Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

Nông nghiệp Hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.71 MB, 248 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN </small>HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM</b>

<b>CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO </b>

Ngày 6 tháng 12 năm 2018

Địa điểm:

Hội trường Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp & PTNT II, 45 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

8h00-8h30 Đăng ký đại biểu và phát tài liệu Hội khoa học Đất Việt Nam 8h30-8h45 Giới thiệu chủ trì, thư ký Hội thảo, khách

8h45-9h00 Phát biểu khai mạc - Xu hướng phát triển

nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam PGS. TS Vũ Năng Dũng

Chủ tịch Hội Khoa học Đất VN 9h00-9h15 Phát biểu của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và

TS Nguyễn Văn Tồn

9h45-10h15 Hiệu quả sử dụng phân bón hữu cơ sinh học và hữu cơ khoáng cho một số cây trồng ở miền núi phía Bắc

GS.TS Võ Quang Minh

Chủ tịch Hội Khoa học Đất VN Mời cơm các đại biểu Hội khoa học Đất Việt Nam

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

i

<b>MỤC LỤC </b>

1. Đất, phân bón và phát triển nông nghiệp hữu cơ

Soils, fertilizers and organic agriculture development

Vũ Năng Dũng

1

2. Hiện trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam Organic agriculture in Vietnam – present status and development tendency

Nguyễn Tử Siêm Nguyễn Đình Tuấn

4

3. Hàm lượng hữu cơ trong đất: vai trò, biến động và giải pháp nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất ở Việt Nam Organic matter content in soils: its role, changes and solutions to enhance soils’ organic matter in Viet Nam

Lê Thị Mỹ Hảo Hoàng Trọng Quý Trần Anh Tuấn

18

4. Phát triển nông nghiệp hữu cơ với việc bảo vệ môi trường đất nông nghiệp. Developing organic agriculture with protecting agricultural environment

Phạm Quang Hà Trần Quốc Vương Đặng Phương Lan Hà Mạnh Thắng Hoàng Thị Ngân

30

5. Công nghệ Viễn thám và GIS (geographic information system) trong cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Remote sensing technology and geographic information system (GIS) in the 4.0 agricultural revolution in the Mekong River Delta

Võ Quang Minh Lê Văn Khoa

The role of bio-organic fertilizer in agricultural production in the Mekong River Delta

Châu Thị Anh Thy Võ Thị Gương

59

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

ii 8. Hiệu quả sử dụng phân sinh học cho

cây trồng vùng Tây Nguyên

Effectiveness of bio-fertilizer for crops in the Central Highlands

Trình Cơng Tư

65

9. Hiệu quả sử dụng phân bón hữu cơ sinh học và hữu cơ khoáng cho một số cây trồng ở miền núi phía Bắc Effectiveness of bio-organic fertilizers and organo-mineral fertilizers for some crops in the Northern moutainous areas

Nguyễn Ngọc Nông Phạm Văn Ngọc

74

10. Hiệu quả sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng tại các tỉnh Duyên hải miền Trung

Effectiveness of organic fertilizer using for some crops in the Central coast provinces

Hoàng Thị Thái Hịa Đỗ Đình Thục

86

11. Tiềm năng lợi thế phát triển sản xuất chè hữu cơ ở các tỉnh trồng chè trọng điểm vùng Trung du miền núi phía Bắc

Potential advantages in organic Tea producing development in Tea key producing provinces in Northern hilly and mountainous areas

Nguyễn Hùng Cường Trần Thị Loan Nguyễn Võ Kiên Hà Văn Định Đỗ Thị Hường Nguyễn Xuân Đại

96

12. Sử dụng hợp lý tàn dư thực vật để cải tạo đất hướng tới canh tác chè hữu cơ ở Trung du Miền núi phía Bắc

Properly using plant residue for soil improvement toward organic Tea farming in Northern hilly and mountainous areas

Nguyễn Xuân Cự Trần Thị Tuyết Thu

111

13. Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Thái Nguyên: Thực trạng, cơ hội và thách thức

Organic agriculture development in Thai Nguyen province: current status, opportunities and challenges

Nguyễn Thế Đặng

119

14. Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ trên thế giới và áp dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ ở Việt Nam

Nguyễn Thu Hà và cs <sub>124 </sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

iii Organic fertilizer producing technology in the world and its application in Viet Nam 15. Hữu cơ trong các loại đất vùng đồng

bằng sông Hồng và vấn đề sản xuất lúa hữu cơ

Soil organic matter in the Red River Delta and organic fertilizer production issues

Nguyễn Văn Tồn Ngơ Huy Kiên Vũ Anh Tú

16. Đánh giá khả năng cải thiện năng suất lúa trồng trên đất phèn của phân bón xỉ thép (điều kiện nhà lưới)

Assessing the possibility of improving rice yield in acid sulphate soils of steel slag fertilizer (in net house condition)

Võ Quang Minh Lê Việt Dũng Lê Văn Khoa

17. Những mơ hình canh tác nơng nghiệp hữu cơ tại đồng bằng sông Cửu Long Models of organic agricultural farming in the Mekong River Delta

Đặng Hồ Vĩnh Phạm Thị Bích Thục Nguyễn Phi Hùng

151

18. Ảnh hưởng của phân sitto-v siêu calci-bo và sitto-v siêu kẽm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hồ tiêu trồng trên đất xám có bổ sung phân hữu cơ cao tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Effect of super Calcium-Bor sitto-v and super Zinc sitto-v fertilizer in addition with high rate of organic fertilizer to growth, development and yield of black pepper in Phu Giao district, Binh Duong province

Nguyễn Văn Sanh Nguyễn Trường Hải

157

19. Thoái hoá đất và sử dụng đất bền vững ở Việt Nam

Soil degradation and sustainable land use in Viet Nam

Lê Thái Bạt

172

20. Nguyên nhân suy thoái chất lượng đất trồng cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình và đề xuất biện pháp cải tạo phục hồi Depression causes of soil quality planted Orange in Cao Phong, Hoa Binh province and proposals for soil fertility rehabilitation and improvement

Trần Thị Tuyết Thu Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Thảo Nguyễn Xuân Huân, Nguyễn Thị Phương Loan Trần Vũ Diễm Huyền Cao Văn Chí<small> </small>

Trịnh Quang Pháp

182

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

iv 21. Mơ hình nuôi tôm sinh thái dưới rừng

ngập mặn tại Cà Mau

Model of shrimp ecological raising under mangrove forest in Ca Mau.

Trần Thị Thu Hà Đỗ Đình Sâm

199

22. Thực trạng và tiềm năng lâm sản ngoài gỗ một số vùng sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long

Current status and potentiality of timber in some ecological areas in the Mekong River Delta.

non-Võ Quang Minh, Lê Thị Thu Sương, Phạm Thanh Vũ,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>1 </small>

<b>ĐẤT, PHÂN BĨN VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HỮU CƠ </b>

<b>Hội Khoa học Đất Việt Nam </b>

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng của ngành nông nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT, trên thế giới hiện có 172 quốc gia áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ với diện tích 43,7 triệu ha, 87 quốc gia xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Ở Việt Nam đã có 30 tỉnh, thành phố sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ với 59 cơ sở sản xuất. Chủ yếu là các mơ hình sản xuất doanh nghiệp tư nhân và các nhóm hộ nơng dân.

Đã có nhiều cuộc hội thảo cũng như diễn đàn bàn về giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay quy mơ nơng nghiệp hữu cơ ở nước ta cịn ít và nhỏ lẻ ở các địa phương. Hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn đồng bộ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ như tiêu chuẩn về đất trồng trọt, phân bón, nước tưới…

Chúng ta đã sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Từ thủa sơ khai của phát triển nông nghiệp, con người dựa hồn tồn vào tự nhiên, tiếp sau đó là nền nông nghiệp hữu cơ đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu lương thực, thực phẩm của con người do tăng năng suất cây trồng.

Do áp lực dân số gia tăng và các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì hóa học hóa nơng nghiệp với việc sử dụng ngày càng nhiều phân khoáng, thuốc bảo vệ thực vật cùng với các giống cây trồng mới, tuy năng suất không ngừng tăng lên nhưng chất lượng sản phẩm nơng nghiệp giảm. Thực phẩm thiếu an tồn, ơ nhiễm đất canh tác, nguồn nước tưới trở thành phổ biến ở nhiều quốc gia đe dọa đến cuộc sống bình thường của con người.

Một lần nữa, nhu cầu tiêu dùng các nông sản hữu cơ, phát triển nông nghiệp hữu cơ, bảo vệ môi trường trong đó có đất đai, nguồn nước… lại trở nên rất cần thiết. Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ có rất nhiều yếu tố, nhưng đất và phân bón là hai yếu tố vơ cùng quan trọng đóng góp vào thành cơng của một vùng hay những cây trồng chính trong sản xuất hữu cơ.

Để góp phần phát triển nhanh và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, chúng tôi đề nghị hội thảo tập trung thảo luận về các nội dung chủ yếu liên quan đến đất canh tác, phân bón với nơng nghiệp hữu cơ.

<i>Về đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta là 11.527 ngàn ha (năm 2016), trong </i>

đó đất trồng lúa là 4.136 ngàn ha. Đất trồng cây hàng năm 2.852 ngàn ha, đất trồng cây lâu năm 4.539 ngàn ha. Nhiều diện tích trồng lúa, cây cơng nghiệp như cà phê, cao su, tiêu, đất trồng cây ăn quả đã và đang bị thối hóa, suy giảm độ phì, suy giảm chất hữu cơ trong đất hoặc tích lũy các chất gây ô nhiễm đất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>2 </small>

Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta thiếu chất hữu cơ trong đất hoặc mất cân bằng dinh dưỡng do kỹ thuật canh tác không hợp lý dẫn đến lý hóa tính của đất và các hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng bị suy giảm, đất bị thối hóa làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ở đồng bằng sông Cửu Long có 1,9 triệu ha đất lúa trong đó có tới 58,5% diện tích có các yếu tố hạn chế cho trồng lúa, chỉ có 35,8% đất trồng lúa là ít hoặc khơng có yếu tố hạn chế.

Ở Tây Ngun, vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất của cả nước cũng có tới trên 35% đất canh tác đang bị thối hóa. Chúng ta đang cần thiết phải có chiến lược lâu dài để trả lại sự cân bằng hữu cơ, phục hồi độ phì của đất sản xuất nơng nghiệp, sức sản xuất của đất “yếu” thì khơng thể có nền sản xuất nông nghiệp bền vững, một nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Không phải đất nào cũng trồng được các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, do đất trồng trọt trong q trình canh tác đã bón nhiều phân khống, phân hữu cơ do chăn nuôi công nghiệp cung cấp, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ… lâu ngày các tồn dư của các chất này tích lũy trong đất. Muốn chuyển sang canh tác hữu cơ cần có thời gian “làm sạch” đất theo tiêu chuẩn nhất định, vì vậy cần phải có quy hoạch thành vùng đất cho các loại cây trồng sản xuất hữu cơ.

<i>Về phân bón, ngành nơng nghiệp nước ta sử dụng khoảng 11,5 triệu tấn phân </i>

khoáng, nhu cầu này tăng khoảng 4% mỗi năm. Cách bón phân ở tất cả các vùng hiện nay, đặc biệt là các vùng thâm canh cao như lúa, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả… đều thiếu phân hữu cơ, bón nhiều phân khống vơ cơ vượt ngưỡng yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật… Hậu quả là gây nên sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, một số tính chất lý hóa của của đất bị thối hóa, gây ơ nhiễm nguồn nước, phát sinh sâu bệnh hại cây trồng nhiều hơn bình thường.

