Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN VÀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.49 KB, 151 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINHKHOA NGỮ VĂN

Tiểu luận cuối kỳ:

<b>CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN VÀTHẾ GIỚI THỊ THÀNH TRONG THƠ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

5. Phương pháp nghiên cứu………12

6. Cấu trúc tiểu luận………...……….12

<b>PHẦN HAI: NỘI DUNG………..15</b>

<b>CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT…………...………..15</b>

1.1. Giới thuyết chung về cảm hứng……….………..15

1.1.1. Khái niệm “Cảm hứng”………..………..15

1.1.2. Cảm hứng trong thơ ca các nhà nho trung đại Việt Nam…………...17

1.1.2.1. Đặc trưng tính quy phạm trong thơ ca các nhà nho trung đại ViệtNam………....…17

1.1.2.2. Cảm hứng về con người trong thơ ca các nhà nho trung đại ViệtNam………..…..19

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.1.1. Nhà nho thị dân và kiểu ngơn chí thị dân……….………36

2.1.2. Nhà nho thị dân và kiểu bộc lộ cái tơi thị dân………...……...40

2.2. Hình tượng người phụ nữ thị dân…………...………...……..46

3.1. Không gian nghệ thuật………..……….107

3.1.1. Không gian sinh hoạt đô thị………107

3.1.1.1. Khung cảnh sinh hoạt phố phường………..107

3.1.1.2. Khung cảnh sinh hoạt gia đình……..………..……115

3.1.2. Khơng gian khoa cử và không gian trường thi………..….122

3.2. Thời gian nghệ thuật……….………….133

3.2.1. Thời gian ban đêm………..…………134

3.2.2. Thời gian ngày tết………...…………137

3.2.3 Thời gian sinh hoạt tuyến tính và thời gian nhàn dật thị dân………..143

<b>PHẦN BA: KẾT LUẬN………...………..…146</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO………...149</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<i>“Lịch sử văn học đã dành cho Tú Xương một vị trí đặc biệt: Tú Xương</i>

<i>là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, đã kế tục và nâng cao truyền thống vănhọc trào phúng của dân tộc, do đó có ảnh hưởng sâu sắc đối với tất cả cácnhà thơ trào phúng thuộc thế hệ sau” (Nguyễn Văn Hồn). Tìm hiểu thơ văn</i>

Trần Tế Xương là một điều hứng thú đối với các nhà phê bình nghiên cứu vàmọi thế hệ độc giả. Bên cạnh một tài năng nghệ thuật và một nội dung thơ cađặc sắc, chúng ta không thể không nhắc đến những nét mới lạ, riêng biệttrong cảm hứng thơ của Trần Tế Xương. Đã có rất nhiều cơng trình nghiêncứu đề cập đến những khía cạnh về nội dung, nghệ thuật trong thơ Tú Xương.Tiểu luận này, tiếp tục kế thừa những cơng trình đó và sẽ đi sâu một cách đầyđủ nhất, cụ thể nhất về cảm hứng trong thơ ơng, đó là cảm hứng về con ngườithị dân và thế giới thị thành.

<b>1. Lí do chọn đề tài</b>

1.1. Trần Tế Xương sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan. Ông sốngtrọn cuộc đời ngắn ngủi ở giữa lịng đơ thị Thành Nam, ngày ngày phảichứng kiến bao cảnh lố lăng của xã hội buổi giao thời phong kiến thực dân tư

<i>sản; chứng kiến sự sụp đổ thảm hại của vương quyền phong kiến dưới “gót</i>

<i>giày đinh sang đá” và “súng cà nơng” của giặc Tây xâm lược. Không đủ sức</i>

hoa đao, múa giáo giữa thời loạn li, tiếp bước sự nghiệp chống giặc của cácbậc đàn anh: Phạm Văn Nghị, Vũ Hữu Lợi… Tú Xương đành ngậm ngùivung ngọn bút lông để chống bọn người núp bóng giặc Tây tàn hại nhân dân,tàn hại giống nòi; chống chọi lại với những điều xấu xa bỉ ổi sản phẩm của xã

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

hội thực dân tư sản ... bằng tiếng cười dài nức nở với tất cả nỗi hờn tủi uấtgiận trong ý thức về sự bất lực của bản thân trước thời cuộc. Tuy chỉ là mộtthứ thơ dội lên từ cái thời ấy, như mũ nấm thác sinh từ đống gỗ ruỗng mục nọcủa buổi giao thời nhưng thơ Tú Xương vẫn là tiếng nói chung của dân tộc.

<i>Bởi lẽ, thơ Tú Xương đã là “một chứng từ về đạo học Thành Nam tàn cục, về</i>

<i>sinh hoạt vật chất và tinh thần của một lớp nhà nho tỉnh Nam lúc Tây sang”</i>

(Nguyễn Tuân).

1.2. Nghiên cứu cảm hứng nghệ thuật trong thơ Trần Tế Xương là côngviệc hết sức cần thiết để tìm ra nét khu biệt của thơ Tú Xương trong chiềulịch đại và trong trục lịch đại nhằm chỉ ra được sự khu biệt hóa trong cảmhứng nghệ thuật của thơ Tú Xương so với quy phạm thơ ca nhà Nho nói riêngvà văn chương Việt Nam trung đại nói chung.

<i>1.3. “Con người trong văn học là sự ý thức về con người, là cách hiểu</i>

<i>về con người và cuộc đời làm cơ sở cho việc sáng tạo ra các hình tượng nghệthuật, hịa tan trong sự miêu tả các hình tượng sống động... Tuy theo cáchcảm nhận, đồng cảm của nhà văn đối với các số phận được mở ra, mỗi tácgiả, mỗi thời đều có thêm những đường nét mới” (Trần Đình Sử). Chính vì</i>

vậy, nghiên cứu về cảm hứng về con người thị dân và thế giới thị thành trongthơ Trần Tế Xương là để vạch ra và làm rõ những quan niệm ấy của tác giả:Con người được thể hiện trong thơ Tú Xương là con người thị dân với nhữngkiểu hình riêng biệt khá đa dạng, đầy độc đáo so với thơ ca thời trung đại vàkhông gian, thời gian trong thơ ông là không gian của chốn thị thành.

1.4. Hơn nữa, việc nghiên cứu cảm hứng thị dân trong thơ ơng cịncung cấp cho mọi người có cái nhìn thống đạt, đúng đắn, sinh động trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

việc tiếp cận văn chương nói chung và dịng văn chương đơ thị nói riêng. Tìmhiểu đề tài này cịn giúp người viết hiểu thêm về con người, về mối quan hệgiữa người và người trong xã hội, hiểu được tình hình xã hội, hiện thực xãhội thời mà tác giả sống, bởi thơ văn của ơng khơng những chỉ có giá trị vănhọc mà cịn có giá trị lịch sử. Đây cũng chính là cơ sở để có thể tiếp tụcnghiên cứu những vấn đề khác rộng hơn.

<b>Trên đây là tất cả những lí do để người viết chọn đề tài “Cảm hứng về</b>

<b>con người thị dân và thế giới thị thành trong thơ Trần Tế Xương”.</b>

<b>2. Mục đích nghiên cứu</b>

<b>2.1. Với đề tài “Cảm hứng về con người thị dân và thế giới thị</b>

<b>thành trong thơ Trần Tế Xương”, tiểu luận nhằm tái hiện và phân tích</b>

những con người, thời gian, khơng gian nghệ thuật trong thơ của Tú Xươngtrên phương diện xuất phát từ nguồn cảm hứng độc đáo và xuyên suốt trongthơ ông: cảm hứng thị dân.

2.2. Hơn nữa, tiểu luận cịn mong muốn góp một phần nhỏ bé trongviệc dạy đọc – hiểu những tác phẩm văn học có nguồn cảm hứng xuất phát từcuộc sống thành thị. Đặc biệt là ở hai tác phẩm được sử dụng trong chương

<i>trình THPT là bài “Thương vợ” và “Vịnh khoa thi hương” của tác giả Trần Tế</i>

<b>3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát</b>

Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận tập trung tìm hiểu đối tượng chính làcảm hứng về con người thị dân và thế giới thị thành (thời gian, không gian)

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

trong thơ của tác giả Trần Tế Xương.

Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu Cảm hứng về con ngườithị dân và thế giới thị thành trong thơ Trần Tế Xương trong phạm vi các bài

<i><b>thơ Nôm của nhà thơ Tú Xương trong cuốn Thơ Tú Xương, (2001), Nxb</b></i>

Đồng Nai, có tham khảo các tài liệu khác.

Tuy nhiên, để thấy được giá trị đặc sắc trong cảm hứng đô thị củaTrần Tế Xương. Tiểu luận sẽ khảo sát các tác phẩm thơ ca xuất phát từnguồn cảm hứng của các nhà nho trung đại như: Nguyễn Trãi, NguyễnKhuyến, Nguyễn Cơng Trứ… Từ đó sẽ thấy được những nét riêng biệt, độcđáo trong thơ ca của Tú Xương.

