Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Điện Châm Hoặc Xoa Bóp Bấm Huyệt Trên Bệnh Nhân Tổn Thương Thần Kinh Ngoại Biên Trong Quá Trình Hoá Trị Liệu Tại Bệnh Viện Ung Bướu Nghệ An.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.8 MB, 103 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

<b>NGUYỄN THỊ MAI SANG </b>

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐIỆN CHÂM HOẶC XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG THẦN KINH NGOẠI BIÊN TRONG QUÁ TRÌNH HĨA TRỊ LIỆU

TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC </b>

<b>HUẾ - 2020 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ADN : Deoxyribonucleic acid

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>Trang </b>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1 </b>

<b>Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3 </b>

1.1. Đại cương về tổn thương thần kinh ngoại biên ... 3

1.1.1. Theo quan điểm y học hiện đại ... 3

1.1.2. Đặc điểm về tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu ở bệnh nhân ung thư ... 6

1.1.3. Theo quan điểm y học cổ truyền ... 13

1.2. Phương pháp điều trị điện châm và xoa bóp bấm huyệt ... 16

1.2.1. Phương pháp điện châm ... 16

1.2.2. Phương pháp Xoa bóp bấm huyệt ... 19

1.3. Một số nghiên cứu về tổn thương thần kinh ngoại biên sau hoá trị liệu ... 23

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27 </b>

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 27

2.1.1. Đối tượng ... 27

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh trong nghiên cứu ... 27

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu ... 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 29

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 29

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ... 29

2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ... 29

2.3. Phương tiện nghiên cứu ... 29

2.3.1. Dụng cụ nghiên cứu ... 29

2.3.2. Chất liệu nghiên cứu ... 30

2.3.3. Theo dõi và đánh giá các kết quả điều trị ... 36

2.4. Mô tả các biến số ... 37

2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu ... 37

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ... 38

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.4.3. Phương pháp khống chế sai số ... 38

2.4.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ... 39

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 41 </b>

3.1. Một số đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên trong q trình hố trị liệu trên bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An ... 41

3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm hoặc xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên trong q trình hố trị liệu tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An ... 48

<b>Chương 4. BÀN LUẬN ... 58 </b>

4.1. Một số đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên trong q trình hố trị liệu trên bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An ... 58

4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 58

4.1.2. Đặc điểm về thời gian phát hiện ra bệnh ung thư... 60

4.1.3. Phân nhóm ung thư ở bệnh nhân có tổn thương thần kinh... 61

4.1.4. Tỷ lệ bệnh nhân có xuất hiện bệnh lý kèm theo ... 61

4.1.5. Thời gian xuất hiện tổn thương thần kinh ngoại biên sau liều hóa trị

đầu tiên ... 62

4.1.6. Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân... 62

4.1.7. Mức độ xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên ở bệnh nhân... 63

4.1.8. Phân loại mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu ... 63

4.1.9. Đặc điểm các triệu chứng Y học cổ truyền theo Vọng chẩn, Vấn chẩn, Thiết chẩn trước điều trị ... 65

4.1.10. Đặc điểm tỷ lệ phân thể theo YHCT ... 65

4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm hoặc xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hố trị liệu tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An ... 66

4.2.1. Đánh giá mức độ phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên sau điều trị .... 66

4.2.2. Đánh giá sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Vọng chẩn sau điều trị bằng điện châm và xoa bóp bấm huyệt ... 69

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

4.2.3. Đánh giá sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Vấn chẩn

sau điều trị bằng điện châm và xoa bóp bấm huyệt ... 70

4.2.4. Đánh giá sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Thiết chẩn sau điều trị bằng điện châm và xoa bóp bấm huyệt ... 72

4.2.5. Đánh giá hiệu quả điều trị hồi phục tổn thương thần kinh ngoại biên theo phân thể Y học cổ truyền... 72

4.2.6. Đánh giá tác dụng khơng mong muốn trong q trình điều trị ... 73

<b>KẾT LUẬN ... 74 </b>

<b>KHUYẾN NGHỊ ... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

<i><b>Trang </b></i>

Bảng 1.1. Bệnh lý thần kinh ngoại biên do thuốc ... 7

Bảng 2.1. Các huyệt vị sử dụng trong nghiên cứu, vị trí và cách châm ... 30

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 41

Bảng 3.2. Thời gian phát hiện ra bệnh ung thư ... 42

Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có xuất hiện bệnh lý kèm theo ... 42

Bảng 3.4. Thời gian xuất hiện tổn thương thần kinh ngoại biên sau liều hoá trị

đầu tiên ... 42

Bảng 3.5. Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân ... 43

Bảng 3.6. Mức độ xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên ở bệnh nhân ... 43

Bảng 3.7. Phân loại mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu ... 44

Bảng 3.8. Phân loại mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu ... 44

Bảng 3.9. Đặc điểm các triệu chứng Y học cổ truyền theo Vọng chẩn ... 45

Bảng 3.10. Đặc điểm các chứng trạng Y học cổ truyền theo Vấn chẩn ... 46

Bảng 3.11. Đặc điểm chứng trạng Y học cổ truyền theo Thiết chẩn ... 47

Bảng 3.12. Tỷ lệ phân thể bệnh theo Y học cổ truyền ... 48

Bảng 3.13. Mức độ phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên sau điều trị ... 48

Bảng 3.14. Mức độ phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên sau điều trị ... 49

Bảng 3.15. Sự cải thiện các triệu chứng Y học cổ truyền theo Vọng chẩn sau điều trị điện châm... 50

Bảng 3.16. Sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Vọng chẩn sau điều trị xoa bóp bấm huyệt ... 51

Bảng 3.17. Sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Vấn chẩn sau điều trị điện châm... 52

Bảng 3.18. Sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Vấn chẩn sau điều trị xoa bóp bấm huyệt ... 53

Bảng 3.19. Sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Thiết chẩn sau điều trị điện châm ... 54

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Bảng 3.20. Sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Thiết chẩn sau điều trị xoa bóp bấm huyệt ... 55 Bảng 3.21. Hiệu quả điều trị hồi phục các triệu chứng chính trong tổn thương thần

kinh ngoại biên theo phân thể Y học cổ truyền ... 56 Bảng 3.22. Hiệu quả phục hồi các triệu chứng chính trong tổn thương thần kinh

ngoại biên theo phân thể Y học cổ truyền ... 56 Bảng 3.23. Tỷ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn sau điều trị điện châm hoặc

xoa bóp bấm huyệt ... 57

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Bệnh thần kinh ngoại biên là những bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại vi, gồm có tế bào thần kinh vận động hoặc thần kinh cảm giác, rễ thần kinh, dây thần kinh ngoại vi và đám rối thần kinh (plexus). Các triệu chứng, biểu hiện lâm sàng của bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc rất nhiều vào loại sợi thần kinh bị ảnh hưởng, gồm những triệu chứng phổ biến như tê bì, đau, kiến bị, bỏng rát, yếu cơ [9].

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể do nhiều yếu tố khác nhau trong đó việc hố trị liệu ở bệnh nhân ung thư dẫn đến tổn thương thần kinh ngoại biên là một trong những nguyên nhân thường gặp [9], [14], [27].

Theo Y học cổ truyền bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu nằm trong chứng Thấp tý nguyên nhân do Thấp tà lưu trú ở tứ chi, kinh lạc khí huyết ngưng trệ gây nên. Bệnh cịn liên quan đến Tỳ vì Tỳ chủ vận hoá và chủ tứ chi, Tỳ vận hoá kém, Thấp trọc đình trệ, cơng năng vận hành khí huyết của kinh lạc bị ngăn trở [3].

Tổn thương thần kinh ngoại biên trong q trình hố trị liệu không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của những người sống sót sau điều trị ung thư mà cịn có thể dẫn đến việc ngừng điều trị, từ đó ảnh hưởng xấu đến thời gian sống còn của người bệnh. Do đó, việc giảm thiểu tỷ lệ mắc hoặc mức độ nghiêm trọng của tổn thương thần kinh ngoại biên là rất cần thiết [9], [10], [14], [49].

