Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

skkn cấp tỉnh nâng cao kỹ năng viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện cho học sinh lớp 10 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.78 KB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

<b>TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II</b>

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

<b>NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂNTÍCH, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ VÀ NHÂN VẬT TRONG TÁC</b>

<b>PHẨM TRUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT</b>

<b>Người thực hiện: Bùi Thị XinhChức vụ: Tổ phó chun mơnSKKN thuộc mơn: Ngữ văn</b>

THANH HÓA NĂM 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>1. Mở đầu</b>

<b>1.1. Lý do chọn đề tài:</b>

Theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi xây dựng

<i>chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo) thì mục tiêu chung của mơn Ngữ văn khơng chỉ là "hình thành và</i>

phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và pháttriển cá tính" mà cịn "góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung:năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấnđề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngônngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệthống kiến thức phổ thơng nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duyhình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một ngườicó văn hố; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các vănbản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chungtrong cuộc sống". Ngồi mục tiêu chung đó, mơn Ngữ văn cịn hình thành vàphát triển cho học sinh những năng lực đặc thù riêng: năng lực ngôn ngữ vànăng lực văn học. Năng lực ngơn ngữ hình thành những kỹ năng: nghe, nói, đọc,viết. Trong bốn kỹ năng này, kỹ năng viết yêu cầu học sinh phải thành thạo kiểuvăn bản nghị luận và thuyết minh về các đề tài gắn với đời sống và định hướngnghề nghiệp. Văn bản nghị luận yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh giá trị củatác phẩm văn học; bàn về những vấn đề phù hợp với đối tượng gần đến tuổithành niên, đòi hỏi cấu trúc và kiểu lập luận tương đối phức tạp, bằng chứng cầnphải tìm kiếm từ nhiều nguồn. Hơn nữa, bài viết thể hiện được cảm xúc, thái độ,những trải nghiệm và ý tưởng của cá nhân đối với những vấn đề đặt ra trong vănbản, thể hiện được một cách nhìn, cách nghĩ, cách sống mang đậm cá tính. Đápứng được những u cầu này khơng hề đơn giản.

Như vậy, văn nghị luận là một kiểu bài quan trọng trong chương trình ngữvăn THPT. Tuy nhiên kiểu bài này cũng rất nhiều dạng: có nghị luận văn học,nghị luận xã hội. Đối với kiểu bài nghị luận văn học lại chia ra thành nhiều kiểukhác nhau như: Nghị luận về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện, nghịluận về đặc điểm trong cách kể chuyện của tác giả, so sánh đánh giá hai tácphẩm truyện... Nhiều năm trở lại đây, theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá chútrọng vào năng lực giải quyết vấn đề của học sinh nên đề thi THPT cũng cónhiều đổi mới, trong đó có việc chú trọng kiểm tra năng lực viết bài nghị luậnvăn học của học sinh. Hơn nữa, trong thực tế học sinh còn việc nắm vững kiếnthức, kỹ năng về kiểu bài này của học sinh cịn nhiều thiếu sót dẫn tới việc các

<b>em còn lúng túng trong việc xử lý đề và hình thành bài viết. Nhiều em cịn chưa</b>

viết được một bài nghị luận văn học hoàn chỉnh hoặc nội dung bài viết còn sơsài, lan man, lập luận chưa chặt chẽ, khoa học khiến bài viết thiếu sức thuyếtphục. Từ những thực tế đó, qua q trình giảng dạy ở trường THPT QuảngXương II, tôi nhận thấy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năngcơ bản về kiểu bài này giúp các em biết vận dụng kiến thức để làm bài nghị luậnvăn học một cách hồn chỉnh, từ đó tiến tới viết được những bài văn nghị luận

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

hay, giàu sức thuyết phục. Hơn nữa trong chương trình Ngữ văn mới, kiểu bàiphân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong một tác phẩm truyện là một kiểubài quan trọng. Trong kiểm tra đánh giá, học sinh được yêu cầu những văn bảnmới ngồi chương trình sách giáo khoa nên để có thể viết được những bài vănnghị luận đặc sắc đòi hỏi các em phải nắm được kĩ năng, vận dụng thành thục.

