Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sự chuyển đổi cảm hứng sử thi sang cảm hứng cá nhân vhọc sau 75

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.71 KB, 14 trang )

Có thể noí Cách mạng tháng Tám 1945 là một dấu ấn quan trọng trong
lịch sử Việt Nam cũng như trong đời sống nội tại của văn học. Sự thành
công vang dội của cuộc Tổng Khởi Nghĩa không những đã cởi trói cho kiếp
sống nô lệ gần 100 năm của dân tộc Việt mà nó còn là bước ngoặt cởi trói
cho một thời đại văn học. Dòng văn học bất hợp pháp trước cách Mạng
tháng Tám trở thành dòng văn học chủ đạo chi phối toàn bộ cảm hứng sáng
tác, nhiệt huyết sáng tác của các văn nghệ sĩ. Những nhà văn, nhà thơ thuộc
các trường phái văn học lãng mạn và hiện thực được viêt với một tâm thế
mới. Được sáng tạo văn chương theo một hướng cùng với cách mạng. Được
tung ngòi bút trong văn học yêu nước công khai chứ không còn phải gửi
gắm kín đáo qua một vài chủ đề trung gian như trước đây nữa. Đó là thành
công của một quá trình “ nhận đường” đầy gian nan và thử thách.
Sau khi Cách Mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta lại bước vào một
giai đoạn chiến đấu đầy cam go, ác liệt khác. Đó là những bản tráng ca anh
hùng trong hai cuộc kháng chiến trường kì: Kháng chiến chống Pháp và
kháng chiến chống Mỹ đan xen trong một giai đoạn vừa kháng chiến ở miền
Nam vừa kiến quốc ở Miền bắc. Xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam dân
chủ Cộng hoà non trẻ.Chính trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt và anh
hùng ấy, đời sống văn học đã không hẹn mà cùng tập trung xây nên một bản
anh hùng ca giàu sức sống về những tấm gương quyết tâm bảo vệ đến cùng
từng tấc đất cuả Tổ Quốc. Để phục vụ cho nhiệm vụ “ toàn dân kháng
chiến”, văn học cũng trở thành một mặt trận chiến đấu bằng sức mạnh của
ngòi bút. Các nhà văn viết về các câu chuyện kháng chiến, viết về những
tấm gương anh hùng của người chiến sĩ. Biến hình tượng này trở thành nhân
vật trung tâm trong suốt một giai đoạn văn học trường kì. Cảm hứng tráng ca
với những trang văn cổ vũ, biểu dương những thành tích thần kì cũng như sự
1
hy sinh oanh liệt của toàn thể quân dân phục vụ cho một mục đích duy nhât :
chiến thắng kẻ thù xâm lăng. Hàng loạt các truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí
đến thơ ca đều tập trung miêu tả người lính, người chiến sĩ, miêu tả hình
tượng lãnh tụ vĩ đại hoà mình trong hình ảnh của Đảng, của Tổ Quốc. Tuy