Phương pháp điều trị không dùng thuốc đến từ chuyên ngành Y học cổ truyền (YHCT) như châm cứu và xoa bóp bấm huyệt là lựa chọn nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu. Trong đó châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh có nhiều kết quả, phạm vi ứng dụng rộng rãi, ngày một phát triển với những hình thức vô cùng phong phú [6]. Cơ chế tác dụng của châm cứu dựa trên các nguyên lý của các học thuyết cơ bản của Y học cổ truyền (âm dương, ngũ hành, tạng tượng, thiên nhân hợp nhất) với các tác dụng cơ bản là điều hòa âm dương, điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc [6]. Bên cạnh đó,

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

xoa bóp cũng là một phương pháp giúp cho khí huyết lưu thơng toàn thân cũng như tại chỗ, giúp cung cấp dưỡng chất và dưỡng khí cho tế bào, tăng cường dinh dưỡng cho tồn thân do đó hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, giảm những đợt tái phát mà lại đơn giản, tiết kiệm chi phí và hạn chế các tác dụng phụ [2].

Cho đến nay việc điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên sau hoá trị liệu bằng phương pháp Y học cổ truyền chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An. Do đó, chúng tơi tiến hành

<i><b>nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm hoặc xoa bóp bấm </b></i>

<i><b>huyệt trên bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hố trị liệu tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An” nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây: </b></i>

<i>1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu trên bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An. </i>

<i>2. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm hoặc xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên trong q trình hố trị liệu tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. Đại cương về tổn thương thần kinh ngoại biên </b>

<i><b>1.1.1. Theo quan điểm y học hiện đại </b></i>

<i>1.1.1.1. Các khái niệm </i>

- Hệ thần kinh ngoại biên: Hệ thần kinh ngoại biên (Peripheral Nervous System) [34] là một phần của hệ thần kinh, bao gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngồi não bộ và tủy sống. Chức năng chính của hệ thần kinh ngoại biên là liên kết hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan. Không giống như hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên không được bảo vệ bởi xương sống và hộp sọ hoặc bởi hàng rào máu não nên dễ bị tác động của độc tố và tổn thương cơ học từ bên ngoài. Hệ thần kinh ngoại biên được chia ra thành hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự chủ. Dây thần kinh sọ não trừ thần kinh sọ não II, dây thần kinh thị giác cùng võng mạc, cũng thuộc hệ thần kinh ngoại biên. Dây thần kinh sọ não II không phải là dây thần kinh ngoại vi thực sự nhưng là một phần của não trung gian. Hạch thần kinh sọ não bắt đầu từ hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, 11 sợi trục dây thần kinh sọ não còn lại kéo dài chui qua nền sọ và đi xuống do đó được coi là một phần của hệ thần kinh ngoại biên.

- Bệnh thần kinh ngoại biên: là những bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại vi, gồm có tế bào thần kinh vận động hoặc thần kinh cảm giác, rễ thần kinh, dây thần kinh ngoại vi và đám rối thần kinh (plexus). Các triệu chứng, biểu hiện lâm sàng của bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc rất nhiều vào loại sợi thần kinh bị ảnh hưởng, gồm những triệu chứng phổ biến như tê bì, đau, kiến bị, bỏng rát, yếu cơ [9], [10], [20].

<i>1.1.1.2. Giải phẫu và sinh lý thần kinh ngoại biên </i>

Thần kinh ngoại biên có cấu trúc giải phẫu bao gồm các hạch và các dây thần kinh.  Hạch thần kinh: là một nhóm các tế bào tế bào thần kinh ở ngoại vi. Hạch thần kinh bao gồm: hạch cảm giác và hạch tự chủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

 Dây thần kinh: gồm 12 đôi dây thần kinh sọ và 31 đôi dây thần kinh gai. - 12 đôi dây thần kinh sọ:

<i><b>Hình 1.1. Hình ảnh 12 đơi dây thần kinh sọ </b></i>

- 31 đôi dây thần kinh gai sống gồm: + 8 Đôi dây thần kinh gai sống cổ. +12 Đôi dây thần kinh gai sống ngực. + 5 Đôi dây thần kinh gai sống thắt lưng. + 5 Đôi dây thần kinh gai sống cùng. + 1 Đôi dây thần kinh gai sống cụt.

Chức năng chính của hệ thần kinh ngoại biên là liên kết hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan. Không giống như hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên không được bảo vệ bởi xương sống và hộp sọ hoặc bởi hàng rào máu não nên dễ bị tác động của độc tố và tổn thương cơ học từ bên ngoài.

Theo Saiyun Hou, Thacker MA và cộng sự [27], [31] thì cơ chế bệnh sinh của bệnh lý thần kinh ngoại vi có thể do các tế bào viêm giải phóng các chất trung gian hóa học gây viêm tạo ra cơn đau có nguồn gốc thần kinh.

<i>1.1.1.3. Các nguyên nhân gây tổn thương thần kinh ngoại biên </i>

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, bao gồm: - Chấn thương trực tiếp và đè ép lên dây thần kinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Các nguyên nhân chuyển hoá bao gồm đái tháo đường, suy dinh dưỡng, bệnh porphyria và thiếu vitamin B.

- Các nguyên nhân do viêm: bao gồm lupus, hội chứng Sjogren, viêm đa động mạch nút, bệnh đa dây thần kinh mất myelin cấp và mãn tính, bệnh sarcoidose và bệnh đa xơ cứng.

- Các nguyên nhân do nhiễm trùng bao gồm HIV/AIDS, virus herpes, virus thuỷ đậu (đau thần kinh hậu herpes), bệnh Lyme, bệnh phong và giang mai.

- Bệnh ung thư dây thần kinh hiếm gặp cũng có thể gây bệnh thần kinh.

- Những nguyên nhân khác của bệnh thần kinh: nghiện rượu, hoá trị liệu trong bệnh ung thư, sử dụng isoniazid, metronidazole và kim loại nặng (thạch tín).

<i>1.1.1.4. Đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên </i>

Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh ngoại biên rất đa dạng, nó phụ thuộc vào vị trí của dây thần kinh và sợi thần kinh bị ảnh hưởng.

Một số triệu chứng thường gặp trên lâm sàng, bao gồm:

- Đau và tê: tình trạng ngứa ran hoặc rát ở cánh tay và chân có thể là một dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh, thường bắt đầu ở ngón chân và bàn chân của bạn. Hoặc có thể đau ở bàn chân và cẳng chân. Ngồi ra có thể mất cảm giác ở chân và cánh tay, khơng có cảm giác khi chạm vào nóng hoặc lạnh.Tình trạng tê có thể khiến cho người bệnh khó khăn trong việc nhận biết chuyển động của chân từ đó có thể dẫn đến mất thăng bằng.

- Các vấn đề về cơ bắp: Các tổn thương ở dây thần kinh có thể khiến cho việc điều khiển cơ bắp gặp khó khăn và gây ra yếu cơ thậm chí cơ bị teo lại.

- Các vấn đề về tiêu hóa và tim mạch:

+ Tiêu hóa: cảm thấy no và ợ nóng dù ăn ít. Đơi khi có thể nơn ra thức ăn chưa được tiêu hóa.

