Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

dạy học phân hóa chủ đề chia hết trong tập hợp số nguyên lớp 6 trung học cơ sở luận văn thạc sĩ sư phạm toán học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.53 MB, 147 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC <sub>_____ •____</sub><sub>•__________ •</sub></b>

<b>NGUYỀN HỒI THU</b>

<b>DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỦ ĐÈ CHIA HẾT TRONG TẬP HỌP SỐ NGUYÊN LỚP 6 TRUNG HỌC co SỞ</b>

<b>ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC sĩ su PHẠM TỐN HỌC <sub>• • • •</sub>CHUN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC</b>

<b>Bộ MƠN TỐNMã số: 8140209.01</b>

<b>Người hướng dân khoa học: TS. Lê Cường</b>

<b>HÀ NỘI - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Trong quá trình thực hiện đê tài: “Dựy học phân hóa chủ đê chia hêt trong

<i><b>tập hợp số nguyên lởp 6 trung học cơ sở”. Để hồn thành luận văn này, tơi xin </b></i>

gửi lời cảm on chân thành nhất đến các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè đã ln quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện.

Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người thầy kính mến TS. Lê

<b>Cường, người đã trực tiếp dìu dắt, truyền thụ kiến thức và hướng dẫn tơi hồn </b>

thành luận văn này.

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô khoa Sư phạm - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trinh học tập và làm luận văn.

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những người đi trước, luận vãn này được hoàn thiện sau một quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc và nỗ lực hết mình của bản thân. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, luận văn vẫn cịn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2024</i>

Học viên

<b>Nguyễn Hoài Thu</b>

<b><small>1</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát, thăm dò ý kiến giáo viên...30

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát, thăm dò ý kiến học sinh...33

Bảng 2.1. Hoạt động tìm hiểu chia hết, khơng chia hết...60

Bảng 2.2. Hoạt động tìm hiểu tính chất chia hết của tổng... 61

Bảng 2.8. Nội dung bài tập về nhà “Tính chất chia hết”...75

Bảng 2.9. Bảng phiếu bài tập “Dấu hiệu chia hết”...78

Bảng 2.10. Bài tập về nhà “Dấu hiệu chia hết”... 81

Bảng 3.1. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm... 85

Bảng 3.2. Đặc điểm học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng... 88

Bảng 3.3. Bảng phân bố tần số về điểm số và tỉ lệ phần trăm của bài kiểm tra45 phút cùa hai lớp: lớp thực nghiệm 6A và lớp đối chứng 6B... 90

Bảng 3.4. Biểu đồ phân bố tần số điểm kiểm tra sau thực nghiệm... 91

Bảng 3.5. Phân bố tần số ghép lóp... 91

Bảng 3.6. Biểu đồ phân bố tần số ghép lớp điểm sau thực nghiệm...92

Bảng 3.7. Bảng phân bố (ghép lớp) tần suất điểm kiểm tra... 92

Bảng 3.8. Biểu đồ phân bố (ghép lớp) tần số điểm sau thực nghiệm... 93

Bảng 3.9. Bảng kết quả xử lý số liệu thống kê...93

• • •ill

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH</b>

Hình 2.1. Quy trình soạn bài tập phân hóa

<b><small>IV</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3. Nhiệm vụ nghiên cứu... 4

4. Câu hỏi nghiên cứu... 4

5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu...4

6. Giả thuyết nghiên cứu... 4

7. Phạm vi nghiên cứu... 4

8. Phương pháp nghiên cứu...5

9. Những đóng góp của đề tài... 5

10. Cấu trúc của luận văn... 6

CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA DẠY HỌC PHÂNHÓA... 7

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề... 7

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và các vấn đề liên quan trên thế giới... 7

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu và các vấn đề liên quan tại Việt Nam... 9

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài... 11

1.2.1. Dạy học... 11

1.2.2. Phân hóa... 11

1.2.3. Dạy học theo định hướng phân hóa... 12

1.3. Đặc trưng của dạy học phân hóa... 15

<b><small>V</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.3.1. Dạy học phân hóa mang tính hệ thống và chù động...15

1.3.2. Dạy học phân hóa là sự kết hợp của các hình thức dạy học... 15

1.3.3. Dạy học phân hóa phát huy tính tích cực học tập của học sinh... 16

1.3.4. Dạy học phân hóa cung câp nhiêu cách thức tiêp cận với nội dung, quy trình và đánh giá kết quả học tập của học sinh...17

1.3.5. Đặc điểm nội dung chù đề “Chia hết trong tập hợp số nguyên” và dạy học phân hóa của học sinh lớp 6... 17

1.4. Vai trò của dạy học phân hóa... 19

1.4.1. Vai trị và nhiệm vụ cùa mơn tốn trong nhà trường...19

1.4.2. Ưu điểm, nhược điểm của dạy học phân hóa...20

1.4.3. Mối quan hệ của dạy học phân hóa với các phương pháp dạy học tiên tiến...22

1.4.4. Định hướng của dạy học phân hóa mơn toán ở trường trung học cơ sở . ... 23

1.5. Các hình thức dạy học phân hóa... 24

1.5.1. Dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa...24

1.5.2. Dạy học hoạt động ngoại khóa... 27

1.5.3. Dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi... 27

1.5.4. Dạy học giúp đỡ học sinh yếu kém... 28

1.6. Thực trạng dạy chủ đề chia hết trong tập hợp số nguyên lóp 6 trung họccơ sở... 29

CHƯƠNG 2. DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỦ ĐỀ CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN LỚP 6 TRUNG HỌC cơ sờ... 37

2.1. Một số định hướng về dạy học phân hóa chủ đề chia hết trong tập hợp số nguyên lớp 6 trung học cơ sở... 37

2.2. Một số biện pháp dạy học phân hóa... 40

2.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức dạy học nhóm trong dạy học phân hóa... 40

vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.2.2. Biện pháp 2: Thiết kế câu hỏi và bài tập phân hóa... 45

2.2.3. Biện pháp 3: Phân hóa trong kiểm tra, đánh giá... 53

2.3. Thiết kế một số hoạt động dạy học chủ đề “Chia hết trong tập hợp số nguyên lớp 6” theo định hướng phân hóa... 59

2.3.1. Dạy học nội dung “Tính chất chia hết”... 59

2.3.2. Dạy học nội dung “Dấu hiệu chia hết”... 76

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM... 83

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm... 83

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm... 83

3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm... 83

3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm... 84

3.5. Ke hoạch thực nghiệm sư phạm... 84

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>MỞ ĐẢU1. Lý do chọn đề tài</b>

Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi ngành giáo dục nước ta phải đào tạo một lớp người có đủ phẩm chất và năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, tham gia phát triến kinh tế, văn hóa xã hội một cách bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, tồn diện nền Giáo dục theo hướng chuẩn hóa,

<i>hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế’’ và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đơi mới căn bản và tồn diện nền giáo dục quốc dãn ” [5].</i>

Dạy học phân hóa là một trong những quan điểm dạy học cho phép tối đa hóa yếu tố cá nhân cho người học, học sinh có thể học theo năng lực, hứng thú và sở thích. Luật giáo dục nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2019 đã quy định rõ về phương pháp giáo dục phổ thông như sau: “Phương pháp

<i>giảo dục phơ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc diêm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng năng lực tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thủ học tập cho học sinh ” [4].</i>

Quan điểm DHPH chưa được coi trọng ở trường phổ thông hiện nay, giáo viên chưa được trang bị đầy đủ những hiểu biết và kỹ năng dạy học phân hóa cũng như chưa coi trọng yêu cầu phân hóa trong dạy học. Các câu hỏi bài tập đưa ra cho mọi đối tượng học sinh đều có chung một mức độ khó dễ, đa số các giờ dạy vẫn được tiến hành đồng loạt, áp dụng một cách chung chung với mọi đối tượng học sinh. Do đó khơng phát huy được tối đa năng lực cá nhân của học sinh, chưa kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức, nên học sinh không thế tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, chất lượng giờ dạy không cao, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

dục. Đe phát huy được tối đa khả năng của bản thân mồi học sinh trong học tập, đòi hỏi mỗi giáo viên trong khâu chuẩn bị giáo án cũng như trong khi tiến hành các hoạt động dạy học, phải làm thế nào để tác động đến từng cá nhân học

sinh với những đặc điểm khác nhau về năng lực, sở thích nhu cầu [61.