<b>Đó cũng là lí do để tơi chọn đề tài “Nâng cao kỹ năng viết bài văn nghị luậnphân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện cho học sinhlớp 10 THPT”.</b>

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu</b>

Qua việc nghiên cứu, tơi mong muốn tìm ra những cách thức tổ chức dạyhọc góp phần giúp học sinh hình thành kỹ năng làm bài văn nghị luận phân tích,đánh giá chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện. Từ đó, tự nâng cao năng lựcchun mơn của bản thân, đồng thời qua đây cũng muốn chia sẻ kinh nghiệmvới đồng nghiệp về những biện pháp mà bản thân đã tìm hiểu ứng dụng tronggiảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng bài viết văn nghị luận văn học cho họcsinh hiện nay.

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu</b>

- Đối tượng nghiên cứu là cách viết bài nghị luận văn học. Với đề tài nàytôi tập trung chủ yếu vào kiểu bài nghị luận văn học phân tích, đánh giá chủ đềvà nhân vật trong tác phẩm truyện.

- Đề tài được nghiên cứu tại trường THPT Quảng Xương II. Áp dụng thựcnghiệm ở học sinh các lớp 10C1, 10C2, 10C6 năm học 2023- 2024

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu.</b>

- Về mặt lí luận: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thứcvề kiểu bài nghị luận văn học.

- Thực tiễn: áp dụng giảng dạy ở các lớp, rút kinh nghiệm, hệ thống thànhphương pháp.

<b>2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm</b>

<b>2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.</b>

- Rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận văn học là một trong những phươngpháp nâng cao năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Muốn viếtđược một bài nghị luận văn học chất lượng, học sinh khơng chỉ có kỹ năng hìnhthành văn bản mà với đặc thù riêng của môn văn học sinh cịn phải có:

+ Khả năng phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biếtvề phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học. Nhận biết được đặc trưng của hìnhtượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học với các loạihình tượng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc);

+ Khả năng phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiệnnội dung tư tưởng trong một văn bản văn học; nhận biết và phân tích được đặcđiểm của ngơn ngữ văn học, câu chuyện, cốt truyện và cách kể chuyện; nhậnbiết và phân tích được một số đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn họcdân gian, trung đại và hiện đại; phong cách nghệ thuật của một số tác giả, tácphẩm lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Nêu được những nét tổng quát về lịch sử văn học dân tộc (quá trình pháttriển, các đề tài và chủ đề lớn, các tác giả, tác phẩm lớn; một số giá trị nội dungvà hình thức của văn học dân tộc) và vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học.

- Hơn nữa khi hình thành văn bản nghị luận văn học học sinh còn thể hiệnkhả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngơn từ mang tính thẩmmĩ của bản thân. Thể hiện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Vì vậy, việc tổ chức dạy học để rèn luyện kỹ năng viết bài nghị luận vănhọc nói chung kiểu bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vậttrong tác phẩm truyện nói riêng là một trong những ưu tiên hàng đầu của bảnthân tơi trong q trình dạy học.

<b>2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm</b>

Trong thực tế dạy học hiện nay, nhiều người quan tâm đến công tác giáodục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học vănở các trường phổ thông. Các em dành phần nhiều thời gian học các môn khác.Nhất là trong khi các mơn học khác hiện nay đã chuyển sang hình thức trắcnghiệm để kiểm tra đánh giá, duy nhất chỉ có mơn văn là kiểm tra đánh giá bằnghình thức tự luận. Vì vậy, mơn văn càng có vai trị quan trọng trong việc dạy chohọc sinh kỹ năng hình thành văn bản.

