Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Hà Nội
- Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa
- Địa chỉ: Số 34 – Ngõ 49 – Huỳnh Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 043.7731514; Email:
- Thông tin về giáo viên:
1. Họ và tên: Đồng Thị Bích Nga
Ngày sinh: 02/11/1984 - Môn : Sinh học
Điện thoại: 0966960211; Email:
2. Họ và tên: Trần Thị Thu Hương
Ngày sinh: 8/4/1982 - Môn : GDCD
Điện thoại: 0905.857.988 ; Email:
3. Họ và tên: Nguyễn Thị Châu Loan
Ngày sinh: 12/06/1989- Môn : Địa lý
Điện thoại: 0978.936.582 ; Email:
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1. Tên hồ sơ dạy học
Tìm hiểu về tình trạng nạo phá thai ở HS THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội và
hiểu biết của HS trường THPT Phan Huy Chú về luật hôn nhân, gia đình và sức khỏe
sinh sản vị thành niên
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức
Sau khi thực hiện dự án học tập này, HS có khả năng:
- Đánh giá được tình trạng nạo phá thai ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Xác định được chủ trương và định hướng giải pháp giảm tình trạng nạo phá thai ở
học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Đánh giá được thực trạng hiểu biết của HS trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa
về luật hôn nhân, gia đình, các biện pháp phòng tránh thai
- Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu tình trạng nạo phá thai ở HS THPT trên địa
bàn thành phố Hà Nội
- Đề xuất và thực hiện được các biện pháp tuyên truyền nhằm mục đích nâng cao hiểu
biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho HS tại trường THPT Phan Huy Chú
1
2.2. Kỹ năng
Thực hiện dự án này, học sinh có cơ hội được vận dụng kiến thức đã học trong
nhà trường vào cuộc sống thực tế, qua đó rèn luyện được các kĩ năng sau:
- Kĩ năng hoạt động nhóm, hoạt động xã hội,
- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện kĩ thuật mới.
- Kĩ năng lên KH học tập: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các
nội dung học tập khác phù hợp
- Kĩ năng thực hiện các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe khi đi điều tra khảo sát,
phỏng vấn để thu thập số liệu
- Kĩ năng làm việc nhóm: phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân.
- Kĩ năng giao tiếp: sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa
HS với HS (thảo luận), HS với GV (thảo luận, hỗ trợ kiến thức), HS với HS, PHHS,
(khảo sát thông tin), HS với cán bộ y tế (thu thập tài liệu).
- Kĩ năng hợp tác: hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV, với PHHS, với cán bộ y tế,
người dân địa phương. Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
- Kĩ năng sử dụng CNTT và truyền thong (ICT) : sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm
thông tin liên quan, sử dụng các phần mềm: excel, SPSS để xử lí số liệu, powpoint để
trình chiếu sản phẩm, word trình bày báo cáo.
