Tải bản đầy đủ (.doc) (236 trang)

Xác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 236 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</b>

<b>ĐÀO TRỌNG KHÔI</b>

<b>XÁC ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG QUY CHẾ PHÁP LÝĐỐI VỚI DỮ LIỆU CĨ TÍNH CHẤT TÀI SẢN</b>

<b>TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT</b>

<b>Hà Nội – 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT</b>

<b>XÁC ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG QUY CHẾ PHÁP LÝĐỐI VỚI DỮ LIỆU CÓ TÍNH CHẤT TÀI SẢN</b>

<b>TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Chuyên ngành:Mã số:</b>

<b>Luật dân sự và tố tụng dân sự9380101.04</b>

<b>Người thực hiện:</b>

<b>PGS. TS Ngô Huy CươngPGS. TS Trần Kiên</b>

<b>Hà Nội – 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b><small>1.Tính cấp thiết của đề tài ... 10 </small></b>

<b><small>2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 10 </small></b>

<b><small>3.Đối tượng nghiên cứu ... 11 </small></b>

<b><small>4.Phạm vi nghiên cứu ... 12 </small></b>

<b><small>4.1.Phạm vi nghiên cứu về nội dung ... 12 </small></b>

<b><small>4.2.Phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian ... 12 </small></b>

<b><small>5.Phương pháp nghiên cứu ... 13 </small></b>

<b><small>6.Tính mới ... 13 </small></b>

<b><small>7.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án ... 14 </small></b>

<b><small>8.Kết cấu của luận án ... 15 </small></b>

<b><small>PHẦN NỘI DUNG ... 16 </small></b>

<b><small>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾTNGHIÊN CỨU ... 16</small></b>

<b><small>1.1.Tiền đề của việc đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề </small></b>

<b><small>liên quan đến đề tài ... 16 </small></b>

<b><small>1.2.Phân loại nội dung nghiên cứu của luận án ... 16 </small></b>

<b><small>1.3.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài ... 17 </small></b>

<b><small>1.3.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận về tài sản, dữ liệu và dữ liệu có </small></b>

<b><small>tính chất tài sản ... 17 </small></b>

<b><small>1.3.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các mơ hình tài sản hoá </small></b>

<b><small>dữ liệu ... 25 </small></b>

<b><small>1.4.Những thành tựu nghiên cứu mà luận án kế thừa và những vấn đề cần nghiên cứu </small></b>

<b><small>phát triển trong khuôn khổ luận án ... 30 </small></b>

<b><small>1.4.1.Những thành tựu nghiên cứu mà luận án kế thừa ... 30 </small></b>

<b><small>1.4.2.Những vấn đề cần nghiên cứu phát triển trong khuôn khổ luận án ... 31 </small></b>

<b><small>1.5.Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ... 32 </small></b>

<b><small>1.6.Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu ... 33 </small></b>

<b><small>CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỔNG QUÁT VỀ TÀI SẢN, DỮ LIỆU VÀDỮ LIỆU CĨ TÍNH CHẤT TÀI SẢN ... 35 </small></b>

<b><small>2.1.Những vấn đề lý luận tổng quát về tài sản ... 35 </small></b>

<b><small>2.1.1.Nguồn gốc của khái niệm tài sản ... 35 </small></b>

<b><small>2.1.2.Khái niệm của tài sản ... 41 </small></b>

<b><small>2.1.2.1.Tài sản là đối tượng của quyền ... 41 </small></b>

<b><small>2.1.2.2.Tài sản là quyền ... 42 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>2.1.2.3.Tài sản là cả vật và quyền ... 43 </small></b>

<b><small>2.1.2.4.Kết luận về khái niệm tài sản ... 44 </small></b>

<b><small>2.1.3.Các học thuyết chính về tài sản ... 45 </small></b>

<b><small>2.1.4.Thuộc tính của tài sản ... 47 </small></b>

<b><small>2.1.4.1.Thuộc tính của tài sản theo luật tài sản Dân luật hiện đại ... 47 </small></b>

<b><small>2.1.4.2.Thuộc tính của tài sản theo luật tài sản Thơng luật hiện đại ... 51 </small></b>

<b><small>2.1.4.3.Thuộc tính của tài sản theo pháp luật Việt Nam ... 55 </small></b>

<b><small>2.1.5.Ranh giới giữa quyền tài sản và quyền nhân thân ... 60 </small></b>

<b><small>2.1.5.1.Đặc trưng của quyền nhân thân ... 60 </small></b>

<b><small>2.1.5.2.Phân biệt quyền nhân thân và quyền tài sản ... 61 </small></b>

<b><small>2.2.Những vấn đề lý luận về dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản ... 63 </small></b>

<b><small>2.2.1.Khái niệm chung về dữ liệu ... 63 </small></b>

<b><small>2.2.2.Khái niệm pháp lý về dữ liệu ... 65 </small></b>

<b><small>2.2.3.Đặc điểm của dữ liệu ... 68 </small></b>

<b><small>2.2.4.Vịng đời dữ liệu và các chủ thể chính có liên quan ... 70 </small></b>

<b><small>2.2.5.Giá trị, vai trò và ý nghĩa của dữ liệu ... 71 </small></b>

<b><small>2.2.6.Phân loại dữ liệu ... 72 </small></b>

<b><small>2.2.7.Dữ liệu có tính chất tài sản ... 74 </small></b>

<b><small>2.3.Kết luận Chương 2 ... 87 </small></b>

<b><small>CHƯƠNG 3: CÁC MƠ HÌNH TÀI SẢN HOÁ DỮ LIỆU ... 89 </small></b>

<b><small>3.1.Mơ hình Mở rộng Thích nghi ... 90 </small></b>

<b><small>3.1.1.Giới thiệu chung và ý tưởng cơ bản của mô hình ... 90 </small></b>

<b><small>3.1.2.Dữ liệu sáng tạo được điều chỉnh bởi quyền sở hữu trí tuệ ... 90 </small></b>

<b><small>3.1.3.Dữ liệu phi sáng tạo: mở rộng quyền nhân thân và chiếm hữu thực tế ... 98 </small></b>

<b><small>3.1.4.Bảo vệ bằng luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ... 99 </small></b>

<b><small>3.1.5.Chuyển giao bằng hợp đồng ... 104 </small></b>

<b><small>3.1.6.Ưu điểm của mô hình ... 106 </small></b>

<b><small>3.1.7.Nhược điểm của mô hình ... 107 </small></b>

<b><small>3.2.Mơ hình sở hữu dữ liệu ... 112 </small></b>

<b><small>3.2.1.Khả năng thiết lập quyền sở hữu lên dữ liệu ... 112 </small></b>

<b><small>3.2.2.Giới thiệu chung và ý tưởng căn bản của mô hình ... 115 </small></b>

<b><small>3.2.3.Nội dung quyền: ... 115 </small></b>

<b><small>3.2.4.Chủ thể quyền ... 116 </small></b>

<b><small>3.2.6.Một số trường hợp thể hiện khả năng áp dụng thực tế của mơ hình ... 119 </small></b>

<b><small>3.2.7.Ưu điểm ... 124 </small></b>

<b><small>3.2.8.Nhược điểm ... 131 </small></b>

<b><small>3.3.Mô hình quyền dữ liệu (data rights) ... 137 </small></b>

<b><small>3.3.1.Giới thiệu chung và ý tưởng căn bản của mơ hình ... 137 </small></b>

<b><small>3.3.2.Chi tiết về quyền đồng tạo ... 139 </small></b>

<b><small>3.3.3.Chi tiết về quyền công ích ... 143 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b><small>4.1.Định hướng xây dựng quy chế pháp lý cho dữ liệu có tính chất tài sản trong</small></b>

<b><small>pháp luật Việt Nam ... 151 </small></b>

<b><small>4.1.1.Định hướng chung ... 151 </small></b>

<b><small>4.1.2.Mục tiêu chung ... 151 </small></b>

<b><small>4.1.3.Một số giải pháp chung ... 152 </small></b>

<b><small>4.2.Đề xuất các tiêu chí quan trọng khi xây dựng quy chế pháp lý về dữ liệu và dữ </small></b>

<b><small>liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt Nam ... 153 </small></b>

<b><small>4.3.Đề xuất về quy trình xây dựng quy chế pháp lý với dữ liệu có tính chất tài sản trongpháp luật Việt Nam ... 155</small></b>

<b><small>4.4.Đề xuất cụ thể về quy chế pháp lý với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luậtViệt Nam ... 155 </small></b>

<b><small>4.4.1.Bước 1: Hoàn thiện nền tảng lý thuyết về luật tài sản Việt Nam và các phân loại </small></b>

<b><small>tài sả ... 156 </small></b>

<b><small>4.4.2.Bước 2: Phân biệt dữ liệu có tính nhân thân và dữ liệu có tính tài sản ... 156 </small></b>

<b><small>4.4.3.Bước 3: Xác định rõ ranh giới của các quyền sở hữu trí tuệ xác lập lên dữ liệu </small></b>

<b><small>có tính chất tài sản ... 158 </small></b>

<b><small>4.4.4.Bước 4: Xây dựng hoặc lựa chọn mơ hình quy chế pháp lý phù hợp cho dữ liệu </small></b>

<b><small>có tính chất tài sản nằm ngồi phạm vi điều chỉnh của các quyền sở hữu trí tuệ ... 158 </small></b>

<b><small>4.1.Kết luận Chương 4 ... 164 </small></b>

<b><small>KẾT LUẬN CHUNG ... 166 </small></b>

<b><small>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 168 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học riêng của tôi. Các sốliệu nêu trong luận án là trung thực. Những phân tích, kết luận khoa học của luận ánchưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đào Trọng Khôi

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Ngô HuyCương và TS. Trần Kiên – hai thầy hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo trong quá trình tácgiả thực hiện Luận án. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.Đỗ Giang Nam, tới TS. Nguyễn Bích Thảo, TS. Nguyễn Thị Phương Châm, tới cácthầy, cô, anh, chị, đồng nghiệp trong Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học LuậtĐHQGHN, tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã định hướng, động viên, khuyếnkhích, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu để tác giả hồn thành Luận án này.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đào Trọng Khơi

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN</b>

1. Đào Trọng Khôi (2023) "Luận về bản chất pháp lý và thuộc tính của dữ liệu

<i>hướng tới việc xây dựng quy chế pháp lý cho dữ liệu", Kỷ yếu Hội thảo Khoahọc Quốc gia "Dữ liệu cá nhân trong dòng chảy kinh tế số Việt Nam", Trường</i>

Đại học Kinh tế TPHCM, 03/11/2023, tr. 32-48.

2. Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2023) "Xây dựng quy chế quyền tài sản cho

<i>dữ liệu: Nhu cầu và thách thức pháp lý", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,</i>

3. Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2023), "Data propertization in Vietnam:

<i>codifying the change or maintaining the status quo?", International Conference"Codification of Civil Law in Asia: Achievements and Challenges" VNU School</i>

of Law - HUL School of Law, 03/12/2022.

4. Nguyễn Thị Phương Châm, Đào Trọng Khôi (2023), "Codification of real rights

<i>in Vietnamese and Chinese property law", International Conference"Codification of Civil Law in Asia: Achievements and Challenges" VNU School</i>

of Law - HUL School of Law, 03/12/2022.

5. Dao Trong Khoi (2023) " Harmonizing Vietnamese Data Protection Law withASEAN standards: long journey to an ASEAN Single Digital Market",

<i>International Conference "International Trade and Business Law: Present and aDecade Ahead", VNU School of Law, 11 July, 2023.</i>

6. Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2023), "Tort Law Reform in Vietnam:

<i>Unveiling the Dialogue between the Courts and the Legislature", Tort LawReview, Volume 29, Number 2.</i>

7. Nguyễn Thị Phương Châm, Đào Trọng Khôi (2023), "Expanding the scope of

<i>precedents in Vietnam: from the area of vicarious liability law", TunghaiUniversity Law Review, 112 (10).</i>

8. Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2023), "Bản chất pháp lý của Tiền ảo - Tàisản Mã hoá: Từ góc nhìn Luật tài sản So sánh đến Pháp luật Tài sản Việt Nam",

<i>Chương 5, Sách chuyên khảo Luật tư Trước thách thức của Cuộc cách mạngCông nghiệp lần thứ tư, NXB ĐHQGHN, tr 126-148..</i>

9. Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2022), "Kiến nghị hồn thiện chính sách,

<i>pháp luật của Việt Nam về quyền sở hữu với tài sản ảo", Hội thảo Kinh nghiệmmột số quốc gia trên thế giới về quyền sở hữu với tài sản ảo và khuyến nghị choViệt Nam, Viện nghiên cứu lập pháp, 06/10/2022.</i>

10. Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2022), “Bàn thêm về bản chất pháp lý của

<i>“tiền ảo” dưới góc nhìn của luật tài sản so sánh”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN– Luật học, 37(4), tr. 68-80.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bộ luật Dân sựT

Đại học Quốc gia

Chí MinhHà NộiNhà

giáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

sĩCách mạng Công nghiệpQuy định bảo vệ dữ liệu chu

ng của Liên minh Châu Âu Hiệp định về các khía cạnh liên quan tớithương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)T

tuệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài</b>

Trong xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, dữ liệu nổi lên trởthành một loại “dầu mỏ mới” có giá trị khơng nhỏ và có ảnh hưởng lớn tới sự pháttriển chung của rất nhiều cơng nghệ có liên quan. Do đó, có ý kiến cho rằng, cần thayđổi cách tiếp cận từ chỗ coi các loại dữ liệu, chẳng hạn như dữ liệu cá nhân chỉ là đốitượng của quyền nhân thân thuần túy, sang việc khai thác giá trị kinh tế từ dữ liệu.Dưới góc nhìn này, quyền đối với dữ liệu có thể được coi là một loại quyền có tínhchất tài sản mới, một loại tài sản phi truyền thống,[7, 57] là nguồn tài nguyên quý giá[59]. Trong các báo cáo từ 2014-2017, các cơ quan thuộc Liên minh Châu Âu vànhiều quốc gia khác trên thế giới cũng nhiều lần nhấn mạnh vào nhu cầu khai thác giátrị kinh tế từ dữ liệu, mà trong đó điểm nghẽn chính là việc tài sản hố dữ liệu, haynói cách khác là câu hỏi liệu dữ liệu có thể được sở hữu, mua bán, trao đổi như mộtloại tài sản hay không? [101, 156] Các tranh luận về dữ liệu không chỉ là vấn đề thuầntuý về pháp luật thực định, mà còn đặt ra nhu cầu sửa đổi, bổ sung, xây dựng quy chếpháp lý mới, với mục tiêu tối ưu hố dịng chảy dữ liệu trong và xuyên quốc gia, đẩymạnh sự phát triển của các công nghệ dựa vào dữ liệu [114, 5], chẳng hạn như Dữ liệulớn, Trí tuệ nhân tạo, và Tự động hố.Trong lịch sử phát triển của mình, pháp luật về tài sản đã từng phải đối mặt vớimột số đối tượng mới lạ, từ các vật hữu hình như bộ phận cơ thể con người cho đếncác vật vơ hình phức tạp như tài sản ảo, tiền mã hoá, quyền phát thải, và các vật khác.Tuy nhiên, dữ liệu tỏ ra là một trong những vật phức tạp và tranh cãi bậc nhất mà phápluật về tài sản phải xem xét. Nhiều học giả và các luật gia vẫn chưa thực sự nhận thứcđược rõ nét bản chất của dữ liệu và phân tích được những đặc điểm và tính chất kháclạ mà dữ liệu sở hữu. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới dù đã nhận thức được tầmquan trọng của dữ liệu nhưng vẫn đang giữ thái độ hết sức thận trọng trong việc coi dữliệu là tài sản hoặc đối tượng của các quyền tài sản.

<i>Đứng trước nhu cầu lập pháp này, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Xác định vàxây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật ViệtNam” với mong muốn hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến đối tượng còn rất</i>

mới và nhiều tranh cãi này.

<b>2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>

Mục đích nghiên cứu của luận án là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>- Thứ nhất, hoàn thiện nền tảng lý luận về tài sản như khái niệm, thuộc tính,</i>

phân loại tài sản, xây dựng nền tảng lý luận pháp luật tài sản về dữ liệu và dữ liệu cótính chất tài sản như xác định bản chất pháp lý, định nghĩa, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa

<i>và phân loại của dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản.</i>

<i>- Thứ hai, tổng hợp, xây dựng, mô tả và đánh giá ưu nhược điểm các mơ hình</i>

pháp luật tài sản áp dụng cho dữ liệu có tính chất tài sản trên thế giới

<i>- Thứ ba, đề xuất định hướng, các tiêu chí quan trọng, các bước để hoàn thiện</i>

pháp luật tài sản Việt Nam về dữ liệu có tính chất tài sản, với định hướng vừa gópphần bảo vệ được các giá trị nhân thân quan trọng gắn liền với dữ liệu, vừa phân bổcông bằng các lợi ích có liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản và tối ưu hố chúngnhằm phát triển nền kinh tế số.

Để đạt được mục đích tổng quát nêu trên, luận án tập trung thực hiện nhữngnhiệm vụ cụ thể sau đây:

<i>- Thứ nhất: hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tài sản như</i>

khái niệm, nguồn gốc, thuộc tính, các học thuyết và phân loại cơ bản của tài sản trongkhoa học pháp lý, pháp luật nước ngoài và pháp luật tài sản Việt Nam.

<i>- Thứ hai: hệ thống hoá và phân tích các vấn đề lý luận pháp luật về dữ liệu và</i>

dữ liệu có tính chất tài sản, như xác định khái niệm, bản chất pháp lý, đặc điểm, phânloại, giá trị, ý nghĩa và khả năng dữ liệu trở thành tài sản.

<i>- Thứ ba: tổng hợp, hệ thống hố, xây dựng và phân tích đánh giá các mơ hình</i>

pháp luật tài sản đối với các dữ liệu có tính chất tài sản hiện hành trên thế giới. Làm rõchủ thể, phạm vi điều chỉnh, nội hàm của các quyền tài sản đối với dữ liệu có tính chấttài sản trong từng mơ hình, đánh giá tình hình áp dụng pháp luật, những ưu điểm vànhược điểm của các mơ hình lên dữ liệu có tính chất tài sản.

<i>- Thứ tư: Luận án đề xuất một số hướng tiếp cận cơ bản, các bước thực hiện và</i>

giải pháp phù hợp để hoàn thiện pháp luật tài sản Việt Nam áp dụng cho dữ liệu cótính chất tài sản; kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể của pháp luật tài sản ViệtNam liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản.

<b>3.Đối tượng nghiên cứu</b>

Luận án tập trung nghiên cứu:

- Các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng,hồn thiện pháp luật về tài sản, dữ liệu nói chung và dữ liệu có tính chất tài sản nóiriêng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Nghiên cứu lý luận, các tài liệu, quan điểm khoa học, các quy định đã banhành hoặc đang được đề xuất của pháp luật tài sản nước ngồi và Việt Nam có liênquan đến đối tượng là dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản.

- Nghiên cứu lý luận, các tài liệu, quan điểm khoa học liên ngành như côngnghệ, kinh tế và thực tiễn vận hành của chuỗi cung ứng dữ liệu và dữ liệu có tính chấttài sản nhằm kế thừa các kết quả nghiên cứu về dữ liệu và kinh nghiệm quản lý tàinguyên này.

- Nghiên cứu các mô hình áp dụng pháp luật, các bản án, kinh nghiệm áp dụngpháp luật tài sản của nước ngoài và Việt Nam với dữ liệu và dữ liệu có tính chất tàisản.

- Nghiên cứu, đánh giá các chính sách, hướng tiếp cận, tiêu chí xây dựng phápluật cho dữ liệu có tính chất tài sản tại nước ngồi để phân tích, chọn lọc giải pháp phùhợp nhất nhằm hoàn thiện pháp luật tài sản Việt Nam đối với đối tượng đặc thù này.

