Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 113 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

<b>LÊ MINH CHUNG </b>

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

THỐI HĨA CỘT SỐNG CỔ BẰNG B I THUỐC

QUYÊN TÝ THANG KẾT HỢP CẤY CHỈ HOẶC ĐIỆN CHÂM

<b>LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II </b>

<b>HUẾ - 2018 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ CƯƠNG </b>

BN : Bệnh nhân C1 : Đốt sống cổ 1 C2 : Đốt sống cổ 2 C3 : Đốt sống cổ 3 C4 : Đốt sống cổ 4 C5 : Đốt sống cổ 5 C6 : Đốt sống cổ 6 C7 : Đốt sống cổ 7 CSC : Cột sống cổ N<sub>0</sub> : Trước điều trị

N<sub>7</sub> : Sau điều trị 07 ngày N<sub>14</sub> : Sau điều trị 14 ngày

NPQ : Northwick Pack Neck Pain Questionaire

(Bảng câu hỏi đánh giá hạn chế sinh hoạt hằng ngày) THCSC : Thối hóa cột sống cổ

TVĐK : Tầm vận động khớp VAS : Visual Analogue Scale

(Thang điểm nhìn đánh giá mức độ đau) YHCT : Y học cổ truyền

YHHĐ : Y học hiện đại QTT : Quyên tý thang

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b><small>Trang </small></b>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1 </b>

<b>Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3 </b>

1.1. Thối hóa cột sống cổ theo y học hiện đại ... 3

1.2. Thối hóa cột sống cổ theo y học cổ truyền ... 13

1.3. Điều trị thối hóa cột sống cổ theo y học cổ truyền ... 16

1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài ... 24

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27 </b>

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 27

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 29

2.3. Phương pháp xử lý số liệu ... 42

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ... 43

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 44 </b>

3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ... 44

3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài thuốc quyên tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm ... 51

<b>Chương 4. BÀN LUẬN ... 62 </b>

4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thối hóa cột sống cổ.. 62

4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị thối hóa cột sống cổ bằng bài thuốc qun tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm ... 71

<b>KẾT LUẬN ... 81 </b>

<b>KIẾN NGHỊ ... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b>PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 2.1. Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào VAS ... 37

Bảng 2.2. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày (NPQ) ... 39

Bảng 2.3. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý ... 41

Bảng 2.4. Đánh giá kết quả điều trị chung ... 42

Bảng 3.1. Sự phân bố theo tuổi ... 44

Bảng 3.2. Đặc điểm lao động nghề nghiệp ... 45

Bảng 3.3. Sự phân bố về thời gian mắc bệnh ... 46

Bảng 3.4. Tính chất đau và các triệu chứng khác kèm theo ... 47

Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau ... 48

Bảng 3.6. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo mức độ đau của thang điểm VAS .. 49

Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo điểm bộ câu hỏi NPQ trước điều trị ... 49

Bảng 3.8. Tầm vận động cột sống cổ trước điều trị ... 50

Bảng 3.9. Điểm đau trung bình theo VAS ... 51

Bảng 3.10. Biên độ hoạt động cúi của cột sống cổ sau 7,14 ngày điều trị .... 52

Bảng 3.11. Biên độ hoạt động ngửa của cột sống cổ sau 7,14 ngày điều trị . 53Bảng 3.12. Biên độ hoạt động nghiêng phải của cột sống cổ sau 7 và 14 ngày điều trị ... 53

Bảng 3.13. Biên độ hoạt động nghiêng trái của cột sống cổ sau 7 và 14 ngày điều trị ... 54

Bảng 3.14. Biên độ hoạt động quay phải của cột sống cổ sau 7 và 14 ngày điều trị ... 55

Bảng 3.15. Biên độ hoạt động quay trái của cột sống cổ sau 7, 14 ngày

điều trị ... 56

Bảng 3.16. Mức cải thiện chức năng sinh hoạt sau 7 ngày điều trị ... 57

Bảng 3.17. Mức cải thiện chức năng sinh hoạt sau 14 ngày điều trị ... 58

Bảng 3.18. Kết quả điều trị chung sau 7 ngày ... 59

Bảng 3.19. Kết quả điều trị chung sau 14 ngày ... 60

Bảng 3.20. Sự biến đổi một số chức năng sinh học của cơ thể ... 61

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ </b>

Hình 1.1. Các đốt sống cổ ... 4

Hình 1.2. X - quang cột sống cổ bình thường ... 11

Hình 1.3. X- quang cột sống cổ bị thoái hóa ... 11

Hình 2.1. Máy điện châm ... 31

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1. Sự phân bố theo giới ... 45

Biểu đồ 3.2. Các phương pháp điều trị trước nghiên cứu ... 46

Biểu đồ 3.3. Các hội chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ... 48

Biểu đồ 3.4. Hình ảnh trên phim X – quang cột sống cổ ... 50

Biểu đồ 3.5. Kết quả điều trị chung sau 7 ngày ... 59

Biểu đồ 3.6. Kết quả điều trị chung sau 14 ngày ... 60

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Thối hóa khớp là những bệnh mãn tính của khớp và cột sống, gây đau và biến dạng. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thối hóa của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống), những thay đổi ở phần xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của bệnh là q trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm [1],[2],[9].

Bệnh thường gặp ở nữ giới, người cao tuổi với tỉ lệ nữ/nam xấp xỉ 2,5:1 [8]. Ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân bị thối hóa khớp chiếm 10,41% các bệnh về xương khớp [2],[7], trong đó thối hóa cột sống cổ (THCSC – Cervical spondylosis) chiếm tỷ lệ 14% đứng hàng thứ hai sau thối hóa cột sống thắt lưng 31,12% trong các bệnh thối hóa khớp [1], tuổi càng tăng tỷ lệ bệnh càng cao, có sự liên quan chặt chẽ giữa thối hóa khớp và tuổi tác [12],[27].

Biểu hiện lâm sàng của thối hóa cột sống cổ rất đa dạng do cấu tạo giải phẫu và sự liên quan tới nhiều thành phần mạch máu, thần kinh. Bệnh rất phổ biến, tuy không gây tử vong nhưng dai dẳng gây cho bệnh nhân các cảm giác khó chịu như đau nhức, tê mỏi vùng cổ gáy cánh tay ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt của mỗi cá nhân, làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng cuộc sống [1],[27].

Điều trị thối hóa khớp nói chung và thối hóa cột sống cổ nói riêng, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng [2]. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng của nó, tuy nhiên người bệnh có xu thế quay về về các phương pháp điều trị y học cổ truyền hoặc sử dụng đông tây y kết hợp nhằm giảm các tác dụng phụ của các nhóm thuốc giảm đau chống viêm gây ra do sử dụng lâu dài. Việc điều trị phẫu thuật thường được cân nhắc khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc chèn ép thần kinh nhiều thể hiện trên lâm sàng hoặc chẩn đốn hình ảnh [9].

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Theo Y học cổ truyền thối hóa cột sống cổ được xếp vào chứng Tý mà nguyên nhân do tổn thương cân mạch lại cảm nhiễm phải phong hàn thấp xâm nhập, khí huyết không lưu thông trong mạch lạc gây nên khí hư, huyết trệ, đau mỏi, hạn chế vận động vùng cổ vai gáy [34],[17].

Trong thực tế lâm sàng, việc ứng dụng phương pháp điện châm phối hợp với dùng thuốc y học cổ truyền để điều trị cho bệnh nhân thối hóa cột sống cổ đã được nghiên cứu nhiều và ứng dụng trong điều trị mang lại nhiều kết quả khả quan.

Phương pháp cấy chỉ cũng là một hình thức tác động vào huyệt đạo được cải tiến đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ trước, đây là thành quả của sự kết hợp giữa hai nền y học: y học cổ truyền và y học hiện đại. Phương pháp này kết hợp với dùng thuốc y học cổ truyền đã được sử dụng khá phổ biến trong điều trị một số bệnh mạn tính trên lâm sàng có hiệu quả [44].

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đã áp dụng nhiều phương pháp để điều trị Thối hóa cột sống cổ nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Phương pháp cấy chỉ Catgut hoặc điện châm kết hợp với bài thuốc Quyên tý thang bước đầu đã có một số thành cơng nhất

<b>định. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị thối hóa cột sống cổ bằng bài thuốc Quyên tý thang kết hợp với cấy chỉ hoặc điện châm” với hai mục tiêu: </b>

<i>1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thối hóa cột sống cổ tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế. </i>

<i>2. Đánh giá hiệu quả điều trị thối hóa cột sống cổ bằng bài thuốc Quyên tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. THỐI HĨA CỘT SỐNG CỔ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 1.1.1. Khái niệm </b>

Thối hóa cột sống cổ hay thối hóa khớp nói chung, được định nghĩa là tổn thương toàn bộ khớp, bao gồm tổn thương sụn là chủ yếu, kèm theo tổn thương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Bệnh thường bị gây ra do sự thối hóa của các tế bào giữa các đốt sống cổ, và sự thối hóa này ảnh hưởng đến cấu trúc mô xung quanh bao gồm rễ dây thần kinh, tủy sống, động mạch đốt sống…[68]. Đó là một bệnh được đặc trưng bởi các rối loạn về cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp. Tổn thương diễn biến chậm tại sụn kèm theo biến đổi hình thái, biểu hiện bởi hiện tượng hẹp khe khớp, tân tạo xương và xơ xương dưới sụn [1],[3].

