Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.33 KB, 17 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
<b>TRUNG TÂM GDTX – KTTH THANH HÓA</b>
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
<b>TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU NGHỀ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM ĐA DẠNG HÌNH THỨC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆPCHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GDTX – KTTH THANH HÓA</b>
<b>Người thực hiện: Nguyễn Thị HươngChức vụ: Giáo viên</b>
<b>SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục hướng nghiệp</b>
THANH HÓA NĂM 2024
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">1. MỞ ĐẦU...2
1.1. Lí do chọn đề tài...2
1.2. Mục đích nghiên cứu...2
1.3. Đối tượng nghiên cứu...3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...3
2. NỘI DUNG...4
2.1. Cơ sở lí luận...4
2.1.1 Khái niệm về hướng nghiệp...4
2.1.2 Nhiệm vụ của Định hướng nghề nghiệp ở trường THPT...5
2.2. Thực trạng việc định hướng nghề nghiệp qua tìm hiểu nghề tại địa phương cho HS THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa...6
2.3.3 Tổ chức giao lưu với các doanh nghiệp tại địa phương...10
2.3.4 Tổ chức trải nghiệm hướng nghiệp tại một cơ sở cụ thể...11
2.3.5 Tổ chức trò chơi với các chủ đề gắn với nghề tại địa phương...12
2.3.6 Hướng dẫn tìm hiểu thơng tin nghề nghiệp tại địa phương bằng hình thức trực tuyến...12
2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục...13
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>1.1. Lí do chọn đề tài</b>
Định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) là quá trình xác định mục tiêu và lựachọn con đường nghề nghiệp mà mỗi người muốn theo đuổi trong tương lai. Việcđịnh hướng nghề nghiệp bao gồm việc đánh giá và phân tích sở thích, khả năng,tính cách, giá trị nghề nghiệp, điều kiện gia đình,… và các yếu tố khác liên quanđến từng nghề nghiệp cụ thể như cơ hội việc làm, mức thu nhập để quyết địnhhướng đi trong sự nghiệp của bản thân.
Việc hướng nghiệp cho học sinhmột cách chính xác ngay từ đầu sẽ giúpcác em có cơ hội được làm công việc phù hợp với năng lực và sở thích của bảnthân, từ đó sẽ đảm bảo chất lượng cuộc sống về khía cạnh vật chất và cả tinh thầnchạm đến thành công nhanh hơn. ĐHNN đúng giảm thiểu nguy cơ bỏ nghề, làmtrái nghề hay thất nghiệp. Có định hướng nghề nghiệp cho bản thân đúng đắn, cácem sẽ có thể lên kế hoạch học tập hiệu quả hơn, biết rõ mình cần phát triểnnhững gì, từ đó tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc đầu tư vào việc họccác khóa học hay những ngành nghề khơng phù hợp.
Thế giới nghề nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú, sự phát triểnnhanh chóng của cơng nghệ đã tác động nhiều đến thị trường lao động, nhiềungành nghề mới, nhiều lĩnh vực mới xuất hiện. Học sinh THPT đang đứng trướcquãng thời gian quan trọng để định hình tương lai nghề nghiệp của mình, đượctìm hiểu và trải nghiệm đa dạng các hình thức ĐHNN, được cung cấp thơng tinvà hỗ trợ trong việc lựa chọn nghề nghiệp không chỉ giúp học sinh tự nhận thứcđược sở thích, khả năng mà cịn giúp các em có cái nhìn tổng quan hơn và có thểchọn lựa nghề phù hợp, chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của mình.
<b>Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động tìm hiểu nghềđịa phương nhằm đa dạng hình thức định hướng nghề nghiệp cho học sinh</b>
<i><b>tại trung tâm GDTX-KTTH Thanh Hóa” để nghiên cứu. Đề tài này có thể</b></i>
giúp cung cấp thông tin về các phương pháp định hướng nghề nghiệp đa dạng, từđó đưa ra các giải pháp và đề xuất cụ thể nhằm giúp việc định hướng nghềnghiệpcho học sinh THPT trở nên hiệu quả hơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">nghề nghiệp; tìm kiếm được thơng tin nghề, thơng tin thị trường tuyển dụng laođộng và các cơ sở đào tạo cần thiết; lựa chọn và xây dựng kế hoạch nghề nghiệpcho bản thân.