<b>4. Lịch sử vấn đề</b>

Trải qua bao thử thách không gian, thời gian, thơ Trần Tế Xương vẫnkhẳng định được vị thế của mình trong lịng độc giả. Nói như nhà văn Nga

<i>Xantưkơp Sêđrin “Văn học nằm ngồi những định luật của băng hoại. Chỉ</i>

<i>mình nó khơng thừa nhận cái chết”. Thơ Tú Xương là một trường hợp như</i>

vậy. Những sáng tạo nghệ thuật của Tú Xương từ lâu đã trở thành đối tượngcủa giới phê bình, nghiên cứu. Nhận thức một cách đúng đắn về sự nghiệpthơ văn Trần Tế Xương trong tiến trình văn học dân tộc, đã có biết bao nhàphê bình, nghiên cứu, độc giả yêu thơ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết đểsưu tầm, tìm hiểu thơ ơng. Qua khoảng thời gian dài, việc nghiên cứu thơvăn Tú Xương đã đạt nhiều thành tựu trên nhiều bình diện: sưu tầm, dịchthuật, nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của ơng với thơ cadân tộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>Giáo sư Nguyễn Lộc trong quyển Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ</b></i>

<i><b>XVIII đến hết thế kỉ XIX (NXB ĐHQG Hà Nội, 1998) đã nhận định:</b></i>

<i>“Thành công của Tú Xương trong bài thơ là ở chỗ ông đưa được rất nhiều</i>

<i>chi tiết cuộc sống vào thơ Đường luật, mà bài thơ vẫn hài hòa, cân đối, tứthơ phát triển vẫn nhịp nhàng, đều đặn”. Tác giả nhận xét Tú Xương đã có</i>

những nét mới trong việc cách tân thơ Đường luật mà vẫn giữ được tính cânđối, hài hịa trong một bài thơ, đồng thời là việc đưa các chi tiết nơi đô thànhvào thơ ca.

<i><b>Trong quyển Trần Tế Xương - về tác gia và tác phẩm (NXB Giáodục, 2007), tác giả Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ trong bài “Nội dung</b></i>

<i><b>thơ văn của Tú Xương” đã nhận xét: “Bộ mặt của thành phố Nam Định</b></i>

<i>thời Tú Xương, mà nhà thơ đã tả trong thơ văn của mình chính là hình ảnhthu hẹp nhưng rất sắc nét của chế độ thực dân nửa phong kiến vào khoảngnhững năm bản lề của hai thế kỉ XIX và XX; nó là cái sản phẩm quái gở củachủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp”. Các tác giả đã đi vào phân tích những</i>

bài thơ như: Đất Vị Hồng, Sơng lấp… để thấy được hình ảnh thành phốNam Định đã thay đổi như thế nào. Bên cạnh những biến đổi của xã hội thì

<i>con người “Tú Xương đã dựng lên trong thơ văn mình những con người</i>

<i>mang những nét điển hình khá rõ để nói lên tất cả những cái rác rưởi,những cái dơ dáng bẩn thỉu của một xã hội, của một thời đặc biệt quái gở”.</i>

Tác giả đã dẫn chứng hàng loạt con người “tiêu biểu” cho những cái xấu xa,nhơ nhuốc một thời.

<i><b>Giáo sư Nguyễn Lộc trong bài “Bức tranh xã hội trong thơ Tú</b></i>

<i><b>Xương” cũng có nhận định “...Bức tranh xã hội trong thơ Tú Xương, trước</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>hết là bức tranh thành phố Nam Định”. Tú Xương muốn thông qua những</i>

vần thơ để bày tỏ sự day dứt, đau đớn khi chứng kiến cảnh đô thị Nam Địnhngày một thay đổi mà bản thân ông không thể làm được gì.

<i><b>Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ trong bài “Nghệ thuật Tú Xương”</b></i>

<i>nhận định “Tú Xương rất ít tả cảnh vì cảnh; nếu cần tả cảnh thì ơng thường</i>

<i>tả cái khía cạnh hiện thực tích cực của nó, chúng tơi muốn nói cái khía cạnhhiện thực gắn liền với đời sống thực tế. Tú Xương khơng hề có những cảmtính lãng mạn...ơng ghét những cảnh giả tạo của phương pháp cổ điển chủnghĩa, những cảnh ngư tiều canh mục rất mực thanh bình, những cảnh mailan cúc trúc rất đỗi nhạt nhẽo. Cảnh các mùa, cảnh trời mây sông nước,cảnh làng mạc, phố xá của ông đều là những hình ảnh có thực, gắn chặt vớiđời sống hàng ngày”. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ là ở đây. Tác giả</i>

đã điểm qua được những nét mới trong sáng tác của nhà thơ Tú Xươngkhông chỉ thông qua bút pháp mà cịn thơng qua những đề tài xuất phát từ

<i>thành thị trong sáng tác của ông: “Những đề tài như: vợ chồng tồn quyền</i>

<i>Đume và cơng sứ Đác lơ đến chứng kiến lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu,tên cị Hà Nam, cơ kí chủ hiệu xe tay; cơ me Tây đi tu, nhà sư đi lọng...đóhồn tồn là những đề tài sinh động, nóng hổi lấy ra từ cuộc sống xã hộithời Tú Xương”.</i>

<i><b>Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú trong bài “Tú Xương, nhà thơ</b></i>

<i><b>lớn của dân tộc” (Tú Xương – Tác phẩm và giai thoại, Hội văn học nghệ</b></i>

<i>thuật Hà Nam Ninh, 1988) đã viết: “Trong cuộc đổi thay cơ sở kinh tế này</i>

<i>của xã hội, các đơ thị nhanh chóng phát triển, có mặt khác rất nhiều so vớithời phong kiến...”. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh: “Cuộc đổi thay đã lay độngđến toàn cõi đất nước, đến cái tỉnh Nam, cái tỉnh Nam, cái thành Nam, cái</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>làng Vị Xuyên nhỏ bé của Tú Xương, đến mọi tầng lớp trong xã hội, trongđó có tầng lớp nho sĩ, đến mọi gia đình, mọi người, trong đó có gia đình TúXương, có Tú Xương. Tú Xương vừa là chứng nhân, vừa là nạn nhân củacuộc đổi thay này”. Tác giả đã phần nào cho chúng ta thấy rõ nguyên nhân</i>

vì đâu mà thơ ca Tú Xương lại đậm chất thị dân đến như vậy.

<i><b>Nhà văn Nguyễn Tuân trong bài “Thời và thơ Tú Xương” có đưa ra</b></i>

<i>cách nhận xét khá chi tiết về cảm hứng thị dân trong thơ ông: “Thơ Tú</i>

<i>Xương là tiếng nói chung của dân tộc, khơng nặng nề về thổ ngữ âm nhưngđọng cô vào một hương vị thổ ngơi Nam Định. Tú Xương là một chứng từ vềđạo học Thành Nam tàn cục vào đuôi một thế kỷ và kéo cái tàn lụi ấy sangcả dần thế kỷ chúng ta. Thơ và phú Tú Xương là tập kí sự chi tiết về đờisống Thành Nam, về sinh hoạt vật chất và tinh thần của một lớp nhà nhotỉnh Nam lúc Tây sang, cũng lều chõng như ai, nhưng nghĩ thấy nó chả ralàm sao cả…”. Thậm chí, Nguyễn Tuân còn khẳng định: “Trong thơ TúXương, trong phú Tú Xương, chỉ rặt có cảnh Nam Định, sự Nam Định, lờiNam Định, người Nam Định… Toàn là thực tiễn Nam Định… chỉ thấy toànmột màu Nam Định”.</i>

Nhà thơ Xuân Diệu khi phê bình thơ ca Trần Tế Xương cũng đã đưa

<i><b>ra kết luận xác đáng trong bài “Thơ Tú Xương”: “Nói đến thơ Tú Xương,</b></i>

<i>đời Tú Xương cần phải gợi lại thời xa tỉnh Nam Định như vậy, là bởi vì tínhđịa phương Nam Định ở trong thơ Tú Xương rất cao. Nam Định đã cho TúXương cái sắc màu, cái dáng nét, cái hương vị độc đáo sâu sắc của mình,và Tú Xương đã hiến cho Nam Định cái tài thơ, cái sức bút, cái tâm hồn, cáikhát vọng của mình…”.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i><b>Nguyễn Văn Hồn trong bài “Nhà thơ Trần Tế Xương” cũng đưa ra</b></i>

những nhận xét tương tự với các nhà nghiên cứu, phê bình ở trên và ông đặcbiệt nhấn mạnh đến giá trị mà nguồn cảm hứng đô thị đã đem lại cho thi