Chương trình giáo dục phố thơng nói chung và chương trình mơn Tốn 2018 nói riêng đã xây dựng dựa trên quan điểm phân hóa, trong đó việc bảo đảm tính phân hóa cần được quán triệt ở tất cả các cấp học, đảm bảo cá thề hóa người học trên cơ sở đảm bão đa số học sinh trên tất cả các vùng miền đáp ứng được yêu cầu của chương trình, đồng thời chú ý tới nhu cầu của học sinh có nhu cầu đặc biệt (học sinh có năng khiếu, học sinh khuyết tật, ...). Vì vậy, việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Toán theo định hướng phân hóa là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo việc thực hiện được quan điểm xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phố thơng mới [1], [2],

Vấn đề đặt ra là cần phải có sự thay đổi trong phương pháp dạy học, từ dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Phương pháp dạy học mới cần đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của từng đối tượng học sinh, bao gồm: bổ sung kiến thức còn thiếu hụt cho học sinh yếu kém, trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh trung bình, phát huy trí thơng minh và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh khá giịi.

Tơi cho rằng, vấn đề trên hồn tồn có thể được giải quyết bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập phù họp, cùng với các biện pháp phân hóa nội tại hợp lý, phù hợp với thực trạng học sinh trong lớp. Đe phát huy hết khả năng của từng học sinh, giáo viên cần phân hóa nội dung và phương pháp dạy học theo từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh khá giỏi, cần bổ sung nội dung và biện pháp dạy học nâng cao, giúp các em tiếp cận với những kiến thức mới, khó hơn. Đối với học sinh yếu kém, cần sữ dụng những biện pháp dạy học phù hợp, giúp các em khắc phục lồ hổng kiến thức và tiến bộ về mặt học tập. Giáo viên cần lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm nền tảng, từ

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đó phân hóa nội dung và phương pháp dạy học một cách phù hợp [6]. Việc áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tiên tiến như dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học phát triển năng lực, dạy học theo dự án, dạy học tích hợp, dạy học theo tinh huống ..., đặc biệt là dạy học phân hóa ngay trong giờ học sẽ giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh.

Thực tiễn dạy học ở trường trung học cơ sở (THCS) cho thấy chủ đề chia hết trong tập họp số nguyên là một phần kiến thức quan trọng. Kiến thức chủ đề này có vai trị quan trọng trong việc học tập nhiều chủ đề kiến thức khác của mơn Tốn, đồng thời cũng có ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống. Kiến thức chủ đề chia hết trong tập hợp sổ ngun cịn là cơng cụ để học sinh học tập các môn học khác. Tuy vậy đây là những nội dung khó, chính vì thế nếu khơng có sự lựa chọn kĩ càng và phương pháp phù hợp có thể sẽ dẫn đen việc truyền thụ một chiều [3]. Đe nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn nói chung và chủ đề “Chia hết trong tập hợp so nguyên ” nói riêng, yêu cầu đối với giáo viên là phải dạy học phân hóa quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp. Để đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của học sinh, giáo viên THCS cần tìm ra cách dạy học phân hóa trong cùng một tiết học, đảm bảo học sinh yểu kém không bị quá tải, học sinh khá giỏi vẫn hứng thú và phát huy được hết khả năng. Chính vì những lí do như vậy, tơi chọn đề tài “Dạy học phân hóa chủ đề chia

<i><b>hết trong tập hợp số nguyên lớp 6 trung học cơ sở” cho luận văn của mình.</b></i>

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>3. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>

i. Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về dạy học phân hóa.

ii. Nghiên cứu khả năng dạy học phân hóa chủ đề chia hết trong tập họpsô nguyên lớp 6 trung học cơ sở.

iii. Đê xuât một sô biện pháp dạy học phân hóa chủ đê chia hêt trong tậphợp sô nguyên lớp 6 trung học cơ sở.

<i><b>4. Câu hõi nghiên cửu</b></i>

+ Dạy học phân hóa gơm những nội dung gì?

+ Thực trạng vận dụng dạy học phân hóa chủ đề chia hết trong tập hợp sốnguyên lớp 6 trung học cơ sở hiện nay như thê nào?

+ Những biện pháp nào đê dạy học phân hóa chủ đê chia hêt trong tập hợpsô nguyên lớp 6 trung học cơ sở?

<b>5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu</b>

<b>5.7. </b> <i><b>Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp dạy học phân hóa chủ đề chia </b></i>

hết trong tập hợp số nguyên lớp 6 trung học cơ sở.

<b>5.2. Khách thê nghiên cứu:</b>

Học sinh lóp 6A, 6B trường THCS Liên Bạt.

<b>6. Giă thuyết nghiên cứu</b>

Nêu đê xuât và vận dụng được các biện pháp sư phạm theo hướng dạy học phân hóa chủ đề chia hết trong tập hợp số nguyên lóp 6 trung học cơ sở thì sẽ góp phần phát nâng cao hứng thú cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>8. Phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>8.1. Phương pháp nghiên cún lí luận</b></i>

Nghiên cứu một số văn bản, tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học; các tài liệu triết học, tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học bộ mơn Tốn

có liên quan đến đề tài.

<i><b>8.2. Phương pháp điều tra, quan sát</b></i>

Điều tra về tình hình học tập của học sinh trước và sau khi thực nghiệm sư phạm. Lập các phiếu điều tra và tiến hành điều tra về tình hình dạy - học của giáo viên, học sinh về dạy học phân hóa chủ đề chia hết trong tập hợp số nguyên

lớp 6 trung học cơ sở.

<i><b>8.3. Thực nghiệm sư phạm</b></i>

Dạy học thực nghiệm tại trường THCS Liên Bạt - huyện ứng Hòa - TP. Hà Nội để kiếm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

<i><b>8.4. Phương pháp thống kê tốn học</b></i>

Phân tích và xử lý các số liệu sau khi điều tra. Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Những kết quả nghiên cứu được của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong q trình dạy và học mơn tốn ở trường trung học cơ sở.

<b>10. Cấu trúc của luận văn</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học phân hóa.

Chương 2: Dạy học phân hóa chủ đề chia hết trong tập hợp số nguyên lớp 6 trung học cơ sở.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 1</b>

<b>Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC PHÂN HĨA <sub>• • • •</sub>1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề</b>

<i><b>1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và các vẩn đề liên quan trên thế giới</b></i>

Trên phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, các nhà xã hội học và giáo dục học đã đóng góp nhiều thành tựu, hồn thiện hệ thống lý

luận về dạy học phân hóa cho nền giáo dục thế giới. Hiện nay, các cơng trình nghiên cứu đào tạo về các phương pháp dạy học là nội dung rất quan trọng, không thể thiếu trong công tác quản lý giáo dục. Vì vậy, nhiều tác giả trên khắp thế giới đã và đang nghiên cứu, thực hiện theo nhiều cách khác nhau.

DHPH là một phương pháp dạy học đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trên thế giới, trong đó Mỹ là quốc gia đi đầu. Gibson (2010) [15] đã viết: “DHPH không phải là một xu hướng dạy học mới và cũng không phải là

<i>một quan niệm mới về dạy học”. Những nghiên cứu về DHPH đã có lịch sử lâu </i>

đời, dựa trên những thành tựu nghiên cứu trước đó, và những kết quả nghiên cứu này đã tạo nên nền tảng cơ sở lí luận vững chắc cho định hướng DHPH.

Nghiên cứu của tác giả Carol Tomlinson, Kay Brimijoin, and Lane Narvaez (2008), với tác phẩm “The Differentiated School: Making

<i>Revolutionary Changes in Teaching and Learning”'. Tác giả nêu bật ý tưởng về </i>

việc tạo ra một môi trường học tập phân hóa, nơi giáo viên tạo ra các bài học tương ứng với nhu cầu và khả năng của từng học sinh. [16]

Nghiên cứu của tác giả Hall. T (2003), “Differentiated Instruction”'. Tác phẩm này được xuất bản bởi National Center on Accessing the General Curriculum (NCAC). Cuốn sách nhấn mạnh về việc áp dụng phương pháp dạy học phân hóa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh trong giáo dục chung.

Nghiên cứu của Robert J. Marzano (2003), với tác phẩm “Classroom

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>Management That Works — Quản lí hiệu quả lớp học”'. Tác giả trình bày các </i>

phương pháp quản lý lớp học hiệu quả, trong đó bao gồm cả việc phân chia và tương tác với các học sinh có nhu cầu và khả năng khác nhau. [14]

Tác giả Thomas Armstrong (2008), với tác phẩm “Multiple Intelligences

<i>in the Classroom”: Tác giả nghiên cứu về lý thuyết học nhiều trí thơng minh </i>

và đề xuất cách áp dụng nó trong việc phân chia công việc và cung cấp các phương pháp học phù hợp cho từng trí thơng minh khác nhau của học sinh.