<b>1.1.2. Giải phẫu cột sống cổ và cơ chế bệnh sinh thối hóa cột sống cổ </b>

<i><b>1.1.2.1. Cấu tạo giải phẫu </b></i>

Cột sống cổ là một phần quan trọng của cột sống là trụ cột chính để giữ và vận động đầu, có biên độ hoạt động rất lớn nên rất dễ bị tổn thương khi vận động, chấn động hoặc ngồi nằm sai tư thế trong thời gian dài. Cột sống cổ thường được chia thành hai vùng: Cột sống cổ trên (C1 - C2) và cột sống cổ dưới (C3 – C7), tổn thương ở từng vùng sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau [41].

<i>• Cấu trúc xương </i>

Cột sống cổ gồm 7 đốt xương và 5 đĩa đệm, nằm giữa các đốt xương hợp thành (khơng có đĩa đệm giữa chẩm - C1, giữa C1- C2). Ngoài khớp gian đốt sống, các đốt sống còn liên hệ với nhau bằng khớp mỏm móc đốt sống (cột sống lưng và thắt lưng khơng có)[6]. Nằm trong ống sống là tủy sống cổ. Từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

tủy sống cổ có các rễ thần kinh chui qua lỗ gian đốt sống ra ngoài để chi phối hoạt động cho tủy. Có hai động mạch đốt sống chui qua các lỗ ở mỏm ngang các đốt sống cổ, đi lên não, cung cấp máu cho phần sau của bán cầu đại não, tiểu não và thân não [5],[20].

- Dưới 20 tuổi đĩa đệm được nuôi dưỡng trực tiếp từ các mạch máu, sau đó mạch máu trở nên bị đặc do sự calci hóa. Từ 30 tuổi trở lên đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bằng sự thẩm thấu của các ion hịa tan trong chất ni dưỡng đĩa đệm [41].

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

* Các dây chằng

- Cùng với đĩa đệm, các dây chằng đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa

<b>thân đốt sống và đóng vai trị hấp thu chấn động. Vai trị của các dây chằng </b>

đoạn cổ trên có tác dụng hạn chế sự chuyển động để bảo vệ các thành phần trong ống tủy.

- Bao gồm các loại: dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vàng, dây chằng liên gai và dây chằng trên gai [40].

* Các cơ ở cổ

Bao gồm hai vùng chính: các cơ ở vùng cổ trước bên và các cơ ở vùng cổ sau. Có tác dụng nâng đỡ, bảo vệ cột sống cổ và vùng đầu [6].

<i>• Cấu trúc thần kinh mạch máu </i>

- Tủy sống cổ có 8 khoanh tủy, tách ra 8 đôi rễ trước chi phối vận động, 8 đôi rễ sau chi phối cảm giác.

- Dây thần kinh cổ khi ra khỏi gian đốt sống được chia thành 2 nhánh, một số nhánh tạo thành đám rối thần kinh cánh tay chi phối vận động và cảm giác chi trên.

- Động mạch đốt sống sau khi tách ra từ động mạch dưới đòn chạy qua lỗ ngang của các đốt sống, chạy sát mỏm móc, khi mỏm móc bị thối hóa thì các gai xương của nó thường đè vào động mạch đốt sống [41].

<i><b>1.1.2.2. Giải phẫu chức năng cột sống cổ </b></i>

Cột sống cổ có 3 chức năng [41]:

- Chức năng vận động: cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng là do: Khớp đốt sống cổ có góc nghiêng phù hợp, do khả năng đàn hồi của đĩa đệm, đốt sống C1 có thể quay quanh C2. Vì vậy, nó đảm bảo cho đầu chuyển động nhanh và dễ dàng.

- Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tủy: ở cột sống cổ có các thân đốt sống nhỏ, đĩa đệm khơng chiếm tồn bộ thân đốt, do đó tải trọng tác động lên đĩa đệm cột sống cổ lớn hơn các phần khác của cột sống dẫn tới giảm chiều cao thân

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

đốt. Các khoang gian đốt C5 – C6, C2 – C3 là những nơi chịu tải trọng nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thối hóa ở những đoạn đốt sống cổ này.

<i><b>1.1.2.3. Cơ chế bệnh sinh thối hóa cột sống cổ </b></i>

- Cho đến nay, về cơ chế bệnh sinh THCSC phần lớn các tác giả đều cho rằng THCSC là kết quả của sự thối hóa tổng hợp của 2 q trình: Thối hóa sinh học theo tuổi và thối hóa bệnh lý mắc phải (do yếu tố vi chấn thương đặc biệt là chấn thương mạn tính như do tư thế lao động nghề nghiệp, do cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng, do rối loạn chuyển hoá, dị dạng cột sống cổ, bệnh lý tự miễn…)[1],[14],[30], [8], [26].

- Q trình thối hóa này có thể khởi phát từ bất kỳ khớp nào trong các khớp của đơn vị chức năng cột sống. Thối hóa thường bắt đầu từ biến đổi thân đốt đến biến dạng thân đốt. Khoang gian đốt còn giữ được chiều cao của nó khá lâu sau đó mới dần dần đóng vơi dây chằng đĩa đệm [41].

- Theo thời gian các tế bào sụn sẽ già đi, khả năng tổng hợp các chất để tạo nên Mucopolysaccarid và sợi Collagen bị giảm sút và rối loạn. Sụn sẽ mất dần tính đàn hồi và chịu lực giảm. Mặt khác tế bào sụn của người trưởng thành lại khơng có khả năng sinh sản và tái tạo, tư thế đứng thẳng sẽ làm cho q trình thối hóa tăng dần theo tuổi và diễn ra trong suốt cuộc đời [7], [27], [29].

- Khớp mỏm móc đốt sống thối hóa do tổn thương ngun phát vi thể gây tổn thương tế bào sụn của mặt khớp, bao hoạt dịch và xương, dẫn đến mất tính đàn hồi của khớp. Người cao tuổi phần lớn đều bị thối hóa đĩa đệm và cột sống vì đĩa đệm rất nghèo mạch máu ni dưỡng và khơng có khả năng tái tạo [1],[41],[30].

<i><b>1.1.2.4. Cơ chế gây đau trong Thối hóa cột sống cổ </b></i>

- Luschka (1950) đã phát hiện một nhánh của rễ thần kinh cổ xuất phát từ hạch cạnh sống (được gọi là nhánh màng tuỷ- r.meningicus). Nhánh này được bổ sung những sợi giao cảm thuộc chuỗi hạch giao cảm cạnh cột sống cổ quay trở lại chui qua lỗ gian đốt sống vào trong ống sống. Các dây thần

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

kinh này chi phối cho bao khớp gian đốt sống, cốt mạc đốt sống, dây chằng dọc sau, các màng của tủy sống và mạch máu. Khi dây này bị kích thích sẽ gây ra triệu chứng đau [41].

- Mặt trên thân đốt từ C3 đến C7 có thêm hai mõm móc hay mấu bán nguyệt ơm lấy gốc dưới thân đốt sống phía trên, hình thành khớp mỏm móc – đốt sống. Khớp mỏm móc đốt sống cũng được phủ bằng sụn và cũng có một bao khớp chứa dịch. Nhiệm vụ của khớp là giữ cho đĩa đệm không bị lệch sang hai bên. Khi khớp này bị thoái hóa, gai xương của mỏm móc nhơ vào lỗ gian đốt sống và chèn ép vào rễ thần kinh ở đó gây đau [41].

- Đĩa đệm được các nhánh màng tủy phân bố cảm giác. Khi đĩa đệm bị thối hóa hay thốt vị chiều cao khoang gian đốt sẽ giảm gây chùng lỏng các khớp, dẫn tới sai lệch vị trí khớp, chèn ép vào các thành phần cảm nhận đau như rễ thần kinh, tủy, dây chằng dọc sau dây này bị kích thích gây đau [1],[40]

- Phì đại dây chằng vàng là ngun nhân chính gây hẹp ống sống cổ từ phía sau, gây chèn ép vào tủy hay màng cứng, gây đau.

- Ở các tổ chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp có rất nhiều điểm nhận cảm thực vật, khi tổ chức này bị kích thích bệnh nhân sẽ đau âm ỉ, rất khó chịu, đau ở đây không liên quan đến khu vực cảm giác của rễ thần kinh cổ [41].

