ta cần chống lại lạm phát, lạm phát khiến tôi phát ốm, v.v.).

Một tuyên bố khác của Lakoff và Johnson là muốn biết AD, phải dựa trên kinh nghiệm cá nhân và trải nghiệm văn hóa, người biết AD, phải có kinh nghiệm hoặc kiến thức giống như người tạo ra AD. Bản chất của AD là hiểu và trải nghiệm một loại sự vật trong những thuật ngữ khác nhau. Tuyên bố này được hiểu là không thể nhận thức đầy đủ về AD nếu khơng có cùng các tia xạ khái niệm. Tác phẩm Lakoff và Johnson là bước đột phá lớn làm sống lại mối quan tâm đến phép AD. Thứ nhất, nó đề xuất một cách tiếp cận mới để định nghĩa AD. Thứ hai AD là nền tảng của suy nghĩ và của ngôn ngữ, ẩn dụ cần được nghiên cứu liên ngành. Thứ ba, ý nghĩa của cơng trình đã thiết lập quan điểm truyền thống thứ hai về ẩn dụ sau Aristotle (Aasheim, 2012, tr.20-24).

(Irina Aasheim, 2012, trích từ Kovecses, 2002, tr.165-342) thực hiện nghiên cứu về tính phổ biến của AD đối với tất cả mọi người. Từ góc độ văn hố một số AD đòi hỏi những nghiên cứu để có thể hiểu được, trong khi một số AD khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

dường như được hiểu và chấp nhận trong các nền văn hóa khác mà khơng gặp bất kỳ trở ngại nào. Tác phẩm A practical introduction của Kovecses đặt ra một câu hỏi rất thú vị: AD khái niệm có phổ biến cho mọi nền văn hóa và mọi ngơn ngữ không? Kovesces vẽ ra sự tương đồng giữa tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hungary, đại diện cho ba ngơn ngữ và nền văn hóa khơng liên quan. Ơng phát hiện ra rằng khái niệm HẠNH PHÚC sử dụng các khái niệm như HƯỚNG LÊN, TƯƠI SÁNG và CHẤT LỎNG XÚC TÁC trong ba ngơn ngữ đó, theo thuật ngữ tia xạ khái niệm của Lakoff và Johnson cả ba ngôn ngữ này dường như khái niệm hóa hạnh phúc một cách ẩn dụ theo cách tương tự như vậy. Kovecses nêu những lý do sau để giải thích cho điều này: tình cờ; kết quả của sự vay mượn ngơn ngữ; xuất hiện của các AD tương tự trong các nền văn hóa được thúc đẩy bởi một số động cơ chung.

Kovecses ủng hộ quan điểm thứ ba và tiếp tục tìm kiếm nền tảng khái niệm chung trong các ngôn ngữ khác. Giả thuyết của Kovecses cho rằng phép AD khái niệm có nền tảng khái niệm chung trong nhiều nền văn hóa. Trong khi đó chính ơng lại bổ sung vào lý thuyết của Lakoff và Johnson về phép AD khái niệm được gắn với kinh nghiệm cá nhân và trải nghiệm văn hóa, việc này đi ngược phép ẩn dụ khái niệm dựa trên các động cơ chung và được tiếp nhận bình đẳng trong các nền văn hóa mà ơng đưa ra. Theo Kovecses, mỗi ẩn dụ được phân tích ở ba cấp độ: Supraindividual, Individual, Subindividual.

Cấp độ supraindividual dựa trên các biểu thức ẩn dụ được quy ước hóa của bất kỳ ngơn ngữ nào có thể được thu thập từ từ điển, từ đồng nghĩa, sách, tạp chí, báo chí, v.v. Kovecses tuyên bố rằng hầu hết các nghiên cứu ngôn ngữ học về AD đều được thực hiện ở cấp độ này. Phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa supraindividual và cấp độ individual, Kovecses đặt ra một câu hỏi khá thú vị: liệu tất cả các phép ẩn dụ quy ước có thực sự tồn tại trong tâm trí của từng người nói khơng? Để trả lời câu hỏi này, Kovecses trích dẫn từ một nghiên cứu ngôn ngữ tâm lý về phép ẩn dụ của Ray Gibbs (1990). Gibbs yêu cầu mọi người hình thành hình ảnh tinh thần của các thành ngữ khác nhau liên quan đến cơn giận dữ. Kết quả phần lớn các trường hợp, người ta mô tả sự tức giận giống như một chất lỏng nóng trong bình sơi sùng sục do

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

áp suất quá lớn khi nhiệt độ tăng lên. Phát hiện này đã chứng minh một cách thuyết phục sự tồn tại của phép ẩn dụ thông thường trong hệ thống khái niệm của con người.

Khơng có sự phù hợp hồn tồn giữa supraindividual và individual. Xuất phát từ thực tế Kovecses cho rằng cấp độ individual không chỉ là cấp độ mà mọi người sử dụng các phép ẩn dụ quy ước phù hợp trong tình huống nhất định, mà cịn là cấp độ mà cá nhân có thể tạo ra phép ẩn dụ của riêng họ.

Cấp độ Subindividual là cấp độ mà tại đó việc hình thành khái niệm của một miền khái niệm (target) bằng một miền khái niệm khác (source) được thực hiện tự nhiên và được thúc đẩy bởi người nói.

Nói cách khác, cấp độ Subindividual là những động cơ phổ quát thúc đẩy sự hiểu biết của chúng ta về các phép ẩn dụ được lấy từ bất kể ngôn ngữ nào. Kovecses nói rằng một trong những động cơ rõ ràng nhất là động cơ liên quan đến sinh lý con người. Anh ta nói: Trải nghiệm thể xác thường tương quan với một số trải nghiệm trừu tượng hoặc trải nghiệm chủ quan nhất định làm phát sinh các phép ẩn dụ khái niệm mà chúng ta thấy nó một cách tự nhiên và được thúc đẩy.