+ Tim mạch: nếu các dây thần kinh ở tim bị tổn thương, có thể cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi đứng lên. Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim và cơn đau tim. Tổn thương thần kinh ở tim có thể “ẩn” đi dấu hiệu cảnh báo này. Ngồi ra có các dấu hiệu cảnh báo đau tim khác như mệt mỏi đột ngột, đổ mồ hơi, khó thở, buồn nơn và nơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Những triệu chứng khác:

+ Rối loạn tình dục: rối loạn cương dương, khơ âm đạo…

+ Bàng quang: có thể bị rị rỉ nước tiểu, mất cảm giác buồn đi tiểu…

+ Đổ mồ hơi q ít hoặc q nhiều. Điều này có thể gây rối loạn kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

<i><b>1.1.2. Đặc điểm về tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu ở bệnh nhân ung thư </b></i>

Tổn thương thần kinh ngoại vi do hóa trị liệu (Chemotherapy-induced peripheral neurotoxicity: CIPN) [22], [25], [30], [50], [62] là một tác dụng phụ thường gặp, điều này có thể trở lên nghiêm trọng và khiến cho bác sỹ bắt buộc phải điều chỉnh lại lịch trình của quá trình điều trị ung thư. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của CIPN đối với cuộc sống hàng ngày của các bệnh nhân vẫn chưa được hiểu một cách hoàn toàn thấu đáo. Kiến thức của chúng ta về các cơ chế cơ bản của CIPN chưa đầy đủ, CIPN có thể được gây ra bởi một số loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị các khối u ác tính và huyết học [14].

<i>1.1.2.1. Những điểm chính của CIPN [14] </i>

- Tổn thương thần kinh ngoại vi do hóa trị liệu (CIPN) thường xảy ra trong quá trình điều trị ung thư và có thể cần điều chỉnh lịch trình hóa trị.

- Có thể tồn tại lâu dài, hoặc thậm chí vĩnh viễn trong những trường hợp xấu nhất.

- Đánh giá đáng tin cậy về CIPN vẫn còn là một vấn đề tranh luận.

- Khơng có loại thuốc nào có sẵn để ngăn ngừa CIPN hoặc giảm tác dụng lâu dài của nó và điều trị triệu chứng thường không hiệu quả.

Sự phối hợp giữa các bác sĩ ung thư, bác sĩ thần kinh và bệnh nhân là điều cần thiết để thiết lập một 'liên minh nhân đức' chống lại CIPN.

<i>1.1.2.2. Cơ chế của tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu trên bệnh nhân ung thư </i>

Tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu (CIPN) [29], [74] là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất do thuốc điều trị ung thư gây ra, với

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

tỷ lệ từ 19% đến hơn 85%. Về mặt lâm sàng, CIPN là một bệnh lý thần kinh cảm giác có thể đi kèm với những thay đổi về vận động tự chủ với cường độ và thời gian khác nhau.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các nhóm thuốc có khả năng liên quan đến bệnh lý thần kinh ngoại vi bao gồm thuốc điều trị ung thư, kháng sinh và hóa trị liệu, thuốc tim mạch, thuốc ức chế miễn dịch và một số thuốc khác [10], [20], [26], [33], [56]. Các thuốc chống ung thư như vincristin, paclitaxel, oxaliplatin, cisplatin và bortezomib được ghi nhận là có tác dụng trực tiếp và gián tiếp lên dây thần kinh cảm giác để làm thay đổi biên độ điện thế hoạt động, vận tốc dẫn truyền và gây đau. Nó khiến bệnh nhân đau đớn và cũng khiến việc điều trị bệnh chính bị gián đoạn.

<i><b>Bảng 1.1. Bệnh lý thần kinh ngoại biên do thuốc </b></i>

isoniazid, itraconazol, lamivudin, linezolid, nitrofurantoin, tenofovir, voriconazol.

Thuốc ức chế miễn

Như vậy tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hố trị liệu là tác dụng khơng mong muốn nghiêm trọng của nhiều hóa chất như alcaloid dừa cạn, dẫn chất taxan và hợp chất platin. Các thuốc chống ung thư như thalidomid, lenathidomid, bortezomid vàixabepilon cũng có thể gây ra bệnh lý này.

Các nhà khoa học khác nhau đã làm việc trong lĩnh vực này để khám phá các cơ chế gây ra bệnh sinh của nó. Cơ chế tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu phụ thuộc vào từng loại hóa chất. Các tác nhân chống

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

ung thư kích hoạt các kênh ion khu trú màng sinh chất trên hạch rễ lưng và tế bào thần kinh sừng ở lưng bao gồm natri, canxi, kali, glutamate kích hoạt thụ thể NMDA để thay đổi lượng ion tế bào đặc biệt là canxi nội bào, kích hoạt các thay đổi thứ cấp để gây đau thần kinh. Chúng có thể bao gồm việc mở lỗ mPTP trên ti thể để tạo ra sự giải phóng canxi nội bào; hoạt hóa protein kinase C; sự phosphoryl hóa TRPV; kích hoạt calpases/calpains; tạo ra oxit nitric và các gốc tự do để gây độc tế bào cho sợi trục và cơ thể tế bào thần kinh. Hơn nữa, quá trình viêm bắt đầu trong tế bào thần kinh đệm và đại thực bào cũng kích hoạt những thay đổi trong tế bào thần kinh cảm giác để thay đổi quá trình cảm thụ [53].

Các alkaloid dừa cạn (vincristin, vinblastin, vinorelbin) là các thuốc ức chế vi ống có nguồn gốc từ cây dừa cạn Madagascar sử dụng trong ung thư máu và bạch huyết cũng như một số khối u rắn. Mặc dù cơ chế gây bệnh lý thần kinh ngoại vi của alkaloid dừa cạn chưa được xác định, vincristin là thuốc có độc tính trên thần kinh trung ương mạnh nhất trong nhóm. Các dẫn chất của taxan (như paclitaxel, docetaxel) cũng là nhóm thuốc ức chế vi ống có nguồn gốc từ vỏ cây lá kim thủy tùng châu Âu và Thái Bình Dương, được dùng để điều trị ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến, phổi, dạ dày và ung thư vùng đầu, cổ. Cơ chế gây bệnh lý thần kinh ngoại vi của taxan được cho là có liên quan đến sự gián đoạn các vi ống, ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển trên sợi trục [13], [25], [33], [56].

Các hợp chất platin (như cisplatin, carboplatin, oxaliplatin) có tác dụng tạo liên kết chéo với sợi ADN, được chỉ định trong ung thư buồng trứng, tinh hoàn, bàng quang và trực tràng [19]. Cơ chế gây bệnh lý thần kinh ngoại vi của các thuốc này có thể liên quan đến tình trạng kích thích quá mức sợi trục, thay đổi

Bệnh lý thần kinh ngoại vi do cisplatin gây ra thường gặp và nghiêm trọng hơn so với các thuốc khác cùng nhóm. Bệnh lý thần kinh ngoại vi do oxaliplatin có thể ở dạng cảm giác cấp hay mạn tính [33].

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>Hình 1.2. Sơ đồ tóm tắt những cơ chế khác nhau gây ra tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu - CIPN </b></i>

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu bao gồm chế độ liều của các thuốc nói trên; liều khởi đầu và liều tích lũy cao; thời gian điều trị dài; tuổi cao; chủng tộc (phụ nữ da đen có nguy cơ xuất hiện cao gấp 2-3 lần so với phụ nữ da trắng) [19]; phối hợp thuốc (hóa chất trị liệu bổ trợ hoặc các thuốc khác dùng đồng thời cùng có khả năng gây bệnh lý thần kinh ngoại vi); và các bệnh lý hiện mắc liên quan đến bệnh lý thần kinh ngoại vi (đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh gan không do rượu, nhiễm HIV, bệnh mạch ngoại vi, thối hóa dạng tinh bột, suy dinh dưỡng) [19], [22], [26].

Năm 2019, Eldridge, SandyGuo và cộng sự [47] đã tiến hành đánh giá so sánh về tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu giữa in vivo và in vitro, với trọng tâm là mô bệnh học về các thay đổi và các đặc điểm hình thái học nhằm mục đích tìm hiểu sinh lý bệnh của CIPN. Việc làm sáng tỏ các cơ chế cơ bản của CIPN là việc cần thiết để xác định các mục tiêu và phương pháp tiếp cận tiềm năng cho phòng ngừa và điều trị biến chứng này cho tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Thời điểm bắt đầu cũng như khoảng thời gian xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu rất khác nhau, dao động từ vài tuần đến vài tháng sau khi bắt đầu điều trị và đạt đỉnh vào đúng thời điểm ngừng hoặc sau khi ngừng điều trị. Ở một số bệnh nhân, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại vi khơng thối lui sau khi ngừng điều trị và có thể tồn tại vĩnh viễn [33]. Do biểu hiện rất khác nhau của tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu, cần cá thể hóa biện pháp xử trí trên từng người bệnh [27].