có những cách khai thác khác nhau song tựu chung lại cảm hứng chủ đạo chi
phối toàn bộ các sáng tác trong giai đoạn văn học 1945 – 1975 là cảm hững
sử thi, anh hùng ca.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 cách mạng Việt Nam thành công vang dội
khắp năm châu, bốn bể. Ngày này đã đi vào lịch sử Việt Nam như một dấu
ấn quan trọng. Nó đánh dấu sự thất bại của các thế lực đế quốc thực dân đô
hộ nước ta hơn 100 năm, đánh dấu sự thất bại trong kế hoạch xâm lăng của
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dấu ấn lịch sử này cũng đã mở ra một trang
mới cho cuộc sống của người dân nước Việt.Toàn thể dân tộc cùng bước
sang một nhiệm vụ mới: xây dựng đất nước sau chiến tranh. Văn chương
cũng vậy, có những nhiệm vụ mới đòi hỏi người cầm bút phải khai thác bên
cạnh chủ đề chiến tranh và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Đến năm 1986, đất
nước lại chuyển mình vận động một lần nữa với những đường lối đổi mới.
Đổi mới trong mọi lĩnh vực vĩ mô như kinh tế, xã hội cho đến những vấn đề
cụ thể của từng khối ngành. Văn chương cũng uốn mình theo sự đổi mới ấy.
Bởi chức năng của nó là phản ánh một cách chân thực hiện thực đời sống
cũng như hiện thực tâm lí con người. Cảm hứng chủ đạo chi phối các sáng
tác của người nghệ sĩ đã chuyển dần từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng cá
nhân, cảm hứng đời tư, thế sự. Các nhà văn, nhà thơ lại tập trung tinh lực
trong ngòi bút của mình để khai thác những mảnh đời nhỏ bé, đời thường mà
có ý nghĩa nhân văn cao cả. Họ không nói đến những cái to tát, những cái
lớn của tập thể nữa mà đi sâu vào những con người nhỏ bé trong giai đoạn
hoà bình sau chiến tranh.
2
Văn học với những loại hình nhỏ hơn của nó đã có những thay đổi từ tư
duy sáng tác cho đến cảm hứng chủ đạo cũng như các nhân vật trung tâm,
hình tượng văn học. Ngay từ trong thơ ca, tiểu thuyết đến truyện ngắn, bút
kí, hồi kí...Những vần thơ như Đất quê ta mênh mông, Cuộc chia li màu đỏ,
Màu tím hoa sim, Việt bắc, Ra trận, Máu và hoa, Đất nước có bao giờ đẹp
thế này chăng...; những tiểu thuyết với Dấu chân người lính, Hòn đất, Người

mẹ cầm súng, Sống như anh…những bút kí như Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật
kí Đặng Thuỳ Trâm,…với những cảm hứng anh hùng ca sáng ngời dần được
thay thế bởi những vần thơ, tiểu thuyết, bút kí hiện sinh đậm cảm hứng cá
nhân, đời tư, thế sự. Các nhà văn đã ý thức được sức sống mãnh liệt của các
tác phẩm trong giai đoạn kháng chiến, đó là những tượng đài “ sống”, đẹp
hùng tráng mà không dễ thay thế được bằng một tác phẩm khác. Những tác
phẩm ấy đẹp bởi nó được thai nghén và sinh nở trong hiện thực cuộc kháng
chiến. Chính vì thế người nghệ sĩ trong giai đoạn văn học sau này đã tìm cho
mình một con đường mới, khai thác văn chương trong một cách nhìn mới
mà không hề phủ định các giá trị của các tác phẩm văn học trước đó.
Truyện ngắn cũng vậy.Với vai trò quan trọng của mình trong đời sống
văn học, giai đoạn văn học 1945- 1975 chúng ta đã được chứng kiến những
đóng góp to lớn của thể loại này trong chiến tuyến chiến đấu của người nghệ
sĩ.
Trong kháng chiến chống Pháp, các truyện ngắn vang dang như “Đôi
mắt”, “Làng”, “ Vợ chồng A phủ”, “ Thư nhà”…chủ yếu viết về quá trình
nhận đường của văn nghệ sĩ, viết về những người nông dân áo vải ra lính.
Trong kháng chiến chống Mỹ,“ Mảnh trăng cuôí rừng”, “ Chiếc lược ngà”,
“ Gai lửa”, “ Rừng xà nu”…chủ yếu lột tả hiện thực cách mạng bằng cảm
hứng ca ngợi, cảm hứng sử thi đậm nét. Sau khi cách mạng thành công,
truyện ngắn cũng như các loại hình văn học khác dần có sự thay đổi trong
3
cảm hứng sáng tác. Có thể nói trong giai đoạn mới này, truyện ngắn phát
triển như vũ bão. Nó cùng với tiểu thuyết, bút kí tạo nên những chuyển biến
mạnh mẽ trong đời sống văn xuôi Việt Nam. Các cây bút từ những bậc “ cây
đa, cây đề” trong đời sống văn học kháng chiến đến những cây bút trẻ chỉ
được nhìn kháng chiến qua một lăng kính tái hiện, lại cùng tập trung sáng
tác theo một xu hướng mới với một cảm hứng cá nhân, thế sự rõ nét. Những
tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp như “ Tướng về hưu”, “ Như những ngọn
gió Hua Tát”, “ Người con gái thuỷ thần”, “ Nàng Sinh”, “ Vinh Hoa”…hay