Để minh họa quan điểm của mình, Kovecses sử dụng ví dụ về ANGER IS A HOT FLUID (giận dữ là nước nóng). Ơng trích dẫn các nghiên cứu được thực hiện bởi (Ekman và cộng sự, 1983) cho thấy rằng nhiều lĩnh vực trừu tượng như cảm xúc thường liên quan đến những thay đổi cơ thể khác nhau. Ví dụ: sự tức giận đã được chứng minh là có tương quan với sự gia tăng nhiệt độ da, huyết áp và các hoạt động khác của hệ thần kinh tự chủ (ANS). Những thay đổi này làm cho sự tức giận khác với những cảm xúc khác, được mô tả trong một hồ sơ ANS khác. Những nghiên cứu này cung cấp động cơ độc lập (tức là phi ngôn ngữ) cho sự tồn tại ẩn dụ: ANGER IS A HOT FLUID. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là tất cả các phép AD khái niệm đều được động cơ thúc đẩy bởi kinh nghiệm của con người. Nhiều người trong số chúng có động cơ thúc đẩy giống nhau về cấu trúc nhận thức, cấu trúc khách quan. Cấu trúc nhận thức và cấu trúc khách quan có thể bổ sung cho nhau. Kovecse đề xuất chúng ta không nên quên rằng mỗi nền văn hóa có quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

điểm độc đáo về thế giới, và cấp độ ẩn dụ độ Subindividual chỉ mang tính phổ quát một phần (Aasheim, 2012, tr.23-28).

Nguyễn Thị Hương Giang (2014, Số 2, Tập 30, tr.7-13) với đề tài “Đối chiếu ẩn dụ “Phong” trong tiếng Hán và “Gió” trong tiếng Việt từ góc nhìn ngơn ngữ học tri nhận: “Metaphors We Live By Lakoff và Johnson” cho rằng ẩn dụ phương thức tư duy và hoạt động như một cách nhận thức những khái niệm trừu tượng hay lĩnh vực không thể nhận biệt trực tiếp bằng các giác quan thông qua những thuật ngữ về những khái niệm cụ thể và lĩnh vực quen thuộc. Kinh nghiệm về thời tiết là một trong những kinh nghiệm cơ bản của con người thường được sử dụng để diễn tả và giải thích các lĩnh vực cơ bản khác. Gió (Phong) là một trong những thiện tượng thời tiết điển hình nhất. Hương Giang thu thập và khảo sát những từ ngữ liên quan đến Phong ở tiếng Hán và Gió trong tiếng Việt trên nền tảng lý thuyết ẩn dụ ý niệm để rút ra những điểm giống nhau và khác nhau về ý niệm ẩn dụ trong cùng một hiện tượng thiên nhiên.

Trên cơ sở khảo sát những từ ngữ liên quan đến hiện tượng thời tiết “Gió” trong tiếng Việt và “Phong” trong tiếng Hán, Hương Giang tiến hành tìm hiểu hai vấn đề sau: Ý niệm về “Gió” ở hai ngơn ngữ khác nhau như thế nào?; Hai dân tộc Việt và Hán đã dựa trên vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của mình về "Gió" để tri nhận những vấn để trừu tượng khác như thế nào?

Với cách hiểu thông thường nhất, AD tri nhận được xem như là cách nhìn đối tượng B thơng qua một đối tượng A, nhận thức sự vật B thông qua thuật ngữ của sự vật A, trên cơ sở đã có sự hiểu biết và kinh nghiệm về sự vật A. Những ý niệm trừu tượng thường được tri nhận thông qua các ý niệm cụ thể bằng cách này. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đưa ra cấu trúc hai không gian của AD, được gọi là hai miền ý niệm: miền nguồn (source domain) và miền đích (target domain). Ý niệm tại miền đích được hiểu thơng qua ý niệm tại miền nguồn. Quan hệ giữa miển nguồn và miền đích là quan hệ ánh xạ, nghĩa là nội dung của ý niệm tại miền đích được ánh xạ từ ý niệm tại miền nguồn.

<b>Hình 2. 2: Cấu trúc AD </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Đích B Giận dữ

Nguồn A Lửa

Ví dụ: Ý niệm “giận dữ” được hiểu qua ý niệm “lửa”. Lửa là một thực thể thải ra nhiệt, có thể cháy, tắt và được duy trì bằng than, củi, lửa, dầu. “Giận dữ" là miền ý niệm đích, được nhận thức thơng qua các thuật ngữ của ý niệm nguồn là “Lửa”. Trên cơ sở ví dụ này Hương Giang đưa ra những 11 cấu trúc sau để đối chiếu hai ngôn ngữ: 1. Tình thế là gió; 2. Phẩm chất đạo đức là gió; 3. Khó khăn gian khổ là gió; 4. Cốt cách con người là gió; 5. Biến động là gió; 6. Nguy hiểm là gió; 7. Tin đồn là gió; 8. Ảnh hưởng là gió; 9. Khơng căn cứ là gió; 10. Niềm vui là gió; 11. Tục lệ, tập quán là gió. Trên nền những ý niệm 11 cấu trúc này, Hương Giang phân tích chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt sau: Nét tương đồng: Gió với đặc điểm hình thái khơng có hình dáng cụ thể, khơng có màu sắc, khơng quan sát trực tiếp được bằng thị giác. Chúng ta chỉ có thể nhận biết gió bằng thính giác: nghe tiếng gió thổi ù ù, hoặc nghe tiếng cây lá xào xạc..., cảm nhận sự lan truyền, chuyển động của gió thơng qua sự lay động của sự vật xung quanh: tóc bay, lá cây lay động... Con người dựa trên những kinh nghiệm như vậy về gió để tri nhận những khái niệm trừu tượng hơn, vì vậy mà hình thành những ẩn dụ TIN ĐỒN LÀ GIĨ, KHƠNG CĂN CỨ LÀ GIĨ trong cả tiếng Hán và tiếng Việt. Nét tương đồng ở đây chính là TIN ĐỒN cũng được biết đến chủ yếu qua thính giác và có tính lan truyền, đơi khi khơng có căn cứ, khó nhận biết nguồn gốc, Gió thường có hướng thổi, nhưng hướng gió thường thay đổi, và gió thì khơng quan sát được bằng mắt, do đó, gió có vẻ như luôn xuất hiện bất ngờ, và chúng ta dường như luôn ở thế bị động đối với gió. Gió thổi mây bay, gió và mây kết hợp luôn tạo ra sự thay đổi, biến động khôn lường. Những đặc điểm này của gió đã ánh xạ lên khái niệm TÌNH THỂvà BIẾN ĐỘNG trong cả tiếng Hán và tiếng Việt. Gió mạnh kèm theo mưa bão gây cản trở cho sản xuất, sinh hoạt của con người, đôi khi gây ra những tổn thất lớn về người và của cải. Con người ln phải tìm cách phịng chống, khắc phục và vượt