- Đám rối thần kinh cánh tay và động mạch dưới địn bình thường phải chui qua khe cơ bậc thang, khi khe này bị hẹp sẽ chèn ép vào đám rối thần kinh cánh tay, dây trụ và dây giữa rất dễ bị tổn thương, bệnh nhân sẽ đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón 4,5. Đau có thể lan lên vùng chẩm, tới ngực.

- Các hạch giao cảm cổ còn chia nhánh vào các rễ, cho các nhánh tim, đám rối giao cảm quanh động mạch và các cơ quan nội tạng khác, khi các nhánh này bị chèn ép hoặc kích thích sẽ gây đau [1],[40]

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng </b>

<i><b>1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng </b></i>

Biểu hiện lâm sàng của Thối hóa cột sống cổ rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí, mức độ và biến chứng của THCSC (chèn ép thần kinh, mạch máu...).

Gồm 5 hội chứng [1],[14],[48]: • Hội chứng cột sống cổ:

Triệu chứng thường gặp nhất là đau vùng cột sống cổ, thường xuất hiện sau khi cúi lâu, nằm gối cao, làm việc căng thẳng kéo dài, sau khi ngủ dậy hay đột ngột sau khi vận động cột sống cổ. Bệnh nhân có điểm đau tại cột sống cổ hoặc hai bên cột sống cổ; co cứng cơ cạnh sống cổ và có tư thế chống đau: nghiêng đầu về bên đau và vai bên đau nâng cao hơn bên lành. Bệnh nhân cảm giác cứng gáy hạn chế vận động cột sống cổ [48],[41].

• Hội chứng rễ thần kinh:

Chủ yếu là tổn thương rễ C5 và C6. Khi có hội chứng rể bệnh nhân thường có các rối loạn kiểu rể như đau vùng gáy âm ỉ lan dọc theo đường đi của rể thần kinh, đau tăng từng cơn, khi ho, hắt hơi và khi vận động. Bệnh nhân có thể có các dị cảm vùng da do rể thần kinh bị chèn ép chi phối có thể lan lên vùng chẩm, xuống vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay,… Nặng hơn có thể giảm vận động một số cơ chi trên tùy thuộc vào rể thần kinh bị chèn ép, triệu chứng teo cơ chi trên ít gặp. Nguyên nhân do các gai xương ở mỏm móc hoặc mỏm khớp trên của gian đốt sống làm hẹp lỗ gian đốt sống, chèn ép vào rễ thần kinh ở đó [41],[26].

• Hội chứng động mạch đốt sống (hội chứng giao cảm cổ sau Barré Líeou) Đau đầu vùng chẩm và chóng mặt từng cơn; mờ mắt; hoa mắt, có thể có ù tai, ve kêu trong tai, run giật nhãn cầu, giảm thị lực thoáng qua, dị cảm ở hầu họng...Do thiếu máu ở động mạch đốt sống và động mạch sống nền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Nguyên nhân là do các khớp mỏm móc- đốt sống và khớp gian đốt sống bị thối hóa [3],[41].

• Hội chứng thực vật dinh dưỡng:

Tùy mức độ thối hóa mà biểu hiện lâm sàng khác nhau: đau thường xuất phát từ tổ chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp. Có thể có biểu hiện: đau đĩa đệm cổ (đau vùng gáy liên tục hoặc từng cơn, co cứng gáy, hạn chế vận động cột sống cổ,..), hội chứng cơ bậc thang (co cứng các cơ ở cổ, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón 4,5), viêm quanh khớp vai- cánh tay, hội chứng vai bàn tay hoặc các hội chứng nội tạng khác…

• Hội chứng chèn ép tủy cổ:

Đây là biểu hiện lâm sàng nặng nhất của Thối hóa cột sống cổ, do các gai xương mọc ở phía sau thân đốt chèn ép vào phần trước tủy, rối loạn vận động là triệu chứng xuất hiện sớm và nổi bật nhất, kèm theo các rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ, rối loạn cơ tròn và các dấu hiệu chèn ép tủy khác [3],[51]

Trên lâm sàng, có thể định hướng chẩn đốn cho bệnh nhân khơng phải thốt vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc THCSC có hội chứng tủy cổ nếu khám khơng có dấu hiệu Spurling và L’hermitte [29].

- Nghiệm pháp Spurling (dương tính): ấn đầu bệnh nhân xuống trong tư thế ngửa cổ và nghiêng đầu về phía đau thì tạo ra đau từ cổ lan xuống vai, cánh cẳng tay và ngón tay. Đây là dấu hiệu quan trọng xác định đau kiểu rễ trên lâm sàng.

- Dấu hiệu L’hermitte: có cảm giác như điện giật đột ngột lan từ cột sống cổ xuống lưng khi cúi cổ. Dấu hiệu này trong thốt vị đĩa đệm chỉ gặp ở nhóm có hội chứng tủy cổ, nó cho thấy giai đoạn sớm của bệnh và nhiều khả năng hồi phục sau phẫu thuật. Ngồi ra dấu hiệu này cịn gặp ở u tủy cổ, xơ cứng rải rác, hẹp ống sống cổ [38].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng </b></i>

Trên phim X-Quang quy ước cột sống cổ các tư thế thẳng, nghiêng, chếch

<b>3/4 phải, trái có các hình ảnh thường gặp sau: </b>

- Thay đổi đường cong sinh lý đơn thuần: cột sống thẳng hoặc ưỡn quá mức. - Mọc gai xương, mỏ xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn, ở rìa ngồi của thân đốt sống, gai xương có hình thơ, dày đậm, hình móc có thể ở phía trước hoặc phía sau thân đốt sống [13].

- Hẹp lỗ liên đốt: đường kính lỗ gian đốt bình thường khoảng 5mm, lỗ ở C2 – C3 có kích thước nhỏ hơn ở nơi khác [13].

- Đặc xương dưới sụn: tăng mật độ xương ở bờ dưới sụn, nơi thân xương tiếp giáp với đĩa đệm [25].

- Mờ, hẹp khe khớp đốt sống: khi đĩa đệm bị thối hóa hoặc thoát vị, chiều cao khoang gian đốt sẽ giảm, khe khơng đồng đều, bờ khơng đều. Bình thường khoảng cách giữa các thân đốt sống bằng 1/4 – 1/6 chiều cao thân đốt sống (3mm) [25].

Trên phim X-Quang quy ước, đĩa đệm là phần không cản quang nên khơng nhìn thấy trực tiếp đĩa đệm, chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua những thay đổi của khoang gian đốt sống và các đốt sống kế cận. Vì vậy đây là hình ảnh của thối hóa cột sống cổ giai đoạn muộn [41].

<i>Phân loại giai đoạn thối hóa khớp trên X-Quang theo Kellgren và Lawrence (1987) [27]: </i>

+ Giai đoạn 1: gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương. + Giai đoạn 2: gai xương rõ.

+ Giai đoạn 3: hẹp khe khớp vừa.

+ Giai đoạn 4: hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn.

Chụp cắt lớp vi tính: có thể phát hiện hầu hết các chi tiết của đốt sống, hẹp lỗ gian đốt sống, các tổ chức gây hẹp, mức độ hẹp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Chụp cộng hưởng từ động mạch đốt sống: cho biết chính xác vị trí, hình dạng của các biến đổi bệnh lý do q trình thối hóa cột sống cổ gây ra, hình ảnh động mạch đốt sống bị đè đẩy.

<i><b>Hình 1.2. X - quang cột sống cổ bình thường [25]. </b></i>

Tư thế chụp trước sau (A), tư thế chụp nghiêng (B), tư thế chụp chếch (C)

<small>1.Thân đốt sống 2.Mỏm răng 3.Diện khớp 4. Lỗ gian đốt sống 5. Mỏm gai 6. Mỏm ngang </small>

<small>7. Thân đốt trục (C2) 8. Khe gian đốt sống 9. Cung trước đốt đội (C1) </small>

<i><b>Hình 1.3. X- quang cột sống cổ bị thối hóa [25] </b></i>

Tư thế chụp trước sau (D), tư thế chụp nghiêng (E)

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>1.1.4. Chẩn đốn Thối hóa cột sống cổ </b>

THCSC thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng[65].

<b> + Chẩn đoán xác định: Dựa vào tuổi, lâm sàng (hội chứng cột sống cổ, </b>

hội chứng rể, hội chứng giao cảm cổ sau) và cận lâm sàng [1],[13].

+ Chẩn đoán phân biệt: THCSC cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý cột sống cổ như khối u cột sống cổ, viêm cột sống cổ, chấn thương cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; các bệnh lý trong ống sống cổ như u tủy, xơ cứng cột bên teo cơ, xơ cúng rải rác; bệnh lý ngoài cột sống như viêm đám rối thần kinh cánh tay...

<b>1.1.5. Điều trị thối hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại </b>

Điều trị THCSC bao gồm điều trị bảo tồn và phẫu thuật, trong đó điều trị bảo tồn là chủ yếu. Điều trị bảo tồn chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng.