Chẩn đoán tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu cần dựa trên kết quả của cả đánh giá chủ quan và khách quan. Đánh giá chủ quan dựa trên khai thác thông tin từ bệnh nhân và lịch sử các thuốc bệnh nhân đã và đang sử dụng (hóa trị liệu và cả các thuốc khác) cũng như tiền sử gia đình, xã hội [20]. Tiếp cận đánh giá khách quan có thể dựa trên thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, các bộ câu hỏi chuẩn, điện chẩn đoán và sinh thiết thần kinh. Mạng lưới Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Comprehensive Cancer Network) đã liệt kê một số thang đánh giá phổ biến dành cho bác sĩ để lượng giá mức độ nặng của tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu. Các thang điểm này bao gồm tiêu chuẩn Ajani Sensory, tiêu chuẩn của Nhóm hợp tác Ung thư phía Đơng (Eastern Cooperative Oncology Group), Các tiêu chí danh pháp chung về biến cố bất lợi liên quan đến thuốc của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute – Common Terminology Criteria for Adverse Events) và thang đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới về mức độ nặng của tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu trên thang điểm từ 0 (bình thường) đến 5 (tử vong) [57], [69].

Điện chẩn đoán và sinh thiết thần kinh được cân nhắc khi chẩn đốn ban đầu khơng cho kết quả rõ ràng và bệnh nhân có triệu chứng dai dẳng, đặc biệt là trước khi quyết định tiến hành các phác đồ hóa trị liệu bổ sung. Trong trường hợp này, sinh thiết thần kinh nên được tiến hành trên dây thần kinh hiển và bề mặt thần kinh mác, nhưng thủ thuật này ít được áp dụng [10], [20].

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Khi đánh giá một bệnh nhân bị ung thư phát triển bệnh thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu cần phải phân tích các loại thuốc được sử dụng, liều lượng tích lũy, cũng như các đặc điểm lâm sàng và thời gian xuất hiện của các triệu chứng.

Đầu tiên, bệnh nhân có được hóa trị liệu nhóm hóa chất có ảnh hưởng đến thần kinh không? Các taxan, thuốc bạch kim, vinca alkaloids, thalidomide và bortezomib, tất cả đều có nguy cơ cao gây ra tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu. Đối với một số loại thuốc khác (như cyclophosphamide hoặc methotrexate), khả năng là thấp chỉ với các trường hợp duy nhất được báo cáo trong tài liệu [12].

Thứ hai, điều quan trọng là phải xem xét đường dùng thuốc. Methotrexate hiếm khi liên quan đến tác dụng không mong muốn trên thần kinh trừ khi được tiêm [12]. Tác dụng không mong muốn trên thần kinh của Bortezomib giảm khi tiêm dưới da [23].

Thứ ba, đã cho bệnh nhân nhận được một liều thuốc tương ứng với phát triển tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu không? Các triệu chứng của tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu thường bắt đầu trong hai tháng đầu điều trị, tiến triển trong khi hóa trị tiếp tục, và ổn định ngay sau khi điều trị kết thúc. Trong khi hầu hết tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu xảy ra theo kiểu phụ thuộc vào liều, các đặc điểm cụ thể khác của thuốc có thể xuất hiện như nhiễm độc thần kinh cấp tính của paclitaxel và oxaliplatin, hoặc làm xấu đi bệnh lý thần kinh sau khi ngừng sử dụng đối với cisplatin. Tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu sẽ bất ngờ xuất hiện vài tuần hoặc vài tháng sau liều điều trị hóa trị cuối cùng [30].

<i>1.1.2.3. Ảnh hưởng của nhóm thuốc Taxane đến tổn thương thần kinh ngoại biên </i>

Taxanes (docetaxel hoặc paclitaxel) [36], [56] là các chất hóa trị liệu được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều khối u rắn ngăn chặn sự phát triển của khối u thông qua cơ chế ổn định vi ống. Một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhóm thuốc Taxanes chính là tổn thương thần kinh ngoại biên (CIPN) [63]. CIPN chủ yếu là một bệnh lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thần kinh cảm giác sợi nhỏ phát triển ở bàn tay/bàn chân và nặng hơn khi tăng liều và thời gian điều trị. Nó ảnh hưởng đến chức năng Aβ, Aδ và sợi C liên quan đến cảm giác rung và cảm ứng ánh sáng, phát hiện nhiệt và đau nhiệt. Điều này dẫn đến một loạt các triệu chứng cảm giác tích cực và/hoặc tiêu cực, bao gồm giảm cảm giác, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, rối loạn cảm giác chán nản và đau thần kinh.

<i>1.1.2.4. Các biện pháp phòng ngừa biến chứng tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu </i>

Theo Saiyun Hou và cộng sự thì điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu cần tập trung vào giảm thiểu triệu chứng và dự phịng độc tính thần kinh. Giải pháp điều trị toàn diện bao gồm các liệu pháp dùng và không dùng thuốc [27].

Theo tác giả Oveissi V và cộng sự thì các phương pháp hiện tại để có thể kiểm sốt tình trạng tổn thương thần kinh ngoại biên là khơng hồn tồn hiệu quả, nên cần phải đưa ra các lựa chọn điều trị mới. Các tác giả cho rằng sử dụng cây thuốc như hoa cúc (Matricaria chamomilla L.), cây xô thơm (Salvia officinalis L.), quế (Cinnamomum cassia (L.) D. Don), và cỏ ngọt (Acorus calamus L)…đã chứng minh tác dụng có lợi trong điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên trên động vật thông qua việc ngăn ngừa thối hóa sợi trục, giảm tổng lượng canxi, cải thiện các cơ chế bảo vệ chống oxy hóa nội sinh như superoxide disutase và giảm glutathione, và điều hòa quá trình hoạt động của tế bào thần kinh, yếu tố hạt nhân-B, cyclooxygenase-2 và tín hiệu oxit nitric. Ngồi ra, năm thử nghiệm lâm sàng đã đánh giá hiệu quả của các sản phẩm thảo dược ở bệnh nhân có tổn thương thần kinh ngoại biên sau hoá trị [24].

Do còn thiếu các bằng chứng thuyết phục cho việc lựa chọn thuốc cho tổn thương thần kinh ngoại biên sau hoá trị, bác sĩ và bệnh nhân cần trao đổi thường xuyên về các biện pháp điều trị không dùng thuốc để giảm các triệu chứng đau và khó chịu của bệnh lý này. Các liệu pháp không dùng thuốc đã được chứng minh có hiệu quả bao gồm: giảm liều hóa trị, ngừng hóa chất nghi ngờ là tác nhân gây bệnh, châm cứu, tránh nhiệt độ lạnh/giữ ấm, vận động thể lực và mát xa vùng bị ảnh hưởng [28], [31], [32], [45].

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Các liệu pháp không dùng thuốc điều trị bệnh lý thần kinh ngoại vi sau hóa trị liệu bao gồm:

- Giảm liều hóa trị.

- Ngừng hóa chất nghi ngờ. - Châm cứu.