<i>nhân: “Thơ văn Tú Xương vẫn có một giá trị hiện thực rất cao. Thơ văn Tú</i>

<i>Xương là một bức tranh linh động vẽ lại khơng khí, quang cảnh thành phốNam Định, tiêu biểu cho bộ mặt mới của xã hội nước ta trong những nămcuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Vì vậy thơ văn Tú Xương cịn có giá trị lànhững tài liệu xã hội học”.</i>

Gần đây, cũng đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu nói vềthơ của Trần Tế Xương và trong một phạm vi nào đó, các tác giả đã khơngbỏ qua những nét riêng trong việc khắc họa con người và thế giới trong thơ

<i><b>ông. Tiêu biểu là Luận án tiến sĩ Ngữ Văn “Thơ Tú Xương trong tiến</b></i>

<i><b>trình hiện đại hóa văn học Việt Nam” (2001) của tác giả Đoàn Hồng</b></i>

Nguyên do GS. TS Mai Quốc Liên hướng dẫn. Trong công trình nghiên cứu

<i>này bên cạnh “Nghiên cứu những chuyển biến trong thơ Tú Xương theo xu</i>

<i>hướng hiện đại hóa từ góc độ thế giới nghệ thuật và phương thức thể hiện”,</i>

<i>tác giả còn “Nghiên cứu những yếu tố cách tân mang tính khác lạ trong</i>

<i>những yếu tố bất qui phạm của thơ Tú Xương so với những đặc trưng mangtính qui phạm hóa của văn chương Việt Nam thời trung đại”. Trong đó, cảm</i>

hứng về con người thị dân và thế giới thị thành là một vấn đề mà luận án đãnhắc tới và xem là một yếu tố đặc biệt làm nên vị trí của thơ Tú Xươngtrong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

<i><b>Hay trong Luận văn thạc sĩ Ngữ văn “Sự chuyển biến trong văn</b></i>

<i><b>học nửa cuối thế kỉ XIX qua ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, NguyễnKhuyến và Tú Xương” (2012) của tác giả Ngô Kiều Oanh cũng đã đưa ra</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nhận định khi đánh giá vai trò to lớn của Tú Xương đối với sự chuyển biếnvăn học phần nào xuất phát từ chính nét riêng biệt trong cảm hứng ở ông:

<i>“Tú Xương là nhà thơ đã tạo nên bước ngoặt vơ cùng có ý nghĩa cho văn</i>

<i>học hiện thực phê phán sau này. Việc sáng tạo ra hệ thống hình tượng nhânvật con người diễn trị, con người hữu danh vơ tài và con người trượt chuẩnlà một đóng góp lớn của nhà thơ cho văn thơ trào phúng. Xã hội Tú Xươngsống là cái xã hội đô thị có đầy rẫy những thói hư tật xấu, những sự đua đòimột cách quá đáng, đi ngược lại thuần phong mĩ tục của dân tộc”.</i>

Điểm qua những ý kiến, những bài viết ở trên, có thể thấy rõ vấn đề

<b>“Cảm hứng về con người thị dân và thế giới thị thành trong thơ Trần</b>

<b>Tế Xương” không phải chưa được nhắc đến. Nhưng do tính chất biên soạn,</b>

có cơng trình tập trung đi vào phân tích, giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp củatác giả; có cơng trình đi vào tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật thơ văn TúXương. Những cơng trình nghiên cứu trên đã đạt được những thành tựukhơng nhỏ, góp phần to lớn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về thơ văn TúXương. Tuy vậy, tiểu luận xin được góp thêm một tiếng nói, một suy nghĩ,một cách hiểu mới mang tính bao quát và đầy đủ về hướng nghiên cứu đi từcảm hứng trong sáng tác của Trần Tế Xương. Những kiến giải của các nhànghiên cứu đi trước chính là tiền đề, là cơ sở để người viết thực hiện đề tàinày và hi vọng bài tiểu luận sẽ đưa ra được những nét mới, hệ thống hơn,sâu sắc hơn về một vấn đề khá thú vị và cũng không kém đặc sắc, độc đáonày.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

Với đặc trưng của đề tài, người viết tiến hành một số phương pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

nghiên cứu như:

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp phân tích tổng hợp- Phương pháp so sánh

Những phương pháp trên được kết hợp với các thao tác: phân loại,thống kê, phân tích, đối chiếu so sánh. Các phương pháp này được dùng ởxuyên suốt các chương.

<b>6. Cấu trúc tiểu luận</b>

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của chúng tơi gồm có3 chương:

<b>Chương I: Những vấn đề khái quát</b>

Ở chương này, người viết đi vào tìm hiểu sơ lược những kiến thức vềcảm hứng và cảm hứng trong thơ ca của các nhà Nho trung đại Việt Nam đểlàm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu. Đồng thời, sẽ cung cấp những nét cơbản về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Trần Tế Xương nhằm làmrõ cho hướng tiếp cận và lí giải cảm hứng về con người thị dân và thế giớithị thành trong thơ ông.

<b>Chương II: Cảm hứng về con người thị dân trong thơ Trần TếXương</b>

Người viết sẽ đi sâu nghiên cứu những nét chính trong cảm hứng vềcon người thị dân trong thơ Tú Xương với việc ông đã xây dựng nên nhữnghình tượng con người độc đáo: Hình tượng nhà Nho thị dân, hình tượngngười phụ nữ thị dân và hình tượng những cư dân Thành Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Chương III: Cảm hứng về thế giới thị thành trong thơ Trần TếXương</b>

Người viết sẽ tiếp tục khảo sát và phân tích những đặc trưng về khơnggian nghệ thuật và thơi gian nghệ thuật đậm tính thị thành trong thơ Trần TếXương. Nhằm làm nổi bật sự khác lạ trong cách thể hiện của Tú Xương vềthế giới trong cảm hứng thị dân so với các nhà Nho trung đại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>PHẦN HAI: NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT</b>

<b>1.1. Giới thuyết chung về cảm hứng1.1.1.Khái niệm “Cảm hứng”</b>

Cảm hứng (tiếng Hi Lạp: pathos) theo cách hiểu thông thường là cảmxúc sinh hứng thú, là một tình cảm sâu sắc nồng nàn. Cảm hứng là trạng tháitình cảm, xúc cảm say đắm, sự rung động mãnh liệt của chủ thể cảm nhậntrước đối tượng. Cảm hứng nghệ thuật là cảm hứng sáng tạo của nhà văn thểhiện trong tác phẩm của ông ta. Các triết gia cổ Hi Lạp và sau này Hegel và

<i>Biêlinxki đều dùng từ cảm hứng “để chỉ trạng thái phấn hưng cao độ của</i>

<i>nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả. Sựchiếm lĩnh ấy bao giờ cũng bắt nguồn từ lí tưởng xã hội của nhà văn nhằmphát triển và cải tạo thực tại”.</i>

Theo Biêlinxki: cảm hứng là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra

<i>những sáng tác đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với</i>

<i>tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khátvọng nhiệt thành”.</i>

G.N. Pospelov còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cảm hứng nghệthuật đối với giá trị và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật khi cho

<i>rằng: “Ở những tác phẩm khơng có chiều sâu của hệ vấn đề, sự lí giải và</i>

<i>đánh giá các tính cách sẽ khơng được nâng lên thành cảm hứng. Ở những tác</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>phẩm mang tư tưởng giả tạo, cảm hứng chỉ được tạo nên do ý chí chủ quancủa nhà văn và vì vậy cảm hứng sẽ mang tính chất gượng gạo cố tình”.</i>

<i>Theo Lưu Hiệp: “Khi tình cảm của ta bị xúc động, thì lời nói xuất</i>

<i>hiện; khi cái lẽ đương nhiên đã phát hiện được thì văn hiện ra”.</i>

<i>Như vậy, “Quá trình sáng tác là q trình có bên trong (Tâm) mà hiện</i>

<i>ra bên ngồi (Văn). Tâm là chính tác giả nhưng tâm lại đứng trước Vật - thếgiới khách quan - bị thế giới khách quan hấp dẫn, kích thích gây cảm hứng“Phát khỏi thành âm là tự lòng người; lòng người xúc động là do vật xuikhiến nên”.” (Nhạc kí)</i>

<b>Tóm lại, chúng ta có thể hiểu cảm hứng là một trạng thái tâm lí đặc</b>

<b>biệt khi sức chú ý được tập trung cao độ vào một đối tượng nào đó, kếthợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo củangười nghệ sĩ hoạt động có hiệu quả.</b>

Chính vì cảm hứng nghệ thuật là thái độ tư tưởng - xúc cảm của nhà

<b>văn trước thực tại nên tuy cảm hứng nghệ thuật của nhà văn chịu sự chi phối</b>

<b>của thời đại và những mối quan hệ xã hội của nhà văn, nhưng do nó nảy</b>

<b>sinh từ trong ý thức xã hội của nhà văn nên nó mang đậm ý thức chủ quan</b>

<b>của cá thể nhà văn. Do vậy, khi đánh giá nhà văn để chỉ rõ được nét khu biệt</b>

của nhà văn trong thời đại văn học của ông ta cần phải xem xét cảm hứngnghệ thuật của ông ta về con người và thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>1.1.2.Cảm hứng trong thơ ca của các nhà Nho trung đại ViệtNam</b>