<i>- Điều trị bảo tồn </i>

+ Dùng thuốc: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm non-steroid và corticoid, các loại thuốc giãn cơ, thuốc ức chế men tiêu sụn (Chondroitin sulfate), các vitamin nhóm B (Neurobion, methylcobal,...)[15].

+ Các phương pháp không dùng thuốc:

Lý liệu pháp: bó paraphin, dùng khay nhiệt điện, đèn hồng ngoại, túi chườm nóng, tắm suối nước nóng, ngâm nước ấm,…[3]

Các phương pháp điều trị đặc biệt: tiêm ngoài màng cứng, kéo giãn cột sống cổ, đeo đai cổ [12],[15].

<i>- Điều trị bằng ph ơng pháp phẫu thuật </i>

Là phương pháp điều trị khi THCSC gây ra các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng hoặc đã điều trị nội khoa không đỡ, đau tăng lên, có triệu chứng chèn ép tủy rễ; các dấu hiệu X-Quang chứng tỏ có sự chèn ép thần kinh phù hợp với thăm khám lâm sàng hoặc có chỉ định phẫu thuật nới rộng khớp mỏm

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

móc - đốt sống [15],[30],[41]. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ nên được cân nhắc sử dụng khi phương pháp điều trị bảo tồn thất bại [67].

<b>1.1.6. Hậu quả của thối hóa cột sống cổ </b>

Thối hóa cột sống cổ có nhiều biến chúng, gây đau, hạn chế vận động ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt. THCSC gây ra tình trạng thiểu năng sống nền làm cho bệnh nhân thấy ù tai, chóng mặt, ảnh hưởng đến tinh thần thông qua việc đau kéo dài gây ra lo lắng, mất ngủ, bệnh nặng có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Bệnh nhân có hội chứng tủy cổ, có thể bị liệt cứng nửa người hoặc liệt cứng tứ chi tăng dần, nếu không được điều trị hợp lý có thể để lại di chứng. Bệnh nhân cũng có thể gặp các tác dụng phụ khơng mong muốn của thuốc điều trị khi dùng kéo dài như nhóm chống viêm giảm đau khơng steroid gây lt dạ dày, tá tràng…[1],[3].

<b>1.2. THỐI HĨA CỘT SỐNG CỔ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.2.1. Bệnh danh về thối hóa cột sống cổ </b>

Trong Y học cổ truyền, thối hóa cột sống cổ khơng có bệnh danh tương ứng riêng, mà được xếp chung vào phạm vi “chứng tý”. Kinh lạc phân bố khắp cơ thể, bắt nguồn từ các tạng phủ thơng ra ngồi bì phu, mạch, cơ, cân cốt… làm cho khí huyết lưu thơng. Cho nên bất luận ngun nhân gây bệnh nào dù bên trong hay bên ngoài đều ảnh hưởng đến kinh lạc, đều làm cho khí huyết tắc trở mà phát sinh ra bệnh [30],[60].

Tý là sự bế tắc kinh mạch, khí huyết. Chứng Tý phát sinh trên cơ sở khí huyết suy kém, âm dương khơng điều hịa, các tà khí (phong, hàn, thấp, tà) từ bên ngoài thừa cơ xâm phạm vào cân, cơ, khớp, xương, kinh lạc… làm bế tắc kinh mạch, khí huyết khơng lưu thơng gây đau; hoặc do người cao tuổi chức năng các tạng phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân, tỳ hư cơ nhục yếu mà gây ra xương khớp đau nhức, sưng nề, cân co cứng, teo cơ, vận động khó khăn…[17].

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>1.2.2. Nguyên nhân </b>

Nguyên nhân gây chứng Tý rất đa dạng bao gồm ngoại nhân, nội nhân và bất nội ngoại nhân. Các yếu tố bên ngồi như phong, hàn, thấp, nhiệt tà có thể đơn độc hoặc cùng kết hợp xâm nhập vào cơ thể [17]. Bệnh cũng có thể do nội nhân như rối loạn tình chí, tiên thiên bất túc hoặc sau kinh nguyệt, sinh đẻ làm khí huyết suy kém, âm dương khơng điều hịa. Các yếu tố bất nội ngoại nhân như lao động vất vả, ăn uống…không điều độ làm khí huyết suy hoặc do đàm ẩm, huyết ứ mà gây bế tắc kinh lạc cũng có thể gây chứng Tý [2].

<i><b>1.2.2.1. Ngoại nhân </b></i>

Do tà khí (phong tà, hàn tà, thấp tà) bên ngoài cơ thể thừa lúc tấu lý sơ hở xâm lấn vào các kinh lạc làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc, khí huyết khơng lưu thơng “bất thơng tất thống”. Các tà khí này lại bị tắc lưu lại ở kinh lạc hoặc tạng phủ gây đau, nhức, tê buồn, nặng, mỏi ở một vùng cơ thể hay các khớp xương. Gặp nhiều ở người cơ thể suy yếu hoặc lớn tuổi [17],[36].

Tuệ Tĩnh bàn về ba tà khí Phong, Hàn, Thấp như sau: “Tê thấp là mình mẩy, các khớp xương khơng đỏ khơng sưng mà tự nhiên phát đau, có khi lại khơng cựa được. Ngun nhân do ngun khí suy kém, ba khí ấy xâm nhập vào kinh lạc trước rồi xâm nhập vào gân cốt thì nặng nề khơng giơ lên được, vào mạch thì huyết đơng khơng lưu thơng được, vào cân thì co mà khơng duỗi ra được, vào cơ nhục thì tê dại cấu khơng biết đau, vào bì phu thì lạnh. Sách chia ra nhiều tên gọi mà bệnh thì do ba tà khí” [21].

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

thận hư không dưỡng được can mộc, can tàng huyết, can chủ cân, can hư không tàng được huyết, không nuôi dưỡng được cân làm huyết kém, cân yếu mỏi hoặc co rút.

+ Do dinh dưỡng không tốt làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ hư nguồn sinh ra khí huyết bị suy giảm nên nuôi dưỡng cân cốt không đầy đủ dẫn đến bệnh. Thấp tà xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tạng tỳ. Thấp kéo dài sẽ biến thành đàm, đàm và thấp cùng đưa lên vùng cổ, vai sẽ làm cho khí huyết bị ngăn trở gây nên đau.

<i><b>1.2.2.3. Bất nội ngoại nhân </b></i>

Do lao động quá sức, gánh, đội vật nặng hoặc do bị sang chấn (bị ngã, bị

<b>đánh…) làm khí huyết ứ trệ gây nên đau, hạn chế vận động [30]. 1.2.3. Các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền: </b>

Thực tế lâm sàng các nguyên nhân gây bệnh thường không đơn độc mà kết hợp các yếu tố gây bệnh cùng một lúc như phong hàn, hàn thấp, phong hàn thấp, phong hàn thấp kèm can thận hư, can thận hư,…Do vậy trong chẩn đoán và điều trị cần biết rõ chứng trạng để đưa ra lý, pháp, phương, huyệt cho phù hợp với từng thể lâm sàng trên bệnh nhân. Một số thể bệnh thường gặp trên lâm sàng [30],[34]:

<i><b>1.2.3.1. Thể phong hàn </b></i>

- Triệu chứng lâm sàng: Đầu, gáy, vai và lưng trên đau; gáy cứng; có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn; tay chân tê, đau, mỏi; chi trên có cảm giác nặng, khơng có sức; thích ấm; sợ lạnh; rêu lưỡi mỏng, trắng nhợt; mạch phù, hỗn hoặc khẩn.

- Chẩn đốn bát cương: Biểu thực hàn.

- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thơng kinh hoạt lạc.

<i><b>1.2.3.2. Thể khí trệ huyết ứ </b></i>

<i><b> - Triệu chứng lâm sàng: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, tê; đau ê ẩm, đau </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

vùng nhất định, ban ngày đỡ, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào đau; chân tay tê mỏi, co rút (đêm bị nhiều hơn ngày); miệng khơ; lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết; mạch sáp, huyền.

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực.

- Pháp điều trị: hoạt huyết, hố ứ, thơng kinh hoạt lạc.

<i><b>1.2.3.3. Thể phong hàn thấp tý </b></i>

- Triệu chứng lâm sàng: Bệnh kéo dài, đau âm ỉ với những đợt đau tăng, ngại vận động. Đầu, gáy, vai và lưng trên đau, gáy cứng; cử động khó khăn hạn chế vận động; tay chân tê, đau, mỏi; chi trên có cảm giác nặng, khơng có sức; thích ấm; sợ lạnh; đại tiện bình thường; tiểu tiện trong; chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi trắng nhờn dính; mạch nhu hỗn hoặc trầm hỗn [17].

- Chẩn đốn bát cương: Biểu lý kiêm chứng

- Pháp điều trị: Bổ khí hịa dinh, khu phong, tán hàn, trừ thấp.