Nghị luận văn học là một kiểu bài quan trọng trong chương trình THPT.Việc trang bị kiến thức và kĩ năng cho kiểu bài này rất được chú trọng. Bởi cốtyếu của việc làm văn là học sinh có thể hình thành được văn bản. Tuy nhiên, đốivới học sinh đây lại là những tiết học mà các em ít hứng thú nhất. Thường thìcác em thích học các tiết đọc hiểu các văn bản văn học. Chính vì lý thuyết vềlàm văn chưa được coi trọng cho nên các em còn tiếp thu một cách hời hợt, đếnkhi làm bài luôn lúng túng trong việc xác định kiểu bài phù hợp, xây dựng luậnđiểm, luận cứ… khiến cho bài viết chưa có được chất lượng cao.

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong tácphẩm truyện trong chương trình lớp 10 (Bộ sách Kết nối tri thức) học sinh đượchọc ở bài 2: Quyền năng của người kể chuyện. Đây là một kiểu bài cơ bản củachương trình Ngữ văn 10, trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về kiểu bàinghị luận cơ bản, giúp học sinh biết cách sử dụng thao tác phân tích để đánh giáchủ đề và nhân vật trong một tác phẩm truyện. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giáhọc sinh hiện nay ngữ liệu sử dụng hoàn toàn là các tác phẩm nằm ngồi sáchgiáo khoa. Vì vậy, giáo viên cần chú trọng trang bị cho các em kiến thức, kĩnăng để làm tốt kiểu bài này, đồng thời gây hứng thú giúp học sinh ngày càngyêu mến môn Ngữ văn nhiều hơn.

<b>2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyếtvấn đề.</b>

Để nâng cao chất lượng bài viết cho học sinh, tôi đã áp dụng một số bướcsau để hình thành kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề vànhân vật trong tác phẩm truyện cho học sinh.

<b>2.3.1 Bước thứ nhất: Trang bị những kiến thức cơ bản về nghị luận vănhọc.</b>

Lý thuyết là một phần thiết yếu để hình thành kĩ năng. Việc giúp học sinhnắm vững lý thuyết trước khi thực hành là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay,

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

học sinh còn ngại học lý thuyết làm văn, học qua loa, nắm chàng màng kiến thứcnên khi vận dụng làm bài còn nhiều lúng túng.

Ở bước này giáo viên vận dụng trong các tiết học dạy lý thuyết để giúp cácem nắm vững kiến thức về nghị luận văn học. Đây là những kiến thức cơ bảnnhất:

<i>* Thế nào là văn nghị luận? Bàn về một vấn đề, một hiện tượng đời sống,</i>

các tư tưởng hay một tác phẩm văn học bằng việc đưa ra các luận điểm, luậnchứng, luận cứ để lập luận và chứng minh cho vấn đề nêu ra được sáng tỏ ngườita gọi đó là văn nghị luận.

<i>* Đặc điểm văn nghị luận</i>

Khi nhắc tới một bài văn nghị luận là ta nhắc tới tính thuyết phục và chặtchẽ trong hệ thống các luận điểm, luận cứ và cách lập luận hay các ví dụ đểchứng minh cho luận điểm đã nêu ra.

– Luận điểm là những quan điểm được nêu ra để bảo vệ cho vấn đề cầnchứng minh. Luận điểm bao gồm ý kiến, tư tưởng của người viết, người nóinhưng vẫn phải đảm bảo tính khách quan, chân thực.

- Luận cứ thường trả lời cho câu hỏi Tại sao? Như thế nào? cộng với luậnđiểm đã nêu. Luận cứ: để làm sáng tỏ cho luận điểm được nêu ra thì hệ thốngcác luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể để bảo vệ cho luận điểm đó. Lý lẽphải rõ ràng, dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu để thuyết phục được dễ dànghơn.

– Cách lập luận là trình tự lập luận của người viết bằng hệ thống luận điểm,luận cứ và các dẫn chứng cụ thể tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Cách lậpluận phải chặt chẽ, xuyên suốt một vấn đề, không được lập luận hời hợt làm tăngtính mâu thuẫn trong hệ thống các luận điểm.

<i>* Thế nào là nghị luận văn học? Nghị luận văn học là kiểu bài nghị luận</i>

mà nội dung bàn về một vấn đề văn học.

Đây là một kiểu bài quan trong mà bản thân học sinh THPT phải thực hànhthuần thục.