<b>1.1.2.1.Đặc trưng tính quy phạm trong thơ ca nhà nho trungđại Việt Nam</b>

<b>Người trung đại cảm nhận thời gian trong cảm nhận thời giantuần hoàn quay về quá khứ. Khác với cách cảm nhận thời gian tuyến tính,</b>

hướng về tương lai của người hiện đại. Nên người trung đại coi trọng quákhứ. Xã hội hoàng kim lí tưởng là xã hội thời Nghiêu, Thuấn. Văn chươngcủa người xưa, văn chương của các bậc thánh hiền được đề cao, được xemnhư là những chuẩn mực, là khuôn vàng thước ngọc. Với người trung đại,sáng tác văn chương khơng ngồi mục đích làm sáng đạo thánh hiền. Theo

<i><b>Lê Q Đơn trong “Vân đài loại ngữ”: “Văn chương là góc to của việc lập</b></i>

<i>thân, là việc lớn của sự sửa trị việc đời”. Người quân tử học sách thánh hiền</i>

làm thơ tỏ lịng, nói chí khơng ngồi mục đích noi theo gương sáng ngườixưa:

<i>“Ta ắt lịng mừng Văn Chính nữa,Vui xưa chẳng quản đeo ấu.”</i>

(Nguyễn Trãi - Ngơn chí số 18)

<b>Văn chương trung đại, nhìn chung là văn chương chở đạo, văn dĩtải đạo:</b>

<i>“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

(Nguyễn Đình Chiểu)

Người trung đại làm thơ là để “ngơn chí”, “thuật hồi” để “tải đạo”, dovậy mà văn chương trung đại mang đậm tính cao nhã. Mặt khác, thơ ngơn chívà tư tưởng sùng cổ cịn làm nên tính chất phi ngã hóa (phi cá thể) của vănchương. Mọi lời của người xưa đều là chuẩn mực, tỏ lịng cũng phải noi theo

<i>lí tưởng thánh hiền. Nghiêm Vũ đời Tống nói: “Kẻ học thơ phải lấy kiến thức</i>

<i>làm chủ, vào cửa phải chính, lập chí phải cao, lấy Hán, Nguy, Tấn, thịnhĐường là thầy”. Còn theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu:</i>

<i>“Học theo ngịi bút chí cơng,</i>

<i>Trong thơ cho ngụ tấm lịng Xn Thu.”</i>

Điều này, vơ hình trung đã làm mất đi sự tồn tại của cái ngã, của tínhcá nhân. Nói như thế, khơng có nghĩa là tính cá nhân cái ngã hồn tồn vắngbóng trong văn chương trung đại. Mỗi kiểu ngơn chí trong từng nhà thơ cũngđã là một kiểu cảm nhận lí tưởng thánh hiền mang dấu ấn của từng cá nhân.Nói văn chương trung đại phi ngã hóa (phi cá thể), là nói trên cơ sở quanniệm chung về văn chương của người trung đại: sự độc đáo cá nhân khôngđược đề cao, đời sống nội tâm con người không được chú ý khám phá. Trongkhi đó, sự vận dụng các thi liệu, văn liệu, một kiểu tập cổ, đôi lúc trở nên nệcổ, khuôn sáo lại được xem là tài giỏi.

Để chuyển tải những yếu tố cao nhã, phi ngã hóa, văn chương trungđại có cả một hệ thống đề tài với các thi liệu quy phạm hóa thành mội số

<b>khn phép, thơ xoay quanh các thi đề: “Cảm, hứng, vịnh, ngâm, thuật,</b>

<b>hoài, tặng, đề, tán, tống, tiễn, biệt...” mang đậm chất thù phụng.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>Tóm lại, do những quan niệm về thiên nhiên, vũ trụ: “thiên nhân</b></i>

<i><b>nhất thể”; về thời gian: thời gian tuần hoàn... mà văn chương trung đại</b></i>

<b>mang đậm tính chất sùng cổ, phi ngã, tính chất giáo hóa. Những tính chất</b>

này đã qui phạm hóa văn chương nghệ thuật trong mặt nội dung cũng nhưhình thức thể hiện.

Trong dòng chảy của văn học cùng với sự phát triển của ý thức cánhân trong cuộc sống, những yếu tố vượt ra khỏi khn khổ quy phạm ítnhiều đã xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ, Phạm Thái, Đoàn ThịĐiểm, Nguyễn Gia Thiều... và càng lúc càng đậm nét trong thơ Hồ XuânHương, Nguyễn Du, Nguyễn Cơng Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.Trong đó, sự đoạn tuyệt với những quy phạm của văn chương nhà Nho trongthơ Trần Tế Xương được thể hiện khá đậm nét qua việc những cảm nhận vềcon người và thế giới trong cảm thức nhà nho phong kiến được thay thế bằngcảm thức nhà nho - thị dân.

<b>1.1.2.2.Cảm hứng về con người trong thơ ca nhà Nho trungđại Việt Nam</b>

Đối tượng phản ánh chủ yếu của văn chương nghệ thuật là con ngườivà cuộc sống của con người. Xem con người là đối tượng chủ yếu, vănchương nghệ thuật bao giờ cũng nhìn nhận hiện thực qua cái nhìn của conngười - tức là qua cảm nhận của chủ thể phản ánh. Qua cái nhìn đó, vănchương nghệ thuật phát hiện ra bản chất của hiện thực và mặt khác trở lạinhận thức sâu sắc hơn về con người. Con người mà văn chương nghệ thuậttái hiện là con người cụ thể - lịch sử, trong không gian và thời gian cụ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Xã hội Việt Nam thời trung đại là xã hội phong kiến. Mọi hoạt độngnhận thức của con người trong thời trung đại đều bị chi phối chặt chẽ bởinhững quy phạm của lễ giáo phong kiến và cảm thức phong kiến. Cảm nhậncủa người nghệ sĩ trong thời kì này, do vậy mà đã ít nhiều bị đóng khung,

<b>được lược đi trong quy phạm hóa của cảm thức phong kiến. Người trung đại</b>

<b>quan niệm “vạn vật nhất thể” nên con người được thể hiện trong thơ calà con người vũ trụ. Con người như là một bộ phận của thiên nhiên, conngười hòa nhập với thiên nhiên và chìm lẫn trong vũ trụ bao la. Trong</b>

thơ Đường cũng như trong thơ ca nhà Nho Việt Nam ln thấp thống bóngdáng lữ khách đang “đăng cao”, “dã vọng”, “vãn thứ”, sừng sững nhữngtráng sĩ “hoành sóc giang san”, lại thấp thống bóng dáng con người bầu bạnvới “một bầu phong nguyệt”, “Quyến trúc mai, kết bạn tri âm” (NguyễnTrãi), “lẩn thẩn” giữa “cội cây”, nhàn dật đắm chìm trong cảnh vật:

<i>“Trà tiên nước kín, bầu in nguyệt,Mai động hoa xoay, bóng cách song.Gió lật, đưa qua trúc ổ,</i>

<i>Mây tn, phủ rợp thư phịng...”</i>

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Là một bộ phận của thiên nhiên, “nhất thể” với tạo vật nên con người

<i>ln thác ngụ tâm tình qua tạo vật với: “Mấy chùm trước giậu”, “Một tiếng</i>

<i>trên không” (Nguyễn Khuyến) và cùng với “Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gióđơng” (Nguyễn Đình Chiểu). Để giãi bày niềm đau “bất phùng thời” con</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>thông đứng giữa trời mà reo” (Nguyễn Cơng Trứ). Chìm lẫn chứ khơng biến</i>

mất cùng với vũ trụ nên con người hô, ứng, tương thông cùng vạn vật. Khi họ

<i>buồn thì cả vũ trụ cũng buồn theo “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.</i>

Trong cảm thức con người là một phần tử của thiên nhiên nên con người luônđược miêu tả qua vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật. Cái đẹp của giai nhân, tài tửluôn được miêu tả thông qua so sánh với thiên nhiên, so sánh với mây, gió,trăng, hoa, tuyết... với sơn thanh, thủy tú. Cho nên nàng Thúy Vân mới có vẻ

<i>đẹp “Hoa cười ngọc thốt đoan trang - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu</i>

<i>da” và cái vẻ đẹp “Làn thu thủy nét xuân sơn” của cô Kiều mới làm cho hoa</i>

ghen và liễu hờn... Khách tài tử văn nhân như chàng Kim kia mới có vẻ tao

<i>nhã “Đề huề lưng túi gió trăng” và tráng khí “Râu hùm, hàm én, mày ngài”của người anh hùng Từ Hải mới được biểu hiện thành “Gió đưa bằng tiện đã</i>

tưởng là tư tưởng sùng cổ - là ý thức hệ chi phối xã hội thời trung đại nên

<i>cũng dễ hiểu vì sao không chỉ ở Trung Quốc mà ở Việt Nam, tư tưởng “cúi</i>

<i>rạp mình trước thời cổ” là một tư tưởng chi phối khá sâu sắc đời sống tinh</i>

thần của con người. Chính vì vậy mà trong thơ ca nhà Nho trung đại, con

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

người không được thể hiện như một hiện tượng xã hội mà là như một chiếcbình chứa tư tưởng và những giáo diều của người xưa.