Theo nghiên cứu của Viện Mơi trường Nơng nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, lượng phân đạm sử dụng từ 112-121 kg N/ha cao hơn mức khuyến cáo từ 1,1 đến 1,2 lần; Lượng phân lân từ 72-93 kg P<small>2</small>O<small>5</small>/ha, cao hơn mức khuyến cáo từ 1,16-1,80 lần; Lượng phân kali từ 59-65 kg K<small>2</small>O/ha, cao hơn mức khuyến cáo từ 1,3-1,96 lần. Kết quả thống kê lượng phân bón nơng dân sử dụng cho lúa ở đồng bằng sơng Cửu Long từ 1991-2016, tổng lượng phân bón hỗn hợp NPK năm 2016 tăng so với các năm 2011, 2001, 1991 tương ứng là 1,3; 1,7; 3,1 lần.Việc sử dụng phân khống vơ cơ đối với các cây trồng khác như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả cũng diễn biến tương tự như trên đất lúa. Đất trồng cà phê ở một số nơi vùng Tây Nguyên đã có hiện tượng phú dưỡng lân trong đất. Việc bón nhiều phân vơ cơ cũng gây ơ nhiễm cho nguồn nước mặt và cả nguồn nước ngầm.

Như vậy, muốn sản xuất nông nghiệp hữu cơ hay theo hướng hữu cơ, đối với chọn đất trồng và quy trình bón phân cần hết sức được chú trọng, có vùng phải sau một số xử lý về đất canh tác và kỹ thuật bón phân mới có thể đưa vào vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>3 </small>

<i>Các giải pháp để phát triển nông nghiệp hữu cơ. </i>

(i) Về chiến lược cần xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tồn quốc, trong đó đinh hướng phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với các cây trồng chính là lúa, cà phê, tiêu, cây ăn quả, rau… cho từng vùng.

- Xây dựng và ban hành quy trình sản xuất hữu cơ trong nơng nghiệp. - Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

- Ban hành một số chính sách để tháo gỡ khó khăn cho phát triển nông nghiệp hữu cơ về vay vốn, xúc tiến thị trường, tổ chức liên kết sản xuất giữa người sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

(ii) Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và xây dựng tiêu chuẩn đất trồng để phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các vùng sản xuất hàng hóa với cây trồng chủ lực, những giống đặc sản như đối với lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và một số vùng khác có điều kiện. Với cây cà phê, tiêu ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, cây ăn quả ở Trung du miền núi phía Bắc, ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ…

(iii) Xây dựng tiêu chuẩn, quy trình bón phân cho sản xuất nơng nghiệp hữu cơ với cây trồng chính như lúa, cà phê, tiêu, cây ăn quả chủ lực (xoài, cam, nhãn, vải, bưởi, thanh long, nho…) ở các vùng. Hai quy trình đất, phân bón phục vụ cho quy trình chung để sản xuất nơng nghiệp hữu cơ. Sâu hơn nữa chúng ta có thể phát triển các loại phân chuyên dùng cho nông nghiệp hữu cơ đối với từng cây trồng hàng hóa chủ lực trên.

(iv) Nghiên cứu ban hành các chính sách tạo điều kiện để người sản xuất liên doanh liên kết với doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn hiện nay về sản xuất nơng nghiệp hữu cơ như quy trình sản xuất, tiêu chuẩn về sản phẩm hữu cơ, quy trình chế biến, đóng gói sản phẩm để người sản xuất – doanh nghiệp – người tiêu dùng có cùng khái niệm về chất lượng của các nơng sản hữu cơ trên thị trường.

(v) Cần có cơ quan ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn và công nhận đâu là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ để người tiêu dùng có thể nhận biết được.

Kết thúc hội thảo này, chúng ta sẽ có bản kiến nghị đến lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan về phát triển sản xuất nơng nghiệp hữu cơ nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực đất và phân bón là 2 yếu tố rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ ở nước ta, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp./.

<i>Hà Nội ngày 10 tháng 11 năm 2018 </i>

Title: Soils, fertilizers and organic agriculture development

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>Tóm tắt: Bài viết khái quát bức tranh nông nghiệp hữu cơ (NNHC) trên thế </b></i>

<i>giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó phân tích cơ hội, thách thức và chỉ ra những vấn đề cần quan tâm trong áp dụng theo hướng hữu cơ ở Việt Nam. NNHC là một phương thức canh tác, một hệ thống quản lý nông nghiệp toàn diện một cách lý tưởng nên yêu cầu cực kỳ nghiêm khắc, chưa nước nào trên thế giới đạt được. Nông nghiệp Việt Nam cũng cần những bước đi thận trọng đạt hiệu quả chắc chắn. </i>

<i><b>Từ khóa: nơng nghiệp, hữu cơ, hiện trạng, xu hướng, Việt Nam </b></i>

<b>1. Khái quát về Nông nghiệp hữu cơ </b>

<i><b>1.1 Nông nghiệp hữu cơ xuất phát từ nhu cầu phát triển bền vững </b></i>

Nông nghiệp càng mở rộng thâm canh, các mặt trái càng bộc lộ, rõ nhất là tác động môi trường (khí nhà kính như CO2, NO2, CH4; thối hóa đất; ô nhiễm nước do thuốc và phân khoáng; giảm đa dạng sinh thái và sinh học: tính kháng thuốc tăng, sản xuất ngày càng lệ thuộc vào hóa chất). Nơng nghiệp đi tìm đường để phát triển bền vững. Canh tác nông nghiệp hữu cơ ngày nay khác xa với nơng nghiệp hữu cơ truyền thống.

Phân bón hóa học ra đời trong thế kỷ XIX và tiếp sau là thuốc trừ sâu; những năm 1940 được gọi là "thời đại thuốc trừ sâu" (10). Đầu những năm 1900, các nhà sinh học đất bắt đầu tìm cách để khắc phục những tác hại kinh khủng của chúng; song khi nạn đói hồnh hành thì canh tác hữu cơ chưa có cơ hội phát triển. Nông nghiệp sinh thái (hay cịn gọi nơng nghiệp năng lượng sinh học) là hệ thống hiện đại đầu tiên của nông nghiệp để tập trung vào phương pháp hữu cơ (20) đến nay đã phát triển thành hệ thống “Nông nghiệp hữu cơ”. Để bảo đảm bền vững, NNHC phải thích ứng được với các yếu tố khí hậu, địa lý, canh tác và văn hóa, xã hội của địa phương. Các nguyên tắc mà hệ thống NNHC đề xuất chính là các chỉ dẫn để cải biên các giải pháp sao cho thích hợp nhất cho từng địa phương. NNHC có vai trị trung tâm trong việc bảo đảm cho nền nông nghiệp bền vững.

<i><b>1.2 Khái niệm về Nông nghiệp hữu cơ </b></i>

"Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa trên q trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu trình thích nghi với điều kiện địa phương, chứ không phải là việc sử dụng các yếu tố đầu vào có tác dụng phụ. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, đổi mới và khoa học có lợi cho mơi trường chung và thúc đẩy các mối quan hệ công bằng, một

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>5 </small>

cuộc sống chất lượng cho tất cả tham gia... "(5). “Nơng nghiệp hữu cơ hay cịn gọi canh tác hữu cơ là một hệ thống nông nghiệp (1). Như vậy, thuật ngữ này là để chỉ một giải pháp kỹ thuật, chứ khơng phải để chỉ tồn bộ một nền nông nghiệp của một lãnh thổ hay một quốc gia.

Hai mươi năm trước FAO và WHO đề cập đến Nông nghiệp hữu cơ như sau: “Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất tổng hợp khuyến khích và nâng cao sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm đa dạng sinh học, các chu trình sống, và hoạt tính sinh học của đất. Nó nhấn mạnh việc áp dụng các biện pháp quản lý thiên về các đầu vào từ ngòai trang trại, chú trọng rằng các hệ thống đưa vào phải thích ứng với những điều kiện của địa phương. Việc này được thực hiện, ở mọi chỗ có thể, các phương pháp nơng học, sinh học và cơ học thay vì dùng các vật liệu tổng hợp để hoàn tất bất cứ chức năng cụ thể nào của hệ thống” (FAO/WHO Codex Alimentarius Commission) (8).

Mười năm sau, năm 2008 tại Vignola, Italy, đại hội đồng Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) đã thông qua định nghĩa như sau về Nông nghiệp hữu cơ (6).

“Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất duy trì sức khỏe của đất, của các hệ sinh thái và con người. Nông nghiệp hữu cơ dựa trên các quá trình sinh thái, sự đa dạng sinh học và các chu trình thích ứng với các điều kiện địa phương, hơn là sử dụng những đầu vào mang theo hiệu ứng nghịch. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, sáng tạo và khoa học làm lợi cho một môi trường cùng chia sẻ, thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh và chất lượng cuộc sống tốt của tất cả các thực thể tham gia”(6).

Có rất nhiều giảng giải và định nghĩa Nông nghiệp hữu cơ, nhưng tất cả qui tụ ở một khẳng định rằng đó là một hệ thống dựa trên quản lý sinh thái hơn là dựa trên những đầu vào nông nghiệp từ bên ngịai. Hệ thống này xem xét tác động mơi trường và xã hội, thông qua việc loại trừ việc sử dụng các hóa chất. Thay vào đó là các giải pháp quản lý đặc thù cho từng nơi, nhằm duy trì và nâng cao độ phì nhiêu đất lâu dài và ngăn ngừa sâu bệnh hại.

Nói ngắn gọn, Nơng nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất từ canh tác, chế biến, phân phối đến tiêu dùng nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Đó là một chuỗi giá trị hoàn chỉnh.

<i><b>1.3. Nguyên tắc của NNHC </b></i>

NNHC có 4 nguyên tắc cơ bản:

1) Sức khỏe (Tăng cường sức khỏe của đất, nước, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, con người).

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>6 </small>

2) Sinh thái (mô phỏng tự nhiên, cân bằng động và bền vững nhờ phù hợp với tuần hoàn và đa dạng di truyền). Phù hợp với điều kiện địa phương; bao gồm cả văn hóa, qui mơ kinh tế.

3) Cơng bằng (bình đẳng, tơn trọng và cơng lý cho mọi sinh vật; kể cả sinh vật nhỏ nhất. Chúng phải được cung cấp các điều kiện sống phù hợp với sinh lý và hành vi tự nhiên).

4) Quan tâm (chú trọng đến sinh kế và phúc lợi cho thế hệ hiện tại và tương lai). Nâng cao an sinh, an toàn, kiến thức, sử dụng hiệu quả trí tuệ và kinh nghiệm tích lũy.

Các nhóm giải pháp thực hiện canh tác hữu cơ

i) Loại trừ hoàn toàn hoặc phần lớn việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học, chất điều tiết sinh trưởng trong nuôi trồng, chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi và chế biến nông sản; không sử dụng sinh vật biến đổi gen (GMO) và tránh chiếu xạ.

ii) Tối ưu hóa luân canh, quay vòng mùa vụ và tận dụng các tàn dư hữu cơ sau thu hoạch.

iii) Áp dụng biện pháp cơ học để duy trì năng suất đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng cũng như trừ cỏ, và các loại sâu bệnh hại.

iv) Tối ưu hóa sức khỏe và năng suất của đất, cây trồng, vật nuôi và con người.

<i><b>1.4 Những mặt được và chưa được của canh tác hữu cơ </b></i>

Những người chủ trương CTHC cố gắng hồn thiện nó như một giải pháp toàn cầu toàn diện nhất, nhưng cũng nhận ra nhiều thách thức và lường trước những khó khăn và phản ứng chưa lường hết; đặc biệt là tác động xã hội (giầu/nghèo) phải xem xét thận trọng.

Thế giới không ngừng bàn thảo về NNHC, tổng quan gần đây nhất là của GS Navin Ramankutty và Verena Seufert (13); họ nhận định canh tác hữu cơ được ở một số mặt nhưng thua ở một số mặt khác nên không thể khẳng định ‘trắng’ hay ‘đen’ được. Cụ thể như sau.