<b>4.Phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>4.1.Phạm vi nghiên cứu về nội dung</b></i>

Dữ liệu có ở khắp mọi nơi và được tạo ra liên tục không ngừng nghỉ với sốlượng rất lớn trong đời sống xã hội ngày nay. Dữ liệu cũng có thể được chia ra thànhnhiều loại khác nhau tuỳ theo quan điểm và mục đích sử dụng của từng chủ thể. Vìvậy, do khn khổ và thời lượng có hạn, luận án chỉ xác định phạm vi nghiên cứu tậptrung vào dữ liệu có tính chất tài sản và các quyền tài sản có đối tượng là dữ liệu. Đốivới các quyền nhân thân có đối tượng là dữ liệu và các dữ liệu thuần tuý gắn liền vớinhân thân, luận án có bàn đến các vấn đề này ở một số phần nhưng chỉ với mục đíchhỗ trợ việc xác định phạm vi của dữ liệu mang tính chất tài sản và các quyền tài sản,chẳng hạn như sử dụng phương pháp loại trừ, đối sánh để xác định phạm vi cụ thể.

<i><b>4.2.Phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian</b></i>

<i>- Về khơng gian: Luận án tiến hành rà sốt, tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu,</i>

thơng tin có liên quan đến pháp luật về tài sản áp dụng cho dữ liệu và dữ liệu có tínhchất tài sản tại Việt Nam và một số nước Thông luật (Anh, Mỹ), Dân luật (Pháp, Đứctrong Liên minh Châu Âu) điển hình nhằm kế thừa các kinh nghiệm xây dựng phápluật từ các nền tài phán này.

<i>- Về thời gian: Luận án được thực hiện từ cuối năm 2020 và dự kiến kết thúc</i>

vào cuối năm 2023. Các tài liệu, thông tin liên quan đến những vấn đề lý luận về tàisản và dữ liệu được thu thập tối đa từ trước đến nay. Các tài liệu, thông tin liên quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

đến các mơ hình và thực tiễn áp dụng pháp luật tài sản nước ngoài và Việt Nam cho dữliệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

có tính chất tài sản được thu thập từ khoảng thời điểm sau năm 2000, khoảng thời gianđược coi là mở đầu kỷ nguyên công nghệ số, khi khả năng lưu trữ dữ liệu toàn cầu giatăng đột phá ở mức cao nhờ sự phổ cập của Internet và sự phát triển của các công nghệlưu trữ dữ liệu.[199, 60-65]

<b>5.Phương pháp nghiên cứu</b>

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội vàcác phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Luận án sửdụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin, phương pháp phân tích, phươngpháp phân loại pháp lý, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp tổng hợp,phương pháp trừu tượng hố, mơ hình hố, phương pháp luật học so sánh, và cácphương pháp khác. Trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp này có thểđược áp dụng riêng lẻ hoặc đồng thời trong từng phần của luận án. Việc áp dụng cácphương pháp này cụ thể sẽ được luận giải tại chương 1 của luận án.

<b>6.Tính mới</b>

<i>- Tính mới tổng quát: Luận án là một trong những cơng trình nghiên cứu khoa</i>

học pháp lý đầu tiên, chuyên sâu và toàn diện về các vấn đề lý luận liên quan đến dữliệu, dữ liệu có tính chất tài sản và vấn đề tài sản hoá dữ liệu. Luận án làm rõ kháiniệm, các học thuyết về tài sản, thuộc tính, phân loại cơ bản của tài sản và các vấn đềlý luận khác có liên quan. Luận án có tham vọng phân tích, ghi nhận, đúc kết và pháttriển các hạt nhân phù hợp trong các mơ hình của pháp luật tài sản đối với dữ liệu cótính chất tài sản hiện có hoặc đang được phát triển trong pháp luật tại các nền tài phánlớn trên thế giới. Khi thực hiện nghiên cứu so sánh với pháp luật tài sản Việt Nam,những kinh nghiệm kể trên có giá trị tham khảo cao, mở ra những hướng hồn thiệnpháp luật mới, đóng góp vào việc xây dựng pháp luật tài sản Việt Nam trước sức épđến từ các đối tượng mới phát sinh từ thời đại cơng nghệ số nói chung cũng như dữliệu nói riêng.

<i>- Tính mới chi tiết: Luận án có những điểm mới chi tiết như sau:</i>

<i>Một, làm rõ khái niệm, các học thuyết căn bản và các thuộc tính chung để một</i>

vật được coi là tài sản theo pháp luật Thông luật (Common Law) và Dân luật (CivilLaw), trong quá trình lịch sử từ thời La Mã đến nay.

<i>Hai, so sánh sự khác biệt giữa các khái niệm và các thuộc tính của tài sản trong</i>

pháp luật nước ngoài (Common Law và Civil Law) với pháp luật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Ba, tổng hợp, phân tích, bình luận các những bước phát triển mới nhất trong lý</i>

luận về khái niệm và nội hàm của tài sản cũng như thực tiễn xét xử liên quan đến vấnđề này trong pháp luật tài sản nước ngoài và Việt Nam.

<i>Bốn, xem xét khả năng các quy định về tài sản nước ngoài và Việt Nam thích</i>

ứng được với các thách thức từ các loại tài sản phi truyền thống nói chung.

<i>Năm, luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý có tính toàn diện và</i>

chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam về các vấn đề lý luận liên quan đến dữ liệu, như kháiniệm, đặc điểm, phân loại, các quan hệ pháp lý có liên quan, giá trị và ý nghĩa của dữliệu.

<i>Sáu, phân tích và bình luận khả năng coi dữ liệu là đối tượng của quyền tài sản</i>

và các hậu quả pháp lý có thể xảy ra từ việc tài sản hoá dữ liệu.

<i>Bảy, tổng hợp, khái quát và phân tích các mơ hình xác lập quyền tài sản lên dữ</i>

liệu hiện nay trong pháp luật nước ngoài và Việt Nam, đánh giá điểm mạnh, điểm yếucủa từng mơ hình tài sản hoá dữ liệu.

<i>Tám, đánh giá khả năng pháp luật tài sản Việt Nam có thể áp dụng lên đối</i>

tượng mới là dữ liệu có tính chất tài sản.

<i>Chín, đề xuất hướng tiếp cận chung, những điểm quan trọng cần lưu ý, các bước</i>

cơ bản cần thực hiện khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam nói chungvà pháp luật tài sản nói riêng liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản.

<i>Mười, lựa chọn và xây dựng mơ hình phù hợp nhất để pháp luật tài sản Việt</i>

Nam áp dụng cho dữ liệu có tính chất tài sản.

<i>Mười một, đưa ra các kiến nghị và đề xuất sửa đổi quy định chi tiết trong Bộ</i>

luật Dân sự và pháp luật chuyên ngành áp dụng với dữ liệu có tính chất tài sản.

<b>7.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án</b>

Các kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh được thểhiện qua luận án có ý nghĩa khoa học, đóng góp vào việc hệ thống hoá các nền tảng lýluận pháp luật về tài sản và dữ liệu trong pháp luật Việt Nam và nước ngồi, định hìnhcách tiếp cận của pháp luật tài sản Việt Nam đối với dữ liệu nói riêng và các loại đốitượng khác có khả năng là tài sản phi truyền thống trong tương lai, đặt nền tảng chocác nghiên cứu tiếp theo về quyền tài sản nói chung và quyền tài sản đối với dữ liệunói riêng. Nhờ vậy, luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo trong quá trình nghiêncứu, học tập, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường đại học và các đơn vị khác tạiViệt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Đồng thời, do có những đề xuất về bổ sung, sửa đổi pháp luật tài sản Việt Nam,luận án có thể được các nhà lập pháp, hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật tạicác cơ quan nhà nước tham khảo trong q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật tàisản Việt Nam trước sức ép từ dữ liệu có tính chất tài sản và các loại tài sản mới khác.

<b>8.Kết cấu của luận án</b>

Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm các chương sau đây:

<i>Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các cơ sở lý thuyết nghiên cứu;Chương 2: Những vấn đề lý luận tổng quát về tài sản, dữ liệu và dữ liệu có tính </i>

chất tài sản;

<i>Chương 3: Các mơ hình tài sản hoá dữ liệu;</i>

<i>Chương 4: Xây dựng quy chế pháp lý cho dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp </i>

luật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Theo đó, việc nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên

<i><b>quan đến đề tài "Xác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài</b></i>

<i><b>sản trong pháp luật Việt Nam" dựa trên các tiền đề sau:</b></i>

<i>- Thứ nhất, do tài sản đã tồn tại từ lâu và các cơng trình nghiên cứu liên quan</i>

đến tài sản dàn trải nhiều nội dung và trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, việc đánh giátổng quan về tình hình nghiên cứu cần thu thập và chọn lọc các cơng trình nghiên cứucó liên hệ mật thiết, trực diện, có ý nghĩa làm nền tảng lý luận và thực tiễn đối với đềtài.

<i>- Thứ hai, việc nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu nước ngồi, tham</i>

khảo các cơng trình nghiên cứu nước ngồi có liên quan trực tiếp đến đề tài khơngmang tính áp đặt hay phủ nhận các kết quả của các nhà nghiên cứu trong nước.

<i>- Thứ ba, nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan</i>

đến đề tài nhằm mục đích phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu đã công bố, kếthừa các kết quả nghiên cứu; đánh giá các vấn đề chưa được nghiên cứu sâu hoặc cầntiếp tục nghiên cứu phát triển trong luận án.

<b>1.2.Phân loại nội dung nghiên cứu của luận án</b>

Nhằm mục đích đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án, nộidung nghiên cứu của luận án được phân chia thành các vấn đề nghiên cứu như sau:

<i>Nội dung thứ nhất: Nhóm vấn đề lý luận chung về tài sản, dữ liệu, và dữ liệu có</i>

tính chất tài sản bao gồm: khái niệm, nguồn gốc, thuộc tính, phân loại, sự phân biệtgiữa quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản; khái niệm dữ liệu, bản chất pháp lý, đặcđiểm, phân loại, giá trị, vai trò, ý nghĩa, và các quan hệ pháp lý quan trọng có liênquan đến dữ liệu, dữ liệu có tính chất tài sản.

<i>Nội dung thứ hai: Nhóm vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa pháp</i>

luật về tài sản với dữ liệu có tính chất tài sản, bao gồm: thực tiễn áp dụng các quy địnhcủa pháp luật tài sản lên dữ liệu; tổng hợp, so sánh và đánh giá các mơ hình tài sản xác

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

lập được trên dữ liệu có tính chất tài sản; điểm mạnh và những điểm yếu của các mơ hình.