Khi nói thơ ca nhà Nho trung đại, là nói đến bộ phận thơ ca tiêu biểuvới Nguyễn Trãi trở về sau để tránh nhầm lẫn với bộ phận thơ Thiền thời LíTrần. Cho dù là trong thơ thời Lí Trần trước đó, cái tráng chí, trượng phuqn tử theo quan niệm Nho gia đã có thể tỉm thấy trong thơ của Phạm NgũLão, Đặng Dung... Mọi hành động tu thân, gắng chí của con người thời trungđại đều theo quan niệm lí tưởng của người xưa, lấy đó làm chuẩn mực noitheo:

<i>+ “Văn chương chép lấy đơi câu thánh” (Nguyễn Trãi)</i>

<i>+ “Học theo ngịi bút chí cơng” (Nguyễn Đình Chiểu)...</i>

<i>Cho nên “Tấc lịng ưu ái cũ” với chuyện “Nhân gian nhược hữu Sào,</i>

<i>Do đồ” của Nguyễn Trãi, hay là nỗi “khắc khoải sầu đưa” với “hồn Thục Đế”</i>

<i>của Nguyễn Khuyến hoặc sự hăm hở “Một mình để vì dân vì nước” như</i>

Nguyễn Cơng Trứ tuy là “tấc lịng” thế sự của chủ thể trữ tình mang cảmhứng cá thể rõ rệt, nhưng do rập khuôn và qui phạm hóa theo lí tưởng thánhhiền mà tấc lịng của những nhà Nho ấy đã trở thành là “tấc lòng” thế sựmang đậm tính cộng đồng phi cá thể. Con người cá thể mang nỗi đau đời ấykhơng cịn xuất hiện với tư cách cá nhân, mang nỗi đau của thời đại mà nó đãtrở thành con người của cuộc đời. Chính vì vậy mà con người xã hội và conngười thế sự được thể hiện trong thơ ca trung đại là con người cộng đồng,con người phi cá thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Trong không gian và thời gian, con người là con người vũ trụ. Trong</b>

<b>hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những con người xã hội được thể hiện trongthơ ca là những con người cộng đồng phi ngã hóa. Những con người ấy</b>

kết tinh trong một kiểu hình tượng phổ biến là con người nhà Nho phongkiến. Trải qua những biến thiên của lịch sử kiểu hình con người nhà Nhophong kiến đã phân hóa thành các kiểu hình: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩndật, nho nho tài tử...

Dù là con người vũ trụ hay con người xã hội và với kiểu hình nào:hành đạo, ẩn dật hay tài tử thì con người nhà Nho trong thơ ca trung đại cũngđều được thể hiện cùng trong một cảm hứng là phi ngã hóa trong cùng nhãnquan Nho giáo và với cùng với một bút pháp đầy cách điệu hóa và quy phạmhóa. Vẫn trong mạch cảm hứng về con người vũ trụ, và sự thể hiện nhữnghình tượng nhà Nho, nhưng trong thơ Nguyễn Khuyến đã xuất hiện thêmmạch cảm hứng về con người hằng ngày. Có thế nói Nguyễn Khuyên làngười đầu tiên phá vỡ quy phạm cảm hứng về con người lí tưởng phong kiếntrong thơ ca trung đại với chân dung những con người dân dã và với chândung những con người kẻ sĩ tầm thường trống rỗng. Nói như nhà nghiên cứu

<i>Trần Đình Sử “Nguyễn Khuyến trước sau chỉ biết mỗi thế giới cổ điển gắn bó</i>

<i>với lối sống làng q. Nhưng ơng là nhà thơ cổ điển đầu tiên thấy cái rỗngkhông của con người lí tưởng truyền thống, là nhà thơ mở đầu sự đổi thaycác ý nghĩa tượng trưng của hệ thống thi pháp cổ xưa”.</i>

<b>Bằng cảm quan của kẻ sĩ thị dân, Trần Tế Xương đã bước mộtbước dài ra khỏi sự cách điệu và điển phạm trong sự thể hiện cảm hứngvề con người mang đậm chất lí tưởng tạo nên một hệ thống cảm hứng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>mới về con người và thế giới. Vì vậy, bóng dáng con người vũ trụ - con</b>

người lí tưởng phong kiến trong thơ Tú Xương hết sức mờ nhạt. Con người

<i>vũ trụ - lí tưởng chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong bài “Gửi ông Thủ khoa</i>

<i>Phan” - một bài thơ còn nhiều tranh cãi về đối tượng trữ tình. Hình ảnh người</i>

<i>anh hùng “Vượt bể trèo non” và “Giương tay chống vững cột càn khôn” thật</i>

hiên ngang và đây tráng khí. Con người ấy đang mang một trọng trách nặngnề với một tinh thần quyết chí xả thân vì nước. Nhưng con người ấy cũng thật

<i>cơ độc “Lấp bể ra cơng đất một hịn”. Bài thơ khép lại thật đẹp với một hình</i>

tượng con người lí tưởng, nhưng âm điệu ở đây lại không vút cao hào sảngmà chùng hẳn xuống đượm vẻ ngậm ngùi cay đắng.

Thời đại Trần Tế Xương đang sống là thời đại của những anh hùng thấtbại, thời đại của buổi giao thời Đơng Tây với nhiều điều lố lăng bỉ ổi, lítưởng nhà Nho phong kiến đang sụp đổ thảm hại trước sức mạnh vật chất vàvũ khí của phương Tây. Con người trong thơ Tú Xương ở đây là con ngườicủa thực tại. Cũng sống trong khơng khí thất bại bao trùm cả thời đại nhưNguyễn Khuyến, nhưng Tú Xương lại khơng có được cái cảm hứng trong ánhhồi quang về thời quá khứ như nhà Nho hiển đạt Nguyễn Khuyến, do vậy mà,nhà thơ - kẻ sĩ thất bại Thành Nam đã không thể bay bổng trong cảm hứng vềcon người anh hùng, con người vũ trụ - sử thi theo mạch cảm hứng của tưduy thơ ca cổ điển.

Con người vũ trụ - ưu thời của Tú Xương đã xuất hiện trong một số

<i>bài thơ như “Sông lấp”, “Hỏi ông trăng”, “Đêm buồn”, “Đêm dài”, “Chợt</i>

<i>giấc”. Đó là những kẻ sĩ thị dân cộ độc bé tắc, bất lực trước thời cuộc. Cảm</i>

hứng về những con người này đã khơng có thể phát triển thành một hệ thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

xuyên suốt để trở thành một đề tài, một mảng thơ lớn trong sáng tác của TúXương, tuy nó vẫn chiếm được một vị trí quan trọng làm nên một nét độc đáocho thơ Tú Xương với kiểu trữ tình cá nhân đậm ý thức cơng dân. Khơng khícủa thời đại, khơng khí của buổi giao thời, sự xuất hiện của xã hội mới, xãhội thực dân tư sản và một nếp sinh hoạt mới, sinh hoạt thị dân đã tác độngmạnh mẽ đến thế giới quan nhà Nho đang mục ruỗng rệu rã trong cảm thức

<b>của Tú Xương. Do tác động của thời đại và lịch sử, cảm hứng sáng tác</b>

<b>của Trần Tế Xương nhạt dần tính chất Nho giáo phong kiến mà đậm dầntính chất thị dân. Tính chất thị dân đã tạo nên cảm hứng thị dân của chủ thể</b>

trữ tình và đã qui định nên kiểu hình tượng con người thị dân trong thơ TúXương.

<b>1.2. Nhà thơ Trần Tế Xương1.2.1.Thời đại</b>

Trần Tế Xương sống vào những thập niên cuối cùng của thế kỉ XIX,khi thực dân Pháp cơ bản bình định xong tồn cõi Việt Nam. Cuộc đời ôngnằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan. Tuổi thơ của Tú Xương trôi quatrong những ngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phongtrào khởi nghĩa chống Pháp càng mờ dần. Nhất là sau cuộc khởi nghĩa củaPhan Ðình Phùng bị thất bại thì phong trào đấu tranh chống Pháp dường nhưtắt hẳn. Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biếnđộng, nhất là ở thành thị. Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thờikỳ chế độ thực dân nửa phong kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triểnở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

của nhân dân. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hộibuổi giao thời ấy và gửi gắm vào trong đó tâm trạng của mình.