<i>Về tác động môi trường: Trang trại canh tác hữu cơ tỏ ra có mơi trường tốt </i>

hơn so với canh tác truyền thống tức là đa dạng sinh học cao hơn; chất lượng đất tốt hơn chắc chắn; còn chất lượng nước cao hơn, và phát thải GHG nói chung thấp hơn, song cũng có nhiều trang trại hữu cơ cịn kém hơn nơng trại truyến thống. Đáng nói cái chưa được là năng suất bình quân giảm 19 – 25% sẽ dẫn đến khai phá đất mới, phá hại mơi trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>7 </small>

<i>Về phía người tiêu dùng, sẽ ít bị độc hại do thuốc trừ sâu và ăn thức ăn giầu </i>

vitamin hơn. Nhưng sự khác nhau về vitamin khơng đáng kể, có thể thay thế bằng thức ăn khác, cứ gì phải ăn sản phẩm NNHC. Giá đắt luôn đánh trực tiếp vào túi người ăn, nên người nghèo khó mà hưởng được lợi ích này.

<i>Về phía người sản xuất, các phương pháp hữu cơ đem lại một số lợi ích: lợi </i>

nhuận tăng đến hơn 35% ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ. Tốn công hơn nhiều so với phương pháp truyền thống, song đem lại cơ hội việc làm. Lợi ích lớn nhất là giảm tiếp xúc với hóa chất độc hại. Điều chưa rõ là các nông trại hữu cơ có chắc chắn trả tiền cơng cao hơn cho nơng dân không.

Chúng ta không thể khẳng định được liệu nơng nghiệp hữu cơ có thể vừa nuôi sống thế giới, giảm tác hại môi trường lại đồng thời đem lại việc làm tử tế và thức ăn dinh dưỡng với giá hợp lý hay không. Liệu các trang trại hữu cơ cuối cùng có năng suất bằng trang trại truyền thống khơng và liệu phân hữu cơ có đủ để sản xuất nơng sản cho tồn thế giới khơng ? Cịn nhiều câu hỏi chưa có giải đáp.

Các câu hỏi khác thuộc về tương lai: Liệu giới giầu có có chịu thay đổi khẩu phần, giảm lãng phí thức ăn để đỡ phải tăng sản xuất lương thực khi dân số tăng ?. Liệu dân chúng có bằng lịng ở lại trong nông nghiệp để làm việc cho các nông trại hữu cơ vốn dĩ sử dụng rất nhiều nhân công. Chắc chắn chúng ta tiếp tục ăn sản phẩm hữu cơ và đầu tư vào canh tác hữu cơ ở nhiều vùng có triển vọng. Song, 50 năm qua hiện chỉ có hơn 1% đất nông nghiệp thế giới canh tác hữu cơ. Nếu theo tốc độ như thập kỷ qua thì 100 năm nữa Nông nghiệp thế giới mới có thể ứng dụng CTHC trên tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp. Tuy thế, ảnh hưởng của nó vượt xa tỷ lệ diện tích. NNHC đã cho một ví dụ về những con đường mới, là phép thử cho hàng loạt biện pháp quản lý, từ luân canh đa dạng, phân rác ủ, cây phủ đất, đến canh tác bảo vệ đất. Nông nghiệp truyền thống đã xem nhẹ các biện pháp bền vững này quá lâu. Vì thế chúng ta phải ủng hộ các trang trại hữu cơ nào thân thiện mơi trường, có hiệu quả kinh tế và sản xuất thức ăn có ý nghĩa tồn xã hội. Các nhà khoa học phải nghiên cứu bổ sung hệ thống này để giúp vượt qua thử thách. Đồng thời phải học những nông trại thành công, để cải thiện 99% diện tích đất nơng nghiệp cịn lại.

<b>2. Tình hình NNHC trên thế giới </b>

Theo cơng bố của IFOAM 2018 (8) đến 2016 có 178 nước / vùng lãnh thổ báo cáo đã thực hiện NNHC. Tồn thế giới có 57.816.759 ha đất NNHC, trong đó châu Đại Dương, châu Âu và Mỹ đã chiếm hơn 80%. Australia đứng đầu với 27.145.021 ha; thứ đến Arhentina 3.011.794 ha, Trung Quốc 2.281.215 ha, Mỹ 2.031.318 ha, Tây Ban Nha 2.018. 802 ha, Italia 1.796.363 ha, Uruguay 1.656.952 ha, Pháp 1.538.047 ha, Ấn Độ 1.490.000 ha, Đức 1.251.320 ha, Canada 1.099.014 ha.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>8 </small>

Về tỷ lệ diện tích so với đất nơng nghiệp, 10 nước có tỷ lệ từ 10% đến 37,7%, phần lớn là các nước có diện tích hẹp. Cao nhất là Listenstein 37,7 %, French Polynesia 31,3%. Các nước có diện tích rộng và tỷ lệ diện tích làm NNHC cũng cao là Australia 21,9%; Italia 14,5%; Uruguay 11,5 ; Phần Lan 10,4% và Slovakia 9,9 %. Các nước rộng và đông dân nhất thế giới tỷ lệ này không cao: Arhentina 2,0%; Canada 1,7%; India 0,8%; Trung Quốc 0,4%; Mỹ 0,6%; Brazil 0,3%.

Trong diện tích canh tác hữu cơ thì 2/3 là cây thức ăn chăn ni; 1/3 cịn lại là các cây trồng khác (chủ yếu là diện tích ni ong, cây dược liệu tự nhiên, cà phê, chè, dừa, rau quả). Đáng chú ý là các cây lương thực canh tác hữu cơ rất thấp (ngơ chỉ có 10%, lúa 8%).

Năm 2017, sản xuất và xuất khẩu NNHC tăng ở tất cả các nước châu Á. Trung Quốc và New Zealand công nhận lẫn nhau chứng chỉ các sản phẩm hữu cơ đã xác nhận ở mỗi nước. Ấn Độ chính thức sử dụng logo quốc gia các sản phẩm NNHC là “Jaivik Bharat”. Thị trường tiêu thụ lớn nhất là các nước phát triển (Mỹ, Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Luxemburg, Đan Mạch) với tốc độ gia tăng giá trị sản phẩm hữu cơ khá cao.

Các con số về qui mô dường như không phải chỉ số hàng đầu; mà chất lượng mới là đích đến của phong trào. Hiện mới có 87/172 quốc gia có quy định về sản xuất hữu cơ; 11 nước có tiêu chuẩn quốc gia, 20 quốc gia đang xây dựng dự thảo. Xu hướng chung là tiêu chuẩn luật hóa; ngay từ 1991 các nước liên minh châu Âu đã có bộ tiêu chuẩn EU-Eco (12). Tiêu chuẩn có thể là quy định tự nguyện hoặc luật hóa, nhưng muốn bán được sản phẩm thì sản phẩm hữu cơ phải theo luật của các nước tiêu thụ.

IFOAM lưu ý rằng sản phẩm hữu cơ chỉ là một phần nhỏ của kinh doanh nông sản và nông sản lại chỉ là phần nhỏ của giá trị kinh tế và xã hội toàn cầu, cho nên ảnh hưởng của nó là rất hạn chế đến mậu dịch quốc tế, quan hệ lao động và chính sách về hóa học nơng nghiệp. Do vậy, mặc dù phong trào có những mục đích rất lý tưởng, nhưng phát triển NNHC ln bị thị trường và chính sách tồn cầu chi phối. Rõ ràng rằng từ những năm 1990, bất chấp những nỗ lực to lớn, NNHC cũng vẫn chiếm phần cực nhỏ trong nông sản thương mại (19). Vì thế, thị trường và chính sách là các nút thắt phải được tháo gỡ.

<b>3. Hiện trạng Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam </b>

<i><b>3.1 Canh tác hữu cơ truyền thống </b></i>

Canh tác hữu cơ khác về cơ bản canh tác thông thường ở chỗ sử dụng các loại vật liệu hữu cơ (chứa carbon) để giữ ẩm, làm tốt đất, làm phân bón và trừ sâu bệnh. Nông dân nước ta đã canh tác hữu cơ theo cách truyền thống từ nhiều năm trước (như làm dầm, làm ải, cày vặn rạ, luân canh, xen canh, phân xanh, bèo dâu, bón khơ dầu, bã đậu, xác mắm,…). Cuối thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn viết trong Vân

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>9 </small>

đài loại ngữ (11): “Tháng 5 - 6 gieo đậu xanh, đậu nhỏ và vừng; tháng 7 - 8 cày úp bội thu 1003 lít, tốt ngang với bón xác tằm hay phân hoai”. Bèo hoa dâu là một cống hiến của Nông học Việt Nam cho Nông học nhiệt đới ẩm thế giới. Kinh nghiệm q báu của nơng dân Bích Du (Thái Bình) về sử dụng bèo dâu trong nghề trồng lúa được kỹ sư Nguyễn Công Tiễu khảo cứu và lần đầu tiên được ông giới thiệu bí mật thể cộng sinh cố định N “Azolla-Anabaena” tại Hội nghị Khoa học Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại York Jakarta (Indonesia, 1927 (dẫn theo 15).

Gần đây giải pháp hữu cơ cũng được đề cập đến trong nhiều sách báo nông nghiệp Việt Nam đương đại. Cuốn “Đất đồi núi Việt Nam – Thối hóa và Phục hồi” (Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, 1999) (15) giành một chương về “Vai trò đặc biệt của biện pháp sinh học” trong đó nêu rõ lý luận và thực tiễn về tuần hoàn chất hữu cơ. Các giải pháp dùng cây cải tạo đất, thay thế phân khoáng được giới thiệu trong cuốn “Cây phủ đất ở Việt Nam” (16) nhấn mạnh đó không phải là giải pháp nhất thời mà là một phần của chiến lược nông nghiệp sinh thái (trang 328-335) (15).

Sản xuất nhanh phân xanh, phân rác ủ, danh mục các cây phân xanh trồng xen, làm băng chắn, làm cây bóng mát, tận dụng phụ phẩm thu hoạch để tủ gốc, phủ đất, bón phân nửa hoai v.v. đã trở thành qui trình sản xuất. Đối với lúa nương, sắn, cà phê, sử dụng nguồn hữu cơ có thể thay thế được 1/3 phân khống. Tuần hồn chất hữu cơ trong đất Việt Nam được giới thiệu trong Mạng lưới ASIALAND (17).

Canh tác truyền thống khá bền vững, ít gây ơ nhiễm, nhưng năng suất thấp; để tránh nạn đói và đạt ANLT chúng ta đã viện đến hóa chất, nhưng đã “hóa học hóa” nơng nghiệp q đà. Lúc ở cao trào đó, vai trị hữu cơ cũng không thể xem nhẹ, “để đạt năng suất cao không loại phân nào, hữu cơ hay hóa học, có thể thay thế hoàn toàn cho nhau”. Tri thức bản địa và kinh nghiệm lâu đời sử dụng chất hữu cơ là một lợi thế (15).

Khi ANLT đã đạt được và xuất khẩu nông sản đã xuất khẩu đi 180 nước thì canh tác hữu cơ truyền thống phải thay đổi với sự coi trọng đồng thời sản lượng, chất lượng nông sản và mơi trường. Canh tác truyền thống cịn những nhược điểm phải khắc phục như chưa chú trọng vấn đề ô nhiễm (sử dụng phân người, phân động vật chưa hoai); khơng kiểm sốt được mầm bệnh; chưa bảo vệ được sức khỏe của hệ thống.