- Nghiên cứu cũng mong muốn đề xuất các hình thức hoạt động tìm hiểunghề nghiệp phù hợp để giúp học sinh THPT có thể tiếp cận với các nghề nghiệpvà thực tế làm việc một cách hiệu quả nhất. Từ đó, giúp giảm thiểu tình trạngthất nghiệp, tăng cường sự đồng hành trong việc phát triển nguồn nhân lực chođịa phương.
<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu</b>
- Học sinh các trường THPT Hàm Rồng; Đào Duy Từ; Nguyễn Trãi; TôHiến Thành trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
- Các hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp tại địa phương; đa dạng hóa cáchình thức định hướng nghề nghiệp để giúp học sinh có được kiến thức, kinhnghiệm và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình;có hiểu biết về thị trường lao động tại địa phương.
<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu</b>
Phương pháp nghiên cứu cho đề tài được thực hiện bằng cách sử dụng cácphương pháp sau:
- Phương pháp điều tra: Điều tra tìm hiểu về tình hình định hướng nghềnghiệp của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn được tiến hành với một số học sinh,giáo viên, phụ huynh và các nhà tuyển dụng tại địa phương để tìm hiểu thêm vềcác hình thức định hướng nghề nghiệp và hoạt động tìm hiểu nghề tại địaphương.
- Phương pháp quan sát: Quan sát được tiến hành trong các hoạt động tìmhiểu nghề tại địa phương, nhằm tìm hiểu các hoạt động được tổ chức và phảnảnh mức độ hiệu quả của các hoạt động này đối với học sinh THPT.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm được tiến hành với cáchọc sinh THPT, giáo viên, phụ huynh và các nhà tuyển dụng để tìm hiểu vềnhững khó khăn và thách thức trong quá trình định hướng nghề nghiệp và đềxuất các giải pháp để cải thiện tình hình định hướng nghề nghiệp cho học sinhTHPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>2.1. Cơ sở lí luận</b>
<b>2.1.1 Khái niệm về hướng nghiệp</b>
Thuật ngữ hướng nghiệp xuất hiện trên thế giới cách đây hàng trămnăm nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều người hiểu chưa đúng hoặc chưađầy đủ. Có người nghĩ đơn giản hướng nghiệp là hướng dẫn, quyết định việcchọn ngành, nghề cho HS chuẩn bị tốt nghiệp phổ thơng; có người cho rằng đâylà quá trình định hướng cho các em lựa chọn những ngành, nghề có giá trị trongxã hội. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, cách tiếp cận, các tiêu chí... mà cónhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hướng nghiệp. Các nhà tâm lý học chorằng đó là hệ thống các biện pháp sư phạm, y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghềcó tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân. Các nhà kinh tế họcthì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên trong xãhội phát triển năng lực đối với lao động và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt độngcụ thể phù hợp với việc phân bố lực lượng lao động xã hội. Có thể đề cập đếnnhững khái niệm tiêu biểu về hướng nghiệp như:
<i>Nhà tâm lý học K.K. Platônnôp cho rằng: “Hướng nghiệp, đó là hệ thốngcác biện pháp tâm lý – giáo dục, y học nhằm giúp cho con người đi vào cuộcsống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhucầu xuất hiện, vừa phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân. Những biệnpháp này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa quyền lợi của XH với quyền lợi của cánhân”. Còn viện sĩ X.la.Batusep xác định: “Hướng nghiệp là một hoạt động hợplý gắn với sự hình thành ở thế hệ trẻ hứng thú và sở thích nghề nghiệp vừa phùhợp với những năng lực cá nhân, vừa đáp ứng đòi hỏi của xã hội đối với nghềnày hay nghề khác”.</i>
Theo GS.TS. Phạm Tất Dong, khái niệm hướng nghiệp được hiểu trên haibình diện:
<i>Trên bình diện xã hội: Hướng nghiệp như là một hệ thống tác động của</i>
xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học... nhằm giúp cho thế hệ trẻchọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trườngcủa cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuấttrong nền kinh tế quốc dân.
<i> Trên bình diện trường phổ thông: Hướng nghiệp được coi là công</i>
việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh trongviệc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sởphân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực củacác ngành sản xuất trong xã hội.
Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ cho rằng,
<i>“hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><i>và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khảnăng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường củacá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”. Khái niệm này cho</i>
thấy: Thực chất của hướng nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà là giúpHS có được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xungquanh, về những yếu tố ảnh hưởng, tác động tới bản thân trong việc chọn nghềđể lựa chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhânvới nghề, giữa cá nhân với xã hội; Hướng nghiệp là giáo dục sự lựa chọn nghềmột cách có chủ đích nhằm đảm bảo cho các em hạnh phúc trong lao động nghềnghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội;Hướng nghiệp không chỉ được thực hiện trong nhà trường bởi các thầy, cơ giáomà cịn được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của cáccơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là cha mẹ HS.