Tý có nghĩa là tắc, khí huyết trệ ứ, bế trở bất thơng. Thân thể con người khi đã bị ngoại tà xâm nhập sẽ làm cho khí huyết khơng vận hành được thơng sướng, do đó mà dẫn đến làm cho các cơ quan tiết (khớp) ở tay chân đau buốt, tê, nặng nề, tất cả gọi là tý. Nguyên nhân gây nên tý đa số do thức ngủ không cẩn thận, mồ hơi ra mà đứng trước gió, hoặc nằm ngồi nơi ẩm ướt, hoặc ngâm nước lội sơng, chịu lạnh...Nội kinh cịn nói rõ hơn: “Tý có nghĩa là tùy theo lúc mà chúng ta bị trùng cảm bởi khí phong, hàn, thấp”. Ngồi ra, Nhiêm Dụng Hịa cũng nói trong Tế sinh phương: “Chứng này (tý) gây bởi thân thể bị hư, tấu lý bị khổng, thưa rồi nhận lấy khí phong hàn thấp mà thành tý” [8].

Tóm lại, cái gốc của sự gây bệnh là thể chất con người bị hư nhược, dương khí bất túc, tấu lý khơng kín, ba loại khí phong hàn thấp thừa hư để nhập vào làm ảnh hưởng đến khí huyết vận hành nơi kinh lạc. Đó là ý nghĩa câu tà khí bám vào nhau

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

làm cho khí bị hư. Tuy nhiên, vì sự cảm thụ ba khí tà trên có mức độ nặng nhẹ khác nhau, vì thế Nội kinh đã chia thành tam tý (như phong khí thịnh gây nên hành tý, hàn khí thịnh gây thống tý, thấp khí thịnh gây thành trước tý). Ngoài ra nếu người nào trong thân thể vốn sẵn có uất nhiệt lại bị phong tà, hàn tà, thấp tà tấn công; nhiệt là do hàn uất, uất lâu thành hóa ra nhiệt, đây là nhiệt tý.

Qua việc phân tích cơ chế bệnh sinh về chứng thấp tý có thể biện luận cơ chế bệnh sinh bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu theo y học cổ truyền như sau:

+ Do ngoại tà: như phong tà, hàn, thấp gây bệnh. Phong, hàn, thấp thừa cơ vệ biểu suy yếu mà xâm nhập là kinh lạc bị tắc trở sinh ra chứng tê. Tùy theo tính chất của tê mà định được loại tà khí gây bệnh (phong tính hay động, lưu ở bì phu nên tê có cảm giác như trùng bị; thấp có tính nặng nề và ảnh hưởng đến phần cơ; hàn tính nê trệ và dễ tổn thương đến dương khí).

+ Do bệnh lâu ngày, ẩm thực không điều hoặc phịng thất khơng điều độ: làm thể chất suy yếu, khí bị hư suy. Khí hư dẫn đến vệ ngoại bất cố, phòng hàn thấp tà dễ xâm nhập; đồng thời, khí hư dẫn đến khí trệ làm huyết khơng được vận hành. Tồn bộ cơ chế trên làm kinh mạch bị rỗng, da cơ không ôn ấm và nuôi dưỡng làm xuất hiện triệu chứng tê.

+ Do huyết dịch không đầy đủ (thiếu máu hoặc bệnh lâu ngày): tân và huyết có tác dụng tư nhuận và nhu dưỡng cơ da. Tân và huyết thiếu khiến kinh lạc, cơ, biểu, bì mao không được nuôi dưỡng gây nên chứng tê; nặng sẽ dẫn đến nhục nuy.

+ Do đàm uất ủng trệ gây trở tắc kinh lạc: đàm thấp có thể do ăn uống không đúng cách gây tổn hại đến Tỳ, Tỳ chủ vận hoá và tứ chi, Tỳ vận hoá kém Thấp trọc đình trệ cơng năng vận hành khí huyết của kinh lạc bị ngăn trở gây nên tê. Ngồi ra thận dương suy khơng khí hóa được nước làm sinh đàm.

<i>1.1.3.2. Phân thể lâm sàng và điều trị </i>

Y học cổ truyền [1] phân chia thành 6 thể lâm sàng - Phong hàn thấp bế:

+ Triệu chứng: Đặc điểm nổi bật của thể bệnh này là tê và đau nhức cơ tăng khi trời lạnh, ẩm thấp. Bệnh nhân thường thích được chườm ấm tại chỗ tê, đau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Người sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi.

Rêu lưỡi mỏng trắng hoặc trắng nhớt, chất lưỡi nhạt. Mạch phù huyền khẩn.

+ Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, sơ thấp trục tà, ôn kinh thông lạc. - Thấp nhiệt bế:

+ Triệu chứng: Triệu chứng tê thường xuất hiện ở chân. Người nặng nề kèm đau nhức hoặc có cảm giác rát nóng, sờ bên ngồi da thấy nóng.

Lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt. Mạch huyền sác hoặc tế sác.

+ Pháp điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt, sơ kinh thơng lạc. - Khí hư thất vận:

Chân tay tê, da trắng khô, người gầy yếu.

Mặt mơi nhợt kèm chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, hay quyên. Tâm quý, chính xung.

Chất lưỡi nhạt. Mạch trầm tế.

+ Pháp điều trị: Dưỡng huyết, hoạt huyết, xung mạch, nhuận chi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Âm hư phong động: + Triệu chứng:

Tê nhiều kèm run nhẹ, có cảm giác như trùng bị. Người gầy khơ kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Mất ngủ, hay mộng mị.

Lưng gối nhức mỏi.

Chất lưỡi đỏ tối, rêu mỏng. Mạch trầm tế.

+ Pháp điều trị: Tư âm, dưỡng huyết, hoạt huyết. - Đàm uất trệ:

+ Pháp điều trị: Hóa đàm, lợi uất, hoạt huyết, thơng lạc.

<b>1.2. Phương pháp điều trị điện châm và xoa bóp bấm huyệt </b>

<i><b>1.2.1. Phương pháp điện châm </b></i>

<i>1.2.1.1. Đại cương </i>

Điện châm [3] là phương pháp chữa bệnh phối hợp giữa tác dụng chữa bệnh của châm cứu với kích thích bằng dịng điện. Hiện nay thường sử dụng máy phát ra xung điện có tính năng ổn định, an tồn, điều chỉnh thao tác dễ dàng, đơn giản. Kích thích của dịng xung điện có tác dụng làm giảm đau, kích thích hoạt động các cơ, các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, giảm viêm...

<i>1.2.1.2. Chỉ định </i>

- Các chứng liệt (liệt do tại biến mạch máu não, di chứng bại liệt, liệt các dây thần kinh ngoại biên, các bệnh lý đau như đau đầu, đau lưng, đau thần kinh tọa, bệnh ngũ quan như giảm thị lực, giảm thính lực, thất ngơn, châm tê trong phẫu thuật...)

- Các chứng đau cấp và mạn tính: đau do đụng giập, chấn thương, đau sau mổ, đau các khớp hoặc phần mềm quanh khớp, đau trong các bệnh lý về thần kinh...

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

- Bệnh cơ năng và triệu chứng của một số bệnh như rối loạn thần kinh tim, mất ngủ không rõ nguyên nhân, kém ăn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, cảm cúm, bí tiểu chức năng, nấc,...

- Một số bệnh do viêm nhiễm như viêm tuyến vú, chắp, lẹo.... - Châm tê phẫu thuật

<i>1.2.1.3. Chống chỉ định </i>

- Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, phụ nữ có thai.

- Tránh châm vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở lt ngồi da. - Tất cả những cơn đau nghi do nguyên nhân ngoại khoa...

<i>1.2.1.4. Chuẩn bị </i>

- Người thực hiện: Bác sỹ, Y sỹ, Lương y được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Phương tiện

+ Kim châm cứu vô khuẩn dùng một lần

+ Máy điện châm hai tần số bổ tả - Người bệnh

+ Người bệnh được khám, làm hồ sơ bệnh án theo quy định

+ Người bệnh nằm tư thế thoải mái, chọn tư thế sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất.

<i>1.2.1.5. Các bước tiến hành </i>

Thủ thuật: - Bước 1:

+ Xác định và sát trùng da vùng huyệt

+ Chọn kim có độ dài tùy thuộc độ dày của cơ vùng định châm. - Bước 2:

Châm kim vào huyệt theo các thì sau:

Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí” (Người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, Người thực hiện cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).