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ: sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: luật pháp, các biện
pháp phòng tránh thai…,trình bày bài báo cáo đúng văn phong khoa học, rõ ràng,
logic, tổ chức tọa đàm thu hút đối tượng tham gia, tạo không khí học thuật và giao lưu,
chia sẻ kinh nghiệm
- Kĩ năng tính toán: cách tính số lượng các ca nạo phá thai theo đối tượng, giới tính, độ
tuổi, khu vực…,lập bảng số liệu, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị
2.3. Những kiến thức liên môn cần thiết để giải quyết các vấn đề của dự án
Môn Sinh học
- Khái niệm sinh sản hữu tính ở người
- Các hình thức thụ tinh
- Các cơ chế điều hòa sinh sản
- Sinh đẻ có kế hoạch ở người
2
- Các biện pháp tránh thai: cơ sở khoa học, cách sử dụng
Môn Địa lý
- Gia tăng dân số tự nhiên
- Đặc điểm dân số Việt Nam và Hà Nội
Môn Giáo dục công dân
- Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình: điều kiện kết hôn,
những trường hợp cấm kết hôn
- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và trong việc hạn chế sự bùng
nổ về dân số
3. Đối tượng dạy học của bài học
- Học sinh thực hiện dựa án: HS lớp 10A1 – trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa
- Đối tượng nghiên cứu của dự án: toàn thể HS thuộc cả 3 khối 10, 11, 12 của trường
THPT Phan Huy Chú – Đống Đa
4. Ý nghĩa của bài học
Môn Sinh học
- Nghiên cứu tình trạng nạo phá thai ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu chủ trương và định hướng giải pháp giảm tình trạng nạo phá thai ở học
sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Đánh giá thực trạng hiểu biết của HS THPT về luật hôn nhân, gia đình, các biện
pháp phòng tránh thai
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tình trạng nạo phá thai ở HS THPT trên địa bàn
thành phố Hà Nội
- Đề xuất và thực hiện các biện pháp tuyên truyền nhằm mục đích nâng cao hiểu
biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho HS tại trường THPT Phan Huy Chú
Môn Địa lý
- Nghiên cứu hiện trạng, sự phân bố và xu hướng phát triển của tình trạng nạo phát
thai ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảng thiểu tình trạng này.
3
Môn Giáo dục công dân
- Đánh giá thực trạng hiểu biết của học sinh về Luật hôn nhân và gia đình và pháp
lệnh dân số, chính sách dân số
- Tuyên truyền nâng cao hiểu biết về Luật hôn nhân và gia đình, pháp lệnh dân số và
các chính sách dân số của Nhà nước
- Giáo dục ý thức đạo đức của học sinh trước những vấn đề liên quan
5. Thiết bị dạy học, học liệu
Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học.
- Máy tính nối mạng internet
- Máy ảnh
- Máy chiếu, màn chiếu (TV)
Mô tả các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học.
1
Kế hoạch hoạt
động
Words
PowerPoint
eMaindmap
Bản phân công
Trình chiếu
File tài liệu
lý thuyết
Có
2
Xin ý kiến tư
vấn
Mail
Google Docs
Trao đổi trực tiếp
Chia sẻ
Có
3
Thực hiện hoạt
động
Words
Google Groups
PowerPoint
Văn bản báo cáo
Bài trình bày
Trao đổi ý kiến
Câu chuyện hình ảnh
Cắt, chỉnh sửa hình ảnh
Bài PP trình
chiếu
Phóng sự
ảnh
Có
4
Tổng hợp kết
quả
Words
PowerPoint
Tổng hợp kết quả
File tài liệu
tổng kết
Có
5
Trình bày sản
phẩm
Words
PowerPoint
Báo cáo tổng hợp
File tài liệu
tổng kết
Bài thuyết
trình
Có
4
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
6.1. Hoạt động dạy học
Thực
hiện
KH
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Chuẩn
bị thực
hiện dự
án
- Thông qua mục đích dự án
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các
nhóm
- Tổ chức thảo luận để thống nhất kế
hoạch hoạt động
- Định hướng nguồn tài liệu và thống
nhất địa điểm thực hiện dự án
- Trình kế hoạch cho Ban giám hiệu
phê duyệt
- Liên hệ tới các cơ quan , tổ chức có
liên quan đến dự án.
- Báo cáo bằng văn bản sự phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành
viên trong nhóm
- Xây dựng khung kế hoạch công
việc cần thực hiện
- Báo cáo dự kiến thời gian hoàn
thành của nhóm.
Khởi
động dự
án
- Thông báo tới giáo viên chủ nhiệm
và giáo viên bộ môn có liên quan
- Thông báo tới gia đình phụ huynh có
học sinh tham gia.