Ánh Xạ

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

qua hiện tượng tự nhiên khơng mong muốn này. Gió thổi trên mặt nước tạo ra những cơn sóng mạnh thường gây cảm giác bất an, và thực tế nó cũng tạo ra mối nguy hiểm cho con người. Vì thế, trong cả tiếng Hán và tiếng Việt gió thường kết hợp với mưa và sóng để nói về ẢNH HƯỞNG, KHÓ KHĂN GIAN KHĨ và NGUY HIỂM.Sự khác biệt: tính chất khu vực của gió đã ánh xạ lên cả lĩnh vực con người và xã hội và điều này thể hiện qua những ẩn dụ được tìm thấy trong tiếng Hán: TỤC LỆ TẬP QUÁN LÀ GIÓ, CỘT CÁCH CON NGƯỜI LÀ GIÓ, PHẨM CHẤT CON NGƯỜI LÀ GIÓ. Những ẩn dụ này khơng tìm thấy trong tiếng Việt, lý do có lẽ là do sự khác biệt về địa lý. Diện tích đất nước Việt Nam nhỏ hơn, sự khác biệt về khí hậu khơng lớn như ở Trung Quốc nên những kinh nghiệm và sự cảm thụ về sự khác biệt vùng miền đối với hiện tượng tự nhiên giá là khơng rõ rệt. Gió thổi mang đến cho chúng ta cảm giác mát mẻ, dễ chịu, sảng khoái. Đặc biệt ở Trung Quốc, khi mùa xuân đến, gió xuân thổi, tuyết tan, cảm giác ấm áp dễ chịu và vạn vật như bừng sáng tươi mới hơn. Cảm nhận đặc biệt này đối với gió xuân là cơ sở hình thành ẩn dụ NIỀM VUI LÀ GIÓ trong tiếng Hán. Bài nghiên cứu này gíúp luận văn khẳng đi ̣nh qua những từ đơn lẽ “bùn”, “sen”, “mud”, “lotus” có thể thiết lập cấ u trú c AD, HD dựa trên miền đích và miền nguồn.

Trần Trung Hiếu (2012, số 41, tr.98-104) với đề tài “ Hoán Dụ Ý Niệm (HDYN) Trong Kết Cấu Vị Từ “Mặt” Trong Tiếng Việt Dưới Góc Nhìn Ngơn Ngữ Học Tri Nhận (NNHTN)”. Bài viết này trên cơ sở khảo sát 61 kết cấu vị từ “Mặt” trong tiếng Việt đã phân tích một số biểu trưng HDYN của “Mặt” dưới góc nhìn NNHTN. Theo khảo sát của Trần Trung Hiếu, tổng cộng 61 kết cấu có chứa yếu tố "Mặt, trong đó có 28 tính ngữ và 33 động ngữ. Đây là số lượng đơn vị nhiều nhất trong số các kết cấu loại vị từ một bộ phận cơ thể người (BPCTN) trong 914 đơn vị thành ngữ. Bài viết khảo sát các kết cấu vị từ “Mặt”, sẽ phân tích các HDYN mà chúng biểu trưng dưới góc độ NNHTN. Nghiên cứu này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vai trò của HDYN trong việc tạo nghĩa các ngữ cố định hay thành ngữ có chứa BPCTN trong tiếng Việt, từ đó có cái nhìn khái quát hơn, sâu rộng hơn về cơ chế và phạm vi của HDYN; về các mối liên hệ, sự tương đồng và khác biệt giữa ẩn

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

dụ ý niệm (ADYN) và HDYN. Trung Hiếu đưa ra một khái niệm về HDYN tương đối thống nhất như sau: “HDYN là một quá trình tri nhận mà trong đó một bản thể ý niệm này (vehicle) được dùng để quy chiếu đến một một bản thể ý niệm khác (target) trong một khung duy nhất". HDYN được phân ra thành nhiều loại. Theo Nguyễn Ngọc Vũ, có thể chia HDYN thành ba loại sau: HDYN tuyến tính, HDYN tiếp hợp, HDYN bao gồm.

Bên cạnh đó, cịn có một số nhà nghiên cứu khác phân loại HDYN. Theo Barcelona, Antonio, HDYN cịn có thể được phân chia ra thành các loại khác như:

HDYN giản đồ (schematic): “là sự phóng chiếu khơng đối xứng của miền ý niệm nguồn lên miền ý niệm đích. Miền nguồn và miền đích cũng nằm trong một miền chứa đựng đối tượng và liên kết với nhau bởi chức năng ngữ dụng sao cho miền đích có thể được kích hoạt trong tinh thần".

HDYN điển hình (typical): “là hốn dụ giản đồ mà trong đó miền đích hồn tồn khác biệt với miền nguồn: hoặc miền đích là miền phụ thứ cấp của miền nguồn; hoặc là nó khơng được bao gồm trong miền nguồn.

HDNN nguyên mẫu (prototypical): "là loại hoán dụ quy chiếu điển hình mà trong đó miền đích và vật quy chiếu là một thực thể độc lập hoặc là một tập hợp các thực thể độc lập”.

Trần Trung Hiếu phân tích về miền ý niệm "Mặt" theo các phân loại HDYN của Barcelona (2003) và Dirven và Porings (2003) theo các loại sau:

HDYN tuyến tính: méo mặt, chóng mặt. HDYN bao gồm:rắn mặt. HDYN giản đồ: bẽ mặt, dại mặt, đẹp mắt, ê mặt, mát mặt, mất mặt, mở mặt, muối mặt, ngượng mặt, rát mặt, rầy mặt, sần mặt, vạc mặt, bạc mặt, méo mặt, ớn mặt. HDYN điển hình: lạ mặt, nhẵn mặt, thay mặt. HDYN nguyên mẫu: có mặt, dằn mặt, gặp mặt, góp mặt, khắp mặt, khuất mặt, lánh mặt, mất mặt, máu mặt, ngang mặt, nhận mặt, tránh mặt, trốn mặt, vác mặt, vắng mặt. Bài báo nghiên cứu này có ý nghĩa đối vớ i viê ̣c phân loa ̣i HD của luâ ̣n văn.