<i><b>1.2.3.4. Thể can thận âm hư </b></i>

- Triệu chứng lâm sàng: Gáy, vai, vai lưng đau, có khi đau lan lên đầu; tay chân tê, mất cảm giác; thắt lưng đau; đầu gối mỏi; chóng mặt, hoa mắt; gị má đỏ; mồ hôi trộm; họng khô; lưỡi đỏ; rêu lưỡi mỏng; mạch tế, sác.

- Chẩn đoán bát cương: Lý hư

- Pháp điều trị: Tư bổ Can Thận, khu phong, tán hàn, trừ thấp.

<b>1.3. ĐIỀU TRỊ THỐI HĨA CỘT SỐNG CỔ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.3.1. Phương pháp cấy chỉ </b>

Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng rất độc đáo, là thành quả của sự kết hợp 2 nền y học, có xuất xứ từ Trung Quốc và đã được nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam từ những năm của thập kỷ 70 thế kỷ trước [52],[44]. Liệu pháp châm này có tác dụng kép: kích thích huyệt theo tả pháp và kéo dài thời gian kích thích sinh học châm [62].

Phương pháp điều trị bằng luồn chỉ, chôn chỉ, thắt gút chỉ, cấy chỉ dưới huyệt còn gọi là “Huyệt vị xuyên tuyến, mai tuyến, kết trác liệu pháp”

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

là phương pháp dùng chỉ tự tiêu(chỉ cát- gút) trong y khoa lưu lại ở một huyệt vị trên kinh lạc nào đó với mục đích gây kích thích lâu dài để tạo ra một tác dụng trị liệu. Theo tiếng Anh, cấy chỉ có tên gọi là catgut embbeding therapy, trong đó embedding có nghĩa là chơn, vùi, cấy [62]. Catgut là 1 loại chỉ dùng trong phẫu thuật, có khả năng tự tiêu sau 1 thời gian nhất định. Chính vì vậy, sự tồn lưu của chỉ catgut tại huyệt đạo trong 1 thời gian nhất dịnh đã phát huy vai trị kích thích huyệt đạo nhằm tạo được sự cân bằng âm dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất trệ, chỉ thống….

Theo y học hiện đại, cũng như châm cứu, cấy chỉ cũng có tác dụng kích thích theo cơ chế thần kinh thể dịch. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cấy chỉ có tác dụng chống rối loạn chuyển hóa, giảm đau, an thần, điều hòa thể dịch, giãn nở mạch máu, kích thích tái tạo thần kinh, điều hịa trương lực cơ, ổn định huyết áp… Theo tài liệu y học, cấy chỉ lần đầu tiên được áp dụng tại Việt nam từ năm 1970–1971, ứng dụng điều trị các bệnh hen phế quản, viêm phế quản, viêm loét dạ dày tá tràng, liệt dương, đau thần kinh tọa, tai biến, các chứng liệt vận động.

- Viện nghiên cứu Đông y trung ương (nay là Bệnh viện YHCT trung ương) ứng dụng cấy catgut điều trị hội chứng dạ dày tá tràng được thực hiện vào những năm 1970. Năm 1982, Viện châm cứu trung ương đã thực hiện cấy chỉ điều trị cho trẻ em bị bại liệt.

- Trong quân đội phương pháp cấy chỉ đã được áp dụng: Từ 1970, giáo sư Bành Khừu và cộng sự đã thực hiện chữa một số chứng bệnh tại Bệnh viện 108. Năm 1980, cấy chỉ đã được áp dụng điều trị hen phế quản tại Bệnh viện 103. Năm 1983, cấy chỉ đã được BS. Lê Thuý Oanh thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

hiện để điều trị hen phế quản, viêm phế quản tại Bệnh viện 91, Tổng cục Chính trị… [19],[44].

<i><b>1.3.1.1. Cơ chế tác dụng </b></i>

- Theo y học hiện đại:

Một số tài liệu khoa học đã chứng minh được cấy catgut có tác dụng tăng cường đồng hoá, giảm dị hoá, kèm theo tăng cao protein và hydratcarbon ở cơ, giảm nồng độ acid lactic cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ, vì vậy góp phần tăng chuyển hoá và dinh dưỡng ở cơ. Bên cạnh đó, nhờ sự kích thích ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, sợi cơ tăng sinh tạo ra hiệu ứng điều trị. Do bản chất của catgut là protein nên có tác dụng kích thích miễn dịch,

<b>tăng sức đề kháng của cơ thể [19],[44]. </b>

- Theo y học cổ truyền:

Cơ chế tác dụng của cấy chỉ cũng nằm trong cơ chế tác dụng của châm cứu cổ truyền. Thông qua điều hoà âm dương, điều hoà chức năng tạng phủ, khí huyết mà có tác dụng phịng và chữa bệnh [28].

<i><b>1.3.1.2. Kỹ thuật trong phương pháp cấy chỉ </b></i>

- Châm kim kèm bấm huyệt: Ngón tay trái hoặc trỏ của bàn tay trái bấm vào vùng huyệt cần châm, 3 ngón 1,2,3 tay phải cầm đế kim đã luồn chỉ châm kim dọc theo da vào huyệt, đẩy thơng nịng, rút kim ra và dán

<b>băng dính có đặt gạc vô trùng mỏng vào nơi vừa cấy chỉ. </b>

- Hướng kim, độ sâu của kim, độ dài của chỉ: Độ sâu tùy huyệt vị, có thể từ 2- 5cm, độ dài của chỉ từ 0,5- 3cm tùy độ sâu của huyệt, trung bình là 1cm.

- Những điểm cần chú ý: Khi cấy những vùng như vùng cổ tay, ngực… cần hết sức chú ý vì chỉ dùng trong cấy chỉ là 1 dị vật nên phải đưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

vào vị trí thật chính xác. Sai vị trí có thể gây tắc mạch (nếu vào mạch máu) với các huyệt vùng cổ tay thuộc kinh phế, gây tràn khí màng phổi (các huyệt vùng lưng trên).

- Xử trí và đề phịng tai biến khi cấy chỉ:

Cơng tác chuẩn bị bệnh nhân phải thật tốt, đặc biệt là những bệnh nhân cấy chỉ lần đầu, khuyên họ bình tĩnh thở đều tránh co thắt cơ khi cấy. Trước khi cấy chỉ không ăn quá no hoặc quá đói. Với bệnh nhân quá nhạy cảm nên động viên, số lượng huyệt cấy chỉ ít và tăng dần cho các lần cấy chỉ sau.

<b>- Vựng châm: Bệnh nhân vã mồ hơi, chóng mặt, hoa mắt, chống </b>

váng, mặt xanh tái, nhịp tim nhanh…có thể do quá căng thẳng, do đói hoặc mệt trước và trong khi cấy chỉ.

Xử trí: Rút kim, đặt bệnh nhân nằm hít thở sâu, cho uống nước đường ấm, thầy thuốc ấn các huyệt Nội quan, Thái dương, Tam âm giao của bệnh nhân. Sau 5- 10 phút bệnh nhân sẽ trở lại bình thường [11], [52].

<i><b>1.3.1.3. Liệu trình điều trị </b></i>

Một tuần cấy chỉ 1 lần, số huyệt tùy diện bệnh và thể chất người bệnh [11]

<i><b>1.3.1.4. Một số biến chứng có thể xảy ra </b></i>

- Nhiễm trùng - Chảy máu

- Phản ứng dị ứng với chỉ catgut

- Tổn thương thần kinh do cấy chỉ không đúng huyệt [11].

<b>1.3.2. Phương pháp điện châm </b>

Châm cứu là một hình thức chữa bệnh có từ lâu đời, được người xưa dùng để chữa nhiều chứng bệnh và có hiệu quả tốt. Châm cứu tức là điều khí, điều hịa khí huyết. Khi châm kim qua các huyệt vị sẽ khai thông sự tuần hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

khí huyết vì “thơng tắc bất thống, thống tắc bất thông”[61]. Với THCSC, châm cứu có thể làm giảm các cơn đau và cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh. [76].

Điện châm là kỹ thuật châm kim vào huyệt vị, châm phối hợp với tác dụng của dòng điện một chiều, xung một pha hay hai pha và sau đó kích thích gây phản ứng (đắc khí) của cơ thể nhằm giúp điều hịa chức năng lưu thơng khí huyết tồn thân để chữa bệnh [56]. Điện châm có ưu thế hơn so với châm cứu đơn thuần do tác dụng điều khí nhanh hơn, mạnh hơn mà khơng gây đau đớn cho bệnh nhân nhờ xung điện kích thích đều đặn, nhịp nhàng, đồng thời còn được ứng dụng trong châm tê phẫu thuật mà không thể tiến hành bằng phương pháp vê kim cổ điển [55].

<i><b>1.3.2.1. Cơ chế tác dụng của điện châm </b></i>

<b>- Theo học thuyết thần kinh [34],[28],[35],[57]. </b>

+ Phản ứng tại chỗ: châm cứu là một kích thích vật lý cơ học, tổ chức nơi châm sẽ tiết ra histamine, nhiệt độ da thay đổi, phù nề tại chỗ, thay đổi tuần hoàn, tập trung bạch cầu.