Tác giả Tomlinson C.A (2004), với tác phẩm “How to Differentiate

<i>Instruction in Mixed Ability Classroom”: Tác phẩm này tập trung vào cách thực </i>

hiện dạy học phân hóa trong lớp học có sự đa dạng về khả năng học của học sinh. [19]

Tác giả Williams K. (2005), với tác phấm “8 Lessons Learned on

<i>Differentiating Instruction”: Tác giả chia sẻ 8 bài học từ việc áp dụng phương </i>

pháp dạy học phân hóa, từ cách xác định nhu cầu học tập đến cách tương tác và đánh giá kết quả. [20]

Mồi tác giả nghiên cứu và đề xuất các phương pháp, cách tiếp cận và cách thức để áp dụng dạy học phân hóa trong giáo dục. Các tác giả này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường học tập linh hoạt và phù hợp với sự đa dạng của học sinh, nhằm đem lại hiệu quả giảng dạy tốt nhất.

DHPH cũng ngày càng trở thành một trào lưu rộng khắp trong giáo dục và được ứng dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ như tại Mỹ, ở chương trình giáo dục trung học, học sinh sẽ được tự do lựa chọn các mơn học u thích bao gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn. Các môn học bắt buộc thường là: Văn học, Tốn học, Vật lí, Khoa học... Các mơn học tự chọn như: Giáo dục thể chất, Tin học, Nghệ thuật... học sinh cịn có thề đăng ký các chương trình giảng dạy tương đương với trình độ cơ bản của chương trình năm nhất đại học và các em sẽ được giảm bớt số tín chỉ khi vào đại học nếu đạt đủ

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

số điểm u cầu cho mơn học đó.

Ở Canada, bậc giáo dục trung học đuợc gộp vào từ lớp 7 đến lớp 12. Học sinh có thể lựa chọn học theo chương trình nâng cao (AP) hoặc chương trình tú tài quốc tế (IB). Chương trình AP sẽ học và thi các mơn theo trình độ đại học cịn chương trình tú tài quốc tế IB là chương trình tiếp cận theo một nền giáo dục toàn diện, được thiết kế sâu rộng với 6 nhóm mơn học: Ngơn ngữ và Văn học, Ngôn ngừ thứ hai, Cá nhân và xã hội, Khoa học, Toán học và Nghệ thuật. Đặc biệt hơn, chương trình IB cịn được chấp nhận rộng rãi trên tồn thế giới nên học sinh có thể học và tham dự các kỳ thi bằng nhiều thứ tiếng, kết quả thi

sẽ được cơng nhận trên tồn cầu.

Như vậy, ta thấy được minh chứng ở một số nước phát triển, DHPH đã và đang được ứng dụng rộng rãi hơn, có thể thấy rằng dạy học theo định hướng phân hóa là một xu thế của nền giáo dục trong tương lai gần.

<i><b>1.1.2. Lịch sử nghiên cứu và các vẩn đề liên quan tại Việt Nam</b></i>

DHPH phải được xem như một trong những định hướng cơ bản và quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2018 nhằm phát triển nền giáo dục nước nhà theo định hướng tiếp cận năng lực, phẩm chất của người học. Đây là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu và vận dụng linh hoạt. Vì vấn đề nghiên cứu về DHPH đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu,

dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu:

Nghiên cứu của Đặng Thành Hưng (2005), với đề tài “Dạy học hiện đại

<i>- lý luận - biện pháp - kỹ thuật”. Nghiên cứu này tập trung vào tác động của </i>

phân hóa giảng dạy đối với việc năng động lớp học. Kết quả cho thấy việc áp dụng phân hóa giảng dạy đã giúp nâng cao sự hứng thú và tích cực học tập của học sinh. [7]

Nghiên cứu của Nguyễn Bá Kim (2008), với đề tài “Phươngpháp dạy học

<i>mơn Tốn”-. Nghiên cứu này tìm hiểu về việc áp dụng phân hóa giảng dạy trong </i>

mơn Tốn và tác động của nó đối với việc giải quyết vấn đề toán học. Ket quả 9

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

cho thây sự phân hóa giảng dạy đã tạo ra một mơi trường học tập tương tác, khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.

Nghiên cứu cũa Hoàng Thị Hiền (2019), với đề tài “Áp dụng phân hóa

<i>giảng dạy trong mơn Vãn và tác động của nó đổi với việc nâng cao kỹ năng viết của học sinh"'. Nghiên cứu này tập trung vào việc áp dụng phân hóa giảng </i>

dạy trong mơn Văn và tác động của nó đối với việc nâng cao kỳ năng viết của học sinh. Ket quả cho thấy phân hóa giảng dạy đã cung cấp cơ hội cho học sinh để phát triển khả năng viết và cải thiện bài luận của họ. [9]

<i>Nghiên cứu của Nguyễn Văn Khang (2020), với đề tài “Áp dụng phân hóa giảng dạy trong mơn Khoa học và tác động của nó đối với việc nâng cao kiến </i>

<i>thức và kỹ năng khoa học của học sinh"'. Nghiên cứu này tìm hiểu về việc áp </i>

dụng phân hóa giảng dạy trong mơn Khoa học và tác động của nó đối với việc nâng cao kiến thức và kỳ năng khoa học của học sinh. Ket quả cho thấy sự phân hóa giảng dạy đã giúp học sinh hiểu và ứng dụng các kiến thức khoa học một cách sâu sắc hơn. [10]

Như vậy, ở cả trong và nước ngồi cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp cải cách giáo dục nói chung và dạy học phân hóa nói riêng. Nhưng nhìn chung, việc nghiên cứu về DHPH ở nước ta vần còn non trẻ. Điều này gây ra một số hạn chế nhất định đến chất lượng của nền giáo dục nước ta. Chương trình giáo dục năm 2018 cũng đã đề cao tính phân hóa trong giáo dục, xây dựng chương trình tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lóp học trên, giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn, chương trình GDPT mới thể hiện u cầu phân hóa trên hai bình diện lớn. Vì vậy, việc lựa chọn hướng nghiên

<i>cứu theo đề tài Dạy học phân hóa chủ đề chia hết trong tập họp sổ nguyên lóp 6 trung học cơ sở mang lại ý nghĩa thiết thực cho việc dạy học mơn tốn ở </i>

trường THCS nhằm đảm bảo thực hiện chương trình đoi mới giáo dục một cách 10

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Trong giáo dục</i>

- Phân hóa là một khái niệm quan trọng trong giáo dục, ám chỉ quá trình điều chỉnh giảng dạy và học tập đe đáp ứng sự đa dạng của từng học sinh. Nỏ nhằm tạo ra một môi trường học tập linh hoạt và phù hợp với nhu cầu, khả năng, sở thích và tiến độ học tập của từng cá nhân.

Phân hóa giúp đảm bào rằng mỗi học sinh được hỗ trợ và khuyến khích 11

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

phát triển theo tiềm năng của mình. Thay vì áp dụng một phưong pháp giảng dạy đồng nhất cho toàn bộ lớp, giáo viên phân hóa giảng dạy bàng cách điều chỉnh các yếu tố sau:

+ Nội dung học tập: Giáo viên tùy chỉnh nội dung học tập đề đáp ứng sự đa dạng của học sinh. Điều này có thể bao gồm cung cấp tài liệu bổ sung, tài

liệu đọc thêm hoặc tài liệu học tập úng dụng cho từng cá nhân.

+ Phương pháp giảng dạy: Giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để phù họp với cách học và phong cách học tập của từng học sinh. Điều này có thể bao gồm sử dụng đồ họa, thực hành, dự án nghiên cứu, học theo nhóm, và nhiều hình thức khác để đáp ứng nhu cầu của mồi học sinh.

+ Đánh giá học tập: Giáo viên sử dụng các phương pháp đánh giá phân hóa để đo lường tiến độ học tập và nắm bắt sự tiến bộ của từng học sinh. Điều này giúp xác định những khía cạnh cần cải thiện và điều chỉnh quá trình học tập cho từng cá nhân.

+ Môi trường học tập: Giáo viên tạo ra một mơi trường học tập thoải mái và an tồn, khuyến khích sự tương tác và hợp tác giữa các học sinh. Mơi trường

này cần khuyến khích mồi cá nhân thể hiện ý kiến, tư duy sáng tạo và phát triển kỹ năng xã hội.