Irina Aasheim (2012) thực hiện đề tài nghiên cứu “Đối chiếu về TD trong tiếng Anh và tiếng Na Uy”, phân tích tích cấu trúc đặc điểm TD tiếng Anh: like a /

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

an + N (danh từ) và as + ADJ (tính từ )+ as + N (danh từ) và hình thức dịch tương ứng phổ biến của chúng trong tiếng Na Uy dựa trên ba khối ngữ liệu: khối liệu phân tích đối chiếu, và hai khối liệu dịch thuật của hai ngôn ngữ. Irina Aasheim nêu TD là một loại AD đặc biệt, được cô nghiên cứu trên cả cấp độ cú pháp và khái niệm.

Cấp độ cú pháp: đối chiếu hai cấu trúc TD tiếng Anh: “like a / an + N (danh từ)” và “as + ADJ (tính từ )+ as + N (danh từ)” với hai hình thức tương đương trong tiếng Na Uy “som en / ei / et N” và “like ADJ som N”. Bốn cấu trúc này được nghiên cứu sâu hơn theo miền phương tiện (vehicles) mà chúng hoạt động trong hình thức TD.

Cấp độ khái niệm: Theo lý thuyết ẩn dụ hiện đại, được phát triển bởi Lakoff và Johnson vào năm 1980, các miền khái niệm (cụ thể miền phương tiện vehicles, chúng được đề cập trong nghiên cứu này) gắn liền với kinh nghiệm cá nhân hoặc văn hóa.

Nghiên cứu đề cập đối chiếu đến phương tiện miền TD (vehicles) của hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Na Uy, được phân tích theo cách nhóm chúng thành các loại có nghĩa chung:

Nhóm miền phương tiện danh từ: “like a / an + N (danh từ)” và “som en / ei / et N” được tìm thấy danh từ biểu thị: thiên nhiên, con người và vật thể do người tạo ra.

Nhóm miền tính từ: “as ADJ as N” và “like ADJ som N” cũng được tìm thấy hoạt động thường xuyên nhất với các loại tính từ giống nhau biểu thị: sự đánh giá, màu sắc và kích thước.Irina Aasheim kết luận rằng:

A. Tiếng Anh và tiếng Na Uy thể hiện mức độ tương đồng về cấu trúc cao trong việc xây dựng miền tỷ dụ (“like a / an N” so với và “som en/ei/et N” và “as ADJ as N” so với “like ADJ som N”).

B. Tiếng Anh và tiếng Na Uy, mặc dù là hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau, nhưng thường hoạt động cùng các nhóm phương tiện tỷ dụ danh từ và tính từ (the like a/an N and the as ADJ as N) .

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực đối với luận văn khi xem xét miền TD, là hình thức khác của AD, chỉ khác là TD có các từ mang dấu hiê ̣u so sánh, hai miền danh từ và tính từ trong 2 ngôn ngữ khác nhau.

<b>2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN </b>

<b> 2.2.1. Khái niệm ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ của các học giả trong nước </b>

A. Một số khái niệm ẩn dụ truyền thống:

Quan điểm ẩn dụ của Đỗ Hữu Châu (1962, tr.154) “ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên gọi của một sự vật hiện tượng khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng”. Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của x (tức là x là ý nghĩa biểu vật chính của A), Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau (Đỗ Hữu Châu, 19681, tr.145). Cù Đình Tú (1983, tr.125) định nghĩa ẩn dụ như sau: “ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng. Nguyễn Thái Hồ (2009, tr.194) trình bày: “ẩn dụ tu từ là phương thức chuyển nghĩa bằng lối so sánh ngầm dùng tên gọi đối tượng được so sánh thay cho tên gọi so sánh khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó, nhằm phát động trường lien tưởng rộng lớn trong lòng người đọc”. Nguyễn Văn Lân (1966) nêu “ẩn dụ là một cách ví, nhưng khơng cần đến những tiếng để so sánh như: tựa, như, tưởng, nhường, bằng...”. Nguyễn Văn Tu (1960, tr.159) cho rằng: “ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm”.

B. Một số khái niệm hoán dụ truyền thống:

Nguyễn Thái Hoà (2009) trong “Phong cách học Tiếng Việt” định nghĩa như sau: “Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó”. Đỗ Hữu Châu (1981) trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt” viết: “Hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế".

C. Một số khái niệm tỷ dụ truyền thống:

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Đào Thản (1988, tr.132) so sánh là lối nói đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngồi hay tính chất bên trong. Hữu Đạt (1999, tr.335) so sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.

<b>2.2.2. Khái niệm ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ của các học giả nước ngoài </b>

<i><b> 2.2.2.1. Khái niệm ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ theo cách tiếp cận truyền thống </b></i>

A. Ẩn dụ:

Thuật ngữ ẩn dụ: là sự chuyển nghĩa của từ này sang từ khác, có nghĩa là sự chuyển giao một số phẩm chất từ đối tượng này sang đối tượng khác. Nó vẫn được sử dụng rộng rãi để chỉ quá trình mà một từ có được một nghĩa phái sinh. Ví dụ: từ

<b>nắm (grasp), từ lấy (get), từ nhìn (see) chuyển thành từ hiểu (undestand) (Galperin, </b>

1977, tr.136). B. Hoán dụ:

Hoán dụ dựa trên một kiểu quan hệ khác nhau giữa nghĩa từ điển và nghĩa ngữ cảnh, một mối quan hệ không dựa trên sự đồng nhất, mà dựa trên một kiểu liên kết nào đó kết nối hai khái niệm nghĩa biểu thị (Galperin, 1977, tr.140).