Qua những quan điểm về khái niệm hướng nghiệp nêu trên, có thể hiểumột cách ngắn gọn, dưới góc độ giáo dục phổ thơng, hướng nghiệp là sự tácđộng của một tổ hợp các lực lượng xã hội, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sưphạm làm trung tâm (nhà trường) vào thế hệ trẻ, giúp các em làm quen vàhiểu biết về một số ngành nghề phổ biến trong xã hội để khi tốt nghiệp ratrường, các em có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai.
<b>2.1.2 Nhiệm vụ của Định hướng nghề nghiệp ở trường THPT</b>
Nhiệm vụ cơ bản của ĐHNN là tìm một nghề phù hợp nhất với nhữngkhả năng của cá nhân và thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghềnghiệp. ĐHNN cho HS phổ thông là bước khởi đầu quan trọng của quá trìnhphát triển nguồn nhân lực. Do đó, nhiệm vụ của ĐHNN gồm:
<i>- Giúp HS được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội:</i>
Những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghềcần thiết phải phát triển ở ngay địa phương. Nhiệm vụ này được thể hiệntrong suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp HS có điều kiện tìmhiểu nghề trong xã hội (đặc biệt là nghề của địa phương). Từ sự làm quen banđầu này, sẽ giúp cho HS trả lời câu hỏi: Trong giai đoạn hiện nay, nhữngnghề nào đang cần phát triển nhất, thái độ với nghề như thế nào là đúng... Đồngthời HS còn phải biết những yêu cầu tâm sinh lý mà nghề đặt ra, những điềukiện vào học nghề. Nhiệm vụ này có mục đích hình thành ở HS những biểutượng đúng đắn về những nghề cần phát triển.
<i>- Hướng dẫn, phát triển hứng thú nghề nghiệp ở HS:</i>
Trong quá trình tìm hiểu nghề nghiệp, ở HS sẽ xuất hiện và phát triểnhứng thú nghề nghiệp. GV làm công tác ĐHNN sẽ hướng dẫn sự phát triểnhứng thú của HS trên cơ sở phân tích những đặc điểm, những điều kiện và hồncảnh riêng của từng HS. Hứng thú là một động lực hết sức quan trọng để conngười gắn bó với nghề nghiệp. Vì vậy, hứng thú được coi là một chỉ số quantrọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề nghiệp của con người. Trong đó việc
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị có ý nghĩa đối với sự hình thành và pháttriển hứng thú. Trong xã hội, khơng ít nghề ở ngoài sự định hướng của HS.Nhưng khi thấy được hết tầm quan trọng của một nghề, có những HS đã dứtkhoát chọn nghề ấy và cảm thấy thoải mái hoặc hài lòng với sự lựa chọn chomình, từ đó nảy nở hứng thú với nghề.
<i>- Giúp HS hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng:</i>
Người ta chỉ có thể yên tâm sống lâu dài với nghề nếu họ có năng lựcchun mơn thực sự, đóng góp được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghềcủa mình. Xét đến cùng, ai cũng muốn có năng suất lao động cao, có uy tíntrong lao động nghề nghiệp. Mặt khác, nghề nghiệp cũng không chấp nhậnnhững người thiếu năng lực. Vì vậy, trong quá trình hướng nghiệp, phải tạo điềukiện sao cho HS hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đãcó. Đối với HS phổ thơng, con đường hình thành năng lực nghề nghiệp là tổchức lao động sản xuất kết hợp với dạy nghề, HS sẽ được thử sức trong các hìnhthức hoạt động nói trên, từ đó năng lực nghề nghiệp sẽ nảy nở và phát triển.
<i>- Giáo dục cho HS thái độ lao động, ý thức tôn trọng người lao độngthuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công:</i>
Đây là những phẩm chất nhân cách không thể thiếu được ở người laođộng trong xã hội của chúng ta. Có thể coi đây là nhiệm vụ giáo dục đạo đức vàlương tâm nghề nghiệp, là nhiệm vụ chủ yếu đối với thế hệ trẻ. Cùng với cácnhiệm vụ trên, nhiệm vụ này góp phần vào việc làm cho những phẩm chất nhâncách của người lao động được hài hòa và cân đối.