+ Phản ứng tiết đoạn: Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác vùng da ở cùng một tiết đoạn với nó, ngược lại nếu có những kích thích từ vùng da của một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng cùng một tiết đoạn đó. Việc sử dụng các huyệt ở một vùng da thịt để chữa các nội tạng cùng tiết đoạn với vùng này sẽ gây ra một phản ứng tiết đoạn. Nó giải thích phương pháp dùng các du huyệt (huyệt tương đương với phủ tạng ở vùng ngực bụng) và cách lấy huyệt theo kinh từ xa (tuần kinh thủ huyệt) của YHCT.

+ Phản ứng toàn thân: Khi điều trị một số bệnh, người ta dùng một số huyệt không ở cùng với vị trí nơi đau và cũng khơng ở cùng tiết đoạn với cơ quan bị bệnh, vậy tác dụng điều trị của nó thơng qua phản ứng toàn thân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Thực chất bất cứ một kích thích nào cũng liên quan tới hoạt động của vỏ não, nghĩa là có tính chất tồn thân. Khi nói tới phản ứng tồn thân, ta cần nhắc lại nguyên lý về hiện tượng chiếm ưu thế của võ nảo và chú trọng đến tính chất nhạy cảm của vỏ não khi có một ổ hưng phấn do tình trạng bệnh lý gây nên.

<b>- Theo y học cổ truyền [28],[17],[35] </b>

+ Lý luận YHCT với các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng phủ, kinh lạc là cơ sở cho việc thực hành chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu. Cơ chế tác dụng tóm tắt vào mấy điểm chính như sau.

+ Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật, chữa bệnh bằng châm cứu có tác dụng điều hịa âm dương.

+ Do điều kiện cơ thể yếu, tác nhân gây bệnh xâm nhập phát sinh ra bệnh tật tức là sự mất thăng bằng âm dương, bệnh lý biểu hiện hoặc hàn hoặc nhiệt, hoặc hư hoặc thực - hư hàn thuộc về âm, thực nhiệt thuộc dương [59].

+ Vì vậy khi điều trị bằng châm cứu là điều hòa lại âm dương, cụ thể là nâng cao chính khí, đuổi tà khí ra ngồi. Khi vận dụng lại tùy theo vị trí nơng sâu của bệnh tật, trạng thái hư thực, hàn nhiệt của bệnh, vận dụng thích đáng dùng châm hay cứu, dùng thủ thuật bổ hay tả: nhiệt thì châm, hàn thì cứu, hư thì bổ, thực thì tả.

+ Điện châm cũng nhằm mục đích điều khí như các hình thức châm khác, nhưng mục đích bổ tả mạnh hơn, nhanh chóng tiêu trừ được bệnh tà hơn, lấy lại trạng thái cân bằng âm dương nhanh hơn, bệnh chóng khỏi hơn [50].

<i><b>1.3.2.2. Kỹ thuật điện châm </b></i>

Điện châm dùng kim châm vào các huyệt nằm trên huyệt đạo vì vậy xác định huyệt chính xác, châm kim phải đúng kỹ thuật và tuân thủ theo nguyên tắc Bổ tả [11],[28],[32].

- Xác định và sát trùng da vùng huyệt. Chọn kim có độ dài phù hợp tùy thuộc độ dày cơ vùng huyệt định châm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Thủ pháp châm kim: bàn tay trái căng da nhằm tán vệ khí, tay phải dùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa cầm kim ở chỗ cách mũi kim chừng 1- 2cm, dùng lực châm kim nhanh, dứt khoát xuyên qua da vào huyệt.

- Thủ pháp đẩy kim trên huyệt đạo: sau khi đã cắm kim vào huyệt, tiến hành đẩy kim từ từ vào huyệt đạo cho đến khi đắc khí, tức là chính xác đến huyệt thì vê kim nhằm mục đích dẫn khí.

- Kích thích huyệt bằng máy điện châm, nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ tả của máy điện châm, cường độ từ 0 đến 150microAmpe (tùy theo ngưỡng đau của bệnh nhân). Thời gian: 20-30 phút cho mỗi lần điện châm

- Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm - Các thủ pháp bổ tả:

+ Nếu huyệt trên cùng một đường kinh, châm cùng chiều đường kinh là bổ, châm ngược chiều đường kinh là tả [59].

+ Nếu huyệt không thuộc một đường kinh khi châm trên huyệt đạo này có tác dụng thơng các kinh mạch lại với nhau để khí huyết lưu thông dễ dàng. Theo kinh nghiệm của Nguyễn Tài Thu khi châm kim vào huyệt đạo đã đắc khí, tiến hành vê kim mạnh, nhiều lần là thủ pháp tả, nếu vê nhẹ nhàng ít lần là thủ pháp bổ [55],[23].

+ Ngoài ra thủ pháp bổ tả vận dụng trong kích thích xung điện: khi kích thích xung điện lên huyệt đạo với tần số cao (từ 4-5hz), cường độ mạnh là kích thích tả; nếu kích thích xung điện với tần số thấp (từ 1-3 Hz), cường độ nhẹ là kích thích bổ [56],[61].

<i><b>1.3.2.3. Liệu trình </b></i>

Châm ngày 01 lần, thời gian lưu kim 20-30 phút, liệu trình 15 ngày.

<b>1.3.3. Phương pháp dùng thuốc: Bài thuốc “Quyên tý thang” </b>

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và các thể bệnh. Nhưng nói chung điều trị có các nguyên tắc cơ bản sau [33]:

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

- Ơn thơng kinh lạc (làm ấm, làm lưu thơng khí huyết trong kinh mạch): đây là phương pháp điều trị cơ bản. Vì theo lý luận của YHCT “Thông tắc bất thống”, nghĩa là kinh lạc lưu thơng thì khơng đau. Khi Kinh mạch bị hàn tà xâm nhập phải dùng ôn (làm ấm lên) và thông kinh hoạt lạc để đuổi phong tà, hàn tà khỏi kinh lạc (trục phong hàn) [37].

- Thư cân hoạt lạc: do bệnh có chứng co rút nên phải thực hiện”thư cân hoạt lạc” làm cho kinh mạch dãn ra .

- Hoạt huyết hóa ứ: Trong thể huyết ứ nhằm làm cho huyết lưu thông tốt trong hệ kinh lạc.

Nền YHCT có một kho tàng các bài thuốc cổ phương có giá trị trên lâm sàng trong điều trị chứng Tý, tùy thuộc vào mỗi thể bệnh mà có bài thuốc phù hợp. Đối với thể phong hàn thấp tý, tùy vào nguyên nhân gây bệnh nào nổi trội hơn mà việc sử dụng thuốc biến hóa linh hoạt. Nếu thiên về phong tý thường dùng bài "Phòng phong thang" (Phòng phong, Cát cánh, Hạnh nhân, Khương hoạt...), thiên về hàn tý lại dùng "Ô đầu thang" (Ô đầu chế, Ma hoàng, Hoàng kỳ...), và nếu thấp tý là chính thì dùng bài "Ý dĩ thang" (Ý dĩ, Khương hoạt, Thương truật, Độc hoạt, Quế chi...). Nhưng với chứng tý thể mạn tính do phong hàn thấp cần dùng pháp cơng bổ kiêm trị thì "Quyên tý thang" là bài thuốc cổ phương thường được sử dụng (Khương hoạt, Hoàng kỳ, Sinh khương, Khương hoàng...) [2],[17],[34],[37].

<i><b>1.3.3.1. Nguồn gốc Bài thuốc “Quyên tý thang” </b></i>

Bài thuốc có nguồn gốc từ “Bách nhất tuyển phương” [2],[16],[17]

<i><b>1.3.3.2. Cấu trúc bài thuốc “Quyên tý thang” </b></i>

Khương hoạt 8g Xích thược 12g Phịng phong 8g Hồng kỳ 16-20g Khương hoàng 12g Sinh khương 4g Đại táo 3 quả Đương quy 12g Trích cam thảo 4-6g

<i><b>1.3.3.3. Tác dụng: Bổ khí hòa dinh, trừ phong thấp. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>1.3.3.4. Chỉ định: Dinh vệ lưỡng hư, phong thấp tý thống, đau vùng cổ gáy, </b></i>

vai, cánh tay và các khớp đau nhức, cử động khó khăn, tay chân tê dại.

<i><b>1.3.3.5. Phân tích bài thuốc: </b></i>

- Phịng phong, Khương hoạt khu phong trừ thấp - Đương quy, Xích thược bổ huyết, hoạt huyết

- Khương hồng điều lý khí trệ ở trong huyết, khư trừ hàn thấp - Hoàng kỳ, Cam thảo, đại táo ích khí, bổ khí

- Sinh khương phát tán phong hàn [4].

<b>Cả bài hợp lại, ích khí hoà dinh, khư phong thắng thấp [2]. </b>

Thành phần hóa học, tác dụng dược lý, bào chế và ứng dụng lâm sàng của các vị thuốc [39],[22],[31], [47] (Phụ lục 1).