Galperin (1977) cho rằng: Các loại quan hệ mà hoán dụ dựa trên. Trong số đó, những điều sau đây là phổ biến nhất:

- Một điều cụ thể được sử dụng thay cho một khái niệm trừu tượng. Trong trường hợp này, sự vật trở thành biểu tượng của khái niệm.Ví dụ: Trại, bục giảng và luật pháp đối với con trai của những người đàn ông giàu là những nơi tự do (The camp, the pulpit and the law for rich men's sons are free).

- Vật chứa thay cho thứ được chứa: Ví dụ: Hội trường vỗ tay vang dội (the hall applauded).

- Mối quan hệ của sự gần gũi, như trong: Ví dụ: Bàn trịn náo nhiệt và vui vẻ (the round game table was boisterous and happy).

- Chất liệu thay vật liệu được tạo: Ví dụ: Cẩm thạch đã nói (The marble spoke). Cẩm thạch thay cho bức tượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Công cụ mà người thực hiện sử dụng để thực hiện hành động thay cho hành động hoặc bản thân người thực hiện: Ví dụ: À, thưa ngài Weller quý tộc, ngài là cây roi rất giỏi, và có thể làm những gì ngài thích với những con ngựa của mình, chúng tơi biết (Well, Mr. Weller, says the gentl'mn, you're a very good whip, and can do what you like with your horses, we know) (Galperin, 1977, tr.144).

C. Tỷ dụ:

(V.G. Belinsky, 1977, tr.166) Tỷ dụ (simile) là mô tả đối tượng này bằng đối tượng khác thuộc lớp sự vật khác khác nhau hoàn toàn, là loại bỏ tất cả các đặc trưng giữa hai đối tượng ngoại trừ đặc trưng chung so sánh giữa hai đối tượng.

(Ngô Thị Thúy Hằng, 2010, trích từ Harmon và Homan, 1996, tr.560) định nghĩa tỷ dụ là “một dạng của lời nói trong đó sự giống nhau giữa hai đối tượng được thể hiện trực tiếp. Nói một cách khác, đó là phương tiện tỷ dụ, cả chủ đề (tenor) và phương tiện (vehicle) đều được thể hiện rõ ràng và được nối với nhau bằng dấu hiệu chỉ sự tương đồng (like, as)” (Ngô Thị Thúy Hằng, 2010, tr.10).

(Christina Alm-Arvius and Studentlitteratur, 2003) viết: Trong tiếng Anh, giống như ẩn dụ, tỷ dụ là phương thức chuyển nghĩa mô tả một sự vật bằng cách so sánh nó một sự vật khác, nêu lên những điểm tương đồng giữa chúng, mặc dù chúng cũng khác nhau rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt tỷ dụ với ẩn dụ, bởi vì tỷ dụ chứa một dấu hiệu rõ ràng về sự so sánh, trong khi ẩn dụ mang dấu hiệu ngầm so sánh. Những dấu hiệu so sánh tỷ dụ được biểu hiện thông qua các từ: like (như), as…as (như)...

Ví dụ: cơ ấy ngọt ngào như mật ong (She was as sweet as honey); anh ta cứng như đinh (He is as hard as nails).

Mặt khác, cần phân biệt so sánh theo nghĩa đen (literal comparison) và so sánh theo nghĩa bónng (figurative comparison). TD (simile) là so sánh theo nghĩa bóng có thể dễ dàng được chuyển thành ẩn dụ bằng cách bỏ đi các dấu hiệu so sánh (like, as, as…as, alike, resemble…) hoặc được diễn đạt lại để trở thành AD.

Ví dụ: cơ ta là mật ong (She was honey); anh ta là cây đinh (He is nails). Ngược lại một phép so sánh theo nghĩa đen không thể được biến thành phép

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

AD bằng cách viết lại cấu trúc, hoặc loại bỏ các dấu hiệu so sánh. So sánh theo nghĩa đen là để xây dựng hệ thống phân cấp mô tả logic và phân loại khoa học.

Ví dụ: con người và tinh tinh giống nhau ở nhiều khía cạnh (Humans and chimpanzees are alike each other in very many respects); con người và tinh tinh đều là linh trưởng (Humans and chimpanzees are both primates).

Trong một số trường hợp, so sánh theo nghĩa đen hoặc so sánh theo nghĩa bóng khơng rõ ràng, khơng phải là ẩn dụ hồn tồn, cũng khơng sử dụng theo nghĩa đen rõ ràng. Ví dụ: những bức tranh này giống như ảnh chụp (These paintings are like photos). Thực tế, so sánh là thừa nhận các điểm tương đồng cũng như khác biệt có cả trong so sánh nghĩa đen và so sánh nghĩa bóng (Christina Alm-Arvius and Studentlitteratur, 2003, tr.125).

<i><b>2.2.2.2 Khái niệm ẩn dụ, hoán dụ, tỷ dụ theo cách tiếp cận hiện đại </b></i>

A. Ẩn dụ khái niệm:

A.1 (Dirk Geeraerts, 2010) viết: AD khái niệm dựa trên ba định đề thiết yếu: Thứ nhất, quan điểm rằng ẩn dụ là một hiện tượng nhận thức, chứ không phải là một hiện tượng từ vựng thuần túy; thứ hai, quan điểm cho rằng phép ẩn dụ nên được phân tích dựa vào những tia xạ gắn giữa hai loại miền; và thứ ba, quan điểm cho rằng ngữ nghĩa ngơn ngữ là có cơ sở từ kinh nghiệm.

A.1a. Thứ nhất, bản chất nhận thức của AD thực tế không phải là một hiện tượng thuần túy từ vựng, nằm ở cấp độ ngơn ngữ cao siêu, mà thay vào đó là một hiện tượng khái niệm sâu sắc định hình cách chúng ta suy nghĩ và cách chúng ta nói năng. Trong truyền thống của ngữ nghĩa ngôn ngữ học, ẩn dụ không chỉ được xem như một sự tô điểm tu từ, mà cịn được cơng nhận là một cơ chế nhận thức hơn là một cơ chế phong cách.

Đầu tiên, AD xuất hiện trong các mẫu vượt qua các đơn vị từ vựng riêng lẻ. Sau đây là 3 ví dụ điển hình: Các lý thuyết và lập luận là những tịa nhà; Tình u là một cuộc hành trình; Nhiều hơn là tăng, ít hơn là giảm.