<i>* Phân loại các dạng bài nghị luận văn học về tác phẩm truyện trongchương trình lớp 10:</i>

Trong chương trình Ngữ văn 10, nghị luận văn học về một tác phẩm truyệnđược dạy ở 2 dạng cơ bản:

Thứ 1: Nghị luận về chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật trong tácphẩm truyện.

Thứ 2: Nghị luận về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện

Mỗi kiểu bài có những yêu cầu, cách thức làm bài riêng, cần hướng dẫnhọc sinh một cách chi tiết.

<i>* Các bước làm bài nghị luận văn học nói chung:</i>

Bước 1: Đọc kĩ đề, xác định rõ yêu cầu về nội dung và thể loại của đềBước 2: Tìm ý và lập dàn ý (sắp xếp các ý phù hợp với bố cục bài viết)Bước 3: Viết bài (chú ý dung lượng đã xác định cho các ý trong bài, tránhviệc tập trung vào một ý mà viết các ý khác sơ sài)

Bước 4: Đọc lại bài, rà sốt các lỗi, hồn chỉnh bài viết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>* Để làm bài nghị luận văn học đạt chất lượng cao, bản thân tôi thườnghướng dẫn các em chú ý một số điểm sau:</i>

- Phân tích đề và lập dàn ý. Đây là thao tác không thể thiếu trước khi làmbài. Việc phân tích đề giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài, khônglàm lạc đề hoặc triển khai vấn đề thiếu tính tập trung. Trên cơ sở sự phân tíchchính xác yêu cầu của đề thi, học sinh tiến hành lập dàn ý ngắn gọn để đảm bảovấn đề được triển khai logic, mạch lạc.

- Phân bố thời gian hợp lí để đảm bảo cấu trúc bài làm. Từ dàn ý sơ lược,học sinh nên phân chia được một mức thời gian tương đối cho 3 phần: mở bài -thân bài - kết bài. Việc phân bố thời gian hợp lí cho bài làm sẽ giúp thí sinh cóđược một bài làm hồn chỉnh, hài hịa, cân đối.

- Cần xác định rõ yêu cầu cho từng phần trong cấu trúc bài làm.

- Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và dẫn chứng. Để có một bài viết đảm bảo cả vềchất lượng và dung lượng kiến thức, học sinh phải biết kết hợp chặt chẽ giữa lílẽ và dẫn chứng trong q trình làm bài. Một bài viết chỉ có lí lẽ mà khơng códẫn chứng sẽ tạo nên cảm giác nhàm chán, lí thuyết sng, thiếu sinh động.Ngược lại, một bài viết chỉ toàn là dẫn chứng sẽ khơng khác gì một bài thống kê,liệt kê, mơ tả, thiếu tính liên kết, lập luận.

- Cần có sự so sánh mở rộng. Các tác phẩm văn học, các nội dung, chủ đềvăn học ln có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Các tác phẩm cùng giaiđoạn sáng tác, cùng trào lưu, khuynh hướng sẽ có những điểm chung.

- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và biết cách liên hệ với đời sốnglàm cho bài viết vừa giàu chất lý luận vừa thấy được văn học ln gắn bó với đờisống.

<b>2.3.2 Bước thứ hai: Trang bị những kiến thức cơ bản về kiểu bài phântích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện.</b>

Ở bước này trước hết cần trang bị cho học sinh kiến thức lí luận về thao táclập luận phân tích, kiến thức lí luận về chủ đề, nhân vật trong tác phẩm truyện.

<b>2.3.2.1 Rèn luyện kĩ năng xác định, phân tích chủ đề trong tác phẩmtruyện.</b>

- Chủ đề là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm. Là vấn đềchính mà văn bản biểu đạt (là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chínhyếu của đề tài). Là con đường mà nhà văn đưa người đọc thâm nhập vào tácphẩm.

