Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG KHU SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CHO SINH VIÊN HUFLIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.85 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÀI THAM LUẬN </b>

<b>ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG KHU SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CHO SINH VIÊN HUFLIT </b>

Người viết: Thạc sĩ Ngô Thanh Phượng, Khoa Ngoại ngữ

<b>ABSTRACT </b>

Một thực trạng dễ thấy ở Huflit là sinh viên khơng có khơng gian sinh hoạt và nghỉ ngơi. Tình trạng sinh viên nằm ngồi lê la khắp hành lang là hình ảnh khơng đẹp mắt, ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh của Huflit. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liết trong tương lai, chúng ta khơng thể phủ nhận vai trị của cơ sở vật chất và những tiện nghi cần thiết phục vụ mọi mặt cho sinh viên. Bài viết hướng tới một giải pháp hữu hiệu và khả thi là xây dựng một khu vực nghỉ ngơi và sinh hoạt tập thể cho sinh viên nhằm tái tạo năng lượng cho những giờ học kế tiếp, đồng thời làm đẹp hình ảnh của trường. Thiết nghĩ kiến nghị này vô cùng hợp lý khi trường đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở mới.

Trường Huflit đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới với mong ước có được một nơi thật sự xứng đáng với danh tiếng, tầm vóc và sự mong đợi của tất cả thành viên Huflit, trong đó quan trọng hơn cả là sinh viên. Người viết không dám lạm bàn công việc chuyên môn của các kiến trúc sư và hội đồng quản trị nhà trường; chỉ mong muốn góp một ý nhỏ để giúp sinh viên có được một nơi học tập hồn thiện hơn và hình ảnh nhà trường cũng vì thế mà đẹp hơn.

<b>I. THỰC TRẠNG </b>

Hiện tại chúng ta đang có ba cơ sở đang được khai thác để phục vụ việc giảng dạy và các công tác hành chánh văn phịng. Các phịng thường xun trong tình trạng được sử dụng hết công suất và vẫn đáp ứng tương đối tốt hai nhiệm vụ kể trên. Tuy nhiên ít người trong chúng ta quan tâm đến một nhu cầu khác vốn cũng hết sức quan trọng, nhu cầu nghỉ ngơi và sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

hoạt cộng đồng cho sinh viên giúp tái tạo sức học tập cũng như giúp gắn kết sinh viên với nhau trong các hoạt động ngoài lớp học.

Quan sát hành lang cơ sở Sư Vạn Hạnh đặc biệt vào giờ nghỉ trưa, chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh sinh viên bất kể nam hay nữ nằm la liệt khắp hành lang nghỉ trưa. Người viết khơng ít lần nhìn thấy hình ảnh các bạn sinh viên nữ nằm trong tư thế dang hai chân về phía cửa ra vào văn phịng khoa Cơng nghệ thơng tin vốn là “giang sơn” của các thầy (chắc là để hưởng hơi máy lạnh phả ra.) Cảnh tượng này hết sức không đẹp cho hình ảnh của cả nhà trường lẫn các nữ sinh và ít nhiều ảnh hưởng đến công việc của khoa, ít nhất là việc đi lại. Một cảnh khác cũng hêt sức phổ biến đó là các sinh viên tụ tập bên ngồi hành lang sinh hoạt nhóm hay học nhóm. Bản thân các bạn thì khơng thoải mái do khơng có ghế để ngồi, khơng có bàn để ghi chép hay để máy tính, càng khơng có ổ cắm điện để cắm sạc máy tính làm việc. Cịn các lớp học bên trong thì bị ảnh hưởng trầm trọng bởi tiếng ồn từ các nhóm này.

Trong cả hai trường hợp chúng ta đều không thể trách các bạn sinh viên. Họ hoàn toàn ý thức được rằng việc làm của họ gây ảnh hưởng xấu đến người khác và bản thân. Nhưng vấn đề là nhu cầu nghỉ ngơi và sinh hoạt cộng đồng của họ là có thực và cũng hết sức cần thiết. Nguyên nhân của những bất cập trên đúng ra là do chúng ta vẫn cón thiếu một khu sinh hoạt cộng đồng và nghỉ trưa cho các bạn sinh viên. Gọi là khu khơng có nghĩa chỉ đơn giả là dành ra một khu vực be bé, đặt vài cái bàn con con như cách chúng ta đang làm ở hành lang lầu 3 khu B cơ cở SVH. Một nơi như vậy hồn tịn khơng đủ để đáp ứng số lượng …. sinh viên của chúng ta như hiện nay.

Một thực trạng khác cũng ít nhiều liên quan tới đề xuất của người viết đó là canteen nhà trường hiện nay. Một điều đáng phấn khởi là sau nhiều lần thay đổi thầu, chúng ta đã có được một nhóm nấu ăn ngon, tương đối hợp vệ sinh và giá bán hợp túi tiền giảng viên, sinh viên nhà trường. Tuy vậy ta thấy họ chủ yếu phục vụ ăn sáng và cơm trưa. Sau đó là đóng cửa trong khi sinh viên nhiều bạn ở lại học và sinh hoạt đến tận tối. Ngồi ra đặc tính của sinh viên là thích ăn quà vặt, uống các loại nước mới xuất hiện và cập nhật liên tục trên thị trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Điều này thì rõ ràng canteen hiện nay của ta chưa đáp ứng được. Điều này buộc sinh viên phải ra ngoài cổng trường mua và dẫn đến các các hệ luỵ như sinh viên trễ giờ học và chịu cảnh nắng nơi, nóng nực khi phải xếp hàng mua giữa trưa bên ngoài, nhà trường mất đi một khoản thu và còn phải chịu cảnh mất an ninh trật tự do tình trạng lấn chiếm lịng lề đường để bán quà vặt bên ngoài.