Thứ hai, các hình ảnh ẩn dụ có thể được sử dụng một cách sáng tạo. Tập hợp các biểu thức minh họa các mẫu ẩn dụ được kết thúc mở, chúng không chỉ bao gồm

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

các biểu thức quy ước, mà cịn có thể thu hút những biểu thức mới. Hình ảnh ẩn dụ là hình ảnh trực tiếp có thể được khai thác để giải thích các biểu thức mới.

Thứ ba, các mẫu ẩn dụ xảy ra bên ngồi ngơn ngữ. Một trường hợp đơn giản là cử chỉ ngón tay cái quay lên hoặc quay xuống (thumbs up): tốt thì lên và xấu là xuống (Geeraerts, 2010, tr.204).

A.1b. Trụ cột thứ hai của lý thuyết ẩn dụ khái niệm là phân tích các tia xạ vốn có trong các mẫu ẩn dụ. Phép ẩn dụ khái niệm hóa miền đích (target) theo miền nguồn (source) và tia xạ như vậy là dạng liên kết giữa các khía cạnh của miền nguồn và miền đích (Geeraerts, 2010, tr.206).

Mối quan hệ tia xạ giữa miền nguồn và miền đích có thể được sử dụng để phân biệt giữa các loại ẩn dụ khác nhau. Lý thuyết ẩn dụ khái niệm phân biệt giữa ẩn dụ đơn giản và phức tạp và phép ẩn dụ kết hợp thêm ba yếu tố cơ bản: ý nghĩa là đối tượng, diễn đạt là vật chứa, và giao tiếp là thông điệp.

Một cách phân loại khác do Lakoff và Johnson đưa ra phân biệt giữa ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng.

Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphors) dựa trên các tia xạ để cung cấp một cấu trúc tương ứng phong phú giữa các miền

A.1c. Trụ cột thứ ba của lý thuyết ẩn dụ khái niệm là ý tưởng cho rằng phép ẩn dụ dựa trên kinh nghiệm: ngôn ngữ được định hình bởi kinh nghiệm của con người. Một trào lưu nghiên cứu quan trọng liên quan đến lý thuyết ẩn dụ khái niệm tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

trung vào bản chất cụ thể của nền tảng kinh nghiệm này: khái niệm về sự hiện thân. Mặc dù khái niệm về hiện thân là một khái niệm đa nghĩa, nhưng nguồn cảm hứng cơ bản bắt nguồn từ quan sát của Lakoff và Johnson rằng có tính định hướng trong phép ẩn dụ. Chúng ta không chỉ hiểu một khái niệm bằng những thuật ngữ khác khác, mà con phải cấu trúc lại các khái niệm ít cụ thể hơn và mơ hồ hơn bằng các khái niệm cụ thể hơn và rõ ràng hơn (Geeraerts, 2010, tr.207).

B. Hoán dụ khái niệm:

B.1 Dirk Geeraerts (2010) viết: (trích từ Lakoff và Johnson 1980), hốn dụ đã được sử dụng bên cạnh phép ẩn dụ như một trong những cơ chế khái niệm đằng sau cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Một cách tiếp cận quan tâm đến các cơ chế ngữ nghĩa đằng sau việc sử dụng ngôn ngữ và các cấu trúc ngôn ngữ nhằm khám phá lại các cơ chế truyền thống của mở rộng ngữ nghĩa.

Các cơ chế truyền thống mở rộng ngữ nghĩa của hoán dụ: - Phần thay cho tồn bộ: Ví dụ: Đưa mơng lại đây.

- Nhà sản xuất thay sản phẩm: Ví dụ: Anh ấy đã mua một chiếc Ford.

- Đối tượng sử dụng cho người dùng: Ví dụ: khẩu súng mà anh ta th muốn có 50 ngàn đơ la.

- Người điều khiển thay cho việc điều khiển: Ví dụ: Nixon ném bom Hà Nội. - Địa điểm thay cho tổ chức: Ví dụ: Washington khơng nhạy cảm với nhu cầu của người dân; Paris đang giới thiệu những chiếc váy dài hơn trong mùa này; phố Wall đang trong cơn hoảng loạn.

- Địa điểm thay cho sự kiện: Ví dụ: Trân Châu Cảng vẫn có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của chúng tôi.

Lakoff và Johnson nhấn mạnh các khái niệm hoán dụ như các ví dụ trên là khái niệm khơng thuần túy ngơn ngữ, nó giống với các khái niệm ẩn dụ.

Trước hết, các khái niệm hoán dụ cho phép chúng ta nghĩ về một thứ trong mối quan hệ của nó với một thứ khác. Theo nghĩa đó, chúng ta có thể phân biệt nguồn và đích trong mơ tả phép HD giống như chúng ta mơ tả đối với phép AD.

Thứ hai, hốn dụ có tính hệ thống ngữ nghĩa là cách chúng tạo thành các chuổi hơn là các mục từ vựng riêng lẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Thứ ba, các khái niệm hốn dụ cấu trúc khơng chỉ là ngơn ngữ mà còn cả suy nghĩ, thái độ và hành động của người sử dụng ngôn ngữ.

Thứ tư, các khái niệm hốn dụ dựa trên kinh nghiệm. Nếu bạn khơng biết gì về các sự kiện lịch sử đã xảy ra tại Trân Châu Cảng và ảnh hưởng của nó đối với sự tham gia của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai, thì câu nói “Trân Châu Cảng vẫn có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của chúng ta” sẽ khơng có ý nghĩa gì.

Quan điểm về hoán dụ trong ngữ nghĩa nhận thức, được khởi xướng bởi Lakoff và Johnson (1980) và Lakoff và Turner (1989), là phép hoán dụ trái ngược với phép ẩn dụ bằng cách gọi ra số lượng các miền khái niệm tham gia vào quá trình hình thành khái niệm: phép ẩn dụ liên quan đến hai khái niệm miền, trong khi phép hốn dụ chỉ có một miền khái niệm (Dirk Geeraerts, 2010, tr.213).