Phân hóa giúp đảm bảo rằng khơng có học sinh nào bị bỏ lại phía sau và mồi người đều có cơ hội học tập và phát triển theo năng lực của mình. Nó là một phương pháp giáo dục đáng giá trong việc tạo ra mơi trường học tập tích cực và khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh.

<i><b>1.2.3. Dạy học phân hỏa</b></i>

Có nhiều cách quan niệm về dạy học phân hóa:

Tomlinson, Brimijoin và Narvaez đưa ra quan niệm về DHPH, theo đó DHPH là một triết lí dạy học, đặt mục tiêu khuyến khích tất cả học sinh, dù là học sinh giỏi hay yếu, dù là học sinh xuất thân từ các gia đình, các địa phương có hồn cảnh và điều kiện khác nhau, đều có cơ hội học tập tốt nhất và đạt được

12

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

thành cơng trong học tập. Phân hóa là chìa khóa đáp ứng nhu câu đa dạng của học sinh mà chúng ta phát hiện được trong lóp học. [16]

Ở Việt Nam, có nhiều tác giả và cơng trình nghiên cứu về DHPH, trong đó tiêu biểu nhất là các tác giả Tôn Thân và Đặng Thành Hưng:

Các tác giả Tôn Thân và Nguyễn Hũu Châu đều có nhận định chung khá giống nhau, theo đó “DHPH là một quan điếm dạy học ” mà cơ sở của nó đều

<i>dựa trên “những khác biệt của người học về năng lực, sở thích, nhu cầu và các điều kiện học tập nhằm tạo ra những kết quả học tập tốt nhất và sự phát triển tốt nhất cho từng người hoc". [12], [13]</i>

Tác già Đặng Thành Hưng, lại đưa ra quan điểm: “DHPH là QTDH có

<i>phân biệt những người học hay nhóm người học, chứ khơng tiến hành giảng dạy chung chung” hay đây là “chiến lược dạy học dựa trên sự khác biệt về cả nhân và nhóm người học" [7], Mỗi người học đều có nhu cầu, năng lực và hành </i>

vi học tập khác nhau, do đó q trình học tập của họ cũng khơng giống nhau. Tuy nhiên, trách nhiệm của người dạy học thường chỉ giới hạn ở phạm vi lớp học, dựa trên chương trình học chung và mặt bằng chung cùa học sinh. Đổi mới chương trình học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

(DHPH) nhằm khắc phục lồi dạy cào bằng, hời hợt. DHPH là quá trình tạo ra sự khác biệt nhất định trong nội dung và phương thức hoạt động của chương trình học, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học, phù họp với năng lực, hứng thú, nhu cầu học tập của người học và mục tiêu giáo dục của xã hội.

Dựa trên các quan điếm này, chúng tôi xin đưa ra quan niệm về DHPH

<i>như sau: “Dạy học phân hóa là một nguyên tắc dạy học mà ở đó giáo viên điều chỉnh q trình dạy học cho phù họp với từng cá nhân hoặc nhóm học sinh nhằm phát triển tối đa năng lực học tập của mỗi em."</i>

Xu hướng DHPH ngày càng cần thiết và cấp bách là do đặc điềm của đối tượng người học, mồi học sinh là một cá nhân có tiềm năng riêng, có trí thơng

13

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

minh, tình cảm và động lực học tập khác nhau. Vì vậy, nhà trường có nhiệm vụ vừa trang bị cho học sinh nền học vấn phổ thông, vừa giúp mỗi học sinh phát triển tối đa năng lực cá nhân của mình.

Dạy học phân hóa là một phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập của từng học viên một cách tốt nhất. Phương pháp này đặt trọng tâm vào việc tạo ra môi trường học tập linh hoạt và đa dạng, nơi mỗi học viên

có thể tiếp nhận kiến thức theo cách tốt nhất cho minh.

Trong q trình dạy học phân hóa, giáo viên cần phân tích và đánh giá cẩn thận năng lực, khả năng và nhu cầu học tập của từng học viên. Dựa trên những thơng tin này, giáo viên có thể tạo ra những bài giảng, hoạt động và tài liệu phù hợp với mồi học viên.

Sử dụng phân hóa trong giảng dạy giúp tăng khả năng tiếp thu và hiểu bài của học viên. Neu một học viên có trình độ cao hơn, giáo viên có thế cung cấp thêm các bài tập phức tạp, thực hành sâu hơn đế giúp học viên phát triến kỹ năng và kiến thức của mình. Ngược lại, đối với những học viên có trình độ thấp hơn, giáo viên có thể cung cấp thêm nguồn tài liệu, giải thích và hồ trợ bổ

sung để họ có thể tiếp thu bài học một cách hiệu quả.

Dạy học phân hóa cũng khuyển khích sự tương tác, thảo luận và hợp tác trong lớp học. Giáo viên có thể sắp xếp các nhóm làm việc dựa trên năng lực và sở thích để học viên có thể hồ trợ lẫn nhau và học hởi từ nhau.

Dạy học phân hóa có thể nâng cao sự hứng thú và tham gia của học viên trong quá trình học tập, đồng thời đảm bảo việc học tập được tùy chỉnh một

cách tốt nhất cho từng học viên.

Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học phân hóa, tuy nhiên trong khn khổ của luận văn, theo tác giả thì DHPH chính là chiến lược giảng dạy dựa trên nhận thức của giáo viên về nhu cầu hoặc năng lực cá nhân của từng học sinh, từ đó hướng tới xây dựng một mơi trường học tập mới trong đó người học tùy theo năng lực, đặc điểm cá nhân, được tự do lựa chọn các cơ hội

14

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

để phát triển.

<b>1.3. Đặc trưng của dạy học phân hóa</b>

<i><b>1.3.1. Dạy học phân hóa mang tỉnh hệ thống và chủ động</b></i>

<i>Tính hệ thống</i>

Dạy học nói chung và dạy học phân hóa nói riêng cần có đủ hệ thống các thành tố như: mục tiêu dạy học; nội dung dạy học; phương pháp dạy học; phương tiện dạy học; hình thức tổ chức và kiềm tra đánh giá. So với các giáo viên thực hiện dạy học đồng loạt cùng một nội dung, một phương pháp, ... cho cả lớp học thì DHPH địi hỏi giáo viên phải điều khiển và giám sát các hoạt động của học sinh nhiều hơn so với dạy học đồng loạt. DHPH đòi hỏi sự tương tác, kết hợp liên tục giữa giáo viên và học sinh đe theo dõi sự tiến bộ của người học và điều chỉnh hoạt động học cho phù hợp. Do đó, lớp học phân hóa là một tổ chức mang tính hệ thống và chặt chẽ.

<i>Tính chủ động</i>

Dạy học phân hóa là hình thức dạy học mang tính chủ động, trong đó giáo viên nắm bắt nhu cầu và năng lực khác nhau của học sinh để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp cho từng cá nhân. Giáo viên cần thường xuyên điều chỉnh kế hoạch dạy học để đảm bào đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. DHPH được thực hiện dựa trên nền tảng kiến thức và năng lực nhận thức của trẻ nên sẽ tạo cơ hội cho việc tiến hành một kế hoạch dạy học phù họp với <sub>• </sub> <sub>• </sub> <sub>• </sub> <sub>• </sub> <sub>• </sub> <sub>• </sub> <sub>• JL </sub> <sub>• _L</sub>cùng lúc nhiều học sinh trong lóp với các năng lực khác nhau.

<i><b>1.3.2. Dạy học phãn hóa là sự kết hợp của các hình thức dạy học</b></i>

Williams (2005) cho rằng “DHPH khơng phải là một hình thức dạy học

<i>mà là sự kết hợp của các hình thức tơ chức dạy học tồn lớp, dạy học nhóm và dạy học cá nhàn" [20]. Thật vậy:</i>

Trong quá trình DHPH, việc chia sẻ thông tin hoặc tạo ra các hoạt động theo tồn lóp có thể mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh nắm vững kiến thức nền tảng và xây dựng tinh thần đồn kết.

15

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

DHPH địi hỏi giáo viên linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức dạy học, có thể làm việc với tồn lớp, với nhóm hoặc với từng cá nhân học sinh tùy theo mục tiêu và nội dung bài học. DHPH là một phương pháp dạy học hiệu quả giúp học sinh phát triển toàn diện, cả về kiến thức, kĩ năng và khả năng làm việc hợp tác.