- Bước 3:

Kích thích huyệt bằng máy điện châm nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ - tả của máy điện châm:

+ Tần số (đặt tần số cố định): Tần số tả từ 5 - 10Hz, Tần số bổ từ 1 - 3Hz. + Cường độ: nâng dần cường độ từ 0 đến 150 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh).

+ Thời gian: 20 - 30 phút cho một lần điện mãng châm. - Bước 4:

Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm. - Liệu trình

Châm ngày 1 lần, thời gian 25- 30 phút/lần.

<i>1.2.1.6. Điện châm </i>

Phác đồ huyệt: - Châm tả các huyệt

- Châm bổ các huyệt

- Liệu trình điều trị

+ Điện châm ngày một lần.

+ Một liệu trình điều trị 10 lần điện châm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>1.2.2. Phương pháp Xoa bóp bấm huyệt </b></i>

<i>1.2.2.1. Đại cương </i>

Xoa bóp [2] là một phương pháp phịng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền. Đặc điểm là dùng bàn tay, ngón tay là chính; tác động lên da, thịt, gân, khớp của người bệnh để đạt mục đích chữa bệnh, phịng bệnh.

Ưu điểm: giản tiện, rẻ tiền, có hiệu quả, có phạm vi chữa bệnh rộng, có gía trị phịng bệnh lớn.

<i>1.2.2.2. Tác dụng của xoa bóp theo lý luận Y học hiện đại </i>

- Ảnh hưởng của xoa bóp đối với hệ da

Khi xoa bóp những vẩy sừng của biểu bì bị bong ra, đồng thời tạo điều kiện cho tuyến mồ hôi và tuyến mỡ bài tiết tốt hơn, tức là làm cho quá trình đào thải những sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa được tốt hơn.

Khi xoa bóp da được cung cấp máu tốt hơn, đồng thời loại trừ những khả năng ứ đọng ở tĩnh mạch, sự chuyển động của bạch huyết cũng gia tăng, chẳng những ở tại chỗ mà cả vùng lân cận.

Nhờ vậy da trở nên hồng hào, chắc và đàn hồi. Q trình chuyển hóa tại chỗ tốt hơn, góp phần vào chuyển hóa chung của cơ thể.

- Ảnh hưởng của xoa bóp đối với hệ thần kinh

Tác động vào da bằng xoa bóp là tác động vào hệ thần kinh. Vơ số các đầu tận cùng của dây thần kinh cảm giác tỏa dưới làn da. Chúng nối da với các trung khu thần kinh não tủy (chi phối sự liên hệ giữa các cơ quan hệ thống với nhau, giữa cơ thể với ngoại giới), với các hạch của hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm (chi phối sự hoạt động của nội tạng và đời sống thực vật). Như vậy tác động vào da là tác động vào hệ thần kinh. Da là khởi điểm của các phản xạ quan trọng như động tác hô hấp, nhịp tim, điều tiết nhiệt.

Xoa bóp kích động các ngọn dây thần kinh, kích thích các trung khu thần kinh và truyền đến các sợi giao cảm bao quanh huyết quản gây ra tác động co giãn huyết quản (mạnh hay yếu) do đó ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Ảnh hưởng của xoa bóp đối với hệ cơ

Thí nghiệm của Magiora đưa đến kết luận: có thể dùng xoa bóp để cải thiện sức chịu đựng và bền bỉ của một bắp thịt đã vận động mỏi mệt, làm tăng cơng suất của cơ bắp.

Thí nghiệm Castex đưa ra kết luận: xoa bóp làm cơ bị chấn thương chóng lành, sẹo tốt và ít di chứng trên vi thể.

Khi cơ được xoa bóp co giãn thì các cảm thụ quan ở trong cơ bị kích thích và gởi tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương, chất Acetylcholine trong tế bào được tiết ra làm nâng cao tính dẫn truyền và khả năng làm việc của cơ do đó khi xoa bóp lực của bắp thịt mạnh hơn lên.

- Ảnh hưởng của xoa bóp đối với xương, khớp, dây chằng và gân

Xoa bóp làm cho sự cung cấp máu đến khớp xương, bao khớp, gân, dây chằng được tốt hơn, gia tăng sự tiết hoạt dịch và làm cho dây chằng luôn giữ vững tính đàn hồi của nó. Do đó xoa bóp có thể đề phịng bệnh thối hóa khớp, đề phòng và chữa những biến chứng của bệnh thấp khớp, làm vận động của khớp xương dễ dàng hơn.

- Ảnh hưởng của xoa bóp đối với hệ tuần hồn

Xoa bóp làm giãn mạch, làm giảm gánh nặng cho tim và giúp máu trở về tim tốt hơn.

Xoa bóp giúp cho tuần hồn máu nhanh và tốt hơn, bạch cầu đến nhanh hơn, do đó tác dụng tiêu viêm.

Xoa bóp làm thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu. Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phịng vệ của cơ thể.

- Ảnh hưởng của xoa bóp đối với các chức năng khác

Đối với hô hấp: khi xoa bóp thở sâu, có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực, phản xạ thần kinh gây nên, do đó dùng xoa bóp để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở.

Đối với tiêu hóa: xoa bóp có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, của ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa và tiết dịch của dạ dày và ruột.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>1.2.2.3. Tác dụng của xoa bóp theo lý luận Y học cổ truyền </i>

- Quan hệ giữa xoa bóp với thuyết âm dương ngũ hành.

Trong xoa bóp cũng phải chẩn đốn rõ âm dương, tạng phủ bị bệnh; xác định bệnh hư hay thực; ở một hay nhiều tạng.

Nếu bệnh thuộc hư thì phải bổ, bệnh thực thì phải tả.

Tả thì động tác mạnh, nhanh, ngược đường kinh; Bổ thì động tác nhẹ nhàng, khoan thai, thuận đường kinh.

- Quan hệ giữa xoa bóp với thuyết tạng tượng, vệ, khí, dinh, huyết

Tạng tượng là ngũ tạng (nếu thêm Tâm bào nữa là lục tạng, lục phủ và các phủ khác) não, tủy, xương, mạch, dạ con, ngũ quan, ngũ thể, tinh, khí, thần và các nhóm chức năng của chúng.

Kinh lạc là hệ thống mạch dẫn truyền khí huyết dọc ngang chằng chịt khắp cơ thể, bên trong vào đến tạng phủ, bên ngoài ra đến cơ da; kinh lạc là nơi tuần hồn khí huyết để đi ni dưỡng tồn thân, làm ấm cơ thể, điều hòa âm dương và kết cơ thể thành một khối thống nhất.

Vệ khí là khí bảo vệ cơ thể (bắt nguồn từ thận và phế); Doanh khí là chất nuôi dưỡng cơ thể màu trắng trong; Huyết là chất nuôi dưỡng cơ thể màu đỏ (bắt nguồn từ Tỳ); Q trình hoạt động của cơ thể là do khí (bắt nguồn từ Tỳ, Phế, Thận).

Bệnh tà qua huyệt xâm nhập vào cơ thể, lần lượt đi vào lạc mạch trước, sau đó chuyển vào kinh và sau cùng chuyển vào tạng phủ; Cũng có khi trực trúng tạng phủ ngay... sẽ gây dinh vệ mất điều hòa, hoắc kinh lạc bị bế tắc, làm khí huyết ứ trệ (gây đau nhức), hoặc làm rối loạn công năng của tạng phủ (với những triệu chứng cơ năng hay thực thể).

Xoa bóp thơng qua các tác động vào huyệt, kinh lạc, có thể đuổi ngoại tà, điều hịa được dinh vệ, thơng được kinh lạc, khí huyết và điều hịa được chức năng tạng phủ.