(Rene Dirven, 2003, tr.80-86) phân thành ba loại hoán dụ khái niệm:

Hoán dụ tuyến tính: phép hốn dụ tuyến tính là một kiểu sử dụng ngôn ngữ trong đó khối tham chiếu dự định được đặt tên theo một phạm trù khái niệm có khối tham chiếu khác, nhưng có liên quan chặt chẽ với khối tham chiếu dự định, thay cho cách diễn đạt thông thường của khối tham chiếu dự định.

Hoán dụ tiếp hợp: trong biểu thức diễn đạt vẫn duy trì nghĩa gốc, đồng thời đòi hỏi một sự mở rộng cần thiết và có hệ thống của nghĩa gốc này, yếu tố này bao hàm yếu tố kia, dựa trên mối liên hệ thay đổi ngữ nghĩa.

Hoán dụ bao gồm: là phép hốn dụ giải thích theo nghĩa bóng, gần giống với ẩn dụ, các yếu tố thuộc hai miền phụ khác nhau hồn tồn, khơng thể thay thế cho nhau, thường thấy trong chuổi quan hệ hốn dụ, yếu tố này khơng bao hàm yếu tố kia, nhưng đi cùng nhau tạo thành tổng thể tĩnh.

C. Tỷ dụ trong hình thức ẩn dụ: (Irina Aasheim, 2012, tr.15) cho rằng tỷ dụ và ẩn dụ đi song hành với nhau, khi nghiên cứu tỷ dụ tức là đồng thời nghiên cứu ẩn dụ, cả ẩn dụ (metaphor) và tỷ dụ (simile) đều là hình thức so sánh, có nghĩa là cả hai đều có cái so sánh và cái được so sánh. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa chúng nằm ở cách thức tiến hành so sánh: phép tỷ dụ thường hoạt động với các dấu cụ thể như: like a, as a, as… as a, v.v..., trong khi phép ẩn dụ có thể được tạo cả với các dấu như

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

vậy và khơng có những dấu hiệu như vậy. Nói chung, một tỷ dụ là một ẩn dụ, nhưng không phải tất cả các ẩn dụ đều là tỷ dụ.

Ẩn dụ là một thuật ngữ rộng hơn. Theo nghĩa đen, ẩn dụ là một cách tưởng tượng để mô tả một điều gì đó bằng cách đề cập đến một điều gì đó khác giống nhau theo một cách cụ thể.

Ví dụ: nếu bạn muốn nói rằng một cơ gái rất nhút nhát và sợ hãi mọi thứ, bạn có thể nói rằng: cô là một con chuột (ẩn dụ), cô ta như một con chuột (tỷ dụ).

Cách hiểu ẩn dụ như tỷ dụ dạng bị nén hay dạng hình elip là phổ biến ngay cả trong thời đại của chúng ta. Như David Cooper nói, tỷ dụ là ẩn dụ với sự khác biệt duy nhất là chúng sử dụng các từ như ―like, và ―as, (Cooper, 1986, tr.184). Nói cách khác, tỷ dụ làm cho sự so sánh trở nên rõ ràng.

Sự đối lập giữa ẩn dụ và tỷ dụ lần đầu tiên được xác lập bởi Aristotle. Ông gợi ý rằng ẩn dụ và tỷ dụ khác nhau không đáng kể, mặc dù bản thân ông thích đề cập đến ẩn dụ.

John Searle, người đã dành nhiều công sức để nghiên cứu các hành vi ngơn ngữ và lời nói, đi đến kết luận rằng cả quan điểm so sánh và quan điểm tương tác đều không đủ để hiểu biết đúng đắng về phép ẩn dụ và tỷ dụ, ông có xu hướng phân biệt giữa ẩn dụ và tỷ dụ. Để chứng minh quan điểm của mình, ơng nói rằng:

- Có nhiều phép ẩn dụ khơng tương quan với phép tỷ dụ trong ý nghĩa;

- Ngay cả khi mối tương quan như vậy có thể được thiết lập, thì điều kiện xác thực trong một phát biểu ẩn dụ và phát biểu tỷ dụ tương ứng sẽ khác nhau (Searle, 1979, tr.80)

Có nhiều quan điểm về bản chất của ẩn dụ và tỷ dụ, và dường như khơng có định nghĩa thống nhất về cả hai. Bản thân Irina Aasheim có xu hướng tin rằng tỷ dụ là một phần của cấu trúc ẩn dụ và chúng có một số đặc thù về cấu trúc và ngữ nghĩa trong việc truyền đạt ý nghĩa ẩn dụ. Không nên hiểu phép ẩn dụ như một kiểu tỷ dụ hình elip nào đó, nhưng phép tỷ dụ nên được nói đến trong số các cấu trúc ẩn dụ khác nhau.

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa tỷ dụ và ẩn dụ nằm ở tính song song : ngụ ý và

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

rõ ràng, trong khi ẩn dụ là so sánh ngụ ý giữa hai sự vật không giống nhau, tỷ dụ là so sánh rõ ràng. Tóm lại, có hai điểm khác biệt chính giữa ẩn dụ và tỷ dụ:

- TD là một cấu trúc cố định,

- Phép TD tạo ra một sự so sánh rõ ràng, trong khi phép AD tạo ra một phép so sánh ngầm.

<b>2.2.3 Quan điểm luận văn </b>

Trong quá trình xem các học thuyết, các khái niệm AD, HD, TD và các đề tài nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, trong thực tiễn ngày nay, LV sẽ khảo sát AD, HD, TD sử du ̣ng từ “bùn”, “sen” trong “Tu ̣c ngữ ca dao dân ca Viê ̣t Nam” và trong “Tục ngữ, Ca dao Viê ̣t Nam” với “mud”, “lotus” trong tác phẩm “No Mud, No Lotus” cuả tác giả Thích Nhất Ha ̣nh theo hướng tiếp cận hiện đại kết hợp truyền thống. Hướng truyền thống chỉ xem xét nghiên cứu AD, HD, TD ở dạng từ vựng riêng biệt, trong khi hướng hiện đại xem xét nghiên cứu AD, HD, TD ở dạng cấu trúc vượt khỏi phạm vi từ vựng đơn lẽ. Có nghĩa LV này sẽ khảo sát phân tích các từ “bù n”, “sen” “mud”, “lotus” sử dụng AD, HD, TD ở dạng miền, theo 3 phương diê ̣n: cấu trúc (CT), phân loa ̣i (PL ) và ý nghĩa miền (YNM).