- Học sinh đăng kí thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
Thực
hiện
nhiệm
vụ
- Tập huấn các kỹ năng hỗ trợ học
sinh thực hiện dự án (Phần mềm
photostory; googlesite; Skype)
- Tập huấn kĩ năng xây dựng phiếu
điều tra, kĩ năng giao tiếp, phỏng
vấn, điều tra
- Theo dõi tiến trình thực hiện nhiệm
vụ của cá nhân, của nhóm.
- Hướng dẫn học sinh cách khai thác
thông tin cho hiệu quả.
- Các nhóm tiến hành thu thập thông
tin, điều tra tìm hiểu thực tế, thảo
luận
- Ghi âm, chụp ảnh, quay phim thực
tế.
- Phát phiểu khảo sát cho HS THPT .
Trình
bày sản
phẩm
Hướng dẫn học sinh trình bày thành sản
phẩm sao cho khoa học, sinh động, dễ
hiểu trên cơ sở ý tưởng của các em đã
có.
Sắp xếp các thông tin thu thập được và
trình bày theo ý tưởng của nhóm.
Sản phẩm được tạo ra là các bài thuyết
trình, các câu chuyện hình ảnh và các
video clip.
5
Báo cáo
sản
phẩm
Nghe báo cáo sản phẩm và đánh giá Báo cáo kết quả thu được khi thực
hiện dự án. Nội dung báo cáo tập trung
vào các nội dung sau:
- Báo cáo kết quả tìm hiểu
- Chia sẻ kinh nghiệm làm dự án
- Đánh giá phương pháp học theo dự
án
+ Nhận xét phần báo cáo của các nhóm
khác.
+ Chia sẻ lên mạng bài báo cáo
6.2. Tiến trình thực hiện dự án học tập
STT Nhiệm vụ
Địa điểm Nhóm
HS thực
hiện
Sản phẩm thu
hoạch
1
- Thông qua mục đích dự án
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ
cho các nhóm
- Tổ chức thảo luận để thống
nhất kế hoạch hoạt động
Lớp 10A1 – THPT
Phan Huy Chú
Lớp
10A1 –
THPT
Phan
Huy Chú
Bảng phân công
các nhóm HS theo
từng công việc
2
Thu
thập tài
liệu liên
quan
- Các biện pháp
phòng tránh thai
Thư viện trường
THPT Phan Huy
Chú
Nhóm 1
File tài liệu lý
thuyết
- Trung tâm Sáng
kiến Sức khỏe và
dân số Nhóm 2
Poster, các dụng
cụ hỗ trợ tuyên
truyền về sức
khỏe sinh sản vị
thành niên
- Số liệu thống kê
về tình trạng nạo
phá thai nói chung
và ở đối tượng HS
THPT nói riêng
Trung tâm chăm
sóc sức khỏe sinh
sản Hà Nội (38
Cảm Hội, Đống
Mác, Hai Bà
Trưng, Hà Nội )
Nhóm 3
Số liệu thống kê
về tình trạng nạo
phá thai
6
- Luật hôn nhân và
gia đình
Thư viện trường
THPT Phan Huy
Chú
Nhóm 4
File tài liệu vầ luật
Hôn nhân và gia
đình
3
Tìm hiểu vị trí địa lý của thành
phố Hà Nội, hệ thống các
trường THPT trên địa bàn thành
phố Hà Nội
Thư viện trường
THPT Phan Huy
Chú
Nhóm 5 File tài
liệu lý
thuyêt
4
Tìm hiểu thực trạng tình hình
nạo phá thai ở HS THPT
Các phòm khám
sản tư nhân tại địa
bàn: Quận Đống
Đa, quận Hai Bà
Trưng, quận Cầu
Giấy
Nhóm 4
Nhóm 5
Nhóm 6
Số liệu về thực
trạng tình hình
nạo phá thai ở HS
THPT
5
Tìm hiểu thực
trạng hiểu biết
của HS THPT
về các vấn đề
Luật hôn nhân
và gia đình
Trường THPT Phan
Huy Chú – Đống
Đa
Nhóm 1,
2, 3
Bảng điều tra hiểu
biết của HS về
luật hôn nhân &
gia đình
Các biện pháp
phòng tránh
thai
Nhóm 4,
5, 6
Bảng điều tra hiểu
biết của HS về các