Cuộc đời ngắn ngủi 37 năm của ông nằm trọn trong một giai đoạn bithương nhất của đất nước. Giai đoạn giao thời giữa chế độ phong kiến và chếđộ thực dân nửa phong kiến. Đó là thời kì mà triều đình nhà Nguyễn vốn lạchậu, bảo thủ, đang trên đà suy sụp đã bán đứng đất nước ta cho thực dânPháp. Việc chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập vào Việt Nam đã làmthay đổi sâu sắc đất nước ta về tất cả mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hố, đạođức và xã hội. Thế nhưng Việt Nam không trở thành một nước tư bản chủnghĩa thực thụ trái lại nó bị giam hãm trong chế độ của một nước phong kiếnnửa thuộc địa.

Vừa lớn lên, đất nước rơi vào tay giặc Pháp, dân khổ, Tú Xương khổ.Nhưng ngồi cái khổ nhục vì mất chủ quyền cịn khổ vì đất nước, xã hội bịném vào một cuộc đổi thay. Cái mới lạ cũng có nhưng cái quái lạ nhiều hơn.Thành Nam nơi quê hương ông là nơi diễn ra sự thay đổi sớm nhất và tậptrung nhất. Trong xã hội ấy, mọi giá trị truyền thống của dân tộc bị đảo lộnmột cách đau lịng. Những giá trị ngày hơm qua cịn là thần tượng tơn thờ củađạo nho thì giờ đây sụp đổ tan tành hoặc quỳ gối dưới những giá trị mới,những sự vật hiện tượng mới bẩn thỉu, ô nhục đang lan tràn khắp cả khônggian nước Việt. Cả xã hội chạy theo đồng tiền, đồng tiền không chỉ là phươngtiện để trao đổi mà còn là thần tượng cao nhất để người đời tôn thờ. Đồngtiền làm sụp đổ nhân cách con người. Bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỉXIX là một bức tranh xám xịt, nham nhở. Tồn bộ vùng nơng thơn rộng lớnvẫn chìm trong đêm tối của cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Còn ở các vùng kẻ chợ

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

như Hà Nội và Nam Định (quê Tú Xương) thì phơi bày một cảnh đời đồi bạivà lố lăng. Tú Xương là một con người có đầy đủ lương tri và bản lĩnh củamột trí thức Việt Nam phong kiến chân chính. Hàng ngày, hiện thực ấy đậpvào mắt ông, gây phản ứng trong tâm trạng, từ đó phản ánh vào trong sángtác của ông, tỏa ra hai tố chất làm nên hai phương diện: trữ tình và trào phúng- tưởng khác nhau mà thật nhất quán với nhau.

Có thể nói, đứng trước sự tha hoá của xã hội nên sự ảnh hưởng củanguyên tắc Tam cương ngũ thường đến Tú Xương không đậm như Nguyễn

<i>Khuyến và càng xa rời Ðồ Chiểu. Tú Xương mất sớm, ông chưa đi trọn con</i>

đường sáng tác của mình. Nhưng những tác phẩm Tú Xương để lại giống nhưmột bản cáo trạng đanh thép lên án xã hội thực dân nửa phong kiến trong giaiđoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Tú Xương sáng tác rất nhiều và thất lạc cũngnhiều. Ông viết khoảng 150 bài thơ bằng chữ Nơm với đủ các thể loại. Ngồira, ơng có dịch một số thơ Ðường.

Tú Xương là nhà thơ điển hình của buổi giao thời từ chế độ quân chủphong kién tới chế độ thực dân nửa phong kiến. Đó cũng là thời kì đặt nềnmóng cho nền văn học thị dân cận đại. Có thể nói Tú Xương là sản phẩm bấtthành của chế độ khoa cử đương thời. Nói theo cách của nhà văn Nguyễn

<i>Tuân thì “Thơ và đời Tú Xương dính liền khít với thiết chế trường thi và sự</i>

<i>thi cử ở trường Nam Định. Có thể nói một cách khác: Tú Xương là một sự đithi hoặc thơ Tú Xương là những hồi quang tê tái về sự thi cử lúc nó sắp tàncục…”. Chính điều này đã tiếp tục lan tỏa và quy định tiếng nói trữ tình của</i>

Tú Xương trong cách cảm nhận về thời thế, trong sự phân thân tạo nên tiếngcười bông đùa, bỡn cợt. Và khi đã trở thành một nét tính cách, một phong

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

cách thơ, ông càng trở nên nhạy cảm với những mặt trái, những nghịch cảnhcủa đời sống thị thành đang bày ra trước mắt.

<b>Cuộc đời Tú Xương đã gắn bó với xã hội thành Nam chốn giaothời, hồn thơ ông đã được ươm trồng và nảy nở trên mảnh đất thị thànhvốn rất đáng tự hào đó. Khơng phải tất cả những gì của quê hương, của thời</b>

đại cũng ảnh hưởng tới hồn thơ Tú Xương nhưng chắc chắn phần ảnh hưởngcủa nó tới tài năng thơ Tú Xương là không nhỏ.

<b>1.2.2.Cuộc đời</b>

Trần Tế Xương (1870 – 1907) tự là Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, TửThịnh; lúc nhỏ bố mẹ đặt tên là Trần Duy Uyên, người làng Vị Xuyên, huyệnMỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố Hàng Nâu, Nam Ðịnh). Ông đậu Tútài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương. Trongtất cả các tài liệu nói về Tú Xương đều khơng thấy có ảnh, nhưng dáng hìnhcụ Tú được người bạn học là hạc phong Lương Ngọc Tùng viết trong bài thơ

<i>“Nhớ rõ hình dung...”:</i>

<i>“Cùng làng, cùng phố, học cùng trường</i>

<i>Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương,Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết,</i>

<i>Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương.Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú,Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>Mấy chục năm trời đà vắng bóng,Nghìn năm cịn rạng dấu thư hương.”</i>

Ơng thuộc dịng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, tổ tiên ông lập công lớndưới thời Nhà Trần nên được phong quốc tính (đổi theo họ nhà vua). Ơng lậnđận về đường khoa cử: đi thi từ năm 15 tuổi nhưng hỏng hoài, mãi tới năm 24tuổi (1894) mới đỗ Tú tài; sau đó lại trượt Cử nhân 5 khoa liền.

Ông cưới vợ rất sớm, bà Phạm Thị Mẫn, một cơ gái q, có với nhau 8người con - 6 trai và 2 gái. Nhà nghèo, con đông, nghề dạy học của ông lạibấp bênh trong thời kỳ Nho học suy tàn nên mọi chi tiêu trong gia đình đềudo một tay bà Tú quán xuyến. Bà được xem là một phụ nữ tiêu biểu cho phụnữ Việt Nam xưa: tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình…Chính bà đã đi vào thi phẩm của chồng như một nhân vật điển hình hấp dẫn:

<i>“Lặn lội thân cị khi qng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đị đơng.Một dun hai nợ âu đành phận,</i>

<i>Năm nắng mười mưa dám quản cơng…”</i>

(Thương vợ)

Cuộc đời ơng gắn liền với lều chõng, tính ra có tất cả 8 lần. Sau 3 lầnhỏng, mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đỗ Tú tài, nhưngcũng chỉ là Tú tài thiêm thủ (lấy thêm). Mãi sau đó dù kiên trì đeo đuổi, ôngvẫn không đỗ được Cử nhân. Khoa Quý Mão (1903), ông đổi tên thành Trần

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Cao Xương với hy vọng bớt vận đen, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng, đến

<i>phải cáu gắt lên trong bài “Hỏng thi khoa Q Mão”:</i>

<i>““Tế” đổi làm “Cao” mà chó thế!“Kiện” trơng ra “Tiệp” hỡi trời ôi!”</i>

(Kiện và tiệp là hai chữ Hán viết hơi giống nhau, chỉ cần viết nhầmchữ này sang chữ kia là dù bài thi có hay mấy cũng cứ bị đánh hỏng).

Đang lúc còn đeo đuổi nghiệp khoa cử thì ơng đột ngột qua đời năm1907. Cuộc đời 37 ngắn ngủi của ơng tồn nằm trong giai đoạn bi thương củađất nước, ơng dũng cảm dùng ngịi bút trào phúng giễu mình, giễu đời, tunghê mọi cái nhố nhăng của xã hội, từ dân chí quan, khơng chừa một ai.

Tú Xương được xem là hiện tượng hiếm trong lịch sử tác gia ViệtNam, là người tạo ra môn phái thơ ca riêng với nhiều môn đệ hậu sinh. ChữXương trong tên ơng có nghĩa là “thịnh vượng” (cịn có nghĩa là đẹp, thẳng);nhưng những người chun làm thơ trào phúng về sau đã cố tình “xuyên tạc”một cách đáng yêu, cho đó có nghĩa là xương thịt. Từ đó, họ tự nguyện suytơn Tú Xương (thịt) lên bậc tổ sư một “môn phái” quy tụ những môn đệ “ăntheo” học vị khoa bảng như: Tú Mỡ, Tú Sụn, Cử Nạc, rồi Tú Poanh, ĐồPhồn...