<i>Nội dung thứ ba: Nhóm kiến nghị liên quan đến hoàn thiện pháp luật tài sản</i>

Việt Nam về dữ liệu có tính chất tài sản, bao gồm những kiến nghị về định hướnghoàn thiện pháp luật; các bước xây dựng pháp luật, mơ hình phù hợp để tài sản hoá dữliệu cho pháp luật Việt Nam và những kiến nghị cụ thể sửa đổi quy phạm pháp luật.

Trên căn bản của việc phân loại này, luận án đánh giá tổng quan tình hìnhnghiên cứu trong và ngồi nước, đúc rút những kinh nghiệm có giá trị để kế thừa vàtìm ra những vấn đề cần đào sâu nghiên cứu và phát triển mở rộng. Từ đó, luận án tiếnhành xác định cơ sở lý thuyết, xây dựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu,xác định phương pháp nghiên cứu, xây dựng bố cục của luận án, tìm ra những điểmmới mà luận án có khả năng đóng góp vào quá trình xây dựng pháp luật, cho khoa họcpháp lý và thực tiễn pháp lý chung.

<b>1.3.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngồi</b>

<i><b>1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận về tài sản, dữ liệu và dữ liệucó tính chất tài sản</b></i>

<i>Liên quan đến khái niệm và nguồn gốc của khái niệm tài sản</i>

Tài sản là một trong những đối tượng nghiên cứu căn bản của pháp luật tư trênthế giới, do đó các nghiên cứu về tài sản trên thế giới có số lượng lớn và hết sức đadạng. Trước hết, bàn về nguồn gốc của tài sản, các cơng trình như bài viết "Origin of

<i>property" trên tờ Journal of Comparative Legislation and International Law, Vol. 15,</i>

No. 1 (1933), 54-58 của giáo sư Edward Jenks, "Property in Prehistory", trong cuốn

<i>Comparative Property Law: Global Perspectives, NXB Edward Elgar Publishing của</i>

giáo sư Timothy Earle đều đã chỉ ra những dấu hiệu rằng các ý niệm đầu tiên về tài sảnđã xuất hiện từ thời tiền cổ đại, giải thích nguồn gốc của khái niệm này đến từ sựchiếm giữ một vật để làm của riêng và tách biệt nó với "của chung", "của tự nhiên".Giáo sư James Krier trong tác phẩm "Evolutionary Theory and the Origin of Property

<i>Rights", University of Michigan Law School Scholarship Repository (2009) cũng ghi</i>

nhận cách tiếp cận đó và giải thích về ảnh hưởng của q trình gia tăng tư hữu của lồingười thơng qua hoạt động nông nghiệp cho đến thời cổ đại tới sự phát triển của ýniệm này. Sự phát triển các ý niệm tài sản đến mức hình thành hệ thống pháp luật vềtài sản chỉ thực sự xuất hiện vào thời La Mã. Trong số rất nhiều cơng trình quan trọngthì sách chun khảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>"An Introduction to Roman Law" của Barry Nicholas và Ernest Metzger, thuộc</i>

Clarendon Law Series, Oxford Unversity Press (2008) là đầy đủ và toàn diện nhất,cung cấp góc nhìn rộng về cách người La Mã nhận thức về tài sản và xây dựng cácquyền năng có liên quan đến chúng. Bài viết của giáo sư Peter Birks về "The RomanLaw Concept of Dominium and the Idea of Absolute Ownership", năm 1985 trên tờ

<i>Acta Juridica cũng phân tích chuyên sâu về nội hàm của tài sản trong mối quan hệ vớikhái niệm rất gần là dominium và tính tuyệt đối gắn liền với ý niệm tài sản thông qua</i>

mối quan hệ này.

Sự phát triển tịnh tiến của các ý niệm tài sản song song với sự phát triển chungcủa xã hội cũng đã được nghiên cứu trong một số cơng trình, có thể kể đến như"Ownership and Possession in the Early Common Law", của Joshua C. Tate trên

<i>Faculty Journal Articles and Book Chapters, Southern Methodist University, DedmanSchool of Law, và "The Influence of Roman Law on Napoleon's Code Civil", Journalof Legal History, Vol. 2005 của Emilija Stanković. Tới thời hiện đại, nội hàm của khái</i>

niệm tài sản trong pháp luật Dân luật và Thông luật đều được các luật gia tập trungphân tích và so sánh, mà đầy đủ và tồn diện nhất là các cơng trình như sách chun

<i>khảo "Droit civil: les biens", Dalloz, ca hai giỏo s Franỗois Terrộ v Philippe Simlernăm 2010, "An Introduction to Property Law in Australia", 3rd ed, Thomson Reuters(2013) của giáo sư Chambers, “Principles of property law” của Samantha Hepburn,NXB Routledge - Cavendish năm 2013 và cuốn chuyên khảo "Personal PropertyLaw", Clarendon Law Series, Gaunt (November 1, 1996) của giáo sư Michael Bridge.</i>

Tại Việt Nam, các cơng trình phổ biến và căn bản nhất bàn đến luật tài sản có

<i>thể kể đến như Giáo trình "Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừakế”, NXB Hồng Đức (2017), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của Trường Đại họcLuật Hà Nội (NXB Chính trị quốc gia Sự thật (2014), Giáo trình luật dân sự 1 của</i>

PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, NXB ĐHQG TPHCM (2018). Các giáo trình này đã kháilược những vấn đề căn bản cần tiếp cận khi nói đến pháp luật về tài sản và bước đầutổng hợp các quan điểm pháp lý phổ biến về các loại tài sản này. Các cơng trình cũ

<i>hơn như “Dân luật, tài sản” của gíao sư Nghiêm Xuân Việt, Luật khoa Đại học đường(1974), “Tổng quan về luật tài sản” của PGS.TS. Ngơ Huy Cương (2003) đem đến góc</i>

nhìn lịch sử và những quan điểm đa chiều trong quá trình xây dựng các chế định trong

<i>luật tài sản Việt Nam. Chẳng hạn, trong “Tổng quan về luật tài sản”, PGS.TS Ngô</i>

Huy Cương đã làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

rõ các cách tiếp cận khi quy định về tài sản trong góc nhìn so sánh với luật pháp nướcngồi, xác định chức năng cơ bản của luật tài sản và các triết lý bên trong cũng nhưcác phân loại cơ bản mà một hệ thống luật tài sản phải có.

<i>Liên quan đến các học thuyết, thuộc tính, đặc điểm, phân loại của tài sản</i>

Về bản chất, đặc điểm và các tính chất quan trọng khác của tài sản cũng như

<i>phân loại một số loại tài sản, các giáo trình như “Principles of property law” củaAlison Clarke, NXB Cambridge (2020), hay “Principles of Intellectual Property Law”của giáo sư Catherine Colston, NXB Routledge - Cavendish (1999), hoặc “Principlesof Intellectual Property Law” của Gary Myers xuất bản bởi West Academic Publishing(2017), và "Cases, Materials and Text on Property Law", Hart Publishing (2012) của</i>

ba giáo sư Sjef van Erp, Bram Akkermans, và Dimitri Droshout đã khái quát các vấnđề kể trên và phác hoạ được bộ khung cơ bản chung của pháp luật tài sản tại các quốc

<i>gia theo cả truyền thống Dân luật và Thông luật. Sách chuyên khảo "Property:Meanings, histories, theories" của giáo sư Margaret Davies do NXB Routledge</i>

Cavendish phát hành năm 2007 bàn sâu vào sự biến đổi về ngữ nghĩa và chức năngcủa khái niệm tài sản dưới góc nhìn lịch sử. Cùng chủ đề này, bài viết "Theories of

<i>private property in modern property law" trong sách chuyên khảo General Principlesof Property Law, NXB Longman (2001) của giáo sư Sukhninder Panesar khái quát các</i>

học thuyết căn bản làm nền tảng cho việc tư hữu hoá tài sản. Đi sâu vào phân tích nộihàm và đặc điểm của tài sản, giáo sư Penner phân tích về cách tiếp cận đặc thù củaThông luật về tài sản khi coi chúng là một bó quyền (bundle of rights), đồng thời tìm

<i>ra những điểm cịn chưa hợp lý của cách tiếp cận này trong cuốn "Property rights",</i>

Oxford University Press (2020). Cách tiếp cận tương ứng của Dân luật với vấn đề nàyđược làm rõ trong bài viết "Objects of property rights: old and new", ELECD 205 của

<i>giáo sư Sabrina Praduroux trong cuốn "Comparative Property Law", Edward Elgar</i>

<i>của PGS.TS Nguyễn Minh Oanh trên Tạp chí Luật học (số 1/2009) cũng bàn về vấn đề</i>

phân loại tài sản trong pháp luật Việt Nam, làm rõ các khái niệm cơ bản như vật, tiền,

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

giấy tờ

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

có giá hay quyền tài sản, tạo cơ sở cho việc áp dụng vào các đối tượng cụ thể. Bài viết"Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ luật Dân sự và định

<i>hướng cải cách" của PGS TS Ngơ Huy Cương trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số</i>

22-159/Kỳ 2, tháng 11/2009) bình luận chuyên sâu về các phân loại tài sản theo phápluật nước ngoài và đề xuất việc sửa đổi cách phân loại cịn có nhiều điểm thiếu hợp lý

<i>của BLDS 2005. Thừa hưởng những phân tích kể trên, các sách chuyên khảo như "Vậtquyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại" (NXB Công an Nhân dân, 2018) củaPGS.TS Nguyễn Minh Oanh, "Tài sản và Vật quyền" (NXB Công an Nhân dân, 2021)</i>

của PGS.TS Phùng Trung Tập, TS Kiều Thị Thuỳ Linh tiếp tục tập trung làm rõ mộtcách toàn diện hơn hệ thống các khái niệm, đặc điểm và nội dung, phân loại của tàisản, trong đó tập trung phân tích các vật quyền quan trọng có liên quan, chiếm hữu vàcác hình thức sở hữu dưới góc nhìn so sánh với các quốc gia theo truyền thống Dânluật.