biện pháp phòng
tránh thai
5
Xử lí số liệu xác định tình trạng
nạo phá thai HS THPT và hiểu
biết của HS về sức khỏe sinh
sản vị thành niên
Trường THPT Phan
Huy Chú - Đống
Đa
Nhóm 1,
2, 3, 4, 5,
6
Bảng thống kê,
biểu đồ về tình
trạng nạo phá thai
HS THPT và hiểu
biết của HS về sức
khỏe sinh sản vị
thành niên qua số
liệu tự thu thập
được
6 Thực hiện các buổi tuyên truyền
báo cáo về tình trạng nạo phá
thai của HS THPT, phổ biến
luật hôn nhân, gia đình và
hướng dẫn sử dụng các biện
Trường THPT Phan
Huy Chú - Đống
Đa
Lớp
10A1
- Báo cáo kết quả
tìm hiểu về:
+, Thực trạng tình
hình nạo phá thai
+, Thực trạng hiểu
7
pháp tránh thai biết của HS về các
biện pháp tránh
thai
+, Thực trạng hiểu
biết của HS về
luật hôn nhân &
gia đình
- Tuyên truyền,
hướng dẫn các
biện pháp bảo vệ
sức khỏe sinh sản
vị thành niên
8
Viết báo cáo Trường THPT Phan
Huy Chú - Đống
Đa
Lớp
10A1
Báo cáo tổng hợp
kết cả thực hiện
dự án học tập
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Để đánh giá quá trình thực hiện dự án, giáo viên cần xây dựng các tiêu chí đánh
giá quá trình (các bước thực hiện dự án) và tiêu chí đánh giá kết quả ( sản phẩm).
Phương pháp đánh giá bao gồm có: Tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá giữa
các nhóm, giáo viên đánh giá học sinh.
Phiếu 1: Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng công việc nhóm
Họ và tên: ……………………………….; Nhóm: …………………………………
Thang điểm: 3 = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm
2 = Trung bình
1 = Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm
0 = Không giúp gì cho nhóm
-1 = Là trở ngại đối với nhóm.
Các thành Sự nhiệt tình và Thu thập Đóng góp ý Làm việc Ứng dụng công Tính hiệu quả
8
viên nhóm nghiêm túc thông tin tưởng nhóm nghệ thông tin
1.
2.
3.
Phiếu 2:Giáo viên đánh giá sản phẩm các nhóm
Thang điểm: 3 = Tốt hơn các nhóm khác
2 = Trung bình
1 = Không tốt bằng các nhóm khác.
Sản phẩm
nhóm
Đáp ứng mục
tiêu dự án
Độ chính xác
của thông tin
Ý tưởng trình bày
sản phẩm
Ứng dụng công
nghệ thông tin
Thời gian
hoàn thành
sản phẩm
Giá trị
sản
phẩm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Nhóm 6
8. Các sản phẩm của học sinh
8.1. Kết quả tìm hiểu thực trạng nạo phá thai ở HS THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội
8.1.1. Kết quả thu thập số liệu
- Việc tiến hành thu thập số liệu được tổ chức tại thư viện trường THPT Phan Huy Chú –
Đống Đa với sự hỗ trợ của các thiết bị CNTT
- Kết quả thu thập số liệu được trình bày như sau:
Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 nghìn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19,
trong đó 60 -70% là học sinh (Thống kê của Hội KHHGĐ Việt Nam - 2013 .
Tại Hà Nội, tuổi vị thành niên chiếm 30,8% tổng dân số - nhưng ước tính tỉ lệ nạo
phá thai lên tới 22% (Thống kê của Hội KHHGĐ Việt Nam – 2013).