những tác phẩm của Nguyên Minh Châu như “ Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành”, “Bức tranh”, “ Chiếc thuyền ngoài xa”, …Và những cây bút
trẻ như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo…với những cách
xây dựng hình tượng và kết cấu mới cho đời sống nội tại của văn học.
Khảo sát sự thay đổi trong cảm hứng sử thi sang cảm hứng cá nhân, đời
tư, thế sự của truyện ngắn sau năm 1975 trước hết ta có thể khảo sát trong
mảng vườn “ nội dung”.
Có thể nói, truyện ngắn sau năm 1975 dù sáng tác theo những kiểu kết
cấu đa diện như thế nào cũng chủ yếu tập trung vào hai mảng đề tài chính:
viết về người chiến sĩ trong giai đoạn hoà bình sau cái nhìn phản chiếu cuộc
chiến tranh gian khổ ác liệt và viết về những câu chuyện đời thường, những
con người đời thường. Người lính được nhìn không chỉ là những tấm gương
tiêu biểu, anh hùng trong trận mạc nữa mà còn là những góc nhìn hết sức
riêng tư. Họ hiện lên với những trăn trở của cuộc sống hàng ngày, của tình
yêu. Với “ Bảy ngày trong đời” ( Nguyễn Thị Thu Huệ) tác phẩm đã tái hiện
những đau đớn trong cuộc đời một người lính sau chiến tranh với những cơn
đau tinh thần mà anh phải chịu vì những mất mát trong cuộc chiến. Hay
trong “ Họ đã trở thành đàn ông” ( Phạm Văn Tiến) tác giả đã kể lại một câu
chuyện tưởng chừng như nó không bao giờ có thể xảy ra nhưng sự thật nó đã
4
có trong hiện thực chiến đấu khốc liệt ấy. Một người phụ nữ, một cô thanh
niên xung phong người Hà Nội đã hiến dâng cuộc đời mình cho những
người lính để thoả một ước mơ nhỏ nhoi của họ: “được trở thành đàn ông”
một lần nếu như họ không thể trở về. Với người lính ra chiến trận, xông pha
giữa mũi tên hòn đạn, cái chết, sự hy sinh lúc nào cũng có thể xảy ra. Họ
chấp nhận điều đó nhưng vẫn tiếc nuối gía như có thể là “một người đàn
ông” trước khi hy sinh thì cũng mãn nguyện. Người con gái trong câu
chuyện này đã hiểu được ước mơ thầm kín của người chiến sĩ trong bối cảnh
ấy. Mặt khác chị cũng đã phải sống dằn vặt khi nghe tin người yêu hy sinh
mà trong đêm chia tay giữa làn đạn pháo tấn công thủ đô chị đã từ chối sự

thể hiện tình yêu của anh. Chị ân hận và đau đớn hơn khi nghe câu chuyện
của những người lính trẻ không đang tâm để một người con gái nơi hậu
phương chờ đợi mình. Chị dâng hiến cho họ- cho những người lính ấy- với
ước mong, với tâm niệm đó là sự dâng hiến cho người chị yêu. Kết thúc câu
chuyện là một sự đau đớn khi chiến tranh đã qua đi mà người ta cũng vẫn
chưa thật sự chịu chấp nhận sự thật ấy. Bởi trong mắt một số cá nhân, viết về
chiến tranh là phải tráng ca, họ không dễ chấp nhận câu chuyện này, dù nó
đã xảy ra. Nhưng giá trị nhân văn của nó thì người ta không thể phủ nhận.
Chiến tranh luôn có hai mặt. Chúng ta phải chấp nhận điều đó. Đã có chiến
tranh là phải có hy sinh, mất mát. Không nên trốn tránh nó mà nên đối diện
với nó. Ở một mức độ, một khía cạnh nào đó sự hy sinh, sự chia ly còn làm
tăng thêm giá trị anh hùng ca cho chiến thắng.
Còn có rất nhiều tác phẩm khác nữa trong giai đoạn này viết về người
lính với cái nhìn mới tuy nhiên nó chưa phải là một mảng đề tài duy nhất của
truyện ngắn “ hậu hiện đại”. Khai thác cảm hứng cá nhân, đời tư, thế sự
trong truyện ngắn còn thể hiện qua một mảng đề tài khác. Đó chính là những
tác phẩm viết về những con người bình thường, những câu chuyện đời
5

×