<b>II. ĐỀ XUẤT </b>

Trước những thực trạng kể trên, người viết xin kiến nghị nhà trường xây dựng một khu tạm gọi là KHU SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG cho sinh viên trong khuôn viên trường đại học sắp tới mà chúng ta đang trong qúa trình xây dựng. Khái niệm này không hề mới đối với các trường đại học nước ngoài. Một STUDENT COMMUNITY CENTER có thể rộng tới hơn 1000 m2 với các phòng sự kiện, phòng họp, phòng đa chức năng và khu vực ngồi trời.

Ở Việt Nam cũng có một số trường đại học xây dựng khu vực tương tự để phục vụ sinh viên như ĐH Huế, … Trong khả năng và điều kiện thực tế của Huflit, người viết thiết nghĩ nhà trường nên đầu tư xây dựng một khu vực có diện tích tương đối (khoảng 500 m2,) tách biệt với khu vực học tập và hành chính văn phịng (ví dụ trên sân thượng hoặc gần ký túc xá nếu có) và được chia làm 2 khu vực với hai cơng năng chính: nghỉ ngơi và sinh hoạt.

Với khu nghỉ ngơi, tuỳ vào mức ngân sách được cấp ta có thể trang bị giường tầng để gia tăng diện tích sử dụng hoặc chỉ đơn giản là một nơi sạch sẽ, kín đáo để sinh viên có thể ngã lưng giữa hai ca học sáng chiều. Để đảm bảo nơi này thực hiện đúng công năng là nơi nghỉ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

ngơi, đồ ăn thức uống không được sử dụng trong khu vực này (trừ nước lọc được đựng trong bình kín) để tránh gây mất vệ sinh. Ngoài ra, các bạn sinh viên phải giữ im lặng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác, nhạc phải nghe bằng tai nghe cá nhân.

Khu vực thứ hai sẽ trang bị bàn ghế nhiều kích cỡ, hình dạng khác nhau: trịn, vng và chữ nhật để phục vụ các nhóm sinh viên với số lượng khác nhau sinh hoạt hay học nhóm. Các ổ cắm được lắp đặt tương ứng để phục vụ việc sạc máy laptop, điện thoại và dĩ nhiên hệ thống wifi cũng phải hoạt động tốt ở khu vực này. Để tạo cảm giác thoải mái thư giãn trong lúc sinh hoạt, đồ ăn thức uống được mang vào thoải mái trong khu vực này. Để tạo điều kiện hơn nữa cho việc ăn uống, nhà trường nên mở một mini cafeteria phục vụ các món ăn nhẹ, quà vặt và thức uống yêu thích của sinh viên. Hoạt động của quán tách bạch khỏi canteen và cũng khơng ảnh hưởng nhiều đến nó bởi hình thức và nhu cầu phục vụ của hai bên là rất khác. Quán nước sẽ mở nhạc nhẹ nhàng tạo không gian thư giãn, nhưng các nhóm tập nhạc hay nhảy thì phải tìm một khơng gian khác để tránh ảnh hưởng tới đa số các hoạt động khác. Quán sẽ phục vụ với giá cả phù hợp để khuyến khích các bạn sinh viên mua đồ ăn thức uống tại chỗ thay vì đem từ ngồi vào (dù khơng cấm.) Tất cả nhân viên của quán sẽ được tuyển từ chính nguồn sinh viên của trường.

Lợi ích hiển nhiên của khu sinh hoạt cộng đồng dành cho sinh viên là tạo điều kiện tốt cho sinh viên tái tạo sức khoẻ cho việc học, hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho việc sinh hoạt đội nhóm. Bên cạnh đó, việc này giúp cải thiện mỹ quan của trường học và tránh ảnh hưởng xấu đến các khu vực khác của trường. Việc mở quán trong khu vực này cũng mở ra một cơ hội việc làm bán thời gian cũng như thực tập cho chính sinh viên của trường, đặc biệt là sinh viên từ khoa Du lịch khách sạn. Nói khác đi, nhà trường có thể sử dụng nơi này làm nơi thực tập thực tế cho sinh viên thông qua các công tác quản lý, pha chế, bếp, DJ, và nhiều khâu liên quan khác. Lợi nhuận từ đây có thể dần bù đắp cho ngân sách đầu tư hoặc tiếp tục duy trì và cải tạo khu vực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Ở tầm vĩ mô, một khu vực như vậy kèm theo những lợi ích của nó sẽ góp phần nâng hình ảnh của nhà trường lên một tầm cao mới. Điều này đặc biệt quan trong trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay không chỉ giữa các trường trong nước mà cả với các trường ngoài nước đổ vào Việt Nam sau khi … được thực hiện.

<b>III. KẾT LUẬN </b>

Một trường đại học “trong mơ” của tất cả những ai trải qua đời sinh viên khơng chỉ có giảng đường, phịng thí nghiệm và thư viện; đó cịn là nơi họ được trải qua những giây phút thư giãn với bạn bè hay sinh hoạt ngoại khố. Có như vậy những sản phẩm con người chúng ta tạo ra mới hoàn thiện cả kỹ năng cứng và mềm, sẵn sàng cả về trí lực và sức lực để phục vụ cho xã hội sau này. Ước mong Huflit chúng ta sẽ co thể trở thành một đại học “trong mơ” như thế!

</div>

×