Bên cạnh các công trình phác hoạ khung pháp luật tài sản, một số cơng trình tạiViệt Nam tập trung hơn vào các chế định cụ thể và đề xuất các hướng sửa đổi, bổ sungpháp luật để thích nghi với nhu cầu biến đổi của xã hội hiện đại. Chẳng hạn, cơng trình“Hướng hoàn thiện khái niệm tài sản khi sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005” của Trịnh

<i>Tuấn Anh trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 3/2015), ‘Đề xuất mơ hình chế địnhtài sản cho Bộ luật Dân sự Việt Nam tương lai ’của Bùi Thị Thanh Hằng trên Tạp chíKhoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 4 (2014), và "Khái niệm tài sản trong phápluật dân sự và kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005" trên Tạp chí Nghiên cứuLập pháp (số 21, số 301, tháng 11, năm 2015) của TS. Vũ Thị Hồng Yến là các bài</i>

viết ra đời trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật Dân sự vào năm 2015, trong đó tiếp tục phântích chuyên sâu vào cấu trúc của chế định tài sản, khái niệm tài sản và phân loại tài sảntheo điều 163 BLDS 2005, đồng thời đề ra những cách tiếp cận và định hướng để sửađổi chế định này và các quy định có liên quan khác. Ở một cách tiếp cận khác mà chủyếu dựa vào phương pháp so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngồi, cácbài viết của PGS.TS Ngơ Huy Cương như “Những sai lầm khi xây dựng chế định tài

<i>sản trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)” trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 07</i>

-287, tháng 4/2015) và "Cải cách chế định vật quyền nhằm đáp ứng các yêu cầu của

<i>đời sống xã hội Việt Nam hiện đại" thuộc đề tài cấp ĐHQGHN số QG19.56 "Cải cáchpháp luật dân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở ViệtNam" đã chỉ ra những bất cập về mặt hệ thống và kỹ thuật pháp lý mà các quy định về</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

tài sản nói chung

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

và vật quyền nói riêng của Việt Nam mà cần được hồn thiện. Các cơng trình kể trênđã làm rõ nhiều khía cạnh của các chế định về tài sản trong pháp luật Việt Nam dướinhu cầu hoàn thiện của thời đại, là các cơ sở quan trọng phục vụ cho việc áp dụng vàophân tích các đối tượng mới như dữ liệu, thông tin.

<i>Liên quan đến khái niệm, bản chất, đặc điểm, phân loại, vai trò, và ý nghĩa củadữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản</i>

Dữ liệu và thơng tin từ lâu đã là một đối tượng nghiên cứu quan trọng và chínhyếu của nhiều ngành khoa học. Trong số các nghiên cứu có liên quan đến đối tượngnày, khơng thể khơng nhắc đến mơ hình nổi tiếng mà giáo sư Ackoff đã xây dựngtrong nghiên cứu “Từ Dữ liệu đến Trí tuệ” (From Data to Wisdom) vào năm 1988 của

<i>mình trên Journal of Applied Systems Analysis 15: 3-9, làm rõ các khái niệm hết sức</i>

căn bản như dữ liệu, thông tin, kiến thức và tri thức, cũng như sự khác biệt và mốiquan hệ giữa chúng. Theo đó, dữ liệu là các ký hiệu đại diện cho các thuộc tính của đốitượng và sự kiện, trong khi thơng tin là “dữ liệu được khái quát hóa ở cấp độ cao hơn”,là “những mô tả nhằm trả lời các câu hỏi về ai, cái gì, khi nào, ở đâu và bao nhiêu”.Ơng cho rằng dữ liệu thì bao hàm thơng tin, thơng tin có thể được sử dụng để chắt lọckiến thức, và tương tự như vậy, theo cấu trúc kim tự tháp với tri thức (wisdom) là đỉnhcao. Trong mối quan hệ đó, dữ liệu được coi là khơng có giá trị và chỉ là nguồn để kiếntạo ra thông tin, thứ giúp trả lời các câu hỏi về sự vật sự việc.

Giáo sư Min Chen và các đồng sự trong nghiên cứu vào năm 2008, "Data,

<i>Information, and Knowledge in Visualization," trên tờ IEEE Computer Graphics andApplications, Vol. 29, No. 1, pp. 12-19 tiếp tục phát triển tiếp cách phân loại kể trên và</i>

phân tích chúng dưới góc độ của khoa học máy tính và biểu kiến. Các học giả này tiếptục khẳng định rằng dữ liệu, thông tin, tri thức là các khái niệm hoàn toàn khác nhau,bởi dữ liệu là sự thể hiện của các ý tưởng hay sự kiện thực tế dưới một hình thức nhấtđịnh, trong khi thơng tin là ngữ nghĩa có thể rút ra từ sự thể hiện đó. Như vậy, việcbiểu kiến một lượng dữ liệu lưu trong máy tính chính là việc chuyển dữ liệu đó sangdạng thơng tin và kiến thức trong nhận thức của não bộ con người. Cách hiểu kể trên

<i>cũng được ghi nhận trong nghiên cứu “The economics of ownership, access and tradein digital data” của Trung tâm Nghiên cứu của Uỷ ban Châu Âu (JRC) vào năm 2017,</i>

JRC Digital Economy Working Paper 2017-01. Tài liệu này khơng chỉ tổng kết vàphân tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

các khái niệm khác nhau về dữ liệu, đồng thời khái lược tổng quát các vấn đề chung vềdữ liệu và tài sản hố dữ liệu dưới góc nhìn kinh tế và pháp lý.

Những nghiên cứu về dữ liệu của khoa học công nghệ thông tin, thống kê vàkinh tế học dần được các luật gia ghi nhận và phát triển. Hai giáo sư Hoeren và Völkel

<i>trong bài viết “Eigentum an Daten” trong sách chuyên khảo “Big Data und Recht”,</i>

NXB Beck năm 2014 nhận định rằng dữ liệu có bản chất là sự kết nối giữa vật chứađựng và các thơng tin (mà có thể rút ra từ dữ liệu). Trong nghiên cứu chun sâu dướigóc nhìn pháp lý về dữ liệu và thơng tin của mình vào năm 2018, ‘No One Owns Data’

<i>trên Hastings Law Journal, vol. 70.1, tác giả Determann tập trung phân tích dựa trên</i>

học thuyết của Ackoff nhưng nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa dữ liệu và thơng tin.Ơng chỉ ra rằng dữ liệu “thơ” và chưa có nghĩa, cịn để được coi là thơng tin thì dữ liệuđó phải mang thơng điệp, có giá trị và có thể sử dụng được ngay. Trong bài viết"Owning Data via Intellectual Property Rights: Reality or Chiemera?" trong sách

<i>chuyên khảo Regulating Industrial Internet through IPR, Data Protection andCompetition Law, NXB Kluwer Law International, 115-133, hai giáo sư Taina</i>

Pihlajarinne và Rosa Ballardini cũng thừa nhận sự phân loại rõ nét giữa dữ liệu vớithông tin, trong đó thơng tin phải có ngữ nghĩa cịn dữ liệu chỉ là sự biểu hiện thơ củathơng tin đó mà thơi.

Cơng trình ‘Regulating data as property: A new construct for moving forward’

<i>của hai giáo sư Jeffrey Ritter và Anna Mayer trên Duke Law & Technology Review,</i>

vol 16, năm 2017 đã phân tích kỹ khái niệm dữ liệu, xác định đặc điểm của chúng dướigóc nhìn pháp lý và bước đầu phân loại chúng. Theo đó, dữ liệu được hiểu theo nghĩahẹp là các thơng tin được số hố và ghi lại bởi con người hay máy móc, được chia làmcác loại như dữ liệu thực tế (factual) về sự vật, sự việc đã và đang diễn ra, dữ liệu côngnghiệp (industrial) do máy móc ghi lại, dữ liệu cá nhân (personal information) do liênquan đến một cá nhân cụ thể, và dữ liệu sáng tạo (fictional) do con người nghĩ ra, sáng

<i>tạo ra. Luận án "Property rights in personal data: a European perspective" của</i>

Nadezhda Purtova năm 2011 tại Đại học Tilburg cũng tiến hành phân loại dữ liệuthành dữ liệu cá nhân và phi cá nhân, đồng thời phân tích khả năng tài sản hố các đốitượng này dưới góc nhìn của pháp luật Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, trong bài viết

<i>trên tờ Computer Law & Security Review số 34 (2018) về "Ownership of personal data</i>

in the Internet of Things" giáo sư Václav Janecek tại Đại học Oxford ngược lại khôngcho rằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

phân loại dữ liệu thành dữ liệu cá nhân và phi cá nhân là hợp lý, bởi rất khó để xácđịnh được khả năng gắn liền với nhân thân của dữ liệu thơ.

Giáo sư Mayer-Schưnberger tổng kết rằng lịch sử bảo vệ dữ liệu từ xưa đến nayđã trải qua bốn bước phát triển: bước một là sự xuất hiện của các kho lưu trữ dữ liệu từsau khi máy tính ra đời vào những năm 1960; bước hai được đánh dấu bởi mối quantâm đến quyền riêng tư vào những năm 1970s, được thể hiện qua yêu cầu về sự đồngthuận (consent) thu thập dữ liệu của chủ thể dữ liệu; bước ba xảy ra vào những năm1980s, ghi nhận thêm cho chủ thể dữ liệu các quyền năng kiểm soát việc dữ liệu đượcxử lý như thế nào theo từng giai đoạn xử lý, được đảm bảo bằng cơ chế thực thi dânsự; và bước bốn xảy ra vào những năm sau 1995 khi Châu Âu tìm cách tái cân bằng sựbất bình đẳng giữa cá nhân và tổ chức thu thập dữ liệu, thông qua các phương phápbảo vệ dữ liệu chủ yếu dựa trên sự can thiệp của Nhà nước bằng luật hành chính.