<i><b>Ví dụ: Tác phẩm Tắt đèn của Ngơ Tất Tố có chủ đề: Số phận bi thảm của</b></i>

<i>người nông dân do chế độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dânnửa phong kiến.</i>

<i>Ví dụ: truyện "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henry, chủ đề chính là sự hyvọng và lịng kiên trì trong cuộc sống. Thơng qua hành động của nhân vật và</i>

những biến cố trong câu chuyện, tác giả truyền tải thông điệp rằng hy vọng vàquyết tâm có thể giúp con người vượt qua khó khăn.

<b>- Hướng dẫn học sinh xác định chủ đề: </b>

Để xác định chủ đề của một tác phẩm văn học, có thể hướng dẫn học sinhthực hiện các bước sau đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

+ Đọc và hiểu nội dung: Đầu tiên, hãy đọc tác phẩm một cách kỹ lưỡng vàhiểu rõ nội dung. Tìm hiểu về các sự kiện, nhân vật, tình huống và thơng điệpmà tác giả muốn truyền tải.

+ Phân tích các yếu tố văn bản: Xem xét các yếu tố văn bản như lời diễnđạt, ngôn ngữ, hình ảnh, tình tiết, kỹ thuật miêu tả và kỹ thuật kể chuyện. Nhữngyếu tố này thường sẽ gợi ý về chủ đề chính trong tác phẩm.

+ Xác định ý nghĩa sâu xa: Đặt câu hỏi về ý nghĩa sâu xa của tác phẩm.Tìm hiểu về thơng điệp, giá trị và quan điểm mà tác giả muốn truyền tải qua tácphẩm. Xem xét cả những ý nghĩa ẩn, khía cạnh đa chiều và xung đột trong tácphẩm.

+ Nhận biết mơ-típ và tình huống: Phân tích mơ-típ (những mơ hình, ýtưởng, hành động lặp đi lặp lại) và tình huống (các sự kiện, tình tiết trong tácphẩm) để nhận biết các yếu tố chủ đề có thể xuất hiện.

+ Tóm tắt chủ đề: Dựa trên hiểu biết và phân tích, tóm tắt chủ đề chính mộtcách ngắn gọn và súc tích. Đảm bảo rằng tóm tắt phản ánh ý nghĩa và thông điệpcốt yếu của tác phẩm.

=> Việc xác định chủ đề không phải lúc nào cũng dễ dàng và có thể cónhiều ý kiến khác nhau. Một tác phẩm có thể chứa nhiều chủ đề phụ và các yếutố tương quan. Quan trọng nhất là phải dựa vào sự hiểu biết và cảm nhận để xácđịnh chủ đề chính và tạo ra lập luận hợp lý để giải thích lựa chọn.

<b>- Hướng dẫn học sinh phân tích, đánh giá chủ đề: </b>

Phân tích, đánh giá chủ đề là chỉ ra ý nghĩa của chủ đề được thể hiện trongtác phẩm. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích các yếu tố của câuchuyện:

+ Nhân vật: Xem xét cách các nhân vật phát triển và tương tác. Nhân vậtchính có học được bài học gì khơng? Những xung đột nội tâm của họ là gì?

+ Cốt truyện: Phân tích các sự kiện chính và xem chúng tác động đến chủđề như thế nào. Các xung đột và đỉnh điểm của câu chuyện có ý nghĩa gì đối vớichủ đề?

+ Bối cảnh: Xem xét thời gian và địa điểm của câu chuyện. Bối cảnh cóảnh hưởng đến chủ đề khơng?

+ Biểu tượng và hình ảnh: Xác định các biểu tượng, hình ảnh đặc biệt, hoặcđối tượng có ý nghĩa sâu xa. Những yếu tố này đóng góp gì cho chủ đề?

Sau đó kết nối các yếu tố đã phân tích lại với nhau để tạo thành một bứctranh toàn diện về chủ đề. Cách nhân vật, cốt truyện, bối cảnh, và biểu tượngtương tác với nhau để làm nổi bật chủ đề là gì?