<i><b>3.2 Canh tác hữu cơ ở Việt Nam theo khái niệm đương đại </b></i>

<i>3.2.1 Bước đầu tiếp cận canh tác hữu cơ đương đại </i>

Canh tác hữu cơ theo hệ thống này mới bắt đầu từ những năm 1990 ở khu vực tư với sự hỗ trợ của các NGO. ADDA hỗ trợ dự án rau an toàn tại Hà Nội (1998-2004); sản xuất và tiêu thụ chè và rau hữu cơ của Ecolink và Hanoi Organics (HO). Dự án “Phát triển khung sản xuất và thị trường NNHC Việt Nam” do ADDA tài trợ (2005-2012) tại 7 tỉnh phía Bắc với các nông sản rau, lúa, cam, bưởi, vải,

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>3.2.2.Qui mô canh tác theo NNHC </i>

Diện tích NNHC do Hiệp hội NNHC Việt Nam cung cấp, đưa vào thống kê IFOAM 2018 (8) là 11.227.069 ha; trong đó đất nơng nghiệp 4.68.181 ha, thủy canh 897.837 ha, rừng 123 ha, hái lượm tự nhiên 6.259.421 ha, diện tích ngịai nơng nghiệp 1.507 ha. Diện tích đất nông nghiệp canh tác hữu cơ Việt Nam tăng mạnh trong 5 năm qua, chiếm khoảng 0,5% diện tích đất nơng nghiệp. Theo Cục Trồng trọt (3) năm 2017 có 30/63 tỉnh, thành phố sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ (đáng lưu ý chưa có số liệu tách bạch diện tích, sản phẩm NNHC đã được chứng nhận là bao nhiêu). Các cây được canh tác hữu cơ hàng đầu là dừa (3.052,3 ha), ca cao (2.300 ha) và chè (538,9 ha). Sản phẩm chủ lực lại rất ít: lúa (489,8 ha) và rau (151 ha). Một số mơ hình ni cá basa hữu cơ tại An Giang, nuôi tôm tại Cà Mau đã có chứng nhận hữu cơ khoảng 10.000 ha xuất khẩu sang EU. Công ty Viễn Phú sản xuất lúa - cá tại Cà Mau trên 250 ha; Công ty Organic Đà Lạt sản xuất rau hữu cơ… Ngồi ra, có 33 cơ sở sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ.

<i>3.2.3.Về chứng nhận chất lượng </i>

Năm 2006, Bộ NN và PTNT đã ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 602-2006 Hữu cơ – Tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến. Tuy nhiên, 13 năm qua chưa có các hướng dẫn chi tiết; do đó, người sản xuất khơng thể dựa vào đó để sản xuất hữu cơ, các cơ quan chứng nhận cũng không thể dựa vào đó để hướng dẫn, chứng nhận. Năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1104/2015 hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm theo phương pháp hữu cơ nhưng không đi vào thực tế. Mới đây, Bộ tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Việt Nam 11041 về nông nghiệp hữu cơ được Bộ KHCN ban hành 29/12/2017 (2) gồm 4 TCVN: i) Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; ii) Trồng trọt hữu cơ; iii) Chăn nuôi hữu cơ; và iv) Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ (dự thảo). Qui định về sản xuất, chế biến và ghi nhãn sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>11 </small>

phẩm NNHC; tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ. Bộ TCVN này có tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ (CODEX, IFOAM), và tiêu chuẩn khu vực (EU, ASEAN), của các nước Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc…, đảm bảo hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến. Hai hệ thống xác nhận là Hệ thống 3 bên và Hệ thống PGS mới được đưa vào chính thức trong nước. Các tiêu chuẩn Việt Nam chưa được các nước và quốc tế cơng nhận nên ít có tác dụng trong thương mại quốc tế.

Các HTX/TSX, hộ sản xuất áp dụng PGS quốc tế của IFOAM, các DN XK áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài (EU Organic farming, USDA, JAS, TÁ, v.v. Đến nay Việt Nam chưa có tổ chức chứng nhận của mình, phải th nước ngồi (tổ chức chứng nhận ATC của Thái Lan; Tiêu chuẩn EU, USDA; Control Union của Hà Lan, Control Union, Ecocert, v.v.).

<i>3.2.4. Về chính sách hỗ trợ </i>

Từ đầu 2017, các cơ quan Chính phủ đã bắt đầu chú ý đến NNHC, xây dựng một số chính sách, như pháp lệnh nhà nước về NNHC, Kế hoạch hành động NNHC 2018-2025, rà soát sửa đổi các tiêu chuẩn cho phù hợp với điều kiện điạ phương và quốc tế. Trong thời gian dài, việc hỗ trợ cho NNHC mới chỉ dừng ở đề xuất mà chưa có chính sách, cơ chế cụ thể nào được ban hành. Các doanh nghiệp đi đầu về sản xuất sản phẩm hữu cơ hiện nay chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Nhà nước và chính quyền địa phương.

Mới đây, Nghị định 109/2018/NĐ-CP(14) về nơng nghiệp hữu cơ có hiệu lực từ 15/10/2018 quy định về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, logo, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

<i>3.2.5. Về thị trường </i>

Thị trường nội địa cho sản phẩm NNHC hiện chưa phát triển chủ yếu do chưa xác lập được cơ chế giám sát và hệ thống phân phối đáng tin. Các sản phẩm rau hữu cơ và dược liệu là để tiêu thụ nội địa, còn các sản phẩm hữu cơ khác như chè, tôm, gạo, mật ong… là để xuất khẩu.

<i>3.2.6. Về nghiên cứu và đào tạo </i>

Canh tác hữu cơ yêu cầu rất cao phải phù hợp với điều kiện địa phương; bao gồm cả văn hóa, qui mơ kinh tế. Song chúng ta mới bắt đầu nên chưa kịp nghiên cứu và đào tạo. Các chương trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc chọn tạo giống kỹ thuật canh tác phục vụ thâm canh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>12 </small>

<b>4. Thảo luận về xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam </b>

<i><b>4.1 Thách thức cho sản xuất NNHC ở Việt Nam </b></i>

- FAO (2007) cho rằng bằng canh tác hữu cơ không thể nuôi sống nhân loại hiện nay và trong tương lai; phân hóa học là cần thiết để tránh nạn đói (7). Việt Nam cũng đối diện với thách thức này. ANLT đã đạt là trên nền thâm canh sử dụng phân khoáng, thuốc sâu, nếu chỉ dựa vào nguồn hữu cơ sẽ đưa năng suất trở lại thời thiếu lương thực. Vả lại cũng không thể kỳ vọng NNHC cung cấp đủ sản phẩm và tất cả người tiêu dùng chỉ ăn sản phẩm này.

- Mặt trái của phân hữu cơ: chứa mầm bệnh (giun, E.coli, kim loại nặng, sản sinh NO3, nạn phú dưỡng,…). Tiêu chuẩn Bộ NN Mỹ yêu cầu trong canh tác hữu cơ, phân động vật phải được khử trùng ở nhiệt độ cao (phương pháp ủ yếm khí sinh nhiệt) và phải được bón 90 - 120 ngày trước ngày thu hoạch sản phẩm (21).

- Các tri thức bản địa và kinh nghiệm truyền thống chưa chuyển kịp theo các chuẩn mực của canh tác hữu cơ hiện đại.

- Qui trình sản xuất, thủ tục giám sát khắt khe, chứng nhận phức tạp, tốn kém làm nản lòng người sản xuất. Ngun tắc Cơng bằng (bình đẳng, tơn trọng và công lý cho mọi sinh vật; kể cả sinh vật nhỏ nhất. Chúng phải được cung cấp các điều kiện sống phù hợp với sinh lý và hành vi tự nhiên).

- Giá thành sản phẩm cao, chất lượng không chắc chắn, không hấp dẫn đa số người tiêu dùng. Thị trường trong nước lớn (hơn 90 triệu dân) nhưng 70% là chưa có khả năng tiếp cận thực phẩm hữu cơ, 29% cịn đang tìm hiểu và chỉ 1% sẵn sàng mua thực phẩm hữu cơ.

- Ở khu vực thành thị, thị trường đang thiếu nguồn hàng hữu cơ có giá hợp lý và tin cậy vì việc kết nối từ sản xuất đến người tiêu dùng còn gian nan, địi hỏi nơng sản hữu cơ đích thực, được kiểm sốt chặt trong quá trình trồng trọt, vận chuyển, phân phối. Phải gây dựng được lịng tin của người tiêu dùng thì mới bán được.

- Rủi ro lớn thuộc về các DNVVN Việt Nam. Ngay ở Mỹ, các trang trại bò sữa hữu cơ nhỏ cũng lép vế do các doanh nghiệp lớn. Một số doanh nghiệp cho biết đối với các mặt hàng hữu cơ tươi sống, giá bán lẻ luôn phải cao hơn giá tại vườn 2 - 4 lần. Thanh long Bình Thuận rớt giá 10 lần (xuống 1.000 - 2,000 đ/kg, tháng 9/2018), nếu canh tác hữu cơ thì rủi ro lớn hơn nhiều; do vậy cần có hợp đồng tiêu thụ trước.

<i><b>4.2 Cơ hội cho sản xuất NNHC ở Việt Nam </b></i>

+ Chúng ta đã có một nền nông nghiệp xuất phát từ canh tác hữu cơ chuyển qua thâm canh, năng suất cao, khá đa dạng, đã đạt ANLT, từ đó có thể chọn những sản phẩm, những vùng ưu tiên chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>13 </small>

+ Nhu cầu trong nước và nước ngoài đối với các sản phẩm an toàn ngày càng tăng; các khách hàng và doanh nghiệp nước ngồi đã tìm đến, một số doanh nghiệp lớn và vừa trong nước đã mạnh dạn đầu tư như rau sạch, chè hữu cơ, thịt, sữa, tôm, cá sạch…

+ Nhà nước đang quan tâm nhiều hơn, đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho chuyển đổi cơ cấu ngành, ứng dụng công nghệ cao, nông sản xanh, thực phẩm sạch, mà canh tác hữu cơ có thể tận dụng. Trong các ngành hàng, thì các nơng sản có lợi thế ứng dụng NNHC là cà phê, chè, hồ tiêu, cây dược liệu, cây gia vị, cây ăn quả, rau, nấm, thủy sản và nuôi ong. Riêng đối với lúa gạo là mặt hàng chiến lược cần có bước đi thận trọng.

+ Nghị định 109/2018/NĐ-CP khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ ưu tiên kinh phí cho nghiên cứu, khuyến nơng, đặc biệt về giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thú y thảo mộc. Cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ hoặc vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất hữu cơ được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích. Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018. Kế hoạch hành động khuyến khích DN đầu tư vào nơng nghiệp (…)

<i><b>4.3 Thảo luận về xu hướng Canh tác hữu cơ ở Việt Nam </b></i>

<i>4.3.1. Theo khái niệm đương đại, NNHC là mới với ta, nhiều khó khăn nên không thể vội vàng coi là mục tiêu của cả nền nơng nghiệp </i>

Có thể thấy Canh tác hữu cơ, về lý thuyết là một phương thức sản xuất lý tưởng, đáp ứng đồng thời cả 3 yêu cầu: chuỗi sinh kế, chấp nhận xã hội và bền vững môi trường. Song, chúng ta chưa sẵn sàng để vượt qua 2 nhóm thách thức:

<i>i) Thứ nhất là cấm ngặt hóa chất (phân khoáng, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, </i>

thuốc kháng sinh, hc-mơn tăng trưởng; chất bảo quản, chất phụ gia, chỉ trừ đồng sunfat) và sinh vật biến đổi gen. Đây là những đầu vào quyết định năng suất; bỏ hết đi chắc chắn không bảo đảm an ninh lương thực.

<i>ii) Thứ hai là yêu cầu thích ứng với địa phương về mọi phương diện (sinh </i>

thái tự nhiên và nhân văn), mà địa phương thì vơ cùng đa dạng. Những u cầu trên khiến cho việc hiện thực hóa canh tác hữu cơ chậm và không phải luôn luôn thành công.