Trong khi đó, tại Việt Nam, các nghiên cứu chung về dữ liệu vẫn chủ yếu tậptrung vào phân tích các dạng thức và ứng dụng của dữ liệu, hoặc tập trung vào nghiêncứu về "cơ sở dữ liệu" mà hầu như không tập trung vào vấn đề làm rõ bản chất của dữliệu nói riêng. Các giáo trình và tài liệu cơ bản có liên quan đến dữ liệu của các ngànhcông nghệ thông tin như sách chuyên khảo ‘Cơ sở dữ liệu lý thuyết và thực hành ’của

<i>tác giả Nguyễn Bá Tường, NXB Khoa học & Kỹ thuật (2001), hay Giáo trình ‘Cơ sở</i>

dữ liệu', ĐH Huế (2011) của tác giả Nguyễn Thế Dũng đều tập trung phân tích về kháiniệm “cơ sở dữ liệu” là tập hợp có số lượng nhất định dữ liệu để phục vụ cho việc kiếntạo các chương trình, cịn về dữ liệu thì chỉ xác định đơn giản là nguồn tạo ra cácthông tin về người, vật, sự vật, sự việc … được lưu trữ trên máy tính, được mơ tả dướinhiều dạng khác nhau.

Đối với các nguồn tài liệu pháp lý trong nước có liên quan đến đối tượng là dữliệu, các nghiên cứu tại Việt Nam hiện chủ yếu tập trung vào một loại dữ liệu phổ biếnlà dữ liệu liên quan đến cá nhân, tiêu biểu là các công trình như sách chuyên khảo

<i>"Quyền về sự riêng tư" của PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS. Vũ Công Giao,</i>

TS. Ngô Minh Hương & TS. Lã Khánh Tùng (eds), xuất bản bởi NXB Chính trị quốcgia sự thật, (2018), hay ‘Bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân trong pháp luật quốc tế,pháp luật ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam’ của Vũ Công Giao, Lê

<i>Trần Như Tuyên trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 09 - 409, năm 2020 hay "Pháp</i>

luật về bảo hộ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh phát triển trí tuệ nhân tạo và các cơngnghệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>số mới nổi khác" của ThS. Nguyễn Quỳnh Trang trên Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn</i>

số 50/2022. Các nghiên cứu này tập trung khắc hoạ một số khía cạnh về quyền nhânthân trong pháp luật quy định về dữ liệu cá nhân, đồng thời làm rõ sự khác biệt giữadữ liệu cá nhân với các loại dữ liệu khác theo pháp luật Việt Nam, nhưng hầu nhưchưa đề cập nhiều đến khía cạnh tài sản của các loại dữ liệu này.

<i>Liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản</i>

Các phân tích chuyên sâu về khả năng luật tài sản điều chỉnh đối tượng mới làdữ liệu đã xuất hiện dần từ những năm 2010 và thực sự trở thành vấn đề rất nóng vàtranh cãi trong khoảng 5-7 năm gần đây. Một trong những cơng trình đầu tiên khởiđộng xu hướng xem xét dữ liệu dưới góc nhìn luật tài sản là “Who owns enterpriseinformation? Data ownership rights in Europe and the U.S.” của nhà nghiên cứu Israel

<i>Elad Harisona trên tờ Information & Management năm 2010. Sau khi khảo cứu cả</i>

pháp luật châu Âu và Hoa Kỳ tại thời điểm đó liên quan đến dữ liệu, tác giả dù khơngđưa ra kết luận tổng thể nào nhưng đã thành công trong việc khơi gợi câu hỏi về ai làhoặc mới nên là chủ thể sở hữu nhiều loại dữ liệu/ thông tin phức tạp và giá trị caođang được các doanh nghiệp tự do khai thác. Tiếp nối đà phân tích đó, Josef Drexl vàcác cộng sự tại viện Max Planck về Innovation and Competition với đã cho ra đời

<i>nghiên cứu nền tảng “Data ownership and access to data” vào năm 2016, khẳng định</i>

rằng pháp luật Châu Âu chưa thích nghi được với sự phát triển của thị trường dữ liệuhiện nay và sự cần thiết phải xây dựng chế định sở hữu hoặc các quyền loại trừ dànhcho đối tượng dữ liệu. Mặc dù vậy, nghiên cứu này cũng khơng trực tiếp đề xuấtnhững giải pháp pháp lý có thể áp dụng trực tiếp ngay mà chỉ khái quát và làm rõ vấnđề.

Ngay sau các cơng trình nền tảng kể trên, các học giả phương Tây đã thực sựnhìn nhận dữ liệu thành một đối tượng đầy hứa hẹn và tranh cãi của pháp luật tài sản.Một loạt các bài viết về đối tượng mới này đã ra đời, mà tiêu biểu là các cơng trình:“Data ownership and consumer protection” của giáo sư Eric Tjong Tjin Tai trên

<i>Tilburg Private Law Working Paper số 09/2017, "Data Ownership", CIGI Papers No.</i>

187, số 9/2018 của giáo sư Teresa Scassa, "Own data: Ethical Reflections on Data

<i>Ownership” của Patrik Hummel và đồng sự trên Philosophy & Technology (2020), vàsách chuyên khảo “Big Data, Databases and “Ownership” Rights in the Cloud” của</i>

giáo sư Marcelo Corrales Compagnucci, phát hành bởi NXB Springer năm 2019. Cáccơng trình này phân tích và bình luận dữ liệu dưới góc nhìn của pháp luật tài sản Dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

luật và Thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

luật, hầu hết đều cổ vũ hướng coi dữ liệu là tài sản, mặc dù việc xếp chúng vào loạinào thì cịn cần bàn thêm kỹ lưỡng. Đặc biệt, đi xa hơn, các công trình như“Ownership of data and the numerus clausus of legal objects” của giáo sư Sjef van Erptại Viện luật tư Maastricht năm 2017, hay ‘Regulating data as property: A new

<i>construct for moving forward ’của hai giáo sư Ritter và Mayer trên Duke Law &Technology Review, Vol 16 đều ủng hộ cho xu hướng xây dựng các quy định cho phép</i>

sở hữu dữ liệu, hoặc dưới dạng “vật”, hoặc là đối tượng của một quyền gần như làquyền sở hữu.

Ngược lại với các quan điểm kể trên, Lothar Determann trong tác phẩm ‘No

<i>One Owns Data ’trên Hastings Law Journal, Vol. 70.1, 2019 kịch liệt phản đối việc sở</i>

hữu dữ liệu vì cho rằng điều này có thể là nút thắt cổ chai cản trở sự phát triển của dữliệu lớn cũng như ảnh hưởng đến các quyền tự do cá nhân và quyền được tiếp cậnthông tin của cộng đồng. Cùng quan điểm này, giáo sư Barbara Prainsack tạiUniversity of Vienna trong bài viết “Logged out: Ownership, exclusion and public

<i>value in the digital data and information commons” trên Big Data & Society (2019)</i>

cũng cho rằng việc quy định như vậy là bất khả do chính bản chất động và rời rạc củacác dữ liệu, cũng như không phải loại dữ liệu nào cũng có khả năng là đối tượng củacác quyền loại trừ. Quan điểm này cũng đồng nhất với ý kiến của giáo sư Purtovatrong bài viết “Do property rights in personal data make sense after the Big Data

<i>turn?” trên Journal of Law and Economic Regulation 10(2) năm 2017 khi cho rằng</i>

việc xác định dữ liệu là đối tượng quyền sở hữu đã là một thách thức, mà thực thi

<i>quyền sở hữu đó lại cịn khó khăn rất nhiều và gần như bất khả. Công trình “Dataownership, rights and controls: Reaching a common understanding” của Học viện</i>

Quốc gia Anh quốc năm 2018 cũng tổng hợp thành công quan điểm của 10 học giả từnhiều quốc gia khác nhau bàn về khả năng ghi nhận quyền sở hữu cho dữ liệu nhưngvẫn thể hiện rõ sự thiếu thống nhất về một cách tiếp cận chung trong việc tài sản hốdữ liệu.

<i><b>1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các mơ hìnhtài sản hoá dữ liệu</b></i>

Dù dữ liệu tỏ ra là một đối tượng hết sức phức tạp, thiếu rõ ràng và mơ hồ, phápluật tài sản hiện hành tại các quốc gia trên thế giới có một số chế định có khả năng ápdụng được hoặc có liên quan mật thiết đến đối tượng này, chẳng hạn như các quy địnhvề quyền tác giả đối với chương trình máy tính (computer program), sưu tập dữ liệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

(database), bí mật kinh doanh (trade secret/ confidential information). Đồng thời, các

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nhà lập pháp và các học giả tại nhiều quốc gia đã bước đầu nghiên cứu và xây dựngmột số mơ hình nhằm mục đích tài sản hố dữ liệu. Việc khảo cứu tổng quan cácnghiên cứu này đóng vai trị quan trọng trong việc định hình hướng nghiên cứu choluận án.

Chế định tài sản hiện hành gần gũi nhất với dữ liệu có tính chất tài sản là quyền

<i>tác giả đối với sưu tập dữ liệu và quyền sui generis với dữ liệu. Nhiều học giả nước</i>

ngoài đã quan tâm nghiên cứu khả năng ứng dụng các chế định này lên dữ liệu từ đầuthế kỷ 21, mà tiêu biểu là “Sui Generis Database Legislation: A Critical Analysis” của

<i>Samuel Trosow trên Yale Journal of Law (2005), “Sui Generis Database Protection:</i>

Second Thoughts in the European Union and What It Means for the United States” của

<i>Phillips Cardinale từ 2007 trên Chicago-Kent Journal of Intellectual Property, hay gần</i>

đây là “Database Protection a Reality? How the Professional and Fantasy SportingWorld Could Benefit From a Sui Generis Intellectual Property Right” của TS Julia

<i>Johnson trên tờ Intellectual Property Journal- Toronto, Vol. 27, Iss. 2 năm 2015, hoặc</i>

“A Comparative Study of Electronic Database and Copyright Protection” của Qing

<i>Hui Chang trên tờ Intellectual Property Law & Management. Vol.6, Issue2 năm 2017.</i>

Các bài viết này cho thấy hiện nay trên thế giới chia ra hai quan điểm chính về vấn đềnày. Một là góc độ tiếp cận từ phía Liên minh Châu Âu khi coi quyền đối với sưu tập