Về đánh giá cần xem chủ đề có được truyền tải một cách hiệu quả và thuyếtphục khơng. Chủ đề có sâu sắc và đáng suy ngẫm không? Xem xét sự liên quancủa chủ đề đối với người đọc hiện tại? Chủ đề có mang tính thời sự hoặc có giátrị lâu dài khơng? Đánh giá phong cách viết của tác giả và cách ngôn ngữ đượcsử dụng để làm nổi bật chủ đề.

<b>Ví dụ: </b>

<b>Đọc truyện ngắn sau và phân tích, đánh giá chủ đề của truyện: </b>

<i>Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mớimua cho:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.</i>

<i>Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngồi đầuhẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tớilớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuốinăm, hai đứa nơn Tết q trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi vềngoại thì mùng hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trongđầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ,bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt ln.</i>

<i>Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Emmuốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:</i>

<i>- Cịn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?</i>

<i>- Có, má tao đưa vải cho cơ Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều,dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.</i>

<i>- Vậy mầy được mấy bộ?- Có một bộ hà.</i>

<i>Con bé Em trợn mắt:- Ít quá vậy?</i>

<i>- Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó.- Vậy à?</i>

<i>Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn khơng.Nhưng rõ ràng là con Bích khơng qn nó:</i>

<i>- Cịn mầy?</i>

<i>- Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng một tới mùng bốn, bữa nàocũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy ln.</i>

<i>- Mầy sướng rồi.</i>

<i>Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nónghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai củaanh hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũmèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo họcchớ không so đo chuyện cũ mới. Má nó nói hồi: “Nhà mình nghèo q hà,ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho”. Con bé Em nhìn con Bích lom lomrồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:</i>

<i>- Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng hai mầy mặc bộ đó đi nhà cơhen?</i>

<i>Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặcđồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thìmặc áo thun có in hình mèo bự. Cơ giáo tụi nó khen:</i>

<i>- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhịng.</i>

<i>Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng,thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấucoi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thươngbạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn q bé em. Thiệt đó. </i>

<i>(Áo Tết, Nguyễn Ngọc Tư, in trong Bánh trái mùa xưa, Nxb Văn học)Bước 1: Xác định chủ đề</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Đối với đề bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh sau khi đọc kĩ tác phẩmcần xác định các yếu tố chính:

+ Nhân vật chính: Bé Em và Bích

+ Bối cảnh: Một khu phố nghèo, gần Tết

+ Tình huống: Bé Em hào hứng với bộ đồ mới và muốn khoe với Bích, bạnthân của mình.

+ Mâu thuẫn: Sự chênh lệch về điều kiện kinh tế giữa hai gia đình và sự tựti của Bích so với sự hạnh phúc và hãnh diện của Bé Em.

Tiếp đến các em tìm hiểu thơng điệp và ý nghĩa chính: Thơng qua tìnhhuống và mâu thuẫn trong truyện, ta có thể rút ra thơng điệp và ý nghĩa chính:

+ Tình bạn chân thành: Mặc dù có sự chênh lệch về kinh tế, hai nhân vậtvẫn duy trì tình bạn thân thiết.

+ Sự đồng cảm và chia sẻ: Bé Em nhận ra rằng việc khoe mẽ có thể làm tổnthương bạn, và cơ quyết định khơng làm như vậy để giữ gìn niềm vui cho cả hai.+ Giá trị tình cảm so với vật chất: Truyện nhấn mạnh rằng tình cảm bạn bèquý giá hơn những giá trị vật chất nhất thời.

Đồng thời phân tích chi tiết:

+ Sự phát triển của nhân vật Bé Em: Ban đầu, Bé Em rất hào hứng khoe bộđầm mới nhưng sau đó nhận ra sự nhạy cảm của Bích và quyết định khơng làmtổn thương bạn. Điều này cho thấy sự trưởng thành và tình cảm chân thành củaBé Em.

+ Cảm xúc của Bích: Mặc dù cảm thấy buồn và tự ti, Bích vẫn q trọngtình bạn với Bé Em, thể hiện qua sự vui vẻ khi hai đứa đi chơi cùng nhau.