<i>4.3.2 Mục tiêu của phong trào NNHC toàn cầu rất cao với yêu cầu rất nghiêm ngặt. Vì vậy, việc chuyển hóa cần thời gian, Việt Nam cần định bước đi phù hợp </i>

(ổn định về giao đất, có đất sạch, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá thị trường, bảo hiểm rủi ro).

<i>4.3.3. Chọn lựa chính xác chủng loại sản phẩm và vùng sản xuất. Bảo đảm thích </i>

hợp cho các thị trường xác định, trong đó ưu tiên sản phẩm đặc sản, bản địa tại các vùng ít bị ơ nhiễm ảnh hưởng; chú trọng gắn với nông nghiệp du lịch, sinh thái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>14 </small>

Chưa có giải pháp đồng bộ mà mở rộng tràn lan bằng ngân sách nhà nước sẽ là sự thử nghiệm lãng phí.

<i>4.3.4. Cuộc vận động canh tác hữu cơ phải bảo đảm ANLT. Thâm canh, sử dụng </i>

phân hóa học, thuốc trừ sâu vẫn khơng thể bỏ ngay; nhưng phải hạn chế tối đa tác hại đến ATTP và giữ môi trường ở mức độ ngang với các nước. Vì lợi nhuận xuất khẩu khơng lớn, diện tích sản xuất ra lượng lương thực dơi dư (khoảng 7 triệu tấn gạo/năm) có thể áp dụng NNHC để tăng chất lượng.

<i>4.3.4. Bảo đảm vật tư đầu vào cho NNHC. Đây là tiền đề cho canh tác hữu cơ (sản </i>

xuất phân bón hữu cơ, phân sinh học, phân vi sinh, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học BVTV). Cần loại trừ từng bước các yếu tố độc hại, sử dụng tiết kiệm đất, nước, thay thế bằng các yếu tố ít tác hại, thân thiện mơi trường.

<i>4.3.5. Xây dựng nhanh hệ thống chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Hệ thống các tổ </i>

chức chứng nhận Việt Nam phải được các tổ chức quốc tế thừa nhận. Việt Nam cần hình thành các tổ chức, thanh tra, giám sát liên quan đến NNHC. Đáng lưu ý canh tác hữu cơ là ngưỡng vọng dài hạn của lồi người, khơng phải chứng nhận nó là “phép mầu” để phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong khi VietGAP chỉ là mức độ phổ cập, thì nơng sản của ta phải đạt cho được các GAP khác nhau (tùy theo khách hàng), cũng chính là đạt ATTP và tiêu thụ được nơng sản hàng hóa.

<i>4.3.6. Có chương trình nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ. Ngoài việc sử dụng </i>

giống bản địa, giống truyền thống, cần sử dụng các giống vừa có năng suất và chất lượng cao, vừa có khả năng kháng sâu bệnh để tăng khả năng huy động dinh dưỡng từ đất và phân bón; hạn chế sử dụng thuốc BVTV, tăng cường sử dụng thiên địch.

<i>4.3.7. Đào tạo nguồn nhân lực. Tập trung đào tạo cho các mơ hình canh tác hữu cơ </i>

do khu vực tư nhân đảm nhận. Ngân sách nhà nước chỉ dành cho đào tạo các Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp, để nâng cao năng lực thương mại về nông nghiệp hữu cơ, nguồn này đã có trong Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

<b>Lời kết </b>

<i>1) Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức canh tác, một hệ thống quản lý </i>

<i>nông nghiệp toàn diện một cách lý tưởng nên yêu cầu cực kỳ nghiêm khắc, chưa nước nào trên thế giới đạt được. Nông nghiệp Việt Nam cũng cần những bước đi thận trọng đạt hiệu quả chắc chắn. </i>

<i>2) Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất – kinh doanh (từ canh tác, </i>

<i>chế biến, phân phối đến tiêu dùng) nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Đó là một chuỗi giá trị hồn chỉnh. Chưa nền nơng nghiệp nào đạt được như vậy. </i>

<i>3) Phong trào nông nghiệp hữu cơ cố gắng hồn thiện nó như một giải pháp toàn cầu toàn diện nhất, nhưng cũng nhận ra nhiều thách thức và lường trước </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>15 </small>

<i>những khó khăn và phản ứng chưa lường hết; đặc biệt là tác động xã hội (giầu/nghèo) phải xem xét thận trọng. Năng suất bị giảm 19 – 25% sẽ dẫn đến khai phá đất mới, phá hại môi trường. Giá thành cao số đơng người tiêu dùng khó với tới. NNHC có những mặt được, những mặt không; không thể khẳng định ‘trắng’ hay ‘đen’ một chiều được. </i>

<i>4) Sản phẩm hữu cơ chỉ là một phần nhỏ của nông sản và của giá trị kinh tế </i>

<i>và xã hội toàn cầu, cho nên ảnh hưởng của nó là rất hạn chế. Mặc dù mục tiêu canh tác hữu cơ rất lý tưởng, nhưng từ những năm 1990, bất chấp những nỗ lực to lớn, nông sản hữu cơ cũng vẫn chiếm phần cực nhỏ trong qui mô sản xuất và trong nông sản thương mại. </i>

<i>5) Canh tác hữu cơ là một trong các lựa chọn tiến đến một nền nông nghiệp </i>

<i>an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái lành mạnh. Việt Nam có điều kiện khá tốt, chính sách quốc gia khá đủ, vấn đề là chuẩn bị thật kỹ vào thực thi để có hiệu quả vững chắc, tránh rủi ro. </i>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Truy cập ngày 31/8/2018.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2017). Tiêu chuẩn TCVN 11041 (gồm TCVN 11041-1:2017; TCVN 11041-2:2017; TCVN 11041-3:2017; và TCVN 11041-4:2017)

3. Cục Trồng trọt (2017). Hiện trạng và định hướng sản xuất NNHC trong lĩnh vực trồng trọt, Báo cáo tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NNHC”.

4. FAO/WHO Codex Alimentarius Commission. faq/oa-faq1/en/

IFOAM (2008). Definition of Organic Agriculture,

31/8/2018

6. IFOAM Đại hội đồng (2008). Định nghĩa NNHC - Bản dịch 26 thứ tiếng […] .

7. FAO (2007). Organic agriculture can contribute to fighting hunger, but chemical

8. FiLB and IFOAM (2018), The World of Organic Agriculture: Statistics and Emerging Trends 2016, p. 205

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>16 </small>

9. Hiệp hội NNHC Việt Nam (2017), Tình hình sản xuất NNHC và xu thế hội nhập, Báo cáo tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NNHC”. 10. Horne, Paul Anthony (2008). Integrated pest management for crops and pastures. CSIRO Publishing. tr. 2. ISBN 978-0-643-09257-0.

11. Lê Q Đơn (1773). Vân đài loại ngữ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006. 12. Lotter, D.W. (2003). “Organic agriculture” (PDF). Journal of Sustainable Agriculture 21. (Bộ tiêu chuẩn EU-Eco)

13. Navin Ramankutty and Verena Seufert (2017). University of British Columbia, Canada. Organic farming matters - just not in the way you think. The Conversation, March 11, 2017.

14. Chính phủ. Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nơng nghiệp hữu cơ.

15. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999). Đất đồi núi Việt Nam – Thối hóa và Phục hồi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (2002). Cây phủ đất ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyen Tu Siem, Thai Phien (1992). Organic matter recycling for improvement of sloping lands in Vietnam. Annual Meeting of the IBSRAM’s ASIALAND Network on Slopng Land Management for Sustainable Agriculture, Hanoi, August, 1992.

18. Nguyễn Văn Bộ (2017). Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Cơ hội,

nghiep-huu-co-o-viet-nam-co-hoi-thach-thuc-va-nhung-van-de-can-quan-tam.html. 19. Paul Christansen et al. (2006). Organic agriculture – A global perspective, CSIRO Publishing, Australia,

Paull, John (2011). “Attending the First Organic Agriculture Course: Rudolf Steiner's Agriculture Course at Koberwitz, 1924”. European Journal of Social Sciences' 21 (1): 64–70.

21. USDA bbd4fa5731197National Organic Program Regulations.

22. Chính phủ. Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018. Kế hoạch hành động khuyến khích DN đầu tư vào nơng nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Key word: agriculture, organic, present status, tendency, Vietnam </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>1.1. Khái niệm chung về chất hữu cơ trong đất </b>

Dấu hiệu cơ bản làm đất khác đá mẹ là đất có chất hữu cơ. Số lượng và tính chất của chúng tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất, quyết định nhiều tính chất: lý, hố, sinh và độ phì nhiêu của đất.

Tồn bộ các hợp chất hữu cơ có trong đất được gọi là chất hữu cơ của đất. Có thể chia chất hữu cơ của đất làm 2 phần: những tàn tích hữu cơ chưa bị phân giải (rễ, thân, lá cây, xác động vật) vẫn giữ nguyên hình thể và những chất hữu cơ đã được phân giải. Phần hữu cơ sau có thể chia thành 2 nhóm: nhóm những hợp chất hữu cơ ngồi mùn và nhóm các hợp chất mùn.

Nhóm hữu cơ ngồi mùn gồm những hợp chất có cấu tạo đơn giản hơn như: protit, gluxit, lipit, lignin, tanin, sáp, nhựa, este, rượu, axit hữu cơ, anđehit... Nhóm này chỉ chiếm 10% - 15% chất hữu cơ phân giải nhưng có vai trị rất quan trọng với đất và cây trồng.

Nhóm các hợp chất mùn bao gồm các hợp chất hữu cơ cao phân tử, có cấu tạo phức tạp (sẽ trình bày ở phần mùn), nhóm này chiếm 85% - 90% chất hữu cơ được phân giải.

Ðất khác nhau có hàm lượng chất hữu cơ khác nhau. Ở đất đen (chernozem), đất mùn núi cao hàm lượng chất hữu cơ có thể đến 10% hoặc hơn nữa, song ở đất bạc màu, đất cát lượng hữu cơ lại chỉ 1% hoặc thấp hơn. Số lượng, đặc điểm hình thái, tính chất của chất hữu cơ của đất rừng và đất trồng trọt rất khác nhau.

Chất hữu cơ là phần q nhất của đất, nó khơng chỉ là kho dinh dưỡng cho cây trồng mà cịn có thể điều tiết nhiều tính chất đất theo hướng tốt, ảnh hưởng lớn đến việc làm đất và sức sản xuất của đất.

Vai trò của chất hữu cơ lớn đến mức vấn đề chất hữu cơ của đất luôn luôn chiếm một trong những vị trí trung tâm của thổ nhưỡng học và đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

<b>1.2. Nguồn gốc chất hữu cơ đất </b>

Trong đất tự nhiên nguồn hữu cơ cung cấp duy nhất cho đất là tàn tích sinh vật bao gồm xác thực vật, động vật và vi sinh vật. Ðối với đất trồng trọt ngoài tàn tích sinh vật cịn có một nguồn hữu cơ bổ sung thường xuyên đó là phân hữu cơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

+ Ngoài thực vật màu xanh cịn có xác động vật và vi sinh vật, lượng của chúng không nhiều, thường không vượt quá 100 - 200 kg/ha/năm trong đa số các loại đất, song chất lượng lại rất tốt đối với dinh dưỡng cây trồng.

+ Thành phần hố học của những tàn tích hữu cơ rất khác nhau tuỳ thuộc vào nguồn gốc của chúng. Nhìn chung các tàn tích hữu cơ chứa đến 75 - 90% là nước. Trong thành phần chất khơ, ngồi các chất gluxit, protit, lipit, lignin, tanin, nhựa, sáp, tàn tích hữu cơ cịn chứa một lượng nhất định các nguyên tố vô cơ (bảng 4.1). Phần lớn các hợp chất hữu cơ trong cây là những hợp chất cao phân tử, ví dụ phân tử lượng protit: 10<sup>5</sup> - 10<sup>6</sup>, polisacarit: 10<sup>6</sup>. Tỷ lệ giữa các nhóm hợp chất chính trong các tàn tích hữu cơ khác nhau cũng rất khác nhau.