Riêng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm
khoảng 20%
Tuy nhiên, số liệu thực tế còn cao hơn rất nhiều do thiếu các thông tin và không thể
kiểm soát
9
8.1.2. Kết quả điều tra thực tế
- Chúng tôi tiến hành điều tra thực tế tại các phòng khám tư nhân thuộc địa bàn các quận
Cầu Giấy, Hai Bà Trưng và tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- Kết quả thu được như sau
Tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín chủ yếu cung cấp các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em
Tại các phòng khám tư nhân, đội ngũ nhân viên tỏ ra rất “chuyên nghiệp” khi
mời chào với những lời hứa hẹn về trang thiết bị tốt, bác sĩ giỏi…
Không thấy xuất hiện có đối tượng nạo phá thai ở lứa tuổi HS THPT nào
- Qua kết quả khảo sát trên, chúng tôi đưa ra một số nhận định sau:
Có thể hiểu biết của HS THPT được nâng cao nên các em đã biết lựa chọn
những cách xử lý thích hợp trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn để đảm
bảo về sức khỏe của bản thân
Trong trường hợp quyết định phá thai, đối tượng sẽ lựa chọn những cơ sở tư
nhân để đảm bảo bí mật về danh tính
8.2. Kết quả điều tra thực trạng hiểu biết của HS trường THPT Phan Huy Chú về luật
hôn nhân, gia đình và SKSS VTN
- Để thực hiện điều tra về thực trạng hiểu biêt của HS trường THPT Phan Huy Chú về về
luật hôn nhân, gia đình và SKSS VTN, chúng tôi đã thiết kế phiếu điều tra và tiến hành
điều tra trên hơn 600 HS thuộc cả ba khối 10, 11, 12
- Nội dung phiếu điều tra được trình bày cụ thể trong phụ lục 2.
- Phiếu điều tra sau khi đã lấy ý kiến của các bạn HS được tập hợp lại để tiến hành xử lý số
liệu thống kê.
- Kết quả điều tra được thể hiện như sau:
8.2.1. Thực trạng việc dạy và học về luật hôn nhân, gia đình và SKSS VTN trong nhà trường
- Đa số các bạn HS nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục về luật hôn nhân, gia đình và
sức khỏe sinh sản vị thành niên trong chương trình dạy học tại trường THPT cho học sinh
- 96% HS cho rằng việc giáo dục về những nội dung trên là “rất cần thiết” và “cần thiết”,
trong khi chỉ có 4% HS thấy rằng “không cần thiết”
10
Hình 1. Đánh giá của HS về ý nghĩa của việc giáo dục về luật hôn nhân, gia đình
và sức khoẻ sinh sản vị thành niên trong chương trình dạy học tại trường THPT
- Cũng theo kết quả điều tra, khi được khảo sát về mức độ quan tâm của GV bộ môn Sinh
và GDCD đến việc giáo dục về luật hôn nhân, gia đình và sức khỏe sinh sản vị thành niên
có 31% HS cho rằng GV “không thường xuyên” quan tâm, trong khi 56% cho rằng GV
đã “thường xuyên” quan tâm, còn lại 12% HS đánh giá sự quan tâm của GV ở mức độ
“rất thường xuyên”
Hình 2. Mức độ quan tâm đến việc giáo dục về luật hôn nhân, gia đình và sức khỏe
sinh sản vị thành niên trong chương trình dạy học bộ môn GDCD và Sinh học
- Ngoài ra, đa số các bạn HS cho biết rằng để thỏa mãn những thắc mắc về cơ thể mình, về
những sự thay đổi về tâm sinh lý, các bạn thường tâm sự với gia đình, người thân và có một tỷ
lệ không nhỏ lựa chọn cho mình kênh thông tin là tự tìm hiểu qua sách báo, internet…
- Khi được hỏi về sức khỏe sinh sản vị thành niên, đa số các câu trả lời của các bạn đều cho
thấy mối quan tâm lớn nhất của các bạn là tình yêu và tình dục an toàn, các biện pháp
tránh thai. Trong đó, chiếm phần đông các ý kiến cho rằng hình thức học tập thông qua
việc tích hợp, lồng ghép trong các môn học và việc mở phòng tư vấn riêng mang lại hiệu
quả giáo dục cao nhất về luật hôn nhân, gia đình và sức khỏe sinh sản vị thành niên bằng
cách thức nào
- Như vậy, từ kết quả điều tra có thể thấy việc giáo dục về luật hôn nhân, gia đình và sức
khỏe sinh sản vị thành niên trong chương trình dạy học bộ môn ở trường THPT là rất
thiết thực đối với mong muốn tìm hiểu của HS trong khi thực trạng việc dạy và học
những nội dung trên vẫn còn nhiều hạn chế và hình thức giáo dục tích hợp, lồng ghép
trong các môn học hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao.