<i>Theo Tomlinson (2004), “Một dấu hiệu để nhận biết lớp học DHPH hiệu quả chỉnh là việc sử dụng linh hoạt các nhóm học tập, mỗi nhóm bao gồm những học sinh có tiềm năng phát triển ở một lĩnh vực nhất định hoặc có cùng một nền tảng tri thức về lĩnh vực được học" [19]. Ngoài ra, giáo viên cũng cần </i>

biết rằng đơi khi phải phân cơng, chia nhóm học sinh vào các nhóm thích hợp nhưng đơi khi học sinh lại thích tự lựa chọn nhóm học tập cho riêng mình. Thực tế dạy học cho thấy, học sinh có những phong cách học tập khác nhau. Một số học sinh học tập hiệu quả khi làm việc độc lập, trong khi số khác lại thích làm việc theo nhóm.

<i><b>1.3.3. Dạy học phân hóa phát huy tinh tích cực học tập của học sinh</b></i>

Trong DHPH, một nhiệm vụ học tập q dễ đối với các học sinh có trình độ khá - giỏi sẽ không tạo được động lực học tập cho các em. Những nhiệm vụ học tập quá khó khăn đối với học sinh trung bình, yếu - kém sẽ dễ khiến các em nản chí và bỏ qua. Như vậy, DHPH thực chất không phải là cách nỗ lực để “gọt chân cho vừa giầy” mà phải cố gắng để điều chỉnh nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học... cho phù hợp với trình độ và năng lực nhận thức của đối tượng học sinh.

Dạy học phân hóa là một phương pháp giáo dục được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng cúa học sinh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quà tối ưu, việc phân hóa cần dựa trên phong cách học tập của học sinh, bên cạnh các yếu tố như năng lực, trình độ và sở thích. Phong cách học tập là cách thức mà mồi học sinh tiếp thu kiến thức và thông tin hiệu quả nhất.

16

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Một trong những cơ sở quan trọng của DHPH là nội dung dạy học cân đáp ứng nhu cầu và hứng thú học tập của người học, nhằm đạt hiệu quả dạy học cao nhất. Trong lóp học phân hóa, giáo viên cần tạo ra những nhiệm vụ phù họp với đối tượng học sinh để phát huy tính tích cực học tập cùa học sinh.

<i><b>ỉ. 3.4. Dạy học phân hóa cung cấp nhiều cách thức tiếp cận với nội dung, quy trình và đánh giá kết quả học tập của học sinh</b></i>

Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, bao gồm quan sát, trò chuyện, các cuộc thảo luận trên lớp, kết quả học tập, ... để đánh giá chính thức những thay đối (tích cực hoặc tiêu cực) trong năng lực nhận thức, hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh. Những nhận định này là

cơ sở quan trọng để giáo viên xây dựng phương pháp dạy học phù họp, giúp mỗi học sinh phát triển tối đa tiềm năng trí tuệ của mình.

Trong một lóp học phân hóa, giáo viên phải quan tâm đến ít nhất 3 yếu tố quan trọng sau: (1) Nội dung - đầu vào, cái mà học sinh học; (2) quy trình -

cách thức học sinh chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng; và (3) đánh giá kết quả học tập - đầu ra, cách học sinh thể hiện những gì mà các em đã được học. Ở đó, giáo viên đưa ra những cách thức khác nhau để học sinh tiếp cận với những vấn đề mà chúng tìm hiểu, theo một cách nào đó phù hợp và diễn đạt, trình bày lại

những kiến thức, kĩ năng mà mình đã chiếm lĩnh. Thơng thường, giáo viên nên thiết kế kế hoạch dạy học sao cho người học có thể khai thác và phát huy được tốt nhất tiềm năng của mình.

Tóm lại, trong một lóp học DHPH, giáo viên cần chủ động lên kế hoạch dạy học, tổ chức, điều khiển và hướng dẫn các hoạt động học tập đa dạng, phù họp với trình độ nhận thức, năng lực tư duy và hứng thú học tập của học sinh.

<i><b>1.3.5. Đặc điểm nội dung chủ đề “Chìa hết trong tập hợp số nguyên ” và dạy học phân hóa của học sinh lóp 6</b></i>

<i>• Đặc điểm học tốn của học sinh lóp 6.</i>

17

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Học tốn lớp 6 có nhiều đặc điểm riêng biệt so với cấp Tiểu học. Chương trình học tốn lớp 6 có nhiều nội dung mới mẻ và trừu tượng hơn, địi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy logic và trừu tượng tốt hơn. Toán lớp 6 chú trọng phát triển tư duy logic, lập luận và giải quyết vấn đề hơn so với việc học thuộc lòng như ở cấp Tiểu học. Học sinh cần rèn luyện các kỹ năng như tính tốn, lập luận, giải tốn, vẽ hình,... để học tốt mơn Tốn.

Bèn cạnh đó, học sinh lớp 6 đang trong giai đoạn chuyển cấp, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, do đỏ cần có thời gian để thích nghi với môi trường học tập mới. Học sinh bắt đầu có khả năng tư duy logic, trừu tượng và độc lập hơn. Tuy nhiên, một số học sinh có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới, chưa rèn luyện được kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề, cũng như chưa có phương pháp học tập phù hợp.

<i>• Đặc điếm dạy học Chủ đề chia hết trong tập hợp sổ nguyên lóp 6.</i>

Dạy học chủ đề Chia hết trong tập hợp số nguyên là một phần quan trọng trong chương trình Tốn học lớp 6. Việc dạy học hiệu quả chủ đề này giúp học sinh phát triển tư duy logic, rèn luyện kỹ năng giải toán và ứng dụng kiến thức vào thực tế.

Dạy học chủ đề Chia hết chia hết trong tập hợp số nguyên cần chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề và tính tốn cho

học sinh. Chủ đề Chia hết trong tập hợp số nguyên lớp 6 có sự phát triển và mờ rộng so với chủ đề Chia hết trong tập hợp số tự nhiên ở tiểu học. Học sinh cần nắm vững kiến thức về tập hợp số nguyên, tính chất chia hết và dấu hiệu chia

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>1.4. Vai trò của dạy học phân hóa.</b>

<i><b>1.4.1. Vai trị và nhiệm vụ của mơn tốn trong nhà trường.</b></i>

<i>1.4.1.1. Vaỉ trị của tốn học trong đời sơng và khoa học.</i>

Tốn học là một mơn học có vai trị và tâm quan trọng đặc biệt trong đời sổng và trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Đây cũng là nền tảng của nhiều mơn khoa học khác, từ vật lý, hóa học, sinh học đến kinh tế, tài chính,...<b><small>•7^/7•7 •7 7</small></b>

Mơn tốn trong nhà trường có vai trị đặc biệt quan trọng. Mơn toán giúp học sinh nắm vững tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, phát triển tư duy

sáng tạo, kỳ năng thực hành. Nó góp phân quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục phố thông, tạo ra những con người có kiến thức, kỳ năng, phẩm

chất và năng lực cần thiết để trở thành những cơng dân có ích cho xã hội.

Bài tập tốn có vai trị quan trọng trong q trình học tập và giảng dạy

<i>mơn tốn. Nó được sừ dụng với nhiều dụng ý khác nhau. Một bài tập có thế là </i>

tiền đề đế kích thích sự hứng thú, tị mò của học sinh, giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề mới, giúp học sinh liên hệ kiến thức

giữa các môn học, và giúp giáo viên đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và kỳ năng giải quyết vấn đề của học sinh. Mồi bài tập cụ thể trong quá trình dạy học đều có những chức năng nhất định, dù là tường minh hay tiềm ẩn, và những

chức năng này đều hướng đến các mục đích dạy học.

<i>1.4.1.2. Mục đích của việc dạy tốn trong nhà trường</i>

Mơn Tốn có vai trị và tâm quan trọng rât lớn trong nhà trường cũng như trong thực tiễn đời sống. Do đó, trong q trình dạy học, người giáo viên cần

nghiên cứu kỹ lưỡng mục đích của mơn Tốn và chú trọng đên những mục đích cơ bản sau đây:

- Nhăm trang bị cho học sinh những kiên thức và kỳ năng toán học cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn, giúp học sinh có năng lực vận dụng kiến thức và kỳ năng đó vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống, lao động sản xuât và học tập khoa học.

19

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Phát triên những năng lực phâm chât trí tuệ giúp học sinh biên những phẩm chất đó thành phẩm chất của bản thân, trờ thành cơng cụ hữu ích để nhận

thức và hành động đúng đan trong học tập và cuộc sống.