Ngoài hợp chất hữu cơ trong tàn tích sinh vật có chứa một lượng các nguyên tố tro. Lượng chứa và tỷ lệ giữa chúng phụ thuộc vào từng loại sinh vật và điều kiện sống của chúng. Trong thành phần tro có K, Ca, Mg, Si, P, S, Fe... Chúng được chứa nhiều ở các cây thân cỏ.

+ Sau khi chết, xác sinh vật đi vào đất hoặc bị phân giải hoặc được chuyển hoá thành các hợp chất mùn

<i><b>1.2.2. Phân hữu cơ </b></i>

Ðối với đất trồng trọt, nhất là những nơi có mức độ thâm canh cao thì phân hữu cơ là một nguồn lớn bổ sung chất hữu cơ cho đất. Trong các thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, ở nhiều vùng đất, người dân thu hoạch cả hạt lẫn cây, vì vậy phân hữu cơ gần như nguồn chính để tăng lượng mùn trong đất. Hiện nay có nhiều loại phân hữu cơ: phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, bùn ao... Số lượng và chất lượng của chúng tuỳ theo trình độ kỹ thuật canh tác, thâm canh cây trồng ở mỗi nơi.

<b>1.3. Q trình biến hố xác hữu cơ trong đất </b>

Sự biến hoá xác hữu cơ trong đất là một q trình sinh hố học phức tạp, xảy ra với sự tham gia trực tiếp của vi sinh vật, động vật, oxy khơng khí và nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>20 </small>

Xác thực vật tồn tại trên mặt đất hoặc trong các tầng đất, trong quá trình phân giải chúng mất cấu tạo, hình dạng ban đầu và biến thành những hợp chất hoạt tính hơn, dễ hồ tan hơn. Một phần những hợp chất này được khoáng hoá hoàn toàn, sản phẩm của quá trình này là nước, một số khí và những hợp chất khống đơn giản, trong số đó có nhiều chất dinh dưỡng cho thực vật thế hệ tiếp sau. Một phần được vi sinh vật dùng để tổng hợp protit, lipit, gluxit và một số hợp chất mới, xây dựng cơ thể chúng và khi chúng chết đi lại được phân huỷ. Phần thứ ba biến thành những hợp chất hữu cơ cao phân tử có cấu tạo phức tạp - đó là những hợp chất mùn. Những hợp chất mùn này lại có thể bị khống hố.

Như vậy xác hữu cơ trong đất chịu sự tác động của 2 quá trình song song tồn tại, tuỳ theo điều kiện đất, khí hậu, thành phần xác sinh vật mà một trong hai quá trình ấy chiếm ưu thế. Hai q trình này là: q trình khống hố xác hữu cơ và q trình mùn hố xác hữu cơ.

<b>1.4. Thành phần mùn đất và đặc điểm của chúng </b>

Nhiều tác giả đã đề ra những phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tách mùn ra những thành phần khác nhau. Phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là phương pháp hoá học. Bằng phương pháp hố học người ta dùng dung dịch kiềm lỗng cho tác động vào đất để tách mùn đất thành 2 phần: phần không tan là các xác hữu cơ chưa phân giải và hợp chất humin, phần hoà tan là các axit mùn. Axit hố phần hồ tan bằng axit H<small>2</small>SO<small>4</small> thu được 2 phần: phần kết tủa (màu xẫm) đó là axit humic và phần hoà tan (màu vàng hoặc vàng nhạt) là axit fulvic. Như vậy từ hợp chất mùn của đất bao gồm 3 thành phần chính: axit humic, axit fulvic và hợp chất humin.

<b>1.5. Ðánh giá số lượng, chất lượng chất hữu cơ và mùn trong đất </b>

* Về số lượng

Về mặt số lượng chất hữu cơ, chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá là tỷ lệ % OC (cac bon hữu cơ tổng số) hoặc tỷ lệ % mùn hoặc OM (chất hữu cơ tổng số = OC x 1,72) so với đất khô kiệt. Giá trị các chỉ tiêu này càng cao thì đất càng tốt. W. Siderius (International Institute for Aerospace Survey and Earth Science, 1992) đã đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất (phân tích theo Walkley-Black) theo tiêu chuẩn sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

* Về chất lượng

Chất lượng mùn được thể hiện bằng các chỉ tiêu sau:

+ Mùn nhuyễn, mùn thô: chất hữu cơ đất được chia làm 2 phần (như đã trình bày ở phần trên)

- Phần 1 là xác hữu cơ chưa được phân giải hoàn toàn mà một số tác giả gọi là mùn thơ. Chúng tích tụ trên mặt đất, thường khơng hoặc ít trộn lẫn với phần đất dưới, phần hữu cơ này chất lượng kém (ít chất dễ tiêu, chua, tỷ lệ C/N cao), muốn có chất lượng tốt phải qua một quá trình phân giải. Mùn thơ được hình thành ở nơi nhiệt độ thấp, dưới thảm rừng cây lá nhọn, có phản ứng chua (vùng núi cao) và ở những nơi úng nước thơng khí kém, thành phần cơ giới nặng (đất lầy thụt, đất chiêm trũng...).

- Phần 2 là xác hữu cơ đã được phân giải hoàn toàn mà nhiều tác giả gọi là mùn nhuyễn. Phần này chất lượng tốt và được trộn đều với các tầng đất cho nên ở đất nào tỷ lệ phần 2 lớn tức là chất lượng chất hữu cơ tốt hơn.

+ Tỷ lệ C/N cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng chất hữu cơ đất. Tỷ số này càng thấp chất lượng càng tốt, nó chứng tỏ xác hữu cơ được phân giải mạnh, giải phóng nhiều đạm là nguyên tố mà vi sinh vật hấp thụ để tổng hợp các hợp chất chứa đạm và là nguyên tố cần thiết cho dinh dưỡng của cây trồng. Tỷ lệ C/N trong đất dao động trong khoảng 8 - 20.

+ Tỷ lệ càng cao chất lượng mùn càng tốt.

<b>1.6. Chất hữu cơ và mùn trong đất Việt Nam </b>

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, thực vật phong phú và tươi tốt quanh năm, lượng chất hữu cơ được tạo ra trên một vị diện tích hàng năm rất lớn, tàn tích sinh vật để lại cho đất rất khác nhau giữa các đất hoang, đất trồng trọt và đất

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>22 </small>

rừng. Q trình mùn hố thực hiện với tốc độ nhanh, song q trình khống hoá cũng rất mạnh mẽ dẫn đến chất hữu cơ nói chung, mùn nói riêng bị phân giải nhanh chóng. Thêm vào đó, các quá trình feralit, q trình xói mịn, rửa trơi và việc sử dụng đất không hợp lý ở một số nơi đã ảnh hưởng rất lớn tới số lượng cũng như chất lượng hữu cơ và mùn trong đất.

* Về số lượng

Hàm lượng hữu cơ và mùn biến động rất lớn giữa các loại đất, nhìn chung các loại đất nơng nghiệp có hàm lượng hữu cơ và mùn không cao. Theo Thái Phiên (2000), đa số đất đồi núi của nước ta có hàm lượng chất hữu cơ từ 1 - 2%, có khoảng 20% diện tích đất có hàm lượng chất hữu cơ < 1%. Ðất có hàm lượng chất hữu cơ và mùn cao nhất là các đất trên núi cao, quanh năm mây mù che phủ, hoặc đất lầy thụt quanh năm ngập nước, các đất này có hàm lượng OM 6%. Ðất nghèo

<i>chất hữu cơ nhất là các đất cát hoặc đất bạc màu, các đất này có OM 1%. </i>

<b>Bảng 3. Hàm lượng mùn của một số loại đất Việt Nam </b>

<b>Mùn (%) </b>

Feralit mùn trên núi 7,24 Phù sa sông Hồng không được bồi

1,36 Macgalit trên đá bọt 5,30 Phù sa sơng Thái Bình 1,02 Feralit trên đá bazan (còn rừng) 3,89 Phù sa sông Mã 1,16 Feralit trên đá bazan (cà phê) 2,97 Bạc màu (Vĩnh Phúc) 0,98 Feralit trên phiến thạch mica 2,93 Bạc màu (Nghệ An) 0,83 Feralit trên phiến thạch sét 2,51 Chiêm trũng (Hà Nam) 3,12 Feralit trên phiến sa thạch 1,42 Lầy thụt (Thanh Hố) 6,22 Feralit trên đá granit (cịn rừng) 3,45 Cát biển* 0,90 Feralit trên đá granit (đã canh tác) 1,82 Mặn trung tính (Nam Ðịnh) 0,98 Feralit trên đá gơnai 2,05 Mặn trung tính (Thanh Hố) 0,95 Feralit trên phù sa cổ 1,83 Mặn chua (Hải Phòng) 1,35

Ghi chú: * theo Phan Liêu, các số liệu còn lại theo Nguyễn Vi, Trần Khải * Về chất lượng

+ Nhiều nghiên cứu đều thống nhất là đất mùn trên núi, đất lầy thụt có lượng hữu cơ tổng số cao nhưng lại chứa nhiều mùn thô. Trong thành phần của hợp chất mùn thì tỷ lệ nhóm humin cao hơn nhiều so với tỷ lệ axit humic và axit fulvic.

+ Tỷ lệ giữa cacbon của axit humic và cacbon của axit fulvic trong hầu hết các loại đất đều < 1, nghĩa là lượng axit fulvic cao hơn hẳn lượng axit humic.

Nguyên nhân của đặc điểm này có thể do trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, hàm lượng bazơ thấp đã hạn chế việc tạo thành axit humic. Ðiều này cũng giải

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>23 </small>

thích đất feralit vùng đồi núi thấp là nơi có tỷ lệ thấp nhất, còn các đất miền núi cao do khí hậu ơn hồ nên tỷ số này được nâng lên. Ðất lúa phù sa do canh tác bón phân nhiều nên axit humic có điều kiện hình thành nhiều hơn. Ðặc biệt đất macgalit-feralit có axit humic lại nhiều hơn axit fulvic vì hàm lượng bazơ ở đây cao.

<b>Bảng 4. Tỉ lệ giữa cacbon axit humic và axit fulvic một số loại đất </b>

Ghi chú: * theo V. M. Fritland, ** theo Nguyễn Ðức Thọ

+ Nhiều nghiên cứu cũng thấy rằng các axit humic của đất Việt Nam hầu hết thuộc nhóm axit humic di động và rất gần với axit fulvic vì nhân thơm của chúng thể hiện kém, đó cũng là đặc điểm chung của đất nhiệt đới (Zonn, Lý Khánh Quỳ, Nhiễu Chí Viên, Tiurin, Fritland). Theo chiều sâu phẫu diện đất, càng xuống sâu, đất càng chứa ít bazơ hơn, nên axit humic hình thành càng ít.

+ Tỷ số C/N của mùn trong đất Việt Nam dao động từ 7,5 - 23,0. Tỷ lệ này càng cao mùn đất càng thô.

II. BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG HỮU CƠ TRONG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA VIỆT NAM

<b>2.1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long </b>

Kết quả thu thập số liệu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện trên đất lúa vùng ĐBSCL như sau:

<b>Bảng 5. Biến động hàm lượng OC (%) trong đất lúa ĐBSCL </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>24 </small>

Kết quả tổng hợp số liệu cho một số nhận xét:

1) OC ở vùng ĐBSCL ở mức cao, thậm chí rất cao như giá trị OC trong đất phèn và thời gian năm 2011 là đất mặn.