8.2.2. Quan điểm đạo đức của HS về tình yêu, tình dục an toàn và tình trạng nạo phá thai
- Để đánh giá quan điểm đạo đức của HS về tình yêu, tình dục an toàn và tình trạng nạo phá thai,
chúng tôi thiết các câu hỏi 6, 7, 8, 9 trong phiếu điều tra với các nội dung về tình yêu, tình dục,
và việc mang thai ở lứa tuổi HS THPT với bốn mức độ đánh giá như sau:
Không chấp nhận được
Là điều bình thường
11
Không quan tâm
Không biết
- Chúng tôi tiến hành so sánh sự khác nhau về nhận định, quan điểm giữa hai đối tượng HS
nam và nữ và thu được kết quả thống kê được mô tả qua các hình sau:
Hình 3. Đánh giá của HS về việc có người
yêu khi đang là HS THPT
Hình 4. Đánh giá của HS về việc quan hệ
tình dục khi đang là HS THPT
Hình 5. Đánh giá của HS về mang thai
khi đang là HS THPT
Hình 6. Đánh giá của HS về nạo phá thai
- Kết quả điều tra cho thấy, 65 – 76% các bạn HS cho rằng việc có người yêu (bnaj tình)
khi đang là HS THPT là điều bình thường, tỷ lệ này không có chênh lệch nhiều giữa HS
nam và HS nữ
- Quan điểm về việc quan hệ tình dục ở lứa tuổi HS THPT có sự khác biệt giữa HS nam và
HS nữ khi có tới 33% HS nam cho rằng đó là điều bình thường, trong khi ở HS nữ tỷ lệ
này chỉ là 16%. Ngược lại, 54% HS nhận định rằng đây là điều không chấp nhận được,
con số này ở HS nam chỉ là 40%
- Tương tự như vậy, các bạn HS nam và nữ cuãng có quan điểm khác biệt rõ ràng về việc mang
thai ở lứa tuổi HS THPT: 73% HS nữ cho rằng không chấp nhận được (ở nam chỉ là 45%),
ngược lại 30% HS nam thấy đây là điều bình thường, tỷ lệ này cao vượt trội so với 7% HS nữ
- Nhận định về việc nạo phá thai nói chung, đa số các bạn HS đánh giá ở mức không chấp nhận
được (61% HS nam và 72% HS nữ), một lần nữa các bạn HS nam có nhận định thoáng hơn về
12
vấn đề này khi 18% HS nam cho rằng đây là điều bình thường so với chỉ 8% HS nữ
- Từ kết quả phân tích ở trên, chúng ta đưa ra kết luận rằng đa số các bạn HS có ý thức rõ
ràng về các vấn đề: quan hệ tình dục, mang thai ngoài ý muốn và nạo phá ở lứa tuổi HS
THPT khi các ý kiến “không chấp nhận được” chiếm tỷ lệ cao. Có thể nhận thấy rằng so
với các bạn HS nữ, HS nam có sự nhìn nhận “thoáng” hơn về các vấn đề trên.