- Giáo dục cho học sinh vê tư tưởng, đạo đức, lôi sông, thâm mỹ của người công dân, đặc biệt là lịng u nước, tính trung thực và lối sống giản dị.

- Phát triên khả năng học tập, tiêp thu kiên thức toán học và phát hiện, bơi dưỡng học sinh có năng khiếu về tốn.

<i>1.4.1.3. Nhiệm vụ giảng dạy mơn tốn trong nhà trường.</i>

- Giảng dạy mơn tốn trong nhà trường có nhiệm vụ cơ bản là truyên thụtri thức, kỹ năng toán học và phát triên năng lực vận dụng toán học vào cuộc

<i><b>1.4.2. Ưu đỉêm, nhược diêm của dạy học phân hóa.</b></i>

<i>1.4.2.1. Ưu điểm DHPH.</i>

- DHPH là một PPDH hiệu quả, giúp thực hiện tơt các mục đích dạy học đối với tất cà các đối tượng học sinh, đặc biệt là việc khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của cá nhân.

- Cá thê hóa hoạt động học tập của người học là một giải pháp quan trọng giúp học sinh trở thành chủ thể của quá trình học tập, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, phù họp với năng lực nhận thức của bản thân. Giáo viên có cơ hội tiếp cận và đánh giá trực tiếp quá trình học tập của từng cá thế

20

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

người học, từ đó hiểu và nắm được mức độ nhận thức cúa họ, giúp giáo viên có thể đề ra những biện pháp tác động, uốn nắn kịp thời và đánh giá một cách chính xác, khách quan.

- Mọi đối tượng học sinh đều có thể học tập hiệu quả khi giáo viên biết cách tạo hứng thú học tập. Xóa bỏ mặc cảm tự ti đối với học sinh có nhịp độ nhận thức thấp, giúp các em cảm thấy tự tin khi tham gia tìm hiểu nội dung, u cầu của bài. Kích thích, gây hứng thú học tập cho học sinh khá giỏi, giúp

các em phát huy hết khả năng, trí tuệ của mình.

- Xóa bỏ mặc cảm, khoảng cách giữa học sinh yếu kém với học sinh khá giòi, tạo điều kiện để các em học hởi, thảo luận với nhau, các em sẽ có cơ hội tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đồng thời, học sinh khá giỏi cũng có cơ hội phát huy khả năng giúp đỡ người khác, bồi dưỡng tinh thần tương thân tương ái.

<i>1.4.2.2. Nhược điểm DHPH.</i>

Dạy học phân hóa là một phương pháp dạy học hiệu quả, nhưng cũng có một số hạn chế. Một trong những hạn chế của dạy học phân hóa là địi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài soạn và hệ thống bài tập phân hóa rất kỹ lưỡng. Điều

này địi hỏi giáo viên phải có nhiều thời gian, cơng sức và sự đầu tư nghiêm túc. Tổ chức lớp học đơng học sinh, chênh lệch trình độ là một thực tế phổ biến hiện nay. Điều này gây ra một số khó khăn cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên mới và giáo viên dạy thay.

Việc phân chia nhóm có thể dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các học sinh, khiến các em có cảm giác bị so sánh và đánh giá. Việc này cũng có thể hạn chế

sự tương tác giữa các học sinh, các em khó có cơ hội học hỏi lẫn nhau.

Việc phân chia nhóm có thể làm tăng sự ganh đua giữa các học sinh, khiển các em tập trung vào việc so sánh điểm số hơn là việc học tập.

Việc phân chia nhóm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tồn diện của học sinh, do các em khơng có cơ hội học hỏi và phát triển các kỳ năng khác nhau.

21

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Đe khắc phục những hạn chế nêu trên, giáo viên cần tạo điều kiện cho lớp học có nề nếp học tập tốt và các nhóm đối tượng học sinh được phân hóa ổn định trong giờ học.

<i><b>1.4.3. Moi quan hệ của dạy học phân hóa với các phương pháp dạy học tiên tiến</b></i>

Mồi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Do đó, khơng có một phương pháp dạy học nào là tối ưu cho tất cả các đối tượng học sinh. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong giảng dạy, giáo viên cần linh hoạt phối kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau trong giờ học. Việc phân hóa q trình dạy học theo từng bộ phận sẽ giúp giáo viên dễ dàng thực hiện và đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, giáo viên nên kết hợp dạy học phân hóa với các phương pháp dạy học khác, sử dụng các phương tiện dạy học khác trong các giờ học. Sự phối hợp các xu hướng dạy học khơng truyền thống có thề giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng giờ học. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, do đó càn cân nhắc ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp để có thể sử dụng xen kẽ, bổ trợ cho nhau.

Ví dụ, dạy học hợp tác theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Phương pháp này tạo điều kiện cho học sinh hoạt động, trao đổi, khám phả, thu nhận tri thức. Đồng thời, cịn phát huy tính tích cực, sáng tạo, độc lập, tự chủ và giúp nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế, như: một số thành viên trong nhóm có thể ỷ lại, khơng tham gia hoạt động nhóm; các nhóm có thể đi chệch hướng thảo luận, không tập trung vào nhiệm vụ; tốn thời gian chuẩn bị và thực hiện nhiệm vụ; gây ồn ào trong quá trình thảo luận...

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó học sinh được phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo đế phát hiện và giải quyết vấn đề. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong những tình

22

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

huống dạy học các khái niệm, các tri thức mới. Ket họp hệ thống câu hói dẫn dắt với phương pháp dạy học phân hóa sẽ giúp tất cả các đối tượng học sinh tham gia khám phá tri thức mới một cách hiệu quả, phù họp với khả năng nhận thức của từng em. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chỉ phù hợp với những học sinh khá giỏi, có năng lực học tập tốn tốt, có tư duy nhanh nhạy. Vì thế, để giúp học sinh trung bình và yếu kém cùng tham gia, hịa mình vào khí thế học tập chung của lớp, trong quá trình dạy học dẫn dắt học sinh đi tìm tri thức mới, chúng ta cần quan tâm đến những câu hỏi mang tính tái hiện tri thức, những câu hỏi khơng địi hỏi tư duy sâu.

Như vậy, trong dạy học phân hóa, giáo viên cần linh hoạt vận dụng kết hợp tất cả các phương pháp dạy học, đặc biệt là các thao tác kỳ thuật dạy học

nhóm để đạt hiệu quả cao nhất.

<i><b>1.4.4. Định hướng của dạy học phân hóa mơn tốn ở trường trung học cơ sở</b></i>

Đế có được hệ thống bài tập phân hóa, giáo viên có thể sử dụng mạch bài tập phân bậc. Mạch bài tập này được xây dựng theo các mức độ nhận thức khác nhau, từ dễ đến khó. Học sinh giỏi sẽ được giao những bài tập có hoạt động ở bậc cao hơn so với các đối tượng học sinh khác. Ngoài ra, ngay trong một bài tập, giáo viên cũng có thể tiến hành dạy học phân hóa nếu bài tập đó đáp ứng yêu cầu hoạt động cho cả ba nhỏm đối tượng học sinh và bài tập phân hóa nhằm mục đích phát hiện:

- Học sinh trung bình, yếu kém thường gặp khó khăn trong việc nắm vững kiến thức và kỳ năng cơ bản, do đó dễ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng và bộc lộ lồ hổng kiến thức.

- Học sinh khá giỏi có năng lực học tập tốn, thường có xu hướng thích giải nhiều bài tốn, đặc biệt là các bài tốn khó, địi hỏi tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, các em cũng dễ coi nhẹ việc học lý thuyết, coi nhẹ các bài tốn thơng

23

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

thường và chủ quan, lơ là dẫn đến sai lầm trong khi giải toán.

Việc xây dựng và áp dụng những bài tập phân hóa trong giờ học khơng chỉ giúp học sinh hoạt động học tập phù họp với trình độ của mình mà cịn khơi dậy niềm tin ở khả năng băn thân. Bên cạnh đó, kiến thức của mồi đối tượng học sinh khám phá đều liên quan chặt chẽ với nhau, do đó học sinh yếu vừa được quan tâm bồi dưỡng kiến thức cơ bản vững chắc, vẫn có thể tiếp thu kiến thức từ hoạt động của đối tượng học sinh trung bình hay khá giỏi, đồng thời học sinh khá giỏi vẫn phát huy hết khả năng tư duy của mình và được tập luyện đào sâu lý thuyết thông qua hoạt động của học sinh trung bình hay yếu kém.