Ví dụ: Vệ khí suy, hàn thấp xâm nhập, cơ có thể bị co, dinh huyết vận hành khó khăn. Dùng xoa bóp có thể là giãn cơ, điều hịa dinh vệ, thúc đẩy khí huyết lưu thơng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

+ Kích thích phục hồi dẫn truyền thần kinh trong tổn thương dây thần kinh ngoại vi hoặc tổn thương đám rối thần kinh do các nguyên nhân khác nhau.

+ Thư giãn, chống mệt mỏi căng thẳng thần kinh, giảm stress. Phục hồi cơ bắp sau luyện tập thể thao hay lao động nặng.

Được hướng dẫn quy trình, vị trí bấm huyệt và đồng ý bấm huyệt. Tư thế nằm ngửa, nằm sấp hoặc ngồi.

Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Day các huyệt sau:

- Liệu trình điều trị

+ Xoa bóp 30 phút/lần/ngày + Một liệu trình điều trị 10 ngày.

<b>1.3. Một số nghiên cứu về tổn thương thần kinh ngoại biên sau hoá trị liệu </b>

<i><b>Một số nghiên cứu trên thế giới </b></i>

Trong nghiên cứu của Malik Bechakra và cộng sự năm 2018 [11] cho thấy cái nhìn sâu sắc về cơ chế của đau thần kinh ở những bệnh nhân bị đau thần kinh ngoại biên do bortezomib - một liệu pháp chính trong điều trị đa u tủy gây ra.

Năm 2017, Flatters SJL và cộng sự cũng khẳng định tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư được gây ra bởi một số hóa trị liệu được sử dụng phổ biến bao gồm paclitaxel, oxaliplatin, bortezomib [17], [48]

Đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng, khi được hố trị bằng oxaliplatin có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên việc xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì thường bệnh nhân sẽ có tâm trạng tiêu cực có thể ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống [21]. Do đó phác đồ hóa trị liệu của bệnh nhân, đơi khi yêu cầu phải giảm liều dùng hoặc ngừng điều trị sớm [17], [26], [33], [56]. Tác dụng không mong muốn này xảy ra ở khoảng 30% - 40% bệnh nhân hóa trị, với tỷ

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

lệ mắc tăng lên ở các bệnh nhân điều trị phối hợp nhiều hóa chất. Tỷ lệ mắc chung của tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị liệu thay đổi tùy theo phác đồ hóa trị, liều, thời gian điều trị, tuổi, chủng tộc, dùng đồng thời nhiều loại thuốc và các bệnh lý nền có nguy cơ gây độc thần kinh [19], [26].

Trong một nghiên cứu của tác giả Schroeder S và cộng sự thí điểm kéo dài 10 tuần thực hiện năm 2011 để xác định hiệu quả của châm cứu trên bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu, 5 trong số 6 bệnh nhân sử dụng phương pháp này đã có cải thiện về triệu chứng [28].

Theo nghiên cứu của Li, Kgiustini (2019) [59] một đánh giá có hệ thống về châm cứu cho bệnh thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu mặc dù hai trong số ba nghiên cứu bao gồm cho thấy hiệu quả khả quan trên lâm sàng, nhưng cũng rất khó để đưa ra một khuyến nghị mạnh mẽ cho sử dụng châm cứu trong CIPN vì dữ liệu hạn chế và cùng một kích cỡ.

Năm 2020, Idan Ben-Horin và cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả của châm cứu và bấm huyệt cho điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu trong bệnh ung thư vú, cho thấy tỷ lệ giảm và đỡ các triệu chứng tổn thương thần kinh ngoại biên cao, chứng minh vai trò của châm cứu và bấm huyệt trong điều trị CIPN [61].

Năm 2020, Somayeh Iravani và cộng sự [52], Kaiyin Chan và cộng sự [42], trước đó năm 2019, Chien và cộng sự [43] đã nghiên cứu về tác dụng của châm cứu trong điều trị CIPN, kết quả cho thấy châm cứu vốn được coi là một phương pháp điều trị của nền Y học cổ truyền, có hiệu quả và khá an toàn trong điều trị CIPN. Châm cứu còn được đánh giá là hiệu quả hơn so với việc sử dụng vitamin B1 và gabapentin làm thuốc điều trị các chứng đau do tổn thương thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, cần có những kiểm soát ngẫu nhiên lớn, các thử nghiệm với thời gian theo dõi lâu dài hơn trong tuơng lai để xác nhận tác dụng hữu ích của châm cứu

<b>trong điều trị của CIPN và để xác định xem liệu tác dụng đó có lâu dài hay khơng. </b>

Trong các nghiên cứu của Wong và cộng sự năm 2006 [73], Visovsky và cộng sự năm 2012 [70], đã đưa ra kết luận về việc sử dụng châm cứu như một phương pháp để quản lý bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu, và thu được những kết quả khả quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Năm 2019, Baviera và cộng sự [38] báo cáo một đánh giá có hệ thống dựa trên năm nghiên cứu về việc sử dụng châm cứu để can thiệp cải thiện các triệu chứng do hóa trị liệu gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên. Châm cứu dường như là một can thiệp hiệu quả để điều trị một số CIPN ở phần lớn bệnh nhân và không liên quan đến các tác dụng phụ.

Năm 2011, Ting Bao và cộng sự [37] đã báo cáo trường hợp lựa chọn châm cứu để điều trị thành công khi sử dụng châm cứu để giảm đau các triệu chứng thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu khi điều trị bệnh đa u tủy bằng bortezomib.

Năm 2017, Xiaoyan Han và cộng sự [51] đã nghiên cứu châm cứu kết hợp với methylcobalamin trong điều trị CIPN cho thấy một kết quả tốt hơn so với chỉ dùng methylcobalamin.

Năm 2018, Young Ju Jeong và cộng sự [54] đã nghiên cứu về tác dụng của châm cứu trong điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu bằng Taxane, cho thấy rằng châm cứu cải thiện các triệu chứng của CIPN ở phụ nữ Hàn Quốc mắc bệnh thần kinh ngoại biên sau hóa trị điều trị ung thư vú. Tác dụng của châm cứu kéo dài ít nhất 1 tháng sau khi điều trị. Và nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng châm cứu có thể là một giải pháp thay thế hữu ích và an toàn để điều trị CIPN ở bệnh nhân ung thư vú.

Năm 2014, Hasan Şenol Coşkun và cộng sự đã nghiên cứu tính hiệu quả của liệu pháp xoa bóp đối với bệnh lý thần kinh ngoại biên và chất lượng cuộc sống của 52 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được hóa trị liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng xoa bóp có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên và tăng chất lượng cuộc sống. Do đó, xoa bóp có thể được khuyến nghị trong chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên [18]. Báo cáo trường hợp của một bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu được điều trị bằng liệu pháp thủ cơng (xoa bóp), tác giả Cunningham JE kết luận điều trị bằng xoa bóp có liên quan đến việc giải quyết gần như hoàn toàn cảm giác ngứa ran và tê và đau của tổn thương thần kinh ngoại biên sau hoá trị liệu. Nhiệt độ bề mặt da tăng do có những thay đổi trong lưu thông máu đã giúp cải thiện các triệu chứng này [15].

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Như vậy, việc sử dụng các biện pháp y học cổ truyền như châm cứu hay xoa bóp bấm huyệt đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả. Tuy nhiên ở Bệnh viện ung bướu Nghệ An chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Do đó chúng tơi chọn nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của châm cứu và xoa bóp bấm huyệt trong luận văn của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>2.1.1. Đối tượng </b></i>

Gồm 60 bệnh nhân ung thư sau điều trị hóa chất nhóm taxanes (như paclitaxel, docetaxel) được chẩn đoán tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu đang điều trị tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An tự nguyện tham gia nghiên cứu thời gian từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2020.