- Ngoài ra, chúng tôi cũng điều tra về cách thức xử lý của các bạn HS trong trường hợp
QHTD dẫn đến hậu quả là mang thai ngoài ý muốn. Kết quả cho thấy các bạn HS đã có
những kiến thức cơ bản để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân khi đa số các bạn
lực chọn giải pháp xử lý tùy theo tuổi của thai (52 – 59%) hay cách xử lý mang tính nhân
văn như giữ lại thai để sinh (16 – 20%) thay vì việc lựa chọn biện pháp cực đoan như bắt
buộc phải phá thai (5 – 6%). Kết quả cụ thể được thể hiện qua hình sau:
Hình 7. Quan điểm về cách xử lý của HS khi mang thai ngoài ý muốn
8.2.3. Hiểu biết của HS về các biện pháp phòng tránh thai
- Như kết quả điều tra đã trình bày ở phần trên, một trong những nội dung về sức khỏe sinh
sản vị thành niên được đa số các bạn HS quan tâm đó là các biện pháp phòng tránh thai.
Tuy nhiên, qua thông kê cho thấy: thực trạng hiểu biết của các bạn HS về vấn đề này cho
thấy có nhiều mối quan ngại khi:
Một số HS không trả lời phần này do chưa từng nghe tới các biện pháp tránh
thai được liệt kê trong phiếu điều tra
Nhiều học sinh không nhận biết được đâu là biện pháp phòng tránh thai, đâu
không phải là biện pháp phòng tránh thai
Với một số biện pháp phòng tránh thai đã rất phổ biến và rõ ràng vẫn có tỷ lệ
HS nhầm lẫn tương đối cao
- Kết quả về hiểu biết của HS về các biện pháp phòng tránh thai được tổng hợp trong hình sau:
13
Hình 8. Thực trạng hiểu biết của HS trường THPT Phan Huy Chú
về các biện pháp phòng tránh thai
- Khi được hỏi về việc đánh giá biện pháp tránh thai nào là phù hợp nhất đối với lứa tuổi HS
THPT, các bạn HS cũng thể hiện được sự hiểu biết cá nhân về vấn đề này tuy nhiên do hiểu
biết chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng nhẫm lẫn ở một số biện pháp.
- Kết quả lựa chọn theo thứ tự ưu tiên được thể hiện như sau:
1. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
2. Không quan hệ tình dục
3. Quan hệ tình dục vào “ngày an toàn” được tính theo chu kì kinh nguyệt
4. Sử dụng viên thuốc tránh thai khẩn cấp
5. Sử dụng viên thuốc tránh thai hàng ngày
- Từ số liệu thống kê, có thể đưa ra một số kết luận như sau:
HS cho rằng biện pháp tránh thai phù hợp nhất đối với lứa tuổi HS THPT là sử
dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
HS có sự nhầm lẫn về hiệu quả tránh thai của một số biện pháp như: ưu tiên
biện pháp tính ngày an toàn hơn là các biện pháp sử dụng thuốc tránh thai
Một số phiếu bỏ qua không trả lời chứng tỏ một số HS vẫn còn e ngại khi đề
cập đến vấn đề này
8.3. BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN VÀ THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG
VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VTN
- HS lớp 10A1 được chia thành 5 nhóm truyền thông phụ trách thực hiện các buổi báo
cáo tại các lớp trong trường THPT Phan Huy Chú, danh sách cụ thể như sau:
Nhóm Phụ trách lớp
Nhóm 1 10A2; 12D5; 12D6; 11A1; 11A2
Nhóm 2 10A4; 10D1; 12D3; 12D4; 11A3
14
Nhóm 3 10D2; 10D3; 12D1; 12D2; 11D1
Nhóm 4 10D4; 10D5; 12A3; 12C; 11D3
Nhóm 5 10D6;10C; 12A1; 12A2; 11D5
Nhóm6 10A3; 11D6; 11D4; 11D2; 11C