<b>Khái niệm miền (KNM): Miền có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn văn và văn bản, </b>

có thể là miền hình ảnh không gian, miền khái niệm, miền suy nghĩ, của con người. Các tia xạ từ miền chính là các nét nghĩa của miền.

<b>Miền chính (Mc): Miền chính là những từ: “sen,” “bùn”, “mud”, “lotus”, </b>

không cần từ “khác” định ngữ, là từ độc lập về ý nghĩa và cấu trúc từ.

<b>Miền phụ (Mp): là những từ: “sen,” “bùn”, “mud”, “lotutus”, định ngữ cho từ </b>

“khác”, là từ phụ thuộc về ý nghĩa và cấu trúc từ.

<i><b>cách tiếp cận hiện đại kết hợp truyền thống. </b></i>

<b>A. Khái niệm ẩn dụ (KNAD): Miền đích được giải mã bằng miền nguồn </b>

thông qua các tia xạ từ miền nguồn hướng đến miền đích trong hai miền khái niệm khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>A.1 Cấu trúc ẩn dụ (CTAD): xem xét miền nguồn, miền đích, thông qua các </b>

tia xạ từ miền nguồn tới miền đích có chứa “sen, bùn”, “mud, lotus”.

<b>A1 là miền nguồn, A2 là miền đích, có các hình cấu trúc sau: </b>

<b>Bảng 2.3: CTAD </b>

<b>1. A1 là A2 </b>

<b>2. A2 là A1 </b>

<b>3. A1/A2 4. A2/A1 5. A1 </b>

<b>A.2 Phân loại ẩn dụ (PLAD): </b>

<b>1. Ẩn dụ cấu trúc (ADCT): có nghĩa một khái niệm được cấu trúc ẩn dụ bằng </b>

những thuật ngữ khác.

Vd: Tình yêu là một hành trình

<b>2. Ẩn dụ bản thể (ADBT): là xem các sự kiện, hoạt động, cảm xúc, ý tưởng, </b>

v.v., như các thực thể và các bản chất.

Vd: kinh tế suy thoái sẽ giết chết chúng ta (kinh tế suy thoái là thực thể)

<b>3. Ẩn dụ định hướng (ADĐH): liên quan đến định hướng không gian, là sắp </b>

xếp toàn bộ hệ thống bằng các khái niệm.

Vd: khi chúng ta đứng giữa đường đón xe, chúng ta lấy bàn tay úp rồi vẫy xuống, xe sẽ dừng lại. (Hành động bàn tay úp vẫy xe đó là AD định hướng)

<b>A.3 Ý nghĩa miền ẩn dụ (YNMAD): </b>

Trên cơ sở miền A1, A2, Mc, Mp, có chứa “sen,” “bùn”, “mud”, “lotus”, sẽ

<b>xem xét ý nghĩa miền ẩn dụ (YNMAD) theo 4 phương diện sau: </b>

<b>Bảng 2.4: YNMAD </b>

<b>1. A1-Mc 2. A1-Mp 3. A2-Mc 4. A2-Mp </b>

<i><b>theo cách tiếp cận hiện đại kết hợp truyền thống. </b></i>

B. Khái niệm hoán du ̣ (KNHD): Miền đích được giải mã bằng miền nguồn thông qua mối liên hệ từ miền nguồn đến miền đích trong cùng một miền khái niệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

B.1 Cấu trúc hoán dụ (CTHD): xem xét miền nguồn, miền đích, và mối liên hệ từ miền nguồn tới miền đích có chứa “sen, bùn”, “mud, lotus”.

H1 là miền nguồn, H2 là miền đích, có các hình cấu tạo sau:

<b>Bảng 2.5: CTHD </b>

<b>1. H1 là H2 2. H2 là H1 3. H1/ H2 4. H2/ H1 5. H1 </b>

B.2 Phân loại hốn dụ (PLHD):

1. Hốn dụ tuyến tính (HDTT): phép hốn dụ tuyến tính là một kiểu sử dụng ngơn ngữ trong đó khối tham chiếu dự định được đặt tên theo một phạm trù khái niệm có khối tham chiếu khác, nhưng có liên quan chặt chẽ với khối tham chiếu dự định, thay cho cách diễn đạt thông thường của khối tham chiếu dự định.

Vd: Bàn số 1 gọi hai ly đen sữa (quan hê khách hàng)

2. Hoán dụ tiếp hợp (HDTH): trong biểu thức diễn đạt vẫn duy trì nghĩa gốc, đồng thời địi hỏi một sự mở rộng cần thiết và có hệ thống của nghĩa gốc này, yếu tố này bao hàm yếu tố kia, dựa trên mối liên hệ thay đổi ngữ nghĩa.

Vd: Tiệc trà sẽ được tổ chức tối nay (từ trà là loại thực vật, trở thành thức uống, rồi trở thành buổi tiệc nhỏ, trở thành buổi ăn tối nhẹ)

3. Hoán dụ bao gồm (HDBG): là phép hốn dụ giải thích theo nghĩa bóng, gần giống với ẩn dụ, các yếu tố thuộc hai miền phụ khác nhau hồn tồn, khơng thể thay thế cho nhau, thường thấy trong chuổi quan hệ hoán dụ, yếu tố này không bao hàm yếu tố kia, nhưng đi cùng nhau tạo thành tổng thể tĩnh.

Vd: Đầu bị thì hiểu cái gì ( đầu bị là cái đầu thiếu thơng minh, miền phụ là bị, miền phụ khác là không thông minh, nằm trong miền đầu)

B.3 Ý nghĩa miền hoán dụ (YNMHD):

Trên cơ sở miền H1, H2, Mc, Mp, có chứa “sen,” “bùn”, “mud”, “lotus”, sẽ xem xét ý nghĩa miền hoán dụ (YNMHD) theo 4 phương diện sau:

<b>Bảng 2.6: YNMHD </b>

<b>1. H1-Mc 2. H1-Mp 3. H2-Mc 4. H2-Mp </b>

</div>

×