<i>Tóm lại, hướng nghiệp có mục đích là hướng dẫn và chuẩn bị cho thế</i>
hệ trẻ sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà đất nước hay ở từng địa phươngđang cần. Quá trình giáo dục hướng nghiệp phải làm cho HS có những hiểu biếtcần thiết về thị trường lao động, biết cách lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoahọc, được làm quen với nghề để có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu quý nghềvà điều quan trọng là học sinh có được tình cảm, thói quen lao động để tiến tớicó thể biết làm một số nghề truyền thống, nghề thông dụng đang cần duy trì vàphát triển ở địa phương. Ngay từ khi học phổ thông, HS đã được chuẩn bị tâmthế và kỹ năng sẵn sàng đi vào cuộc sống, tự tạo việc làm ở gia đình và có thểtham gia lao động ở các thành phần kinh tế khác. Đó là thiết thực góp phầnxóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu mạnh, có cuộc sống lành mạnhđể tiếp tục vừa làm vừa học lên.
<b>2.2. Thực trạng việc định hướng nghề nghiệp qua tìm hiểu nghề tại địaphương cho HS THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- Đối tượng khách mời cùng tham gia trong các hoạt động tìm hiểu nghềrất đa dạng phong phú nhưng gần gũi với học sinh nên dễ đạt hiệu quả cao
- Nội dung tìm hiểu nghề tại địa phương khơng chỉ có ý nghĩa về địnhhướng nghề nghiệp đối với học sinh mà còn thúc đẩy sự phát triển nguồn nhânlực cho địa phương nên chắc chắn nhận được sự đồng thuận cao của các đơn vịdoanh nghiệp.
- Sự thiếu đa dạng về hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp: Các hoạt động tìmhiểu nghề nghiệp tại địa phương vẫn còn giới hạn và thiếu đa dạng, do đó,khơng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của học sinh.
- Sự thiếu kết nối giữa trường học và doanh nghiệp: Trường học và doanhnghiệp chưa có sự liên kết chặt chẽ trong việc định hướng nghề nghiệp cho họcsinh, dẫn đến việc học sinh không được tìm hiểu các nghề nghiệp mới nhất vàyêu cầu của thị trường lao động hiện tại
- Thiếu sự quan tâm của học sinh: Một số học sinh khơng có quan tâmhoặc khơng biết cách tìm hiểu các nghề nghiệp tại địa phương của mình
Trên thực tế cơng tác ĐHNN cho HS THPT trên địa bàn thành phốThanh Hóa được tổ chức phối hợp giữa nhà trường và Trung tâm Kỹ thuật Tổnghợp Hướng nghiệp (nay là Trung Tâm GDTX-KTTH Thanh Hóa). Những nămhọc trước, mỗi năm Trung Tâm được giao dạy nghề - hướng nghiệp cho khoảngtrên 3.000 học sinh THPT. Năm học này (2023-2024) Trung Tâm phối hợp với5 trường THPT trong tỉnh thực hiện phần Hoạt động Hướng nghiệp cho khoảng4.590HS trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Ngay từbuổi đầu học sinh sang học, chúng tôi đã làm một số các khảo sát về xu hướngchọn nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của các em.
Đầu năm học 2022-2023, qua thăm dò khảo sát trên 1.500 học sinh khối10 thuộc các trường THPT Hàm Rồng, Đào Duy Từ, Nguyễn Trãi và Tơ HiếnThành về nhu cầu cần tìm hiểu nghề nghiệp để định hướng chọn hướng học,chọn nghề của bản thân
Từ khảo sát cho thấy học sinh đa phần có nhu cầu cần tìm hiểu nghềnghiệp để định hướng chọn hướng học và chọn nghề, nhưng hầu như chưa đượctham gia nhiều các hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp và chưa được tư vấn, hướngdẫn để tìm hiểu sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân để từ đó đối chiếuvới các yêu cầu nghề nghiệp tìm ra những nghề phù hợp với mình…
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>Bảng khảo sát về nhu cầu cần tìm hiểu nghề nghiệp để định hướng chọn hướng học, chọn nghề của học sinh</b>
<b>Nhu cầu cần tìm hiểu nghề nghiệp của học sinh<sup>Tỷ lệ %</sup></b>
Bạn đã được hướng dẫn về các nghề nghiệp phù hợp với
khả năng và sở thích của mình chưa? <sup>20,05%</sup> <sup>79,95%</sup>Bạn đã tham gia các hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp tại
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn đặt ra một số câu hỏi với một số nhóm học sinh bấtkỳ như:
<i>- Bạn có nhận thấy khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp vớibản thân không? Hầu như các em đều trả lời rất khó khăn; </i>
<i>- Bạn đã tham gia các hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp tại trường hoặc địaphương chưa? Nếu có, bạn có cảm thấy hữu ích khơng? Với câu hỏi này các em</i>
trả lời có nhìn thấy các hoạt động nghề nghiệp tại địa phương nhưng hầu nhưchưa được tìm hiểu kỹ hay làm thử một cơng đoạn nào.