Từ đó xác định được chủ đề tác phẩm là: Thông qua câu chuyện về áo tếtvà cách hành xử của nhân vật bé Em, truyện ca ngợi tình bạn chân thành giữa béEm và Bích, ca ngợi tấm lòng nhạy cảm, tinh tế của bé Em đối với người bạncủa mình.

<i>Bước 2: Phân tích, đánh giá chủ đề: </i>

- Truyện là bài ca về tình bạn hồn nhiên, trong sáng nhưng rất chân thànhvà tinh tế. Bé Em và Bích tuy cịn nhỏ tuổi nhưng đã ln biết nghĩ cho bạn củamình. Bé Em vì nghĩ đến hồn cảnh của bạn nên đã khơng nỡ khoe chuyện mìnhđược may áo đẹp. Bích vì quan tâm đến bạn nên vẫn hỏi han bạn để bạn có cơhội khoe áo mới của mình. Đặc biệt nhất là cách hành xử của bé Em trong ngàyđi chúc tết cô giáo. Bé Em đã ăn mặc hơi giống bạn để bạn khơng thấy tự ti. CịnBích thì biết được tấm lịng của bạn, nên Bích nghĩ rằng, chỉ cần sự chân thànhđó, và dù bé Em có mặc đẹp hơn Bích đi chăng nữa, thì Bích vẫn thương quýbạn mình.

- Tuy viết về tình bạn hồn nhiên của hai đứa trẻ, nhưng truyện cũng là bàihọc cho tình bạn ở mọi lứa tuổi, cho mọi mối quan hệ giữa con người với conngười: Trong ứng xử với người khác, hãy luôn lấy sự chân thành làm nền tảng,phải luôn thấu hiểu lẫn nhau, để không làm cho nhau bị tổn thương. Khi ta hànhxử được như vậy thì người khác cũng sẽ nhân đó mà quý trọng, yêu thương tanhiều hơn nữa.

- Chủ đề tình bạn chân thành mang lại bài học về sự quan tâm, chia sẻ vàđồng cảm trong tình bạn. Nó cũng nhắc nhở người đọc về giá trị của tình bạn và

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

sự chấp nhận hoàn cảnh. Chủ đề này quan trọng và liên quan đến cuộc sốnghàng ngày, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay, nơi sự chênh lệch về vậtchất và giá trị tinh thần vẫn luôn tồn tại.

<b>2.3.2.2 Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá nhân vật trong tác phẩmtruyện.</b>

<b>* Nhân vật văn học</b>

- Là yếu tố đặc biệt quan trọng trong tác phẩm tự sự.

- Nhân vật văn học có thể là người, cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồvật,... được nhà văn tạo dựng trong tác phẩm văn học bằng phương tiện đặc thùcủa nghệ thuật ngôn từ.

- Nhân vật luôn gắn với chủ đề của tác phẩm và là sáng tạo nghệ thuật mang tínhước lệ nên khơng thể đồng nhất nó với con người thực ở ngoài đời.

- Nhân vật thường được miêu tả qua các chi tiết: Ngoại hình, lời nói, hành động,diễn biến nội tâm

- Nhân vật được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:+ Xét từ vị trí cốt truyện: nhân vật chính, phụ.

+ Xét từ chức năng xã hội: chính diện, phản diện.

+ Xét theo phương thức xây dựng nhân vật: nhân vật loại hình; nhân vật tínhcách; nhân vật tư tưởng.

<b>* Hướng dẫn học sinh phân tích, đánh giá nhân vật văn học.</b>

Có thể nói, nhân vật là linh hồn của cả một tác phẩm. Tác giả thơng quanhân vật – đứa con tinh thần của mình mà truyền tải mọi thông điệp mong muốnđến với người đọc. Với dạng đề yêu cầu phân tích, đánh giá nhân vật thì nhiệmvụ là làm sáng tỏ những đặc điểm của nhân vật đó đồng thời thể hiện được “ýđồ” mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật. Khi hướng dẫn học sinhphân tích, đánh giá nhân vật trong tác phẩm truyện tôi hướng dẫn các em tìmhiểu một số phương diện cơ bản sau:

- Lai lịch: Đây là phương diện đầu tiên góp phần hình thànhđặc điểm tính cách, chi phối con đường đời của nhân vật. Tuynhiên, chỉ chú ý đến lai lịch của nhân vật khi nó là một dụng ýcủa nhà văn trong việc khắc họa số phận và tính cách của nhânvật.