2). Chất lượng hữu cơ trong đất ở mức trung bình và biến động mạnh ở đất phèn và đất phù sa ở thời điểm lấy mẫu năm 1990. Tuy nhiên, nhìn chung khả năng phân giải hữu cơ trong các đất đều có xu hướng ổn định hoặc tăng lên chút ít, ngoại trừ đất phù sa. Tuy nhiên do kết quả phân tích chưa nhiều cùng với việc khơng đồng bộ về con người, trang thiết bị phân tích nên những nhận xét này hoàn toàn chỉ là những nhận định ban đầu.

2). Khả năng phân giải mạnh xác hữu cơ, giải phóng trong đất ở mức trung bình và ổn định. Tuy nhiên riêng trong hai loại đất mặn và đất phèn có xu hướng tăng nhẹ.

<b>2.3. Vùng miền núi Tây Bắc </b>

Các số liệu phân tích đất vùng miền núi Tây Bắc trước đây tương đối nghèo nàn. Cơng trình nổi bật là các nghiên cứu của Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên những năm 1995 - 1999. Gần đây, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa thực hiện đề tài “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam”. Với số lượng mẫu phân tích rất lớn và phạm vi bao trùm tồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Bảng 9. Số liệu phân tích trung bình tầng mặt của đất sản xuất nơng nghiệp vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam (năm 2011) </b>

<b>Bảng 10. Các đặc trưng hóa học tầng mặt đất chính đồi núi Việt Nam (năm 1999) </b>

Đất vàng đỏ trên macma axit 4-5 1,5-3,0 0,10-0,20 Đất đỏ vàng trên đá sét hoặc đá biến chất 4-5 1,8-2,5 0,10-0,20

Nguồn: Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999)

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>26 </small>

<b>III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÀM LƯỢNG HỮU CƠ TRONG ĐẤT 3.1. Bổ sung chất hữu cơ từ phân bón có nguồn gốc hữu cơ </b>

<i><b>3.1.1. Lợi ích của việc bón phân hữu cơ </b></i>

- Thứ nhất, cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi xốp, thống khí. - Thứ hai, cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất, làm dinh dưỡng trở thành dạng dễ hấp thu, tăng cường giữ phân cho đất.

- Thứ ba, Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất.

Phân hữu cơ có chứa cả các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng mà khơng một loại phân khống nào có được. Ngồi ra phân hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp lên, bộ rễ phát triển mạnh.

3.1.2. Một số loại phân bón có ngồn gốc hữu cơ

<i>- Phân hữu cơ truyền thống: Được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý </i>

truyền thống. Nguyên liệu là chất thải của vật nuôi, phế phẩm trong nông nghiệp, phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu...) được ủ hoai mục.

<i>- Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ được xử lý và lên men </i>

theo một quy trình cơng nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.

<i>- Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình cơng nghiệp như </i>

phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.

<i>- Phân hữu cơ khống: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ. </i>

Thành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ phải đạt 22% trở lên, trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.

<i><b>3.1.3. Một số nguồn cung cấp chất hữu cơ dùng làm phân bón hoặc bón trực tiếp cho cây trồng </b></i>

<i><b>• Đất mùn hữu cơ từ các ao hồ lâu năm (than bùn) </b></i>

được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ khơng hồn tồn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục. Bao gồm cỏ, lau, lách, cây bụi, cây thân gỗ, kết hợp với quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây thân gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn.

Hàm lượng hữu cơ tùy theo đặc điểm địa chất, thảm thực vật, thời gian phân hủy yếm khí, sau khi xử lý (phơi khô, nghiền sàng...) được tạm phân loại theo các tiêu chuẩn sau:

+ Than bùn loại 1: Hữu cơ: 30-35% - Màu sắc: đen than - Độ mịn: qua sàng 3,5mm - Độ ẩm: 20-30%

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>• Mùn bã mía từ các nhà máy chế biến mía đường: </b></i>

Các thành phần cịn lại sau đường (bã mía, bùn lọc, váng bọt và mật rỉ) đều là phụ phế liệu của nhà máy đường chiếm 29 ÷ 38% khối lượng cây mía, trong đó thành phần bã mía chiếm tỉ khối nhiều nhất (25 ÷ 30% khối lượng cây mía).

+ Với tổng hàm lượng các chất hữu cơ chưa phân hủy từ 35 - 45%, mùn bã mía cần phải được ủ hoai mục trước khi bón cho cây trồng.

+ Hoặc dùng nguyên liệu để chế biến phân hữu cơ vi sinh: Bổ sung vi sinh vật phân giải xenlulo, vi sinh vật khử mùi hôi, ủ lên men, bổ sung vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, bổ sung khoáng đa lượng, trung vi lượng, axit humic... Hàm lượng chất hữu cơ trong thành phẩm thu được từ 10 - 30%.

<i><b>• Vỏ cà phê thô: Hàm lượng hữu cơ > 30% </b></i>

+ Cần được ủ hoai mục, khơng nên bón trực tiếp cho cây trồng, hiệu quả thấp và dễ lây nguồn gây bệnh cho cây trồng.

+ Dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh: Diệt mầm bệnh, tăng quá trình phân hủy xác bã thực vật, gia tăng hàm lượng hữu cơ, tăng sức sống của các vi sinh vật có ích trong phân hữu cơ, bổ sung nấm đối kháng, bổ sung khoáng đa lượng.

<i><b>• Các hợp chất sau khi đã được tách chiết từ mùn hữu cơ hàm lượng cao: </b></i>

Axit humic, Axit Fulvic, Axit Amin (Amino Axit)...: Hàm lượng axit humic đậm đặc từ 20 - 80%.

<i><b>• Một số nguồn hữu cơ, phân hữu cơ truyền thống: </b></i>

* Phân chuồng: ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng.

* Phân rác: loại phân này làm từ rơm, rạ; thân lá các cây ngô, đậu, đỗ, vỏ lạc, trấu,...

* Phân xanh: Tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuống đất để bón ruộng.

* Khơ dầu: là bã còn lại sau khi hạt đã ép lấy dầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>28 </small>

* Tro: là chất còn lại của một số vật sau khi cháy hết và thường có màu xám. Trong nơng nghiệp một số nguyên liệu thực vật như cây: sắn, bông, ngô, lá dừa, mạt

<b>cưa, v.v... sau khi bị đốt có tỷ lệ tro và chất dinh dưỡng khá cao. </b>

<b>3.2. Trồng các loại cây che phủ, cây phân xanh để cải tạo và tránh xói mòn, rửa trơi </b>

+ Trồng cây phân xanh (bèo dâu, điền thanh, các loại muồng, các loại đậu, lạc, cốt khí, điêu tử, tử vân anh, trinh nữ, cỏ stilo, cỏ pangola, các loại cỏ khác...). Ở vùng đồi núi tuỳ theo loại đất, khí hậu độ cao và độ dốc mà chọn cây phân xanh cho thích hợp. Cây phân xanh có thể trồng xen, phủ đồi trọc hoặc đồi mới khai hoang. Ngoài cây phân xanh trồng các loại cây, cỏ và cây rừng là biện pháp rất tốt để bảo vệ đất đồi, núi, nhất thiết không được để đồi, núi trọc. Nơi đã có rừng phải bảo vệ và khai thác có kế hoạch, vừa tăng chất hữu cơ cho đất vừa chống xói mịn đất. Ở đồng bằng, ngoài việc trồng các loại cây phân xanh mà chủ yếu là bèo dâu và điền thanh, trong hệ thống luân canh để tăng cường chất hữu cơ cho đất có thể trồng các loại cây cho nhiều chất xanh như lạc, khoai, khi thu hoạch để thân lại đồng ruộng, hoặc gặt lúa xong ở những ruộng dầm nên cầy vùi rạ.

<i><b>3.3. Bón vơi: Đặc biệt bón vơi kết hợp với bón phân hữu cơ là biện pháp tạo mùn ở </b></i>

dạng humatCa hoặc fulvatCa ít tan tránh được rửa trơi, đồng thời điều hịa phản ứng đất tạo điều kiện cho vi sinh vật đất hoạt động mạnh.

<b>3.4. Biện pháp canh tác </b>

Muốn tạo điều kiện cho xác hữu cơ phân giải tốt, tạo nhiều mùn cho đất ta phải làm đất thoáng vừa phải bằng các biện pháp canh tác như cày bừa, xới xáo, tưới tiêu... hợp lý và kịp thời để đất ln có độ ẩm thích hợp.

<b>KẾT LUẬN </b>

Mặc dù cơng tác thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn do các kết quả phân tích trước đây được cơng bố rải rác trong nhiều cơng trình, đồng thời số lượng cũng không lớn và không đồng nhất, đa số các nghiên cứu chỉ thực hiện trên phạm vi hẹp, thiếu sự tổng hợp ở mức độ rộng; nhưng những kết quả trình bày trên đây cũng cho thấy hữu cơ trong đất có xu hướng suy thoái về chất lượng ở tất cả các vùng sản xuất nơng nghiệp chính của nước ta.

Tuy có một số kết quả nhất định, nhưng những hạn chế cũng thấy rõ trong việc tổng hợp, đánh giá sự suy giảm độ phì nhiêu đất hiện nay. Đó là sự thiếu phân tích về tương quan và sự thống nhất của các phương pháp phân tích cũ và mới, sự thiếu đồng bộ trong việc quan trắc độ phì nhiêu đất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>29 </small>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<i>1. Hội Khoa học đất Việt Nam. Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp - Hà </i>

Nội -2000.

<i>2. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 2013, 2014. </i>

<i>3. Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Nghiên cứu </i>

<i>thực trạng đất phèn và đất mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng sau 30 năm khai thác sử dụng. Hà Nội. 2010. </i>

<i>4. Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Nghiên cứu </i>

<i>nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam. Hà Nội. 2015. </i>

<i>5. Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Nghiên cứu </i>

<i>xác định yếu tố hạn chế của độ phì nhiêu đất trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp khắc phục. Hà Nội. 2015. </i>

6. Lê Văn Căn (1978), Giáo trình nơng hóa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

<i>7. Trần Đức Dục - Hồng Văn Cơng - Lê Thanh Bồn. Thổ nhưỡng </i>

<i>học. NXB Nông nghiệp - Hà Nội - 1992. </i>

8. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên. Đất đồi núi Việt Nam, thối hóa và phục hồi. NXB Nơng nghiệp. Hà Nội. 1999.

9. Trần Công Tấu và cộng sự (1986), Thổ nhưỡng học, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Vy, Trần Khải (1978), Nghiên cứu hóa học đất vùng Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Title: Organic matter content in soils: its role, changes and solutions to enhance soils’ organic matter in Viet Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Sản xuất nông nghiệp là hoạt động đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam, nơi có hơn 70% dân số là nơng dân và sẽ cịn rất quan trọng trong tương lai vì cho dù lao động nơng nghiệp có ít đi thì nhu cầu lương thực, an ninh xã hội ngày càng đòi hỏi cao. Mặt khác khi các dự báo dân số nước ta sẽ tăng lên (dự kiến ổn định ở mức 120 triệu) cao hơn 30 triệu so với hiện nay (90 triệu) thì nhu cầu bảo đảm lương thực, thực phẩm và tính chất bảo đảm an ninh lương thực ngày càng được chú ý một cách rất khôn khéo.