Mặt khác, thời gian mà giáo viên dành cho việc dạy học bài tập phân hóa cho tất cả các đối tượng học sinh trong giờ học vẫn được đảm bảo hợp lý, đây là một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của giờ học, tiết học. Tuy nhiên, để xây dựng được những bài tập phân hóa đáp ứng yêu cầu trên, giáo viên cần nắm chắc kiến thức trọng tâm của từng bài và chuấn bị tài liệu, đầu tư công sức, thời gian cho bài soạn một cách chu đáo, kỹ lưỡng.

Giáo viên có thể phân hóa bài tập về mặt số lượng. Cụ thể, giáo viên cần ra đủ lượng bài tập phù họp với từng đối tượng học sinh. Những học sinh còn thừa thời gian, đặc biệt học sinh giỏi sẽ được giao thêm những bài tập nâng cao để củng cố và mở rộng kiến thức đã được lĩnh hội.

<b>1.5. Các hình thức dạy học phân hóa.</b>

<i><b>1.5.1. Dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa.</b></i>

Trong các giờ học chính khóa có thể linh hoạt sử dụng một số hình thức phân hóa như sau: Đối xử cá biệt ngay trong những giờ dạy học đồng loạt dựa trên trình độ phát triển chung, chẳng hạn như: giao nhiệm vụ phù họp với từng loại đối tượng, khuyến khích học sinh yếu, kém khi các em tở ý muốn trà lời câu hòi, phân việc giúp đỡ, kiếm tra đánh giá học sinh; Ra bài tập có phân bậc hoặc ra thêm bài tập để đào sâu, nâng cao cho học sinh khá, giỏi; Phân hóa

24

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

giúp đỡ của thây, học sinh yêu kém được giúp đỡ nhiêu hơn học sinh khá, giỏi; Tác động qua lại giữa các học sinh, lấy điểm mạnh của học sinh này điều chỉnh nhận thức học sinh khác; Dạy học theo dự án - người học được hướng dần đề thực hiện các công việc như: tự lập kế hoạch, tự triển khai thực hiện kế hoạch, tự đánh giá kết quả, kết quả của dự án là những sản phẩm cụ thể, được trình bày rõ ràng, có thể giới thiệu được; Phân hóa bài tập về nhà theo số lượng bài tập, theo nội dung bài tập, theo yêu cầu về tính độc lập, ra riêng bài tập cho học

sinh yểu kém và riêng bài tập cho học sinh khá giỏi.

Trong những cách này, học sinh được giao những nhiệm vụ phân hóa thường thể thể hiện bởi bài tập phân hóa tạo điều kiện giao lưu, gây tác động

qua lại cho người học.

Để làm được điều đó người giáo viên phải nắm chắc nội dung kiến thức của từng bài và có sự đầu tư nghiên cứu cho bài soạn. Ngay trong một bài tập, ta có thế tiến hành dạy học phân hóa sao cho bài tập đó đảm bảo yêu cầu hoạt động cho cả ba nhóm đối tượng học sinh: Bồi dưỡng lấp lỗ hổng cho học sinh yếu kém, trang bị kiến thức chuấn cho học sinh trung bình và nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi.

Ngồi phân hóa về mặt nội dung và phương pháp, DHPH cịn có thể phân hóa về mặt số lượng. Ví dụ, để hình thành một kiến thức, rèn luyện một kỳ năng nào đó, học sinh yếu kém cần nhiều bài tập cùng loại hơn học sinh khác. Điều này giúp học sinh yếu kém củng cố kiến thức, kỳ năng của mình một cách chắc chắn hơn. Học sinh giỏi có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh và có nhiều thời gian rảnh hơn học sinh khác. Do đó, giáo viên nên ra thêm những bài tập nâng cao, có tính ứng dụng cao để học sinh giỏi có thể phát triển năng lực của mình.

Đồng thời giáo viên cần quan tâm đặc biệt đến những học sinh có phần thiếu tự tin để động viên họ, lưu ý những học sinh này hay tính tốn nhầm,

nhắc nhở học sinh kia đừng hấp tấp vội vàng, chú quan, thiếu chín chắn...25

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Đe dạy học phân hóa được hiệu quả giáo viên có thể áp dụng dạy học theo cặp hoặc theo nhóm. Những hình thức này có thể giúp tận dụng chỗ mạnh cùa một số học sinh để hồ trợ những học sinh khác trong việc điều chỉnh nhận thức. Thơng qua hình thức này có sự tác động qua lại giữa các học sinh trong quá trình dạy học. Học sinh được rèn luyện kỳ năng làm việc nhóm để cùng thực hiện một nhiệm vụ chung, từ đó phát triển các mối quan hệ xã hội.

Cũng như ở trên lớp, những bài tập về nhà nên sử dụng những cách phân hóa. Trong việc làm này người giáo viên cần lưu ý:

<i>+ Phân hỏa về so lượng bài tập cùng loại'. Tuỳ từng loại đổi tượng mà </i>

giáo viên ra những bài tập thích hợp cho đối tượng đó. Ví dụ học sinh yếu kém có thể ra nhiều bài tập cùng loại để các em thực hành, học sinh khá giỏi thêm

những bài nâng cao.

<i>+ Phân hoả về nội dung bài tập: Đe tránh đòi hòi quá cao đối với học sinh </i>

yếu kém hoặc quá thấp đối với học sinh khá giỏi. Đe giúp học sinh yếu kém tiếp thu kiến thức hiệu quả và học sinh giỏi phát triển năng lực, cần ra riêng

những bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh.

<i>+ Phân hoảyêu cầu về mặt tính độc lập: Bài tập cho học sinh khá giỏi địi </i>

hơi có nhiều sự tư duy, khuyến khích học sinh tìm thêm các lời giải khác, dạng tương tự hoặc tổng qt hóa, thậm chí là đảo ngược bài tốn. Bài tập cho học sinh yếu kém cần được xây dựng theo hướng dẫn dắt, giúp học sinh từng bước nâng cao kỳ năng học tập.

Bên cạnh đó, người giáo viên cũng có thể lựa chọn các cách thức triến khai nội dung bài học phù hợp với từng đối tượng. Đối với học sinh khá, giỏi thì người giáo viên có thể chỉ cần đặt những câu hỏi mang tính gợi mở nhằm kích thích tính tư duy sáng tạo của học sinh và có những yêu cầu cao hơn trong khi giảng dạy như yêu cầu chứng minh các định lí, tính chất. Cịn đối với học sinh yếu, kém, có năng lực tự giác chưa cao thì giáo viên cần đưa ra yêu cầu cụ thể, rõ ràng, các câu hòi ở mức độ vừa phải với nhận thức của học sinh để

26

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tránh dân đên tình trạng các em mât động lực, hứng thú trong học tập.

<i><b>1.5.2. Dạy học hoạt động ngoại khóa.</b></i>

Dạy học ngoại khóa có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho dạy học chính khóa như: Gây hứng thú học tập bộ môn, bổ sung, đào sâu mở rộng kiến thức, tạo điều kiện gắn liền nhà trường với cuộc sống, lý luận đi đôi với thực tiễn, học đi đôi với hành, rèn luyện cho học sinh cách thức làm việc tập thể, tạo điều kiện phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Các hình thức hoạt động ngoại khóa gồm có nói chuyện ngoại khóa, tham quan, sinh hoạt câu lạc bộ... Hoạt động ngoại khóa cũng có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp, dạng nhóm theo năng khiếu...

<i><b>1.5.3. Dạy học bơi dưỡng học sinh giỏi.</b></i>

Bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm rất quan trọng và cần thiết, một mặt được tiến hành ngay trong các tiết học đồng loạt bằng những biện pháp phân hóa nội tại thích họp, mặt khác được thực hành bằng cách bồi dưỡng riêng diện này trên nguyên tắc tự nguyện. Dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động giáo dục quan trọng, nhàm giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của bản thân, đạt được thành tích cao trong học tập và nghiên cứu. Để dạy học bồi dưỡng học sinh giói hiệu quả, càn chú ý đến các yếu tố sau:

- Chuẩn bị chu đáo về nội dung, phương pháp và hình thức dạy học. Nội dung dạy học cần bám sát chương trình giáo dục phổ thơng, đồng thời có bổ

sung kiến thức, kỹ năng nâng cao. Phương pháp dạy học cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hình thức dạy học cần đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng học sinh.