Câu nói bất hủ của nhà văn Nga M.E. Saltykov-Shchedrin (1826 –

<i>1889) “Văn học nằm ngồi những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó</i>

<i>khơng thừa nhận cái chết”, hay câu thơ Nguyễn Khuyến khóc Tú Xương đã</i>

vận vào số phận thơ văn của con người bước không qua tuổi 37 ấy:

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>“Kìa ai chín suối xương khơng nátCó lẽ ngàn thu tiếng vẫn cịn”</i>

Như vậy, hồn cảnh sống và gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối vớicuộc sống, tâm hồn, tính cách và để lại dấu ấn đậm nét trong q trình sángtác của Trần Tế Xương, góp phần tạo nên nguồn cảm hứng dồi dào chonhững con người thị dân và lối sống thị thành trong thơ ông.

<b>1.2.3.Sự nghiệp sáng tác</b>

Tình hình văn bản tác phẩm của Tú Xương hết sức phức tạp. Khơng códi cảo. Khơng có những cơng trình đáng tin cậy tập hợp tác phẩm khi tác giảcòn sống hoặc vừa nằm xuống. Sinh thời, nhà thơ sáng tác dường như chỉ đểtiêu sầu hoặc mua vui, thơ làm đọc lên cho vợ con, bạn bè nghe, rồi tùy ýtruyền khẩu. Thành Nam thủa ấy cịn có nhiều người hay thơ và thơ hay, cùngnỗi niềm và khuynh hướng với Tú Xương như Trần Tích Phiên, Phạm ỨngThuần, Trần Tử Chi, Vũ Công Tự...Thơ họ cũng được phổ biến khơng ít. Lại3 năm một lần thi hương, sĩ tử cả Bắc Kỳ tụ hội về đây, thơ hay được lantruyền càng rộng rãi. Vì thế thơ Tú Xương càng dễ bị lẫn lộn.

<i>Lúc đầu chỉ là các bài sưu tầm đăng giải rắc trên tạp chí Nam</i>

<i>Phong (các năm 1918, 1919, 1920, 1926). Tiếp đến sách “Văn đàn bảo giám(quyển 3)” của Trần Trung Viên, Nam Ký thư quán Hà Nội 1926, giới thiệu</i>

79 tác phẩm, trong đó phần lớn đã được đăng ở Nam Phong. Từ đó,lần lượtxuất hiện những sách chuyên đề về Tú Xương. Có 2 văn bản chữ nơm hiện

<i>cịn lưu giữ ở thư viện Hán - Nơm đó là Vị thành giai cú tập biên (ký hiệu</i>

AB.194) ghi rõ “Nam Định Vị Xuyên tú tài Phượng Tường Trần Cao Xương

<i>Tử Thịnh trước tập” và Quốc văn tùy ký (ký hiệu AB.383).</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>Chỉ có cuốn “Tú Xương tác phẩm giai thoại” của nhóm Nguyễn Văn</i>

Huyền (chủ biên), Đỗ Huy Vinh, Mai Anh Tuấn và người giới thiệu giáo sưNguyễn Đình Chú, Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh - 1986 là một cơngtrình nghiên cứu kỹ lưỡng và công phu. Loại ra các tác phẩm không phải củatác giả, so sánh, đối chiếu các bản đã in ở những lần xuất bản trước, chọn ra

<b>134 bài thơ là của Tú Xương và loại ra 68 bài (có chú dẫn nguyên nhân loại</b>

ra cho từng bài một).

Tóm lại, dù Tú Xương chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sựnghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Với khoảng trên 100 bài, chủ yếulà thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát)và một số bài văn tế, phú, câu đối… Sáng tác của ơng có thể được chia làmhai mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ vớidân, với nước, với đời. Trong đó, những bài thơ được khơi nguồn từ mạchcảm hứng về con người thị dân và thế giới thị thành có giá trị đặc biệt quantrọng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>CHƯƠNG II: CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂNTRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG</b>

Trần Tế Xương là một nhà nho. Cuộc đời của ông ngắn ngủi chỉ với 37năm nhưng lại có đến 21 năm với tám lần lều chõng đi thi. Tuy rằng trongviệc học hành Tú Xương khơng lấy gì làm chăm chỉ nhưng ngồi việc học,ơng chỉ làm mỗi việc dạy con nên có thể khẳng định Tú Xương là một nhànho như những nhà nho cùng thời Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, Cửnhân Tri huyện Nguyễn Thiện Kế và ơng Tú Kép Hồng Thụy Phương;nhưng có một khác biệt cơ bản giữa Tú Xương với các nhà nho này trongthành phần xuất thân và hoàn cảnh sống. Tú Xương sinh ra trong một giađình nhà nho thị dân. Ơng sống và hoạt động chủ yếu ở Thành Nam, một đôthị lớn trong thời phong kiến và cũng là một đô thị trung tâm của xã hội giaothời thực dân - phong kiến. Tính chất thị dân của Tú Xương đã được khẳng

<i>định qua cách ông tự giới thiệu: “Ở phố Hàng Nâu...” (Tự vịnh), và “Quen lối</i>

<i>sống thị thành” (Phú hỏng thi), “Sáng vác ô di tối vác về” (Tự ngụ)...</i>

Trước khi là một nho sinh Trần Tế Xương đã là một thị dân. Do vậymà những cảm nhận về con người và cuộc sống cũng như tính cách của ơngnhất nhất đều bị chi phối bởi cảm thức của một thị dân. Đặc biệt, nó quy địnhnên kiểu hình con người thị dân trong thơ Tú Xương với ba hình tượng chủyếu: hình tượng nhà nho, người phụ nữ và cư dân Thành Nam – những conngười phố phường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>2.1. Hình tượng nhà nho thị dân</b>

<i>Trong thơ Trần Tế Xương khơng có những nhà nho hăm hở “phù địa</i>

<i>trục” “chí những toan xẻ núi láp sơng” (Nguyễn Cơng Trứ), khơng có những</i>

<i>nhà nho say với đạo, tỏ lịng với thơ (“Say mùi đạo trà ba chén - Tả lòng</i>

<i><b>phiền thơ bón câu” - Nguyễn Trãi)... Thơ Tú Xương chỉ có những nhà nho</b></i>

<b>thất bại của thời nho phong suy mạt. Hình tượng nhà nho chủ yếu trong</b>

thơ Tú Xương chẳng có chút tráng chí, chẳng có cái tài tình mà chỉ có cái bộ

<i>dạng “lơi thơi”, “âm oẹ” (Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu), chỉ có cái sĩkhí như “gà phải cáo” (Than đạo học), cái văn tài “liều lĩnh đấm ăn xôi”(Than đạo học) và chỉ hay một nỗi “cờ bạc rong chơi” (Chế quan Đốc).Chẳng chút băn khoăn với nỗi niềm ưu ái “Việc xa gần phải trái kệ thây ai”</i>

(Ngẫu chiếm), chẳng hề bận tâm với lẽ cương thường với chữ trung hiếu,

<i>cũng chẳng ôm ấp hồi bão “trí qn trạch dân”, chẳng tu chí, lập thân,những kẻ sĩ ấy chỉ “lăm le” một nỗi “bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ”(Văn tế sống vợ), đeo đuổi khoa cử chỉ mong sao “Đỗ đành may khỏi tiếng</i>

<i>cha cu” (Hỏi mình). Chỉ rặt là một phường “vừa dốt lại vua ngu” (Ông Cử</i>

Nhu) những nhân vật nhà nho của Tú Xương cũng trông rỗng, không tinhthần như những nhân vật nhà nho của Nguyễn Khuyến. Những nhà nho trongthơ Tú Xương tuy vô năng lực nhưng không vô bản sắc như những nhà nhocủa Nguyễn Khuyến, trái lại còn đầy bản ngã đang đắm đuối trong nhữngham muốn:

<i>“Ta lên ta hỏi ông trời: </i>

<i>Trời sinh ta ở trên đời biết chi? </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>Biết chăng cũng chẳng biết gì Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu Biết thuốc lá, biết chè Tàu </i>

<i>Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi”</i>

(Hỏi ông trời)Hay:

<i>“Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ,Rượu chè trai gái đủ tam khoanh”</i>

(Tự vịnh)

Khắc họa chân dung những kẻ sĩ nhà nho, bằng thái độ báng bổ trào

<i>phúng, Tú Xương đã hoàn toàn bước ra khỏi cảm hứng “lấy con người làm</i>

<i>đối tượng đánh giá, bình luận, suy nghĩ nhưng khơng khắc hóa nó thànhnhân vật có bản chất tạo hình với diện mạo và nội tâm cụ thể” (Trần Nho</i>

Thìn) một cảm hứng mang tính quy phạm của văn chương nhà nho. Phá vỡhệ thống hình tượng về con người nhà nho lâu nay vốn tồn tại, Tú Xương xâydựng nên một kiểu hình con người hồn tồn xa lạ: nhà nho thị dân.