<i>dữ liệu là sui generis, áp dụng riêng cho dữ liệu và chỉ bao gồm quyền tài sản chứ</i>

khơng có quyền nhân thân. Ngược lại, pháp luật Hoa Kỳ lại chủ yếu dựa vào các chếđịnh có sẵn như luật về chống cạnh tranh khơng lành mạnh, bí mật kinh doanh, hoặcdựa trên tiêu chuẩn về sự “sáng tạo tối thiểu” để xem xét bảo vệ dữ liệu thơng qua chếđịnh bản quyền thay vì ghi nhận một quyền sui generis độc lập. Bình luận về hai cáchtiếp cận này cơng trình “Rethinking Database Rights and Data Ownership in an AIWorld” của Học viện pháp lý Singapore, 7/2020 cũng cung cấp nhiều góc nhìn và diễngiải quan trọng. Theo đó, để dữ liệu được bảo hộ bằng chế định quyền tác giả thì thơngthường chúng phải được sáng tạo bởi người. Vậy đối với những dữ liệu khơng mangtính sáng tạo hoặc hồn tồn khơng liên quan đến người thì có lẽ không thể áp dụngquyền tác giả hay bản quyền. Cơng trình này cuối cùng phản đối hướng công nhận

<i>quyền sui generis và theo đuổi hướng làm rõ và mở rộng phạm vi điều chỉnh của các</i>

chế định có sẵn. Tuy nhiên, nếu sử dụng chế định sáng chế để bảo hộ thì lại gặp vấn đềlà sáng chế có thể bảo vệ tốt chương trình máy tính hay máy móc có liên quan, nhưngkhó mở rộng đến bảo hộ dữ liệu đi cùng với các chương trình và máy móc đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Trực tiếp bàn về khả năng áp dụng pháp luật về quyền tác giả vào dữ liệu, cơngtrình “Từ “sưu tập dữ liệu” đến “quyền sui generis”: Cơ chế nào để bảo hộ cơ sở dữ

<i>liệu kỹ thuật số?” (2021) của Nguyễn Lương Sỹ trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN là</i>

một trong những tài liệu hiếm hoi và mới nhất. Bài viết đã phân tích dữ liệu thành haidạng dưới góc nhìn của pháp luật sở hữu trí tuệ là (i) có tính ngun gốc, và (ii) khơngcó tính ngun gốc, đặt ra vấn đề là liệu bảo vệ theo hình thức sưu tập dữ liệu có phùhợp nếu đối tượng là các dữ liệu khơng có tính ngun gốc? Sau khi phân tích cácnghiên cứu trên thế giới, tác giả cho rằng cách tiếp cận của Hoa Kỳ sẽ đem đến nhiềukhó khăn hơn cho Việt Nam, trong khi dù cách tiếp cận của Châu Âu ít nhiều sẽ hạnchế sự phát triển trong lĩnh vực dữ liệu của Việt Nam nhưng về lâu dài là phù hợp đểphát triển bền vững. Mặc dù vậy, những phân tích của tác giả mới chỉ dừng lại ở mứcgợi mở, chưa đi sâu vào xây dựng mơ hình hay đề xuất các quy định cụ thể.

Khả năng áp dụng quyền tác giả với chương trình máy tính để bảo vệ dữ liệuhay khơng đã là đối tượng của một số nghiên cứu trên thế giới. Chẳng hạn, bài viết“Does Copyright Protection Under the EU Software Directive Extend to ComputerProgram Behaviour, Languages and Interfaces?” của Pamela Samuelson và các đồng

<i>tác giả trên tờ European Intellectual Property Review năm 2012 đã bàn đến khả năng</i>

có thể mở rộng quy định về bảo hộ chương trình máy tính lên các dữ liệu mà chươngtrình đó tạo ra. Cơng trình này tranh luận rằng khả năng này hồn tồn có thể xảy ra vàđề xuất việc cơng nhận rộng rãi sự mở rộng này trên toàn lãnh thổ Châu Âu. Ngượclại, giáo sư Francesco Banterle trong bài viết "Data ownership in the data economy: a

<i>European dilemma" tại hội thảo REDA 2017, EU Internet Law in the digital era,</i>

Springer (2018) lại cho rằng khả năng áp dụng được các quyền tác giả nói chung vàquyền với chương trình mày tính nói riêng một cách hiệu quả lên dữ liệu là rất thấp, đềra nhu cầu phải xây dựng các quyền tài sản mới lên đối tượng đặc biệt này.

Tại Việt Nam, các cơng trình gần đây có liên quan tới bảo hộ chương trình máytính cần tham khảo bảo gồm: ‘Bảo hộ chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam:

<i>Thực tiễn và thách thức’, của TS. Trần Kiên trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luậthọc (Tập 34, Số 4 -2018, 51-61), sách chuyên khảo “Quyền tác giả ở Việt Nam” của</i>

PGS.TS Trần Văn Nam, NXB Tư pháp năm 2014, bài viết của học giả Trương ThịTường Vi về "Một số vấn đề pháp lý về sáng chế liên quan đến chương trình máy

<i>tính", Tạp chí Pháp luật và Phát triển, 11/2020, bài viết của Nguyễn Phương Thảo,</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Nguyễn Lê Ngọc Khánh, "Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính

<i>theo pháp luật Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam" trên Tạp chí Pháp luật vàThực tiễn-số 48/2021. Các cơng trình này đã thành cơng phân tích được khung lý luận</i>

và pháp lý bảo hộ chương trình máy tính tại Việt Nam dưới góc nhìn so sánh và đềxuất hướng sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên chưa đi sâu phân tích mở rộng áp dụng phápluật về chương trình máy tính cho các đối tượng liên quan như dữ liệu.

Bàn về khả năng áp dụng chế định bí mật kinh doanh vào đối tượng dữ liệu, bàiviết “The Interface Between Data Protection and IP Law: The Case of Trade Secretsand the Database sui generis Right in Marketing Operations, and the Ownership of

<i>Raw Data in Big Data” của TS. Francesco Banterle trên sách chuyên khảo “PersonalData in Competition, Consumer Protection and Intellectual Property Law” của NXB</i>

Springer năm 2018 đã tóm lược lịch sử phát triển và cơ cấu của chế định bí mật kinhdoanh, mà cịn so sánh dưới góc nhìn chức năng với các chế định như sưu tầm dữ liệunhằm xác định đâu là cách tiếp cận phù hợp nhất cho dữ liệu. Đặc biệt, các lập luận

<i>của giáo sư Tanya Aplin trong bài viết "Confidential information as property?", King’sCollege London Legal Studies Research Paper Series, 2014 đã bình luận về tính tài</i>

sản của bí mật kinh doanh, có giá trị tham khảo hữu ích về phương pháp để các nghiêncứu tiếp nối áp dụng tương tự vào đối tượng mới là dữ liệu. Trong nghiên cứu với tiêu

<i>đề "Information as Property", JIPITEC 192, giáo sư Herbert Zech đã bình luận về khả</i>

năng áp dụng chế định bí mật kinh doanh vào dữ liệu, kết luận rằng chế định này cóthể được sử dụng để bảo hộ dữ liệu hoặc thơng tin có ngữ nghĩa.

Trong khi đó, tại Việt Nam, bàn về pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh, cáccơng trình như “Một số vấn để vể bảo hộ bí mật kinh doanh và hồn thiện pháp luật

<i>bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Quế Anh, Tạp chí khoahọc ĐHQGHN, Kinh Tế – Luật, năm 2004, “Pháp luật Việt Nam về bảo hộ bí mật kinhdoanh: Thực trạng và một số kiến nghị” của Nguyễn Lê Thành Minh trên Tạp chíCơng thương năm 2020, luận văn “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mậtkinh doanh theo pháp luật Việt Nam” của Trương Thị Thanh Tuyết, Khoa Luật - Đại</i>

học Quốc gia Hà Nội, “Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh” của Nguyễn Phương

<i>Thảo trên Tạp chí Tồ án số 4/2019 đều đã khái qt và làm rõ các khía cạnh cả về lý</i>

thuyết và thực tiễn áp dụng của pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh. Mặc dù khơngcó tài liệu nào trực tiếp bàn về dữ liệu, các cơng trình này hữu ích trong việc xác địnhkhung pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

lý để áp dụng vào phân tích khả năng bảo hộ các dữ liệu có tính chất tài sản bằng chếđịnh này.

Bàn về khả năng xác lập được vật quyền lên dữ liệu, không thể không nhắc đếncác bài viết của các giáo sư Florent Thouvenin và Aurelia Tamò-Larrieux với tiêu đề"Data Ownership and Data Access Rights Meaningful Tools for Promoting the

<i>European Digital Single Market?"trên tờ Big Data and Global Trade Law, 2021,</i>

pp.316-339. Bài viết này phân tích dữ liệu dưới góc nhìn của các vật quyền theo Dânluật và luật EU, đồng thời xem xét khả năng việc ghi nhận vật quyền lên dữ liệu sẽgiúp đạt được các mục tiêu của thị trường số chung EU. Hai giáo sư thẳng thắn khẳngđịnh rằng việc ghi nhận này sẽ làm gia tăng chi phí giao dịch và có thể có ảnh hưởngxấu lên thị trường chung của Châu Âu. Ngược lại với những lo lắng này, trong bài viết"Who owns data in the enterprise? rethinking data ownership in times of big data and

<i>analytics" tại Twenty-Eigth European Conference on Information Systems (2020),</i>

Marrakesh, Morocco, các giáo sư Martin Fadler và Christine Legner cho rằng việc ghinhận sở hữu dữ liệu là bắt buộc và phù hợp với thực tế khách quan mà thị trường dữliệu hoạt động. Cách tiếp cận này cũng được giáo sư Tjong Tjin Tai ủng hộ, khi ôngmạnh dạn đề xuất việc ghi nhận quyền sở hữu lên tài sản dựa vào tính hữu hình và phụthuộc vào vật chứa đựng của dữ liệu đó, trong nghiên cứu “Data ownership and

<i>consumer protection”, Tilburg Private Law Working Paper Series No. 09/2017. Giáo</i>

sư Patrik Hummel và các cộng sự trong bài viết "Own Data? Ethical Reflections on

<i>Data Ownership" trên tờ Philosophy & Technology, 2020, cho rằng việc ghi nhận sở</i>

hữu với dữ liệu không phải là vấn đề đơn gỉản mà cần dựa trên những toan tính kỹlưỡng về thị trường, khả năng bảo vệ quyền, việc cân bằng lợi ích cá nhân với lợi íchchung và các vấn đề nhân thân khác. Do đó, nhóm tác giả này giữ quan điểm trung lập,không ủng hộ cũng không phản đối sở hữu dữ liệu, đồng thời mở ra khả năng cấp mộtsố quyền tài sản mà không phải là sở hữu lên dữ liệu để tối ưu hoá chúng.