- Ngoại hình: là yếu tố nhà văn cá thể hóa nhân vật, nghĩa là tạo

<b>ấn tượng riêng về nhân vật ấy, từ vẻ bề ngoài mà phần nào hé</b>

mở tính cách, bản chất của nhân vật. Khi phân tích, đánh giángoại hình nhân vật cần thấy rằng phần lớn trường hợp, đặcđiểm tính cách, chiều sâu nội tâm được thống nhất với vẻ bềngoài. Nhưng cũng có những trường hợp cái bên trong và vẻbên ngồi của nhân vật khơng thống nhất, thậm chí trái ngượcnhau.

- Ngôn ngữ: cũng là một yếu tố để học sinh có được sự đánh giá đúng đắnvề nhân vật.

- Nội tâm: là thế giới cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ…bên trong của nhân vật. Nhà văn tài năng ln là người có biệttài trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Cử chỉ hành động: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hànhđộng." (M. Xi-xê-rơng) vì vậy phân tích, đánh giá nhân vật học sinh cần chú ýđến các cử chỉ hành động của nhân vật đó.

- Những nhận xét của các nhân vật khác về nhân vật đang được phân tích.Giáo viên cũng lưu ý học sinh rằng những yếu tố trên không phải lúc nàocũng được nhà văn xây dựng đầy đủ các phương diện nêu trên. Mỗi nhân vật sẽđược nhà văn xây dựng theo một phương thức riêng, có nhân vật được nhấnmạnh ở ngoại hình, có nhân vật được khắc họa sâu sắc ở thế giới nội tâm, cũngcó nhân vật chủ yếu tính cách, phẩm chất bộc lộ qua hành động... Vì vậy, họcsinh cần biết tập trung, xoáy sâu vào các phương diện thành cơng nhất của tácphẩm hoặc xốy vào khía cạnh mà vấn đề nghị luận đặt ra.

Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các phương diện nêu trên, giáo viêntiến hành hướng dẫn các em cách đánh giá nhân vật:

Đối với việc đánh giá về nhân vật giáo viên cần hướng dẫncác em chỉ ra được:

+ vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởngcủa tác phẩm,

+ mối quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật khác trongtruyện,

+ ý nghĩa của nhân vật đối với cuộc sống+ nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Ví dụ: Phân tích, đánh giá nhân vật bé Em trong truyện ngắn"Áo tết" đã trích ở phần trên.

Học sinh căn cứ vào các dữ liệu về bé Em trong truyện phântích ra thành các yếu tố như:

+ Vị trí: Bé Em là nhân vật chính, xuất thân từ gia đình khágiả.

+ Đặc điểm ngoại hình: Bé Em rất thích cái áo đầm màuhồng mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến.

+ Đặc điểm tính cách: Hào hứng, tự hào về quần áo mới;Nhạy cảm, quan tâm đến cảm xúc của bạn bè; Nhân hậu và biếtsuy nghĩ về người khác.

+ Hành động và lời nói: Quyết định khơng khoe áo đầm mớivới con Bích để khơng làm bạn buồn. Hỏi con Bích về quần áomới của bạn với sự quan tâm.

+ Mối quan hệ với các nhân vật khác: Rất thân thiết với conBích dù hồn cảnh gia đình khác nhau; Quan tâm và chia sẻ vớicon Bích, chứng tỏ tình bạn sâu sắc.

+ Suy nghĩ và cảm xúc: Suy nghĩ về việc mặc áo đầm mớivà quyết định không làm như vậy để không làm bạn buồn.

+ Sự phát triển của nhân vật: Bé Em cho thấy sự phát triểntừ một cô bé hào hứng với vật chất trở thành một người bạnbiết suy nghĩ và hy sinh vì bạn bè.

</div>

×