<i><b>2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh trong nghiên cứu </b></i>

<i>2.1.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh theo Y học hiện đại </i>

Được chẩn đoán ung thư, đã và đang sử dụng hóa trị liệu nhóm taxanes (như paclitaxel, docetaxel) có xuất hiện một trong các triệu chứng lâm sàng: đau, tê bì tay chân, cảm giác kiến bò, yếu cơ, bỏng rát.

<i>2.1.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh theo Y học cổ truyền </i>

Bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu thuộc 1 trong 6 thể sau theo YHCT.

- Phong hàn thấp bế:

Triệu chứng: Đặc điểm nổi bật của thể bệnh này là tê và đau nhức cơ tăng khi trời lạnh, ẩm thấp. Bệnh nhân thường thích được chườm ấm tại chỗ tê, đau.

Người sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi.

Rêu lưỡi mỏng trắng hoặc trắng nhớt, chất lưỡi nhạt. Mạch phù huyền khẩn.

- Thấp nhiệt bế:

Triệu chứng: Triệu chứng tê thường xuất hiện ở chân. Người nặng nề kèm đau nhức hoặc có cảm giác rát nóng, sờ bên ngồi da thấy nóng.

Lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt. Mạch huyền sác hoặc tế sác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

- Khí hư thất vận:

Triệu chứng: Tê tứ chi, tê nhiều ở đầu chi; nhấc chi lên khó khăn mất lực. Tình trạng này sẽ tăng lên khi gặp lạnh (trời lạnh, nhúng tay vào nước lạnh) hoặc làm việc.

Sắc mặt nhợt, khơng bóng, thiếu hơi, đoản khí, mệt mỏi, thích nằm. Sợ gió, sợ lạnh, ăn kém, đại tiện lỏng, dễ bị cảm.

Lưỡi nhạt bệu, rìa có dấu răng, rêu trắng mỏng. Mạch trầm nhu.

- Huyết hư thất vinh:

Triệu chứng: Chân tay tê, da trắng khơ, người gầy yếu. Mặt mơi nhợt kèm chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, hay quyên. Tâm quý, chính xung.

Chất lưỡi nhạt. Mạch trầm tế.

- Âm hư phong động:

Triệu chứng: Tê nhiều kèm run nhẹ, có cảm giác như trùng bị. Người gầy khơ kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Mất ngủ, hay mộng mị. Lưng gối nhức mỏi.

Chất lưỡi đỏ tối, rêu mỏng. Mạch trầm tế.

<i><b>2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu </b></i>

- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tổn thương thần kinh do các nguyên nhân khác như đái tháo đường, bệnh tự miễn, rối loạn thiếu hụt Vitamin B12, bệnh gan,

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

thận, nhược giáp, HIV/AIDS, nhiễm một số vi rút, thói quen nghiện rượu, tiếp xúc với hố chất độc thường xun (thạch tín)... trước khi chẩn đoán ung thư.

- Cơ thể suy kiệt. - Phụ nữ có thai.

- Có các bệnh lý nhiễm trùng ngồi da.

- Bệnh nhân khơng tình nguyện tham gia nghiên cứu.

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.2.1. Thiết kế nghiên cứu </b></i>

Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mơ tả, can thiệp có so sánh kết quả trước và sau điều trị.

<i><b>2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu </b></i>

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện ung bướu Nghệ An.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020.

<b>2.3. Phương tiện nghiên cứu </b>

<i><b>2.3.1. Dụng cụ nghiên cứu </b></i>

- Bệnh án khám và điều trị bệnh nhân.

<i><b>- Bệnh án nghiên cứu. (Phụ lục 1) </b></i>

<i><b>- Bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho người bệnh. (Phụ lục 2) </b></i>

- Máy đo huyết áp, ống nghe.

- Máy điện châm: máy điện châm Đông á SDZ-II được sản xuất bởi hãng HAWATO do công ty cổ phần thiết bị y tế Đông Á cung cấp.

- Kim châm: kim châm cứu vô trùng dùng 1 lần Hải Nam được sản xuất bởi công ty cổ phần thiết bị y tế Hải Nam do công ty vật tư trang thiết bị y tế Nghệ An cung cấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i><b>2.3.2. Chất liệu nghiên cứu </b></i>

<i>2.3.2.1. Điện châm </i>

- Tất cả 30 bệnh nhân của nhóm 1 được điện châm theo phương huyệt [3]: + Châm tả các huyệt: Kiên ngung, Hợp cốc, Ân môn, Bát phong, Khúc trì, Bát tà, Uỷ trung, Khâu khư, Ngoại quan, Trật biên, Dương lăng tuyền, Giải khê, Địa ngũ hội, Thái xung.

+ Châm bổ các huyệt: Nội quan, Tam âm giao, Thái khê, Huyết hải, Thái uyên. - Cách châm các huyệt như sau [6]:

<i><b>Bảng 2.1. Các huyệt vị sử dụng trong nghiên cứu, vị trí và cách châm </b></i>

và 2 ở trên cơ liên đốt mu tay 1, phía dưới trong xương đốt bàn tay 2.

Châm thẳng Sâu 0,5-0,8 thốn

khuỷu tay, giữa khối cơ trên cầu lồi.

Châm thẳng Sâu 0,8-1,5 thốn

chuyển lớn xương cánh tay ngay, chính giữa phần trên cơ delta.

Châm thẳng Sâu 0,5-1 thốn

chỗ lõm giữa gân cơ duỗi dài ngón cái và gân cơ duỗi chung ngón chân.

Châm thẳng Sâu 0,4-0,5 thốn

trong xương chày đo thẳng lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau xương chày 1 khốt ngón tay.

Châm thẳng Sâu 0,5-1 thốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

06 Huyết hải IV.10 Co đầu gối 90<small>0 </small> từ bờ trên xương bánh chè đo trên 1 thốn, đo vào trong 2 thốn.

Châm thẳng Sâu 0,5-1,2 thốn

Thùa phù (VII.36) tới huyệt Ủy trung (VII.40).

Châm thẳng Sâu 0,7-1,5 thốn

chân.

Châm thẳng Sâu 0,5-1,5 thốn

hoang (VII.53) 1 thốn hoặc từ huyệt Yên du (XIII.2) ngang ra 3 thốn.

Châm thẳng Sâu 1-1,5 thốn

ngang ra sau ½ thốn, tương ứng với huyệt Cơn lơn bên ngồi.

Châm thẳng Sâu 0,3 thốn

2 thốn, huyệt nằm giữa hai cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé.

Châm thẳng Sâu 0,5 thốn

phía mu tay

Châm thẳng Sâu 0,5-0,8 thốn

tuyền

nằm ở chỗ hõm phía trước trong đầu dưới xương mác, giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân.

Châm thẳng Sâu 0,8-1,2 thốn

dưới mắt cá ngồi, phía ngồi của gân duỗi dài các ngón chân.

Châm thẳng Sâu 0,3-0,5 thốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

15 Địa ngũ hội XI.42 Ở giữa xương bàn chân 4 và 5, ngay mé trong gân cơ duỗi ngón chân út.

Châm thẳng Sâu 0,3-0,4 thốn

2 thốn về phía mu chân hoặc từ huyệt Hành gian (XII.3) đo lên trên 1,5 thốn.

Châm thẳng Sâu 0,5 thốn

nằm trên đường tiếp da gan - mu tay ở kẽ 5 ngón tay giữa các ngón tay và ngang với khe khớp bàn – ngón tay.

Châm xiên Sâu 0,1-0,5 thốn

nằm trên đường tiếp giáp da gan – mu chân và ở đầu nếp gấp kẽ giữa 5 ngón chân.

Châm xiên Sâu 0,1-0,2 thốn

- Các bước tiến hành: thực hiện theo quy trình của Bộ y tế.

<i>+ Bước 1: </i>

Xác định và sát trùng da vùng huyệt

Chọn kim có độ dài tùy thuộc độ dày của cơ vùng định châm.

<i>+ Bước 2: </i>

<i>Châm kim vào huyệt theo các thì sau: </i>

Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.

Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí” (Người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, Người thực hiện cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).

</div>

×