Tại Việt Nam, các bài viết thử nghiệm áp dụng pháp luật tài sản nói chung vàvật quyền nỏi riêng vào đối tượng mới là dữ liệu có số lượng rất hạn chế. Nổi bật trong

<i>số đó là bài viết "Vật quyền dữ liệu số" của ThS. Huỳnh Thiên Tứ trên Tạp chí Nghiêncứu Lập pháp số 9/2022. Bài viết này đã thành cơng phân tích các đặc điểm của dữ</i>

liệu số và dự liệu những khó khăn trong việc áp dụng các nguyên lý của vật quyền đốivới dữ liệu số, từ đó khẳng định rằng dữ liệu số hồn tồn có thể được xem là tài sảnvà là đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

tượng của các vật quyền. Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ ra rằng có khả năng việc ghinhận quyền này sẽ dẫn tới những xung đột với quyền riêng tư, và vì vậy, việc xâydựng pháp luật có liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản cần tính tốn kỹ đến nhữngảnh hưởng rộng hơn bên ngoài phạm vi của pháp luật về tài sản.

<b>1.4.Những thành tựu nghiên cứu mà luận án kế thừa và những vấn đềcần nghiên cứu phát triển trong khuôn khổ luận án</b>

<i><b>1.4.1. Những thành tựu nghiên cứu mà luận án kế thừa</b></i>

Phần kể trên đã trình bày các nội dung tổng quan về tình hình nghiên cứu và cácvấn đề có liên quan đến đề tài “Xác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệucó tính chất tài sản trong pháp luật Việt Nam”. Có thể thấy, về pháp luật tài sản, cácnghiên cứu đã xây dựng khung lý thuyết, khái niệm và các phân loại tài sản cơ bản,đồng thời chỉ ra các điều kiện quan trọng để xác định tài sản. Các nghiên cứu trong vàngoài nước cũng đã bước đầu xác định được khái niệm chung về dữ liệu cũng nhưnhững đặc điểm và ý nghĩa của đối tượng này. Tình hình nghiên cứu này cho thấy vấnđề xác lập các quyền tài sản lên đối tượng là dữ liệu khơng phải là một vấn đề hồntồn mới hoặc chưa có bất kỳ ai nghiên cứu. Thực tế cho thấy, trong khoảng thời giantừ giữa thập niên 2010-2020, số công trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề xây dựngpháp luật tài sản về dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản ngày càng xuất hiện nhiềuhơn, ngày càng toàn diện hơn. Một số cơng trình nghiên cứu thậm chí đã bước đầuthực nghiệm áp dụng pháp luật tài sản dữ liệu có tính chất tài sản, từ đó khái quátnhững vấn đề cơ bản mà quá trình tài sản hố dữ liệu cần lưu ý.

Các cơng trình nghiên cứu về dữ liệu, dữ liệu có tính chất tài sản, khung phápluật tài sản và điều kiện về tài sản do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện có giátrị tham khảo cao, mở ra những hướng tiếp cận mới về vấn đề này cho các nghiên cứutại Việt Nam, dù khơng có ý nghĩa thay thế việc nghiên cứu đó tại ở Việt Nam. Do đâyvẫn là một chủ đề tương đối mới và còn nhiều tranh cãi, số lượng nghiên cứu trực diệnvào vấn đề xác định dữ liệu có tính chất tài sản và xa hơn là xây dựng quy chế pháp lýcho các vật đang hứa hẹn trở thành "tài sản phi truyền thống" này tại Việt Nam vẫncòn rất hạn chế. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến vấn đề này từ ViệtNam nên chủ động học hỏi và kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu khoa họctừ các học giả nước ngoài, đồng thời tham khảo và kế thừa những cơng trình nghiêncứu về khung pháp luật tài sản tại Việt Nam, với mục tiêu quan trọng nhất là tìm ranhững giải pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng vẫn ghi nhận và học hỏi có chọn lọc nhữnghướng phát triển mới của pháp luật tài sản thế giới liên quan đến vấn đề này.

Các kết quả nghiên cứu có thể được kế thừa trong qua trình nghiên cứu đề tàibao gồm: (1) kế thừa các kết quả nghiên cứu về lý luận khái niệm, đặc điểm, phân loại,ý nghĩa của dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản; khái niệm, nguồn gốc, các họcthuyết, thuộc tính, đặc điểm, các phân loại tài sản; (2) kế thừa kinh nghiệm thựcnghiệm áp dụng pháp luật tài sản và pháp luật chuyên ngành có liên quan tại các quốcgia trên thế giới lên đối tượng là dữ liệu, các bất cập, vướng mắc cụ thể khi tài sảnhố dữ liệu; và

(3) kế thừa các kiến nghị hồn thiện pháp luật tài sản với mục tiêu đáp ứng nhu cầucủa đời sống kinh tế xã hội và sức ép đến từ các vật đang được coi là "tài sản phitruyền thống" mới nổi như dữ liệu.

<i><b>1.4.2. Những vấn đề cần nghiên cứu phát triển trong khuôn khổ luận án</b></i>

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các cơng trình trong qkhứ, luận án sẽ tập trung nghiên cứu phát triển các vấn đề sau đây:

<i>Thứ nhất, về tài sản và khung pháp lý về tài sản, luận án tiếp tục nghiên cứu</i>

nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận và phân tích pháp luật thực định của cả hai hệ thốngDân luật và Thông luật cung như pháp luật Việt Nam có liên quan đến khái niệm,nguồn gốc của khái niệm tài sản, các học thuyết, phân loại tài sản, các thuộc tính cơbản được thừa nhận chung để một vật được coi là tài sản.

<i>Thứ hai, về dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản, luận án tập trung xây dựng</i>

một khái niệm pháp lý cụ thể về dữ liệu, nội hàm và đặc điểm chính của dữ liệu, phânloại dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản, khả năng dữ liệu nói chung và dữ liệu cótính chất tài sản có thể thoả mãn các điều kiện của tài sản để được coi là đối tượng củaluật tài sản, từ góc nhìn của khoa học pháp lý trong sự tham khảo các nghiên cứu cóliên quan của các ngành khoa học khác.

<i>Thứ ba, về các mơ hình tài sản hố dữ liệu, luận án tập trung nghiên cứu nghiên</i>

cứu về khả năng các chế định của pháp luật tài sản hiện hành trên thế giới và tại ViệtNam có thể được sử dụng để xác lập các quyền tài sản lên dữ liệu, phân tích các mơhình tài sản hố dữ liệu, dự liệu các ưu điểm và vấn đề có khả năng phát sinh khi ápdụng các quy định đó lên dữ liệu.

<i>Thứ tư, về các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam, luận án sẽ tập trung</i>

xây dựng quy chế pháp luật tài sản Việt Nam với dữ liệu có tính chất tài sản, thông qua

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

đề xuất cách tiếp cận phù hợp nhất với dữ liệu có tính chất tài sản cho Việt Nam, đề racác bước thực hiện, lựa chọn các mơ hình tài sản hố dữ liệu phù hợp nhất dựa trênbình luận về các ưu nhược điểm của từng mơ hình, và đề xuất việc sửa đổi các quyđịnh cụ thể của pháp luật tài sản Việt Nam với dữ liệu có tính chất tài sản.

<b>1.5.Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu</b>

<i>Cơ sở lý thuyết:</i>

Các lý thuyết được áp dụng trong quá trình thực hiện luận án bao gồm: Lýthuyết chung về tài sản và nguồn gốc của tài sản; Lý thuyết về vật quyền, trái quyền.Các lý thuyết này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở Chương 2.

<i>Câu hỏi nghiên cứu:</i>

- Tài sản là gì? Đâu là nguồn gốc khái niệm tài sản? Có những học thuyết chínhvề tài sản nào và vai trị của các học thuyết đó? Các thuộc tính cơ bản một tài sản cầncó bao gồm những gì? Phạm vi quyền tài sản trong sự phân biệt với các quyền nhânthân?

- Dữ liệu là gì? Bản chất của dữ liệu là gì dưới góc nhìn của khoa học pháp lý,tham khảo khoa học công nghệ dữ liệu, thống kê? Phân biệt giữa dữ liệu với thông tinvà các khái niệm có liên quan? Các đặc điểm cơ bản của dữ liệu? Các phân loại dữ liệucăn bản là gì? Các quan hệ pháp lý căn bản có liên quan đến dữ liệu bao gồm nhữngquan hệ nào? Giá trị và vai trị của dữ liệu? Dữ liệu có tính chất tài sản là gì? Dữ liệucó thoả mãn các thuộc tính của tài sản hay khơng? Làm sao để phân biệt giữa dữ liệucó tính chất tài sản với dữ liệu có tính nhân thân?

- Trên thế giới và tại Việt Nam đã có mơ hình lý luận nào về pháp luật tài sảnđối với dữ liệu có tính chất tài sản hay chưa? Thực tiễn áp dụng pháp luật tài sản vớidữ liệu có tính chất tài sản diễn ra như thế nào? Pháp luật tài sản có thể thích nghiđược với các tài sản phi truyền thống như dữ liệu có tính chất tài sản hay khơng? Cácmơ hình tài sản hố dữ liệu cơ bản và phổ biến trên thế giới hiện nay là gì? Ưu, nhượcđiểm của từng mơ hình tài sản hố dữ liệu đó?

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về dữ liệu nói chung và dữ liệucó tính chất tài sản nói riêng là gì? Việt Nam đã xây dựng định hướng phát triển, cácmục tiêu chính, các giải pháp cơ bản cho việc thu thập, khai thác, làm giàu và chuyểngiao dữ liệu hay chưa và nội dung cụ thể của các vấn đề này là gì? Việc xây dựng phápluật tài sản Việt Nam cho dữ liệu có tính chất tài sản cần lưu ý những vấn đề nào, cầnthực

</div>

×