- Chuẩn bị đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn cao, giàu kinh nghiệm giảng dạy. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần có kiến thức chuyên sâu về bộ mơn, có khả năng truyền đạt kiến thức một cách hấp dẫn, lơi cuốn,

27

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

có khả năng phát hiện và bôi dưỡng năng khiêu của học sinh.

- Tạo mơi trường học tập thuận lợi, khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu. Nhà trường cần tạo mơi trường học tập thân thiện, tích cực, khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu, tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao

lưu học hỏi với các học sinh giỏi trong và ngoài nước.

Dạy học bồi dưỡng học sinh giòi là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành. Để nâng cao chất lượng dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

<i><b>1.5.4. Dạy học giúp đỡ học sinh yếu kém.</b></i>

Việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỳ năng đối với học sinh yếu kém địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức hơn đối với đối tượng học sinh trung bình hay khá giỏi. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngồi việc giảng dạy trên lớp, giáo viên có nhiệm vụ phân loại học sinh yếu kém và dạy phụ đạo thêm cho đổi tượng này ngoài các tiết dạy chính khóa. Nội dung giúp đỡ học sinh yếu kém nên nhằm vào các phương hướng sau: Trang bị cho các em những kiến thức, kỳ năng cần thiết để học tập hiệu quả trên lớp; Kiến thức và kỹ năng còn thiếu của học sinh yếu kém là một điểm yếu tố rõ nét và phổ biến cần được “lấp đầy”; Để kiến thức vững chắc, người giáo viên cần dành nhiều thời giờ để học sinh tăng cường luyện tập bài tập vừa sức minh, đặc biệt là kiến thức cơ băn và kiến thức trọng tâm; Tăng số lượng bài tập cùng thể loại và đảm bảo vừa mức độ về yêu cầu tư duy đế học sinh có thế hiếu đề bài và thực hiện các bài tập một cách hiệu quả; Sử dụng các bài tập phân bậc đế trang bị cho các em những hiểu biết sơ đẳng về phương pháp học toán, biết cách học toán, nắm được lý thuyết mới làm bài tập, đọc kỳ đầu bài, hình vẽ cẩn thận, làm ra nháp trước để giúp học sinh nắm vừng kiến thức và kỹ năng tốn học một cách tồn diện.

28

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Ở cấp vi mô, tác giả Nguyễn Bá Kim cho rằng: “Dạy học phân hóa xuất phát từ sự biện chửng của thống nhất và phân hóa, từ yêu cầu đảm bảo thực

hiện tốt các mục tiêu dạy học đối với tất cả mọi học sinh, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của cá nhân đó là phân hóa nội tại hay cịn gọi là phân hóa trong, tức là dùng những biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học thống nhất với cùng một ke hoạch học tập, cùng một chương trình và SGK” [8].

Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc dạy học phân hóa trong dạy học chính khóa.

<b>1.6. Thực trạng dạy chủ đề chia hết trong tập hợp số nguyên lớp 6 trung học cơ sở.</b>

<i><b>1.6.1. Mục đích khảo sát.</b></i>

Khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về quan điềm dạy học theo định hướng phân hóa, thực trạng dạy và học mơn Toán của giáo viên và học sinh theo định hướng phân hóa cũng như việc áp dụng DHPH vào nội dung chia hết trong tập hợp số nguyên lớp 6.

Thông qua kết quả điều tra có thề phân tích được sự hứng thú trong việc học mơn Tốn của học sinh, động cơ học tập của học sinh, từ đó đưa ra một số

biện pháp dạy học theo định hướng phân hóa.

<i><b>1.6.2. Nội dung khảo sát.</b></i>

Tìm hiểu mức độ nhận thức của giáo viên về quan điểm DHPH; tìm hiểu thực trạng DHPH trong mơn Tốn nói chung và áp dụng DHPH vào nội dung chia hết trong tập hợp số nguyên lớp 6 nói riêng; khảo sát về đặc điểm học sinh

lớp 6 năm học 2023 - 2024 của trường THCS Liên Bạt, Hà Nội.

<i><b>1.6.3. Phương pháp khảo sát.</b></i>

- Phương pháp điều tra bằng bảng hòi: Tác giả xây dựng 2 bảng hởi:

+ Một bảng dành cho giáo viên (dành cho giáo viên trong trường) nhằm 29

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

điêu tra nhận thức và thực trạng DHPH trong mơn Tốn (dành cho giáo viên Tốn) gồm các câu hỏi về mức độ càn thiết của DHPH và mức độ thường xuyên

sử dụng các phương pháp DHPH của giáo viên.

+ Một băng dành cho học sinh nhằm điều tra thực trạng DHPH trong mơn Tốn gồm các câu hỏi về biểu hiện của các phương pháp DHPH thông qua việc tổ chức hoạt động của giáo viên; đồng thời điều tra một số đặc điểm học tập

của học sinh như: hứng thú, động lực...

- Phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn một số giáo viên Toán và học sinh nhằm tìm hiểu và thu nhận được thông tin sâu hơn về thực trạng DHPH trong môn Toán.

- Phương pháp quan sát: Dự giờ một số tiết Tốn nhằm cỏ thêm một số số liệu định tính về thực trạng DHPH mơn Tốn, dự giờ một số tiết số học của lớp 6 nhằm phân tích thêm đặc điếm của học sinh.

<i><b>1.6.4. Đối tượng khảo sát.</b></i>

Sổ lượng: 8 giáo viên dạy Toán và 36 học sinh lớp 6A, 36 học sinh lớp6B tại Trường THCS Liên Bạt - thành phố Hà Nội là đối tượng khảo sát.

<i><b>1.6.5. Kêt quả khảo sát.</b></i>

<i>1.6.5.1. Thực trạng dạy học chủ đề chia hết trong tập hợp sổ nguyên lóp 6 trung học cơ sở qua ỷ kiến của giáo viên.</i>

<b>Bảng 1.1. Kết quả khảo sát, thăm dò ý kiến giáo viên</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

31

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

năng lực qua con đường này, chứ khơng chỉ gói gọn trong lớp, bởi lẽ DHPH chú trọng khuyến khích cho học sinh tự phát triển năng lực cá nhân.

Thông qua việc lấy ý kiến của giáo viên giảng dạy bộ môn Toán ở trường cho thấy tất cà giáo viên(100%) đều khẳng định đã tiếp cận và thực hiện DHPH dựa trên trình độ nhận thức của học sinh và cũng đã phát triển một số năng lực

nhất định cho học sinh như năng lực PH và GQVĐ, năng lực phương pháp học tập và tư duy sáng tạo... trong các tiết dạy của mình. 100% giáo viên đều nhất trí với định hướng DHPH nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong mơn Tốn là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, các giáo viên mới chỉ chú trọng hướng tới đối tượng là các học sinh có trình độ khá - giỏi, học sinh có dam mê để bồi dưỡng năng khiếu cho các em trong qua trình dạy học và ơn thi tuyển học sinh giỏi, cịn học sinh trình độ TB, yếu - kém thì việc thực hiện vẫn cịn rất hạn chế, thậm chí chưa phát huy được.

Qua trao đổi và dự giờ trục tiếp các tiết dạy của giáo viên, chúng tôi nhận thấy: về nội dung dạy học, giáo viên chủ yếu tập trung truyền đạt nội dung SGK, có mở rộng nội dung kiến thức nhưng chưa thật sự nhiều, các vấn đề giáo viên đưa ra để học sinh giải quyết chưa thật sự nhiều, nội dung kiến thức mới chỉ đáp ứng cơ bàn để học sinh đạt chuẩn chương trình chứ chưa có nhiều câu hỏi mang tính chất “mở” đế các em vượt chuẩn hay phát huy năng khiếu của mình. Cách thức phân hóa được áp dụng nhiều nhất là tiến hành DHPH nội tại, bằng cách chỉ định học sinh có đối tượng phù hợp trả lời câu hỏi trong các pha dạy học đồng loạt và gợi ý, hướng dẫn thêm cho những học sinh yếu kém khi các em gặp khó khăn. Hình thức tố chức dạy học hiệu quà nhất là dạy học hợp tác (theo nhóm), được giáo viên thường xuyên thực hiện trong giờ dạy của mình. Ngồi ra, các giáo viên cũng cho rằng, nên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tồ chức dạy học, kết hợp hình thức thảo luận nhóm với tồn lớp, cá nhân để tạo ra sự đồng đều và đạt hiệu quả cao hơn cho QTDH. Phương pháp dạy học chủ yếu là gợi mở - vấn đáp, thực hành - luyện tập, khám phá có

32

</div>

×