<b>Thơng qua việc xây dựng hình tượng nhà nho thị dân từ nhữngbài thơ tả người và đặc biệt là tả chính bản thân mình, Trần Tế Xươngđã thể hiện kiểu ngơn chí thị dân đầy mới mẻ và bộc lộ cái tơi thị dân củachính bản thân mình.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>2.1.1.Nhà Nho thị dân và kiểu ngơn chí thị dân</b>

Kiểu hình tượng nhà nho thị dân trong thơ Trần Tế Xương đã thay thếcho kiểu hình tượng nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử: nhữngđại trượng phu, quân tử quen thuộc trong thơ cổ điển. Kiểu hình tượng nhànho thị dân này đã làm nên sự khác biệt giữa nhà thơ đô thị Tú Xương và nhàthơ nông thôn Nguyễn Khuyến cũng như giữa Tú Xương với các nhà thơ nhànho trước và cùng thời với ông, cụ thể là đã làm nên sự khác biệt trong kiểuthuật hoài, tỏ lịng, nói chí.

Trong khn khổ “thi dĩ ngơn chí” mang tính quy phạm của thi catrung đại và vẫn với hình thức sáng tác của nhà nho, nhưng Tú Xương đã nóichí trong cảm thức của một thị dân, một nhà nho thị dân. Bằng cách này TúXương đã tạo ra cho thơ ơng có một giọng điệu, một kiểu “ngơn chí” khá đặcbiệt và khá khác biệt so với kiểu “ngơn chí” trong thơ nhà nho thời trung đại.

Tìm hiểu kiểu “ngơn chí”, tìm hiểu sự độc đáo của Tú Xương trong thơnhà nho khơng chỉ để hiểu tính chất bất quy phạm của thơ Tú Xương từ gócđộ cảm hứng nghệ thuật so với quy phạm của văn chương trung đại mà quađó có thể thấy được sự khác lạ của thơ Tú Xương như là yếu tố nội sinh trongdòng chảy của văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại.

Trong cách tự bạch về mình, Tú Xương đã tự giới thiệu về lối sống

<i>mang đậm tính thị dân của ơng trong cách “Sáng vác ơ đi tối vác về” và trong</i>

cái biết:

<i>“Biết ngồi Thống Bảo, biết đi cô đầu,</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Biết thuốc lá, biết chè tàu,</i>

<i>Cao lâu biết vị, thanh lâu biết mùi.”</i>

(Hỏi ông trời)

Lối sống thị thành đã tạo nên ở Tú Xương một kiểu nhà nho tài tử thịdân, tạo nên những khác biệt trong cảm nhận về cuộc đời so với các nhà nhotài tử phong kiến như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê... Chonên, tuy cùng sống trong một thời đại nhưng cách cảm nhận cuộc sống củaTú Xương hoàn toàn khác so với cách cảm nhận cuộc sống của NguyễnKhuyến.

Vẫn với hình thức sáng tác của văn chương nhà nho, nhưng trong thơTú Xương lại hoàn tồn thiếu vắng bóng dáng của kiểu ngơn chí trong quyphạm cao nhã, giáo hóa và phi ngã của văn chương trung đại. Thơ Tú Xươngkhơng thể hiện hồi bão, sự khát khao tu chí, lập thân theo con đường khoacử. Ông Tú đã tự nhận rằng:

<i>“Bài bạc, kiệu cờ, cao nhất xứ,Rượu chè, trai gái, đủ tam khoanh.Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi,</i>

<i>Cứ mãi rong chơi chẳng học hành”.</i>

(Tự vịnh)

Những khái niệm: tu, tề, trị, bình, tu thân lập chí quen thuộc của nhàNho phong kiến vẫn thường xuất hiện trong thơ ca của các nhà nho cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>mạng đầu thế kỉ XX như: Phan Bội Châu (Làm trai phải lạ ở trên đời - Há để</i>

<i>càn khôn tự chuyển dời - Trong khoảng trăm năm cần có tớ - Sau này mnthuở há những ai ? - Xuất dương lưu biệt), Phan Chu Trinh (Bạch đầu chí sĩchân ưu quốc - Hồng tụ giai nhân giải báo cừu (Ngơ Đức Kế dịch là: Kìa</i>

người đầu bạc cịn lo nước - Nọ khách mơi son biết giả thù)), Huỳnh Thúc

<i>Kháng (Đấng trượng phu tuy ngộ nhi an - Tố hoạn nạn hoành hồ hoạn nạn)...</i>

lại hoàn toàn xa lạ với Tú Xương. Trong khi các nhà Nho luôn tỏ ra hăm hởvới chuyện khoa cử :

<i>“Đi không há lại trở về khôngCái nợ cầm thư quyết trả xong”</i>

(Nguyễn Công Trứ)Hay:

<i>“Cái bút, cái nghiên, là chuyện qCâu kinh, câu sử, ấy mùi ngon”</i>

(Nguyễn Khuyến)

<i>Ơng Tú lại nói “Năm nay ta học năm sau đỗ” (Than thân chưa đạt).Vớiơng, “Ví dù thi đỗ làm quan lớn - Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu” (Ngẫu hứng).Vì trước sau trong cảm nhận của ơng Tú “Nào có ra gì cái chữ nho” (Chữnho) và “Đạo học ngày nay đã chán rồi” (Than đạo học). Nên tuy vẫn học</i>

hành lều chõng đi thi nhưng chỉ là:

<i>“Có phải rằng ơng chẳng học đâu?</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>Một năm ông học một vài câuVí dù vua mở khoa thi trống</i>

<i>Lạc nhạn, xuyên tâm đủ ngón chầu”.</i>

<i>“Dạy câu Kiều lẩy Dạy khúc lý kinh </i>

<i>Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành!”</i>

(Phú thầy đồ dạy học)

Tuy vẫn ngơn chí nhưng giọng điệu ngơn chí của Tú Xương đã trở nên

<b>xa lạ với giọng ngơn chí theo điển phạm của thơ ca nhà Nho. Tú Xương đã</b>

<b>tạo nên cho riêng mình một kiểu ngơn chí khá riêng biệt mang đậm néttính cách thị dân. Với kiểu ngơn chí thị dân, thơ Tú Xương trước hết đãtạo nên được một kiểu hình nhà nho tài tử thị dân. Trong đó sự bộc lộ cái</b>

tôi là cái tôi thị dân cá nhân hướng ngã. Cũng chính với kiểu ngơn chí thị dânnày, Tú Xương đã phá vỡ không chỉ kiểu thơ khẩu khí, ngơn hồi của văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

chương nhà nho bằng chính hình thức sáng tác nhà nho; mà qua đó cịn phávỡ ln cả hệ thống đề tài ngâm vịnh đậm nét thù phụng mang tính quy phạmcủa văn chương nhà nho. Về cơ bản với kiểu ngơn chí này, Tú Xương đãbước một bước khá dài ra khỏi quy phạm ngơn chí của văn chương nhà Nho.

Qua tìm hiểu những khác biệt của kiểu ngơn chí thị dân của Trần TếXương so với kiểu ngơn chí nhà nho phong kiến, có thể có những kết luậnnhư sau: Tú Xương là một nhà nho nhưng cuộc sống chốn thị thành đã tạonên trong ông một cảm nhận về con người và thế giới mang đậm chất thị dân.Đây là yếu tố quyết định tạo nên những khác biệt cơ bản trong thơ của TúXương so với thơ của các nhà nho cùng thời. Đây cũng là yếu tố làm nênkiểu ngơn chí thị dân, làm nên kiểu bộc lộ cái tôi đầy bản ngã trong thơ nhànho của Tú Xương so với đặc trưng giáo hóa, cao nhã thuộc quy phạm phingã hóa của văn chương nhà nho thời trung đại.

<b>2.1.2.Nhà Nho thị dân và kiểu bộc lộ cái tôi thị dân</b>

Sự biểu hiện cái tôi trong thơ Trần Tế Xương tuy có được chủ ý và rất

<i>được đề cao như Thanh Lãng từng viết “Một tính cách mới mẻ khác trong</i>

<i>văn chương Tú Xương là đem tung lên giấy một cái tôi trần truồng. TúXương không phải là người đầu tiên đưa cái tôi vào văn chương. Ngọc HânCông Chúa, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương... cũng đã dùng văn chươngđể nói đến cái tơi của họ một cách khá táo bạo. Nhưng chưa có ai có cái táobạo như cái táo bạo của Tú Xương”. Tuy vậy, cái tôi trong thơ Tú Xương chỉ</i>

<i>mới được xem xét như là “một điển hình nghệ thuật” (GS Nguyễn Lộc).</i>

</div>

×