- Thời gian: Các giờ học thuộc môn Sinh học – Địa lý – Giáo dục công dân trong các
ngày từ 01 – 02/2015
- Tiến trình một buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập và truyền thông về
SKSS VTN
STT Nội dung thực hiện Ghi chú
1
Tuyên bố lý do, giới thiệu thành viên của nhóm
2
Trình bày khái quát về nội dung dự án học tập liên môn Sinh –
Địa – GDCD
Giới thiệu tên
dự án học tập
3
Trình bày tóm tắt kết quả dự án học tập bao gồm:
- Kết quả tìm hiểu thực trạng nạo phá thai ở HS THPT
trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kết quả thu thập số liệu
Kết quả điều tra thực tế
- Kết quả điều tra thực trạng hiểu biết của HS trường
THPT Phan Huy Chú về luật hôn nhân, gia đình và
SKSS VTN
Thực trạng việc dạy và học về luật hôn nhân, gia đình
và SKSS VTN trong nhà trường
Quan điểm đạo đức của HS về tình yêu, tình dục an
toàn và tình trạng nạo phá thai
Hiểu biết của HS về các biện pháp phòng tránh thai
Tập trung
phân tích các
số liệu thống
kê quan trọng,
những kết quả
thống kê có
sự khác biệt
rõ rệt giữa HS
nam và nữ
4 - Tuyên truyền, phổ biến về sức khỏe sinh sản vị thành niên
dưới hình thức các trò chơi:
Trò chơi 1: “Ai thông thái nhất” – Giúp cung cấp cho
HS hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai
Trò chơi 2: “Đuổi hình bắt chữ” - Giúp nâng cao hiểu
biết về các biện pháp phòng tránh thai thích hợp với lứa
tuổi HS THPT
Trò chơi 3: “Dành cho người có gấu” – Giúp các bạn
HS tự xác định hiểu biết và sự chuẩn bị tâm lý của bản
thân trước các vấn đề về SKSS VTN
- Tổ chức phát Chuyên san nhịp sống trẻ (được tài trợ bởi
Mỗi trò chơi
tổ chức ngắn
gọn, hiệu quả,
có trao
thưởng bằng
những món
quà thiết thực
15
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số)
5
- Tổng kết kết quả buổi báo cáo và tuyên truyền
- Gửi lời cảm ơn
DANH MỤC ẢNH MINH CHỨNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Nhóm liên môn xây dựng kế hoạch
2. Phổ biến kế hoạch và hướng dẫn các nhóm học sinh
16
Các giáo viên trong nhóm:
- Cô: Đồng Thị Bích Nga- GV Sinh học
(Trưởng nhóm)
- Cô: Nguyễn Thị Châu Loan- GV Địa lý
- Cô: Trần Thị Thu Hương- GV GDCD
3. Quá trình làm việc của các nhóm
3.1. Thu thập thông tin lý thuyết
3.2. Thu thập thông tin qua điều tra thực tế
17
3.3. Điều tra thực trạng hiểu biết của HS trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa
18
3.4. Xử lý số liệu thống kê
3.5. Tập huấn báo cáo và truyền thông
4. Tổ chức chiến dịch truyền thông “An toàn khi yêu!!!”
Giới thiệu đội truyền thông và mục đích của buổi truyền thông
19
Trình tóm tắt kết quả dự án học tập, tập trung phân tích số liệu
20
Tổ chức các trò chơi tuyên truyền về các biện pháp phòng tránh thai
Phát các tài liệu tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Trang bìa của hồ sơ dạy học
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học:
Tìm hiểu về tình trạng nạo phá thai ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà
Nội và hiểu biết của học sinh trường THPT Phan Huy Chú- Đống Đa về luật hôn
nhân, gia đình và sức khỏe sinh sản vị thành niên
21
2. Môn học chính của chủ đề: Sinh học
3. Các môn được tích hợp: Địa lý, Giáo dục công dân
22