<b>1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.4.1. Trong nước </b>

Thối hóa cột sống cổ là bệnh phổ biến, là tổn thương hay gặp nhất của cột sống cổ và đứng hàng thứ hai sau thối hóa cột sống thắt lưng trong bệnh lý thối hóa cột sống [1]. Trần Ngọc Ân đã tổng kết tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội trong 10 năm thấy các bệnh về thoái hố chiếm 10,41%, trong đó 2/3 thoái hoá cột sống. Vị trí của thối hóa các khớp là: thối hóa cột sống thắt lưng 31%, thối hóa cột sống cổ 14%, nhiều đoạn cột sống 7%, gối 13%, háng 8%, ngón tay 6%, các khớp khác 20% [1].

Nguyễn Hữu Thám (2012) với nghiên cứu hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể phong hàn thấp bằng phương pháp cấy chỉ kết hợp thuốc y học cổ truyền trên 36 bệnh nhân, kết quả tốt đạt 77,8%, khá 19,4% [52].

Lê Thị Diệu Hằng (2012) Đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng của thối hóa cột sống cổ bằng điện mãng châm kết hợp bài thuốc Quyên Tý Thang trên 64 bệnh nhân, kết quả tốt đạt 71,9%, khá 28.1% [21].

Nguyễn Tuyết Trang (2013) Đánh giá tác dụng của cấy chỉ Catgut trong điều trị đau vai gáy do THCSC thể phong hàn thấp tý, nhóm cấy chỉ có điểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

đau VAS trung bình giảm từ 5,78 ± 1,28 điểm xuống 1,53 ± 0,84 điểm, cao hơn nhóm điện châm với p > 0,05, cải thiện tầm vận động cột sống cổ và mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày cao hơn nhóm điện châm với p <0,05 [58].

Đặng Trúc Quỳnh (2014), đánh giá tác dụng của bài thuốc “Cát căn thang” trên bệnh nhân đau vai gáy do thối hóa cột sống cổ thấy hiệu quả rõ rệt trong giảm đau, điểm VAS giảm từ 6,00 ± 1,46 điểm xuống 1,37 ± 1,16 điểm, giảm co cứng cơ, giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày, điểm NDI giảm từ 19,83 ± 5,95 điểm xuống 8,93 ± 2,46 điểm [46].

<b>1.4.2. Ngoài nước </b>

Năm 2004, Blossfeldt.P: Đánh giá điều trị đau cổ mạn tính bằng châm cứu ở 153 bệnh nhân thấy hiệu quả điều trị đạt 68% sự cải thiện mức độ đau là 50%. Theo dõi lâu dài cho thấy rằng 49% các bệnh nhân hồn tất điều trị đã duy trì sau sáu tháng, và 40% trong một năm. Kết quả cho thấy rằng châm cứu có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bị đau cổ mạn tính [66].

Năm 2005, He D. và cs., ở khoa Y, Đại học Tổng hợp Oslo, Nauy: Nghiên cứu tác dụng của châm cứu trong điều trị đau cột sống cổ và đau vai mạn tính ở 24 phụ nữ làm cơng tác văn phịng (47 ± 9 tuổi) có thời gian đau từ 12 ± 9 năm thấy rằng châm cứu ngồi tác dụng giảm đau, cịn có tác dụng cải thiện giấc ngủ, làm giảm bớt các triệu chứng lo lắng, trầm uất và cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo dõi trong thời gian 6 tháng đến 3 năm các tác giả vẫn thấy các triệu chứng này vẫn được cải thiện hơn so với nhóm đối chứng [69].

Năm 2007, Tang Jinan, Liao Linfeng, nghiên cứu 72 ca đau thần kinh tọa bằng phương pháp cấy chỉ và 47 ca điều trị theo phác đồ Prenisolone. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân cả hai nhóm có cải thiện về mức độ giảm đau sau điều trị, nhóm cấy chỉ 97,2% và nhóm chứng 89%[77].

Năm 2010, Trinh K, Cui X, Wang YJ: Nghiên cứu thuốc thảo dược Trung quốc để giảm đau cổ mạn tính do thối hóa cột sống cổ. Các can thiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

là những loại thuốc thảo dược Trung Quốc, định nghĩa là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật thơ hoặc tinh chế hoặc các bộ phận của thực vật, khoáng chất và động vật được sử dụng cho mục đích y tế dưới mọi hình thức. Kết quả uống thuốc thảo dược giảm đau nhiều hơn so với giả dược, một loại thuốc tại chỗ thảo dược (Compound Extractum Nucis Vomica) giảm đau nhiều hơn so với Diclofenac Diethylamine Emulgel [78].

Năm 2012, Aslan Telci E, Karaduman A: Ảnh hưởng của ba phương pháp điều trị khác nhau về đau, tàn tật, chất lượng cuộc sống, và tâm trạng ở những bệnh nhân thối hóa cột sống cổ. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm. Nhóm 1 (n = 20) được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu chủ động và thụ động, nhóm thứ 2 (n = 20) với các phương pháp điều trị tích cực, và nhóm thứ 3 (n = 20) với thuốc, bao gồm nonsteroid chống viêm và thuốc giãn cơ. Nhóm 1 và 2 được điều trị tập thể dục cá nhân theo các vấn đề hiện tại của họ được xác định bởi đánh giá. Đau được phục hồi và có ý nghĩa thống kê sau khi điều trị và theo dõi lâu dài cho tất cả ba nhóm (p <0,05). Chất lượng đời sống phục hồi đáng kể trong tất cả các nhóm sau điều trị, sau 3 tháng (p <0,05). Tâm lý phục hồi đáng kể trong tất cả các nhóm sau khi điều trị và trong các nhóm 1 và 2 trong thời gian theo dõi lâu dài (p < 0,05). Có nhiều cải thiện trong hai nhóm được điều trị tập thể dục hơn so với nhóm được điều trị y tế [63].

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại.</b>

Các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính và nghề nghiệp. - Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng hội chứng cột sống cổ, hội chứng rễ thần kinh cổ:

+ Đau, có thể kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ; đau mạn tính; có điểm đau cột sống cổ.

+ Đau tại cổ hoặc đau lan lên đầu hay xuống vai tay. Hạn chế vận động cột sống cổ ở một số động tác của đoạn cột sống cổ (cúi, ngửa, nghiêng, quay), có thể kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay.

- Các Bệnh nhân được chẩn đoán xác định THCSC trên phim X Quang dựa vào một trong ba dấu hiệu cơ bản của thối hóa cột sống

+ Hẹp khe khớp

+ Đặc xương dưới sụn + Gai xương (osteophyte)

Trên phim X- Quang, chọn bệnh được phân loại thối hóa khớp giai đoạn I, II, III của Kellgren và Lawrence (1987)[27].

- Các bệnh nhân này chưa điều trị bằng các thuốc nội khoa nào hoặc đã ngừng điều trị bằng thuốc ít nhất 01 tháng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Tự nguyện tham gia vào nghiên cứu này và tuân thủ theo nguyên tắc điều trị của Bệnh viện YHCT Tỉnh Thừa Thiên Huế.

<b>2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Y học cổ truyền </b>

Các bệnh nhân được chẩn đoán THCSC thể phong hàn thấp tý [17]: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bài thuốc Quyên tý thang với tác dụng chữa bệnh chủ yếu là trừ phong hàn thấp, điều hịa dinh vệ. Vì vậy, chúng tơi chỉ chọn bệnh nhân được chẩn đốn thối hóa cột sống cổ theo thể: Phong hàn thấp tý, các thể bệnh khác không đưa vào nghiên cứu.

+ Vọng chẩn: Sắc mặt trắng xanh

chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi trắng nhờn dính;

+ Vấn chẩn: Bệnh kéo dài, đau âm ỉ với những đợt đau tăng, ngại vận động; đau tăng lên vùng cổ gáy khi vận động, có thể cứng gáy; cử động khó khăn hạn chế vận động; tay chân tê, đau, mỏi; chi trên có cảm giác nặng, khơng có sức; thích ấm; sợ lạnh; đại tiện bình thường; tiểu tiện trong;

+ Thiết chẩn: mạch nhu hoãn hoặc trầm hỗn.

<b>2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ </b>

Chúng tơi loại trừ khỏi nghiên cứu này những bệnh nhân sau: - Bệnh nhân THCSC có kèm hội chứng chèn ép tủy cấp

- Bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ; Có bệnh lý bẩm sinh tại cột sống cổ và vùng tủy

- Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa mạn tính như suy tim, suy giảm chức năng gan thận có biểu hiện nặng trên lâm sàng, phụ nữ có thai, bệnh nhân quá yếu có chống chỉ định điện châm, cấy chỉ

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Các bệnh nhân trong q trình điều trị có áp dụng phương pháp điều trị khác hoặc bỏ cuộc hoặc không tuân thủ theo quy trình điều trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu </b>

- Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu dọc có can thiệp, so sánh trước và sau điều trị (so sánh trên một nhóm và so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu)

<i>- Được điều trị bằng bài thuốc Quyên tý thang kết hợp Điện châm. </i>

<b>2.2.3. Quy trình nghiên cứu </b>

• Trước khi áp dụng phương pháp điều trị, chúng tôi tiến hành:

- Hỏi và khám lâm sàng một cách toàn diện (bệnh nhân được theo dõi hằng ngày theo mẫu bệnh án nội khoa và YHCT)

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng chức năng.