Trong tổng số 330.951,1km<sup>2</sup> đất tự nhiên, đất nông nghiệp (khơng tính đất rừng) xấp xỉ 30%, khoảng 10,151 triệu ha, và phân bố trên 8 vùng sinh thái khác nhau. Trong giai đoạn 2011-2015, nông nghiệp (bao gồm nông lâm nghiệp và thủy sản) Việt Nam tăng trưởng trung bình mỗi năm trên 3,12%, đóng góp trên 22% cho GDP trong giai đoạn 2000-2011, hàng năm sản xuất gần 50 triệu tấn lương thực có hạt, trong đó lúa gạo đạt trên 42 triệu tấn, năng suất lúa bình quân là 55 tạ/ha (Tổng cục Thống kê, 2015). Tổng giá trị xuất khẩu tồn ngành nơng nghiệp năm 2017 đạt 36 tỷ đơ la Mỹ. Rõ ràng đó phải là kết quả của một nền sản xuất nông nghiệp thâm canh, có rất nhiều tiến bộ, đối mặt được với các thách thức về các bất ổn có tính tồn cầu bao gồm cả các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Tuy vậy khi sự sử dụng phân bón cao ở mức báo động, việc lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật đã không chỉ lãng phí tiền của mà cịn gây hại đến mơi trường, chất lượng nông sản và sức khỏe của người sản xuất bị đe dọa. Nhiều vùng đất phù sa màu mỡ bị chua hóa một cách hệ thống, đâu đó đã xuất hiện các ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do sự rửa trôi lân và đạm, nhiều vùng các độc tố phi dinh dưỡng (kim loại nặng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật có hại) bắt đầu xuất hiện.

Bài này phân tích sự cần thiết phải dịch chuyển một nền nông nghiệp thâm canh cơ bản dựa trên các tiến bộ kỹ thuật về hóa học lấy trồng trọt làm ví dụ sang một nền nơng nghiệp thâm canh theo con đường sinh học trong đó có nơng nghiệp hữu cơ theo hướng ngày càng thân thiện với môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

<b>2. Thực trạng phát triển và sản xuất ngành trồng trọt Việt Nam </b>

Nông nghiệp Việt Nam được ghi nhận có sự tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất. Trong nhiều ngành

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>31 </small>

sản xuất nông nghiệp, giá trị xuất khẩu tăng rõ rệt cho thấy các chính sách của Việt Nam đang hướng đến một sự tái cơ cấu ngành nơng nghiệp ứng phó thơng minh với biến đổi khí hậu.

Trong 30 năm đổi mới (1986-2016), nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình với tốc độ 4,06%/năm giai đoạn (1986-2015). Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Trong khi các ngành kinh tế khác cịn đang chịu ảnh hưởng lớn của suy thối kinh tế, ngành nơng nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng ngành đạt tốc độ khá cao. Năm 2014, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,3% so với 2,6% (2012-2013), đánh dấu sự hồi phục và tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 3,13%. Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và khoảng 82-83 triệu đồng/ha năm 2015; cứ mỗi ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha (2013) lên 177,4 triệu đồng/ha (2014) và khoảng 183 triệu đồng/ha (2015). Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt tới 30,8 tỷ USD, mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh không cao, nhưng nơng nghiệp là ngành duy nhất có xuất siêu, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều loại nông sản đa dạng như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, các mặt hàng gỗ và thủy sản.

<b>Bảng 1. Tổng giá trị sản phẩm trong nước theo giá trị sản xuất thực tế và cơ cấu giai đoạn 2010-2016 </b>

<b><small>Năm </small></b>

<b><small>Tổng số </small></b>

<b><small>Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản </small></b>

<b><small>Công nghiệp và xây dựng </small></b>

<b><small>Dịch vụ </small></b>

<b><small>Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm </small></b>

<b><small>Tổng số </small></b>

<b><small>Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản </small></b>

<b><small>Công nghiệp và xây dựng </small></b>

<b><small>Dịch vụ </small></b>

<b><small>Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản </small></b>

<b><small>phẩm </small></b>

<small>2010 2.157.828 396.576 693.351 797.155 270.746 100 18,38 32,13 36,94 12,55 2011 2.779.880 543.960 896.356 1.021.126 318.438 100 19,57 32,24 36,73 11,46 2012 3.245.419 623.815 1.089.091 1.209.464 323.049 100 19,22 33,56 37,27 9,95 2013 3.584.262 643.862 1.189.618 1.388.407 362.375 100 17,96 33,19 38,74 10,11 2014 3.937.856 696.969 1.307.935 1.537.197 395.755 100 17,70 33,21 39,04 10,05 2015 4.192.862 712.460 1.394.130 1.665.962 420.310 100 17,00 33,25 39,73 10,02 2016 4.502.733 734.830 1.473.071 1.842.729 452.103 100 16,32 32,72 40,92 10,04 </small>

<i>Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017 </i>

<b>2.1. Tình hình trồng trọt cả nước giai đoạn 2010-2016 </b>

Thời tiết giai đoạn 2010- 2017 có những biến đổi bất thường và đầy thách thức và khó khăn đối với sản xuất nơng nghiệp. Năm 2016 hạn hán kỷ lục trên diện

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>32 </small>

rộng của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, năm 2017 mưa lớn trên diện rộng gây ngập úng, sạt lở đất, thậm chí là vỡ đê bao tại một số địa phương phía Bắc; lũ về sớm và lên nhanh khiến nhiều diện tích lúa tại các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) không thể xuống giống; đồng thời nhiệt độ trung bình cao hơn so với các năm gần đây khiến nhiều loại dịch bệnh phát sinh nên đã tác động không nhỏ đến kế hoạch gieo trồng và sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của các loại cây trồng.

Diện tích và sản lượng của một số cây trồng chủ yếu thể hiện trong bảng 2

<b>Bảng 2. Diện tích và sản lượng của một số cây lương thực có hạt giai đoạn 2000-2016 </b>

<i>Nguồn: Niên giám thống kê 2016 </i>

Đối với nhóm cây cơng nghiệp: Các cây cơng nghiệp lâu năm có xu hướng giảm sút mạnh và chủ yếu tập trung vào các cây trồng có giá trị hàng hóa cao như cà phê, cao su. Các cây công nghiệp ngắn ngày (lạc và đậu tương) mặc dù có phạm vi thích ứng rộng với điều kiện tự nhiên nhưng lại yêu cầu khắt khe về điều kiện canh tác như quản lý nước và thời vụ.

<b>Bảng 3. Diện tích và sản lượng của một số cây cơng nghiệp giai đoạn 2010-2017 </b>

<b><small>Năm </small></b>

<b><small>Điều Cao su Cà phê Chè </small><sup>Hồ </sup></b>

<b><small>tiêu Điều Cao su Cà phê Chè </small><sup>Hồ </sup><small>tiêu </small></b>

<small>2010 379,3 748,7 554,8 129,9 51,3 310,5 751,7 1.100,5 834,6 105,4 2011 363,7 801,6 586,2 127,8 55,5 309,1 789,3 1.276,6 878,9 112,0 2012 335,2 917,9 623,0 128,3 60,2 312,5 877,1 1.260,4 909,8 116,0 2013 308,1 958,8 637,0 129,8 69,0 275,5 946,9 1.326,6 936,3 125,0 2014 295,1 978,9 641,2 132,6 85,6 345,1 966,6 1.408,4 981,9 151,6 2015 290,4 985,6 643,3 133,6 101,6 352,0 1.012,7 1.453,0 1.012,9 176,8 2016 293,0 976,4 645,4 131,5 124,5 303,9 1.032,1 1.467,9 1.022,9 193,3 2017 297,5 971,6 664,6 129,3 152,0 210,9 1.086,7 1.529,7 1.040,8 241,5 </small>

<i>Nguồn: Niên giám thống kê 2016 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>33 </small>

<b>Bảng 4. Diện tích gieo trồng và sản lượng một số cây ăn quả giai đoạn 2010-2017 </b>

<b>Năm </b>

Nho Xoài <sup>Cam, </sup>

quýt <sup>Nhãn </sup>Vải, chôm chôm

Nho Xồi <sup>Cam, </sup>

qt <sup>Nhãn </sup>Vải, chơm chơm 2010 0,9 87,5 75,3 88,4 101,7 16,7 580,3 728,6 573,7 522,3 2011 0,8 86,4 68,8 86,2 100,9 14,7 687,0 702,7 595,7 725,4 2012 0,8 85,6 67,5 79,4 97,1 16,3 665,0 704,1 542,5 648,5 2013 0,9 85,0 70,3 78,3 94,7 19,2 680,9 706,0 544,1 629,2 2014 1,1 83,9 78,5 75,5 92,7 23,9 679,1 758,9 519,2 696,2 2015 1,4 83,7 85,4 73,3 90,6 31,0 702,9 727,4 513,0 715,1 2016 1,4 86,3 97,5 73,3 87,8 33,4 724,4 799,5 504,1 648,9 2017 1,3 92,7 112,6 75.4 90,0 28,7 788,2 948,1 498.6

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>34 </small>

cao su, cà phê, hạt tiêu, điều, sắn, rau quả, tôm, cá tra, gỗ và sản phẩm từ gỗ), trong đó có 5 mặt hàng (tơm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD).

- Sản lượng lúa gạo năm 2017 đạt 42,8 triệu tấn tăng gấp 2,7 lần so với năm 1986, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng gấp 6 lần so với năm 1986; trứng các loại đạt 10,6 tỷ quả; sản lượng sữa tươi đạt 881 triệu lít. Sản lượng thủy sản năm 2017 đạt 7,2 triệu tấn, tăng gấp 9,4 lần so với năm 1986; trong đó khai thác đạt 3,4 triệu tấn (tăng 5,3 lần so với năm 1986); sản lượng nuôi trồng đạt 3,8 triệu tấn (tăng 30,1 lần so với năm 1986).

- Sản lượng cây công nghiệp tăng trưởng không ngừng. Năm 2017, sản lượng cà phê đạt 1,5 triệu tấn (tăng 61,2 lần so với năm 1986), sản lượng cao su đạt 1,1 triệu tấn (tăng 21,7 lần so với năm 1986), sản lượng chè đạt 1,0 triệu tấn (tăng 7,7 lần so với năm 1986), sản lượng tiêu đạt 241,5 nghìn tấn (tăng 67,1 lần so với năm 1986), sản lượng điều đạt 210,9 nghìn tấn (tăng 2,6 lần so với năm 1986).

- Sản lượng gỗ khai thác đạt 18 triệu m<small>3</small>. Tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 27,8% năm 1990 lên 41,5% năm 2017 và duy trì ổn định, đảm bảo chất lượng rừng.

<b>2.3. Sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong trồng trọt ở Việt Nam và nguy cơ ơ nhiễm </b>

Mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam là khá cao và đã ở mức cảnh báo từ nhiều năm trở lại đây.

Các nghiên cứu của Phạm Quang Hà và nnk (2001-2008) cho thấy, áp lực phân bón là rất lớn trên hầu hết các loại đất của Việt Nam, đặc biệt ở các vùng thâm canh lúa ( phù sa sông Hồng và phù sa sơng Cửu Long). Mức đầu tư phân bón cho cây công nghiệp, cho cây rau cũng đặc biệt cao. Mỗi năm nơng dân có thể bón hàng trăm kg dinh dưỡng N, P, K cho một ha trồng lúa và từ một đến vài ngàn cho mỗi ha trồng rau với 5-7 vụ mỗi năm. Theo đó Ca, Mg bị rửa trơi, đất bị chua hóa, xuất hiện nhiều hơn kim loại nặng di động. Hàm lượng lân dễ tiêu cũng tăng, lượng N bị rửa trôi nhiều hơn. Ơ nhiễm mơi trường đất và nước vì thế cũng cao hơn quá mức bình thường và rất nhiều điểm nóng đã xuất hiện ở mức báo động.

Kết quả là hiệu lực phân bón thấp (chưa đến 40% đối với đạm, chưa đến 50% đối với lân và chưa đến 60% đối với kali). Kết quả là chúng ta mỗi năm lãng phí khoảng trên 1 triệu tấn dinh dưỡng N, P, K qui chuẩn về mặt vật chất và 1-2 tỷ đô la chỉ duy nhất từ phân bón. Số tiền này tương đương với GDP của Việt Nam trước 1975 và cao hơn kim ngạch xuất khẩu thu được từ gạo.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×