<i>- Bạn muốn có thêm thông tin về các nghề nghiệp mà bạn quan tâm ở đâu?(VD: tham quan các doanh nghiệp, tìm hiểu qua mạng, tham gia các hộithảo...) Các em đều trả lời chung chung chưa biết hoạt động nào là cần thiết cho</i>
việc tìm hiểu nghề…
Tóm lại, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bànThanh Hóa vẫn còn khá hạn chế và chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầucác thơng tin cần tìm hiểu của học sinh. Các phương pháp truyền thống như tưvấn trực tiếp, giới thiệu về ngành nghề qua sách và báo chí, thơng tin từ cáccuộc hội thảo, triển lãm tuyển sinh đều chưa thực sự hiệu quả trong việc giúphọc sinh có được sự lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp. Vì vậy, việc tìm hiểuvà đánh giá các hình thức định hướng nghề nghiệp mới, đa dạng, hiệu quả đểgiúp học sinh có thể tìm hiểu và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với bảnthân là cần thiết.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>2.3. Một số giải pháp định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông qua hoạt động tìm hiểu nghề tại địa phương</b>
Trong những năm qua, phịng Quản lý DN-HN (trước đây là Trung tâmKTTH-HN Thanh Hóa) đã tổ chức đa dang các nội dung và hình thức địnhhướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm tìm hiểu nghề tại địa phươngđể tạo điều kiện cho các em học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóađược trực tiếp tham gia và được “đắm mình” trong môi trường học tập, sinhhoạt, vui chơi, được tư vấn, định hướng cho các em chọn ngành, chọn nghề gắnvới nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Giúp các em hiểu và đánh giá toàndiện bản thân và hiểu về ngành, nghề, trường để có sự lựa chọn xu hướng nghềnghiệp phù hợp với sở thích, sở trường, năng lực của bản thân bằng nhiều hìnhthức như:
<b>2.3.1 Tổ chức khám phá, nghiên cứu về sự phát triển nghề nghiệp tại địa phương</b>
Đây là hình thức địi hỏi người học phải dựa trên một vấn đề cụ thể, sửdụng các cơng cụ thu thập thơng tin, phân tích hay xử lý thơng tin theo nhữngtiêu chí nhất định từ đó rút ra những đánh giá, những mơ tả, lý giải…, thể hiệnquan điểm của mình về vấn đề đó.
Với hình thức này, chúng tơi thực hiện theo nhóm, giáo viên tổ chức họcsinh thành các nhóm dựa trên sở thích, khả năng của các em đồng thời hỗ trợ cácem về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khi các em cần. Hình thức này cũng địihỏi thời gian thực hiện lâu dài. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên là phải động viêncác em và duy trì nhu cầu khám phá, tìm hiểu các nội dung: Tìm hiểu thế giớinghề nghiệp ở địa phương; tìm hiểu về một nghề cụ thể hay một nghề truyềnthống. Các thông tin học sinh cần hiểu về nghề đó là: đối tượng lao động, mụcđích nội dung lao động, cơng cụ lao động, điều kiện lao động, nhu cầu lao động,triển vọng của nghề trong tương lai… Những kết quả này có thể giúp cho bảnthân học sinh thực hiện được kỹ năng mơ tả nghề một cách thành thạo đồng thờicó được một cái nhìn bao quát về một nghề cụ thể. Đây là những hiểu biết quantrọng làm cơ sở để học sinh đánh giá, lựa chọn và xây dựng kế hoạch nghềnghiêp. Kết quả nghiên cứu có thể trở thành tài nguyên chung cho những họcsinh muốn tìm hiểu về nghề nghiệp của địa phương.
<b>2.3.2 Tổ chức diễn đàn tìm hiểu nghề địa phương</b>
Diễn đàn là khơng gian mà ở đó một cá nhân có thể nêu ra các quan điểm,các ý kiến của mình và được người nghe lắng nghe, thảo luận. Tổ chức diễn đànđể học sinh tìm hiểu nghề địa phương là một hình thức rất tốt để giúp các emhiểu rõ hơn về các nghề truyền thống và hiện đại trong địa phương của mình, từ9
</div>