• Thực hiện phương pháp điều trị (Nhóm I): Cấy chỉ + Bài thuốc Quyên tý thang

• Thực hiện phương pháp điều trị (Nhóm II): Điện châm + Bài thuốc Quyên tý thang

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

• Theo dõi các biểu hiện: Lâm sàng, các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.

• Đánh giá, so sánh kết quả trước điều trị, sau 7 ngày điều trị và 14 ngày điều trị, so sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm.

• Kết luận

<b>MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU </b>

<i><b>Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu </b></i>

- Khám lâm sàng, xét nghiệm cơ bản

- Đánh giá mức đau trên Thang điểm VAS, TVĐK, NPQ

<b>Đánh giá kết quả điều trị </b>

<b>Kết luận </b>

- Hỏi và khám lâm sàng

- Đánh giá mức độ đau trên Thang điểm VAS, TVĐK, NPQ - Xét nghiệm cơ bản, Chụp Xquang CSC

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>2.2.4. Phương tiện nghiên cứu </b>

<i><b>2.2.4.1. Phương tiện chẩn đoán </b></i>

<b>- Chụp X-Quang quy ước cột sống cổ cho toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu </b>

tại Bệnh viện YHCT Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Kết quả tổn thương cột sống cổ sẽ được các Bác sĩ chuyên khoa chụp và đọc kết quả trên hình ảnh X - Quang.

<i><b>2.2.4.2. Phương tiện điều trị </b></i>

<i><b>Hình 2.1. Máy điện châm </b></i>

+ Có điện thế (E ) = 6V chạy bằng pin.

+ Sau khi châm kim xong, tiến hành mắc dây dẫn điện và điều chỉnh cường độ (I), kích thích tùy theo ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.

+ Gồm hai kênh bổ và tả:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Kênh tả : Tần số kích thích huyệt tả là: 4 - 5Hz. (240-300 xung / phút), cường độ: 80 - 150 mcA (µA).

Kênh bổ: Tần số kích thích huyệt bổ: 1- 3 Hz (60-180 xung / phút), cường độ: 60 - 120 mcA (µA).

<b>* Dụng cụ châm cứu và cấy chỉ: </b>

- Kim hào châm vô khuẩn dùng một lần có độ dài 3cm - 8cm. - Bơng, cồn 70 độ, panh có mấu.

- Kim cấy chỉ: Dùng loại kim 23, cải tiến thành kim cấy chỉ, dùng kim châm cứu 8cm vừa sát thân kim tiêm đã cắt mũi nhọn để làm nòng (Mỗi bệnh nhân 01 bộ kim riêng, dùng 01 lần) [35].

- Chỉ catgut số 2.0 được cắt từng đoạn dài khoảng 0,3- 0,5cm.

- Các phương tiện phục vụ cấy chỉ, điện châm khác như: Hộp chống shock, khay chữ nhật, khay quả đậu, pince không mấu, kéo, băng dính (Salonpas), găng tay vơ khuẩn….

<i><b>Hình 2.2. Kim và chỉ sử dụng để cấy chỉ </b></i>

<i><b>* Thuốc thang sắc uống: Dùng bài thuốc cổ phương “Quyên tý thang” </b></i>

<b>- Nguồn gốc bài thuốc </b>

Bài thuốc có nguồn gốc từ “Bách nhất tuyển phương”

<b>- Cấu tạo bài thuốc: </b>

Khương hoạt 8g Xích thược 12g Phòng phong 8g Hoàng kỳ 16-20g Khương hoàng 12g Sinh khương 4g Đại táo 3 quả Đương quy 12g Chích cam thảo 4-6g

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i><b>- Tác dụng: Bổ khí hịa dinh, trừ phong thấp. </b></i>

<b>- Chỉ định: Dinh vệ lưỡng hư, phong thấp tý thống, đau vùng cổ gáy, vai, </b>

cánh tay và các khớp đau nhức, cử động khó khăn, tay chân tê dại.

<b>- Phân tích bài thuốc: (xem phụ lục 1) </b>

+ Phịng phong, Khương hoạt có tác dụng sơ phong trừ thấp + Đương quy, Xích thược hoà dinh hoạt huyết

+ Khương hoàng điều lý khí trệ ở trong huyết, khư trừ hàn thấp + Sinh khương, đại táo làm vật dẫn, hoà dinh vệ đến được các khớp. + Hoàng kỳ, Cam thảo, đại táo ích khí, bổ khí và điều hịa vị thuốc. Cả bài hợp lại, ích khí hồ dinh, khư phong thắng thấp [39].

<b>- Cách dùng: </b>

Thuốc đông dược được chọn đạt tiêu chuẩn, sau khi bào chế, sắc và đóng túi bằng máy máy sắc thuốc tự động, 1 thang đóng làm 2 túi (thể tích mỗi túi 150ml) tại khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền TT Huế, uống ngày 01 thang, chia 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, uống sau ăn 10-15 phút, liệu trình 15 ngày [47],[10].

<b>2.2.5. Quy trình kỹ thuật </b>

<i><b>2.2.5.1. Kỹ thuật cấy chỉ </b></i>

<b>* Phác đồ: </b>

- Chọn huyệt theo phác đồ của Bộ Y tế [11]:

Mỗi lần dùng 6 huyệt của nhóm, theo vị trí hướng đau của bệnh nhân chọn huyệt cấy chỉ:

+ Lần 1: Cấy chỉ các huyệt: Đại trữ, Tý nhu, Khúc trì, Giáp tích C4-C5, túc tam lý

+ Lần 2: Cấy chỉ các huyệt: Thủ tam lý, Kiên tỉnh, Thiên tơng, Giáp tích C5-C6

<b>* Cách tiến hành: </b>

+ Thầy thuốc thực hiện vô khuẩn: rửa tay, đeo găng…

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

+ Người bệnh nằm tư thế phù hợp, bộc lộ huyệt chỉ định

+ Xác định huyệt để cấy chỉ (mỗi lần cấy 4-6 huyệt, lần sau thay đổi sang 4-6 huyệt khác trong nhóm huyệt đã chọn) [49],[32],[43]

+ Lấy kim đã được chuẩn bị sẵn, bỏ nắp đậy + Sát trùng vùng huyệt định cấy chỉ

+ Đâm kim cấy chỉ vào huyệt, đâm qua da thật nhanh rồi từ từ đẩy kim vào huyệt, độ sâu tùy từng huyệt (thường từ 1-3 cm)

+ Đẩy nòng từ từ để đẩy chỉ ra khỏi lòng kim, đoạn chỉ catgut được lưu giữ lại trong huyệt

+ Rút toàn bộ kim ra khỏi huyệt.

+ Sát trùng bằng bông cồn. Nếu chảy máu thì đặt gạc vơ khuẩn và băng dính. Mỗi kim chỉ sử dụng cho 1 huyệt [44]

<b>* Liệu trình: Cấy chỉ lần 1 sau khi vào viện, sau 7 ngày tiến hành cấy </b>

chỉ lần 2, tổng liệu trình / bệnh nhân là 2 lần trong đợt điều trị [11],[52].

<i><b>2.2.5.2. Kỹ thuật điện châm [39] </b></i>

<b>* Ngun tắc điều trị: </b>

Điều hịa khí huyết, thơng kinh lạc, lập lại cân bằng âm dương.

<b>* Phác đồ huyệt châm </b>

<i>- Tại chỗ: Châm các huyệt Giáp tích C4-C5, C5-C6. [43] </i>

Chi trên châm một số huyệt [32]:

+ Hợp cốc: Dùng kim 3 – 5 cm châm hơi chếch về ngón trỏ sâu 0,3 – 0,7 thốn. + Khúc trì: Dùng kim 5 cm châm thẳng vng góc mặt da sâu 1- 1,5 thốn. + Tý nhu: Dùng kim 5 cm châm thẳng vng góc mặt da sâu 1- 1,5 thốn. + Kiên ngung: Dùng kim 5 cm châm chếch 15<sup>0</sup> so với mặt da sâu 0,8 - 1,5 thốn. + Kiên tỉnh: Dùng kim 3 - 5 cm châm thẳng vng góc mặt da sâu 0.5 - 1 thốn. + Đại trữ: Dùng kim 3-5 cm châm thẳng vng góc mặt da sâu 1 - 1,5 thốn.

<b>+ Thiên tông: Dùng kim 5cm châm thẳng vng góc mặt da sâu 0,5 - 1 thốn. </b>

</div>

×